Báo cáo Sử dụng công cụ geospatial đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Nghệ An

Ở tỉnh Nghệ An giá bán điện không tính theo từng vùng, từng khu vực mà được tính theo s ố kWh sử dụng. - Giá điện cho bậc thang đầu tiên (0 - 50 kWh) chỉ áp dụng cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp, thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng và có đăng ký với bên bán điện. Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp để được mua điện theo giá của bậc thang đầu tiên đăng ký theo hướng dẫn của bên bán điện. - Biểu giá từ bậc thang thứ hai trở đi được áp dụng cho các hộ thông thường và cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có đăng ký cho sản lượng điện sử dụng từ 51kWh trở lên. - Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt cho các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước là: 1.902 đồng/kWh (giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT). - Để tiết kiệm điện và hạn chế việc sử dụng điện sai mục đích thì giá điện được chia thành các bậc thang như trên. - Do thu nhập của người dân ở nông thôn, vùng núi và thành phố có sự chênh lệch nhau nên việc phân chia giá điện như trên là rất hợp lý. Ngoài ra những hộ gia đình có thu nhập cao thường sử dụng điện nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn

pdf16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Sử dụng công cụ geospatial đánh giá tiềm năng sinh khối tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO SỬ DỤNG CÔNG CỤ GEOSPATIAL ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH KHỐI TỈNH NGHỆ AN PHẦN I- TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN GVHD: PGS.TS: Văn Đình Sơn Thọ STT Họ và tên Sinh viên MSSV Lớp 1 Phan Thị Lan Hương 20104654 KTCN K55 2 Vũ Huy Lưu 20093522 KTCN K54 3 Nguyễn Thị Linh Nhâm 20104655 KTCN K55 4 Lê Văn Thông 20104824 KTCN K55 5 Nguyễn Thị Thuận 20104659 KTCN k55 Tháng 4/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN, KHAI THÁC THAN VÀ DẦU CNTD Page 2 MỤC LỤC 1.1. Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An. ......................................................... 4 1.1.1. Tình hình chung .............................................................................. 4 1.1.2. Tình hình các ngành, các lĩnh vực cụ thể. .................................... 4 1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh Nghệ An. .................................................................. 6 1.3. Nhu cầu tiêu thu năng lượng tỉnh Nghệ An........................................... 7 1.4. Các nhà máy sản xuất điện tại tỉnh Nghệ An. ....................................... 9 1.4.1. Một số nhà máy điện lớn đã phát điện ở Nghệ An và thông số ....... 9 1.4.2. Các Dự án nhà máy điện đã được khởi công xây dựng. .................. 12 1.5 Mạng lưới truyền tải điện tỉnh Nghệ An ................................................ 13 Nguồn số liệu .................................................................................................. 16 CNTD Page 3 Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8). Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. CNTD Page 4 1.1. Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An. 1.1.1. Tình hình chung - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 9,54% /năm, trong khi đó GDP bình quân cả nước đạt 6,9% trong 5 năm từ 2005-2010. - Bình quân GDP đầu người đạt 13,85 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,4 lần so với năm 2005. - Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa: - Tỷ trong công nghiệp, xây dựng tăng từ 29,30% năm 2005 lên 33,47% năm 2010. - Tỷ trọng nông nghiệp từ 34,41% năm 2005 xuống còn 28,87% năm 2010. - Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,29% lên 37,66% năm 2010. 1.1.2. Tình hình các ngành, các lĩnh vực cụ thể.  Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng khá, bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 15,13%. Những năm gần đây, Nghệ An tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn với các nhóm sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường như: xi măng, bột đá trắng, đồ gỗ, vật liệu ốp lát, dệt may, hải sản, đồ uống, thực phẩm (chè dứa, bột sắn), lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi lấp đầy các KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, xây dựng các khu công nghiệp Hoàng Mai, Nghi Lộc, Phủ Quỳ và nhiều cụm công nghiệp nhỏ ở các huyện. Nhiều nhà máy lớn được xây dựng và nâng cấp như: nhà máy xi năng Đô Lương, Anh Sơn; xây dựng các công trình thủy điện với tổng công suất trên 724 MW; nâng cấp Nhà máy bia Vinh lên 50 triệu lít/năm, rượu Volka 3 triệu lít/năm… Việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện tích cực, nhờ vậy, các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và có hiệu quả; các loại hình kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh (số doanh nghiệp trên địa bàn tăng từ 2.966 doanh nghiệp năm 2005 lên 6.530 doanh nghiệp năm 2009, và đến cuối năm 2010 khoảng 7.000 doanh nghiệp), đóng vai trò ngày càng quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và tăng thu ngân sách của tỉnh. CNTD Page 5  Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua đạt 5,26%; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao; cơ cấu kinh tế nội ngành và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Đạt mục tiêu sản lượng lương thực ổn định ở mức 1 triệu tấn/năm. Mở rộng và đầu tư thâm canh các vùng cây nguyên liệu tập trung, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp được đầu tư xây dựng và phát triển có hiệu quả. Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô công nghiệp ở Nghĩa Đàn, chăn nuôi lợn ngoại ở Đô Lương bước đầu có bước đột phá về công nghệ và chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tăng từ 32% năm 2005 lên 38,6% năm 2010. Trong lâm nghiệp Công tác quy hoạch và điều chỉnh diện tích 3 loại rừng đã chú trọng phát triển rừng kinh tế và rừng nguyên liệu (khoanh nuôi, tu bổ 40.000 ha rừng, trồng mới 21.997 ha…). Tăng độ che phủ của rừng từ 47% năm 2005 lên 53% năm 2010. Trong lĩnh vực thủy sản, đã làm tốt công tác chuyển đổi diện tích nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Hệ thống trang trại sản xuất giống thủy sản được đầu tư khá đồng bộ và hiệu quả (xây dựng 7 trại cá rô phi đơn tính, 8 trại tôm giống,2 trại giống cấp 1...). Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 64%; có 85% số dân được dùng nước hợp vệ sinh. Đời sống nông dân từng bước được nâng lên; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Dịch vụ Dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng, rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, vùng miền. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng nhanh, đạt 13,47% trong giai đoạn 2005 - 2010. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm đạt 22,90%. Số lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm. Các ngành dịch vụ khác như: vận tải, bưu chính viễn thông (đến năm 2010 đạt chỉ số 48,7 thuê bao điện thoại/100 dân), ngân hàng ... phát triển nhanh. Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, Nghệ An có nhiều thuận lợi trong phát triển du lịch. Nhận thức được điều này, thời gian qua tỉnh Nghệ An đã xác định hướng đầu tư hợp lý với mục tiêu phát triển nhanh du lịch và hội nhập du lịch cả nước cũng như khu vực, bằng sự phát huy khả năng của địa phương, sự hỗ trợ của Trung ương, đồng thời từng bước thực hiện xã hội hóa du lịch. Nghệ An đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (nâng cấp cửa CNTD Page 6 khẩu Nậm Cắn thành cửa khẩu quốc tế, hình thành của khẩu quốc gia Thanh Thủy và Thông Thụ, tiếp tục đầu tư xây dựng dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Kim Liên, nhà lưu niệm Lê Hồng Phong, khu di tích Truông Bồn), tạo dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn và có chính sách khuyến khích thu hút các nguồn vốn nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập để sóm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Ngành Du lịch Nghệ An luôn luôn coi trọng hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong nước và khu vực, như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Huế, TP Hồ Chí Minh v.v., nhằm tạo ra những hỗ trợ trong trao đổi kinh nghiệm quản lý, tham mưu quy hoạch và liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt trong lữ hành quảng bá, mở tua, tuyến du lịch, liên doanh khai thác cơ sở lưu trú. Du lịch Nghệ An cũng từng bước tăng cường hợp tác du lịch địa phương và các nước trong khu vực, trước hết là thị trường Lào, Thái Lan. Hàng năm đã có hơn 2 triệu lượt người đến Nghệ An du lịch. Thu hút đầu tư Lĩnh vực thu hút đầu tư có bước chuyển biến tích cực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm qua, đã thu hút được 224 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 51,7 ngàn tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư xã hội huy động đạt 76 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với 5 năm trước, trong đó nguồn huy động trong dân chiếm 20%, đầu tư nước ngoài 5,5%. 1.2. Cơ sở hạ tầng tỉnh Nghệ An. Về giao thông Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thuỷ 2, đường nối Quốc lộ 7 - Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1 - Đông Hồi, đường ven Sông Lam, đường phía Tây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chưa có đường ôtô đều được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đường đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đường vùng nguyên liệu, đường du lịch; các tuyến đường vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò,... Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vốn xây dựng được 1.245 km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông. Về thuỷ lợi Nhiều công trình thuỷ lợi lớn được đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp các cụm hồ đập lớn ở Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, hồ Sông Sào, hệ thống Thuỷ nông Bắc, Thuỷ lợi Nam… Kiên cố hoá 4.420 km kênh mương, đưa tổng diện tích tưới lên 225.000ha, trong đó diện tích tưới ổn định 175.000 ha. CNTD Page 7 Về nước sạch Nhà máy nước Vinh đã được đầu tư nâng cấp lên 6 vạn m3/ngày đêm, xây dựng 10 nhà máy nước (ở thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện). Tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 85%. Về điện Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình lớn, như trạm 110KV Thanh Cương, Diễn Châu, cải tạo lưới điện thành phố Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đưa điện về xã 16 công trình, 642 km đường dây hạ thế và trạm biến áp... Đến nay có 20/20 huyện, thành, thị và 460 xã có điện lưới quốc gia. Về phát triển đô thị Tập trung quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh được công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt đô thị loại III; quy hoạch, xây dựng thành lập thị xã Thái Hoà, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, Con Cuông; nhiều thị trấn, trung tâm của các huyện được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp, nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Các công trình văn hoá, xã hội đều cơ bản được triển khai xây dựng hoặc đang lập thủ tục triển khai, như: bệnh viện Đa khoa khu vực 700 giường, các bệnh viện khu vực và một số khu lâm viên ở Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc. Xây dựng xong Đền thờ Vua Quang Trung. 1.3. Nhu cầu tiêu thu năng lượng tỉnh Nghệ An. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều công trình lớn cả trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông văn hóa và xã hội. Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành; số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh, trong đó có nhiều nhà máy lớn đã được xây dựng và đi vào hoạt động như NM bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh, NM bia Sài Gòn- Sông Lam, NM Bia Hà Nội - Nam Cấm, NM Bao bì Sabeco... Do đó, nhu cầu về năng lượng rất lớn, nhất là nhu cầu về điện, xăng dầu. Các con số về nhu cầu năng lượng của tỉnh Nghệ An được tổng hợp dựa trên nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của cả nước, dân số Việt Nam, dân số Nghệ An, nhu cầu tiêu thụ năng lượng theo ngành; theo phân bố dân cư và ước lượng theo mùa. Số liệu năm 2010. CNTD Page 8  Theo ngành Bảng 1.1: Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng sơ cấp theo ngành trên cả nước Ngành Tỉ trọng Công nghiệp 39,90% Dân dụng 33,40% Giao thông vận tải 22% Dịch vụ thương mại 3,50% Nông nghiệp 1,20% Bảng 1.2: Tổng NLSC tiêu thụ của VN (KTOE) 2000 2010 32,236 32,493888 (Số liệu năm 2010 được tính tăng 8% so với năm 2000) Bảng 1.3: Tiêu thụ năng lượng sơ cấp Ngành Việt Nam (KTOE) Bình quân tiêu thụ theo đầu người cả nước (KTOE/người) Nghệ An (TOE) Công nghiệp 12,96506 0,146035834 429,3453509 Dân dụng 10,85296 0,122245535 359,4018727 Giao thông vận tải 7,148655 0,080521011 236,7317725 Nông nghiệp 0,389927 0,004392055 12,91264213 Dịch vụ thương mại 1,137286 0,012810161 37,66187289 Tổng tiêu thụ NLSC 1076,054 Tiêu thụ NLSC Nghệ An= Bình quân tiêu thụ theo đầu người cả nước (KTOE/người) x 2,94 (triệu người)  Theo thành thị, nông thôn Ở thành thị, số dân chiếm một tỉ lệ thấp (10,54%), song lại tập trung hầu hết các khu công nghiệp, nguồn tiêu thụ năng lượng lớn nhất, trong khi đó, ở nông thôn dân số đông, tuy nhiên mức tiêu thụ năng lượng chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy, có thể xem chênh lệch nhu cầu sử dụng năng lượng ở thành thị và nông thôn là chênh lệch giữa nhu cầu cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, các ngành còn lại như nhau, thì hệ số tỉ lệ tương ứng giữa thành thị và nông thôn là 33,25:1. (Bảng 1.4) CNTD Page 9 Bảng 1.4: Nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở nông thôn và thành thị tỉnh Nghệ An (TOE) Khu vực Tỉ lệ dân số Hệ số tiêu thụ Nhu cầu tiêu thụ Thành thị 10,54% 33,25 3771,083 Nông thôn 89,46% 1 962,6375  Theo mùa Nhu cầu tiêu thụ điện năng có sự khác biệt giữa mùa đông và mùa hè. Do mùa hè có nhiệt độ lớn hơn và tăng cao nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho làm mát như quạt điện, điều hòa, tủ lạnh,… tăng lên đáng kể làm gia tăng tổng nhu cầu năng lượng so với mùa đông, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ điện năng. Mùa hè, lượng điện năng có thể tăng lên đến 10% so với mùa đông cho nhu cầu làm mát. Nhu cầu về các năng lượng khác như xăng dầu cũng tăng cao hơn vào mùa hè do nhu cầu đi du lịch, nghỉ mát vào mùa này. 1.4. Các nhà máy sản xuất điện tại tỉnh Nghệ An. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11 nhà máy thuỷ điện với tổng công suất 1200MW đã được khởi công xây dựng. Các nhà máy này chủ yếu tập trung ở 2 huyện Quế Phong và Kỳ Sơn, riêng huyện Quế Phong có 7 nhà máy với tổng công suất gần 300MW. 1.4.1. Một số nhà máy điện lớn đã phát điện ở Nghệ An và thông số Tỉnh Nghệ An có 5 nhà máy điện, trong đó có một nhà máy nhiệt điện(nhà máy Nghi Sơn 1) và 4 nhà máy thủy điện(Bản Vẽ, Khe Bố, Hủa Na, Cửa Đạt), cụ thể như sau:  Nhà máy thủy điện Bản Vẽ:  Loại nhà máy: Thủy điện  Địa điểm đặt nhà máy: huyện Tương Dương, Nghệ An.  Thời gian thi công : Khởi công từ năm 2005 – 2009  Vốn đầu tư: 5.740 tỷ VNĐ  Với các thông số kĩ thuật: o Chiều dài đập theo đỉnh : 509 m o Chiều cao đập lớn nhất : 137 m o Mực nước bình thường : 200 m o Dung tích hồ chứa nước : 1,8 tỷ m3 CNTD Page 10 o Số tổ máy : 2 tổ o Công suất thiết kế : 320 MW o Loại đập : BT đầm lăn hầm dẫn nước NM hở o Khối lượng đào đắp : 3.787.103 m3 đất đá o Đổ bê tông Bê tông hở : 357.600 m3 o Bê tông ngầm : 51.300 m3 o Bê tông đầm lăn : 1.464. 103 m3 o Khoan phun : 16.103 m dài o Lắp đặt thiết bị thuỷ công : 2.496 tấn o Lắp đặt thiết bị thuỷ lực : 3.100 tấn  Là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Nghệ An  Nhà máy thủy điện Khe Bố  Loại nhà máy: thủy điện  Địa điểm xây dựng:Trên sông Cả thuộc địa phận xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An.  Vốn đầu tư: 2.146 tỷ VND  Diện tích lưu vực: 14300 km2  Với các thông số kĩ thuật: o Dung tích hồ chứa: 97,8 x 106m3 o MNDBT: 65,00 m o Mực nước chết: 63,00 m o Đập dâng: Bê tông trọng lực, cao trình đỉnh: 70m, chiều cao max: 38m, chiều dài: 365m. o Đập tràn: Bê tông trọng lực, 8 khoang, cửa van nâng hạ bằng xi lanh thủy lực. o Cửa lấy nước: Cao trình ngưỡng: 45m, nâng hạ bằng xi lanh thủy lực. o Đường ống dẫn nước: Bê tông cốt thép dài 25m, kích thước 7.15*8.3m o Công suất lắp máy: 100 MW o Công suất đảm bảo: 26.4 MW o Số lượng tổ máy: 2 tổ  Điện lượng trung binh: 442.8 triệu kWh/năm  Thủy điện Khe Bố được xây dựng nhằm mục đích chính là sản xuất điện năng và tạo nguồn cấp nước cho hạ du.  Nhà máy thủy điện Hủa Na  Loại nhà máy: Thủy Điện  Địa điểm xây dựng: Xã Đồng Văn, huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) CNTD Page 11  Vốn đầu tư: 7.000 tỷ VND  Với các thông số kĩ thuật: o Hồ chứa: 5.345km2 o đường hầm dẫn nước: 3.812,9 mét o đường kinh đường hầm dẫn nước: 7,5 mét o số tổ máy: 2 tổ o công suất: 180 MW  Mục đích xây dựng: Góp phần đảm bao an ninh năng lượng quốc gia  Nhà máy thủy điện Cửa Đạt  Loại nhà máy: Thủy điện  Vốn đầu tư: 4.900 nghìn tỷ VND  Địa điểm xây dựng: sông Chu Thanh Hóa( giáp danh tỉnh Nghệ An)  Với thông số kĩ thuật: o Công suất: 97MW o Lưu lượng thiết kế 1 tổ máy: 57.8 m³/s o Cột nước lớn nhất: 89.4 m o Cột nước nhỏ nhất:45.7m o Cột nước tính toàn:69.3m o Kích thước nhà máy: (BxLxH)m - (31x49x44.62)m o Cao độ sàn lắp máy: +47.00m o Hệ thống điện cao áp: 110KV o Chiều dài: 70 km o Số tổ máy: 2 tổ  Mục đích: góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia  Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1  Loại nhà máy: Nhiệt điện  Vốn đầu tư: 981 triệu USD  Địa điểm xây dựng: Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa( giáp danh tỉnh Nghệ An)  Với thông số kĩ thuật: o Công suất: 600MW o Số tổ máy: 2 o Sản lượng điện mỗi năm: 3,6 tỷ KWh. o Loại turbin: turbin ngưng hơi o Lượng than dung mỗi năm: 1,6 triệu tấn/năm CNTD Page 12  Công nghệ đốt than:công nghệ đốt than Antraxit  Mục đích: Góp phần đảm bảo điện an toàn và kinh tế cho khu vực Bắc Trung bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An. 1.4.2. Các Dự án nhà máy điện đã được khởi công xây dựng.  Dự án Nhà máy thuỷ điện Nhạn Hạc  Loại nhà máy: Thủy điện  Vốn đầu tư: 972 tỷ đồng  Địa điểm xây dựng: nằm trên thượng nguồn sông Hiếu  Công suất thiết kế 45MW  Điện lượng bình quân hàng năm ước đạt khoảng 200 triệu KWh  Mục đích: cung cấp 1 nguồn điện năng lớn cho đất nước, Nhạn Hạc còn mở ra cơ hội phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, củng cố quốc phòng - an ninh và tạo công ăn việc làm cho người dân các xã biên giới của huyện Quế Phong.  Công trình thủy điện Nậm Mô  Loại nhà máy: Thủy điện  Vốn đầu tư: 500 tỷ đồng  Địa điểm xây dựng: huyện Kỳ Sơn  Công suất thiết kế : tổng công suất khoảng 18MW  Điện lượng bình quân hàng năm ước đạt: 67,28 triệu KW giờ điện mỗi năm  Mục đích: đáp ứng nhu cầu điện năng trong khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng nguồn ngân sách cho địa phương; góp phần cung cấp và giữ vững an ninh năng lượng quốc gia. CNTD Page 13 1.5 Mạng lưới truyền tải điện tỉnh Nghệ An Bản đồ thể hiện mức độ phủ điện của các huyện Tỉnh Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc (Vinh), 2 thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa) và 17 huyện. Hiện nay, Nghệ An có 4 công trình thủy điện đang phát điện gồm Bản Vẽ, Bản Cốc, Bản Cánh và Sao Va với tổng công suất phát điện trên 342 MW. Nhìn chung nghệ an điện được phủ toàn bộ khắp các huyện, Nhiều nhất ở khu vực đồng bằng và thành phố. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Nghệ An vẫn còn 295 thôn, bản ở 54 xã thuộc 8 huyện chưa có điện, trong đó có 24 xã hoàn toàn chưa có lưới điện Quốc gia. Người dân những xã vùng cao này từ bao đời nay luôn sống trong cảnh “mù” và "đói" thông tin nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Theo Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An cho biết: "Nguyên nhân 24 xã chưa có điện vì đó là những xã miền núi rẻo cao, vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, đầu tư vào đó rất lớn nên chưa có điều kiện đầu tư. Chủ trương là đầu tư dần dần mang tính chất phúc lợi chứ kinh doanh thì không thể làm được". Trước nhu cầu bức thiết này, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 23/2011 NQ-HĐND ngày 9/12/2011, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% CNTD Page 14 số hộ có điện sử dụng. Chính phủ và Bộ Công thương cũng đã đồng ý cho Nghệ An lập dự án đầu tư cấp điện đến các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc chưa có lưới điện Quốc gia. Ví dụ: xã Keng Đu huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn.  Mức độ phủ điện ở các huyện như sau:  20-40% ở các huyện Kỳ Sơn và Quế Phong.  40-60% ở các huyện Tương Dương, Con Cuông, Quỳ châu.  60-80% ở các huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ.  80-100% ở TP.Vinh, thị xã Của Lò, thị xã Thái Hòa và các huyện Anh Sơn, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Yên Thành. Bảng 1.5: Bảng giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Từ 0 – 50 kWh (cho hộ nghèo và thu nhập thấp) 993 2 Từ 0 – 100 kWh (cho hộ thông thường) 1.350 3 Từ 101 – 150 kWh 1.545 4 Từ 151 – 200 kWh 1.947 5 Từ 201 – 300 kWh 2.105 6 Từ 301 – 400 kWh 2.249 7 Từ 401 kWh trở lên 2.307 CNTD Page 15  Giải thích giá bán điện ở Tỉnh Nghệ An Ở tỉnh Nghệ An giá bán điện không tính theo từng vùng, từng khu vực mà được tính theo số kWh sử dụng. - Giá điện cho bậc thang đầu tiên (0 - 50 kWh) chỉ áp dụng cho hộ nghèo và hộ thu nhập thấp, thường xuyên có mức sử dụng điện không quá 50kWh/tháng và có đăng ký với bên bán điện. Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp để được mua điện theo giá của bậc thang đầu tiên đăng ký theo hướng dẫn của bên bán điện. - Biểu giá từ bậc thang thứ hai trở đi được áp dụng cho các hộ thông thường và cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có đăng ký cho sản lượng điện sử dụng từ 51kWh trở lên. - Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt cho các đối tượng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn theo hình thức sử dụng thẻ trả trước là: 1.902 đồng/kWh (giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT). - Để tiết kiệm điện và hạn chế việc sử dụng điện sai mục đích thì giá điện được chia thành các bậc thang như trên. - Do thu nhập của người dân ở nông thôn, vùng núi và thành phố có sự chênh lệch nhau nên việc phân chia giá điện như trên là rất hợp lý. Ngoài ra những hộ gia đình có thu nhập cao thường sử dụng điện nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn. CNTD Page 16 Nguồn số liệu Phần mền: Geospatial Toolkit ge/vi-VN/Default.aspx s_opportunities_in_vietnam_vn.pdf.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcntbvpdf_1476.pdf