Báo cáo thực tập gồm 3 phần
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Mục Lục
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .
1.1.1. Tên và địa chỉ của công ty . .
1.1.2. Các mốc phát triển của công ty
1.2. Văn hóa doanh nghiệp .
1.3. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp .
1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
1.3.2. Chức năng của công ty .
1.3.3. Các sản phẩm chính của công ty
1.4. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất .
1.4.2. Giới thiệu quy trình cung ứng sản phẩm .
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .
1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty .
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận .
Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm
Ích Nhân .
2.1. Phân tích hoạt động Marketing .
2.1.1. Thị trường tiêu thụ .
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ các mặt hàng
2.1.3. Giá cả sản phẩm .
2.1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.5. Các hình thức bán hàng doanh nghiệp đã áp dụng
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh .
2.1.7. Các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp
2.1.8. Nhận xét về hoạt động Marketing của công ty
2.2. Phân tích tình hình lao động tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
2.2.2. Mức thời gian lao động của công ty .
2.2.3. Tình hình sử dụng lao động
2.2.4. Các hình thức trả lương .
2.3. Phân tích chi phí giá thành .
2.4. Phân tích tình hình tài chính
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
2.4.2.Bảng cân đối kế toán
2.4.3. Phân tích kết quả kinh doanh .
2.4.4. Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn .
2.4.5. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty .
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty
3.3.1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh
3.3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11158 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quản trị Marketing: Thực tập 2011, Công ty TNHH Dược phẩm ích Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp thụ (sử dụng các chất hấp phụ và dung dịch hấp thụ phù hợp). Khí sau khi ra khỏi thiết bị hập thụ được sẽ được thải thẳng vào môi trường theo quy định.
Hệ thống cấp nước: Nước cho hoạt động sản xuất của công ty lấy từ hệ thống nước máy của thành phố, qua hệ thống cung cấp nước của công ty cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt của CBCNV và vào các hệ thống xử lý nước cung cấp cho sản xuất. Hệ thống nước tuần hoàn làm mát với lưu lượng 275m3/ h, được xử lý bằng thiết bị làm mềm điện tử và trao đổi cation. Hệ thống cấp nước cho lò hơi từ hệ thống của nhà máy trước khi cấp cho lò hơi được qua bộ xử lý cation. Hệ thống xử lý nước RO với các hệ thống lọc hập thụ, hấp phụ, hệ thống trao đổi ion. Hệ thống thẩm thấu 2 lần và siêu lọc, tiệt trùng, nước RO đạt tiêu chuẩn nước tinh khiết của GMP – WHO.
Hệ thống xử lý nước thải: (WSZ – A5) hệ thống xử lý nước được thiết kế ngầm dưới đất. Nước thải theo đường ống dẫn, tập trung vào bể chứa, xử lý bằng phương pháp vi sinh lắng lọc với công suất 5m3/ h. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định (BOD = 20mg/ l)
Hệ thống điều hòa trung tâm
+ Máy lạnh trung tâm: Carrier – sử dụng máy lạnh hấp thụ (Absorption Chiller) với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Sử dụng năng lượng đốt than đá của lò hơi để tiết kiệm năng lượng. Công suất làm lạnh 1048 kw( ~ 3.500.000 BTU). Công nghệ máy làm lạnh hấp thụ sử dụng cặp dung môi chất lạnh Libr / H20 không làm ảnh hưởng đến môi trường
+ AHU (Air handing units): bộ xử lý không khí. Lắp đặt các AHU cho các khu vực trong sản xuất gồm các hệ thống lọc và siêu lọc có hiệu suất 99,99% sử dụng cho các phòng sạch.
Hệ thống kiểm soát bằng hình ảnh: Hệ thống camera được lắp đặt ở tất cả các phòng khu vực sản xuất, phòng họp, hội trường, cổng ra vào. Hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm máy chủ để lưu trữ các hình ảnh giám sát về hoạt động sản xuất và các hoạt động làm việc của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Tất cả những hành động được coi là lỗi trong sản xuất được lưu trữ và phát lại vào các buổi chào cờ sáng thứ 2 hàng tuần để CBCNV rút kinh nghiệm và học tập.
1.4.2. Quy trình cung ứng sản phẩm của công ty
- Quy trình cung ứng sản phẩm của công ty: từ công ty - > các đại lý thuốc - > các nhà bán lẻ - > người tiêu dùng. Công ty phân phối sản phẩm cho các hệ thống đại lý thuốc được công ty ủy quyền sau đó các đại lý này sẽ phân phối sản phẩm cho các nhà bán thuốc lẻ. Mỗi vùng, miền công ty có những người đại diện cho chi nhánh khu vực đó như miền Bắc quá trình phân phối sản phẩm sẽ từ công ty ở Cầu Giấy rồi vận chuyển cho các hệ thống đại lý hoặc trực tiếp vận chuyển các đơn hàng cho những khách hàng tổ chức, hoặc các đại lý, cửa hàng đặt hàng trực tiếp từ công ty. Miền Trung và miền Nam cũng tương tự.
1.5. Cơ cấu tổ chứ bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.5.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý
Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
CHUYÊN MÔN
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
VĂN PHÒNG
KHO VẬN
PHÒNG KINH DOANH
MARKETING
TC - KT
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Dược phẩm Ích Nhân
(Nguồn: phòng hành chính)
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thường ngày của công ty. Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Bên cạnh đó đưa ra các phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong công ty. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác và tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý công ty theo quy định của pháp luật.
Phó giám đốc chuyên môn: phụ trách chuyên môn về tình hình nghiên cứu sản phẩm dược phẩm mới và duy trì các sản phẩm hiện có của công ty. Tham mưu cho công ty về tình hình biến động dược phẩm trong nước, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó còn quản lý nhân viên dưới quyền. Định ra kế hoạch cho các nhân viên
Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng xây dựng kế hoạch tổng thể bao gồm: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động, xây dựng và đầu tư, và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của công ty. Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, và các kế hoạc khác của công ty. Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả thị trường dược phẩm trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong công ty, tổ chức quản lý các thông tin kinh tế, báo cáo thống kê để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi giám đốc có yêu cầu. Ngoài ra, còn phải đảm bảo thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc tài chính của công ty có nhiệm vụ:
+ Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính
+ Theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị các báo cáo đặc biệt
+ Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo tài chính
+ Quản lý nhân viên
+ Phân tích đầu tư và quản lý danh mục (nếu có)
+ Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan
+ Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đặt ra.
Dưới sự quản lý của ban lãnh đạo công ty có các phòng
Văn phòng
Kho vận
Phòng kinh doanh
Phòng Marketing
Phòng kế toán
Văn phòng: chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, xây dựng phương án trả lương, thưởng đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động theo quy định chăm lo cơ sở vật chất cho đơn vị quản lý, đón tiếp khách tới thăm và làm việc tại công ty. Xử lý các hoạt động nội bộ của công ty.
- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính – kế toán, trong đó đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của công ty của Nhà nước.
+ Trên cơ sở các kế hoạc tài chính và kế hoạch kinh doanh xây dựng kế hoạch cho toàn công ty.
+ Tổ chức quản lý kế toán, kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng chế độ của công ty
+ Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty
+ Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng công ty
+ Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phụ vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo công ty
- Phòng kho vận: nhiệm vụ và mục đích của phòng kho vận là
+ Cải thiện một cách hiệu quả hoạt động quản lý dây chuyền cung ứng và kho vận nhằm thỏa mãn các như cầu khách hàng nội bộ và bên ngoài công ty thông qua việc đạt được các mục tiêu chính sau đây
Đúng sản phẩm
Đúng số lượng
Đúng thời gian
Đúng nơi
Đúng giá
Đúng điều kiện
Đúng thông tin
+ Hợp tác và hỗ trợ một cách hữu hiệu với các bộ phận, phòng ban chức năng trong công ty và các đối tác bên ngoài để hoàn thành chiến lược, dự án công việc được giao vì mục đích chung
+ Liên tục học hỏi và đào tạo để phát triển một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kinh nghiệm và năng lực, khuyến khích một tinh thần và thái độ làm việc trung thực, công bằng tin cậy, và tôn trọng mọi người, tăng cường tính đồng đội và tinh thần đoàn kết trong đội ngũ nhân viên, giữa nhân viên và công ty
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho phó giám đốc về các hoạt động kinh doanh. Đưa ra các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất kinh lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong công ty
- Phòng Marketing: có nhiệm vụ là thiết kế ý tưởng quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức và lên kế hoạch rồi thực hiện các kế hoạch Marketing của công ty. Phối hợp với phòng kinh doanh để đưa ra kế hoạch kinh doanh nghiên cứu cung cầu trên thị trường. Nghiên cứu thị trường rồi tham mưu cho ban lãnh đạo tình hình tiêu thụ dược phẩm trong nước. Xây dựng thương hiệu ngày càng có uy tín trong nước.
Bên cạnh đó công ty còn có
Quầy tiếp tân: có nhiệm vụ là đón tiếp khách, chỉ dẫn cho khách biết vị trí các phòng ban khi khách đến công ty làm việc ký kết hợp đồng…….
Phòng quản trị mạng: có nhiệm vụ đảm bảo hệ thống mạng luôn luôn ổn định cho toàn công ty. Ngăn chặn các hành vi ăn cắp tài liệu, quấy rối đến hoạt động kinh doanh của công ty qua internet.
Phòng thí nghiệm: đây là nơi nghiên cứu và phát triển các bài thuốc quý
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing
2.1.1. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty
Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là rất rộng các sản phẩm của công ty có mặt trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã. Hiện nay, Ích Nhân có 18000 khách hàng là nhà thuốc, bệnh viện, phòng khám… mua hàng trực tiếp từ công ty trong đó có 6000 khách hàng là thân thiết với công ty.
Thị trường tiêu thị sản phẩm của công ty ở Miền Bắc: hiện nay sản phẩm của công ty có mặt ở 28 tỉnh, thành miền Bắc.
Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Miền Bắc
Bắc Giang
Ninh Bình
Yên Bái
Hải Dương
Hà Nội
Hải Phòng
Lai Châu
Hà Nội 2
Thái Nguyên
Cao Bằng
Phú Thọ
Hà Giang
Nam Định
Hòa Bình
Bắc Ninh
Quảng Ninh
Hưng Yên
Lạng Sơn
Bắc Kạn
Thái Bình
Lào Cai
Hà Nam
Điện Biên
Vĩnh Phúc
Sơn La
Sơn Tây
Tuyên Quang
Thị trường tiêu thụ công ty ở Miền Trung: sản phẩm của công ty có mặt ở 14 tỉnh, thành ở miền Trung
Bảng 2.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Miền Trung
Thanh Hóa
Phú Yên
Quảng Bình
Bình Thuận
Đà Nẵng
Hà Tĩnh
Bình Định
Thừa Thiên – Huế
Ninh Thuận
Quảng Ngãi
Nghệ An
Khánh Hòa
Quảng Trị
Quảng Nam
Thị trường tiêu thụ của công ty ở Miền Nam: sản phẩm của công ty hiện đang có ở 24 tỉnh, thành miền Nam
Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Miền Nam
Kon Tum
Bà Rịa – Vũng Tàu
Đak Nông
Kiên Giang
Đak Nai
Bạc Liêu
Tây Ninh
Đồng Tháp
An Giang
Cần Thơ
Tiền Giang
Vũng Tàu
Cà Mau
Đak Lak
Sóc Trăng
TP. HCM
Buôn Mê Thuật
Bình Phước
Gia Lai
Long An
Lâm Đồng
Hậu Giang
Bình Dương
Vĩnh Long
Bến Tre
Trà Vinh
(Nguồn: Phòng Kinh doanh & Marketing)
Hiện nay công ty đang tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ tại những tỉnh thành phố tiềm năng, mở rộng thêm hệ thống đại lý, cửa hàng được công ty lựa chọn ủy quyền như Hà Nội, Tp HCM ngoài ra còn có nhiều tỉnh điển hình là Quảng Ninh, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Đà Lạt, Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định…Bên cạnh mở rộng thêm các đại lý thì công ty cũng nâng cao chất lượng phục vụ ở các đại lý
Công ty cũng đang có kế hoạch đưa các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm dịch vụ các mặt hàng
- Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các mặt hàng của công ty trong 3 tháng đầu năm 2011. Do 3 tháng đầu năm có những ngày lễ, tết, ngày valentine, ngày phụ nữ thế giới lên số lượng tiêu thụ của công ty là rất lớn. Đặc biệt là những sản phẩm dành cho ngày lễ, tết, ngày valentine, ngày quốc tế phụ nữ như Bảo Xuân, Thuốc giải độc gan do bia rượu, thuốc thảo dược Thanh Xuân…được người tiêu dùng lựa chọn và ưu tiên
Bảng 2.4: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm 3 tháng đầu năm
ĐVT: Hộp
Sản phẩm
Số lượng tiêu thụ
An mạch Ích Nhân
4500
An Thảo
3700
Bảo Xuân
8000
Cảm Xuyên Hương – Yên Bái
4210
Viên trị tiểu đường từ thảo dược Diabetna
6700
Hạ áp Ích Nhân
5500
Thuốc giải độc gan do bia rượu – Hamega
9300
Khang dược
6200
Nam dược – Phụ Viêm Khang
4670
Thuốc thảo dược Thanh Xuân
7800
Thuốc đông y Thang Áp – ND
4000
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
So với thời kỳ này năm ngoái số lượng sản phẩm của công ty đã tiêu thụ được nhiều hơn do công ty có những chiến dịch quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết nhiều hơn và yên tâm hơn đến uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó giá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ năm nay vươt năm trước. Công ty luôn có xu hướng tìm những nguồn nguyên vật liệu giá rẻ, chất lượng để hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh với các công ty dược phẩm khác hay cũng như là để người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm của công ty.
2.1.3. Giá cả: Giá các mặt hàng của công ty như sau
Bảng 2.5: Giá mặt hàng của công ty
Sản phẩm
Giá (đồng)
An mạch Ích Nhân
An Thảo
50.000
Bảo Xuân
100.000
Cảm Xuyên Hương – Yên Bái
55.000
Viên trị tiểu đường từ thảo dược Diabetna
70.000
Hạ áp Ích Nhân
120.000
Thuốc giải độc gan do bia rượu – Hamega
60.000
Khang dược
130.000
Nam dược – Phụ Viêm Khang
105.000
Thuốc thảo dược Thanh Xuân
55.000
Thuốc đông y Thang Áp – ND
62.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Mỗi năm công ty đều thực hiện chiến lược giá để sản phẩm có thể được tiêu dùng nhiều hơn và dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận, bên cạnh đó nó cũng giúp công ty cạnh tranh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh. Có một số sản phẩm năm nay công ty thực hiện giảm giá bán như Hạ Áp Ích Nhân, Khang Dược do công ty tìm được nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn, các chi phí cho quảng cáo cũng giảm công ty đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình nên người tiêu dùng yên tâm tiêu dùng sản phẩm của công ty. Với những chiến lược về giá như thế thì giá cả của công ty luôn được khách hàng dễ dàng chấp nhận. Xét về mặt người tiêu dùng thì nó không quá đắt, xét về mặt công ty thì nó là mức giá mang lại lợi nhuận cho công ty và mức giá này là mức giá cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh. Đây là chiến lược giá đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ.
Giá cả mặt hàng đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Nếu định giá cao sẽ không tiêu thụ được sản phẩm, nếu định giá thấp sẽ không có lãi. Như đã nói ở trên công ty là đối tác chiến lược phối hợp sản xuất với 2 công ty là Nam Dược và Dược phẩm Yên Bái nên cách thức tính giá của công ty như sau: công ty sẽ dựa vào thứ nhất là đối tác chiến lược là công ty TNHH Nam Dược và công ty Dược Yên Bái, thứ hai là dựa trên những chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty như: chi phí cho Marketing, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí cho hoạt động bán hàng…để công ty xác định giá thành cho sản phẩm.
2.1.4. Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
- Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty: công ty có 2 kênh phân phối chủ yếu là tại Hà Nội và TP. HCM, tại mỗi tỉnh đều có chi nhánh phân phối sản phẩm của công ty hay các tỉnh chưa có chi nhánh thì có các đại lý cấp 1 phân phối sản phẩm.
Bảng 2.6: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
Miền Bắc
STT
Thành phố, tỉnh
Địa chỉ phân phối
Liên Hệ TDV
Bắc Giang
Cty TNHH TM & DP Hoàn Phát
Giáp Thị Hương Hoàn. Đt: 0946226159
Yên Bái
Cty Dược phẩm Thái Tiến
Nguyễn Thị Hạnh. Đt: 0912511727
Hà Nội
Cty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Lai Châu
NT Đức Phong
Thái Nguyên
Cty CPDP Hoàng Lan
Vũ Thị Nhung. Đt: 0973834762
Phú Thọ
Cty CP Dược Phú Thọ
Nguyễn Thị Mai Sơn. Đt: 0984493467
Nam Định
Cty Cp Dược NaVi
Nguyễn Văn Kiện. Đt: 0972173606
Bắc Ninh
Cty TNHH DP Thanh Cầu
Nguyễn Thanh Hà. Đt: 0982051886
Hưng Yên
Cty TNHH Dược Tiến Tài
Vũ Duy Hoàn. Đt: 0943381156
Bắc Kạn
Lào Cai
NT Trường Sinh
Điện Biên
Cty TNHH DP Hà Thành
Nguyễn Thanh Tuân. Đt: 0979876388
Sơn La
NT Hồng Thúy
Trần Văn Hệ. Đt: 0984568151
Tuyên Quang
Cty TNHH TM & DP Lâm Hạnh
Thanh. Đt: 01263448709
Ninh Bình
Cty DP Vũ Duyên
Phạm Thị Hương. ĐT: 0903291373
Hải Dương
Cty CP dược VTYT Hải Dương
Bùi Thị Hường. Đt: 0975700611
Hải Phòng
Cty TNHH DP Hoàng Lê
Đào Quang Cường. ĐT: 0974892666
Hà Nội 2
Cao Bằng
Cty dược VTYT Cao Bằng
Luơng Trung Toàn. ĐT: 0915828626
Hà Giang
Cty CPDP Hà Giang
Hòa Bình
Cty TNHH DP An Trường
Quảng Ninh
Cty Dược VTYT Quảng Ninh
Ngô Quang Tuân. ĐT: 0977245082
Lạng Sơn
NT Mai Thảo Nguyên
Nguyễn Thị Mai. ĐT: 0985229888
Thái Bình
Nguyễn Anh Tuân. Đt: 0946637386
Hà Nam
Cty CPDP Á Đông
Phạm anh Tiến
Vĩnh Phúc
Cty DP Liên Long
Phượng. Đt: 0944100885
Sơn Tây
Cty TNHH DP Phúc Lâm
Bùi Thanh Hoài. Đt: 0903205495
Miền Trung
Thanh Hóa
Cty DP An Khang
Ngọc. ĐT: 01688715466
Quảng Bình
NT Cao Xuân Hữu
Nguyễn Hải Yến. Đt: 0972109002
Đà Nẵng
Cty CP Ngọc Hiệp
Bình Định
NT Hưng Thịnh
Nguyễn Kiều Châu. Đt: 0974413132
Ninh Thuận
Phòng chẩn trị đông y Vĩnh An Đường
Trần Thị Tâm. Đt: 0937179784
Nghệ An
Cty Dược Đồng Tâm
Lê Thị Lý
Quảng Trị
Cty DP Hoàng Đức
Ms Hạnh. Đt: 0986998757
Quảng Nam
NT Đỗ Hữu Tâm
Châu. Đt: 0903609788
Phú Yên
Nt Thành Phát
Đặng Thị Mỹ Hà. Đt: 0986811369
Bình Thuận
Nt Trường Giang
Nguyễn Thị Kiều Trinh. Đt: 0986842340
Hà Tĩnh
Cty DP Thành Sen
Hà Danh Mỹ. Đt: 0989927124
Thừa Thiên-Huế
Cty TNHHTMDP Mạnh Ty – Việt My
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Quảng Ngãi
Cty DP Tam Thanh
Khánh Hòa
Cty TNHH Đức Hùng
Trần thị Lê. Đt: 01697864920
Miền Nam
Kon Tum
Cty TNHH Thái Hà
Nguyễn Hữu Giáp. Đt: 0986367367
Đak Nông
Cty TNHH Dược & VTYT ĐakNong
Đồng Nai
Cty TNHH Sơn Minh
Nguyễn Thị Dung. Đt: 0979144211
Tây Ninh
NT Tây Ninh
Mai Hương. Đt: 0908583409
An Giang
NT Thanh Thủy
Tuyết Vi. Đt: 0907388166
Tiền Giang
NT Hữu Đức
Loan. Đt: 0909089347
Cà Mau
Quầy Thuốc Quỳnh Trang
Phạm Quang Tèo. Đt: 01218032525
Sóc Trăng
Trần Mỹ Hạnh. Đt: 0988316498
Buôn Mê Thuật
Nt Tân Thái Bình
Đinh Kim Đinh. Đt: 0935849567
Gia Lai
NT Hồng Ngân
Nguyễn Thanh Bình. Đt: 01682737626
Lâm Đồng
NT Bắc Tế Tân
Ng. Trà My. Đt: 0982827930
Bình Dương
NT Chợ Đinh
Đặng Thị Lê Như. Đt: 0917201382
Bà Rịa-Vũng Tàu
Công ty đang có chiến lược mở đại lý
Kiên Giang
Ích An Đường
Thùy Trang. Đt: 0903196126
Bạc Liêu
NT Tuyết Thảo
Nguyễn Việt Hải. Đt: 0933664461
Đồng Tháp
NT Minh Nhựt
Lê Thị Bích Thu. Đt: 0978668287
Cần Thơ
NT Minh Hạnh
Lê Văn Giáp. Đt: 0918837591
Vũng Tàu
NT Phương Mai
Trần Đức Hạnh. Đt: 0986404466
Đak Lak
Cty đang có chiến lược mở đại lý
TP. HCM
VP Đại diện cty TNHH DP Ích Nhân
Bình Phước
NT Hoàng Long
Lê Thị Thanh Mai. Đt: 0984844079
Long An
NT Phước An Hòa
Trần Hoàng Vân. Đt: 0942724005
Hậu Giang
Đc 22 Lê lợi, P1, TX Vị Thanh
Vĩnh Long
NT Khải Hoàn
Mai Văn Song. Đt: 0936437464
Bến Tre
NT Ngọc Hân
Nguyễn Ngọc Hân. Đt: 0908349617
Trà Vinh
NT Đức Thành
Dương Thị Ngọc Hân. Đt: 0985767452
(Nguồn: phòng Marketing)
TDV: Trình Dược Viên
TNHHDP: Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược Phẩm
NT: Nhà thuốc
VTYT: Vật tư y tế
Tuy công ty có mạng lưới phân phối rộng lớn nhưng chưa có người quản lý kênh phân phối tại các khu vực mà chỉ có người quản lý hướng dẫn tại các tỉnh chính vì thế mà tình hình tiêu thụ tại các tỉnh khu vực có thể công ty không nắm rõ được. . Đây là điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh của công ty. Chính vì thế đây là điểm cần khắc phục trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty. Cần phải có người quản lý kênh phân phối tại các khu vực để có thể nắm rõ hơn tình hình tiêu thụ rại các tỉnh để đưa ra các chính sách phù hợp hơn đối phó với thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Để hiểu rõ hơn về kênh phân phối của công ty ta xét sơ đồ sau
2.7. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty
Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
Bán buôn
Bán lẻ
Đại lý
Bán buôn
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Co
C1
C2
(Nguồn: Phòng Marketing)
Qua đó có thể thấy hệ thống phân phối sản phẩm của công ty gồm ba kênh. Kênh trực tiếp ( C0 )“ công ty – Người tiêu dùng” là kênh chủ yếu mang lại mức tiêu thụ cao nhất chiếm khoảng 70% trong hệ thống phân phối sản phẩm của công ty. Kênh tiêu thụ trực tiếp ( C0 ): sản phẩm của công ty được bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian. Nó có ưu điểm là đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, phải đảm bảo sự tiếp cận chặt chẽ tới người tiêu dùng.
Kênh cấp 1 ( C1 ): là kênh có hai thành phần tham gia là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Nhà bán buôn sẽ đặt mua các sản phẩm của công ty rồi họ phân phối cho các nhà bán lẻ rồi mới tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên theo phương thức này công ty cần phải quản lý tốt các nhà bán buôn không để họ có hành động làm tổn hại đến uy tín của công ty
Kênh tiêu thụ cấp 2 ( C2 ): gồm ba khâu trung gian sản phẩm hàng hoá của công ty được phân phối qua các đại lý, các đại lý lại cung cấp cho người bán buôn, người bán buôn lại cung cấp cho người bán lẻ để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thông qua hình thức tiêu thụ này công ty có thể đáp ứng được nhu cầu đối với người tiêu dùng và sản phẩm của công ty có thể đáp ứng được khắp nơi trên thị trường. nhờ kênh tiêu thụ này mà công ty có thể lập kế hoạch tiêu thụ chính xác hơn, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó hoàn thiện sản phẩm của mình, đảm bảo hiệu quả cao trong quá trình lưu thông hàng hoá.
2.1.5. Các hình thức bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng
- Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng: Hiện nay công ty Dược phẩm Ích Nhân xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu qua các kênh sau
Quảng cáo thương hiệu qua truyền thanh, truyền hình, báo viết của trung ương và địa phương, các tạp chí chuyên nghành dược
Quảng cáo qua các bảng quảng cáo khổ lớn tại các đầu mối giao thông, cửa ngõ các thành phố lớn, bên cạnh các đường Quốc lộ có nhiều phương tiện đi lại
Quảng bá sản phẩm qua các hoạt động xã hội: thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện…..
Thông qua các nhà phân phối tiếp xúc với các hộ tiêu thụ lớn, nắm bắt và ứng phó với các diễn biến trên thị trường
Gửi sản phẩm tham gia các hội chợ, triển lãm
Công ty còn quảng cáo thương hiệu sản phẩm thông qua việc đi thị trường tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng
Ngoài ra công ty còn thực hiện quảng cáo giới thiệu sản phẩm qua website của công ty Ichnhan.vn, qua các website chuyên nghành dược thuocdongduoc.vn…, qua các website quảng cáo như quangcaosanpham.com, Vatgia.com…
2.1.6. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là gì: đối thủ cạnh tranh là những công ty đang cạnh tranh kinh doanh trong cùng ngành. Công ty cần phải hiểu rõ được đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, không thua kém so với các đối thủ.
Có thể nói dược phẩm là một ngành đang mang lại rất nhiều lợi nhuận chính vì thế việc cạnh tranh hiện nay rất gay gắt và khốc liệt. Các đối thủ thì luôn luôn thay đổi công nghệ, cách thức tiếp cận khách hàng, cách thức tư duy trong kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà công ty cũng không nằm ngoài quy luật này. Công ty cần phải hiểu rõ được đâu là đối thủ cạnh tranh chính, đâu là đối thủ đang giành thị trường của mình, chiến lược của họ như thế nào? mục tiêu của đối thủ? điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Công ty làm được những điều này thì sẽ đưa ra được các biện pháp chiến lược kinh doanh phù hợp để chiến thắng các đối thủ.
2.1.7. Các vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty
Hiện nay các vấn đề ảnh hưởng đến Marketing của công ty là làm thế nào để kế hoạch Marketing có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu một cách nhanh và hiệu quả, bên cạnh đó thì chi phí cho những kế hoạch này như thế nào là phù hợp đạt hiệu quả, chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh như thế nào. Đây là những ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động Marketing của công ty
2.1.8. Nhận xét hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Hoạt động Marketing của doanh nghiệp là rất tốt với các chiến lược về giá, sản phẩm, các hình thức xúc tiến bán hàng như quảng cáo thương hiệu sản phẩm trên truyền thanh truyền hình, quảng cáo qua các biển quảng cáo trên các đầu mối giao thông có nhiều phương tiện đi lại, gửi các sản phẩm đi tham dự hội nghị triển lãm, hội chợ, quảng cáo sản phẩm thông qua các hoạt động xã hội hay quảng cáo sản phẩm qua internet tất cả những chiến lược và hình thức bán hàng đó đưa ra là phù hợp với thực tế của công ty. Bên cạnh đó theo kế hoạch thì cứ 1 tháng công ty sẽ đi thị trường 2 lần để nắm bắt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng điều này có thể thấy được sự năng động linh hoạt của đội ngũ nhân viên Marketing của công ty. Những điều này có thể dễ thấy được qua số lượng tiêu thụ của công ty tăng dần theo các năm.
Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh công ty như Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông, công ty TNHH Hoa Linh… hệ thống kênh phân phối của công ty hiện tại kém hơn so với các đối thủ, hệ thống phân phối sản phẩm tuy rộng nhưng chất lượng tại các chi nhánh của công ty là chưa đồng đều và chưa được đầu tư xứng đáng với hệ thống phân phối hiện tại của công ty. Bên cạnh đó công ty chưa phân khu vực, chưa có quản lý kênh. Điều này làm hạn chế sự linh hoạt trong hoạt động tiếp cận và hiểu về khách hàng của công ty, hạn chế tiêu thụ sản phẩm tại các địa điểm phân phối.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Tống số cán bộ công nhân viên tính đến thời điểm hiện tại cho trụ sở ở miền Bắc là: 118 người
Trong đó: công ty có: + Số cán bộ công nhân Nam: 50
+ Số cán bộ công nhân Nữ: 68
Trình độ
Trình độ thạc sỹ: 7 người
Dược sỹ chuyên khoa cấp 1: 5 người
Dược sỹ đại học: 7 người
Cán bộ có trình độ đại học: 27 người
Cán bộ có trình độ trung cấp: 28 người
Trình độ sơ cấp dược: 35 người
Bên cạnh đó còn có: bảo vệ 5 người, công nhân vệ sinh 4 người.
Công ty luôn luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên, nâng cao trình độ quản lý điều hành cho cán bộ lãnh đạo. Đời sống của cán bộ công nhân viên được quan tâm thiết thực. Công ty có văn phòng làm việc thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Công ty có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đóng góp của cán bộ nhân viên, có cơ hội thăng tiến cao trong công việc.
- Nhận xét: Cơ cấu lao động công ty hiện tại hợp lý với đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ năng công việc thành thạo. Công ty đang có kế hoạch mở rộng thêm những cán bộ nhân viên, có trình độ cao để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đang chú trọng tuyển dụng nhân lực cho bộ phận Marketing, và nhân lực các trình dược viên có trình độ, kỹ năng cao.
2.2.2. Mức thời gian lao động
Mức thời gian làm việc của cán bộ, nhân viên của công ty là 1 ngày làm 8 tiếng, buổi sáng bắt đầu làm việc từ 8h - > 12h, buổi chiều bắt đầu từ 1h - > 5h
2.2.4. Các hình thức trả lương
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương cho cán bộ nhân viên quản lý theo hình thức trả lương theo thời gian: công ty dựa vào thời gian làm việc thực tế, trình độ kỹ năng chuyên môn cũng như tình chất của công việc để công ty trả lương xứng đáng với những đóng góp của cán bộ nhân viên trong công ty.
Tuy nhiên theo hình thức này nó có ưu điểm là rất dễ tính toán hoạch định tiền lương, đồng thời nó phản ánh trình độ của cán bộ nhân viên. Nhưng bên cạnh đó nó có hạn chế: theo hình thức này thì chưa gắn liền tiền lương với kết quả làm việc từng người, không khuyến khích cán bộ nhân viên tận dụng triệt để thời gian lao động.
Cách thức tính lương của công ty theo công thức
Ttg= T x L Trong đó: Ttg : tiền lương theo thời gian
T: số ngày (giờ) công thực tế
L: Mức lương ngày
Ngoài ra, công ty có quỹ thưởng cho các nhân viên hoàn thành công việc, kế hoạch được giao. Quỹ thưởng của công ty xét cho nhân viên sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc mà từng người đảm nhận.
Công ty cũng trích tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cho cán bộ nhân viên. Cụ thể như sau
- Về bảo hiểm xã hội: trích 20% trên tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó
+ Công ty chịu 15% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan theo đối tượng trả lương
+ Nhân viên chịu 5% khấu trừ vào tiền lương
- Về bảo hiểm y tế: trích 3% trên tiền lương phải trả cho nhân viên, trong đó công ty chịu 2%, nhân viên chịu 1%
- Về kinh phí công đoàn: trích 3% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan. Như vậy tổng số tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn như sau
+ Bảo hiểm xã hội 20%
+ Bảo hiểm y tế 3%
+ Kinh phí công đoàn 3%
2.3. Tình hình chi phí và giá thành của doanh nghiệp
Công ty là đối tác chiến lược cùng phối hợp sản xuất kinh doanh sản phẩm với công ty Dược phẩm Nam Dược, công ty Dược phẩm Yên Bái nên việc xác định chi phí, giá thành là hết sức khó khăn. Chính vì thế, nên chỉ xét được các chi phí hiện tại của công ty như
Chi phí lưu kho: là những chi phí dùng để bảo quản các sản phẩm của công ty
Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số khấu hao phải trích khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong kỳ
Chi phí cho hoạt động bán hàng: những chi phí cho hoạt động bán hàng của công ty như điện, nước, và các chi phí liên quan khác
Chi phí cho cán bộ, công nhân viên: gồm lương của cán bộ công nhân viên và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ nhân viên
Chi phí khác như chi phí cho hoạt động nghiên cứu thí nghiệm:
Chi phí dịch vụ mua ngoài: như điện, nước, kết nối mạng internet…
Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như tiếp khách, mua văn phòng phẩm......
- Giá thành của công ty dựa vào thứ nhất là đối tác chiến lược Nam Dược và Dược Yên Bái, thứ 2 là dựa vào tình hình chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2009
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2009
Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
172.388.932.660
213.685.536.976
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
1.623.357.040
1.391.693.784
3. Doanh thu thuần về bàn hàng và cung cấp dịch vụ
10
170.765.575.620
212.293.843.192
4. Giá vồn hàng bán
11
118.557.744.891
175.164.981.465
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
52.207.830.729
37.128.861.727
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
21
1.320250.735
1.958.471.366
7. Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
22
23
1.332.575.941
970.718.481
1.711.723.009
1.711.723.009
8. Chi phí bán hàng
24
25.450.267.594
16.126.045.927
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
8.114.034.319
9.313.640.928
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
18.631.203.610
11.935.923.229
11. Thu nhập khác
31
134.848.485
9.313.640.928
12. Chi phí khác
32
106.998.684
2.270.404
13. Lợi nhuận khác
40
27.849.801
127.506.802
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
50
18.659.053.411
12.063.430.031
15. Thuế
51
4.664.763.353
441.735.083
16. Lợi nhuận sau thuế
60
13.994.290.058
11.621.694.948
Bảng 2.8 : Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty
(Nguồn : phòng kế toán)
2.4.1. Bảng cân đối tài sản của công ty
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ÍCH NHÂN
ĐVT : VNĐ
(Nguồn : Phòng kế toán của công ty)
TÀI SẢN
Mã Số
Năm 2008
Năm 2009
A. Tài Sản Ngắn Hạn
100
348.265.016.743
303.875.667.943
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
110
111
112
7.629.545.122
1.010.283.421
6.619.261.701
10.176.464.217
944.445.604
9.232.018.613
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
120
121
18.373.500.000
18.373.500.000
17.979.000.000
17.979.000.000
III. Các khoản phải thu
130
182.922.564.943
125.238.881.707
1. Phải thu khách hàng
131
165.838.526.223
115.851.478.910
2. Trả trước cho người bán
132
11.526.798.693
8.995.485.978
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
-
-
4. Các khoản phải thu khác
135
7.611.630.829
2.446.307.621
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
(2.054.390.802)
(2.054.390.802)
IV. Hàng tồn kho
140
134.235.442.087
147.374.323.214
1. Hàng tồn kho
141
134.235.442.087
147.374.323.214
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
5.103.964.591
3.106.998.805
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
152
643.107.494
489.100.420
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
4.460.857.097
2.617.898.385
B. Tài Sản Dài Hạn
200
56.543.711.218
55.443.872.102
II. Tài sản cố định
220
51.821.985.968
51.463.788.652
1. Tài sản cố định hữu hình
221
35.685.477.350
35.207.972.145
- Nguyên giá
222
94.941.155.154
90.501.419.809
- Giá trị hao mòn lũy kế
223
(59.255.677.804)
(55.293.447.664)
3. Tài sản cố định vô hình
227
12.764.332.165
12.764.332.165
- Nguyên giá
228
12.764.332.165
12.764.332.165
- Giá trị hao mòn lũy kế
229
12.764.332.165
12.764.332.165
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
3.372.176.453
3.491.484.342
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
3.925.000.000
3.925.000.000
2. Đầu tư vào công ty liên kết
252
1.675.000.000
1.675.000.000
3. Đầu tư dài hạn khác
258
2.250.000.000
2.250.000.000
V. Tài sản dài hạn khác
260
796.725.250
55.083.450
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
728.274.800
-
3. Tài sản dài hạn khác
268
68.450.450
55.083.450
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
404.808.727.961
359.319.540.045
NGUỒN VỐN
A. Nợ Phải Trả
300
126.944.032.940
101.920.924.930
I. Nợ ngắn hạn
310
123.319.134.329
98.264.962.144
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
48.207.927.338
25.242.998.187
2. Phải trả cho người bán
312
53.046.489.358
48.147.285.280
3. Người mua trả tiền trước
313
3.563.452.716
913.763.336
4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
314
8.657.801.843
11.925.684.495
5. Phải trả cho người lao động
315
5.860.112.887
2.792.357.498
6. Chi phí phải trả
316
2.684.620.524.
258.833..890
9. Các khoản phải trả phải nộp khác
319
1.298.729.663
8.984.039.458
II. Nợ dài hạn
330
3.624.898.161
3.655.962.786
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
336
3.624.898.161
3.655.962.786
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
277.864.695.471
257.398.615.115
I. Vốn chủ sở hữu
410
275.959.478.207
252.597.691.351
1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu
411
81.585.200.000
80.000.000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
112.460.000.000
112.460.000.000
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
51.509.961.947
51.509.961.947
8. Quỹ dự phòng tàì chính
418
8.627.729.404
8.627.729.404
10. Lợi nhuận chưa phân phối
420
21.776.586.856
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
1.905.217.264
4.800.923.764
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
431
919.362.924
4.967.619.424
2.Nguồn kinh phí
432
985.854.340
(166.695.660)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
404.808.727.961
359.319.540.045
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Tài sản thuê ngoài
2. Vật tư, hàng hóa giũ hộ, nhận gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6.466,82
6. Dự toán chi sự nghiệp dự án
Bảng 2.9 : Cân Đối Tài Sản của công ty
(Nguồn : phòng kế toán)
2.4.3. Phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh
Bảng 2.10 :Phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ này
Năm 2009
Năm 2008
1. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
349.335.402.678
389.897.553.589
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3.813.728.435
2.584.727.786
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
345.521.674.243
387.312.825.803
4. Giá vốn hàng bán
11
250.597.500.623
315.077.546.707
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
94.924.173.620
72.235.279.096
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
21
2.619574.074
2.386.103.764
7. Chi phí tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
22
23
2.603.300.109
1.830.074.562
2.386.103.764
2.078.080.011
8. Chi phí bán hàng
24
42.346.576.113
30.226.302.751
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
18.252.948.397
16.016.712.414
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
34.340.923.095
26.300.287.684
11. Thu nhập khác
31
200.303.030
231.996.706
12. Chi phí khác
32
172.443.650
2.270.404
13. Lợi nhuận khác
40
27.859.380
229.726.302
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
50
34.368.782.475
26.530.013.986
15. Thuế
51
8.592.195.619
4.492.378.590
16. Lợi nhuận sau thuế
60
25.776.586.856
22.037.635.396
(Nguồn : phòng kế toán)
Với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 349 tỷ đồng, đạt 44,7% so với cùng kỳ năm 2008 phù hợp với mục tiêu tăng cường hoạt động bán hàng sản xuất, giảm các hoạt động ít mang lại lợi nhuận. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 34,4 tỷ đồng , tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2008, vượt 5% so với kế hoạch. Nhiều sản phẩm được triển khai có hiệu quả và đạt 28,8 tỷ đồng.
2.4.4. Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn
Bảng 2.11 : Đánh giá cơ cấu tài sản - nguồn vốn
Tài Sản
Năm 2008
Năm 2009
% hoàn thành
Mức đạt
Tỷ lệ (%)
A. Tài sản ngắn hạn
303.875.667.943
348.265.016.743
44.399.348.800
14,068
B. Tài sản dài hạn
55.443.872.102
56.543.711.218
-1.099.839.116
-1,95
Tổng tài sản
359.319.540.045
404.808.727.961
45.489.187.916
12.66
Nguồn Vốn
Năm 2008
Năm 2009
% Hoàn thành
Mức đạt
Tỷ lệ (%)
A. Nợ phải trả
101.920.924.930
126.944.032.940
25.023.108.010
24,551
B. Vốn chủ sở hữu
257.398.615.115
277.864.695.471
20.466.080.356
7,951
Tổng nguồn vốn
359.319.540.045
404.808.727.961
45.489.187.916
12,66
Qua bảng so sánh cơ cấu tài sản – nguồn vốn trong 2 năm 2008 – 2009, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản dài hạn và tài sản trong ngắn hạn. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công tăng mạnh do nhu cầu kinh doanh sản xuất của công ty tăng.
Tóm lại cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty có chút ít biến đổi là do công ty vay thêm để đàu tư cho hoạt động kinh doanh. Với mức vay có tỷ lệ thấp như thế tương đối an toàn và có xu hướng sử dụng vốn vay tốt hơn
2.4.5. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh: (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát: (Tổng Tài sản/Tổng Nợ)
- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số Nợ/Tổng tài sản
Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hệ số Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho
Hệ số Doanh thu thuần/Tổng tài sản
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS)
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)
Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận trước thuế/ doanh thu
Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Hệ số lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản
Bảng: Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Đơn vị
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn
2,82
3,09
Lần
Hệ số thanh toán nhanh
1,73
1,59
Lần
Hệ số thanh toán tổng quát
3,18
3,52
Lần
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số: Nợ/Tổng tài sản
31,35
28,36
%
Hệ số: Nợ/Vốn chủ sở hữu
45,68
39,59
%
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Hệ số: Vòng quay HTK
0,88
1,18
Lần
Hệ số: Doanh thu thuần/Tổng tài sản
42,18
59,08
%
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số: (ROS)
8,19
5,47
%
Hệ số: (ROE)
5,43
4,18
%
Hệ số: (ROA)
2,98
3,89
%
Hệ số: Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần
1,09
5,62
%
Hệ số: Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu
1,08
5,64
%
Hệ số: Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
8,11
5,43
%
Hệ số: Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản
5,19
4,34
%
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu tài chính
(Nguồn: Phòng kế toán)
TSLĐ: Tài sản lưu động
HTK: Hàng tồn kho
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
* Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 lớn hơn nam 2008 và đều lớn hơn 1 điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoan nợ của công ty cao
- Khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng thế
* Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- ROS: trong năm 2008 tạo ra 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 819 đồng lợi nhuận, năm 2009 100 đồng doanh thu tạo ra 547 đồng lợi nhuận.
- ROA: năm 2008 100 đồng vốn bỏ ra tạo ra được 298 đồng lợi nhuận, năm 2009 100 đồng vốn bỏ ra tạo ra được 389 đồng lợi nhuận
= > Qua 2 chỉ tiêu ta thấy tình hình tài chính của công ty là rất tốt
* Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động qua 2 năm đều rất tốt, năm sau lớn hơn năm trước cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất tốt
Phần 3 : Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt đống ản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân
3.1. Mục tiêu và phương hướng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hiện nay thị trường dược phẩm sôi động với sự cạnh tranh của rất nhiều công ty dược phẩm, để đứng vững và phát triển doanh nghiệp phải tự tìm cho mình hướng đi thích hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng doanh nghiệp. Với chiến lược đúng đắn bản thân công ty phaỉ xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch và những biện pháo cụ thể để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
3.1.1. Mục tiêu và kế hoạch của công ty trong thời gian tới
Trở thành công ty dược phẩm danh tiếng, có uy tín cao với các sản phẩm chất lượng, độc đáo từ dược liệu tại Việt Nam
Nghiên cứu và phát triển các bài thuốc quý, cây thuốc quý của nước ta
Tạo dựng các sản phẩm vì sức khỏe người Việt
Phát triển các giá trị thuần Việt, cố gắng từng bước xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu Việt Nam ra thế giới
Mở rộng thêm thị trường tiêu thụ trong nước
Mức lương của cán bộ công nhân viên trong công ty phải đạt được từ 3.000.000đ trở lên
3.1.2. Phương hướng phát triển công ty
3.1.2.1. Phương hướng phát triển tiêu thụ
Công ty đang có kế hoạch mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ở trong nước. Như mở rộng thêm các vùng miền, mở thêm các đại lý tiêu thụ sản phẩm là
Miền Bắc : Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam...
Miền Trung : Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam...
Miền Nam : Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu...
Và công ty đang có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường nước ngoài như ở khu vực Đông Nam Á đang là ưu tiên vì có các nước Đông Nam Á có những đặc điểm tương đồng với nước ta.
3.1.2.2. Phương hướng phát triển sản phẩm
Để trở thành công ty dược phẩm danh tiếng, có uy tín thì công ty đã xác định phương hướng phát triển sản phẩm là phải lấy chất lượng sản phẩm, độc đáo từ dược liệu làm chủ yếu. Công ty luôn luôn phát triển các giá trị thuần Việt vào trong mỗi sản phẩm của mình. Như sản phẩm Hamega được chế biến từ cây thuốc quý của nước ta là cây Diệp hạ châu, hay các sản phẩm Bảo Xuân, An Mạch Ích Nhân... đều được chiết xuất từ cây thuốc quý của nước ta.
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân.
3.2.1. Về mặt tổ chức
- Các bộ phận chức năng phải có đủ trình độ và năng lực đảm đương công việc của mình qua việc thực thi nhiệm vụ và tự nghiên cứu trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chủ động và năng động tìm kiếm đối tác, liên doanh liên kết với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất.
- Cần thiết phải có tăng cường năng lực công tác của phòng kế hoạch, nghiệp vụ, trước yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tình hình mới.
+ Các bộ phận nghiệp vụ chức năng quản lý phải từng bước ổn định nghiệp vụ, phân công trách nhiệm cụ thể.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách đảm nhận từng công tác từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu giao dịch ký kết với khách hàng đến khi nghiệm thu sản phẩm, giải quyết khẩn trương chính xác công việc hàng ngày, tránh những chậm chễ sai sót gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Sắp xếp lại bộ máy văn phòng hợp lý để cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả hơn, nâng cao vai trò quản lý ở các bộ phận, phòng ban, thực hiện tốt các kế hoạch được giao.
+ Giữ vững đoàn kết thống nhất giữa Đảng uỷ chính quyền công đoàn và đoàn thanh niên trong Công ty.
+ Tăng cường thêm dược sỹ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng trong khâu bán hàng, trong khâu nghiên cứu để hướng dẫn chăm sóc khách hàng được tốt hơn nữa, nghiên cứu được nhiều sản phẩm mới độc đáo và nâng cao thêm sản phẩm chất lượng cũ.
3.2.2. Về trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty
Ngoài những cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ cao thì công ty nên cho những cán bộ nhân viên ít kinh nghiệm hay trình độ chưa vững đi học để trau dồi, nâng cao kinh nghiệm kiến thức. Cho các cán bộ nhân viên sang học hỏi tại nhưng nước có nền y học tiên tiến.
3.2.3. Về mặt tài chính
- Hoạt động tài chính của nhà máy phải theo nguyên tắc tập chung, hoạt động tài chính sẽ có quy chế vay hoặc giao vốn để đảm bảo đồng vốn có hiệu quả nhất, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý điều hành.
- Tập chung khai thác các nguồn lực về tài chính tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng nguồn vay tín dụng, các nguồn vay trong nước cũng như nguồn vay nhàn rỗi của cán bộ công nhân trong nhà máy.
- Tích cực chủ động đẩy nhanh công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn và các khoản nợ ứ đọng tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh. Tăng cường quản lý vốn và các nguồn lực trong nhà máy để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Về mặt đầu tư
Công ty cần phải luôn luôn thay đổi các thiết bị máy móc phụ vụ cho hoạt động thường ngày, hoạt động kinh doanh của công ty khi có hỏng hóc để tiến độ công việc được thực hiện đúng thời gian kế hoạch. Hay sửa chữa kịp thời các thiết bị máy móc bị hỏng vẫn còn sử dụng được. Đặc biệt bộ phận nghiên cứu thí nghiệm cần phải luôn thay đổi công nghệ để phù hợp với trình độ kỹ thuật hiện đại.
Để không thua kém các đối thủ cạnh tranh. Công ty cũng cần phải đầu tư điện tử hóa toàn bộ kênh phân phối bằng phầm mềm quản trị hiện đại hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.5. Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
Công ty cần phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng ở các đại lý thuộc kênh phân phối để phục vụ khách hàng được tốt hơn, cạnh tranh với các đối thủ. Bên cạnh đó công ty lên phân khu vực để cho dể quản lý tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng tránh tình trạng như hiện tại của công ty rất dễ làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Có người quản lý kênh phân phối giúp công ty nắm rõ hơn được tình hình tiêu thụ sản phẩm ở những nơi đó đưa ra điều chỉnh phù hợp với những diễn biến không có lợi cho công ty. Đây cũng là 1 biện pháp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ cạnh tranh
3.2.6. Mở rộng khai thác thị trường
Hiện tại, công ty có thị trường tiêu thụ sản phẩm rất rộng lớn khắp 3 miền. Để nâng cao thêm hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận công ty nên có kế hoạch mở rộng thêm thị trường không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Ngoài việc mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty nên nâng cao chất lượng phục vụ tại các hệ thống phân phối cũ và hệ thống phân phối sản phẩm mới đây cũng là cách để duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ của công ty.
3.3. Định hướng đề tài
3.3.1. Tên đề tài nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty em nhận thấy công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường vì thế em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp “Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân ”.
3.3.2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là một điều rất khó khăn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe doạ, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Để làm được điều này doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị trường, theo khách hàng và phải áp dụng các hoạt động Marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện một chính sánh Marketing-mix với những chiến lược và biện pháp cụ thể sẽ là công cụ cạnh tranh sắc bén và hiệu quả của doanh nghiệp để đi đến thành công.
Từ nhận thức trên, trong quá trình thực tập, tìm hiểu tại Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Chiến lược Marketing – mix nhằm mở rộng thị trường cho công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân ”.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, kể từ ngày thành lập, Công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân đã có những bước phát triển vững mạnh góp phần đáng kể vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó góp phần cổ vũ nền Y học, Dược phẩm Việt Nam ngày càng phát triển. Những gì mà công ty đang làm được cả người tiêu dùng và Tổng Hội y học Việt Nam công nhận điều đó được thể hiện qua giải cúp vàng “vì sức khỏe người Việt”.
Công ty có trách nhiệm đóng góp cho Nhà nước và xã hội điều đó được thế hiện qua việc tạo ra được khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tình trạng thất nghiệp của cả nước, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bên cạnh đó công ty còn đóng góp cho nhà nước các khoản nghĩa vụ của công ty.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tốt, giải quyết được nhiều vấn đề như giảm tỷ lệ thất nghiệp cho lao động trong nước, thúc đẩy Y học Việt Nam phát triển.
Lời Cảm Ơn
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân, em đã thu được nhiều bài học bổ ích. Đây là một trong những cơ hội để em có thể học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm kiến thức cho bản thân. Trải qua quá trình thực tập 3 tháng từ 27/12/2010 – 18/03/2011, em đã hoch hỏi và nâng cao được nhiều kiến thức thực tế, vận dụng các lý thuyết đã học được trên giảng đường vào thực tế. Trong quá trình thực tập nhờ được tiếp xuc với hoạt động Marketing của doanh nghiệp em cũng đã làm quen được với một số công việc thực tế như đi thị trường, hay lập lập 1 kế hoạch Marketing, đưa ra ý tưởng cho công việc, nhờ đó củng cố và phát huy những kiến thức đã học được tạo điều kiện trong việc thu nhận kinh nghiệm.
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp này đã giúp cho sinh viên chúng em thấy tự tin hơn khi chuẩn bị bước vào cuộc sông với hành trang tri thức mà các thầy, cô tận tình dạy bảo.
Em xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn Hoàng Thị Huệ đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Và cháu, em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong công ty Dược phẩm Ích Nhân đã tận tình giúp đỡ trong thời gian thực tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị Marketing- báo cáo thực tập 2011 công ty TNHH Dược phẩm Ích Nhân.doc