Để có thể làm điều trên việc đầu tiên là các thầy cô giáo phải dồn nhiều công sức cho
việc dạy và học muốn vậy cần phải tăng thu nhập cho giáo viên.
Tăng kinh phí dành cho các hoạt động bổ ích cho sinh viên.
Môn Tâm lí - Giáo dục cần xây dựng chương trình thực hành xử lí các tình huống
trong cuộc sống. Sinh viên tự đọc phần lí thuyết, trên lớp giáo viên chỉ hướng dẫn thực hành phần ứng xử.
Khi tuyển sinh nhà trường nên chú ý cân bằng tương đối về giới trong các khoa. Kiểu
nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách bao giờ cũng thể hiện giới của mình, chúng không
nên bị mất đi trong quá trình giáo dục. Tính cách mang đặc điểm giới sẽ bổ sung cho nhau
trong hoạt động chung tạo ra sự phát triển hài hòa của nhân cách
107 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lí tập thể sinh viên sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. Cảm
xúc âm tính đó không mất đi theo thời gian mà nó âm ỉ tới một lúc nào đó đủ sức bùng phát
rất mạnh gây hậu quả cho hoạt động và sự phát triển chung của nhóm.
Cùng là yếu tố H nhƣng nếu là ngƣời can đảm, dứt khoát, dũng cảm trong việc giải
quyết các tình huống, họ sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn thông qua hoạt
động của mình (R = 0.10; P = 0.31). Ngƣợc lại ngƣời nào có kiểu tính cách thiếu sự dứt khoát
trong cách giải quyết sự việc, họ trở thành ngƣời khó hiểu đối với các
76
bạn trong nhóm, đó là ngƣời thiếu tính thống nhất, vì vậy khó dự đoán đƣợc cung cách ứng
xử của họ trong các tình huống (R = -0.182; p = 0.000)
Kiểu nhân cách "kém nhạy cảm- nhạy cảm cao" đƣợc đặc trƣng bởi yếu tố L thể hiện
trong bảng kết quả nghiên cứu. Sinh viên nào có kiểu nhân cách "cả tin" sẽ có các nét nhân
cách dễ thông cảm, chịu đựng, ít để ý đến nhận xét, góp ý. Kết quả nghiên cứu cho thấy (R=
0.160; p= 0.001). Họ là ngƣời muốn gặp bạn bè khi có dịp và ngƣợc lại do đó họ là những
ngƣời tạo ra bầu không khí tích cực cho nhóm hoặc ít nhất họ cũng còn muốn gặp mặt nhau
khi có dịp. Ngƣợc lại nếu sinh viên nào có kiểu nhân cách hay "nghi ngờ", đó là ngƣời có
những nét: chú ý tới thất bại, đợi ngƣời khác phải chịu trách nhiệm về sai lầm, kiểu ngƣời đó
không ai muốn gặp bản thân họ cũng không muốn gặp mặt mọi ngƣời trong nhóm. ít gặp
nhau, khó có thể tạo đƣợc bầu không khí tâm lý hòa thuận để nhóm phát triển (R= - 0173; P=
0.000).
Tuy nhiên, vẫn yếu tố L nếu ngƣời nào kém nhạy cảm sẽ dễ tin rằng mình hiểu ngƣời
khác và ngƣời khác cũng hiểu mình, kết quả cho thấy R = -0.151; P= 0.002. Ngƣợc lại sinh
viên nào nhạy cảm biểu hiện, nóng tính lại là ngƣời cẩn trọng hơn trong việc đánh giá về
mức độ hiểu các bạn trong nhóm (R= 0.282; P = 0.000), các em tự đánh giá không hiểu các
bạn trong nhóm. Chính vì vậy kết quả cho thấy có sự tƣơng quan thuận.
Bảng 14. Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lý sinh viên
Tiêu chí
Trí tụê "thấp cao" Tự tin - không tự tin Bảo thủ - Cấp tiến
R P R P R P
Cảm xúc tích cực 0.118 0.015 0.129 0.008
Cảm xúc không xác
định
0.111 0.023
Găp gỡ tích cực - 0.097 0.046
Yếu tố có sự tƣơng quan nghịch tiếp theo là yếu tố O, đặc trứng cho kiểu nhân cách
"tự tin -không tự tin", kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời nào càng có tự tin sẽ có đặc điểm
yêu đời, vui vẻ, mạnh mẽ, không sợ hãi và là loại ngƣời ảnh hƣởng tới việc hình thành cảm
xúc tích cực trong nhóm (R = 0.129; P = 0.008). Ngƣợc lại, sinh viên nào càng hay lo âu,
thiếu tự tin sẽ tạo cơ sở hình thành cảm xúc tiêu cực trong nhóm. (R =
77
0.111; P=0.023). Nhƣ đã biết, ngƣời yêu đời, vui vẻ, tự tin thƣờng là ngƣời đi đến đâu cũng
sẽ tạo ra sự phấn khích cho nhóm, ảnh hƣởng tích cực tới nhóm và làm cho các thành viên
trong nhóm cảm thấy dễ gần nhau hơn, phấn khởi hơn, vui vẻ hơn dễ chịu hơn trong các hoạt
động chung. Ngƣợc lại, loại ngƣời ƣu tƣ, hay lo lắng sẽ ảnh hƣởng tới cảm xúc của nhóm
dƣới dạng tạo ra những cảm xúc tiêu cực chán chƣờng cho những ngƣời xung quanh, sẽ là
những ngƣời không có lợi cho nhóm, đặc biệt trong tình huống gay go, phức tạp.
Yếu tố tiếp theo yếu tố O là yếu tố Q1, đặc trƣng cho kiểu nhân cách "bảo thủ - cấp
tiến". Kết quả nghiên cứu cho ta thấy nếu sinh viên càng bảo thủ là loại ngƣời thích cái cũ,
nghi kỵ những cái mới. Vì vậy ta có thể thấy ngƣời bảo thủ là ngƣời có xu hƣớng mong muốn
gặp lại các bạn quen cũ khi có dịp (R = - 0.97; P = 0.46), và họ cũng là ngƣời không thích
giao du gặp lại những ngƣời bạn bè mới. Loại ngƣời này sẽ để lại cả những mặt tích cực lẫn
tiêu cực cho sự phát triển của nhóm.
Một yếu tố nữa tiếp theo đặc trƣng cho kiểu nhân cách "phụ thuộc nhóm - độc lập" là
yếu tố Q2. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên càng phụ thuộc vào nhóm, tâm trạng họ
càng phấn khởi (R = - 0.238; P = 0.000). Họ là những ngƣời cần đến nhóm và ngƣợc lại. Các
em sinh viên nào có kiểu nhân cách phụ thuộc trội hơn sẽ càng có lợi cho bầu không khí tâm
lý của nhóm hơn so với những em sinh viên có kiểu nhân cách độc lập. Sự tự chủ, nhanh trí,
có thể chỉ huy, không cần sự giúp đỡ chƣa chắc có lợi cho bầu không khí tâm lý vì sự xuất
hiện của họ có thể sẽ làm cho các thành viên trong nhóm ở tình trạng không xác định đƣợc
cảm xúc của mình (R = 0.240; P = 0.000).
Cũng với yếu tố Q2 ta có thể nhận thấy, sinh viên có kiểu nhân cách càng phụ thuộc
vào nhóm rất mong muốn gặp gỡ bạn bè khi có dịp (R = - 0.165; P = 0.001), trong khi đó
sinh viên càng có kiểu nhân cách độc lập, tự chủ, nhanh trí, không cần sự giúp đỡ của nhóm
thì càng lƣỡng lự (R = 0.104; P = 0.032), thậm chí không muốn gặp lại bạn bè khi có dịp (R=
0.136; P = 0.005). Nhƣ vậy tính độc lập cao dẫn tới việc gắn kết với nhóm thấp và sự gắn kết
thấp này sẽ tạo ra trạng thái tình cảm tiêu cực, từ đó cho thấy, kiểu nhân cách này rõ ràng
không có lợi cho nhóm và điều quan trọng là sinh viên phải biết điều chỉnh hành vi của bản
thân. Không nên vì sự "giỏi giang" của mình mà quên đi mình là thành viên của nhóm.
78
Bảng số 14: Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh viên
Tiêu chí
Phụ thuộc độc lập Ý kiến riêng thấp Ý
kiến riêng cao
Căng thắng thấp
Căng thẳng cao
R P R P R P
Cảm xúc tích cực - 0.238 0.000 0.121 0.013
Cảm xúc không xác định 0.210 0.00 _
Cảm xúc tiêu cực - 0.128 0.090
Găp gỡ tích cực - 0.165 0.001 0.097 0.048
Găp gỡ không xác định 0.104 0.032 - 0.115 0.019
Gặp gỡ tiêu cực 0.136 0.005
Hiểu biết - 0.132 0.070 0.189 0.00 0.111 0.023
Không hiểu biết 0.139 0.004 - 0.170 0.000
Kết quả nghiên cứu ở bảng 14 cho thấy sinh viên có kiểu nhân cách lệ thuộc vào
nhóm là những ngƣời mong muốn gần gũi các thành viên trong nhóm nhờ vậy họ có nhiều
điều kiện hiểu biết thấu đáo các thành viên trong nhóm về phẩm chất tâm lý (R = - 0.132; P =
0,007). Ngƣợc lại sinh viên càng độc lập, không cần sự giúp đỡ của ngƣời khác sẽ càng
không muốn gặp bạn bè trong nhóm khi có dịp, sự gắn kết với nhóm của họ sẽ thấp. Do vậy,
những sinh viên này không hiểu đƣợc các thành viên trong nhóm và nhóm cũng không hiểu
về họ (R= 0.139; P = 0.004) và dẫn đến việc tạo ra trạng thái tâm lý tiêu cực. Đó là những
ngƣời thiếu sự gắn bó với nhóm trong mọi hoạt động, sống độc lập, tách biệt. Kiểu ngƣời này
cần thiết cho một số dạng hoạt động, nhƣng lại không có lợi cho nhóm nhỏ. Chính vì vậy
nhiệm vụ của công tác giáo dục trong trƣờng Sƣ phạm cụ thể là vai trò của giáo viên chủ
nhiệm và ban cán sự lớp cần phải lôi kéo, giúp đỡ giáo dục những em này biết hợp tác trong
nhóm. Ngoài ra, nhóm cần phải có những hoạt động vui chơi sinh hoạt bổ ích, hấp dẫn lôi
kéo các em sinh viên vào kiểu nhân cách này trở về với nhóm, gắn kết với nhóm. Việc thiết
kế những hoạt động, đòi hỏi sức mạnh đoàn kết tập thể mới thành công là rất cần thiết nhằm
tạo điều kiện cho các em sinh viên kiểu này ý thức đƣợc vai trò của nhóm đối với bản thân và
ngƣợc lại, từ đó giúp các em ý thức tốt hơn về trách nhiệm tập thể mình đang sinh hoạt, gắn
bó với nhóm hơn, có nhƣ vậy mới tạo đƣợc bầu không khí tâm lý tích cực cho nhóm.
Yếu tố Q3 là yếu tố đặc trƣng cho kiểu nhân cách "có chính kiến - không có chính
kiến". Nhìn vào bảng kết quả nghiên cứu ta nhận thấy những em sinh viên nào càng có chính
kiến rõ ràng dứt khoát sẽ tạo ra đƣợc một trạng thái tâm lý tích cực cho nhóm. Đó
79
là con ngƣời có lập trƣờng, có quan điểm sống, làm việc gì cũng theo kế hoạch đã đƣợc vạch
ra từ trƣớc và là loại ngƣời có ý chí cao. Khi loại ngƣời này xuất hiện trong nhóm sẽ làm các
thành viên trong nhóm có tâm trạng tích cực (R= 0.121; P = 0.013). Kết quả nghiên cứu cho
thấy rõ ràng các thành viên rất thoải mái với những ngƣời có chính kiến có bản lĩnh, thể hiện
sự trung thực, dứt khoát. Đây là loại ngƣời có lợi cho hoạt động và phát triển của nhóm.
Ngƣợc lại, nếu sinh viên càng thiếu quan điểm (kiểu nhân cách không có chính kiến riêng),
biểu hiện ở những nét thiếu trách nhiệm, cẩu thả không chính xác, khả năng tự kiểm tra kém.
Sự xuất hiện của họ trong nhóm sẽ làm những ngƣời khác khó chịu vì kiểu nhân cách của họ
không thể nào góp sức tạo ra sức phát triển cho nhóm (R = - 0.128; P = 0.09). Nhƣ vậy, đây
là loại ngƣời không cần thiết cho nhóm, không giúp đƣợc cho sự phát triển của nhóm và
chính họ sẽ là ngƣời tạo ra bầu không khí tâm lý tiêu cực cho nhóm.
Cũng vẫn yếu tố Q3 nhƣng khi ta xét tới sự tƣơng quan với trạng thái không xác định
(có nên gặp bạn cùng lớp hay không khi có dịp). Kết quả bảng [15] cho thấy R = - 0.115; P =
0,019. Sinh viên nào càng không có chính kiến riêng của bản thân càng hay lƣỡng lự không
muốn gặp bạn bè cùng lớp khi có điều kiện. Bản thân những em sinh viên này đã cảm nhận
đƣợc sự không hài lòng của các thành viên trong nhóm đối với mình. Họ có thể muốn gặp gỡ
nhƣng cảm xúc âm tính trong nhóm đã làm cho họ không muốn gặp các bạn khi có dịp.
Khi xem xét sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm, kết quả nghiên cứu cho thấy
sinh viên nào càng có chính kiến càng hiểu rõ bạn bè (R = 0.189; P = 0.007). Đó là những
ngƣời ƣa sự chính xác, sự rõ ràng, không thích mập mờ, mong muốn hiểu mọi điều thật rõ
ràng trong đó có cả con ngƣời. Ngƣợc lại, ngƣời nào càng thiếu chính kiến, lập trƣờng bao
nhiên thì càng ít hiểu rõ về ngƣời khác bấy nhiêu (R = - 0.170; P = 0.000).
Tiêu chí cuối cùng Q4 đặc trƣng cho kiểu nhân cách có mức độ căng thẳng nội tâm
cao và mức độ căng thẳng nội tâm thấp. Từ những kết quả nghiên cứu trong bảng [14] ta thấy
sinh viên càng yếu đuối, chịu đựng lại càng mong muốn gặp các bạn trong lớp (R = 0.970; P
= 0.048), trong khi đó em nào càng chững chạc, sôi nổi càng hiểu biết các bạn trong nhóm
của mình (R = 0.111; P = 0.023).
80
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiểu nhân cách ảnh hƣởng mạnh mẽ đến bầu
không khí tâm lí trong tập thể lớp ở các mức độ khác nhau. Có những kiểu nhân cách thích
hợp với công việc nhƣng chƣa chắc thích hợp khi nó biểu hiện trong nhóm và ngƣợc lại. Điều
quan trọng sinh viên cần phải biết rèn luyện các phẩm chất và biết điều chỉnh bản thân cho
phù hợp trong từng tình huống cụ thể, có nhƣ vậy họ mới có thể trở thành thích nghi đƣợc với
cuộc sống hiện đại, điều này giúp họ thành công trong cuộc sống cũng nhƣ trong sự nghiệp.
2.4.2- Ảnh hưởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lý
Từ kết quả nghiên cứu của bảng [15] ta có thể thấy kiểu quan hệ liên nhân cách quyền
uy là kiểu nhân cách không có lợi cho hoạt động của nhóm. Ngƣời nào trong nhóm càng thể
hiện tính cách quyền uy bao nhiêu sẽ càng làm cho nhóm có cảm xúc tiêu cực bấy nhiêu, ở
những con ngƣời này còn thể hiện sự hống hách, hách dịch nên đã mang lại cảm xúc âm tính
cho các thành viên của nhóm (R = - 0.102; P = 0.038). Đây là loại ngƣời "ta đây", muốn đứng
trên mọi ngƣời, thiếu sự tôn trọng và sự cƣ xử bình đẳng trong nhóm, là kiểu liên nhân cách
rất có hại cho nhóm. Không những vậy, họ cho rằng họ biết ngƣời (R = 0.119; P = 0.015) và
mọi ngƣời cũng cần phải biết họ là ai. Họ là ngƣời ƣa giáo huấn, ƣa dạy dỗ ngƣời khác,
nhƣng lại không biết lắng nghe và tiếp nhận lời khuyên của ngƣời khác.
Bảng số 15: Ảnh hưởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí
Tiêu chí
Quyền uy Ích kỷ Vị tha
R P R P R P
Cảm xúc tích cực 0.150 0.002
Cảm xúc không xác định 0.103 0.035 - 0.127 0.009
Cảm xúc tiêu cực 0.102 0.037 - 0.103 0.035
Gặp gỡ tích cực 0.145 0.003
Hiểu biết nhau 0.119 0.015 0.122 0.120
Không hiểu biết nhau - 0.133 0.007
Kiểu quan hệ liên nhân cách thứ hai là kiểu ích kỷ. Kết quả nghiên cứu ở bảng 15 cho
thấy ngƣời nào càng ích kỷ càng gây cảm xúc âm tính cho nhóm (R = -0.103; P = 0.035). Đó
là loại ngƣời muốn tách mình ra khỏi tập thể, đứng trên mọi ngƣời, không hòa đồng vào
nhóm mà chỉ say mê chính mình. Với kiểu liên nhân cách bệnh hoạn nhƣ
81
vậy, họ không thể là ngƣời có lợi cho nhóm, trong khi đó nếu con ngƣời biết bớt đi một chút
ích kỷ thì trạng thái tâm lý trong nhóm sẽ bớt đi sự tiêu cực và sẽ chuyển sang lƣỡng lự ( R =
0.103; P = 0.035). Nhƣ vậy, sinh viên có kiểu quan hệ liên nhân cách ích kỷ sẽ không có lợi
cho hoạt động và sự phát triển của nhóm.
Kiểu quan hệ liên nhân cách thứ tƣ là tính đa nghi. Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 15
ta có thể nhận thấy rằng nếu trong một nhóm sinh viên càng nhiều thành viên đa nghi bao
nhiêu thì trạng thái tâm lý trong nhóm càng âm tính bấy nhiêu (R= - 0.103; P = 0.035) hoặc ở
dạng lƣỡng lự (R = -0.116; P = 0.017). Trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời trong nhóm mà
không đƣợc ngƣời đối thoại tin tƣởng, không đƣợc bạn bè tin tƣởng sẽ tạo ra bầu không khí
tâm lý tiêu cực, mọi ngƣời trong nhóm sẽ cảm thấy khó chịu không thoải mái do bị ngƣời
khác nghi ngờ. Về sự hiểu biết lẫn nhau trong nhóm kết quả nghiên cứu cho thấy nếu càng đa
nghi quan hệ càng xa cách nên sự hiểu biết đặc điểm tâm lý của các thành viên trong nhóm
rất kém (R = - 0.137; P = 0.005). Nếu các thành viên bớt đa nghi trong quan hệ, các bạn trong
nhóm sẽ xích lại gần nhau nhờ vậy sẽ giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ về nhau hơn (R
= 0.179; P = 0.000).
Bảng số 16: Ảnh hưởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí
II. Tiêu chí
Đa nghi Lệ thuộc Phụ thuộc
R P R P R P
Cảm xúc tích cực -0.103 0.035 -0.129 0.008
Cảm xúc không xác định -0.116 0.017
Cảm xúc tiêu cực 0.134 0.006 0.275 0.000
Gặp gỡ tiêu cực 0.128 0.009
Không hiểu biết 0.179 0.000 0.128 0.009
Hiểu biết nhau - 0.137 0.005
Một kiểu quan hệ liên nhân cách nữa mà ta cần xem xét đó là kiểu lệ thuộc. Kết quả
nghiên cứu ở bảng 16 cho thấy loại ngƣời bạc nhƣợc và có khuynh hƣớng nhƣờng nhịn mọi
ngƣời không có lợi cho nhóm và tạo ra cảm xúc tiêu cực cho nhóm (R = 0.128; P = 0.009).
Các em sinh viên mong muốn các thành viên trong nhóm của mình phải là những ngƣời có
chính kiến, mạnh mẽ. Họ không thích thậm chí không chấp nhận và rất khó chịu với loại
ngƣời a dua, bạc nhƣợc. Đây là loại ngƣời không có lợi cho nhóm mặc dù họ có vẻ hiền lành
nhƣng thực chất họ là nhân tố tạo ra sự cản trở cho sự phát triển của nhóm làm cho nhóm
chậm phát triển, đặc biệt khi trong nhóm có sự mâu thuẫn.
82
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu sinh viên càng lệ thuộc thì sinh viên
càng không hiểu các bạn trong nhóm (R = 0.128; P = 0.009).
Tiêu chí cuối cùng đƣợc xem xét ở đây là sự hòa thuận trong mối quan hệ liên nhân
cách. Nếu ngƣời có kiểu nhân cách kiểu liên nhân cách này trội sẽ là "ngƣời tốt giọng" đối
với nhóm, mong muốn thỏa mãn nhu cầu ngƣời khác, và họ sẽ mong muốn gặp các bạn trong
nhóm (R = 0.112; P = 0.022).
Nhận xét: Kiểu quan hệ liên nhân cách cũng có ảnh hƣởng với các mức độ khác nhau
tới bầu không khí tâm lí của nhóm. Cũng nhƣ kiểu nhân cách, không hẳn những ngƣời hay
nhƣờng nhịn mọi ngƣời sẽ tạo bầu không khí tâm lí tích cực. Điều này cho thấy xã hội yêu
cầu sinh viên phải biết điều chỉnh bản thân trong quá trình giao tiếp sao cho có lợi cho nhóm
để thúc đẩy sự phát triển của nhóm.
83
KẾT LUẬN
1.1. Kiểu nhân cách của sinh viên sư phạm
Kiểu nhân cách nổi trội của sinh viên sƣ phạm là kiểu "siêu tôi cao" với các nét nhân
cách có những ƣu điểm sau: là loại ngƣời có lƣơng tâm, có trách nhiệm biết tuân theo các
chuẩn mực đạo đức. Trong giao tiếp, có khả năng tạo đƣợc niềm tin ở đối tƣợng giao tiếp. Về
tình cảm thể hiện sự nghiêm túc. Tuy nhiên còn rất nhiều nét nhân cách chƣa hoàn thiện,
thậm chí ở mức độ thấp, nó thể hiện ở chỗ các em chƣa có khả năng tập trung trí tuệ ở mức
độ cao, chƣa biết che dấu tình cảm, sống thụ động và phụ thuộc vào nhóm. Nhìn chung nhiều
nét nhân cách còn đang hình thành. Điều quan trọng các em cần phải có khả năng điều chỉnh
bản thân sao cho thái độ phù hợp với từng tình huống cụ thể với những con ngƣời cụ thể.
Nhờ vậy mới giúp thành công trong hoạt động.
1.2. Sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa các nhóm sinh viên
1.2.1. Sự khác biệt về kiểu nhân cách giữa nam và nữ sinh viên
Nữ sinh viên thích giao tiếp hơn.
Nữ hiền lành, thiếu sự kiên định, kém ý chí hơn nam và dễ bị tình cảm chi phối, vui
vẻ, dịu dàng, ngƣợng ngùng, e lệ, thiếu cƣơng quyết, rất thận trọng, hay lo sợ, tính đa nghi.
Các em nam sinh viên có kiểu hƣớng nội, đằm tính hơn, mạnh mẽ, có chính kiến, bảo
thủ, dễ nóng giận, quyết đoán, nghiêm khắc. Ý chí cao hơn nữ, nhanh nhẹn dũng cảm, biết
giữ lời hứa, biết đặt niềm tin đúng chỗ.
1.2.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa sinh viên năm II và III
Sự cách biệt chỉ giới hạn trong một năm nên sự khác biệt về kiểu nhân cách không
nhiều nhƣng kết quả cho thấy có sự trƣởng thành về nhân cách. Sinh viên năm III biết lo lắng
hơn nghiêm túc hơn, chín chắn và chững chạc hơn. Nó thể hiện sự trƣởng thành về mặt xã hội
của các em. Đây là sự cần thiết để chuẩn bị bƣớc vào đời với một môi trƣờng lao động khác
hẳn môi trƣờng học tập. Ngoài ra sinh viên năm III có tính kiên trì tận tụy hơn các em năm II.
Các nét tính cách này rất cần thiết đối với nghề sƣ phạm.
84
1.2.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách giữa các khối sinh viên
Sinh viên khối xã hội là loại ngƣời hƣớng ngoại, trong khi đó sinh viên khối tự nhiên
là loại ngƣời ƣa quyền lực hơn khối xã hội. Sinh viên khối ngoại ngữ có kiểu nhân cách nhạy
cảm và độc lập hơn khối tự nhiên, ngƣợc lại sinh viên khối tự nhiên lại là loại ngƣời chịu sự
căng thẳng cao hơn hai khối còn lại. Sự khác biệt này do đặc điểm của môn học, nó là một
trong những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này.
2.1. Kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên sư phạm
Nhìn chung đa số sinh viên có kiểu quan hệ liên nhân cách chấp nhận đƣợc. Tuy
nhiên cũng giống kiểu nhân cách, trong giao tiếp, có cung cách cho từng tình huống cụ thể.
Trong giao tiếp cần phải thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo trong cung cách ứng xử.
2.2. Sự khác biệt kiểu quan hệ liên nhân cách của sinh viên
2.2.1. Sự khác biệt kiểu quan hệ liên nhân cách theo giới tính
Nữ sinh viên sƣ phạm, trong giao tiếp thể hiện mức độ đa nghi, lệ thuộc, phụ thuộc và
hòa thuận ở mức độ cao hơn nam sinh viên. Chính vì vậy có sự khác biệt giữa nam và nữ về
một số đặc điểm sau: nữ có tính đa nghi, nhƣờng nhịn quá mức, hơi bị nhu nhƣợc. Tuy nhiên
trong nhóm họ có khuynh hƣớng cởi mở, đoàn kết.
Nam sinh viên có khả năng đặt niềm tin đúng chỗ và nghi ngờ có cơ sở. Trong quá
trình vận hành mối quan hệ, các em có tính độc lập tƣơng đối. Nó sẽ bổ sung cho nhau rất tốt,
nếu trong nhóm có cả hai giới với số lƣợng tƣơng đƣơng nhau.
2.2.2. Sự khác biệt kiểu quan hệ liên nhân cách theo năm
Sinh viên năm III đã biết điều chỉnh kiểu quan hệ liên nhân cách của bản thân hài hòa
hơn. Cụ thể năm III biết thể hiện uy quyền bằng uy tín chứ không phải bằng phẩm chất "ảo"
nhƣ năm II. Sinh viên năm III tỏ ra mềm mỏng trong giao tiếp, biết đặt niềm tin đúng chỗ, có
tinh thần trách nhiệm, có khả năng thực hiện công việc nghiêm túc hơn sinh viên năm II,
đồng thời các em cởi mở, đầm ấm, hữu nghị trong các quan hệ và nhiệt tình trong hoạt động
nhằm đạt đƣợc mục đích của nhóm.
Trong giao tiếp sinh viên năm II thể hiện sự cứng nhắc, không biết khoan nhƣợng,
nhƣng khi nhóm xảy ra xung đột lại né tránh, muốn thỏa mãn yêu cầu của mọi ngƣời để cuối
cùng mâu thuẫn trong nhóm ngày càng tăng.
85
Chỉ một năm, nhƣng quan hệ liên nhân cách của sinh viên sƣ phạm có bƣớc chuyển
biến rõ rệt, để có đƣợc điều này các em đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội với những
vị trí, vai trò khác nhau, qua đó giao tiếp đƣợc vận hành giúp các em học hỏi đƣợc nhiều kinh
nghiệm trong cuộc sống. Chính vì vậy sinh viên trƣởng thành hơn.
4.1. Bầu không khí tâm lí sinh viên sư phạm
Nhìn chung bầu không khí tâm lí sinh viên của sinh viên sƣ phạm là tích cực. Đa số
các em có cảm xúc tích cực khi ở trong nhóm, muốn gặp gỡ nhau khi có dịp. Nhìn chung sinh
viên có sự hiểu biết lẫn nhau.
4.2. Sự khác biệt về bầu không khí tâm lí nhóm
Nữ sinh viên có cảm xúc tích cực hơn nam sinh viên trong khi đó nam sinh viên lại
hiểu biết các thành viên trong nhóm hơn giới nữ.
Số lƣợng sinh viên năm II có cảm xúc tiêu cực với lớp nhiều hơn năm III, đồng thời
số lƣợng sinh viên năm III có khả năng hiểu bạn bè trong lớp nhiều hơn năm II.
Sinh viên khối tự nhiên và ngoại ngữ có cảm xúc dƣơng tính nhiều hơn khối xã hội.
Nhƣng khối xã hội lại mong gặp bạn bè cùng lớp hơn khối tự nhiên. Số lƣợng sinh viên khối
ngoại ngữ không hiểu bạn bè cùng lớp nhiều hơn khối tự nhiên.
5.1. Ảnh hưởng kiểu nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh viên
Những kiểu nhân cách sau đây ảnh hƣởng tích cực tới bầu không khí tâm lí nhóm ở
các mức độ khác nhau: đó là kiểu hƣớng ngoại, cái tôi mạnh, lo lắng, nhạy cảm cao, can đảm,
trí tuệ cao, tự tin, cấp tiến, phụ thuộc, có chính kiến rõ ràng, khả năng chịu đựng sự căng
thẳng cao. Ngƣợc lại kiểu nhân nhân cách đối lập trong các cặp kiểu nhân cách ảnh hƣởng
tiêu cực tới bầu không khí tâm lí trong nhóm.
Nhƣ vậy trong 16 cặp kiểu nhân cách có đến 12 cặp ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm
lí trong nhóm hoặc tiêu cực ở các mức độ khác nhau. Điều này cho thấy, kiểu nhân cách của
các thành viên trong nhóm có vai trò lớn trong việc hình thành bầu không khí với những dạng
và mức độ khác nhau.
5.2. Ảnh hưởng kiểu quan hệ liên nhân cách tới bầu không khí tâm lí sinh
viên
Cũng nhƣ kiểu nhân cách, trong 8 kiểu quan hệ liên nhân cách có tới 6 kiểu quan hệ
ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm lí nhóm. Ở đây không có kiểu nào tối ƣu hay quá
86
xấu. Điều quan trọng sinh viên phải biết mềm dẻo linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp để đạt
đƣợc kết quả khi quá trình tƣơng tác lẫn nhau trong hoạt động chung.
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ KIẾN NGHỊ
1. Biện pháp giáo dục
- Kiểu nhân cách của sinh viên sƣ phạm còn nhiều nhƣợc điểm và nhiều mặt chƣa
hoàn thiện vì vậy để hình thành và rèn luyện chúng phải có môi trƣờng tƣơng ứng. Muốn vậy
trƣờng, khoa, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động đa dạng phong phú,
bổ ích, hấp dẫn tƣơng ứng với các kiểu nhân cách cần hình thành lôi cuốn và yêu cầu các em
tham gia mang tính bắt buộc.
- Trong quá trình dạy học, giáo viên không nên chỉ dạy chữ mà còn cần dạy sinh viên
cung cách ứng xử trong các tình huống đa dạng, muốn vậy họ phải là ngƣời có uy tín với sinh
viên trên nhiều phƣơng diện. Công cụ dạy học và giáo dục học sinh của ngƣời giáo viên
không ngoài gì khác là nhân cách của chính mình. Để làm đƣợc điều ấy bản thân các giáo
viên phải không ngừng phấn đấu về chuyên môn và mặt đạo đức.
- Với sinh viên khối tự nhiên, có xu hƣớng ngại giao tiếp vì vậy cần chú ý lôi kéo các
em này tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung, bởi vì đối tƣợng trong nghề dạy học là
con ngƣời.
- Về quan hệ liên nhân cách: nhìn chung có nhƣợc điểm nhƣng có sự trƣởng thành
theo năm học. Tuy nhiên, trƣớc hết sinh viên cần phải học đƣợc cung cách ứng xử ngay ở các
thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa, thầy cô chủ nhiệm, bộ môn, phòng ban v.v... Nhƣ vậy
không chỉ giáo viên đứng lớp mà tất cả những ngƣời phục vụ trong ngành sƣ phạm cần phải
trở thành tấm gƣơng cho các em noi theo.
Nhìn chung không có một kiểu nhân cách hay quan hệ liên nhân cách quá xấu hay quá
tốt mỗi một nét đều có điểm ƣu và nhƣợc của nó. Điều quan trọng là phải biết mềm dẻo, linh
hoạt trong cuộc sống. Ngƣời giáo viên phải dạy sinh viên điều này. Nhƣng bất luận trong mọi
tình huống không đƣợc đánh mất chính mình. Cụ thể trong mọi tình huống của cuộc sống
phải thể hiện tính trách nhiệm, tận tâm, nhiệt tình, công bằng, biết tôn trọng ngƣời khác, có
lòng tự trọng, lời nói và việc làm phải thống nhất với nhau.
87
Bầu không khí tâm lí ảnh hƣởng rất rõ tới kết quả hoạt động của nhóm. Các kiểu nhân
cách và kiểu quan hệ liên nhân cách ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm lí. Chính vì vậy nếu
các em sinh viên hình thành đƣợc kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên cách hài hòa nó sẽ ảnh
hƣởng tới kết quả hoạt động của nhóm.
2. Kiến nghị
Để có thể làm điều trên việc đầu tiên là các thầy cô giáo phải dồn nhiều công sức cho
việc dạy và học muốn vậy cần phải tăng thu nhập cho giáo viên.
Tăng kinh phí dành cho các hoạt động bổ ích cho sinh viên.
Môn Tâm lí - Giáo dục cần xây dựng chƣơng trình thực hành xử lí các tình huống
trong cuộc sống. Sinh viên tự đọc phần lí thuyết, trên lớp giáo viên chỉ hƣớng dẫn thực hành
phần ứng xử.
Khi tuyển sinh nhà trƣờng nên chú ý cân bằng tƣơng đối về giới trong các khoa. Kiểu
nhân cách và kiểu quan hệ liên nhân cách bao giờ cũng thể hiện giới của mình, chúng không
nên bị mất đi trong quá trình giáo dục. Tính cách mang đặc điểm giới sẽ bổ sung cho nhau
trong hoạt động chung tạo ra sự phát triển hài hòa của nhân cách.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hiệp. Tâm lí học xã hội mấy vấn đề lí luận. NXBKHXH, 1999
2. E.C Kudờmin. Những vấn đề tâm lí học xã hội. L., 1976
3. Miaxisép V.N. Nhân cách và hệ thần kinh. L., 1980.
4. Miaxisép V.N. Khoa học tâm lí ở Liên Xô. T.II. M1960
5. Bueva L. P. Môi trƣờng xã hội và ý thức nhân cách. M., 1967
6. Bôđalev A.A. Tri giác xã hội. L., 1987
7. Bôđalev A.A. Nhân cách và giao tiếp. M., 1983
8. Bôlodina E.B. Bầu không khí đạo đức và sự tham gia của thanh niên trong công
việc điều khiển sản xuất. M., 1974.
9. I.I. Lapin. Bầu không khí tâm lí tập thể. NXBGD. 1974
10. Lepeđev B.I. Bầu không khí đạo đạo đức của tập thể. NXBTT. 1976
11. Leônchév A.A. Tâm lí học giao tiếp. M., 1976
12. Leônchév A.A. Giao tiếp là đối tƣợng nghiên cứu của tâm lí học. M., 1975
13. Leônchév A.N. Những vấn đề phát triển tâm lí. M., 1986
14. Lomốv B. Ph. Giao tiếp là vấn đề của tâm lí đại cƣơng. M., 1975
15. Tâm lí học nhân cách và tâm lí nhóm nhỏ - Tuyển tập tâm lí học thực nghiệp. Tập
6 và 8. L., 1977.
16. Serkovich I. A. Các ý tƣởng nghiên cứu bầu không khí tập thể. M., 1975
17. Sorôkhốva E; Platonov K.K. Tập thể và nhân cách M.,1975.
18. Kolominxki I. A. Tâm lí học quan hệ lẫn nhau trong nhóm nhỏ.
19. Obozov N.N. Quan hệ liên nhân cách. L., 1979.
2
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢ LỜI PHIẾU THĂM DÒ SỐ 1
Trƣớc mắt bạn là một loạt các câu hỏi, mà chúng có thể giúp chúng ta xác định đƣợc
một vài phẩm chất nhân cách của bạn. Đây không có các câu trả lời "đúng đắn" hoặc "sai
trái". Quan điểm có thể khác nhau nhƣng mỗi ngƣời đều có thể phát biểu ý kiến của mình.
Bạn hãy cố gắng trả lời chân thành và chính xác.
Bạn hãy ghi họ tên của mình và các thông số khác về mình ở phần trên của phiếu câu
hỏi.
Khi trả lời từng câu hỏi, bạn phải chọn một trong ba câu hỏi đƣợc đặt ra cho bạn. Đó
là câu trả lời phù hợp nhất đối với cách nhìn của bạn và ý kiến của bạn về bản thân mình. Cần
phải trả lời theo cách sau: đánh dấu thập rõ ràng vào ô tƣơng ứng trong phiếu in câu trả lời (ô
trái tƣơng ứng với câu trả lời. "a", ô giữa tƣơng ứng với "b", ô phải ứng với “c”).
KHÔNG VIẾT GÌ VÀ KHÔNG GẠCH DƢỚI TRONG PHIẾU HỎI ĐÁP
Nếu bạn không rõ điều gì, hãy hỏi ngƣời tiến hành thử nghiệm. Khi trả lời câu hỏi bạn
hãy luôn nhớ bốn nguyên tác sau đây:
1. KHÔNG CẦN BỎ NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ NGẪM NGHĨ CÂU TRẢ LỜI. HÃY
ĐƢA RA CÂU TRÀ LỜI XUẤT HIỆN ĐẦU TIÊN TRONG ĐẦU BẠN
Tất nhiên là các câu hỏi sẽ thƣờng đƣợc viết không cụ thể nhƣ bạn muốn. Trong
trƣờng hợp nhƣ vậy, khi trả lời, bạn hãy cố gắng hình dung một tình trạng trung gian, có tính
đặc trƣng nhất mà phù hợp với ý nghĩa của câu hỏi, và trên cơ sở đó bạn hãy chọn câu trả lời.
Cần phải trả lời sao cho có thể chính xác hơn, nhƣng không quá chậm chạp, khoảng 1 phút
cho 5 - 6 câu hỏi. Bạn phải trả lời hết các câu hỏi trong vòng không quá 30 phút.
2. hãy cố gắng đừng sử dụng quá nhiều các câu trả lời trung gian không xác định, kiểu
nhƣ "tôi không biết", "một cái gì đó trung gian" v.v...
3. HÃY TRẢ LỜI TẤT CẢ CÁC CÂU HỎI MỘT CÁCH BẮT BUỘC THEO THỨ
TỰ, KHÔNG BỎ QUA THỨ GÌ
Có thể là một vài câu hỏi đối với bạn tỏ ra là không phù hợp lắm, nhƣng cả trong
trƣờng hợp này bạn hãy cố gắng tìm ra câu trả lời tốt nhất, chính xác nhất. Một vài câu hỏi có
thể mang tính cá nhân, nhƣng bạn có thể tin tƣởng là câu trả lời của bạn sẽ không bị tiết lộ.
Các câu trả lời chỉ có thể đƣợc giải mã nhờ sự trợ giúp của "chìa khóa" đặc biệt, nằm trong
tay của ngƣời tiến hành thử nghiệm. Hơn nữa, các câu trả lời cho từng câu hỏi riêng biệt nói
chung sẽ không đƣợc xem xét: chúng ta chỉ quan tâm đến các chỉ số đã đƣợc tổng quát hóa
mà thôi.
4. HÃY TRẢ LỜI TRUNG THỰC VÀ CHÂN THÀNH
Bạn hãy đừng cố gắng gây ấn tƣợng tốt bằng các câu trả lời của mình, chúng phải phù
hợp với thực tế. Trong trƣờng hợp này:
1) Bạn có thể nhận biết bản thân tốt hơn;
2) Bạn sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong công trình của chúng tôi. Xin cảm ơn bạn
trƣớc vì bạn đã giúp chúng tôi trong việc xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu.
Chúng tôi xin đề nghị bạn không lật trang giấy khi không đƣợc phép.
3
PHIẾU THĂM DÒ SỐ 1
1. Tôi nghĩ rằng trí nhớ của tôi hiện nay tốt hơn trƣớc
a) đúng b) khó nói c) không
2. Tôi hoàn toàn có thể sống một mình, xa cách mọi ngƣời
a) đúng b) đôi khi c) không
3. Nếu nhƣ tôi nói rằng bầu trời nằm "bên dƣới" và rằng mùa đông "nóng nực", thì tôi sẽ gọi
kẻ phạm tội là:
a) tên cƣớp b) vị thánh c) mây đen
4. Khi nằm xuống ngủ
a) tôi thiếp đi nhanh b) giữa chừng c) tôi thiếp đi một cách khó khăn
5. Nếu nhƣ lái xe trên đƣờng có nhiều xe lƣu hành, tôi thích:
a) nhƣờng cho đa số xe qua
b) không biết
c) vƣợt qua tất cả các xe đi trƣớc
6. Khi tụ họp tôi để cho ngƣời khác đùa cợt và kể đủ loại chuyện
a) đúng b) đôi khi c) không
7. Đối với tôi là quan trọng, sao cho ở mọi nơi xung quanh tôi không có sự lộn xộn
a) chính xác b) khó nói c) không chính xác
8. Đa số mọi ngƣời, thƣờng hay chơi trong nhóm với tôi, chắc chắn là vui mừng khi gặp tôi
a) đúng b) đôi khi c) không
9. Đúng ra là tôi nên tập môn:
a) đấu kiếm và khiêu vũ
b) khó nói
c.) vật và bóng rổ
10. Tôi cảm thấy buồn cƣời vì những gì ngƣời ta làm hoàn toàn không giống những gì mà sau
này ngƣời ta kể về chúng
a) đúng b) đôi khi c) không
11. Đọc về một chuyện gì đó xảy ra tôi quan tâm đến tất cả các tình tiết
a) luôn luôn b) đôi khi c) hiếm khi
12. Khi bạn bè trêu chọc, tôi thƣờng cƣời đùa cùng với họ và hoàn toàn không bực tức.
a) đúng b) không biết c) không đúng
13. Nếu nhƣ bị ai đó nói lời tục tằn, tôi có thể nhanh chóng quên ngay chuyện đó.
a) chính xác b) tôi không biết c) không chính xác
14. Tôi thích nghĩ ra những phƣơng pháp mới trong việc thực hiện một công việc gì đó hơn là
duy trì các cách làm cũ.
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
4
15. Khi lập kế hoạch cho một việc gì đó, tôi thích tự mình làm không cần đến sự giúp đỡ của
ngƣời khác.
a) chính xác b) đôi khi c) không
l6. Tôi nghĩ là tôi nhạy cảm và dễ xúc động hơn đa số mọi ngƣời
a) chính xác b) khó trả rời c) không chính xác
17. Những ngƣời không thể nhanh chóng đƣa ra quyết định làm cho tôi khó chịu
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
Hết cột thứ nhất trong bảng in sẵn-dành cho các câu trả lời
18. Thỉnh thoảng, có khi nhất thời trong tôi xuất hiện những cảm giác bực mình với cha mẹ
a) có b) không biết c) không
19. Đáng ra tôi nên tiết lộ những ý nghĩ thầm kín của mình
a) cho các bạn thân của tôi
b) không biết
c) vào cuốn nhật ký
20. Tôi nghĩ là câu nói đứng ngƣợc theo nghĩa đối chọi của câu "không chính xác" là:
a) không cẩn thận b)kỹ càng c)tƣơng tự
21. Tôi luôn có đủ sức lực khi tôi cần nó
a) đúng b) khó nói c) không
22. Những ngƣời làm tôi rất khó chịu, đó là những ngƣời
a) làm ngƣời khác ngƣợng chín ngƣời vì những câu đùa thô lỗ
b) khó nói
c) tạo ra cho tôi những bất tiện khi chậm trễ đến nơi hẹn ƣớc trƣớc
23. Tôi rất thích mời khách đến chơi và làm họ vui
a)chính xác b) tôi không biết c) không chính xác
24. Tôi nghĩ rằng
a) không phải mọi thứ đều phải làm cẩn thận nhƣ nhau
b) khó nói
c) việc bất kỳ nào cũng phải thực hiện cẩn thận nếu bạn đã nhận làm
25. Tôi luôn luôn phải vƣợt qua sự bối rối
a) đúng b) có thể c) không
26. Các bạn tôi thƣờng
a) hỏi ý kiến tôi
b) hỏi ý kiến và cho lời khuyên
c) cho tôi lời khuyên
27. Nếu một ngƣời bạn lừa dối tôi những chuyên vặt vãnh, chắc là tôi sẽ làm ra vè nhƣ không
biết gì, hơn là vạch mặt anh ta
a) đúng b) không c) không
5
28. Tôi thích ngƣời bạn:
a) có sở thích mang tính công việc và thực tế
b) không biết
c) khác biệt bởi các quan điểm sâu sắc về cuộc sống
29. Tôi không thể bình tâm nghe ngƣời khác phát biểu ý kiến đối nghịch với những điều mà
tôi tin tƣởng vững chắc.
a) chính xác b) khó trả lời c) không chính xác
30. Những hành động và lỗi lầm trong qáu khứ làm tôi lo lắng
a) đúng b) không biết c) không
31. Nếu nhƣ tôi chơi giỏi nhƣ nhau cả môn này lẫn môn kia, thì tôi thích chơi hơn môn:
a) đánh cờ b) khó nói c) môn ném gậy
32. Tôi thích những ngƣời cởi mở, ƣa quảng giao hội hè
a) đúng b) không biết c) không
33. Tôi cẩn thận và thực tế đến độ mà tôi ít gặp những bất ngờ khó chịu hơn so với ngƣời
khác.
a) đúng b) khó nói c) không
34. Tôi có thể quên đi những lo âu và trách nhiệm khi tôi cần thế.
a) đúng b)đôi khi c)không
Hết cột thứ hai trong bảng in sẵn dành cho các câu hỏi
35. Tôi có lúc thấy khó thú nhận rằng tôi đã không đúng.
a) đúng b) đôi khi c) không
36. Trong xí nghiệp tôi thấy thú vị hơn khi đƣợc:
a) làm việc với máy móc cơ khí và tham gia sản xuất chính
b) khó nói
c) làm công tác xã hội, trò chuyện với mọi ngƣời
37. Từ nào không gắn kết với hai từ kia
a) con mèo cái b) ở gần c) mặt trời
38. Sự việc mà ở mức độ nào đó làm tôi mất chú ý:
a) nó làm tôi bực tức
b) cái gì đó nửa nọ nửa kia
c) nó hoàn toàn không làm phiền lòng tôi
39. Giá nhƣ tôi đã có nhiều tiền, thì tôi:
a) sẽ lo đến việc để không gây cho mình sự ganh ghét
b) không biết
c) sẽ sống mà không tằn tiện với mình một chút gì cả
6
40. Sự trừng phải nặng nề nhất đối với tôi là:
a) phải làm việc cực khổ
b) không biết
c) giam mình trong cô đơn
41. Con ngƣời cần phải đòi hỏi sự chấp hành các luật lệ đạo đức nhiều hơn so với việc họ
đang làm bây giờ.
a) đúng b) đôi khi c) không
42. Mọingƣời nói với tôi rằng khi còn nhỏ:
a) tôi là một đứa trẻ trầm tính và thích chơi một mình
b) không biết
c) là một đứa trẻ sống động và linh hoạt
43. Tôi thích công việc thực tế hàng ngày với các máy móc thiết bị khác nhau.
a) đúng b) không biết c) không
44. Tôi nghĩ rằng, đa số những ngƣời làm chứng đều nói lên sự thật, thậm chí cả khi điều đó
không dễ dàng cho họ.
a) đúng b) khó nói c) không
45. Đôi khi tôi không quyết tâm đƣa vào cuộc sống các ý tƣởng của mình, bởi vì tôi cảm thấy
chúng là không thể thực hiện đƣợc.
a) chính xác b) khó nói c) không chính xác
46. Với các câu chuyện đùa, tôi cố gắng không cƣời to nhƣ đa số mọi ngƣời vẫn làm vậy
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
47. Tôi không bao giờ cảm thấy mình bất hạnh đến nỗi muốn khóc.
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
48. Trong âm nhạc, tôi thích thƣờng thức:
a) các hành khúc do quân nhạc biểu diễn
b) không biết
c) độc diễn vĩ cầm
49. Tôi thích nghỉ hai tháng hè:
a) ở nông thôn với 1-2 ngƣời bạn
b) khó nói
c) dẩn dầu đoàn du lịch ở trại nghỉ
50. Những nỗ lực bỏ ra cho việc lập kế hoạch
a) không bao giờ là thừa
b) khó nói
c) không cần thiết phải bỏ ra
51. Những hành vi và ý kiến thiếu suy nghĩ của các bạn tôi nhắm vào tôi không làm tôi giận
và buồn bực.
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
7
Hết cột thứ ba trong bảng in sẵn dành cho các câu hỏi
52. Khi tôi thành công mọi thứ, tôi thấy công việc thật nhẹ nhàng.
a) luôn luôn b) đôi khi c) ít khi
53. Tôi thích làm việc:
a) trong cơ quan, nơi tôi lãnh đạo mọi ngƣời và luôn ở trong đội ngũ của họ
b) khó trả lời
c) nhƣ một kiến trúc sƣ hoạch định đồ án của mình trong căn phòng yên tĩnh\
54. Ngôi nhà đối với một cái phòng, thì giống nhƣ cây:
a) đối với rừng b) đối với thực vật c) đối với lá
55. Tôi không thành công với những thứ tôi đƣơng làm.
a) ít khi b) đôi khi c) thƣờng xuyên
Trong đa số công việc, tôi:
a) thích mạo hiểm
b) không biết
c) thích hành động chắc chắn
57. Có lẽ một vài ngƣời cho rằng tôi nói quá nhiều.
a) chắc là vậy b) không biết c) tôi nghĩ là không
58. Tôi thích con ngƣời:
a) có trí thông minh, cho dù thậm chí anh ta không tin cậy đƣợc và hay thay đổi
b) khó nói
c) có những khả năng thuộc loại trung bình, nhƣng lại biết đứng vững trƣớc mọi cám
dỗ
59. Tôi ra quyết định:
a) nhanh hơn nhiều ngƣời
b) không biết
c) chậm hơn đa số mọi ngƣời
60. Tôi bị gây ấn tƣợng bởi:
a) tài năng và sự kiều diễm
b) khó nói
c) sức mạnh và sự dũng mãnh
61. Tôi cho rằng, tôi là ngƣời có thiên hƣớng hợp tác
a) đúng b) giữa đúng và không c) không
62. Tôi thích nói chuyện với những ngƣời tao nhã và nhẹ nhàng hơn là với những ngƣời cởi
mở và thẳng tính
a) đúng b) không biết c) không
63. Tôi thích:
a) tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến bản thân mình
b) khó trả lời
c) hỏi ý kiến bạn bè
8
64. Nếu nhƣ có ngƣời không trả lời ngay sau khi tôi nói với anh ta một điều gì đó, thì tôi có
cảm giác chắc chắn là tôi đã nói gì đó ngu xuẩn
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
65. Những năm học phổ thông, tôi nhận đƣợc lƣợng kiến thức nhiều hơn cả từ:
a) bài giảng b) không biết c) đọc sách
66. Tôi trốn tránh công tác xã hội và những trách nhiệm liên quan đến nó:
a) chính xác b) đôi khi c) không chính xác
67. Khi có vấn đề cần giải quyết rất khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng, tôi:
a) làm công việc khác
b) khó trả lời
c) một lần nữa cố giải quyết vấn đề này
68. Trong tôi xuất hiện những cảm xúc mạnh: lo âu, tức giận, buồn cƣời và v.v có vẻ nhƣ
không có nguyên nhân nhất định
a) đúng b) đôi khi c) không
Hết cột thứ tư trong bảng in sẵn dành cho các câu hỏi
69. Thỉnh thoảng tôi tiếp thu kém hơn bình thƣờng
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
70. Tôi thú vị đƣợc làm ơn cho ngƣời khác khi đồng ý hẹn gặp anh ta vào thời điểm thuận lợi
cho anh ấy ; thậm chí bất lợi một chút cho tôi:
a) đúng b) đôi khi c) không
71. Tôi nghĩ rằng, con số đúng có thể tiếp nối dãy chữ số 1, 2, 3, 6, 5 sẽ là;
a) 10 b) 5 c) không
72. Đôi khi tôi có cảm giác buồn nôn và chóng mặt một lúc mà không có nguyên nhân nhất
định:
a) đúng b) tôi không biết c) không
73. Tôi thà từ chối các món mình đặt hơn là làm cho những ngƣời phục vụ bàn phải bận tâm
quá mức
a) đúng b) đôi khi c) không
74. Tôi sống với ngày hôm nay nhiều hơn so với những ngƣời khác:
a) chính xác b) tôi không biết c) không chính xác
75. Trong những chiều tối nghỉ ngơi, tôi thích đƣợc:
a) tham gia nói chuyện vui
b) khó trả lời
c) ngắm nhìn ngƣời khác nghỉ ngơi và tự mình thƣ giãn
9
76. Tôi phát biểu ý kiến của mình không phụ thuộc vào điều đó có bao nhiêu ngƣời có thể
nghe thấy ý kiến đó
a) đúng b) đôi khi c) không
77. Nếu tôi có thể biến vào quá khứ, tôi sẽ mong đƣợc gặp
a) Cô-lôm-bô b) tôi không biết c) Pushkin
78. Tôi buộc phải nén mình để tránh sao cho không dàn xếp công việc của ngƣời khác
a) đúng b) đôi khi c) không
78. Làm trong cửa hàng, tôi thích đƣợc:
a) trang trí tủ kính
b) tôi không biết
c) làm ngƣời thu ngân .
80. Nếu nhƣ mọi ngƣời nghĩ xấu về tôi, tôi sẽ cố gắng cảm hóa họ mà vẫn tiếp tục xử sự theo
nhƣ cách tôi cho là cần thiết.
a) đúng b) khó nói c) không
81. Nếu nhƣ thấy một ngƣời bạn cũ lạnh nhạt và lẩn tránh, tôi:
a) nghĩ ngay "anh ta đang không vui"
b) không biết
c) băn khoăn vì mình đã xử sự không đúng gì chăng?
82. Mọi bất hạnh đều do những ngƣời gây nên:
a) cứ cố gắng thay đổi mọi cái, thậm chí cả khi đã có những điều kiện thuận lợi để
giải quyết sự việc.
b) không biết
c) cự tuyệt những đề xuất mới có nhiều triển vọng.
83. Tôi cảm thấy rất thích thú khi đƣợc kể những tin tức mới ở quê nhà
a) đúng b) đôi khi c) không
84. Tôi không hợp với những ngƣời cẩn thận và nghiêm khắc:
a) đúng b) đôi lúc c) không đúng
85. Tôi cảm thấy hình nhƣ tôi ít nói hơn mọi ngƣời:
a) chính xác b) không biết c) không chính xác
Hết câu thứ năm trong bảng in sẵn dành cho các câu hỏi
86. Tôi có thể dễ dàng không coi trọng ngƣời khác hơn là ngƣời ta đối với tôi
a) chính xác b) đôi khi c) không chính xác
87. Có những lúc la cà buổi sáng tôi không muốn nói chuyện với ai cả
a) thƣờng xuyên b) đôi khi c) không bao giờ
10
88. Nếu nhƣ các kim đồng hồ gặp nhau, đúng sau mỗi 65 phút đo theo đồng hồ chính xác, thì
đổng hồ này:
a) chạy chậm b) chạy dùng c) chạy nhanh
89. Tôi thƣờng cảm thấy buồn:
a) thƣờng xuyên b) thỉnh thoảng c) hiếm khi
90. Ngƣời ta nói là tôi thích làm mọi thứ theo cách độc đáo của mình
a) chính xác b) đôi khi c) không chính xác
91. Tôi cho rằng cần phải tránh những xúc động không cần thiết vì rằng chúng làm ta mệt
mỏi
a) đúng b) thỉnh thoảng c) không
92. Lúc nhàn rỗi ở nhà tôi thƣởng:
a) nói chuyện phiếm và nghỉ ngơi
b) khó trả lời
c) làm những việc tôi cho là thú vị
93. Tôi nhút nhát và thận trọng trong việc kết thân với những ngƣời mới.
a) đúng b) thỉnh thoảng c) không
94. Tôi cho rằng, những gì con ngƣời dùng thơ để nói thì cũng có thể thể hiện chính xác bằng
văn xuôi
a) đúng b) thỉnh thoảng. c) không
95. Tôi nghi ngờ là những ngƣời mà tôi quan hệ thân thiện có thể trở thành chẳng phải là bạn
bè chút nào cả sau khi ở sau lƣng tôi.
a) đúng trong đa số trƣởng hợp
b) thỉnh thoảng
c) không, hiếm khi
96. Tôi nghĩ là thậm chí những sự kiện bi thảm nhất sau một năm cũng không để lại trong
tâm hồn tôi một dấu vết nào
a) đúng b) đôi khi c) không
97. Tôi nghĩ, sẽ thú vị hơn nếu mình là:
a) một nhà tự nhiên học và đƣợc làm việc với cây cối
b) khổng biết
c) ngƣời đại lý hãng bảo hiểm
98. Tôi thấy sợ hãi không có nguyên do và ghê tởm đối với một vài vật dụng, ví dụ với vài
con vật và địa điểm nào đó.
a) đúng b) thỉnh thoảng c) không
99. Tôi thích nghĩ ngợi về vấn đề, làm sao cho thế giới này tốt lên.
a) đúng b) khó nói c) không
100. Tôi thích thi đấu các môn:
a) nơi phải thi đấu tập thể và có đồng đội
b) không biết
c) nơi từng ngƣời thi đấu cho bản thân mình
11
101. Ban đêm tôi hay mơ thấy những giấc mơ hoang tƣởng hoặc vô lí
a) đúng b) thỉnh thoảng c) không
102. Nếu ở lại nhà một mình, chi sau một lúc tôi có cám giác lo lắng và sợ hãi
a) đúng b) đôi khi c) không
Hết cột thứ sáu trong bảng in sẵn dành cho các câu hỏi
103. Tôi có thể bằng mối quan hệ thân thiện làm ngƣời khác nhầm lẫn, cho dù thực tế là tôi
không thích họ
a) đúng b) thỉnh thoảng c) không
104. Từ nào không có quan hệ với hai từ kia
a) suy nghĩ b) nhìn thấy c) nghe thấy
105. Nếu nhƣ mẹ của Maria là chị của cha của Alexander, thì Alexader sẽ là ai đối với cha
của Maria
a) anh em họ b) cháu (của chú bác, cô dì) c) chú bác
12
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SỐ 2
Các em hãy đánh dấu (+) vào phiếu trả lời số 2 tương ứng với từng câu. Nếu ý của
câu trùng với ý nghĩ cùa các em thì đánh dấu + vào câu tương ứng của các em (nếu các em
không đ ồ ng ý thì không đánh dấu +).
1. Tất cả mọi ngƣời đều nghĩ về mọi điều một cách khoan hậu, rộng rãi.
2. Có ấn tƣợng về môi trƣờng xung quanh.
3. Biết ra lệnh.
4. Biết đòi cho đƣợc theo ý mình.
5. Cảm giác có lòng tự trọng.
6. Không phụ thuộc.
7. Bản thân có khả nâng tự chăm sóc minh.
8. Có thể xuất hiện sự lãnh đạm.
9. Có khả năng thành ngƣời khắc nghiệt.
10. Là ngƣời nghiêm nghị nhƣng công bằng.
11. Có thể trở thành ngƣời chân thật.
12. Tính phê phán ngƣời khác.
13. Rất hay khóc.
14. Thƣờng hay buồn.
15. Có thể xuất hiện sự thiếu tự tin.
16. Thƣờng xuyên tuyệt vọng (chán đời).
17. Có khả năng tự phê bình chính mình.
18. Có khả năng thừa nhận sự phi lý của bản thân.
19. Sẵn sàng bị chinh phục.
20. Dễ nhƣờng nhịn.
21. Khẳng khái.
22. Là ngƣời cảm phục và khuynh hƣớng bắt chƣớc.
23. Là ngƣời chính đáng.
24. Tìm kiếm sự tán đồng.
25. Có khả năng hợp tác.
26. Mong muốn sống hòa thuận với những ngƣời xung quanh.
27. Là ngƣời có thiện ý.
28. Là ngƣời chu đáo (ân cần).
29. Tế nhị (lịch sự).
30. Là ngƣời hay tán thành.
31. Có lòng từ tâm nếu có sự kêu gọi giúp đỡ.
32. Là ngƣời không vụ lợi.
33. Có khả nâng tạo ra sự thán phục.
34. Có sự thán phục.
35. Có tài lãnh đạo.
36. Thích tính trách nhiệm.
37. Tin cƣởng vào bản chân!
38. Tự tin và kiên trì.
39 Tháo vát và thực tế.
40. Thích thi tài.
13
41. Nghiêm khắc (nghiêm nghị) khất khe nếu thấy cần thiết.
42. Khắc nghiệt nhƣng không thiên vị.
43. Dễ nổi nóng (tức giận).
44. Là ngƣời cỏi mở và trực tính (ngay thẳng).
45. Không chịu đƣợc khi bị ngƣời khác sai khiến (điều khiển).
46. Là ngƣời hoài nghi (đa nghi).
47. Khó gây ấn tƣợng với ngƣời khác.
48. Dễ mếch lòng (dễ giận), (quá cẩn thận).
49. Dễ bị lúng rúng, bối rối.
50. Không tin tƣởng vào bản thân.
51. Dễ nhân nhƣợng.
52. Ngƣời khiêm tốn.
53. Thƣờng xuyên nhận sự giúp đỡ của ngƣời khác.
54. Rất kính nể uy tín.
55. Sẵn lòng liếp nhận lời khuyên.
56. Là ngƣời tin cậy (tin tƣởng), mong muốn làm vui lòng ngƣời khác
57. Thƣờng xuyên lịch thiệp (dễ mến, tử tế) trong đối xử.
58. Coi trọng ý kiến xung quanh.
59. Cởi mở (chan hòa), thuận hòa.
60. Có lòng tốt (thiện tâm, hảo tâm, tốt bụng).
61. Hiền lành, gây niềm tin.
62. Dịu dàng, vị tha (nhân ái, nhân hậu).
63. Thích chăm sóc ngƣời khác.
64. Vô tƣ, hào hiệp, rộng rãi (hào phóng, dễ dãi).
65. Thích khuyên bảo ngƣời khác.
66. Là ngƣời gây ấn tƣợng mạnh.
67. Hách dịch, ra lệnh (sai khiến, mệnh lệnh).
68. Là ngƣời có quyền lực.
69. Là ngƣời huênh hoang.
70. Kiêu ngạo, tự mãn.
71. Chỉ nghĩ về bản thân.
72. Ranh mãnh, tằn tiện (thận trọng, tính toán chi li, tằn tiện).
73. Không chịu đƣợc sự kiểm điểm của ngƣời khác.
74. Tƣ lợi.
75. Cởi mở.
76. Thƣờng xuyên có ác cảm.
77. Hay cáu.
78. Phàn nàn.
79. Hay ghen.
80. Nhớ rất lâu sự xúc phạm cùa ngƣời khác.
81. Có khuynh hƣớng tự hành hạ.
82. Rụt rè.
83. Thụ động.
84. Nhu mì.
85. Phụ thuộc, không tự lập.
14
86. Thích bị chinh phục.
87. Trao cho ngƣời khác quyền quyết định.
88. Dễ rơi vào tình thế khó xử.
89. Dễ rơi vào ảnh hƣởng của bạn bè.
90. Dễ tin cậy (tín nhiệm phó thác) ngƣời khác.
91. Ra lệnh cho ngƣời khác.
92. Có thiện cảm với tất cả.
93. Thứ lỗi tất cả (xá tội, xin lỗi), tha thứ tất cả.
94. Tràn đầy sự cảm thông (đồng cảm, thƣơng cảm).
95. Khoan dung (độ lƣợng), chịu đựng những thiếu xót, nhƣợc điểm.
96. Mong muốn che chở, bảo vệ ngƣời khác.
97. Khao khát vƣơn tới thành tích.
98. Mong đợi sự khâm phục của mọi ngƣời.
99. Điều khiển ngƣời khác.
100. Chuyên quyền.
101. Chuộng mốt phù hoa (nhận xét theo cấp bậc và thu nhập, chứ không theo phẩm chất tâm
lý).
102. Thích danh vọng.
103. Ích kỷ.
104. Vô tình.
105. Châm chọc (xỏ xiên, châm chích), hay giễu cợt (chế nhạo), nhạo báng.
106. Giận dữ, thô bạo.
107. Thƣờng xuyên tức giận.
108. Lãnh đạm, đa nghi, thờ ơ (dửng dƣng).
109. Hay để bụng.
110. Thấm nhuần tinh chần phàn kháng.
111. Bƣớng bỉnh (ngang ngạnh, ngang bƣớng)
112. Không tin cậy (thiếu tin tƣởng), đa nghi.
113. Rục rè, nhút nhát.
114. Bẽn lẽ (cả thẹn, thẹn thò, ngƣợng ngùng).
115. Mềm yếu (nhu nhƣợc, bạc nhƣợc).
116. Có đặc tính sẵn sàng (quá mức) khuất phục..
117. Chƣa bao giờ phản đối ngƣời khác.
118. Là ngƣời không làm phiền (quấy nhiễu) ngƣời khác.
119. Rất thích bảo trợ ai đó.
120. Cả tin quá mức.
121. Mong muốn giành đƣợc thiện cảm của mọi ngƣời.
122. Tán thành tất cả.
123. Thƣờng xuyên thân thiện với mọi ngƣời.
124. Yêu mến tất cả.
125. Thƣờng xuyên thân thiện (thân ái), yêu tất cả mọi ngƣời.
126. Cố gắng an ủi mọi ngƣời.
127. Chăm sóc cả ngƣời gây thiệt hại cho mình.
128. Hại ngƣời khác do sự hảo tâm quá mức.
15
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN SỐ 3
Hướng dẫn:
Các bạn hãy tham gia nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong lớp của mình. Để trả lời các câu
hỏi dưới đây, các bạn phải:
1- Đọc thật kỹ các phương án trả lời
2- Hãy chọn một phương án trả lời phù hợp nhất với ý kiến của bạn và đánh dấu (+) vào trước
câu trả lời này.
1- Tình thế phù hợp nhất đối với lớp của bạn:
a- Phần lớn các thành viên trong lớp của tôi là những ngƣời tốt và dễ chịu.
b- Trong lớp của tôi có đủ loại ngƣời.
c- Phần lớn những ngƣời trong lớp là những ngƣời khó chịu.
2- Bạn hãy chú ý thang đánh giá dƣới đây. Số 1 ứng với tập thể lớp mà bạn thích nhất số 9
ứng với cập thể lớp mà bạn không thích nhất. Bạn đang ở trong tập thể lớp ứng với số nào dƣới
đây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
3- Thang điểm dƣới đây cho phép đánh giá bầu không khí thƣờng xuyên trong lớp của bạn.
Số 1 ứng với bầu không khí khó chịu và không thân thiện. Ngƣợc lại, số 9 ứng với bầu không khí
tƣơng trợ và tôn trọng lẫn nhau v v...Vậy bầu không khí trong lớp của bạn ứng với số:
1 2 3 4 5 6 7 8 9
4- Bạn hãy cho biết, nếu các thành viên trong lớp gần gũi nhau hơn thì điều đó có tốt
hơn không?
a- Tất nhiên là không,
b- Có lẽ là không.
c- Không biết, tôi chƣa nghĩ về điều này.
d - Có lẽ là có.
e- Tất nhiên là có.
5- Nếu nhƣ bạn có cơ hội đi nghỉ cùng với các thành viên của lớp, thì thái độ của Bạn
về đề này là:
a- Hoàn toàn hài lòng.
b- Không biết, tôi chƣa nghĩ tới điều này.
c- Hoàn toàn không có ý định làm điều này.
6- Nếu vì một lý do nào đó mà bạn nghỉ học khá lâu, bạn có mong muốn gặp gỡ các
bạn cùng lớp không?
a- Tất nhiên là muốn.
b- Cũng muốn.
c- Khó trả lời.
d- Không muốn lắm. (xem tiếp trang sau)
16
e- Tất nhiên là không.
7. Bạn hoàn toàn tin tƣởng nhận xét về công việc của phần lớn các thành viên trong
lớp.
a- Không, tôi không thể.
b- Khó nói, tôi chƣa suy nghĩ về điều này.
c- Vâng tôi có thể
8- Bạn có biết những tính cách khá đầy đủ về:
Có Có lẽ
không
Không biết, tôi
chƣa nghĩ về điều
nàv
Có lẽ có Không
Các phẩm chất về công việc
của phần lớn các thành viên
trong lớp
lóa
Các phẩm chất cá nhân của
phần lớn các thành viên trong
lớp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nkkh_nghien_cuu_kieu_nhan_cach_kieu_quan_he_lien_nhan_cach_va_anh_huong_cua_chung_toi_bau_khong_khi.pdf