Xuất phát từ quan điểm về xây dựng các chương trình hành động về môi
trường, đề tài đề xuất 6 chương trình hành động: Chương trình hành động 1:
Tiến hành điều tra, giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh;
Chương trình hành động 2: Chính sách và giải pháp; Chương trình hành
động 3: Xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, tai biến; Chương trình
hành động 4: Giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; Chương
trình hành động 5: Tăng cường năng lực cơ quan quản lý và giám sát môi
trường; Chương trình hành động 6: Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế và thu hút sự
tài trợ nhằm thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường.
151 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4320 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở sử dụng tối đa các nguồn lực phát triển, đồng thời có thể thiết lập được một cơ
cấu phát triển ngành phù hợp. Tuy nhiên trong phần lớn các quy hoạch phát triển
ngành mới chú ý đến sự phát triển và lợi ích của ngành mình, chưa cân nhắc đến sự
phát triển và lợi ích của các ngành khác, vì vậy dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong
sử dụng tài nguyên và môi trường cho mục đích phát triển chung. Chính vì thế quy
hoạch môi trường sẽ gắn kết những vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên trong các quy hoạch để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và
các ngành một cách bền vững nhất.
Để hướng dẫn các vấn đề cơ bản trong quy hoạch môi trường, năm 1998 Cục Môi
trường thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã đưa ra tài liệu “Phương
pháp luận quy hoạch môi trường”. Theo tài liệu này quy hoạch môi trường được
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 120
hiểu là: “Quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các
chính sách và biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực, đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững”.
Theo đó quy hoạch môi trường có thể xem là giải pháp nhằm thống nhất giữa phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ tài nguyên - môi trường.
4.1.2. Nội dung của quy hoạch môi trường
Quá trình xây dựng quy hoạch môi trường thông thường được tiến hành theo các
bước sau đây:
Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên, môi trường và tình
hình kinh tế - xã hội của lãnh thổ quy hoạch, ở đây là tỉnh Quảng Trị. Xây dựng và
hoàn thiện cơ sở dữ liệu về môi trường.
Dự báo và đánh giá tác động môi trường từ các mục tiêu phát triển của phương án
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xu thế phát triển kinh tế - xã hội, xu thế diễn
biến tài nguyên, môi trường trong vùng quy hoạch. Bao gồm việc tính toán dự báo
tải lượng các chất ô nhiễm và đánh giá những tác động đến môi trường khi thực
hiện các chỉ tiêu phát triển. Việc dự báo phải dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
Phân vùng lãnh thổ phục vụ cho quy hoạch môi trường và dự báo các vấn đề tài
nguyên, môi trường bức xúc trong các đơn vị phân vùng lãnh thổ đã được phân
vùng.
Lập quy hoạch môi trường: Đề xuất các ý tưởng và giải pháp quy hoạch môi
trường; xác định các dự án ưu tiên và các giải pháp thực hiện.
Xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường để thể hiện một cách trực quan các ý đồ
quy hoạch.
Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
bảo vệ môi trường và tài nguyên nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.
4.1.3. Các phương pháp và công cụ trợ giúp xây dựng quy hoạch môi trường
Hiện nay có nhiều phương pháp được dùng trong quy hoạch môi trường. Mỗi một
phương pháp đều có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng. Dưới đây là một số
phương pháp chính:
Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu
Phương pháp đánh giá tác động môi trường tích hợp (thực chất là đánh giá tác
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 121
động môi trường chiến lược).
Phương pháp phân vùng môi trường hay phân vùng lãnh thổ phục vụ quy
hoạch môi trường.
Phương pháp bản đồ và GIS
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp chuyên gia
Các phương pháp phân tích tính hợp lý của việc sử dụng đất đai
Các phương pháp phân tích tính chịu tải của môi trường
Kết hợp phân tích tính tích hợp của đất đai với phân tích khả năng chịu tải
Các phương pháp dựa trên sự tham gia cộng đồng
4. 2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG
THỂ TỈNH QUẢNG TRỊ.
4.2.1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ
Nguyên tắc xây dựng bản đồ dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội, những
chức năng môi trường của các vùng đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
4.2.2. Nguyên tắc chú giải bản đồ
Dùng màu và tông màu thể hiện những định hướng phát triển ưu tiên các ngành
kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương mại - dịch vụ)
làm phông của bản đồ. Dùng nét trải để thể hiện những dự kiến phát triển các tụ
điểm dân cư (mở rộng thị xã, tiến tới trở thành thành phố, mở rộng thị trấn trở thành
thị xã,…). Dùng các ký hiệu khác thể hiện các điểm du lịch, khoáng sản, hành
chính, giao thông vận tải,…
4.2.3. Phân vùng bảo vệ môi trường
Từ các chức năng môi trường của các vùng trình bày ở trên (chương 3), để quy
hoạch bảo vệ môi trường tổng thể được căn cứ vào các vấn đề dưới đây:
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tính trội của từng vùng, lợi thế của các đối tượng sản
xuất.
Căn cứ vào xu thế phát triển chung của tỉnh Quảng Trị trong mối tương quan với
toàn vùng và cả nước về bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường của tỉnh
Quảng Trị.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 122
Căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương.
Trên cơ sở của 4 căn cứ này lồng ghép với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Trị tiến hành xây dựng bản đồ quy hoạch bảo vệ
môi trường tổng thể của tỉnh.
4.2.4. Mô tả các vùng bảo vệ môi trường
Tỉnh Quảng Trị được quy hoạch thành 4 vùng bảo vệ môi trường (Hình 4.1) nhìn từ
góc độ đồng nhất về lãnh thổ: vùng núi và gò đồi, vùng đồng bằng, vùng ven biển
và hải đảo, vùng đô thị. Đối với từng vùng được nhìn nhận dưới góc độ tính trội. Từ
đó thể hiện những nội dung cần được bảo vệ cũng như những giải pháp giảm thiểu
những tác hại đến môi trường
4.2.4.1 Vùng núi và gò đồi (Hình 4.1)
Đối với vùng núi và gò đồi với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội như công
tác phục hồi, bảo vệ, phát triển du lịch và du lịch sinh thái. Mặt khác xây dựng hành
lang kinh tế đường 9, xây dựng khu thương mại Lao Bảo.
Để phục vụ các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, phát triển một cách
bền vững với các giải pháp, nội dung bảo vệ môi trường của vùng này như sau:
Rừng với chức năng môi trường là giữ nguồn nước ở thượng nguồn, là tài nguyên
thiên nhiên của ngành kinh tế. Các vườn Quốc gia như Đakrông ngoài chức năng
môi trường giữ nguồn nước, còn là chức năng môi trường giữ gìn tính đa dạng sinh
học, giữ gìn ngân hàng gen. Rừng đầu nguồn là bảo vệ cho thủy điện Rào Quán. Từ
đó nội dung bảo vệ môi trường là phục hồi, phát triển và bảo vệ rừng. Ngăn cấm
triệt để việc phá hoại rừng hoặc khai thác rừng không có quy hoạch.
Vùng núi và gò đồi với tài nguyên khoáng sản thuộc tài nguyên không tái tạo, vì
vậy việc khai thác để phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai cũng gây nên những
tác hại tới môi trường như môi trường không khí, môi trường nước. Đối với môi
trường nước không chỉ đối với vùng núi và gò đồi mà còn ảnh hưởng tới các vùng
khác. Do đó biện pháp bảo vệ môi trường đối với các điểm khai thác, chế biến đá
xây dựng,…cần được đánh giá tác động môi trường, đặc biệt đối với nguồn nước
thải.
Đối với môi trường đất tại vùng núi và gò đồi còn nhiều diện tích hoang hoá với chủ
trương trồng rừng, cải tạo đất như phát triển cây công nghiệp dài ngày, phát triển
lâm nghiệp và cây ăn quả. Để phục vụ chủ trương đó cần có quy hoạch phát triển
một mạng lưới hồ chứa nước nhỏ phục vụ nguồn nước tưới và giữ ẩm cô cây trồng
vào mùa khô, tạo thêm các cảnh quan sinh thái,…
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 123
Hình 4.1. Bản đồ quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 124
Đối với các mô hình phát triển kinh tế như mô hình trang trại, mô hình kinh tế nông
– lâm nghiệp, mô hình vườn đồi, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ thích hợp
phát triển kinh tế - xã hội tại vùng núi và gò đồi, đã, đang và sẽ được phát triển ở
đây cần được đánh giá một cách nghiêm túc về mặt tích cực cũng như tiêu cực đối
với môi trường. Trong quá trình xây dựng các mô hình đều liên quan tới môi trường
đất như phát quang, chặt cây, mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở hạ tầng đều có
những tác động tới môi trường. Vì vậy việc giao đất cho các chủ trang trại cần được
tính toán tới vị trí giao đất, tới những ảnh hưởng tới môi trường. Do đó cần có quy
hoạch cụ thể, cần kiểm tra kịp thời ngăn chặn những tác hại tới môi trường.
Đối với tài nguyên du lịch của vùng, khi phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo
hiểm, du lịch lịch sử, du lịch cảnh quan, hình thành các tuyến du lịch…việc xây
dựng các cơ sở phục vụ du lịch cũng tác động tới môi trường. Để phát triển du lịch
bền vững, vấn đề môi trường du lịch cần có những chế tài, những quy chế nhằm hạn
chế tác động xấu tới môi trường.
Việc phát triển hành lang kinh tế đường 9 và trung tâm thương mại dịch vụ Lao Bảo
với việc phát triển cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích khu thương mại dịch vụ sẽ tác
động tới môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, môi trường đô
thị, môi trường kinh tế - xã hội (các tệ nạn xã hội),…Vì vậy cần có quy hoạch cụ
thể, bước đi cụ thể. Mặt khác phải thường xuyên theo dõi kiểm tra nhằm hạn chế
những tác động xấu tới môi trường.
Đối với vùng núi và gò đồi thường xảy ra những tai biến địa chất, thiên tai tác hại
không nhỏ tới môi trường sống của người dân. Vì vậy việc khoanh vùng thường xảy
ra các dạng tai biến địa chất cũng như các vùng chịu tác hại của các thiên tai, cần có
biện pháp cảnh bảo hoặc tổ chức di dân.
Cư dân sống ở vùng này gồm nhiều dân tộc, với phong tục, phương thức canh tác,
trình độ dân trí về môi trường khác nhau. Từ đó cần có biện pháp giáo dục về môi
trường nhằm nâng cao dân trí của cư dân, cung với nhà nước, với các đoàn thể, với
các doanh nghiệp, với các chủ trang trại trong việc bảo vệ môi trường. Mặt khác khi
phát triển các cơ sở hạ tầng cần có sự đồng thuận của người dân.
4.2.4.2 Vùng đồng bằng(Hình 4.1)
Đối với vùng đồng bằng trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội là trồng lúa, nuôi trồng
thuỷ sản nước lợ, xây dựng hành lang kinh tế quốc lộ 1A. Ngoài ra tỉnh chủ trương
khôi phục các làng nghề truyền thống.
Vùng đồng bằng đối với môi trường, chủ yếu là môi trường nông thôn. Đối với môi
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 125
trường nông thôn với việc phát triển nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm buộc người dân sử dụng các hoá chất, thuốc bảo vệ thực
vật,…gây nên sự ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước. Từ hiện trạng môi
trường nông thôn, môi trường đất bị ô nhiễm bởi phân bón hoá học và thuốc bảo vệ
thực vật, do tình trạng lạm dụng quá mức, kém hiểu biết của người dân dẫn đến tình
trạng suy thoái đất nông nghiệp. Ô nhiễm suy thoái đất còn do các hoạt động công
nghiệp trong vùng. Mặt khác môi trường đất ở đây còn chịu ảnh hưởng của biển gây
nên đất bị mặn hoá và đất chua phèn hoá.
Môi trường nước tại vùng đồng bằng, nơi các đoạn sông chảy qua trực tiếp nhận
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa được xử lý từ vùng núi và gò đồi,
vùng đô thị làm cho chất lượng nước mặt ở vùng này bị ô nhiễm. Mặt khác môi
trường nước kể cả nước mặt và nước dưới đất do lối sống và tập quán canh tác của
người dân dẫn đến môi trường nước kém chất lượng.
Đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản do phát triển khá mạnh, nước thải của các cơ
sở này đều không có hệ thống xử lý, nước thải đổ thẳng ra môi trường gây nhiễm
mặn cho các vùng đất lân cận.
Tại các làng nghề ở vùng nông thôn, mặc dù quy mô còn nhỏ, chất thải còn ít song
cũng gây ô nhiễm môi trường có tính cục bộ tại các làng nghề.
Nước sạch sinh hoạt cho cư dân vùng đồng bằng mặc dù đã có những công trình cấp
nước sạch chủ yếu tại các thị trấn, huyện, đối với cư dân vùng nông thôn còn hạn
chế, nước sinh hoạt cho cư dân vùng nông thôn còn rất thấp chủ yếu sử dụng nước
mặt.
Đối với vệ sinh môi trường nông thôn còn phức tạp do ý thức của người dân. Chất
thải rắn ở vùng đồng bằng, đặc biệt sau các vụ thu hoạch như phân gia súc, các phần
dư thừa của cây trồng. Song việc thu gom phân rác của các gia đình đường làng ngõ
xóm chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với môi trường nông thôn tại vùng đồng bằng nơi thường chịu những thiên tai
như bão, lũ lụt,…hậu quả của những trận bão, lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ tới môi
trường nước, môi trường đất cũng như môi trường sống của cư dân nơi đây. Vấn đề
thiên tai bão, lũ lụt…với những kinh nghiệm trong những năm qua, để hạn chế tác
động xấu tới môi trường với phương châm 4 tại chỗ. Để thực hiện phương châm
này một cách hiệu quả cần cụ thể hoá và tiến hành chuẩn bị nhằm hạn chế những
thiệt hại về người và của cũng như việc xử lý môi trường sau tai biến.
4.2.4.3 Vùng ven biển và hải đảo
Chức năng của vùng này là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch nghỉ
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 126
ngơi và bãi tắm, du lịch sinh thái đảo (đảo Cồn Cỏ) và vị trí chiến lược bảo vệ quốc
phòng.
Đối với những hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua phát
triển mạnh góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều nơi trong
vùng đào ao, nuôi tôm của các hộ dân. Hoạt động đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chủ
yếu bằng phương pháp huỷ diệt như bằng chất nổ, bằng lưới có mắt lưới quá nhỏ
gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường vùng biển và vùng ven biển.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản bằng đào ao nuôi tôm ồ ạt dọc theo các cửa sông,
vùng cát ven biển gây nên sự xáo trộn, biến đổi địa hình của vùng này. Nước thải
của hoạt động nuôi tôm không chỉ có nguy cơ mà thực tế đã gây nhiễm mặn, nhiễm
bẩn các chất hữu cơ và hoá chất tới môi trường nước, môi trường đất.
Hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản như xây dựng cảng Cửa Việt, cảng
Cửa Tùng
4.2.4.4 Vùng đô thị(Hình 4.1)
Thị xã Đông Hà trong những năm tới phát triển cả về không gian và cả về các
ngành kinh tế của một thị xã, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, nâng cấp
thành thành phố cấp 3. Từ hiện trạng môi trường được trình bày ở chương 2, những
vấn đề bất cập về môi trường của thị xã như: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không
khí (có tính cục bộ), cây xanh trong đô thị, chất thải rắn và bãi chôn cất, chất thải y
tế, vệ sinh môi trường,…Vì vậy việc thể hiện trên bản đồ với các ký hiệu như ô
nhiễm môi trường công nghiệp, ô nhiễm môi trường đô thị. Việc đề xuất các giải
pháp giảm thiểu tác hại của việc ô nhiễm môi trường đô thị bao gồm nhiều biện
pháp như: Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt,
nước cho công nghiệp, tăng cường việc trồng cây xanh trong đô thị nhằm cải thiện
môi trường không khí,…
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 127
CHƯƠNG 5 . XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2020
5. 1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quan điểm và mục tiêu của quy hoạch môi trường nhằm sắp xếp tổ chức không gian
và sử dụng các thành phần môi trường, yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng
môi trường và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng nhằm phát triển
bền vững.
Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2010
và tầm nhìn 2020 để thực hiện nội dung quy hoạch môi trường, phát triển bền vững.
Lựa chọn các chương trình dự án phù hợp với từng vùng, khu vực kinh tế trọng
điểm.
Đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:
+ Đề xuất các dự án môi trường mang tính trọng điểm và sắp xếp thứ tự ưu tiên
thực hiện.
+ Biện pháp tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, ban ngành chức
năng trong tỉnh.
+ Lập tiến độ thực hiện các chương trình kế hoạch
5. 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN 2020
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. (Chương trình
hành động số 17-CTHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Trị)
Phấn đấu đến năm 2010, có 100% các cơ sở sản xuất mới được xây dựng áp
dụng cộng nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử
lý chất thảI đạt tiêu chuẩn môi trường .
+ 70% cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc chứng chỉ của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường
-ISO 14001.
+ Nâng độ che phủ rừng đạt 43%.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 128
+ Khôi phục 50% rừng đầu nguồn, 50% các khu vực khai thác khoáng sản và
40% các hệ sinh thái bị suy thoái.
+ 40% các khu nội thị, 70% các khu công nghiệp, khu kinh tế-thương mại, làng
nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. 90%
chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ công nghiệp được thu gom, xử lý trên 60%
chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.
+ 40% các thị xã, thị trấn có hệ thống tiêu thoát nước theo đúng tiêu chuẩn quy
định.
+ 90% các tuyến đường nội thị có cây xanh, tăng diện tích đất công viên ở các
đô thị.
+ 95% dân số đô thị, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh.
+ 30% hộ gia đình và 70% doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phân loại rác thải
tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng thu gom rác thải.
+ 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
phải được đưa vào các khu quy hoạch công nghiệp và làng nghề.
+ 90% số hộ ở đô thị, 80% số hộ ở nông thôn cam kết tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường , tự quản vệ sinh môi trường các đường phố các khu dân
cư.
Phấn đấu năm 2020 xây dựng được ít nhất một nhà máy tái chế chất thải trên
địa bàn của tỉnh, để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái
chế.
+ 100% dân số đô thị, 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh.
+ 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường hoặc chứng chỉ của hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi
trường .
+ Nâng độ che phủ rừng lên 47%.
Để thực hiện mục tiêu trên cần xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ môi trường,
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở dự báo những biến động
môi trường trong quan hệ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Đưa ra các giải
pháp để thực hiện quy hoạch môi trường, các định hướng cải thiện chất lượng môi
trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đề xuất các dự án ưu tiên
trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh trong giai đoạn 2006-
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 129
2010 và định hướng đến năm 2020; Điều phối quan hệ giữa các cơ quan đầu tư sản
xuất và phát triển kinh tế (doanh nghiệp trong và ngoài nước) với các cơ quan quản
lý môi trường; Tổ chức quản lý môi trường theo vùng quy hoạch, tạo cơ sở cho việc
lựa chọn địa điểm phù hợp nhất về môi trường cho các dự án xây dựng khu công
nghiệp, khu đô thị, các cửa khẩu và các khu du lịch vui chơi giải trí. Đảm bảo chất
lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian, chức năng môi trường (khu
vực cung cấp tài nguyên, tổ chức sản xuất, tổ chức dân cư và chứa thải); Đảm bảo
các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trường như trình độ năng lực đội ngũ cán bộ
môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư,… Đề xuất các chương trình, nội
dung chính về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị:
Chương trình hành động 1:
Tiến hành điều tra, giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.
Thống kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có của tỉnh và Trung ương
Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này dưới góc độ giữa
môi trường kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên.
Đánh giá các phương thức quản lý của địa phương
Xem xét những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường đối
với nguồn tài nguyên này.
Đánh giá việc vận chuyển, buôn bán nguồn tài nguyên này trên địa bàn toàn
tỉnh, với các vùng lân cận, với Quốc tế qua các cửa khẩu và cảng.
Chương trình hành động 2:
Chính sách và giải pháp
Đánh giá việc thực thi pháp luật, chính sách, thể chế của luật môi trường, đặc
biệt luật môi trường 2005 của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng
như của người dân tỉnh Quảng Trị.
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích sự
tham gia của các cá nhân, tổ chức và cộng đồng, đặc biệt đề cao trách nhiệm
của các cơ sở kinh doanh và dịch vụ.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sạch. Khuyến
khích các hoạt động đầu tư và đóng góp của nhân dân để xử lý các vấn đề môi
trường.
Xem xét việc đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đảm
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 130
bảo hạn chế tác động tới môi trường và không ngừng nâng cao năng suất lao
động của các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp của
tỉnh.
Đầu tư bảo vệ môi trường phải được lồng ghép với các chương trình, dự án
trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Đảm bảo nguồn chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Tăng dần tỷ lệ chi ngân
sách nhà nước hàng năm phù hợp hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh.
Chương trình hành động 3:
Xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, tai biến
Xây dựng kế hoạch hoàn thiện những điều kiện phù hợp với phương châm 4
tại chỗ trong phòng chống thiên tai.
Xây dựng một hệ thống phòng chống cháy rừng bao gồm: các phương tiện,
nhân lực và mô hình kỹ thuật giảm thiểu hậu quả cháy rừng nhằm đảm bảo
được tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của tỉnh.
Cần tăng cường nghiên cứu và phòng trừ sâu bệnh đối với rừng thông, rừng
trồng của tỉnh.
Xây dựng một hệ thống thống nhất từ tỉnh tới địa phương khi xuất hiện các
thiên tai, tai biến địa chất từ khâu phòng chống tới khâu xử lý hậu quả của
tỉnh. Xây dựng mối quan hệ giữa tỉnh và Trung ương về phòng chống thiên tai,
cứu hộ.
Chương trình hành động 4:
Giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
Xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường. Bảo vệ
môi trường là công việc của toàn dân, của nhiều ngành song việc xác định các
đối tượng ưu tiên, các phương pháp truyền bá và tiếp cận thích hợp.
Xây dựng các chương trình giao lưu nhằm nâng cao hiểu biết về luật bảo vệ
môi trường cũng như những giá trị của các chức năng môi trường của tài
nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống, đối với chương trình xoá đói giảm
nghèo, trong việc bảo vệ nền văn hoá địa phương.
Chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, quy định, cam kết bảo vệ
môi trường, lồng ghép vào cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư, cơ quan , đơn vị.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 131
Phát triển mạnh phong trào xanh- sạch- đẹp, các phong trào quần chúng
tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách nhiệm và sự tham gia có hiệu quả
của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội, các
phương tiện truyền thông trong bảo vệ môi trường.
Phát triển các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi
trường để khen thưởng, phổ biến và nhân rộng.L
Lồng ghép những nội dung của Luật bảo vệ môi trường vào các hệ thống giáo
dục bao gồm xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp các tài liệu cho giáo
viên.
Đối với các đối tượng khách du lịch, các nhà hàng dịch vụ, các thương nhân,
các chủ trang trại, các xí nghiệp khai thác khoáng sản,... cần tuyên truyền về
môi trường nói chung và Luật môi trường nói riêng nhằm nâng cao nhận thức
về môi trường của họ, buộc họ có trách nhiệm thực hiện Luật môi trường.
Chương trình hành động 5:
Tăng cường năng lực cơ quan quản lý và giám sát môi trường
Xây dựng một kế hoạch cấp tỉnh về đào tạo kiến thức quản lý và bảo vệ môi
trường không chỉ cho các cán bộ môi trường mà còn cho các cán bộ quản lý
chính quyền, các ban ngành, các sở của tỉnh.
Tăng cường nhân lực có kiến thức, có năng lực liên quan tới việc thực hiện
những chương trình hành động bảo vệ môi trường của tỉnh.
Chương trình hành động 6:
Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế và thu hút sự tài trợ nhằm thực hiện các chương trình
hành động bảo vệ môi trường.
Để kêu gọi đầu tư, hợp tác Quốc tế, tỉnh cần có những bộ tư liệu về tài nguyên
thiên nhiên, về kinh tế - xã hội được công bố rộng rãi. Đặc biệt có thể xuất bản
các tài liệu tham khảo như về đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrông và các khu vực khác, nhằm quảng bá tiềm năng thu hút đầu tư của
tỉnh.
Với tài nguyên vị thế của tỉnh có lợi thế thu hút tài trợ Quốc tế, sự trợ giúp của
các nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA, của các hợp tác Quốc tế song phương, đa
phương,... cần có các chính sách ưu tiên, hấp dẫn của tỉnh để kêu gọi đầu tư.
Tổ chức diễn đàn đối với các đối tác, các nhà tài trợ và tiến hành hoạt động
hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin, trao đổi chuyên gia thảo luận về các chủ
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 132
đề liên quan tới bảo vệ môi trường của tỉnh.
5. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
Phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực
hiện chương trình nghị sự 21(hành động của thế kỷ 21) đòi hỏi phải kiện toàn tổ
chức, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến
huyện, thị xã và đến xã, phường. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi
trường phù hợp với chức năng nhiệm vụ của hệ thống tổ chức; Tăng cường nhân lực
cho các hoạt động quản lý môi trường; Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu chính sách
và pháp luật; Kiểm soát ô nhiễm và chất thải; mở rộng và nâng cấp hệ thống quan
trắc và phân tích môi trường; Đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
quản lý và chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từ
tỉnh đến cơ sở; Tăng cường các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh tới cơ sở. Mỗi xã, phường, thị trấn phải có 01 cán
bộ chuyên trách về môi trường.
Đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó một trong những biện pháp
thực hiện tốt chiến lược là tăng cường công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về
môi trường cho mọi người dân, cộng đồng, các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước,
các nhà ra quyết định và cán bộ quản lý Nhà nước các cấp.
Tổ chức nâng cao nhận thức về môi trường, về hệ thống quản lý môi trường (EMS)
cho cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội
thông qua việc phổ biến pháp luật (Luật bảo vệ môi trường), phổ cập hoá nhận thức
môi trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng như tập huấn, đào tạo. Thực
hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, tổ chức quần chúng tham gia các phong
trào: xanh- sạch - đẹp,… Cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường, gia đình văn hoá
mới. Thông qua các phong trào để giáo dục nhận thức về môi trường.
Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đề án: “Đưa các nội dung giáo dục môi trường vào
hệ thống giáo dục quốc dân” theo chương trình chung của Nhà nước.
Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước trong
bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường và sự nghiệp của toàn dân, chỉ có thể thực hiện chiến lược bảo
vệ môi trường một cách thắng lợi với sự tham gia tự giác, tự nguyện của quần
chúng. Xây dựng tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ môi trường là công tác trọng
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 133
tâm. Tích cực phát huy vai trò của các đoàn thể thanh thiếu niên, phụ nữ, nông dân,
cựu chiến binh,…và các tổ chức phi chính phủ trong việc quyết định thực hiện xây
dựng các vùng bảo vệ đa dạng sinh học. Nghiên cứu tổ chức tư nhân tham gia các
dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn,…
Các phong trào được xây dựng, giáo dục trên cơ sở phát huy truyền thống tự cường
tự lực, anh hùng trong bảo vệ tổ quốc, anh hùng trong phát triển kinh tế-xã hội, xây
dựng đạo đức bảo vệ môi trường của nhân dân tỉnh Quảng Trị. Làm cho tất cả các
cấp các ngành, đoàn thể quần chúng, tổ chức chuyên môn nghề nghiệp đều xem
việc đóng góp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng của
mình.
Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường
Đầu tư là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ
bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường phải được xã hội hoá. Huy động
nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường. Thực hiện nguyên
tắc: “Người gây ra ô nhiễm phải xử lý hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm ”.
Hình thức xã hội hoá và nguyên tắc đầu tư này phải được quán triệt sâu rộng trong
tất cả các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các nhà quản lý đến từng người
dân trong cộng đồng.
Đa dạng hoá nguồn lực thu hút từ nhiều nguồn: Ngân sách Nhà nước, các chính
sách kinh tế về bảo vệ môi trường, từ các dự án phát triển, đóng góp của xã hội và
nguồn viện trợ Quốc tế. Ổn định tỷ lệ ngân sách của tỉnh dành cho bảo vệ môi
trường. Xây dựng “Quỹ bảo vệ môi trường” để hỗ trợ ngân sách của tỉnh bằng các
hình thức lệ phí, đóng góp tự nguyện của nhân dân. Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài
chính có được.
Mức đầu tư bảo vệ môi trường phải được tăng trưởng theo nhịp độ tăng trưởng của
nền kinh tế địa phương . Đầu tư để bảo vệ môi trường không dưới 1%GDP, trong
đó phấn đấu dành ít nhất 1,5% tổng chi cho ngân sách, dự kiến hàng năm tăng dần
tổng chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường 5% so với năm trước. Các
doanh nghiệp được tính vốn đầu tư bảo vệ môi trường trong giá thành chi phí sản
xuất để huy động khoảng 1-2% tổng chi phí của doanh nghiệp.
Mở rộng hợp tác Quốc tế và thu hút sự tài trợ của nước ngoài
Tỉnh Quảng Trị cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước có nhiệm vụ tham gia
tích cực vào việc thực hiện các công ước Quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ
tầng ozôn, biến đổi khí hậu toàn cầu, bảo vệ các vùng đất ngập nước, kiểm soát chất
độc hại, nguy hiểm,…mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Trong nhiệm vụ hợp tác
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 134
Quốc tế cần tranh thủ sự giúp đỡ Quốc tế phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững của
tỉnh. Tích cực chủ động tham gia các chương trình dự án về hoạt động hợp tác trong
lĩnh vực môi trường và tài nguyên với các tỉnh lân cận và các nước trong khu vực.
Gắn kết chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia với chiến lược phát triển kinh
tế xã hội
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 là
một bộ phận không thể tách rời trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
thời kỳ 2006 - 2010; là cơ sở để xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của các
ngành, địa phương. Nội dung chính là xây dựng và thực hiện kế hoạch môi trường
của các vùng kinh tế và vùng đa dạng sinh học được ưu tiên cũng như các chương
trình kiểm soát ô nhiễm; xây dựng năng lực và nâng cao kỹ năng quản lý môi
trường. Gắn môi trường khi xây dựng quy hoạch của các ngành. Thực hiện các dự
án ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Đóng cửa hoặc di chuyển địa điểm các
cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; những cơ sở kỹ thuật
lạc hậu và không có khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện
các dự án cải thiện môi trường, khắc phục và nâng cao chất lượng môi trường.
Các mục tiêu và nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Trị đến
năm 2010 được cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của
các huyện thị, thị xã và các ngành.
Lựa chọn hành động ưu tiên
Việc lựa chọn hành động ưu tiên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMT luôn là
vấn đề có ý nghĩa quan trọng . Sự ưu tiên được lựa chọn theo nội dung, địa bàn và
các mối quan hệ giữa chúng với thời gian. Các chương trình ưu tiên sẽ tập Trung
vào: Bảo vệ môi trường nông thôn, đô thị (thị xã, thị trấn), công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp; biển ven bờ; giáo dục đào tạo nâng cao nhận thức; phòng chống thiên
tai và sự cố môi trường; tăng cường tiềm lực quản lý Nhà nước và bảo vệ đa dạng
sinh học.
Phân công trách nhiệm các cơ quan thực hiện
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Tài nguyên và Môi
trường phối hợp cùng các ngành, các cấp, các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường của tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo chức năng và nhiệm vụ chịu trách nhiệm lập kế hoạch,
lồng ghép nội dung của quy hoạch BVMT trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có
trách nhiệm trong việc phân bổ và tìm nguồn tài chính cần thiết để thực hiện nhiệm
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 135
vụ BVMT và kế hoạch hành động, đưa ra những biện pháp nhằm khuyến khích các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, cá nhân, các tổ chức đầu tư cho lĩnh vực BVMT.
Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã trong tỉnh căn cứ vào nội dung ghi
trong nhiệm vụ BVMT có liên quan đến ngành hoặc địa phương mình tổ chức thực
hiện.
Giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ BVMT
Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và
các địa phương, đơn vị xem xét và đánh giá thực hiện nhiệm vụ BVMT trong tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát và tổng hợp tình
hình thực hiện báo cáo Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Trị.
5. 4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN
5.4.1. Bảo vệ môi trường nông thôn
Cấp nước sạch và thu gom xử lý chất thải sinh hoạt.
Sử dụng hợp lý hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.
Mô hình làng sinh thái với môi trường sạch và xanh.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chống suy thoái đất nông nghiệp.
Quy hoạch và xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản.
5.4.2. Bảo vệ môi trường đô thị, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt và nước thải các khu đô thị.
Quản lý môi trường và chống ô nhiễm ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp.
Cấp nước sạch và vệ sinh đô thị.
Quy hoạch đô thị làm cơ sở xây dựng thành phố Đông Hà.
5.4.3. Bảo vệ môi trường biển ven bờ
Phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.
Quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ và đảo Cồn Cỏ.
5.4.4. Giáo dục đào tạo và quản lý môi trường
Phổ cập kiến thức về môi trường thông qua các đoàn thể quần chúng và
phương tiện truyền thông đại chúng.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 136
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường các cấp.
Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ môi trường
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN
STT Các chương trình ưu tiên Thứ tự ưu tiên
Cao T.bình Thấp
1 Bảo vệ môi trường nông thôn
- Cấp nước sạch và thu gm xử lý chất thải sinh
hoạt.
- Sử dụng hợp lý hoá chất, thuốc bảo vệ thực
vật và thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.
- Mô hình làng sinh thái với môi trường
trường sạch và xanh.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chống suy
thoái đất nông nghiệp.
- Quy hoạch và xây dựng mô hình nuôi trồng
thuỷ sản.
x
x
x
x
x
2 Bảo vệ môi trường đô thị, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp
- Quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt và nước thải
các khu đô thị.
- Quản lý môi trường và chống ô nhiễm ở các
khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Cấp nước sạch và vệ sinh đô thị.
- Quy hoạch đô thị làm cơ sở xây dựng thành
phố Quảng Trị .
x
x
x
x
3 Bảo vệ môi trường biển ven bờ
- Phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.
- Quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ và đảo
Cồn Cỏ.
x
x
4 Giáo dục đào tạo và quản lý môi trường
-Phổ cập kiến thức về môi trường thông qua
các đoàn thể quần chúng và phương tiện
x
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 137
truyền thông đại chúng.
-Nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi
trường các cấp.
-Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác bảo
vệ môi trường.
x
x
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả tổng hợp nguồn tư liệu thu thập của địa phương và trung ương,
kết hợp với những kết quả điều tra khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện
trạng môi trường và nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ về định hướng phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Trị rút ra
những kết luận và kiến nghị dưới đây:
1. Quảng Trị - Một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ với tài nguyên vị thế đặc biệt có
các lợi thế trong quan hệ kinh tế với các tỉnh trên tuyến Bắc – Nam và Quốc
tế trên tuyến Đông – Tây và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quảng Trị có
biển, có đồng bằng và có núi với nhiều nét đặc thù về địa hình, với khí hậu
mang tính chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, có sự phân hoá rõ rệt từ
Bắc vào Nam, giữa đồng bằng và miền núi tạo nên một vùng sinh thái đặc
thù. Quảng Trị thuộc tổ hợp sinh thái dãy Trường Sơn có tính đa dạng cao,
độc đáo và phong phú. Quảng Trị với 2 sông chính là sông Thạch Hãn và
sông Hiền Lương, 2 cảng biển (Cửa Tùng, Cửa Việt), 3 tuyến đường giao
thông chính (đường 1A, đường 9 và đường Hồ Chí Minh), đường sắt Bắc -
Nam đảm bảo giao thông thuận lợi…Khẳng định vị thế của tỉnh.
2. Quảng Trị trong những thập niên qua, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường và an ninh quốc phòng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ,
song do thiếu quy hoạch, do quản lý còn yếu kém và nhận thức về bảo vệ
môi trường chưa đầy đủ đã nảy sinh những vấn đề bức xúc về môi trường:
Thiếu nước sạch, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí cục bộ, chất thải rắn
và bãi chôn lấp, chất thải chăn nuôi gia súc, môi trường thuỷ hải sản, nước
thải, diện tích cây xanh, ô nhiễm các khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường
ven biển và các cửa sông, ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt là ô nhiễm
do sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng - đánh bắt thuỷ hải
sản. Dự báo với đà phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, các vấn đề môi
trường ở các khu vực này của tỉnh có nguy cơ trầm trọng hơn.
3. Xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và định hướng phát triển kinh tế -
xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Trị, việc
tiến hành quy hoạch chức năng môi trường của từng vùng với tính đồng nhất
về lãnh thổ, tính trội và tổng hợp, Quảng Trị được phân chia thành 4 vùng:
Vùng núi – gò đồi, vùng đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo, vùng đô thị.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 139
Đối với từng vùng được xem xét từ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, hiện trạng sử dụng nguồn tài nguyên, hiện trạng môi trường tới việc
đánh giá chức năng môi trường, những thách thức phát triển tổng hợp kinh tế
- xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng, đề xuất các giải pháp và
tổ chức quản lý.
4. Quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị, từ nguồn tài nguyên thiên
nhiên, chức năng môi trường, xuất phát từ quan điểm quy hoạch môi trường,
tiến hành xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị.
Nội dung của bản đồ thể hiện những định hướng phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ môi trường của tỉnh với các tính trội về chức năng môi trường.
5. Xuất phát từ quan điểm về xây dựng các chương trình hành động về môi
trường, đề tài đề xuất 6 chương trình hành động: Chương trình hành động 1:
Tiến hành điều tra, giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh;
Chương trình hành động 2: Chính sách và giải pháp; Chương trình hành
động 3: Xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, tai biến; Chương trình
hành động 4: Giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; Chương
trình hành động 5: Tăng cường năng lực cơ quan quản lý và giám sát môi
trường; Chương trình hành động 6: Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế và thu hút sự
tài trợ nhằm thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Khoa Giáo Trung ương và những cơ quan khác, 2001. Bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1998. Sách đỏ Việt Nam (Phần thực
vật). NXB.KHKT, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam (Phần
động vật). Tái bản lần 2, NXB.KHKT, Hà Nội.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001. Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia 2001 – 2010 (bản thảo). Nhà xuất bản thế giới.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1999. Dự án quy hoạch phòng
chống bão lũ và lũ quét tỉnh Quảng Trị.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp, 2003. Báo cáo tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông – lâm
nghiệp, thuỷ lợi tỉnh Quảng Trị.
7. Cục Thống kê Quảng Trị, 2001. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị.
8. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2002. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị.
9. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, 2005. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị.
10. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Thị uỷ Quảng Trị, 2005. Phát huy truyền thống
cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Huy
động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, xứng đáng là trung
tâm kinh tế, văn hoá phía Nam của tỉnh.
11. Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải và nnk, 2002. Bước đầu nghiên cứu, đánh
giá hiện trạng nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học tỉnh Quảng
Binh - Quảng Trị. Báo cáo Hội thảo Đề tài.
12. Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Đào Đình Bắc, Nguyễn Hiệu, 2000. Nghiên
cứu và cảnh báo tai biến thiên nhiên ở Trung Trung Bộ Việt Nam trên cơ sở
địa mạo. Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học trường ĐHKHTN,
ngành Địa lý - Địa chính.
13. Hồ Thanh Hải và nnk, 1999. Đặc điểm khu hệ thuỷ sinh vật sông Rào Quán
(Hướng Hoá, Quảng Trị) và vùng phụ cận, dự báo TĐMT khi xây dựng và
sử dụng hồ Thuỷ điện Rào Quán. Tài liệu Viện ST &TNSV..
14. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng và nnk, 1999. Tóm tắt báo cáo khoa học tổng
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 141
hợp “Nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học - kỹ thuật phòng tránh và giảm nhẹ
thiên tai lũ lụt các tỉnh Bắc Trung Bộ”.
15. Lại Huy Anh, Trần Văn Ý và nnk, 2001. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài
“Nghiên cứu địa hình - địa mạo và vẽ bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ
1:50.000”.
16. Lê Văn Thăng, 2004. Nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường
nước và không khí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ở thị xã
Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Huế.
17. Ngô Đình Tuấn, 1993. Đánh giá tài nguyên nước vùng ven biển Miền Trung
(từ Quảng Bình đến Bình Thuận). Báo cáo đề tài KC.12.03.
18. Phòng thống kê huyện Hải Lăng. Số liệu thống kê huyện Triệu Phong năm
2004.
19. Phòng thống kê huyện Triệu Phong. Số liệu thống kê huyện Triệu Phong
năm 2002.
20. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Luật bảo vệ Môi
trường. NXB Chính trị Quốc gia.
21. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chi Cục bảo vệ
thực vật, 2005. Báo cáo công tác thanh tra CN-BV & KDTV năm 2005, kế
hoạch triển khai công tác thanh tra năm 2006.
22. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn Quảng Trị (2000). Báo cáo Quy hoạch Tổng thể cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến
năm 2010. Hà Nội.
23. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, 2005. Kết quả kiểm kê đất đai năm
2005 tỉnh Quảng Trị.
24. Trần Thục, 2002. Báo cáo tóm tắt “Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc
điểm khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.
Hà Nội.
25. Trần Văn Ý, 2001. Dự báo ngập lụt tỉnh Quảng Trị và giải pháp phòng tránh.
Báo cáo tổng kết đề tài. Lưu trữ tại Viện Địa lý.
26. Trương Quang Học, 2004. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài
“Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường vùng sinh thái đặc
thù Quảng Bình- Quảng Trị”, KC.08.07. Hà Nội.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 142
27. UBND huyện Hải Lăng, 2005. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH
năm 2005 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2006.
28. UBND huyện Hướng Hoá, 2004. Báo cáo tình hình kinh tế trang trại 5 năm
2000 – 2004.
29. UBND huyện Triệu Phong, 2003. Báo cáo tóm tắt những thành tựu nổi bật
sau hơn 10 năm kết từ ngày lập lại huyện (1/5/1990-1/5/2003),
30. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Công nghiệp, 2004. Kế hoạch phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Trị 5 năm 2006 – 2010.
31. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 1998. Báo
cáo thu thập số liệu cơ bản phục vụ xây dựng bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Trị.
32. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Báo
cáo tổng kết ngành nông nghiệp và nông thôn năm 2005 triển khai kế hoạch
năm 2006.
33. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp nông thôn Quảng Trị
năm 2006.
34. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005. Báo
cáo đánh giá kết quả hoạt động 2001-2005 và kế hoạch phát triển giai đoạn
2006-2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
35. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học và Công nghệ, 2004. Quy hoạch phát
triển công nghệ khí sinh học tỉnh Quảng Trị.
36. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2003. Báo
cáo tổng kết đề tài “Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và đề xuất hệ
thống sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị cho mục đích nông, lâm
nghiệp trên quan điểm phát triển bền vững”.
37. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Thuỷ sản, 2005. Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch 2001-2005 và xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010 của ngành thuỷ
sản Quảng Trị.
38. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Thuỷ sản, 2002. Quy hoạch phát triển nuôi tôm sú
tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2001-2010.
39. UBND tỉnh Quảng Trị, Sở xây dựng, 2000. Báo cáo đề tài “Quy hoạch quản
lý thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2001-2010.
Đông Hà.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”
Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội 143
40. UBND tỉnh Quảng Trị, 4/2004. Đề án nâng cấp thị xã Đông Hà đô thị loại
III.
41. UBND tỉnh Quảng Trị, Báo cáo bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2001- 2010. Đông Hà, 10/2000.
42. UBND tỉnh Quảng Trị. Báo cáo công tác phát triển thuỷ lợi từ nay đến 2010.
43. UBND tỉnh Quảng Trị, 2006. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 tỉnh Quảng
Trị.
44. Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam, 2001. Đề án Bắc Trung Bộ, Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường. Tập tài liệu Các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ từ nay đến 2010.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaoqtcuoi_7018.pdf