- Lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thị trường chứng khoán năm 2011, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không phanh. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%. Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11 tối đa là 16%. Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao.
62 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích tình hình tài chính qua tài chính của Công ty Hoàng Anh Gia Lai (2009-2011) và tình hình biến động của mã cổ phiếu HAG(2009-2012), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uợc chỉ tiêu ROA có xu hướng giảm xuống đó là do sự giảm xuống của doanh lợi doanh thu ROS. Từ năm 2009 đến 2011, vòng quay Tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai giảm, đến năm 2011 là 0,05 đó là do Doanh thu giảm do tốc độ tăng của tổng tài sản. Và ngoài ra ROA cũng giảm mạnh, đến năm 2011 chỉ còn ở mức 1%. Điều đó chi thấy Hoàng Anh GL chịu nhiều sự ảnh hưởng của nền kinh tế đặt biệt là trong giai đoạn chính phủ thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ và tất nhiền điều đó cũng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ giảm => ROS giảm
Chỉ tiêu thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua 3 năm có xu hướng giảm mạnh, điều này chủ yếu do sự giảm của ROA. ROA của công ty giảm từ 16% ( năm 2009) xuống còn 1% ở năm 2011. Trong khi đó số nhân của vốn chủ chỉ tăng nhưng không đáng kế từ 1,83 lên 1,86. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho ROE của công ty năm 2011 giảm nhiều so với năm 2009. Đó là do lượng tài sản tăng lên trong khi lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm nhiều so với năm 2009. Điều đó cho thấy viêc duy trì sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong những năm tới sẽ có nhiều biến động ko tốt vì nguồn nguyên liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan cũng tăng vọt. Trong khi đó sự cạnh tranh của doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước ngày càng lớn mạnh => tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổn định => ảnh hưởng đến lợi nhuận
IV. Thông số ngành cá phân tích đối thủ cạnh tranh
1. Tầm quan trọng của việc phân tích đối thủ cạnh tranh.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai là một trong những tập đoàn cạnh tranh với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực Kinh doanh Gỗ Nội Thất. Tất cả các hoạt động của Tập đoàn đều thực hiện theo phương châm: phát triển nhanh – bền vững – có hiệu quả nhằm góp phần thúc đẩy ĐLGL chóng trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam trong thời gian không xa.
Dưới đây là các thông số tài chính của Tập Đoàn Đức Long Gia Lai qua 3 năm 2009-2011
Chỉ số tài chính
2009
2010
2011
I. Khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện thời
0.67
2.32
3.46
2. Khả năng thanh toán nhanh
0.67
2.31
3.44
II. Thông sô hoạt động
1. Kỳ thu tiền bình quân
214.005
264.79
287.45
2. Vòng quay khoản phải thu
1.65
1.36
1.25
3. Kỳ trả tiền bình quân
148.32
1032.5
2317.7
4. Vòng quay khoản phải trả
0.24
0.25
0.18
5. Thời gian giải tỏa hàng tồn kho
0
245.23
46.53
6. Vòng quay hàng tồn kho
1.47
7.74
7. Vòng quay tài sản
1.18
0.49
0.51
8. Vòng quay tài sản cố định
0.81
0.83
0.93
III. Đòn bẩy kinh doanh
1. Hệ số nợ
0.29
0.24
0.14
2. Hệ số nợ dài hạn
0.25
0.08
0.21
IV. Khả năng sinh lời
1. LN gộp biên
0.61
0.68
0.56
3. Lợi nhuận ròng biên
0.29
0.4
0.29
3. ROA
0.42
0.2
0.15
4. ROE
0.03
0.26
0.17
5. Số nhân vốn chủ
0.06
1.31
0.65
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
a. Khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán hiện thời: Với tập đoàn Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Đức Long Gia Lai khả năng thanh toán hiện thời bằng nhau: Năm 2009 là 67%, năm 2010 là 232% năm 2011 là 346%. Trong khi đó thông số ngành là 181%. Mặc dù khi so sánh với ngành không hẳn luôn phản ánh điểm mạnh điểm yếu nhưng nó lại rất có ý nghĩa trong việc chỉ ra các dấu hiệu cần xem xét. Như vậy khả năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn là rất lớn.
- Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh của HAGL năm 2009 đạt 126%, năm 2010 đạt 254%, năm 2011 đạt 3.15.Trong khi đó thông số ngành đạt 114% và đối thủ cạnh tranh năm 2009 đạt 67%, năm 2010 đạt 231năm 2011 đạt 344%. Thông số này cho biết khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn rất lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành tuy nghiên ở tập đoàn Đức Long Gia Lai có xu hướng tăng cao hơn.
b. Thông số hoạt động
- Kỳ thu tiền bình quân: Kì thu tiền bình quân của cả hai tập đoàn liên tục tăng trong các năm qua điều này cho chúng ta thấy được quy mô sản xuất của cả 2 tập đoàn ngày càng lớn, khả năng bán tín dụng, doanh số biến thành các khoản phải thu khách hàng ngày càng tăng.
- Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay khoản phải thu của HAGL liên tục giảm trong các năm qua từ 42% năm 2009 xuống còn 26% năm 2010 và 14% năm 2011. Trong khi đó vòng quay khoản phải thu của đối thủ cạnh tranh thấp hơn chứng tỏ chất lượng phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của HAGL trong hoạt đọng thu nợ ngày càng giảm.
- Kì trả tiền bình quân: Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Kì trả tiền bình quân của HAGL liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Cụ thể là năm 2009 tăng 1662.82 lần, năm 2010 là 2014.13 lần và năm 2011 là 4129.93. Tuy nhiên kì trả tiền bình quân của đối thủ cạnh tranh cũng tăng nhưng với mức độ thấp hơn. Điều đó chứng tỏ thời hạn bình quân đến hạn của các khoản nợ của công ty tăng.
- Thời gian giải tỏa hàng tồn kho: Thời gian giải tỏa hàng tồn kho của HAGL liên tục tăng qua những năm qua. Từ 132.31 ngày năm 2009 lên 278,95 ngày vào năm 2011. Tuy nhiên thời gian giải tỏa hàng tồn kho của Đức Long Gia Lai giảm mạnh từ 245.53 ngày năm 2010 xuống còn 46.23 ngày năm 2011. Điều này chứng tỏ Hoàng Anh Gia Lai đang gặp khó khăn từ phía đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi tập đoàn phải sử dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm thời gian giải tỏa hàng tồn kho.
- Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Hoàng Anh Gia Lai có sự sụt giảm từ 2.72 năm 2009, còn 2.55 năm 2010 và năm 2011 là 1.29, Tuy nhiên đối với tập đoàn Quốc Long Gia Lai tăng từ 1.47 năm 2010 lên 7.74 năm 2011. Điều đó chứng tỏ hoạt động quản trị hàng tồn kho của Hoàng Anh Gia Lai không hiệu quả, hàng tồn kho lỗi thời,tính khả nhượng thấp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần đầu tư tốt cho công tác quản trị hàng tồn kho bởi lẽ đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho thị trường, làm gia tăng doanh số bán hàng.
- Vòng quay tài sản: Vòng quay tài sản của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai liên tục giảm qua các năm cụ thể là năm 2009 đạt 12%,năm 2010 là 9% và năm 2011 là 5%. Trong khi đó thông số của nghành đạt 17% và của đối thủ cạnh tranh năm 2009 là 118%, năm 2010 là 49%, 2011 là 51%.
Như vậy hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu là rất thấp so với các doanh nghiêp trong nghành. Nguyên nhân của điều này cũng có thể là do doanh nghiệp đầu tư đang đầu tư mạnh vào khoản phải thu và hàng tồn kho. Đi ngược với điều vừa nói chính là giải pháp để doanh nghiệp khắc phục được tình trạng này.
- Vòng quay tài sản cố định: Vòng quay tài sản cố định là tương quan giữa doanh thu thuần và tài sản cố định ròng. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được cứ 1 đồng đầu tư tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2009 vòng quay tài sản của Hoàng Anh Gia Lai đạt 2.10, năm 2010 đạt 2.47, năm 2011 chỉ còn 1.6. Trong khi đó vòng quay tài sản cố định của tập đoàn Đức Long Gia Lai liên tục tăng từ 0.81 năm 2009 lên 0.93 năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng đầu tư vào tài sản cố định của Hoàng Anh Gia Lai ngày càng lớn tuy hiên mức sinh lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư ngày càng giảm.
c. Đòn bẩy kinh doanh
- Hệ số nợ: Hệ số nợ của Hoàng Anh Gia Lai năm 2009 là 0.45, năm 2010 là 0.43 và năm 2011 là 0.46. Trong khi đó tập đoàn Đức Long Gia Lai lại sử dụng công cụ này không hiệu quả. Năm 2009 công cụ nợ của doanh nghiệp là 0.29, năm 2010 là 0.24 năm 2011 là 0.14.
- Hệ số nợ dài hạn: Hệ số nợ dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai đang biến động trong 3 năm trở lại đây năm 2009 là 0.13 năm 2010 là 0.09 năm 2011 là 0.37. Còn của tập đoàn Đức Long Gia Lai liên tục giảm từ 0.25 năm 2009 xuống còn 0.21 năm 2011. Hệ số nợ cho chúng ta biết được trong 1 đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được tài trợ từ các khoản vay. Qua đây chúng ta có thể kết luận rằng Tâp Đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang tăng công cụ nợ chủ yếu là công cụ nợ dài hạn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
d. Khả năng sinh lời
- Lợi nhuận gộp biên: Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%). Cụ thể là năm 2011 lợi nhuận ròng biên của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai qua 3 năm biến động và năm2011là 15%. Trong khi đó của tập đoàn Đức Long Gia Lai là 56%. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện.
- Lợi nhuận ròng biên: Lợi nhuận ròng biên là công cụ đo lường khả năng sinh lợi trên doanh số sau khi tính tất cả các chi phí và Thuế TNDN. Lợi nhuận ròng biên của HAGL tăng từ 128% năm 2009 lên 176% năm 2010 tuy nhiên đã đã sụt giảm về mức 28%.Trong khi đó thông số nghành là 7% của đối thủ cạnh tranh là giảm từ 40% năm 2010 xuốn còn 29% năm 2011. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi trên doanh số của tập đoàn cao hơn mức của ngành tuy nhiên đối thủ cạnh tranh đang kiểm soát và sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí, thuế TNDN trên tông doanh số công ty.
- Thu nhập trên tổng tài sản.(ROA): Thu nhập trên tổng tài sản của Hoàng Anh Gia Lai ngày càng giảm từ 16% năm 2009 xuống còn 6% năm 2011. Trong khi đó bình quân nghành là 5% và của đối thủ cạnh tranh là cũng xuất hiện sự sụt giảm nhưng vẫn đạt mức 15% năm 2011 cao hơn so với thông số nghành. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi của Hoàng Anh Gia Lai thấp chi phí lãi vay cao. Cả Hoàng Anh Gia Lai và Đức Long Gia Lai đang là những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn nhiều doanh nghiệp trong nghành.
- Thu nhập trên vốn chủ.(ROE): Đây có lẽ là thông số quan trọng nhất đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên ROE của HAGL có sự sụt giảm từ 28% năm 2009 xuống còn 2% năm 2011. Trong khi đó thông số nghành là 6% và của đối thủ cạnh tranh năm 2011 là 17%. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của trên vốn bỏ ra của mỗi cổ đông là rất thấp hay hiệu quả sử dụng vốn không cao.
- Số nhân vốn chủ: Số nhân vốn chủ của HAGL năm 2009 đạt 183%, năm 2010 đạt 142%, năm 2011 đạt 186 %. Trong khi đó thông đối thủ cạnh tranh tăng tử 6% năm 2009 lên 131% năm 2010 và 2011 đạt 65%. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản của công ty để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh là rất lớn.
IV. PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH
Phân tích cấu trúc tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tài sản ngăn han
4244253044
7693586478
8746485799
Tài sản dài hạn
4237746565
5159054257
8420201041
Nợ nhắn hạn
3121868857
2259196966
2609229205
Vốn dài hạn
5360130752
9931421128
14557457640
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tài sản ngăn han
50%
60%
51%
Tài sản dài hạn
50%
40%
49%
Nợ nhắn hạn
37%
19%
15%
Vốn dài hạn
63%
81%
85%
Ta có sơ đồ cấu trúc tài chính của công ty qua các năm như sau
Nhận xét:
Dựa vào sơ đồ cấu trúc tài chính của công ty qua 3 năm 2009 – 2011, ta thấy tài sản ngắn hạn có sự biến động lớn, cụ thể là năm 2009 ở mức 50% tăng lên 60% năm 2010 nhưng giảm còn lại ở mức 51% trong năm 2011. Trong khi đó tài sản dài hạn có xu hướng giảm, từ 50% năm 2009 xuống 40% năm 2010 nhưng tăng lên 49% năm 2011.
Nợ ngắn hạn và vốn dài hạn cũng có sự thay đổi, cụ thể vốn dài hạn liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2011, từ 63% lên 81% rồi 85%. Trong khi đó nợ ngắn hạn giảm liên tục, năm 2009 là 37%, đến năm 2010 là 19% và năm 2011 là 15%.
Có thể thấy, tài sản dài hạn và nợ dài hạn tăng lên theo từng năm. Nguyên nhân là công ty tập trung đầu tư vào bất động sản, đẩy mạnh nguồn vốn của mình vào công trình thủy điện Đắckrông 2 và Đắckrông 2a ở Gia Lai. Ngoài ra công ty Hoàng Anh Gia Lai còn tập trung đầu tư vào các dự án trồng cao su tại Lào, Campuchia,… Các lĩnh vực mà Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đều có triển vọng đem lại lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên nếu gia tăng tài sản dài hạn và nợ dài hạn qua nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, bởi vì TSDH có mức độ chuyển hóa thành tiền thấp làm mất cân đối trong việc trả nợ ngắn hạn.
Nhìn chung, kết cấu tài chính của công ty năm 2009 là phù hợp hơn so các năm sau vì tài sản ngắn hạn của công ty nhiều hơn nợ ngắn hạn nên công ty có khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Trong năn 2010 và 2011 , vốn dài hạn gia tăng đáng kể trong khi đó nợ ngắn hạn giảm, tuy nhiên tài sản kết cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn vẫn ổn định, tài sản ngắn hạn vẫn đảm bảo cho khả năng trả nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là trong bối cảnh các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam không thuận lợi, Hoàng Anh Gia Lai gia tăng TSCĐ của mình từ việc kế thừa các căn hộ đã xây dựng trong năm 2009 và các căn hộ của dự án Hoàng Anh River Wiew và Phú Hoàng Anh giai đoạn 1 trong năm 2010. Công ty mạnh dạn xây dựng các dự án mới nhu Phú Hoàng Anh giai đoạn 2, Hoàng Anh Incomex và Thanh Bình để sẵn sàng bán khi thị trường phục hồi nên vốn dài hạn của công ty gia tăng rất lớn.
Phân tích sự thay đổi ngân quỹ và vốn lưu động ròng
Báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ năm 2009-2010
Nguồn
Giá trị
Sử dụng
Giá trị
Các khoản đầu tư ngắn hạn
75787970
Phải thu khách hàng
57458845
Hàng tồn kho
45648043
CP trả trước ngắn hạn
9842799
Tài sản cố định hữu hình gộp
18603460
Thuế GTGT được KT
3568016
Khấu hao TSCĐ hữu hình
6054813
Tài sản ngắn hạn khác
151020
Khấu hao TSCĐ vô hình
501887
TSCĐ vô hình gộp
7706455
CP xây dựng dở dang
107569047
Phải trả cho người bán
62083214
Người mua trả tiền trước
6562668
Vay và nợ ngắn hạn
396057189
Thuế và các KPN nhà nước
152169576
Các khoản PT, PN khác
116341668
Phải trả công nhân viên
45181
Phải trả dài hạn khác
204127
Chi phí phải trả
3079444
Dự phòng trợ cấp thôi việc
333269
Quỹ khen thưởng phúc lợi
91469266
Vay và nợ dài hạn
173232258
Các khoản phải thu khác
2179236575
Vốn cổ phần
411042132
Dự phòng PTNH khó đòi
726578
Trả trước cho người bán
17452970
Dự phòng giảm giá HTK
459110
Đầu tư vào công ty liên kết
43000000
Thuế và KPN Nhà nước
650450
Đầu tư dài hạn khác
744534617
Đầu tư vào công ty con
1626726018
Chi phí trả trước dài hạn
7882205
Chênh lệch tỉ giá hối đoái
915313
TS thuế thu nhập hoãn lại
12426472
Trả cổ tức
553608544
Thuế thu nhập hoãn lại P.Trả
5200111
Thặng dư vốn cổ phần
2280041079
Cổ phiếu quỹ
30091699
Quỹ dự phòng tài chính
128337321
LNST
2100896771
Tổng nguồn
6416143157
Tổng sử dụng
5061555023
Thay đổi ngân quỹ: 1354588134 nghìn đồng
b. Báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ năm 2010-2011
Nguồn
Giá trị
Sử dụng
Giá trị
Chi phí trả trước ngắn hạn
38383488
Phải thu khách hàng
226245919
Khấu hao TSCĐ hữu hình
17327216
Trả trước cho người bán
13918266
Khấu hao TSCĐ vô hình
757214
Các khoản phải thu khác
845064527
Chi phí xây dựng dở dang
49820214
Hàng tồn kho
269550965
TS thuế thu nhập hoãn lại
15762168
Thuế GTGT được khấu trừ
15494820
Phải trả cho người bán
168570201
Thuế và các KPT NN
38223
Người mua trả tiền trước
113862111
Tài sản ngắn hạn khác
20145228
Thuế và các KPN nhà nước
35332024
Thuế GTGT được khấu trừ
15494820
Phải trả công nhân viên
3945876
Thuế và các KPT Nhà nước
38223
Các KP.Trả, phải nộp khác
841771121
Tài sản ngắn hạn khác
20145228
Vay và nợ dài hạn
4451179465
TSCĐ gộp Hữu hình
23145501
Vốn cổ phần
1557598930
TSCĐ gộp Vô hình
401794
Quỹ dự phòng tài chính
19186355
Đầu tư vào công ty con
3178141265
LNST
224270978
Đầu tư dài hạn khác
15278333
Chi phí trả trước dài hạn
112098432
Vay và nợ ngắn hạn
1365989502
Chi phí phải trả
66531922
Quỹ khen thưởng phúc lợi
23020311
Phải trả dài hạn khác
74513
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
5200111
Thặng dư vốn cổ phần
623039572
Trả cổ tức
997885025
Tổng nguồn
7537767361
Tổng sử dụng
7836942500
Thay đổi ngân quỹ: -299175139 nghìn đồng
c.Báo cáo nguồn và sử dụng vốn lưu động ròng năm 2009-2010
Nguồn
Giá trị
Sử dụng
Giá trị
Tài sản cố định hữu hình gộp
18603460
Tài sản cố định vô hình gộp
7706455
Khấu hao TSCĐ hữu hình
6054813
Chi phí xây dựng dở dang
107569047
Khấu hao TSCĐ vô hình
501887
Phải trả dài hạn khác
204127
Vay và nợ dài hạn
173232258
Dự phòng trợ cấp thôi việc
333269
Vốn cổ phần
411042132
Đầu tư vào công ty con
1626726018
Đầu tư vào công ty liên kết
43000000
Chênh lệch tỉ giá hối đoái
915313
Đầu tư dài hạn khác
744534617
Trả cổ tức
553608544
Chi phí trả trước dài hạn
7882205
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
12426472
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
5200111
Thặng dư vốn cổ phần
2280041079
Cổ phiếu quỹ
30091699
Quỹ dự phòng tài chính
128337321
LNST
2100896771
Tổng nguồn
5943241365
Tổng sử dụng
2289356318
d. Báo cáo nguồn và sử dụng vốn lưu động ròng 2010-2011
Nguồn
Giá trị
Sử dụng
Giá trị
Khấu hao TSCĐ hữu hình
17327216
TSCĐ gộp Hữu hình
23145501
Khấu hao TSCĐ vô hình
757214
TSCĐ gộp Vô hình
401794
Chi phí xây dựng dở dang
49820214
Đầu tư vào công ty con
3178141265
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
15762168
Đầu tư dài hạn khác
15278333
Vay và nợ dài hạn
4451179465
Chi phí trả trước dài hạn
112098432
Vốn cổ phần
1557598930
Phải trả dài hạn khác
74513
Quỹ dự phòng tài chính
19186355
TTN hoãn lại phải trả
5200111
LNST
224270978
Thặng dư vốn cổ phần
623039572
Trả cổ tức
997885025
Tổng nguồn
6335902540
Tổng sử dụng
4955264546
Nhận xét:
BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DUNG NGÂN QUỸ NĂM 2009-2010:
Từ số liệu BC Nguồn và Sử dụng Ngân Quỹ năm 2009-2010 ta thấy trong năm nay nguồn ngân quỹ của công ty chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động: Rút 75787970 nghìn đồng từ hoạt động đầu tư ngắn hạn trong năm 2009 về. Do công ty ngày càng có uy tín và chiếm thị phần lớn trên thị trường,quá trình tiêu thụ sản phẩm trong năm diễn ra thuận lợi nên giá trị HTK giảm,đã giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí là 45648043 nghìn đồng
Các khoản đầu tư cho TSCĐ hữu hình giảm giúp HAGL tiết kiệm một khoản trong việc đầu tư vào chi phí, bên cạnh đó các khoản khấu hao TSCĐ cũng đem lại nguồn cung lớn cho ngân quỹ
Khoản chi phí phải trả người bán tăng trong năm 2010 chứng tỏ HAGL đang chiếm dụng vốn của đối tác. Điều này góp phần làm tăng nguồn ngân quỹ trong năm 2010 lên 62083214 nghìn đồng
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả công nhân viên, Quỹ khen thưởng phúc lợi cũng giảm trong năm 2010 góp phần làm tăng nguồn ngân quỹ
Đồng thời trong năm 2010 HAGL tăng nguồn vốn lên một lượng lớn bằng cách tăng vay nợ dài hạn và đầu tư vốn cổ phần. Điều này giúp HAGL tăng thêm được nguồn sử dụng ngăn quỹ. Nhưng đây là nguồn tăng ngân quỹ mang tính rủi ro cao, đòi hỏi công ty phải có kế hoạch quản lí và sử dụng hiệu quả.
Ngoài ra các chi phí phải trả và trả trước cho người bán cũng tăng lên, góp phần tăng nguồn sử dụng ngân quỹ. Lượng vốn HAGL đem đi đầu tư vào các công ty liên kết cũng như đầu tư dài hạn khác tăng
BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DUNG NGÂN QUỸ NĂM 2010-2011:
Nguồn ngân quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
Trong năm nay HAGL đầu tư ít hơn vào các khoản chi phí xây dở dang, làm cho nguồn sử dụng ngân quỹ tăng lên 49820214. Trong năm 2011, Tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm 15762168 nghìn đồng so với năm 2010 góp phần làm tăng nguồn ngân quỹ lên với lượng tương ứng, đảm bảo khả năng dự trữ nguồn ngân quỹ.
Năm 2012 HAGL chiếm dụng thương mại của đối tác một khoản tương đối lớn là 168570201 nghìn đồng làm tăng nguồn sử dụng ngân quỹ. Nhưng bên cạnh đó, Tập đoàn cần có chính sách trả nợ phù hợp để giảm chi phí tín dụng thương mại. Trong năm này lượng tiền khách hàng trả tiền trước cũng tăng lên đáng kể góp phần làm tăng nguồn sử dụng
Các khoản Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả công nhân viên, Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng lên đẩy nguồn ngân quỹ lên cao. Trong năm này HAGL cũng sử dụng công cụ vay nợ dài hạn, vốn cổ phần, quỹ dự phòng tài chính để bổ sung cho nguồn ngân quỹ của tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế cũng đóng góp một lượng lớn vào nguồn ngân quỹ với giá trị 224270978 nghìn đồng
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ LẬP DỰ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Tình hình tăng trưởng
Chỉ tiêu
2010
2011
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1190480502
814157828
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2100896771
224.270.978
Tổng tài sản
12852640735
17166686840
Vốn chủ sở hữu
9026451711
9222123835
Tỷ lệ trả cổ tức của công ty
25%
;
Như vậy: Ta có thế thấy gtt < g*. Điều đó cho phép chúng ta kết luận rằng trạng thái tăng trưởng của công ty năm 2011 thuộc loại tăng trưởng chậm. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong năm 2011 do không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận sau thuế của cả năm 2011 của công ty Hoàng Anh Gia Lai chỉ đạt 224 tỷ đồng, giảm 89% so với năm trước đó. Ngoài ra doanh thu thuần của công ty tăng hơn 360% so với cùng kì năm 2010, đạt 318,5 tỷ đồng thông qua các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, lợi nhuận tài chính tụt giảm mạnh chỉ còn 14,5 tỷ đồng so với cùng năm trước là 551,6 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu do doanh thu tài chính giảm chỉ còn 238 tỷ đồng. Nhưng nhìn vào các hạng mục đầu tư của công ty HAGL ta có thể thấy khả năng sinh lời của công ty này vào những năm tới sẽ tăng. Nắm bắt được vấn đề này công ty đã có những động tác nhằm duy trì cũng như tiếp tục tạo khả năng sinh lời một cách bền vững. Cụ thể là công ty đã tăng các khoản nợ dài hạn, tăng các khoản nợ thuê nhà nước tăng các khoản mục đầu tư nhằm lấy lại đà tăng trưởng.
Năm 2011 do ảnh hưởng xấu của tình hình kinh tế thế giới, tình hình nợ công ở Châu Âu đã tác động tiêu cực đến tình hình tăng trưởng của các doanh nghiệp nói chung và Hoàng Anh Gia Lai nói riêng. Điều này khiến cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm từ 2100896771 năm 2010 xuống còn 224270978 .
Ngoài ra để làm rõ hơn, chúng ta có thể phân tích nguồn hình thành tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009-2011 như sau:
- Nguồn hình thành tài sản: Trong bảng cân đối kế toán ở phần nguồn hình thành tài sản ta thấy tổng cộng tài sản của doanh nghiệp liên tục tăng mạnh trong 3 năm 2009-2011. Nếu như tổng tài sản của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai năm 2010 so với năm 2009 tăng 51.53% thì năm 2011 so với 2009 tăng 102.39%, mưc tăng trưởng gần như là gấp đôi. Điều này cho chúng ta thấy rằng tập đoàn này đang mở rộng quy mô một cách nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần xem xét đến nguồn hình thành tài sản như sau:
+ Lượng tiền mặt mà công ty nắm giữ liên tục tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2011 cụ thể là năm 2009 là 1279566342 đến năm 2010 là 2634154476 tăng 105.86%. Tuy nhiên năm 2011 so với năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn 82,48 % chứng tỏ doanh nghiệp này đang cố gắng giảm tỉ lệ nắm giũ tiền mặt đồng thời dùng nó để tiến hành đầu tư.
+Nếu lượng hàng tồn kho năm 2009-2010 giảm từ 312704326 xuống còn 267056283 tương đương giảm (14.60%) thì năm 2010-2011 có sự tăng trưởng vượt bật từ 267056283 năm 2010 lên 536607248 năm 2011.Chứng tỏ doanh nghiệp này đang tăng cường đầu tư có thể là đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến hơn và cũng có thể là mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.lượng hàng tồn kho tăng chứng tỏ khả năng cung ứng một lượng hàng hóa lớn cho thị trường khi cần là hoàn toàn có thể
+ Các khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp liên tục giảm qua 3 năm 2009-2011 từ 157571210 năm 2009 xuống còn 81783240 năm 2011 tương đương giảm 48.1%.Trong khi đó các khoản đầu tư dài hạn của công ty liên tục tăng nhanh qua 3 năm.Nếu năm 2009 đạt 3665447602 thì năm 2011 đạt 7698258601 (năm 2010 đạt 4504839003) mức tăng trưởng này chiếm tỷ lệ 110.02% . Hiện giờ tỷ lệ tài sản mà Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào các công ty liên kết đang giảm mạnh từ 68500000 năm 2009 xuống còn 25500000 năm 2011 tỷ lệ giảm tương ứng là 62.77%, đồng thời tăng cường hệ thống công ty con.
Từ tất cả những điều mà chúng ta phân tích ở trên có thể chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang muốn giảm các khoản đầu tư ngắn hạn tăng cường các khoản đầu tư dài hạn nhằm mục đích sinh lợi nhuận trong lâu dài thực hiện mục tiêu tăng trưởng an toàn, lâu dài và bền vững.
- Nguồn hình thành nguồn vốn: Tình hình nguồn vốn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang liên tục tăng mạnh.Nếu năm 2009 là 8481999609,năm 2010 là 12852640735 tăng 51.53% thì năm 2011 là 17166686840 tăng 102.39% so với năm 2009.Để tìm hiểu về sự tăng lên của nguồn vốn ta cần đi phân tích tình hình của nguồn hình thành đồng thời giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng đó 1 cách bền vững.
+Tình hình nợ ngắn hạn của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang có xu hướng giảm trong 3 năm trở lai đây.Năm 2010 giảm 6,43% so với năm 2009 còn năm 2011 giảm tới 16,42 % so với năm 2009.Trong khi đó các khoản nợ dài hạn lại tăng mạnh.Nếu nợ dài hạn năm 2010 tăng 24.65% so với năm 2009 thì năm 2011 con số này lên đến 647,73 %.Tăng các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ dài hạn là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp áp dụng để tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.Tuy nhiên phương pháp này chứa đựng nhiều rủi ro lớn.
+Các khoản vay và nợ dài hạn đang có xu hướng tăng mạnh trong khi đó khoản phải trả dài hạn khác có xu hướng giảm cho thấy đây là khoản doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư cho dài hạn.chính vì vậy mà doanh nghiệp cần có những giải pháp nhằm quản lý và sử dụng các khoản vay nợ dài hạn 1 cách hợp lý.
+Phần lợi nhuận chưa phân phối của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang biến động.Nếu năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp tăng mức 235.87% thì năm 2011 cũng tăng nhưng chỉ còn ở mức 117.94 so với năm 2009.Và phần lợi nhuận này doanh nghiệp đã bổ sung vào quỹ dự phòng tài chính. Có lẽ đây là một chính sách phù hợp của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong khi doanh nghiệp này đã và đang mở rộng quy mô sản xuất cũng như tăng các khoản tài trợ dài hạn.
Như vậy, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã và đang có những chính sách hợp lý nhằm gia tăng nguồn vốn kinh doanh nhằm mục đích mở rộng cùng với tiến trình phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cần phải hạn chế các khoản nợ dài hạn,cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro kinh doanh
2. Kế hoạch đầu tư và kế hoạch tài trợ dài hạn
Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường niên của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ta có bảng tóm tắt kết quả hoạt động của công ty tích lũy đến cuối năm 2011 như sau:
Qua bảng số liệu thì lợi nhuận trước thuế cuối năm 2011của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đạt gần 313 tỷ đồng. Ngoài ra dựa vào tình hình tăng trưởng của công ty ở năm 2011 là ở mức tăng trưởng chậm, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm đáng kể do từ năm 2011 công ty mẹ không còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh mà chuyển xuống cho các công ty con. Từ những kết quả và thành tựu đạt được trong năm 2011, phương hướng hoạt động kinh doanh của tập đoàn có chiều hướng cũ nhưng mở rộng và phát triển hơn, cụ thể như:
Đầu tư bất động sản
Như chúng ta đã biết thì hiện nay thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, lãi suất cao và tình hình lạm phát gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên để linh họat với sự biến động của thị trường, công ty đã có kế hoạch phát triển bền vững, đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư tại công ty con, công ty liên kết, tinh gọn bộ máy để tiết kiệm chi phi, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả quản lý nhằm giảm chi phí quản lý trên một đơn vị doanh thu.
Từ những thế mạnh và có chiến lược kinh doanh đầu tư rõ ràng, trong năm 2012 doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng dự án bất động sản như sau:
Tiếp tục thực hiện xây dựng công trình Chung Cư Cao Cấp Giai Việt
Đang khởi công xây dựng dự án Sài Gòn Plaza 24 Lê Thánh Tôn và sẽ khai thác trong năm 2013
Thực hiện san lấp thi công công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư dự án Phước Kiến, thi công cầu và tiếp tục thực hiện công tác đền bù
Đầu tư dự án Thủy Điện
Hiên nay, Công ty đã được cấp giấy phép thực hiện 4 dự án thủy điện với tổng công suất là 48,3 MW. Vào tháng 2/2009, Công ty đã chính thức khởi công dự án thủy điện Iagrai 1 tại tỉnh Gia Lai với công suất 10,8 MW và sẽ phát điện vào Quý 2/2012. Tổng doanh thu hằng năm đạt được ước tính khoảng 70 tỷ/năm (với giả định giá điện 900VNĐ/KWH theo giá chưa điều chỉnh gia tăng). Và sau đây là một số dự án mà công ty sẽ thực hiện trong năm 2012: Dự án LAGRAI 1, công suất 10,8 MW. Dự án AYUNTRUNG, công suất 16,5 MW. Dự án LAGRAI 2, công suất 7,5 MW. Dự án PLEIKEO, công suất 13,5 MW
Đầu tư dự án Cao Su
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã trồng được khoảng 3000 ha trong giai đoạn 2008-2011. Trong giai đoạn năm 2011, công ty đã tiến hành trồng mới 1000 ha và chăm sóc 2000 ha đã trồng. Mục tiêu của năm 2012 là tiền hành trồng xong 1000 ha còn lại của 4000 ha cao su được cấp đất tại huyện Chuprong, Gia Lai. Bên cạnh đó năm 2013, Công ty sẽ có thu nhập lứa mủ cao su đầu tiên của 800 ha đã trồng năm 2008, Năm 2004, sẽ thu gối đầu tiếp theo của lứa cao su trồng năm 2009. Đến năm 2017, Công ty sẽ hoàn thành đưa vào thu hoạch toàn bộ 4000 ha cao su, mỗi năm bình quân dự kiến thu được 10.000 tấn mủ/4000 ha cao su quy khô để xuất khẩu, mang lại doanh số hàng năm khoảng 30 truệu USD, dựa trên mức giá dự kiến khoảng 3000 USD/tấn. Sau khi trừ chi phí chăm sóc khai thác và chế biên, mỗi năm công ty sẽ thu về lợi nhuận khoảng 23 triệu USD đến 25 triệu USD.
3. Dự toán thu-chi và kế hoạch ngân quỹ
Bốn mục tiêu chính của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 là:
Quản lý tài chính và dòng tiền hiệu quả
Thực hiện hóa lợi nhuận và các dự án bất động sản đang triển khai
Nâng cao năng lực quản lý bộ máy quản lý nhân sự.
Tiếp tục thực hiện đầu tư hiệu quả dự án cao su và thủy điện tạo lợi nhuận ổn định trong trung và dài hạn. Tập trung đầu tư vào dự án Phước Kiến để có có thế bán giai đoạn 1 vào quý 1 năm 2012
Quản lý tài chính và dòng tiền
Để chuẩn bị đối mặt với khó khăn do chính sách tiền tệ bị thắt chặt, Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai đã tranh thủ huy động hơn 200 tỷ trái phiếu chuyển đổi vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Ngoài ra, Công ty đã xin được hạn mức vạy của Ngân Hàng BIDV với tổng số tiền là 900 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi so với các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn huy động này sẽ giúp Tập Đoàn đảm bảo và yên tâm về nguồn vốn để đầu tư dự án Phước Kiến và các dự án khác trong điều kiện thị trường vốn khó khăn như giai đoạn hiện nay.
Những dự án tạo nên dòng tiền và nguồn thu chính của Công ty trong giai đoan 2012-2014
Dự án khu dân cư Phước Kiến đang trong giai đoạn hoàn thiện triển khai và sẽ bán trong 2012
Thu tiền theo tiến độ xây dựng của dự an Chung Cư Cao Cấp Giai Việt-Quận 8
Thu tiền theo tiến độ xây dựng của dự án Quốc Cường II (6B)-Nguyễn Tri Phương.
Lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án đất 13E Sài Gòn Xanh cho các cổ đông của Công ty
Dự án đát Trung Nghĩa và Marina- Đà Nẵng
Dự án Hồ Học Lãm- Quận Bình Tân, TPHCM
Dự án Mansion
Dự án Detesco
Dự an đất nền quốc lộ 50
Dự án thủy điện Iagrai
Thu hoạch mủ cao su của 800 ha năm 2013.
Quản lý danh mục đầu tư các dự án bất động sản
Để tạo nguồn tiền ổn định cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay :
Doanh nghiệp sẽ tập trung bán một số đất nền biệt thự nhà phố có tính thanh khoản cao, mở rộng tìm kiếm những quỹ đất đẹp
Tiếp tục thi công và bán một số dự án, bên cạnh đó nghiên cứu chiến lược, lựa chọn phương án bán hàng phù hợp, tạo nguồn thu cho Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Tiến hành hợp tác đầu tư với các đối tác chiến lược lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc triển khai các dự án trung cư, văn phòng, khách sạn, các khu nhà thấp tầng, khu thương mại cao cấp và trung cấp
Nâng cao năng lực quản lý, cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp
Xác định con người là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Doanh Nghiệp. Công ty sẽ tiến hành nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý cấp cao, duy trì đội ngũ nhân lực có trình độ, kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển công ty. Trong giai đoạn 2012-2014, Công ty sẽ tiến hành thực hiện cơ cấu lại bộ máy quản lý, đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, ứng dụng các phần mềm quản lý nhằm quản trị nguồn nhân lực có hiểu quả hơn.
4. Dự toán báo cáo tài chính
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Từ việc phân tích ngân sách, có chiến lược thu chi và kinh doanh hằng năm của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Theo sự nhận định của một số nhà kinh tế, họ cho rằng trong năm tới doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai sẽ tăng 40%, chúng ta giả định rằng các khoảng chi phi không thay đổi theo doanh thu thì ta có thể dự toán được kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai như sau (ĐVT: đồng):
Chỉ tiêu
năm 2011
năm 2012
Chênh lệch
DTT
814.157.828
1139820959
325.663.131
GVHB
692.515.928
969522299,2
277.006.371
Lợi nhuận gộp
121.641.900
170298660
48.656.760
DT từ HĐ tài chính
1.064.691.885
1490568639
425.876.754
CP lãi vay
681.021.895
681.021.895
0
CPBH
47.803.554
66924975,6
19.121.422
CPQLDN
90.849.284
127188997,6
36.339.714
LN từ HĐ kinh doanh
320.897.908
785.731.431
464.833.523
TN khác
7.600.904
7.600.904
0
CP khác
15.905.279
15.905.279
0
LNTT
312.593.083
777.427.056
464.833.973
Thuế TN hiện hành
82.559.937
194356764
111.796.827
LNST
224.270.978
583.070.292
358.799.314
EPS
1,25
Dự toán bản cân đối kế toán
Để đi cùng với sự biến động của thị trường năm 2012 công ty dự toán bảng cân đối kế toán như sau;
Các chỉ tiêu ngắn hạn thay đổi tỷ lệ với doanh thu, các chỉ tiêu dài hạn khác có sự thay đổi như sau:
Tài sản cố định ròng, công ty dự kiến đầu tư thêm máy móc khai thác các mỏ sắt trị giá 375 tỷ đồng
Nợ dài hạn: không vay thêm nợ dài hạn, chỉ trả nợ gốc đến hạn trả của năm 2010 và 2011
Trả cổ tức 75% lợi nhuận sau thuế
Các chỉ tiêu còn lại bằng năm 2011.
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY HOÀNG ANH GIA LAI (TỪ NĂM 2007- 2 THÁNG ĐẦU NĂM 2012)
Ngày 15/12/2008, SGDCK Tp.HCM đã có quyết định Chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với khối lương cổ phiếu niêm yết 179.814.501 cổ phiếu tương đương 1.798.145.010.000 đồng vốn điều lệ.
I. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA HAG (2009-2012)
Tình hình cổ phiếu của HAG năm 2009:
Biểu đồ chứng khoán của HAG trong năm 2009 (Nguồn: www.cafef.vn)
Bảng tình hình cổ phiếu năm 2009
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
1
60.5
13740
7
73
408550
2
52
13640
8
96.5
988640
3
54
102210
9
126
1161170
4
58
191850
10
119
591940
5
61.5
1157910
11
67.5
475780
6
68
972880
12
78
1098480
(Mức giá tính trung bình của tháng) (Nguồn: cafef.vn)
Năm 2009 đã để lại những dấu ấn quan trọng trong lịch sử 9 năm phát triển của TTCK. Những kỷ lục mới, cột mốc quan trọng đã lần lượt được thiết lập: phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm. Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT) đã lấy lại được niềm tin khi TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008. Đây là một bước tiến dài của TTCK trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009. Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu.
Trong năm 2009 tình hình giá cổ phiếu của HAGL cũng có nhiều biến động, giá cổ phiếu tăng nhẹ từ tháng 2 đến tháng 4 và bắt đầu tăng mạnh vào tháng 5. Tình hình cổ phiếu của HAGL bắt đầu khởi sắc từ tháng 5, với giá 61.5 nghìn đồng/cổ phiếu, trong khi đó lượng bán ra đạt mức 1157910 CP, chiếm một lượng lớn trong số lượng CP bán ra trong năm. Đến tháng 9, mức giá leo lên đỉnh điểm với mức giá 126 nghìn đồng, phát hành một lượng lớn cổ phiếu là 1161170 CP. Sau đó giá CP bắt đầu giảm xuống kéo theo lượng CP phát hành cũng giảm theo và giảm xuống đạt ngưỡng 67.5 nghìn đồng với lượng phát hành 475780 CP vào tháng 11, bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm. Vì những lý do sau đã khiến giá chứng khoán HAG khởi sắc và tăng trưởng trong thời gian qua:
Năm 2009 Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 1.450 tỷ đồng dưới hình thức phát hành riêng lẻ. Số tiền thu từ đợt phát hành này sẽ được sử dụng cho các dự án như sau: dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Kinh Tẻ, dự án căn hộ Hoàng Anh Incomex, dự án Phú Hoàng Anh Giai đoạn 2, dự án trồng cây cao su, dự án thủy điện, và bổ sung vốn lưu động
Trong Quý 3 năm 2009, Hoàng Anh Gia Lai đạt mức lợi nhuận trước thuế 490 tỷ đồng. Tính lũy kế từ đầu năm thì lợi nhuận trước thuế của 9 tháng đạt 1.261 tỷ đồng, bằng 109,6% mức kế hoạch ban đầu của năm 2009 là 1.150 tỷ đồng. Điều này đã góp phần đẩy giá cổ phiếu của HAGL tăng mạnh vào tháng 9/2009.Trong 6 tháng đầu năm 2009 lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm khoảng 762 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận trước thuế trong tháng 6 khoảng 150 tỷ đồng. trong giai đoạn này công ty tập trung ổn định và phát triển tập trung đề ra định hướng 4 ngành chủ lực để đầu tư lâu dài và bền vững.
Năm 2009 HAGL xây dựng dự án New Saigon ở Q.7, toàn bộ 1.100 căn hộ của dự án này đã được bán hết, lợi nhuận thu được lên đến 1.100 tỉ, chỉ cần chờ đến năm 2009 hoàn thành, giao nhà cho khách hàng và quyết toán.), lợi nhuận khoảng 1.200 tỉ đồng và lợi nhuận 300 tỉ đồng từ các dự án thủy điện... Đặc biệt hiện HAGL đang đầu tư trồng 20.000 ha cao su tại Gia Lai và Lào, từ năm 2012 bắt đầu cho lợi nhuận khoảng 1.000 tỉ đồng/năm. Các dự án trong năm nay đã góp phần đẩy giá cổ phiếu của HAGL lên cao
Tình hình cổ phiếu của HAG năm 2010:
Biểu đồ chứng khoán của HAG trong năm 2010
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
Tháng
Giá CP ( nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
1
78
457350
7
81.5
312000
2
79
669550
8
75.5
1090450
3
81
855440
9
73
496330
4
84.5
515260
10
79
294930
5
77.5
300450
11
76.5
591860
6
79.5
110360
12
81
795680
(Mức giá tính trung bình của tháng) (Nguồn: cafef.vn)
Nếu như năm 2009, tình hình cổ phiếu của HAG tương đối ổn định thì trong năm 2010 là một năm đầy biến động đối với chứng khoán của HAGL khi giá CP liên tục tăng giảm
Bắt đầu sang đầu năm HAG vẫn giữu được giá từ cuối năm 2009 là 78 nghìn đồng/ CP tuy lượng phát hành có sự sụt giảm lớn, gần một nữa. Sau đó tăng đều trong tháng 2,3 với một lượng phát hành tỉ lệ. Đến tháng 3 giá một CP là 81 nghìn đồng, thì sang tháng 4 giá tăng lên 84.5 nghìn đồng/CP và đạt mức cao nhất trong năm, nhưng lượng phát hành lại sụt giảm đáng kể so với tháng 3. Nhưng sau đó giá CP lại có sự sụt giảm giá mạnh vào tháng kế tiếp với giá phát hành 77.5 nghìn đồng/ CP và lượng phát hành cũng giảm xuống còn 300450 CP. Trong hai tháng 6,7 giá phát hành tiếp tục tăng và đạt mức giá cao vào tháng 7 với mức giá phát hành là 81.5 nghìn đồng/ CP. Nhưng trong hai tháng này lượng CP phát hành rất thấp 312000 CP vào tháng 7 và tháng 6 là 110360 CP. Đây là lượng CP phát hành thấp nhất trong năm 2010. Lặp lại quy luật của tháng 4 và tháng 5, đến tháng 8 giá CP lại sụt giảm mạnh so với tháng 7, nhưng lượng phát hành CP lại chiếm nhiều nhất trong năm với số lượng phát hành 1090450 CP. Từ tháng 8 đến tháng 12, giá phát hành CP liên tục tăng giảm làm cho đường tăng trưởng tạo thành một đường gấp khúc. Và giá chốt vào cuối năm là 81 nghìn đồng/ CP. Lượng phát hành có xu hướng giảm, nhưng đến cuối năm có thì bắt đầu tăng lên với lượng phát hành tương đối lớn 795680 CP.
Việc giá cổ phiếu biến động liên tục trong năm 2010 nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh doanh của HAGL cũng có nhiều biến động: Năm 2010 sẽ là dự án Phú Hoàng Anh với 4.000 căn hộ (đã khởi công), lợi nhuận khoảng 1.200 tỉ đồng và lợi nhuận 300 tỉ đồng từ các dự án thủy điện... Đặc biệt hiện HAGL đang đầu tư trồng 20.000 ha cao su tại Gia Lai và Lào, từ năm 2012 bắt đầu cho lợi nhuận khoảng 1.000 tỉ đồng/năm.. Cũng trong năm 2010 HAGL khởi công 3 dự án bất động sản tương đương với 1.500-2.000 căn hộ. Trong đó có dự án văn phòng cho thuê Kinh Tẻ gồm hai tòa tháp cao 40 tầng với 120.000 m2 sàn và 2.000 chỗ đậu xe hơi, dự án căn hộ Phú Hoàng Anh giai đoạn 2 và dự án căn hộ Hoàng Anh Incomex; đầu tư thiết bị tuyển quặng để khai thác các mỏ sắt đã được cấp tại Campuchia và Lào (trữ lượng khoảng 20 triệu tấn); đẩy mạnh xây dựng dự án thủy điện Bá Thước ở Thanh Hóa (công suất 140MW), khởi công dự án Nậm Kông ở Lào (công suất 100MW), Đăk Srông 3B ở Gia Lai (19,5MW) và Ngọc Tem ở Kontum (18MW). Các dự án này đem lạ nguồn thu khá lớn cho HAGL và tạo thêm uy tín cho HAGL trên thị trường Chứng khoán.
Để bổ sung vốn lưu động, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) do ông Đoàn Nguyên Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, bán toàn bộ 512.290 cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Giá bán được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch. Cổ phiếu HAG lên xuống trong biên độ hẹp trong tháng 9, giá đóng cửa sáng 30/9 là 73.000 đồng, sau khi tăng nhẹ 500 đồng. HAG có vốn điều lệ 2.925,2 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán nhiều phiên đi xuống khiến hàng loạt công ty niêm yết thời gian qua dùng thặng dư vốn và lợi nhuận chưa phân phối tung ra mua cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, hơn là bán cổ phiếu quỹ để có vốn kinh doanh. Giữa cuối năm 2010, thị trường cũng xôn xao khi Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) công bố kế hoạch niêm yết 19 triệu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán London. Điều này đã đẩy giá CP của HAGL lên 81.5 nghìn đồng/CP, và đạt lượng phát hành cao nhất trong năm.
Tình hình cổ phiếu của HAG năm 2011:
Biểu đồ chứng khoán của HAG trong năm 2011
Kết thúc năm 2010 trong trạng thái khá căng cứng khi qua năm 2010 đầy biến động, các nhà phân tích đưa ra nhận định TTCK sẽ tăng khoảng 50-60% và đạt mốc 800 điểm. Tuy nhiên trong cả năm 2011, thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng ảm đạm. Chỉ số Vn-Index cũng như các mã CP trên thị trường liên tục thiết lập mức đáy mới. Số lượng CP ở dưới mệnh giá tăng như một xu thế tất yếu.
Chỉ số VN-Index mở đầu năm 2011 ở mức 484,7 điểm và chỉ có dấu hiệu đi lên trong 2 tháng đầu năm với mức đỉnh là 522,5 điểm ngày 09/02. Sau đó là chuỗi ngày giảm điểm liên tục và dốc đứng, thậm chí từ ngày 12/05 đến 25/05 là 10 phiên giảm liên tục làm bốc hơi gần 100 điểm (từ 482,1 điểm còn 386,4 điểm), sau đó tăng lên lại lại thành đồ thị hình nến ngược trong tháng 5. Trong giai đoạn từ 25/08 đến 14/09 là xu hướng ngược lại tháng 5 với 13 phiên tăng điểm liên tiếp từ 401,7 điểm lên 469,4 điểm. Đó được coi là điểm sáng duy nhất trong năm 2011, sau đó là chuỗi giảm thẳng để lập mức đáy mới là 347,8 điểm. Kết thúc giao dịch năm 2011, VN-Index chốt ở mức 351,6, giảm 133,1 điểm tương ứng 27,5 % so với đầu năm.
Cùng xu hướng của chỉ số VN-Index, CP HAG đã có một năm kỷ lục rớt giá khi liên tục lao dốc. Ta có bảng thống kê như sau:
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/CP)
Khối lượng (CP)
1
56
704010
7
34,5
35,9270050
2
48
227400
8
34,5
378840
3
45,3
300790
9
32,3
572750
4
42,1
394530
10
29,5
364880
5
35
595670
11
22,3
299820
6
39,6
353390
12
19,5
1250900
(Mức giá tính trung bình của tháng) (Nguồn: cafef.vn)
Trong những phiên giao dịch của đầu năm 2011, HAG tạo mức đỉnh cho mình trong năm 2011 ngay phiên đầu tiên với giá 56.000đ/CP, sau đó giảm mạnh liên tục từ đầu năm cho đến tháng 5, từ mức 56.000đ/CP xuống còn 35.000đ/CP. Đến tháng 6 năm 2011, giá CP HAG tăng nhẹ lên mức 39.600đ/CP rồi sau đó lao dốc cho đến cuối năm. Kỉ lục đáy từ khi phát hành, CP HAG chỉ còn 19.500đ/CP. Kết thúc năm 2011 đen tối, CP HAG chốt ở giá 19.500đ/CP, giảm 36.500đ/CP (tương ứng 65,2 % so với đầu năm).
Nguyên nhân sự biến động giá CP HAG trong năm 2011
Lạm phát tăng cao là nguyên nhân chính tác động xấu đến thị trường chứng khoán năm 2011, khiến giá trị của hai chỉ số chính và các cổ phiếu lao dốc không phanh. Mức tăng của chỉ số CPI mạnh nhất là vào tháng 4/2011 với mức tăng 3,32%, đẩy CPI cả năm 2011 tăng 18,58%. Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11 tối đa là 16%. Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với doanh nghiệp. Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó sẽ hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao.
Cuối năm 2011, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm,cổ phiếu HAG cũng giảm mạnh như các cổ phiếu khác theo thị trường làm cho tâm lý nhà đầu tư không còn muốn nắm giữ cổ phiếu nữa. Đồng thời giá cổ phiếu liên tục giảm, các nhà đầu tư khác chờ HAG xác lập đáy mới mua vào, điều này giải thích cho lượng CP giao dịch tăng vọt vào cuối năm 2011. Tâm lý bán để thoát khỏi thị trường của nhà đầu tự cộng với việc lượng vốn đổ vào thị trường ngày càng giảm sút dẫn đến cổ phiếu giảm giá hàng loạt không chỉ riêng cổ phiếu HAG.
Giá vàng tăng cao, tăng liên tục, và có nhiều diễn biến thất thường; năm 2011, vàng là một đề tài nóng và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn thị trường chứng khoán. Vàng tăng nóng cũng đã hút vào đây một lượng tiền không nhỏ nên thị trường vàng đã hút một phần lớn vốn từ thị trường chứng khoán
Tình hình cổ phiếu của HAG 2 tháng đầu năm 2012:
Biểu đồ chứng khoán của HAG trong 2 tháng đầu năm 2012
Tháng
Giá CP (nghìn đồng/ CP)
Khối lượng (CP)
1
21,7
1319740
2
29
1191720
(Mức giá tính trung bình của tháng) (Nguồn: cafef.vn)
Qua biểu đồ chứng khoán trong 2 tháng đầu năm 2012, tình hình chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc hơn so với năm 2011. Tuy chưa có nhiều biến động nhưng giá cổ phiếu đã tăng nhẹ qua các phiên giao dịch đầu năm. Cuối tháng 1/2012, giá cổ phiếu là 21.700đ/CP, tăng 2.200đ/CP so với cuối năm 2011, cuối tháng 2/2012, giá cổ phiếu lên mức 29.000đ/CP. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thị trường phục hồi trong những phiên giao dịch tiếp theo.
II. Định giá CP HAG trong năm 2012
Có nhiều phương pháp từ đơn giản đến phức tạp để định giá CP của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin đưa ra định giá CP HAG bằng phương pháp P/E bình quân.Trong đó, P (Price) là giá cổ phiếu, EPS (Earnings per Share) là lãi cơ bản trên cổ phiếu và P/E là hệ số giá/thu nhập của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Về lý thuyết, có thể áp dụng P/E bình quân toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoặc lựa chọn một doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu cần định giá. P/E bình quân ngành có thể được tính theo công thức sau:
Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thể dùng để định giá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch.
Để định giá CP HAG bằng phương pháp P/E bình quân, nhóm chọn ra thông số cơ bản của 5 công ty cùng ngành tương ứng là:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (MSN)
Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Việt Nam (VNI)
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (PSG)
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS)
Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Dầu khí-IDICO (PXL)
(Giá trị tính đến ngày 16/03/2012)
HAG
MSN
VNI
PSG
SJS
PXL
Giá hiện tại (1000Đ)
28.3
113
4.6
3.6
29.7
4.8
KLCP lưu hành hiện tại
467,280,590
515,272,269
10,337,276
35,000,000
99,041,940
82,500,412
Giá trị vốn hóa (tỷ đồng)
13,224.04
58,225.77
47.55
126.00
2,941.55
396.00
EPS (1000Đ)
2.48
3.78
0.01
0.2
1.5
0.3
P/E
11.97
19.5
22.3
15.6
19.6
15.4
P/E trung bình
17.4
Nguồn: cafef.vn
Giá cổ phiếu của HAG năm 2012 = P/E Trung bình * EPS dự toán năm 2012 = 21.7500 (Đ/CP)
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã thực hiện phân tích tình hình tài chính của Công ty Hoàng Anh Gia Lai và nhận thấy nhiều điểm mạnh cũng như điểm yếu của Công ty về mặt tài chính. Những điều kiện này cùng với những biến động của nền kinh tế chung đã làm cho tình hình cổ phiếu của công ty có nhiều biến động, mà rõ nét nhất là giá cổ phiếu vẫn đang ở mức thấp.
Bên cạnh nhiều thành công gặt hái được trong những năm vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai chắc chắn sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong tương lai. Nhưng với tiềm lực tài chính vững mạnh của mình, Hoàng Anh Gia Lai sẽ theo đuổi đến cùng các mục tiêu để đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, nhóm chúng em khó tránh khỏi sai sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hag_hoan_chinh1_4539.doc