Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với lưu chuyển
tiền thuần. Hệ số này phản ánh năng lực tao ra nguồn tiền từ hoạt động sản xuất
kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Thông thường hệ số này vào khoảng từ 80-95% và là nguồn tiền chủ yếu trang trải cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Dựa vào hệ số này ta có thể biết được dòng tiền từ hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số tiền thu trong kỳ báo cáo, và từ đó có biện pháp đẩy nhanh dòng tiền vào. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số này cần phải đặt trong mối quan hệ với
chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ .
120 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Luận văn Hoàn thiện công tác lập và phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp. Hiện nay,
Công ty đi vay được phần lớn là nhờ Tín chấp của Tổng Công ty, Tổng Công ty bảo
lãnh khoản vay cho doanh nghiệp. Tình hình này có thể được cải thiện trong những
năm tới khi mà các khoản phải thu thu được, khi mà phần lớn công trình đang thi
công đến giai đoạn bàn giao. Tiền thu được về sẽ phần nào cải thiện tình hình tài
chính hiện nay.
Nói tóm lại, qua phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ta
thấy, tình hình tài chính của Công ty chưa thực sự chủ động. Công ty phụ thuộc
nhiều vào các khoản vay, đặc biệt là vay tín chấp. Trong năm 2007, Công ty đề ra
nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình thanh toán hiện nay như thắt chặt chính
sách tín dụng, nhanh chóng hoàn thành thi công công trình để bàn giao, mở rộng
lĩnh vực kinh doanh khác đem lại lợi nhuận cao cho Công ty trong ngắn hạn.
2.2.2.5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh năng lực sử dụng
nguồn lực của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều yếu tố nhiều mặt của quá trình
hoạt động SXKD của doanh nghiệp như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, …Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề bao trùm và xuyên suốt
mọi hoạt động kinh doanh, do đó phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là một
việc quan trọng giúp nhà quản lý đánh giá chính xác thực trạng tài chính, khả năng
sinh lời vốn của doanh nghiệp mình.
Nguồn số liệu để phân tích hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu được tính và
trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất sinh lời trên nguồn vốn chủ sở hữu.
Để bổ trợ cho việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, căn cứ vào Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2004 – 2006, Công ty lập bảng tổng hợp
2.9 để thấy mức tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận. Qua Bảng phân tích 2.9, có thể thấy, hiệu
quả kinh doanh của Công ty đã được cải thiện đáng kể. Các chỉ tiêu về doanh thu,
lợi nhuận đều có quy mô và tốc độ tăng đáng kể. Năm 2006/2005, doanh thu tăng
22.287.996.009 đ (tương ứng tốc độ tăng là 17,69%), năm 2005/2004 doanh thu
tăng 43.172.609.800 đ (tương ứng với tốc độ tăng là 71,32%). Trong khi đó, lợi
nhuận tăng với tốc độ còn nhanh hơn cả doanh thu. Năm 2006/2005, lợi nhuận
trước thuế tăng 52.963.615đ (tốc độ tăng là 44,38%), năm 2005/2004 lợi nhuận tăng
55.755.411 (tốc độ tăng là 525,25%). Tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận như vậy
cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày được mở rộng, nhưng
nó có thực sự hiệu quả so với nguồn vốn bỏ ra, phân tích cụ thể từng chỉ tiêu ta
thấy:
Chỉ tiêu
Năm 2005 so với năm
2004
Năm 2006 so với năm
2005
Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %
1 2 3 4 5
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 43.172.609.800 71,32 22.287.996.009 17.69
Các khoản giảm trừ 0 0,00 0 0,00
Chiết khấu thương mại 0 0,00 0 0,00
Giảm giá hàng bán 0 0,00 0 0,00
Hàng bán bị trả lại 0 0,00 0 0,00
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 0 0,00 0 0,00
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 43.172.609.800 71,32 22.287.996.009 17,69
2. Giá vốn hàng bán 42.431.601.716 73,45 21.234.510.870 17,49
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 741.008.084 26.78 1.053.485.139 23,10
4. Doanh thu hoạt động tài chính 39.830.826 675,28 349.537.046 88,43
5. Chi phí tài chính 404.746.792 40,23 370.391.523 20,79
Trong đó: Lãi vay phải trả Ngân hàng 404.746.792 40,23 370.391.523 20,79
6. Chi phí bán hàng 58.294.551 12,27 -172.268.148 -47,71
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 292.293.365 22,67 819.462.896 34,13
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 390.429.168 38,94 406.290.391 22,58
9. Thu nhập khác 270.083.790 3.269,36 717.938.595 72,06
10. Chi phí khác 239.841.581 0,00 1.050.410.894 81,41
11. Lợi nhuận khác 30.242.209 366,08 -332.472.299 113,10
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 55.755.411 525,25 52.963.615 44,38
13. Thuế TNDN 0 0,00 0 0,00
14. Lợi nhuân sau thuế 55.755.411 525,25 52.963.615 44,38
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 của Công ty
cổ phần Cơ điện và Xây dựng)
Bảng 2.9: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Cơ
điện và Xây dựng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất này được tính cho cả hai chỉ tiêu là Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận
sau thuế trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trong 3 năm
2004 – 2006 lần lượt là 0,0175%, 0,064% và 0,0847%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu các năm đều tăng nhanh chóng, và năm 2006 tỷ suất này cao hơn hẳn so với
những năm trước, cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn.
Xem xét bảng phân tích Bảng 2.9 ta thấy, tỷ suất này tăng mạnh là do sự tăng
trưởng vượt bậc của lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần. Năm 2005, doanh thu
chỉ tăng 71.32 % so với năm 2004 thì lợi nhuận tăng 525,25% so với cùng năm.
Tương tự, năm 2006, doanh thu chỉ tăng 17.69% so với năm 2005 thì lợi nhuận lại
tăng 44,38% so với cùng năm. Tốc độ tăng doanh thu tuy không nhanh bằng tốc độ
tăng của lợi nhuận nhưng quy mô tăng nhiều hơn. Tuy vậy, tỷ suất này còn rất thấp,
tỷ suất cho ta thấy một đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận (năm 2004),
0,064đ (năm 2005) và 0,0947đ (năm 2006). Công ty đánh giá tỷ suất này trên hai
khía cạnh: tìm hiểu nguyên nhân tăng trưởng nhanh của lợi nhuận và giải thích tại
sao tỷ suất này lại thấp.
Trước hết, nguyên nhân tăng nhanh của tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu:
năm 2005 doanh thu thuần tăng 43.172.609.800đ tương ứng tốc độ tăng là 71,32%
so với năm 2004, năm 2006 doanh thu thuần tăng 22.287.996.009đ tương ứng với
tốc độ tăng 17.69% so với năm 2005, đây là nhân tố chính đóng góp cho sự gia tăng
của lợi nhuận trong những năm qua. Thêm vào đó, doanh thu hoạt động tài chính và
thu nhập khác cũng tăng với tốc độ nhanh nhưng quy mô nhỏ, cụ thể doanh thu hoạt
động tài chính năm 2006/2005 tăng 349.537.046 đ(88,43%), năm 2005/2004 tăng
39.830.826 đ(675,28%); đồng thời lợi nhuận khác năm 2005/2004 tăng 30.242.209
đ(366,08%), năm 2006/2005 lợi nhuận khác có giảm nhưng quy mô nhỏ, và không
đáng kể. Những khoản này tăng không làm ảnh hưởng mạnh tới sự gia tăng của lợi
nhuận.
Tiếp theo, xem xét nguyên nhân giải thích tại sao tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu lại thấp. Như đã phân tích ở trên, tỷ suất này còn thấp hơn cả lãi suất gửi
tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng. Nguồn vốn bỏ vào đầu tư chưa thực sự mang
lại hiệu quả như mong muốn. Dựa vào bảng phân tích 2.9 ta thấy, nguyên nhân
chính nằm ở giá vốn hàng bán. Năm 2004, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ là 95,42%
(= 57.769.187.655/60.536.101.278*100) trên tổng doanh thu thuần, lần lượt cho các
năm 2005 và 2006 là 96,61% (= 100.200.780.371/103.708.711.078*100) và 96,37%
(=121.435.291.241/125.996.707.087*100). Các con số trên cho thấy, tỷ lệ này là rất
cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty là thấp, vì thông thường tỷ lệ này
đối với 1 doanh nghiệp sản xuất thì thường nằm trong khoảng từ 70% - 80%. Ngoài
nguyên nhân chủ yếu là giá vốn hàng bán, các nguyên nhân khác như chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đáng kể. Các khoản chi phí này có chiều
hướng tăng nhanh trong 3 năm, tuy tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của doanh
thu và giá vốn hàng bán.
Công ty thực hiện phân tích cụ thể hơn nguyên nhân làm giá vốn hàng ván
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần thông qua việc phân tích chi phí SXKD
theo yếu tố như sau:
Yếu tố chi phí Năm 2004 % Năm 2005 % Năm 2006 %
1. Chi phí NVL trực tiếp 8.347.000.000 40 37.059.729.079 74 33.358.459.668 64
2. Chi phí nhân công trực
tiếp 4.142.000.000
20 3.927.149.802
8 5.720.935.479
11
3. Chi phí SX chung và
chi phí khác bằng tiền 7.963.000.000
38 9.297.557.767
18 13.256.588.849
25
Chi phí sử dụng máy,
khấu hao TSCĐ 321.000.000
2 940.237.615
2 8.359.585.139
16
Tổng 20.773.000.000 100 50.284.436.648 100 52.335.983.996 100
(Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây
dựng năm 2004,2005 và 2006)
Bảng 2.10: Bảng chi phí SXKD theo yếu tố của Công ty cổ phần Cơ điện và
Xây dựng các năm 2004, 2005, 2006
Qua thống kê trên, ta thấy yếu tố chi phí NVL chiếm tỷ lệ lớn trong giá vốn
hàng bán. Chi phí này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng chi phí. Cụ thể năm
2004, chi phí NVL chỉ chiếm 40% thì năm 2005, 2006 tỷ lệ này lần lượt là 74% và
64% trong tổng chi phí. Điều này có thể thấy NVL chưa được sử dụng thật hiệu
quả, nguyên nhân là do hệ thống máy móc SX trong các phân xưởng cơ điện cũ từ
những năm 80 chưa vẫn được thay thế, hoặc thay thế chưa đồng bộ. Các máy móc
cũ này làm tiêu hao nhiều NVL và đồng thời cũng tiêu hao nhiều điện năng. Công
ty đang triển khai kế hoạch đổi mới toàn bộ lại hệ thống máy móc SX, nâng cao
hiệu quả SX, kế hoạch này đã triển khai được 2 năm và dần đang mang lại hiệu quả.
Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí sử dụng máy và khấu hao TSCĐ tăng vọt.
Năm 2004, 2005 chi phí sử dụng máy và khấu hao chỉ chiếm có 2% thì năm 2006
chi phí này chiếm đến 16% tổng chi phí. Một nguyên nhân nữa là định mức sử dụng
NVL chưa đúng với tình hình thực tế SX, chưa đúng với từng xí nghiệp. Tăng số
lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng phòng Kế hoạch – Đầu tư
lại chưa đưa ra định mức NVL cho những sản phẩm mới, điều này là một phân
nguyên nhân của việc tiết kiêm NVL chưa đem lại kết quả. Nhận biết được tình
hình này Công ty đề nghị phòng Kế hoạch – Đầu tư, phòng Kĩ thuật Xây dựng kiểm
tra rà soát lại hệ thống định mức của Công ty để lên quy trình xây dựng hệ thống
định mức mới phù hợp với tình hình thực tế hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Tỷ suất này trong 3 năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 0,0016%, 0,0064% và
0,0077%. Tỷ suất này cho thấy một đồng giá trị tài sản bình quân chỉ tạo ra 0,0016
đồng lợi nhuận (năm 2004), 0,0064 đ(năm 2005) và 0,0077 đ(năm 2006). Tỷ suất
này đánh giá mức độ phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp. Tỷ suất này liên tục tăng
trong các năm trở lại đây cho thấy mức phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp ngày
càng hiệu quả hơn, tuy vậy, tỷ suất này còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
tăng là do sự tăng mạnh của lợi nhuận. Xem xét cụ thể nguyên nhân ta thấy, tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản thấp là do quy mô tăng của lợi nhuận rất thấp so với quy
mô tăng của tài sản. Cụ thể, năm 2005, tổng giá trị tài sản bình quân là
103.614.279.656đ trong khi đó lợi nhuận chỉ đạt 66.370.354đ, tương tự năm 2006,
tổng giá trị tài sản bình quân là 153,701,020,851 đ trong khi lợi nhuận đạt được chỉ
là 119,333,969 đ. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp cho thấy hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp chưa cao. Xem xét tỷ suất này trong mối quan hệ với Tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay của tài sản ta thấy, số vòng quay của
tài sản năm 2004 là 0,091 vòng (=0,0016/0,0175), năm 2005 là 0,1(=0,0064/0,064)
năm 2006 là 0,091 (=0,0077/0,0847). Qua đây có thể thấy, số vòng quay của tài sản
trong 3 năm là như sau, như vậy muốn tăng hiệu quả sử dụng tài sản thì Công ty
phải tăng được Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất này trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 lần lượt là 0,17%, 0,57% và
0,61%. Tỷ suất này cho thấy 100 đồng vốn bỏ ra chỉ sinh ra 0,17 đồng lợi nhuận
(2004), 0,57 đ (năm 2005) và 0,61 đ (năm 2006). Tỷ suất này là rất thấp, như trên
đã nói là thấp hơn cả lãi suất không kỳ hạn ở ngân hàng, điều này nếu trong các
năm tới không được cải thiện thì rất có thể sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Công ty
cần xem xét lại toàn diện các mặt kinh doanh của mình để SXKD hiệu quả hơn, và
để làm hài lòng các nhà đầu tư hơn. Tỷ suất này tăng nhanh nhờ mức tăng nhanh
của lợi nhuận, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. Cụ
thể ta thấy, năm 2005, vốn chủ sở hữu bình quân là 11.614.383.810đ, trong khi đó
lợi nhuận chỉ đạt 66.370.354đ, tương tự năm 2006 lợi nhuận đạt 119.333.969đ trong
khi đó vốn chủ sở hữu bình quân đạt 13.077.462.952đ. Lợi nhuận thấp là nguyên
nhận chính làm cho Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp. Như vậy, một lần
nữa muốn tăng Tỷ suất này thì Công ty phải tăng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,
tức là tăng lợi nhuận sau thuế.
Qua việc phân tích trên cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả
tài chính của Công ty chưa cao. Một đồng vốn bỏ ra chưa đem lại mức lợi nhuận
hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Vấn đề cần làm là tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh,
hiệu quả sử dụng nguồn vốn bằng cách tiết kiệm chi phí SX, nâng cao năng lực
quản lý điều hành, tinh giảm đội ngũ cán bộ công nhân viên.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN
VÀ XÂY DỰNG
3.1. Đánh giá thực trạng công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ
điện và Xây dựng
3.1.1. Đánh giá về ưu điểm
Việc lập Báo cáo tài chính đúng quy định, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản,
Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập, thông tin cung cấp
qua hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng thực sự
hữu ích với những người sử dụng quan tâm trong và ngoài Công ty. Sau đây là một
số ưu điểm của công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty:
* Đội ngũ nhân lực kế toán
Về trình độ nhân lực kế toán: Trình độ lao động kế toán tại Công ty là cao và
đồng đều, 100% đều có trình độ cao đẳng và đại học. Tất cả các nhân viên kế toán
đều qua đào tạo và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty.Do vậy, khả
năng xảy ra sai xót là ít. Việc phân công lao động kế toán thực hiện công tác hạch
toán nói chung và công tác lập Báo cáo tài chính nói riêng rất hợp lý. Mỗi nhân viên
đều có nhiệm vụ của mình, phù hợp với trình độ từng người, và phụ trách từng phần
hành cụ thể. Việc phân công công tác kế toán trong Công ty là phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của Công ty.
* Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty
Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty là phù hợp với đặc điểm hoạt
động kinh doanh. Công ty thực hiện nghiêm túc theo quy định của Bộ Tài chính về
chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và hệ thống Báo cáo tài chính. Hệ thống
Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo mẫu quy định tại Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các chỉ tiêu chi
tiết cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính được trình bày trong Bản thuyết minh
báo cáo tài chính, được tuân theo đúng quy định mà vẫn đảm bảo yêu cầu cung cấp
thông tin cho quản lý, cho phân tích Báo cáo tài chính.
* Quy trình lập Báo cáo tài chính
- Việc lập Báo cáo tài chính của Công ty tuân theo những nguyên tắc cơ bản của
Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Thời hạn lập và nơi gửi Báo cáo tài chính quý cũng như báo cáo năm của Công ty
luôn đúng thời hạn theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chất lượng nguồn thông tin kế toán được đảm bảo và được cho là đáng tin cậy. Vì
Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập.
Chứng từ kế toán được lập theo đúng tuần tự, được phê duyệt của người có thẩm
quyền. đảm bảo tính hợp pháp và hợp lệ. Công tác nhập liệu vào phần mềm kế toán
được phân công rõ ràng, hợp lý, có sự kiểm tra đối chiếu ngay trong quá trình nhập
và kiểm tra đối chiếu định kỳ hàng tháng giữa các nhân viên.
- Các chỉ tiêu được trình bày trên Báo cáo tài chính theo đúng mẫu quy định của Bộ
Tài chính.
3.1.2. Về nhược điểm
Dưới đây là một số nhược điểm ảnh hưởng đến việc lập Báo cáo tài chính
kịp thời, phục vụ cho việc ra quyết định quản lý.
* Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán Công ty đang sử dụng chưa đáp ứng được yêu cầu lên
Báo cáo tài chính. Phần mềm kế toán ANA chưa được cập nhật theo Quyết định
15/2006/QĐ-Báo cáo tài chính ngày 20/03/2006. Mặt khác, Công ty ngoài việc lập
Báo cáo tài chính năm mà hàng quý, phải lập Báo cáo tài chính quý. Điều này làm
cho việc lập Báo cáo tài chính tốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt vào thời điểm cuối
niên độ kế toán, điều này làm cho công việc của kế toán tổng hợp trở nên rất nhiều.
* Quy trình lập Báo cáo tài chính
Việc lập Báo cáo tài chính toàn Công ty bắt đầu từ việc lập Bảng cân đối
phát sinh toàn Công ty trên cơ sở Báo cáo tài chính năm trước, Bảng cân đối phát
sinh ở Công ty, sổ cái các TK, và Báo cáo tài chính của các chi nhánh. Từ Bảng cân
đối phát sinh toàn Công ty, kế toán tổng hợp mới tiến hành lập các báo cáo khác.
Mặt khác, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại các chi nhánh vẫn chưa được lập, nên kế
toán tổng hợp rất khó trong công tác kiểm tra đối chiếu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
của toàn Công ty. Như trên đã nói, doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan
trọng của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên việc thông tin bổ sung cho các khoản mục
được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được trình bày. Điều này có thể
làm ảnh hưởng một phần trong việc nhìn nhận đúng tình hình tài chính của doanh
nghiệp đối với các nhà phân tích.
Về phần doanh nghiệp tự trình bày như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất kinh doanh năm báo cáo, hay các kiến nghị các năm đều giống nhau. Với
mỗi niên độ kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đều có những thay đổi, việc trình bày các nhân tố ảnh hưởng quan
trọng này cũng giúp các nhà phân tích có những đánh giá chính xác hơn về thực
trạng tài chính của doanh nghiệp.
3.2. Đánh giá công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện
và Xây dựng
3.2.1. Về ưu điểm
Công tác phân tích Báo cáo tài chính ngày cang đóng vai trò quan trọng
trong việc ra quyết định quản lý cho lãnh đạo Công ty như Ban giám đốc, các cổ
đông và cả những người, tổ chức liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như các
tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhà cung cấp,… Dưới đây là một số ưu điểm của công
tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng.
* Chất lượng thông tin được dùng trong phân tích Báo cáo tài chính
Chất lượng thông tin phục vụ cho quá trình phân tích báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng được cho là đáng tin cậy vì Báo cáo tài chính
của Công ty đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập là Công ty cổ phần
kiểm toán A&C thực hiện. Công ty thực hiện lập các Báo cáo nội bộ rõ ràng, là
nguồn số liệu dùng trong phân tích Báo cáo tài chính như: Báo cáo chi phí sản xuất
kinh doanh theo yếu tố, Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, Báo cáo tình hình thu
nhập của công nhân viên, Báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu, Báo cáo tình
hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác, Báo cáo các khoản phải thu và nợ
phải trả. Các báo cáo này thể hiện chi tiết các số liệu trình bày trên Báo cáo tài
chính, đồng thời giúp việc phân tích Báo cáo tài chính được thực hiện nhanh chóng
hơn.
* Nguồn nhân lực trong phân tích
Kế toán trưởng thực hiện phân tích Báo cáo tài chính là người có trình độ
chuyên môn cao, lâu năm kinh nghiệm, am hiểu tình hình thực tế tại Công ty, các
kiến nghị đề xuất đều được báo cáo trực tiếp với Ban Giám đốc nên đều được xem
xét.
3.2.2. Về nhược điểm
* Nguồn nhân lực
Kế toán trưởng hiện kiêm nhiệm công tác phân tích Báo cáo tài chính nên
không tránh khỏi những yếu tố chủ quan. Mặt khác, điều này làm cho công việc của
kế toán trưởng sẽ rất nhiều, đặc biệt khi kết thúc năm tài chính, kế toán trưởng
ngoài việc phải xem xét, kiểm soát việc đánh giá điều chỉnh các bút toán cuối kỳ, thì
còn phải kiểm soát việc lập Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình tài chính với Ban
Giám đốc. Khi kế toán trưởng thực hiện phân tích Báo cáo tài chính thì chất lượng
thông tin rất dễ bị ảnh hưởng vì phòng kế toán lên số liệu rồi kế toán trưởng lại
phân tích số liệu đó, không có sự đối chiếu, kiểm tra lại.
* Phạm vi phân tích Báo cáo tài chính
Việc phân tích Báo cáo tài chính mới chỉ dừng lại trong việc phục vụ nhu cầu
nội bộ của Công ty. Kết quả phân tích chưa được lập thành bộ hồ sơ, lưu lại, mới
chỉ dừng ở việc báo cáo kết quả phân tích với Ban Giám đốc và trình bày trước Đại
hội đồng cổ đông. Kết quả phân tích chưa được công bố rộng hơn cho các nhà đầu
tư, cho các tổ chức tin dụng có quan hệ vay vốn với Công ty. Hơn nữa, việc phân
tích tình hình tài chính nếu chỉ dừng lại ở phân tích Báo cáo tài chính thôi thì chưa
đủ, chưa cho cái nhìn sâu sắc rõ nét hơn về các mặt của tình hình tài chính. Việc mở
rộng phạm vi phân tích là cần thiết với Công ty, như so sánh một số chỉ tiêu quan
trọng với các doanh nghiệp trong cùng ngành, để thấy được vị trí của doanh nghiệp
mình.
* Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích sử dụng trong Công ty chủ yếu là phương pháp so
sánh. So sánh ở đây là so sánh ngang và so sánh dọc. Các phương pháp khác chưa
được Công ty chú trọng như: phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp
loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp đồ thị. Các phương pháp này sẽ
làm cho số liệu phân tích thêm cụ thể, giúp nhà quản lý nhìn được toàn diện tình
hình tài chính tại Công ty. Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp đồ thị sẽ giúp việc
nhận định, đánh giá các xu hướng biến động của các chỉ tiêu trở nên dễ dàng hơn,
giúp việc đánh giá thông tin trở nên đơn giản hơn với rất nhiều nhà đầu tư.
* Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Các nội dung phân tích Báo cáo tài chính chưa được Công ty đi sâu, hoặc
chưa làm rõ hơn tình hình tài chính của Công ty.
Về phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn kinh doanh
Công ty mới chỉ xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng tài sản và
tổng nguồn vốn mà chưa đi sâu phân tích cân bằng tài chính. Phân tích cân bằng tài
chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ
trong trường hợp này thể hiện các mối quan hệ trong phương thức tài trợ TSCĐ và
TSLĐ.
Công ty chưa chú trọng phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, tức là chưa phân tích tỷ trọng của nguồn vốn thường xuyên và tạm
thời trong tổng nguồn vốn để làm rõ hơn việc bảo đảm vốn và cân bằng tài chính
cho Công ty.
Về phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Việc phân tích tình hình thanh toán mới chỉ phân tích tỷ trọng từng khoản
phải thu so với tổng phải thu, từng khoản phải trả so với tổng phải trả. Như vậy, chỉ
có thể giải thích là tại sao tình hình thanh toán năm nay tốt hay xấu hơn so với năm
trước chủ yếu là do nguyên nhân nào, mà chưa chỉ được ra tại sao lại có tình trạng
như vậy. Công ty có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu như phân tích số vòng quay các
khoản phải thu, phải trả để Công ty có chính sách tín dụng hợp lý hơn nữa.
Về phân tích khả năng thanh toán, Công ty đã sử dụng hệ thống 3 chỉ tiêu để
làm rõ khả năng thanh toán của mình. Công ty đã làm rõ nguyên nhân tăng giảm
của các chỉ tiêu này nhưng chưa có Bảng phân tích khả năng thanh toán, đó là làm
rõ giữa nhu cầu thanh toán và khả năng có thể thanh toán được.
Về phân tích hiệu quả kinh doanh
Có thể thấy, việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty này là các chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá tổng quan về việc sử
dụng các nguồn lực tại Công ty. Tuy vậy, việc sử dụng các chỉ tiêu này lại hoàn
toàn rời rạc, chưa có sự liên hệ các chỉ tiêu với nhau để làm rõ nội dung cần phân
tích. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể liên hệ với các chỉ tiêu như
Tỷ suất doanh lợi, số vòng quay của tài sản, Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu.
3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng
Thông tin kế toán ngày càng có vai trò quan trọng, và đa dạng. Thông tin kế
toán cung cấp từ hệ thống Báo cáo tài chính đã khẳng định vai trò cung cấp thông
tin hữu ích, chất lượng, toàn diện về doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay thì
thông tin kế toán cung cấp chính xác, kịp thời, trình bày rõ ràng khoa học càng giúp
ích cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách. Việc lập Báo cáo tài
chính ngày nay phải nhanh, chính xác, tuân thủ các quy định chung, kịp thởi cho
việc ra quyết định. Việc lập Báo cáo tài chính hiện nay của Công ty vẫn được lập
thủ công, được sự hỗ trợ của Excel, phần mềm kế toán chưa đáp ứng được. Vì vậy,
việc lập Báo cáo tài chính phải được hoàn thiện dần, nhằm làm nâng cao chất lượng
thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm.
Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh
tế chính trị trong nước và quốc tế luôn mang lại những cơ hội, nhưng cũng không ít
rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, để có được những quyết định đúng đắn trong sản
xuất – kinh doanh, các nhà quản lý đều quan tâm đến vấn đề tài chính. Trên cơ sơ
phân tích Báo cáo tài chính, có thể đưa ra các dự báo về kinh tế, các quyết định về
tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư
đúng đắn. Mặt khác, việc phân tích Báo cáo tài chính của Công ty vẫn được kiêm
nhiệm bởi phòng Kế toán – Tài chính, nên chất lượng phân tích không tránh khỏi
những đánh giá mang tính chủ quan. Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính của
Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế và nâng
cao chất lượng thông tin, Công ty cần không ngừng hoàn thiện việc phân tích Báo
cáo tài chính.
Tóm lại, vì những lý do nêu trên, việc hoàn thiện lập Báo cáo tài chính và
phân tích Báo cáo tài chính của Công ty là thực sự cần thiết. Vì Báo cáo tài chính sẽ
cung cấp ngày càng chính xác, ý nghĩa hơn, mang lại tác động tích cực cho nhà
quản trị và cho các đối tượng quan tâm. Đồng thời, phân tích Báo cáo tài chính sẽ
giúp nhà quản trị ra các hoạch định, chiến lược kinh doanh trong cả ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn.
3.4. Hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần
Cơ điện và Xây dựng
3.4.1. Về công tác lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây
dựng
* Bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực kế toán:
Công ty cần duy trì chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán. Báo cáo tài chính
hiện nay vẫn do kế toán tổng hợp lập, việc lập hoàn toàn thủ công, làm cho công
việc của kế toán tổng hợp bị nhiều lên, áp lực cho kế toán tổng hợp vào thời kiểm
cuối kỳ kế toán. Công ty cần hướng dẫn, đào tạo việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
cho nhân viên kế toán các chi nhánh để các chi nhánh gửi Báo cáo tài chính hoàn
thiện lên Công ty. Lúc này, kế toán tổng hợp chỉ cần cộng ngang các chỉ tiêu, như
vậy sẽ giảm áp lực cho kế toán tổng hợp.
* Phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tại Công ty,
như phần hành TSCĐ, tính CPSXKDDD, …Đặc biệt, việc chiết xuất ra các Báo cáo
tài chính chưa được cập nhật theo quyết định mới. Công ty cần yêu cầu nhà cung
cấp phần mềm kế toán là Công ty cổ phần Công nghệ dịch vụ ANA đến chỉnh sửa
phần mềm, cập nhật theo quyết định mới.
* Bổ sung các chỉ tiêu cần thiết trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Công ty có thể bổ sung thêm một số Mục trong phần V và VI là thông tin bổ
sung cho các khoản mục được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phục vụ mục đích quản trị tại doanh nghiệp đồng
thời nâng cao uy tín với chủ đầu tư, các tổ chức tín dụng. Với Phần V: Thông tin bổ
sung cho các khoản mục được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp có thể bổ sung Mục 25: Chi tiết về Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Số liệu được trình bày trong Mục này được lấy từ Sổ chi tiết các TK từ TK
51101 đến TK 51113. Với phần VI: Thông tin bổ sung cho các khoản mục được
trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ở Mục 34, doanh nghiệp có thể trình bày
việc mua tài sản thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính. Số liệu được trình bày có
thể lấy từ Sổ chi tiết các TK 212, 244.
3.4.2. Về công tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Cơ điện và
Xây dựng
Công tác phân tích Báo cáo tài chính hiện nay của Công ty thực sự giúp ích
nhà quản lý trong việc ra quyết định kinh doanh. Để hoàn thiện công tác này, làm
cho phân tích Báo cáo tài chính ngày càng đóng vai trò quyết định, Công ty cần chú
ý những mặt sau:
3.4.2.1. Về nguồn nhân lực thực hiện phân tích
Công việc phân tích Báo cáo tài chính hiện nay hầu như vẫn chỉ do kế toán
trưởng phụ trách. Sự kiêm nhiệm này dẫn đến hậu quả là: Kết quả và báo cáo phân
tích không mang tính khách quan, vì thông tin chủ yếu dùng trong phân tích là
thông tin kế toán; Không phát hiện ra các sai phạm trong thông tin, dẫn đến kết quả
không chính xác. Công việc này cần phải giao cho người chuyên phụ trách, độc lập,
am hiểu về tài chính và tình hình Công ty để đưa ra các nhận xét, đánh giá khách
quan hơn.
3.4.2.2. Về quy trình phân tích phân tích
Quy trình phân tích phân tích của Công ty hiện nay chưa được tổ chức khoa
học. Tuy vậy, kết quả phân tích chưa được lập thành một báo cáo riêng, giải trình cụ
thể trên văn bản, có hồ sơ đính kèm.
Mở rộng phạm vi phân tích: Các chỉ tiêu đánh giá tài chính và hiệu quả hoạt
động nên đặt trong mối tương quan với các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là
doanh nghiệp có mức độ hoạt động tương tụ hay có số vốn tương tự,… và so sánh
với mức trung bình ngành để thấy rõ hơn vị thế của doanh nghiệp. Sử dụng thêm
các phương pháp phân tích khác để thấy cụ thể hơn tình hình tài chính của đơn vị
mình. Việc dùng các phương pháp này phải phù hợp với nội dung phân tích. Công
ty sử dụng thêm nội dung phân tích nào sẽ có tương ứng phương pháp phân tích cho
nội dung đó. Đặc biệt việc sử dựng phương pháp phân tích nhân tố rất hữu dụng cho
việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích, từ đó giúp nhà phân tích
nhìn rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp thích hợp.
3.4.2.3. Về nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Các nội dung phân tích mà công ty sử dụng đã cho thấy cái nhìn tổng quan
về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy vậy,
Công ty có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích dưới đây, nhằm có thể cung cấp
rõ hơn thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Cần lưu ý rằng, trong mỗi
nội dung không cần thiết phải phân tích quá nhiều chỉ tiêu, dễ gấy rối cho những
người đọc báo cáo phân tích. Việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích phải đảm bảo đó là
các chỉ tiêu quan trọng, mang tính khái quát, thiết thực cho việc đánh giá, bảo đảm
cơ sở ra kết luận về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của Công ty.
3.4.2.3.1. Về phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động
kinh doanh
* Bổ sung phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Khi phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, Công ty có thể sử dụng
thêm hai chỉ tiêu là tỷ suất nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời để đánh
giá tính ổn định của các nguồn tài trợ. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên là tỷ số
giữa nguồn vốn thường xuyên với tổng nguồn vốn, tỷ suất nguồn vốn tạm thời là tỷ
số giữa nguồn vốn tạm thời với tổng nguồn vốn. Phân tích cho thấy, tỷ suất này ở
Công ty năm 2006 lần lượt là 23% và 72%. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên thấp
cho thấy nguồn tài trợ phần lớn là bằng nợ ngắn hạn, áp lực thanh toán các khoản
nợ vay là rất lớn.
* Bổ sung phân tích cân bằng tài chính
Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng của
nó. Như đã nói ở trên, mối quan hệ này thể hiện các phương thức và chính sách tài
trợ TSCĐ và TSLĐ. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Vốn lưu động ròng, nhu cầu
vốn lưu động ròng, và ngân quỹ ròng. Vốn lưu động ròng được xác định là phần
chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn hoặc là phần
chênh lệch giữa nguồn vốn TX với TSCĐ và đầu tư dài hạn. Còn nhu cầu vốn lưu
động ròng bằng (=) hàng tồn kho cộng (+) nợ phải thu khách hàng trừ (-) nợ phải trả
ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn). Ngân quỹ ròng là phần chênh lệch giữa vốn lưu
động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Nếu ngân quỹ ròng âm liên tục qua các
năm thì doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính, tình hình và khả năng thanh toán
gặp khó khăn. Tuy nhiên, để có đánh giá đầy đủ hơn cần thông qua chỉ tiêu ngân
quỹ ròng. Ngân quỹ ròng âm, có nghĩa là doanh nghiệp phải huy động các khoản
vay ngắn hạn để bù đắp cho việc thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng và tài trợ
cho TSCĐ, cân bằng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp, và ngược
lại.
3.4.2.3.2. Về phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
* Về khả năng thanh toán
Để làm rõ hơn khả năng thanh toán, Công ty có thể lập bảng tính để cân đối
giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán để so sánh quy mô giữa khả năng
thanh toán và nhu cầu thanh toán. Nhu cầu thanh toán sẽ là các khoản phải thanh
toán, được chia theo thời hạn thanh toán, như ưu tiên các khoản thanh toán đến hạn
trước hoặc các khoản phải nộp cho NSNN trước. Khả năng thanh toán sẽ là các
nguồn lực có khả năng thanh toán nợ cho Công ty, được sắp xếp theo khả năng
chuyển đổi thành tiền, ưu tiên những khoản có khả năng chuyển đổi nhanh chóng
thành tiền như tiền mặt, TGNH, cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn. Công ty có thể lập
bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán theo mẫu sau:
Nhu cầu thanh
toán
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Khả năng
thanh toán
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
1. Phải nộp NSNN 1. Tiền mặt
2. Phải trả CNV 2. TGNH
3. Vay ngắn hạn
3. Đầu tư tài
chính ngắn hạn
4. Phải trả người
bán
4. Các khoản
phải thu
5. Phải trả người
mua 5. Hàng tồn kho
6. Phải trả khác
Tổng Tổng
Bảng 3.1: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
* Về tình hình thanh toán
Đối với tình hình thanh toán thì vào thời điểm cuối mỗi niên độ kế toán, kế
toán trưởng có thể lập danh sách những khoản phải thu, phải trả đến hạn trong năm.
Đây là chính là bảng tính tuổi thọ công nợ, bảng tính này sẽ cho nhà quản lý biết
những khoản vay và nợ đến hạn, để Ban giám đốc Công ty cân đối, sắp xếp và lên
các phương án thanh toán.
Để làm rõ hơn tình hình thanh toán Công ty có thể tính thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ
phải thu so với tổng số vốn lưu động hay tỷ lệ nợ phải trả so với tổng số vốn lưu
động nhằm nhận thức hơn về yêu cầu thanh toán. Tỷ lệ các khoản phải thu so với
tổng số vốn lưu động bằng Tổng số nợ phải thu chia cho tổng số vốn lưu động, và
Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với tổng số vốn lưu động bằng Tổng các khoản nợ
phải trả chia cho tổng số vốn lưu động. Các chỉ tiêu này dùng khi phân tích tình
hình thanh toán các khoản nợ phải thu và phải trả.
3.4.2.3.3. Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty mới chỉ sử
dụng 3 chỉ tiêu phân tích như vậy thì chưa đủ, mới chỉ dừng lại ở phân tích khả
năng sinh lời, chưa đánh giá hết được hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng tài sản.
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chia thành 3 mảng lớn: đó là
Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản (phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản); Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động (phân tích hiệu quả sử dụng vốn)
và Phân tích khả năng sinh lời trong quá trình kinh doanh.
Về phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty có thể lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. Doanh thu thuần
2. Lợi nhuận trước thuế
3. Tổng tài sản bình quân
4. TSCĐ bình quân
5. TSLĐ bình quân
6. Sức SX của tổng tài sản (1/3)
7. Sức SX của TSCĐ (1/4)
8. Sức SX của TSLĐ (1/5)
9. Sức sinh lời của tổng tài sản (2/3)
10. Sức sinh lời của TSCĐ (2/4)
11. Sức sinh lời của TSLĐ (2/5)
12. Suất hao phí của tổng tài sản (3/1)
13. Suất hao phí của TSCĐ (4/1)
14. Suất hao phí của TSLĐ (5/1)
Bảng 3.2: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Qua bảng phân tích trên, Công ty có thể đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản,
một đồng tài sản đem vào SXKD đem lại bao đồng doanh thu, lợi nhuận, để từ đây
có kiến nghị về việc phân bố tài sản và việc sử dụng tài sản sao cho hiệu quả nhất.
Về phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cũng dựa vào Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty lập bảng phân tích tốc độ
luân chuyển vốn lưu động để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn. Bảng phân tích
hiệu quả sử dụng vốn có thể được lập như Bảng 3.3. Qua bảng phân tích này, Công
ty có thể đánh giá, việc sử dụng vốn lưu động như vậy đã đem lại hiệu quả hay
chưa, và kiến nghị biện pháp làm tăng nhanh tốc độ này, để 1 đồng vốn lưu động
đem vào SXKD có thể luân chuyển được nhiều lần và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Việc tính toán và đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn có thể thực hiện thông qua bảng
phân tích sau:
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1. TSLĐ bình quân
2. Doanh thu thuần
3. Hệ số luân chuyển vốn lưu động
4. Thời gian 1 vòng luân chuyển
5. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Bảng 3.3: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
Về phân tích khả năng sinh lời, các hệ số phải đặt trong mối quan hệ với
nhau. Chẳng hạn, hệ số tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể đặt trong mối
quan hệ với các hệ số khác như: Tỷ suất doanh lợi, số vòng quay của tài sản và hệ
số tài sản trên vốn chủ sở hữu hay là đặt trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý tài sản và hiệu quả quản lý nguồn vốn của
doanh nghiệp.
3.4.2.3.4. Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (hay là Phân tích mức độ tạo tiền và
tình hình lưu chuyển tiền tệ) như trên đã nói là chưa được Công ty chú trọng. Như
đã nói, lợi nhuận không đồng nhất với tiền mặt. Tiền mặt, các hình thức biến đổi
theo thời gian của tiền như hàng tồn kho, các khoản phải thu và quy trở lại thành
tiền là mạch máu của doanh nghiệp. Nếu mạch máu (dòng tiền) bị tắc nghẽn nghiêm
trọng hay đủ chi thiếu hụt tạm thời cũng có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ phá sản.
Phân tích mức độ tạo tiền và khả năng lưu chuyển tiển cho phép trả lời câu hỏi “tiền
từ đâu mang lại và tiền được chi cho mục đích gì”. Phân tích này lưu chuyển tiền là
công việc đầu tiên nếu muốn xem xét đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Vì vậy, cần xem xét trong mối liên hệ của các thông tin về lưu chuyển tiền với Bảng
cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Xem xét trong hệ thống báo
cáo liên tục, không nên chỉ dừng lại ở một báo cáo. Việc nghiên cứu lưu chuyển tiền
tệ trong một số năm liên tiếp sẽ cho cái nhìn sâu sắc và toàn diện về tình hình tài
chính doanh nghiệp. Dựa vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể phân tích một số
chỉ tiêu sau:
* Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với lưu chuyển
tiền thuần. Hệ số này phản ánh năng lực tao ra nguồn tiền từ hoạt động sản xuất
kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Thông thường hệ số này vào khoảng từ 80-
95% và là nguồn tiền chủ yếu trang trải cho các hoạt động đầu tư dài hạn. Dựa vào
hệ số này ta có thể biết được dòng tiền từ hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng bao
nhiêu trong tổng số tiền thu trong kỳ báo cáo, và từ đó có biện pháp đẩy nhanh dòng
tiền vào. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số này cần phải đặt trong mối quan hệ với
chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
* Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển
thuần. Hệ số này quá cao là điều không tốt, cho thấy tiền của doanh nghiệp không
được đầu tư đúng hướng.
* Hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư so với tổng lưu chuyển
thuần. Hệ số này cho thấy mức độ đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp, hệ số này
biến động phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và các khoản đầu tư đến hạn thu hồi.
So sánh các chỉ tiêu trên sẽ cho nhà quản lý biết được mức độ ảnh hưởng của
lượng tiền lưu chuyển thuần trong từng hoạt động đến chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ” để từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, hệ thống những quy định liên quan đến
Báo cáo tài chính của Việt Nam không ngừng được thay đổi, cho phù hợp với điều
kiện mới và cho phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, vai trò cung cấp
thông tin trên Báo cáo tài chính không ngừng được nâng cao.
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng nhận thức rõ vai trò của việc cung cấp
các thông tin trên Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài chính nên không ngừng
cải thiện công tác này để đáp ứng nhu cầu về thông tin hữu ích, kịp thời cho các đối
tượng quan tâm.
Vì thời gian thực tập có hạn, nên việc tìm hiểu công tác lập Báo cáo tài chính
và phân tích Báo cáo tài chính không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chuyên
đề này ngoài việc đánh giá ưu nhược điểm của công tác trên còn đưa ra một số ý
kiến nhằm hoàn thiện công tác này. Em rất mong được nhận sự đóng góp chỉnh sửa
của cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Thống kê năm 2004
2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê năm 2005
3. Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo
tài chính, NXB Tài chính năm 2005
4. Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính năm 2006
5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam
6. Luận văn các khoa trước
7. Tạp chí kế toán
8. www.mof.gov.vn
9. www.webketoan.com
10. www.saga.vn
11. www.vcci.org.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh
của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
TỔ
CHỨC.
LAO
ĐỘNG
TIỀN
LƯƠNG
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
ĐẦU
TƯ
PHÒNG
KĨ
THUẬT
CƠ
ĐIỆN
TRUNG
TÂM
XUẤT
NHẬP
KHẨU
PHÒNG
KĨ
THUẬT
XÂY
DỰNG
CHI NHÁNH CÁC TỈNH
CÁC XÍ NGHIỆP. TRUNG TÂM
TM-XNK
BAN CHỈ HUY CÁC CÔNG
TRƯỜNG THỦY ĐIỆN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÁP
LÝ
Phụ lục số 02
Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán
tại Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾTOÁN TỔNG HỢP
KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ TOÁN
NGUYÊN
VẬT
LIỆU
KẾ
TOÁN
TSCĐ
KẾ
TOÁN
TÍN
DỤNG
-
NGÂN
HÀNG
KẾ
TOÁN
TIÊU
THỤ
THỦ
QUỸ -
KẾ
TOÁN
TIỀN
MẶT
KẾ
TOÁN
LƯƠNG
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN CÁC XÍ
NGHIỆP. CHI NHÁNH
Phụ lục số 03
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu. kiểm tra
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái tài khoản
Bảng tổng
hợp chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Phụ lục số 04
Trình tự ghi sổ theo phần mềm ANA
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào
máy
Xử lý tự động theo
chương trình
Sổ kế toán
tổng hợp
Sổ kế toán chi
tiết
Báo cáo kế
toán
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây
dựng Phụ lục số 08
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TOÀN CÔNG TY
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 2 3 4
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 60.536.101.278 103.708.711.078 125.996.707.087
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Chiết khấu thương mại 0 0 0
Giảm giá hàng bán 0 0 0
Hàng bán bị trả lại 0 0 0
Thuế tiêu thụ đặc biệt. thuế xuất khẩu 0 0 0
1. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 60.536.101.278 103.708.711.078 125.996.707.087
2. Giá vốn hàng bán 57.769.178.655 100.200.780.371 121.435.291.241
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 2.766.922.623 3.507.930.707 4.561.415.846
4. Doanh thu hoạt động tài chính 5.898.430 45.729.256 395.266.302
5. Chi phí tài chính 1.006.150.082 1.410.896.874 1.781.288.397
Trong đó: Lãi vay phải trả Ngân hàng 1.006.150.082 1.410.896.874 1.781.288.397
6. Chi phí bán hàng 475.009.838 533.304.389 361.036.241
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.289.298.254 1.581.591.619 2.401.054.515
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 1.002.605.531 1.393.034.699 1.799.325.090
9. Thu nhập khác 8.261.064 278.344.854 996.283.449
10. Chi phí khác 0 239.841.581 1.290.252.475
11. Lợi nhuận khác 8.261.064 38.503.273 -293.969.026
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 10.614.943 66.370.354 119.333.969
13. Thuế TNDN 0 0 0
14. Lợi nhuân sau thuế 10.614.943 66.370.354 119.333.969
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Phụ lục số 07
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TOÀN CÔNG TY
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
TÀI SẢN 31/12/2004 31/12/2005
A 1 2 3
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ
NGẮN HẠN 60.835.946.279 97.653.394.481 127.411.835.484
I.Tiền 3.621.262.413 1.122.391.261 2.161.925.944
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 210.301.664 345.609.003 1.088.734.391
2. Tiền gửi ngân hàng 3.410.960.749 776.782.258 1.093.191.553
3. Tiền đang chuyển
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 44.000.000 44.000.000 44.000.000
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 44.000.000 44.000.000 44.000.000
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu 23.293.312.151 44.999.077.702 41.463.521.658
1. Phải thu khách hàng 19.937.888.707 31.642.498.442 23.134.859.625
2. Trả tước cho người bán 1.316.667.868 7.336.092.000 9.558.446.616
3. Thuế GTGT được khấu trừ 509.321.631 799.841.175 2.342.659.601
4. Phải thu nội bộ 9.493.568 39.000.000 2.478.865.299
Vốn kinh doanh ở các đơn vị phụ thuộc 39.000.000
Phải thu nội bộ khác
5. Các khoản phải thu khác 1.539.840.377 5.209.146.085 3.976.190.517
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -19.900.000 -27.500.000 -27.500.000
IV. Hàng tồn kho 30.310.205.746 45.915.567.426 73.465.256.979
1. Hàng mua đang đi đường
2. Nguyên liệu. vật liệu tồn kho 185.078.864 1.806.915.767 3.516.120.486
3. Công cụ. dụng cụ trong kho 418.002.310 413.143.367 678.208.259
4. Chi phí sản xuất. kinh doanh dở dang 11.163.959.664 39.733.260.835 53.302.130.218
5. Thành phẩm tồn kho 947.915.730 2.589.321.808 1.831.841.437
6. Hàng hóa tồn kho 1.316.393.224 1.269.756.552 8.429.128.842
7. Hàng gửi bán 15.978.855.014 103.169.097 5.707.827.737
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác 3.567.165.969 5.572.358.092
1. Tạm ứng 2.494.975.225 3.484.461.339 6.300.612.618
2. Chi phí trả trước 1.552.555.362 2.503.072.456
3. Chi phí chờ kết chuyển 572.458.583 342.509.538 653.113.042
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5. Các khoản cầm cố. ký cược. ký quỹ dài
hạn 499.912.161 222.832.853 820.332.787
VI. Chi sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ
DÀI HẠN 19.669.330.645 29.479.887.724 52.856.924.012
I.Tài sản cố định 15.546.585.339 22.900.562.661 48.721.515.913
1. Tài sản cố định hữu hình 15.546.585.339 22.900.562.661
Nguyên giá 23.739.804.650 41.730.018.716 74.970.362.426
Giá trị hao mòn lũy kế -8.193.289.311 -18.829.456.055 -26.926.433.027
2. Tài sản cố định thuê tài chính 677.586.514
Nguyên giá 813.103.818
Giá trị hao mòn lũy kế -135.517.304
3. Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.508.846.194 662.390.229
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 3.508.846.194
2. Góp vốn liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác 403.577.398
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 258.812.831
III. Chi phí xây dựng cơ bàn dở dang 484.062.309 5.590.283.747 2.397.717.647
IV. Các khoản ký quỹ. ký cược dài hạn
V. Chi phí trả trước dài hạn 129.836.803 326.651.087 1.737.690.452
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 80.505.276.924 127.133.282.205 180.268.759.496
NGUỒN VỐN
A 1 2 3
A. NỢ PHẢI TRẢ 73.447.881.676 101.961.909.833 157.207.743.011
I. Nợ ngắn hạn 60.257.559.461 95.915.881.115 129.803.122.316
1. Vay ngắn hạn 25.590.018.180 47.701.079.647 65.823.709.133
2. Nợ đến hạn trả
3. Phải trả cho người bán 14.579.399.634 14.528.521.501 29.967.140.144
4. Người mua trả trước 15.334.974.952 29.240.003.186 20.843.668.655
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 509.686.329 758.370.644 1.671.691.941
6. Phải trả công nhân viên 466.693.053 748.635.116 1.733.047.869
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 2.501.250 322.741.310 6.308.923.579
8. Các khoản phải trả. phải nộp khác 3.774.286.063 2.616.529.711 3.454.940.995
II. Nợ dài hạn 12.800.541.929 14.659.471.149 26.978.026.951
1. Vay dài hạn 12.800.541.929 14.659.471.149 26.331.183.751
2. Nợ dài hạn 646.593.744
III. Nợ khác 389.780.286 426.593.744
1. Chi phí phải trả 389.780.286 426.593.744
2. Tài sản thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ. ký cược dài hạn
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.057.395.248 16.171.372.372 23.061.016.485
I. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.047.051.714 15.953.363.108 23.032.104.324
1. Nguồn vốn kinh doanh 8.269.567.409 14.178.300.510
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản -89.505.500 1.673.878.512
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quỹ đầu tư phát triển 80.540.173 28.714.348
5. Quỹ dự phòng tài chính 5.293.000 3.223.000
6. Lợi nhuận chưa phân phối -1.239.704.806 66.370.354 185.704.323
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.861.438 2.876.384
II. Nguồn kinh phí. quỹ khác 10.343.534 218.009.264 28.912.161
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 6.010.740 214.971.138 24.639.035
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 4.332.794 3.038.126 4.273.126
3. Quỹ quản lý của cấp trên
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
5. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 80.505.276.924 127.133.282.205 180.268.759.496
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư. hàng hóa nhận giữ hộ. nhận gia
công 2.386.992.513.00
3. Hàng hóa nhận bán hộ. nhận ký gửi
4. Nợ khó đòi đã xử lý 231.607.419 231.607.419.00 1.017.354.182.00
5. Ngoại tệ các loại 796 796.38 796.38
6. Hạn mức kinh phí còn lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 347_2279.pdf