Báo cáo Môn công nghệ khai thác và chế biến dầu và than đá tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu của quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 là xây dựng và cải tạo hệ thống điện của tỉnh để cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn an toàn, tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. - Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 17,5%/năm giai đoạn 2011-2015. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 và năm 2020 là 935 kWh/người và 1.842 kWh/người. Trong giai đoạn này xây dựng mới và cải tạo 155 km đường dây 220kV, 256,7 km đường dây 110kV, tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220kV là 500MVA và trạm 110kV là 620MVA. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện tỉnh Thanh Hóa là 5.515 tỷ đồng trong đó vốn đã có trong kế hoạch là 1.895 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 3.620 tỷ đồng.

pdf33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Môn công nghệ khai thác và chế biến dầu và than đá tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện: Kinh tế và quản lý BÁO CÁO MÔN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN DẦU VÀ THAN ĐÁ Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa Giáo viên hướng dẫn : PGS TS Văn Đình Sơn Thọ Sinh viên thực hiện : Họ và tên Lớp MSSV Dương Đình Kiên - KTCN - 20104725 Phạm Trung Hiếu - KTCN – 20106260 Nguyễn Xuân Tiến - KTCN – 20104632 Nguyễn Trọng Nghĩa - KTCN – 20106261 2 Mục lục Trang 1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HÓA NĂM 2012……………..4 1.1.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)………………………………………….. 4 1.1.2. Sản xuất nông nghiệp…………………………………………………...... .4 1.1.3. Lâm nghiệp.....................................................................................................5 1.1.4. Thủy sản……………………………………………………………………5 1.1.5. Công nghiệp……………………………………………………………..... 5 1.1.6. Huy động vốn đầu tư………………………………………………………6 1.1.7. Giao thông vận tải………………………………………………………… 6 1.1.8. Thương mại………………………………………………………………... 7 1.1.9. Tàichính-Ngân hàng - Ngân sách……………………………………………8 1.1.10. Các vấn đề xã hội…………………………………………………….9 1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HÓA NĂM 2013………………………………………13 1.2.1. Thuận lợi, khó khăn………………………………………………………13 1.2.2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2013……………………..14 1.2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch ……………………………16 1.3. CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH THANH HÓA………………………………….17 1.3.1. Giao thông vận tải…………………………………………………………17 1.3.2. Hệ thống điện……………………………………………………………...17 1.3.3. Hệ thống bưu chính viễn thông …………………………………………...18 1.3.4. Hệ thống cung cấp nước…………………………………………………...18 1.3.5. Hệ thống các ngành dịch vụ………………………………………………..18 1.4. NHU CẦU TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TỈNH THANH HÓA…………..20 1.4.1. Khu kinh tế Nghi Sơn……………………………………………………..20 1.4.2. Khu công nghiệp Lễ Môn………………………………………………… 21 1.4.3. Khu công nghiệp Đình Hương-Tây Ga………………………………….. 22 1.4.4. Khu công nghiệp Bỉm Sơn……………………………………………….. 22 1.4.5. Khu công nghiệp Lam Sơn………………………………………………... 22 1.4.6. Nhu cầu sư dụng điện năng của tỉnh……………………………………… 23 1.5. CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐIỆN TỈNH THANH HÓA……………... 27 3 1.5.1. Nhà máy thủy điện Trung Sơn……………………………………………. 27 1.5.2. Nhà máy thủy điện Bá Thước 1………………………………………….. 28 1.5.3. Nhà máy thủy điện Bá Thước 2………………………………………….. 28 1.5.4. Một số dự án xây dựng các nhà máy điện tỉnh Thanh Hóa……………… 28 1.6. MẠNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN TỈNH THANH HÓA……………….29 1.6.1. Đường dây 500 KV………………………………………………………..29 1.6.2. Đường dây 220 KV………………………………………………………..29 4 PHẦN 1 : TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HÓA NĂM 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013 1.1.TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HÓA NĂM 2012 1.1.1 - TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH (GDP) Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP), 9 tháng ước tính tăng 9,2% so cùng kỳ; trong đó ngành nông lâm, thủy sản tăng 2,9%; công nghiệp xây dựng tăng 10,7%; các ngành dịch vụ tăng 10,4% so với cùng kỳ. 1.1.2 - SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP a. Trồng trọt: Vụ thu mùa năm 2012, toàn tỉnh gieo trồng 177,5 nghìn ha, vượt 1,2% kế hoạch, tăng 0,1% so cùng kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, nên trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/9 đến 7/9/2012 có mưa to đến rất to, làm ngập 19 097 ha lúa (trong đó 10 569 ha có khả năng mất trắng); ngô 1 976 ha ; mía bị ngập, đổ gãy 4 141 ha...Dự kiến năng suất lúa mùa đạt khoảng 52,0 tạ/ha, đạt 100,0% kế hoạch, tăng 6,6% so cùng kỳ (tăng 3,2 tạ/ha); năng suất ngô 38,7 tạ/ha, đạt 96,8% kế hoạch và tăng 6,0% so cùng kỳ; sản lượng lương thực có hạt 763,6 nghìn tấn, vượt 1,5% kế hoạch và tăng 6,0% so với vụ mùa năm 2011. Cả năm 2012, toàn tỉnh gieo trồng cây hàng năm 443,5 nghìn ha, vượt 1,4% kế hoạch, giảm 0,5% so với cùng kỳ; trong đó vụ đông 47,1 nghìn ha, đạt 90,6% và giảm 10,0%; vụ chiêm xuân 218,8 nghìn ha, vượt 4,2% và tăng 1,3%. Tổng sản lượng lương thực cả năm dự kiến 1688,5 nghìn tấn, vượt 3,1% so kế hoạch và tăng 2,9% so cùng kỳ. b- Chăn nuôi : Do ảnh hưởng của thời tiết nên ngày 10/9/2012, tại xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống xuất hiện thêm ổ dịch cúm H5N1 của 2 hộ gia đình 5 làm 500 con bị nhiễm bệnh và phải tiêu huỷ toàn bộ số gia cầm còn lại. Tổng số gia cầm tiêu huỷ 16 457 con, xảy ra ở 6 huyện, thị, xã (Yên Định, Hậu Lộc, Nga Sơn, thị xã Sầm Sơn, Nông Cống, Bá Thước). 1.1.3 - LÂM NGHIỆP Chín tháng, dự ước giá trị sản xuất lâm nghiệp (theo giá so sánh 1994) đạt 468 tỷ đồng, đạt 74,9 kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ. Diện tích khoanh nuôi tái sinh 30 nghìn ha, chăm sóc rừng trồng 38,5 nghìn ha, bảo vệ rừng 540,7 nghìn ha và trồng cây phân tán 5,4 triệu cây đều đạt mục tiêu kế hoạch; riêng trồng rừng mới tập trung chỉ đạt 5.650 ha, đạt 33,2% kế hoạch, bằng 72% so với cùng kỳ. Khai thác lâm sản: Gỗ 44,7 nghìn m3, tăng 2,5% so cùng kỳ; củi 815 nghìn Ste, tăng 0,3%; tre luồng 24,6 triệu cây, tăng 4,6%; nứa nguyên liệu 45,5 nghìn tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ. 1.1.4 - THỦY SẢN Dự ước giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 1994) 813,2 tỷ đồng, đạt 75,3% kế hoạch, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng 85,9 nghìn tấn, đạt 74,2% kế hoạch, tăng 6,3% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác 59,9 nghìn tấn, đạt 76,3% và tăng 2,6%; riêng khai thác xa bờ 19,0 nghìn tấn, tăng 30,6%; sản lượng nuôi trồng 26,0 nghìn tấn, đạt 69,7% và tăng 16,0% so cùng kỳ. 1.1.5 - CÔNG NGHIỆP Chín tháng đầu năm 2012, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) đạt 16.762,8 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước 3.755,5 tỷ đồng, giảm 4,1%; khu vực dân doanh 8.130,8 tỷ đồng, tăng 21,0%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 4.876,4 tỷ đồng, tăng 16,0% so với cùng kỳ. 6 Sản phẩm chủ yếu tăng khá so cùng kỳ có: Thuỷ sản đông lạnh, quần áo may sẵn, Clinker tiêu thụ, giấy bìa các loại, phân bón các loại, nước mắm các loại, điện sản xuất, giầy thể thao xuất khẩu…Sản phẩm giảm so cùng kỳ: Bia các loại, xi măng, gạch xây, bao bì các loại, gang luyện … 1.1.6 - HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ Dự ước 9 tháng 2012, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn 28.595,7 nghìn tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch, tăng 10,0% so với cùng kỳ, trong đó các đơn vị địa phương quản lý 5.993,9 tỷ đồng, tăng 7,4%; các đơn vị trung ương quản lý 7.826,4 tỷ đồng, tăng 11,1%; vốn khu vực dân cư 12.204,4 tỷ, tăng 30,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.571,0 tỷ đồng, bằng 64,4% so với cùng kỳ. Công trình lớn hoàn thành trong 9 tháng đầu năm có: Khu nhà ở của sinh viên tại thành phố Thanh Hoá, vốn đầu tư 591,7 tỷ đồng; Quốc lộ 47, cung đường TP Thanh Hoá - Sầm Sơn, vốn đầu tư 923 tỷ đồng; Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ, với vốn đầu tư 118,7 tỷ đồng… 1.1.7 - GIAO THÔNG VẬN TẢI Chín tháng năm 2012, ước doanh thu vận tải đạt 3.203,6 tỷ đồng, tăng 31,6% so cùng kỳ; khối lượng hàng hoá vận chuyển 25,6 triệu tấn, hàng hoá luân chuyển 1.634 triệu tấn.km, tăng 14,5% về tấn, tăng 10,3% về tấn.km so với cùng kỳ; vận chuyển hành khách 14,0 triệu người, luân chuyển hành khách 839,6 triệu người.km, tăng 20,7% về hành khách, tăng 16,6% về hành khách.km so với cùng kỳ. Bốc xếp qua cảng 9 tháng 2012, ước đạt 1,4 triệu tấn, bằng 66,7% so với cùng kỳ (cảng Nghi Sơn 1,2 triệu tấn, bằng 63,2%, cảng Lễ Môn 0,2 triệu tấn, giảm 3,4% so cùng kỳ). 7 1.1.8 - THƯƠNG MẠI a. Giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2012 tăng 0,82% so với tháng trước; tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước; tăng 4,07% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá vàng tháng 9/2012 tăng 4,46% so với tháng trước, giảm 7,5% so với cùng kỳ. Chỉ số giá Đô la Mỹ giảm 0,02% so với tháng trước, tăng 0,24% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2012, tăng 9,32% so với cùng kỳ(9 tháng năm 2008, tăng 26,70%; năm 2009 tăng 8,67%; năm 2010 tăng 8,41%; năm 2011 tăng 15,91%), đây là mức tăng giá thấp hơn năm 2008 và 2011, nhưng cao hơn năm 2009 và 2010. b.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 9 tháng 2012 ước đạt 30.901,9 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ (chưa loại trừ yếu tố giá), trong đó kinh tế Nhà nước 1.993,2 tỷ đồng, tăng 31,3%; kinh tế tập thể 20,2 tỷ đồng, tăng 28,2%; kinh tế cá thể 16.894,0 tỷ đồng, tăng 31,4%; kinh tế tư nhân 11.713,9 tỷ đồng, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Trong đó các ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 29,3%; khách sạn nhà hàng tăng 43,0%; du lịch lữ hành tăng 41,0%; dịch vụ tăng 42,0% so với cùng kỳ. c. Hoạt động khách sạn - du lịch lữ hàng Ước tính 9 tháng 2012, số lượt khách phục vụ đạt 2.174,7 nghìn lượt khách, tăng 15,6% so với cùng kỳ; ngày khách phục vụ đạt 3.792,2 nghìn ngày khách, tăng 19,0% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 34,7 tỷ đồng, tăng 41,0% so với cùng kỳ; lượt khách du lịch theo tour đạt 21,9 nghìn lượt khách, tăng 26,2% so với cùng kỳ; ngày 8 khách du lịch theo tour đạt 51,5 nghìn ngày khách, tăng 28,6% so với cùng kỳ. d. Xuất, nhập khẩu Chín tháng 2012, dự ước tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 537,3 triệu USD, đạt 95,1% kế hoạch, tăng 51,8% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch 434,9 triệu USD, vượt 7,3% kế hoạch và tăng 81,4%; giá trị xuất khẩu phi mậu dịch 31,2 triệu USD, đạt 62,1% kế hoạch và bằng 81,7% so với cùng kỳ. Tổng giá trị nhập khẩu 9 tháng 2012 ước đạt 220 triệu USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế tư nhân 25,7 triệu USD, bằng 57,0% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 194,2 triệu USD, tăng 59,0% so với cùng kỳ. 1.1.9 - TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH, NGÂN HÀNG a. Tài chính - Ngân sách Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng 2012 ước đạt 4.227,1 tỷ đồng, đạt 78,1% kế hoạch, tăng 32,8% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 3.027,1 tỷ đồng, đạt 65,0% kế hoạch, tăng 4,3% so cùng kỳ. Các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn, tăng so với cùng kỳ có: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 2,5 lần; thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,0%. Một số lĩnh vực có mức thu thấp so cùng kỳ như: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước trung ương, thu lệ phí trước bạ giảm … Chín tháng 2012, chi ngân sách đạt 13.424,7 tỷ đồng, đạt 95,8% kế hoạch, tăng 20,4% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 95,0% kế hoạch, giảm 5,9%; chi thường xuyên đạt 90,8% kế hoạch; tăng 24,5% so với cùng kỳ; chi HCSN và chi khác vượt 22,0% kế hoạch, tăng 23,0% so cùng kỳ. 9 b. Ngân hàng 9 tháng tổng nguồn vốn huy động ước đạt 24,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ; doanh số cho vay 51,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so cùng kỳ; tổng dư nợ 35,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ. 1.1.10 - CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI a. Dân số, lao động và việc làm Dân số trung bình năm 2012 ước 3.420 nghìn người, tăng 7,4 nghìn người so với năm 2011, tốc độ tăng dân số 0,22%; tỷ lệ sinh 14,9%o, tỷ lệ chết 8,2%o, tỷ lệ tăng tự nhiên 6,7%o và mức sinh cao hơn cùng kỳ 0,1%o (kế hoạch giảm sinh hàng năm 0,4%o). Chín tháng đầu năm đã sắp xếp 42,3 nghìn lao động có việc làm mới, đạt 71,6% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động 7.150 người). b. Đời sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội - Đời sống dân cư: Được sự quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế và an sinh, xã hội của cấp uỷ, chính quyền, đơn vị các cấp nên tình hình đời sống dân cư trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2012 cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai nên tính đến ngày 10/9 toàn tỉnh có 1.120 hộ, tương ứng với 5.027 nhân khẩu thiếu đói. Tỷ lệ hộ thiếu đói chiếm 0,18%, tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 0,04% so với tháng cùng kỳ năm trước. Hộ thiếu đói tập trung chủ yếu ở một số huyện vùng núi cao như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh. Tỷ lệ hộ thiếu đói bình quân 9 tháng 2012 là 0,63%, giảm 0,55% so với cùng kỳ. - Thiệt hại do thiên tai: 10 Chín tháng đầu năm 2012, thiên tai xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản của nhân dân (rét đậm, gió lốc, lũ ống, lũ quét, ngập lụt) đã làm chết 15 người, mất tích 2 người, 21 người bị thương; 252 con trâu, bò bị chết rét và thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu và tài sản; trong đó, thiệt hại lớn nhất là đợt mưa lớn kéo dài từ 1/9 đến 7/9 đã làm vỡ 4 đoạn đê dài 600m và gập úng trên diện rộng; làm chết 9 người, mất tích 2 người, bị thương 12 người; bị sập và cuốn trôi 127 ngôi nhà, 7.265 ngôi nhà bị ngập; lúa bị ngập 19.097 ha (khả năng mất trắng 10.569 ha), ngập và đổ gẫy 4.141 ha mía; 1.668 ha nuôi trồng thuỷ sản bị tràn... c. Giáo dục, đào tạo Năm học 2011-2012, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, có 65/80 học sinh đoạt giải; có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng Olimpic quốc tế môn Vật lý, đây là năm thứ năm liên tục Thanh Hóa có học sinh đoạt giải Olimpic quốc tế. Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT đạt 99,93%, tăng 0,67% so với cùng kỳ; BTTHPT đạt 99,78%, giảm 0,07% so với cùng kỳ. Tính đến 31/8/2012 toàn tỉnh có 637/637 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Toàn tỉnh có 823 trường đạt chuẩn, tăng 77 trường so với cùng kỳ; trong đó mầm non tăng 25 trường, tiểu học tăng 27 trường, THCS tăng 22 trường, THPT tăng 3 trường; có 21.329 phòng học kiên cố chiếm 82,6% tổng số phòng học, tỷ lệ phòng học kiên cố giảm 0,9% so với cùng kỳ. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, Thanh Hoá có 61 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên trong tổng số hơn 900 học sinh toàn quốc; có 6 thí sinh đạt từ 28,5 điểm trở lên, nằm trong tốp 100 thí sinh đỗ điểm cao trong toàn quốc; 7 học sinh thi đỗ vào 2 trường đại học đạt điểm cao, dẫn đầu cả nước (thi đỗ cả 2 khối đạt từ 27 điểm trở lên). Các trường đại học, cao 11 đẳng trên địa bàn tỉnh kết thúc xét tuyển nguyện vọng 1, tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 2. d. Y tế Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, được quan tâm thường xuyên nên 9 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn phát sinh. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt, ý thức phòng bệnh của một bộ phận nhân dân còn kém nên 8 tháng đầu năm 2012 đã xảy ra dịch bệnh chân tay miệng ở 25/27 huyện, thị, thành phố, số bệnh nhân phải nhập viện 2.097 người, giảm 323 bệnh nhân so với cùng kỳ; các bệnh nhỏ lẻ, thông thường được khống chế dập tắt nên đều giảm so với cùng kỳ như sốt xuất huyết 18 người, giảm 8 người; sốt rét 1.780 người, giảm 186 người. Trong 8 tháng đầu năm phát hiện thêm 307 người bị nhiễm HIV/AIDS, giảm 135 người so với 8 tháng đầu năm 2011, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS lên 5.941 người; trong tổng số người nhiễm HIV/AIDS đã có 3.291 người chuyển sang giai đoạn AIDS (phát hiện mới 8 tháng đầu năm là 337 người), đến nay đã có 994 người chết do HIV/AIDS. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh, kiểm tra 10.497 cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm, phát hiện 718 cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; trên địa bàn tỉnh có 387 người ngộ độc thực phẩm, giảm 1.087 người; trong đó có 5 vụ ngộ độc tập thể với 97 người, giảm 11 vụ và giảm 852 người so với cùng kỳ. e. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao Chín tháng đầu năm 2012, ngành Văn hóa - Thông tin tập trung tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh; phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội chào mừng các ngày kỷ niệm lớn, kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về 12 thăm Thanh Hoá; phát động cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Thanh Hóa- Thanh Hóa làm theo lời Bác Hồ dạy”; với hơn 650 nghìn bài dự thi. Tổ chức thành công tuần văn hóa thể thao và du lịch Sầm Sơn 2012; Lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ gắn với hội thảo quốc tế 40 năm thực hiện công ước di sản văn hoá thế giới; Kỷ niệm 50 năm quan hệ “Tình hữu nghị, hợp tác giữa 2 nước Việt Nam - Lào và tuần văn hoá diễn ra tại 2 tỉnh Thanh Hoá - Hủa Phăn”… Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được quan tâm và đẩy mạnh, 8 tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh đã khai trương xây dựng 161 làng, bản, cơ quan văn hoá, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 81% kế hoạch năm, nâng tổng số làng, bản, cơ quan văn hoá toàn tỉnh lên 6.497 đơn vị; khai trương xây dựng 12 xã văn hoá, tăng 4 xã so với cùng kỳ đạt 60,0% kế hoạch năm, nâng tổng số xã, phường, thị trấn khai trương xây dựng đơn vị văn hoá lên 185 đơn vị. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và đẩy mạnh; 9 tháng đầu năm 2012 đã tổ chức 15 giải cấp tỉnh, 120 giải cấp huyện, 1.247 giải cấp xã/phường. Số người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên 1.170 nghìn người, tăng 4%; số gia đình thể thao 187,8 nghìn hộ, tăng 7% so với cùng kỳ. Thể thao thành tích cao Thanh Hoá tham gia thi đấu 72 giải quốc gia, quốc tế, đạt 250 huy chương các loại 68 huy chương vàng, 73 huy chương bạc và 109 huy chương đồng. Đội bóng đá Thanh Hoá thi đấu 26 trận, đạt 32 điểm, xếp thứ 11/14 đội tham dự. f. Tình hình cháy nổ và bảo vệ môi trường Công tác phòng cháy, chữa cháy luôn được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, tuy nhiên 8 tháng đầu năm, xảy ra 36 vụ (35 vụ cháy và 1 vụ nổ), làm 3 người chết, 9 người bị thương, tài sản bị cháy trị giá 5,32 tỷ đồng, so với cùng thời điểm năm 2011, tăng 3 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương tăng 5 người, tài sản thiệt hại tăng 2,3 tỷ đồng. 13 Trong 8 tháng đầu năm, các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra, giám sát về vệ sinh môi trường; qua kiểm tra 136 đơn vị, phát hiện 35 đơn vị vi phạm, xử phạt 463 triệu đồng. g. An toàn giao thông Theo báo cáo của Ban an toàn giao thông tỉnh tháng 8 năm 2012 xảy ra 16 vụ tai nạn, tăng 45,4% so với tháng trước, giảm 15,8% so với cùng kỳ; làm chết 17 người, tăng 41,7% so với tháng trước, giảm 26,1% so với cùng kỳ; bị thương 8 người, giảm 11,1% so với tháng trước, giảm 47,0%so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 109 vụ tai nạn, làm 118 người chết và 56 người bị thương (giảm 27,8% về số vụ, giảm 30,2% về số người chết và giảm 40,0% về số người bị thương so với cùng kỳ). 1.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THANH HÓA NĂM 2013 1.2.1.Thuận lợi, khó khăn : a.Thuận lợi Kinh tế thế giới sẽ có nhiều chuyển biến tích cực , dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế lớn sẽ cao hơn so với năm 2012 , thương mại và dòng vốn FDI sẽ tăng trưởng khá , giá dầu thô có thể giảm trong năm tới là những triển vọng , tín hiệu tốt trong phát triển kinh tế của Việt Nam và của tỉnh. Ở trong nước có những thuận lợi cơ bản , hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện , kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày được tăng cường , vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày tăng lên , các giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát , ổn định kinh tế vĩ mô bước đầu đã phát huy hiệu quả , việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 14 sản xuất kinh doanh sẽ khơi thông các nguồn vốn , tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Ở trong tỉnh kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư , môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt , tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư, một số dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động như: nhiệt điện Nghi Sơn 1, xi măng Công Thanh, thủy điện Bá Thước 2, các nhà máy ferocrom…, một số dự án đầu tư đang triển khai thực hiện như: lọc hóa dầu thép Nghi Sơn, sân bay Sao Vàng, thủy điện Trung Sơn…. Là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. b. Khó khăn Kinh tế thế giới tuy có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng khó khăn, thác thức vẫn còn rất lớn, nợ công cao và thâm hụt ngân sách của nhà nước khu vực Châu Âu chưa được giải quyết, tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động xấu đến sự phát triển chung của khu vực thế giới, xung đột chính trị cục bộ khu vực là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nước ta. Ở trong nước kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, áp lực tăng lạm phát vẫn còn khá lớn, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, sức mua của nên kinh tế chưa được phục hồi, chất lượng nguồn năng lực còn hạn chế, thiên tai dịch bệnh có thể xảy ra…là nhưng yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1.2.2. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH 2013 a.Mục tiêu Tập chung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quá các nguồn vốn đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12% 15 trở lên, nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết viếc làm, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tăng cường bảo vệ môi trường, quản lí khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả,chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, củng cố quốc phòng,bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội b.Các chỉ tiêu chủ yếu  ) Về kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 12% trở lên, trong đó khu vự nông- lâm-thủy sản tăng khoảng 3,2%, công nghiệp xây dựng tăng khoảng 14.5%, (công nghiệp tăng 16.2%, xây dựng tăng 10.7%), dịch vụ tăng 13.2%. - Sản lượng lương thực đạt 1.6 triệu tấn trở lên - Kim ngạch xuất khẩu đạt 700 USD - Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt khoảng 48.000 tỉ đồng - Thu ngân sách nhà nước đảm bảo tăng tối thiểu 16% so với mức thực hiện năm 2012  b) Về xã hội : - Giải quyết việc làm cho 60.000 lao động (xuất khẩu 12.00 lao động) - Tỷ lệ lao động được đào tạo 49% - Giảm hộ nghèo từ 3% trở lên - Tốc độ tăng dân số dưới 0.7% 16 - 25% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 19.5%  c) Về môi trường : - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50.1% - Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh ddatj 77% - Tỷ lệ chất rắn thải, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 81% 1.2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2013 - Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản suất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường quản lí nhà nước về đầu tư xây dựng, huy động và sự dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng. - Đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội, tăng cường công tác đào tạo, giải quyết việc làm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. - Tăng cường quản lí tài nguyên thiên nhiên, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng để bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. - Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng lãng phí. - Củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 17 1.3 CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH THANH HÓA 1.3.1.Giao thông vận tải Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thủy - Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. - Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. - Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế. 1.3.2.Hệ thống điện Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hoá ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dây điện cao thế; 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế; 9 trạm biến áp 110/35/6-10 KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối. Năm 2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh. Đến nay, 27/27 huyện, thị, thành phố với 94% số xã phường và 91% số hộ được dùng điện lưới 18 quốc gia. Tiềm năng phát triển thuỷ điện tương đối phong phú và phân bố đều trên các sông với công suất gần 800 MW. Ngoài những nhà máy thuỷ điện lớn như Cửa Đặt, bản Uôn đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thuỷ điện nhỏ có công suất từ 1-2 MW. 1.3.3.Hệ thống bưu chính viễn thông Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet. Hiện nay, có 598/636 xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỉ lệ 94%; mạng di động đã phủ sóng được 26/27 huyện, thị, thành phố, đến năm 2010 toàn tỉnh sẽ được phủ sóng mạng điện thoại di động. Tốc độ phát triển máy điện thoại hàng năm tăng nhanh, năm 2005 đạt bình quân 5,9 máy điện thoại/100 người dân, tháng 6 năm 2006 đạt 8,69 máy/100 dân. 1.3.4.Hệ thống cung cấp nước Hệ thống cung cấp nước ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Nhà máy nước Mật Sơn và Hàm rồng với công suất 30.000m3/ngày đêm, đang chuẩn bị mở rộng lên 50.000 m3/ ngày đêm đảm bảo cấp nước sạch đủ cho Thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn và các khu công nghiệp Lễ Môn, Đình Hương. Tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy cấp nước cho Khu kinh tế Nghi Sơn và các thị trấn cấp huyện. Đến nay, 80% dân số nông thôn và 90% dân số thành thị đã được dùng nước sạch. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được cung cấp đủ nước theo yêu cầu. 1.3.5.Hệ thống các ngành dịch vụ 19 a) Ngân hàng Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Sài Gòn thương tín... Hiện nay các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động hàng năm tăng bình quân 18%, doanh số cho vay bình quân tăng 17,3%, tổng dư nợ tăng bình quân hàng năm 17%. b) Bảo hiểm Thanh Hoá được xác định là thị trường tiềm năng của nhiều loại hình bảo hiểm. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trên cả nước hoạt động như Bảo Việt, Bảo Minh, ... Các công ty Bảo hiểm trên địa bàn không ngừng mở rộng thị trường, cạnh tranh lành mạnh, nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. c) Thương mại Mạng lưới thương mại Thanh Hoá ngày càng được mở rộng, hệ thống siêu thị ở đô thị và hệ thống chợ ở nông thôn phát triển nhanh, văn minh thương mại đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hộ kinh doanh cá thể tham gia ngày càng nhiều trong lĩnh vực thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng trên 23%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông-lâm-thuỷ sản (chiếm 51,4%), công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (24,6%), khoáng sản - vật liệu xây dựng (13,4%)… Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Bên cạnh thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đông Nam Á, một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu. d) Du lịch 20 Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới. 1.4. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tỉnh Thanh Hóa Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2%, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%). Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp:  Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn  Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia  Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa  Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa  Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân 1.4.1. Khu Kinh tế Nghi Sơn 21 Đây là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ chế và xuất khẩu…gắn với việc xây dựng và khai thác có hiện quả cảng biển Nghi Sơn. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới. Vị trí địa lý: Khu kinh tế Nghi Sơn có tổng diện tích 18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hoá 40 Km về phía Nam, giáp với tỉnh Nghệ An và Biển Đông. Có lợi thế đặc biệt về giao thông như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống hạ tầng trong khu kinh tế từng bước được đầu tư xây dựng. Trong đó, cảng nước sâu có quy hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10 tấn/năm, cho tàu 10 vạn tấn; là đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước, khu vực và quốc tế. Đường bộ và đường sắt nối liền các vùng kinh tế Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam bộ. Là vùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá, vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và Bắc Trung Bộ. 1.4.2. Khu công nghiệp Lễ Môn Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành phố Thanh Hoá 5 Km về phía Đông; cách quốc lộ 47 nối liền Thành phố Thanh Hoá với Thị xã Sầm Sơn. Diện tích quy hoạch 87 ha. Khu công nghiệp Lễ Môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Tại khu Công nghiệp Lễ Môn, khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh; sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông. 22 1.4.3. Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Ga Diện tích: 150 ha. Nằm ở phía Bắc Thành phố Thanh Hoá, cách trung tâm Thành phố 2 Km, cách cảng Lễ Môn 7 Km; cách ga đường sắt Bắc Nam 3 Km. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư: sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì, sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ; chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ. 1.4.4. Khu công nghiệp Bỉm Sơn Diện tích: 700 ha. Nằm ở phía Bắc của tỉnh; cách Thành phố Thanh Hoá 35 Km. Điều kiện giao thông thuận lợi, nằm gần đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, cách Hà Nội 110 Km và cách biển Nghi Sơn 75 Km. Có hệ thống nhà ga thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hoá. Với ưu thế về diện tích, lợi thế giao thông, cơ sở hạ tầng , ưu tiên kêu gọi vào Khu Công nghiệp Bỉm Sơn các dự án: sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn, gạch ngói, cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, hàng may mặc. 1.4.5. Khu công nghiệp Lam Sơn Diện tích quy hoạch > 1000 ha; thuộc huyện Thọ Xuân, nằm phía Tây của tỉnh, cách Thành phố Thanh Hoá 40 Km, cạnh quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, gần sân bay Sao Vàng. Hiện nay đã hình thành trên quy mô 300 ha với nhà máy đường Lam Sơn công suất 6.000 tấn/ngày, nhà máy Giấy Mục Sơn công suất 10 ngàn tấn/năm; nhà máy sản xuất phân bón vi sinh có công suất 80.000 tấn/năm và nhiều xí nghiệp khác đang hoạt động. Các dự án khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp là mía đường, giấy, bột giấy, chế biến lâm sản, thực phẩm, cơ khí chế tạo, lắp ráp, phân bón, hoá chất. 1.4.6.Nhu cầu sử dụng điện năng của tỉnh 23 - Mục tiêu của quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 là xây dựng và cải tạo hệ thống điện của tỉnh để cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn an toàn, tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. - Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 17,5%/năm giai đoạn 2011-2015. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2015 và năm 2020 là 935 kWh/người và 1.842 kWh/người. Trong giai đoạn này xây dựng mới và cải tạo 155 km đường dây 220kV, 256,7 km đường dây 110kV, tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220kV là 500MVA và trạm 110kV là 620MVA. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện tỉnh Thanh Hóa là 5.515 tỷ đồng trong đó vốn đã có trong kế hoạch là 1.895 tỷ đồng và vốn cần bổ sung là 3.620 tỷ đồng. Bảng giá bán điện từ ngày 20/12/2011 đến nay :  Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất như sau: STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên 24 STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đồng/kWh) a) Giờ bình thường 1.102 b) Giờ thấp điểm 683 c) Giờ cao điểm 1.970 2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 1.128 b) Giờ thấp điểm 710 c) Giờ cao điểm 2.049 3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1.164 b) Giờ thấp điểm 727 c) Giờ cao điểm 2.119 4 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.216 b) Giờ thấp điểm 767 c) Giờ cao điểm 2.185 Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV.  Giá bán lẻ điện cho bơm nước tưới tiêu như sau: STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Từ 6 kV trở lên 25 STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh) a) Giờ bình thường 1.013 b) Giờ thấp điểm 526 c) Giờ cao điểm 1.500 2 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.084 b) Giờ thấp điểm 553 c) Giờ cao điểm 1.553  Giá bán lẻ điện cho các đối tượng hành chính, sự nghiệp như sau: STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.184 b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.263 2 Chiếu sáng công cộng a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.290 b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.369 3 Đơn vị hành chính, sự nghiệp a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.316 b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.369 26  Giá bán lẻ điện cho kinh doanh như sau: STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Từ 22 kV trở lên a) Giờ bình thường 1.808 b) Giờ thấp điểm 1.022 c) Giờ cao điểm 3.117 2 Từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1.939 b) Giờ thấp điểm 1.153 c) Giờ cao điểm 3.226 3 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1.965 b) Giờ thấp điểm 1.205 c) Giờ cao điểm 3.369  Giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt như sau: STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Cho 50 kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 993 2 Cho kWh từ 0 - 100 (cho hộ thông thường) 1.242 3 Cho kWh từ 101 - 150 1.369 27 STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh) 4 Cho kWh từ 151 - 200 1.734 5 Cho kWh từ 201 - 300 1.877 6 Cho kWh từ 301 - 400 2.008 7 Cho kWh từ 401 trở lên 2.060 1.5.Các nhà máy sản xuất điện tỉnh Thanh Hóa 1.5.1.Nhà máy thủy điện Trung Sơn : Thủy điện Trung Sơn là một nhà máy thủy điện được xây dựng trên dòng chính sông Mã thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình khoảng 95 km về phía Tây – Nam, cách thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây – Bắc. Lòng hồ thuộc địa phận các huyện Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa) và huyện Mộc Châu (Sơn La), đuôi lòng hồ cách biên giới Việt - Lào khoảng 9,5 km. Nhiệm vụ chính Thủy điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu: vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ. Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260 MW, bao gồm 4 tổ máy và sản lượng điện hàng năm 1.018,61 triệu kWh là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia. Dự án cũng sẽ giúp kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu với dung tích phòng lũ thường xuyên 112 triệu m3. Tổng mức đầu tư 7.775.146 triệu đồng Việt Nam (tương đương 410,68 triệu Đô la Mỹ với tỷ giá là 18.932 đồng/USD theo số liệu công bố ngày 31/12/2010 của 28 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trong đó: (i) Vốn vay Ngân hàng Thế giới là 330 triệu USD; (ii) Vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 80,68 triệu USD). 1.5.2.Nhà máy thủy điện bá thước 1 Dự án Thủy điện Bá Thước I có công suất nhà máy 60MW, trên dòng chính sông Mã, tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước,với mức đầu tư 1000 tỷ , bởi tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Thời gian thi công 3 năm (khởi công năm 2011, hoàn thành và phát điện tổ máy số 1 năm 2013). Dự án sử dụng công nghệ cột nước thấp: Mực nước dâng bình thường 54mét, mực nước chết 53mét, mực nước lũ kiểm tra (0,1%) 58,46mét; gồm các hạng mục chính: Nhà máy sau đập, các cửa phai xả nước mùa lũ, cửa xả cát, đập phụ, hệ thống phát điện và đường dây truyền tải. 1.5.3.Nhà máy thủy điện bá thước 2 Tại xã Điền Lư, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), với công suất 80 MW,với mức vốn đầu tư 1497 tỷ. 1.5.4.Một số dự án xây dựng nhà máy điện của tỉnh  Dự án Thủy điện Bái Thượng ,Thanh Hóa ( công suất 6.4 MW,vốn đầu tư 150 tỷ)  Thủy điện Cẩm Thủy 1 có công suất 22,8 MW, trên dòng chính sông Mã tại hai xã Cẩm Thành, Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy)  Dự án thủy điện Thành Sơn nằm trên dòng chính sông Mã thuộc địa phận hai xã Trung Thành và Thành Sơn - huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa(công suất 42 MW ,tổng vốn đầu tư 1225 tỷ )  Công trình Thủy điện Hồi Xuân được xây dựng trên địa bàn 2 xã Thanh Xuân và Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, có công suất 102MW, gồm ba tổ máy phát điện và sản xuất lượng điện trung bình hàng năm 432,6 triệu KW giờ. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 2.970 tỷ đồng. 29  Nhà máy nhiệt điện Công Thanh có tổng công suất 600 MW, với tổng vốn đầu tư 13.000 tỷ đồng,được đầu tư bởi tập đoàn Công Thanh  Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 có tổng công suất 600 MW , với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng.  Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 có tổng công suất 1200 MW 1.6. Mạng lưới truyền tải tỉnh Thanh Hóa 1.6.1- ĐƯỜNG DÂY 500 KV: 224,2 KM a. Mạch kép: 0 km b. Mạch đơn: 221,4 km - Núi cao, rừng rậm, đầm lầy: 118,72 km - Trung du, đồi thấp: 48,15 km - Đồng bằng: 57,34 km. 1.6.2- ĐƯỜNG DÂY 220 KV: 152,718 KM a. Mạch kép: 4,318 km - Núi cao, rừng rậm, đầm lầy: 0 km - Trung du, đồi thấp: 0 km - Đồng bằng: 4,318 km. b. Mạch đơn: 148,4 km - Núi cao, rừng rậm, đầm lầy: 26,7 km - Trung du, đồi thấp: 13,71 km - Đồng bằng: 108 km. 30 Tên đường dây Số mạch Chiều dài (km) Tổng số cột Chiều dài ĐZ dây đi qua các địa hinh (km) Núi cao, r. rậm, đ.lầy Trung du Đồng bằng 1 Nho quan- Thanh hoá 1 43 98 6,6 0 36,4 (2237) (37120) 2 Ninh bình- Thanh hoá 1 38,4 99 0 13,71 24,69 (69110) (110166) 3 Thanh hoá - Vinh 1 67 149 20,1 0 46,9 (74108) (1K/120126/1 74+108141) 4 Nhánh rẽ vào E92 2 2,5 5 0 0 2,5 (1K6K) 5 Nhánh rẽ Nghi sơn 2 1,818 7 0 0 1,818 (0108) 05 cung đoạn ĐZ . 4,318: kép 358 . 26,7: đơn . 13,71: đơn . 4,318: kép .148,4: đơn . 108: đơn 31 32 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcnta_3766.pdf
Luận văn liên quan