Báo cáo Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Đối với tỉnh Quảng Trị: Diễn biến khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993-2013 có nhiều biến đổi trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo xu hướng của quốc gia, nên việc nghiên cứu các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng và ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Sở Khoa học Công nghệ là đơn vị nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu đề tài, nghiên cứu các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các sở, ban ngành và địa phương trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học về khí hậu, thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của quốc gia và địa phương, tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh vực quản lý và điều kiện thực tế của địa phương chủ động xây dựng và lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình, kế hoạch để giảm thiểu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

pdf95 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu diễn biến khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993 – 2013 dưới tác động của biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần đây dường như thiên tai xảy ra ngày càng nhiều với cường độ ngày càng khắc nghiệt và dị thường, khó dự đoán hơn. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng khiến cho những bất thường và cực đoan của thời tiết ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, trở thành mối đe dọa thường xuyên hơn đối với sản xuất và đời sống. Mặt khác do sự phát triển khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển kinh tế nên cơ cấu lao động và cơ cấu nghành nghề cũng thay đổi. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu, đánh giá định lượng và các diễn biến, sự thay đổi các dữ liêu khí hậu, thủy văn quan trắc được từ khi quan trắc tới nay, từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời cho khu vực nghiên cứu. 72 Chương 3 DIỄN BIẾN CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ DÒNG CHẢY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2035 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 3.1. KỊCH BẢN DIỄN BIẾN CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU Báo cáo kế thừa kết quả sản phẩm dự báo của mô hình Precis chạy cho kịch bản A1B (kịch bản phát thải vừa) do Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu áp dụng xây dựng kịch bản BĐKH cho toàn Việt Nam [3,15]. 3.1.1. Giới thiệu mô hình Precis PRECIS (Providing Regional Climates for Impacts Studies) là mô hình động lực khí hậu khu vực, được xây dựng và phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Toàn cầu Hadley. Mô hình PRECIS được xây dựng trên cơ sở mô hình toàn cầu HadRM3P của Trung tâm Hadley. Cụ thể, mô hình PRECIS sử dụng các sơ đồ vật lý và động lực học của mô hình toàn cầu, Mô hình sử dụng hệ tọa độ lai (Hybrid, η) gồm 19 mực thẳng đứng với mỗi mực η, k (k = 1, ..., 19) xác định bởi sự kết hợp tuyến tính giữa độ cao địa hình và các mực khí áp. Các sơ đồ tham số hóa vật lý được xét đến là: Sơ đồ mây và giáng thủy; Sơ đồ bức xạ; Sơ đồ sol khí; Sơ đồ lớp biên; Sơ đồ bề mặt đất; Sơ đồ sóng trọng trường (Hình 3.1). Điều kiện biên xung quanh được lấy từ mô hình toàn cầu hoặc dữ liệu phân tích, bao gồm gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất bề mặt, Kết quả của mô hình gồm khoảng hơn 100 biến khí tượng, trong đó nhiệt độ trung bình, cao nhất, thấp nhất bề mặt và lượng mưa theo ngày, tháng, năm được dùng trong xây dựng kịch bản BĐKH. Hình 3.1. Các quá trình vật lý được xét đến trong mô hình PRECIS 3.1.2. Thiết lập hệ thống mô hình để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam Nguyên tắc xây dựng kịch bản BĐKH bằng mô hình PRECIS cho khu vực nhỏ 73 (Hình 3.2): Số liệu đầu vào cho mô hình là các kịch bản BĐKH gốc được xây dựng bằng các mô hình toàn cầu, sau đó mô hình sẽ chi tiết hóa các thông tin khí hậu trên quy mô toàn cầu này cho khu vực được quan tâm thông qua các tính toán vật lý, động lực của mô hình và xét đến cả các yếu đố địa phương tác động đến khí hậu như địa hình, thảm thực vật, PRECIS được thiết kế nhằm mục đích xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) cho các khu vực vừa và nhỏ. Hình 3.2. Sơ đồ vị trí mô hình PRECIS trong xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam Nguồn số liệu để xây dựng các kịch bản BĐKH: - Nguồn số liệu tái phân tích: ECMWF (thời kỳ 1979-1993) và ERA40 (thời kỳ 1957-2002) được sử dụng để chạy mô hình mô phỏng khí hậu trong quá khứ; - Bộ số liệu tái phân tích CRU thời kỳ 1961-2000 được sử dụng để đánh giá chất lượng mô phỏng của mô hình; - Số liệu kiểm nghiệm mô hình: Kịch bản B1 của mô hình HadCM3 thời kỳ 1960-1990; - Số liệu của mô hình HadCM3: Kịch bản A2 và B2 (2070-2100); - Số liệu của mô hình ECHAM4: Kịch bản A2 và B2 (1960-2100); - Số liệu của mô hình HadCM3Q: Kịch bản A1B với 17 phương án thay đổi các thông số thuộc loại không chắc chắn của mô hình HadCM3(1960-2100); - Số liệu của mô hình ECHAM5: trong tương lai gần. Xây dựng miền tính mô hình phục vụ việc xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam Hình 3.3. Lựa chọn miền tính 74 Khí hậu Việt Nam rất phức tạp như vậy nên việc lựa chọn miền tính phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả và chất lượng mô phỏng của các mô hình khí hậu khu vực ( RCMs ). Phía bắc Việt Nam là núi cao và số liệu thám trắc rất thưa, phía đông là biển, phía nam chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Việt Nnam có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và Mê-kông đều có lưu vực khá lớn, trải rộng và có đường bờ biển trải dài stừ bắc vào nam. Cho nên việc lựa chọn miền tính trong mô hình PRECIS cho Việt nam phải đảm bảo làm sao không quá rộng lên phía bắc, phải bao trùm được các lưu vực sông lớn và đủ rộng ra biển nhằm để đánh giá tác động đầy đủ nhất các quá trình khí tượng khí hậu ảnh hưởng tới Việt Nam. Xây dựng miền tính cho Việt Nam trong mô hình cụ thể như sau (hình 3.3): Miền tính trong khoảng: 4N- 360N, 93-1200E Độ phân giải: 25x25km (0.22x0.220) Kích thước: 140x160 lưới. Từ miền tính trên thấy rằng nó đảm bảo cho việc mô phỏng các quá trình quy mô lớn tốt, phục vụ tốt cho việc xậy dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam và vùng lân cận. Đồng thời cũng cho phép đánh giá những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước, nước biển dâng và các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Kịch bản diễn biến của các yếu tố trong thời kỳ 2015 – 2035 cụ thể như sau: 3.1.2.1. Nhiệt độ Thời kỳ 2015-2035 có nhiệt độ trung bình được dự báo tăng khoảng 1,00C so với thời kỳ 1973-2013 (hình 3.4). Hình 3. 4. Nhiệt độ trung bình các thời kỳ Đáng chú ý, có tới 20 năm với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ 1973-2013 (từ 24,4 đến 27,1 0C), duy nhất 1 năm thấp hơn là năm 2018 (23,70C) thể hiện trong bảng 3.1. 75 Bảng 3. 1. Nhiệt độ trung bình tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (2015-2035) Tháng năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB 2015 23,3 26,5 28,3 31,3 33,1 30,6 29,5 28,4 28,0 24,3 20,8 20,8 27,1 2016 17,9 21,6 27,6 25,6 26,5 27,1 28,0 28,3 26,0 23,8 21,6 22,0 24,6 2017 20,8 22,5 26,4 30,1 29,1 27,7 28,6 28,6 26,5 24,5 21,6 19,4 25,5 2018 17,7 20,3 22,1 24,6 26,0 26,9 28,6 28,3 26,1 24,1 20,2 20,0 23,7 2019 17,6 20,8 25,9 26,4 26,5 28,0 28,1 28,3 26,2 24,1 22,2 19,1 24,4 2020 18,6 24,2 26,1 33,2 34,1 27,4 27,8 28,1 26,5 24,6 23,0 21,5 26,3 2021 19,1 24,0 26,7 28,7 27,5 29,4 28,7 28,4 25,7 23,3 21,6 20,7 25,3 2022 21,1 22,5 27,5 26,2 26,6 29,3 29,2 28,1 25,7 23,2 21,6 18,6 25,0 2023 20,9 19,6 23,7 25,3 26,8 29,1 29,0 29,3 26,5 23,3 20,5 19,1 24,4 2024 19,4 20,6 28,0 29,0 28,1 27,5 27,9 27,9 26,4 23,0 21,8 22,1 25,1 2025 22,5 22,6 27,9 31,3 29,9 28,9 28,7 27,3 26,0 24,2 23,2 23,8 26,4 2026 22,9 23,3 25,8 30,8 30,3 28,3 29,2 27,7 27,0 25,1 23,0 20,7 26,2 2027 20,4 21,4 26,4 30,8 29,9 30,2 29,0 27,6 26,6 24,2 23,8 23,2 26,1 2028 20,8 22,5 27,7 32,3 33,2 30,6 29,0 28,0 27,2 24,2 23,5 22,4 26,8 2029 21,6 21,3 26,2 31,8 32,7 31,4 29,0 27,8 27,3 24,6 23,6 24,2 26,8 2030 22,6 21,3 28,8 30,3 29,5 28,8 29,7 29,4 27,1 23,3 22,3 19,1 26,0 2031 19,6 19,9 24,3 26,9 27,9 28,8 29,2 28,0 26,5 24,1 21,5 20,1 24,7 2032 18,4 21,7 26,8 24,6 26,0 28,5 29,6 29,0 26,2 24,4 22,3 20,1 24,8 2033 18,2 20,4 24,6 24,5 28,7 29,7 28,1 30,5 26,6 24,8 20,8 19,4 24,7 2034 19,4 21,7 21,2 26,4 27,2 29,4 30,2 28,9 26,5 24,4 21,8 18,5 24,6 2035 19,2 24,0 26,4 30,1 28,3 28,2 28,8 28,1 27,5 24,5 23,0 21,5 25,8 Khu vực miền núi được dự báo có nhiệt độ tăng cao nhất, khoảng 2,20C; trong khi đó, ở khu vực đồng bằng, nhiệt độ tăng thấp hơn, chỉ khoảng 1,10C (Bảng 3.2). Bảng 3. 2. Nhiệt độ trung bình ở các trạm khí tượng (Đơn vị: 0C) TT Trạm Thời kỳ 1973-2013 1993-2013 2015-2035 1 Đông Hà 25,0 25,1 26,1 2 Khe Sanh 22,6 22,8 24,8 3.1.2.2. Lượng mưa Kết quả tính toán mức độ thay đổi lượng mưa mùa khô, mùa mưa được trình bày ở bảng 2. Xu thế chung là lượng mưa mùa mưa và lượng mưa mùa khô giảm thể hiện trong hình 3.5. Ở khu vực miền núi, dự báo thời kỳ 2015-2035 có lượng mưa mùa mưa (tháng IX-tháng I năm sau) trung bình 221 mm, thay đổi không đáng kể so với thời kỳ 76 chuẩn (224 mm). Tuy nhiên, lượng mưa các tháng dao động rất khác nhau. Tháng IX có lượng mưa giảm đi đáng kể, trong khi các tháng XI, XII, I dự báo lượng mưa tăng lên. Mùa khô (tháng II-tháng VIII) chứng kiến sự giảm lượng mưa mạnh, từ 143 mm xuống 74 mm. Lượng mưa tháng VII, VIII giảm mạnh. Giai đoạn 1973-2013 Giai đoạn 2015-2035 Hình 3. 5. Biểu đồ phân bố mưa tại trạm Khe Sanh Giai đoạn 1973-2013 Giai đoạn 2015-2035 Hình 3. 6. Biểu đồ phân bố mưa tại trạm Đông Hà Trong khi đó, xu hướng giảm của lượng mưa mùa mưa thời kỳ 2015-2035 ở đồng bằng thể hiện rất rõ nét (từ 354 mm xuống 233 mm), và lượng mưa mùa khô thay đổi không đáng kể thể hiện trong hình 3.6. Tương tự lượng mưa miền núi, lượng mưa đồng bằng tháng VII, VIII cũng giảm mạnh. Bảng 3. 3. Lượng mưa mùa mưa, mùa khô ở các trạm (Đơn vị: mm) STT Trạm Thời kỳ 1973-2013 2015-2035 Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 1 Đông Hà 353,9 83,8 232,6 70,1 2 Khe Sanh 224,4 143,1 220,8 73,6 3.1.2.3. Bốc hơi Khi so sánh với tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ 1973-2013 (996,5 mm), tổng lượng bốc hơi các năm trong thời kỳ 2015-2035 đều thấp hơn, từ 144,6 mm 77 (2026) cho tới 355,9 mm (2015). Có thể thấy xu hướng giảm của tổng lượng bốc hơi xảy ra trong thời kỳ 1993-2013 vẫn tiếp diễn ở thời kỳ 2015-2035 (hình 3.7). Hình 3. 7. Tổng lượng bốc hơi năm trung bình các thời kỳ Diễn biến lượng bốc hơi năm ở khu vực miền núi được dự báo có xu thế giảm chậm hơn khu vực đồng bằng (Bảng 3.4). Bảng 3. 4. Tổng lượng bốc hơi năm trung bình các thời kỳ đo ở các trạm khí tượng Đơn vị: mm STT Trạm Thời kỳ 1973-2013 1993-2013 2015-2035 1 Đông Hà 1300,2 1157,9 755,9 2 Khe Sanh 789,9 787,9 781,4 3.2. KỊCH BẢN DIỄN BIẾN DÒNG CHẢY TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2035 Để đánh giá dòng chảy trong giai đoạn 2015-2035 trong báo cáo đã sử dụng mô hình Mike Nam kết hợp với bộ số liệu khí tượng được dự báo bằng mô hình Precip ở hai trạm Đông Hà và Khe Sanh. Mô hình Mike Nam là mô hình tất định, nhận thức và có thông số tập trung. Được sử dụng để mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy diễn ra trên lưu vực. Mô hình NAM bao gồm một tập hợp các biểu thức toán học đơn giản để mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn. Cấu trúc của mô hình mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy một cách liên tục qua việc tính toán cân bằng nước ở 4 bể chứa thẳng đứng có tác dụng qua lại lẫn nhau để diễn tả tính chất vật lý của lưu vực bao gồm bể tuyết (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết), bể mặt, bể sát mặt hay bể tầng rễ cây và bể ngầm. Sơ đồ chi tiết các bể như hình dưới đây: 78 Hình 3.8. Sơ đồ mô phỏng mô hình MIKE NAM Dữ liệu đầu vào gồm: Tham số mô hình; điều kiện ban đầu; dữ liệu khí tượng: Lượng mưa và bốc hơi; dữ liệu dòng chảy cho việc thẩm định và công nhận mô hình. Kết quả đầu ra là quá trình dòng chảy trên lưu vực, mực nước ngầm và các thông tin khác trong chu trình thuỷ văn như sự thay đổi tạm thời của độ ẩm của đất và sự bổ sung nước ngầm. Các thông số của mô hình : + Lmax : Đại lượng đặc trưng cho khả năng trữ ẩm tối đa của tầng rễ cây. + Umax : Đại lượng đặc trưng cho khả năng trữ ẩm tối đa của tầng mặt. + CQOF : Hệ số dòng chảy mặt. + CKIF : Hệ số thời gian dòng chảy sát mặt. + CKBF : Hệ số thời gian dòng chảy ngầm. + CK12 : Hệ số thời gian diễn toán dòng chảy mặt và sát mặt. + TOF : Ngưỡng sinh ra dòng chảy mặt. + TIF : Ngưỡng sinh ra dòng chảy sát mặt. + TG : Ngưỡng sinh ra dòng chảy ngầm Với các hệ thống sông trong tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nghiên cứu và áp dung thành công mô hình Mike Nam để diễn toán cũng như khôi phục dòng chảy của Nguyễn Phương Nhung, Nguyễn Thị Nga (2009, 2011) [4]. Chính vì vậy mô hình Mike Nam được sử dụng trong báo cáo được kế thừa bộ thông số từ các nghiên cứu trên. Bộ thông số NAM tối ưu sau hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm Gia Vòng: Thông số NAM Giá trị thông số Umax 19 79 Lmax 300 CQOF 0.624 CKIF 284.4 CK1,2 24.2 TOF 0.831 TIF 0.958 TG 0.647 CKBF 2401 Bộ thông số NAM tối ưu sau hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm Rào Quán: Thông số NAM Giá trị thông số Umax 11 Lmax 100 CQOF 0.991 CKIF 339.6 CK1,2 17 TOF 0.735 TIF 0.537 TG 0.0706 CKBF 1328 Kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây [4,10,11] trong báo cáo chỉ tiến hành kéo dài bổ sung kết quả từ năm 2011 đến 2013 và giai đoạn 2015-2035 cho 10 lưu vực sông trên địa bàn tương ứng với các lưu vực sông đã được nghiên cứu, kết quả tổng hợp được thể hiện trong bảng 3.5. Bảng 3. 5. Lưu lượng trung bình tháng tại các lưu vực được khôi phục Đơn vị: m3/s Sông - Trạm Đặc trưng Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bến Hải - Gia Vòng Q73- 2013 8,04 4,53 3,00 2,84 4,69 3,58 1,93 3,53 19,36 46,09 41,36 19,82 Q15-35 17,67 4,69 2,93 2,77 2,13 2,02 1,98 1,37 5,69 22,37 28,37 30,87 Bến Hải- BếnThiêng Q73- 2013 4,12 2,73 1,49 1,20 1,96 1,97 1,41 2,40 11,09 19,27 16,73 8,93 Q15-35 9,87 3,08 2,06 1,62 1,27 1,05 0,99 0,73 1,76 7,70 10,68 12,91 Thạch Hãn -Đông Hà Q73- 2013 13,82 7,45 4,49 3,69 6,87 6,36 5,16 10,73 35,45 68,00 59,82 32,00 Q15-35 19,86 6,79 5,82 5,52 5,57 5,42 5,06 6,93 7,59 26,02 30,69 33,31 Thạch Hãn Q73- 2013 31,55 16,45 9,91 8,73 21,55 31,91 30,73 48,91 93,64 130,91 93,64 45,91 80 Thạch Hãn Q15-35 51,51 17,65 14,29 15,75 14,74 15,60 14,57 20,90 23,25 87,90 106,29 80,24 Ô Khế- Hải rường Q73- 2013 1,70 0,93 0,58 0,43 0,81 0,64 0,44 0,71 3,14 6,54 6,18 3,65 Q15-35 2,70 0,74 0,47 0,37 0,27 0,27 0,25 0,14 0,63 3,23 4,24 4,61 Rào Quán- Rào Quán Q73- 2013 3,39 1,95 1,28 2,00 5,25 7,92 8,19 14,09 20,73 24,55 15,45 7,05 Q15-35 4,68 1,55 1,32 1,76 1,44 1,62 1,52 2,51 2,71 11,01 12,20 9,64 Đăkrông- Ba Binh Q73- 2013 3,39 1,95 1,28 2,00 5,25 7,92 8,19 14,09 20,73 24,55 15,45 7,05 Q15-35 4,68 1,55 1,32 1,76 1,44 1,62 1,52 2,51 2,71 11,01 12,20 9,64 ÁI Tử - Triệu Ái Q73- 2013 7,64 3,87 2,40 3,76 8,67 13,91 10,09 11,18 29,00 61,64 39,55 16,82 Q15-35 5,11 1,36 0,88 0,72 0,52 0,48 0,47 0,24 1,24 6,19 8,08 8,79 Sê Păng HiêngTa Păng Q73- 2013 2,70 1,46 0,92 0,66 1,25 1,01 0,69 1,12 5,06 11,09 10,00 5,96 Q15-35 4,42 1,22 0,77 0,61 0,45 0,44 0,41 0,23 1,02 5,30 6,95 7,55 La La - Troai Q73- 2013 2,95 1,65 1,07 1,75 4,73 7,66 8,02 12,45 18,27 21,64 12,91 5,99 Q15-35 5,86 1,61 1,02 0,81 0,59 0,58 0,55 0,31 1,36 7,02 9,21 10,00 3.2.1. Phân phối dòng chảy năm theo mùa Dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị phân phối rất không đều trong năm. Trong một năm, dòng chảy sông phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt. Sử dụng chỉ tiêu phân mùa dòng chảy, tiến hành phân mùa lũ - kiệt cho tất cả lưu vực sông trong tỉnh Quảng Trị. Kết quả được thống kê trong bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy: - Sông suối trong tỉnh Quảng Trị xuất hiện muộn hơn và duy trì trong khoảng thời gian ngắn hơn. Bảng 3. 6. Kết quả phân mùa dòng chảy các lưu vực sông chính tỉnh Quảng Trị (mùa lũ) TT Lưu vực Mùa lũ (1993-2013) Mùa lũ (2015-2035) Thời gian  Qnăm Thời gian  Qnăm 1 Sông Bến Hải-trạm Gia Vòng IXXII 79,8 XXII,I 80,81 2 Sông Bến Hải-trạm Bến Thiêng IXXII 76,4 XXII,I 76,62 3 Sông Thạch Hãn-trạm Đông Hà IXXII 76,9 XXII,I 69,29 4 Sông Thạch Hãn-trạm Thạch Hãn VIIIXI 65,1 XXII,I 70,44 5 Sông Thác Mã-trạm Hải Trường IXXII 75,8 XXII,I 82,48 6 Sông Rào Quán-trạm Rào Quán VIIIXI 66,9 XXII,I 72,23 7 Sông Đăkrông- trạm Ba Binh IXXI 62,4 XXII,I 72,23 8 Sông Ái Tử - trạm Triệu Ái IXXII 76,6 XXII,I 82,66 9 S. Sê Păng Hiêng - trạm Ta Păng VIIIXI 65,9 XXII,I 82,47 10 Sông La La - trạm Troai VIIIXI 66,8 XXII,I 82,45 Bảng 3. 7. Kết quả phân mùa dòng chảy các lưu vực sông chính tỉnh Quảng Trị (mùa kiệt) TT Lưu vực Mùa kiệt (1993-2013) Mùa kiệt (2015-2035) Thời gian  Qnăm Thời gian  Qnăm 1 Sông Bến Hải-trạm Gia Vòng IVIII 79,8 IIIX 19,19 2 Sông Bến Hải-trạm Bến Thiêng IVIII 76,4 IIIX 23,38 81 TT Lưu vực Mùa kiệt (1993-2013) Mùa kiệt (2015-2035) Thời gian  Qnăm Thời gian  Qnăm 3 Sông Thạch Hãn-trạm Đông Hà IVIII 76,9 IIIX 30,71 4 Sông Thạch Hãn-trạm Thạch Hãn IVII, XII 65,1 IIIX 29,56 5 Sông Thác Mã-trạm Hải Trường IXXII 75,8 IIIX 17,52 6 Sông Rào Quán-trạm Rào Quán IVII, XII 66,9 IIIX 27,77 7 Sông Đăkrông- trạm Ba Binh IVIII 62,4 IIIX 27,77 8 Sông Ái Tử - trạm Triệu Ái IVIII 76,6 IIIX 17,34 9 S. Sê Păng Hiêng - trạm Ta Păng IVIII 65,9 IIIX 17,53 10 Sông La La - trạm Troai IVII, XII 66,8 IIIX 17,55 Mặc dù chỉ kéo dài 4 tháng (Bảng 3.5) nhưng mức độ tập trung dòng chảy trong mùa lũ khá lớn, chiếm tới 62,4-80 đối với giai đoạn 1993-2013 và từ 69,29-82,48% đối với giai đoạn 2015-2035 so với tổng lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt kéo dài tới 8 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 20-37,5 tổng lượng dòng chảy cả năm trong giai đoạn 1993-2013 và từ 17,34-30,71% trong giai đoạn 2015-2035. Ở Quảng Trị giai đoạn 1993-2013 thường có lũ tiểu mãn trong mùa kiệt hàng năm. Đây là những trận lũ không lớn, xuất hiện vào dịp tiết tiểu mãn do gió mùa Tây Nam gây nên. Bởi vậy, trong mùa kiệt thường có hai thời kỳ kiệt xuất hiện vào trước và sau đợt lũ tiểu mãn. Lũ tiểu mãn tuy không lớn nhưng là nguồn nước rất quan trọng cho sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2015-2035 lũ tiểu mãn hầu như không xuất hiện ở trên các lưu vực. Mùa lũ trong thời kì từ 2015-2035 xuất hiện chậm hơn so với thời kì 1993-2013 nguyên nhân chủ yếu là do mùa mưa trong thời kì này cũng chậm hơn sơ với các thời kì trước. 3.2.2. Phân phối dòng chảy năm theo tháng Sử dụng phương pháp tính phân phối dòng chảy tháng dạng bình quân năm bình quân nhiều năm. Từ chuỗi số liệu dòng chảy bình quân tháng thực đo và đã xây dựng được mô hình phân phối dòng chảy năm theo tháng dạng bình quân năm bình quân nhiều năm cho tất cả lưu vực sông trong tỉnh Quảng Trị. Kết quả thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.9. Đã tiến hành tính toán các đặc trưng dòng chảy cực trị tại tất cả các trạm cho thấy: Đối với thời kì 1993-2013 đa số mô hình phân phối dòng chảy trong năm của các lưu vực sông trong tỉnh Quảng Trị có dạng hai đỉnh. Cực đại chính xuất hiện vào tháng XI. Cực đại phụ xuất hiện vào tháng V hoặc VI do lũ tiểu mãn gây ra. Cực tiểu chính xuất hiện vào tháng IV và cực tiểu phụ xuất hiện vào tháng VII. Riêng các lưu vực sông nằm trên sườn tây Trường Sơn thì có mô hình phân phối dòng chảy trong năm dạng 1 đỉnh với cực đại xuất hiện vào tháng X và cực tiểu xuất hiện vào tháng III. 82 Bảng 3. 8. Phân phối dòng chảy năm theo tháng tỉnh Quảng Trị Sông - Trạm Đặc trưng Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Bến Hải GiaVòng Q73- 2013 8,04 4,53 3,00 2,84 4,69 3,58 1,93 3,53 19,36 46,09 41,36 19,82 Q15-35 17,67 4,69 2,93 2,77 2,13 2,02 1,98 1,37 5,69 22,37 28,37 30,87 Bến HảI BếnThiêng Q73- 2013 4,12 2,73 1,49 1,20 1,96 1,97 1,41 2,40 11,09 19,27 16,73 8,93 Q15-35 9,87 3,08 2,06 1,62 1,27 1,05 0,99 0,73 1,76 7,70 10,68 12,91 Thạch Hãn Đông Hà Q73- 2013 13,82 7,45 4,49 3,69 6,87 6,36 5,16 10,73 35,45 68,00 59,82 32,00 Q15-35 19,86 6,79 5,82 5,52 5,57 5,42 5,06 6,93 7,59 26,02 30,69 33,31 Th.Hãn Th.Hãn Q73- 2013 31,55 16,45 9,91 8,73 21,55 31,91 30,73 48,91 93,64 130,91 93,64 45,91 Q15-35 51,51 17,65 14,29 15,75 14,74 15,60 14,57 20,90 23,25 87,90 106,29 80,24 Ô Khế - HảiTrường Q73- 2013 1,70 0,93 0,58 0,43 0,81 0,64 0,44 0,71 3,14 6,54 6,18 3,65 Q15-35 2,70 0,74 0,47 0,37 0,27 0,27 0,25 0,14 0,63 3,23 4,24 4,61 Rào Quán Rào Quán Q73- 2013 3,39 1,95 1,28 2,00 5,25 7,92 8,19 14,09 20,73 24,55 15,45 7,05 Q15-35 4,68 1,55 1,32 1,76 1,44 1,62 1,52 2,51 2,71 11,01 12,20 9,64 Đăkrông - Ba Binh Q73- 2013 3,39 1,95 1,28 2,00 5,25 7,92 8,19 14,09 20,73 24,55 15,45 7,05 Q15-35 4,68 1,55 1,32 1,76 1,44 1,62 1,52 2,51 2,71 11,01 12,20 9,64 ÁI Tử - Triệu Ái Q73- 2013 7,64 3,87 2,40 3,76 8,67 13,91 10,09 11,18 29,00 61,64 39,55 16,82 Q15-35 5,11 1,36 0,88 0,72 0,52 0,48 0,47 0,24 1,24 6,19 8,08 8,79 Sê Păng Hiêng - Ta Păng Q73- 2013 2,70 1,46 0,92 0,66 1,25 1,01 0,69 1,12 5,06 11,09 10,00 5,96 Q15-35 4,42 1,22 0,77 0,61 0,45 0,44 0,41 0,23 1,02 5,30 6,95 7,55 La La - Troai Q73- 2013 2,95 1,65 1,07 1,75 4,73 7,66 8,02 12,45 18,27 21,64 12,91 5,99 Q15-35 5,86 1,61 1,02 0,81 0,59 0,58 0,55 0,31 1,36 7,02 9,21 10,00 Biên độ dao động dòng chảy tháng trong năm khá lớn. Thời kì 1993-2013 lượng dòng chảy tháng lớn nhất (X) chiếm tới 2230% tổng lượng dòng chảy cả năm. Lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất (III hoặc IV) chiếm 0,71,8% tổng lượng dòng chảy năm. Lượng dòng chảy tháng lớn nhất lớn gấp 1525,6 lần lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất. Dòng chảy ba tháng lớn nhất là XXII hoặc IXXI chiếm tới 5368% tổng lượng dòng chảy cả năm. Ba tháng kiệt nhất là các tháng II, II, IV hoặc III, IV, V. Dòng chảy của ba tháng này chiếm 4,37% tổng lượng dòng chảy cả năm. Dòng chảy ba tháng lớn nhất lớn gấp 913 lần dòng chảy ba tháng kiệt nhất. Trong khi đó dòng chảy lớn nhất thời kì 2015-2035 (XII) chiếm tới 18-25% tổng lượng dòng chảy cả năm. Lượng dòng chảy tháng nhở nhất (VII hoặc VIII) chiếm 0,7-1,4% tổng lượng dòng chảy năm. Lượng dòng chảy tháng lớn nhất gấp 1525,6 lần lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất. 83 Sông Bến Hải – trạm Gia Vòng Sông Bến Hải – trạm Bến Thiêng Sông Thạch Hãn – trạm Đông Hà Sông Thạch Hãn – trạm Thạch Hãn Hình 3. 9. Biểu đồ phân phối dòng chảy tháng tại một số trạm thuộc lưu vực sông tỉnh Quảng Trị thời kì 2015-2035 Có thể thấy, tổng lượng dòng chảy năm của các sông suối trong tỉnh Quảng Trị khá phong phú nhưng do dòng chảy phân phối không đều trong năm tạo ra những mâu thuẫn giữa nguồn nước với nhu cầu dùng nước của con người. Lũ lụt, hạn hán thường xuyên gây thiệt hại cho sản xuất, sinh hoạt, hủy hoại môi trường. Trong thời kì 2015-2035 theo phân tích từ kết quả dự báo thì mùa lũ trên các lưu vực sông tỉnh Quảng Trị sẽ xuất hiện muộn hơn so với các thời kì trước. Tổng lượng dòng chảy trên các lưu vực sông chính giảm nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm, xu thế giảm tổng lượng bốc hơi vẫn tiếp diễn trong thời kì này đây có thể là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 84 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ Trên thế giới, các vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), tác động của BĐKH và thích ứng với nó ra sao đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong việc hoạch định chính sách ở hầu hết các nước. Việc đưa các vấn đề về BĐKH, tác động, xu thế tương lai và nhân tố bất ngờ của nó cũng như cơ chế giảm nhẹ và thích ứng. Trong tương lai khi các tác động có hại, các sự kiện hay thiên tai thực sự xảy ra, nó sẽ giúp ta trong các hoạt động đối phó và giảm nhẹ các thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Biến đổi khí hậu và những tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngân hàng thế giới cảnh báo khi mực nước biển tăng 1m thì 5% diện tích đất Việt Nam bị ngập, làm 11% dân số bị ảnh hưởng và GDP có thể giảm 10%. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu có thể nhận thấy ở các tác động điển hình như nhiệt độ gia tăng, mực nước biển dâng lên, thay đổi chế độ và lượng mưa. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn được biểu hiện thông qua việc tăng cường độ, tần suất và tính thất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và rét đậm kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt... 3.3.1. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực 3.3.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các lưu vực sông, xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ. 3.3.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. Vào những năm 2070, cây á nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở những độ cao trên 100 - 500m và lùi xa hơn về phía Bắc 100 - 200 km so với hiện nay. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính 85 biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. 3.3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau: - Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu rừng ven biển, rừng ngập mặn. - Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. - Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm. - Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt. - Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh... 3.3.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau đây: - Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt. - Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thủy sản. - Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: - Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. - Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu. - Quá trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thủy sản. - Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. 86 - Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động: - Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút. - Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt. - Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. - Hiện tượng xâm nhập mặn ở hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn phụ thuộc vào lượng dòng chảy và thuỷ triều. Vào tháng III,V và VII là các tháng kiệt nhất trên cả hai hệ thống sông này. Đồng thời đó cũng là các tháng mà mặn xâm nhập sâu vào trong nội địa, đã kéo theo nhiều loài gốc biển xâm nhập như cá Mú, cá Hồng điều này dẫn đến sự thay đổi phân bố nhiều loài trong khu vực. 3.3.1.5. Tác động của biến đổi khí hậu đối với năng lượng Nước biển dâng gây các tác động sau đây: - Ảnh hưởng tới hoạt động của các dàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện,... - Các trạm phân phối điện trên các dải ven biển phải tăng thêm năng lượng tiêu hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy các sông lớn có công trình thủy điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lượng: - Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện. - Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể. - Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào của các hồ thủy điện. BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông sét cũng ảnh hưởng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện, Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính (KNK) cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành năng lượng. 87 3.3.1.6. Tác động của biến đổi khí hậu đối với giao thông vận tải BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải KNK không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải KNK đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn. Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí trong ngành GTVT. 3.3.1.7. Tác động của biến đổi khí hậu đối với công nghiệp và xây dựng Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước đang và sẽ được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông và mực nước biển dâng. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tư lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ, hệ thống tiêu thoát nước, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải và hóa chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp. BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v. Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục. BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH. 3.3.1.8. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,... Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v... gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế – xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. 88 3.3.1.9. Tác động của biến đổi khí hậu đến văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,... Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ,... làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng. Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm. BĐKH là một nguy cơ, rủi ro cần tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành và địa phương. Hậu quả của BĐKH là thách thức nghiêm trọng đối với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, mục tiêu thiên nhiên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Những tác động tiềm tàng của BĐKH và nước biển dâng tới các mục tiêu thiên nhiên kỷ. Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng của các hiện tượng biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc tố, sạt lở đất, sụt lún đất, úng hạn và xâm nhập mặn. Để cung cấp thông tin cho việc hoạch định các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, trong báo cáo này chúng tôi đưa ra một số đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 3.3.2. Giải pháp ứng phó 3.3.2.1. Tài nguyên nước Chính sách chủ yếu để thích ứng với BĐKH là sử dụng nguồn nước khoa học, tiết kiệm và hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo an toàn cung cấp đủ nước cho mọi nhu cầu. Các hoạt động chính bao gồm: - Xây dựng và hoàn thiện khung các văn bản pháp luật đồng bộ với các luật và các văn bản dưới luật, sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan; - Các ngành liên quan củng cố bộ máy quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở các cấp trong điều kiện BĐKH; - Xây dựng chương trình, kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các ngành, các cấp; - Xác định các giải pháp KHCN phù hợp như: quy hoạch tổng thể lưu vực sông, 89 thay đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình khai thác và sử dụng nước, các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước, duy trì bảo vệ nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt; - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng bền vững tài nguyên nước thích ứng với BĐKH. 3.3.2.2. Nông nghiệp Hoạt động thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp chủ yếu là đảm bảo xây dựng nền nông nghiệp sạch, hàng hóa, đa dạng, bền vững, tiếp cận nhanh và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế; xây dựng nông thôn mới có hạ tầng kỹ thuật phát triển, theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý; đảm bảo đủ việc làm, xóa đói giảm nghèo, xã hội nông thôn văn minh, dân chủ và công bằng, mọi người sống sung túc; đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Các sở ban ngành có liên quan cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, trong đó chú ý những nội dung sau: - Xây dựng và hoàn thiện khung các văn bản pháp luật đồng bộ với các luật và các văn bản dưới luật để bảo vệ nền nông nghiệp hàng hóa, sạch, đa dạng, phát triển bền vững; - Sửa đổi và hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ áp dụng các công nghệ mới, các giải pháp khoa học kỹ thuật hiện đại chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và biện pháp kỹ thuật canh tác mới phù hợp với BĐKH; - Xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động KHCN thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp; - Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, mặt nước thủy sản hiệu quả với sự xem xét đến tác động trước mắt và tác động tiềm tàng của BĐKH đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định và bền vững; - Quy hoạch khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước trên các hệ thống thủy lợi có xét đến tác động của BĐKH. 3.3.2.3. Công nghiệp - Áp dụng tiến bộ của các công nghệ mới không nhữn để thích ứng với BĐKH mà còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính. - Việc lập dự án khai thác khoáng sản và cát cần xem xét cẩn thận thong tin BĐKH để phòng chống các cơn bão mạnh, lốc tố. Các khu vực đã đang khải thác phải được khôi phục lại tình trạng ban đầu và trồng cây để chống xói mòn và cát bay. - Nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến công tác kinh doanh để đối phó với thiên tai do BĐKH gây ra. - Quy hoạch các cụm hay các điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp ở vùng 90 ven biển không bị ảnh hưởng của xói mòn và liên kết với các hạ tầng cơ sở kỹ thuật khác. - Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng khải thác và khả năng về năng lượng như phong điện 3.3.2.4. Y tế và sức khỏe Thích ứng với BĐKH trong ngành Y tế là chiến lược giám sát và kiểm soát về y tế các vùng và địa phương để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân trong các điều kiện BĐKH và thiên tai. Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và liên quan tới y tế và sức khỏe cộng đồng, trong đó những nội dung cần được chú ý bao gồm: - Thiết lập tiêu chuẩn y tế về vệ sinh môi trường cho các khu vực đông dân, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn y tế và bảo vệ sức khỏe cho mọi hoạt động dân sinh kinh tế có tính đến BĐKH; - Kiểm dịch chặt chẽ tại biên giới, cửa khẩu nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm; - Tăng cường áp dụng các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị, hệ thống kiểm soát bệnh tật phát sinh, phát triển, lây lan trong điều kiện BĐKH, nhất là sau thiên tai; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về sức khỏe môi trường do tác động của BĐKH. 3.3.2.5. Lĩnh vực Năng lượng Chiến lược của ngành Năng lượng là bảo đảm cung ứng đủ năng lượng cho phát triển KT-XH và dân sinh, trước hết là cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát triển khai thác đa nguồn các dạng năng lượng sơ cấp nội địa. Sử dụng có hiệu quả và hợp lý các dạng năng lượng trên cơ sở một hệ thống chính sách quản lý nhu cầu năng lượng. Giảm các tác động môi trường của ngành năng lượng đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việc giảm nhẹ phát thải KNK trong ngành Năng lượng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ các chương trình, kế hoạch và chiến lược phát triển năng lượng đồng thời là một bộ phận của Chương trình, thể hiện qua các nội dung sau đây: - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong điều kiện BĐKH; - Sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển và khai thác tối đa thuỷ điện và khí; - Phát triển các dạng năng lượng mới: địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân; - Xác định các tiêu chuẩn khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng. Sở điện lực của tỉnh phối hợp với các sở ban ngành xây dựng kế hoạch hành động của ngành Năng lượng, bao gồm các hoạt động từ tăng cường thể chế đến áp dụng các giải pháp, chính sách, khoa học, công nghệ, nâng cao nhận thức nhằm giảm 91 nhẹ phát thải khí nhà kính 3.3.2.6. Xây dựng và giao thông vận tải - Việc qui hoạch các khu đô thị và các vùng nông thôn cần xem xét địa điểm, địa lý có sử dụng các thông tin về BĐKH. - Xét lại và thay đổi các tiêu chuẩn thiết kế nhà cửa, giao thông vận tải, công trình giữ nước, thủy điện theo đánh giá về tác động của BĐKH. - Qui hoạch tái định cư, ổn định đời sống ở khu vực ven sông 3.3.2.7. Ngành du lịch - Hoàn thành qui hoạch chi tiết cho các khu du lịch trọng điểm làm cơ sở cho các dự án đầu tư và phát triển ở các khu vực đó. Song song với qui hoạch, tăng cường đầu tư vào hạ tầng cơ sở của các dịch vụ du lịch thích hợp với đường lối thích ứng với BĐKH. - Có chính sách khuyến khích đầu tư vào khai thác tiềm năng du lịch thiên nhiên để phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững. 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu và tính toán ở trên của báo cáo cho phép rút ra một số kết luận sau: Tại Quảng Trị, thời kỳ 1993-2013 là thời kỳ nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ trung bình khoảng 24,50C, cao hơn trung bình thời kỳ 1973-2013 khoảng 0,10C. Đáng chú ý, chuẩn sai nhiệt độ cao nhất hầu hết xuất hiện ở thời kỳ này, với 14 năm có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ 1973-2013. Lượng mưa trung bình năm trong thời kỳ 1993-2013 không thể hiện rõ xu thế tăng hay giảm. Tuy nhiên, so với các thời kỳ trước, lượng mưa trung bình năm thời kỳ 2003-2013 đều cao hơn (khoảng 1mm so với thời kỳ 1973-1982, gần 92 mm so với thời kỳ 1983-1992, và khoảng 20 mm đối với thời kỳ 1993-2002). Khi so sánh với tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ 1973-2013 (996,5 mm) và tổng lượng bốc hơi các năm trong thời kỳ 1993-2013 hầu hết đều thấp hơn, từ 26,1 mm (2006) cho tới 183,1 mm (2013). So với các thời kỳ trước, các thời kỳ 1993-2013 và 2003-2013 đều cho thấy giá trị tổng lượng bốc hơi năm trung bình thời kỳ nhỏ hơn. Nhiệt độ tối cao trung bình năm có xu thế tăng nhẹ, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,0160C. Tương tự, nhiệt độ tối thấp trung bình năm cũng tăng và có xu thế nhanh hơn so với nhiệt độ tối cao, trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,024 0C. Đặc biệt, độ chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp trung bình năm tại trạm Khe Sanh (đại diện cho khu vực miền núi) có xu thế thu hẹp dần nhanh hơn so với tại trạm Đông Hà (đại diện cho khu vực đồng bằng). Tổng số cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng tới tỉnh Quảng Trị thời kỳ 1993 – 2009 là 17 cơn, trung bình 0,76 cơn mỗi năm, thấp hơn thời kỳ 1973-1992 khoảng 0,29 cơn. Tổng số ngày có Sương mù trung bình thời kỳ 1993-2013 là 21,2 ngày, lớn hơn nhiều khi so với thời kỳ 1974-1992 (12,4 ngày). Trên cơ sở sản phẩm dự báo của mô hình Precis chạy cho kịch bản A1B do Viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu áp dụng xây dựng kịch bản BĐKH cho toàn Việt Nam, diễn biến khí hậu thời kỳ 2015-2035 được dự báo, cụ thể như sau: Nhiệt độ trung bình dự báo tăng khoảng 1,00C so với thời kỳ 1973-2013. Đáng chú ý, có tới 20 năm với nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ 1973-2013, duy nhất 1 năm thấp hơn là năm 2018 (23,70C). Nhiệt độ khu vực miền núi dự báo tăng cao nhất, khoảng 2,20C; trong khi đó, ở khu vực đồng bằng, nhiệt độ tăng thấp hơn, chỉ khoảng 1,10C. Lượng mưa mùa mưa và mùa khô giảm khi so với thời kỳ 1973-2013 với sự dao động không đều theo khu vực địa phương. Ở khu vực miền núi, dự báo thời kỳ 2015-2035 có lượng mưa mùa mưa (tháng IX-tháng I năm sau) trung bình 221 mm, thay đổi không đáng kể so với thời kỳ chuẩn (224 mm). Mùa khô (tháng II-tháng VIII) 93 chứng kiến sự giảm lượng mưa mạnh, từ 143 mm xuống 74 mm. Trong khi đó, xu hướng giảm của lượng mưa mùa mưa thời kỳ 2015-2035 ở đồng bằng thể hiện rất rõ nét (từ 354 mm xuống 233 mm), và lượng mưa mùa khô thay đổi không đáng kể. Xu thế giảm tổng lượng bốc hơi xảy ra trong thời kỳ 1993-2013 vẫn tiếp diễn ở thời kỳ 2015-2035. Tổng lượng bốc hơi các năm đều thấp hơn, từ 144,6 mm (2026) cho tới 355,9 mm (2015). Lượng bốc hơi năm ở khu vực miền núi được dự báo giảm chậm hơn khu vực đồng bằng. Mùa lũ trong thời kỳ 2015-2035 xảy ra muộn hơn so với thời kỳ trước (bắt đầu từ tháng X năm trước đến tháng I năm sau). Tổng lượng dòng chảy năm trên các lưu vực sông giảm. Dạng đường phân phối dòng chảy trong thời kỳ 2015-2035 không còn xuất hiện cực đại phụ và cực tiểu phụ như trong thời kỳ 1993-2013. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ so với tổng lượng dòng chảy năm vẫn chiếm một tỷ lệ lớn tương đương qua các thời kỳ nằm trong khoảng từ 62,4-82,48% và mùa kiệt từ 17,34-37,5%. Báo cáo đã đưa ra một số giải pháp chung trong việc ứng phó và thích ứng với BĐKH cụ thể cho từng ngành và từng lĩnh vực. 2. KIẾN NGHỊ Đối với tỉnh Quảng Trị: Diễn biến khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1993-2013 có nhiều biến đổi trong bối cảnh biến đổi khí hậu theo xu hướng của quốc gia, nên việc nghiên cứu các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng và ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Sở Khoa học Công nghệ là đơn vị nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong việc sử dụng các kết quả nghiên cứu đề tài, nghiên cứu các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương trong chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các sở, ban ngành và địa phương trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khoa học về khí hậu, thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của quốc gia và địa phương, tùy thuộc vào từng ngành, lĩnh vực quản lý và điều kiện thực tế của địa phương chủ động xây dựng và lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình, kế hoạch để giảm thiểu tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đơn vị chủ trì Quảng Trị, ngày tháng năm 2015 (Ký tên, đóng dấu) Chủ nhiệm Đề tài/Dự án 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999. Dự án quy hoạch phòng chống bão lũ và lũ quét tỉnh Quảng Trị 2. Bộ TNMT, 2008. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu 3. Cục Thống kê Quảng Trị, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013 4. Hoàng Đức Cường. Báo cáo tổng kết của nhiệm vụ xây dựng được kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ, lượng mưa và các đặc trưng cực trị của chúng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam và các đơn vị hành chính cấp tỉnh và góp phần thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu . Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Thông báo khí hậu năm (2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011) 5. Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Phương Nhung, Tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Trị Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.25 số 3S (2009) 85 7. Mai Văn Khiêm, Nguyễn Đăng Mậu, Đào Thị Thúy, Lê Duy Điệp, Phạm Thị Hải Yến. Khí hậu Việt Nam trong thập kỷ 2001 – 2010, Tạp chí Khí tượng Thủy văn số tháng 7/2014. 8. Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Sơn, 2003. Tính toán thuỷ văn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2005. Nghiên cứu thuỷ văn phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị. Báo cáo đề mục của đề tài "Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị", Hà Nội 11. Nguyễn Thanh Sơn và nnk. 2006. Báo cáo Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020, Hà Nội. 12. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, Nguyễn Tiền Giang, 2006. Dự báo nhu cầu sử dụng và quy hoạch tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 và 2020, Báo cáo chuyên đề công trình " Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020", Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Sơn và nnk, 2011. Xây dựng luận cứ về điều kiện khí hậu-thủy 95 văn và chất lượng môi trường nước mặt cho việc xây dựng Khu kinh tế biển Đông Nam Quảng Trị, Hà Nội. 14. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam, Hà Nội. 15. Ngô Đình Tuấn và nnk, 2003. Đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển Miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuâṇ), Hà Nội. 16. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Tri ̣ và Vi ện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường , 2011. Xây dưṇg kic̣h bản biến đổi khí hâụ và nước biển dân cho Quảng Tri ,̣ Hà Nội. 17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 1998. Đặc điểm khí hậu và khí hậu nông nghiệp tỉnh Quảng Trị. 18. Viện quy hoạch thủy lợi, Bộ NN&PTNT, 2002 Chiến lược phát triển và quản lý tài nguyên nước giai đoạn 2010-2020, Hà Nội. 19. Website 20. Trần Thanh Xuân, 2002. Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị. Đề tài nhánh thuộc thề tài:" Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị", Sở KHCN&MT tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị., Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dien_bien_khi_hau_thuy_van_tinh_quang_tri_giai_doan_1993_2013_duoi_tac_dong_cua_bien_doi.pdf
Luận văn liên quan