Báo cáo Mục tiêu 9 Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu họach

Dựán vẫn đang nhận được sự hỗ trợvà cam kết cao độ của các thành viên dự án (nông dân, các nhà thu gom, thương lái, bán sỉ, xuất khẩu, các viện ở Việt Nam (SIAEP, SOFRI)) và các chuyên gia Úc có liên quan. Nhiều tài liệu đã được biên soạn và cung cấp cho SIAEP, SOFRI và các nhóm nông dân xoài, bưởi trong dự án đã tạo được thành công và tác động tốt của dựán nhưtrên.

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Mục tiêu 9 Cải thiện thị trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông qua cải tiến quản lý chuỗi cung ứng và công nghệ sau thu họach, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, cho phụ nữ các nông trại và các dân tộc ít người (Nùng, Khmer, Raglai tại một tỉnh miền Trung và 2 tỉnh đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)). Việc tạo thành các cụm, các nhóm sản xuất, bảo quản chế biến, thu mua sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho các trang trại bằng cách làm giảm các khâu trung gian, tăng thêm quyền quyết định giá cả cho nông dân hơn là các thương lái. Như thế thu nhập của các trang trại sẽ gia tăng. Thêm vào đó, hệ thống quản lý chất lượng cũng sẽ được thực hiện, tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ nông thôn. Dự án này bao gồm cả 5 chiến lược của CARD về phát triển nông thôn, đặc biệt là dự án giới thiệu chiến lược gia tăng sản xuất và tính cạnh tranh của hệ thống nông nghiệp, giảm nghèo khó ở nông thôn, gia tăng sự tham gia của những người có liên quan đồng thời đảm bảo tính bền vững. 5 Khỏang 40% diện tích ĐBSCL bị chua phèn (ASS). Sự xáo trộn ASS thông qua khai hoang, tưới tiêu, làm đất và đắp bờ, đập có thể làm nước phèn chảy vào sông hồ và biển, làm chết cá và giảm mật độ thủy sản. Đất mặn cũng gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Xây dựng mới hoặc xây dựng lại các vườn cây ăn trái sẽ cần phải di chuyển hoặc xáo xới đất, và cần có kế họach để hạn chế nước phèn và dinh dưỡng chảy vào môi trường. Sử dụng quá nhiều hoặc không đúng các hóa chất sẽ có ảnh hưởng lớn đến GAP và hệ thống đảm bảo chất lượng xòai và bưởi của ĐBSCL đối với thị trường nội tiêu và xuất khẩu. Các vấn đề môi trường tư vấn cho nông dân trong các đợt tập huấn của dự án CARD gồm: • Ô nhiễm nước tưới (nước mặn, nước thải) • Nước thải và rác thải làm ô nhiễm nguồn nước • Phương pháp sử dụng hóa chất nông nghiệp • Lọai và số lượng phân bón, cách sử dụng để giảm ô nhiễm môi trường • Phương pháp xen canh và thực tế canh tác (xen canh cây trồng và thực tế chăn nuôi) Ở Việt Nam, rất cần thiết phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ. Các lĩnh vực cần thiết phát triển doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là: 1. Marketing và phát triển thương mại • Đào tạo về chuỗi cung ứng/giá trị: Họ cần biết được tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng và vai trò các thành viên trong chuỗi cung ứng (nội tiêu và xuất khẩu) • Đào tạo cách phát triển và thành lập chuỗi cung ứng/giá trị: họ biết được quy trình xây dựng chuỗi cung ứng, sau đó tự xây dựng chuỗi cung ứng của mình nhằm cải thiện giá trị cho tất cả các thành viên của chuỗi. • Phân tích và xây dựng thị trường: hiểu thị thị trường và phân khúc thị trường của mình; điều chỉnh sản phẩm thích hợp với phân khúc thị trường chủ yếu; phát triển sản phẩm mới. 2. Các lĩnh vực công nghệ về cây trồng và trang thiết bị • Thông tin công nghệ mới • Ứng dụng công nghệ mới • Tiếp cận thiết bị công nghệ mới để tạo ra giá trị cộng thêm • Hiệu suất sử dụng thiết bị (giảm thời gian không sử dụng) 3. Phát triển kinh doanh • Thiết lập các hiệp hội: nòng cốt thực hiện, nguyên tắc và thành viên • Xây dựng mô hình kinh doanh: thành lập doanh nghiệp; cấu trúc doanh nghiệp; kế họach kinh doanh gồm kế họach marketing, kế họach tài chính … • Đào tạo và xây dựng kỹ năng doanh nghiệp 6 Những nông dân vẫn sử dụng hệ thống các chuỗi cung ứng truyền thống đối với trái xòai với giá thực khỏang 6.514 đ/kg (0,45 A$/kg). Những nông dân áp dụng hệ thống GAP và xây dựng thị trường mới với giá thực khỏang 15.423 đ/kg (1,07 A$/kg). Những nông dân tham gia vào hợp tác xã và áp dụng GAP và có kỹ thuật tốt nhất, cộng thêm với phát triển được thị trường mới có thể bán được xòai với giá 21.793 đ/kg (1,51 A$/kg). Tham gia hợp tác xã, nông dân có thể chắc chắn giảm chi phí áp dụng hệ thống GAP và phát triển thị trường mới tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Ở ĐBSCL, làm vườn có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ví dụ: nông dân trồng 2 vụ lúa/năm, năng suất 4,8 tấn/ha, giá lúa 3.652 đ/kg (Berg 2002, pp.100 và 102). Bởi vậy, nông dân trồng xòai Cát Hòa Lộc có thu nhập cao gấp 7 lần so với nông dân trồng lúa ở ĐBSCL. Bao trái xòai làm tăng chất lượng, giảm tổn thất do sâu bệnh gây ra và tăng thu nhập khi bán tại vườn. Nhà vườn được tăng lợi nhuận 645.000 đ/cây xòai 10 năm tuổi nếu sử dụng biện pháp bao trái ở vụ nghịch. Biện pháp tỉa cành, tạo tán (quản lý tán cây) cho cây xòai Cát Hòa Lộc làm tăng năng suất, tăng chất lượng thương phẩm của trái và giảm chi phí canh tác như giảm hóa chất, số lần phun hóa chất và chi phí công lao động. Ở vụ nghịch, tỉa cành, tạo tán cho lợi nhuận 10.420,016 đ/1.000m2 hay 3,4 lần so với cách quản lý tán cây truyền thống. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm Roi thu được năng suất, chất lượng cao hơn và giảm chi phí về phân bón. Sức khỏe cây được cải thiện và thời gian cho trái của cây cũng tăng hơn. Những nông dân sử dụng phân hữu cơ thu lợi nhuận 22.390.000 đ/1.000 m2 hay 1,7 lần cao hơn phương pháp sử dụng phân vô cơ. Thị trường bán lẻ, đặc biệt ở TP.HCM, đang có những thay đổi bắt đầu có lợi cho người tiêu dùng cuối cùng. Những người bán lẻ ở TP.HCM bày tỏ rằng, người tiêu dùng trở nên khó tính hơn khi lựa chọn trái cây. Các siêu thị và cửa hàng bách hóa mọc lên nhiều, nhiều dịch vụ hiện đại và sản phẩm nhằm hỗ trợ bán hàng và cạnh tranh. Cả liên kết dọc và ngang trong các chuỗi cung ứng đều phải có nếu các chuỗi họat động hiệu quả. Đôi khi tất cả các thành viên liên quan quy trình phát triển chuỗi chiến lược đều dễ dàng phân tích chuỗi hiện hữu và phát triển chuỗi mới, điều cơ bản là nguyên tắc phát huy tính trung thực, liên kết mở hiệu quả và các dòng thông tin rất khó đạt được do văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế quá độ. 7 4.1 Giới thiệu và nền tảng Ford và các cộng sự (2003) đã phân tích các nhược điểm về khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam và đã xác định: • Chất lượng sản phẩm kém và không ổn định • Chưa có các tiêu chuẩn chất lượng • Công nghệ sau thu hoạch yếu kém • Thực hành trước thu hoạch kém • Thiếu nhóm hợp tác tiếp thị sản phẩm • Thiếu thông tin về chuỗi cung ứng, giá cả và nhu cầu khách hàng. Kết quả phân tích chủ vườn/lợi ích cây ăn trái ở ĐBSCL cho thấy, cả xoài và bưởi (với diện tích lần lượt là 33.000 ha và 9.000 ha) đều là những trái cây rất quan trọng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiêu của dự án CARD 050/04 VIE là: • Cải tiến công nghệ trước thu hoạch để nâng cao chất lượng trái cây (quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý mùa màng (ICM), kiểm soát ruồi đục quả, chỉ số thu hoạch, giảm dư lượng thuốc BVTV, nâng cao sức khoẻ con người và thân thiện môi trường). • Cải tiến công nghệ sau thu hoạch cho xoài và bưởi (quản lí nhiệt độ kho, đóng gói, xử lý nhiệt, xông khí etylen, bao trái, đánh bóng, đảm bảo chất lượng (QA)). • Cải tiến tiêu chuẩn chất lượng và chương trình đảm bảo chất lượng áp dụng cho xoài và bưởi. Cách tiếp cận và phương pháp cho các cây trồng của dự án có thể áp dụng cho những loại sản phẩm khác. • Nhận dạng hệ thống cung ứng hiện nay đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Các thông tin này sẽ được thông báo lại cho nông dân. • Giúp hiểu biết tốt hơn và khả năng cải tiến hệ thống cung ứng xoài và bưởi của Việt Nam Dự án này sẽ bổ sung những khâu còn yếu chủ yếu trong công nghệ trước và sau thu hoạch vốn đang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính ổn định, quản lý chuỗi cung ứng và lập kế hoạch. Các khóa đào tạo đặc biệt cần thiết và các nghiên cứu phù hợp đã góp phần hoàn thành mục tiêu 7 của dự án CARD 050/04 VIE. Mục tiêu 9 của dự án CARD:- Cải thiện chuỗi cung ứng cho một số trái cây. Mục tiêu 9 góp phần: • Cung cấp tài liệu cải thiện chất lượng, số lượng và giá trị cho một số nhóm rải rác, bao gồm cả tài liệu về giảm tổn thất sau thu họach. • Phân tích lợi ích kinh tế-xã hội và kết quả bền vững của dự án, bao gồm các dòng thu nhập, sử dụng vật liệu đóng gói và lao động làng xã phù hợp. 8 4.2 Các kết quả chính Để hòan thành yêu cầu mục tiêu 9 về cung cấp tài liệu số lượng, chất lượng trái cây và giá trị thông qua các cuộc điều tra nhóm chuỗi cung ứng xòai và bưởi đang họat động và phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội ở ĐBSCL. Các kết quả đã được thể hiện trong 10 báo cáo sau: 1. Báo cáo điều tra chuỗi cung ứng xòai ở ĐBSCL, Việt Nam giai đọan 2005- 2007 2. Khảo sát chuỗi cung ứng bưởi ở ĐBSCL, Việt Nam 3. So sánh chất lượng trái xòai Cát Hòa Lộc ở 3 chuỗi cung ứng tại miền Nam Việt Nam 4. Duy trì chất lượng và tăng thời gian bảo quản trái bưởi ở ĐBSCL Việt Nam 5. Nghiên cứu kinh tế và kinh tế-xã hội của hợp tác xã và trang trại nhỏ trồng xòai ở ĐBSCL Việt Nam 6. Đánh giá hiệu quả tỉa cành tạo tán trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc 7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bao trái trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc 8. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bón phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm Roi 9. Xây dựng kế họach chiến lược cho ngành xòai của các thành viên dự án ở ĐBSCL Việt Nam 10. Xây dựng kế họach chiến lược cho ngành bưởi của các thành viên dự án ở ĐBSCL Việt Nam Các báo cáo 1, 2, 9 và 10 cho thấy sự đánh giá và tổng quan về các chuỗi cung ứng xòai và bưởi ở miền Nam Việt Nam. Các báo cáo 3 và 4 là kết quả giảm tốn thất sau thu họach và tăng chất lượng trái cây. Báo cáo 5 nghiên cứu về lợi ích kinh tế-xã hội và kinh tế của các nhóm xòai Cát Hòa Lộc ở ĐBSCL thông qua áp dụng các hệ thống trước và sau thu họach. Các báo cáo 6, 7 và 8 đánh giá các thay đổi trước thu họach để tăng chất lượng, số lượng và giá trị của nông dân ĐBSCL, Việt Nam. Khảo sát chuỗi cung ứng xòai Tình hình bán lẻ, đặc biệt tại TP.HCM, đang có những thay đổi lớn bắt đầu có lợi cho người tiêu dùng cuối cùng. Những người bán lẻ ở TP.HCM bày tỏ rằng người tiêu dùng trở nên khó tính hơn trong lựa chọn trái cây. Siêu thị và cửa hàng bách hóa mọc lên rất nhiều với nhiều dịch vụ hiện đại và sản phẩm hỗ trợ bán hàng và cạnh tranh. Xòai Cát Hòa Lộc là giống phổ biến nhất và được bán mọi nơi, mọi lúc với giá cả phải chăng, kể cả cho những người nghèo. Các số liệu điều tra năm 2005-2006 cho thấy giá cả không có biến động lớn qua các mùa. Hầu hết người tiêu dùng chọn trái cây dựa vào màu sắc và hình thức bên ngòai, độ chín không đều và chất lượng trái trở thành điều quan tâm lớn nhất đối với 9 người tiêu dùng. Người tiêu dùng ưa thích trái xòai ngọt hơn, hạt nhỏ, thơm hơn và bảo quản được lâu hơn. Những người bán lẻ xòai Cát Hòa Lộc với giá cao hơn giá mua vào 50% ở chính vụ và 140% ở trái vụ. Hình thức mua bán và thỏa thuận bằng miệng với người thu gom và nông dân cần được nhanh chóng xem xét lại và cần được thay thế bằng hệ thống mới để bảo vệ người bán sỉ, thu gom và nông dân. Ngay cả khi chuỗi này xuất hiện như một chuỗi hiện đại và hiệu quả, các nhà bán sỉ và xuất khẩu cũng chưa thể đáp ứng được yêu cầu về giá và chất lượng. Ví dụ một nhà thu gom/bán sỉ/xuất khẩu nợ tới 49.000.000 đ sau khi xuất khẩu xòai. Lựa chọn của họ là hạn chế trả tiền cho các nhà cung cấp trái cây. Nhiều nhà thu gom, bán sỉ, thương lái, vận chuyển và trung gian khác làm theo kiểu cơ hội để hạn chế cơ hội rủi ro làm cho chuỗi cung ứng họat động không được như mong muốn. Điểm yếu của hệ thống luật pháp Việt Nam là không có địa chỉ rõ ràng, thực hiện thiếu minh bạch, làm giảm khả năng họat động của chuỗi cung ứng ở miền Nam Việt Nam. Tổn thất trái cây trong chuỗi cung ứng còn cao do chưa áp dụng các biện pháp sau thu họach thích hợp, như lọai bỏ các trái hư chẳng hạn. Trái được phân lọai liên tục trong chuỗi làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng của chuỗi cung ứng. Việc này cũng tác động lớn đến giá thành cung cấp trái cây có chất lượng tới người tiêu dùng. Ủ chín xòai bằng đất đèn có thể nguy hại đến sức khỏe con người. Trái cây bị nhiễm bẩn khi tiếp xúc với đất đèn được sử dụng quá nhiều. Đất đèn có thể tạo ra hợp chất carcinogenic và có thể chứa nhiều hợp chất khác như asen hoặc hydrides phốt pho rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ethrel là hóa chất an tòan hơn và ethylene có tác dụng cao để ủ chín xòai. Trước khi vẽ sơ đồ phát triển chuỗi cung ứng xòai và bưởi cho nông dân ĐBSCL, nhiều thành viên cảm thấy sản phẩm của mình là tuyệt vời, nhưng các số liệu thu thập được từ các chuỗi cho thấy tổn thất tới 40% đối với xòai và 30% đối với bưởi. Điều này cho thấy tổn thất do quy trình sau thu họach không đúng, không sử dụng chuỗi lạnh, đóng gói kém, vận chuyển và xếp hàng không phù hợp. Vấn đề là thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng, kiến thức, và kỹ năng của chuỗi cung ứng. Cả liên kết dọc và ngang trong các chuỗi cung ứng đều phải có nếu các chuỗi họat động hiệu quả. Đôi khi tất cả các thành viên liên quan quy trình phát triển chuỗi chiến lược đều dễ dàng phân tích chuỗi hiện hữu và phát triển chuỗi mới, điều cơ bản là nguyên tắc phát huy tính trung thực, liên kết mở hiệu quả và các dòng thông tin rất khó đạt được do văn hóa kinh doanh trong nền kinh tế quá độ. 10 Khảo sát chuỗi cung ứng bưởi Nhiều nông dân nay đã nhận ra bưởi cũng là trái cây dễ hư hỏng và phải thay đổi chuỗi truyền thống. Nông dân, nhà bán sỉ và nhà thu gom ở cấp huyện bắt đầu bán trực tiếp cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ chất lượng cao ở TP.HCM. Nhiều chuỗi cung ứng không có tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn phân lọai. Kinh doanh kiểu cơ hội của nhà thu gom và bán sỉ là có thật (Quinn et al., 2006). Sự thỏa thuận miệng của các thành viên trong chuỗi không có ràng buộc chặt chẽ do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ. Các tồn tại của chuỗi cung ứng truyền thống là không có hoặc có tiêu chuẩn sản phẩm quá thấp, cung cấp hàng không đồng nhất, giá dao động lớn và thiếu hoặc không rõ ràng các thông tin thị trường. Mặc dù diện tích trồng bưởi tăng đáng kể từ năm 2004, tiêu thụ trong nước cũng tăng và tiêu thụ hết sản lượng tăng này. Hệ thống canh tác hỗn hợp và nhỏ lẻ làm cho năng suất và chất lượng trái cây thấp, giảm khả năng tiếp cận được thị trường xuất khẩu và nội tiêu mới có nhu cầu cao. So với các nước phát triển, chuỗi cung ứng bưởi truyền thống ở miền Nam Việt nam dài do có nhiều thành viên hơn và nhiều lần luân chuyển hơn. Gần 80% được vận chuyển bằng thuyền từ trang trại đến người thu gom và người bán sỉ. Trái cây thường được xếp ở đáy thuyền với rất ít hoặc không có biện pháp chống nhiễm bẩn nào. Trái chất lượng cao, lọai hảo hạng, lọai 1 còn cuống khi bán nhằm đảm bảo với khách hàng trái bưởi còn tươi. Cuống thường bị rụng trong quá trình luân chuyển và vận chuyển và cũng hút nước từ trái. Nông dân, người thu gom, thương lái, cơ sở đóng gói và người bán sỉ ước tính trái bị hư hỏng 1-2%, nhưng kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ này là trên 10%. Các siêu thị nay đang thiết lập chuỗi cung ứng và quy trình mới tập trung vào giảm giá thành và tăng chất lượng để bán với giá thấp hơn. Điều này cho phép họ giành được khách hàng và có được thị phần lớn hơn. Nhiều nông dân, người thu gom và bán sỉ quy mô nhỏ ở ĐBSCL phải cải tiến sản xuất và chuỗi cung ứng thì mới đáp ứng yêu cầu thực phẩm an tòan và chất lượng của các siêu thị trong và ngòai nước. So sánh chất lượng trái xòai của các chuỗi cung ứng khác nhau Tiến hành so sánh chất lượng trái xòai ở 3 chuỗi cung ứng khác nhau: chuỗi truyền thống, chuỗi mới và chuỗi lạnh METRO. Chúng tôi nhận thấy, ở chuỗi lạnh, trái xòai có thể giảm mất nước từ 35-61% và kéo dài thời gian bảo quản thêm 4 ngày. Sử dụng bao bì carton mới, xử lý nước nóng, giữ lạnh trái trên tòan chuỗi giảm được tác hại của sâu bệnh từ 55-93%. Trái xòai xanh già giữ lạnh có thể lưu chuyển mà không bị hư hỏng; nhưng lưu chuyển ở nhiệt độ quá cao, trái sẽ bị sâu bệnh gây hư hỏng nhiều. Trái xòai chín ở nhiệt độ 18-22oC cho hương vị, màu sắc và độ cứng thịt trái tốt nhất và hạn chế được sự mất vitamin. 11 Duy trì chất lượng và tăng thời gian bảo quản trái bưởi. Tất cả nông dân, người thu gom. thương lái, đóng gói, bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng ở ĐBSCL đều dùng màu sắc để xác định độ chín. Nghiên cứu của dự án CARD cho thấy, màu vỏ không phải là cách tốt để xác định độ chín cho bưởi Năm Roi. Tòan bộ trái cây có múi đều là lọai không có đỉnh hô hấp nên trái chín từ từ qua cả tuần, cả tháng. Chỉ số xác định độ chín tốt nhất là tổng chất rắn hòa tan trong trái (oBrix hoặc độ đường); hàm lượng axít và tỷ số oBrix/axít cũng đã được sử dụng ở nhiều nước trong đó có Australia và Hoa Kỳ khi kiểm tra độ chín và chỉ số thu họach. Đối với bưởi Năm roi, oBrix hay độ đường và hàm lượng axít tiếp tục tăng ngay cả sau khi thu họach. Điều này có thể do sự mất nước sau thu họach làm “cô đặc” đường và axít trong trái. Kết quả so sánh điều kiện bảo quản đối chứng, bao trái chân không và phủ sáp bằng lọai sáp có tên thương mại là “Citra Shine”, chúng tôi thấy phủ sáp Citra Shine giảm đáng kể sự mất nước. Trái bưởi phủ sáp Citra Shine cũng tăng được thời gian bảo quản 2 tuần so với mẫu đối chứng và bao chân không. Phủ sáp Citra Shine làm chậm sự chuyển màu từ xanh sang vàng khỏang 1 tuần so với mẫu đối chứng và bao chân không. Kết quả đánh giá cảm quan cho thấy phủ sáp Citra Shine cho kết quả tốt hơn hẳn so với mẫu đối chứng và bao chân không. Ở ngày thứ 63, mẫu phủ sáp Citra Shine đạt điểm cảm quan 5,5 (không ngon, không dở), trong khi đó mẫu đối chứng và bao chân không chỉ đạt 1 điểm (rất dở). Cần có những nghiên cứu thêm để kiểm nghiệm hiệu quả của bao trái chân không và phủ sáp Citra Shine trong chuỗi lạnh xuất khẩu bưởi nhằm làm chậm quá trình chín và tăng thời gian bảo quản. Nghiên cứu kinh tế-xã hội của chuỗi cung ứng xòai và bưởi ở miền Nam, Việt Nam Các vấn đề kinh tế-xã hội Dân số Tỷ lệ tăng dân số trung bình của Việt Nam đầu những năm 1990 là 3,5%, nhưng hiện tại chỉ còn 1,35%. Có được kết quả này nhờ kế họach hóa gia đình, nâng cao trình độ cho các dân tộc thiểu số, nơi thường sinh nhiều con, và tăng mức sống của người dân. Tỷ lệ tăng dân số hiện tại của ĐBSCL là 2%, cao hơn mức trung bình của cả nước 0,65%. Tỷ lệ nghèo Nhờ thực hiện chính sách “đổi mới” của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể. Tỷ lệ nghèo trung bình ở Việt Nam hiện nay là 19%. Tỷ lệ nghèo ở ĐBSCL hiện còn 13,3% với trên 20% hộ sống chỉ vừa trên mức nghèo khổ. Sự suy giảm kinh tế có thể làm thay đổi tỷ lệ nghèo khi những người định cư ở thành thị quay trở về gia đình ở nông thôn do giảm cơ hội việc làm. 12 Theo Hội Kinh Tế ĐBSCL, các tỉnh ĐBSCL đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Bởi vậy, khi nói về ĐBSCL, người ta thường chỉ nói những ưu điểm. Người ta cũng thường lưu ý về ĐBSCL như là vùng “giàu thực phẩm nhưng nghèo về kiến thức”. Giáo dục và đào tạo ở ĐBSCL còn khá thấp, ví dụ như số học viên học nghề ở mức thấp nhất. ĐBSCL có trình độ học vấn thấp so với cả nước. Nếu tình trạng vẫn như hiện nay, ĐBSCL không thể phát huy hết tiềm năng và sản xuất nông nghiệp không bền vững, tỷ lệ nghèo sẽ tăng. Những nông dân có trình độ học vấn cao hơn có thể hiểu và áp dụng các kỹ thuật mới các vấn đề phát sinh trong sản xuất, trong khi đó các nông dân có trình độ học vấn thấp chỉ áp dụng các kỹ thuật truyền thống và trông chờ người khác giải quyết hộ các khó khăn gặp phải. Môi trường Khỏang 40% diện tích ĐBSCL bị chua phèn (ASS). Sự xáo trộn ASS thông qua khai hoang, tưới tiêu, làm đất và đắp bờ, đập có thể làm nước phèn chảy vào sông hồ và biển, làm chết cá và giảm mật độ thủy sản. Đất mặn cũng gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Xây dựng mới hoặc xây dựng lại các vườn cây ăn trái sẽ cần phải di chuyển hoặc xáo xới đất, và cần có kế họach để hạn chế nước phèn và dinh dưỡng chảy vào môi trường. Thiết kế trang trại Thiết kế trang trại và vườn cây ăn trái là phải đảm bảo tòan bộ nước, phân bón, hóa chất bị rửa trôi đều bị giữ lại ở trang trại. Đây là phần cơ bản của GAP. Điều này thường bị bỏ qua hoặc thờ ơ do tăng chi phí lập trang trại hoặc giảm bớt diện tích canh tác cho việc bảo vệ môi trường. Không hề có sự động viên hoặc hỗ trợ nào và các nông dân buộc phải chịu các chi phí này bằng tiền của mình, làm giảm năng lực của họ mặc dù thu được nhiều lợi ích lớn hơn về xã hội, sinh thái và môi trường như giảm bệnh dịch, môi trường sạch hơn (ít ô nhiễm) và sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng. Hóa chất Nông dân và những người sử dụng thuốc trừ sâu khác thường bỏ qua những rủi ro, hướng dẫn an tòan và các biện pháp an tòan cơ bản trong sử dụng hóa chất. Các số liệu thống kê cho thấy, 11% vụ ngộ độc trên tòan quốc là do thuốc trừ sâu: gần 840 trường hợp ngộ độc trên 53 tỉnh và thành phố trong năm 1999 ở Việt Nam. Các điều tra của Cục Bảo Vệ Thực Vật cho thấy, 80% nông dân ở miền Nam dùng thuốc hóa học như một biện pháp quan trọng nhất trong phòng trừ sâu bệnh. Sử dụng quá nhiều hoặc không đúng các hóa chất sẽ có ảnh hưởng lớn đến GAP và hệ thống đảm bảo chất lượng xòai và bưởi của ĐBSCL đối với thị trường nội tiêu và xuất khẩu. 13 Các vấn đề của nông dân Các vấn đề về môi trường đã được xác định trong quá trình tư vấn cho nông dân tài các hội thảo đào tạo cho nông dân là: • Nhiễm bẩn nước tưới (muối, nước thải) • Xả nước thải và rác xuống sông, kênh, rạch • Cách thức sử dụng hóa chất nông nghiệp • Lọai, số lượng phân bón, cách sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường • Biện pháp luân canh và kỹ thuật canh tác Thực hành nông nghiệp kém có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng ở ĐBSCL và ô nhiễm đất và nước thông qua các vấn đề: • Quản lý và xáo trộn đất (đặc biệt đối với đất phèn) • Hệ thống quản lý nước và tưới tiêu không đúng • Sử dụng không đúng hoặc sử dụng liên tục hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu bệnh, thuốc điều hòa sinh trưởng …) • Sử dụng không đúng phân bón (cả vô cơ và hữu cơ) Có thể dẫn tới: • Tăng độ mặn • Giảm năng suất cây trồng và thủy sản • Mở rộng phạm vi ô nhiễm, ngộ độc và tăng bệnh dịch trong cộng đồng địa phương • Phá họai sinh thái địa phương • Giảm công ăn việc làm do sản xuất suy giảm. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam thật sự có nhu cầu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều nhóm nông dân đang cố gắng phát triển và thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ (nhóm nông dân hoặc hợp tác xã). Các nhóm này còn gặp khá nhiều khó khăn. Một trong những rào cản lớn là vay tiền ngân hàng để mở rộng họat động. Ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước vay. Do người Việt Nam chủ yếu sống ở nông thôn, nên rất cần thiết phải tạo diều kiện cho các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển thông qua các chương trình kinh tế-xã hội bền vững. Các lĩnh vực cần để phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ là: 1. Phát triển marketing và thương mại • Đào tạo về chuỗi cung ứng/giá trị: Họ cần biết được tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng và vai trò các thành viên trong chuỗi cung ứng (nội tiêu và xuất khẩu) • Đào tạo cách phát triển và thành lập chuỗi cung ứng/giá trị: họ biết được quy trình xây dựng chuỗi cung ứng, sau đó tự xây dựng chuỗi cung ứng của mình nhằm cải thiện giá trị cho tất cả các thành viên của chuỗi. 14 • Phân tích và xây dựng thị trường: hiểu thị thị trường và phân khúc thị trường của mình; điều chỉnh sản phẩm thích hợp với phân khúc thị trường chủ yếu; phát triển sản phẩm mới. 2. Các lĩnh vực công nghệ về cây trồng và trang thiết bị • Thông tin công nghệ mới • Ứng dụng công nghệ mới • Tiếp cận thiết bị công nghệ mới để tạo ra giá trị cộng thêm • Hiệu suất sử dụng thiết bị (giảm thời gian không sử dụng) 3. Phát triển kinh doanh • Thiết lập các hiệp hội: nòng cốt thực hiện, nguyên tắc và thành viên • Xây dựng mô hình kinh doanh: thành lập doanh nghiệp; cấu trúc doanh nghiệp; kế họach kinh doanh gồm kế họach marketing, kế họach tài chính … • Đào tạo và xây dựng kỹ năng doanh nghiệp Phân tích tính kinh tế chuỗi cung ứng xòai Cát Hòa Lộc Những nông dân vẫn sử dụng hệ thống các chuỗi cung ứng truyền thống đối với trái xòai với giá thực khỏang 6.514 đ/kg (0,45 A$/kg). Những nông dân áp dụng hệ thống GAP và xây dựng thị trường mới với giá thực khỏang 15.423 đ/kg (1,07 A$/kg). Những nông dân tham gia vào hợp tác xã và áp dụng GAP và có kỹ thuật tốt nhất, cộng thêm với phát triển được thị trường mới có thể bán được xòai với giá 21.793 đ/kg (1,51 A$/kg). Tham gia hợp tác xã, nông dân có thể chắc chắn giảm chi phí áp dụng hệ thống GAP và phát triển thị trường mới tại TP.HCM. Hệ thống GAP và đảm bảo chất lượng mới dựa trên cơ sở: • Phương pháp thu họach và lưu chuyển mới; sử dụng thùng thu hái có lót bên trong, cây cho trái thấp; không dùng tay bẻ trái, không quăng, không làm rơi trái, không dùng kẹp có giỏ để thu họach trái như trước đây, không để cuống dài; để trái có cuống ngắn để giảm dính mủ trái • Xây dựng và tuân thủ sổ tay đảm bảo chất lượng gồm các tiêu chuẩn chỉ số thu họach, phân lọai, kích cỡ, mức sâu bệnh cho phép. • Các kỹ thuật sau thu họach như vệ sinh, nhúng nước nóng để giảm nhiễm bệnh, bảng phân lọai và đóng gói. • Đóng gói trong thùng carton để giảm bầm dập, nhiễm bẩn và hư hỏng • Xếp trái trong phòng lạnh và sử dụng buồng ủ chín • Thuê nhân công đã được đào tạo để phân lọai và đóng gói nhằm đảm bảo chất lượng trong nhà đóng gói tại làng xã. Ở ĐBSCL, làm vườn có doanh thu cao hơn nhiều so với trồng lúa. Doanh thu cao nhờ áp dụng hệ thống GAP mới, phương pháp thực hành trước và sau thu họach, bán trái cây cho các thị trường trong nước giá trị cao tại các thành phố lớn ở Việt Nam 15 Ví dụ: nông dân trồng 2 vụ lúa/năm, năng suất 4,8 tấn/ha, giá lúa 3.652 đ/kg (Berg 2002, pp.100 và 102). Bởi vậy, nông dân trồng xòai Cát Hòa Lộc có thu nhập cao gấp 7 lần so với nông dân trồng lúa ở ĐBSCL. Nghiên cứu về kinh tế của các yếu tố trước thu họach ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất Các nghiên cứu kinh tế do các cán bộ của SOFRI (ông Đòan Hữu Tiến và ông Tạ Minh Tuấn) thực hiện về các vấn đề: • Hiệu quả bao trái trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc • Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp tỉa cành, tạo tán trong sản xuất xòai Cát Hòa Lộc • Đánh giá hiệu quả kinh tế của bón phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm Roi Bao trái xòai Nghiên cứu hiệu quả bao trái xòai Cát Hòa Lộc cho thấy, bao trái làm tăng chất lượng trái, giảm tổn thất, tăng giá trị thương phẩm và giá bán xòai. Lợi nhuận bao trái đạt 645.000 đ/cây xòai 10 năm tuổi hay tăng giá trị 1,4 lần nếu sử dụng biện pháp bao trái ở vụ nghịch. Bao trái cũng có tác dụng: • Giảm số lần phun hóa chất • Giúp nông dân sản xuất trái cây an tòan, giảm tác động xấu với môi trường và cải thiện sức khỏe cộng đồng Báo cáo cũng khuyên cáo nên áp dụng rộng rãi biện pháp bao trái, đặc biệt cho những giống có chất lượng cao như xòai Cát Hòa Lộc, Cát Chu ở vụ nghịch để cải thiện chất lượng thương phẩm trong chuỗi cung ứng xòai. Tỉa cành tạo tán cho cây xòai Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của biện pháp tỉa cành tạo tán cho thấy, biện pháp tỉa cành, tạo tán (quản lý tán cây) cho cây xòai Cát Hòa Lộc làm tăng năng suất, tăng chất lượng thương phẩm của trái và giảm chi phí canh tác về hóa chất, số lần phun hóa chất và chi phí công lao động. Ở vụ nghịch, tỉa cành, tạo tán cho lợi nhuận 10.420,016 đ/1.000m2 hoặc 3,4 lần so với cách quản lý tán cây truyền thống. Báo cáo đề nghị việc tỉa cành tạo tán nên tiến hành sau vụ thu họach để tăng chất lượng trái và hiệu quả kinh tế trong sản xuất xòai. Bón phân hữu cơ cho bưởi Năm Roi Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất bưởi Năm Roi cho thấy, bón phân hữu cơ cho năng suất, chất lượng cao hơn và giảm chi phí về phân bón. Sức khỏe cây được cải thiện và thời gian cho trái của cây cũng tăng hơn. Những nông dân sử dụng phân hữu cơ thu lợi nhuận 22.390.000 đ/1.000 m2 hay 1,7 lần cao hơn phương pháp sử dụng phân vô cơ. 16 4.3 Xây dựng năng lực và lợi ích nhóm nhỏ Các nhóm nông dân đã được khích lệ trong quá trình tham gia dự án CARD nay có khả năng cao hơn thông qua tiếp cận các cái mới để giải quyết các vấn đề. Dưới đây là 2 ví dụ về kết quả và tác động của dự án CARD: • Một nhóm nông dân trồng xòai đã được khuyến khích phát triển và thực hiện cải tiến các phương pháp thu họach và sau thu họach o Áp dung kỹ thuật mới về tỉa cành tạo tán o Thực hiện hệ thống đóng gói và phân phối mới o Đầu tư xây dựng một nhà đóng gói và trang thiết bị (hệ thống phân lọai, bồn xử lý nước nóng để kiểm sóat sâu bệnh, bàn phân lọai và đóng gói để cải thiện khả năng bán và thời gian bảo quản sản phẩm). Kết quả làm tăng thời gian bảo quản trái cây thêm 7 ngày, sau 9 ngày bảo quản chỉ có 10% trái bị nhiễm bệnh. Trong khi đó đối với hệ thống truyền thống, sau 9 ngày có tới 100% trái bị nhiễm bệnh và 100% trái không bán được. o Ký được hợp đồng cung cấp sản phẩm cho METRO o Bán được cho cơ sở chế biến xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản 50 tấn trái cây o Đang cố gắng để được chứng nhận Viet GAP o Hiện nay hợp tác xã tạo việc làm cho 17 lao động địa phương • Một nhóm nông dân trồng bưởi cũng đầu tư nhà đóng gói và hệ thống phân lọai, đóng gói mới. Các tiến bộ và kết quả như sau: o Trái cây được rửa, sát khuẩn, làm ráo và bao màng chân không để tăng thời gian bảo quản o Nhóm nông dân này đầu tư trang thiết bị như các bồn rửa, bồn sát khuẩn, máy bao trái chân không o Hiện tại, trái cây đã được vân chuyển lạnh, mức hư hỏng nhỏ hơn 1%; trong khi đó mức hư hỏng trên 4% đối với trái không được vận chuyển lạnh o Mở rộng nhà đóng gói và xây dựng kho lạnh nhằm tăng thời gian bảo quản trái cây o Xuất khẩu cho châu Âu 10 tấn/tháng. Xuất khẩu 20 container 40”, 16,2 tấn/container trong năm 2008. Năm 2009 đã ký hợp đồng xuất khẩu 200 container 40”. o Đã nhận được chứng chỉ Global GAP Option 2 do tổ chức IMO cấp tháng 10/2008 o Tạo việc làm cho 50 lao động địa phương Dự án CARD đã tăng cường năng lực và cung cấp các lợi ích kinh tế-xã hội cho một số nhóm nông dân và các cộng đồng mở rộng hơn. Hợp tác xã sản xuất xòai đã tăng tỷ lệ bán trái lọai 1 trên 20%. 17 Các phương pháp thu họach, các kỹ thuật phân lọai, lưu chuyển, đóng gói mới và xây dựng hệ thống GAP đã minh chứng cho các thành công lớn của các nhóm nông dân thực hiện ở cấp độ hợp tác xã. Điều này nhấn mạnh lợi ích của cả khu vực cá nhân và tập thể liên quan tới dự án và cách mà các nông dân bình thường có thể trở thành lãnh đạo làm thay đổi và xây dựng năng lực ở cấp địa phương. Những ví dụ này chỉ ra cách nông dân và các cộng sự lập kế họach chiến lược; chấp nhận, thực hiện hệ thống GAP trước và sau thu họach là điều cốt lõi cho sự thành công. Các nhóm nông dân này nay đã xác định được các tồn tại và cách để giải quyết theo sự hướng dẫn của các giáo viên dự án của Việt Nam. Dự án cũng giúp các nhóm nông dân phát triển chuỗi cung ứng có giá trị cao hơn và cải thiện chất lượng sản phẩm ở quy mô thương mại. 4.4 Ấn bản Ông Nissen đã có những bài báo đăng ở các tạp chí quốc tế và trình bày ở các hội nghị quốc tế. Các hội nghị, bài báo và bài báo cáo đó là: Hội nghị: Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ nhất về cải thiện họat động của chuỗi cung ứng ở các nền kinh tế quá độ. Tổ chức vào năm 2005, tại Lotus Pang Suan Kaeo Hotel, Chiang Mai, Thailand. Các bài báo đã đăng: A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Strategic Analysis: a Key factor in developing Horticultural Supply chains in Transitional economies. Proceedings of the First International Symposium on Improving the performance of supply chains in the Transitional Economies. Acta Horticulturae 669, pp 205-212. R.J. Nissen, A. P. George, R.H. Broadley, S. M. Newman and S. Hetherington. 2006. Developing improved supply chains for temperate fruits in Transitional Asian economies of Thailand and Vietnam. Acta Horticulturae 669, pp 335-342 Các bài báo cáo: A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Strategic Analysis: a Key factor in developing Horticultural Supply chains in Transitional economies. Proceedings of the First International Symposium on Improving the performance of supply chains in the Transitional Economies R.J. Nissen, A. P. George, R.H. Broadley, S. M. Newman and S. Hetherington. 2006. Developing improved supply chains for 18 temperate fruits in Transitional Asian economies of Thailand and Vietnam. Hội nghị: Hội thảo chuyên đề quốc tế về quản lý chuỗi cung ứng nông sản tươi sống, từ ngày 6-10/12/2006, tại Lotus Pang Suan Kaeo Hotel, Chiang Mai, Thailand Các bài báo đã đăng : A. P. George, R.H. Broadley and R.J. Nissen. 2007. Key Strategies for horticultural industries to remain internationally competitive, Proceedings of the International symposium on fresh produce supply chain management. RAP Publication 2007/21, pp 51-61. Mr. R. J. Nissen, Dr. A. P. George, Mr U Napooakoonwong, Mr Pichit Sripinta, Dr. U. Boonprakob, Ms. M. Rankin, Mr. D. D. Nguyen, Dr. M.C.Nguyen, and Dr. Le Duc Khanh. 2007. Case studies of product quality improvement and supply chain management for stonefruit, mango and pomelo in Thailand Laos and Vietnam. RAP Publication 2007/21, pp 104-114. Các bài báo cáo: A. P. George, R.H. Broadley and R.J. Nissen. 2007. Key Strategies for horticultural industries to remain internationally competitive, Proceedings of the International symposium on fresh produce supply chain management. Mr. R. J. Nissen, Dr. A. P. George, Mr U Napooakoonwong, Mr Pichit Sripinta, Dr. U. Boonprakob, Ms. M. Rankin, Mr. D. D. Nguyen, Dr. M.C.Nguyen, and Dr. Le Duc Khanh. Case studies of product quality improvement and supply chain management for stonefruit, mango and pomelo in Thailand, Laos and Vietnam. Hội nghị: Hộit thảo chuyên đề quốc tế lần thứ 2 về cải thiện họat động của chuỗi cung ứng trong các nền kinh tế quá độ, từ 23-27/9/2007, tại SOFTEL Hotel, Hà Nội, Việt Nam Các bài báo đã đăng: A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Improving horticultural supply chains in Asia and the developing Economies requires a shift in strategic thinking. Acta Horticulturae 794, pp 1475-153. 19 R. J. Nissen, A. P. George, P. Hofman, B. Tucker, M. Rankin. 2008. Development of new processes for evaluation and implementing new improved horticultural supply chains operating in South-East Asia. Acta Horticulturae 794. pp 269-278. S. M. Newman, V. V. V. Ku, S. D. Hetherington, T.D. chu, D. L. Tran and R. J. Nissen. Mapping stone fruit supply chins in North West Vietnam. Acta Horticulturae 794. pp 261-268. Các bài báo cáo: A. P. George, R. J. Nissen, and R. H. Broadley. 2006. Improving horticultural supply chains in Asia and the developing Economies requires a shift in strategic thinking. R. J. Nissen, A. P. George, P. Hofman, B. Tucker, M. Rankin. 2008. Development of new processes for evaluation and implementing new improved horticultural supply chains operating in South-East Asia. S. M. Newman, V. V. V. Ku, S. D. Hetherington, T.D. chu, D. L. Tran and R. J. Nissen. Mapping stone fruit supply chins in North West Vietnam. Hội nghị: Cải thiện họat động của chuỗi cung ứng trong các nền kinh tế quá độ: Phản ứng thách thức khi liên kết các nhà sản xuất nhỏ tới các thị trường năng động, từ 9- 12/7/2008, tại Waterfront Insular Hotel, Davao City, Philippines. Các bài báo đã đăng: A. P. George, R. H. Broadly and R. J. Nissen. The formation and funding of marketing groups will be critical to the survival of small scale horticultural farmers in Asia. In Press R.J. Nissen, A. P. George, S. Price, D. D. Nguyen, D.N.T Tran, C. M. Nguyen, T. M. Ta, T. H. Doan, M. K. Rankin and I. Russell. 2008. Vietnamese farmers capturing benefits through improved supply chain management. In Press Các bài báo cáo: A. P. George, R. H. Broadly and R. J. Nissen. The formation and funding of marketing groups will be critical to the survival of small scale horticultural farmers in Asia. R.J. Nissen, A. P. George, S. Price, D. D. Nguyen, D.N.T Tran, C. M. Nguyen, T. M. Ta, T. H. Doan, M. K. Rankin and I. Russell. 20 2008. Vietnamese farmers capturing benefits through improved supply chain management. Hội nghị: Hội thảo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và an tòan vệ sinh thực phẩm. Do CARD, AusAID và Bộ NN & PTNT phối hợp tổ chức từ 21-22/7/2008, tại Bình Thuận, Việt Nam. Bài báo đã đăng: Mr. R. J. Nissen, Mr. Nguyen Duy. Duc, Dr. Nguyen Minh .Chau, Mr. Vu Cong.Khanh, Mr Ngo Van Binh, Ms San Tram Anh, Ms Tran Thi Kim Oanh. 2008. CARD Project 050/04 VIE. Improvement of export and domestic markets for Vietnamese fruit through improved post-harvest and supply chain management. Báo cáo PowerPoint: CARD Project 050/04 VIE. Improvement of export and domestic markets for Vietnamese fruit through improved post-harvest and supply chain management. Báo cáo Poster: CARD Project 050/04 VIE. Improvement of export and domestic markets for Vietnamese fruit through improved post-harvest and supply chain management. 4.5 Quản lý dự án Như đã báo cáo trước đây, các cán bộ dự án của DPI&F sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với RMIT về hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN (QASAFV). Trao đổi thông tin được tiến hành theo định kỳ. Các thông tin trao đổi về các lĩnh vực: • Quan điểm về chất lượng sản phẩm • Xây dựng tiêu chuẩn ASEAN GAP • Xây dựng chuỗi cung ứng và phương pháp đánh giá Trong đợt công tác tháng 1-2/2008 của ông Nissen tại Việt Nam, Giám đốc Nguyễn Duy Đức và ông Nissen thiết lập mối liên hệ trực tiếp giữa dự án CARD 050/04 VIE và thư ký với dự án hợp tác Nam-Nam của tổ chức ASIAN và và dự án hợp tác A-J được MAFF của Nhật Bản tài trợ. Ông Nissen đã tham gia giảng dạy và cung cấp tài liệu do dự án CARD biên soạn để tập huấn SIAEP, SOFRI, nông dân, người thu gom, bán sỉ và bán lẻ cho lớp tập huấn ASIAN. Việc làm này đã hỗ trợ cho SIAEP tiến hành lớp tập huấn. 21 Có một sự thay đổi của nhóm dự án Úc. Bà Marlo Rankin đã không làm việc cho nhóm từ cuối năm thứ 2 của dự án. Dự án cần phải kéo dài thời hạn hoàn thành do: • Hai thành viên quan trọng của SIAEP đã chuyển công tác: bà Trần Thị Ngọc Diệp và ông Nguyễn Chí Trung • Hai thành viên chính của SIAEP đã đi học tại New Zealand 3 năm: ông Lê Minh Hùng và bà Nguyễn Vũ Hồng Hà • Giáo sư Lưu Trọng Hiếu đã qua đời. Một sự thiếu vắng nữa ảnh hưởng tới dự án CARD là hai thành viên chính của SOFRI đã chuyển công tác (ông Đỗ Minh Hiền và bà Thái Thị Hòa). Việc này có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu đúng khung thời gian mong muốn (tháng 9/2008). Hai hoạt động quan trọng bị ảnh hưởng là: • Nghiên cứu kinh tế - xã hội xoài và bưởi • Các phương pháp sau thu hoạch nhằm tăng thời gian bảo quản và giảm tổn thất chất lượng trái cây sau thu hoạch Hiện nay chúng tôi đã điều chỉnh được dự án đi vào đúng quỹ đạo. 5 Báo cáo các vấn đề liên quan 5.1 Môi trường Như đã báo cáo, nhiều vấn đề về môi trường đã được xác định trong quá trình tư vấn các nhà vườn qua các hội thảo PAL. Ngay cả tới thời điểm này khi mà dự án gần kết thúc, nhiều nhà vườn vẫn thấy khó đạt được chứng chỉ GAP trong tương lai. Các vấn đề liên quan là: • Ô nhiễm nguồn nước tưới (xả nước bẩn và chất thải gây ô nhiễm các kênh rạch). • Phương pháp và thực tế sử dụng hóa chất • Loại và lượng phân bón, phương pháp áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường • Phương pháp đa canh và tập quán canh tác (vườn tạp, nuôi thả gia súc, gia cầm trong vườn) Tưới tiêu và quản lý nguồn nước Nước có một số chức năng trong các hệ thống trồng trọt. Kế hoạch tưới tiêu (thời gian, lưu lượng) là rất quan trọng, và có quan hệ mật thiết với mực nước 22 của kênh rạch, kiểm soát độ ẩm của đất và hiệu quả sử dụng nước. Cây xoài và bưởi cần nước ở một số thời điểm nhất định, đó là: • Ra hoa và đậu trái • Phát triển trái • Phát triển chồi, lá Bởi vậy, kiểm soát độ ẩm của đất là rất quan trọng để hạn chế cây bị căng nước (ứng suất nước) ở các thời điểm nhất định trên. Cây bị căng nước (hạn hán) hoặc tưới quá nhiều nước có thể ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như làm dinh dưỡng và thuốc trừ sâu chảy vào môi trường. Thiết kế tốt trang trại và vườn cây là điều cơ bản để ngăn ngừa sự rửa trôi đất. Đây là một yếu tố cơ bản của GAP. Không có bất kỳ sự khích lệ hoặc bù đắp nào để người nông dân phải bắt buộc trả tiền và phải giảm khả năng gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến lợi ích của môi trường, sinh thái và cộng đồng rộng lớn. Như giới hạn sâu bệnh, làm môi trường sạch hơn (ít ô nhiễm hơn) và cuộc sống khỏe mạnh hơn cho cộng đồng từ các việc làm thực tế. Sử dụng hóa chất nông nghiệp Cục bảo vệ thực vật của Bộ NN & PTNT (MARD) đã cho biết, nông dân và những người sử dụng thuốc trừ sâu thường không quan tâm đến các rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cơ bản trong sử dụng hóa chất. Những số liệu ghi chép lại đã cho thấy, 11% trong tổng số các trường hợp ngộ độc trên toàn quốc là do thuốc trừ sâu: xấp xỉ 840 trường hợp ngộ độc xảy ra ở 53 tỉnh và thành phố trong năm 1999 ở Việt Nam. Kết quả điều tra của Cục bảo vệ thực vật cho thấy 80% nông dân miền Nam Việt Nam cho rằng sử dụng thuốc trừ sâu là yếu tố cơ bản của hệ thống sản xuất khi so sánh với các biện pháp khác. Quản lý hóa chất tại trang trại liên quan tới nhiều khía cạnh: • Loại hóa chất (công thức) • Cách tác dụng (tiếp xúc hay ngấm vào) • Dễ mua bán • Khả năng mua (số lượng và giá cả) • Bảo quản tại trang trại • Phương pháp sử dụng • Liều lượng sử dụng và cách tính liều lượng • Hủy bỏ thuốc • Vận chuyển và sử dụng an toàn • Thời gian đầu cơ cho mục đích thương mại • Vấn đề tiếp cận thị trường… Sử dụng không đúng thuốc trừ sâu trong vùng nhiệt đới có thể dẫn tới vấn đề côn trùng trở nên trầm trọng hơn vì mùa vụ có quanh năm và chúng có thể kháng thuốc nhanh hơn so với côn trùng ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới. 23 Trong khi nhiều nhà vườn đã được huấn luyện IPM nhưng sự thực hiện ở trang trại còn thiếu do các yếu tố phức tạp ở trang trại. Mặc dù các vấn đề môi trường chưa phải là phần bắt buộc của dự án CARD này, chúng tôi đã thực hiện các lớp tập huấn về thiết kế vườn, các phương pháp bảo vệ đất và nước. Hơn nữa các phương pháp IPM và IDM sẽ được nhấn mạnh. Điều này sẽ được tư vấn cùng với các đối tác Việt Nam. Dự án nhằm góp phần cho hệ thống đảm bảo sản phẩm xoài và bưởi sạch đạt tiêu chuẩn ASIAN GAP. 5.2 Các vấn đề giới và xã hội Dự án nhận thức được sự cần thiết phải kết hợp, động viên và hỗ trợ vai trò của phụ nữ như các thành viên của hợp tác xã. Rất ít phụ nữ là đại diện thông thường và càng ít ở vai trò quản lý. Điều này đang là vấn đề của hợp tác xã nói chung, và nói riêng các nông hộ là thành viên của hợp tác xã, người phụ nữ chỉ tham gia các buổi họp khi người đàn ông không có nhà. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn đóng vai trò đa dạng trong cả hai chuỗi cung ứng xoài và bưởi, và được khích lệ tham gia vào dự án này. Phụ nữ đóng vai trò to lớn trong kinh doanh sau thu hoạch và bán trái cây. Họ chiếm số đông trong các người thu gom, bán sỉ, thương lái và bán lẻ ở các chợ địa phương và TP.HCM; xa hơn nữa họ cần được các viện của Việt Nam đào tạo và động viên tham gia. Nhiều phụ nữ đã làm tăng giá trị đáng kể trong kinh doanh trái cây và đáp ứng yêu cầu khách hàng. Phụ nữ đóng vẫn đóng vai trò chính trong nhóm dự án Việt Nam của SIAEP và SOFRI. Họ đóng vai trò chủ chốt trong thiết kế thí nghiệm và thu thập số liệu. Nhóm SOFRI được lãnh đạo bởi hai nhà khoa học nữ dày dạn kinh nghiệm là TS. Hồng và TS. Hằng, những người khẳng định sự phát triển chuyên môn của các cán bộ nữ. Nhóm dự án phía Úc chỉ có một phụ nữ, nay không còn tham gia dự án CARD này để nhận nhiệm vụ khác. 6 Các vấn đề thực hiện và tính bền vững 6.1 Các vấn đề và tồn tại Ở cấp độ nhà vườn/nông dân: Chuẩn hóa công đoạn thu hoạch sẽ gặp khó khăn đối với cả xoài và bưởi. Khi giá cao, nhà vườn sẽ thu hoạch trái chưa đủ già để bán giá cao (nguồn cung cấp và đường cong nhu cầu:- nhu cầu cao = giá tăng + lượng cung cấp ít = lượng 24 hàng có ít). Thuyết phục nhà vườn thu hoạch đúng độ già khi giá thị trường cao và có thương hiệu sản phẩm của mình sẽ cực kỳ khó khăn. Tiêu chuẩn phân loại trái xoài sẽ khó áp dụng, đặc biệt hiện nay nhà vườn bán xoài không phân loại (bán xô, tất cả từ loại 1 đến loại 3) trong cùng một sọt. Họ thấy số lượng là chỉ số chính đem lại doanh thu cho trang trại chứ không phải chất lượng trái cây là yếu tố cơ bản làm tăng doanh thu cho trang trại. Nhiều nhà vườn đã được đào tạo về IPM nhưng cảm thấy rất khó áp dụng và nhiều người quay lại sử dụng các phương pháp trước đây. Tập huấn thường tổ chức ở vùng khác và không tiến hành trình diễn ở địa phương của họ. Chế độ phun thuốc thường để phòng trừ sâu bệnh và không phù hợp với điều kiện môi trường địa phương.. Tất cả nhà vườn đều rất khó khi áp dụng GAP. Các vấn đề đã được nêu lên ở các hội thảo và thảo luận tập trung vào các vấn đề: • Ô nhiễm nước tưới • Vườn tạp (cây có múi và các cây trồng hàng năm dưới tán cây) • Nuôi gia cầm thả trong vườn • Khó phun thuốc • Phá hoại của dơi ăn trái • Ruồi đục trái • Bệnh đốm vi khuẩn gia tăng và ngày càng trầm trọng Tất cả nhà vườn thấy mình bị hạn chế về vốn và không thể vay được vốn lãi suất thấp để áp dụng GAP. Điều này làm cho thực hiện GAP rất khó khăn cho nông dân. Trồng trọt có thu nhập thấp và không có sẵn vốn, đồng nghĩa với việc cải tiến sẽ rất chậm. Nhiều nông dân sẽ phá bỏ các cây trồng mang lại thu nhập thấp hoặc khó quản lý để trồng loại cây khác. Nông dân có thể kỳ vọng vào các thông tin của dự án, nhưng dự án không đáp ứng được tất cả. Dự án này nhằm xây dựng lòng tự tin cho họ bằng cách tăng cường khả năng của họ thông qua các bài tập để giải quyết vấn đề và áp dụng các giải pháp nhằm tăng thu nhập. Các nhà thu gom, thương lái và bán sỉ: Chuẩn hóa và các tiêu chuẩn phân loại sẽ khó bảo đảm do phân loại bằng mắt. 6.2 Phương án lựa chọn Xây dựng các tiêu chuẩn phân loại cho xoài và bưởi đã được tiến hành thông qua tư vấn cho các nhà vườn, thu gom, thương lái và bán sỉ. Các tiêu chuẩn phân loại đã được xây dựng và sẽ tiếp tục được các thành viên dự án CARD và các hợp tác xã liên quan đánh giá lại và hiệu chỉnh. Doanh thu tăng có thể không có ngay khi mà những chuỗi cung ứng mới phải chống lại các chuỗi cũ đang 25 mạnh hơn. Khi một chuỗi được xác lập, và khách hàng thấy được chất lượng trái cây thật tốt thì lợi ích sẽ tới (điển hình là hợp tác xã xoài Cát Hòa Lộc đã tăng 10% tỷ lệ trái loại 1). Tập huấn IPM và IDM đã và sẽ được thực hiện trong dự án CARD này ở cấp địa phương: • Cách tiến hành kiểm soát sâu bệnh • Phân biệt dạng hư hỏng cây trồng • Phân biệt được loại côn trùng và bệnh phá hoại cây trồng • Thời điểm và cách phun hóa chất • Quản lý hóa chất tại trang trại (đã trình bày ở báo cáo lần thứ 6, phần các vấn đề liên quan, môi trường, sử dụng hóa chất nông nghiệp) • Áp dụng các nguyên tắc GAP. 6.3 Tính bền vững Dự án đã chú ý đến tính bền vững thông qua: • Tập huấn theo phương pháp PAL cho các thành viên chuỗi cung ứng của dự án (các nhà vườn, thu gom, thương lái, bán sỉ, xuất khẩu), đối tượng tiên tiến hoặc những người đi đầu. • Các đợt tập huấn đào tạo tiểu giáo viên - những cán bộ dự án của SIAEP và SOFRI. Những tiểu giáo viên này nay đã có khả năng mở rộng các phương pháp và quy trình của dự án sang các lĩnh vực khác • Các tập huấn về GAP, IPM và IDM, và liên kết với các dự án CARD khác (trái thanh long) và dự án AADCP • Cung cấp các thông tin cơ sở về các lợi ích sức khỏe và an toàn, các tác động xã hội và môi trường của các phương pháp áp dụng GAP, IPM, IDM trong thực tế trước và sau thu hoạch. • Xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền tệ, kiểm toán về kỹ năng và cơ sở hạ tầng • Thực hiện phân tích để xác định các vấn đề và đóng góp của các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng • Điều tra về chất lượng và đánh giá cải tiến đang được thực hiện • Xây dựng chuỗi cung ứng cải tiến mới, các kỹ thuật trước và sau thu hoạch để duy trì chất lượng sản phẩm xoài và bưởi. Vài vấn đề về bền vững đã được dự án chú ý thông qua tập huấn PAL và dự án đang thực hiện tốt các vấn đề ở trên. Một vấn đề được các nhà vườn quan tâm nhiều là hỗ trợ tài chính. Các thành viên dự án tin rằng một số vấn đề này có thể được giải quyết thông qua xây dựng dự án huấn luyện về tài chính cho nông dân và nhà nước hỗ trợ thông qua các chương trình đặc biệt giúp nông dân thực hiện GAP. 26 7 Các bước chính tiếp theo Trên cơ sở các ưu tiên chiến lược, các bước tiếp theo có thể gộp lại như sau: • Xây dựng và áp dụng GAP, bước đầu tập trung vào quản lý sâu bệnh (IPM) • Cải tiến kỹ thuật canh tác và công nghệ thu hoạch, đóng gói và vận chuyển • Giảm tổn thất sau thu hoạch bằng cách trình diễn các hệ thống sản xuất, phân loại, đóng gói và vận chuyển để cung cấp sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của các điểm bán lẻ tốt. • Cải thiện mối liên kết giữa nhà nông, thương lái, khách hàng, nhà khoa học và nhà nước • Xây dựng chuỗi cung ứng giá trị cao • Cải tiến việc thực hiện để cung cấp trái cây chất lượng cao • Có kế hoạch dài hạn để trồng lại vườn nhằm cung cấp trái cây chất lượng cao 8 Kết luận Dự án vẫn đang nhận được sự hỗ trợ và cam kết cao độ của các thành viên dự án (nông dân, các nhà thu gom, thương lái, bán sỉ, xuất khẩu, các viện ở Việt Nam (SIAEP, SOFRI)) và các chuyên gia Úc có liên quan. Nhiều tài liệu đã được biên soạn và cung cấp cho SIAEP, SOFRI và các nhóm nông dân xoài, bưởi trong dự án đã tạo được thành công và tác động tốt của dự án như trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_111__745.pdf
Luận văn liên quan