Báo cáo Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản qui phạm pháp luật
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA BÁO CÁO THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ THẢO VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản qui phạm pháp luật (QPPL) là một khâu quan trọng và bắt buộc trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Đây là khâu cuối cùng trước khi các chủ thể có thẩm quyền chính thức xem xét, thông qua và ban hành văn bản. Với tư cách là “cơ quan tham mưu”, là “người gác cổng” cho cơ quan ban hành văn bản, các chủ thể thẩm định, thẩm tra có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, nhận xét cơ bản, toàn diện, trung thực và khách quan giúp các cơ quan hữu quan tiếp cận với dự thảo văn bản QPPL một cách nhanh nhất, sâu nhất, có trọng tâm nhất; giúp họ có thể trả lời một cách nhanh chóng, chính xác và thoả đáng về việc đồng ý hay không đồng ý đối với mỗi vấn đề mà dự thảo đề cập và cuối cùng là dự thảo văn bản có được thông qua hay không. Tất cả những vấn đề này phải được thể hiện trong báo cáo thẩm định, thẩm tra. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ xem xét, thông qua các dự án, dự thảo văn bản QPPL một cách toàn diện, có chất lượng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm tra, thẩm định dự thảo văn bản QPPL là vấn đề rất cần được bàn luận sâu hơn. 1. Một số khái niệm có liên quan 1.1. Thẩm định dự thảo VBQPPL Từ ý nghĩa chung của từ “thẩm định” là “xem xét để xác định về chất lượng”, dưới góc độ pháp lí, Viện khoa học Pháp lí Bộ Tư pháp đã đưa ra cách hiểu: “thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lí bằng văn bản về một vấn đề nào đó”1. Còn Qui chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL ban hành kèm theo Quyết định số 1 Từ điển Luật học – Tr.700
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng của báo cáo thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản qui phạm pháp luật.docx