Báo cáo Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại TP. Hồ Chí Minh (thực hiện năm 2012)

Một số bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia điều trị khi phải đóng phí, vì điều kiện kinh tế gia đình họ thực sự rất khó khăn, bản thân bệnh nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Do vậy, khi thực hiện thu phí bệnh nhân, chính quyền địa phương và chương trình cần xem xét từng đối tượng bệnh nhân cụ thể trong việc xét duyệt miễn giảm chi phí điều trị tạo điều kiện cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn được duy trì điều trị và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên phải có đánh giá một cách thực tế từ phía địa phương đồng thời vẫn khuyến khích bệnh nhân góp theo khả năng có thể của họ để gắn họ với trách nhiệm khi tham gia điều trị.

pdf77 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone tại TP. Hồ Chí Minh (thực hiện năm 2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều trị 274/300 bệnh nhân đưa ra sự lựa chọn về hình thức chi trả phí điều trị MMT, trong đó đa số đều chọn hình thức chi trả theo tháng (51%), tiếp theo 34% mong muốn được trả phí điều trị theo ngày, 14% thích trả theo từng tuần và ngoài ra còn có 1% lựa chọn theo hình thức khác với lý do “có tiền nhiều sẽ trả tháng, ít tiền chỉ trả được theo từng ngày thôi”. Bảng 16. Hình thức chi trả chi phí điều trị Methadone Điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị của bệnh nhân (Sig = 0,01). Đa số những bệnh nhân có điều kiện kinh tế gia đình từ mức trung bình trở lên đều có nhu cầu trả phí điều trị theo từng tháng (50% - 54,6%), ngược lại những người có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn hoặc rất khó khăn lại có nhu cầu lựa chọn hình thức chi trả theo từng ngày (59,3% - 83,3%). Do đó, chương trình có thể linh hoạt trong việc đưa ra quy định về việc thu phí điều trị theo tháng hay theo ngày cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 35 Bảng 17. Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng tới sự lựa chọn hình thức chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân MMT. Thu nhập trung bình/tháng của bệnh nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị của họ (Chi – square Test với Sig = 0,01). Những người có thu nhập càng cao thì nhu cầu trả phí điều trị theo tháng càng lớn, cụ thể chỉ có 24,5% trong số những người có thu nhập dưới 2 triệu/tháng có nhu cầu trả theo tháng và 53,1% có nhu cầu trả theo ngày. Trong khi đó, những người có thu nhập từ 8.000.000 vnd – 9.900.000 vnd/tháng có tới 71,4% có nhu cầu trả theo tháng và chỉ 28,6% muốn trả theo ngày. Còn lại là một số các tỉ lệ khác không có sự khác biệt nhau nhiều. Bảng 18. Tổng thu nhâp/tháng ảnh hưởng tới hình thức chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân MMT. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 36 Khả năng đóng phí điều trị cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc lựa chọn hình thức chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân MMT. Kết quả kiểm định Chi –square với Sig = 0,01 cho thấy một sự khác biệt khá rõ rệt giữa nhóm có khả năng đóng phí điều trị dưới 10.000 vnd/ngày và nhóm có khả năng đóng trên 50.000 vnd/ngày đó là: 46,7% (35/75) những người đóng 10.000 vnd/ngày chọn hình thức trả phí điều trị theo ngày trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm đóng góp trên 50.000 vnd/ngày là 5,3%. Ngược lại, 40% những người có khả năng đóng dưới 10.000 vnd/ngày chọn hình thức trả phí theo tháng, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm đóng trên 50.000 vnd/ngày là 84,2%. Bảng 19. Khả năng đóng phí ảnh hưởng đến hình thức chi trả phí điều trị của bệnh nhân MMT. Do đó, những người có khả năng đóng phí càng cao thì thường có nhu cầu trả phí theo tháng, và ngược lại những người có khả năng đóng phí thấp sẽ mong muốn được trả theo từng ngày. Điều này có thể lý giải được, ngoài những người được sự hỗ trợ nhiều từ phía gia đình, còn lại đa số bệnh nhân khi đưa ra lựa chọn hình thức chi trả phí điều trị họ đều bị tác động ít nhiều bởi khả năng kinh tế của bản thân và gia đình, gia đình ở đây cũng có thể Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 37 hiểu là bao gồm cả cha mẹ anh chị em hoặc chỉ đơn giản là gia đình hạt nhân (chỉ có vợ chồng và con cái của họ).  Lựa chọn loại hình dịch vụ Về lựa chọn loại hình dịch vụ khi TP.HCM hực hiện xã hội hóa chương trình MMT, 274/300 người tham gia trả lời, trong đó có cả bệnh nhân đang điều trị miễn phí và những người chưa được điều trị. 87% (238/274) vẫn ưu tiên lựa chọn dịch vụ xã hội hóa MMT của Nhà nước và 13% lựa chọn dịch vụ của tư nhân Bảng 20. Lựa chọn loại dịch dịch vụ ưu tiên khi tham gia mô hình xã hội hóa MMT. Khi xem xét mối tương quan giữa việc nếu phải trả chi phí điều trị MMT thì anh/chị sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nào? Kết quả phân tích Chi – square với Sig = 0,000 cho thấy những người có mức chi trả càng thấp thì nhu cầu lựa chọn loại hình dịch vụ của nhà nước càng cao và ngược lại, những người có mức chi trả chi phí điều trị càng cao thì nhu cầu lựa chọn dịch vụ tư nhân càng cao. Cụ thể: trong tổng số 74 người đưa ra mức phí điều trị đóng dưới 10.000 vnd/ngày thì có tới 73 người (98,6%) lựa chọn loại hình dịch vụ của nhà nước, chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn dịch vụ tư Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 38 nhân. Tương tự, trong số 113 người đưa ra mức phí đóng góp từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày thì có tới 98 người ( 86,7%) lựa chọn loại hình dịch vụ của nhà nước, và 15 người (13,1%) lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân. Tuy nhiên, với những người có mức phí đóng góp càng cao thì tỉ lệ lựa chọn dịch vụ nhà nước càng giảm và tăng dần lựa chọn dịch vụ tư nhân. Cụ thể, từ duy nhất 1 người (1,4%) lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân với mức phí đóng là dưới 10.000 vnd/ngày lên tới 13,3% số người có mức đóng góp phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày và tiếp tăng 14,6% ở nhóm có mức đóng góp phí điều trị từ 21.000 vnd – 30.000 vnd/ngày, 27,3% ở nhóm có mức đóng phí từ 31.000 vnd – 40.000 vnd/ngày và cao nhất là 33,3% trong tổng số người có mức đóng phí từ 41.000 vnd – 50.000 vnd/ngày. Hay nói khác đi, với mức đóng góp chi phí điều trị từ 41.000 vnd/ngày trở lên, cứ 3 người sẽ có 1 người chọn loại hình dịch vụ tư nhân và 2 người chọn loại hình dịch vụ của nhà nước. Bảng 21. Khả năng chi trả phí điều trị MMT ảnh hướng tới lựa chọn hình thức chi trả Khi xem xét mối tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình bệnh nhân và việc lựa vụ cho thấy khi điều kiện kinh tế gia đình càng khá giả thì họ Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 39 thường có nhu cầu lựa chọn loại hình dịch vụ MMT của tư nhân nhiều hơn những gia đình khó khăn (Sig = 0.032). Cụ thể, tỉ lệ người có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân là 0%, tỉ lệ này ở nhóm có điều kiện kinh tế gia đình ở mức trung bình là 13,8% và mức khá giả là 23,5%. Như vậy có thể nói, điều kiện kinh tế gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại hình dịch vụ điều trị MMT của bệnh nhân. Bảng 22. Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng tới việc lựa chọn loại hhhh dịch vụ của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa MMT  Nhu cầu lựa chọn dịch vụ ưu tiên Khi thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, bệnh nhân có trách nhiệm đóng góp một phần chi phí điều trị, do đó, khi được hỏi về việc ngoài bộ phận phát thuốc chịu trách nhiệm về cung ứng, cấp phát thuốc hàng ngày cho bệnh nhân, dịch vụ nào sẽ được ưu tiên tiếp theo để đảm bảo chất lượng chương trình cũng như đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng chính là bệnh nhân. Bệnh nhân có quyền chọn nhiều dịch vụ. 90,1% bệnh nhân ưu tiên dịch vụ khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, 83,2% chọn dịch vụ tư vấn hỗ trợ tâm lý – tuân thủ điều trị, 21,6% ưu tiên hoạt động sinh hoạt nhóm Tự hỗ trợ, 20,5% cho rằng nên lựa chọn Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 40 dịch vụ tư vấn giới thiệu chuyển gởi khi bệnh nhân có nhu cầu về dịch vụ y tế và xã hội, quan trọng vẫn là nhu cầu giới thiệu việc làm cho bệnh nhân MMT. Nhìn chung, các yếu tố như tình trạng sức khỏe, tình trạng việc làm hay sự khác nhau về khả năng chi trả chi phí điều trị cũng không ảnh hưởng nhiều tới việc lựa chọn dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia chương trình có đóng phí điều trị thay vì miễn phí như hiện nay. Bảng 23: Dịch vụ ưu tiên khi thực hiện xã hội hóa Methadone Xếp theo thứ tự ưu tiên, ngoài dịch vụ phát thuốc, các dịch vụ còn lại được xếp từ cao xuống thấp như sau: 1. Khám sức khỏe định kỳ 2. Tư vấn hỗ trợ tâm lý – tuân thủ điều trị 3. Tư vấn giới thiệu chuyển gửi dịch vụ y tế - xã hội, đặc biệt là giới thiệu việc làm 4. Sinh hoạt nhóm Tự hỗ trợ 5. Hỗ trợ các thủ tục hành chính Nhìn chung, không có sự khác biệt nhiều trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa trong thời gian tới. Nhưng khi xem xét giữa yếu tố tình trạng sức khỏe hiện nay và việc đưa ra sự lựa chọn dịch vụ ưu tiên của Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 41 bệnh nhân cho thấy mức độ ưu tiên dịch vụ có sự khác biệt. Đa số những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe từ mức trung bình trở lên đều có sự lựa chọn khá giống nhau, xếp thứ tự từ cao đến thấp theo tỉ lệ lựa chọn cho thấy như sau: ưu tiên đầu tiên là dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (cao nhất: 94,6%, thấp nhất: 87,5%), tiếp đến là dịch vụ tư vấn tâm lý – tuân thủ điều trị (cao nhất: 87,5%, thấp nhất: 80,4%). Trong khi đó 85,7% những người có tình trạng sức khỏe kém lại lựa chọn dịch vụ tư vấn tâm lý – tuân thủ điều trị là ưu tiên số 1 của họ, sau đó ưu tiên thứ 2 mới là dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (57,1%), còn lại là các dịch vụ khác.  Nhu cầu về thời gian sử dụng dịch vụ Như kết quả phân tích ở trên cho thấy 73,7% bệnh nhân đều đang đi làm , trong đó 38% có việc làm toàn thời gian và bán thời gian, 35,7% đang phụ giúp các công việc của gia đình. Do đó, đa phần bệnh nhân đều có đề xuất “Phòng khám nên tạo điều kiện cho bệnh nhân uống thuốc sớm để kịp giờ đi làm”. Thời gian làm việc trong ngày của một người làm công ăn lương thường bắt đầu từ 7h00 đến 7h30 sáng, tuy nhiên có một số công ty còn có thể làm sớm hơn. Đây cũng là thời gian đa số các phòng khám MMT cũng bắt đầu làm việc , do đó việc chờ đến đúng giờ để được uống thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc làm, xa hơn nữa là thu nhập của bệnh nhân. Buổi sáng: thời gian mở cửa nên từ 6h00 sáng: Rất nhiều bệnh nhân đi làm đều có chung mong muốn được uống thuốc sớm hơn một chút để kịp giờ đi làm, cụ thể “thời gian uống thuốc linh hoạt cho người bệnh, mở cửa từ 6h00 sáng hàng ngày, ai đi làm uống trước, ai không đi làm uống sau”. Buổi chiều, thời gian mở cửa đến 5h00 chiều: phòng khám nên “mở cửa đến 5h00 chiều “ để những người đi làm “kịp về uống thay vì họ phải trốn việc hoặc xin về sớm”. Được mang thuốc theo khi đi ra khỏi TP.HCM: một số bệnh nhân cho rằng, đôi khi vì công việc làm thường xuyên phải di chuyển hoặc vì lý do gia Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 42 đình hay cá nhân nào đó nên bệnh nhân phải đi ra khỏi TP một khoảng thời gian nhất định nào đó. Do đó, đề xuất chương trình tạo điều kiện cho bệnh nhân được mang thuốc theo. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các mong muốn như: họ mong muốn nhận được thái độ thân thiện từ các nhân viên khi đến uống thuốc, hoặc “nhân viên giải thích rõ ràng hay cư xử nhẹ nhàng hơn” với bệnh nhân. Một vài bệnh nhân đề xuất bác sĩ hoặc nhân viên chương trình nên “cho bệnh nhân biết liều MMT mà họ đang điều trị,” mong muốn được “tư vấn viên tư vấn sâu hơn” hay “bác sĩ cần khám kỹ hơn”. 5. Bàn luận: Bên cạnh những kết quả khá tương đồng với những nghiên cứu trước đó như: trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, mức độ hài lòng về chương trình, đề tài cũng có một số phát hiện mới. Tuy nhiên, giống như các đề tài nghiên cứu khoa học khác, đề tài cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. - Mức phí đa số bệnh nhân (41,9%) có khả năng đóng góp là từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/bệnh nhân, tính trung bình khoảng 20.698 đồng/ngày/bệnh nhân được cho là phù hợp thực tế và sát với mức phí của Kế hoạch thu phí bệnh nhân MMT của UBND TP. HCM trong giai đoạn 2013 – 2014 mức thu phí tối đa là 10.000đ/ngày/bệnh nhân/cơ sở điều trị chính và 8.000đ/ngày/bệnh nhân/điểm phát thuốc. Và đến năm 2015 dự kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày. - Có khoảng 8% bệnh nhân trả lời không thể tiếp tục tham gia điều trị MMT nếu phải đóng phí vì điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, không có khả năng chi trả chi phí điều trị. Do đó, để đảm bảo duy trì điều trị MMT cho bệnh nhân, chính quyền địa phương và phía chương trình cần Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 43 xem xét từng đối tượng cụ thể để có những hỗ trợ phù hợp như: miễn giảm phí cho bệnh nhân nghèo, khó khăn theo quy định của chương trình (miễn giảm 20% cho bệnh nhân nghèo về chi phí điều trị13). - Những bệnh nhân có khả năng trả mức phí điều trị càng cao đồng nghĩa với việc tỉ lệ lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân tăng lên. Cụ thể, 27,3% trong nhóm có khả năng chi trả phí điều trị từ 31.000 vnd – 40.000 vnd/ngày tăng lên 33,3% trong nhóm có khả năng chi trả phí điều trị từ 41.000 vnd/ngày trở lên. Do đó, Thành phố và những người triển khai chương trình xã hội hóa cần xem xét kỹ lưỡng việc mở các phòng khám và điều trị MMT tư nhân trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của bệnh nhân. - Mặc dù số bệnh nhân trả lời tình trạng sức khỏe hiện nay rất kém chỉ chiếm 2,7% (8/300), nhưng kết quả phân tích này sẽ đặt ra một câu hỏi nghiên cứu mới là tại sao những người có sức khỏe kém lại lựa chọn ưu tiên dịch vụ tư vấn (85,7%) thay vì dịch vụ khám sức khỏe định kỳ (57,1%)? Và trong phạm vi nghiên cứu này không thể trả lời, do đó cần có một hướng nghiên cứu khác trong thời gian tới để trả lời cho câu hỏi trên. Cũng như nhiều các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng có những hạn chế như: số mẫu giữa hai đối tượng bệnh nhân đang điều trị và người chuẩn bị tham gia điều trị không cân xứng nên thật khó có thể đưa ra được kết luận chính xác về việc có sự khác nhau hay không có sự khác nhau giữa hai nhóm trong việc tham gia chương trình MMT có đóng phí thay vì miễn phí như hiện nay: - Bệnh nhân tự đưa ra mức phí họ cho rằng khả năng họ có thể chi trả được chiếm tỉ lệ cao nhất là mức từ 1.000 vnd – 20.000 vnd. Đa số 13 Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015 Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 44 những người đưa ra mức trên dưới 10.000 vnd đều cho rằng họ biết được mức trả phí điều trị ở Hải Phòng là 8.000 vnd/người/ngày. - Việc lựa chọn phỏng vấn sâu các gia đình về vai trò của họ trong việc hỗ trợ con em tham gia điều trị Methadone có đóng phí được cho là mất nhiều thời gian và các thông tin thu lại khá bão hòa thay vì thực hiện thảo luận nhóm tập trung sẽ thu được nhiếu ý kiến hơn. Đa phần các gia đình đều mong muốn con em mình được điều trị và ngại chia sẻ những khó khăn hay trở ngại mà gia đình gặp phải. Đề tài mới chỉ tập trung khai thác và xoay quanh khả năng chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa Methadone trong thời gian tới, do đó, có thể còn rất nhiều các thông tin liên quan bị bỏ sót hoặc chưa được làm rõ. Hi vọng, trong thời gian tới, nghiên cứu có thể đi theo một hướng khác để tập trung tìm hiểu nhiều vấn đề hơn xoay quanh việc triển khai mô hình xã hội hóa MMT tại TP.HCM. 6. Kết luận và kiến nghị: 6.1.Kết luận Nghiên cứu đã chỉ ra được một số điểm quan trọng, chuẩn bị tốt cho việc triển khai mô hình xã hội hóa chương trình MMT tại TP.HCM trong thời gian tới được hiệu quả, phù hợp với thực tế và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bệnh nhân khi họ tham gia điều trị Methadone có đóng phí.  Mức độ tham gia mô hình xã hội hóa MMT trong thời gian tới: 91% sẵn sàng đóng phí để được tiếp tục tham gia điều trị Methadone.  Khả năng chi trả chi phí điều trị của bệnh nhân khi tham gia vào mô hình xã hội hóa Methadone – nghĩa là bệnh nhân sẽ phải đóng góp một phần chi phí điều trị trong thời gian tới. Mức phí trung bình bệnh nhân có khả năng chi trả là 20.698 đ/ngày/bệnh nhân, tuy nhiên 42% có khả năng chi trả phí điều trị ở mức từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/bệnh nhân và Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 45 27% có khả năng chi trả mức dưới 10.000 vnd/ngày/bệnh nhân. Như vậy với mức phí theo Kế hoạch của UBND Thành phố đề ra thì bệnh nhân hoàn toàn có thể đáp ứng bởi so với mức phí mà Thành phố đưa ra trong kế hoạch dự kiến.  Thời gian có khả năng chi trả phí điều trị, có 75% bệnh nhân đồng ý trả suốt quá trình họ tham gia điều trị, 12.3% vẫn tiếp tục chi trả đến khi họ không còn có khả năng trả tiếp – nghĩa là họ vẫn còn đang phân vân, lưỡng lự vì họ chưa biết thời gian sắp tới sẽ như thế nào, nhưng tại thời điểm nghiên cứu thì bệnh nhân vẫn có thể góp một phần chi phí. Số còn lại thì họ chưa quyết định được do họ phụ thuộc vào gia đình cũng như chưa nghĩ sẽ đóng góp chi phí tham gia điều trị.  Về vai trò hỗ trợ của gia đình, trong số thành viên trong gia đình thì Cha mẹ là người được bệnh nhân MMT đánh giá là có hỗ trợ nhiều nhất, thường xuyên nhất từ kinh phí khi tham gia điều trị đến hỗ trợ tình cảm tâm lý cũng như về hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: - Về hỗ trợ kinh phí, 75% cha mẹ sẽ là người thường uyên hỗ trợ chi phí điều trị cho bệnh nhân, và qua kết quả định tính thì hầu hết các gia đình dù có thu nhập mức độ thấp hay cao đều sẵn sàng hỗ trợ cho con em họ đóng góp một phần chi phí từ 300.000 – 600.000đ/tháng để được điều trị MMT, vì họ cho rằng MMT đã đem lại cho con em họ rất nhiều lợi ích về sức khỏe, về tình trạng nghiện, về việc làm sau khi đã điều trị, quan trọng hơn là gia đình của họ không còn lo lắng và rất yên tâm về việc con họ không còn sử dụng ma túy, gia đình không phải bỏ ra rất nhiều tiền lien quan đến việc sử dụng ma túy trước đây và như vậy thì tình trạng kinh tế gia đình cũng được cải thiện hơn rất nhiều. - Về hỗ trợ tinh thần cũng như chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân điều trị MMT thì ngoài cha mẹ là những người quan tâm nhất thì với Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 46 những bệnh nhân có gia đình riêng, vợ/ chồng cũng được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ họ, tiếp đến nữa là anh chị em và con cái. Như vậy, để bệnh nhân có thể điều trị tốt thì gia đình cần có những quan tâm, những trợ giúp về mặt kinh tế lẫn tinh thần. Quan trọng hơn cả nếu được tất cả các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ, cũng hỗ trợ thì sẽ tốt hơn rất nhiều cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.  Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia mô hình xã hội hóa: - Lựa chọn loại hình dịch vụ: 87% bệnh nhân lựa chọn loại hình dịch vụ của nhà nước và 13% còn lại lựa chọn loại hình dịch vụ của tư nhân. - Hình thức chi trả: 50,7% có nhu cầu trả phí điều trị theo từng tháng, 33,9% mong muốn được trả theo ngày và 13% thích trả theo tuần. Kết quả này cho thấy yếu tố điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn hình thức trả phí điều trị của bệnh nhân. - Lựa chọn dịch vụ ưu tiên: ngoại trừ dịch vụ phát thuốc hàng ngày, 90,1% ưu tiên dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, 83,1% ưu tiên dịch vụ tư vấn tâm lý – tuân thủ điều trị, trên dưới 20% bệnh nhân lựa chọn ưu tiên các dịch vụ còn lại. - Thời gian phát thuốc: Từ 6h00 sáng đến 5h00 chiều. Ngoài ra bệnh nhân còn một số các nhu cầu khác như được mang thuốc ra khỏi Thành phố khi có công việc làm xa. Mong muốn được nhận dịch vụ tốt nhất với thái độ thân thiện của nhân viên phòng khám. 6.2. Khuyến nghị - Việc thực hiện kế hoạch triển khai mô hình xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone là hết sức cần thiết và quan trọng đối với tình hình thực tế tại TP.HCM hiện nay. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 47 - Về chi phí điều trị trong kế hoạch của UBND Thành phố đưa ra trong kế hoạch thực hiện chương trình xã hội hóa Methadone giai đoạn 2012 – 2015 được cho là phù hợp với khả năng của đa số bệnh nhân cũng như gia đình họ. - Một số bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia điều trị khi phải đóng phí, vì điều kiện kinh tế gia đình họ thực sự rất khó khăn, bản thân bệnh nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Do vậy, khi thực hiện thu phí bệnh nhân, chính quyền địa phương và chương trình cần xem xét từng đối tượng bệnh nhân cụ thể trong việc xét duyệt miễn giảm chi phí điều trị tạo điều kiện cho những bệnh nhân nghèo, khó khăn được duy trì điều trị và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên phải có đánh giá một cách thực tế từ phía địa phương đồng thời vẫn khuyến khích bệnh nhân góp theo khả năng có thể của họ để gắn họ với trách nhiệm khi tham gia điều trị. - Bên cạnh việc mở rộng loại hình dịch vụ MMT của Nhà nước, chính quyền Thành phố và chương trình cần xem xét việc triển khai mô hình xã hội hóa chương trình Methadone có sự tham gia của tư nhân để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhóm bệnh nhân có khả năng đóng phí điều trị cao và mong muốn nhận được dịch vụ linh hoạt theo nhu cầu phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng bệnh nhân. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 48 TP.Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2012. Thủ trưởng Cơ quan thực hiện đề tài (Họ, tên, chữ ký và đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (Họ, tên và chữ ký) BS. TIÊU THỊ THU VÂN BS.TIÊU THỊ THU VÂN ..................., ngày tháng năm 20.. CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 49 7. Tài liệu tham khảo:  Tài liệu nước ngoài 1. Guohong Chen, Takeo Fujiwara. “Đánh giá tác động sau một năm triển khai chương trình điều trị thay thế heroin bằng Methadone tại Jiangsu, Trung Quốc”. Substance Abuse: Research and Treatment 2009:3 61–70 2. Lynn Sullivan, “Lợi ích của điều trị duy trì bằng Methadone làm tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV”, trường Đại học Yale, Hoa Kỳ. 3. Lynn Sullivan, “Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp điều trị thay thế hiện có (Methadone, Buprennorphine và Naltrexone)”, Trường Đại Học Yale, Hoa Kỳ. 4. M.Connock, A.Juarez-Garcia, et al, (2007) “Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone và buprenorphine: tổng quan và đánh giá kinh tế”, Health Technology Assessment 2007; Vol.11:No.9; 5. National advisory committee on drugs, (2007 ), “New research shows methadone treatment reduces drug use and involvement in crime” từ trang web: 6. NIDA in ternational program, Are there cost benefits to methadone maintenance treatment, từ trang web: programs/methadone-research-web-guide/part-b/question-15-are-t 7. Qian HZ, Hao C, Ruan Y at al, (tháng 9/2007)“Tác động của Methadone lên hành vi tình dục và sử dụng ma tuý nguy cơ cao”, Journal of Substance Abuse Treatment. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 50 8. Roux P, Carrieri MP, Villes V, Dellamonica P, Poizot-Martin I, Ravaux I, Spire B, (tháng 4/2008) “Tác động điều trị Methadone và Buprenorphine trên những bệnh nhân đang được điều trị thuốc kháng retrovirút: bằng chứng từ nghiên cứu thuần tập MANIF 2000”, Addiction. 9. Steven Simoens, Catriona Matheson, et al, (tháng 2/2005) “Hiệu quả của điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và buprenorphine tại cộng đồng”, British Journal of General Practice. 10. Skevington, S.M at all, “Đánh giá chất lượng cuộc sống sử dụng công cụ của Tổ chức y tế thế giới WHOQOL-BREF: kết quả các thử nghiệm thực địa trên thế giới”. Báo cáo nhóm chuyên gia WHOQOL. Nghiên cứu chất lượng cuộc sống: 13(2): 299-310.  Tài liệu trong nước. 11. Bộ Y tế. (tháng 2/2009) “Đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh”. Dự thảo kết quả đánh giá đợt I. Hà Nội. 12. Bộ Y tế, (2007) “Hướng dẫn điều trị thay thế cai nghiện CDTP bằng thuốc Methadone”. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 13. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội Việt Nam, (2010) “Dự thảo chương trình điều trị nghiện từ năm 2011 – 2015”. 14. Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, 2009 “Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM và Hải Phòng” 15. Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại Việt Nam, (2011)“Nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả triển khai thí điểm Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 51 điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và TP.HCM”. 16. Nguyễn Đỗ Nguyên, (2006), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y khoa. Đại học Y dược TP.HCM. 17. Nguyễn Tố Như,Tổ chức FHI Việt Nam,(2010) “Các yếu tố tương quan với việc sử dụng ma túy ở bệnh nhân điều trị duy trì Methadone tại Việt Nam”. 18. Quyết định số 2229/KH – UBND TP.Hồ Chí Minh ngày 17 tháng 5 năm 2012: Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015: 19. Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015. 20. Trần Xuân Bách, Dương Thúy Anh, Nguyễn Thanh Long, (tháng 12/2010) “ Chi phí – hiệu quả của điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đối với dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam”. Y học thực hành số 742 +743 Công trình nghiên cứu khoa học về hIV/IADS giai đoạn 2006 – 2010. 21. Trần Thịnh, (2011) “Kết quả điều trị thay thế bằng thuốc methadone trên bệnh nhân nghiện Heroin tại TP. Hồ Chí Minh sau 3 năm theo dõi, 2008 – 2011”. 22. Tổ chức FHI Việt Nam (tháng 6/2010)“Nghiên cứu đánh giá chương trình Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng”. 23. Tổ chức FHI Việt Nam (FHI), (2008), Sổ tay thông tin điều trị methadone cho bệnh nhân, Nxb Luck House Graphics LTD. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 52 24. UBPC AIDS Tp. HCM, FHI. “Dự án Phân tích và Vận động (A2): chiều hướng dịch HIV/AIDS tại Tp. Hồ Chí Minh trong tương lai”. Tp. HCM, tháng 8/2006. 25. Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, ( tháng 4/2010) “Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Phụ lục (nếu có): Phụ lục 1. Quyết định số 5928/QĐ – UBND, ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM: Quyết định về ban hành kế hoạch xã hội hóa chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015. Dựa theo kế hoạch số 2229/KH-UBND về phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được phê duyệt ngày 17 tháng 2 năm 2012, trong giai đoạn 2012-2015, TP.HCM dự kiến mở thêm 2 cơ sở điều trị mới và 12 điểm phát thuốc vệ tinh tại 14 quận, huyện khác trên địa bàn thành phố, nâng tổng số bệnh nhân được tham gia điều trị Methadone đến năm 2015 lên 4.000 người14. Lộ trình triển khai các điểm phát thuốc vệ tinh sẽ được thực hiện căn cứ trên số lượng bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone, ở giai đoạn duy trì, tại các cơ sở điều trị chính, quận/huyện nào có đủ năng lực thực hiện chương trình (dựa theo các tiêu chí đánh giá của Bộ Y tế và Thành phố) và có số lượng bệnh nhân từ 50 trở lên thì được ưu tiên xem xét mở điểm vệ tinh trước (hoặc thực hiện liên quận để đảm bảo mỗi điểm vệ tinh được mở ra có ít nhất 50 bệnh nhân trong thời gian ban đầu. 14 Kế hoạch số 2229 của Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM về việc “Phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012-2015”, ký ngày 17/5/2012. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 53 Thực tiễn việc triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng như: mặt giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm số người sử dụng ma tuý bất hợp pháp, giảm tội phạm, giúp cho người bệnh nâng cao thể trạng sức khoẻ, tâm lý; giảm tử vong do nguyên nhân sử dụng Heroin gây ra; giúp cho người bệnh có cơ hội hoà nhập cộng đồng, tham gia sinh hoạt khác không bị phụ thuộc vào người thân, gia đình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội. Thay vì đối tượng sử dụng Heroin đưa vào cai nghiện tập trung từ 1 đến 2 năm sẽ tốn kém chi phí ngân sách về đầu tư cơ sở vật chất, tiền ăn uống sinh hoạt, tiền thuốc điều trị, giáo dục dạy nghề... cho đối tượng cũng như các khoản chí phí khác có liên quan đến việc khắc phục những hậu quả do người nghiện có thể gây ra. Vì vậy, chương trình Methadone sẽ giúp giảm chi phí ngân sách Nhà nước cho việc tập trung cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh. Điều trị Methadone là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn để duy trì, tuy nhiên, phần lớn kinh phí triển khai chương trình hiện nay đều do các Tổ chức Quốc tế tài trợ. Nhưng từ năm 2012, các nhà tài trợ cũng đã bắt đầu thực hiện dần dần lộ trình cắt giảm kinh phí tài trợ cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam nói chung và chương trình Methadone nói riêng, và từ năm 2013, toàn bộ kinh phí chi cho nhân sự tại các điểm điều trị đang triển khai sẽ bị cắt giảm hoàn toàn, nguồn kinh phí tài trợ chỉ tập trung cho việc chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực và mua thuốc Methadone cho đến hết năm 2014 (dành cho những điểm đang được hỗ trợ triển khai). Do đó, xã hội hoá chương trình Methadone để có thể tự chủ trong việc duy trì và phát triển bền vững chương trình này tại các địa phương là đòi hỏi thiết thực và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm từ Hải Phòng và Lào Cai cho thấy, thực hiện mô hình xã hội hoá chương trình Methadone đã giúp cho các đơn vị giữ được vai trò chủ động trong việc triển khai thực hiện chương trình; đáp ứng được với lộ trình cắt giảm dần kinh phí tài trợ từ các tổ chức quốc tế; nâng cao được vai trò, trách nhiệm của người nghiện thông qua việc đóng góp chi phí Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 54 điều trị cho bản thân; dần dần giảm được gánh nặng của ngân sách nhà nước dành cho chương trình điều trị cai nghiện và xử lý các vấn đề phát sinh do chứng nghiện gây ra. Cũng trong khuôn khổ đó, để có thể triển khai thành công kế hoạch “Phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012-2015”, TP.HCM cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện kế hoạch xã hội hoá chương trình Methadone trong năm 2012 để huy động một cách hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc duy trì và phát triển bền vững chương trình này. 1.1. Cơ sở pháp lý  Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;  Nghị định số: 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính Phủ về chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;  Thông báo số: 84/TB-VPCP ngày 9 tháng 3 năm 2012 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 (đẩy mạnh xã hội hóa điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone);  Kế hoạch số: 2229/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2012 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về “Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015”.  Công văn số: 857/AIDS-DP ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Cục Phòng, Chống HIV/AIDS về việc cho phép TP.HCM chủ động mua thuốc Methadone phục vụ cho nhu cầu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của bệnh nhân từ năm 2013. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 55 1.2. . Kế hoạch triển khai  Giai đoạn 1: Năm 2012-2013 - Hoàn chỉnh kế hoạch xã hội hoá chương trình Methadone (quí 3 và 4/2012) - Tiến hành thí điểm mô hình xã hội hoá tại tất cả các điểm cung cấp dịch vụ điều trị Methadone: thực hiện thu phí một phần từ bệnh nhân điều trị Methadone nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thực hiện tự chủ một phần kinh phí cho hoạt động điều trị (dự kiến kính phí tự chủ của các cơ sở điều trị chiếm 1/3 so với tổng chi phí thực hiện chương trình, phần còn lại sẽ được hỗ trợ bởi ngân sách thành phố và ngân sách tài trợ (PEPFAR); quí 1/2013). - Mở rộng các cơ sở phát thuốc vệ tinh cho chương trình Methadone xã hội hoá theo lộ trình phát triển bền vững chương trình Methadone tại TP.HCM đã được phê duyệt (kế hoạch 2229/KH-UBND) - Thực hiện đánh giá hiệu quả mô hình xã hội hoá (quí 4/2013); - Cung cấp dịch vụ điều trị bằng Methadone thông qua mô hình xã hội hoá cho 2.000 – 2.500 bệnh nhân. - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên sẵn có của các cơ sở y tế tuyến quận, huyện, phường, xã để chuẩn bị cho việc thực hiện mở rộng chương trình  Giai đoạn 2: Năm 2014 - Khuyến khích sự tham gia của các cơ sở nhà nước có đủ khả năng và nguồn lực vào việc cung cấp dịch vụ điều trị nghiện bằng Methadone - Cung cấp dịch vụ điều trị Methadone thông qua mô hình xã hội hoá cho 3.000 – 3.500 người.  Giai đoạn 3: Năm 2015 - Thực hiện tự chủ hoàn toàn về kinh phí triển khai chương trình, kinh phí thành phố chỉ hỗ trợ cho việc chi trả lương cho các cán bộ chuyên môn chủ chốt và hỗ trợ chi phí điều trị cho các bệnh nhân nghèo. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 56 - Cung cấp dịch vụ điều trị Methadone thông qua mô hình xã hội hoá cho 3.500 – 4.000 người. - Đánh giá lại hiệu quả của mô hình xã hội hoá để tiến hành các cải thiện và định hướng các chiến lược phát triển phù hợp cho chương trình trong giai đoạn tới 2.4. Nguyên tắc triển khai 1. Tuân thủ các nguyên tắc triển khai chương trình Methadone tại TP.HCM theo kế hoạch số 2229/KH-UBND về việc phát triển bền vững chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012-2015 do UBND TP.HCM ban hành ngày 17/5/2012; 2. Đảm bảo mô hình Methadone xã hội hoá được thực hiện một cách bình đẳng và đồng nhất trên tất cả các điểm điều trị Methadone hiện tại dựa trên nguyên tắc thu vừa đủ bù chi, không lợi nhuận; 3. Đảm bảo việc điều phối và sử dụng hợp lý, không trùng lắp, lãng phí các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, bệnh nhân và các nhà tài trợ (nếu có); 4. Đảm bảo chất lượng của các dịch vụ được cung cấp đến cho bệnh nhân; 5. Đảm bảo việc lồng ghép hoạt động điều trị bằng Methadone vào mạng lưới chăm sóc y tế, xã hội và các dịch vụ hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, việc làm sẵn có tại địa phương để bệnh nhân Methadone được hưởng đầy đủ các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, giáo dục và tiếp cận được với các cơ hội phát triển nghề nghiệp nhằm giúp đối tượng có thu nhập để chi phí cho việc sử dụng Methadone không phải phụ thuộc vào gia đình, người thân và từng bước tự chủ để ổn định cuộc sống. 6. Tạo điều kiện cho bệnh nhân nghèo, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được tham gia điều trị thông qua chế độ ưu đãi, miễn, giảm dành cho những đối tượng này; Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 57 7. Đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia cung cấp dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hoá cho các cơ sở công lập có đủ năng lực thực hiện chương trình. 8. Đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ngành: Sở Y tế, Sở Tài chánh, Sở Nội vụ, Sở Lao động Thương binh – Xã hội, Ngành Công an trong việc tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ Trung tâm Y tế Dự phòng, các cơ sở công lập thực hiện thành công mô hình Methadone xã hội hoá tại cơ sở. 2.5. Đối tượng áp dụng Các cơ sở công lập có đủ khả năng và nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ nhân viên chuyên môn theo qui định của chương trình do Bộ Y tế ban hành, có nguyện vọng tham gia vào chương trình và xây dựng được một đề án khả thi được thành phố phê duyệt, bao gồm: - Các cơ sở y tế, các bệnh viện, phòng khám nhà nước - Các trung tâm chữa bệnh công lập được phép cung cấp dịch vụ điều trị nghiện 2.6.Lộ trình thực hiện + Năm 2012 - 2014: - Thực hiện thí điểm và đánh giá hiệu quả mô hình xã hội hoá trên những cơ sở đã triển khai chương trình và các điểm phát thuốc vệ tinh trực thuộc các cơ sở y tế, trung tâm chữa bệnh công lập. + Năm 2015: - Giám sát việc triển khai và đảm bảo chất lượng của dịch vụ được cung cấp tại các điểm được cho phép triển khai - Đánh giá hiệu quả của mô hình xã hội hoá, hiệu quả hoạt động của các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ. - Đề xuất các chiến lược cải thiện và mở rộng cho giai đoạn tiếp theo Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 58 2.7.Dự kiến kinh phí, qui định mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí Dự kiến tổng kinh phí để tổ chức, triển khai và vận hành chương trình Methadone trong năm 2013-2014 là 2,85 tỷ đồng cho một cơ sở điều trị chính với khoảng 300 bệnh nhân và 1,78 tỷ đồng cho một điểm phát thuốc vệ tinh với 250 bệnh nhân, ở giai đoạn duy trì; từ năm 2015 trở đi là 2,26 tỷ đồng cho một cơ sở điều trị chính và 1,4 tỷ đồng cho một điểm phát thuốc vệ tinh (chi tiết tại bảng 1, bảng 2 và phụ lục 2), bao gồm: - Chi phí ban đầu gồm: phí sửa chữa, trang thiết bị phòng khám, phí hỗ trợ nhân viên tham gia các khoá huấn luyện chuyên môn ban đầu: chiếm khoảng 20% tổng ngân sách. - Chi phí lương cho đội ngũ bác sĩ, nhân viên chuyên môn và không chuyên môn (kế toán, bảo vệ, nhân viên tạp vụ), phụ cấp làm việc ngoài giờ, lễ tết theo qui định: chiếm khoảng 30% tổng ngân sách. - Chi phí mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu huỷ vỏ chai thuốc: chiếm khoảng 30% tổng ngân sách. - Các chi phí khác: chi phí vận hành, phí cho các hoạt động hỗ trợ điều trị, phí huấn luyện bổ sung và nâng cao, phí quản lý - giám sát: chiếm khoảng 20% tổng ngân sách. Như vậy theo dự thảo về lộ trình mở rộng và dự kiến số lượng bệnh nhân tăng thêm tại 2 cơ sở điều trị mới và 12 điểm phát thuốc ở TP.HCM (chi tiết tại phụ lục 3), thì ngân sách thành phố cần bổ sung thêm cho chương trình Methadone cho giai đoạn 2012-2015 là (chi tiết tại phụ lục 4): - Năm 2012: 2.700.000 đồng nhằm sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc, mua sắm trang thiết bị và đào tạo ban đầu cho 2 cơ sở điều mới và 6 điểm phát thuốc sẽ mở vào quí 1 năm 2013. - Năm 2013: 6.467.121.300 đồng cho việc xét chọn bệnh nhân vào chương trình điều trị tại 2 cơ sở mới; sửa chữa phòng ốc, kho đựng thuốc, mua sắm trang thiết bị và đào tạo ban đầu cho 6 điểm phát thuốc sẽ mở vào quí 3 năm 2013; và mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu huỷ vỏ chai thuốc Methadone cho 2 cơ sở mới và 12 điểm phát thuốc. Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 59 - Năm 2014: 9.488.092.170 đồng cho việc xét chọn bệnh nhân vào chương trình điều trị tại 2 cơ sở mới và chi phí mua thuốc, vận chuyển thuốc, tiêu huỷ vỏ chai thuốc Methadone cho 2 cơ sở mới và 12 điểm phát thuốc. a. Qui định về mức phí thu từ bệnh nhân và lộ trình thu phí Việc thu phí bệnh nhân được thực hiện dựa trên nguyên tắc thu đủ bù chi. Tuy nhiên để đảm bảo chương trình được khả thi cần có lộ trình, cụ thể: - Trong hai năm đầu tiên (2013 – 2014) nguồn ngân sách thành phố và các nguồn tài trợ sẽ đảm bảo việc chi trả lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ viên chức và tiền thuốc cho bệnh nhân. Các khoản chi phí hoạt động thường xuyên như: phí vận hành, phí hỗ trợ điều trị, phí hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện bổ sung và nâng cao cho nhân viên được sử dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân với mức thu phí tố đa là 10.000đ/bệnh nhân/cơ sở điều trị chính và 8.000đ/bệnh nhân/điểm phát thuốc - Năm 2015 khi các nguồn tài trợ nước ngoài bị cắt giảm, nguồn ngân sách thành phố vẫn tiếp tục hỗ trợ tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản chi phí hoạt động thường xuyên và tiền thuốc được sử dụng từ nguồn thu phí bệnh nhân, dự kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày (các khoản thu này đã tính giảm trừ (miễn phí) khoản thu trên bệnh nhân nghèo, ước tính tỉ lệ bệnh nhân nghèo được miễn giảm là 20, và bệnh nhân gián đoạn liều trong quá trình điều trị là 5%) Đối với bệnh nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo và cận nghèo tại Quyết định số: 23/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2010 và Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố, được miễn phí điều trị khi tham gia chương trình. b.Qui định về việc phân bổ chi từ nguồn thu phí bệnh nhân - Tổng thu: bao gồm  Nguồn ngân sách cấp  Nguồn tài trợ, viện trợ Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 60  Nguồn thu phí từ bệnh nhân (sau khi đã miễn chi phí điều trị cho bệnh nhân nghèo, cận nghèo (dự kiến khoảng 20%) và thất thu do bệnh nhân bỏ liều hoặc gián đoạn điều trị (dự kiến khoảng 5%). - Tổng chi: bao gồm toàn bộ chi phí phụ vụ cho các cơ sở điều trị chính và các điểm phát thuốc vệ tinh Việc chi tài chính được quản lý và sử dụng theo Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Chi tiết thu, chi tại bảng 1 và 2): Bảng 1: Phân bổ nguồn chi cho cơ sở điều trị chính (300 bệnh nhân) Mục Năm 2013 - 2014 Từ năm 2015 trở đi Nguồn chi /nội dung Số tiền Tỉ lệ Nguồn chi /nội dung Số tiền Tỉ lệ 1 Ngân sách nhà nước + Nhà tài trợ PEPFAR 2,281,276,500 80.00% Ngân sách nhà nước: 722,000,000 31.42% + Lương 722,000,000 25.32% + Lương 722,000,000 31.42% + Chi phí ban đầu (phí sửa chữa, trang thiết bị, xét chọn BN, đào tạo ban đầu) 553,600,000 19.41% Thu phí bệnh nhân: 1,575,976,500 68.58% + Chi phí: Mua thuốc, vận chuyển, phân phối thuốc cho các cơ sở, tiêu huỷ vỏ chai thuốc 1,005,676,500 35.27% + Chi phí: Mua thuốc, vận chuyển, phân phối thuốc cho các cơ sở, tiêu huỷ vỏ chai thuốc 1,005,676,500 43.76% 2 Thu phí bệnh nhân: 570,300,000 20.00% + Phí vận hành 314,800,000 11.04% + Phí vận hành 314,800,000 13.70% + Phí cho các hoạt động hỗ trợ điều trị 75,000,000 2.63% + Phí cho các hoạt động hỗ trợ điều trị 75,000,000 3.26% +Chi phí khác 180,500,000 6.33% +Chi phí khác 180,500,000 7.85% Tổng chi phí: 2,851,576,500 100% Tổng chi phí 2,297,976,500 100% Dự kiến số tiền thu từ bệnh nhân (GĐ1: 7.000đ/BN) 574,875,000 Dự kiến số tiền thu từ bệnh nhân (GĐ2: 1,642,500,000 Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 61 20.000đ/BN) Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 62 Phụ lục 2.1 BẢNG HỎI DÀNH CHO BỆNH NHÂN METHADONE VÀ NGƯỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐIỀU TRỊ METHADONE Kính thưa anh/chị, Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học về “Khảo sát ý kiến của bệnh nhân Methadone về mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại Tp.Hồ Chí Minh”, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM mời anh/chị tham gia góp ý bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chương trình thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn khi triển khai mô hình xã hội hóa chương trình Methadone. Chúng tôi bảo đảm rằng những thông tin anh/chị cung cấp sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và bạn hoàn toàn được bảo mật Vì vậy rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị. Trân trọng cảm ơn! A. THÔNG TIN CHUNG c.1 Mã bảng hỏi . c.2 Năm sinh .. c.3 Giới tính 1. Nam 2. Nữ c.4 Trình độ học vấn 1. Không đi học 2. Cấp I 3. Cấp II 4. Cấp III 5. Trung cấp/CĐ/ĐH/SĐH 6. Không nhớ/không trả lời c.5 Tình trạng hôn nhân 1. Chưa kết hôn 2. Đã kết hôn 3. Ly thân 4. Ly dị 5. Góa 6. Không nhớ/không trả lời c.8 Tôn giáo .. c.9 Dân tộc .. c.10 Tình trạng việc làm hiện nay 1. Thất nghiệp, đang tìm việc 2. Thất nghiệp, không tìm việc 3. Đang làm việc, bán thời gian 4. Làm việc cho gia đình Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 63 5. Đang làm việc toàn thời gian 6. Khác (ghi cụ thể) c.11 Thu nhập từ việc làm chính .đ/tháng c.12 Thu nhập khác .đ/tháng c.13 Tổng thu nhập .đ/tháng c.14 Hiện anh/chị đang sống với ai 1. Sống một mình 2. Sống cùng vợ/chồng hoặc bạn tình 3. Sống với gia đình (cha mẹ, anh chị em) 4. Sống vói bạn 5. Khác c.15 Theo anh/chị, điều kiện kinh tế gia đình của anh/chị hiện nay như thế nào? 1. Khá giả 2. Trung bình 3. Khó khăn 4. Rất khó khăn 5. Khác (ghi cụthể).. c.16 Anh/chị có thể cho biết khi chưa tham gia điều trị Methadone, trung bình số tiền anh/chị bỏ ra để mua ma túy là bao nhiêu/ngày? vnd/ngày B. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU TRỊ METHADONE c.17 Anh/chị đã tham gia điều trị methadone chưa 1. Có 2. Chưa (chuyển câu 22) c.18 Anh/chị tham gia chương trình điều trị thay thế bằng Methadone được bao lâu? 1. Dưới 12 tháng 2. Từ 13 tháng – 24 tháng 3. Trên 24 tháng 4. Khác (ghi cụ thể). c.19 Trong gia đình anh/chị còn có ai khác ngoài anh/chị cũng tham gia điều trị MMT không? 1. Có 2. Không c.20 Mức độ hài lòng của anh/chị về các dịch vụ hỗ trợ trong chương trình MMT là như thế nào? (các dịch vụ: Khám và điều trị MMT, hành chính, cấp phát thuốc, tư 1. Không hài lòng 2. Hơi hài lòng (chuyển câu 21) 3. Tương đối hài lòng (chuyển câu 21) 4. Hài lòng Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 64 vấn,xét nghiêm,) 5. Rất hài lòng c.21 Anh/chị có thể cho biết cụ thể: anh chị không hài lòng về dịch vụ nào trong gói dịch vụ tổng thể của chương trình MMT? .. c.22 Ngoài việc đăng ký tham gia điều trị Methadone, anh/chị còn nhận dịch vụ hỗ trợ nào ? 1. Xét nghiệm HIV 2. Khám và điều trị ARV 3. Khám và điều trị Lao 4. Khám và điều trị STIs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) 5. Vay vốn và hỗ trợ việc làm 6. Chương trình Giáo dục viên đồng đẳng 7. Khác (ghi cụ thể). c.23 Mức độ hài lòng của anh/chị đối với các dịch vụ hỗ trợ này như thế nào? 1. Không hài lòng 2. Hơi hài lòng 3. Tương đối hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng C. Ý KIẾN CỦA BỆNH NHÂN KHI THAM GIA VÀO MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA MMT c.24 Anh/chị vui lòng cho biết tình trạng sức khỏe hiện nay của bản thân như thế nào? 1. Rất tốt 2. Tốt 3. Trung bìn 4. Kém 5. Khác (ghi cụ thể) c.25 Hiện tại, bệnh nhân tham gia điều trị MMT hoàn toàn miễn phí. Trong thời gian tới,khi tham gia điều trị, anh/chị sẽ phải đóng góp một phần chi phí, vậy anh chị có sẵn sàng đóng góp không? 1. Có 2. Không 3. Chưa biết c.26 Nếu có, ghi cụ thể, vì sao ? . Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 65 c.27 Nếu không, ghi cụ thể, vì sao? c.28 Nếu phải trả một phần chi phí điều trị methadone, theo anh/chị thì khả năng anh/chị sẽ phải đóng bao nhiêu tiền/ngày? ..vnd/ngày c.28 a Anh/chị lựa chọn hình thức trả như thế nào? 1. Trả theo ngày 2. Trả theo tuần 3. Trả theo tháng 4. Khác c.29 Theo anh/chị, khả năng anh/chị sẽ chi trả một phần chi phí này trong bao nhiêu lâu? (gợi ý: suốt quá trình điều trị hay chỉ là một khoảng thời gian nào đó hoặc tùy thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình hoặc nguồn khác/. . c.30. Mức độ hỗ trợ mà anh/chị nhận được từ người khác khi anh/chị tham gia chương trình MMT? Hỗ trợ về tâm lý/tình cảm Hỗ trợ về tiền/chi phí điều trị Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe 1. Vợ/chồng 2. Cha mẹ 3. Con cái 4. Anh/chị em ruột 5. Họ hàng Bạn bè 6. Khác Mã hóa: 1. Hỗ trợ nhiều và liên tục 2. Hỗ trợ không thường xuyên 3. Hỗ trợ rất ít 4. Không biết/không hỗ trợ c.31 Nếu phải trả chi phí điều trị methadone, anh/chị sẽ lựa chọn loại hình dịch vụ nào? 1. Nhà nước 2. Tư nhân Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 66 c.32 Theo anh/chị, các dịch vụ tốt nhất cho bệnh nhân khi tham gia vào mô hình xã hội hóa chương trình MMT gồm những dịch vụ gì? 1. Tư vấn hỗ trợ tâm lý - tuân thủ điều trị 2. Tư vấn thủ tục hành chánh 3. Khám sức khỏe điều trị định kỳ 4. Tham gia sinh hoạt nhóm tự hỗ trợ 5. Tư vấn giới thiệu và chuyển gừi các dịch vụ y tế- xã hội 6. Khác (ghi rõ) D Ý KIẾN ĐỀ XUẤT c.33 Các ý kiến đề xuất của anh/chị về việc tham gia đóng góp một phần chi phí tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng MMT là gì (ghi cụ thể): .. Phụ lục 2.2 Mẫu 4-QLKH/ BYT BCKQNC-C-BYT 67 BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU DÀNH CHO GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN METHADONE Kính thưa anh/chị, Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học về “Khảo sát ý kiến của bệnh nhân Methadone về mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại Tp.Hồ Chí Minh”, Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM mời anh/chị tham gia góp ý bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây. Những ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ góp phần giúp cho những nhà hoạch định chương trình thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn khi triển khai mô hình xã hội hóa chương trình methadone. Chúng tôi bảo đảm rằng những thông tin anh/chị cung cấp sẽ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và bạn hoàn toàn được bảo mật Vì vậy rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị. Trân trọng cảm ơn! Mã số bảng hỏi:. Giới tính:Tuổi:.. Nghề nghiệp: 1. Xin ông/bà cho biết trong gia đình ông/bà có bao nhiêu người tham gia điều trị MMT? 2. Ông/bà vui lòng cho biết thời gian tham gia chương trình MMT của thành viên gia đình là bao lâu? 3. Ông /bà có thể cho biết ông/bà nhận thấy những lợi ích của methadone đem lại cho bệnh nhân là gì? (về kinh tế, sức khỏe, việc làm, ) 4. Trong thời gian qua, các bệnh nhân tham gia điều trị MMT được miễn phí hoàn toàn, tuy nhiên trong thời gian tới, nếu gia đình bệnh nhân phải đóng một phần chi phí điều trị methadone, ông/bà cảm thấy như thế nào? 5. Khi phải trả một phần chi phí điều trị, gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì? 6. Theo ông/bà, khả năng gia đình mình sẽ hỗ trợ chi phí cho con em mình tham gia điều trị Methadone trong khoảng bao lâu? (ví dụ: thời gian hỗ trợ: suốt quá trình điều trị, một thời gian đầu hay như thế nào, cần nói rõ,) 7. Ông/bà vui lòng cho biết tổng thu nhập trung bình của gia đình ông/bà là bao nhiêu /tháng? 8. Khi phải trả một phần chi phí điều trị, gia đình ông/bà mong muốn gói dịch vụ điều trị như thế nào? 9. Các ý kiến đề xuất từ phía gia đình bệnh nhân cho chương trình MMT?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_kha_nang_chi_tra_chi_phi_dieu_tri_methadone_cua_benh_nhan_chuan_bi_tham_gia_mo_hinh_xa_hoi.pdf
Luận văn liên quan