Trung tâm đào tạo và dịch vụ kỹ thuật của PVD Training là đối tác độc
quyền của Viện Công Nghệ Hàn Anh (TWI UK) tại Việt nam và đang hợp tác,
phối hợp với nhiều tổ chức kiểm định của quốc tế về lĩnh vực kiểm định
công nghiệp như (TWI SEA, K2, Veolsi,.) cung cấp các dịch vụ kiểm định công
nghiệp như:
Kiểm định nhà máy.
Đánh giá rủi ro, đánh giá bảo trì.
Kiểm định kết cấu giàn khoan, tàu, phương tiện nổi bằng các
phương pháp kiểm tra không hủy thể như MPI , UT, DPI , EMI , ET.
Kiểm định Bồn, bình, ống công nghệ,.
Kiểm định thiết bị nâng định kỳ (Lifting Gear Periodic
I nspection) theo các tiêu chuẩn của BS, Loiler,.
111 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3904 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Luận văn thực tập cao đẳng nghề dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tách cấp I tại bình C1 sẽ được đưa vào hệ thống thu gom chung và đưa sang
các Giàn nén (Giàn nén Trung tâm – CCP hoặc Giàn nén Nhỏ – CGCS). Khí
nén cáo áp được vận chuyển về bờ, một phần được sử dụng để khai thác các
giếng bằng phương pháp GASLIFT.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
45
Những đặc tính cơ bản của bình tách C1 là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình: P = 22 kG/cm2
- Áp suất thử thủy lực của bình C1: Pttl = 27,5 kG/cm2
- Áp suất làm việc của van an toàn: Pvat = 25 KG/cm2
Hình I.2. 12 Nguyên tắc hoạt động bình C1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
46
Hình I.2. 13 Bình C1 trên màn hình điều khiển
Hình I.2. 14 Bình C1 trên giàn
2.5.2. Bình C2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
47
Bình chịu áp lực C2 hay còn gọi là bình 100 M3 có chức năng nhiệm
vụ là nhận dầu và một lượng khí nhỏ từ bình C1, C3, C4 và từ đường xả tại
Block 1,2 , tách dầu và khí cấp II trong hệ thống công nghệ khai thác dầu
khí. Bình tách C2 được lắp đặt tại Block 03 của các MSP thuộc XNKTDK.
Lượng dầu sau khi tách sẽ được các máy bơm dầu bơm vào đường ống vận
chuyển Dầu chung. Khí thấp áp từ bình C1 sẽ được đốt tại fakel của giàn.
Những đặc tính cơ bản của bình tách C2 là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình: P = 6 kG/cm2
- Áp suất thử thủy lực của bình C2: Pttl = 9 kG/cm2
- Áp suất làm việc của van an toàn: Pvat = 6,9 KG/cm2
- Dung tích của bình: V = 100 m3
- Nhiệt độ thành lớn nhất: T = 200oC
Hình I.2. 15 Nguyên tắc hoạt động bình C2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
48
Hình I.2. 16 Bình C2 trên màn hình điều khiển
Hình I.2. 17 Bình C2 trên giàn
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
49
2.5.3. Bình C3
Bình chịu áp lực C3 hay còn gọi là bình đo được lắp ở Block 4 của
giàn MSP, dùng để tách dầu và khí, đo lưu lượng dầu và khí của từng giếng
khai thác. Bình C3 là bình tách dầu khí cấp I, nhận Dầu lẫn Khí từ các giếng
cần đo, qua cụm phân dòng của giếng đó đi xuống đường đo phía dưới tại
Block 1,2 rồi đi vào bình đo. Dầu sau khi được tách cấp I ở bình C3 sẽ đi
qua đồng hồ đo lưu lượng dầu và sau đó được đẩy tiếp sang bình C2 để tách
cấp II. Lượng khí đồng hành sau khi tách cấp I tại bình C3 sẽ được đưa qua
đồng hồ để đo lưu lượng khí rồi đi qua bình C1 để vào hệ thống thu gom
chung hoặc đốt ở fakel của giàn.
Những đặc tính cơ bản của bình tách C3 là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình P = 16 KG/cm2
- Áp suất thử thủy lực của bình C1 Pttl = 20 KG/cm2
- Áp suất làm việc của van an toàn Pvat = 18,4 KG/cm2
Hình I.2. 18 Nguyên tắc hoạt động bình C3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
50
Hình I.2. 19 Bình C3 trên màn hình điều khiển
Hình I.2. 20 Bình C3 trên giàn
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
51
2.5.4. Bình C4
Bình chịu áp lực C4 hay còn gọi là bình gọi dòng phục vụ cho công
tác gọi dòng giếng khoan sau khi khoan hay sửa giếng. Chất lỏng từ các
giếng sau khi khoan hay sửa giếng còn rất bẩn ( dầu lẫn dung dịch khoan,
nước…). Hỗn hợp chất lỏng – khí từ giếng gọi dòng qua cụm phân dòng
chuyển qua đường gọi dòng phía dưới tại Bloc-1,2 , rồi đi vào bình C4. Sau
khi tách ở bình C4, khí được đốt ở fakel của giàn, chất lỏng bẩn (nước, dung
dịch khoan…) được xả xuống biển, còn dầu sau khi tách được đẩy tiếp sang
bình C2.
Những đặc tính cơ bản của bình tách C4 là :
- Áp suất làm việc cho phép của bình gọi dòng P = 12 kG/cm2
- Áp suất thử thủy lực của bình
C4 Pttl = 15 kG/cm
2
- Áp suất làm việc của van an toàn Pvat = 13,8 KG/cm2
- Dung tích của bình gọi dòng
V = 5,2 m
3
- Nhiệt độ thành lớn nhất T = 100oC
Hình I.2. 21 Nguyên tắc hoạt động bình C4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
52
Hình I.2. 22 Bình C4 trên màn hình điều khiển
Hình I.2. 23 Bình C4 trên giàn
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
53
2.5.5. Bình V100
Khí gaslift cao áp (8-9 at) từ giàn MSP 4 chuyển đến sẽ được đưa vào
bình V100 để xử lý lại ( tách các tạp chất và condensate để thu được khí
khô) đồng thời cũng tăng áp suất cho khí gaslift lên 100at. Sau đó sẽ chuyển
khí gaslift cao áp đến hệ thống phân phối khí.
Hình I.2. 24 Bình V-100 trên giàn
2.5.6. Bình tách áp suất thấp C5 (tách condensat)
Áp suất làm việc cho phép là 25at, đường kính là 500mm, thể tích
chứa là 0.8m3. Trong quá trình khí tách ra từ bình chứa, có thể dầu vẫn còn
lẫn trong khí. Do đó, trước khi khí được đưa ra đốt bỏ ở fakel, nó sẽ được
tách ra khỏi lượng dầu này. Sau khí tách thì khí được đem đốt còn dầu đẩy
trở lại bình chứa.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
54
Hình I.2. 25 Bình C5 trên giàn
2.5.7. Bình tách khí và hệ thống làm sạch khí
Để tách khí mốt cách triệt để, tận thu dầu lẫn trong khí đồng thời lấy
khí sử dụng, thì sau khi khí ra khỏi bình tách và bình chứa chúng sẽ qua
bình sấy khí. Dầu tách trở lại bình chứa còn khí sẽ qua một hệ thống làm
sạch khí. Khí này không được đốt bỏ mà được sử dụng để điều khiển các
van thủy lực và cung cấp khí nén cho máy diesel hoạt động. Hệ thống làm
sạch có một đường dẫn ống nước kỹ thuật làm mát. Dòng khí và dòng nước
làm mát đi ngược chiều nhau. Khí có nhiệt độ cao, khi gặp lạnh làm dầu và
các chất bẩn lắng xuống khi về bình chứa. Khí tiếp tục đi vào bình tách
nhiều tầng, bình này có tác dụng sấy khô khí. Khí đi vào phía dưới cùng của
bình đó sẽ lên bậc tách thứ 2 và 3. Khí sau khi ra khỏi bình nó qua một thiết
bị quay li tâm làm sạch khí thêm 1 lần nữa. Khí nặng sẽ xuống phía dưới về
bình sấy còn khí sạch về nhánh dẫn. Nhánh này có thể dẫn ra fakel hay đi
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
55
vào hệ thống máy nén khí nguồn nuôi. Đường dẫn khí nén đến máy diesel có
hai đường. Các nhánh đều có van điều chỉnh dòng chảy, có van chất lưu
điều chỉnh lưu lượng về máy dầu. Trên bình này còn có van an toàn, khi khí
quá áp suất cho phép thì van xả về fakel đốt bỏ. Hệ thống này còn có các
van mim điều chỉnh lưu lượng khí trong bình. Dầu nhẹ (condensat) sẽ thoát
ra ngoài ở đáy bình, khi ra nó qua một phin lọc.
Hình I.2. 26 Bình tách khí và hệ thống làm sạch khí
2.5.8. Trạm phân phối khí gaslift cho các giếng
Tuỳ thuộc vào lưu lượng khai thác để điều chỉnh các van mim mở bao
nhiêu % nhằm điều chỉnh lưu lượng khí gaslift vào mỗi giếng.Ở mỗi đường
ống đưa khí gaslift vào giếng thì có đồng hồ kiểm tra áp suất và đo lưu
lượng. Condensate được tách ra thả vào giếng.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
56
Hình I.2. 27 Hệ thống gaslift
2.6. Hệ thống các thiết bị đo
2.6.1. Turbuquant
Dụng cụ được gắn trực tiếp trên đường ống. Cấu tạo bên trong của
thiết bị này là 1 turbon. Khi dòng chảy đi qua sẽ làm quay turbin, phía trên
turbin có gắn một thiết bị cảm biến, chuyển tín hiệu điện sang tín hiệu xung
và chuyển về block 8, sau đó sẽ hiển thị thành giá trị lưu lượng tương ứng
trên hệ thống.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
57
Hình I.2. 28 Hệ thống đo lưu lượng
2.6.2. Áp kế
Khi áp suất thay đổi sẽ tác dụng lên 1 màng cao su mỏng, làm màng
này giãn nở ra, làm quay kim trên áp kế, đồng thời thiết bị cảm ứng sẽ
chuyển tín hiệu đo được từ áp kế về block 8 và hiển thị trên màn hình hệ
thống.
2.6.3. Thiết bị đo nhiệt độ: có nguyên tắc hoạt động tương tự như áp kế
2.7. Hệ thống van
Bất cứ đường ống nào, một bình tách, bình chứa nào cũng được gắn
các van. Chức năng cơ bản của van là đóng hay mở để cho chất lưu di
chuyển. Ngoài ra còn có tác dụng an toàn. Trên giàn có các loại van khác
nhau: van chặn, van cầu, van thủy lực, van một chiều…
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
58
Thông số hoạt động của van trên sơ đồ công nghệ được kí hiệu dưới
dạng phân số (tử số chỉ đường kính của van, mẫu số chỉ áp suất tối đa van
chịu được).
2.7.1. Van chặn
Van này thường được đóng mở bằng tay, đây là van được sử dụng
nhiều nhất trên giàn.
Hình I.2. 29 Van chặn
2.7.2. Van cầu
Được điều khiển bằng thủy lực, nó có dạng hình cầu, thường được
gắn trên cụm phân dòng, đường ống làm việc chính và đường ống làm việc
phụ.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
59
Hình I.2. 30 Van cầu
2.7.3. Van một chiều
Van này chỉ cho chất lỏng đi theo một chiều nhất định, nó không cho
chất lưu chảy ngược trở lại. Trên đường dập giếng có gắn các van một chiều
vì khi dập giếng hay thử áp suất làm việc của đầu giếng thường phải bơm
một áp suất lớn nên dùng van ngược để tránh hiện tượng chất lỏng chảy
ngược khi ngừng bơm. Ngoài ra vị trí nào chỉ cần cho chất lưu đi theo một
chiều thì cũng sẽ được gắn van một chiều.
Hình I.2. 31 Van 1 chiều
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
60
2.7.4. Van thủy lực
Van này được sử dụng ở đầu các ống xả, đường khai thác chính hoặc
khai thác phụ. Trên đường ống dẫn dầu bơm ra tàu chứa và đường dập giếng
cũng có một van thủy lực dẫn vào mỗi giếng. Ở các ống dẫn bình thường thì
các van này mở, còn ở các đường dập giếng thì đóng, khi cần nó mới được
kích hoạt mở van để bơm dung dịch dập giếng. Van này được hoạt động nhờ
áp lực khí nén. Ở trên mỗi van thủy lực có hai bình chứa nhớt, khí truyền áp
lực đến bình chứa nhớt và sẽ đẩy nhớt để đóng mở van. Khí chỉ có tác động
gián tiếp. Van này có thể mở bằng tay nhưng không đóng được bằng tay.
2.7.5. Van MIM
Nguyên lí hoạt động van Mim:
Khi áp suất đường khí điều khiển 1 tăng, ép màn cao su 3 đi xuống
dưới và lò xo 4 bị nén lại. Trên tấm màn cao su có gắn ti van 10, lúc này ti
van chuyển động xuống theo và ép lá van 7 lên đế van 8, van Mim đóng.
Ngược lại, khi áp suất đường khí điều khiển mất, lực lò xo đẩy màn cao su
lên trên, kéo theo ti van chính và lá van 7 chuyển động lên trên, làm van
Mim mở. Độ đóng mở của van Mim phụ thuộc vào áp suất đường khí điều
khiển. Ngoài ra, trên trục của ti van Mim có bộ ốc hãm để tăng hoặc giảm
chiều dài hành trình ti van 10 theo yêu cầu.
Van này có tác dụng giữ ổn định áp suất và mực chất lưu trong bình.
Nó hoạt động nhờ tương quan áp lực trong bình và khí nuôi. Khí được cung
cấp từ các máy nén khí. Áp lực khí nuôi được định trước tùy theo bình mà
có giá trị khác nhau. Áp lực khí nuôi này sẽ có tác dụng đè lên một màng
làm cho dòng chảy không đi qua.
Đối với van MIM điều chỉnh mực chất lỏng của bình, chẳng hạn như
bình tách, thì người ta định sẵn cho van một mức cho trước. Trong bình tách
có phao gắn bộ phận truyền tín hiệu về block-8, nếu mực chất lỏng vượt quá
định mức thì van MIN mở cho chất lỏng chảy qua nó.
Đối với van MIM điều chỉnh áp suất, áp suất khí nuôi sẽ cung cấp để
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
61
đóng van cũng được định trước sao cho phù hợp với áp suất cần giữ ổn định
cho bình. Khi áp suất của bình vượt quá giá trị này, tức thắng được áp suất
khí nuôi cung cấp cho van MIN, khi đó van MIN sẽ mở để xả áp suất trong
bình ra. Đến khi áp suất này cân bằng với áp suất khí nuôi van MIN sẽ đóng
lại.
Hình I.2. 32 Sơ đồ cấu tạo van MIM
Hình I.2. 33 Van MIM
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
62
2.7.6. Van an toàn sâu và van trung tâm
Các van này hoạt động trên cơ chế thủy lực chúng được điều khiển
bằng tay hay tự động. Áp suất của máy bơm cung cấp phải thắng được lực
của lò xo van khi đó van mở, cho phép dòng sản phẩm đi qua. Ở chế độ tự
động, khi có sự cố (nhiệt độ tăng cao, có khí thoát ra, áp suất quá cao…) các
cảm biến ở đầu giếng sẽ truyền tín hiệu về modun xử lý. Từ đây tín hiệu
ngừng hoạt động được phát đi, áp suất được xả ra, khi đó lò xo sẽ đẩy van
đóng lại, giếng tạm thời ngưng hoạt động. Đối với van an toàn sâu, một khi
đã đóng van thì mở lại rất khó vì qua thời gian khai thác nó rất dễ bị kẹt do
có thể bị bẩn hoặc parafin lâu ngày tích tụ. Khi áp suất đầu giếng dưới 5 bar
hoặc lớn hơn 25 bar thì van an toàn trung tâm đóng, sau khoảng 40 giây thì
van an toàn sâu đóng. Áp suất làm việc giới hạn của van thủy lực trung tâm
và van an toàn sâu lần lượt là 120at và 250at.
2.8. Các loại máy bơm và máy nén khí
2.8.1. Máy bơm dầu
Hai bơm dầu1 và 2 hiệu MPF loại 65/500 (lưu lượng 65 m3/h trê cột
áp tổng 500m nước). 2 máy bơm này là bơm ly tâm, có 8 cấp, trên máy bơm
có gắn bộ cảm biến để đo lưu lượng Q và đo nhiệt độ của ổ bi. Khi nhiệt độ
ổ bi cao quá giới hạn nhiệt độ cho phép trên đồng hồ thì bộ cảm biến sẽ báo
ngay về phòng điều khiển trung tâm đồng thời bơm ngừng hoạt động. Máy
bơm thứ 3 có nhiệm vụ là bơm nước để làm mát ổ bi. Trên máy bơm này
cũng có hệ thống đồng hồ đo bảo vệ bơm (thiết bị cảm biến sẽ chuyển tín
hiệu áp suất về đồng hồ đo, khi áp suất vượt quá mức cho phép trên đồng hồ
thì bơm sẽ ngừng hoạt động). Máy bơm số 3 sẽ bơm nước làm mát từ bể
chứa (GRUNDFOS CRW -32, V=12m3) đặt tại block 5, sau đó qua máy
bơm dầu và chuyển trở lại bể. Nếu áp suất nước làm mát đến máy bơm dầu
mà bằng 0 thì lập tức máy bơm dầu sẽ ngừng hoạt động. (hệ thống nước làm
mát trên giàn được cung cấp bằng 2 máy bơm li tâm điện chìm, bơm này còn
có tác dụng duy trì áp suất và bơm nước cho đường ống cứu hoả).
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
63
Hình I.2. 34 Máy li tâm nhiều cánh
2.8.2. Máy nén khí T30
Máy nén khí Ingersoll-Rand -Model 7100; Type 30- gọi tắt: T30-
7100- là loại máy nénkhí kiểu piston tác dụng đơn, 2 cấp bố trí kiểu chữ
V.Sau mỗi cấp,khí nén đều được làm mát bởi bộ phận làm mát trung
gian(cấp I) và két tản nhiệt(cấp II).Máy nén khí T30-7100 được dẫn
động bởi động cơ điện 3~/380V/50Hz; N= 10÷11,2 Hp (khoảng 7,5÷8,5
kW,tùy theo từng loại động cơ cụ thể); n=1425÷1450 vòng/phút, thông qua
bộ truyền động gồm các puly và dây đai.Các thông số,đặc tính kỹ thuật cơ
bản của của máy nén khí T30-7100 được nêu trong bảng dưới đây:
Áp suất đầu hút: Áp súât khí quyển.
Áp súât nén lớn nhất, KG/cm: 2 17,5
Lưu lượng (lý thuyết), m3/ph: 1,71
Lưu lượng (thực tế), m3/ph: 1,42
Số xilanh: 02
Đường kính xi lanh cấp I, mm: 139,7 (5”1/2)
Đường kính xi lanh cấp II, mm: 76,2 (3”)
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
64
Áp suất xả van an toàn cấp I đặt, barG: 5,5
Áp suất xả van an toàn cấp II đặt, barG: 11(hoặc theo quy định của
hệ thống CN)
Áp suất xả van an toàn bình chứa đặt, barG: 11(hoặc theo quy định
của hệ thống CN)
Hành trình piston, mm: 102
Số vòng quay động cơ dẫn động, vg/ph: 1450
Kiểu dẫn động: Từ động cơ điện qua bộ truyền động đai.
Chiều quay của máy nén: Chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ phía động cơ
Nhớt sử dụng: Vitrea 100
Hình I.2. 35 Máy nén T30
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
65
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PLC
3.1. Tổng quan hệ thống điều khiển PLC
Hình I.3. 1 Hệ thống PLC
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
66
a. Mức 0: các thiết bị vận hành
Bao gồm các thiết bị cảm biến và các thiết bị vận hành ( các van điều khiển,
bơm…).
b. Mức 1: hệ thống điều khiển quá trình (PCS)
Gồm các CPU được phân chia thành hai hệ thống là:
Hệ thống điều khiển chính
Hệ thống điều khiển dự phòng.
Ngoài ra còn có hệ thống nút điều khiển bằng tay.
c. Mức 2: Hệ thống giám sát
Bao gồm hai trung tâm sử dụng phần mềm FIX DMAS SCADA, hai trung tâm
này hoạt động song song, giống hệt nhau về cả phần mềm và thiết bị phần cứng.
d. Mức 3: Khu vực quản lý thông tin dữ liệu: gồm
Trung tâm theo dõi giám sát 1
Trung tâm quản lý
Giao diện thu nhận dữ liệu
Hệ thống radio.
Hình I.3. 2 Hệ thống PLC trên giàn
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
67
3.2. Các thiết bị trong hệ thống điều khiển
3.2.1. Van điều khiển lưu lượng ( Flow Control Valve)
Cấu tạo: bộ điều khiển van gồm 2 module:
Module khí: đưa khí nén đến đóng mở van.
Module I/P: biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu điều khiển module
khí
Nguyên lý làm việc:
Khi có tín hiệu dòng điện điều khiển (4-20 mA) từ trung tâm tới
Module I/P, theo các giá trị khác nhau của dòng điều khiển mà Module I/P
sẽ đưa áp suất khí điều khiển khác nhau tới Module khí. Module khí sẽ điều
chỉnh áp suất khí vào xi lanh của Actuator. Khí nén vào xi lanh tác dụng đẩy
piston, ty đẩy và ty van đi lên mở van cho dòng chất lỏng đi qua. Module
khí có hệ thống nhận tín hiệu phản hồi định vị vị trí của ty đẩy để điều khiển
mức mở của van theo dòng điều khiển.
Khi dòng tín hiệu điều khiển nhỏ hơn hoặc bằng 4mA, Module I/P
đưa ra áp suất khí điều khiển nhỏ hơn 3psi (~0,2Bar) và Module khí ngắt
dòng khí nén vào Actuator, lúc này van sẽ đóng lại.
3.2.2. Các cảm biến
a) Cảm biến áp suất
Sử dụng thiết bị đo chênh áp giữa áp suất trong lòng ống và áp suất môi
trường. Sự chênh áp này làm thay đổi điện trở, được khuyếch đại và đưa về
trung tâm điều khiển bằng MTL và computer metering.
Cảm biến áp suất dùng để đo áp suất chất lỏng và khí trong đường ống.
Cấu tạo:
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
68
+ Lò xo điều chỉnh (1).
+ ống xếp (2).
+ Con trượt (3).
+ Điện trở thay đổi (4).
+ Bộ xử lý tín hiệu (5).
Hình I.3. 3 Cấu tạo của cảm biến áp suất
Nguyên lý làm việ c:
Khi áp suất thay đổi, ống xếp đàn hồi di động làm con trượt thay đổi vị trí
dẫn đến điện trở thay đổi. Giá trị điện trở thay đổi dẫn đến sự thay đổi dòng điện
trong bộ chuyển đổi. Bộ chuyển đổi này sẽ tạo ra tín hiệu đầu ra là dòng điện Ir = 4-
20mA.
b) Cảm biến mức
Được sử dụng để đo mức chất lỏng trong các thiết bị như: bình tách, bồn
chứa…
Cấu tạo:
+ Bộ chuyển đổi chênh áp (hiệu áp suất ΔP).(1)
+ Bộ chuyển đổi chênh áp - điện trở.(2)
+ Bộ chuyển đổi điện trở - dòng điện.(3)
Hình I.3. 4 Sơ đồ cấu tạo cảm biến mức
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
69
Nguyên lý làm việc:
Do làm việc trong môi trường đặc biệt (dễ cháy nổ), các thiết bị như: bồn
chứa, bình tách.... đều kín không thông với khí quyển nên chiều cao của mức chất
lỏng được xác định nhờ hiệu áp suất tĩnh. Khi chiều cao h thay đổi, điện trở thay đổi,
do đó dòng điện đầu ra Ir của bộ cảm biến mức sẽ thay đổi theo.
c) Cảm biến lưu lượng
Cấu tạo:
- Đĩa có lỗ (1). 8
- Màng đàn hồi (2). I
- Bộ chuyển đổi hiệu áp suất (3). 6
- Tay đòn (4).
4
- Điểm tựa (5).
- Bộ chuyển đổi lực - điện trở (6). 2
7
- Bộ chuyển đổi dòng điện - lực (7). 5
- Bộ xử lý tín hiệu điện (8) 3 1
C P P
Hình I.3. 5 Cấu tạo bộ cảm biến lưu
lượng
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
70
Nguyên lý làm việc:
Q = K ΔP
K = µ A
2g
γ
Trong đó:
Q: Lưu lượng chất lỏng, khí.
ΔP: Hiệu áp suất đầu ra, đầu vào của đĩa.
A: Tiết diện lỗ đĩa
g: Gia tốc trọng trường.
γ: Khối lượng riêng của chất lỏng, khí.
µ: Hệ số chảy phụ thuộc kết cấu của đĩa.
Dòng chảy (khí, lỏng) đi qua đĩa tạo nên sự chênh áp ΔP = P1 - P2. Màng đàn
hồi biến đổi điện áp thành một lực di động một đầu tay đòn quanh điểm tựa. Một
đầu kia của tay đòn chuyển lực của tay đòn dẫn đến sự thay đổi của điện trở. Bộ xử
lý tín hiệu sẽ cho ra tín hiệu là dòng điện thay đổi 4-20 mA. Bộ chuyển đổi dòng
điện - lực sẽ giữ đòn bẩy ở thế cân bằng.
3.3. Hệ thống điều khiển mức và áp suất của bình tách
Nguyên lý làm việc
Khi dầu vào bình được đưa đến tấm chặn, các tấm chặn có tác dụng làm ổn
định mức chất lỏng với dòng chảy có xung động lớn. Dựa trên sự va đập của dầu
vào các tấm chặn nên các bọt khí trong dầu được tách ra và bay lên phía trên do tỷ
trọng nhẹ hơn. Trong quá trình va đập, dưới tác dụng của trọng lực chất lỏng nặng
hơn có hướng chuyển động xuống phía dưới, còn khí lên phía trên, đồng thời nước
trong dầu cũng được tách ra và đưa ra ngoài theo van 100/16. Khí này cũng được xử
lý lại một lần nữa bằng cách đặt một tấm chặn có cấu tạo đặc biệt hơn, dưới tác dụng
của tấm chặn này dầu có thể xem là hoàn toàn được tách ra. Ở đây, nếu không có bộ
chỉ thị mức và áp suất thì dầu sẽ theo đường dầu, khí sẽ theo đường khí, lúc đấy
trong bình mức và áp suất sẽ không giữ được ở vị trí ổn định. Do vậy mà người ta có
đặt bộ điều chỉnh mức và áp suất để duy trì sự ổn định của dầu.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
71
Điều chỉnh áp suất:
Áp suất của bình tách phụ thuộc vào lượng khí tách ra từ dầu, lượng khí đi
qua van điều khiển đến hệ thống thu gom khí và thể tích chứa khí trong bình. PT 501
(Pressure transmitter) là bộ cảm biến áp suất trong bình tách. Tín hiệu ra được so
sánh với các ngưỡng đặt trước là PSL 501 và PSH 501. Nếu áp suất vượt quá các giá
trị này sẽ xuất hiện tín hiệu báo động áp suất cao PAH 501 và áp suất thấp PAL 501.
Tín hiệu từ PT còn được đưa vào bộ điều khiển PC 501. Tín hiệu ra của bộ điều
khiển tác động vào bộ biến đổi dòng áp suất PY 501 để điều khiển van PCV 501
(Pressure Control Valve), nếu áp suất cao van PCV sẽ mở lớn để khí đi qua nhiều và
ngược lại nếu áp suất thấp van PCV sẽ được đóng lại. Trong trường hợp sự cố van
này sẽ mở hoàn toàn.
Ngoài PT còn có van an toàn với giá trị đặt 27,5 Atm. Khi áp suất vượt quá
giá trị này, van an toàn mở đưa khí về đường Flare. Hệ thống xảy ra sự cố dừng
công nghệ nếu 2 rơle áp suất thấp PSLL 501 và rơle áp suất cao PSHH 501 tác động.
Khi PSHH 501 tác động sẽ phát tín hiệu PSD tác động lên van SOL XY 502. Van
XY 502 đóng nguồn khí nuôi làm van sự cố đóng lại.
Người vận hành theo dõi áp suất tại bình tách nhờ bộ chỉ thị tại chỗ PI 501 và
PI 503 và tại phòng điều khiển chung nhờ tín hiệu PIR.
Điều chỉnh mức bình tách:
Mức của bình tách phụ thuộc vào lưu lượng dầu vào từ đường thu gom và lưu
lượng ra qua van điều khiển LCV 501. Tín hiệu ra của LT 501 tỉ lệ với mức bình
tách. Tín hiệu này được đưa so sánh với trị số mức thấp LSL 501 và trị số mức cao
LSH 501. Nếu vượt quá các trị số này, hệ thống sẽ cho các thông báo mức thấp LAL
501 hoặc mức cao LAH 501. Tín hiệu của LT 501 còn được đưa vào bộ điều khiển
LC 501. Tín hiệu ra của bộ điều khiển LC 501 sẽ điều khiển van LCV 501 thông qua
bộ biến đổi dòng áp LY 501.
Để nâng cao độ tin cậy trong hệ thống còn sử dụng rơle mức thấp LSLL 501
và rơle mức cao LSHH 501. Khi một trong hai rơle này tác động sẽ xuất hiện tín
hiệu PSD hoặc LALL 501 hoặc LAHH 501. Nếu LSLL tác động van SOL LXY 501
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
72
mất điện, khí nuôi ở bộ biến đổi dòng áp mất, van LCV đóng hoàn toàn. Khi LSHH
tác động tín hiệu dừng công nghệ, PSD tác động đến van sự cố đầu vào của bình
tách.
Người vận hành theo dõi mức tại bình tách nhờ thiết bị chỉ thị mức LG 501
và tại phòng điều khiển trung nhờ tín hiệu LIR.
Ở đầu bình người ta có đặt một van sự cố hay còn gọi là van dừng khẩn cấp.
Dầu và khí từ đường thu gom qua van sự cố SDV 502 vào bình tách. Van sự cố đóng
lại khi có tín hiệu đóng khẩn cấp ( ESD : Emergency Shutdown ) hoặc tín hiệu đóng
công nghệ ( PSD : Procces Shutdown ). Tín hiệu đóng khẩn cấp có thể tự động cài từ
hệ thống báo cháy ( F&G System ) hoặc nhấn nút đóng khẩn cấp. Trong trường hợp
vận hành bình thường, ta đóng mở van bằng tín hiệu HS 502 hoặc ZS 502. Trạng
thái mở đóng của van sự cố được đặc trưng bằng 2 tín hiệu ZSH 502 và ZSL 502.
Dầu và khí sau khi tách ra, được đưa ra ngoài có thể dùng trong khai thác Gaslift,
một phần được đưa vào bờ để chạy các nhà máy nhiệt điện, phần còn lại không dùng
hết đưa ra Flare để đốt.
Hình I.3. 6 Màn hình SCADA điều khiển
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
73
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG AN TOÀN TRÊN GIÀN
4.1. Công tác an toàn lao động
- Khi thực hiện các công tác trên giàn, toàn bộ mọi người trên giàn cần phải
tuân thủ theo nguyên tắc “ an toàn cho bản thân, an toàn cho công việc”
- Yêu cầu an toàn khi thực hiện công tác chuẩn bị: để đảm bảo công tác an toàn
trên giàn thì thợ khai thác phải thực hiện công tác giao ca đầy đủ theo đúng quy
định.
- Yêu cầu an toàn khi thực hiện các thao tác công nghệ:
+ Khi phát hiện ra các hư hỏng trong thiết bị cần theo dõi, sửa chữa kịp thời
+ Khi tiến hành sửa chữa trong các đường ống có áp suất, cần đảm bảo là áp
suất trong đường ống bằng áp suất khí quyển (đặt mặt bích, đóng hết các van
chặn 2 đầu của đường ống…)
+ Không được tháo, mở các bulông ở các mối nối, các bình, ống dẫn trong
trường hợp có áp suất.
+ Các bình cần ngừng làm việc khi :
- Áp suất trong bình cao hơn giới hạn cho phép
- Van an toàn bị hỏng
- Thành bình bị nứt nẻ, mỏng đi, hay bị rò rỉ.
- Đồng hồ đo áp suất hay thiết bị chỉ mức bị hỏng
- Các thiết bị cảm biến bị hỏng
+ Luôn đảm bảo tình trạng các đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo mức hoạt
động tốt (có chế độ bảo dưỡng định kỳ)
+ Luôn đảm bảo cac van điều khiển tự động hoạt động tốt (có chế độ bảo
dưỡng định kỳ)
+ Luôn đảm bảo đầu giếng kín
+Khi đóng mở máy bơm , thợ khai thác cần đảm bảo sự đóng mở tốt của các
van liên quan. Khi mở máy bơm piston thì cần đảm bảo van trên đường nén
luôn mở.
+ Khi tháo các đầu nối, mặt bích... phải đứng về phía không có dòng chảy
+ Công tác sửa chửa giếng nên tiến hành v ào ban ngày, nếu tiến hành vào ban
đêm thì cần phải đảm bảo ánh sáng
+ Khi có sự cố xảy ra , cần bình tĩnh xử lý. Khi có báo động về việc phải rời
khỏi giàn , cần bình tĩnh tuân theo sự hướng dẫn đến các bể cứu sinh, thuyền
cứu sinh.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
74
+ Tại các block công nghệ luôn trang bị thiết bị cảm biến phát hiện khí, khi có
khí xuất hiện thì các thiết bị cảm biến sẽ chuyển tín hiệu về block 8, khi đo
cân nhanh chóng phát hiện ra nguồn khí và có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Khi tiến hành các công việc sửa chữa xung quanh giàn hoặc ở cầu tàu , chân
đế giàn khoan thì luôn phải mặc áo phao.
4.2. Hệ thống báo cháy trên giàn
4.2.1. Giới thiệu chung
Hệ thống báo cháy báo khí “GSM” dùng để tự động kiểm tra và báo động khi
xuất hiện cháy và khí nổ tại các Block .
Hệ thống có các tủ điều khiển bằng PLC đặt tại Block 8 và các cảm biến đặt
tại tất cả các Block.
Hệ thống cảnh báo gồm các đèn, còi báo hiệu được đặt tại tất cả các Block.
- Đèn đỏ: báo hiệu có cháy.
- Đèn vàng: báo hiệu có khí nổ.
- Đèn xanh: báo động toàn giàn.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
75
Hình I.4. 1 Đèn báo hiệu trên giàn
4.2.2. Nguyên tắc vận hành
Hình I.4. 2 Tủ điều khiển hệ thống báo cháy
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
76
a) Trạng thái bình thường :
- Trên màn hình của tủ điều khiển hiện chữ “NOMAL”
- Trên màn hình máy tính “F&G DETECTOR SYSTEM” ,tất cả các Block đều hiển
thị màu xanh.
b) Trạng thái báo động: gồm 2 trạng thái
Báo động cháy
Khi xuất hiện cháy ở khu vực nào cảm biến ở đó sẽ báo.Lúc đó trên màn hình
máy tính khu vực Block tương ứng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, đồng thời
có tín hiệu đèn còi tại tất cả các Block và tủ điều khiển, đèn báo “FIRE ALARM”
hiển thị màu đỏ
Click chuột vào Block đó ta sẽ xem được cảm biến nào báo cháy (cảm biến đó sẽ
hiển thị màu đỏ)
Báo động khí cháy nổ:
Khi xuất hiện khí cháy nổ ở khu vực nào cảm biến ở đó sẽ báo. Lúc đó trên màn
hình máy tính khu vực Block tương ứng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, đồng
thời có tín hiệu đèn còi tại tất cả các Block và trên tủ điều khiển, đèn báo “GAS
ALARM” hiển thị màu vàng.
Click chuột vào Block đó ta sẽ xem được cảm biến nào báo khí (cảm biến đó sẽ
hiện màu đỏ).
c) Trạng thái báo lỗi:
Trên màn hình cảm biến nào báo lỗi thì báo màu vàng. Trên tủ điều khiển đèn báo
“FAULT ALARM” sẽ sáng màu vàng.
d) Chức năng khác:
Để tắt còi trên tủ điều khiển khi có tín hiệu báo cháy, khí nổ ta nhấn nút
“MUTEBUZZE”
Khi đã khắc phục được nguyên nhân báo động, ta nhấn và giữ nút “RESET” trên
panel tủ điều khiển vài giây. Để giải trừ các tín hiệu trên máy tính, ta nhấn nút
“ACK”. Hệ thống sẽ trở về trạng thái làm việc bình thường .
Các bước cách ly các tín hiệu báo động:
+ Nhấp chuột vào Block cần cách ly các tín hiệu báo động.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
77
+ Nhấp chuột vào “MAINTENANCE” trên màn hình máy tính.
+ Nhấp chuột vào “INHIBIT” của cảm biến cần cách ly trên màn hình, xuất hiện
một cửa sổ hãy nhấn vào “ YES ” trên cửa sổ đó, cảm biến đó sẽ được cách ly các
tín hiệu báo động và chuyển về “UNINHIBIT”.
- Muốn bỏ cảm biến cần cách ly “UNINHIBIT”
+ Nhấp chuột vào Block cần bỏ UNINHIBIT
+ Nhấp chuột vào “MAINTENANCE” trên màn hình máy tính.
+ Nhấp chuột vào “UNINHIBIT” của cảm biến cần bỏ cách ly, trên màn hình xuất
hiện một cửa sổ, hãy nhấp chuột vào “YES” trên cửa sổ đó, cảm biến đó sẽ được gỡ
bỏ cách ly. Hệ thống chuyển về chế độ làm việc bình thường.
Hình I.4. 3 Màn hình chính của hệ thống Fire & Gas Detection
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
78
PHẦN 2. BÁO CÁO THỰC TẬP XƯỞNG SẢN XUẤT.
1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DẦU KHÍ
1.1. Giới thiệu chung về trường CĐ Nghề dầu khí
Trường CĐ nghề dầu khí, số 43-Đường 30/04-Phường 9 – TP Vũng Tàu, được
thành lập vào 7/11/1975, đã trãi qua nhiều lần đổi tên. Ngoài trụ sở chính tại Vũng
tàu, trường còn một số cơ sở, chi nhánh và phân hiệu.
o Chi nhánh Hà Nội
o Chi nhánh TP.HCM
o Cơ sở Bà Rịa (khoa CKĐL)
o Cơ sở Bãi Dâu (khoa ATMT)
o Phân hiệu Nghệ An
Tổng số cán bộ CNV và giáo viên theo thống kê của tổ chức năm 2010 khoảng
205 người, đội ngũ giáo viên: 93 người. Thành tích:
o Huân chương lao động hạng ba năm 1986
o Huân chương lao động hạng hai năm 1987
o Huân chương lao động hạng nhất năm 2004
o Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân được tặng cờ thi đua, bằng khen của chính
phủ và Tập đoàn dầu khí.
Về cơ cấu tổ chức:
Hình II.1. 1 Sơ đồ tổ chức của trường CĐ Nghề Dầu Khí
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 79
Các loại hình đào tạo:
o Đào tạo nghề
+Sơ cấp nghề
+Trung cấp nghề
+Cao đẳng nghề
o Đào tạo bồi dưỡng thường xuyên
o Đào tạo trước tuyển dụng cho dự án
o Đào tạo an toàn-môi trường
o Liên kết đào tạo đại học và sau đại học (lien kết với ĐH Bách Khoa
TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội).
Cơ sở vật chất:
o Xưởng thực tập
o Xưởng thực tập: xưởng hàn, điện, cơ khí…
o Phòng mô hình (Simulators)
o Phòng thí nghiệm (dd khoan, hóa dầu)
o Phòng hiệu chuẩn thiết bị đo lường…
1.2. Phòng mô hình điều khiển tự động
Hệ thống gồm 3 bộ phận chính: khối test bench, khối nhà máy thu nhỏ, khối trạm
vận hành.
1.2.1 Khối test bench
Nhiệm vụ: kiểm tra các thiết bị đo lường bề mặt.
Phương pháp: ta dùng đồng hồ kiểm chứng lại giá trị thực tế và giá trị
chuẩn, điều chỉnh đồng hồ về lại giá trị chuẩn theo yêu cầu.
Hình II.1. 2 Khối test bench
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 80
Chú thích:
Gồm 3 bộ phận, mỗi bộ phận gồm 2 đồng hồ, đồng hồ phải là đồng hồ chuẩn,
đồng hồ trái là giá trị thực tế, ta dùng các nút bên dưới điều chỉnh về giá trị
chuẩn.
1.2.2 Khối nhà máy thu nhỏ (advanced intergrated plant model)
Nhiệm vụ: mô phỏng quá trình vận chuyển dầu trong nhà máy lọc dầu
Hình II.1. 3 Mô hình thu nhỏ của nhà máy loc dầu
Khối gồm: 2 bể chứa, 1 thiết bị điều khiển bằng tay, 1 thiết bị điều khiển tự
động, 2 thiết bị ghi ra dữ liệu, chuông báo, sơ đồ nhà máy, hệ thống đường ống
dẩn, bom, van, đồng hồ đo….
1.2.3 Khối trạm vận hành, trạm kỹ thuật
Nhiệm vụ: điều khiển các thiết bị từ xa bằng cách truyền tín hiệu đến các thiết
bị.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 81
Hình II.1. 4 Trạm vận hành
Trạm vận hành chính là các máy tính PC cá nhân
Hình II.1. 5 Trạm điều khiển hiện trường (tủ điều khiển)
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 82
Hình II.1. 6 sơ đồ mô phỏng phòng mô hình hóa
Nhiệm vụ: điều chỉnh lưu lượng sai lệch về giá trị chính xác.
PV: lưu lượng thực tế
SV: lưu lượng mong muốn
MV: thiết bị tác động vào đối tượng
Đề tìm hiểu đặc tính 1 đối tượng: phải tác động vào đối tượng, xem xét độ nhạy
của đối tượng, thời gian đối tượng chuyển từ trạng thái xác lập cũ sang trạng thái
xác lập mới, hệ số khuyêch đại.
3 thông số quan trọng: độ nhạy, hằng số thời gian, độ khuyếch đại.
Giải:
độ nhạy Lp=3s
PVold=62.5%
PV=70.1%
∆PV=7.6
∆MV=5%
Độ khuếch đại G= ∆PV/ ∆MV= 1.52
Hằng số thời gian Tp = 12s
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 83
1.3. Phòng điện đạm (lò gia nhiệt)
Nhiệm vụ: nhiệt độ tối đa của dòng khí ra đạt yêu cầu quá trình:
- Đưa nguyên liệu cần gia nhiệt vào hệ thống
- Đưa dòng nhiên liệu vào hệ thống
- Điều chỉnh áp suất, lượng oxi để đạt được nhiệt độ mong muốn (khi điều
khiển ta cần phải điều chỉnh từ từ, đợi cho nhiệt độ cùa nguyên liệu thay
đổi theo, không được thay đổi liên tục trong 1 thời gian ngắn).
Hình II.1. 7. Sơ đồ lò gia nhiệt
1.4. Phòng PetroTech.
-Máy đo nhiệt: dùng để đo nhiệt cháy của xăng, dầu, diesel. Có 2 loại: kín và hở.
Hình II.1. 8 Máy đo nhiệt kín Hình II.1. 9 Máy đo nhiệt hở
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 84
-Máy đo hàm lượng cặn cacbon: đo lượng cặn cacbon bằng cách đốt cho đến khi
không bay hơi nữa (cháy thành than), đem cân lên sẽ tính được lượng cặn.
Hình II.1. 10 Máy đo hàm lượng cặn cacbon
Máy đo độ nhớt: đo độ nhớt tại các nhiệt độ khác nhau, nước là môi trường mang
nhiệt độ. Đo độ nhớt bằng cách đo lượng chất lưu chảy trong 1 đơn vị thời gian.
Hình II.1. 11 Máy đo độ nhớt
Máy soi màu: dựa vào màu sắc của xăng dầu để xác định thành phần tạp chất
trong nó. Có 2 loại: xác định bằng mắt thường và xác định bằng máy tính.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 85
Hình II.1. 12 Máy soi màu
Thiết bị ổn định nhiệt:
Hình II.1. 13 Máy ổn định nhiệt
Máy đo hàm lượng muối trong dầu: dùng điện trường để tách muối ra khỏi HC,
từ đó xác định được hàm lượng.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 86
Hình II.1. 14. Máy đo hàm lượng muối trong dầu
Máy xuyên kim: đo độ cứng của nhựa đường, dùng kim ấn lên, đo độ lún theo
thời gian
Hình II.1. 15 Máy xuyên kim
Bộ chưng cất tự động: đốt nóng dòng HC, cho dòng bay hơi qua bộ phận ngưng
tụ, xác định nhiệt độ khi giọt dầu đầu tiên xuất hiện.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 87
Hình II.1. 16 Bộ chưng cất tự động
1.5. Phòng HBLC, GC, AAS
Máy sắc khí: bao gồm cột mao quản, bồn ổn định nhiệt, máy đốt bằng Hydro, 4
cột khí làm sạch.
Hình II.1. 17 Máy sắc khí
Máy phân tích kim loại: dựa vào tính chất quang phổ hấp phụ của từng kim loại
khác nhau.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 88
Hình II.1. 18 Máy phân tích kim loại
Máy sắc chế lỏng: xác định từng loại chất lỏng
Hình II.1. 19 Máy sắc chế lỏng
1.6. Phòng chuẩn bị mẫu
Máy rửa chai lọ bằng sóng siêu âm
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 89
Hình II.1. 20 Máy rửa chai lọ siêu âm
Máy hút các chất độc hại
Hình II.1. 21 Máy hút các chất độc
Máy chưng cất nước 2 lần
Hình II.1. 22 Máy chứng cất nước 2 lần
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 90
1.7. Phòng cân
Yêu cầu phải kín gió để không ảnh hưởng kết quả cân
Hình II.1. 23 Máy Cân
1.8. Phòng mô hình 4
Bao gồm giá đựng hóa chất và hệ thống làm sạch khí
Lò nung:
Hình II.1. 24. Lò nung
1.9. Phòng mô hình khoan-khai thác dầu khí
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 91
1.9.1. Choke manifold
Choke manifold là thiết bị đặt tại đầu giếng và cây thông khai thác. Tác dụng
chính của nó là dùng để kiểm soát kích đi ra ngoài một cách an toàn nhất phân
dòng về các đường ống công nghệ.
Khi xảy ra sự cố, tiến hành theo trình tự:
- Tắt bơm, tắt hệ thống xoay, đóng BOP.
- Báo cáo supervisor, chờ một khoảng thời gian, thu thập số liệu, tính thể tích kích.
- Thiết lập chương trình dập giếng.
- Tiến hành bơm kill mudweight.
Sản phẩm khai thác từ cây thông khai thác theo đường làm việc dẫn đến
manifold. Đường làm việc nối với manifold thông qua van an toàn. Khi áp suất
dòng chất lưu vượt quá giá trị cho phép, van an toàn sẽ nổ, cho phép chất lưu đi qua
nó về đường xả. Mỗi manifold có hai van an toàn, một làm việc và một dự phòng.
Cụm manifold nối với 5 đường công nghệ chính là các đường về bình đo, đường
ống thu gom chính, đường ống thu gom phụ, đường ống về bình gọi dòng và đường
xả (về bình chứa).
Trong trường hợp áp suất dòng sản phẩm nằm trong giới hạn cho phép, dòng
sản phẩm sẽ chia thành hai đường: đường thu gom chính và đường thu gom phụ.
Đường phụ chỉ được dùng khi đường thu gom chính hỏng. Từ đường thu gom
chính chia làm hai đường nối với van cầu. Đường thứ nhất về bình đo, đường thứ
hai được phân nhánh thành bốn đường: đường về bình gọi dòng và bình chứa, bình
tách và đường tuần hoàn thuận. Mỗi đường ống từ cụm manifold đều có từ một đến
hai van để đóng mở dòng chất lưu. Khi cần sử dụng chức năng nào của các đường
ống công nghệ thì ta sẽ mở van cho sản phẩm chảy vào ống đó, các van khác sẽ
đóng lại tùy theo yêu cầu. Các van lắp đặt trên hệ thống manifold được điều khiển
bằng tay.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 92
Hình II.1. 25 Choke manifold
1.9.2. Standpipe manifold
Hệ thống này được sử dụng trong tuần hoàn dung dịch và bơm xi măng.
Hình II.1. 26 Standpipe manifold
1.9.3. Hệ thống dùng cho driller
Đây là bàn điều khiển thể hiện các thông số hoạt động trong quá trình khoan,
tháo cần và tiếp cần. Có hai loại: loại weight on bit và loại hook weight.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 93
Hình II.1. 27 Hệ thống điều khiển trong khoan
Đây là thiết bị để mô phỏng chi tiết quá trình khoan trong thực tế sản xuất, gồm 2 hệ
thống đồng hồ, 1 hệ thống đồng hồ dùng cho việc khoan bằng bàn roto; 1 hệ thống đồng
hồ dùng cho việc khoan bằng đầu top drive. Ngoài ra trên hệ thống còn thể hiện được lưu
lượng bơm dung dịch khoan, ứng suất nén, ứng suất xoắn.
Cách sử dụng màn hình “Student Monitor” để pha chế dung dịch:
Bước 1: Từ màn hình Student Control Station, chọn Mud Alignment System
Bước 2: Trong mục Mud Alignment chọn mục Active System.
Bước 3: Trong mục Active System, chọn mục Mud weight
Bước 4 : Điền tỉ trọng dung dịch theo yêu cầu vào và chọn OK
Quy trình tiếp cần khoan
Bước 1: Đưa chấu chèn vào cột cần khoan
Bước 2: Đóng van Kelly cock.
Bước 3: Tháo cần chủ đạo và cột cần khoan
Bước 4: Đưa cần chủ đạo vào đúng vị trí của Mouse Hole
Bước 5: Load 1 cần khoan trong Mouse Hole
Bước 6: Liên kết cần chủ đạo và cần khoan trong Mouse Hole
Bước 7: Đưa cần chủ đạo và cần khoan đã liên kết trong Mouse Hole sang cột cần
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 94
khoan
Bước 8: Liên kết các cần khoan với nhau trong cột cần khoan
Bước 9: Thào chấu chèn ra khỏi cột cần khoan
Bước 10: Mở van Kelly cock.
Phương pháp đóng mềm (Soft shut in)
Bước 1: Mở Choke line (50%) trên Remote choke (trước khi khoan)
Bước 2: Mở Choke line trên cụm BOP
Bước 3: Đóng BOP (sử dụng BOP Annular)
Bước 4: Đóng Choke line trên Remote choke.
1.2.4. Hệ thống thiết bị chống phun:
Có ba loại đối áp chủ yếu: đối áp vành xuyến (đối áp dạng vành), đối áp dạng ngàm
và đối áp xoay.
o Đối áp dạng vành: được lắp đặt trên cùng của thiết bị chống phun,
đóng khoảng không hình xuyến giữa cần khoan hay cần nặng và giếng
khoan. Đối áp này thường được đóng đầu tiên.
o Đối áp dạng ngàm: thường bên dưới đối áp dạng vành còn có 2, 3 hoặc
4 đối áp dạng ngàm. Trong đối áp dạng ngàm, người ta phân biệt
thành ba loại: ngàm lá chắn dung để đóng toàn bộ giếng, đối áp ôm
cần dùng khi cần khoan đang làm việc trong giếng, và đối áp cắt cần
được sử dụng để cắt đứt bộ khoan cụ còn treo trong giếng.
o Đối áp xoay (đối áp cầu hay đối áp vạn năng) cho phép thao tác quay
bộ khoan cụ. Riêng hai loại đối áp đầu chỉ cho phép dịch chuyển bộ
khoan cụ trong khoảng chiều dài một cần khoan.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 95
Hình II.1. 28 Hệ thống thiết bị đối áp
BOP: là hệ thống dùng để bảo đảm trong quá trình khoan, chống lại sự cố phun trào trong
quá trình khoan
- Vị trí : đặt trên hệ thống đầu giếng
- Vận hành : bằng tay hoặc dùng thủy lực
- Thành phần :
+annular preventer : nằm trên đầu của BOP. Đóng khoảng không vành
xuyến giữa cần khoan, ống chống hoặc cần nặng và giếng khoan. Annular
preventer được đóng đầu tiên với áp suất làm việc 2000, 5000 hoặc 10000
psi.
+Pipe ram: đóng khoảng không bên ngoài cần khoan, hạn chế dòng lưu
chất trong vành xuyến, được thiết kế sao cho kích thước phù hợp với đường
kính ngoài của cần khoan.
+Blind ram : đóng kín giếng khi không có chuỗi cần khoan hoặc tubing
+Shear ram : trong trường hợp pipe ram và blind ram vẫn không chống
được kick, shear ram sẽ cắt cần khoan , chấp nhận bỏ lại bộ khoan cụ dưới
đáy giếng.
+kill line : dùng để bơm kill mud vào giếng khoan qua khoảng không vành
xuyến.
+choke line : đường dẫn chất lưu gây kick từ giếng ra ngoài
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 96
2. PVD TRAINNING
2.1. Giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần đào tạo kỹ thuật PVD (PVD Trainning) được thành lập ngày
01/10/2007 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4903000441 tiền thân là Công ty
TNHH Cửu Long. Với tiềm năng về đào tạo và dịch vụ kỹ thuật, PVD Training đã
liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tổ chức thành công nhiều khoá đào
tạo và dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành cho cá nhân, công ty, tổ chức hoạt động
trong lãnh thổ Việt nam. Phạm vi đào tạo và dịch vụ kỹ thuật của PVD Training
không giới hạn trong các lĩnh vực sau:
Đào tạo kỹ sư/chuyên viên giám sát chất lượng công tác hàn
(theo CSWIP 3.0/3.1/3.2, theo các tiêu chuẩn hiện hành của Mỹ và
Châu Âu như AWS, EWF,….).
Đào tạo kỹ sư/chuyên viên/kỹ thuật viên kiểm tra không huỷ thể ( theo
các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế như: ASNT, CSWIP, PCN,
BINDT…).
Đào tạo kỹ sư giám sát chất lượng, đốc công, công nhân kỹ thuật
chống ăn mòn kim loại (theo giáo trình và tiêu chuẩn BGAS/CSWIP).
Đào tạo kỹ năng giàn giáo công nghiệp, lái cẩu, móc cáp treo hàng
(theo tiêu chuẩn API, BS…).
Tổ chức đào tạo và thi thợ hàn cấp chứng chỉ quốc tế
(CSWIP/Germanischer Lloyd/DNV/Lloyd Register/ABS), Tư vấn xây
dựng quy trình kỹ thuật, tổ chức thi và đánh giá thợ hàn theo yêu cầu
của khách hàng hoặc cho dự án.
Đào tạo Kỹ thuật, Công nghệ Khoan – Khai thác dầu khí.
Đào tạo an toàn biển (kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, kỹ năng làm việc an
toàn, sống sót trên biển, kỹ năng thoát hiểm trực thăng khi rơi
xuống nước, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng nhận biết chất
nguy hại, nguy cơ tiềm ẩn, kỹ năng sơ cấp cứu,…).
Dịch vụ kiểm định công nghiệp (kiểm định nhà máy; bồn, bình và
hệ thống đường ống áp lực; kiểm định tháp khoan; giàn khoan; thiết
bị nâng hạ; đánh giá rủi ro, đánh giá vận hành,…).
Chuyển giao công nghệ hàn và cung cấp công nghệ TWI tại Việt Nam.
Dịch vụ giới thiệu và cung ứng nhân lực có chuyên môn quản lý dự án
(Giám sát hàn, chống ăn mòn, kiểm tra không hủy thể, kỹ sư đường
ống,…), cung cấp nhân lực cho chuyên môn ngành khoan, khai thác
làm việc trên các giàn khoan, khai thác.
Chế tạo kết cấu thép qui mô vừa và nhỏ chuyên dụng cho các ngành
công nghiệp.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 97
Công ty có hai trung tâm trực thuộc là trung tâm kỹ thuật và trung tâm an toàn.
Hình II.1. 1 Công ty PVD Training.
2.2. Các dịch vụ của công ty:
2.2.1. Dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao
Trung tâm đào tạo và dịch vụ kỹ thuật trực thuộc Công ty Cổ phần đào tạo kỹ
thuật PVD hiện nay cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao phục
vụ cho các dự án chế tạo, sửa chữa bảo dưỡng kết cấu giàn khoan, tàu chứa dầu,
phương tiện nổi,.... với các chức danh được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế
như:
Kỹ sư giám sát chất lượng QA/QC (Giám sát hàn CSWIP, AWS,
EWF,..; kỹ thuật viên NDT UT, MPI, DPI, ET, EMI theo các
chương trình chứng nhận CSWIP, ASNT, PCN, BINDT,..; giám sát
chất lượng sơn CSWIP/BGAS;....).
Kỹ sư kết cấu (Construction Engineer hoặc Construction Manager);
kỹ sư đường ống (Pipeline Engineer).
Kỹ sư kiểm định nhà máy (CSWIP Plant inspector); kiểm định hệ
thống bồn bình áp lực EEMUA 159; Kỹ sư đánh giá rủi ro (Risk
Based Inspector, API RP580); Kỹ sư đánh giá phù hợp cho vận hàn
(Fitness for Services, API RP579);...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 98
Các chức danh thợ hàn kết cấu với chứng chỉ ABS; Lloyd
Register; Lloyd Germanischer; CSWIP cho tư thế hàn 6G, 6GR với
các tiêu chuẩn hàn AWS, ASME, API, BS,...
2.2.2. Dịch vụ kiểm định công nghiệp
Trung tâm đào tạo và dịch vụ kỹ thuật của PVD Training là đối tác độc
quyền của Viện Công Nghệ Hàn Anh (TWI UK) tại Việt nam và đang hợp tác,
phối hợp với nhiều tổ chức kiểm định của quốc tế về lĩnh vực kiểm định
công nghiệp như (TWI SEA, K2, Veolsi,..) cung cấp các dịch vụ kiểm định công
nghiệp như:
Kiểm định nhà máy.
Đánh giá rủi ro, đánh giá bảo trì.
Kiểm định kết cấu giàn khoan, tàu, phương tiện nổi bằng các
phương pháp kiểm tra không hủy thể như MPI, UT, DPI, EMI, ET.
Kiểm định Bồn, bình, ống công nghệ,...
Kiểm định thiết bị nâng định kỳ (Lifting Gear Periodic
Inspection) theo các tiêu chuẩn của BS, Loiler,...
2.2.3. Dịch vụ thử nghiệm và hiệu chuẩn
Với sự trang bị máy thử kéo nén vạn năng, máy thử độ dai va đập và các
thiết bị chuyên dụng hiệu chuẩn đồng hồ áp lực (áp kế lò xo, áp kế pitong,..)
Trung tâm đào tạo và dịch vụ kỹ thuật của PVD Training có thể cung cấp dịch vụ
thử nghiệm và hiệu chuẩn như sau:
Thử nghiệm vật liệu cho qui trình hàn (kéo, uốn, độ dai va
đập, thử độ cứng làm marco,...).
Phân tích thành phần kim loại.
Căn chỉnh đồng hồ áp lực (áp kế lo xo, áp kế pitong).
Kiểm định thiết bị hàn, thử nghiệm phá hủy cho vật liệu xây dựng.
Trung tâm cũng đang tiến hành thiết lập hệ thống quản lý chất lượng thử
nghiệm và hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025 dành cho phòng thí nghiệp và phấn đấu
dành chứng nhận của VILAS trong năm 2008.
2.3. Nội dung thực tập
Tham quan các thiết bị hỗ trợ cho việc đào tạo của PVD training.
2.3.1. Tháp khoan
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page 99
Tháp khoan là cấu trúc bằng thép dạng tháp, chịu lực dùng để giữ và nâng các
vật. Giếng càng sâu thì sử dụng tháp càng cao vì nó cho phép thả cần dựng dài. Đế
chân tháp có diện tích là 10 x 10m, chiều cao tháp là 52m.
Hình II.2. 2 Tháp khoan mẫu.
2.3.2. Các thiết bị trên sàn khoan
Tời khoan dùng để nâng thả và treo bộ khoan cụ, cột ống chống, di chuyển
các vật nặng và thực hiện các chức năng phụ trợ.
Hình II.2. 3 Tời khoan.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
100
Catwork là một đoạn đường dốc thoải nằm bên cạnh các thiết bị khoan được bố
trí để kéo hay thả thiết bị lên sàn khoan (cần khoan, khai thác…).
Hình II.2. 4 Sàn catwork.
Chấu chèn là thiết bị dùng để giữ chặt chuỗi cần khoan hay khai thác trong lúc
tháo hoặc tiếp cần, không cho rơi xuống giếng, lúc kéo, thả thì chấu chèn được kéo
lên.
Hình II.2. 5 Chấu chèn.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
101
Để treo chuỗi cần khoan và khai thác khi tháo vặn cần người ta sử dụng chấu
chèn. Chấu chèn đặt trên bàn roto, điều khiển bởi kíp trưởng bằng thủy lực.
Hình II.2. 6 Khóa vặn cần.
Ngoài ra, còn có một số thiết bị khác phục vụ cho quá trình khoan.
Hình II.2. 7 Choòng khoan.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
102
Hình II.2. 8 Đầu treo thủy lực.
Hình II.2. 9 Float Collar.
Hình II.2. 10 Guide Shoe.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
103
Hình II.2. 11 Cần khoan doa.
2.3.3. Cấu trúc dưới tháp:
Là nơi để lắp BOP trong quá trình khoan.
Hình II.2. 12 Cấu trúc dưới sàn khoan.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
104
3. PVD Tech
3.1. Xưởng thiết bị đầu giếng
Casing Head: lắp đặt đầu tiên, ngay trên ống chống 20
Hình II.3. 1 Casing head
Adapter: lắp đặt trên Casing Head, dùng để lắp đặt BOP lên phía trên.
Hình II.3. 2 Adapter
Ống bọc chống mài mòn: lắp bên trong để tránh sự mài mòn do cần khoan va
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
105
đập vào khi khoan.
Hình II.3. 3 Ống bọc chống mài mòn
Casing hanger: dùng để treo ống chống, có nhiều loại tùy theo các cấp ống
chống.
Hình II.3. 4 Casing hanger
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
106
Tubing hanger: chức năng tương tự casing hanger, dùng treo tubing để khai
thác.
Hình II.3. 5 Tubing hanger
Cây thông khai thác: lắp đặt sau cùng để bắt đầu khai thác, có các đường nhánh
để phân dòng lỏng-khí và valve để kiểm soát áp suất, lưu lượng.
Hình II.3. 6 Cây thông khai thác
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
107
3.2. Xưởng ống chống
Conductor casing: đường kính khoảng 1m.
Hình II.3. 7 Conductor casing
Đầu nối ống chống: có 2 loại : dùng ren và không dùng ren. Sử dụng tùy theo
điều kiện giếng khoan.
Loại dùng ren: đầu nối có 2 kiểu là đầu đực (ren ngoài) và đầu cái (ren trong).
Hình dưới là 1 đầu nối cái, trong đó 1 một chấu chống xoay, khi nối ống chống vào
rồi sẽ không vặn ra được nữa.
Hình II.3. 8 Đầu nối ống chống có ren
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
108
Loại không dùng ren: đầu nối cũng có 2 loại là đầu đực và cái nhưng không có ren, người
ta dùng dầu áp lực để làm giãn nở đầu cái và nén ép đầu đực rồi lắp vào nhau.
Hình II.3. 9 Đâu nối ống chống không dùng ren
Thiết bị chống ống: chức năng tương tự elevator, hỗ trợ quá trình chống ống.
Hình II.3. 10 Thiết bị ống chống
Ống chống đặc biệt: dùng để đóng chuỗi ống chống xuống, đảm bảo chiều sâu thiết kế.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
109
Hình II.3. 11 Ống chống đặc biệt
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp 2012
Page
110
KẾT LUẬN
Chuyến thực tập đã kết thúc nhưng để lại trong long mỗi chúng em những cảm
xúc khó tả khác nhau. Tuy chuyến thực tập chỉ vỏn vẹn gần 1 tháng với 1 ca trên biển
nhưng đối với chúng em nó là một khoảng thời gian quý báu để chúng em có dịp tổng
hợp lại những kiến thức đã được học trong sách vở suốt 4 năm qua. Trong đợt thực tập
chúng em còn được rèn luyện cách sống trên giàn như những công nhân thực thụ
trong ngành dầu khí, giúp chúng em đỡ bỡ ngỡ hơn khi tiếp xúc với môi trường làm
việc sau này.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bô môn Khoan
& khai thác dầu khí đã tạo mọi điều kiện cho chúng em có được một chuyến thực tập
bổ ích này. Đồng thời chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan: Trường CĐ
Nghề dầu khí, PVD Trainning, PVD Tech, Xí nghiệp khai thác Vietsovpetro cùng các
bác các chú trên giàn khai thác MSP 8 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em
hoàn thành tốt chuyến thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctttn_2484.pdf