Báo cáo Ngành cao xu thiên nhiên

Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, và đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên. Một điểm hạn chế của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam là chất lượng thấp và chủng loại không phong phú, chủ yếu là cao su khối SVRL3, chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của nước ta vẫn là Trung Quốc với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su khối SVR3L chiếm 90%, được chủ yếu sử dụng để chế tạo săm lốp ô tô. Sự phụ thuộc vào thị trường này tạo rủi ro khi thị trường tiêu thụ giảm chính vì vậy các thị trường khác như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Nga, Ấn Độ, đang ngày được đầu tư mở rộng hơn. Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 4-4,5% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do điều kiện khí hậu không thuận lợi (mưa quá nhiều). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình. Theo nhận định của chúng tôi, với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trong các tháng cuối năm trên thị trường thế giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là từ 3-5%. Hiện tại có 5 Công ty hoạt động chủ yếu là trồng, khai thác, chế biến cao su tự nhiên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bao gồm PHR, DPR, TRC, HRC, và TNC. Đứng đầu về diện tích khai thác là PHR với diện tích gần 12.000 ha, kế đến là DPR. Tuy nhiên tất cả các Công ty này đều chỉ nằm ở mức trung bình so với các Công ty cao su khác thuộc tập đoàn công nghiệp Cao su VN. Về năng suất thì DPR đạt 2,25 tấn/ha năm đứng thứ nhất kế đến là TRC đạt 2,24.

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2942 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ngành cao xu thiên nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những nước có sản lượng xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới. Tại Campuchia, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có dự án đầu tư đầu tiên trồng 10 ngàn ha cao su. Công ty Cao su Mang Yang cũng đầu tư dự án trồng 7 ngàn ha cao su tại tỉnh Rattanakiri. Công ty Cao su Chư Pah đã có kế hoạch tiến hành trồng 10 ngàn ha cao su tại 2 tỉnh là Rattanakiri và Karatre. Tại Lào, chỉ tính riêng liên doanh với Hoàng Anh Gia Lai đã tiến hành đăng ký đầu tư trồng 5 ngàn ha cao su, trong đó có 2 ngàn ha được trồng từ 2 năm qua; dự án liên doanh với Quân khu 4 trồng 10 ngàn ha cao su (đã trồng được 2 ngàn ha). Thu mua cao su tự nhiên từ nông dân Nguồn cao su tự nhiên thu mua từ nông dân chỉ chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong tổng lượng cung cao su tự nhiên trên thị trường. Xét về mặt thuận lợi, việc thu mua gom mủ từ các hộ nông dân đã tận dụng được hết nguồn cung trong nước tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc mua bán không có kiểm soát dẫn tới việc gian lận mua bán giữa hai bên mà phần thiệt bao giờ cũng về phía nông dân. Mặt khác, do trồng tự phát nên sản phẩm sau khi cạo mủ khó có chất lượng đồng đều và phân loại rõ ràng như trong khu quy hoạch. Chính điều này gây hiện tượng ép giá ở các đầu mối thu mua ảnh hưởng đến giá cả thị trường. 3.2. Các yếu tố tác động đến cầu cao su trong nước Thị trường tiêu thụ nội địa Có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu khi chỉ chiếm khoảng chiếm 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Hiện nay, có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su tự nhiên bao gồm công ty cao su Sao Vàng (SRC), công ty cao su Miền Nam (CSM) và công ty cao su Đà Nẵng (DRC). Sự phục hồi kinh tế khá tốt của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó có các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, sẽ khiến cho nhu cầu về phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, vận hành khai thác nói chung và nhu cầu sử dụng các loại săm, lốp nói riêng sẽ tiếp tục tăng. Thị trường xuất khẩu Trong nhiều năm liền, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu cao su tự nhiên Việt Nam nhiều nhất, chiếm khoảng 60%. Kinh tế nước này có tốc độ phục hồi khá ấn tượng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu với mức tăng trưởng 11.9% trong quý 1/2010,và 10,3% trong quý 2. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với hầu hết các quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Không những thế, Trung Quốc còn là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, sẽ tăng 8,9% trong năm tới, gấp 3 lần so với Mỹ, Sản lượng lốp xe của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 11,50% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 68,20 triệu chiếc. Theo số liệu của cơ quan Thống kê Trung quốc, sản lượng trong 8 tháng đầu năm nay tăng 23,90% đạt 512,16 triệu chiếc. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam sẽ nhiều khả năng tăng vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng ảnh hưởng của mình đối với thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên tại Trung quốc. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 1/2010 đạt 228.5 triệu USD, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam. Quý 2, các doanh nghiệp không thể xuất khẩu cao su tiểu ngạch qua đường biên mậu với Trung Quốc do chính sách hạn chế nhập khẩu của nước này kết hợp với bán cao su dự trữ đẩy giá cao su giảm xuống sau khi đạt đỉnh vào thang 4. Trong khi đó, xuất khẩu qua đường chính ngạch có kèm giấy chứng nhận chất lượng, ngược lại vẫn không bị ảnh hưởng, tuy chỉ chiếm 30% tổng số lượng cao su xuất sang Trung Quốc. Không chỉ có Trung quốc, các thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên của Việt Nam khác như Đài Loan, Malaysia, Đức, Nga.. đều có tốc độ phục hồi kinh tế khá tốt, và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Đây là những điều kiện khách quan giúp cho ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ phát triển của các nước này phát triển. Từ đó, thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên từ Việt Nam. 4. Phân tích SWOT ngành Cao su tự nhiên Điểm mạnh (Strengths): Là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, và đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên. Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, liên tục đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ. Điều kiện thiên nhiên, khí hậu rất phù hợp với việc trồng và sản xuất cây cao su. Điểm yếu (Weaknesses): Sản phẩm xuất khẩu cao su tự nhiên chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không cao, sản phẩm không đa dạng nên không được giá bằng các sản phẩm đã qua chế biến, nên thường bị các nước nhập khẩu ép giá (Trung quốc). Việc mở rộng diện tích đất trồng trọt tại các khu vực thổ nhưỡng thích hợp cho cây cao su ở Việt Nam như vùng Tây Nguyên đang ngày càng khó khăn . Mặc dù là quốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu cao su tự nhiên nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là người chấp nhận giá trên thị trường, không được chủ động trong niêm yết hoặc báo giá sản phẩm. Cơ hội (Opportunities): Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu có thể kéo theo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên tăng. Giá cao su được kì vọng tăng trên thị trường do nhu cầu tăng. Tập đoàn cao su Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư trồng cao su sang Lào và Campuchia; sắp tới có thể phát triển thêm diện tích trồng cao su tại Myanmar. Mozambique và Nam Phi. Thách thức (Threats): Giá cao su biến động mạnh tùy thuộc vào sự biến động của giá thế giới cũng như nhu cầu của nước nhập khẩu chính, đặc biệt tại Trung quốc. Thiên tai, bão lụt ngày càng nhiều và tốc độ tàn phá lớn gây ảnh hường tới năng suất trồng cao su. Triển vọng phát triển ngành cao su tự nhiên Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế trong khi các doanh nghiệp Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề niêm yết hoặc báo giá cao su tự nhiên, nên giá bán (nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu của các doanh nghiệp cao su tự nhiên) chịu sự chi phối rất lớn của giá cao su tự nhiên trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ đánh giá chung về triển vọng cung, cầu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới để từ đó đưa ra những nhận định về sự biến động của giá cao su tự nhiên trong nửa cuối năm 2010, cũng như đầu năm 2011. Triển vọng về nguồn cung Mặc dù ANRPC dự báo nguồn cung cao su tự nhiên sẽ tăng trưởng khoảng 6,3% trong năm 2010, nhưng cũng còn có nhiều lý do lo ngại về tính khả thi của con số này bởi vì: Con số dự báo chính thức về sản lượng cao su tự nhiên của Indonesia vẫn giữ nguyên mặc dù sản lượng cao su tự nhiên thực tế trong tháng 6 giảm tới 10,4% so với cùng kì năm 2009 do lượng mưa quá nhiều Con số dự báo chính thức về sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan vẫn giữ nguyên mặc dù sản lượng cao su tự nhiên thực tế trong tháng 7 giảm tới 23% so với cùng kì năm 2009 do mùa đông kéo dài và mưa lớn lượng mưa quá nhiều Lượng dự trữ cao su tự nhiên của Trung quốc và Nhật bản giảm mạnh nên các quốc gia này khó có thể tham gia điều tiết thị trường nếu giá tăng đột biến. Triển vọng về cầu Theo dự báo của chúng tôi, cầu về cao su tự nhiên sẽ tăng trong quý 4/2010 và đầu quý 1 năm 2011, đưa tổng cầu tiêu thụ năm 2010 sẽ tăng khoảng 4-4,5%% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: Sau khi tăng trưởng chậm lại trong quý 2, kinh tế thế giới đang có xu hướng phục hồi nhẹ, đặc biệt là tại Trung quốc – quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới và là đối tác nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Giá dầu mỏ thường có xu hướng tăng cao vào cuối năm do (i) nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tăng cao vào mùa đông; (ii) kinh tế thế giới dự báo hồi phục sau đợt suy giảm nhẹ nên nhu cầu tiêu dùng xăng dầu sẽ tăng. Giá dầu tăng sẽ khiến cho giá cao su nhân tạo (mặt hàng thay thế của cao su tự nhiên) tăng giá Mặc dù JPY vẫn đang trong xu thế tăng giá nhưng chính phủ Nhật đã, đang và sẽ tiến hành can thiệp nhằm giảm giá JPY. Việc giảm giá JPY sẽ có thể khiến cho cầu cao su tự nhiên tăng: (i) sản xuất ô tô có thể tăng mạnh do Nhật được lợi thế về xuất khẩu; (ii) JPY giảm giá có thể khiến cho các nhà đầu cơ có xu hướng tăng các sản phẩm đầu tư hàng hoá tính bằng JPY. Triển vọng về giá Theo nhận định của chúng tôi, với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trên thị trường thế giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là từ 3-5%. Việc đưa ra mức tăng giá dự kiến được dựa trên cơ sở giá cao su giao tương lai trên một số thị trường như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn độ. BÁO CÁO PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TY CAO SU TỰ NHIÊN NHIÊNBÁNH KẸO Giới thiệu Các Công Ty Cao Su Đang Niêm Yết Hiện tại có 5 Công ty hoạt động chủ yếu là trồng, khai thác, chế biến cao su tự nhiên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bao gồm PHR, DPR, TRC, HRC, và TNC. Đứng đầu về diện tích khai thác là PHR với diện tích gần 12.000 ha, kế đến là DPR. Tuy nhiên tất cả các Công ty này đều chỉ nằm ở mức trung bình so với các Công ty cao su khác thuộc tập đoàn công nghiệp Cao su VN. Về năng suất thì DPR đạt 2,25 tấn/ha năm đứng thứ nhất kế đến là TRC đạt 2,24. Phân tích cổ phiếu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU THỐNG NHẤT Mã CK: TNC Sàn giao dịch: HOSE Lĩnh vực: Cao su THÔNG TIN GIAO DỊCH BIỂU ĐỒ GIÁ Vốn điều lệ: 192,5 tỷ đồng Giá hiện tại: 17.100 đồng Giá cao nhất 52 tuần: 21.900 đồng Giá thấp nhất 52 tuần: 12.700 đồng KLGD bình quân 10 ngày ~ 262.000 cp/ngày CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu 2008 2009 Tổng Tài Sản 266,1 268,5 Vốn chủ sở hữu 218,7 243,0 Doanh thu Thuần 181,8 171,6 Lợi nhuận Thuần từ HĐKD 5,7 33 EBITDA 16 42,6 EBIT 8,6 34,9 Lãi/(Lỗ) từ HĐTC 2,8 2,7 Lợi nhuận sau Thuế 8,4 29,6 ROA 3,2% 11,0% ROE 3,8% 12,2% EPS (VNĐ) 436 1.536 P/E (Lần) 38,8 11 BV (VNĐ) 11.363 12.623 PB (Lần) 1,5 1,3 Đơn vị: tỷ đồng Hoạt động kinh doanh chính Hoạt động trồng mới, khai thác và chế biến cao su là hoạt động kinh doanh chính của TNC. Hoạt động này từ khi thành lập tới năm 2004 vẫn là hoạt động mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho TNC, với trung bình khoảng 98% trong cơ cấu doanh thu của toàn công ty. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, hoạt động kinh doanh điều và các sản phẩm nông sản khác đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, và đến 2009, các hoạt động này chiếm khoảng 47% cơ cấu doanh thu. Về hoạt động sản xuất cao su, hiện nay, TNC sản xuất 2 dòng sản phẩm chính là cao su cốm SVR (chiếm 80% trong cơ cấu sản phẩm cao su, với các chủng loại là SVR-3L, SVR10, và SVR-20, ), và Cao su tờ xông khói RSS (chiếm 20%), được tiêu thụ chủ yếu trong khu vực tỉnh thành lân cận đã có quan hệ hợp tác lâu năm với công ty. Nguồn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm này được lấy trực tiếp từ 2 nông trường do TNC quản lý (chiếm khoảng 90%). Về hoạt động thu mua, chế biến và kinh doanh nông lâm sản, mặc dù lợi suất từ hoạt động này không cao nhưng mang tính ổn định, nên được TNC khá trú trọng phát triển. Hoạt động này bao gồm kinh doanh điều, mì lát, cám và sản phẩm gỗ. Hoạt động kinh doanh điều: Hàng năm TNC thu mua khoảng 3.000 tấn điều thô nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm là điều nhân, vỏ điều và hoạt động gia công điều nhân. Hoạt động này chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu doanh thu của TNC và liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2004, hoạt động này chiếm 9%, nhưng đến năm 2009, doanh thu từ hoạt động kinh doanh điều đạt 37,8 tỷ đồng, chiếm 22% tổng doanh thu của toàn công ty. Hoạt động kinh doanh mì lát, bắp hạt và thức ăn gia súc chiếm tỷ trọng khoảng 20% doanh thu của toàn công ty. Hoạt động chế biến các sản phẩm gỗ chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của các đơn vị trường học, cơ quan, hoặc các đại lý đồ gỗ gia dụng bán lẻ. Doanh thu từ hoạt động này chiếm khoảng 3-5% doanh thu của toàn công ty. Tình hình hoạt động kinh doanh Năm 2009, TNC đạt doanh thu 171,6 tỷ đồng, giảm gần 6% so với doanh thu TNC đạt được trong năm 2008. Điều này được giải thích là do năm 2009, hoạt động kinh doanh điều giảm đi 48% về mặt doanh thu so với năm 2008. Tuy nhiên, giá vốn sản xuất trong năm này chỉ bằng 45% so với doanh thu (trong khi con số này năm 2008 là 92%), nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 bằng 3,52 lần so với 2008, hoàn thành 271% so với kế hoạch và đạt 29,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2010, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế TNC đạt được lần lượt là 67 tỷ đồng và 19,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 99,5% so với cùng kỳ 2009. EPS 6 tháng đầu năm đạt 1000 đồng. Kết quả này đạt được là do sự sụt giảm mạnh của chi phí giá vốn bán mủ cao sư, chỉ bằng 48,3% so với cùng kỳ năm 2009, nên lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất cao su tăng mạnh 167% lên 21,7 tỷ đồng. Trong khi hoạt động kinh doanh điều thua lỗ gần 3 tỷ đồng, các hoạt động khác mang lại lợi nhuận không đáng kể, nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của TNC đạt 20,5 tỷ đồng, thấp hơn so với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất cao su. Năm 2010, TNC đặt chỉ tiêu 150 tỷ đồng doanh thu và 24,1 tỷ đồng lợi nhuận. Như vậy, sau 2 quý đầu năm, TNC đã hoàn thành được 44,7% kế hoạch doanh thu và 81% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Theo chu kỳ kinh doanh hàng năm của ngành cao su, doanh thu và lợi nhuận thường tập trung chủ yếu vào những tháng cuối năm, nên chúng tôi tin tưởng rằng kế hoạch lợi nhuận mà TNC để ra trong năm nay là chắc chắn đạt được. Đánh giá triển vọng 6 tháng cuối năm Về hoạt động sản xuất cao su: Sau 6 tháng đầu năm, TNC khai thác và 227,5 tấn mủ cao su. Hoạt động sản xuất cao su trong năm 2010 vẫn chưa có sự thay đổi so với năm 2009 do hoạt động xây dựng vườn cây vẫn đang được tiến hành và dự kiến năm 2013 mới bắt đầu được đưa vào khai thác. Chính vì vậy, theo chúng tôi đánh giá, kết quả khai thác 6 tháng cuối năm sẽ đạt được khoảng 3 lần sản lượng khai thác 2 quý đầu năm (bằng mức trung bình của năm 2008 và 2009), và ước đạt khoảng 682,5 tấn, lũy kế cả năm đạt khoảng 910 tấn. Theo chu kỳ khai thác và tiêu thụ hàng năm của TNC, hoạt động khai thác cho đến nay chỉ đáp ứng được khoảng 72% nhu cầu tiêu thụ của công ty. Trên cơ sở này, chúng tôi dự báo, sản lượng tiêu thụ năm 2010 của TNC là khoảng 1270 tấn, và 6 tháng cuối năm là khoảng 680 tấn. 6 tháng đầu năm, giá bán mủ cao su bình quân của TNC là 58,5 triệu đồng/tấn. Theo chúng tôi đánh giá, giá bán bình quân 6 tháng cuối năm tăng trưởng khoảng 3% so với 6 tháng đầu năm, tương ứng với mức 60 triệu đồng/tấn. Giá vốn bình quân 6 tháng đầu năm 2010 là 21,7 triệu đồng/tấn. Do giá vốn bình quân của hoạt động sản xuất cao su bao gồm trên 70% là chi phí nhân công, nên theo chúng tôi, 6 tháng cuối năm, chi phí giá vốn sẽ tăng lên không đáng kể, đạt khoảng 23 triệu đồng/tấn. Như vậy lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất cao su 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 23 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh nông lâm sản: Kết thúc 6 tháng đầu năm, TNC còn khoảng 90 tấn sản phẩm điều tồn kho với giá vốn bình quân là 135,5 triệu đồng/tấn (6 tháng đầu năm tiêu thụ khoảng 160 tấn). Theo dự báo của ngành điều, 6 tháng cuối năm, giá điều trung bình sẽ tăng và đạt mức 130 -132 triệu đồng/tấn. Như vậy, theo chúng tôi đánh giá, hoạt động kinh doanh điều trong năm 2010 vẫn chưa được cải thiện, và có thể làm giảm lợi nhuận của TNC khoảng 1 tỷ đồng (con số này 6 tháng đầu năm là 3 tỷ đồng) Hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc và bán gỗ mang lại lợi nhuận gộp lần lượt là 0,5 và 0,3 tỷ đồng cho TNC trong 6 tháng đầu năm 2010. Theo chúng tôi, hoạt động này 6 tháng cuối năm sẽ mang lại khoảng 1,5 tỷ đồng cho công ty. Hoạt động đầu tư tài chính mang lại lợi nhuận khoảng 2,5 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm. Như vậy, sau khi khấu trừ khoảng 5 tỷ đồng chi phí bán hàng và chi phi quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế của TNC 6 tháng cuối năm 2010 ước đạt khoảng 21 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng cuối năm ước đạt khoảng 18,2 tỷ đồng, lũy kế cả năm là 37,6 tỷ đồng, bằng 156% kế hoạch lợi nhuận cả năm. EPS fw ước đạt 1.960 đồng. Nhận xét Thuận lợi: Về lĩnh vực sản xuất cao su, trong 6 tháng đầu năm, TNC còn khoảng 12,1 tỷ đồng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm cao su, tương đương với 560 tấn với mức giá vốn bình quân là 21,7 triệu đồng/tấn. Đây là lợi thế rất lớn của TNC khi mà giá bán hiện tại là 58,5 triệu đồng/tấn và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của TNC đến nay được đa dạng hóa với các sản phẩm nông phẩm và sản phẩm gỗ. Khi mà hoạt động sản xuất cao su phụ thuộc rất lớn vào diễn biến giá cả cũng như biến động của thị trường và kinh tế thế giới, sự đa dạng hóa này giúp TNC giảm thiểu rủi ro và mức biến động mà hoạt động truyền thống của công ty có thể gặp phải, từ đó ổn định doanh thu, lợi nhuận của công ty, đồng thời ổn định việc làm cho gần 800 công nhân đang làm việc trong các khu chế xuất. Hiện nay UBND tỉnh Bà Rịa vẫn giữ cổ phần chi phối (51%), nên TNC không chỉ được thừa hưởng những chính sách chung về marketing, đào tạo và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến về ngành, chính sách mở rộng diện tích trồng sang các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, mà còn nhận được nhiều sự bảo hộ về sản lượng tiêu thụ hàng năm, và giảm thiểu nhiều khoản chi phí. TNC chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu (chiếm 91% tổng nguồn vốn), vì vậy công ty có thể hoàn toàn chủ động trong mọi kế hoạch kinh doanh của mình mà không chịu sự ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá, lãi suất như các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. HĐQT công ty cũng thông qua việc thành lập cửa hàng kinh doanh xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch Bất động sản tại Bà Rịa vào quý II và quý III/2010 Khó khăn: So với các doanh nghiệp khác trên sàn, tiềm lực tài chính của TNC là khá hạn chế, gây khó khăn cho công ty khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong địa bàn tỉnh cũng như sang các tỉnh, thành lân cận. Diện tích đất trồng cây cao su tại chỗ của công ty hiện nay chỉ được gói gọn trong 2 nông trường với tỷ lệ trồng cây đã chiếm khoảng 85%. Vì vậy, TNC khá khó khăn trong việc mở rộng hoạt động sản xuất, nhằm tăng năng suất và sản lượng mủ cao su. Mặt khác, diện tích, và sản lượng khai thác mủ có chiều hướng giảm rõ rệt kể từ năm 2005 tới nay càng làm giảm sức cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Trong khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của TNC phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu và thời tiết, vùng sản xuất của công ty lại tập trung tại cùng một khu vực nên với điều kiện thời tiết xấu, hoạt động sản xuất kinh doanh của TNC có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn trong cùng ngành. Trang thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ của TNC hiện nay khá lạc hậu so với các công ty khác trong cùng ngành, cản trở việc Công ty sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hoạt động xuất khẩu sản phẩm cao su của TNC đã giảm mạnh trong năm 2009, chỉ chiếm 10% so với tổng doanh thu hoạt động sản xuất cao su. Phân tích cổ phiếu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH Mã CK: TRC Sàn giao dịch: HOSE Lĩnh vực: Cao su THÔNG TIN GIAO DỊCH BIỂU ĐỒ GIÁ Vốn điều lệ: 300 tỷ đồng Giá hiện tại: 59.000 đồng Giá cao nhất 52 tuần: 46.400 đồng Giá thấp nhất 52 tuần: 78.000 đồng KLGD bình quân 10 ngày ~ 22.548 cp/ngày CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu 2008 2009 Tổng Tài Sản 660,7 790,8 Vốn chủ sở hữu 504,5 628,2 Doanh thu Thuần 549,10 440,40 Lợi nhuận Thuần từ HĐKD 192,6 137,2 EBITDA 217,2 184,4 EBIT 202,5 174,9 Lãi/(Lỗ) từ HĐTC 18,5 12 Lợi nhuận sau Thuế 198,2 163,3 ROA 30,0% 20,6% ROE 39,3% 26,0% EPS (VNĐ) 6.607 5.443 P/E (Lần) 8,9 10,8 BV (VNĐ) 15.961 20.210 PB (Lần) 3,7 2,9 Đơn vị: tỷ đồng Hoạt động kinh doanh chính TRC hoạt động trong lĩnh vực trồng mới, khai thác, chế biến, và xuất khẩu các loại cao su tự nhiên. Sản phẩm của công ty bao gồm 2 nhóm chính là nhóm cao su khối SVR (SVR 3L, SVR 5, SVR10, SVR20 và SVR50) và cao su li tâm Latex. Chiếm 5% Sản lượng tiêu thụ ngành Với 5902 ha diện tích cao su khai thác, năm 2009 năng suất bình quân của TRC là 2,308 tấn/ha, cao hơn so với năng suất trung bình ngành. Tình hình hoạt động kinh doanh Năm 2009 , tổng doanh thu TRC đạt được là 440,5 tỷ đồng, chỉ bằng 80% so với 2008, nhưng tăng 61,21% so với kế hoạch cả năm. Điều này được giải thích là do giá bán cao su trung binh năm 2009 đạt khoảng 32,2 triệu đồng/tấn, giảm khoảng 8,7 triệu đồng /tấn so với 2008, nhưng lại tăng lên 12,2 triệu đồng so với dự kiến mà công ty đưa ra. Hoạt động tài chính trong năm 2009 cũng giảm đi gần 8 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 153,3 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2008. Sang 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu của TRC đạt được 197,8 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2009. Lợi nhuận trước thuế đạt 87,52 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm là 76,3 tỷ đồng, tăng 62% so với 6 tháng đầu năm 2009. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động đầu tư tài chính, với 16,2 tỷ đồng, trong đó 9,3 tỷ đồng là do chênh lệch về tỷ giá hối đoái. Sau 8 tháng, TRC đạt 333,5 tỷ đồng doanh thu và 132 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, đến thời điểm này, TRC hoàn thành 59,6% kế hoạch doanh thu và 79,1% kế hoạch lợi nhuận. Triển vọng 6 tháng cuối năm Theo chu kỳ khai thác hàng năm, sản lượng 6 tháng cuối năm thường bằng khoảng 2,3 lần sản lượng 6 tháng đầu năm (năm 2007 năm cao trào trong hoạt động sản xuất, con số này là 2,1, năm 2008 là 2,5 lần, và năm 2009 là 2,2 lần). Theo đánh giá thận trọng của chúng tôi, sản lượng sản xuất 6 tháng cuối năm ước đạt khoảng 7200 tấn, lũy kế cả năm là 10100 tấn. Sau 6 tháng, nguồn nguyên liệu và thành phẩm cao su tồn kho của TRC là 33 tỷ đồng, với giá vốn bình quân tại thời điểm 6 tháng đầu năm là 36 triệu đồng/tấn, TRC có khoảng 920 tấn tồn kho. Như vậy, vào thời điểm cuối năm 2010, cộng với khoảng 500 tấn thu mua từ bên ngoài, tổng sản lượng sản xuất và thu mua của TRC đạt khoảng 11720 tấn (bằng 88,7% so với năm 2009). Do hợp đồng tiêu thụ mủ cao su của TRC là khá ổn định và lâu dài, và trong tương quan so sánh với mức tiêu thụ từ năm 2007 tới 2009, chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ của công ty 6 tháng cuối năm sẽ tương ứng với mức sản lượng TRC sản xuất được với khoảng 11700 tấn, sản lượng tiêu thụ 6 tháng cuối năm là khoảng 8300 tấn. Tại thời điểm tháng 8/2010, giá bán bình quân là 58,5 triệu đồng/tấn. Theo dự báo từ phía doanh nghiệp, cũng như đánh giá theo chu kỳ tăng trưởng hàng năm, tháng 9 đến tháng 11, giá bán có xu hướng tiếp tục tăng cao. Chúng tôi đánh giá mức giá bán trung bình trong 6 tháng cuối năm 2010 vào khoảng 60 triệu/tấn. 6 tháng đầu năm, giá vốn bình quân của TRC là 36 triệu đồng/tấn. Do 60% chi phí giá vốn là chi phí lương công nhân, nên theo chúng tôi 6 tháng cuối năm, giá vốn bình quân sẽ tăng chủ yếu là từ chi phí phân bón, chi phí công cụ sản xuất, với mức tăng không đáng kể, khoảng 42 triệu đồng/tấn. Như vậy, lợi nhuận TRC đạt được từ hoạt động sản xuất cao su đạt được khoảng 150 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 6 tháng cuối năm 2010 ước đạt khoảng 4 tỷ đồng. Như vậy, sau khi trừ đi khoảng 30 tỷ đồng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (chiếm 6,5% tổng doanh thu thuần), lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm ước đạt khoảng 124 tỷ đồng, lũy kế cả năm khoảng 190 tỷ đồng, đạt 111,8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 165 tỷ đồng, tương ứng với mức EPS là 5.500 đồng. Nhận xét Thuận lợi: Kết thúc năm 2009, sản lượng mủ cao su tồn kho của TRC là khoảng 1230 tấn với giá vốn bình quân là 25.000 đồng/tấn. Đây là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp, khi mà trong tháng 8 vừa qua, giá bán bình quân của TRC là 58,5 triệu đồng/tấn. Là thành viên của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, TRC được hưởng rất nhiều chính sách bảo hộ từ phía tập đoàn, giúp công ty luôn có được nguồn tiêu thụ ổn định và lâu dài. Trong năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TRC vẫn đang được hưởng chế độ ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này giúp lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được nâng lên khá nhiều. Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, TRC khá chủ động trong hoạt động sản xuất và đầu tư của mình, không chịu áp lực từ những bất ổn của thị trường tài chính trong thời gian vừa qua. Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất cao su được cung cấp chủ yếu bởi các nông trường do chính TRC quản lý là một lợi thế lớn trong việc chủ động nguồn cung và nâng cao tính cạnh tranh. Dự án trồng cao su trên lãnh thổ của Lào mà TRC đang hợp tác với công ty Việt Lào (TRC góp 10% VDL) sẽ khai thác và đưa vào sản xuất từ cuối năm 2010 sẽ trở thành một lợi thế không nhỏ giúp cho công ty có thể nâng cao sản lượng sản xuất hàng năm, và đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào. Do đặc thù sản xuất mủ latex, sản phẩm chủ đạo của TRC với 80% cơ cấu sản phẩm của TRC là mủ dùng để sản xuất các mặt hàng dụng cụ y tế như găng tay, bao cao su, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ít bị ảnh hưởng bởi nhu cầu trên thị trường ô tô thế giới cũng như từ những khủng hoảng khác như các công ty cùng ngành. Với 43% sản lượng tiêu thụ là trên thị trường quốc tế, TRC được hưởng rất nhiều thuận lợi từ chính sách nâng tỷ giá lên 2% của chính phủ trong tháng 8/2010. Khó khăn: Hoạt động sản xuất của TRC đã đạt đỉnh năng suất và sản lượng vào năm 2007. Theo chu kỳ phát triển của vườn cây, phải tới năm 2013-2014, TRC mới có thể tăng sản lượng của công ty khi các dự án trồng mới được đưa vào khai thác. Trong thời điểm hiện tại, khả năng nâng cao sản lượng của TRC là rất khó khăn. Yếu tố thời tiết gây ra khó khăn trong việc dự đoán mức sản lượng và năng suất hàng năm của doanh nghiệp. Phân tích cổ phiếu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA Mã CK: PHR Sàn giao dịch : HOSE Lĩnh vực: Cao su tự nhiên THÔNG TIN GIAO DỊCH BIỂU ĐỒ GIÁ Vốn điều lệ: 813 tỷ đồng Current price: 37.900 đồng Giá cao nhất 52 tuần: 47.800 đồng Giá thấp nhất 52 tuần: 29.800 đồng KLGD bình quân 10 ngày ~ 109.432 cp/ngày CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Hoạt động kinh doanh chính .Hoạt động chính của PHR là trồng, khai thác, chế biến mủ cao su tự nhiên. Công ty hiện có 17.000 ha diện tích trồng cây cao su, thuộc nhóm các công ty có quy mô trung bình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khi so sánh với: Công ty Cao su Đồng Nai (38.110ha), Công ty Cao su Dầu Tiếng (29.500ha), Công ty Cao su Phú Riềng (18.000ha)…Tuy nhiên, so với các Công ty cao su đang niêm yết trên sàn thì quy mô của PHR thuộc loại lớn nhất. Hiện tại công ty có 3 nhà máy chế biến với 4 dây chuyền sản xuất (1 dây chuyền sản xuất mủ nước được cải tạo từ năm 1994, 1 dây chuyền đầu tư năm 1997, 1 dây chuyền sản xuất mủ tạp đầu tư năm 2001 và 1 dây chuyền sản xuất mủ ly tâm đầu tư năm 2003) với tổng công suất có thể lên đến 30.000 tấn/năm. Năng suất vườn cao su trồng của PHR trong những năm qua thường duy trì trên 2 tấn/ha. Trong thời gian tới, sản lượng cao su của Công ty sẽ khó gia tăng do Công ty thực hiện thanh lý dần vườn cây cao su để tái canh. Hàng năm Công ty sẽ thanh lý khoảng 600-800 ha để tái canh. Sản phẩm chính của PHR là SVR CV 50-60 (chiếm 36,15% sản lượng), SVR L-3L-5 (chiếm 28,92%), SVR 10-20 (chiếm 24,12%), latex (chiếm 10,82%). Thị trường tiêu thụ chủ yếu của PHR là xuất khẩu và nội địa, trong đó xuất khẩu 50% sản lượng tiêu thụ. Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây cao su do công ty quản lý và khai thác. Ngoài ra hàng năm công ty có thu mua mủ từ các hộ nông dân sản xuất tiêu điền (thường chiếm dưới 17% sản lượng). Chi phí nhân công là chi phí SXKD chủ yếu (chiếm 50% giá thành). Hoạt động đầu tư tài chính của PHR khá mạnh, chiếm 26,8% tổng tài sản (tại thời điểm 30/6/2010). Các khoản đầu tư tài chính của PHR chủ yếu là các khoản góp vốn vào các Công ty trong cùng ngành. Các khoản đầu tư này dự kiến sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Công ty từ năm 2013. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư sang lĩnh vực thủy điện và kinh doanh bất động sản với một số dự án lớn như: CTCP KCN Nam Tân Uyên, CTCP Đầu tư Sài Gòn, CTCP Thủy điện Sông Côn, DA KDC Phước Hòa, DA KCN Tân Bình, DA KDC các nông trường… Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình kinh doanh 2009 và 6 tháng 2010: Năm 2009, do giá cao su tiêu thụ giảm 25,19% so với năm 2008 từ 42,6 triệu đồng/tấn (năm 2008) xuống còn 31,87 triệu đồng/tấn (năm 2009) nên doanh thu và lợi nhuận của PHR đều giảm so với năm 2008 lần lượt là 15,74% & 21,16%. Sáu tháng 2010, doanh thu thuần đạt 721,1 tỷ đồng, tăng 118,28% so với cùng kỳ 2009 và hoàn thành 69,34% kế hoạch doanh thu năm 2010. LNTT 6 tháng 2010 đạt 247,312 tỷ đồng, hoàn thành 76,33% kế hoạch năm 2010. LNST 6 tháng đầu năm 2010 đạt 189,3 tỷ đồng, tăng 176,98% so với năm 2009 và hoàn thành 70,63% kế hoạch năm 2010. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận là do giá bán mủ cao su bình quân 6 tháng đầu năm 2010 tăng mạnh so với cùng kỳ 2009 (tăng 117%). Hoạt động thanh lý vườn cây cao su đem lại 44,5 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 56% so với cùng kỳ 2009. Ngoài ra, chi phí quản lý DN đã giảm từ 5% xuống còn 3,9% tổng chi phí. Dự báo 6 tháng cuối năm 2010: Trong 2 tháng 7 và 8, sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 7.531,41 tấn. Trong tháng 9/2010 Công ty dự kiến tiêu thụ 2.750 tấn. Trong các năm qua, sản lượng tiêu thụ Quý IV thường cao hơn so với Quý III từ 10-36%. Một cách thận trọng, chúng tôi dự báo trong 6 tháng cuối năm sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 21.591 tấn. Cả năm 2010 sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ đạt 33.789 tấn (hoàn thành 29,96% kế hoạch và tăng 4,31% so với năm 2009). Về giá bán cao su trong 6 tháng cuối năm, theo xu hướng ngành giá bán cao su đang trong giai đoạn tăng trưởng và có thể đạt mức 60,4 triệu đồng/tấn (tăng nhẹ 3% so với 6 tháng đầu năm là 58,63 triệu đồng/tấn). Do đó, doanh thu từ cao su 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ vào khoảng 1.304,1 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, yếu tố chi phí của PHR chiếm khoảng 73,32% tổng doanh thu, trong đó chi phí nhân công chiếm chủ yếu đến 50% tổng chi phí. Hiện chúng tôi chưa thấy có sự thay đổi đáng kể về chi phí nhân công cũng như các chi phí trực tiếp khác trong 6 tháng cuối năm. Do đó, chúng tôi dự báo chi phí giá thành trong 6 tháng cuối năm vẫn ở mức khoảng 956,17 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của PHR trong 6 tháng cuối năm chúng tôi đánh giá ở mức 347,93 tỷ đồng. Hoạt động tài chính: năm 2010 Công ty dự kiến hoạt động góp vốn đầu tư vào các dự án sẽ mang lại cho Công ty khoản lợi nhuận 35 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm Công ty đã nhận khoản cổ tức và lãi chia từ dự án là 6,2 tỷ đồng. Khoản vay ngắn hạn 199,6 tỷ chúng tôi dự báo có thể sẽ làm tăng chi phí tài chính lên 10,5 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2010. Do đó, Chúng tôi dự báo hoạt động tài chính 6 tháng cuối năm sẽ mang về cho Công ty khoản lợi nhuận 18,3 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động khác: trong 6 tháng đầu năm PHR đã thanh lý 400ha vườn cao su. Chúng tôi cho rằng trong 6 tháng cuối năm Công ty sẽ tiếp tục thanh lý 400ha vườn cây cao su nữa và có thể mang lại cho Công ty khoản lợi nhuận như 6 tháng đầu năm là 44,5 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm 2010 chúng tôi dự báo PHR thể đạt 410,73 tỷ đồng. Công ty không được hưởng ưu đãi thuế nào. Do đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng cuối năm của PHR dự kiến vào khoảng 308,05 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2010 của PHR chúng tôi dự báo đạt 497,35 tỷ đồng. EPS forward 2010 là 6.117 đồng/cp. P/E forward 2010 là 6,2 lần. Nhận xét Thuận lợi: Một số hạn chế như điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, bão…) và tình hình dự trữ cạn kiệt của một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…khiến cho nguồn cung bị hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ CSTN ngày càng gia tăng. Sự tăng giá dầu thô sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ CSTN, từ đó khiến giá CSTN gia tăng. Việc Ngân hàng Nhà nước mới đây nâng tỷ giá USD/VND 2%, lên mức 18.932 VND/USD, dự kiến có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận của các DN cao su nói chung và PHR nói riêng. Quy mô vườn cây của Công ty tuy nhỏ so với một số Công ty trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nhưng lại được đánh giá là hiệu quả vì không quá lớn sẽ mất thời gian di chuyển giữa các nông trường nhưng cũng không quá nhỏ khiến nhà máy không khai thác hết công suất, gây lãng phí nhân công và máy móc. Năng suất khai thác của PHR thường duy trì trên 2 tấn/ha được đánh giá là cao và hiệu quả khi so sánh với bình quân ngành và các DN khác trong ngành (bình quân ngành là 1,7 tấn/ha). Sản phẩm của PHR chủ yếu là SVR CV 50-60. Đây là chủng loại sản phẩm có chất lượng cao hơn hẳn so với các chủng loại sản phẩm khác. Do đó, giá bán của PHR thường có lợi thế cao hơn so với các DN khác trong ngành và thực tế giá bán của PHR thuộc loại cao nhất trong các Công ty thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam. Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây cao su do công ty quản lý và khai thác. Do đó Công ty có thể chủ động về nguồn nguyên liệu. Chi phí chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp, chiếm khoảng 50% tổng chi phí SXKD. Sự ảnh hưởng từ yếu tố chi phí sẽ không nhiều như các DN các ngành khác do nguồn nhân công ở Việt Nam dồi dào và rẻ. Công ty hiện có 18 dự án đầu tư, gồm cả lĩnh vực trồng cao su, thủy điện và kinh doanh bất động sản. Các dự án này sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Công ty kể từ năm 2013. Khó khăn: Sự bất lợi của yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán…sẽ ảnh hưởng đến vườn cây, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vườn cây cao su trong thời kỳ năng suất giảm dần do hết tuổi khai thác, một số vườn cây kém hiệu quả được tổ chức để thanh lý trồng lại, nên sản lượng chung của công ty đang có chiều hướng giảm dần, ảnh hưởng đến doanh thu trong thời điểm giá tăng cao Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty. So với các Công ty khác trong ngành, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của PHR có phần cao hơn và chủ yếu là chi phí vay ngắn hạn. Do đó, sự biến động của lãi suất theo xu hưởng tăng sẽ làm tăng chi phí tài chính cho Công ty. Phân tích cổ phiếu CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU HÒA BÌNH Mã CK: HRC Sàn giao dịch : HOSE Lĩnh vực: Cao su tự nhiên THÔNG TIN GIAO DỊCH BIỂU ĐỒ GIÁ Vốn điều lệ: 171,61 tỷ đồng Current price: 56.500 đồng Giá cao nhất 52 tuần: 72.500 đồng Giá thấp nhất 52 tuần: 29.000 đồng KLGD bình quân 10 ngày ~ 44.562 cp/ngày CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu 2008 2009 Tổng tài sản 387.65 436.75 VCSH 322.02 369.06 Doanh thu thuần 290.00 202.65 Lợi nhuận từ HĐKD 69.63 56.44 EBIT Lợi nhuận sau thuế 88.03 65.46 ROA (%) 22.71 14.99 ROE (%) 27.34 17.74 EPS (VNĐ) 5,129 3,814 Book value (VND) 21,381 P/E (Lần) 14.8 P/B (Lần) 2.65 Đơn vị: tỷ đồng Hoạt động kinh doanh chính Hoạt động chính của HRC là trồng, khai thác, chế biến mủ cao su tự nhiên. Công ty hiện có 5.031,45 ha diện tích trồng cây cao su, 01 nhà máy sơ chế mủ cao su, 6 đội khai thác mủ với công suất sơ chế 6.000 tấn/năm. Năng suất vườn cao su bình quân 1,5 tấn/ha/năm. Sản phẩm chính là SVR 3L (chiếm 62% tổng sản lượng sản xuất), sau đó là SVR CV60, SVR 10… Thị trường tiêu thụ chủ yếu của HRC là thị trường nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc… Doanh thu hoạt động xuất khẩu thường chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của HRC. Năm 2008, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu mủ cao su chiếm 49,3% cơ cấu doanh thu, năm 2009 chỉ tiêu này là 55,18% và 6 tháng 2010 doanh thu xuất khẩu chiếm 63,8% cơ cấu doanh thu của HRC. Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây cao su do công ty quản lý và khai thác. Ngoài ra Công ty thực hiện thu mua khoảng 1.000 tấn mủ từ các hộ nông dân sản xuất tiêu điền. Chi phí chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp, chiếm khoảng 60% tổng chi phí SXKD. Tình hình hoạt động kinh doanh Tình hình kinh doanh 2009 và 6 tháng 2010: Năm 2009, doanh thu, LNTT, LNST của HRC đều vượt xa kế hoạch đề ra (doanh thu vượt 43,58%, LNTT vượt 76%, LNST vượt 75,81%) nhưng các chỉ tiêu này đều sụt giảm mạnh so với năm 2008 (doanh thu giảm 28,99%, LNTT giảm 18,75% và LNST giảm 25,64%). Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ năm 2009 giảm 8,21% so với năm 2009. Giá bán cao su bình quân năm 2009 giảm 22,62% so với năm 2008 (giá bán cao su bình quân năm 2009 là 32,15 triệu đồng/tấn). Sáu tháng 2010, giá bán cao su tăng 77,3% so với cùng kỳ 2009 lên gần 57 triệu đồng/tấn. Điều này khiến cho doanh thu tăng 77% so với cùng kỳ 2009 và hoàn thành 53,37% kế hoạch doanh thu năm 2010. LNTT 6 tháng đầu năm 2010 tăng 91,92% so với năm 2009 và hoàn thành 79,61% kế hoạch năm 2010. Việc thanh lý 272,5 ha vườn cây cao su cũng đem đến cho Công ty trên 19,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 9,06 tỷ đồng của cùng kỳ 2009 (tăng 111,92%). Dự báo 6 tháng cuối năm 2010: Sản lượng khai thác và tiêu thụ CSTN thường tăng mạnh vào 2 Quý cuối năm. Trong 2 tháng 7 và 8, sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 1.597 tấn, tăng 155,93% so với bình quân các tháng đầu năm. Bên cạnh đó trong Quý IV, DN cũng cho biết tình hình sản lượng khai thác, thu mua và tiêu thụ sẽ tăng trưởng từ 10-30% so với Quý III. Vì vậy, chúng tôi dự báo 6 tháng cuối năm sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 5.189 tấn. Cả năm 2010 sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ đạt 7.061 tấn (hoàn thành 38,72% kế hoạch và tăng 12,06% so với năm 2009). Về giá bán cao su trong 6 tháng cuối năm, theo xu hướng ngành giá bán cao su đang trong giai đoạn tăng trưởng và có thể đạt 58,7 triệu đồng/tấn bình quân trong 6 tháng cuối năm. Doanh thu từ cao su 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ vào khoảng 304,594 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, yếu tố chi phí của HRC chiếm khoảng 75% tổng doanh thu, trong đó chi phí nhân công chiếm chủ yếu đến 60% tổng chi phí. Hiện chúng tôi chưa thấy có sự thay đổi đáng kể về chi phí nhân công cũng như các chi phí trực tiếp khác trong 6 tháng cuối năm. Do đó, chúng tôi dự báo chi phí giá thành trong 6 tháng cuối năm vẫn ở mức khoảng 228,45 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của HRC trong 6 tháng cuối năm chúng tôi đánh giá ở mức 76,14 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty chủ yếu là góp vốn vào các Công ty trong ngành nhưng là những khoản mang tính dài hạn và chưa có đóng góp vào doanh thu trong năm nay. Mặt khác, chi phí lãi vay vẫn không thay đổi do DN vẫn duy trì mức vay nợ ổn định với lãi suất không đổi trong năm. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, hoạt động này sẽ không biến động nhiều so với 6 tháng đầu năm. Lợi nhuận từ hoạt động này chúng tôi ước tính 6 tháng cuối năm sẽ vào khoảng 2,26 tỷ đồng. Do Công ty đã thực hiện việc thanh lý vườn cây cao su từ 6 tháng đầu năm, nên hoạt động khác sẽ không đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của HRC trong 6 tháng cuối năm. Như vậy Lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm 2010 HRC có thể đạt 78,4 tỷ đồng. Năm 2010, do Công ty vẫn được hưởng ưu đãi thuế với thuế suất là 7,5% nên LNST 6 tháng cuối năm của HRC dự kiến vào khoảng 72,52 tỷ đồng. Do đó, cả năm 2010 LNST của HRC ước đạt 116,5 tỷ đồng. EPS forward 2010 là 6.788 đồng/cp. P/E forward 2010 là 8,3 lần. Nhận xét Thuận lợi: Một số hạn chế như điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, bão…) và tình hình dự trữ cạn kiệt của một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…khiến cho nguồn cung bị hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ CSTN ngày càng gia tăng do nhu cầu từ ngành sản xuất công nghiệp ô tô. Sự tăng giá dầu thô sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ CSTN, từ đó khiến giá CSTN gia tăng. Việc NHNN mới đây nâng tỷ giá USD/VND 2% dự kiến có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận của các DN cao su nói chung và HRC nói riêng. Trong năm 2010, Công ty tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế với thuế suất 7,5%. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của HRC. Trong thời gian tới, Công ty sẽ chuyển đổi cơ cấu, chủng loại sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty sẽ gia tăng khả năng sản xuất mủ cao su chủng loại SVR CV60 và SVR CV50 do giá bán SVR CV50 cao hơn SVR CV60 là 10 USD/tấn & giá bán SVR CV60 cao hơn SVR 3L là 70 USD/tấn. Như vậy, việc gia tăng cơ cấu sản phẩm SVR CV50 và SVR CV60 sẽ cải thiện gia tăng thu nhập thêm 70 – 80 USD/tấn và gia tăng lợi nhuận thêm 60 – 70 USD/tấn. Nguồn nguyên liệu nhìn chung ổn định: Nguồn nguyên liệu chính là vườn cây cao su do công ty quản lý và khai thác. Ngoài ra hàng năm công ty có thu mua khoảng 1.000 tấn mủ từ các hộ nông dân sản xuất tiêu điền. Do Công ty trực tiếp quản lý, đầu tư và khai thác nên nguồn nguyên liệu cung cấp khá ổn định. Chi phí chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp, chiếm khoảng 60% tổng chi phí SXKD. Sự ảnh hưởng từ yếu tố chi phí sẽ không nhiều như các DN các ngành khác do nguồn nhân công ở Việt Nam dồi dào và rẻ. HRC đã chú trọng thực hiện kế hoạch góp vốn đầu tư ngoài doanh nghiệp để gia tăng quy mô SXKD ngành chính và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các dự án này dự kiến sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Công ty kể từ năm 2012. Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy của Công ty khá thấp so với các DN khác trong ngành, do đó Công ty sẽ ít chịu rủi ro khi lãi suất biến động theo chiều hướng tăng. Khó khăn: Sự bất lợi của yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán…sẽ ảnh hưởng đến vườn cây, từ đó ảnh hưởng đến nguồn cung và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vườn cây cao su trong thời kỳ năng suất giảm dần do hết tuổi khai thác, một số vườn cây kém hiệu quả được tổ chức để thanh lý trồng lại, nên sản lượng chung của công ty đang có chiều hướng giảm dần, ảnh hưởng đến doanh thu trong thời điểm giá tăng cao Hiện nay Trung Quốc là nước chiếm 60% thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho các DN CSTN trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc. So với các Công ty khác trong ngành thì quy mô, sản lượng và năng suất của Công ty chỉ ở mức trung bình. Hiện nay sản phẩm chính của Công ty là SVR 3L (chiếm 62% tổng sản lượng sản xuất). Loại sản phẩm này thường có chất lượng thấp hơn các loại khác (SVR CV50, SVR CV 60…). Điều này khiến cho giá bán cao su của HRC không cao như các doanh nghiệp khác trong ngành. Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty. Phân tích cổ phiếu CTCP CAO SU ĐỒNG PHÚ Mã CK: DPR Sàn giao dịch : HOSE Lĩnh vực: Cao su tự nhiên THÔNG TIN GIAO DỊCH BIỂU ĐỒ GIÁ Vốn điều lệ: 400 tỷ đồng Giá cao nhất 52 tuần: 70.00 Giá thấp nhất 52 tuần: 45.100 Giá hiện tại: 58.500 KLGD bình quân 10 ngày: 18.497 cp CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu 2008 2009 Tổng Tài Sản 1.045,10 1.246,30 Vốn chủ sở hữu 680,8 867,6 Doanh thu Thuần 728,80 648,30 Lợi nhuận Thuần từ HĐKD 208,90 217,30 EBITDA 262,3 263,8 EBIT 238,4 236 Lãi/(Lỗ) từ HĐTC -2,2 18,2 Lợi nhuận sau Thuế 234 210,8 ROA 21,5% 18,4% ROE 34,7% 27,2% EPS (VNĐ) 5.851 5.269 P/E (Lần) 10,3 11,4 BV (VNĐ) 16.134 19.272 PB (Lần) 3,7 3,1 Đơn vị: tỷ đổng Giới thiệu chung Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú (DORUCO) tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của Công ty Michelin – Pháp, được hình thành vào khoảng tháng 06 năm 1927 sau đó được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước chính thức đi vào hoạt động ngày 28 tháng 12 năm 2006 Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ một nông trường với diện tích 3.000 ha cây cao su già cỗi bị bom đạn tàn phá, đến nay Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú đã có diện tích trên 10.000 ha cao su, với  gần 8.000 ha vườn cây đang cho khai thác.. Hoạt động kinh doanh chính Trồng mới chăm sóc, khai thác và chế biến cao su thiên nhiên Chế biến gỗ, hóa chất, phân bón Đầu tư bất động sản Sản phẩm chính của công ty: Mủ cao su khối (65% sản lượng tiêu thụ) dùng trong công ngiệp sản xuất lốp ô tô Mủ cao su ly tâm (latex) dùng cho việc chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010: Tính tới hết tháng 6/2010 công ty tiêu thụ 5.217 tấn cao su, đạt 28% kế hoạch trong đó sản xuất được 5.210 tấn, giá bán trung bình đạt 54,4 triệu đồng/tấn tăng 75% so với cùng kì 2009. Tổng doanh thu đạt 328,63 tỷ đồng, tăng 133,98 tỷ đồng, tương đương tăng 76,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý II cũng tăng mạnh từ 6,5 tỷ lên 10,5 tỷ, tăng 61,5% so với cùng kỳ 2009. Lợi nhuận sau thuế đạt 103,87 tỷ đồng, tăng 56,87 tỷ đồng, tương đương tăng 121% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010, DPR đã thanh lý khoảng 150 ha vườn cây cao su ( giá bán gỗ cây cao su khoảng 80 triệu đồng/ha) thu lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng. Theo kế hoạch trong năm 2010 này công ty sẽ thanh lý 350 ha vườn cây với lợi nhuận ước đạt 18 tỷ đồng. Dự báo 6 tháng cuối năm 2010: Sản lượng khai thác và tiêu thụ CSTN thường tăng mạnh vào 2 Quý cuối năm. Trong 2 tháng 7 và 8, sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 4.044 tấn ( gần 80% so với 6 tháng đầu năm) riêng tháng 8 sản lượng tiêu thụ là 2.155 tấn. Với tình hình tăng trưởng theo tháng trong quý 3, chúng tôi cho rằng lượng thu mua và tiêu thụ trong tháng 9 tăng khoảng 10% so với tháng 8 (đạt khoảng 2.370 tấn). Trong những năm gần đây,Quý IV thường là quý mà các DN cao su có mức tăng trưởng tốt nhất, và với tình hình của doanh nghiệp hiện nay, dự báo các chỉ tiêu này sẽ nhích hơn so với Quý III khoảng 15% tức khoảng 7.370 tấn. Như vậy 6 tháng cuối năm chúng tôi dự báo sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 13.785 tấn. Cả năm 2010 sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ đạt 19.000 tấn. Giá cao su hiện tại bình quân trong tháng 7 và tháng 8 hiện là ? và có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua theo xu hướng ngành giá bán cao su đang trong xu thế tăng và sẽ ở mức 57- 58 triệu đồng/tấn 6 tháng cuối năm (tăng nhẹ 1-2% so với 6 tháng đầu năm). Doanh thu từ cao su 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ vào khoảng 785 tỷ đồng. Trong những năm trước tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty ở mức 65% - 70%. Năm 2009 vừa qua tỉ suất lợi nhuận đạt 35% trong đó chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp (70%). Trong năm 2010 này chi phí nhân công tăng do chính sách tăng lương cơ bản của nhà nước, chi phí nguyên vật liệu như phân bón… cũng tăng nhẹ do giá dầu thế giới tăng nên dự kiến tổng chi phí chiếm khoảng 75% tổng doanh thu. Trong 6 tháng cuối năm 2010 chi phí không có nhiều thay đổi so với 6 tháng đầu năm vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của DPR 6 tháng cuối năm ước đạt 197,4 tỷ đồng. 6 tháng cuối năm DPR sẽ tiến hành thanh lý nốt 200 ha còn lại, lợi nhuận thu được khoảng 10 tỷ đồng. Hiện tại hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ, mua bán ngoại tệ và đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn. Tính tới hết quý 2 doanh thu từ hoạt động tài chính là 16,8 tỷ đồng trong đó lãi từ tiền gửi ngân hàng là 8,5 tỷ đồng, và lãi từ bán ngoại tệ là 6,76 tỷ đòng, chênh lệch tỉ giá là 1,14 tỷ. Công ty hiện đang đầu tư mua cổ phiếu của Công ty Cổ phần Gỗ Thuận An (502.941 cp) và cổ phiếu quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long (3 triệu cp). Tổng dự phòng giảm giá cho 2 khoản đầu tư là 12,6 tỷ, với diễn biến TT trong thời gian vừa qua dự kiến từ giờ tới cuối năm TT có thể không có nhiều biến động, đây sẽ là một khó khăn đối với công ty. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm 2010 của DPR có thể đạt 207,4 tỷ đồng. Năm 2010, Do Công ty tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế (thuế suất thuế TNDN là 15%, giảm 50% thuế TNDN) nên lợi nhuận sau thuế 6 tháng cuối năm của DPR dự kiến vào khoảng 190,8 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm 2010 của DPR chúng tôi dự báo đạt 295 tỷ đồng. EPS forward 2010 là 7.375 đồng/cp. Nhận xét Thuận lợi: Trong nghành cao su thiên nhiên, DPR hiện là doanh nghiệp có quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu và diện tích vườn cây lớn thứ hai. Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của DPR là Trung Quốc, Châu âu, Mỹ , Nhật… vì thế biến động về tỉ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của công ty. Hiện nay ngân hàng Nhà Nước đã nâng tỉ giá USD/VND 2% , 18.544VND/USD điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Công ty có vùng nguyên liệu trên khu vực đất đai màu mỡ là điều kiên thuận lợi giúp giảm chi phí và tăng năng suất Công ty có chiến lược đầu tư chủ yếu là gửi tiết kiệm ngân hàng , phát hành trái phiếu và đầu tư những dự án thông qua hình thức góp vốn nên rủi ro về đâu từ Tài chính là tương đối thấp. Sau khi được miễn thuế từ năm 2007-2009, năm 2010 này là năm đầu tiên công ty chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 15% trong 9 năm,tuy nhiên DPR được giảm 50% thuế trong vòng 7 năm kể từ 2010. Khó khăn: Phần lớn sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Trung quốc nên các chính sách về thuế xuất nhập khẩu sẽ tác động đến doanh thu của công ty. Do ảnh hưởng của thời tiết nên diện tích khai thác của công ty có phần giảm nhẹ qua các năm. Mặt khác vườn cây của công ty khá phân tán nên việc quản lí cũng gặp những khó khăn nhất định Công ty không chủ động được về giá cả mà phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới. Sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là sản phẩm thô nên lợi thế về cạnh tranh còn hạn chế. Điều Khoản Miễn Trừ / Khuyến Cáo Báo cáo phân tích này do Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế, Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt (TVSC) thực hiện. Báo cáo được lập trên cơ sở thu thập, tổng hợp, nghiên cứu từ các nguồn số liệu, thông tin đáng tin cậy và có tính chính xác cao tại thời điểm phát hành. Tuy nhiên chúng tôi không cam kết hay đảm bảo đối với tính chính xác, hoàn chỉnh của các nguồn số liệu và thông tin đó. Trong bản báo cáo có thể thể hiện quan điểm cá nhân của nhóm phân tích, chứ không phải là quan điểm của TVSC. Báo cáo phân tích này chỉ mang tính chất tham khảo, do đó TVSC không chịu trách nhiệm đối với bất cứ rủi ro nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng những thông tin trong bản báo cáo này. Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư, ngoài việc tham khảo báo cáo phân tích của TVSC thì nên kết hợp với việc tìm hiểu thêm các thông tin khác trước khi ra quyết định đầu tư. Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Trí Việt Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế Phòng Phân Tích Đầu Tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo ngành cao xu thiên nhiên.doc
Luận văn liên quan