Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam - Tháng 4/2011

Bằng những định hướng hành động hợp lý và sự nhận thức rõ ràng về những vấn đề hiện tại, chúng ta có lý do để hi vọng rằng Việt Nam sẽ không sụp đổ. Song, những bằng chứng hiện tại là không đủ để đưa ra kết luận về khả năng thành công cũng như thời gian của mục tiêu tái cân bằng, tái ổn định dài hạn mà chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Nửa cuối năm 2011 bóng ma lạm phát, lãi suất có thể bị đẩy lùi từng bước và mức lạm phát tại Việt Nam trong năm 2012 có thể trở về mức trung bình cao trong khu vực nếu Việt Nam có thể cùng lúc thực hiện được 2 nhiệm vụ: Đưa thị trường vàng và USD tự do vào kiểm soát, tiến tới xóa bỏ thị trường này, đồng thời dọn dẹp được hệ thống ngân hàng thương mại, loại bỏ nhóm ngân hàng có khả năng gây rủi ro cho toàn hệ thống. Trong trường hợp 2 vấn đề trên không được xử lý, sớm muộn tình trạng kinh tế hiện tại sẽ lặp lại. Con đường để Kinh tế Việt Nam đạt tới sự ổn định, bền vững sẽ là một cuộc hành trình rất khó khăn. Nếu chính phủ Việt Nam không kiên trì và sẵn sàng đối mặt với những mâu thuẫn nội tại của hệ thống điều hành thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ không bao giờ đến đích. Chúng ta cần xem xét những bước đi tiếp theo của chính phủ Việt Nam để có những kết luận cụ thể hơn về tình hình sắp tới. Ngoài ra, tất cả các giải pháp nhằm phục hồi lại nền kinh tế mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Chắc chắn mọi thứ sẽ chuyển biến xấu hơn nữa trước khi những dấu hiệu đầu tiên của sự ổn định xuất hiện.

pdf20 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam - Tháng 4/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NHẬT BẢN JAPAN SECURITIES INCORPORATED Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam – Tháng 4/2011 KHẢ NĂNG PHỤC HỒI Đầu năm 2011, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều lo ngại về khả năng nền kinh tế Việt Nam có thể sụp đổ. Với lý do đó, mục đích của báo cáo là đưa đến cho nhà đầu tư thêm những cơ sở để ra quyết định, bằng việc cân nhắc về khả năng sụp đổ này, dựa trên sự tiếp cận từ khía cạnh vĩ mô. Cấu trúc báo cáo như sau: Phần 1: Triệu chứng– bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam đến cuối tháng 3/2011 Phần 2: Nguyên nhân – những đặc điểm đặc thù của kinh tế Việt Nam và thế giới, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện tại Phần 3: Định hướng điều trị - mô tả định hướng, những giải pháp chính phủ Việt Nam đã và đang sử dụng để giải quyết tình trạng hiện tại cũng như đạt tới vị trí ổn định bền vững. Phần 4: Khả năng phục hồi –những nhân tố cản trở quá trình thực hiện chính sách của Việt Nam. Phần 5: Kết luận - kết luận về khả năng sụp đổ của kinh tế Việt Nam, hướng đi của lạm phát, lãi suất và khả năng việt nam đạt tới vị trí bền vững. Tác giả: Nguyễn Tiến Đức – Senior Analyst Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 2 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Tóm tắt Năm 2010, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã đạt được sự phục hồi ấn tượng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thế nhưng ở Việt Nam, tình hình kinh tế lại chuyển biến xấu và sự việc đã trở nên rất nghiêm trọng tại thời điểm kết thúc quí I/2011. Dường như Việt Nam đã đánh mất sự ổn định và cân bằng cần thiết để phát triển kinh tế. Quan trọng hơn, Việt Nam đã đánh mất vị thế cạnh tranh của mình so với các quốc gia láng giềng trên nhiều phương diện. Dòng tiền đầu tư quốc tế, và thậm chí trong nước tại Việt Nam thu hẹp nghiêm trọng. Giới đầu tư quốc tế quan ngại về sự sụp đổ của kinh tế Việt Nam. Trước sức ép của sự đổ vỡ, trong một thời gian ngắn, chính phủ đã quyết định áp dụng chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt và một loạt biện pháp vĩ mô khác nhằm tái lập lại sự ổn định. Nhóm chính sách này tạo ra phản ứng trái ngược trong cộng đồng. Trong lúc nhiều thành phần của nền kinh tế nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của chính sách thì những tổ chức lớn, đặc biệt là World Bank lại có cái nhìn lạc quan hơn. Họ cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Nhận định lạc quan trên là hoàn toàn có cơ sở nếu chúng ta nhìn sâu hơn vào nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn hiện tại. Mọi việc có thể bắt nguồn từ mục tiêu trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam được đưa ra năm 2001: “bằng mọi giá phải đưa Việt Nam thoát nghèo”. Để làm được điều này, chính phủ việt nam phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là nâng mức thu nhập cá nhân lên trên 1000USD từ mức 405 USD năm 2000. Sau 10 năm, Việt Nam đã thành công, nhưng một thập kỷ đánh đổi sự ổn định và bền vững để lấy tăng trưởng nhanh đã tạo ra tình trạng mất thăng bằng trầm trọng trong nhiều lĩnh vực như Công nghiệp, tín dụng, thị trường vàng và ngoại hối và nghiêm trọng hơn cả là đánh mất niềm tin của dân chúng vào đồng nội tệ. Những đặc điểm này tạo ra hệ thống tạo lạm phát kép đặc biệt theo hai chu trình trong đó một chu trình là lạm phát chi phí đẩy và một chu trình đặc biệt diễn ra trong hệ thống tín dụng – tiền tệ - tiết kiệm. Biến động tiêu cực của thời kỳ khủng hoảng kinh tế và hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu trở thành tác nhân kích hoạt và khuếch đại chuỗi tạo lạm phát, đưa an ninh kinh tế việt nam vào trạng thái bị đe dọa. Dựa vào những gì đã thực hiện, có thể thấy rằng Chính phủ Việt Nam đã nhận ra sự yếu kém trong cấu trúc kinh tế hiện tại từ rất lâu. Nhiều hành động mang tính chất dài hạn đã được thực hiện từ rất sớm với mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nhằm đạt tới một vị thế ổn định hơn. Những biện pháp hiện tại tập trung nhằm mục đích bẻ gãy vòng xoáy lạm phát bằng việc kiểm soát thị trường ngoại hối, vàng và tiết kiệm. Trên phương diện lý thuyết Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 3 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department giải pháp chống lạm phát trên là hợp lý nhưng mới chỉ ở giai đoạn định hướng và thực thi bước đầu. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ thành công trong việc bẻ gãy chuỗi lạm phát hiện tại trong ngắn hạn nếu họ thực hiện kế hoạch trên một cách kiên trì và dứt khoát. Nếu thành công, mức lạm phát tại Việt Nam trong ngắn hạn có thể sẽ được đưa trở về mức trung bình cao so với các quốc gia trong khu vực. Thế nhưng, thực hiện đến cùng kế hoạch này không phải là một công việc đơn giản. Có rất nhiều nhân tố cản trở đang hiện hữu phía trước và nhiều người đang hoài nghi về việc liệu Việt Nam có thực hiện đến cùng cải cách của mình không. Tóm lại, định hướng hợp lý và những hành động bước đầu thuyết phục, chính phủ Việt Nam cho chúng ta cơ sở để hi vọng về việc quốc gia này sẽ không sụp đổ. Nhưng những bằng chứng hiện tại chưa đủ để dẫn tới bất cứ một kết luận nào về khả năng hoặc thời điểm tái lập sự cân bằng, ổn định hoặc dài hạn. Mặc dù vậy, có một điều có thể chắc chắn đó là nếu Việt Nam không nhanh chóng cải tạo hệ thống ngân hàng thương mại, tình trạng hỗn loạn sẽ nhanh chóng tái diễn. Chúng ta cần quan sat tiếp hành động của Chính phủ Việt nam để có thể đánh giá xa hơn về tương lai của đất nước này. Ngoài ra, chắc chắn tình hình sẽ tồi tệ hơn trước khi những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi xuất hiện. Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 4 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department PHẦN 1 TRIỆU CHỨNG Trong tháng 2 và đầu tháng 3/2011, hơn 12 công bố điều chỉnh chính sách được thực hiện. Đây có lẽ là giai đoạn đáng nhớ nhất trong lịch sử quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thế kỷ 21. Những điều chỉnh chủ yếu bao gồm:  Tăng tỷ giá USD/VND chính thức lên 9% (State Bank of Vietnam – SBV)  Tăng lãi suất tái cấp vốn lên 9%/năm(SBV)  Giá điện tiêu dùng tăng 15% (Bộ Tài Chính – MOF)  Giá xăng tăng 17.7% (MOF)  Nghị Quyết 11/NQ-CP: Thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt kể từ quý II/2011  Thông báo về việc hạn chế tăng trưởng tín dụng dưới 20% và giảm tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tập trung tín dụng cho khu vực sản xuất (SBV)  Công bố về việc thực thi quản lý thị trường ngoại hối, vàng tự do.  Lãi suất tái cấp vốn tăng lên 11% năm (SBV)  Lập trần lãi suất huy động 14% (SBV).  Lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn lên 12%/Năm (SBV)  Bộ giao thông vận tải: ngừng mua xe, sắm tài sản cố định có giá trị lớn từ nguồn ngân sách. Tất cả điều chỉnh trên được đưa ra với mục đích duy nhất là tái ổn định lại nền kinh tế Việt Nam vốn đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta cùng xem xét tình hình thông qua một số chỉ tiêu lớn: 1. Lạm phát cao nhất trong khu vực: Giá tiêu dùng năm 2010 được ghi nhận tăng 11,75% so với thời điểm kết thúc 2009, trong lúc tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,5%. Nếu đem so sánh với lạm phát tại các quốc gia khác trong khu vực thì con số này là quá lớn. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi chỉ số CPI có dấu hiệu mất kiểm soát từ giữa năm 2010. Tháng 3/2011, CPI được ghi nhận tăng 2.17% so với tháng 2. Đây là mức cao nhất trong 34 tháng. Việc không kiểm soát được lạm phát sẽ kéo theo một loạt tác động trong nền kinh tế. (Chart 1 & 2) Chart 1: Inflation Annualy – Asean countries (Source: JSI) 22.97 9.19 -5 0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vietnam Indonesia Thailand Malaysia Philipines Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 5 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Chart 2: CPI growth rate – Month to date – Vietnam (Source: GSO) 2. Thị trường tín dụng hỗn loạn. Lãi suất cơ bản của Việt Nam cao nhất trong khu vực. Sau khủng hoảng tài chính thế giới, trong lúc mức lãi suất tại các quốc gia khác có xu hướng hạ hoặc ổn định thì lãi suất cơ bản tại Việt Nam là 9%/năm. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức 13%. Lãi suất tiền gửi trên 14% và lãi suất cho vay trên 18%. Đặc biệt, sãi suất tín dụng phi sản xuất được đẩy lên tới mức 21%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại có dấu hiệu mất thanh khoản trầm trọng. Rõ ràng, mức lãi suất này cao hơn tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu tình trạng này kéo dài, hậu quả của nó gây ra trong nền kinh tế sẽ là vô cùng nghiêm trọng. (Chart 3 & 4). Chart 3: Basic interest rate – Year end – Asean country (Source: JSI) Chart 4: Interbank Interest rate – Vietnam (Source: SBV) 2.17 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 % 6.75 2.75 4.00 9.00 0 2 4 6 8 10 12 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Indonesia Thailand Malaysia Philipines Vietnam 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 Over night 1 Week 3 Month 12 Month Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 6 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department 3. Thị trường tiền tệ đảo lộn. Trong lúc đó, đồng bản tệ của đa số các quốc gia trong khu vực đều có xu hướng tăng so với USD. Đồng bản tệ của Việt nam mất giá nghiêm trọng so với Đôla Mỹ. Chỉ trong vòng chưa đến 3 năm, tỷ giá USD/VND đã tăng tới 28.6%. Tình trạng người dân chạy trốn khỏi đồng bản tệ khiến cung ngoại tệ mất cân đối, kỳ vọng lạm phát ra tăng và đồng nội tệ ngày càng mất giá mạnh hơn so với các ngoại tệ khác. Nếu một nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền đầu tư vào Việt Nam, họ nghiễm nhiên chịu lỗ khi VND mất giá so với đồng bản tệ. Với thực tế như vậy, dòng vốn vào Việt Nam giảm rất nhiều so với các năm trước đây. (Chart 5) Chart 5: USD exchange rate at month end – Asean Countries (Source: JSI) 4. Nợ nước ngoài tăng nhanh: Đến cuối, 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam vào khoảng 42.2% GDP trong đó dư nợ của Chính phủ ước tính khoảng 29 tỷ USD. Dư nợ chính phủ đã gấp đôi so với 5 năm trước đây. Nếu đem so sánh với các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam đã leo lên đứng đầu về tỷ lệ này (Chart 6). Theo tiêu chuẩn của IMF tỷ lệ này vẫn nằm trong mức an toàn. Bên cạnh đó, vấn đề nợ có phải là xấu hay không còn tùy thuộc vào khả năng trả nợ của quốc gia. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực. Chart 6: Gross external debt as % of GDP – Asean countries (source: JSI) 20,688.00 0 10 20 30 40 50 60 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Ja n -0 8 A p r- 0 8 Ju l- 0 8 O ct -0 8 Ja n -0 9 A p r- 0 9 Ju l- 0 9 O ct -0 9 Ja n -1 0 A p r- 1 0 Ju l- 1 0 O ct -1 0 Ja n -1 1 Vietnam Dong Indonesia Rupiah Philippine Peso Thailand Bath 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 55.0 60.0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vietnam Thailand Malaysia Philippine Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 7 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department 5. Dự trữ ngoại hối sụt giảm nghiêm trọng. Dự trữ ngoại hối sụt giảm từ 23 tỷ USD năm 2008 xuống còn khoảng 17 tỷ USD cuối năm 2010. Tỷ lệ dự trữ so với nợ ngắn hạn cũng đang diễn biến theo hướng xấu đi. Dự trữ của Việt Nam đi xuống trong lúc dự trữ của các quốc gia khác được cải thiện đáng kể trong 5 năm trở lại đây. Trường hợp điển hình là Thái Lan và Malaysia. Hiện thực này càng khiến thị trường tiền tệ trở nên căng thẳng hơn. Chart 7: Intenational reserve – Asean countries (Source: JSI) 6. VINASHIN – quả bom hẹn giờ: Tháng 9/2010, những tin đồn đầu tiên về việc tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có thể rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ. Đến tháng 12, chính phủ Việt Nam chính thức xác nhận sự việc. Tập đoàn này đang không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn đầu tiên có giá trị 60 triệu USD. Tổng nợ của Vinashin có giá trị 4,4 tỷ USD tương đương 4% GDP Việt Nam 2010 (Tương đương tỷ lệ giữa giá trị nợ của Lehman Brothers sới GDP của Mỹ năm 2008). Cân nhắc lại là hiện Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cho phép chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong tình trang phá sản. Cho dù Chính phủ có thể đưa ra hành lang pháp lý đi nữa thì câu hỏi tiếp theo sẽ là lấy nguồn tiền ở đâu? Chỉ riêng quả bom hẹn giờ này cũng đủ các nhà đầu tư quốc tế lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam. Vinashin không phải là tổ chức tài chính nên ảnh hưởng của nó sẽ không lớn như Lehman Brothers đối với nền kinh tế Mỹ nhưng chắc chắn tác động sẽ không nhỏ. 7. Đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính suy giảm nhanh chóng: Mặc dù tổng đầu tư toàn xã hội trong những năm gần đây vẫn được báo cáo tăng, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh. Vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm năm 2010 chỉ đạt 1,8 tỷ USD, giảm 14% so với 2009 và chỉ bằng 30% so với 2008. Chúng ta có thể đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu về vấn đề này, thế nhưng sự sụt giảm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thể hiện sự kỳ vọng của giới đầu tư quốc tế vào sự phát triển kinh tế trong tương lai. Minh chứng rõ hơn chính là giá trị đầu tư trên thị trường chứng khoán. Dường như giới đầu tư đang chạy trốn khỏi các kênh đầu tư tài chính tại Việt Nam (Chart 8) 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Feb 2011 Malaysia reserve (RM Billions) Other countries (US$Billions) Vietnam Thailand Philippine Malaysia Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 8 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Chart 8: Vietnam stock market – Total trading value monthly Chúng ta có thể thấy rõ ràng về việc Việt Nam đã đánh mất vị thế cạnh tranh của mình so với các quốc gia trong khu vực. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng vì vị thế cạnh tranh giảm cũng đồng nghĩa với dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài vào sẽ bị co hẹp. Việt Nam là một nước đang phát triển, không có lợi thế đặc biệt về tài nguyên, do đó nước này cần dòng chảy vốn đầu tư như một tài nguyên quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế trên cả 2 phương diện là Vốn và công nghệ. Như vậy, Việt Nam buộc phải hành động khẩn cấp là điều dễ hiểu. Vấn đề còn lại ở đây là tính hiệu quả của những giải pháp Chính phủ sử dụng. 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 D e c- 0 9 Ja n -1 0 Fe b -1 0 M ar -1 0 A p r- 1 0 M ay -1 0 Ju n -1 0 Ju l- 1 0 A u g- 1 0 Se p -1 0 O ct -1 0 N o v- 1 0 D e c- 1 0 Ja n -1 1 Fe b -1 1 VND Billions Hochiminh Stock Exchange Hanoi Stock Exchange Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 9 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department PHẦN 2 NGUYÊN NHÂN 10 NĂM PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG DI CHỨNG: 1. Tăng trưởng thay cho ổn định: Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng này diễn ra ở Việt Nam. Năm 2008 lạm phát tại Việt Nam cao nhất trong khu vực với kỷ lục xấp xỉ 23%. Bên cạnh đó, năm 2010 CPI bắt đầu tăng cao từ tháng 9/2010. Với kinh nghiệm “sống chung với lạm phát” thì Chính Phủ Việt Nam đương nhiên phải hiểu được tình hình sẽ dẫn đến đâu nếu không có hành động ngăn chặn sớm. Thế nhưng mọi thứ vẫn được coi là “chưa nghiêm trọng” cho đến tận tháng 2/2011, sau khi kết thúc Đại hội đảng toàn quốc 11. Tại sao lại như vậy? Vị thế “Quốc gia có mức thu nhập trung bình”, đây là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu mà Việt Nam đã theo đuổi trong suốt 10 năm (Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam 2001 - 2005 và 2006 - 2010). Đối với Việt Nam cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác, đây là mốc phát triển cực kỳ quan trọng bởi khi không còn là quốc gia có mức thu nhập thấp, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế sẽ có bước nhảy quan trọng, đồng thời vị thế quốc gia và sức hấp dẫn của thị trường cũng được nâng lên rất nhiều. Tại thời điểm cuối năm 2006, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới chỉ đạt 745 USD (theo ước tính của IMF). Năm 2007, chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ đạt mục tiêu trong năm 2008, thế nhưng đến tận cuối năm 2010 thì Ngân hàng thế giới (WB) mới chính thức nâng mức xếp hạng. Thu nhập bình quân tăng 50% trong 5 năm không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Một cá nhân hoặc một tổ chức có thể không hoàn thành kế hoạch phát triển, còn một quốc gia thì không. Mục tiêu trên chính là lý do vì sao trong suốt một thập kỷ phát triển, Chính phủ Việt Nam luôn lựa chọn “tăng trưởng” thay cho “ổn định”. 2. Nền sản xuất phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu: Năm 2010, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD tương đương 80,3% GDP. Phần hàng hóa nhập khẩu này đa số là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất trong nước. Các ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, công nghiệp phụ trợ rất yếu kém và không thể đáp ứng được nhu cầu đầu vào của nền sản xuất với mục đích xuất khẩu. Có thể nói đây là di chứng của chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu mà Việt Nam đã và đang sử dụng trong suốt hơn một thập kỷ qua. Khi không chủ động được nguyên liệu đầu vào thì dễ bị tác động của biến động giá nguyên liệu thế giới. 3. Hệ thống tín dụng dễ bị tổn thương: Việt Nam hiện tại có 47 Ngân Hàng thương mại cổ phần . Tính đến cuối năm 2010 có tới 41 Ngân hàng có vốn điều lệ dưới 180 triệu USD, Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 10 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department 26 trong số đó có vốn điều lệ dưới 150 triệu USD. Theo quy định về an toàn vốn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) thì mức vốn điều lệ an toàn được quy định ở 150 triệu USD. Quá nhiều ngân hàng có mức vốn điều lệ không an toàn. Ở một khía cạnh khác, chỉ trong vòng 3 năm từ 1991 đến 1993 có tới 27 trong số 47 ngân hàng trên được thành lập trong. Trong giai đoạn 1994-1996 có 8 ngân hàng được thành lập. Năm 2003 có 1 và số còn lại được thành lập từ 2006 đến 2008. Với số lượng ngân hàng quá lớn tập trung thành lập trong thời gian ngắn, liệu bộ máy lãnh đạo của những ngân hàng này có đủ năng lực quản lý? Quá nhiều Ngân hàng nhỏ cho một quốc gia nhỏ bé. Một ngân hàng nhỏ hơn và ra đời sau sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ lớn. Trên thực tế, nhóm này thường phải khai thác khu vực thị trường có mức rủi ro cao hơn rất nhiều so với đối thủ cũ trên thị trường, thêm vào đó, khả năng chịu rủi ro của những ngân hàng này rõ ràng thấp hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Khi gặp rủi ro hệ thống, đây sẽ là những mắt xích dễ mất thanh khoản nhất và đưa cả hệ thống tín dụng vào rối loạn. Thực tế, trạng thái sức khỏe của nhiều ngân hàng nhỏ tại Việt Nam vẫn đang trong trạng thái “nguy kịch” do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008. Những nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu mối đe dọa của sự tồn tại của những ngân hàng nhỏ và yếu lên nền kinh tế cũng như vai trò xúc tác của nhóm Ngân hàng này. Gói giải pháp đầu tiên đã được đưa ra từ khá lâu: Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra lộ trình 5 năm buộc các ngân hàng phải nâng vốn điều lệ lên tối thiểu 3,000 tỷ VND (tương đương 150 triệu USD tại thời điểm hiện tại). Hạn cuối của lộ trình được xác định là 31/12/2010. Theo kế hoạch này, nếu ngân hàng nào không đáp ứng được yêu cầu tăng vốn thì sẽ phải giải thể hoặc sáp nhập một cách bắt buộc vào một ngân hàng lớn hơn theo sự chỉ định của NHNN. Để đảm bảo kế hoạch thành công, Chính phủ Việt Nam đồng thời thực hiện lộ trình tăng vốn của 04 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước là Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Nông nghiệp lên quy mô đủ để thâu tóm những ngân hàng không đủ điều kiện trong trường hợp cần thiết. Rất tiếc, kế hoạch tăng vốn của 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh bị gián đoạn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuối năm 2010, chính phủ Việt Nam cho phép dời hạn tăng vốn của ngân hàng nhỏ đến hết năm 2011. Cũng trong năm 2010, Luật Ngân Hàng và các tổ chức tín dụng và Thông tư 13/2010/NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại có hiệu lực cũng là một bước tiến quan trọng trong việc cải thiện an ninh hệ thống. Khi sự vận hành của khối ngân hàng bị thắt chặt, những ngân hàng có vấn đề chắc chắn sẽ rơi vào tình Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 11 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department trạng khó khăn khiến hệ thống rung lắc trong thời gian ngắn là điều không tránh khỏi. Một phần nguyên nhân mà hệ thống Ngân hàng náo loạn tại trong giai đoạn cuối năm 2010 cũng xuất phát từ đây. 4. Vàng và USD là tài sản tích trữ an toàn nhất: Việt Nam luôn ở trong trạng thái thâm hụt thương mại, tuy nhiên trên lý thuyết thì thâm hụt này sẽ được bù đắp bởi FDI, các khoản vay nước ngoài, kiều hối Thực tế tại Việt Nam không như vậy. Về mặt lịch sử, tiền Đồng luôn luôn mất giá so với USD. Kỳ vọng lạm phát và kỳ vọng phá giá tiền đồng thường ở mức cao. Do đó, khi có tiền mặt, dân chúng sẽ mua USD và Vàng để cất trữ. Với mục đích là cất trữ nên mặc dù không rút ra khỏi hệ thống ngân hàng nhưng khoản ngoại tệ và vàng này tồn tại dưới trạng thái tiền gửi. Theo quy định về tỷ lệ an toàn của SBV, Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng một phần hạn chế lượng tiền gửi này vào mục đích kinh doanh. Khi hành động này xảy ra trên diện rộng và trong một thời gian dài, một lượng rất lớn ngoại hối bị rút khỏi lưu thông và chuyển vào cất trữ. Ngân hàng thương mại thiếu hụt nguồn dự trữ, công thêm vào đó là quy định trần tỷ giá khiến Ngân hàng mắc kẹt trong tình trạng giá giao dịch trên thị trường chợ đen cao hơn so với giá bán mà SBV cho phép. Cuối năm 2010, sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên 2 thị trường đã lên tới 10%. (Số liệu được WB phản ánh rất rõ trong báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển Kinh tế Việt Nam” trang 16 ∞). HẬU KHỦNG HOẢNG VÀ VÒNG XOÁY LẠM PHÁT VIỆT NAM: 1. Giá nguyên liệu tăng chóng mặt: Đôla Mỹ, Yên Nhật và Euro của cộng đồng Châu Âu thay phiên nhau giảm giá trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới (chart 9). Có nhiều lý do dẫn đến hiện thực này, song dù sự hạ giá là chủ động hay bị động thì nó cũng củng cố rất nhiều năng lực cạnh tranh hàng hóa của Mỹ, các nước trong Liên Minh châu Âu, và Nhật. Hậu quả của chiến lược hỗ trợ xuất khẩu bằng biện pháp tiền tệ của quốc gia lớn, đặc biệt là sự đi xuống của đồng USD do tác động của các gói kích thích kinh tế đẩy giá các loại hàng hóa tăng cao. Nguyên liệu thô cho công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giá lương thực thực phẩm, kim loại đều có mức tăng rất lớn kể từ tháng 6 năm 2010 (Chart 10). Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 12 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Chart 9: Major currencies real effective exchange rate - Monthly Chart 10: Commodities Price Index (Source: IMF) Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tăng giống như nguồn năng lượng khổng lồ khởi động vòng xoáy lạm phát Việt Nam năm 2010 2. Nguyên lý của cỗ máy tạo lạm phát 2010: Lạm phát Việt Nam được phát sinh theo 2 quy trình lồng ghép. Lạm phát chi phí đẩy trở thành ngòi nổ cho vòng xoáy phi mã: Quy trình 1: Giá nguyên liệu thế giới tăng → Giá thành sản xuất trong nước tăng → Giá tiêu dùng tăng → Lạm phát tăng → Giá USD & vàng trong nước tăng + Lãi suất ngân hàng tăng →Chi phí sản xuất tăng và quy trình lặp lại. Về mặt lý thuyết, quy trình 1 sẽ xảy ra ở hầu hết quốc gia trong khu vực. Nếu chỉ bị tác động bởi quy trình 1 thì lạm phát ở Việt Nam sẽ chỉ tương đương mức lạm phát ở các quốc gia trong khu vực. Thế nhưng thực tế ở Việt Nam, những di chứng của 10 năm phát triển mất cân đối đã tạo ra môi trường đặc biệt cho lạm phát tự phát triển và nhân rộng theo quy trình thứ 2: Quy trình 2: Vàng thế giới tăng một thời gian dài kỳ vọng lạm phát tăng cao dẫn đến nhu cầu chuyển VND thành Vàng tích trữ tăng, đồng thời hoạt động đầu cơ vàng xuất hiện → Một lượng lớn 90 95 100 105 110 115 120 125 N o v- 0 9 D e c- 0 9 Ja n -1 0 Fe b -1 0 M ar -1 0 A p r- 1 0 M ay - Ju n -1 0 Ju l- 1 0 A u g- 1 0 Se p -1 0 O ct -1 0 N o v- 1 0 D e c- 1 0 Ja n -1 1 Fe b -1 1 Fed's USDX Broad (Jan 97=100) BOJ's JPY REER (2005=100) ECB's Euro REER (1999QI =100) 50 100 150 200 250 300 N o v- 0 9 D e c- 0 9 Ja n -1 0 Fe b -1 0 M ar -1 0 A p r- 1 0 M ay - Ju n -1 0 Ju l- 1 0 A u g- 1 0 Se p -1 0 O ct -1 0 N o v- 1 0 D e c- 1 0 Ja n -1 1 Fe b -1 1 2005 = 100 Food and beverage Industrial materials Agriculture Material Energy Metal Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 13 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department VND bị rút khỏi ngân hàng chuyển thành Vàng đồng thời một lượng không nhỏ USD bị chuyển ra nước ngoài để nhập Vàng → USD trong nước tăng giá do mất cân đối cung cầu thêm trầm trọng, đồng thời, một vài ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng mất thanh khoản VND do người gửi tiền chuyển VND sang dự trữ và đầu cơ vàng. Những ngân hàng này buộc phải tăng mạnh lãi suất huy động để bù đắp thiếu hụt → Để ngăn chặn dòng chảy tiền gửi, các ngân hàng khác buộc phải tăng lãi suất để cạnh tranh →Vòng xoáy tăng lãi suất bắt khởi động và lãi suất huy động nhanh chóng đạt 17%/năm, lãi suất cho vay đầu ra nhanh chóng đạt 19%/năm → Kỳ vọng lạm phát càng tăng kèm với năng lực quản lý thị trường yếu kém khiến giá USD chợ đen cao hơn USD tại ngân hàng thương mại gần 10% cuối năm 2010. Sự cộng hưởng tác động của quy trình thứ 2 phát sinh trong hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tiền tệ biến lạm phát tại Việt Nam trở thành cơn bão lớn đưa cả nền kinh tế vào trạng thái nguy hiểm. Không giống những quốc gia khác trong khu vực, những vấn đề nêu trên, đặc biệt là sự tồn tại của chuỗi tạo lạm phát khiến nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm đối với biến động của thị trường hàng hóa thế giới. Chịu tác động từ cùng một ảnh hưởng nhưng hậu quả của nó gây ra ở Việt Nam nặng nề hơn nhiều so với ở những quốc gia còn lại. Khởi nguồn của mọi vấn đề chính là mục đích tăng trưởng nhanh. Nguyên nhân dài hạn nằm trong cấu trúc kinh tế và nguyên nhân trực tiếp chính của tình trạng này là chuỗi Tín dụng – vàng – ngoại tệ - tiết kiệm. Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 14 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department PHẦN 3 ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU TRỊ Việt Nam đã làm những gì để cải thiện tình hình? Thực tế, những bước đi đã được thực hiện là rất bài bản, cả trên phương diện ngắn hạn lẫn dài hạn. 1. “Ổn định” thay cho “phát triển”: Mục tiêu cao nhất của Chiến lược phát triển kinh tế 2011 – 2015 là ổn định kinh tế ∞. Đây là lần đầu sau gần 20 năm đổi mới, ổn định kinh tế được đặt lên hàng đầu trong các chiến lược phát triển kinh tế 5 năm của Đảng cộng sản Việt Nam. Thay đổi về mặt tư tưởng là nền tảng cho mọi bước đi tiếp theo của Chính phủ Việt Nam. 2. Ôn định bằng mọi giá: Nghị quyết 11/2011 về kìm chế lạm phát là tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về việc cố gắng khôi phục ổn định bằng mọi giá thông qua chính sách tài khóa – tiền tệ thắt chặt. Khẳng định sẽ giảm chi 10% ngân sách, hạ thấp tăng trưởng tín dụng, giảm cung tiền cũng như sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn để quản lý giá thị trường, chống đầu cơ trục lợi. Kế hoạch này chính thức được thực hiện từ tháng 4/2011. Việc công bố chi tiết kế hoạch tác động mạnh vào kỳ vọng lạm phát trong xã hội. Đây là bước đi quan trọng làm căn cứ cho những bước đi tiếp theo. 3. Chặn cơn sốt vàng và USD: Bằng việc tuyên bố đặt thị trường vàng và ngoại tệ tự do dưới tầm kiểm soát chặt chẽ, tiến tới xóa bỏ 2 thị trường này thì cơn sốt ngoại tệ và USD tạm thời bị chặn đứng. Biện pháp của chính phủ Việt Nam tuy mang nặng tính chất hành chính và áp đặt nhưng lại là biện pháp quan trọng đúng đắn trong tình trạng hiện nay để phá vỡ chuỗi lạm phát theo quy trình 2. Ở đây có một vấn đề được đặt ra. Thị trường ngoại tệ tự do từ lâu đã đáp ứng một lượng lớn nhu cầu ngoại tệ trong nền kinh tế, nên khi xóa bỏ thị trường tự do thì chính phủ Việt Nam buộc phải đảm bảo rằng hệ thống Ngân Hàng thương mại sẽ đáp ứng đủ nhu cầu Ngoại tệ trong nền kinh tế. Nếu không thực hiện được điều này thì biện pháp trên không những không có tác dụng tích cực mà thậm chí còn khiến hoạt động kinh doanh trong nước tắc nghẽn. Để đảm bảo cho kế hoạch trên, ngay từ đầu tháng 2, NHNN đã đưa tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức lên 10% - mức ngang bằng với thị trường tự do, đồng thời thủ tướng chính thức “kêu gọi” các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không găm giữ ngoại tệ và bán ngoại tệ cho NHNN. Mục đích của hành động này là san bằng chênh lệch giá USD trên 2 thị trường tạo điều kiện cho sự huy động ngoại hối từ phía những tổ chức có dự trữ ngoại hối lớn. Đến 24/02, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố dự trữ ngoại hối quốc gia không bị ảnh hưởng và cân đối USD Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 15 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department trong hệ thống ngân hàng đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Ngày 24/3, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tuyên bố bán ngoại hối cho cá nhân, cam kết theo giá niêm yết và không thu phí. Ngày 30/3, bằng việc tuyên bố trong 1 tuần sẽ huy động khoảng hơn 1 tỷ USD ngoại hối từ hệ thống Tập đoàn, tổng công ty và đưa dự thảo lộ trình thắt chặt quản lý tiến tới xóa bỏ thị trường vàng miếng tự do trong 1 năm khẳng định quyết tâm thực hiện tới cùng hướng đi này. 4. Dọn dẹp hệ thống Ngân Hàng thương mại: Đầu năm 2011, sự kiện Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công thương tăng vốn thành công là sự kiện mang ý nghĩa quan trọng, làm nền tảng cho Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tổ còn đang dang dở năm 2010. Cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2011, Lãi suất tái cấp vốn và Lãi suất tái chiết khấu được nâng từ 9%/năm lên 12%/năm là bước đi kế tiếp trong kế hoạch. Động thái này khẳng định xu hướng của NHNN là rút bớt sự hỗ trợ của mình đối với những ngân hàng có tình trạng thanh khoản kém thông qua kênh thị trường mở. Nó cũng mang ý nghĩa rằng các bước chuẩn bị của NHNN đã hoàn tất, chờ thực thi giai đoạn tiếp theo của tiến trình dọn dẹp hệ thống Ngân Hàng thương mại. Hiển nhiên, khi lãi suất và điều kiện huy động vốn trên thị trường mở tăng, nhiều Ngân Hàng sẽ tìm tới thị trường Liên ngân hàng cũng như huy động từ dân cư và đẩy lãi suất trên 2 thị trường này lên mức cao hơn nữa. Nhờ vào việc an ninh kinh tế đất nước đang trong trạng thái bị đe dọa, NHNN có đủ lý do chính đáng để đưa ra trần lãi suất huy động và cho vay trên thị trường ở mức tối đa 14%/năm và 18%/năm. Khi những ngân hàng gặp khó khăn tìm cách vượt hàng rào này thì cũng là lúc họ cung cấp đủ cơ sở cho NHNN chính thức dọn dẹp hệ thống. 5. Cơ cấu lại nền kinh tế: Có lẽ bạn sẽ thấy rằng nhóm giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đưa vào thực hiện mới chỉ tập trung vào bẻ gãy và ngăn chặn chuỗi sinh lạm phát theo Quy trình 2. Nếu muốn phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam phải tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng của Lạm phát phát sinh theo quy trình 1 . Giải pháp tối ưu cho vấn đề này chính là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh hơn công nghiệp nguyên liệu và phụ trợ. Khi công nghiệp nguyên liệu phát triển hơn, Việt Nam sẽ tận dụng được ưu thế về tài nguyên thiên nhiên của mình, ít phụ thuộc hơn vào nguyên liệu nhập khẩu. Đồng thời nguyên liệu nhập khẩu giảm cũng làm giảm thâm hụt thương mại, nguồn dự trữ sẽ được bổ sung ổn định hơn. Nếu hướng đi này thành công, Việt Nam sẽ ổn định hơn, bền vững hơn trước những cú sốc về giá trên thị trường thế giới. Trung Quốc, nước láng giềng của Việt Nam đã làm công việc này khá tốt. Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 16 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Chính phủ Việt Nam hiểu vấn đề này và cũng hiểu khó khăn lớn nhất trong việc với tới lĩnh vực nguyên liệu là: Vốn và Công nghệ. Định hướng giải quyết đã được đưa ra. Trong giai đoạn 2001 – 2010 rất nhiều Tổng công ty, tập đoàn trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đã được thành lập với mục đích tập trung vốn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bong bóng tài chính 2007, khủng hoảng 2008 cũng như tình trạng đầu tư công kém hiệu quả đã làm chệch hướng nhóm giải pháp này. Kết quả là kết thúc 10 năm phát triển Chiến lược 2001 – 2010, dấu ấn cuả sự chuyển dịch còn rất mờ nhạt. Trên lý thuyết, hướng đi của chính phủ trong cả chương trình hành động này là đúng bởi chúng tập trung giải quyết những khiếm khuyết quan trọng trong hệ thống mà chúng ta đã đề cập ở trên. Những giải pháp gần đây đánh mạnh vào lĩnh vực tín dụng - vàng – ngoại hối – tiết kiệm, là chìa khóa để bẻ gãy chuỗi lạm phát leo thang. Nếu Việt thực hiện thành công thì việc ngăn chặn, loại bỏ chuỗi tạo lạm phát thứ 2 sẽ giúp đưa tỷ lệ lạm phát của Việt Nam về mức trung bình cao trong khu vực trong ngắn hạn. Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 17 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Phần 4 KHẢ NĂNG PHỤC HỒI Con đường mà Chính phủ Việt Nam lựa chọn để tìm lại sự ổn định là đúng hướng. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của những bước tiếp theo sẽ gặp không ít trở ngại: 1. Tác động từ bên ngoài: Hiện tại, căng thẳng chính trị tại một số quốc gia Trung Đông và sự cố nhà máy điện nguyên tử của Nhật Bản đang là những nhân tố chính gây áp lực lên giá dầu và giá lương thực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những tác động xấu nhất của những sự kiện trên dường như đã ở trạng thái đỉnh điểm. Tình trạng hỗn loạn không có lợi cho bất cứ bên nào cũng chính là lý do khiến Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc can thiệp vào Libya khá sớm. Vấn đề Trung Đông, Bắc phi sẽ sớm bình ổn hoặc nhóm quốc gia lớn sẽ tìm mọi cách để bình ổn khu vực này. Số phận của nhà máy điện Nguyên tử Fukushima tại Nhật cũng đã được quyết định do không thể phục hồi. Tuy chưa đến hồi kết, nhưng ít nhất hướng diễn biến của nhóm sự kiện trên cũng đã được định đoạt. Tình trạng đầu cơ hàng hóa trên diện rộng sẽ không có nhiều cơ hội diễn ra. Nguyên liệu, năng lượng sẽ bình ổn hơn. Năm 2011, nhóm quốc gia Châu Âu đang phải đối mặt với đe dọa về công nợ, một loạt quốc gia sẽ phải thực thi cắt giảm ngân sách. Trong lúc đó, nhóm quốc gia mới nổi và Đông Á, thái bình dương lại phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng do ảnh hưởng của luồng vốn đầu tư ngoại giai đoạn sau khủng hoảng. Nhóm này cũng sẽ thực thi nhiều chính sách nhằm hạn chế lạm phát bùng nổ. Điển hình sẽ là Trung Quốc với kế hoạch giảm bong bóng tài sản tại nước mình. Với Mỹ, kế hoạch nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) của Fed cũng sẽ kết thúc trong vài tháng tới. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến giá nguyên liệu trên thế giới tăng liên tục trong nửa cuối 2010. Nếu không có những sự kiện nào khác, giá cả hàng hóa nguyên liệu trên thế giới có thể sẽ quay lại trạng thái ổn định vào quý 3/2011. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam vẫn phải chịu áp lực lạm phát do chi phí đẩy ít nhất cho đến hết quý 2/2011. 2. Tác động nội tại: Về mặt ngôn từ, Việt Nam đang thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ thắt chặt với mục đích tìm lại sự ổn định. Nếu đi vào sâu hơn, bản chất của kế hoạch là sự tiết kệm chi tiêu đồng thời thay đổi ưu tiên đầu tư nhằm đạt tới trạng thái cân bằng hơn. Như vậy, về lý thuyết chiến lược này phải đi song hành cùng cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Rất tiếc đây lại là hai điểm yếu của hệ thống bởi thực tế Việt Nam chỉ có duy nhất 1 đảng cầm quyền. Đặc điểm này cho Việt nam lợi thế về ổn định chính trị nhưng lại không có lợi thế trong quá trình Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 18 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department cải cách đổi mới. Sự cải tổ sẽ đi xa đến đâu khi nó mâu thuẫn với lợi ích của chính chủ thể thực hiện cải tổ? Dự trữ thấp làm giảm hiệu quả cũng như kéo dài thời gian của quá trình thực thi cải cách hệ thống. Dự trữ của Việt Nam quá thấp. Trong quá trình thực hiện cải cách, dọn dẹp hệ thống chắc chắn sẽ làm phát sinh những cú sốc nhẹ trong nền kinh tế. Khi điều này xảy ra, dự trữ quốc gia chính là chiếc đai an toàn để giảm thiểu tác đụng phụ tiêu cực có thể xảy dến. Dự trữ thấp đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải giảm cường độ tác động chính sách, đồng thời cũng tốn nhiều thời gian hơn do khả năng chịu rủi ro thấp hơn. Một nhân tố nữa khiến quá trình tìm kiếm sự ổn định của Việt Nam trở nên khó khăn chính là hệ thống quản lý thị trường bán lẻ. Nhiều năm nay, công tác thống kê, quản lý thị trường lỏng lẻo tạo cơ hội cho nhiều chủ thể trên thị trường bán lẻ tự do đẩy giá hàng hóa một cách tự phát. Lỗ hổng này góp phần không nhỏ vào quá trình lạm phát leo thang tại Việt Nam, là một trong những lý do khiến lạm phát Việt Nam luôn luôn cao hơn so với lạm phát của những quốc gia trong khu vực. Như vậy, con đường tìm kiếm sự ổn định của chính phủ Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại. Trong số những trở ngại trên, nhóm yếu tố trở ngại xuất phát từ đặc điểm nội bộ quốc gia sẽ là những trở ngại khó khăn nhất mà Việt Nam phải đối mặt. Kẻ thù lớn nhất của sự đổi mới chính là những mâu thuẫn lợi ích trong hệ thống cầm quyền. Những lý do này khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ đi đến cùng kế hoạch của mình. Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 19 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department PHẦN 5 KẾT LUẬN Bằng những định hướng hành động hợp lý và sự nhận thức rõ ràng về những vấn đề hiện tại, chúng ta có lý do để hi vọng rằng Việt Nam sẽ không sụp đổ. Song, những bằng chứng hiện tại là không đủ để đưa ra kết luận về khả năng thành công cũng như thời gian của mục tiêu tái cân bằng, tái ổn định dài hạn mà chính phủ Việt Nam đang hướng tới. Nửa cuối năm 2011 bóng ma lạm phát, lãi suất có thể bị đẩy lùi từng bước và mức lạm phát tại Việt Nam trong năm 2012 có thể trở về mức trung bình cao trong khu vực nếu Việt Nam có thể cùng lúc thực hiện được 2 nhiệm vụ: Đưa thị trường vàng và USD tự do vào kiểm soát, tiến tới xóa bỏ thị trường này, đồng thời dọn dẹp được hệ thống ngân hàng thương mại, loại bỏ nhóm ngân hàng có khả năng gây rủi ro cho toàn hệ thống. Trong trường hợp 2 vấn đề trên không được xử lý, sớm muộn tình trạng kinh tế hiện tại sẽ lặp lại. Con đường để Kinh tế Việt Nam đạt tới sự ổn định, bền vững sẽ là một cuộc hành trình rất khó khăn. Nếu chính phủ Việt Nam không kiên trì và sẵn sàng đối mặt với những mâu thuẫn nội tại của hệ thống điều hành thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ không bao giờ đến đích. Chúng ta cần xem xét những bước đi tiếp theo của chính phủ Việt Nam để có những kết luận cụ thể hơn về tình hình sắp tới. Ngoài ra, tất cả các giải pháp nhằm phục hồi lại nền kinh tế mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Chắc chắn mọi thứ sẽ chuyển biến xấu hơn nữa trước khi những dấu hiệu đầu tiên của sự ổn định xuất hiện. Hết Vietnam Macro Economy Report Tháng 4/2011 20 Nguyễn Tiến Đức – JSI Analyst Department Điều khoản miễn trách JSI Marco Economy Report© là sản phẩm của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản cung cấp cho khách hàng của Công ty với mong muốn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bằng việc đưa ra quan điểm của mình về thị trường chứng khoán trong thời gian tới dựa trên những dữ liệu kinh tế và các sự kiện thị trường, chúng tôi hi vọng sẽ có ích đối với quá trình ra quyết định đầu tư của Quý Khách Mặc dù vậy, tin tức được chọn lọc đăng tải và các bình luận luôn mang tính chủ quan. Do đó, JSI lứu ý quý khác sử dụng như một nguồn tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của Quý Khách. Nếu có thắc mắc về nội dung của mời quý khách liên hệ website của JSI tại địa chỉ www.japan-sec.vn hoặc liên hệ với chúng tôi qua chi tiết dưới đây: Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhật Bản Japan Securities Incorporatied – JSI Tầng 3,4 tòa nhà Viglacera – Exim, số 02 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội Tel: (04) 3791 1818 Fax: (04) 3791 5808 Email: info@japan-sec.vn Website: www.japan-sec.vn .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1014163929_bao_cao_kinh_te_vi_mo_vietnam_kha_nang_phuc_hoi_7522.pdf
Luận văn liên quan