Nội dung báo cáo
Phần Nội dung Trang
1 Điểm nhấn Đầu tư 3-4
2 Mô hình Kinh doanh 5-16
2.1 Tổng quan 5-6
2.2 Dịch vụ Thương mại 7-12
2.3 Dịch vụ Bất động sản 13-15
2.4 Dịch vụ Đầu tư tài chính 16
3 Kết quả kinh doanh 17-23
3.1 Kết quả kinh doanh hợp nhất 18-23
4 Dự báo Lợi nhuận và So sánh Định giá SVC 24-28
4.1 Dự báo Lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 25-27
4.2 So sánh Định giá Cổ phiếu SVC 27-28
5 Cổ phiếu SVC trên HOSE 29-32
5.1 Cơ cấu sở hữu 30
5.2 Diễn biến giá và thanh khoản 31
5.3 Rủi ro đầu tư 32
6 Tổng quan về SVC 34-36
6.1 Quá trình Phát triển 34
6.2 Chiến lược 2015 và tầm nhìn 2020 35
6.3 Ban lãnh đạo SVC 36
Phụ lục Báo cáo Tài chính SVC 37
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích cổ phiếu SVC công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - Savico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình và
chi phí vốn.
Mặc dù về tổng thể tiến độ triển khai một số dự
án còn chậm, việc khai trương Khu B của Tổ
hợp Thương mại Savico Mega Mall Hà Nội đã
tạo điểm nhấn trong các dự án bất động sản
của Savico và tạo nguồn thu ổn định từ năm
2011 trở đi.
Chúng tôi cũng đánh giá cao việc quyết liệt thực
thi chiến lược chuyển nhượng các dự án
không có tính tương hỗ cao cho mảng dịch
vụ thương mại. Savico đã thông qua việc
chuyển nhượng toàn bộ dự án Quốc Lộ 13,
đối tác sẽ thanh toán trước cho Savico 20%,
khoảng 36 tỷ đồng. Nguồn vốn này giúp giảm
vốn lưu động cho dịch vụ thương mại và giúp
giảm áp lực chi phí lãi vay trong năm 2011
này.
Bảng 3: Danh mục dự án bất động sản do
Savico làm chủ đầu tư
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 15
Các dự án Savico góp vốn đầu tư bất động sản: Savico hầu hết đã góp đủ
vốn đầu tư qua quyền sử dụng đất hoặc tiền mặt dựa trên cơ cấu vốn tự có
và vốn vay của dự án là 30/70.
Phần 2.3: Dịch vụ bất động sản (tiếp theo)
2
Danh mục dự án góp vốn đầu tư
Savico tham gia góp vốn với một số đối tác để đầu
tư các dự án bất động sản và đơn vị đối tác là
chủ đầu tư. Đối tác chính mà Savico góp vốn
bao gồm Công ty Xuất nhập Khẩu Khánh hội
(KHA), Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), FIDECO
(FDC) và Công ty Quản lý Kinh doanh Nhà
Thành Phố. Đây là các đơn vị được đánh giá là
có kinh nghiệm triển khai các dự án bất động sản
trên địa bàn TP.HCM.
Điểm nhấn năm 2010
• 91 Pasteur: Tòa nhà văn phòng 7 tầng + 2 tầng
hầm tiêu chuẩn hạng B với 5.300 m2 sử dụng
trên khu đất 1.604 m2 tại trung tâm Quận 1 đã
hoàn thành đầu năm 2010 và tạo nguồn thu
khoảng 16 tỷ/năm. Savico sở hữu 51% vốn tại
dự án này.
• 56 Bến Vân Đồn: liên danh với đối tác XNK
Khánh Hội với 150 căn hộ dịch vụ (9.340 m2) và
khu văn phòng cho thuê (12.300 m2) tại Quận 4,
TP.HCM đang trong giai đọan hoàn tất móng
hầm. Dự án đang có tiến độ rất tốt và sẽ hoàn
thành vào giữa năm sau 2012.
Cập nhật tiến độ dự án
• Savico 115-117 Hồ Tùng Mậu: Đã thực hiện
xong việc đền bù giải tỏa, tập trung khảo sát địa
chất, bổ sung chuyển đổi công năng điều chỉnh
thiết kế, dự kiến triển khai xây dựng trong năm
2011.
• 56 Bến Vân Đồn: Đã hoàn tất việc chuyển đổi
công năng và đang gấp rút hoàn tất phần móng
và hầm. Việc kinh doanh tiếp thị cho thuê 150
căn hộ dịch vụ đã được triển khai từ cuối năm
2010.
• 91 Pasteur: Savico hiện đang sở hữu 51% vốn
tại dự án 91 Pasteur và ghi nhận doanh thu hàng
năm khoảng 16 tỷ mỗi năm.
• Dự án Cần Giờ Residence và Bình An Quận
2: Dự án đã tạm dừng. Công ty đang rà soát rà
soát với các đối tác tiến độ các dự án này.
Stt Tên dự án Địa điểm Đối tác DT đất DTKD Sở hữu Vốn ĐT XDCB 31/12
m2 m2 % Tỷ VND Tỷ VND
1 Hồ Tùng Mậu Plaza HCMC Vinaland 3,059 12,103 50.5% 912 162
2 56 Bến Vân Đồn Building HCMC KHA 3,010 29,695 49.0% 414 73
3 Cần Giờ Residence Cần Thơ TDH 298,390 44,759 50.0% 640 58
4 91 Pasteur HCMC TITCO & KHA 1,604 8,030 51.0% 108 51
5 Bình An Q2 HCMC TITCO & KHA 41
6 9-15 Lê Minh Xuân Bld HCMC FDC 993 8,101 30.0% 76 1
7 104 Toại Ngọc Hầu HCMC QLKD Nhà TP 10,814 53,316 30.0% 988 -
GÓP VỐN VỚI ĐỐI TÁC 317,870 156,004 3,137 388
Bảng 4: Danh mục dự án bất động sản Savico góp vốn đầu tư
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 16
Savico đã quyết liệt thanh lý các khoản đầu tư tài chính nhằm chuyển dịch
nguồn lực sang mảng dịch vụ thương mại. Tỷ trọng đầu tư tài chính giảm
còn 11% tổng tài sản vào 31/12/2010 (2009: 16%).
Phần 2.4: Đầu tư Tài chính
2
Danh mục đầu tư
• Đến 31/12/2010, tổng giá trị danh mục đầu tư tài
chính của Savico là 269 tỷ, giảm gần 90 tỷ so với
đầu năm do công ty đã thanh lý 6.4 triệu cổ
phiếu Ngân hàng Việt Á, thu về 91 tỷ đồng. Do
Savico đã trích lập dự phòng đầy đủ nên lỗ từ
khoản đầu tư này không ảnh hướng đến kết quả
kinh doanh của công ty.
• Riêng danh mục dài hạn chiến lược tăng là do
mua thêm 5% cổ phiếu Ngân hàng Phương
Đông OCB từ nguồn tiền cổ tức năm 2010.
• Danh mục ngắn hạn: giá trị đầu tư giảm là do
Cty đã giảm bớt giá trị đầu tư trading ngắn hạn
trước diễn biến không thuận lợi của thị trường
chứng khoán trong thời gian gần đây.
Kết quả kinh doanh năm 2010
• Riêng hoạt động kinh doanh chứng khoán năm
2010 của Savico lỗ 32 tỷ, tuy nhiên nhờ hoàn
nhập dự phòng 43 tỷ nên hoạt động tài chính có
lợi nhuận khoảng 3 tỷ đồng (chưa tính đến các
chi phí phân bổ cho bộ phận này).
Chiến lược phát triển
• Năm 2009, đầu tư tài chính chiếm hơn 16% tổng
tài sản của Savico. Trong năm 2010, công ty đã
quyết liệt cơ cấu lại danh mục và giảm tỷ trọng
này xuống còn 11%.
• Trong năm 2011 và các năm tới, Savico tiếp tục
giảm tỷ trọng đầu tư tài chính xuống mức 10%
thông qua việc cơ cấu danh mục làm 2 nhóm: (i)
Nhóm đầu tư dài hạn (khoảng 140 tỷ) và (ii)
Nhóm thanh khoản và tái cơ cấu ( khoảng 270
tỷ) và thực hiện bán ra khi có điều kiện.
Phân loại
Tổng đầu tư
31.12.09 31.12.10 +/-
Đơn vị: Tỷ VND
Dài hạn chiến lược 181.3 186.4 5.1
Dài hạn thanh khoản
124.9 33.8 -91.1
Đầu tư ngắn hạn 52.9 49.1 -3.8
Tổng cộng
359.1 269.3 -89.8
Dịch vụ -
thương
mại , 41%
Dịch vụ
bất động
sản, 48%
Dịch vụ tài
chính,
11%
Bảng 5: Tổng hợp danh mục đầu tư tài chính
Biểu đồ 10: Cơ cấu tổng tài sản tại 31.12.2010
Bảng 6: Tóm tắt kết quả đầu tư tài chính
2007 2008 2009 2010
Lãi/lỗ Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Lãi KDCK 2 12 10 10
Doanh thu khác - - - 1
Thu nhập tài
chính 2 12 10 11
Lỗ KDCK - 17 37 32
Phí giao dịch 1 - 0 2
Hoàn nhập dự
phòng - 1 (45) (43)
Chi phí khác 2 121 - 1
Chi phí tài chính 3 139 (8) (8)
Lãi/lỗ 5 151 2 3
Danh mục ĐTTC
Đầu tư dài hạn 219 319 307 220
Đầu tư ngắn hạn 84 43 53 49
Tổng đầu tư 303 362 360 270
Dự phòng (3) (120) (70) (37)
Giá trị ròng 300 242 290 233
Nguồn: Savico, StoxPlus
Nguồn: Savico, StoxPlus
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 17Báo cáo Phân tích Độc lập
Phần 3: Kết quả kinh doanh
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 18
Savico tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao năm 2010 nhờ mở
rộng thêm 7 đại lý ô tô. Doanh số tăng trưởng 36% so với 2009 và đạt 105%
kế hoạch.
Doanh số
• Doanh thu hợp nhất năm 2010 tăng 36% so với
2009 và đã tăng trung bình 38% trong 5 năm
qua. Đây là mức tăng gấp 2 lần mức bình quân
của ngành.
• Doanh số của Savico chủ yếu là phân phối ô tô
nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách
liên quan như thuế (VAT, trước bạ, nhập khẩu)
và đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ liên
quan đến cho vay nói chung và mua xe trả góp
nói riêng.
• Năm 2009, các chính sách kích thích kinh tế của
Chính phủ qua (i) giảm 50% thuế trước bạ và (ii)
giảm 50% thuế VAT đã giúp doanh thu tăng
45%.
Lợi nhuận gộp
• Mặc dù doanh số tăng 36% nhưng tỷ suất lợi
nhuận gộp giảm 1% so với 2009 về mức 7%.
Theo Savico, năm 2010 thị trường ôtô bước vào
thời điểm nhiều khó khăn khi các chính sách ưu
đãi về thuế, phí không còn như năm 2009, cùng
với đó áp lực lãi suất, tăng giá, tâm lý khách
hàng chờ biểu thuế mới.
Lợi nhuận hoạt động
• Lợi nhuận hoạt động giảm 33 tỷ so với 2009 chủ
yếu do gia tăng chi phí lãi vay (tăng 33 tỷ) và chi
phí bán hàng (34 tỷ).
• Chi phí lãi vay tăng do Savico tăng quy mô tài trợ
vốn lưu động và gia tăng lãi suất vay. Số dư bình
quân vay ngắn và dài hạn trong năm 2010 là 375
tỷ đồng. Với mức lãi suất bình quân 20% thì chi
phí lãi vay 65 tỷ đồng trong năm là hợp lý.
• Chi phí bán hàng tăng 39% so với 2009, tương
đương mức tăng 36% của doanh thu.
Chi phí tài chính
• Chi phí tài chính bao gồm hai khoản mục chính
là chi phí lãi vay và lỗ đầu tư tài chính. Chí phí lãi
vay (65 tỷ đồng) tăng gấp đôi so với năm 2009,
do chương trình hỗ trợ lãi suất 4% đã kết thúc.
Savico tiếp tục lỗ từ đầu tư chứng khoán 32 tỷ
đồng, giảm so với mức 36.7 tỷ đồng năm 2009.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh
3
Bảng 7: Kết quả kinh doanh hợp nhất SVC
2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Doanh thu thuần 2,118 3,079 4,193
Tăng trưởng doanh thu 21% 45% 36%
Giá vốn hàng bán (1,945) (2,822) (3,920)
Lãi gộp 173 257 273
Tỷ suất lãi gộp 8% 8% 7%
Thu nhập tài chính 78 28 58
Chi phí tài chính (203) (26) (59)
Chi phí bán hàng (62) (72) (106)
Chi phí QLDN (49) (79) (91)
Lãi/lỗ từ HĐ Kinh doanh (63) 108 75
Tỷ suất lãi HĐKD -3% 4% 2%
Lãi/lỗ từ cty con, liên kết 11 14 9
Thu nhập/(chi phí) khác 115 4 24
Lãi/(lỗ) trước thuế 62 126 107
Thuế TNDN-hiện thời 21 24 20
Thuế TNDN-hoãn lại (15) 2 (1)
Lãi/(lỗ) ròng 55 100 88
Tỷ suất lãi ròng 3% 3% 2%
Trừ: lợi ích cổ đông thiểu số (15) (28) (10)
Lãi/(lỗ) cổ đông công ty mẹ 40 72 78
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 19
Lợi nhuận ròng năm 2010 giảm do chi phí lãi vay gia tăng và lợi nhuận gộp
bán xe giảm. EPS 2010 đạt 2.900 đồng/cp.
Thu nhập từ công ty liên kết
• Thu nhập từ công ty liên kết chủ yếu phản ảnh
các khoản thu tiền cổ tức nhận được từ các công
ty liên kết.
• Trong năm 2010, công ty nhận 9,9 tỷ tiền cổ tức
từ 6 công ty con và công ty liên kết bao gồm:
SaiGon Ford (3,4 tỷ), DaNa Ford (0.6 tỷ), Toyota
Đông SaiGon (3,4 tỷ), SaiGon Ngôi Sao (1,4 tỷ),
BenThanh Savico (0,3 tỷ) và Công ty
TNHHTMDV SaiGon (0,6 tỷ).
Thu nhập khác
• Thu nhập khác 24 tỷ năm 2010 chủ yếu là khoản
thu hỗ trợ từ nhà cung cấp (các hãng xe) 14,5 tỷ
đồng và thanh lý tài sản 4,9 tỷ đồng.
• Riêng trong năm 2008, SVC phát sinh khoản lãi
101 tỷ hạch toán vào thu nhập khác do đánh giá
lại tài sản dự án từ công ty liên kết Savico –
Vinaland.
Lãi sau thuế
• Do gia tăng chi phí tài chính và chi phí bán hàng
cũng như tỷ suất lợi nhuận gộp giảm như phân
tích ở trên nên lợi nhuận sau thuế năm 2010 chỉ
đạt 88 tỷ so với 100 tỷ năm 2009. Tương ứng, tỷ
suất lãi ròng năm nay đạt 2%.
Lãi ròng cho cổ đông công ty mẹ
• Sau khi trừ 17 tỷ phần lợi nhuận của cổ đông
thiểu số (trong các công ty còn mà Savico chi
phối), lợi nhuận để lại cho cổ đông công ty mẹ
đạt 71 tỷ.
• Với 25 triệu cổ phiếu đang lưu hành cuối năm
2010, EPS đạt 2.900 đồng/cổ phiếu.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)
3
2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Doanh thu thuần 2,118 3,079 4,193
Tăng trưởng doanh thu 21% 45% 36%
Giá vốn hàng bán (1,945) (2,822) (3,920)
Lãi gộp 173 257 273
Tỷ suất lãi gộp 8% 8% 7%
Thu nhập tài chính 78 28 58
Chi phí tài chính (203) (26) (59)
Chi phí bán hàng (62) (72) (106)
Chi phí QLDN (49) (79) (91)
Lãi/lỗ từ HĐ Kinh doanh (63) 108 75
Tỷ suất lãi HĐKD -3% 4% 2%
Lãi/lỗ từ cty con, liên kết 11 14 9
Thu nhập/(chi phí) khác 115 4 24
Lãi/(lỗ) trước thuế 62 126 107
Thuế TNDN-hiện thời 21 24 20
Thuế TNDN-hoãn lại (15) 2 (1)
Lãi/(lỗ) ròng 55 100 88
Tỷ suất lãi ròng 3% 3% 2%
Trừ: lợi ích cổ đông thiểu số (15) (28) (17)
Lãi/(lỗ) cổ đông công ty mẹ 40 72 71
Bảng 8: Kết quả kinh doanh hợp nhất SVC
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 20
Cơ cấu doanh số: Phân phối ô tô và xe gắn máy chiếm 94% tổng doanh số.
Doanh số dịch vụ và phụ tùng mặc dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dự kiến sẽ
tăng trưởng mạnh trong các năm tới.
Doanh thu ô tô và xe gắn máy
• Hệ thống Saivco hiện đang phân phối 5 dòng xe
ô tô bao gồm: Toyota, Ford, Huyndai, GM-
Deawo và Suzuki. Các thương hiệu xe máy phân
phối chủ yếu là SYM, Yamaha, Suzuki.
• Doanh thu phân phối ô tô xe máy chiếm hơn
90% tổng doanh thu của SVC qua các năm.
Phần còn lại dịch vụ sửa chữa và bán phụ kiện
và kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng dưới
10% trong vòng 5 năm qua.
Doanh thu dịch vụ
• Doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 272 tỷ đồng chủ
yếu đến từ dịch vụ sửa chữa và bán phụ tùng
phụ kiện cho các khách hàng đã sở hữu ô tô.
• Trong năm, hệ thống đại lý của Savico đã tiếp
nhận hơn 120.000 lượt sửa chữa, sơn đồng và
đạt doanh số 186 tỷ đồng.
• Doanh số bán phụ tùng phụ kiện đạt 86 tỷ đồng
• Năm 2010, SVC đưa vào khai thác một trung
tâm phân phối xe Toyota đã qua sử dụng tại
TP.HCM, đại lý đầu tiên tại Việt Nam của Toyota.
SVC đánh giá đây là dịch vụ có hiệu quả kinh
doanh cao và cần được phát triển rộng trong hệ
thống.
Doanh thu dịch vụ bất động sản
Doanh thu dịch vụ bất động sản của Savico năm
2010 đạt 83 tỷ đồng trong năm 2010, đến từ 4
hoạt động chính:
• Trung tâm thương mại: đạt doanh số 35.9 tỷ
đồng.
• Văn phòng cho thuê: đạt doanh số 26.7 tỷ đồng.
Riêng tòa nhà 91 Pasteur đóng góp doanh thu
hàng năm khoảng 16 tỷ đồng .
• Dịch vụ thương mại khác, bao gồm cả cho thuê
kho bãi: doanh thu 20.4 tỷ đồng
3
Bảng 9: Cơ cấu doanh thu các năm của Savico
2007 2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Phân phối ô tô xe máy 1,654 1,927 2,877 3,939
Doanh thu Dịch vụ 77 132 141 195
Doanh thu cho thuê BĐS 19 62 76
Doanh thu BĐS đầu tư - 37 50 54
Trừ: các khoản giảm trừ (5) (3) (14) (15)
TỔNG DOANH SỐ 1,745 2,155 3,129 4,174
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản
• Trong năm 2010, công ty không thực hiện vốn
hóa dự án bất động sản nào.
• Dự án Quốc lộ 13 Thủ Đức: Công ty đã ký hợp
đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án cho một đối
tác trong nước dự kiến thu về 180 tỷ đồng. Việc
chuyển nhượng này nằm trong chủ trương giảm
tỷ trọng mảng bất động sản trong tổng cơ cấu tài
sản đến 2015 về 40%.
• Theo Savico, đối tác sẽ thanh toán trước cho
công ty 20% giá trị chuyển nhượng dự án,
khoảng 36 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang của dự án Quốc Lộ 13 tại thời điểm ngày
31/12/2010 là 172 tỷ đồng.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 21
Lợi nhuận gộp: chủ yếu đóng góp bởi phân phối ô tô xe gắn máy và dịch vụ
sửa chữa, kinh doanh phụ tùng. Bình quân Savico đạt mức lãi gộp 944
USD/ xe ô tô.
Lợi nhuận gộp ô tô xe gắn máy
• Tỷ suất lợi nhuận gộp phân phối ô tô xe gắn máy
năm 2010 là 4.1%.
• Năm 2010, bình quân trên mỗi xe ô tô Savico lãi
khoảng 944 USD (2009: 1.314 USD) tính riêng
các công ty con của Savico bán 6.507 xe ô tô
năm 2010 (2009: 5.132 xe).
• Mức lãi trên một xe máy vào khoảng 1,1
triệu/chiếc. Trong năm 2010, Savico phân phối
tổng cộng 15.880 xe máy các loại (bao gồm
Yamaha, Suzuki và SYM).
• Mức cạnh tranh mảng phân phối ô tô xe máy
ngày càng tăng, mức lợi nhuận gộp mảng dịch
vụ thương mại sẽ chủ yếu được cải thiện trong
tương lai chủ yếu do việc phát triển về chiều
ngang qua việc mở rộng hệ thống các đại lý bán
xe, tăng tỷ trọng và hiệu quả của mảng kinh
doanh dịch vụ bao gồm sửa chữa và phụ kiện.
• Do vậy, chúng tôi cho rằng bên cạnh việc mở
rộng hệ thống đại lý Savico cần tăng cường tỷ
trọng của dịch vụ sửa chữa và phụ kiện thông
qua chiến lược nâng cấp các đại lý lên 3S và 4S
nhằm gia tăng tỷ trọng doanh số và lợi nhuận
của mảng kinh doanh dịch vụ đi kèm phân phối ô
tô hiện tại.
Lợi nhuận gộp dịch vụ và phụ tùng phụ kiện
• Hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm hoạt
động sửa chữa chung, đồng sơn, phụ tùng phụ
kiện.
• Sản lượng xe bán tăng đồng thời cũng làm cho
doanh thu phụ kiện tăng, lợi nhuận gộp của phụ
kiện tương đối cao, khoảng 20%. Mảng kinh
doanh phụ tùng cũng đang được các đại lý của
Savico tập trung phát triển, đây cũng là mảng
kinh doanh chính nên đóng góp rất nhiều cho
hoạt động dịch vụ nói chung.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)
3
2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Ô tô & xe gắn máy 1,927 2,877 3,939
Dịch vụ và phụ tùng 132 141 195
Cho thuê bất động sản 62 76
Chuyển nhượng BĐS 37 50 54
Trừ: các khoản giảm trừ (3) (14) (15)
TỔNG DOANH SỐ 2,155 3,129 4,174
LN gộp ô tô xe gắn máy 100 173 162
Tỷ suất lợi nhuận 5% 6% 4%
LN gộp dịch vụ, phụ kiện 33 27 102
Tỷ suất lợi nhuận 25% 19% 52%
LN gộp cho thuê BĐS 58 73
Tỷ suất lợi nhuận 94% 96%
LN gộp bán BĐS 23 49 12
Tỷ suất lợi nhuận 61% 97% 37%
LỢI NHUẬN GỘP 210 307 268
Bảng 10: Lợi nhuân gộp theo lĩnh vực
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 22
Doanh thu ô tô: Toyota vẫn là thương hiệu chiếm 52% tổng doanh số bán ô
tô năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận gộp hoạt động phân phối ô tô giảm từ mức
5.2% xuống còn 4.1%.
Tiêu thụ ô tô
• Năm 2010, hệ thống của SVC tiêu thụ 9.881 chiếc
ô tô, tăng 7% so với năm 2009 và tiếp tục giữ vị trí
số 1 về thị phần tiêu thụ trong VAMA với 8.5%.
Trong đó, các công ty con của SVC tiêu thụ 6.507
xe chiếm khoảng 66% tổng lượng tiêu thụ của hệ
thống.
• Toyota tiếp tục là dòng xe được tiêu thụ nhiều
nhất với giá trị doanh thu 4.258 tỷ đồng (các công
ty con của SVC đạt doanh thu 2.283 tỷ) chiếm
71% % tổng doanh thu của hệ thống.
• Tiếp theo là Ford với doanh thu gần 1.220 tỷ,
chiếm khoảng 20% tổng doanh thu hệ thống, các
công ty con của SVC chiếm phần lớn với doanh
thu 1.007 tỷ đồng.
• 3 dòng xe còn lại là Huyndai, GM – Daewo và
Suzuki chiếm khoảng 10% tổng doanh thu tiêu thụ
ô tô của hệ thống SVC.
Lợi nhuận gộp
• Tổng lợi nhuận gộp bình quân của lĩnh vực phân
phối ô tô năm 2010 của hệ thống Savico đạt 4.1%,
giảm so với mức bình quân 5.2% của năm 2009.
• Dòng xe Toyota, vốn chiếm đến trên 71% doanh
thu đã giảm từ mức 4.6% về 4.0%. Chúng tôi cho
rằng nguyên nhân là do các chính sách kích cầu
năm 2009 đã kết thúc thay vào đó là hàng loạt các
chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế cho vay
USD, lãi suất vay ở mức cao.
• Dòng xe Ford năm 2010 có mức lợi nhuận gộp
4.7%, giảm nhẹ so với mức 5.2% của năm ngoái.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)
3
Biểu đồ 11: Doanh thu phân phối ô tô năm
2010 theo dòng xe
Biểu đồ 12: Tỷ suất lợi nhuận gộp bình quân
hoạt động phân phối ô tô giảm 1.1% năm 2010
Nguồn: Savico, StoxPlus
Nguồn: Savico, StoxPlus
4.0%
4.7%
3.7%
4.0% 4.1%
4.6%
5.2%
5.9%
5.2%
0.0%
1.0%
2.0%
3.0%
4.0%
5.0%
6.0%
7.0%
Toyota Ford GM Huyndai BQ Ô tô
2010 2009
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 23
Xe gắn máy có tốc độ tăng trưởng tốt tuy nhiên mức lợi nhuận thấp. Dịch vụ
và phụ tùng phụ kiện có tốc độ tăng trưởng mạnh năm 2010 và theo chúng
tôi sẽ là “profit zone” trong các năm tới.
Tiêu thụ xe gắn máy
• SVC đã phân phối 15.880 xe gắn máy các loại
năm 2010, tăng 16% so với năm 2009. Doanh số
đạt 400 tỷ đồng.
• Ba dòng xe máy tiêu thụ mạnh nhất qua các đại lý
của Savico là Yamaha, Honda và Suzuki. Trong
năm 2010, mỗi dòng xe này đóng góp khoảng 100
tỷ doanh thu.
• Tỷ lệ lãi gộp trung bình của hoạt động phân phối
xe máy là 5.9%, thấp hơn mức 6.3% trong năm
2009. Trong đó hai dòng xe Honda và Yamaha có
tỷ suất lợi nhuận gộp cập nhất, trên 7%.
Dịch vụ và phụ tùng
• Doanh thu từ mảng này của SVC tăng trưởng rất
tốt trong 4 năm qua, trung bình 25% và có tỷ suất
lợi nhuận cao hơn gấp 2 – 3 lần so với phân phối
xe.
• Hoạt động dịch vụ hợp nhất trong năm 2010 đạt
doanh thu 195 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2009
và chiếm 5% tổng doanh thu của Savico.
• Năm 2010, hệ thống Savico đã thực hiện 120,000
(2009: 100,00) số lượt sửa chữa ô tô và 30,000
(2009: 25,000) lượt sửa chữa xe gắn máy.
• Riêng dịch vụ ngành xe máy, doanh thu dịch vụ,
phụ tùng phụ kiện năm 2010 đạt gần 42 tỷ đồng,
tăng 49% so với năm 2009.
Phần 3: Kết quả Kinh doanh (tiếp theo)
3
Bảng 11 : Doanh thu và lợi nhuận phân phối
xe gắn máy
2007 2008 2009 2010
Lượng xe máy tiêu thụ 8,525 11,044 13,695 15,880
Doanh thu (tỷ VND) 178.0 242.0 307.0 400.0
LNTT (tỷ VND) 3.5 5.0 6.7 7.5
195
102
-11%
25%
19%
52%
-20%
-10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
(50)
-
50
100
150
200
250
2007 2008 2009 2010
Doanh thu Dịch vụ Lợi nhuận gộp dịch vụ
Tỷ suất LN gộp dịch vụ
Biều đồ 14 : Doanh thu và lợi nhuận hoạt
động dịch vụ
Nguồn: Savico, StoxPlus
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 24Báo cáo Phân tích Độc lập
Phần 4: Dự báo lợi nhuận 2011 và So
sánh Định giá SVC
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 25
Chưa tính đến tiềm năng lợi nhuận của danh mục các dự án bất động sản
đang khai thác và các dự án đang triển khai, SVC có thể đạt mức lợi nhuận
trước thuế và lãi vay khoảng 114 tỷ đồng trong năm 2011.
4
Phần 4.1: Dự báo lợi nhuận 2011
Phân phối ô tô và xe
máy 2,877 3,938 5,048 7,077 8,462
Cung cấp dịch vụ 141 195 408 679 896
Trừ: các khoản giảm trừ (14) (14) (25) (35) (42)
TỔNG DOANH THU 3,003 4,119 5,432 7,720 9,316
Giá vốn ô tô, xe máy (2,703) (3,776) (4,806) (6,737) (8,056)
Giá vốn dịch vụ (114) (94) (306) (508) (671)
Dự phòng giảm giá HTK (1) (1) (1) (2) (2)
GIÁ VỐN HÀNG BÁN (2,818) (3,817) (5,113) (7,247) (8,729)
LỢI NHUẬN GỘP 185 302 318 473 587
Gross margin 6.2% 7.33% 5.9% 6.1% 6.3%
Chi phí bán hàng (63) (100) (106) (145) (170)
Chi phí quản lý (60) (90) (80) (110) (128)
EBITDA 62 112 132 218 288
EBITDA margin 2.1% 2.72% 2.4% 2.8% 3.1%
Khấu hao TSCĐ (9) (18) (18) (28) (32)
EBIT 53 94 114 190 256
Chúng tôi đã thực hiện dự báo lợi nhuận
mảng thương mại dịch vụ (gồm phân phối ô
tô, phân phối xe máy và dịch vụ) của SVC
dựa trên các giả định sau:
̵ Sản lượng xe tiêu thụ tăng trưởng từ 15 –
20% mỗi năm tùy theo từng đại lý cụ thể.
Sản lượng xe máy tiêu thụ sẽ tăng 5 – 6%
trong năm 2011 và 2010 sau đó sẽ chỉ tăng
3% trong 3 năm tiếp theo.
̵ Giá bán xe ô tô và xe máy trung bình sẽ
giảm 5% mỗi năm.
̵ Tỷ giá tăng 5% mỗi năm, từ mức 20.000
đồng/USD của năm 2011.
̵ Tỷ lệ lãi gộp của hoạt động phân phối xe ô tô
trung bình là 4.7%, xe máy là 6.8%
̵ Doanh thu dịch vụ chiếm từ 1 – 2% doanh
thu phân phối với tỷ suất lãi gộp trung bình là
20 - 30%.
̵ Các chi phí được ước tính theo tăng trưởng
doanh thu thuần bao gồm: chi phí bán hàng
(2%), chi phí quản lý doanh nghiệp (1.5%).
̵ Tỷ lệ khấu hao được áo dụng theo khung
khấu hao hiện tại của SVC: nhà cửa (5%),
máy móc thiết bị (17%) và phương tiện vận
tải (20%). Trong 2 năm tới SVC sẽ đầu tư
thêm 10 đại lý phân phối với tổng đầu tư
khoảng 270 tỷ đồng.
Kết quả dự báo được trình bày chi tiết ở
Bảng 12 bên phải:
- Doanh thu của SVC tăng 28% trong năm
2011 và đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Mức doanh
số này cũng tương đương với kế hoạch mà
SVC đặt ra trong năm 2011.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp chung của hoạt động
thương mại ( phân phối ô tô, xe máy và dịch
vụ) đạt từ 5,9% trong năm 2011 và sẽ tăng
lên mức 6,3% trong năm 2013.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của
SVC tăng 22% trong năm 2011 và đạt 114 tỷ
đồng.
Nguồn: Savico, StoxPlus
Bảng 12 : Dự báo lợi nhuận dịch vụ thương mại 2011
Chỉ số tài chính 2009 2010 2011F 2012F 2013F
DVTM DVTM DVTM DVTM DVTM
Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 26
Doanh số bất động sản đột biến từ năm 2011 do đóng góp chính từ dự án
Mega Mall và dự án Mercuse Sơn Trà.
4
Phần 4.1: Dự báo lợi nhuận 2011
Dự án Savico Mega Mall:
• Dự án bao gồm Block A ( trung tâm thương
mại) và Block B ( Văn phòng cho thuê – đã đi
vào hoạt động tháng 12/2010). Block A dự kiến
sẽ khai trương vào tháng 9/2011 và chính thức
được ghi nhận vào doanh thu của SVC từ năm
2011.
• Trong năm đầu tiên, dự án có thể đóng góp 159
tỷ đồng doanh thu và 14 tỷ đồng nhuận sau
thuế vào tổng lợi nhuận hợp nhất của SVC.
• Tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ tăng 22%
trong năm sau và duy trì mức trung bình 10%
trong các năm tiếp theo. Lợi nhuận sau thuế dự
kiến sẽ tăng gấp 2 lần trong năm 2012 và duy
trì tăng trung bình 26% trong các năm tiếp theo
của dự án.
• Theo SVC, cho đến tháng 9/2011 (thời điểm
khai trương Mega Mall) dự án sẽ ghi nhận tổng
mức doanh thu khoảng 155 tỷ đồng, trong đó
124 tỷ từ tiền thuê tầng hầm của block A (khách
hàng Big C Việt nam) và tầng 1 block B.
Dự án Mercuse Sơn Trà:
• Dự án được khởi công từ tháng 8/2010 bao
gồm 22 căn biệt thự cao cấp và một khách sạn
120 phòng tiêu chuẩn 4 sao tại bán đảo Sơn
Trà, Đà Nẵng. Tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu
USD.
• Căn hộ mẫu bao gồm đầy đủ nội thất sẽ được
hoàn thành trước 30/6/2011 và Savills sẽ tiếp
thị, bán hàng từ quý II/2011.
• Phòng khách sạn mẫu sẽ hoàn thành trước
31/12/2011 và khai trương trước 31/12/2012.
• Chúng tôi kỳ vọng, dự án sẽ đóng góp vào
doanh thu của SVC ở mảng bán căn hộ biệt
thự vào cuối năm 2011, và tăng mạnh vào năm
2012 khi thị trường bất động sản sôi động trở
lại.
Biều đồ 14 : Doanh thu và lợi nhuận dự án
Mega Mall trong 5 năm đầu tiên
Nguồn: Savico
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 27
SVC có quy mô lớn nhất trong 6 công ty phân phối ô tô trên
sàn. Các chỉ số tài chính SVC đều vượt trội so với ngành
Trên sàn, hiện có 5 công ty khác đang tham
gia vào lĩnh vực phân phối ô tô bao gồm:
TMT, GGG, HAX, SVC, HTL. Trong đó HAX
là công ty khá tương đồng với SVC để so
sánh hiệu quả tài chính và lợi nhuận.
HAX hiện tập trung phân phối Mercedes-
Benz tại Việt Nam và chiếm hơn 30% thị
phần, trong khi toàn hệ thống SVC chiếm
khoảng 22% tổng sản lượng tiêu thụ dòng xe
Toyota và khoảng 26% dòng xe Ford.
Trên tất cả các nhóm chỉ số tài sản, vốn và
lợi nhuận, SVC vẫn là đơn vị vượt trội hơn
cả về quy mô. Tài sản của SVC gấp 7.5 lần
HAX, quy mô vốn hóa gấp 6 lần trong khi
quy mô doanh số gấp 4 lần.
Các chỉ số lợi nhuận và hiệu quả giữa SVC
và HAX khá tương đồng. Lãi trên vốn chủ sở
hữu ROE 2010 lần lượt là 10.8 và 8.9%.
Chúng tôi lưu ý là các mức lãi này vẫn thấp
hơn nhiều so với kỳ vọng của nhà đầu tư do
lãi suất ngân hàng đang ở mức cao ( 17 -
18%). Lợi nhuận gộp đều ở mức 6 - 7% và
lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận sau thuế
đều ở mức 1-2%.
Tuy nhiên chỉ số lợi nhuận 2010 của SVC có
mức cao hơn đáng kể 4 quý vừa qua do: (i)
SVC có được lợi thế về quy mô, số đại lý
gấp 7 lần (ii) SVC có thu nhập từ đầu tư tài
chính (chủ yếu là khoản hoàn nhập dự
phòng và các khoản cổ tức đầu tư vào các
công ty liên doanh liên kết).
4
Phần 4.2: So sánh với các công ty cùng ngành
Tên công ty Lĩnh vực kinh doanh
Savico (SVC)
Top 1 về phân phối ô tô. Phát triển bất
động sản và đầu tư tài chính
Ô tô TMT (TMT)
Sản xuất, lắp ráp và phân phối Cửu Long
Motor. Tập trung ô tô tải hạng nhẹ. Công
suất hơn 10 ngàn xe/năm
Ô tô Giải Phóng
(GGG)
Top 1 với 30% thị phần nhà sản xuất xe tải
hạng nhẹ (sau đó là Trường Hải và
Vinaxuki) với sản lượng phân phối trên 11
ngàn xe/năm
Ô tô Hàng Xanh
(HAX)
Phân phối hơn 1 ngàn xe (chiếm hơn 30%)
xe Mercedes-Benz của MBV năm 2009.
Tập trung thị trường miền nam. Bắt đầu
sang lĩnh vực bất động sản.
Đầu tư CMC
(SMC)
Chủ yếu phân phối ô tô nhập khẩu và máy
xây dựng, sản xuất thùng xe
Ô tô Trường
Long (HTL)
Đại lý 3S đầu tiên phân phối Hino - Xe tải
hạn nhẹ.
HAX GGG TMT CMC HTL SVC
Năm tài chính: 2010
Hiệu quả
ROE % 8.9 5.2 12.5 17.2 11.6 10.8
ROA % 3.8 1.8 4.9 12.2 7.2 3.8
Lãi gộp/ DT% 7.5 15.9 12.4 6.9 10 6.5
Lãi ròng / DT % 0.9 2.6 3 19.4 3.6 2.1
Quy mô
Vốn hóa Tỷ VND 93.4 112.0 266.4 39.5 103.2 639.4
Tổng TS Tỷ VND 312 297 711 81 146 2,345
Vốn CSH Tỷ VND 81 92 285 30 80 250
Doanh thu Tỷ VND 1,062 196 1,444 45 294 4,193
Lợi nhuận Tỷ VND 9 5 43 9 11 88
Bảng 14: So sánh quy mô và hiệu quả ngành phân
phối ô tô
Bảng 13: Các công ty tương đồng trên TTCKVN
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 28
SVC đang được thị trường định giá ở mức cao gấp 8.5 lần
lợi nhuận cả năm 2010.
Hiện 6 công ty này đang giao dịch trên thị
trường với PE trung bình 8.5 lần dựa trên lợi
nhuận 2010, PE thấp nhất là CMC (4.6 lần) và
cao nhất là GGG (12 lần). PE của SVC hiện ở
mức 8.5 lần, tương đương với mức trung bình
của các công ty phân phối ô tô và thấp hơn so
với trung bình của thị trường, hiện khoảng 10
lần.
Năm 2011, SVC đặt kế hoạch lợi nhuận 65 tỷ
đồng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ, tương
đương EPS forward khoảng 2.600 đồng/cp và
PE khoảng 9 lần. Ở mức này, SVC vẫn được
định giá thấp hơn so với thị trường, giả sử mức
tăng EPS của toàn thị trường bằng 0.
Do phần lớn vốn của SVC tập trung vào các dự
án bất động sản do đó giá trị sổ sách (BV) trên
mỗi cổ phiếu của SVC đang ở mức rất cao,
29.300 đồng, cao hơn 21% so với giá giao dịch
ngày 27/4 của cổ phiếu SVC. Chỉ số PB của
SVC do đó cũng ở mức dưới 1 trong khi toàn
thị trường đang lớn hơn 2 lần.
4
Phần 4.2: So sánh với các công ty cùng ngành
Bảng 15: So sánh định giá các công ty phân phối
ô tô
Biểu đồ 15: So sánh PE của các cổ phiếu ngành
phân phối ô tô
Nguồn: StoxPlus
Nguồn: StoxPlus
HAX GGG TMT CMC HTL SVC
Năm tài chính:
2010
Định giá
Giá 20/4 VND 12.200 6.100 9.500 13.500 12.900 24.100
EPS VND 1.284 476 1.501 2.953 1.335 2.847
Book Value VND 14.5 6.3 12.7 17.8 11.6 29.3
P/E cơ bản 9.5 12.0 6.3 4.6 9.7 8.5
P/B 0.8 1.0 0.7 0.8 1.1 0.8
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 29Báo cáo Phân tích Độc lập
Phần 5: Cổ phiếu SVC
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 30
5 cổ đông chiếm đến hơn 56% số cổ phiếu đang lưu hành của SVC. Lượng
cổ phiếu giao dịch tự do free-float hiện tại khoảng10 triệu cổ phiếu.
• SVC có cơ cấu cổ đông khá “đậm đặc” ngay từ
khi niêm yết, đặc biệt Tổng Công ty Bến Thành
luôn nắm giữ trên 30% số cổ phiếu lưu hành.
Trong năm 2010, cổ đông lớn này đã mua thêm
1,2 triệu cổ phiếu và nâng tỷ lệ sở hữu lên
35.4%. Mới đây nhất, TCT Bến Thành tiếp tục
đăng ký mua thêm 1,25 triệu cổ phiếu để nâng
tỷ lệ sở hữu lên 40%.
• Hiện tại, 5 tổ chức lớn nhất đang năm giữ 56%
số cổ phiếu của SVC gồm: TCT Bến Thành
(35.4%), Công ty quản lý quỹ SSI (5.0%), Quỹ
tầm nhìn SSI (8.9%), Quỹ VOF thuộc
VinaCapital - “VOF” (4.0%) và Quỹ Brigder
Horizon Vietnam Partners-“Horizon”(4.0%).
• Các quỹ VOF và Horizon là hai đối tác lớn cam
kết nắm giữ đến năm 2012. Tuy nhiên số cổ
phiếu nắm giữ hiện tại của hai quỹ này đều đã
giảm so với thời điểm đầu tư năm 2007. Cụ thể
VOF giảm từ 1,62 triệu xuống 1 triệu và
Horizon giảm từ 1,33 triệu xuống 1 triệu cổ
phiếu.
• Nếu tính số lượng cổ đông nắm giữ trên 100
ngàn cổ phiếu, gồm 12 tổ chức và 12 cá nhân),
tổng số cổ phiếu nắm giữ lên đến 20 triệu đơn
vị, tương đương 80% số cổ phiếu lưu hành.
Trong đó đáng chú ý là Công ty TNHH Đầu Tư
Kinh Đô, một cổ đông sáng lập của SVC.
• Ngoại trừ hai quỹ đầu tư tham gia là cổ đông
chiến lược, SVC không thu hút được sự quan
tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khác tham
gia giao dịch thường xuyên. Hiện có 44 nhà
đầu tư nước ngoài khác nắm giữ khoảng
135.000 cổ phiếu SVC, chiếm 0.5% số lượng
cổ phiếu đang giao dịch. Tỷ lệ sở hữu nước
ngoài tại SVC hiện là 8.5%, con số này thấp
hơn so với mức 17% mà khối ngoại đang sở
hữu trên toàn thị trường chứng khoán Việt nam
Phần 5.1: Cơ cấu sở hữu
5
Biểu đồ 16: Cơ cấu cổ đông của SVC ngày
18/3/2011
Bảng 16: Cơ cấu sở hữu SVC ngày 18/3/2011
Đơn vị CP Tỷ lệ
Số cổ phiếu theo VĐL 24,995,573 100%
Trừ: CP quỹ 20,066 0.1%
TCT Bến Thành 8,830,723 35.4%
Quỹ Tầm nhìn SSI 2,215,500 8.9%
Công ty QLQ SSI 1,236,720 5.0%
Quỹ VOF 1,001,170 4.0%
Quỹ Horizon 1,000,000 4.0%
Ban Lãnh đạo 472,720 1.9%
Free-float 10,218,674 40.9%
Nguồn: Savico, StoxPlus
Nguồn: Savico, StoxPlus
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 31
Thanh khoản giao dịch cổ phiếu SVC đang có dấu hiệu cải thiện đặc biệt
trước giao dịch của các cổ đông lớn.
• Chính thức niêm yết trên TTCK từ 21/12/2006
tại HNX, sau đó chuyển sang HOSE từ ngày
1/06/2009 cổ phiếu SVC đã có 999 phiên giao
dịch. Tuy nhiên cổ phiếu này chỉ thực sự giao
dịch sôi động trong vòng 1 năm sau khi chuyển
từ sàn, phần lớn thời gian còn lại SVC giao
dịch với thanh khoản thấp, dưới 50 ngàn cổ
phiếu/phiên.
• Bên cạnh tác động từ việc chuyển sàn nêm yết,
việc thanh khoản của SVC tăng trong thời gian
này được cho là do tác động của các thông tin
về đợt phát hành riêng lẻ cho cổ đông vào giữa
tháng 10/2009, các thông tin về trả cổ tức đợt 1
và 2 năm 2009 và Kết quả kinh doanh năm
2009 được kiểm toán hợp nhất toàn tập đoàn .
Khối lượng giao dịch trung bình của SVC trong
vòng 1 năm sau khi chuyến sàn ( từ tháng
6/2009 đến tháng 6/2010) là 224.203 đơn
vị/phiên.
• Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2010 con số
này giảm mạnh xuống mức 31.225 đơn
vị/phiên, và trong 3 tháng đầu năm 2011, SVC
chỉ giao dịch với mức trung bình khoảng 7.000
đơn vị/phiên. Chúng tôi đánh giá cơ cấu sở hữu
đậm đặc chính là nguyên nhân khiến thanh
khoản của SVC ở mức thấp như hiện nay. Điều
này sẽ cản trở nhà đầu tư thực hiện giao dịch
khi có ý định đầu tư vào cổ phiếu SVC.
• Thanh khoản thấp cũng chính là yếu tố khiến
thị trường đang định giá cổ phiếu SVC ở mức
thấp hơn so với ngành và trung bình thị trường:
Đóng cửa ngày 27/4/2011, cổ phiếu SVC có giá
24.100 đồng, PE ở mức 8.3 lần thấp hơn so với
mức trung bình hiện tại của thị trường (khoảng
10 lần).
• Từ đầu tháng 4/2011, thanh khoản của cổ
phiếu SVC có dấu hiệu được cải thiện đáng kể,
trung bình từ đầu tháng đạt 44.800 cổ
phiếu/phiên. Nguyên nhân là do Tổng công ty
Bến Thành thực hiện mua vào để tăng tỷ lệ sở
hữu lên 40,3%, tổng số lượng đăng ký mua là
1,25 triệu cổ phiếu.
Nguồn: StoxPlus
Phần 5.2: Giao dịch và thanh khoản cổ phiếu SVC
5
Biểu 17: Diễn biến giá SVC tại HOSE
KLGDTB 6T cuối năm 2009 (CP) 231.938
Số CPLH cuối năm 2009 (CP) 24.995.573
KLGD TB năm 2010(CP) 107.587
Số CPLH cuối năm 2010 (CP) 24.975.507
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 32
Rủi ro đầu tư cổ phiếu SVC
Thay đổi chính sách thuế liên quan như thuế
nhập khẩu
Ô tô là mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn, chi phối
cán cân thương mại quốc gia, do đó các chính sách
của Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện
nay, đều ảnh hưởng không tốt đến ngành ô tô nói
chung và lĩnh vực nhập khẩu ô tô. Lãi suất ngân
hàng ở mức cao, tỷ giá tăng mạnh gần đây và hàng
loạt các dự thảo tăng thuế và phí liên quan đến ô tô
đang ảnh hưởng xấu đến sức cầu của thị trường.
Để hạn chế ảnh hưởng từ chính sách này, SVC
đang xây dựng các kế hoạch phát triển 5 năm với
các mục tiêu rõ ràng về mở rộng mạng lưới, tăng thị
phần và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Các nhà sản xuất điều chỉnh giá và chính sách
phân phối đối với SVC
Các mặt hàng xe máy và ô tô đều có chính sách giá
niêm yết do nhà sản xuất đưa ra, giá bán sản phẩm
tăng/giảm phụ thuộc vào các điều chỉnh của nhà
sản xuất. Do đó doanh thu của SVC có thể thay đổi
theo các điều chỉnh này, đặc biệt là ở dòng xe
Toyota và Ford, chiếm đến 50% doanh số của SVC
trong năm 2010.
Giá cho thuê đất mới sẽ làm giảm hiệu quả các
dự án bất động sản của SVC
Theo Nghị Định 121 của Chính phủ, giá cho thuê
đất trung bình tăng từ 0,5% lên mức 1,5%/năm kể
từ tháng 1/3/2011. Điều này khả năng sẽ làm giảm
lợi nhuận biên của SVC trong lĩnh vực bất động
sản, trước mắt là lợi nhuận hoạt động cho thuê bất
động sản, kho bãi.
Đề giảm thiểu tác động của các rủi ro kinh doanh
SVC tập trung đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương
mại, cụ thể: mở rộng hệ thống phân phối và số dòng
sản phẩm phân phối, phát triển các dịch vụ đi kèm.
SVC sẽ giảm đầu tư trong lĩnh vực bất động sản và
tài chính từ 300 – 500 tỷ trong năm 2011 để hướng
đến mục tiêu về cơ cấu tổng tài sản đầu tư: thương
mại dịch vụ (50%), bất động sản ( 35 - 40%) và đầu
tư tài chính (10 – 15%).
Rủi ro thanh khoản cổ phiếu SVC
Thanh khoản của một cổ phiếu ở mức cao đồng
nghĩa với việc nhà đầu tư dễ dàng mua bán, chuyển
nhượng cổ phiếu. Giá cổ phiếu khi đó có thể được
đẩy lên mức cao nếu lực cầu chiếm ưu thế và nếu
thanh khoản càng cao thì mức giá được xác lập
càng bền vững.
Thanh khoản của SVC biến động lớn theo các giao
dịch của cổ đông lớn như Bến Thành và SSI cũng
như những nguồn lợi nhuận đột biến của SVC.
Thanh khoản hiện tại đạt trung bình 7.000 đơn
vị/phiên trong vòng 3 tháng qua. Đây là mức thấp so
với lượng cổ phiếu niêm yết là 25 triệu và lượng
free-float khoảng 10 triệu cổ phiếu, cổ phiếu SVC
tồn tại rủi ro thanh khoản cho các nhà đầu tư, đặc
biệt là nhà đầu tư lớn với lượng giao dịch vài chục
ngàn cổ phiếu/phiên.
5
Phần 5.3: Rủi ro đầu tư
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 33Báo cáo Phân tích Độc lập
Phần 6: Tổng quan về SVC
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 34
Phần 6.1: Tổng quan về SVC
6
Savico là nhà phân phối ô tô số một Việt Nam, chiếm 8.5%
thị phần tiêu thụ của VAMA
Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
(“SVC”) tiền thân là Công ty Dịch vụ Quận 1
thành lập năm 1982. Năm 2004, Công ty chuyển
sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Tổng công
ty Bến Thành là đại diện phần vốn nhà nước tại
SVC, hiện đang nắm giữ 35,3% vốn.
SVC có quy mô toàn quốc với 3 chi nhánh, 10
công ty con và 07 công ty liên doanh, liên kết.
Công ty đang hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là
phân phối ô tô xe gắn máy, đầu tư bất động sản
và đầu tư tài chính.
Năm 2010 Savico chiếm khoảng 8,5% thị phần
theo sản lượng tiêu thụ của Hiệp hội các Nhà
Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) tương đương
gần 10 ngàn xe tiêu thụ hàng năm từ 23 đại lý
trải rộng cả nước cho 5 thương hiệu ô tô bao
bồm Toyota và Ford.
Chiến lược
SVC đặt mục tiêu đến 2015 trở thành tập đoàn
đầu tư thông qua hoạt động đầu tư vào các công
ty, dự án trên cơ sở nền tảng kinh doanh cốt lõi là
dịch vụ thương mại trên phạm vi cả nước và khu
vực:
Dịch vụ thương mại: Phát triển hệ thống vững
chắc trên nền tảng:
̶ Giữ vững vị trí số 1 về phân phối ô tô,
tăng thị phần lên mức 9.5% - 10% vào
năm 2015.
̶ Tổ chức hệ thống phân phối và bán lẻ xe
gắn máy hàng đầu Việt Nam với 10 – 12
đại lý 2S/3S.
̶ Xây dựng 4 khu phức hợp trung tâm
thương mại tại 4 thành phố lớn Hà Nội,
Đà Nẵng, TP HCM và Cần Thơ
̶ Xây dựng hệ thống AutoMall, AutoCare và
phát triển thêm 10-15 đại lý 2S/3S trong
toàn hệ thống.
• Dịch vụ bất động sản: Xây dựng hệ thống
phục vụ đắc lực cho hoạt động dịch vụ thương
mại; đầu tư hệ thống văn phòng, trung tâm
thương mại và căn hộ cho thuê cũng như hệ
thống khách sạn và resorts.
SVC hiện đang sở hữu và phát triển 10 dự án bất
động sản tại Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu và
TP.HCM với quy mô vốn đã đầu tư khoảng 460
tỷ. Ngoài ra SVC tham gia góp vốn liên doanh
trong 09 dự án khác với số vốn gần 390 tỷ
đồng.
Xây dựng hệ thống tài chính: đảm bảo an
toàn và phát triển bền vững thông qua:
̶ Tiếp tục củng cố nguồn vốn cho đầu tư vào các
công ty thành viên, đầu tư tài chính dài hạn
chiến lược với cơ cấu vốn hợp hiệu quả, lành
mạnh và ổn định
̶ Huy động vốn có hiệu quả cho các lĩnh vực của
công ty đảm bảo cơ cấu tài sản, vốn và lợi
nhuân của 3 lĩnh vực thương mại, bất động sản
và đầu tư tài chính là 50%, 35-40% và 10-15%.
̶ Hình thành cơ chế điều hành có hiệu quả nguồn
tài chính toàn tập đoàn bao gồm việc nghiên
cứu công ty tài chính, thành lập công ty hoạt
động chuyên ngành theo từng lĩnh vực.
Thực hiện liên kết liên ngành, lĩnh vực kinh doanh.
Kiểm soát thị phần thông qua việc thành lập
thêm hai công ty cổ phần SVC tại Đà Nẵng và
Cần Thơ trong năm 2010 và các công ty cổ
phần chuyên ngành .
Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 35
Phần 6.2: Chiến lược 2015 và tầm nhìn 2020
6
Mục tiêu chiến lược của SVC dựa trên nền tảng
chủ yếu là tập trung xây dựng, phát triển hệ
thống Dịch vụ Thương mại với 3 chỉ tiêu là: (i) gia
tăng thị phần, (ii) nâng cao hiệu quả đầu tư và
(iii) phát triển lĩnh vực dịch vụ.
Với sản phẩm ô tô:
̶ Giữ vững vị thế nhà phân phối ô tô số 1
tại Việt Nam, chậm nhất đến 2015, chiếm
10% thị phần VAMA.
̶ Phát triển lĩnh vực dịch vụ ô tô, cùng các
dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng;
Duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch
vụ từ 20% - 30%/năm.
̶ Tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư, duy
trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ 20% -
30%/năm.
̶ Phát triển mạng lưới lên 10 đến 15 đại lý
3S và 2 đại lý 2S
Với sản phẩm xe máy:
̶ Nâng cao vị thế cạnh tranh, phát triển hệ
thống đại lý với các thương hiệu lớn như:
Honda, Yamaha…
̶ Phát triển lĩnh vực dịch vụ xe gắn máy,
cùng các dịch vụ gia tăng tiện ích cho
khách hàng; Duy trì tốc độ tăng trưởng
doanh thu dịch vụ từ 30% - 35%/năm.
̶ Tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư, duy
trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ 30% -
50%/năm.
̶ Phát triển mạng lưới lên 10 – 12 đại lý 2S
và 3S
Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Tăng thị phần và nâng cao
hiệu quả đầu tư, phát triển dịch vụ hỗ trợ
Bảng 17: Chiến lược lĩnh vực ô tô giai đoạn
2015 - 2020
Chỉ tiêu
BQ
2005-2009
KH
2010-2015
TH
2010
Tốc độ tăng sản
lượng
17.03% 15%-20% 11%
Tốc độ tăng DT 34.56% 20%-30% 22%
Tốc độ tăng DV 30.51% 20%-30% 32%
Tốc độ tăng LNTT 95.35% 20%-30% -26%
Chỉ số ROE 27.65% 25%-30% 17.60%
Phát triển
mạng lưới
4 đại lý 3S,
2 đại lý 2S,
2 TT xe cũ
10-15 đại lý 3S,
2 đại lý 2S
7 Đại lý
3S
Thị phần
7.7% (2009) 9,5%-10%
(2015)
8.5%
(2010)
Chỉ tiêu
BQ 2005-
2009
KH 2010-
2015
TH 2010
Tốc độ tăng sản
lượng
25.79% 25%-30% 14%
Tốc độ tăng DT 29.57% 25%-30% 23%
Tốc độ tăng DV 37.25% 30%-35% 56%
Tốc độ tăng LNTT 56.51% 30%-50% 2%
Chỉ số ROE 24.56% 25%-30% 27.60%
Phát triển
mạng lưới
4 Đại lý 3S,
1 đại lý 2S,
3 CH TH
10-12 đại lý
3S và 2S
3 Đại lý
3S
Bảng 18: Chiến lược lĩnh vực xe máy giai đoạn
2015 - 2020
Nguồn: Savico
Nguồn: Savico
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 36
Phần 6.3: Ban Lãnh đạo
6
Ông Nguyễn Vĩnh Thọ – Chủ tịch HĐQT
Ông Thọ tham gia điều hành Savico từ những
ngày đầu thành lập công ty Dịch vụ tổng hợp Sài
Gòn, tiền thân của Savico. Ông cũng đồng thời
đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc Savico từ năm
2005 đến nay. Ngoài ra ông Thọ còn nắm giữ
nhiều vị trí cao cấp tại các công ty con, công ty liên
doanh của Savico như Savico Hà Nội, Toyota
Đông Sài Gòn, Toyota Giải Phóng, Liên doanh
Savico VinaLand, Dana Ford. Ông Thọ hiện là đại
diện cho TCT Bến Thành tại Savico.
Ông Lương Quang Hiển– Thành viên HĐQT
Ông Hiển là đại diện phần vốn của công ty TNHH
Đầu tư Kinh Đô tham gia vào HĐQT Savico từ
tháng 7/2009. Ông hiện là Phó Tổng Giám đốc tập
đoàn Kinh Đô và là thành viên Ban đại diện Quỹ
PruBF1.
Ông Tề Trí Dũng– Thành viên HĐQT
Ông Dũng là đại diện cho TCT Bến Thành tại
Savico. Tại TCT Bến Thành ông Dũng tham gia từ
năm 2007 và hiện đang đảm nhận vị trí Phó Tổng
Giám đốc. Trước đó ông công tác tại Công ty Dầu
khí TP.HCM từ năm 2003 – 2007. Ông Dũng Hiện
cũng là thành viên HĐQT của Công ty Liên doan
Khách sạn Norfolk, Công ty Vàng bạc đá quý Bến
Thành.
Ông Võ Hiển – Thành viên HĐQT
Năm 1996 ông Hiển tham gia công tác tổ chức
hành chính tại Savico từ công ty FIDECO TP.HCM.
Từ năm 2006, ông Hiển là thành viên HĐQT, Phó
Tổng Giám đốc Savico, Chủ tịch HĐTV của Công
ty TNHH Dịch vụ Sài Gòn.
Ông Tạ Phước Đạt – Thành viên HĐQT
Ông Đạt tham gia Savico từ năm 1993 tại phòng
Kế toán của Savico. Từ năm 2005 đến nay ông
đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Savico. Ông
Đạt cũng đang đảm nhận chức chủ tịch HĐTV của
Bến Thành Savico, thành viên HĐQT của Việt Thái
và Bến Thành Long Hải (Tropicana Beach).
Ông Nguyễn Bình Minh – Thành viên HĐQT
Ông Minh tham gia Savico từ năm 1994 tại Xí
nghiệp Toyota Đông Sài Gòn. Ông Minh phụ trách
Nghiên cứu phát triển tại Saivco từ năm 2003 đến
2004. Từ năm 2005, ông đảm nhận vị trí Phó Tổng
Giám đốc Savico. Ông Minh cũng là đại diện cho
TCT Bến Thành.
Ông Lê Hùng– Thành viên HĐQT
Ông Hùng tham gia HĐQT Savico từ năm 2010
theo kết quả bầu cử HĐQT tại Đại hội đồng cổ
đông Savico năm 2010. Ông Hùng hiện là Tổng
Giám Đốc công ty Sản Xuất Kinh Doanh & XNK
Bình Thành (Gilimex).
Ông Phan Tuấn Dũng – Phó Tổng Giám Đốc
Ông Dũng tham gia Savico từ năm 1992 từ trung
tâm kinh doanh xe máy. Từ năm 1996 – 2001, ông
là Giám đốc chi nhánh Savico Cần Thơ, từ năm
2001 – 2007 ông là Giám đốc chi nhánh Savico Đà
Nẵng. Ông đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc
Savico từ năm 2007.
Ông Mai Việt Hà – Phó Tổng Giám Đốc
Ông Hà đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Savico
từ năm 2008. Trước đó ông có nhiều năm liên làm
việc trong lĩnh vực kinh doanh xe oto như: Giám
đốc điều hành tại công ty EuroAuto – BMW từ năm
2007 - 1008, Trưởng phòng kinh doanh toàn quốc
công ty Ford Việt Nam từ năm 1997 - 2007.
Ông Lê Xuân Đức – Trưởng ban Kiểm soát
Ông Đức được bầu giữ chức Trưởng ban Kiểm
soát của Savico từ năm 2005 đến nay. Trước đó
ông làm Kế toán trưởng tại Công ty Phát triển nhà
Quận 1, Phó ban Kiếm soát TCT Bến Thành. Ông
cũng có nhiều năm công tác tại Sở tài chính quận 1
và Sở tài chính TP.HCM..
Bà Hoàng Thị Thảo – Kế toán trưởng
Bà Thảo tham gia bộ phận Kế toán của Savico từ
năm 1983 tại công ty tiền thân của Savico là Công
ty dịch vụ tổng hợp Sài Gòn. Từ năm 2005, bà Thảo
đảm nhận vị trí Kế toán trưởng của Savico.
Ban lãnh đạo SVC
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 37Báo cáo Phân tích Độc lập
Phụ lục 1: Tóm tắt Báo cáo Tài chính SVC 2008-2010
Báo cáo lãi lỗ 2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Doanh thu thuần 2,118 3,079 4,193
Tăng trưởng doanh thu 21% 45% 36%
Giá vốn hàng bán (1,945) (2,822) (3,920)
Lãi gộp 173 257 273
Tỷ suất lãi gộp 8% 8% 7%
Thu nhập tài chính 78 28 58
Chi phí tài chính (203) (26) (59)
Chi phí bán hàng (62) (72) (106)
Chi phí QLDN (49) (79) (91)
Lãi/lỗ từ HĐ Kinh doanh (63) 108 75
Tỷ suất lãi HĐKD -3% 4% 2%
Lãi/lỗ từ cty con, liên kết 11 14 9
Thu nhập/(chi phí) khác 115 4 24
Lãi/(lỗ) trước thuế 62 126 107
Thuế TNDN-hiện thời 21 24 20
Thuế TNDN-hoãn lại (15) 2 (1)
Lãi/(lỗ) ròng 55 100 88
Tỷ suất lãi ròng 3% 3% 2%
Lãi/(lỗ) ròng công ty mẹ 40 72 78
Lợi ích cổ đông thiểu số 15 28 10
EPS 1,962 2,876 3,102
Bảng cân đối kế toán 2008 2009 2010
Đơn vị Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND
Tiền và Tương đương tiền 49 162 106
Đầu tư Tài chính ngắn hạn 47 36 36
Các khoản phải thu 187 212 372
Hàng tồn kho, ròng 71 95 274
TS lưu động khác 13 17 46
Tổng tài sản Ngắn hạn 367 521 835
Phải thu dài hạn 17 6 5
Tài sản Cố định ròng 337 405 644
Bất động sản đầu tư 39 98 96
Đầu tư tài chính dài hạn 563 698 688
Tài sản dài hạn khác 40 64 76
Tổng Tài sản dài hạn 996 1,271 1,510
Tổng Tài sản 1,363 1,792 2,345
Vay ngắn hạn 128 135 463
Phải trả nhà cung cấp 42 25 102
Nợ ngắn hạn khác 148 194 300
Công nợ ngắn hạn 318 354 865
Vay dài hạn 338 380 362
Nợ dài hạn khác 141 239 238
Công nợ dài hạn 479 619 600
Vốn góp 204 250 250
Thặng dư vốn cổ phần 181 317 317
Cổ phiếu quỹ (4) (0) (1)
Các quỹ 23 29 33
Lãi chưa phân phối 75 109 133
Vốn chủ Sở hữu 487 714 733
Lợi ích cổ đông thiểu số 79 106 148
Tổng công nguồn vốn 1,363 1,792 2,345
Chỉ số tài chính 2010
Giá đóng cửa 27/04 ‘VND 24,100 Lãi gộp/ Doanh thu 6.5%
KLCPLH hiện tại Triệu CP 25.0 Lãi hoạt động/ Doanh thu 1.8%
CPLH Bình quân Triệu CP 25.0 Lãi ròng/ Doanh thu 2.1%
Giá trị Vốn hóa Tỷ VND 602.0 Vốn vay/ Tài sản 0.35
EPS cơ bản VND 2,900 Vốn vay/ Vốn CSH 1.13
Book Value VND 29,332 Tỷ suất thanh toán nhanh 0.18
P/E cơ bản 8.5 Tỷ suất thanh toán hiện thời 0.97
P/B 0.8 Thời gian TB thu tiền KH Ngày 26
ROE 10.8% Thời gian TB xử lý HTK Ngày 17
ROA 3.8% Thời gian TB trả cho NCC Ngày 6
Báo cáo phân tích I Cổ phiếu SVC I Tháng 4 năm 2011
Trang 38
Dịch vụ
Phân tích Độc lập
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết sản phẩm
của chúng tôi sẽ giúp ích gì cho cổ phiếu
của quý công ty:
Tuấn Nguyễn
Analyst
Equity Research
StoxPlus Corporation
Tầng 4, Indovina Building
36 Hoàng Cầu, Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Tel: + 84 (4) 3562 6962
Fax:+84 (4) 3562 5055
research@stoxplus.com
London Office
7 Dawlish Avenue
London N13 4HP
United Kingdom
+44 (0) 791201 3738
Mặc dù các báo cáo phân tích cổ phiếu có thể được tài trợ bởi
chính doanh nghiệp mà chúng tôi phân tích, chúng tôi cam kết
luôn đảm bảo thực hiện phân tích và trình bày quan điểm, ý
kiến một cách khách quan và dựa trên các số liệu mà chúng
tôi có được.
StoxPlus không đưa ra các khuyến nghị mua bán cổ phiếu mà
chúng tôi hướng đến việc cung cấp một cách nhìn độc lập,
khách quan về cơ hội đầu tư, rủi ro và cũng như các điểm lưu
ý cho quý nhà đầu tư. Và do vậy, báo cáo phân tích của chúng
tôi phù hợp hơn với các nhà đầu tư giá trị hoặc có thiên
hướng nghiên cứu kỹ doanh nghiệp trong các đầu tư chứng
khoán.
StoxPlus không có các hoạt động tự doanh, môi giới và tư vấn
đầu tư, tư vấn phát hành vốn, do vậy các chuyên viên phân
tích của chúng tôi hoàn toàn độc lập trong việc đưa ra các
quan điểm và ý kiến về cổ phiếu mà chúng tôi thực hiện phân
tích.
Như thường lệ, chúng tôi mong nhận được mọi ý kiến phản
hồi của quý vị về báo cáo phân tích này.
Thuân Nguyễn, FCCA
CEO, StoxPlus Corporation
Harry Hoan Tran CFA
Research Director , StoxPlus Corporation
Harry Hoàn Trần là một chuyên gia có bề dầy trên 15 năm về
tài chính ngân hàng. Anh đã từng giữ cương vị Giám đốc
Quản lý Đầu tư tại Lehman Brothers và Tập đoàn Lloyds
Banking Group và là Chủ nhiệm Cao cấp tại Bộ phận Tư vấn
Ngân hàng và Thị trường Vốn của PwC London. Anh Harry
Hoàn làm việc tại PwC Việt nam từ năm 1996 đến 2001, trong
thời gian này anh chuyên tư vấn tài chính và quản trị cho nhiều
ngân hàng trong nước.
Anh Harry Hoàn có bằng Phân tích Tài chính Chuyên nghiệp
của Viện CFA Hoa Kỳ. Anh là hội viên của Hiệp hội các Nhà
Đầu tư Chuyên nghiệp Anh Quốc và Hiệp hội ACCA UK.
Chúng tôi rất tự hào gửi đến quý vị báo
cáo phân tích về Công ty Cổ phần
Dịch Vụ Tổng Hợp Sài Gòn SAVICO
(mã SVC: HOSE).
Báo cáo phân tích của chúng tôi nhằm
cung cấp thông tin chuyên sâu một
cách bình đẳng cho cộng đồng đầu tư
các thông tin và phân tích chuyên sâu,
có chất lượng cao và được thực hiện
chuyên nghiệp về các cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo Phân tích Cổ phiếu SVC CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TỔNG HỢP SÀI GÒN - SAVICO.pdf