Báo cáo Kết quả triền khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động - Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học
BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỀN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động" Mỗi thầy giáo, cô gíao là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo"
I. Các phương thức triển khai phong trào
1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương. Được cấp uỷ Đảng, chính quyển, ban ngành và các đoàn thể địa phương quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp thực hiện.
3. Tham gia đầy đủ các Hội nghị và các lớp tập huấn về triển khai phong trào do Sở tổ chức.
4. Thành lập Ban chỉ đạo của trường, phân công trách nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện kế hoạch.
II. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua
A. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường
1.1. Đảm bảo trường, lớp an toàn- xanh- sạch- đẹp. Trường lớp sạch sẽ, có cây xanh, lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng và ấm áp về mùa lạnh, đủ bàn ghế hợp với lứa tuổi học sinh. Có đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh. Có y tế học đường chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Tuy nhiên, trường còn chưa có nhà tập đa năng, chưa đủ phòng học bộ môn.
1.2. Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn viên và chăm sóc cây vào thời điểm thích hợp. Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây xanh, vườn hoa, cây cảnh hoặc trèo cây xẩy ra tai nạn. Từ tháng 8/2008 đến nay đã trồng được trên 30 cây xanh bóng mát và nhiều bồn hoa mới.
1.3. Có đủ nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp và vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường
1.4. Đã tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp thường xuyên. Đã có thùng rác đặt trong khuôn viên, thu gom rác thải về đúng nơi quy định, hạn chế hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường.
1.5. Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị thực hiện tốt việc đảm bảo “ 3 đủ” cho 100% học sinh, không có học sinh nào bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Hàng năm trường đã tổ chức quyên góp trong và ngoài nhà trường để ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, tổ chức hoạt động Chữ thập đỏ để hỗ trợ học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8017 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả triền khai phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động - Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức tự học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Top of Form
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ PHÚ THỌ
TRƯỜNG THCS VĂN LUNG
Số: /BC - THCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Văn Lung, ngày 6 tháng 02 năm 2012
BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỀN KHAI PHONG TRÀO THI ĐUA
" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động" Mỗi thầy giáo, cô gíao là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo"
I. Các phương thức triển khai phong trào
1. Quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể địa phương. Được cấp uỷ Đảng, chính quyển, ban ngành và các đoàn thể địa phương quan tâm, tạo điều kiện và phối hợp thực hiện.
3. Tham gia đầy đủ các Hội nghị và các lớp tập huấn về triển khai phong trào do Sở tổ chức.
4. Thành lập Ban chỉ đạo của trường, phân công trách nhiệm, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện kế hoạch.
II. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua
A. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
1. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường
1.1. Đảm bảo trường, lớp an toàn- xanh- sạch- đẹp. Trường lớp sạch sẽ, có cây xanh, lớp học đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa nóng và ấm áp về mùa lạnh, đủ bàn ghế hợp với lứa tuổi học sinh. Có đủ nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh. Có y tế học đường chăm sóc sức khoẻ cho học sinh. Tuy nhiên, trường còn chưa có nhà tập đa năng, chưa đủ phòng học bộ môn.
1.2. Đã tổ chức cho học sinh trồng cây trong khuôn viên và chăm sóc cây vào thời điểm thích hợp. Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây xanh, vườn hoa, cây cảnh hoặc trèo cây xẩy ra tai nạn. Từ tháng 8/2008 đến nay đã trồng được trên 30 cây xanh bóng mát và nhiều bồn hoa mới.
1.3. Có đủ nhà vệ sinh dành riêng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp và vệ sinh thường xuyên sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường
1.4. Đã tổ chức cho học sinh tham gia bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp thường xuyên. Đã có thùng rác đặt trong khuôn viên, thu gom rác thải về đúng nơi quy định, hạn chế hiện tượng vứt rác bừa bãi trong trường.
1.5. Trường đã phối hợp với các ngành, đơn vị thực hiện tốt việc đảm bảo “ 3 đủ” cho 100% học sinh, không có học sinh nào bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở. Hàng năm trường đã tổ chức quyên góp trong và ngoài nhà trường để ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, tổ chức hoạt động Chữ thập đỏ để hỗ trợ học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán.
2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh tự tin học tập
2.1. Số học sinh bỏ học năm học 2010 – 2011: 04 HS
So với 2 năm trước giảm trên 50%.
2.2. Trường tham gia đầy đủ và nghiêm túc các đợt tập huấn về đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả của học sinh, về giáo dục kỹ năng sống … do ngành tổ chức.
2.3. Số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo: 66% trên chuẩn; 67% là Đảng viên.
2.4. Số giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh có hiệu quả đạt 70%.
2.5. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thị ngày càng nhiều thêm. 10 GVG Thị
2.6. Số học sinh đạt giải kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh ( từ năm 2008 – 2009 đến nay): 10 HS.
3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
3.1 Trường đã xây dựng Quy tắc ứng xử văn hoá giữa các thành viên trong nhà trường. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.
3.2. Trường đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức và tổ chức cho 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội. Không có cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội.
3.3. Trường đã tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp để giáo dục kỹ năng sống cho HS.
4. Tổ chưc hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
4.1. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
Đã tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao sôi nổi cho học sinh trong nội bộ trường và ngoài nhà trường, tạo ra sân chơi lành mạnh thu hút các em học sinh. Đã tham gia đầy đủ Hội khoẻ Phù Đổng, hội thi văn nghệ, thể thao do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
4.2. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Đã phổ biến kiến thức về một số trò chơi dân gian, tổ chức các trò chơi dân gian và hoạt động vui chơi giải trí khác hợp với lứa tuổi học sinh. Đã tổ chức cho học sinh đã tham gia các hoạt động lễ hội dân gian do cơ quan chức năng tổ chức.
Số lần trường tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh: 8 lần. Thi nhảy bao bố, hát dân ca Phú Thọ.
5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
5.1. Đã tổ chức cho học sinh chăm sóc Đền Chù Mật - Khu 7 xã văn Lung- TXPT.
5.2. Tổ chức giáo dục truyển thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học sinh; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hoạt động phát huy giá trị các di tích lích sử, văn hoá, cách mạng cho cộng đồng và khách du lịch.
Đã thực hiện nội dung giáo dục địa phương về truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng cho học sinh. Đã đưa nội dung giáo dục truyền thống địa phương, nhà trường vào trong nội dung giáo dục học sinh. Tổ chức nghe các bác cựu chiến binh trong xã nói về lịch sử nước nhà và các cuộc kháng chiến cứu quốc nhân ngày 22/12.
III. Kết quả phong trào
1. Kết quả việc trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra chéo hàng năm
*Ưu điểm
Triển khai thực hiện phong trào nghiêm túc, có hiệu quả.
* Hạn chế
CSVC chưa đáp ứng tốt các hoạt động phong trào.
2. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận hàng năm
- Năm học 2008 – 2009: Loại Tốt
- Năm học 2009 – 2010: Loại Tốt
- Năm học 2010 – 2011: Loại Tốt.
- Năm học 2011 – 2012: Loại Tốt.
( Tự đánh giá điểm các tiêu chí theo mẫu đính kèm)
B. Nội dung cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
2. Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường thực hiện tốt các phẩm chất đạo đức, tinh thần tự học và tính sáng tạo của mỗi nhà giáo và cán bộ theo các nội dung sau:
2.1 Về đạo đức nhà giáo:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực hiện pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.
- Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn đồng nghiệp vi phạm pháp luật và những quy định nghề nghiệp.
2.2 Về tự học của nhà giáo:
- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn và tin học để phục vụ công tác giáo dục, đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, các tiêu chí đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở.
- Đ/c Đặng Hải Tâm có bằng Thạc sĩ QLGD, Đ/c Thuỷ, Thoa, Hiền, Hương ... đang theo học ĐH
- Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng giáo dục và nghệ thuật sư phạm.
- Việc tự học của nhà giáo và và cán bộ quản lý nhà trường, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa là để nêu gương cho học sinh noi theo.
2.3 Về tính sáng tạo của nhà giáo:
- Sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy. Đ/c Kính, Đ/c Dũng Hà....
- Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và học sinh.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ tin học vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo những học sinh học yếu kém.
- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo.
( Tự đánh giá điểm các tiêu chí theo mẫu đính kèm)
IV. Đánh giá chung tác động của các phong trào đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương
Kết quả triển khai thực hiện phong trào đã góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục, biểu hiện cụ thể ở mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, với môi trường, sự tích cực học tập của học sinh, sự giảm đi các biểu hiện tiêu cực trong học sinh…
Nơi nhận:
- PGD& ĐT th ị x ã (B/c)
- Ban chỉ đạo (Th/h)
- BCHCĐCS( Ph/h)
- Lưu VP
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
HIỆU TRƯỞNG
Bottom of Form
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo kết quả triền khai phong trào thi đua- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gư.doc