Tham gia vào hệthống thửnghiệm có 3 đơn vịcủa ngành Thuế, đó
là: Tổng cục thuế, Cục thuếHà Nội và Cục thuếHà Tây. Tại mỗi đơn vị
đều đã có mạng cục bộkết nối toàn bộcác máy tính của đơn vị. Các
mạng cục bộnày lại được kết nối với nhau thông qua hệthống hạtầng
truyền thông của ngành tài chính bằng các kênh thuê bao riêng (Leased
line) có tốc độkết nối 128, 512 Kbps hoặc 2 Mbps. Tại mỗi mạng cục
bộ đều có router và firewall đểbảo vệchống xâm nhập trái phép từbên
ngoài, riêng mạng của Tổng cục thuếcó 2 firewall đểtách thành 2
mạng: nội bộvà công khai (DMZ Zone).
357 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử và triển khai thử nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chỉ tiêu báo cáo qui định (báo cáo kế toán, báo cáo
thống kê) không gửi số liệu chi tiết của từng ĐTNT.
Tại Tổng cục thuế lưu thông tin về tổng hợp tình hình thu nộp
của các Cục thuế. Hiện tại cơ sở dữ liệu ngành thuế chưa có thông tin
về các bảng kê hoá đơn của các ĐTNT.
g) Phân loại tờ khai thuế GTGT trên chương trình:
- Hiện nay chương trình cho phép nhập số liệu cho 2 loại tờ khai là
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp; đối với một số doanh nghiệp dùng các mẫu
tờ khai riêng gọi là tờ khai đặc thù sẽ được nhập như tờ khai thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đối với các tờ khai thuế theo phương pháp khấu trừ, khi nhập dữ
liệu chương trình tính lại số thuế cần phải nộp; đối với tờ khai đặc
thù chương trình chấp nhận số thuế của doanh nghiệp kê khai.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
333
- Đối với các tờ khai nộp bổ sung được nhập như tờ khai đặc thù.
- Một doanh nghiệp có thể có 2 loại tờ khai thuế theo hình thức khấu
trừ và trực tiếp.
- Đối với các tờ khai mà chương trình tính lại số thuế có sai số,
chương trình thực hiện đánh dấu sai; sau khi kiểm tra nếu sai số
trong khoảng cho phép thì chấp nhận số thuế của doanh nghiệp kê
khai; nếu sai số lớn, cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp lập
lại tờ khai và xoá thông tin về tờ khai vừa nhập.
- Trong phần cuối sẽ là danh sách các tờ khai, nếu các cột nào đánh
dấu X thì là thông tin không được kê khai.
h) Xử lý dữ liệu bảng kê:
- Dữ liệu của bảng kê chưa được thiết kế và nhập trên máy tính.
- Phần bảng kê của các doanh nghiệp nộp lên được dùng để đối
chiếu với số liệu trên tờ khai.
- Một doanh nghiệp có thể kê khai tất cả các bảng kê được liệt kê ở
trên.
- Tùy theo lĩnh vực và mô hình hoạt động của doanh nghiệp mà độ
lớn dữ liệu của phần bảng kê khác nhau. Bảng kê của các doanh
nghiệp nhà nước như điện, nước, bưu điện v.v. có khối lượng dữ
liệu là rất lớn.
i) Các thông tin khác:
- Trên mỗi hoá đơn chỉ có 1 loại thuế suất.
- Có 2 loại hoá đơn: hoá đơn do Bộ Tài chính in và các doanh
nghiệp có nhu cầu sẽ mua theo quyển; và hoá đơn do các doanh
nghiệp tự in, đối với các hoá đơn này doanh nghiệp xin phép Tổng
cục Thuế về ký hiệu, số hoá đơn, mẫu hoá đơn và khi được chấp
nhận mới được sử dụng, hàng quý doanh nghiệp phải đăng ký về
số seri hoá đơn sẽ dùng với Tổng cục.
- Hiện nay chương trình quản lý ấn chỉ được viết bằng Paradox chỉ
quản lý tập trung các số hoá đơn của doanh nghiệp.
- Một số doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại hình sẽ phải kê khai
nhiều tờ khai (tiêu thụ đặc bịêt, tài nguyên, thu nhập doanh nghiệp
v.v.).
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
334
II. Một số giải pháp truyền nhận dữ liệu kê khai thuế GTGT qua mạng.
II.1. Hệ thống truyền nhận dữ liệu kê khai thuế GTGT
1. Mô hình hệ thống truyền dữ liệu kê khai thuế từ doanh nghiệp tới cơ
quan thuế
Hệ thống truyền nhận số liệu kê khai thuế GTGT qua Internet được
thiết kế theo mô hình "Truyền nhận tập trung, xử lý phân tán", trong
đó:
- "Truyền nhận tập trung" có nghĩa là: tất cả các doanh nghiệp trong
toàn quốc gửi dữ liệu kê khai thuế cho cơ quan quản lý thuế thông qua
một điểm kết nối duy nhất là Tổng cục thuế.
- "Xử lý phân tán" có nghĩa là: số liệu kê khai thuế của doanh nghiệp
nào sẽ được truyền cho Cục thuế quản lý doanh nghiệp đó xử lý (việc
xử lý thực hiện phân tán tại các Cục thuế). Tổng cục thuế không tham
gia vào quá trình xử lý mà chỉ là điểm trung chuyển dữ liệu kê khai
thuế của doanh nghiệp.
Mô hình tổng quát của Hệ thống (Hình IV.19)
Tæng côc thuÕ
Côc thuÕ 1
Côc thuÕ n
NhËn tê khai
Internet
Doanh nghiÖp A Doanh nghiÖp B Doanh nghiÖp
CË
p n
hËt
d÷
liÖ
u
ChuyÓn tê khai
Ch
uy
Ón
tê
k
ha
i
C
hu
yÓ
n
tê
k
ha
i
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
335
Mô hình chi tiết của Hệ thống (Hình IV.20)
II.2. Mô tả hoạt động của hệ thống truyền dữ liệu kê khai thuế từ doanh
nghiệp tới CQ thuế
a. Tại Doanh nghiệp
- Nhập dữ liệu về tờ khai bảng kê thuế GTGT.
- Tạo các tệp dữ liệu tờ khai và các bảng kê theo định dạng của chuẩn
XML.
- Nén các tệp XML (nếu có nhiều tệp XML) thành 1 tệp nén (tệp zip).
- Mã hoá và ký tệp zip.
- Gửi một thông điệp yêu cầu truyền dữ liệu (transmission request
message) tới máy chủ của Tổng cục thuế (TCT) bao gồm thông tin về
doanh nghiệp: Mã số thuế (MST), tên doanh nghiệp, địa chỉ v.v. và
các thông tin về tệp dữ liệu.
CSDL
CT øNG DôNG
HÖ thèng
th− môc
SOAP
CLIENT
nhËn d÷ liÖu
Gi¶i m·, x¸c thùc,
cËp nhËt têi khai
L−u
M« h×nh chi tiÕt t¹i côc thuÕ
Internet
Internet
Doanh
nghiÖp
CSDL
l−u nhËt ký
HÖ thèng th− môc
l−u tÖp d÷ liÖu nhËn
COM+ xö lý nhËn
dliÖu vµ l−u vµo hÖ
thèng th− môc
FirewallFirewall
M¹ng néi bé
Tæng côc thuÕ
M¹ng côc thuÕ
SOAP SERVER
göi d÷ liÖu
COM+ xö lý göi d÷
liÖu cho côc thuÕ
ChuyÓn d÷ liÖu kª khai
M¹ng ngµnh thuÕ
M« h×nh truyÒn nhËn d÷ liÖu tõ
Doanh nghiÖp tíi Côc thuÕ
SOAP CLIENT
göi d÷ liÖu
SOAP CLIENT
nhËn d÷ liÖu
CSDL
CT øNG DôNG
HÖ thèng
th− môc
SOAP
CLIENT
göi d÷ liÖu
T¹o tÖp .XML, M·
ho¸, ký vµ NÐn
L−u
M« h×nh chi tiÕt t¹i Doanh nghiÖp
Ghi nhËt ký Ghi nhËt ký
RouterModem
M¹ng
Tæng
côc
thuÕ
SOAP SERVER
nhËn d÷ liÖu
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
336
- Khi nhận được thông tin phản hồi (acknowledgement message) với
nội dung “Đồng ý nhận dữ liệu” từ máy chủ Tổng cục, tiến hành
truyền tệp tờ khai và bảng kê đã được nén và mã hoá đến máy chủ
Tổng cục.
- Trước khi truyền dữ liệu, tiến hành chia gói dữ liệu để đảm bảo an
toàn dữ liệu trên đường truyền.
- Ghi nhật ký quá trình truyền dữ liệu.
- Trong quá trình truyền dữ liệu nếu gặp lỗi thì chương trình lưu lại
thông tin về lần gửi trước và tiếp tục truyền nốt trong lần kết nối sau.
- Khi việc truyền dữ liệu hoàn tất, tiến hành xoá tệp đã truyền (tệp .xml
đã nén, mã hoá và ký) trong thư mục dữ liệu của chương trình.
b. Tại Tổng cục thuế
- Khi nhận được yêu cầu truyền dữ liệu từ doanh nghiệp, tiến hành
kiểm tra thông tin của doanh nghiệp và xác thực doanh nghiệp (thông
qua chữ ký số của doanh nghiệp được gửi kèm với tệp dữ liệu): Doanh
nghiệp đã đăng ký và được chấp nhận kê khai thuế qua mạng; xác
định cơ quan thuế (Cục thuế) quản lý của doanh nghiệp (thông qua
CSDL Đối tượng nộp thuế).
- Kiểm tra lại kết nối Internet từ doanh nghiệp tới Tổng cục.
- Khi kiểm tra hoàn tất, thông báo cho phép doanh nghiệp truyền dữ
liệu nếu thông tin về doanh nghiệp là hợp lệ; thông báo không cho
phép doanh nghiệp truyền dữ liệu trong trường hợp ngược lại.
- Khi nhận dữ liệu do doanh nghiệp truyền lên, tiến hành ghi "Nhật ký
nhận" các tệp tờ khai, bảng kê và lưu các tệp tờ khai, bảng kê nhận
được xuống thư mục theo từng Cục thuế. Các tệp nhận được sẽ được
đổi tên theo hệ thống để tránh trùng giữa các doanh nghiệp trong cùng
Cục thuế.
- Mỗi lần truyền được một gói sẽ tăng số gói gửi tại TCT và DN lên 1
và kết thúc truyền dữ liệu khi tổng số gói dữ liệu cần truyền bằng tổng
số gói dữ liệu mà DN đã gửi đi (tại doanh nghiệp tệp dữ liệu chia ra
10 gói thì kết thúc truyền dữ liệu khi đã truyền đủ 10 gói tới Tổng
cục).
- Chương trình ứng dụng tại Tổng Cục chuyển tiếp các tệp tờ khai (tệp
.xml đã nén, mã hóa và ký) của các Doanh nghiệp đã được chuyển đầy
đủ (tổng số gói gửi bằng tổng số gói của tệp dữ liệu) tại Tổng Cục tới
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
337
các Cục thuế. Quá trình truyền dữ liệu từ Tổng Cục đến Cục thuế
tương tự như từ doanh nghiệp đến Tổng cục nhưng được áp dụng trên
mạng nội bộ của ngành (còn từ doanh nghiệp đến Tổng cục là qua
mạng Internet).
- Sau khi chuyển cho Cục thuế, tiến hành ghi nhận việc các tệp đã
chuyển đầy đủ trong CSDL và xoá các tệp trong thư mục.
c. Tại Cục thuế
- Thực hiện kết nối lên máy chủ Tổng cục, nhận các tệp dữ liệu kê khai
thuế của doanh nghiệp.
- Lưu các gói dữ liệu nhận được từ Tổng cục theo từng doanh nghiệp.
- Ghi nhật ký việc nhận dữ liệu kê khai thuế của từng doanh nghiệp.
- Thông báo cho Tổng cục khi đã nhận đầy đủ các gói dữ liệu.
- Chương trình ứng dụng tại Cục thuế tiến hành ghép các gói dữ liệu,
xác thực người gửi (doanh nghiệp), giải mã thành các tệp .zip, giải
nén các tệp thành tệp .xml, kiểm tra dữ liệu.
- Trong quá trình trên nếu gặp lỗi, chương trình tự động tạo các thông
báo (lưu vào CSDL) để gửi cho doanh nghiệp và miêu tả lỗi cụ thể
đồng thời xoá các tệp dữ liệu có lỗi.
- Sau khi kiểm tra, tiến hành cập nhật CSDL kê khai thuế GTGT (hiện
nay CSDL này vẫn là để riêng chưa là CSDL về thuế), chuyển các tệp
dữ liệu kê khai thuế đã xử lý sang thư mục lưu trữ. Các tệp dữ liệu kê
khai thuế sau một thời gian nhất định (một tháng hoặc một quý) sẽ bị
xoá.
- Chương trình ứng dụng cho phép tìm kiếm và kiểm tra các thông tin
trên tờ khai để các cán bộ nghiệp vụ kiểm tra dữ liệu và tiến hành tạo
các thông báo để gửi cho doanh nghiệp nếu phát hiện các sai sót mà
chương trình không tự động kiểm tra được
II.3. Hệ thống truyền thông báo từ CQ quản lý thuế tới doanh nghiệp
1. Mô hình hệ thống truyền thông báo từ cơ quan quản lý thuế tới
doanh nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
338
2. Mô tả hoạt động hệ thống truyền thông báo từ cơ quan thuế tới
doanh nghiệp
a) Tại Cục thuế
- Tạo các tệp thông báo cho doanh nghiệp và lưu vào CSDL.
- Tạo các tệp .xml chứa thông báo gửi cho doanh nghiệp.
- Nén thành tệp .zip theo từng doanh nghiệp.
- Mã hoá và ký tệp thông báo.
- Chia gói dữ liệu thông báo để đảm bảo an toàn trên đường truyền.
- Kết nối với máy chủ của Tổng cục để gửi các thông báo cho doanh
nghiệp lên máy chủ của Tổng cục.
- Ghi nhật ký các tệp thông báo đã được chuyển lên Tổng cục.
- Các tệp thông báo sẽ được xoá sau một thời gian quy định nào đó
(một tháng hoặc một quý).
CSDL
CT øNG DôNG
HÖ thèng
th− môc
SOAP
CLIENT
göi
th«ng b¸o
Ph¸t sinh
th«ng b¸o
L−u
M« h×nh chi tiÕt t¹i côc thuÕ
Internet
Internet
Doanh
nghiÖp
CSDL
l−u nhËt ký
HÖ thèng th− môc
l−u tÖp th«ng b¸o
COM+ xö lý lÊy tÖp
th«ng b¸o
FirewallFirewall
M¹ng néi bé
Tæng côc thuÕ
M¹ng côc thuÕ
SOAP SERVER
nhËn
th«ng b¸o
COM+ xö lý nhËn
th«ng b¸o tõ Côc thuÕ
NhËn th«ng b¸o
M¹ng ngµnh thuÕ
M« h×nh HÖ THèng truyÒn nhËn th«ng
b¸o tõ Côc thuÕ tíi Doanh nghiÖp
SOAP CLIENT
NhËn
th«ng b¸o
SOAP CLIENT
Göi th«ng b¸o
CSDL
CT øNG DôNG
HÖ thèng
th− môc
SOAP
CLIENT
nhËn th«ng
b¸o
NhËn, gi¶i m· vµ
chøng thùc tÖp
th«ng b¸o
L−u
M« h×nh chi tiÕt t¹i Doanh nghiÖp
Ghi nhËt ký Ghi nhËt ký
RouterModem
M¹ng
Tæng
côc
thuÕ
SOAP SERVER
göi
th«ng b¸o
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
339
b) Tổng cục thuế
- Các thông báo nhận được từ Cục thuế sẽ được lưu xuống thư mục
của từng Cục thuế.
- Ghi nhật ký nhận các tệp thông báo tại Tổng Cục.
- Chuyển đúng các thông báo cho các doanh nghiệp khi các doanh
nghiệp kết nối với Tổng cục qua Internet.
- Ghi nhật ký quá trình gửi thông báo cho doanh nghiệp.
- Sau khi việc gửi các tệp thông báo cho doanh nghiệp hoàn tất, xoá
các tệp thông báo trong thư mục hiện tại (hoặc chuyển sang thư
mục khác) tương ứng với cơ quan quản lý doanh nghiệp (Cục
thuế).
c) Doanh nghiệp
- Kết nối với Tổng cục qua Internet.
- Gửi yêu cầu nhận các tệp thông báo tới Tổng Cục.
- Khi có thông báo chập nhận thì tiến hành nhận các tệp thông báo.
- Lưu các tệp thông báo nhận được vào thư mục.
- Ghi nhật ký kết quả nhận các tệp thông báo .
- Chương trình ứng dụng tại Doanh nghiệp tiến hành giải mã, xác
thực, giải nén và cập nhật các tệp thông báo.
- Tiến hành xoá các tệp thông báo sau khi cập nhật xong vào CSDL
(nếu như các tệp thông báo không có lỗi).
II.4. Phân tích chương trình truyền nhận dữ liệu kê khai thuế và thông
báo của cơ quan thuế
1. Chương trình truyền nhận dữ liệu tại doanh nghiệp
a) Phân tích chức năng
Chương trình được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng cơ bản
sau:
- Đăng ký kê khai thuế.
- Nhập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra.
- Tạo dữ liệu tờ khai thuế GTGT trên một số chỉ tiêu có thể tính
được dựa trên 2 loại bảng kê trên và thông tin về kê khai thuế của
các tháng trước. Nhập bổ sung các chỉ tiêu còn thiếu.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
340
- Sau khi chấp nhận các số liệu kê khai thuế, chương trình thực hiện
mã hoá các bảng kê, tờ khai và lưu ra tệp.
- Mã hoá các tệp và ký chữ ký điện tử của doanh nghiệp.
- Nén tệp dữ liệu đã mã hóa.
Gủi các tệp dữ liệu đã mã hoá qua mạng Internet cho Tổng cục thuế.
III. Mục đích, địa điểm, thời gian thử nghiệm
III.1. Mục đích
- Đánh giá tính khả thi của giải pháp kê khai thuế GTGT qua mạng
Internet như đã phân tích và thiết kế ở các phần trước;
- Đánh giá chương trình được áp dụng cũng như mô hình triển khai;
- Phát hiện các thiếu sót của hệ thống, chương trình tại doanh nghiệp
và các cơ quan thuế (Tổng cục thuế, các Cục thuế);
- Hoàn chỉnh phương án kỹ thuật và chương trình cho việc kê khai
thuế GTGT qua mạng Internet.
III.2. Địa điểm thử nghiệm
Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây.
III.3. Thời gian thử nghiệm
Thời gian bắt đầu triển khai thử nghiệm: tháng 7/2003.
Thời gian thử nghiệm: từ 3- 6 tháng.
IV. Thành phần tham gia
IV.1. Tham gia triển khai
Trung tâm tin học và thống kê, Tổng cục thuế.
Công ty tin học Hà Thắng.
Ban cơ yếu chính phủ (Nhóm nghiên cứu đề tài KC01.05).
Phòng tin học và xử lý thông tin các Cục thuế Hà Nội và Hà Tây.
IV.2. Tham gia thử nghiệm
Các doanh nghiệp thực hiện chế độ kê khai thuế GTGT theo hình
thức khấu trừ và trực tiếp: 50 doanh nghiệp (Hà Nội - 42, Hà Tây - 8).
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
341
V. Mô hình hệ thống thử nghiệm
Tham gia vào hệ thống thử nghiệm có 3 đơn vị của ngành Thuế, đó
là: Tổng cục thuế, Cục thuế Hà Nội và Cục thuế Hà Tây. Tại mỗi đơn vị
đều đã có mạng cục bộ kết nối toàn bộ các máy tính của đơn vị. Các
mạng cục bộ này lại được kết nối với nhau thông qua hệ thống hạ tầng
truyền thông của ngành tài chính bằng các kênh thuê bao riêng (Leased
line) có tốc độ kết nối 128, 512 Kbps hoặc 2 Mbps. Tại mỗi mạng cục
bộ đều có router và firewall để bảo vệ chống xâm nhập trái phép từ bên
ngoài, riêng mạng của Tổng cục thuế có 2 firewall để tách thành 2
mạng: nội bộ và công khai (DMZ Zone).
Sau đây là mô hình hệ thống thử nghiệm:
Hình IV.22. Mô hình hệ thống kê khai thuế GTGT qua mạng Internet
Để phục vụ cho công tác thử nghiệm, tại các điểm đã cài đặt các máy
như sau:
Tại Tổng cục thuế:
- 01 Máy chủ SOAP Server: đóng vai trò đầu mối kết nối và tiếp nhận
dữ liệu kê khai thuế của các doanh nghiệp.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
342
- 01 Máy chủ CA Server: đóng vai trò máy tạo các cặp khóa và chứng
thư số. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, máy này không có kết nối với
bất cứ một mạng máy tính nào.
- 01 Máy chủ RA Server: đóng vai trò máy chủ quản lý việc đăng ký và
cấp phát chứng thư số cho toàn ngành thuế.
- 02 Máy chủ LDAP Server: đóng vai trò các máy chủ cung cấp dịch vụ
tra cứu, tìm kiếm thông tin về các chứng thư số do ngành Thuế quản
lý. Trong 2 máy này, một máy nằm ở mạng nội bộ ngành Thuế, một
máy nằm ở mạng công khai (DMZ zone) của ngành Thuế.
Tại các Cục thuế Hà Nội và Hà Tây, mỗi nơi sẽ có:
- 01 Máy SOAP Client và LRA Server: máy này vừa đóng vai trò
SOAP Client để kết nối lên SOAP Server của Tổng cục lấy dữ liệu kê
khai thuế của doanh nghiệp gửi tới, vừa đóng vai trò máy chủ quản lý
việc đăng ký cấp phát chứng thư số (RA Server) của Cục thuế.
Cấu hình cụ thể của các máy này, xin xem Phụ lục 4 - Cấu hình hệ
thống thử nghiệm.
VI. Các bước thử nghiệm kê khai thuế
VI.1. Công tác chuẩn bị
- Thiết kế các mẫu đăng ký tham gia kê khai thuế GTGT qua mạng
Internet: xem Phụ lục 5 - Mẫu phiếu đăng ký tham gia thử
nghiệm kê khai thuế qua mạng Internet.
- Thiết kế chi tiết cấu hình cài đặt cho các máy tham gia thử nghiệm:
xem Phụ lục 4 - Cấu hình hệ thống thử nghiệm.
- Hoàn thiện các thủ tục với Công ty VDC để xin tài trợ Account
Internet miễn phí cho các DN tham gia thử nghiệm.
Nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
thử nghiệm, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã tài trợ cho
đợt thử nghiệm này dưới hình thức 50 thẻ truy nhập Internet miễn
phí (trị giá mỗi thẻ là 300.000 đ). Các thẻ này có giá trị sử dụng
đến hết tháng 12/2003 là thời điểm kết thúc thử nghiệm. Mỗi
doanh nghiệp tham gia thử nghiệm sẽ được cấp 01 thẻ truy nhập
Internet miễn phí.
- Đóng gói chương trình.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
343
- Chuẩn bị tài liệu Hướng dẫn cài đặt chương trình cho doanh
nghiệp.
- Chuẩn bị tài liệu tập huấn các doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các văn bản pháp lý cần thiết cho việc triển khai thử
nghiệm: Tổng cục thuế gửi công văn (số 2409 TCT/MT ngày
02/07/2003) thông báo cho các Cục thuế Hà Nội và Hà Tây về mục
đích thử nghiệm và yêu cầu hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong việc tiến
hành thử nghiệm tại các địa bàn.
- Lập danh sách các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm.
- Thiết lập hệ thống hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kê khai và
sử dụng chương trình (qua mạng Internet, thư điện tử, trang WEB,
điện thoại v.v.)
VI.2. Thiết lập hệ thống thử nghiệm
- Chuẩn bị hệ thống máy tính, mạng và nhân sự để triển khai hệ
thống thử nghiệm tại Văn phòng Tổng cục thuế: Cài đặt hệ thống
máy chủ CA Server, RA Server, LDAP Server tại Văn phòng Tổng
cục thuế.
- Thiết lập hệ thống CA, cấp khoá cho Tổng Cục và các Cục thuế
tham gia thử nghiệm.
- Cài đặt hệ thống, chương trình cho Cục thuế Hà Nội và Cục thuế
Hà Tây.
- Hướng dẫn sử dụng chương trình cho cán bộ phòng máy tính các
Cục thuế Hà Nội và Hà Tây.
VII. Tập huấn các doanh nghiệp.
- Việc tập huấn cho các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được
tiến hành bằng 2 lớp tập huấn, tổ chức trong các ngày 14 và
15/08/2003 tại Hà Nội.
- Thời gian mỗi lớp tập huấn: 1 ngày.
- Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia tập huấn: 50
- Số lượng doanh nghiệp tham gia tập huấn: 38.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp cài đặt chương trình tại doanh nghiệp.
- Cấp chứng thư số cho các doanh nghiệp tham gia thử nghiệm.
-
VIII. Tiến hành thử nghiệm
Việc thử nghiệm được bắt đầu từ trung tuần tháng 8/2003 cho
đến hết tháng 12/2003. Trong thời gian hơn 3 tháng thử nghiệm, các
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
344
doanh nghiệp hàng tháng, bên cạnh báo cáo kê khai thuế in ra trên
giấy như quy định, đã tiến hành truyền các số liệu kê khai thuế GTGT
qua mạng Internet tới Cục thuế trực tiếp quản lý mình. Tại các Cục
thuế Hà Nội và Hà Tây đều có cán bộ theo dõi, kiểm tra tình hình
truyền số liệu kê khai thuế của các doanh nghiệp và kiểm tra tính đúng
đắn của các số liệu này so với số liệu nhận được bằng phương pháp
truyền thống (in trên giấy). Trong suốt thời gian thử nghiệm chưa xẩy
ra trường hợp nào số liệu truyền qua mạng không khớp với số liệu kê
khai trên giấy và nộp bằng phương pháp truyền thống.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký tham gia thử nghiệm bao gồm:
- Hà Nội: 20 doanh nghiệp
- Hà Tây: 2 doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp thực sự tham gia thử nghiệm (gửi số
liệu kê khai thuế GTGT cho Cục thuế chủ quản của mình):
- Hà Nội: 7 doanh nghiệp
- Hà Tây: 2 doanh nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
345
PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Sự ra đời của TMĐT là tất yếu trong tiến trình phát triển chung của
kinh tế, xã hội và các tiến bộ khoa học công nghệ. Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của TMĐT nhưng tựu chung lại, để thành công
trong triển khai và phát triển TMĐT, cần có sự đồng bộ trong mọi lĩnh vực,
không chỉ ở trong nội bộ tổ chức của công ty mà còn các vấn đề về kỹ thuật,
công nghệ, các vấn đề pháp lý, các vấn đề về văn hoá, xã hội.
Nếu nhìn từ bên ngoài, ta sẽ thấy TMĐT là các ứng dụng cụ thể như
tiếp thị trực tiếp, ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua mạng, chính phủ điện
tử, trao đổi giữa các doanh nghiệp, đấu giá, tìm kiếm việc làm, c-commerce,
m-commerce, ấn phẩm online, các dịch vụ khách hàng trên mạng.
Để các dịch vụ này có thể thực hiện được, đứng trên góc độ người tổ
chức cần tập hợp được các chủ thể tham gia, đó là người mua, người bán,
người cung cấp các dịch vụ mạng, các ứng dụng trên mạng và các nhà quản
lý. Cần có các chính sách, luật pháp, quy định để các chủ thể nói trên có thể
kết hợp với nhau. Bên cạnh đó còn cần tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị
trường cũng như các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, bảo mật, hậu cần. Cuối
cùng là phải đảm bảo duy trì được quan hệ bạn hàng, đối tác.
Hiện nay, hầu như các quốc gia đều quan tâm đến việc phát triển nền
kinh tế của nước mình thông qua các giao dịch buôn bán đa chiều. TMĐT sẽ
là công cụ hữu hiệu để rút ngắn khoảng cách giao dịch giữa các công ty trên
thế giới. Do vậy việc thúc đẩy hoạt động giao dịch TMĐT được các quốc gia
chú trọng và để đặt nền móng vững chắc cho giao dịch TMĐT, các quốc gia
thường thành lập ra các Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ
trong giao dịch TMĐT.
Sự xuất hiện hệ thống thông tin toàn cầu Internet đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng về công nghệ, về kỹ thuật và chuyển giao thông tin
dữ liệu. Từ đó, nhu cầu Khách hàng trở thành một áp lực mạnh mẽ buộc các
Ngân hàng phải thỏa mãn với nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao trên cơ
sở ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong các giao dịch thanh toán.
Các giao dịch điện tử (bao gồm thanh toán và giao dịch thông tin nội
dung) từ trước tới nay thực hiện thông qua việc xử lý từng giao dịch của
từng khách hàng thông qua hệ thống kỹ thuật của Ngân hàng. Đến giai đoạn
ngày nay (thời đại CNTT và Internet) mối quan hệ xử lý thông tin và giao
dịch phức tạp hơn bao giờ hết vì nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng công nghệ hiện
đại, khả năng tích hợp cao, môi trường pháp lý rất đa dạng của mỗi quốc gia,
sự khác biệt về văn hóa ngôn ngữ, tham gia/ hoặc quan hệ liên đới trong xử
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
346
lý giao dịch có thể gồm các cơ quan Chính phủ, cơ quan công chứng/ xác
thực, cơ quan hảo hiểm, hải quan, thuế, ngân hàng, hệ thống vận chuyển,
đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng, người mua, người bán, người môi giới. Trên
nền tảng cơ sở hạ tầng cho các giao dịch trong mạng Internet, các sản phẩm
dịch vụ của Ngân hàng có thể bao gồm: các giao dịch tiền tệ trực tuyến như
các giao dịch thẻ, tiền điện tử, ví điện tử, thanh toán chuyển khoản, thẻ
thông minh, thanh toán giá trị thấp, giao dịch B2B, thanh toán hóa đơn điện
tử vv… Trong các mối quan hệ đa chiều đó của TMĐT, chúng ta cần thiết
lập những tiêu chuẩn và thông lệ để định vị về pháp lý/ kinh tế/ kỹ thuật cho
mỗi thành viên tham gia và vai trò quan trọng không thể thiếu được hoặc
quyết định sự thành công của giao dịch chính là hệ thống thanh toán của
Ngân hàng.
Với hệ thống công nghệ mới, Ngân hàng có thể thực hiện kế toán theo
từng sản phẩm/ nhóm sản phẩm dịch vụ; theo từng khách hàng/ ngành kinh
tế; theo khu vực…Với hệ thống xử lý tập trung, Khách hàng có thể thực hiện
giao dịch mọi lúc, mọi nơi, bằng các phương tiện thích hợp (xóa bỏ các giới
hạn mang tính vật lý). Về quản lý nội bộ, hệ thống cho phép quản lý hoạt
động của từng giao dịch viên, theo cấp phòng ban/ theo chi nhánh/ theo từng
kênh phân phối sản phẩm dịch vụ (Chi nhánh, Telephone, Mobilephone,
ATM, POS, EDI, SWIFT, VISA/ MASTER card, Internet, Telex…) hay
theo địa bàn khu vực do chính Ngân hàng từng xác định. Hệ thống Ngân
hàng dữ liệu tập trung (data ware house) dựa trên cơ sở các giao dịch trực
tuyến tức thời (realtime/ online) cho phép thực hiện việc thống kê phân tích
thông tin đa chiều một cách linh hoạt cho các hoạt động quản lý tập trung,
giao dịch phân tán, kiểm tra giám sát theo phân cấp, sử dụng hệ thống thông
tin quản lý MIS đảm bảo tính minh bạch và tích hợp các nghiệp vụ nhằm tối
ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Kê khai điện tử (Electronic filing hay E-filing) là quá trình tạo lập và
truyền các văn bản hoặc thông tin liên quan tới nơi tiếp nhận thông qua các
phương tiện điện tử. Việc kê khai điện tử đã được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới từ nhiều năm nay và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kê khai
thuế, kê khai hải quan, kê khai xuất nhập cảnh, đăng ký kinh doanh, gửi đơn
khiếu tố - khiếu nại tới tòa án v.v. Công nghệ áp dụng cho kê khai điện tử
(E-filing) và trao đổi dữ liệu điện tử EDI có nhiều điểm giống nhau, ví dụ
như XML/EDI, ebXML v.v.
Kê khai điện tử nói chung và kê khai thuế điện tử, nói riêng, đã và
đang trở thành một trong các phương thức chủ yếu để các ĐTNT ở nhiều
nước trên thế giới thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của mình.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
347
Cơ quan Thuế các nước đều coi kê khai điện tử là một trong các nội
dung chủ yếu của việc hiện đại hóa ngành thuế.
Việc triển khai áp dụng hình thức kê khai thuế điện tử có thể nhanh,
chậm tùy từng nước, nhưng luôn được tiến hành một cách bài bản theo quy
trình: thiết kế hệ thống, thử nghiệm công nghệ, triển khai thí điểm và từng
bước triển khai diện rộng.
Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh
doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong
quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi
phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành
được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho
thấy để thúc đẩy TMĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể
hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ
thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ
TMĐT.
Hệ thống pháp luật cần thiết phải cung cấp sự an toàn có tính pháp lý
để xoá bỏ các trở ngại cho việc tiếp cận và sử dụng TMĐT. Thực chất, phải
khẳng định được tính hợp pháp của các giao dịch điện tử, gắn với trách
nhiệm và sự thi hành. Các vấn đề quan trọng của pháp lý là hợp đồng điện
tử, bảo hộ người tiêu dùng, tính riêng tư, bảo vệ dữ liệu, tội phạm trên mạng,
bản quyền, thuế.
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý
riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của bộ luật
mẫu về TMĐT của Uỷ Ban Pháp luật thương mại quốc tế - Liên hợp quốc
(UN Commision on International Trade Law -UNCITRAL) soạn thảo năm
1996. Bộ luật mẫu này cung cấp các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết
một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp lý cho các hoạt
động TMĐT.
Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho các chữ ký điện tử nói chung, chữ ký
số nói riêng, Liên Hợp Quốc đã biên soạn và phê chuẩn Luật mẫu về Chữ ký
điện tử, đây là văn kiện pháp lý thực sự hiệu quả trong việc xúc tiến việc
phát triển TMĐT toàn cầu. Thông qua nó, nhiều Quốc gia có thể xây dựng
luật chữ ký điện tử cho riêng mình.
Nhận thức được lợi ích của TMĐT, chính phủ Việt Nam đã luôn quan
tâm đến phát triển TMĐT. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã từng bước
triển khai các họat động nhằm phát triển TMĐT một cách vững chắc. Đồng
thời với việc thực hiện nâng cao nhận thức, phát triển khung pháp lý, các bộ
ngành cũng từng bước triển khai và phát triển các dịch vụ, tạo đà cho
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
348
TMĐT. Cơ sở hạ tầng truyền thông, viễn thông và Internet đã từng bước
được xây dựng, các hệ thống thanh toán điện tử, các mạng thông tin cho giới
thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kê khai điện tử (thuế, hải quan ...), các
chương trình xúc tiến TMĐT, phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT ...đang
được chú ý phát triển ở Việt Nam.
Mặc dù có nhiều lợi thế, lại được sự quan tâm của các chính phủ song
TMĐT phát triển không dễ dàng bởi lẽ nó được tiến hành trên mạng và
chứa đựng nhiều rủi ro.
Các hiểm hoạ đối với TMĐT có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong
dây chuyền nghiệp vụ thương mại, ở bất cứ máy khách, máy chủ thương mại
hay máy văn phòng và trên các kênh truyền thông, nhất là trên Internet. Do
vậy, việc đảm bảo an toàn trong TMĐT vô cùng quan trọng. Cần phải chống
lại các tấn công hòng khám phá các thông tin độc quyền hoặc xử lý chúng.
Một chính sách an toàn thương mại bất kỳ phải bảo đảm được tính bí mật,
tính toàn vẹn, tính sẵn sàng và quyền sở hữu trí tuệ. Một số chính sách chủ
yếu được áp dụng trong thực tế là bảo vệ máy khách (giám sát các active
content, bảo vệ bằng chứng thư số, cấu hình các trình duyệt, đối phó với các
cookie, sử dụng các phần mềm chống virus...), mã hoá, bảo vệ thông tin trên
đường truyền và bảo vệ máy chủ thương mại (kiểm soát truy nhập và xác
thực, sử dụng các biện pháp kiểm soát của hệ điều hành, xây dựng các chính
sách bảo mật cho hệ thống tường lửa.
Để thực hiện thành công các chính sách, kỹ thuật chủ yếu để bảo đảm
an toàn cho các giao dịch TMĐT là kỹ thuật mật mã. Trong TMĐT cả hai
loại mật mã (Hệ mật khoá bí mật hay còn gọi là hệ mật đối xứng, Hệ mật
khoá công khai hay còn gọi là hệ mật phi đối xứng) đều được sử dụng.
Một trong các ứng dụng cơ bản và quan trọng của hệ khoá công khai
trong TMĐT là phân phối khoá mật và xác thực. Xác thực có thể dựa trên
các thông tin về chứng thư số (chứng cho máy chủ, chứng thư cho máy
khách) hoặc trên cơ sở chữ ký số. Phiên giao dịch an toàn và kinh tế thì
người ta sử dụng kỹ thuật khoá công khai cho giai đoạn đầu để xác thực, trao
đổi khoá bí mật còn giai đoạn sau người ta dùng khoá đối xứng, một lần.
Các giải thuật mã hoá và giải mã dữ liệu còn được sử dụng cho việc
xây dựng các socket an toàn (secure socket) trong việc xây dựng giải pháp
bảo vệ cơ sở dữ liệu, dựa trên mô hình winsock.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được các sản
phẩm đóng gói là hệ thư điện tử an toàn và hệ thống chứng thư số. Hệ thư
điện tử an toàn được xây dựng trên các giao thức chung của truyền/nhận thư
điện tử, nhằm mục đích đáp ứng cho những giao dịch trong TMĐT đòi hỏi
sự an toàn thông qua dịch vụ thư điện tử. Hệ thống quản lý chứng thư số bao
gồm các modun đăng ký, cấp phát, quản lý, phân phối, sửa đổi, thu hồi
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
349
chứng thư. Các ứng dụng của mô hình này đã được thử nghiệm tại Tổng cục
thuế và Sàn TMĐT do đề tài tiến hành.
Tồn tại rất nhiều hình thức thanh toán. Tuy nhiên, bản chất của thanh
toán tồn tại dưới ba dạng chủ yếu: thanh toán nội bộ ngân hàng, thanh toán
liên ngân hàng và thanh toán quốc tế. Cùng với phát triển của máy tính điện
tử và hệ thống viễn thông, trong mấy thập kỷ qua hệ thống thanh toán được
cải tiến và hoàn thiện, chuyển sang một hệ thống mới với các khái niệm mới:
“Tiền điện tử”, “Ví điện tử”, “Thẻ thanh toán”, "hệ thống chuyển khoản điện
tử". Ngoài ra, ở nhiều nước đã tổ chức hệ thống chuyển tiền liên Ngân hàng
(thanh toán bù trừ liên Ngân hàng), được dùng để thanh toán liên Ngân hàng
trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc thanh toán cũng được thực hiện
không chỉ tại các Chi nhánh Ngân hàng mà hàng loạt kênh giao dịch mới ra
đời: ATM, KIOSK, PC, Telephone, Mobile phone.
Các vấn đề triển khai thanh toán điện tử trong thực tế được trình bày
thông qua Kiến trúc dịch vụ điện tử tích hợp của Ngân hàng Công thương
Việt Nam (Incombank), nó được phát triển như là một nền tảng cho tất cả
các dịch vụ ngân hàng điện tử. Với kiến trúc này, các chi phí truyền thống
của việc triển khai, bảo trì, quản lý và tăng cường cải tiến giảm rất nhiều để
đưa đến một môi trường cạnh tranh và đáp ứng.
Kiến trúc Dịch vụ Điện tử tích hợp của NHCTVN bao gồm hai cấu
phần: Hệ thống chuyển giao điện tử chủ và Hệ thống đầu cuối.
Hệ thống Chuyển giao điện tử xử lý việc kiểm soát mô hình đầu cuối,
xác thực, uỷ quyền và hỗ trợ hành chính đối với các dịch vụ ngân hàng điện
tử đồng thời cung cấp các giao diện thống nhất tới hệ thống Ngân hàng Tích
hợp của NHCTVN, cũng như các hệ thống ngân hàng khác như ATM
Switch bên ngoài, hệ thống Thẻ tín dụng.
Hệ thống giao dịch đầu cuối gồm hệ thống ATM, ngân hàng qua điện
thoại, giải pháp ngân hàng Internet (Internet banking) và các giải pháp bảo
mật cho việc thực hiện các giao dịch an toàn.
Hệ thống thử nghiệm TMĐT được xây dựng dựa trên các kết quả
nghiên cứu lý thuyết và các giải pháp cụ thể của các đơn vị tham gia thực
hiện. Hệ thống được cấu tạo từ nhiều thành phần, bao gồm phần cứng, phần
mềm, nhà cung cấp, người mua hàng, hàng hoá, dịch vụ .... Do vậy, để tích
hợp các thành phần, Ban chủ nhiệm đề tài đã thống nhất mô hình thử nghiệm
ngay sau khi đề cương được phê duyệt để từ đó, phân vai cụ thể cho từng
đơn vị tham gia thực hiện, trong đó, Trung tâm thông tin thương mại đóng
vai trò phối – tích hợp để xây dựng và triển khai các phần việc thử nghiệm.
Để triển khai, các đơn vị tham gia đã thoả thuận, thống nhất kịch bản thử
nghiệm để từ đó hình dung rõ nét, cụ thể các công việc sẽ thực hiện.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
350
Các công việc cần thực hiện để tích hợp các giải pháp vào một hệ
thống chung bao gồm cài đặt và cấu hình hệ thống, tích hợp các giải pháp
mua bán hàng hoá và dịch vụ, tích hợp các giải pháp an toàn, bảo mật.
Ngoài các giải pháp bảo mật có tính nguyên tắc cho một hệ thống, hệ
thống thử nghiệm TMĐT còn sử dụng cơ chế bảo mật dữ liệu trên đường
truyền thông qua giao thức SSL. Giao thức này được sử dụng dựa trên nền
tảng hạ tầng khoá công khai (Public key Infrastructure - PKI) với giải pháp
cài chứng thư của hệ thống lên cả máy chủ web và máy khách. Các chứng
thư đều được sinh ra và quản lý nhờ hệ thống chứng thư số chung của đề tài.
Điểm mạnh của giải pháp này so với giải pháp chỉ cài chứng thư trên máy
chủ web là có thể có thêm một sự lựa chọn nữa để tăng độ an toàn của từng
trang web. Đối với những trang web cần tăng tính bảo mật (ví dụ các thông
tin về đơn hàng, về tài khoản của khách hàng, những trang web quản lý ...),
có thể đặt thêm thuộc tính “Client certificate required” – “yêu cầu chứng
thư số của máy khách”. Trong trường hợp này, chỉ những máy khách cài
chứng thư số mới được phép truy cập những trang web này.
Tích hợp các giải pháp thanh toán là một trong những nội dung nghiên
cứu quan trọng của đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài lựa chọn giải pháp thanh
toán – qua cổng thanh toán VASC Payment gateway của công ty phát triển
phần mềm VASC. Cổng thanh toán VASC Payment là điểm trung gian, nối
các bên có nhu cầu thanh toán với một số ngân hàng trong nước. Nhiệm vụ
của cổng thanh toán này là nhận thông tin thanh toán từ các bên khách hàng
về cổng. Tại cổng này, các ngân hàng sẽ truy cập vào và lấy các dữ liệu
tương ứng, liên quan đến việc thanh toán của ngân hàng mình về. Tại ngân
hàng, các thông tin sẽ được sử lý theo đúng nghiệp vụ thanh toán, chuyển
khoản của từng ngân hàng và gửi lại các thông tin trở lại cổng thanh toán
kèm theo thông báo về sự thành công hay không và các nguyên nhân của
việc không thành công.
Để thống nhất cách quản lý an toàn cho các cơ sở dữ liệu (CSDL),
mỗi dịch vụ bán hàng trong hệ thống được khai báo một CSDL riêng. Ngoài
ra, hệ thống có một CSDL chung và chỉ có CSDL này giao tiếp với cổng
thanh toán (đối tượng nằm ngoài hệ thống). Mỗi dịch vụ sẽ tự sinh ra các
đơn hàng và có cơ chế quản lý các đơn hàng của mình. Như vậy, sẽ có một
modun phần mềm liên tục kiểm tra và gom tất cả các thông tin về đơn hàng
của các dịch vụ vào CSDL chung và đồng thời trả lại các thông tin tương
ứng về các CSDL của các dịch vụ về kết quả thanh toán.
Để phối hợp các thành viên thử nghiệm, sau khi đã lựa chọn và phân
vai, một bản qui chế chung được ra đời mang tính pháp lý nội bộ cho các đối
tượng tham gia thử nghiệm.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
351
Sau hơn ba tháng thử nghiệm, ngoài những đơn hàng có nhu cầu
thanh toán tiền mặt, hệ thống đã tiếp nhận gần 300 đơn hàng có nhu cầu
thanh toán trực tuyến (chuyển khoản) và đã trả về 289 đơn hàng thực hiện
thanh toán thành công. Các đơn hàng không thành công trong việc thanh
toán chủ yếu là do khách hàng nhập số tài khoản sai hoặc tên chủ tài khoản
sai so với đăng ký tại ngân hàng.
Tổng doanh số giao dịch qua mạng là khoảng 25.941.600 đồng (hai
mươi nhăm triệu chín trăm bốn mươi mốt nghìn sáu trăm đồng) và không hề
có sự cố trong việc chuyển nhầm tài khoản, gây thiệt hại cho tài sản của
khách hàng.
Các giải pháp mua bán hàng qua mạng tại Sàn TMĐT thử nghiệm đã
được gửi dự thi “Cúp vàng CNTT Việt Nam năm 2004” tại tuần lễ tin học
lần thứ 13 cho “các sản phẩm TMĐT xuất sắc nhất” và đã được Ban tổ chức
tặng cúp đồng.
Bên cạnh hệ thống thử nghiệm mua bán hàng và dịch vụ qua mạng, đề
tài còn còn phối hợp với một số doanh nghiệp Hà Nội và Hà Tây, cục thuế
Hà Nội và Hà Tây, để thử nghiệm tích hợp các giải pháp bảo mật trong kê
khai thuế giá trị gia tăng qua mạng. Việc thử nghiệm được bắt đầu từ trung
tuần tháng 8/2003 cho đến hết tháng 12/2003. Trong thời gian hơn 3 tháng
thử nghiệm, các doanh nghiệp hàng tháng, bên cạnh báo cáo kê khai thuế in
ra trên giấy như quy định, đã tiến hành truyền các số liệu kê khai thuế GTGT
qua mạng Internet tới Cục thuế trực tiếp quản lý mình. Tại các Cục thuế Hà
Nội và Hà Tây đều có cán bộ theo dõi, kiểm tra tình hình truyền số liệu kê
khai thuế của các doanh nghiệp và kiểm tra tính đúng đắn của các số liệu
này so với số liệu nhận được bằng phương pháp truyền thống (in trên giấy).
Trong suốt thời gian thử nghiệm chưa xẩy ra trường hợp nào số liệu truyền
qua mạng không khớp với số liệu kê khai trên giấy và nộp bằng phương
pháp truyền thống.
Sau hơn hai năm triển khai và thực hiện, đề tài “Nghiên cứu một số
vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm"
mã số KC01.05 đã đạt được một số kết quả về nghiên cứu. Việc thử nghiệm
thành công các kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi của việc ứng
dụng các vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong vào các hoạt động
TMĐT ở Việt Nam.
Để phát huy các kết qủa nghiên cứu đã đạt được nhằm tạo điều kiện
thúc đẩy TMĐT Việt Nam phát triển, Ban chủ nhiệm đề tài KC01.05 xin
kiến nghị:
1. Đảm bảo an toàn trong TMĐT là vấn đề hết sức quan trọng, có tác dụng
quyết định đến việc thu hút các chủ thể tham gia TMĐT. Công nghệ an
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
352
toàn trong TMĐT đã được đề tài nghiên cứu và thử nghiệm trong thực tế
các khía cạnh khoa học của công nghệ bảo mật, xác thực và đảm bảo an
toàn cho dữ liệu trên đường truyền cũng như cho các cơ sở dữ liệu trên
các server thương mại.
Để phát huy kết quả nghiên cứu của đề tài, kiến nghị Chính phủ cho
ứng dụng trong thực tế - triển khai công nghệ bảo đảm an toàn cho
TMĐT trên diện rộng. Đề nghị Nhà nước giao cho Bộ Thương mại chủ
trì phối hợp với chuyên gia các bộ phận liên quan xây dựng hệ thống CA
cho TMĐT Việt Nam, bao gồm cả CA gốc và CA thành viên. Hệ thống
CA Việt Nam sẽ kết nối với hệ thống CA của các nước trên thế giới để
thực hiện việc chứng thực chéo.
2. Kỹ thuật thanh toán trong TMĐT có vị trí vô cùng quan trọng, mang tính
quyết định đến thành công của TMĐT. Hiện nay, trong hệ thống ngân
hàng thương mại của Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng kỹ
thuật thanh toán điện tử, nhiều ngân hàng áp dụng ở mức độ cao, xây
dựng được các hệ thống thanh toán ngang tầm khu vực. Tuy vậy còn
thiếu vắng một trung tâm, hay có thể gọi là cổng thanh toán để hỗ trợ cho
các nhà cung cấp hoặc các tổ chức, thực hiện TMĐT. Với cổng thanh
toán này, các emarketplaces, sàn TMĐT, emalls..., khi đã thực hiện kết
nối, sẽ có khả năng thực hiện thanh toán một cách thuận lợi với mọi ngân
hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
3. TMĐT còn mới mẻ, các chủ thể chưa được làm quen, qui trình nghiệp vụ
chưa được xây dựng. Do có sự nhận thức, hiểu biết khác nhau nên việc
thực hiện còn chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất, cản trở sự phát triển
của TMĐT. Kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Thương mại phối hợp với
bộ, ngành cùng các chuyên gia nghiên cứu, xây dựng qui trình, nghiệp
vụ, kỹ thuật của TMĐT và giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng
kinh tế nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cho TMĐT.
4. Hiện nay, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 0,25 kỹ sư CNTT. Do vậy,
việc các doanh nghiệp tự xây dựng và vận hàng các trang web để tiến
hành TMĐT là khó khăn. Kiến nghị Chính phủ giao cho Bộ Thương mại
chủ trì phối hợp với chuyên gia các bộ ngành liên quan xây dựng hệ
thống các trang web TMĐT mẫu với các modun khác nhau, phù hợp với
các loại hình TMĐT khác nhau và chuyển giao cho các doanh nghiệp
hoặc các chủ thể tham gia TMĐT. Các chủ thể, theo yêu cầu của mình, sẽ
khai báo, sắp xếp và sinh ra trang web TMĐT của riêng mình, nhằm
quảng bá sản phẩm, quản lý hàng hoá, quản lý đơn hàng, quản lý quan hệ
khách hàng, quản lý kinh doanh .... để triển khai TMĐT một cách hiệu
quả nhất. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp vượt qua
rào cản công nghệ thông tin để tham gia TMĐT mạnh mẽ hơn nữa.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
353
5. Cho chuyển giao các kết quả nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là các sản
phẩm đóng gói của đề tài, cho các nhu cầu của các đơn vị, cơ quan, tổ
chức có nhu cầu nhằm hỗ trợ cho TMĐT phát triển. Đối với một số sản
phẩm của đề tài chưa đạt ở mức độ đóng gói đề nghị cho hoàn thiện để
sớm đưa vào ứng dụng trong thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
354
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM ĐÃ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ
TÀI NCKH KC01.05
T.T Tên sản phẩm Đăng ký Thực hiện
1 Hệ thống thư điện tử mật phục vụ môi
trường TMĐT
1 1
2 Hệ thống phần mềm an toàn thông tin
CSDL trên các platform Windows
socket
1 1
3 Hệ thống cấp và quản lý chứng thư số 0 1
4 Thanh toán trực tuyến trên môi trường
Internet ứng dụng cho TMĐT
1 1
5 Mô hình Trung tâm hỗ trợ và xúc tiến
TMĐT
1 1
6 Báo cáo chính thức (380 trang) 1 1
7 Báo cáo tóm tắt (25 trang) 1 1
8 Hệ thống thử nghiệm TMĐT dạng B2C 0 1
9 Hệ thống thử nghiệm kê khai thuế
VAT qua mạng
0 1
10 Xuất bản sách “Chứng thực trong
TMĐT”, NXB KHKT, 2004 (316
trang)
0 1
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
355
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Biểu phí thẻ tín dụng quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam,
2003
2. Chính sách tín dụng đối với thẻ tín dụng quốc tế Visa/Master, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, 2003
3. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức thanh toán trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt nam giai đoạn 2000 – 2005. Đề tài khoa học cấp
ngành. Chủ nhiệm đề tài : TS. Mai Văn Bạn, Ngân hàng Nhà nước
Việt nam, 2000
4. Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt
nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế, Nguyễn Danh Lương, Học viện Ngân
hàng, 2003
5. Thanh toán ngân hàng trong TMĐT đến 2010. Đề tài khoa học cấp
ngành. Chủ nhiệm đề tài TS. Mai Văn Bạn, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, 2002
6. Xây dựng và triển khai TMĐT. Phạm Hữu Khang. NXB Thống kê,
2003
7. Cẩm nang pháp lý về TMĐT. Daniel Poulin. Nhà in Thông tin kinh
tế đối ngoại, 2002
8. Chứng thực trong TMĐT. TS Nguyễn Nam Hải, KS Đào Thị Hồng
Vân, TS Phạm Ngọc Thuý. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004
9. Báo cáo thực trạng TMĐT Việt Nam. Bộ Thương mại, 2003
10 Các tư liệu của Viện NC TMĐT Hàn Quốc, Bộ Công nghiệp, TM và
năng lượng Hàn Quốc cung cấp cho đoàn khảo sát về TMĐT của
Việt Nam 1/2005
11 Các tư liệu của Bộ Kinh tế đối ngoại Đài Loan, Bộ Tài chính Đài
Loan và một số Viện, cơ quan Đài Loan cung cấp cho đoàn khảo sát
về TMĐT của Việt Nam 1/2005
12 TMĐT. Bộ Thương mại. 2001
Tiếng Anh
1. E-commerce and Development Report 2003. United Nation. New York
and Geneva, 2003
2. Advanced Encription Standard. Federal Information Processing
Standards Publication 197. Nov. 26,2001
3. Customer Relationship Management-Strategic Imperative in the World
of e-Business. Standley A.Brown. John Wiley & Son Canada Ltd.,2000
CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Đề tài NCKH cấp Nhà nước “ Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và
triển khai thử nghiệm”. Mã số KC.01.05
356
4. Certification Authority Liability Analysis. Thomas J. Smedinghoff.
American Banker Association, 1998.
5. E-Business and e-Commerce for Manager.
H.M.deitel,K.Steinbuhler.Prentice Hall,2001
6. E-Business Technology Forecast. Price Water House Cooper. Price
Water House Cooper Technology Center,1999
7. Electronic Money: Its Impact on Retail Banking and Electronic
Commerce. Hitachi Research Institute. F.I.A Financial Publishing
Company, 1997
8. External Interface Guide to SET Secure Electronic Trasaction, 1997
9. Guide to Internet Development – Edition One. Cyberspace Center. The
Hong Kong University of Science and Technology, 1997
10. International Banking Conference – Internet Risk Issue Conference.
BAI, 2000
11. The e-Business Revolution. Daniel Amor. Prentice Hall, 2000
12. E-Commerce Basic: Technilogy Foundations and E-Business
Applications. Davis & Benamati, 2002
13. Information Technology for Management: Transforming Business in
the Digital Economy. Turban, Mclean & Wetherbe, 2002
14. Information Rules, A Strategic Guide to the Network Economy.
Shapiro & Varian, 1999
15. E-Business and E-Commerce Management, 2nd Edition. Chaffey, Dave,
2004
16. Electronic Commerce – Strategies and Models for Business-to-
Business Trading. John Wiley & Son Ltd. Chichester, West Sussex,
England 1999
17. Electronic Signiature in Korea. KISA 2004
18 Evolution of Commerce for VTIC. IBM. 2004
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- đề tài- nghiên cứu 1 số vấn đề kỹ thuật công nghệ chủ yếu trong thương mại điện tử.pdf