Đối với nước thải sản xuất: Kết quả quan trắc nước thải sản xuất của khu vực thực hiện Dự án cho thấy: Nước thải sản xuất sau xử lý trước khi thải ra môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để. Vẫn còn 01/22 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên hàm lượng vượt QCVN cho phép là không đáng kể (cụ thể: hàm lượng Mn vượt QCCP 1,6 lần). Do nguồn nước thải tại mỏ Than Na Dương của Công ty là nước thải từ các moong khai thác. Loại nước thải này được dự báo ô nhiễm với các chỉ tiêu đặc trưng như pH thấp, hàm lượng Fe, Mn cao. Hiện tại mỏ đang thực hiện xử lý loại nước thải này theo công nghệ sử dụng trung hòa nước thải với sữa vôi, lắng cặn bằng hệ thống hồ lắng như quy trình xử lý nước thải sản xuất đã đề cập trong Báo cáo. Tuy nhiên trong quá trình xử lý nước thải vẫn còn thông số Mn vượt QCCP như trên. Công ty sẽ chú trọng hơn trong quá trình xử lý nước thải (đúng quy trình kỹ thuật của hệ thống) để nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quan trắc môi trường Quý IV của mỏ than Na Dương Xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đưa vào hệ thống xử lý nước thải từ moong của mỏ để xử lý.
+ Khu vực văn phòng….
Trong khu vực này về cơ bản đã được bê tông hóa nên nước mưa chảy tràn khu vực này là tương đối sạch tuy nhiên, trong trường hợp của dự án thì nước mưa có thể nước sẽ cuốn theo đất cát, rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước tiếp nhận và bị ô nhiễm bởi chất thải từ hoạt động vận tải gây ra, do vậy dự án cần phải có một số biện pháp để thu gom, tách nước mưa ra riêng, đồng thời cho qua hệ thống lắng cát và chất lơ lửng trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
2.5.2. Đối với khí thải
2.5.2.1. Nguồn gây tác động do khí thải
- Nguồn phát sinh bụi:
+ Công tác khoan.
+ Công tác nổ mìn.
+ Công tác xúc bốc đất đá, bốc xúc than.
+ Công tác vận chuyển than, vận chuyển đất đá.
+ Công tác chế biến than.
- Nguồn phát sinh khí thải:
+ Hoạt động của máy móc thiết bị tại công trường như máy xúc, máy gạt
+ Hoạt động của xe ôtô vận chuyển đất đá, vận chuyển than.
+ Hoạt động nổ mìn
2.5.2.2. Biện pháp xử lý đối với khí thải
♦ Biện pháp xử lý bụi
+ Để giảm thiểu bụi trong hoạt động khai thác các biện pháp được áp dụng như sau:
- Trồng và chăm sóc cây xanh tại các khu vực giáp ranh moong khai thác dọc biên giới các phía Nam và Đông và Tây, các dải cây này sẽ tăng khả năng sa lắng bụi tại khu vực moong khai thác, đồng thời giảm khă năng lan truyền bụi, các chất ô nhiễm ra ngoài khu vực khai thác.
- Công ty sử dụng máy khoan xoay CBb-2M, d=160mm, là lạo máy khoan có trục khoan quay tròn kéo theo mũi khoan quy theo hình xoắn ruột gà, theo hình trôn ốc và đi sâu vào lòng đất, khoan đưa đất lên bằng các cánh xoắn của cần khoan theo dạng xoắn ruột gà. Vì vậy, với việc áp dụng giải pháp khoan này vừa phù hợp với điều kiện địa chất, kỹ thuật của mỏ vừa giảm thiểu tác động xấu do phát sinh bụi như các loại khoan khác.
- Sử dụng máy xúc có dung tích gầu lớn để bốc xúc đất đá, bốc xúc than. Đồng thời trong quá trình bốc xúc giảm khoảng cách đổ từ gầu tới thùng xe. Công ty sẽ áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, kết hợp với thuốc nổ có ít tác động tiêu cực tới môi trường như: Anfo, nhũ tương nên sẽ hạn chế được lượng bụi và khí độc hại thải vào môi trường. Hạn chế nổ mìn trong suốt khoảng thời gian có gió lớn vì khi đó cột bụi sau nổ sẽ gây nên phạm vi ảnh hưởng rộng theo hướng gió ra khu vực xung quanh. Hạn chế nổ mìn trong những ngày nhiều mây, vì mây bao phủ có thể gây ra các sóng áp lực tác động ngược trở lại đất từ khu vực nổ mìn (phương pháp có hiệu quả giảm bụi 45%).
+ Giảm thiểu bụi tại khu vực chế biến: Các hoạt động phát sinh bụi tại khu vực chế biến gồm: Hoạt động vận chuyển, xúc tải, dỡ tải, xúc than lên phễu cấp than lên sàng tĩnh 200 mm. Dựa vào đặc điểm hoạt động và thiết kế của khu vực xưởng sàng công ty sử dụng các biện pháp giảm thiểu bụi như sau:
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực chế biến để ngăn bụi phát tán từ khu vực chế biến ra xung quanh và cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu vực.
- Phun nước thường xuyên dọc hệ thống đường trong khu vực chế biến. Lượng nước sử dụng để tưới đường dập bụi tại khu vực chế biến là: Mùa nắng trung bình 2 lần/ca, mỗi ngày hoạt động 2 ca, lượng nước sử dụng 13,584 m3/ngày. Nguồn nước tưới được lấy từ nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải của mỏ.
- Lắp đặt hệ thống lọc bụi túi vải để thu bụi cho toàn bộ phễu cấp liệu trên băng tải. Hiện nay mỏ đã lắp đặt 01 hệ thống lọc bụi bằng túi vải để thu bụi tại xưởng sàng với 3 phễu cấp liệu, khi dự án đạt công suất thiết kế xưởng sàng được xây dựng lại tại khu vực khác có 6 phễu cấp liệu. Mỏ sẽ tận dụng lại hệ thống lọc bụi hiện có đồng thời lắp đặt thêm 1 hệ thống lọc bụi mới có công suất tương tự.
+ Giảm thiểu bụi do hoạt động giao thông vận tải: Hoạt động vận chuyển chuyển của dự án gồm vận chuyện đất đá từ moong khai thác ra bãi thải và vận chuyển than từ moong khai thác về xưởng chế biến. Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động này, chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:
- Tưới nước dập bụi trên các tuyến đường vận chuyển than và vận chuyển đất đá trong những ngày nắng. Nguồn nước tưới được lấy từ nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải của mỏ.
- Quy định bốc xúc lên xe gọn gàng, không chất quá tải trọng của xe.
♦ Biện pháp xử lý khí thải
Các hoạt động phát thải khí thải tác động xấu tới môi trường gồm hoạt động nổ mìn, phát thải khí từ các hoạt động xe cơ giới. Các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu tác động xấu như sau:
- Công ty sẽ áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, kết hợp với thuốc nổ có ít tác động tiêu cực tới môi trường như Anfo, nhũ tương nên sẽ hạn chế được lượng bụi và khí thải độc hại thải vào môi trường.
- Sử dụng xe vẫn còn nên hạn sử dụng tức là được đăng kiểm theo TCVN. Các phương tiện giao thông thì tăng sử dụng loại nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển và máy móc thiết bị để đảm bảo chúng luôn làm việc ở điều kiện tốt nhất.
- Điều độ sản xuất phù hợp không để tình trạng tập trung quá đông xe hoạt động cùng một thời điểm trong khu vực không gian nhỏ hẹp.
2.5.3. Đối với chất thải rắn
2.5.3.1. Chất thải rắn thông thường
a. Nguồn phát sinh
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Trong giai đoạn này ước tính phát sinh khoảng 60% lượng phát thải của nhân viên toàn mỏ. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO lượng rác thải sinh hoạt mỗi người thải ra một ngày là 0,4kg, lượng cán bộ công nhân viên của mỏ là 863 người. Vậy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày là 863 x 0,4 x 60% = 207,12 kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày tập chung chủ yếu tại khu vực nhà văn phòng, văn phòng phân xưởng chế biến, cơ khí, khai thác.
+ Chất thải rắn sản xuất: Phát sinh trong quá trình hoạt động của mỏ gồm các dạng đất từ quá trình bóc đất đá, đá thải từ quá trình chế biến
b. Biện pháp xử lý
+ Chất thải rắn sinh hoạt:
- Bố trí 20 thùng rác loại 100 lít đặt tại các khu vực hợp lý của các bộ phận làm việc.
- Tái sử dụng các chất thải có khả năng tái chế như giấy, bìa catton, vỏ chai, lon đồ hộp, …nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải
- Tổ chức thu gom định kỳ và hằng ngày theo từng loại chất thải để đổ thải ra bãi thải sau đó chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Chất thải rắn sản xuất:
- Hạn chế nước mưa chảy tràn qua mặt bãi thải và sườn dốc bãi thải bằng giải pháp thiết kế và thực hiện đổ thải như sau: Mặt bãi thải có độ dốc 2 - 3% hướng vào phía trong, phía ngoài mép bãi thải có đê chắn cao 0,8 - 1,2m, nhằm đảm bảo ăn toàn cho ôtô dỡ tải đồng thời không cho nước mưa từ mặt bãi thải tràn xuống sườn bãi thải.
- Phía dưới chân bãi thải xây dựng để ngăn đất đá thải trôi xuống hạ lưu. Các thông số thiết kế: Bề rộng mặt đê 5m, đáy mương thoát nước chân bãi thải 10m. Thường xuyên tiến hành dọn đất đá trôi lấp phía thượng lưu đê chắn, nhất là sau những đợt mưa lũ.
- Do mỏ tiến hành đổ thải cao tại các bãi thải Toòng Gianh và Khòn Chè vì vậy giải pháp thiết kế và tiến hành đổ thải theo phương pháp phân tầng 20 - 30m nhằm tăng cường hệ số ổn định và giảm nguy cơ lún sụt hay sạt lở bãi thải.
2.5.3.2. Chất thải rắn nguy hại
a. Nguồn phát sinh
Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị của mỏ. Chúng bao gồm: dầu nhớt thải, ắc quy hỏng, má phanh ôtô, giẻ lau dính dầu mỡ… Do mỏ có phân xưởng sửa chữa cơ khí tập trung nên nguồn thải này tương đối dễ kiểm soát.
b. Biện pháp xử lý
+ Quản lý tại nguồn:
- Tất cả chất thải nguy hại phát sinh tại mỏ sẽ được thu gom, phân loại và lưu giữ theo đúng quy định tại quyết định 23/2006/QĐ - BTNMT và thông tư 12/2006/TT - BTNMT.
- Chất thải nguy hại được lưu giữ tại kho sửa chữa cơ khí của mỏ.
- Tiến hành thống kê khối lượng từng loại chất thải nuy hại phát sinh.
- Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Lạng Sơn.
+ Xử lý chất thải nguy hại: Tất cả các chất thải nguy hại phát sinh sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2.5.4. Đối với tiếng ồn, độ rung
2.5.4.1. Đánh giá tác động của tiếng ồn, độ rung;
Tiếng ồn của dụ án phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến, khoan nổ mìn, hoạt động từ kho cơ khí, từ các hoạt động giao thông vận tải… Tác động do các nguồn này gây ra là không nhiều, ảnh hưởng không đáng kể đến công nhân lao động.
2.5.4.1. Biện pháp xử lý đối với tiếng ồn, độ rung;
Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của Dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.Vì vậy cơ sở tiến hành cung cấp đầy đủ cho công nhân đồ bảo hộ lao động bao gồm khẩu trang, nút bịt,... để hạn chế những tác động trên. Giảm ca làm việc cho công nhân ở những nơi có tiếng ồn lớn. Ngoài ra Công ty còn thường xuyên bảo trì máy móc, trang thiết bị để hạn chế tiếng ồn và độ rung. Chỉ tiến hành nổ mìn khi được sự cho phép của chính quyền địa phương, không thực hiện nổ mìn vào khoảng thời gian buổi trưa và sáng sớm.
III. KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Các nội dung cần giám sát thực hiện
Để thực hiện nội dung giám sát môi trường khu vực quản lý dự án Công ty TNHH MTV than Na Dương đã phối hợp cùng Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn lên kế hoạch quan trắc và lấy mẫu hiện trường tại Cơ sở.
- Địa điểm lấy mẫu: Mỏ than Na Dương - Công ty TNHH MTV than Na Dương.
- Địa chỉ: Thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
- Ngày lấy mẫu: 19 - 11 - 2013
- Loại mẫu: Môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.
- Tình hình hoạt động: Dự án đang trong giai đoạn hoạt động bình thường.
- Đặc điểm thời tiết: Trời nắng, gió nhẹ.
Sau khi nghiên cứu hiện trường khu vực làm việc, nơi tập trung nhiều công nhân, máy móc thi công và các phương tiện vận tải qua lại. Đơn vị tư vấn đã lựa chọn các vị trí nhạy cảm để đánh giá được chất lượng môi trường trong khu vực thực hiện dự án.
Hạng mục quan trắc bao gồm:
3.1.1. Quan trắc môi trường không khí.
+ Chỉ tiêu phân tích: Bụi lơ lửng, tiếng ồn, độ rung, CO, NO2, SO2 các yếu tố tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, tốc độ gió...).
+ Vị trí quan trắc: 13 vị trí
+ Phương pháp lấy mẫu: SO2: TCVN 5971-1995, CO: TCVN 5972-1995, NO2: TCVN 6137-2009
+ Phương pháp phân tích: được thực hiện theo quy định của TCVN 5508-2009, TCVN 7878-1-2008, TCVN 7878-2-2010, TCVN 5067-1995, TCVN 5971-1995, TCVN 6137-2009, TCVN 5972-1995.
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế, áp dụng cho các cơ sở có sử dụng lao động.
3.1.2. Quan trắc môi trường nước.
+ Chỉ tiêu phân tích: Màu sắc, mùi vị, độ đục, pH, DO, TDS, BOD, COD, NH4+, NO3-, Cl-, Fe, As, Cd, Hg, H2S, chất hoạt động bề mặt, tổng dầu mỡ, Coliform, E.coli, chất rắn hòa tan, Pb, Phenol (tổng số), Fecal coliform.
+ Vị trí quan trắc: 09 mẫu nước gồm 02 mẫu nước thải sinh hoạt; 02 mẫu nước thải sản xuất; 04 mẫu nước mặt; 01 mẫu nước ngầm.
+ Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu nước mặt TCVN 6663-2008, lấy mẫu nước thải TCVN 5999 -1995, lấy mẫu nước ngầm TCVN 6663 - 11- 2011.
+ Phương pháp phân tích: TCVN 6185-2008, TCVN 6184-2008, TCVN 6492-2011, TCVN 5499-1995, TCVN 6001-2008, TCVN 6491-1999, TCVN 6053-1995, TCVN 5988-1995, TCVN 6180-1996, TCVN 6194-1996, TCVN 8246-2009, TCVN 7877-2008, TCVN 6626-2000, TCVN 6177-1996, TCVN 4567-1988, TCVN 6622-2009, TCVN 6187-2009, TCVN 6187 - 1 - 2009, EPA Method 1664, TCVN 7874 - 2008.
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40/2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3.1.3. Quan trắc môi trường đất.
+ Chỉ tiêu phân tích: pHH2O, Tổng P, Fe, Mangan (Mn), Chì (Pb), Cadimi (Cd), Asen (As).
+ Vị trí quan trắc: 02 vị trí.
+ Phương pháp lấy mẫu: Tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4046-1985; TCVN 5297:1995, TCVN 7538-2:2005
+ Phương pháp phân tích: TCVN 5979-2007, TCVN 6499-1999, TCVN 6498:1999, TCVN 8660-2011, TCVN 8246- 2009, TCVN 8246- 2009, TCVN 8246 - 2009, TCVN 8246- 2009, TCVN 8467-2010.
+ Tiêu chuẩn đánh giá:
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
3.2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại đơn vị
Để nghiên cứu hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án, nhóm khảo sát đã tiến hành thu thập và phân tích mẫu. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo đúng quy định hiện hành. Các chỉ tiêu được phân tích trong phòng thí nghiệm. Các bước phân tích tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành.
3.2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí
3.2.1.1. Môi trường không khí khu vực xung quanh
a. Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí khu vực xung quanh
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực xung quanh dự án, dựa vào địa hình thực tế, hướng gió chính trong ngày quan trắc, vị trí điểm quan trắc được lựa chọn như Bảng 5 sau đây:
Bảng 5: Các vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
KK01
Tại khu vực trước cửa văn phòng Công ty
2400.103
470.847
2
KK02
Khu vực dân cư cách khai trường 200m về phía Nam khai trường.
2400.056
471.971
3
KK03
Tại khu vực dân cư cách khu mỏ 300m về phía Bắc.
2401.703
470.733
4
KK04
Tại khu vực dân cư cách khu mỏ 300m về phía Tây.
2401.180
470.327
5
KK05
Tại khu vực dân cư cách khu mỏ 300m về phía Đông.
2400.590
472.820
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Mẫu không khí được quan trắc, đo đạc vào ngày 19/11/2013.
- Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí xung quanh được thể hiện qua Bảng 6 sau đây:
Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả phân tích
QCVN 05:2009
/BTNMT
(Trung bình 1h)
KK01
KK02
KK03
KK04
KK05
1
Nhiệt độ
0C
21,2
21,2
21,4
23,0
21,6
-
2
Độ ẩm
%
61,5
62,7
57,8
56,2
50,7
-
3
Tốc độ gió
m/s
1,9
1,5
1,4
0,1
1,5
-
4
Bụi lơ lửng
µg/m3
16
17
21
12
20
300
5
Tiếng ồn
dBA
54,5
43,4
52,9
49,2
57,9
QCVN 26:2009
/BTNMT: 70*
6
NO2
µg/m3
69,61
73,37
63,96
67,73
65,84
200
7
SO2
µg/m3
130,87
130,87
136,11
123,02
128,26
350
8
CO
µg/m3
2175,86
2187,32
2256,03
2152,96
2141,51
30000
9
CO2
µg/m3
62,98
64,78
5,78
68,38
64,78
-
10
H2S
mg/m3
2,78
2,78
2,78
2,78
2,78
-
Ghi chú:
- (-) Không quy định.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ( Trung bình 1 giờ).
- (*) QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
c. Nhận xét và đánh giá
- Tại thời điểm quan trắc, trời nắng, gió nhẹ, không mưa do vậy rất thích hợp để quan trắc chất lượng môi trường không khí.
- Từ bảng kết quả phân tích trên cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí và tiếng ồn tại môi trường không khí xung quanh khu vực mỏ than Na Dương đều đạt quy chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT. Các chỉ tiêu tiếng ồn đều nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn về tiếng ồn QCVN 26:2010/ BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Các chỉ tiêu ô nhiễm trong không khí đều thấp so với mức tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh. Chất lượng môi trường không khí xung quanh còn tốt đồng nghĩa với khả năng tự làm sạch của nó còn cao, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận khí thải phát sinh từ hoạt động khai thác của dự án.
3.2.1.2. Môi trường không khí khu vực làm việc
a. Vị trí điểm quan trắc môi trường không khí khu vực làm việc
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc tại dự án, dựa vào địa hình thực tế, hướng gió chính trong ngày quan trắc, vị trí điểm quan trắc được lựa chọn như Bảng 7 sau đây:
Bảng 7: Các vị trí quan trắc môi trường không khí làm việc
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
KK06
Tại phân xưởng cơ điện
2400.232
471.841
2
KK07
Tại khu vực văn phòng phân xưởng khai thác - vận tải
2401.670
471.080
3
KK08
Tại kho than cấp cho nhà máy nhiệt điện
2400.421
471.187
4
KK09
Tại khu vực khai thác I
2401.221
470.959
5
KK10
Tại khu vực khai thác II
2401.063
471.281
6
KK11
Tại khu vực bãi thải của mỏ
2402.631
471.574
7
KK12
Trên đường vận chuyển than
2400.845
471.191
8
KK13
Trên đường vào bãi thải của công ty, cách bãi thải 200m.
2402.241
470.944
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc
- Mẫu không khí được quan trắc đo đạc vào ngày 19/11/2013.
- Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí khu vực làm việc được thể hiện qua bảng 8 dưới đây:
Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực làm việc
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả phân tích
QĐ:3733/
2002/BYT
KK06
KK07
KK08
KK09
KK10
KK11
KK12
KK13
1
Nhiệt độ
0C
20,4
20,7
20,7
20,9
21,3
21,7
20
20,9
34
2
Độ ẩm
%
63,5
63,6
61,8
61,6
66,0
58,7
63,3
62,5
≤ 80
3
Tốc độ gió
m/s
1,1
0,9
1,1
0,1
1,0
1,1
1,1
1,4
1,5
4
Bụi lơ lửng
mg/m3
0,018
0,075
0,132
0,434
0,67
0,014
0,017
0,019
4
5
Tiếng ồn
dBA
56,6
55,7
61,7
69,1
63,6
55,3
48,3
64,4
85
6
NO2
mg/m3
0,082
0,086
0,082
0,079
0,079
0,073
0,075
0,088
5
7
SO2
mg/m3
0,007
0,009
0,009
0,104
0,083
0,052
0,096
0,191
5
8
CO
mg/m3
1,030
1,110
1,087
0,355
1,053
2,175
1.042
2,130
20
9
CO2
mg/m3
0,061
0.055
0,057
0,059
0,039
0,064
0,070
0,075
900
10
H2S
mg/m3
2,78
2,78
2,78
2,78
2,78
2,78
2,78
2,78
10
Ghi chú:
- Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT: Quyết định của bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
c. Nhận xét và đánh giá
- Tại thời điểm quan trắc trời nắng, gió nhẹ, các hoạt động tại khu làm việc đều diễn ra bình thường.
- Theo kết quả phân tích cho thấy: Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí làm việc tại khu vực mỏ than Na Dương trong đơn vị hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của TC 3733/2002/QĐ-BYT. Môi trường không khí trong khu vực làm việc tại dự án không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên tham gia lao động tại mỏ.
3.2.2. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước
3.2.2.1. Môi trường nước thải sinh hoạt của dự án
a. Vị trí điểm lấy mẫu nước thải sinh hoạt
Chất lượng môi trường nước thải sinh hoạt tại dự án được đánh giá qua kết quả phân tích chất lượng nước sau khi xử lý qua bể xử lý nước thải trước khi cho chảy vào môi trường tiếp nhận trong khu vực dự án.
Bảng 9: Các vị trí quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
NTSH01
Nước thải tại cống xả nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng và nhà ăn ca của cán bộ khối văn phòng Công ty
2401.744
470.969
2
NTSH02
Nước thải sinh hoạt tại nhà ăn ca phân xưởng khai thác, vận tải..
2400.147
470.779
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt
- Mẫu nước được lấy vào ngày 19/11/2013. Sau đó, mẫu được bảo quản và đem về phòng thí nghiệm phân tích trong khoảng thời gian từ 19/11/2013 đến 24/11/2013.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt của khu vực dự án được thể hiện trong Bảng 10 sau đây:
Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
QCVN 14:2008/
BTNMT(cột B) Cmax
Kết quả
NTSH 01
NTSH 02
1
pH
-
5,0 – 9,0
6,0
6,0
2
DO
mg/l
-
0,68
0,67
3
TDS
mg/l
1200
168
167
4
Nhiệt độ
oC
-
19,1
19,2
5
Mùi, vị lạ
-
-
Kmvl
Kmvl
6
BOD5
mg/l
60
65
169
7
NO3-
mg/l
60
0,84
0,97
8
TSS
mg/l
120
36
47
9
PO43-
mg/l
12
0,53
0,75
10
Sunfua (S2-)
mg/l
4,8
0,68
1,09
11
Coliform
MPN/100ml
5000
3200
4100
12
NH4+
mg/l
12
0,23
4,69
13
Dầu mỡ động thực vật
mg/l
24
9,10
10,21
Ghi chú: (-) Không quy định..
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
c. Nhận xét và đánh giá
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt với QCVN 14:2008/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt, cho thấy:
+ Mẫu NTSH 01 (Nước thải tại cống xả nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng và nhà ăn ca của cán bộ khối văn phòng Công ty): Kết quả phân tích cho thấy có 01/13 chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép. Cụ thể là Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 1,08 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT cột B, Cmax - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
+ Mẫu NTSH 02 (Nước thải sinh hoạt tại nhà ăn ca phân xưởng khai thác, vận tải): Kết quả phân tích cho thấy có 01/13 chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép. Cụ thể là Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,81 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT cột B, Cmax - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
3.2.2.2. Môi trường nước thải sản xuất của dự án
a. Vị trí điểm lấy mẫu nước thải sản xuất
- Trung tâm quan trắc môi trường Lạng Sơn đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu để phân tích chất lượng môi trường nước thải sản xuất tại 02 vị trí trong bảng 11 sau nhằm phục vụ cho Báo cáo quan trắc môi trường Quý IV năm 2013 của mỏ than Na Dương - Công ty TNHH MTV Than Na Dương.
- Các vị trí lấy mẫu nước thải sản xuất tại khu vực thực hiện dự án được lấy bằng phương pháp trực tiếp và tuân thủ theo các TCVN.
Bảng 11: Các vị trí quan trắc môi trường nước thải sản xuất
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
NTCN01
Tại moong nước khu vực khai thác (nước chưa qua xử lý)
2401.158
471.368
2
NTCN02
Tại cửa xả ra suối Toòng Gianh (nước đã qua xư lý)
2401.484
471.683
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất
- Mẫu nước được lấy vào ngày 19/11/2013. Sau đó, mẫu được bảo quản và đem về phòng thí nghiệm phân tích trong khoảng thời gian từ 19/11/2013 đến 24/11/2013.
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của khu vực dự án được thể hiện trong Bảng 12 sau đây:
Bảng 12: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
QCVN40:2011/ BTNMTCột B C max
Kết quả
NTCN 01
NTCN 02
1
pH
-
5,5-9
3,2
5,9
2
DO
mg/l
-
9,8
0,65
3
TDS
mg/l
-
4,2
162
4
Nhiệt độ
oC
40
20,2
20
5
Mùi vị
-
-
có mùi
Không mùi
6
BOD5
mg/l
45
44
41
7
SO42-
mg/l
-
10,21
7,36
8
COD
mg/l
135
66
61
9
Pb
mg/l
0,45
Kph
Kph
10
Cd
mg/l
0,09
Kph
Kph
11
Cu
mg/l
1,8
0,058
0,031
12
Zn
mg/l
2,7
0,050
0,028
13
Mn
mg/l
0,9
7,43
1,44
14
Fe
mg/l
4,5
21,8
4,18
15
Sunfua (H2S)
mg/l
0,45
0,14
0,38
16
Chất rắn lơ lửng
mg/l
900
15,38
12,22
17
Tổng Phốt pho
mg/l
5,4
0,27
0,18
18
Coliform
MPN/100ml
5000
4500
3800
19
Tổng Nitơ
mg/l
36
12,74
9,31
20
Asen (As)
mg/l
0,09
Kph
Kph
21
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0,009
Kph
Kph
22
Clorua (Cl-)
mg/l
900
15,38
12,22
Ghi chú: (-) Không quy định; Kph: Không phát hiện thấy
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
c. Nhận xét và đánh giá
Kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp:
+ NTCN01 (Tại moong nước chưa qua xử lý của khu vực khai thác): Từ kết quả tại Bảng 12 cho thấy: Có 03/22 chỉ tiêu vượt Quy chuẩn cho phép đó là: Hàm lượng pH vượt QCCP 1,84 lần; Hàm lượng Mangan (Mn) vượt QCCP 8,25 lần. Hàm lượng Sắt (Fe) vượt QCCP 4,8 lần. Các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT(cột B, Cmax).
+ NTCN02 (Tại cửa xả ra suối Toòng Gianh) đây là nước thải đã qua xử lý, từ kết quả tại Bảng 12 cho thấy: Hàm lượng Mn vượt QCCP 1,6 lần. Các chỉ tiêu phân tích còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, Cmax).
3.2.2.3. Môi trường nước mặt gần khu vực dự án
a. Vị trí lấy mẫu nước mặt gần khu vực dự án
- Vị trí lấy mẫu nước mặt gồm: thượng lưu suối Toòng Gianh, hạ lưu suối Toòng Gianh, nước sông Kỳ Cùng gần khu vực dự án.
- Các vị trí lấy mẫu được thể hiện cụ thể trong Bảng 13 sau đây:
Bảng 13: Địa điểm lấy mẫu môi trường nước mặt khu vực dự án
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
NM 01
Tại suối Toòng Gianh cách điểm tiếp nhận nước thải của Công ty 50 m về phía thượng lưu.
2401.711
470.588
2
NM 02
Tại suối Toòng Gianh cách điểm tiếp nhận nước thải của Công ty 150 m về phía hạ lưu.
2401.555
470.335
3
NM 03
Tại sông Kỳ Cùng, cách điểm tiếp nhận nước suối Toòng Gianh 50m về phái thương lưu.
2404.452
469.642
4
NM 04
Tại sông Kỳ Cùng cách điểm tiếp nhận nước suối Toòng Gianh 50m về phái hạ lưu.
2404.048
471.208
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
- Mẫu nước mặt được lấy vào ngày 19/11/2013 bằng phương pháp lấy mẫu trực tiếp và tuân thủ theo các TCVN. Sau đó, mẫu được bảo quản và đem về phòng thí nghiệm phân tích trong khoảng thời gian từ 19/11/2013 đến 24/11/2013.
- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt gần khu vực dự án được thể hiện trong Bảng 14 dưới đây:
Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
QCVN 08:2008/
BTNMT (cột BI)
Kết quả
NM 01
NM 02
NM 03
NM 04
1
pH
-
5,5-9,0
6,6
6,6
6,8
6,9
2
DO
mg/l
≥ 4
4,57
4,48
5,13
5,63
3
TDS
mg/l
-
137
140,1
155,2
152,1
4
Nhiệt độ
oC
-
20,1
20,3
19,8
19,5
5
mùi
-
-
Kmvl
Kmvl
Kmvl
Kmvl
6
BOD5
mg/l
15
33
36
17
21
7
COD
mg/l
30
50
54
26
32
8
TSS
mg/l
50
66
70
12
14
9
Clorua (Cl-)
mg/l
600
0,028
0,035
0,01
0,01
10
Nitrat (NO3-) (tính theo N)
mg/l
10
1,12
2,06
1,93
1,31
11
Nitrit (NO2-) (tính theo N)
mg/l
0,04
0,07
0,09
Kph
0,05
12
Phosphat (PO43-) (tính theo P)
mg/l
0,3
Kph
Kph
Kph
Kph
13
Xianua (CN-)
mg/l
0,02
2,53
2,08
2,48
3,19
14
Asen (As)
mg/l
0,05
Kph
Kph
Kph
Kph
15
Sắt (Fe)
mg/l
1,5
0,2
0,29
0,18
0,26
16
Chì (Pb)
mg/l
0,05
100
110
146
130
17
Cadimi (Cd)
mg/l
0,01
Kph
Kph
Kph
Kph
18
Crom (VI)
mg/l
0,04
Kph
Kph
Kph
Kph
19
Đồng (Cu)
mg/l
0,5
Kph
Kph
Kph
Kph
20
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0,001
0,042
0,045
0,047
0,048
21
Tổng dầu mỡ
mg/l
0,1
1,68
1,70
0,267
0,402
22
E.coli
MPN/100ml
100
Kph
Kph
Kph
Kph
Ghi chú: (-) Không quy định; Kph: Không phát hiện thấy.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
c. Nhận xét và đánh giá
Kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt cho thấy:
+ Đối với mẫu NM01 (Tại suối Toòng Gianh cách điểm tiếp nhận nước thải của Công ty 50 m về phía thượng lưu) cho thấy: Có 5/22 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể là: Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,2 lần. Hàm lượng COD vượt QCCP 1,6 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCCP 1,32 lần. Hàm lượng Tổng dầu mỡ vượt QCCP 2 lần. Hàm lượng Sắt (Fe) vượt QCCP 1,12 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(cột BI).
+ Đối với mẫu NM02 (Tại suối Toòng Gianh cách điểm tiếp nhận nước thải của Công ty 150 m về phía hạ lưu) cho thấy: Có 6/22 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể là: Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 2,4 lần; Hàm lượng COD vượt QCCP 1,8 lần; Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCCP 1,4 lần; Hàm lượng Tổng dầu mỡ vượt QCCP 2,9 lần; Hàm lượng E.Coli vượt QCCP 1,1 lần; Hàm lượng Sắt (Fe) vượt QCCP 1,13 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(cột BI).
+ Đối với mẫu NM03 (Tại sông Kỳ Cùng điểm trước khi chảy qua điểm tiếp nhận nước suối Toòng Gianh) cho thấy: Có 3/22 chỉ tiêu vượt QCCP, cụ thể là: Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 1,13 lần; Hàm lượng Tổng dầu, mỡ vượt QCCP 1,8 lần; Hàm lượng E. Coli vượt QCCP 1,46 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(cột BI).
+ Đối với mẫu NM04 (Tại sông Kỳ Cùng điểm sau khi chảy qua điểm tiếp nhận nước suối Toòng Gianh, chân cầu Pò Lọi) cho thấy: Có 4/22 chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép của Quy chuẩn, cụ thể là: Hàm lượng BOD5 vượt QCCP 1,4 lần; Hàm lượng COD vượt QCCP 1,06 lần; Hàm lượng Tổng dầu, mỡ vượt QCCP 2,6 lần; Hàm lượng E. Coli vượt QCCP 1,3 lần. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT(cột BI).
- Hiện tại, sông suối là đối tượng xả thải chung cho cả khu vực thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Do vậy, các công trình xử lý môi trường của từng hộ gia đình, của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn nếu không được đầu tư xây dựng sẽ làm cho môi trường nước mặt tại khu vực ngày càng ô nhiễm, điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh vật có trong nước.
3.2.2.4. Môi trường nước ngầm gần khu vực dự án
a. Vị trí lấy mẫu nước ngầm gần khu vực dự án
Mẫu nước ngầm được lấy tại giếng khơi nhà Ông Bùi Văn Hưng, xóm H2, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. (Hệ tọa độ VN 2000, X: 2400124; Y: 471764).
b. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
- Mẫu nước được lấy vào ngày 19/11/2013 bằng phương pháp lấy mẫu trực tiếp và tuân thủ theo các TCVN. Sau đó, mẫu được bảo quản và thí nghiệm phân tích trong khoảng thời gian từ 19/11/2013 đến 24/11/2013.
- Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm gần khu vực dự án thể hiện Bảng 15 sau đây.
Bảng 15: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm gần khu vực mỏ
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
QCVN 09: 2008/BTNMT
Kết quả
1
pH
-
5,5 – 8,5
6,9
2
Nhiệt độ
oC
-
18,2
3
DO
mg/l
-
0,92
4
TDS
mg/l
-
158,3
5
Mùi vị
mg/l
-
Không mùi
6
Màu sắc
Pt/Co
-
Không màu
7
Độ đục
NTU
-
0,11
8
BOD5
mg/l
-
2
9
COD
mg/l
4
3
10
Amoni (tính theo N)
mg/l
0,1
0,05
11
Nitrit (NO2-) (tính theo N)
mg/l
1,0
0,02
12
Nitrát (NO3- ) (tính theo N)
mg/l
15
3,13
13
Phenol
mg/l
0,001
Kph
14
Thủy ngân (Hg)
mg/l
0,001
Kph
15
Sắt (Fe)
mg/l
5,0
5,2
16
Chì (Pb)
mg/l
0,01
Kph
17
Asen (As)
mg/l
0,05
Kph
18
Coliform
MPN/100ml
3
0,661
19
Chất tẩy rửa
mg/l
-
Kph
20
Dầu mỡ khoáng
mg/l
-
1
21
Fecal Coliform
MPN/100ml
-
Kph
Ghi chú: (-) Không quy định; KPH: Không phát hiện thấy.
QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
c. Nhận xét và đánh giá
Kết quả phân tích mẫu nước ngầm khu vực thực hiện dự án cho thấy: Các chỉ tiêu được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định chất lượng nước ngầm.
3.2.3. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất
a. Vị trí các điểm quan trắc và lấy mẫu đất:
- Trung tâm quan trắc môi trường Lạng Sơn đã tiến hành lấy mẫu để phân tích chất lượng môi trường đất tại các khu vực xung quanh gần khu vực dự án vào ngày 11 tháng 09 năm 2013.
- Vị trí các điểm lấy mẫu cụ thể như Bảng 16 sau đây:
Bảng 16: Vị trí lấy mẫu môi trường đất khu vực mỏ than Na Dương
TT
Ký hiệu
Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
X
Y
1
Đ1
Đất ruộng phía Tây khai trường.
2401.243
470.162
2
Đ2
Đất tại khu ruộng phía Đông khai trường.
2400.570
472.868
3
Đ3
Đất tại khu vực bãi thải của mỏ.
2402.641
471.597
4
Đ4
Đất tại văn phòng điều hành phân xưởng Khai thác, Vận tải.
2401.763
471.025
Ghi chú: Hệ tọa độ VN2000 Kinh tuyến trục 107015’ múi chiếu 30.
b. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất:
- Các mẫu đất được lấy vào ngày 19/11/2013. Sau đó, mẫu được bảo quản và đem về phòng thí nghiệm phân tích trong khoảng thời gian từ 19/11/2013 đến 29/11/2013.
- Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án được thể hiện trong Bảng 17 sau đây:
Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án
TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị
QCVN 03: 2008/BTNMT (Đất công nghiệp)
Kết quả
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4
1
pH
-
-
6,51
6,48
6,15
6,18
2
Tổng Photpho
mg/kg đất khô
-
0,069
0,067
0,048
0,049
3
Mangan (Mn)
mg/kg đất khô
-
4,52
4,08
6,31
6,01
4
Sắt (Fe)
mg/kg đất khô
-
44,03
46,33
67,04
64,35
5
Kẽm (Zn)
mg/kg đất khô
300
10,24
10,35
13,07
12,84
6
Cadimi (Cd)
mg/kg đất khô
10
Kph
Kph
Kph
Kph
7
Asen (As)
mg/kg đất khô
12
Kph
Kph
Kph
Kph
8
Chì (Pb)
mg/kg đất khô
300
3,01
2,77
5,02
5,53
Ghi chú: (-) Không quy định; KPHT: Không phát hiện thấy.
- QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
c. Đánh giá và nhận xét:
Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án, so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cho thấy: Nhìn chung, đất ở khu vực dự án có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình, hàm lượng các kim loại nặng trong đất đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Hiện trạng môi trường đất khu vực dự án vẫn còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm.
IV. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NĂM 2014
4. 1. Kế hoạch bảo vệ môi trường
Thông qua kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại cơ sở, đánh giá những vấn đề môi trường còn tồn tại, Công ty TNHH MTV than Na Dương xin đưa ra các phương án bảo vệ môi trường bổ sung cho lần quan trắc tiếp theo của năm 2014 như sau:
4.1.1. Khí thải
- Các máy móc thiết bị sử dụng phải được thường xuyên kiểm tra sự phát thải khí theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với các chất độc hại và khói bụi.
- Lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt thông gió khu vực chế biến, văn phòng làm việc.
- Hoạt động phun nước chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển và quanh khu chế biến phải được thực hiện thường xuyên.
- Hoạt động thường xuyên hệ thống lọc bụi túi vải tại các phễu cấp liệu. Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống để đảm bảo luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
- Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp xử lý khí bằng phương pháp lọc bụi túi vải. Tuy nhiên công ty nên lắp đặt thêm hệ thống chụp hút bụi và quạt hút đưa qua xyclon. Tại đây bụi có kích thước lớn hơn sẽ lắng xuống theo phương pháp ly tâm. Hỗn hợp không khí còn lại khoảng 5% bụi (bụi tinh) sẽ được quạt hút và đẩy vào trong thiết bị lọc túi vải. Sau khi qua túi vải không khí đã hết bụi và được xả ra ngoài. Bụi bị giữ trong túi vải sẽ được giũ theo chu kỳ rơi xuống máng và được bộ phận vận chuyển (vít vải) chuyển tới van xoay, xả xuống đường ống vận chuyển. Bụi được định kỳ thu gom 02 tuần/lần và được tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Phương pháp này có tính khả thi, cho hiệu quả xử lý cao (khoảng 95%) và kinh phí đầu tư phù hợp với nguồn vốn của dự án. Sử dụng phương pháp lọc bụi tay áo không những hạn chế được bụi mà còn thu gom tận dụng được bụi sau xử lý để làm nguyên liệu tái sản xuất.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ cứng, nút bịt tai... cho người công nhân.
- Định kỳ vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ, nhằm giảm thiểu khả năng phát sinh bụi trong khâu vận chuyển.
Đặc trưng của nguồn thải này là nguồn phát tán nên cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động ngay tại các nguồn phát sinh và trên đường phát tán:
- Xe chở nguyên vật liệu phải được phủ bạt tránh làm rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển.
- Thường xuyên làm vệ sinh thu gom rác thải, quét bụi, phun ẩm đường, sân bãi...
- Bê tông hoá tất cả các tuyến đường trong Công ty giảm thiểu đất cát cuốn bay vào không khí
- Trồng cây xanh tạo cảnh quan và cải thiện chất lượng môi trường không khí khu vực dự án.
Để hạn chế ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông ra vào Công ty, chủ Dự án thực hiện các biện pháp sau:
- Tắt máy các phương tiện khi giao nhận hàng, bốc xếp hàng
- Chở đúng tải trọng quy định, sử dụng đúng loại nhiên liệu theo thiết kế của động cơ, chấp hành đúng các quy định về lưu thông
- Thường xuyên kiểm tra bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt
- Các phương tiện phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện lưu hành theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4.1.2. Nước thải
- Đơn vị tiến hành vệ sinh định kì mương thoát nước của dự án, đảm bảo có thể lưu thông dòng chảy và điều tiết nước cho mùa mưa.
- Đơn vị sẽ thường xuyên vệ sinh hệ thống đường ống dẫn nước và bể chứa nước sinh hoạt để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống cho cán bộ công nhân làm việc tại dự án.
- Đơn vị sẽ áp dụng biện pháp cấp nước tuần hoàn và sử dụng lại nước cho sản xuất. Hệ thống này vừa tiết kiệm được nước cấp, vừa hạn chế được chất ô nhiễm xả ra môi trường.
- Đơn vị đảm bảo sẽ vận hành hiệu quả hệ thống thu gom và xử lý tốt nước thải sản xuất, nước mưa chảy tràn trước khi cho chảy vào nguồn tiếp nhận.
- Định kỳ xử lý bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học để đảm bảo xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
- Chủ dự án sẽ đầu tư cải tạo lại, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt để đảm bảo xử lý đạt chuẩn trước khi cho chảy vào nguồn tiếp nhận.
4.1.3. Đối với chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án sẽ có thùng đựng chứa tại những nơi phát sinh và được người có trách nhiệm thu gom, tập kết về bãi thu gom chất thải rắn.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn ca, nhà tập thể, khu văn phòng... số lượng rác thải sinh hoạt khi dự án hoạt động bình thường vào khoảng 207,12kg/ngđ. Dự án bố trí các thùng đựng rác, phân công trách nhiệm thu dọn.
+ Chất thải rắn sản xuất: Chủ yếu là đất đá thải từ quá trình khai thác chế biến, công ty sẽ tiếp tục quản lý giám sát tốt công tác đổ thải và độ an toàn của bãi thải của công ty.
+ Chất thải rắn nguy hại phát sinh hàng tháng trong quá trình hoạt động của nhà máy, được phân loại thu gom riêng biệt. Tại các vị trí phát sinh chất thải nguy hại sẽ đặt các thùng chứa có ít nhất 02 ngăn. Định kỳ hàng tuần sẽ thu gom theo chủng loại và tập kết tại khu vực riêng biệt. Các thùng chứa và khu vực tập kết chất thải nguy hại đều có biển cảnh báo. Bố trí khoảng 03 thùng thu gom để đựng các chất thải có kích thước nhỏ, đối với các thùng chứa hay vỏ téc có kích thước lớn hơn sẽ được đậy kín nắp, tập kết tại khu riêng biệt. Dự án sẽ tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý.
4.1.4. Đối với các sự cố môi trường
a. Trượt lở bờ mỏ và giảm chấn động đối với nhà máy nhiệt điện Na Dương.
Để đảm bảo an toàn cho nhà máy nhiệt điện Na Dương và đảm bảo ổn định bờ mỏ, chủ đầu tư lựa chọn áp dụng các giải pháp sau:
- Bóc đất đá bờ trụ với khối lượng cần bóc để ổn định bờ mỏ.
- Tuân thủ khoảng cách ranh giới mỏ đến ranh giới nhà máy nhiệt điện luôn đảm bảo khoảng cách từ tâm vụ nổ gần nhất đến biên giới nhà máy nhiệt điện trung bình R ≥ 150m.
- Tiến hành các lỗ khoan giảm áp trên bờ trụ, chiều sâu lỗ khoan khoảng 100 - 115m.
- Tiến hành các giải pháp khác như làm mương dẫn thoát nước cho các mặt tầng, quan trắc dịch động bờ mỏ, cập nhật địa chất, nước ngầm và quan trắc phong hóa nham thạch.
b. Trượt lở bãi thải
- Trong dụ án có sử dụng bãi thải ngoài với giải pháp đổ thải cao, phân tầng vì vậy nếu quá trình đổ thải không tuân thủ đúng kỹ thuật đổ thải thì khả năng trượt lở bãi thải có thể xảy ra. Trượt lở bãi thải dẫn đến trôi đất đá thải xuống lòng suối của khu vực, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho người và thiết bị trong quá trình đổ thải, cải tạo phục hồi môi trường. Tuy nhiên, biện pháp phân tầng đổ thải 20m môi tầng, góc nghiêng sườn tầng 30o, độ dốc mặt tầng thải 2-3%, có đê chắn mép tầng theo thiết kế sẽ giúp kiểm soát được các rủi ro về trượt lở bãi thải.
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình trạng của bãi thải để phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự xảy ra.
c. Sự tự cháy của than
Để phòng ngừa và giảm thiểu hiện tượng tự cháy của than Na Dương, chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Than Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh cao, chất bốc cao nên rất dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, do đó mỏ sẽ tiếp tục lựa chọn thiết kế và tổ chức khai thác theo phương pháp đáy mỏ nhiều cấp để khai thác than quanh năm để tránh việc khai thác than theo mùa và đổ thành đống đồng nghĩa với việc hạn chế phát sinh cháy.
- Chủ động thực hiện công tác ứng phó xử lý các đám cháy khi phát sinh. Dùng máy xúc xúc dọn lớp than cháy, tạo vị trí nền ổn định và xúc phần than cháy lên ôtô vận chuyển ra đổ thải tại vị trí bãi thải cho phép sau đó đổ đất vùi lấp lên trên, ngăn cản sự tiếp xúc than cháy với không khí.6
- Trường hợp các đám cháy nhỏ thì bố trí lao động thủ công tiến hành dập cháy. Dùng quốc xẻng có cán dài 1,5-2m đào thành từng rãnh xung quanh diện cháy rồi tiến hành dùng nước bơm từ moong khai thác lên hoặc từ xe chở nước để xả nước vào đám cháy. Khi lớp cháy trên bị tắt hoàn toàn thì dùng quốc, xẻng xúc hết lớp than vừa dập ra xung quanh, sau đó tiến hành tương tự như đối với lớp dưới cho đến khi dập hết đám cháy.
- Thường xuyên theo dõi và giám sát để phát hiện đám cháy để tổ chức dập cháy kịp thời.
d. Sự cố ngập mỏ
- Thực hiện các giải pháp thoát nước moong khai thác và nước mặt trong khu vực khai trường theo thiết kế dự án đã lập.
- Thành lập ban chỉ đạo phòng chống mưa bão, lập kế hoạch hàng năm và kiểm tra theo dõi, ứng phó kịp thời, nhanh chóng với tình hình sản xuất và điều kiện thời tiết của khu vực.
e. Các sự cố, rủi ro khác
- Công tác quản lý, vận chuyển vật liệu nổ và công tác nổ mìn của mỏ sẽ được mỏ hợp đồng với Công ty vật liệu nổ chuyên ngành.
- Tuyên truyền về nội quy và an toàn cho người lao động. Định kỳ kiểm tra về an toàn lao động để nhắc nhở nâng cao ý thức về an toàn lao động, đồng thời có hình thức kỷ luật nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng đội ngũ cấp cứu tại chỗ và cấp cứu mỏ luôn sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
- Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống điện để giảm thiểu những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
4.2. Kế hoạch giám sát môi trường cho các đợt quan trắc tiếp theo của năm 2014.
Giám sát môi trường có mục đích nhằm kiểm tra, giám sát các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, quá trình quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại đơn vị có đảm bảo được các quy chuẩn kỹ thuật môi trường hay không. Nếu phát hiện thấy có sự dao động lớn hoặc gia tăng về nồng độ các chất ô nhiễm, đơn vị sẽ báo ngay cho các cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời. Thông qua báo cáo quan trắc môi trường Quý IV năm 2013, Công ty cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thực hiện công tác giám sát môi trường tại đơn vị cho các đợt quan trắc tiếp theo của năm 2014 và những năm tiếp theo. Khối lượng giám sát có sự tư vấn tham khảo của Cơ quan tư vấn môi trường bao gồm:
- Tần suất giám sát : 04 lần/năm.
- Số mẫu giám sát/đợt giám sát, bao gồm các mẫu sau:
+ Không khí : 13 mẫu
+ Nước mặt : 4 mẫu
+ Nước thải sinh hoạt : 2 mẫu
+ Nước thải sản xuất : 2 mẫu.
+ Nước ngầm : 1 mẫu
+ Đất : 4 mẫu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Na Dương - VVMI lên kế hoạch và tiến hành quan trắc môi trường Quý IV năm 2013 tại Mỏ than Na Dương với khối lượng mẫu như sau: Đã tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích 13 mẫu môi trường không khí, 04 mẫu nước mặt, 02 mẫu nước thải sinh hoạt, 02 mẫu nước thải sản xuất, 01 mẫu nước ngầm và 04 mẫu đất.
Từ kết quả phân tích và các số liệu đo đạc được tại hiện trạng môi trường của khu vực Mỏ than Na Dương thuộc Công ty TNHH một thành viên than Na Dương cho thấy: Tác nhân gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động của Khu vực mỏ than Na Dương bao gồm: khí thải và nước thải.
* Về chất lượng môi trường không khí: Kết quả phân tích và lấy mẫu tại thời điểm quan trắc cho thấy các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí khu vực hoạt động của dự án và môi trường không khí xung quanh dự án đều nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành. Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải kiểu ướt để xử lý tối đa lượng khí thải phát sinh do hoạt động của dự án nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, người lao động cũng như môi trường xung quanh.
* Về chất lượng nước:
- Đối với nước thải sinh hoạt: Theo kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt tại khu vực dự án đã bị ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ. Cụ thể là: Ở mẫu NTSH 01 (Nước thải tại cống xả nước thải sinh hoạt tại khu văn phòng và nhà ăn ca của cán bộ khối văn phòng Công ty) và mẫu NTSH 02 (Nước thải sinh hoạt tại nhà ăn ca phân xưởng khai thác, vận tải) đều chỉ có 01/13 chỉ tiêu vượt QCCP lần lượt là hàm lượng BOD5 vượt 1,08 lần (mẫu NTSH 01) và vượt 2,81 lần (mẫu NTSH 02). Điều này chứng tỏ rằng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực dự án chưa đáp ứng được QCVN về chất lượng nước thải sinh hoạt. Tuy Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống bể Bastaf để xử lý nước thải sinh hoạt nhưng để chất lượng nước thải sinh hoạt đầu ra đạt Quy chuẩn cho phép Công ty sẽ tiến hành cải thiện lại hệ thống xử lý để nước thải sinh hoạt để đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép bằng cách định kỳ bổ sung thêm các chế phẩm sinh học, hút các chất cặn lắng tại các hố ga để đem lại hiệu quả xử lý cao.
- Đối với nước thải sản xuất: Kết quả quan trắc nước thải sản xuất của khu vực thực hiện Dự án cho thấy: Nước thải sản xuất sau xử lý trước khi thải ra môi trường vẫn chưa được xử lý triệt để. Vẫn còn 01/22 chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép, tuy nhiên hàm lượng vượt QCVN cho phép là không đáng kể (cụ thể: hàm lượng Mn vượt QCCP 1,6 lần). Do nguồn nước thải tại mỏ Than Na Dương của Công ty là nước thải từ các moong khai thác. Loại nước thải này được dự báo ô nhiễm với các chỉ tiêu đặc trưng như pH thấp, hàm lượng Fe, Mn cao. Hiện tại mỏ đang thực hiện xử lý loại nước thải này theo công nghệ sử dụng trung hòa nước thải với sữa vôi, lắng cặn bằng hệ thống hồ lắng như quy trình xử lý nước thải sản xuất đã đề cập trong Báo cáo. Tuy nhiên trong quá trình xử lý nước thải vẫn còn thông số Mn vượt QCCP như trên. Công ty sẽ chú trọng hơn trong quá trình xử lý nước thải (đúng quy trình kỹ thuật của hệ thống) để nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
- Đối với chất lượng nguồn nước mặt xung quanh khu vực Dự án: Nguồn nước mặt xung quanh khu vực thực hiện dự án đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hiện tại suối Toòng Gianh và sông Kỳ Cùng chủ yếu phục vụ cho mục đích tưới tiêu của cả khu dân cư thị trấn Na Dương. Đây cũng chính là đối tượng xả thải chung cho cả khu dân cư sinh sống gần suối. Vì vậy nguồn gây ô nhiễm nước mặt tại đây không chỉ do hoạt động sản xuất của Dự án gây ra mà nguyên nhân còn do sự xả thải của khu dân cư sống gần đó. Các công trình xử lý môi trường của từng hộ gia đình, của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc địa bàn nếu không được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sẽ làm cho môi trường nước mặt tại đây ngày càng ô nhiễm, điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh vật có trong nước. Do vậy, các nguồn gây ô nhiễm này rất khó kiểm soát.
- Đối với chất lượng nguồn nước ngầm xung quanh khu vực dự án: Theo kết quả phân tích chất lượng lượng ngầm khu vực thực hiện Dự án cho thấy: Các chỉ tiêu được phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên ở các đợt quan trắc trước các mẫu nước ngầm đều đã bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ. Chính vì vậy, dể đảm bảo nguồn nước ngầm của khu vực luôn đạt theo QCCP, Công ty lên tiếp tục khuyến cáo và tuyên truyền các hộ dân sử dụng nguồn nước ngầm cần có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác, như dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, láng bảo vệ các giếng khai thác… để tránh tình trạng ô nhiễm hữu cơ trực tiếp từ quá trình sử dụng của chính người sử dụng.
* Về chất lượng môi trường đất: Các mẫu đất được phân tích của khu vực dự án và vùng lân cận vẫn còn tương đối tốt, chưa có dấu hiệu của sự ô nhiễm.
* Về chất thải rắn: Nhìn chung thành phần chất thải rắn của khu mỏ và văn phòng Công ty chủ yếu là chất thải sinh hoạt và đất, đá thải. Hai nguồn thải này được quản lý, thu gom tương đối triệt để không làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường khu vực.
Công ty TNHH một thành viên than Na Dương sẽ phối hợp cùng đơn vị tư vấn môi trường có kế hoạch theo dõi thường xuyên mọi hoạt động khai thác chế biến, nhằm phát hiện, giải quyết kịp thời các sự cố, các vấn đề về môi trường nảy sinh và thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất các tác động xấu có hại tới môi trường khu vực để đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của Nhà nước hiện hành như trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
5.2. Kiến nghị
Trên cơ sở an toàn, chất lượng đi đôi với các biện pháp giảm thiểu trên nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực thực hiện dự án. Công ty TNHH một thành viên than Na Dương mong muốn có được sự quan tâm giúp đỡ và có sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời tạo điều kiện của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường để đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường hơn nữa để Cơ sở thực hiện ngày một tốt hơn nữa về công tác bảo vệ môi trường, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh./.
Lạng Sơn, ngày tháng 12 năm 2013
CÔNG TY TNHH - MTV
THAN NA DƯƠNG
GIÁM ĐỐC
Lý Văn Lục
PHỤ LỤC KÈM THEO BÁO CÁO
- Biên bản lấy mẫu hiện trường mỏ than Na Dương;
- Phiếu kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất lượng môi trường tại mỏ than;
- Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu tại hiện trường;
- Một số hình ảnh lấy mẫu hiện trường.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TẠI HIỆN TRƯỜNG
Quan trắc môi trường không khí tại khu vực kho than
Quan trắc môi trường không khí khu vực khai thác than
Hình ảnh thu mẫu môi trường đất tại khu vực bãi thải của mỏ
Hình ảnh thu mẫu nước thải sinh hoạt tại phân xưởng cơ điện vận tải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaoqtmtthannaduongquyiv_2013chinhsua_3__7117.doc