NGÀNH BIA RƯỢU VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
Thứ Bảy, ngày 08 tháng 03 năm 2008
PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
CHO MỤC ĐÍCH LẦN ĐẦU PHÁT HÀNH RA CÔNG CHÚNG
TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Sức mạnh thương hiệu và khả năng đa dạng hóa sản phẩm: HABECO phát
huy được tính ưu việt của chiến lược tập trung vào người tiêu dùng trong tầng
lớp bình dân và trung bình khá thông qua các thương hiệu bia hơi, bia chai hạng
trung hàng đầu tại miền Bắc, đồng thời sở hữu thương hiệu rượu Vodka Hà Nội
rất được ưa chuộng. Sự đa dạng trong sản phẩm giúp HABECO tận dụng được
lợi thế thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại vẫn đang bảo hộ đối với bia hơi, làm tăng
tính linh hoạt khi mức thuế này thay đổi; hạn chế tính tiêu thụ theo mùa vụ của
sản phẩm bia và rượu tại Miền Bắc.
Hệ thống phân phối rộng, mạnh nhưng chính sách giá chưa tối ưu: Hình
thức phân phối bán sỉ qua nhiều cấp đại lý giúp thương hiệu trở nên quen thuộc
với người dân, tuy nhiên không khống chế giá bán tối đa khiến giá bị điều chỉnh
theo các dịp lễ tết làm ảnh hưởng tới tiêu dùng.
Cơ hội từ thị trường chưa được thâm nhập sâu, doanh nghiệp nâng công
suất và Carlsberg đã vào cuộc: Yếu tố khí hậu, nhân khẩu, mức thu nhập bình
quân đầu người tăng dần và mức tiêu thụ bia hiện tại của người Việt Nam còn rất
thấp tạo điều kiện phát triển thị trường bia. HABECO theo xu hướng đáp ứng
nguồn cầu lớn, triển khai kế hoạch đầu tư các dự án nhà máy bia nâng công
suất, điển hình là Nhà máy Bia Vĩnh Phúc (200 triệu lít). Hợp tác chiến lược với
Carlsberg (chiếm 10% cổ phần của HABECO) sẽ giúp doanh nghiệp phát triển
kinh nghiệm quản lý và tăng sức cạnh tranh của thương hiệu
Khó khăn trong quản lý chất lượng, do biến động giá nguyên vật liệu, thay
đổi thuế và áp lực cạnh tranh sau gia nhập WTO: Sử dụng nhiều nguồn nước
khác nhau khó đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm, chưa có giải pháp giảm
thiểu ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu, gây áp lực tăng giá, chịu tác
động tiêu cực từ tính nhạy cảm với giá bán của phân khúc bia hơi, bia hạng trung
là những khó khăn trước mắt. Thay đổi thuế và cam kết dừng bảo hộ với bia nội
theo lộ trình hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn nước ngoài
tham gia thị trường tạo sức ép cạnh tranh mạnh.
Tỷ lệ lợi nhuận thuần tốt nhưng các hệ số ROE & ROA thấp so với ngành
ảnh hưởng bởi hoạt động tăng vốn, pha loãng vốn chủ sở hữu trong quá
trình cổ phần hóa đã làm suy giảm lợi ích cổ đông. Tuy nhiên, EPS của Habeco
vẫn cao hơn so với số ước tính của Sabeco (997 đồng/năm 2007) với mức giá
chào bán thấp hơn. Theo chúng tôi, cổ phiếu Habeco trong đợt đấu giá lần này
có mức giá chào bán “phải chăng” hơn hẳn giá chào bán cổ phiếu Sabeco,
nhưng mức giá này vẫn cao hơn giá trị cơ bản của cổ phiếu theo kết quả định giá
phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp.
Tổ chức tư vấn
CTCP CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
Địa chỉ Tầng 5, Tòa nhà HANESC,
152 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại (84-4) 7280 921
Fax (84-4) 7280 920
Website www.tvsi.com.vn
Tổ chức tư vấn
TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HN
HÀ NỘI
Địa chỉ 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm,
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại (84-4) 9360 750 – 9347 818
Fax (84-4) 9347 818
Website www.hastc.org.vn
Thông tin đấu giá
Vốn điều lệ Tỷ đồng 2.318
Số cổ phiếu Triệu CP 231
Mệnh giá Đồng/CP 10.000
Số CP đấu giá Cổ phiếu 34.770.000
Giá khởi điểm Đồng/CP 50.000
Thời gian đặt cọc 8g30 ngày 10/3/2008 đến
15g ngày 20/3/2008
Thời gian đấu giá 8g30 ngày 27/3/2008
Kết quả định giá
Phương pháp chiết khấu 24.600
luồng tiền của DN đồng/cổ phiếu
Phương pháp hệ số nhân 23.200 – 51.700
Dự báo các chỉ số tài chính đồng/cổ phiếu
Tại ngày 31 tháng 12 2006A 2007E 2008F 2009F 2010F
Doanh thu (Tr đồng) 979.747 1.257.156 1.576.305 2.078.349 2.530.215 Cơ cấu cổ đông sau đấu giá dự kiến
Tăng trưởng (%) 35% 28% 25% 32% 22% Đối tượng Tỷ lệ Số cổ phiếu
LN thuần (Tr đồng) 309.593 307.062 311.092 339.070 400.053 Nhà nước 74,44% 172.559.600
Lãi cổ tức (%) NA 1% 1% 1% 1% CBCNV 0,56% 1.290.400
EPS (VND) NA 1.325 1.342 1.463 1.726 Cổ đông chiên lược 10,00% 23.180.000
P/E (x) NA 18,59 18,35 16,84 14,27 Bên ngoài Cty 15,00% 34.770.000
P/B (x) NA 2,17 1,95 1,56 1,57 Tổng 100% 231.800.000
Net margin (%) 32% 24% 20% 16% 16%
ROE(%) 16% 12% 11% 9% 11%
ROA (%) 14% 11% 9% 7% 9% Rủi ro chính: rủi ro về giá nguyên vật liệu và tỷ
giá do phụ thuộc vào nhập khẩu, mức độ cạnh
tranh và tình hình hoạt động của nền kinh tế, rủi
ro về các số liệu tài chính chưa được hợp nhất.
Tổng nợ/ VCSH (%) 1% 1% 0% 17% 19%
Khả năng TT lãi vay (x) NA 65,12 7,26 5,81 6,72
Nguồn: FPTS, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Habeco A: Thực tế; E: Ước tính; F: Dự báo
Công ty Chứng khoán FPT - Phòng Phân tích Các chuyên viên thực hiện báo cáo phân tích không tham
gia đấu giá cổ phiếu của công ty được phân tích hay năm
giữ bất kỳ chứng khoán nào của các công ty cạnh tranh
trong ngành.
Các công bố quan trọng được trình bày ở cuối bản báo
cáo này
Nguyễn Mai Nguyệt Nguyetnm@fpts.com.vn Tel: 084 (04) 7737 070 ext 4302
Lê Nữ Cẩm Tú Tulnc@fpts.com.vn
Nguyễn Văn Quý Quynv@fpts.com.vn
Các thông tin phân tích có thể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu EZSEARCH của FPTS tại địa chỉ: HTTPS://EZSEARCH.FPTS.COM.VN
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4948 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích doanh nghiệp tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội Habeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 44.147 52.088
Giá (sử dụng PE điểm giữa) 38.034 38.533 32.451 38.287
P/EBITDA 2007 2008 2009 2010
Giá (sử dụng P/EBITDA trung
bình)
18.698 31.401 29.518 29.599
Giá (sử dụng P/EBITDA điểm
giữa)
23.189 38.942 36.607 36.708
Các công ty so sánh áp dụng cho hệ số nhân kinh doanh được lựa chọn để
đinh giá đều là các công ty trong khu vực có hoạt động chính là sản xuất bia
hoặc công ty trong nước có một phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và
chế biến bia, rượu và nước giải khát.
Các công ty so sánh áp dụng cho hệ số nhân giao dịch được lựa chọn là các
công ty đã được mua bán lại trên thế giới và trong khu vực, có hoạt động
chính là sản xuất bia rượu và nước giải khát.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 9
Các công ty so sánh sử dụng tính hệ số nhân kinh doanh
Thời Tiền GT vốn hóa Chỉ số
Tên công ty điểm tệ thị trường Giá trị DN EBITDA P/EBITDA P/E P/BV P/S
(‘000 đồng) (nguyên tệ ‘000) (nguyên tệ
‘000)
LAN HUANGHE 02/2008 CNY 4.451.910.876 2.298.817
142.273
14,2 245,9 5,3 2,6
Carlsberg Brewery
Malaysia Bhd
02/2008 MYR 6.202.613.828 1.055.736
125.610
10,0 14,5 2,7 1,3
Fujian Yanjing
Huiquan Brewery Co
Ltd
02/2008 CNY 5.830.879.500 2.618.320
145.720
18,1 74,2 2,5 3,1
San Miguel Corp 02/2008 PHP 1.545.362.450 4.069.683
31.673.000
0,1 15,0 1,2 0,4
Foster's Group Ltd 02/2008 AUD 152.087.129.280 12.842.300
1.364.300
7,5 14,2 2,3 2,3
Shaw Wallace & Co
Ltd
02/2008 IDR 29.725.199 15.474.610
998.500
17,0 94,6 13,6 6,9
Vinamilk 02/2008 VND 21.208.880.000 21.623.377.000
860.157.00
0
24,7 21,4 7,8 3,2
Tsingtao Brew 02/2008 CNY 95.426.350.020 42.837.020
1.539.377
28,0 60,2 8,2 1,8
Loulan Holdings Ltd 02/2008 HKD 137.904.000 110.900
3.640.000
0,0 NA NA 5,0
Muhack Alcohol Co
Ltd
02/2008 KRD 695.954.560 55.508.860
5.313.500
7,8 33,1 1,2 1,1
Dromana Estate Ltd 02/2008 AUD 26.410.925 4.684 NA NA NA 1,0 0,8
Empee Distilleries Ltd 02/2008 IDR 5.979.918 4.039.510
376.200
9,1 24,3 4,6 0,5
Trung bình 12,4 39,1 4,6 2,4
Điểm giữa 10,0 28,7 2,7 2,1
Nguồn: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản được cập nhật từ nguồn Reuters tại ngày 31/12/2007. Riêng Các chỉ tiêu thị trường là số liệu cập nhật tại
ngày 28/2/2008 và ngày 25/2/2008. Xem thêm phụ lục 3.
Các công ty so sánh sử dụng tính hệ số nhân giao dịch
Ngày kết Công ty bị mua Công ty bán GTGD GTDN
(Tr USD)
Doanh thu P/S P/EBITDA P/E
thúc GD (Tr USD) (Tr USD)
31-Oct-07 San Miguel Corporation (11%
stake)
San Miguel Corporation
Retirement Fund
616 5.717,4 5.079,80 1,13 8,66 26,59
13-Aug-07 WantWant Holdings Ltd
(26.6% stake)
Want Want International Ltd 806 3.090,74 867,93 3,56 31,45 42,49
11-Jan-07 Fraser & Neave Limited
(F&N) (14.9% stake)
Seletar Investments Pte
Limited
585 5.806,82 2.389,40 2,43 12,66 18,11
31-Dec-05 Del Monte Pacific Limited NutriAsia Pacific Limited 418 419,38 199,58 2,10 10,25 14,80
Del Monte Pacific Limited First Pacific Company Limited 416 416,00 199,58 2,08 10,17 14,63
8-Jun-05 National Foods Ltd San Miguel Corporation 1.480 1.516,85 1.099,53 1,38 11,09 0,00
6-Jun-05 Southcorp Wines Pty Limited Beringer Blass Wine Estates
Pty Limited (BBWE)
2814 2.813,89 809,81 3,47 31,27 76,21
COFCO Greatwall Winery
(Yantai) Co.. Ltd (40% stake)
COFCO (BVI) No 31 Ltd 39 96,49 30.56 3,16 23,46 33.08
6-Jun-05 Southcorp Wines Pty Limited Beringer Blass Wine Estates
Pty Limited (BBWE)
2.814 2.813,89 809.81 3,47 31,27 76.21
Trung bình 2.53 18,92 33,57
Điểm giữa 2.43 12,66 26,59
Nguồn: mergermarket.com. Xem thêm phụ lục 4.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 10
Rủi ro
Rủi ro về nền kinh tế: Các sản phẩm của Habeco là sản phẩm tiêu dùng phụ thuộc mạnh vào thu nhập và tốc độ
thay đổi thị hiếu của người dân. Các sản phẩm này sẽ có sức tiêu thụ mạnh mẽ khi khả năng chi trả cho những
sản phẩm tiêu dùng xa xỉ của người dân tăng lên và sẽ giảm tiêu thụ mạnh hơn các mặt hàng thiết yếu khi có sự
suy thoái kinh tế diễn ra.
Rủi ro về tỷ giá và biến động giá nguyên vật liệu: do hoạt động sản xuất của ngành phụ thuộc chủ yếu vào
nguyên liệu xuất nhập khẩu nên khi có biến động về tỷ giá. hoặc khi giá cả trên thị trường nguyên vật liệu sản xuất
bia thế giới tăng lên sẽ làm tăng đáng kể chi phí giá vốn của doanh nghiệp.
Rủi ro thị trường: với sự gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2007, các doanh nghiệp trong ngành Bia chịu
sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất bia nước ngoài, đặc biệt là khi Nhà nước tháo bỏ các
bảo hộ thuế quan thì sức ép này sẽ ngày một tăng lên.
CÁC ĐIỂM KHÁC NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý
Ngày 19/11/2007 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng EPC Dự án đầu tư giai đoạn II Nhà máy Bia Hà Nội tại
Vĩnh Phúc giữa Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội (HABECO) và đối tác là liên danh Krones - Haskoning -
Lilama. Đây là dự án nâng công suất Nhà máy lên 200 triệu lít/ năm. Theo ông Volker, với dây chuyền hiện đại có
khả năng sản xuất 60.000 chai bia/giờ, một dây chuyền có công suất nhanh nhất trên lãnh thổ Việt Nam
Ngày 22/2/2008. Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) thông báo vừa ký kết biên bản ghi
nhớ ba bên với Diageo (một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn hàng đầu thế giới) và
Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) về hợp tác trong thị trường đồ uống có cồn tại Việt Nam. Với sự hợp
tác này. Diageo mong muốn kết hợp những khả năng và kinh nghiệm trên toàn cầu của mình cùng với năng lực và
sự am hiểu sâu rộng thị trường nội địa từ Halico và Habeco. Mặt khác, với sự hợp tác của Diageo, ngành công
nghiệp sản xuất rượu nội địa sẽ nâng cao thêm vị thế của mình để phát triển một cách bền vững phù hợp với
chiến lược phát triển của ngành và của Chính phủ.
Theo Bố cáo Thành lập Doanh nghiệp ngày 19/02/2008, 3 cổ đông sáng lập bao gồm Tổng Công ty Bia - Rượu
nước giải khát Hà Nội (HABECO), Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam (VINACEGLASS) và Công ty Cổ
phần LILAMA Hà Nội (LILAMA HANOI) đã góp vốn thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN ÐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
HABECO với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chính: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh. Sản xuất bia và mạch nha ủ men
bia. Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại. Sản xuất các sản
phẩm khác bằng kim loại. Sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng. Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp, khai
thác xử lý và cung cấp nước. Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Phá dỡ, chuẩn
bị mặt bằng. Lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. Lắp đặt hệ
thống xây dựng khác. Buôn bán đồ uống, buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác. Vận tải hàng hóa
bằng đường bộ, kho bãi và lữu giữ hàng hóa. Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
lưu động, hoạt động trụ sở văn phòng, dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp và hoạt động vui chơi giải trí khác.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 11
PHỤ LỤC I: THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Thông tin chung
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1890 Tiền thân của Tổng Công ty HABECO là Nhà máy Bia Hommel đã được xây dựng và sản xuất những mẻ bia đầu
tiên.
Năm 1957 Nhà máy bia Hommel được khôi phục. đổi tên thành nhà máy bia Hà Nội ngày 15/08/1958 với sản phẩm bia Trúc
Bạch và tiếp theo đó là bia Hồng Hà, Hà Nội, Hữu Nghị.
Năm 1993 Nhà máy Bia Hà Nội đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và tiến hành những đổi mới và đầu tư cho thiết bị nâng công
suất lên 50 triệu lít/năm.
Năm 2003 Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại Công ty Bia Hà Nội và
thành viên.
Năm 2004 Tổng Công ty giữ HABECO có vai trò là Công ty mẹ với nhiều Công ty con, Công ty liên kết, đơn vị liên doanh, đơn
vị phụ thuộc từ miền Trung Quảng Bình đến các tỉnh thành phía Bắc.
Năm 2007 HABECO là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đã đạt được giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình
Dương năm 2006 của Tổ chức Chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQO) dành cho doanh nghiệp có loại hình
sản xuất dịch vụ quy mô lớn thỏa mãn 7 nhóm tiêu chí gồm: vai trò lãnh đạo, hoạch định chiến lược, định hướng
vào khách hàng và thị trường, thông tin và phân tích, quản lý và phát triển nguồn nhân lực, quản lý quy trình và các
kết quả hoạt động kinh doanh.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Sản xuất kinh doanh các loại: bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì;
Xuất nhập khẩu các loại: sản phẩm bia, rượu, nước giải khát; vật tư, nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành
sản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại hương liệu, nước cốt để sản xuất bia, rượu, nước giải khát;
Dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư;
Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành bia, rượu,
nước giải khát;
Danh sách các công ty con. công ty liên kết
Tỷ lệ % Thời điểm
STT Tên Công ty con góp vốn góp vốn Ghi chú
1 Công ty CP Bia HN-Quảng Bình 54,00 2004 Tiếp nhận từ tỉnh sau CP hóa
2 Công ty CP Bia Thanh Hoá 55,00 2003 Cổ phần hóa từ DNNN
3 Công ty CP Bia HN-Thái Bình 56,00 2005 Tiếp nhận sau CP hóa
4 Công ty CP Bia HN-Hải Phòng 65,00 2005 Chuyển nhượng vốn tiếp nhận
5 Công ty CP Bia HN-Hải Dương 55,00 2004 Chuyển nhượng vốn tiếp nhận
6 Công ty CP Bia HN- Vũng Tàu 29,00 12/2006 Thành lập mới, đang thực hiện dự án
7 Công ty CP Cồn- Rượu Hà Nội 58,15 12/2006 Cổ phần hóa từ DNNN
8 Công ty CP Thương mại BRNGK HN-Quảng Ninh 55,30 12/2005 Thành lập mới, đã kinh doanh
9 Công ty CP Thương mại Bia Hà Nội 60,00 12/2006 Thành lập mới, đã kinh doanh
10 Công ty CP Harec đầu tư và thương mại 60,00 12/2006 Thành lập mới, đã kinh doanh
11 Công ty CP Bao bì Bia-Rượu-NGK 68,95 2005 Cổ phần hóa từ DNNN
Tên Công ty liên kết
1 Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Bia Rượu
NGK Hà Nội
28,00 12/2006 Thành lập mới, đang thực hiện dự án
2 Công ty TNHH TT SanMiguel Yamamura HP 27,20 1995 Liên doanh nước ngoài
Nguồn: Bản cáo bạch của HABECO
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 12
Sản phẩm, Thương hiệu & Hình ảnh
Thương hiệu & Hình ảnh
HABECO tham gia thị trường chủ yếu với các sản phẩm thuộc 2 lĩnh vực chính là bia và rượu. Các sản phẩm này
HABECO đều đã đăng ký nhãn hiệu thương mại, bản quyền tại Việt nam cũng như các nước mà Tổng Công ty có
sản phẩm xuất khẩu sang, bao gồm các nước: Đài Loan, Anh Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Sản phẩm Bia
Hiện nay, HABECO tham gia vào 2 phân khúc chính là Bia tiệt trùng đóng lon/chai và Bia hơi.
Phân khúc Bia tiệt trùng đóng lon/chai
Bia chai dung tích 450ml, hay còn được gọi la bia nhãn đỏ là sản phẩm chính của HABECO, được sản xuất trên dây
chuyền hiện đại, có công suất 30.000 chai/giờ. Bia Hà Nội có hương vị đặc trưng, được chiết vào chai thủy tinh màu nâu.
được đóng két nhựa, thuận tiện khi vận chuyển xa.
Bia lon dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là loại bia được nhiều người tiêu dùng
ưa thích cả về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm và tiện lợi khi sử dụng.
Bia chai Hanoi Beer Premium là sản phẩm bia chai mới. được đóng trong chai 330ml.
Bia chai Hanoi Lager được đóng trong chai 450 ml và được dán nhãn xanh thay vì nhãn đỏ nên còn được nội bộ Habeco
gọi là bia nhãn xanh. Đây là sản phẩm mới được chính thức đưa ra thị trường giữa năm 2007.
Phân khúc Bia hơi
Bia hơi Hà Nội có chất lượng cao, ổn định, hương vị thơm mát. giá cả phù hợp thu nhập của đa số người tiêu dùng.
Hiện nay, Bia Hơi Hà Nội được chiết thùng (keg) trên dây chuyền tự động khép kín của CHLB Đức, đảm bảo vệ sinh
thực phẩm đồng thời mang đến cho người uống cơ hội thưởng thức nguyên vẹn chất lượng và hương vị như chính
trong hầm lạnh lên men của HABECO.
Bia tươi Hà Nội. được đóng trong thùng keg chuyên dụng. thời hạn sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ ngày sản xuất.
Sản phẩm Rượu
HABECO tham gia thị trường rượu thông qua các sản phẩm được sản xuất bởi Công ty con là Công ty Cồn-Rượu
Hà Nội- HALICO với sản lượng năm 2006 là 9.5 triệu lít/năm. Dự kiến sản lượng rượu các loại sẽ đạt khoảng 11
triệu lít trong năm 2007. Hiện nay HALICO đang chiểm khoảng 60% doanh thu cả nước về sản phẩm rượu mạnh có
thương hiệu như Vodka Lúa mới, Vodka Nếp mới, Vodka Hà Nội. Sam panh, Vang, rượu mầu thông qua một hệ
thống phân phối hết sức hiệu quả trên toàn miền Bắc. Ngoài sản xuất rượu Công ty còn sản xuất cồn tinh chế với
sản lượng hơn 3 triệu lít trong năm 2006.
Hệ thống Phân phối
Tổng Công ty HABECO có 3 chi nhánh, 2 công ty cổ phần thương mại chuyên đưa sản phẩm về bán tại các khu vực
và địa phương nhằm tăng thị phần trên thị trường, chủ yếu là từ Quảng Bình trở ra. Sản lượng của HABECO tại các
thị trường gần đây có xu hướng tăng cao như tại Hà Nội, Nghệ An, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh...
HABECO có hệ thống đại lý tiêu thụ khá lớn. rộng khắp các tỉnh phía Bắc với mạng lưới các đại lý tại các tỉnh. thành
phố:
Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý
Hà Nội 170 Thái Bình 6 Bắc Kạn 3
Hải Dương 22 Thanh Hóa 13 Hà Nam 6
Hải Phòng 24 Nghệ An 28 Điện Biên 5
Quảng Ninh 1 Hòa Bình 6 Tp.Hồ Chí Minh 2
Bắc Giang 11 Hà Giang 3 Hà Tĩnh 9
Hà Tây 31 Lạng Sơn 3 Đà Nẵng 1
Phú Thọ 20 Cao Bằng 5 Quảng Bình 1
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 13
Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý Thị trường Số lượng đại lý
Thái Nguyên 8 Sơn La 4 Quảng Trị 2
Tuyên Quang 5 Lào Cai 5 Huế 1
Yên Bái 4 Hưng Yên 16 Quảng Nam 1
Nam Định 11 Bắc Ninh 20 Vũng Tàu 1
Ninh Bình 9 Vĩnh Phúc 8 Khánh Hòa 1
Sản lượng và Công nghệ
Sản lượng các loại sản phẩm:
Đơn vị: 1.000 lít
Đơn vị 2004 2005 2006 Dự kiến 2007
Bia các loại 217,966 256,629 306,126 353,959
Rượu các loại 4,624 6,505 9,436 11,6
Cồn toàn bộ 2,267 2,481 3,275 5
Palet gỗ (bộ) 34,302 36,942 36,44 20
Khay giấy carton (chiếc) 185,3 218,8 195,6 120
Nút khoén (1000 cái) 99,795 400
Nguồn: Bản công bố thông tin của HABECO (11/2007)
Sản lượng Bia:
Sản lượng 2005 2006 2006-2005 2007 E* 2007-2006 E*
Sản xuất 112,580 121,800 8,19% 130,000 6,73%
Bia chai 75,760 78,274 3,32% 70,640 -9,75%
Bia hơi 28,260 32,780 15,99% 39,860 21,60%
Bia lon 8,560 10,746 25,54% 19,500 81,46%
Tiêu thụ 120,000 147,500 22,92% 184,000 24,75%
Bia chai 83,180 103,721 24,69% 124,535 20,07%
Bia hơi 28,260 32,700 15,71% 39,860 21,90%
Bia lon 8,560 11,079 29,43% 19,605 76,96%
(*) E: Số ước tính; Nguồn: Bản công bố thông tin của HABECO (02/01/2008)
Công nghệ sản xuất bia
Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ của Cộng hòa Liên Bang Đức với dây chuyền đóng chai
hoàn toàn tự động. Các chứng chỉ đạt được:
Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000: 2005 do Tổ chức Quốc tế chứng nhận chất lượng toàn diện TQCSI của
Australia cấp.
Hệ thống quản lý tổng thể về Chất lượng – Môi trường – An toàn thực phẩm (bao gồm Hệ thống ISO 22000-2005. Hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 : 2004)
Công nghệ sản xuất rượu
Dây chuyền sản xuất được đầu tư theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm rượu của HABECO
đã dành được nhiều danh hiệu và giải thưởng tại các triển lãm và hội trợ như danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
các năm 2001, 2002, 2003…
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 14
Nguồn nguyên liệu sản xuất
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm là malt, gạo, đường, hoa viên, cao hoa, hoa thơm. Trong đó, malt được
nhập khẩu từ Đức, Pháp, Úc, Đan Mạch, Trung Quốc. Hoa viên, cao hoa, hoa thơm nhập khẩu từ Đan Mạch. Mỹ...
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho HABECO là những doanh nghiệp có quan hệ truyền thống, có năng lực, uy tín, hợp
tác trong nhiều năm nên có thể đảm bảo nguồn nguyên vật liệu ổn định và chất lượng.
Tuy nhiên, gần 60-70% nguyên liệu sản xuất bia của HABECO phải nhập khẩu. Các nguyên vật liệu khác như gạo.
đường... đều có sẵn trong nước nên rất ổn định.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 15
PHỤC LỤC II: PHÂN TÍCH NGÀNH
Đặc điểm thị trường
Phân tích SWOT
Điểm mạnh Trong những năm qua, ngành rượu - bia - nước giải khát tại Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao, bình quân
khoảng 12-14%, Năm 2006, tổng sản lượng bia của cả nước đạt 1,700 triệu lít, trị giá 2,3 tỉ USD, thu hút được rất
nhiều vốn đầu tư từ các đối tác nước ngoài như Carlsberg, San Miguel và Heineken;
Người tiêu dùng đồ uống Việt Nam phần lớn là tầng lớp trẻ có thu nhập khá, chủ yếu quan tâm đến sản phẩm
thương hiệu lớn, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài, Những sản phẩm này đang rất thành công trên
thị trường bằng chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi ;
Sản phẩm bia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa và điều kiện thu nhập kinh tế vì vậy người tiêu dùng có xu hướng sử
dụng những sản phẩm truyền thống mang hương vị địa phương, có mức giá trung bình trên thị trường;
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới giúp tăng cường nhu cầu tiêu thụ bia, Vì là sản phẩm theo mùa nên yếu tố thời tiết ấm
là lợi thế thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng bia của người tiêu dùng;
Dân cư tại các trung tâm thành thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nơi có thu nhập ngày càng cao đang tạo
ra nguồn khách hàng lớn cho các sản phẩm rượu bia,;
Điểm yếu Tại Việt Nam, khoảng cách về thu nhập của người dân tại khu vực thành phố và nông thôn vẫn còn lớn ảnh hưởng
đến mức tiêu thụ sản phẩm tại các vùng và địa phương;
Khả năng thâm nhập thị trường còn thấp, chưa khai thác tốt những yếu tố thuận lợi về thị trường như khí hậu nhiệt
đới, dân số đông hơn 80 triệu dân (80% ở độ tuổi dưới 40);
Chính phủ không khuyến khích các loại hình quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đồ uống có độ cồn cao, đặc biệt là các
sản phẩm rượu mạnh;
Người tiêu dùng còn bị ảnh hưởng bởi tập quán chỉ sử dụng các loại rượu bia trong dịp giao lưu, lễ, tết, hội hè, liên
hoan;
Các sản phẩm thay thế có tiềm năng vẫn chưa được khai thác tốt như các sản phẩm rượu nhẹ hoặc không có cồn,
bia đen;
Tình trạng rượu giả, rượu ngoại nhập lậu vẫn chưa có những biện pháp xử lý hiệu quả vấn đề này gây khó khăn
cho các doanh nghiệp rượu trong nước;
Khoảng 60-70% nguyên liệu cho sản xuất bia hiện nay vẫn phải nhập khẩu, trong đó chủ yếu là malt gây ảnh
hưởng rất lớn đến giá thành và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm;
Cơ hội Dân số đang tăng nhanh dự đoán lên đến 90 triệu người vào năm 2010, trong đó 50% dân số dưới 25 tuổi và
khoảng 80% dân số dưới độ tuổi 40 là cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác để tăng sản lượng tiêu thụ và thị
phần
Ra nhập WTO các rào cản thuế và hạn ngạch được gỡ bỏ sẽ sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng xuất
khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, công nghệ của các đối tác nước ngoài kết hợp với hệ thống phân phối trong nước
sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hiệu quả kinh doanh
Thu nhập bình quân và chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, lối sống và nhu cầu mua sắm
của người dân cũng có những thay đổi, đặc biệt là tại các khu vực thành thị với nhu cầu thuận tiện về tiêu dùng,
mua sắm các sản phẩm có chất lượng tốt
Thị phần bia rượu nội địa còn rất lớn, giá nhân công rẻ, cơ hội xuất khẩu khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nhà
nước đang được cổ phần hóa là những yếu tố hấp dẫn đối với các nguồn đầu tư nước ngoài
Lượng khách du lịch vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng đang cung cấp một thị trường tiêu thụ không nhỏ cho các
ngành dịch vụ trong đó có các doanh nghiệp sản xuất rượu bia, nước giải khát,
Xu hướng mua bán sáp nhập nhằm giảm đầu tư của các công ty lớn và nâng cấp sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật
chất của các công ty nhỏ là cơ hội giúp các doanh nghiệp điều chỉnh lại mô hình quản lý theo hướng có hiệu quả,
tăng cường khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế
Thách thức Việt Nam đã ra nhập WTO, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các sản phẩm ngoại nôit tiếng đã có mặt trên thị
trường và rất thành công, các doanh nghiệp trong nước đang đối diện nguy cơ bị loại khỏi thị trường hoăc sẽ phải
sáp nhập với nhau để tồn tại
Các doanh nghiệp chưa có giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư để cải tiến công nghệ và nâng cao
chất lượng sản phẩm
Lộ trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm, chưa thống nhất và rõ ràng tạo chưa tạo ra
sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
Nhà nước vẫn còn chiếm cổ phần chi phối lớn trong các doanh nghiệp sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và nhạy bén
trong quản lý và kinh doanh khi hội nhập quốc tế
Nguồn: BMI, FPTS
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 16
Nguồn Cung và Cầu
Cung
Hiện nay, Việt Nam có hơn 400 nhà máy sản xuất bia được thành lập những chỉ có hơn 20 nhà máy có công suất 20
triệu lít/năm, và trong số này cũng chỉ có 5 nhà máy có công suất hơn 100 triệu lít/năm. Còn lại có khoảng 15 nhà máy
với công xuất hơn 15 triệu lít/năm, các nhà máy khác đa phần chỉ sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Những tỉnh thành phố
tập trung nhiều năng lực sản xuất bia nhất là: TP Hồ Chí Minh chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc; TP
Hà Nội: 13,44%, TP Hải Phòng: 7,47%; Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83%. (Theo
Euromonitor)
Các sản phẩm bia được chia theo 3 phân khúc thị trường chính
Bia tiệt trùng đóng lon/chai
Chiếm vị trí số 1 trên thị trường với mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị. Các sản phẩm này tập trung vào
tầng lớp trung bình khá, hiện đang dần mở rộng theo sự tăng trưởng kinh tế, có giá khoảng 15.000 đồng/lít. Dẫn đầu
phân khúc là Sabeco, Habeco và Nhà máy bia Huế.
Bia hơi (chưa tiệt trùng)
Chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ chủ yếu tập trung vào tầng lớp bình dân với mức giá phải
chăng khoảng 10.000 đồng/lít. Loại bia này thường được sản xuất bởi các cơ sở nhỏ tại địa phương, tuy nhiên Habeco
đã chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Bia thượng hạng gồm những thương hiệu quốc tế hoặc thương hiệu nội địa cao cấp
Với mức giá tương đối cao khoảng 28.000 đồng/lít, chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá trị tiêu thụ. Dòng sản
phẩm này tập trung vào tầng lớp khá và thượng lưu. Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được Nhà
máy Bia Việt Nam phân phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ
và 333 của Sabeco (Theo thống kê của Euromonitor năm 2006)
Theo thống kê toàn thị trường, Bia nội vẫn là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất tập trung vào tầng lớp trung bình khá.
Phân khúc này hiện diện những thương hiệu lớn như Sabeco với sản phẩm Sài Gòn Xanh, Habeco với sản phẩm bia
hơi, bia lon và bia chai Hà Nội và Nhà máy bia Huế với sản phẩm Huda, Festival.
Thị trường rượu hiện nay chủ yếu tập trung vào các loại như sản phẩm rượu Vodka, rượu rum, rượu hoa quả, rượu
vang, champagne và các loại rượu có độ cồn cao và rượu ngoại cao cấp. Có 2 nhà máy có công suất lớn nhất hiện nay
là Công ty Rượu-Cồn Hà Nội tại Hà Nội và Công ty Rượu Bình Tây tại TP HCM có chất lượng sản phẩm ổn định và giá
thành khá phù hợp với mức thu nhập của đa số người tiêu dùng. Còn lại các cơ sở sản xuất khác đều có quy mô nhỏ
và sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ ở một số vùng hoặc địa phương. Các loại rượu ngoại nhập vẫn dành ưu thế và hầu
như chiếm lĩnh thị trường hiện nay.
Về nguồn cung sản phẩm rượu, năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu
lít/năm, nhưng sản lượng chỉ đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế. Rượu nấu bằng phương pháp thủ
công (có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu) vẫn chưa thể quản lý. Tình trạng rượu giả , rượu ngoại nhập lậu vẫn
tiếp diễn tập trung vào các sản phẩm như rượu vang, rượu mầu, sam panh, vodka và các loại rượu mạnh khác.
Cầu
Ngành bia hiện đang duy trì được mức tăng trưởng trung bình hàng năm thuộc loại nhanh trên thế giới ở mức 10%
trong vòng 4 năm qua. Hiện tại mức tiêu thụ bia ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với các quốc gia trong khu vực,
đạt khoảng 18 lít/ người trong một năm (theo Bộ Công nghiệp) . Trong khi đó mức tiêu thụ bia trung bình trên đầu
người tại Thái Lan là 25,3 lít, tại Hàn Quốc và Nhật là 43 lít và tại Châu Âu là 88 lít. Từ nay cho tới năm 2010, Bộ Công
nghiệp dự đoán sản lượng bia sẽ đạt từ 2,5 đến 3 tỷ lít, tương ứng với mức tiêu thụ bia khoảng 28 lít/ người.
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rượu cũng có xu hướng tăng khi mức sống và thu nhập của người dân đang dần
được cải thiện. Các sản phẩm đang có nhu cầu cao là rượu vang và rượu mạnh. Tuy nhiên, các sản phẩm rượu trong
nước chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của phân khúc rượu vang có giá thành trung bình và chưa thể cạnh tranh về
chất lượng với các loại rượu ngoại nhập, đặc biệt là ở phân khúc rượu mạnh.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 17
Tỷ lệ tăng trưởng
Tương lai cho ngành rượu bia và nước giải khát ở Việt Nam được coi là rất khả quan nhờ lượng tiêu thụ trong nước
hàng năm tăng nhanh và sự tăng trưởng của ngành du lịch. Sản lượng tiêu thụ rượu các loại được dự đoán sẽ tăng
trưởng 60,3% từ nay đến năm 2012, trong đó tăng trưởng doanh thu cũng sẽ tăng ở mức 46,9%. Sản lượng bia cũng
duy trì mức tăng trưởng ở mức 61,1% cho tới năm 2012 dựa trên mức đầu tư lớn vào ngành từ các doanh nghiệp
trong nước và các đối tác quốc tế.
Doanh thu rượu, bia, nước giải khát Việt Nam
Doanh thu Bia (Triệu lít)
Doanh thu Đồ uống có cồn (Triệu lít)
Doanh thu Đồ uống có cồn (Triệu USD)
e: ước tính; f: dự đoán;
Nguồn: General Statistical office, Intracen, OECD, Trade press, BMI, FPTS
Sản lượng tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh cũng được dự đoán
tăng trưởng cao, đối với rượu vang sẽ ở mức 34,3% và rượu
mạnh là 23,4%. Cả 2 phân khúc này hiện nay vẫn còn khá mới
bởi vẫn chưa có sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp nước
ngoài và các sản phẩm này thuộc phân khúc có giá thành khá
cao. Tuy nhiên, hai yếu tố này không có ảnh hưởng nhiều đến dự báo tăng trưởng của ngành rượu vì các nhà máy sản
xuất tại Việt Nam hiện đang có xu hướng chuyển dịch sản xuất từ phân khúc bia sang những phân khúc mới, chưa
phát triển như rượu có khả năng tăng trưởng cao, tận dụng xu hướng thu nhập người tiêu dùng đang tăng để khai
thác sự nhạy cảm về giá trong các sản phẩm.
Dự báo Ngành rượu, bia, nước giải khát đến 2012
2004 2005 2006 2007e 2008f 2009f 2010f 2011f 2012f
Sản lượng rượu (Triệu lít) 1,104.4 1,177.9 1,251.3 1,338.9 1,432.6 1,532.9 1,640.2 1,755.0 1,877.9
Doanh thu đồ uống có cồn
(Triệu USD)
1,220.0 1,310.0 1,400.0 1,512.0 1,633.0 1,763.6 1,904.7 2,057.1 2,221.6
Doanh thu đồ uống có cồn
(Triệu lít)
1,330.5 1,430.4 1,570.6 1,724.4 1,895.1 2,082.5 2,288.6 2,515.3 2,764.4
Doanh thu Rượu vang
(Triệu lít)
21.1 22.8 24.5 26.2 27.9 29.6 31.3 33.2 35.2
Doanh thu Bia (Triệu lít) 1,296.1 1,393.7 1,531.5 1,683.0 1,851.3 2,036.4 2,240.1 2,464.1 2,710.5
Doanh thu Rượu mạnh
(Triệu lít)
13.3 13.9 14.6 15.2 15.9 16.5 17.2 18.0 18.8
e: ước tính; f: dự đoán; Nguồn: Tổng cục Thống kê , Intracen, OECD, Trade press, BMI, FPTS
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 18
Quy hoạch phát triển ngành
DỰ KIẾN SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT ĐẾN NĂM 2010
Đơn vị tính: Triệu lít
Vùng BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT
2005 2010 2005 2010 2005 2010
1 58 100 5 5 1,4 15
2 711 1.400 46 65 125 300
3 221 400 0,5 2 139 350
4 0,6 50 3,6 5
5 453 1.150 23 55 530 780
6 87 400 8 18 112 200
Tổng 1.530 3.500 82.5 145 911 1.650
Nguồn: Quyết định 18/2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 08/5/2007
Mục tiêu phát triển ngành
Xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu
trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Mục
tiêu đến năm 2010 là ngành sẽ sản xuất 3,5 tỷ lít bia, 145 triệu lít rượu và 1.6 tỷ lít nước giải khát.
Bộ Công thương cho biết trong ngành, lĩnh vực sản xuất bia đã khẳng địnhđược thế mạnh của mình. Bia được tiêu thụ
mạnh nhất trong dòng sản phẩm đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97% về khối lượng.
Kế hoạch phát triển ngành bia đến 2010
Theo quy hoạch ngành rượu bia, nước giải khát của Bộ Công nghiệp, thì kế hoạch mở rộng ngành bia để đạt 3,5 tỷ
lít/năm thì mức đầu tư tương ứng sẽ vào khoảng 31,8 tỷ đồng. Sản lượng hiện tại của ngành bia đã đạt 1,9-2 tỷ lít/năm
và để đạt được kế hoạch đặt ra, thì công suất sản lượng hàng năm sẽ phải tăng trưởng trung bình 0,5 tỷ lít trong giai
đoạn từ 2008-2010.
Các nhà máy đang tồn tại trên thị trường đa phần là công suất thấp và công nghệ còn lạc hậu. Bộ Công nghiệp đang
thúc đẩy nâng cao sản lượng và quản lý chất lượng làm cho các doanh nghiệp trong nước cấp bách phải nâng cấp
máy móc thiết bị sản xuất, đầu tư cải thiện quản lý và sản phẩm. Chính điều này tạo ra cơ hội cho sự hợp tác và nhà
đầu tư nước ngoài ra nhập thị trường dưới các hình thức được khuyến khích như liên doanh, liên kết. Theo quy hoạch
ngành bia sẽ được khuyến khích tập trung đầu tư vào các nhà máy hiện đại có công suất lớn (trên 100 triệu lít mỗi
năm).
Định hướng phát triển ngành
Giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các nhà máy bia trong quá trình cổ phần hoá được khuyến khích nhằm tăng hiệu
quả hoạt động và quản lý cho các cơ sở này, đi đầu là Halico (Công ty Rượu Hà Nội) thực hiện cổ phần hóa năm 2006.
Khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết (mặc dù chưa cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu
100% các doanh nghiệp trong nước), thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị trong nước đáp ứng được
yêu cầu kỹ thuật hiện đại. Khuyến khích sử dụng thiết bị chế tạo trong nước tương đương chất lượng thiết bị nhập
khẩu cho các dự án đầu tư.
Sau khi gia nhập WTO
Thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng đã giảm từ mức 80% xuống 65%, và sẽ xuống còn 35% trong vòng 5 năm. Hiện
nay, mức 65% thuế còn là khá cao và các nhà sản xuất quốc tế thường liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để
tránh loại thuế này.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 19
Thị trường Bia
Công ty Nhãn hiệu Sản phẩm Công suất
2007
(Triệu lít/năm)
Sản lượng 2006
(Triệu lít/năm)
Thị phần Nhà máy Bia Loại hình Doanh
nghiệp
SABECO Beer 333, Daigon red,
Saigon Green, Saigon
Export
680 550 34% HCMC, Can
Tho, Soc
Trang, Yen Bai
Đang cổ phần hóa
Vietnam Brewery
Limited (VBL)
Heiniken, Tiger, Ankor,
Bivina, Amber Stout,
Coors Light, Foster,
BGI, Larue Export
230 230 21% HCMC, Ha Tay Liên doanh
HABECO Hanoi Beer 300 150 17% Hanoi, Thanh
Hoa, Hai
Duong
Đang cổ phần hóa
San Miguel San Miguel 50 N/A 6.5% Nha Trang Vốn nước ngoài
Southeast Asian
Brewery and Viet Ha
Brewery JV (SEAB)
Halida, Carlsberg N/A N/A 5.5% Hanoi Liên doanh
Hue Brewery
Limited (HBL)
Huda, Festival 100 30 3% Hue Liên doanh
Others 13%
Nguồn: Hiệp hội rượu, bia, nước giải khát Việt Nam, FPTS
Tổng công ty bia, rượu và nước giải khát Sài Gòn- SABECO hiện đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại miền Nam và
đang cạnh tranh với Vietnam Brewery Limited. Tại miền Bắc và miền Trung, 2 doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần
đó là Tổng công ty bia, rượu và nước giải khát Hà Nội - HABECO và Công ty Southeast Asia Brewery Ltd (SEAB). Sản
lượng bia tại Việt Nam dự tính sẽ tăng trưởng khoảng 61% từ nay đến năm 2012, trong đó HABECO và SABECO, 2
doanh nghiệp chiếm lần lượt 17% và 34% tương đương 1,5 tỷ lít mỗi năm sẽ tận dụng tốt sự tăng trưởng này. Thi phần
còn lại được chia cho một số doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất vừa và nhỏ.
Hiện tại đã có một số hãng bia hàng đầu của nước ngoài đang tiến hành những hoạt động đầu tư vào các công ty bia
của Việt Nam. Danish major Carlsberg đang là cổ đông chiến lược tại HABECO. Trong khi đó, SABECO đang tỏ ra khá
hấp dẫn đối với những đại gia ngành đồ uống của Mỹ như Anheuser-Busch và InBev của Bỉ. Ngoài ra còn một số nhà
đầu tư khác như SABMiller, Scottish & Newcastle…
Công ty bia Heineken Việt Nam đang điều hành dưới sự quản lý của Công ty Bia Việt Nam, một doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài liên doanh giữa công ty của Đức và chi nhánh tại khu vực của mình là APD. Các công ty có vốn nhà
nước đang tiến hành các bước cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp trong năm 2008 là yếu tố đang rất hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác nó cũng tạo cơ hội cho các đối tác nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam còn
đang rất tiềm năng, cung cấp những nguồn vốn, kinh nghiệm và công nghệ từ quốc tế cho các doanh nghiệp bia rượu
trong nước.
Thị trường Rượu
Đối với ngành rượu, sự tăng trưởng còn rất thấp và gần như chưa có sự chuẩn bị nào cụ thể để hội nhập khi nên kinh
tế sắp rộng mở hội với WTO. Chỉ có một số rất ít các nhà máy sản xuất rượu được trang bị dây chuyền tiên tiến nhưng
sản phẩm lại chưa chiếm được thị phần chủ đạo trên thị trường và đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu ngoại. Bộ
Công nghiệp nhận xét ngành công nghiệp rượu hiện nay vẫn chưa phát triển, công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chất
lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Thống kê, năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/năm, nhưng sản
lượng chỉ đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế. Rượu nấu bằng phương pháp thủ công (có khoảng
trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu) vẫn chưa thể quản lý. Tình trạng rượu giả , rượu ngoại nhập lậu tập trung vào các
sản phẩm như rượu vang, rượu mầu, sam panh, vodka và các loại rượu mạnh khác. Theo thống kê của chính phủ thì
khoảng 1/3 số sản phẩm rượu ngoại trên thị trường đều là rượu nhập lậu. Việt Nam đã tham gia WTO tuy nhiên các
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 20
mức thuế áp dụng cho các mặt hàng rượu ngoại còn rất cao. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng rượu nhập lậu
đang gia tăng. Các sản phẩm rượu lậu, rượu giả trốn thuế chưa có biện pháp khả thi để ngăn chặn, càng gây khó khăn
cho việc tiêu thụ rượu của các doanh nghiệp Nhà nước.
Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI do thương hiệu sản phẩm chưa phát triển, nên chỉ có thể sản xuất được 17% công
suất thiết kế. Việc chuẩn bị cho hội nhập của ngành rượu hình như bây giờ mới bắt đầu. Hiệp hội Rượu bia và nước
giải khát hiện đang cùng với các cơ quan chức năng để xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu rượu dân tộc. Chính
sách để quản lý và phát triển ngành công nghiệp đến nay cũng đang trong quá trình xây dựng.
Khi gia nhập WTO, chính phủ sẽ phải bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đang đánh lũy tiến theo độ cồn đối với rượu, thay
vào đó sẽ áp dụng chung 1 mức thuế cho cùng các loại rượu. Vì vậy, ngành rượu trong nước cần phải sớm có sự
chuẩn bị tốt để cạnh tranh với làn sóng rượu ngoại.
STT Các DN trong ngành Địa chỉ Sản phẩm
1 Công Ty Đường Quảng Ngãi Tỉnh Bình Định Cồn bán luyện tinh
2 Công ty Đường Lam Sơn Tỉnh Thanh Hoá Cồn bán luyện tinh
3 Công ty TNHH Huy Việt Quận Tân phú, TPHCM Cồn Luyện tinh
4 Công ty Rượu Hà Nội 94 Lò Đúc, Hà Nội Rượu lúa mới, rượu nếp, rượu Vodka,...
5 Công ty rượu Quốc tế 151 Ký Con, Nguyễn Thái Bình,Q1 Vodka Kermanoff, Gin Harpoon,
Napoleon XO, Rhum Chauvet,...
6 Công ty Đường Biên Hòa 34-35 Bến Vân Đồn, P12,Q4 Các loại Rum mùi, Vang Biên Hòa, King
Whisky, Whisky Martini,...
7 Công ty Rượu Đồng Xuân T17 Bàu Cát 2, P13, Q.TB Rượu mùi, rượu Whisky XO...
8 Công ty Bạch Mã 40/4A Trần Văn Mười, Xã Xuân Thới
Thượng, Huyện Hóc môn
Rượu Gò Đen, Rượu hương Brandy
XO...
9 Công ty Liên Doanh Alied Domeq 621 Phạm Văn Chí, P7, Q6 Rượu Whisky Wall Street...
10 Công ty Rượu Phi Long 417 Phan Văn Trị, P1, Gò Vấp Với các loại rượu thuốc rắn
11 Công ty CP Rượu Sài Gòn 80 Nguyễn Huệ, Quận 1 Napoléon X.O, ROYAL WHISKY
12 Công ty CP Rượu Việt Nam Tỉnh Long An Rượu trắng các loại
13 Công ty CPTP Lâm đồng 4B Bùi Thị Xuân – Tp Đà Lạt – Lâm
Đồng
Các loại Rượu vang Đà lạt
Nguồn:FPTS
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 21
PHỤ LỤC 3: CÁC CÔNG TY SO SÁNH SỬ DỤNG CHO HỆ SỐ NHÂN KINH DOANH
Tên Công ty Quốc gia Miêu tả
LAN HUANGHE Trung
Quốc
Sản xuất đồ uống, thức ăn gia súc, thương mại, lưu kho, kinh doanh nguyên vật
liệu xây dựng, máy móc thiết bị, dịch vụ tư vấn, dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi,
thủy sản….
Carlsberg Brewery Malaysia
Bhd
Malaysia Hoạt động chính của Công ty TNHH Bia Calrsberg Malaysia là sản xuất bia, bia
đen, bia shandy và các loại đồ uống không cồn nhằm cung cấp cho thị trường nội
địa và xuất khẩu. Thương hiệu của công ty bao gồm Carlsberg Green Label,
SKOL, Danish Royal Stout, Royal Stout Ginseng, Carlsberg Special Brew,
Jacobsen Saaz Blonde, Jacobsen Bramley Wit, Tetleys English Ale, Jolly Shandy
and Nutrimalt. Các công ty con bao gồm Công ty Carlsberg Marketing Sdn. Bhd. và
Euro Distributors Sdn. Bhd. Carlsberg Malaysia có 24.6% vốn đầu tư vào Công ty
The Lion Brewery Ceylon Ltd (TLBCL). Công ty TLBCL là doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, tiếp thị và phân phối bia, bia đen, bia shandy và các loại đồ
uống không cồn. Ngày 30 tháng 10 năm 2006, Công ty Carlsberg Malaysia ký thỏa
thuận với Công ty Wiseline Limited và theo đó, mua lại 50% cổ phần của Công ty
Carlsberg Distributors Taiwan Limited (CDTL). Hiện nay, 50% vồn của Công ty
CDTL thuộc quyền kiểm soát của Carlsberg Malaysia.
Fujian Yanjing Huiquan
Brewery Co Ltd
Trung
Quốc
Sản xuất bia và đồ uống
San Miguel Corp Philippine Tổng công ty San Miguel Corp. là công ty lớn nhất trong lĩnh vực thực phẩm, đồ
uống, và đóng gói tại Phillipines và khu vực Đông Nam Á. Hoạt động chính của
công ty này và các công ty thành viên là sản xuất, chế biến và phân phối đồ uống,
thực phẩm và đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh bất động sản. Năm 2001, công ty đã thông qua công ty con của mình mua
lại quyền sở hữu đối với Tập đoàn Coca-Cola Bottlers Phil. và Pure Foods
Corporation
Foster's Group Ltd Úc Tập đoàn Fosters Group Limited là một tập đoàn đa quốc trong lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh đồ uống có cồn. Fosters sở hữu, kinh doanh và phân phối một danh
mục bia, rượu, rượu mạnh, rượu táo và các thương hiệu đồ uống không cồn, các
sản phẩm của Tập đoàn hiện đã có mặt ở trên 155 quốc gia. Trên thị trường quốc
tế, Fosters sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các thương hiệu rượu gồm Beringer,
Lindermans, Wolf Blass, Penfolds, Rosemount, Matua Valley, Wynns Coonawarrra
Estate and Castello di Gabbiano. Thương hiệu bia nổi tiếng nhất của Tập đoàn bao
gồm Victoria Bitter, Crown Lager and Corona and Asahi. Các nhãn hiệu rượu mạnh
của Fosters gồm Cougar Bourbon, The Black Douglas, Aperol, Cinzano and SKYY.
Các loại thức uống không cồn gồm các sản phẩm như nước ép hoa quả và các đồ
uống thiên nhiên và nguyên chất. Ngày 4 tháng 8 năm 2006, Tập đoàn đã bán lại
thị phần ở Việt Nam cho Công ty Asia Pacific Breweries
Shaw Wallace & Co Ltd Ấn Độ Công ty Shaw Wallace & Co. Ltd., được thành lập tại Calcutta năm 1988 và được
sáp nhập vào năm 1946. Công ty, thuộc Tập đoàn Jumbo từ năm 1987, hiện nay
sở hữu một loạt các thương hiệu rượu và bia.
Tsingtao Brew Trung
Quốc
Công ty Tsingtao Brewery Limited hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
bia và các dịch vụ liên quan. Công ty hiện có các nhà máy bia và ủ mạch nha ở
nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc. Các phân khúc thị trường của Công ty gồm
khu vực Sơn Đông, Hoa Bắc, Hoa Nam và xuất khẩu.
Vinamilk Việt Nam Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động trong ngành sữa và đồ uống. Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và
kinh doanh sữa, đồ uống và các sản phẩm dinh dưỡng cũng như cung cấp các
dịch vụ kho vận, đóng gói và cho thuê nhà kho.Ngoài ra, công ty cũng có hoạt động
trong lĩnh vực bệnh viện đa khoa và kinh doanh bất động sản. Từ 31 tháng 12 năm
2006, công ty sở hữu 3 chi nhánh, 8 nhà máy, một xí nghiệp kho vận, và một bệnh
viện đa khoa. Tháng 12 năm 2006, Công ty thành lập thêm 2 công ty con hoạt
động trong lĩnh vực bất động sản vả chăn nuôi gia súc
Loulan Holdings Ltd Hong Kong
(TQ)
Loulan Holdings Limited và các công ty con chuyên sản xuất , kinh doanh và phân
phối các loại đồ uống có cồn, chủ yếu là các sản phẩm rượu dưới thương hiệu
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 22
Loulan. Các công ty con của Loulan Holdings Limited gồm Powerful Kingdom Inc.
(kiểm soát 100%), Xinjiang Loulan Wine Co., Ltd (kiểm soát 90%), Crownhead
Limited (kiểm soát 100%), Vision Spirit Investment Limited (kiểm soát 100%) and
Shanghai Shen Hong (kiểm soát 100%). Trụ sở Công ty nằm tại Hong Kong và
Trung Quốc đại lục.
Muhack Alcohol Co Ltd Hàn Quốc Muhak Alcohol Co., Ltd. Là doanh nghiệp của Hàn Quốc chuyên sản xuất và kinh
doanh cồn rượu với 2 sản phẩm chính là ethanol dùng trong công nghệ sản xuất
và chiết suất rượu, phụ gia thực phẩm, thuốc và các sản phẩm liên quan, khí ga
axit cacbon sử dụng trong kỹ thuật hàn công nghiệp.
Dromana Estate Ltd Úc Dromana Estate Ltd Là doanh nghiệp của Úc chuyên sản xuất, phân phối, chế biến
và quảng cáo các sản phẩm rượu. Công ty còn sở hữu 30% vốn của Tuerong Park
Unit Trust chuyên trồng nho. Ngoài ra, Dromana Estate Limited còn nắm một số
công ty con như National Vintages Pty Ltd, D.E. Management Pty Ltd, Yarra Valley
Hills Pty Ltd và David Traeger Wines Pty Ltd.
Empee Distilleries Ltd Ấn Độ Empee Distilleries Limited (EDL) là doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ uống có cồn
tại Ấn Độ với các sản phẩm mang nhãn hiệu do Ấn Độ gia công cho nước ngoài và
các sản phẩm hợp tác với những công ty cùng ngành khác. Các sản phẩm của
Công ty đều được sản xuất tại nhà máy chưng cất tại Mevaloorkuppam, quận
Kanchipuram ở Tamil Nadu, và tại Kanjikode, quận Palakkad ở Kerala.
Nguồn: Reuters
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 23
PHỤ LỤC 4: CÁC CÔNG TY SO SÁNH SỬ DỤNG CHO HỆ SỐ NHÂN GIAO DỊCH
Ngày thực
hiện
Ngày
hoàn
thành
Doanh
nghiệp bị
mua
Doanh
nghiệp đi
mua
Doanh
nghiệp
nắm quyền
bán
Thông tin về giao dịch
10/31/2007 10/31/2007 San Miguel
Corporation
(11% stake)
San Miguel
Corporation
Retirement
Fund
SM
Investments
Corporation
Qũy Hưu trí của công nhân của tập đoàn San
Miguel chuyên sản xuất các sản phẩm đồ uống và
thực phẩm đang niêm yết trên sàn chứng khoán tại
Philippin đã đồng ý mua 11% cổ phần của SM
Investments Corporation, tập đoàn chuyên về tài
chính, du lịch, và bán lẻ với giá trị giao dịch ước
tính khoảng 6,27 tỷ USD
5/29/2007 8/13/2007 WantWant
Holdings Ltd
(26.6%
stake)
Want Want
International
Ltd
Tập đoàn gia đình Tsai của Singapore, đã quyết
định mua tiếp 26,6% cổ phần công ty con của mình
là Want Want International Limited (WWIL). Want
Want International Limited (WWIL) là công ty
chuyên ngành thực phẩm và đồ uống đã niêm yết
trên sàn chứng khoán Singapore. Khoảng đầu tư
tài chính trong lần mua bán ước tính khoảng 805,6
triệu USD. Đợt bán cổ phần này được thực hiện
nhằm mục tiêu tái cơ cấu và tăng cường đầu tư
cho hoạt động sản xuất.
12/8/2006 1/11/2007 Fraser &
Neave
Limited
(F&N)
(14.9%
stake)
Seletar
Investments
Pte Limited
Temasek Holdings (Pte) Limited, doanh nghiệp do
chính phủ Singapore sở hữu, tham gia kinh doanh
trong lĩnh vực đầu tư thông qua công ty con là
Seletar Investments Pte Limited đã quyết đinh mua
14.9% cổ phần của Fraser and Neave Limited
(F&N), một doanh nghiệp cũng của Singapore kinh
doanh về thực phẩm và đồ uống, quản lý bất động
sản với giá trị giao dịch mua bán lên tới 584,74
triệu USD. Nguồn tiền thu được sẽ được F&N đầu
tư vào cải thiện năng lực kinh doanh và những
khoản đầu tư mới nhằm thúc đẩy hoạt động kinh
doanh thực phẩm đồ uống, tăng cường niềm tin
của cổ đông trong công ty.
12/2/2005 12/31/2005 Del Monte
Pacific
Limited
NutriAsia
Pacific
Limited
NutriAsia Pacific Ltd, một công ty của Anh Quốc
dưới sự điều hành của tập đoàn San Miguel Corp
tại Philippines chuyên về kinh doanh thực phẩm và
đồ uống đã đồng ý mua 49.76% cổ phần của Del
Monte Pacific, là doanh nghiệp của Anh niêm yết
tại sàn chứng khoán Singapore thuộc ngành thực
phẩm đồ uống từ công ty MCI Inc, với giá trị giao
dịch khoản 349 triệu SGD.
11/9/2005 Del Monte
Pacific
Limited
First Pacific
Company
Limited
Del Monte
Holdings
Ltd
Công ty First Pacific Co Ltd của Hong Kong chuyên
đầu tư tài chính đã quyết định mua 39.72% cổ
phần của Del Monte Pacific Ltd (DMP), một doanh
nghiệp Anh Quốc thuộc ngành thực phẩm và đồ
uống đang niêm yết tại thị trường chứng khoán
Singapore từ tay tập đang đang vỡ nợ Cirio
Finanziaria SpA của Ý với khoản tiền tương đương
163.6 triệu USD.
2/2/2005 6/8/2005 National
Foods Ltd
San Miguel
Corporation
Tập đoàn San Miguel của Philipin chuyên về thực
phẩm và đồ uống đã chấp nhận mua lai National
Foods Limited, là doanh nghiệp Úc chuyên sản
phẩm sữa với giá trị giao dịch khoảng 1.06 tỷ EUR
bao gồm cả khoản nợ của doanh nghiệp này.
Ngày 08 tháng 03 năm 2008
TỔNG CÔNG TY BIA –RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI
(HABECO)
Bản quyền © FPTS. Việc sao chép, tái bản không được sự đồng ý trước bằng văn bản từ FPTS đều coi là vi phạm luật. T r a n g | 24
1/13/2005 6/6/2005 Southcorp
Wines Pty
Limited
Beringer
Blass Wine
Estates Pty
Limited
(BBWE)
Reline
Investments
Pty Ltd
Beringer Blass Wine Estates (BBWE) là công ty
con của tập đoàn bia Foster’s Group Limited, đã
thực hiện giao dich mua lại toàn bộ số cổ phần của
Southcorp Wines Pty Limited, một doanh nghiệp
chuyên sản xuất rượu của Úc với giá trị chuyển
nhượng là 2.72 tỷ USD trong đó có bao gồm cả
khoản nợ 353 triệu USD của doanh nghiệp này.
3/28/2006 COFCO
Greatwall
Winery
(Yantai) Co.,
Ltd (40%
stake)
COFCO
(BVI) No 31
Ltd
First
Channel
International
Limited
COFCO (BVI) No 31 Ltd, là doanh nghiệp thuộc
quyền quản lý của COFCO International Ltd, một
công ty đang niêm yết thuộc ngành sản xuất dầu
ăn, xì dầu và các sản phẩm liên quan, đã quyết
định mua 40% số cổ phần của COFCO Greatwall
Winery (Yantai) Co., Ltd, một doanh nghiệp sản
xuất rượu của Trung Quốc từ công ty của Anh
Quốc là First Channel International Limited với
khoản tiền là 38.6 triệu USD.
Nguồn: Mergermarket.com
CÔNG BỐ
Báo cáo này được thực hiện bởi Phòng Phân tích đầu tư của Công ty chứng khoán FPT phục vụ các nhà đầu tư có tài khoản giao
dịch tại FPTS. Báo cáo này không nên được tái sử dụng, phân phối, phát hành toàn bộ hay từng phần dù với mục đích nào khác mà
không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của FPTS.
TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM
Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin cậy, có
sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này. Nhà đầu tư sử
dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên phân tích FPTS. Nhà
đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị phụ thuộc
vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Bản quyền © 2008 Công ty chứng khoán FPT
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Trụ sở chính:
Tầng 2 – Tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh
Quận Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam
ĐT: (84.4) 773 7070 / 271 7171
Fax: (84.4) 773 9058
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh:
Lầu 3 - Toà nhà Citilight - 45 Võ Thị Sáu
Phường Đa Kao - Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh - Việt Nam
ĐT: (84.8) 290 8686
Fax: (84.8) 290 6070
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo phân tích doanh nghiệp TỔNG CÔNG TY BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI HABECO.pdf