Báo cáo Luận văn Kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán tài chính

Năm 1941, cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại” được xuất bản, đánh dấu sự có mặt chính thức của kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm toán nói chung. ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ trở thành một loại hình kiểm toán chính thức vào năm 1997 khi Bộ Tài chính ban hành quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 về qui chế kiểm toán nội bộ. Sau một thời gian hoạt động kiểm toán nội bộ đã thể hiện được vai trò quan trọng và tích cực trong việc cung cấp các thông tin tài chính chính xác, kịp thời phục vụ cho quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có thể nói kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

pdf95 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Luận văn Kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất từ Công ty đến các Xí nghiệp và các đơn vị thi công. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình hoặc các giai đoạn công việc. Chi phí sản xuất bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sử dụng máy  Chi phí trực tiếp khác. Các chi phí trên được tập hợp theo quí cho từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy, phương pháp tính giá tại Công ty là phương pháp tổng cộng chi phí. Giá thành công trình bao gồm giá thành ở các xí nghiệp và giá thành thuộc khối cơ quan Công ty. Giá thành khối cơ quan Công ty bao gồm giá thành các đơn vị sản xuất và do Công ty phân bổ. Cuối mỗi quí, các đơn vị gửi báo cáo chi phí sản xuất, giá thành lên Công ty. Công ty tiến hành nghiệm thu công trình, hạng mục công trình theo khối lượng thực tế hoàn thành. Tỉ lệ % giá trị nghiệm thu các đơn vị được hưởng tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của công trình. Thông thường, giá thành tại các đơn vị chiếm từ 49 đến 69% tổng giá trị sản lượng nghiệm thu, còn lại do công ty phân bổ. Giá thành do công ty phân bổ có khấu hao cơ bản, và khấu hao sửa chữa lớn (15% giá) trong đó 10% được đưa vào chi phí sử dụng máy, 5% đưa vào chi phí trực tiếp khác Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty ban hành qui chế khoán quản nội bộ và chi phí trực tiếp các sản phẩm khảo sát, tư vấn, thiết kế và qui định về chi phí hợp lý hợp lệ được tính vào giá thành sản phẩm. Trong quá trình thực hiện kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kiểm toán viên cần phải hiểu rõ những qui định về hạch toán chi phí sản xuất cũng như các chi phí hợp lệ được tính vào giá thành sản phẩm  Kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu của Công ty gồm:  Nguyên vật liệu chính: mũi khoan, kim cương, chữa khoá, cần ống các loại, dụng cụ thí nghiệm, văn phòng phẩm.  Nguyên vật liệu phụ: vật liệu điện, sắt, thép.  Phụ tùng: phụ tùng khoan, đào, phụ tùng ô tô.  Nguyên nhiên liệu: xăng, dầu diezen... Công ty có qui định nguyên vật liệu mua đều phải nhập qua kho trước khi xuất dùng, giá nguyên vật liệu xuất được tính theo giá thực tế đích danh. Hầu hết nguyên vật liệu khi mua về đều được đưa vào sử dụng ngay, đặc biệt đối với khối thiết kế, nguyên vật liệu chủ yếu là các loại văn phòng phẩm (giấy vẽ, giấy in, mực in...), xăng dầu và không có vật liệu tồn kho. Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất tại Đoàn 2 chủ yếu là các loại văn phòng phẩm. Phương pháp kiểm toán kiểm toán viên sử dụng đối với kiểm toán nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là phương pháp kiểm tra chứng từ và phương pháp đối chiếu. Khi kiểm toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Đoàn 2, kiểm toán viên phát hiện một số hoá đơn mua văn phòng phẩm phục vụ sản xuất không ghi rõ hoặc ghi sai địa chỉ người bán, không ghi rõ loại vật tư mua vào, phiếu xuất kho không có chữ ký của người thủ kho, người nhận. (Trích tài liệu kiểm toán viên) Nói chung, tại Đoàn 2 các phát sinh về chi phí nguyên vật liệu không nhiều (chỉ chiếm 2.0 - 2.9% giá trị nghiệm thu) và chủ yếu là phát sinh chi phí sản xuất chung. Do vậy, khi kiểm toán kiểm toán viên có thể kiểm toán toàn diện đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và loại bỏ những khoản chi phí không đúng ra khỏi giá thành sản phẩm.  Kiểm toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của công ty (55 – 60%). Công ty sủ dụng hai cách tính lương: theo thời gian và lương khoán sản phẩm (xem phần kiểm toán tiền lương). Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty gồm có lương cán bộ công nhân viên và lương thuê ngoài. Đối với các đơn vị trực thuộc côngty qui định tỷ lệ chi phí nhân công theo loại sản phẩm.  Phiếu xuất kho ngày 2/12/01: xuất dùng sản xuất số tiền 4.316.000đ không có số thự tự, không có chữ ký của thủ kho. Đối chiếu sổ TK 152,111 với số tài khoản 621 phát hiện:  Hoá đơn số 398 15/10/01: mua vật tư dùng cho sản xuất số tiền 4.564.000đ (VAT: 136.920đ) kế toán phản ánh vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) số tiền 4.564.000 bao gồm cả VAT, điều này làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lên 136.920đ. Trong kiểm toán, kiểm toán viên nhận thấy Đoàn 2 không thực hiện tốt nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong quản lý tiền mặt cũng như vật tư. Cụ thể:  Phiếu chi ngày 10/11/01: mua văn phòng phẩm số tiền 4.821.000đ, không có số phiếu, không có hoá đơn mua hàng đính kèm. Người mua hàng là người nhận tiền và kiêm thủ quĩ. Ngoài ra kiểm toán viên còn loại ra một số hoá đơn mua văn phòng phẩm của quí 2, 3 được đưa vào chi phí của quí 4. Ví dụ: hoạt động tư vấn và thiết kế 35,2%, đo vẽ bản đồ ĐCCT: 36.1%, đào hố rãnh 41.9%. Căn cứ vào tỷ lệ khoán lương cho các đơn vị, Công ty sẽ ứng trước lương theo quí tạo điều kiện tạm ứng lương cho cán bộ công nhân viên. Sau khi nghiệm thu công trình công ty sẽ thanh toán số đơn vị còn được hưởng trong quí. Khi côngty nghiệm thu sản lượng lương của đơn vị, lúc đó kế toán mới hạch toán vào tài khoản 622 của đơn vị giá trị nghiệm thu. Mọi phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trong kỳ, kế toán đều hạch toán vào TK 154 chi tiết theo công trình. Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản:  Chi phí đi công trường  Lương công nhân sản xuất điều hành máy thi công  Chi phí ăn ca của cán bộ công nhân viên  Chi phí thuê lao động bên ngoài  Chi phí lương làm thêm giờ, làm việc đêm… Các chi phí này được tập hợp riêng cho từng công trình, những khoản chi phí như chi phí đưa cán bộ đi họp hoặc công tác phí được đưa vào chi phí sản xuất chung để chờ phân bổ cho các công trình. Với chi phí lao động thuê ngoài Công ty chỉ chấp nhận khi có giấy tờ chứng minh đầy đủ, hợp lệ cho nghiệp vụ đó xảy ra như: hợp đồng thuê lao động, bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, bảng chấm công… hoặc phiếu đăng ký làm thêm giờ, làm đêm của cán bộ công nhân viên, lịch trình xe đưa cán bộ đi công tác, đi công trường. Khi kiểm toán, kiểm toán viên kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chưúng từ trên. Đồng thời đối chiếu với số phát sinh trên sổ chi tiết tài khoản 154 nhằm khẳng định tính đúng đắn của nghiệm vụ. kiểm toán viên có thể đối chiếu ngược từ bảng kê phân tích chứng từ với sổ chi tiết TK 154 để kiểm tra số phát sinh. Căn cứ vào các chứng từ do Đoàn 2 gửi về Tổ kiểm toán, kiểm toán viên kiểm tra các chứng từ đó có hợp lệ hay không (có ghi đúng, đủ các yếu tố qui định không) những chứng từ không hợp lệ hoặc số phát sinh lớn sẽ được kiểm toán viên để riêng và đối chiếu lại với số phát sinh trên TK 154. Khi kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện: Số chi quá này kiểm toán viên xuất toán khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ của đơn vị và đòi hỏi các đơn vị phải có giải trình hợp lý. Nếu không có giải trình, đơn vị phải tự trang trải chi phí đó và kiểm toán viên ghi các bút toán điều chỉnh giảm chi phí vào sổ ghi chép của kiểm toán viên làm căn cứ cho báo cáo kiểm toán.  Kiểm toán chi phí sản xuất chung. Tại Đoàn 2 đơn vị sử dụng tài khoản 627 để hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí này bao gồm chi phí sử dụng máy và chi phí trực tiếp khác. * Kiểm toán chi phí sử dụngmáy. Máy thi công ở các đơn vị trực thuộc do công ty cấp và quản lý gián tiếp với các máy móc đó, các đơn vị sẽ trực tiếp sử dụng và quản lý máy. Khoản trích khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn, Công ty giữ lại để phân bổ vào giá thành cuối mỗi quí sau khi nhận được báo cáo tổng hợp chi phí và giá thành từ các đơn vị gửi lên. Chi phí sủ dụng máy thi công ở Đoàn 2 chủ yếu là chi phí phụ tùng thay thế,  Trên sổ 154 có chi phí: thuê vác máy phát cây công trình Yaly chứng từ 450 ngày15/11/01 số tiền 1.450.000đ. Đối chiếu với chứng từ thiếu biên bản nghiệm thu khối lượng công việc và không có chữ ký, địa chỉ người thực hiện công việc.  Chi phí tiền xăng, Anh Tốn đi công trình Yaly theo chứng từ số 435 ngày 25/10/01 số tiền 250.000đ, đối chiếu hành trình xe chạy kiểm toán viên tính ra chênh lệch là 56.000đ…  Phiếu chi ngày 12/12/01 nội dung: chi lương số tiền nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ dùng chung, một số chi phí dịch vụ mua ngoài khác. Chi phí sử dụng máy phát sinh cho công trình nào thì được tính vào chi phí công trình đó. Những khoản chi phí phát sinh chung cho nhiều công trình, kế toán tập hợp lại cuối quí phân bổ cho từng công trình theo giá trình của công trình lớn hay nhỏ . Chứng từ sử dụng trong việc hạch toán chi phí sử dụng máy là “nhật trình xe máy”, các hoá đơn mua nguyên nhiên vật liệu. Nhật trình này do công nhân điều khiển máy ghi theo dõi hoạt động của từng máy theo ngày. Mọi chi phí về nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng cho máy thi công được kế toán phản ánh trực tiếp vào TK 627. chi phí nhân công điều khiển máy được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Công việc thực hiện kiểm toán đối với chi phí sử dụng máy đơn giản hơn kiểm toán các loại chi phí khác. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên không sử dụng phương pháp thực nghiệm, nên khi kiểm toán, kiểm toán viên chỉ kiểm toán sự hợp lý của nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho máy dựa vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (theo qui định của Công ty) và đơn giá của vật liệu mua vào. Phương pháp kiểm toán mà các kiểm toán viên nội bộ sử dụng ở đây chủ yếu là phương pháp kiểm tra chứng từ và đối chiếu với sổ sách liên quan (Ví dụ: sổ TK 627, 152, 111) Tương tự với kiểm tra chứng từ thực hiện trong các khoản mục trước, kiểm toán viên loại ra các chứng từ không hợp lệ hoặc không đúng chủng loại nhiên liệu. Để thực hiện được việc này đòi hỏi kiểm toán viên phải có kinh nghiệm, có hiểu biết rõ về máy móc và nhiên liệu sử dụng. Đoàn 2 thuộc khối thiết kế nên chi phí sủ dụng máy không nhiều. Ví dụ chi phí sử dụng máy Thuỷ điện Yaly là 13.092.365đ trong tổng số 680.323.225đ chi phí. Các chi phí máy thi công tính vào chi phí sản xuất Thuỷ điện gồm: Dầu máy, dầu diezen, nhớt các loại. Chi phí này được hạch toán vào TK 627 Thuỷ điện Yaly dựa vào các hoá đơn mua hàng. Nhìn chung, các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công đều được hạch toán đúng đắn, rõ ràng, ít có sai phạm xảy ra do có sự tách bạch giữa người sử dụng máy với người quản lý nguyên nhiên vật liệu. Điều này cho thấy trong việc quản lý chi phí sử dụng máy, Đoàn có qui định phân công công việc hợp lý và hiệu quả. *Kiểm toán chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp khác chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung và chi phí sản xuất của Đoàn 2: từ 9.6% - 13,9% tổng chi phí. Chi phí trực tiếp khác bao gồm:  Tiền điện thoại  Chi tiếp khách, công tác phí, đền bù hoa màu, giải phóng mặt bằng  Chi vé cầu đường  Phô tô bản vẽ  Trả lãi vay… Chi phí không thuộc chi phí nhân công, nguyên vật liệu, sử dụng máy đều được đưa vào chi phí trực tiếp khác. Chi phí trực tiếp xảy ra thường xuyên (số lượng nghiệp vụ lớn) và sử dụng tiền mặt để thanh toán. Đây là điều kiện thuận lợi xảy ra sai phạm. Tại các đơn vị, các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu được phản ánh vào hai TK 111, 627. (phụ lục 07 – mẫu sổ theo dõi tổng hợp TK 627 trang…) Chứng từ phục vụ cho kiểm toán chi phí trực tiếp khác gồm có:  Phiếu chi tiếp khách  Hoá đơn dịch vụ viễn thông  Hoá đơn mua văn phòng phẩm, tài liệu, phô tô bản vẽ..  Khế ước vay vốn  Các chứng từ liên quan đến công tác phí (đề cương công tác, giấy đi đường, vé cầu phà…) Phương pháp kiểm toán viên nội bộ sử dụng trong kiểm toán là phương pháp kiểm toán chứng từ, và kiểm toán toàn diện đối với các nghiệp vụ. Trước hết, kiểm toán viên tiến hành rà soát các chứng từ nhằm loại bỏ những chứng từ không hợp lệ. Chẳng hạn như:  Hoá đơn tiếp khách ngày 27/10 không có số thứ tự, không ghi mã số thuế công ty.  Thanh toán vé ô tô: 200.000đ không có vé đính kèm.  Phiếu chi thanh toán giải phóng mặt bằng Phả Lại – Bắc Giang từ 1/4 – 30/4 không có chữ ký người nhận tiền.  Thanh toán chi phí kiểm tra tuyến 110 KV Bắc Giang – Phả Lại - Thác Bà chi tiếp khách 1.980.000đ không có chứng từ gốc…  Phiếu chi 2/12/01: pho to BVKT số tiền 3.380.000đ không có số phiếu chữ người lập phiếu. .. Đối chiếu các nghiệp vụ trên với sổ TK 111 và 627: + Sổ TK 111 không ghi theo trình tự phát sinh nghiệp vụ, số hiệu chứng từ ghi sai: số chứng từ ngày 2/10 là 397, 3/10 là 380 nhưng số chứng từ ngày 11/10 là 391, 392, 393, 394,…Điều đó cho thấy thực tế các phiếu chi không có số nhưng khi phản ánh vào sổ sách, kế toán của Đoàn đã ghi số thứ tự và không ghi đúng trình tự phát sinh nghiệp vụ. + Sổ TK 627:  Chứng từ số 395 ngày 15/10 nội dung chi: chi thanh toán cước điện thoại phòng làm việc đối chiếu với chứng từ 395 trên sổ TK 111 nội dung chi tiếp khách. Kế toán đã ghi (Trích tài liệu kiểm toán viên) Ngoài ra, kiểm toán viên còn phát hiện một số phiếu chi thanh toán công tác phí không có số phiếu hoặc thiếu các chứng từ đính kèm như vé ô tô, vé máy bay, đề cương công tác, chi thanh toán thuê xe đi thực tế Đồ Sơn, hoá đơn không có ngày tháng năm, không có mã số thuế Công ty, không có hành trình xe và tên người đi… Do nghiệp vụ liên quan đến TK 627, tiền mặt lớn và do ý thức cũng như trình độ của kế toán có hạn nên sai phạm về nghiệp vụ nhiều không chỉ về qui mô của sai phạm mà còn về số lượng sai lượng. Qua kiểm toán, kiểm toán viên loại bỏ những chi phí không hợp lý, hợp lệ (như ghi tăng công tác phí, ghi nghiệp vụ chi không có thật) khỏi chi phí sản xuất chung và giá thành sản phẩm của đơn vị và cho các đơn vị chỉ được kết chuyển sang TK 154 những chi phí đúng theo kết quả kiểm toán. Sau khi kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các đơn vị, tổ kiểm toán gửi báo cáo chi phí sản xuất và giá thành kiểm toán lên Phòng kế toán. Phòng kế toán tiếp tục công việc phân bổ các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung của khối cơ quan Công ty để tạo ra giá thành hoàn chỉnh của công trình. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán Kết thúc quá trình kiểm toán, với những bằng chứng kiểm toán thu được, kiểm toán viên tiến hành đánh giá bằng chứng kiểm toán và lập ra biên bản kiểm toán. Biên bản kiểm toán được lập 6 tháng một lần dựa trên các ý kiến của các thành viên tham gia cuộc họp với đơn vị được kiểm toán. Thành phần của cuộc họp bao gồm:  Các kiểm toán viên trong tổ kiểm toán.  Thủ trưởng và kế toán đơn vị được kiểm tra. Nội dung của biên bản kiểm toán:  Tên đơn vị được kiểm toán.  Các kiểm toán viên tham gia kiểm toán  Phương pháp và phạm vi kiểm toán  ý kiến nhận xét của tổ kiểm toán.  ý kiến của đơn vị được kiểm toán.  Chữ ký của những người liên quan  Ngày lập biên bản kiểm toán. Biên bản kiểm toán được lập thành 4 bản: 1 bản lưu tại tổ kiểm toán, 1 bản gửi Giám đốc Công ty, 1 bản gửi cho Phòng kế toán, 1 bản đơn vị được kiểm toán giữ. Sau khi kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính của Đoàn 2, kiểm toán viên lập biên bản kiểm toán 6 tháng cuối năm 2001 ( xem biểu trang sau) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đôc lập ... Tự do ... Hạnh phuc *****-***** Biên bản kiểm tra quyết toán tài chính 6 tháng cuối năm 2001 Đơn vị: Đoàn thiết kế 2. Hôm nay ngày 20/3/2002, tại tổ kiểm toán đã tiến hành cuộc họp giữa Tổ kiểm toán Công ty với Đoàn thiết kế 2. Thành phần cuộc họp gồm có * Tổ kiểm toán 1. Đ/c Trần Thị Hoàn Chức vụ: Tổ trưởng 2. Đ/c Trịnh Thị Điều Tổ viên 3. Đ/c Lê Thăng Long Tổ viên kiêm thư ký * Đoàn thiết kế 2 1. Đ/c Nguyễn Văn Tốn Trưởng phòng 2. Đ/c Nguyễn Thị Lạc Kế toán II. Phần nhận xét của Tổ kiểm toán Đ/c Trần Thị Hoàn, tổ trưởng Tổ kiểm toán thông báo kết quả đợt kiểm tra quyết toán 6 tháng cuối năm 2001 của đơn vị. Căn cứ vào sổ sách, chứng từ kế toán và báo cáo quyết toán 6 tháng cuối năm 2001 (quí 3, 4) của đơn vị. Sau khi kiểm tra, Tổ kiểm toán có một số nhận xét như sau: 1. Về sản lượng Nội dung Đơn vị báo cáo Số liệu kiểm tra Chênh lệch 1. Giá trị sản lượng đơn vị thực hiện 2.674.398.6 86 2.674.398.68 6 0 2.2.4. Theo dõi sau kiểm toán Kết thúc cuộc kiểm toán với biên bản kiểm toán nêu rõ các sai phạm của đơn vị, Tổ kiểm toán có trách nhiệm theo dõi phản ứng của các đơn vị đối với báo cáo kiểm toán. Khi kiểm toán báo cáo tài chính quí tiếp theo kiểm toán viên kiểm tra xem đơn vị có thực hiện những kiến nghị, ý kiến của Tổ kiểm toán trong báo cáo 2. Về sổ sách Đơn vị đã đóng dấu giáp lai, có chữ ký của thủ trưởng đơn vị 3. Chứng từ hạch toán Một số hoá đơn mua văn phòng phẩm viết sai tên đơn vị mua, sai mã số thuế Công ty. Giảm chi phí chứng từ không hợp lệ 1.681.643đ VAT 45.857đ Trong đó: Hoá đơn mua xăng dầu xe không thuộc cơ quan Chi ngày 20/11 501.643đ đơn vị hạch toán vào chi phí 500.000đ Thanh toán công tác phí quá 680.000đ 4. Về tiền lương Tổng quĩ tiền lương thực hiện 6 tháng cuối năm 2001 là 971.390.000đ trong đó Công ty cân đối bổ xung thêm 30 triệu đồng. Căn cứ vào số liệu và nhận xét trên yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh lại chứng từ,sổ sách cho phù hợp với số liệu đã được kiểm tra. I. ý kiến của đơn vị kiểm toán không bằng cách kiểm tra sổ sách và các bút toán điều chỉnh, hay kiểm tra sự dầy đủ trên hệ thống chứng từ, kiểm tra việc đánh số thứ tự của chứng từ… Ví dụ: Căn cứ vào kết quả kiểm toán quí 3 năm 2001, khi kiểm toán báo cáo tài chính quí 4 của Đoàn 2, kiểm toán viên kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của tổ kiểm toán. Theo kết quả kiểm toán quí 3 kiểm toán viên thấy: - Sổ sách quí 4 đơn vị đã thực hiện đầy đủ yêu cầu của Tổ kiểm toán trong báo cáo kết quả kiểm toán quí 3 đó là sổ sấch đơn vị đã đóng dấu giáp lai, có chữ ký đầy đủ của thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên quí 3 Tổ kiểm toán yêu cầu Đoàn loại bỏ những chi phí không hợp lệ ra ngoài chi phí sản xuất, nhưng qua kiểm tra sổ sách quí 4, đơn vị chưa thực hiện điều chỉnh. Ghi chép nghiệp vụ kinh tế chưa theo một trật tự về thời gian. - Về chứng từ: Các chứng từ không được đánh số thứ tự trước, không có đầy đủ chữ ký của những người liên quan. - Về thời gian nộp báo cáo: Đoàn 2 nộp báo cáo qúi 4 chậm. Nhận xét: Đoàn 2 chưa thực hiện đầy đủ các kiến nghị của tổ kiểm toán trong quí 3. Theo qui định của Công ty, việc xử lý vi phạm phụ thuộc vào mức độ vi phạm và thái độ của các đơn vị đối với những kiến nghị do Tổ kiểm toán đưa ra. Tyu nhiên việc xử lý vi phạm ở Công ty mới chỉ là nhắc nhở, chưa sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt. Nếu các đơn vị không điều chỉnh và thực hiện các kiến nghị của Tổ kiểm toán, Tổ kiểm toán lập báo cáo phản ánh tình hình thực hiện kiến nghị của kiểm toán viên trình Giám đốc Công ty xin ý kiến giải quyết. Theo qui định của Công ty, việc xử lý vi phạm phụ thuộc vào mức độ vi phạm và thái độ của các đơn vị đối với những kiến nghị do Tổ kiểm toán đưa ra. Tuy nhiên việc xử lý vi phạm ở Công ty mới chỉ là nhắc nhở, chưa sử dụng các biện pháp nghiêm ngặt. Phần 3: một số định hướng hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ công ty tư vấn xây dựng điện i thực hiện. I. Một số nhận xét. Qua gần 4 năm hoạt động, Tổ kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc củng cố nề nếp tài chính kế toán cũng như bảo vệ tốt tài sản của công ty tránh thất thoát, lãng phí. Có được những thành tích đó phải kể đến sự cố gắng, nỗ lực có trách nhiệm với công việc được giao của các kiểm toán viên nội bộ và sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Ban giám đốc Công ty đã tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi cho Tổ kiểm toán. Tổ kiểm toán Công ty trực thuộc và chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty, do vậy hoạt động của Tổ kiểm toán mang tính độc lập, khách quan phù hợp với chuẩn mực chung. Sự chỉ đạo sát sao của Giám đốc Công ty cùng với những qui định, hướng dẫn cụ thể từ phía Tổng công ty và Công ty đã tạo điều kiện cho Tổ kiểm toán hoạt động có hiệu qủa. Công ty có qui định và hướng dẫn về hoạt động kiểm toán nội bộ trong Công ty, trong đó qui định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ kiểm toán cũng như của các kiểm toán viên. Kiểm toán viên trong công ty là những người có chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực họ đảm nhiệm. Nhìn chung, hệ thống kiểm soát nội bộ toàn Công ty hoạt động tốt vì được kiểm soát bởi những qui định hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của từng bộ phận trong đó. Công ty có qui định về chứng từ và luân chuyển chứng từ chặt chẽ. Chẳng hạn như thanh toán công tác phí cho cán bộ công nhân viên cần phải có đề cương công tác trình Giám đốc duyệt và làm các thủ tục xin tạm ứng, hoàn ứng theo đúng trình tự chung. Khi thanh toán tiền công tác phí phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ liên quan như giấy đi đường, đề cương công tác, vé tàu, phà…. minh chứng cho nghiệp vụ đó xảy ra, đồng thời chi phí công tác phí phải phù hợp với qui định chung. Các hoá đơn mua nguyên vật liệu giá trị trên 5 triệu đồng cần phải có sự phê duyệt của Giám đốc Công ty. Cuối quí khối cơ quan Công ty kiểm kê hàng tồn kho do Phòng kế hoạch thực hiện. Tại các đơn vị đều kiểm kê qũi và lập ra biên bản kiểm kê quĩ của đơn vị. Đây là những điểm mạnh trong công tác quản lý hoạt động tài chính kế toán tại Công ty. Tổ kiểm toán nôi bộ Công ty mang tính độc lập khách quan do chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc, kiểm toán viên là những người có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực họ đảm nhiệm. Phân công công việc cho các kiểm toán viên phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người. Tuy nhiên trong thực kiểm toán, hoạt động của Tổ kiểm toán nội bộ còn nhiều bất cập. Trên cơ sở lý thuyết kết hợp với quá trình thực tế tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 tác giả xin được mạnh dạn đưa ra những đánh giá chủ quan của bản thân về tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty.  Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán .  Lựa chọn đơn vị kiểm toán: Kiểm toán nội bộ tại Công ty thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Công ty giao phó, đó là kiểm tra sự phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty, các đơn vị trực thuộc. Kiểm tra và xác nhận chất lượng độ tin cậy của thông tin kinh tế, báo cáo tài chính … và kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc, chế độ tài chính… Bên cạnh đó phát hiện những sơ hở yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản Công ty và đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành kinh doanh của Công ty, các đơn vị trực thuộc. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán với các đơn vị ( các đoàn, đội ) mỗi quí một lần và 6 tháng một lần với các xí nghiệp. Tổ kiểm toán nội bộ không được giao trách nhiệm lựa chọn đơn vị kiểm toán, mà chỉ thực hiện kiểm toán toàn diện các đơn vị trực thuộc. Theo lịch trình các đơn vị mang sổ sách chứng từ về Tổ kiểm toán để làm việc. Các BCTC của các đơn vị gửi về Tổ kiểm toán nội bộ thường bị chậm hơn so với lịch trình và yêu cầu.  Về phương pháp kiểm toán: kiểm toán nội bộ Công ty sử dụng phương pháp kiểm toán chứng từ, ngoài ra không áp dụng phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ như kiểm kê, điều tra…  Phạm vi kiểm toán: Kiểm toán nội bộ mới chỉ thực hiện kiểm toán đối với các đơn vị trực thuộc trong Công ty, chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị toàn Công ty.  Đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ của các đơn vị : Khi đánh giá hệ thống kiểm toán nội bộ tại các đơn vị, kiểm toán viên đánh giá theo quan điểm chủ quan của mình bằng việc rà soát các tài liệu của đơn vị mục đích xác định thời gian thực hiện kiểm toán. Tổ kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các bước thực hiện kiểm toán đầy đủ theo qui trình kiểm toán khoa học. Cụ thể, kiểm toán viên nội bộ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ nhằm xác định thời gian kiểm toán chứ không nhằm mục đích xác định rủi ro kiểm soát, không xác định mức trọng yếu và phân bổ cho các khoản mục trên báo cáo tài chính. Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên nội bộ chưa lập bảng câu hỏi về thủ tục kiểm soát nội bộ của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị.  Thực hiện kiểm toán : Quá trình thực hiện kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng điện 1 là quá trình kiểm toán viên sử dụng các phương pháp kiểm tra, rà soát tài liệu và phương pháp tính toán lại nhằm thu nhập bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán viên thu thập được phản ánh vào sổ ghi chép của kiểm toán viên. Bằng chứng kiểm toán được ghi chép theo trật tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Tuy nhiên với mỗi phần hành khoản mục kiểm toán các bằng chứng cần được ghi chép, hệ thống một cách hợp lí thuận lợi cho kiểm toán viên đánh giá khi lập báo cáo kiểm toán. Chẳng hạn trong kiểm toán tiền mặt , kiểm toán nguyên vật liệu kiểm toán viên không lập bảng rà soát sai phạm hoặc bảng kê chênh lệch, bảng kê xác minh để ghi chép bằng chứng thu được. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên dã kết hợp và tận dụng kết quả kiểm toán các phần trước để giảm bớt khối lượng công việc thực hiện. Tuy nhiên, do chưa hệ thống hoá được bằng chứng thu được trong kiểm toán khoản mục trước nên hiệu quả công việc kiểm toán không cao. Hơn nữa do kiểm toán nội bộ là những người hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau được lựa chọn vào tổ kiểm toán nên khả năng lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính theo quy trình chung còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong cách thức thực hiện kiểm toán, trong công việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán. + Kết thúc kiểm toán: Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá bằng chứng kiểm toán và lập ra báo cáo kiểm toán. Tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Báo cáo kiểm toán được lập 6 tháng một lần điều đó làm ảnh hưởng đến tính cập nhật của thông tin kiểm toán. Trên thực tế cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc thường gửi lên chậm hơn so với thời gian quy định. Do vậy biên bản (báo cáo) kiểm toán cần được lập sau mỗi cuộc kiểm toán. Biên bản kiểm toán chưa chỉ rõ các sai phạm của đơn vị được kiểm toán trong tổ chức ghi chép, định khoản trên chứng từ, sự phê duyệt chứng từ của những người liên quan và sai phạm trong ghi chép sổ sách.  Theo dõi sau kiểm toán: Công ty thực hiện theo dõi sau kiểm toán dựa trên cơ sở sai phạm trong biên bản kiểm toán. Tuy nhiên, biên bản kiểm toán không phản ánh hết sai phạm của đơn vị. Hơn nữa, trong cuộc họp giữa Tổ kiểm toán và đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên nêu lên những sai phạm mà đơn vị vi phạm và yêu cầu các đơn vị phải sửa lại cho đúng. Khi thực hiện kiểm toán lần sau, nếu đơn vị chưa điều chỉnh lại, Tổ kiểm toán và Giám đốc Công ty chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh mà chủ yếu là nhắc nhở thực hiện. Do vậy, trong các kỳ kiểm toán tiếp sau vẫn tồn tại nhiều sai phạm. Trên cơ sở nhận xét mang tính chủ quan của cá nhân tác giả về những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cdo kiểm toán nội bộ Công ty tư vấn xây dựng ĐIện 1 thực hiện, tác giả xin được mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Về phía Nhà nước. Hoạt động kiểm toán nội bộ là hoạt động còn mới ở nước ta, đang trong quá trình vừa học vừa làm. Cơ sở pháp lý cho kiểm toán nội bộ hoạt động chỉ có quyết định 832 của Bộ Tài Chính, Thông tư hướng dẫn số 52 ngày 16/4/1998 và thông tư số 171 ngày 22/12/1998. Qua tình hình hoạt động của kiểm toán nội bộ có thể nhận thấy rằng, kiểm toán nội bộ là hoạt động không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp nói riêng và đối với mỗi quốc gia nói chung. Hoạt động kiểm toán nội bộ cũng như các hoạt động khác, chỉ có thể thực hiện tốt đạt hiệu quả cao trên cơ sở một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và phù hợp. Về lâu dài, hoạt động kiểm toán nội bộ phải được qui định trong văn bản pháp luật để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức cũng như phát triển hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam. Nhà nước ta phải chi phối, hình thành qui chế kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán vì Nhà nước vừa là cơ quan quản lý chức năng, vừa là chủ sở hữu tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước. Do đó, Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương pháp luận của kiểm toán nội bộ, tiêu chuẩn thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ, tiêu chuẩn và vị trí của kiểm toán viên nội bộ. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, Nhà nước có thể công nhận có chọn lọc, sửa đổi một số chuẩn mực kế toán và kiểm toán Quốc tế làm chuẩn mực kiểm toán nội bộ ở nước ta. Hiện nay, kiểm toán viên nội bộ là những người được tuyển chọn từ các lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán trong đơn vị từ viên nội bộ là những người được tuyển chọn từ các lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán trong đơn vị từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế tới việc tuyển chọn kiểm toán viên nội bộ. Nên chăng các Tổng công ty, Công ty lớn có thể tuyển chọn kiểm toán viên độc lập có kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị mình. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của các tổ chức chuyên môn kế toán, kiểm toán (Hiệp hội kế toán - kiểm toán). Các tổ chức này cần được tham gia vào các vấn đề kinh tế - tài chính của đất nước, tham gia vào quá trình xây dựng và hướng dẫn các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong đó có kiểm toán nội bộ và chăm lo lợi ích của các kiểm toán viên nội bộ. Các hiệp hội nghề nghiệp chính là nơi để các kiểm toán viên có điều kiện cập nhật kiến thức và trao đôỉ kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngoài ra, cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các lớp tập huấn về công tác kiểm toán nội bộ cho các kiểm toán viên nội bộ. Các trường đại học nên cải cách và đổi mới chương trình đào tạo: có thể mở một chuyên nghành về kiểm toán nội bộ , nghiên cứu và biên soạn giáo trình giảng dạy về kiểm toán nội bộ hoặc tổ chức những buổi giao lưu nghề nghiệp kiểm toán nội bộ nhằm tạo điều kiện cho sinh viên cập nhật kiến thức và nắm bắt sâu hơn về kiểm toán nội bộ. 2. Về phía Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Qua 4 năm hoạt động kiểm toán nội bộ đã đạt được những thành tích đáng kế tiết kiệm được chi phí và bảo vệ tốt tài sản của Công ty. Thấy được vai trò quan trọng của kiểm toán nội bộ, Công ty đã quan tâm tới các kiểm toán viên trong Tổ kiểm toán không chỉ về môi trường làm việc mà còn cả môi trường pháp lý với những qui định, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của Tổ kiểm toán còn có một số hạn chế cả về tổ chức, về trình độ kiểm toán viên, phạm vi, phương pháp kiểm toán… Hoạt động kiểm toán nội bộ Công ty mới chỉ dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ các đơn vị trực thuộc và thường hướng tới mục tiêu hợp lý và tính đúng đắn của số liệu trên báo cáo. Nên chăng kiểm toán nội bộ công ty mở rộng kiểm toán báo cáo tài chính của khối cơ quan Công ty. Có như vậy hệ thống kiểm soát nội bộ toàn Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Chức năng của kiểm toán nội bộ Công ty giới hạn trong việc kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát các đơn vị trực thuộc, kiểm tra, xác nhận chất lượng, độ tin cậy của các thông tin kinh tế, báo cáo tài chính, sự tuân thủ chế độ, chính sách… chưa thực hiện chức năng tham mưu cố vấn hoặc tham gia quản lý. Để làm tốt chức năng này đòi hỏi kiểm toán viên nội bộ phải là những người có trình độ chuyên môn không chỉ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán mà còn là người có năng lực quản lý, có khả năng hoạch định các chính sách chiến lược phát triển kinh doanh của đơn vị. Theo qui định của Công ty, các đơn vị gửi báo cáo tài chính của đơn vị về tổ kiểm toán khi kết thúc kỳ kế toán. Nhưng thực tế, báo cáo tài chính các đơn vị gửi về tổ thường chậm so với kỳ kế toán. Các cuộc kiểm toán thường được bắt đầu sau khi kết thúc việc lập và duyệt các báo cáo tài chính của đơn vị. Như vậy thường là đến quí 1 năm sau sẽ kiểm toán số liệu trên báo cáo quyết toán của năm trước. Do đó để kiểm toán xcng toàn bộ các đơn vị trực thuộc Công ty, kiểm toán viên nội bộ phải liên tục kiểm toán đến tháng 5 mới có thể hoàn tất và công bố kết quả kiểm toán. Điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà quản lý trong việc sử dụng các thông tin kiểm toán do số liệu sau khi kiểm toán chỉ còn giá trị lịch sử, việc nắm bắt các thông tin do cuộc kiểm toán mang lại không còn tính chất kịp thời nữa. Thiết nghĩ, tổ kiểm toán cần có qui định rõ ràng và chặt chẽ hơn về thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị. Có như vậy thông tin kiểm toán cung cấp cho Ban giám đốc mới kịp thời đảm bảo yêu cầu cập nhật của thông tin. Đối với các đơn vị được kiểm toán, cần phải thực hiện tốt yêu cầu của Tổ kiểm toán về thời gian nộp báo cáo tài chính, các chứng từ đầy đủ. Chứng từ các đơn vị gửi về Tổ kiểm toán nên được xắp xếp theo trình tự thời gian, theo loại chứng từ. Chẳng hạn như các chứng từ mua hàng để riêng với các chứng từ tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, đồng thời rút ngắn được thời gian kiểm toán. Trong công tác kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc còn một số hạn chế cần khắc phục. * Trong khâu lập kế hoạch kiểm toán: đây là giai đoạn dầu tiên và quan trọng của một cuộc kiểm toán. Cuộc kiểm toán có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn này. Do vậy, Tổ kiểm toán nội bộ Công ty cần trú trọng hơn vào khâu lập kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị và thiết kế phương pháp kiểm toán. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị được tốt, Tổ kiểm toán nên thiết lập ra bảng hệ thống câu hỏi về kiểm toán nội bộ. Bảng hệ thống câu hỏi về kiểm soát nội bộ có thể sử dụng cho tất cả các đơn vị. Thực tế cho thấy hiệu quả của việc sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ cao, nó giúp cho kiểm toán viên giảm được thời gian kiểm toán và thuận lợi cho việc đánh giá bằng chứng kiểm toán khi lập báo cáo kiểm toán. Kiểm toán nội bộ Công ty không sử dụng phương pháp kiểm toán như kiểm kê, phỏng vấn quan sát, lấy xác nhận.. mà đơn thuần chỉ là kiểm toán chứng từ, do vậy bằng chứng kiểm toán thu được không có chất lượng cao và đầy đủ. * Trong thực hiện kiểm toán. Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty được thực hiện từng quí nhưng biên bản kiểm toán được lập 2 quí một lần. Do vậy, để các kết luận , kiến nghị trong biên bản kiểm toán được chính xác, đầy đủ, đòi hỏi kiểm toán viên phải hệ thống hoá được các bằng chứng thu được một các khoa học trên giấy tờ làm việc. Cụ thể: Khi kiểm toán tiền mặt kiểm toán viên có thể ghi chép các phát hiện kiểm toán vào bảng mẫu sau: Mẫu 01: Bảng kiểm tra các nghiệp vụ tiền mặt Đơn vị kiểm toán Đơn vị: VNĐ Chứng từ Nội Số tiền TK Sự phê duyệt Số tiền Ghi SH NT dung đối ứng GĐ KTT Thủ quĩ vào sổ chú - 15/12 Thu hoàn ứng 250.000 141 - K C 250.000 Ghi chú K: không có sự phê duyệt, không có chữ ký C: Có chữ ký, có sự phê duyệt Mẫu 02: Bảng kê rà soát sai phạm Đơn vị: 1000đ Chứng từ Nội dung Nguyên tắc Thực tế Ghi chú SH NT 394 11/10 Chi mua vật tư Q4 Nợ TK 152: 4000 Nợ TK 133: 400 Có TK 111: 4400 Nợ TK 152: 4400 Có TK 111: 4400 Mẫu 03: Bảng kê các khoản chi sai Tháng SH chứng từ Nôị dung kinh tế TK đối ứng Số tiền 12/01 Mua xăng dầu số xe không thuộc cơ quan 627 501.643 Mẫu 04: Bảng kê chênh lệch Chứng từ Nội dung kinh Số tiền Khả năng sai SH NT tế Thực tế Sổ sách Chênh lệch phạm - 19/12 Mua xăng xe, nhớt máy 2.957.404 3.416.000 458.596 Ghi tăng chi * Kết thúc kiểm toán: Trên cơ sở bằng chứng thu được, kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán dưới dạng biên bản cuộc hợp giữa Tổ kiểm toán với đơn vị. Báo cáo kiểm toán được lập 6 tháng một lần nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của thông tin trong quản lý. Do đó, báo cáo kiểm toán nên được lập sau mỗi lần kiểm toán. Có như vậy mới đạt yêu cầu cập nhật thông tin và thuận lợi cho theo dõi sau kiểm toán. Báo cáo kiểm toán cần nêu rõ các sai phạm của các đơn vị là sai số hay gian lận đồng thời nêu kiến nghị, phương hướng giải quyết, xử lý các sai phạm đó. * Theo dõi sau kiểm toán: Tổ kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện các kiến nghị với các đơn vị. Trong trường hợp các đơn vị không thực hiện kiến nghị do tổ kiểm toán đưa ra, Tổ kiểm toán có quyền thay mặt giám đốc Công ty xử lý vi phạm đó. Nghĩa là Công ty nên giao quyền xử lý vi phạm và theo dõi sau kiểm toán vào Tổ kiểm toán, gắn trách nhiệm của kiểm toán nội bộ với kết quả kiểm toán. Mức độ xử lý vi phạm có thể từ cảnh cáo đến đuổi việc. Như vậy, hiệu quả của Công tác kiểm toán sẽ được nâng cao, nền nếp tài chính được củng cố, tài sản của Công ty được bảo vệ an toàn. Để hoạt động kiểm toán nội bộ trong Công ty hoạt động tốt hơn đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa không chỉ riêng với các kiểm toán viên mà còn cả đội ngũ kế toán viên trong toàn công ty. Công ty nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ của kiểm toán viên nội bộ và của các kế toán viên trong Công ty. Kết luận Kiểm toán nội bộ không phải là hoạt động “tự thân” và “vị thân”. kiểm toán nội bộ sinh ra từ nhu cầu quản lý và phục vụ cho nhu cầu của quản lý. Sự hình thành hệ thống kiểm toán nội bộ ở Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Tổ kiểm toán nội bộ tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 là cần thiết để giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ đơn vị mình. Kiểm toán nội bộ sẽ là một công cụ kiểm soạt hữu hiệu hiệu quả của Tổng Công ty, là nguồn cung cấp thông tin tin cậy cho Ban giám đốc doanh nghiệp trong diều hành sản xuất kinh doanh. Do vậy, để hệ thống kiểm toán nội bộ nhanh chóng phát huy được hiệu lực và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế. Không chỉ đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc của Ban giám đốc Công ty về tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và sự tự nguyện thành lập bộ máy kiểm toán nội bộ và do kiểm toán nội bộ còn là vân đế mới mẻ, nên điều quan trọng là Nhà nước cần có những biện pháp tích cực tạo nên môi trường, cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ có điều kiện thực hiện chức năng, thể hiện vai trò to lớn đối với các hoạt động kinh tế xã hội khác. Phụ lục số 03: Trích sổ theo dõi tổng hợp tàI khoản 111 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 Quí 4/ 2001 Tháng 10/2001 66 4 Thu ứng HTKH +lao động giỏi 2000 136 78.440.877 67 10 ứng lương quí 2 đợt 1 năm 2001 136 79.000.000 68 11 ứng sản lương 136 20.000.000 397 2 Chi ứng công tác phí 141 20.000 380 3 Chi tiền công tác phí 627 24.000 381 3 Thanh toán cước điện thoại 627 176.600 382 3 Thanh toán cước điện thoại 627 139.700 383 3 Chi công tác phí 154 1.320.000 384 3 Chi lương ngoàI giờ 334 5.180.000 385 3 Chi phô tô tàI liệu 154 2.977.000 386 4 Chi tiếp khách thượng Kon Tum 154 3.701.000 387 4 Chi tiếp khách Sê San 3 154 827.000 388 4 Chi công tác phí đi Thác Bà 154 837.000 399 4 Chi hoàn thành kế hoạch 2000 136 55.440.877 343 - Chi lao động giỏi 136 23.000.000 390 - Chi lương quí 2 đợt 1 334 78.430.000 391 11 Chi tiếp khách 627 110.000 392 11 Chi tiếp khách 141 1.000.000 393 11 Chi hội trường 431 1.000.000 Cộng tháng 10 356.440.887 387.025.835 Phụ lục 04: Trích sổ theo dõi tổng hợp tàI khoản 627 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 1 2 3 4 5 6 Tháng 10 394 15 Thanh toán điện thoại phòng làm việc 111 1.092.787 395 15 Thanh toán điện thoại phòng làm việc 111 100.000 399 15 Chi tiếp khách 111 1.272.640 400 15 Chi tiếp khách 111 1.600.500 397 15 Chi gửi tài liệu 111 138.600 391 11 Chi tiếp khách tháng 10 111 96.000 380 3 Thanh toán cước điện thoại 111 176.600 381 3 Thanh toán cước điện thoại 111 139.700 382 3 Chi vé cầu đường 111 24.000 403 17 Thanh toán cước đIện thoại 111 173.000 411 24 Mua ổ cắm điện 111 35.000 410 24 Mua ổ cắm điện 111 53.000 409 24 Phô tô bản vẽ 111 90.000 406 24 Mua bút màu 111 65.000 416 29 Trả lãi vay vốn ngân hàng 111 1.537.800 417 30 Gửi tài liệu 111 15.000 418 30 Nước rửa chén 111 83.000 419 30 Chi sửa chữa máy tính 111 3.207.208 Cộng tháng 10 Kết chuyển sang TK 154 Tài liệu tham khảo 1. Kiểm toán nội bộ - lý luận và hướng dẫn nghiệp vụ. Nhà xuất bản Tài chính năm 1997 2. Kiểm toán nội bộ hiện đại - Tác giả Victor Z. Brenk. Nhà xuất bản Tài chính 3. Kiểm toán - Auditting: Alwin A. Arens. Nhà xuất bản thống kê 4. Kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp. Nhà xuất bản thống kê 5. Lý thuyết kiểm toán. Nhà xuất bản Thống kê 6. Tạp chí kiểm toán số 2/97, 3/97, 4/97, 1/98, 5/98, 3/98, 4/98, 7/98, 3/99, 4/99, 8/99. 7. Nghị định 832 TC/QĐ/CĐKT - Bộ Tài chính 8. Các tài liệu nội bộ khác 9. Chuẩn mực kiểm toán Việt nam 10. Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế Lời mở đầu Năm 1941, cuốn sách “Kiểm toán nội bộ hiện đại” được xuất bản, đánh dấu sự có mặt chính thức của kiểm toán nội bộ trong hệ thống kiểm toán nói chung. ở Việt Nam, kiểm toán nội bộ trở thành một loại hình kiểm toán chính thức vào năm 1997 khi Bộ Tài chính ban hành quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 về qui chế kiểm toán nội bộ. Sau một thời gian hoạt động kiểm toán nội bộ đã thể hiện được vai trò quan trọng và tích cực trong việc cung cấp các thông tin tài chính chính xác, kịp thời phục vụ cho quản trị nội bộ doanh nghiệp. Có thể nói kiểm toán nội bộ là công cụ quản lý giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp kiểm soát, đánh giá các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. ở nước ta, khả năng dự báo và phân tích trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, vẫn mang dáng dấp của cơ chế quản lý cũ. Doanh nghiệp chưa có hệ thống phân tích chức năng và các thông tin tài chính được cung cấp chưa đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Do đó việc tổ chức kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp là hết sức đúng đắn và cần thiết. Mục đích của kiểm toán nội bộ là tạo ra công cụ để phân tích toàn bộ hoạt động, chiến lược kinh doanh để rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đồng thời đề ra chiến lược phát triển riêng của bản thân doanh nghiệp. Thông qua hoạt động kiểm toán mà kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, minh bạch về số liệu kế toán. Kiểm toán tài chính là một chức năng không thể thiếu của kiểm toán nội bộ. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện cuộc Kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện” Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán nội bộ và công tác tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Phần 2: Thực tế tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Phần 3: Một số định hướng hoàn thiện tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1. Sơ đồ 05: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Tư vấn xây dựng điện I Giám đốc P. Giám đốc thuỷ điện Đoàn thiết kế YALY Đoàn thiết kế thuỷ điện 1 Đoàn TKTĐ 2 Phòng KHKT Đoàn TK - NĐ Ban thanh tra Đoàn thiết kế sonh Hinh P. Giám đốc hệ thống điện Phòng TCCB - LĐ Phòng Tkế - ĐD Phòng KH - KT Phòng Tkế - TBA Phòng TC - K'T Xưởng tài liệu Tổ kiểm toán XNDV KHKT Phòng HT - QT Phòng ĐH - Phòng T. nghi XNK 81 Xí nghi sửa chữa Mục lục Lời nói đầu ............................................................................................................................. Phần I: ..................................................................................................................................... 1 I. Những vấn đề chung về kiểm toán nội bộ ....................................................................... 1 1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ ...................................................................................... 1 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ ............................................................. 4 1.3. Nội dung của kiểm toán nội bộ .................................................................................... 5 1.4. Phương pháp kiểm toán của kiểm toán nội bộ............................................................ 7 1.5. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ............................................................................... 10 1.6. Tài liệu kiểm toán và bằng chứng kiểm toán .............................................................. 11 1.6.1. Tài liệu kiểm toán ........................................................................................................ 11 1.6.2. Bằng chứng kiểm toán ............................................................................................... 12 II. Qui trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ thực hiện ......... 13 2.1 Lựa chọn đơn vị kiểm toán ............................................................................................ 15 2.2. Lập kế họach kiểm toán ................................................................................................ 17 2.3. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ........................................................................ 24 2.4. Kết thúc kiểm tóan........................................................................................................ 27 2.5. Theo dõi sau kiểm toán ................................................................................................ 29 Phần II: Thực tế tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện ........................................................................ 30 I. Tổng quan về Công ty Tư vấn Xây dựnh Điện 1 ............................................................ 30 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 ................... 30 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ry ........................................................................... 31 1.3. Cơ cấu vốn và tài sản Công ty ...................................................................................... 31 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 ............................. 33 1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại Công ty ..................................................................... 33 1.4.2. Đặc tổ chức quản lý ................................................................................................... 36 1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện1 ................................. 37 1.6. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Công ty Tư vấn Xây dựng Điện1 .............. 38 II. Tổ chức công tác thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại do kiểm toán nội bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện ........................................................................ 39 2.1. Quy định chung của Tổng công ty Điện lực Việt nam và Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 về kiểm toán nội bộ .......................................................................................... 39 2.1.1. Qui định chung của Tổng công ty Điện lực Việt nam về kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty ................................................................................................................. 39 2.1.2 Qui định chung của Công ty Tư vấn Điện 1 về kiểm toán nội bộ ........................... 41 2.2. Thực tế công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 ..................................................................................................................................... 42 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán và lựa chọn phương pháp kiểm toán ................................ 43 2.2.2. Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính ..................................................................... 46 a) Kiểm toán nghiệp vụ quỹ .......................................................................................... 46 b) Kiểm toán vật tư ........................................................................................................ 50 c) Kiểm toán thanh toán lương ..................................................................................... 53 d) Kiểm toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................................. 59 2.2.3. Kết thúc kiểm toán .................................................................................................... 67 Phần III: Một số phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán noọi bộ Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 thực hiện ............. 72 I. Một số nhận xét ................................................................................................................ 72 II Phương hướng hoàn thiện................................................................................................ 75 1. Về phía Nhà nước ............................................................................................................ 76 2. Về phía Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 .................................................................... 77 Kết luận ................................................................................................................................. 82 Tài liệu tham khảo .................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf100185_9711.pdf
Luận văn liên quan