Báo cáo Tài chính công ty tư vấn xây dựng Long Biên

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn đứng vững đều phải quan tâm đến công tác tài chính, đảm bảo cho mình có được một nền tài chính vững mạnh, đủ sức chống chọi với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Vì vậy, vấn để đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Mong muốn của em là phân tích tài chính của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên làm cơ sở giúp cho Công ty có điều kiện hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính.

docx31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tài chính công ty tư vấn xây dựng Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG LONG BIÊN Lời mở đầu Doanh nghiệp là một tế bào của cơ thể nền kinh tế, là một mắt xích quan trọng trong chỗi mắt xích của nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh hay suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Do đó việc quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, với những ảnh hưởng to lớn của xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ thì yêu cầu đó lại càng trở lên cấp thiết. Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên là một công ty luôn được đánh giá cao là một đơn vị hoạt động hiệu quả của toàn quốc. Việc phân tích tài chính mới chỉ sử dụng những phương pháp đơn giản. Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích chưa đầy đủ, chưa xây dựng được thành một hệ thống. Nguồn tài liệu phục vụ cho công tác này chưa thật đầy đủ. Tất cả những điều đó đã dẫn đến việc sử dụng các kết quả phân tích tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.. Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành xây dựng là chu kỳ sản phẩm kéo dài, đầu tư dài, dẫn đến rủi ro cao. Vì vậy cần phải phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên và chặt chẽ để có quyết định kịp thời, giảm rủi ro trong kinh doanh. Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã dược tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.Nội dung bản báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Qúa trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên . Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên . PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG LONG BIÊN 1.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 1.1.1. Vài nét về Công ty Tên đơn vị: Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên Tên giao dịch: Long Bien conlusltant & contruction joint stock company Tên viết tắt: Long Biên C&C.,JSC Trụ sở chính: Nhà A, 404 Tập thể huyện ủy – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội Điện thoại: 04.22429087 Fax: 04.36320619 Email: xaydunglongbien@yahoo.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010690 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/01/2006 Mã số thuế số: 0101877647 do Cục thuế Hà Nội cấp ngày 27/02/2006 Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổp phần tư vấn và xây dựng Long Biên Công ty cổ phần tu vấn và xây dựng Long Biên được thành lập ng ày 20/01/2006 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhs ố 0103010690 do phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty cổ phần tu vấn và xây dựng Long Biên được thành lập trên cơ sở một xí nghiệp thộc Công ty CP cơ khí xây dựng Cấp thoát nước - Tổng công ty Xây dựng cấp thoát nước môi trường Việt Nam (VIWASEEN). Công ty có năng lực cán bộ kỹ thuậtđượcđào tạo chính quy có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành thi công xây lắp, thường xuyên đượcđào tạo bổ sung và nâng cao trìnhđộ thông qua các chương trìnhđào tạo. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TCKT PHÒNG KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH Xưởng gia công và lắp dựng Phòng thiết kế Đội thi công công trình 1.3. Chức năng của từng bộ phận 1.3.1. Giám đốc Là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trước pháp luật, các đối tác là khách hàng, nhà cung cấp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.3.2. Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Công ty theo sự phân công của giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật về những công việc được giao. Phógiám đốc Công ty do tổng giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. 1.3.3. Phòng Tài chính - Kế toán Tham mưu cho chủ nhiệm công trình về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ, theo dõi sổ sách thu chi của ban chi huy công trình, phục vụ kỹ sư tư vấn, và các khoản cấp phát, cho vay và khối lượng hàng tháng với các đội sau khi được chủ công trình duyệt. Thực hiện tất cả các chính sách của nhà nước về tài chính, chế độ bảo quản, thuế, tiền lương, cho văn phòng và các đội. Báo cáo định kỳ thanh, quyết toán công trình. 1.3.4. Phòng Khách hàng Lập tiến độ thi công chi tiết, điều chỉnh tiến độ các đội thi công sao cho phù hợp với tổng tiến độ thi công công trình. Giúp đỡ các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình và thường xuyên làm việc với kỹ sư tư vấn giám sát để thống nhất các giải pháp kỹ thuật thi công được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận. 1.3.5. Phòng hành chính Tham mưu về mặt quản lý hành chính, điều kiện ăn ở, sinh hoạt làm việc văn phòng và các tổ đội thi công. Quan hệ đối nội, đối ngoại, phong tuc tập quán địa phương, giải quyết các chế độ chính sách của nhà nước quy định. Trực tiếp quản lý điều hành bộ phận phục vụ điện nước, bảo quản thay thế, sửa chữa nhà cũ, đồ ding xe cộ, văn phòng phẩm và các thiết bị. 1.3.6. Xưởng gia công và lắp dựng Gia công nguyên vật liệu phục vụ qúa trình xây dựng Lắp, dựng, hoàn thiện công trình như lắp đạt cửa, điện, hệ thống cấp thoát nước cho công trình xây dựng 1.3.7. Phòng thiết kế Thiết kế bản vẽ kỹ thuật công trình Dự trù nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng 1.3.8. Đội thi công công trình Thực hiện nhiệm vụ do chủ nhiệm công trình giao và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình. Lãnh đạo đôi có nhiệm vụ lo nơi ăn chỗ ở, làm việc, kho xưởng, bến bãi, phương tiện, thiết bị nhân lực phù hợp với tiến độ, công nghệ thi công. Kiểm tra đôn đốc hàng ngày về quy trình thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng. Các phòng nghiệp vụ cùng các đội là một thể thống nhất có trách giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được chủ nhiệm công trinh giao. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG LONG BIÊN 2.1. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên Tư vấn thiết kế quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết đối với đô thị, khu công nghiệp và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế nội, ngoại thất các công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế các công trinhg đuờng bộ, thiết kế cấp thoát nước, thiết kế đường dây và trạm biến áp. Thi công các công trình xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, công trình điện. Sản xuất các sản phẩm kim loại, gỗ cho kiến trúc xây dựng. Khai thác, mua bán nguyên vật liệu xây dựng. Mua bán thiết bị máy công nghiệp, xây dựng, văn phòng 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 2.2.1. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty Sơ đồ 2.1: Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chung Tiếp nhận dự án Nghiên cứu hợp đồng và tài liệu liên quan Lập kế hoạch thiết kế và dự toán Thẩm định Thi công Nghiêm thu, bàn giao công trình Thanh lý hợp đồng và lưu hô sơ (Nguồn: PhòngKhách hàng) Mô tả các bước thực hiện: Buớc1: Tiếp nhận dự án Phòng Khách hàng tiếp nhận dựán từ chủđầu tư và khách hàng Bước 2: Nghiên cứu hợp đồng và tài liệu liên quan Chủ nhiệm dựán liên hệ với các bộ phận chức năng của Công ty và khách hàng để nhận được các tài liệu liên quan đến dựán. Lập danh sách tài tiệu để được quản lý Bước 3: Lập kế hoạch thiết kế và dự toán Đểđảm bảo kết quả thi công, chất lượng công trình và tiến độđề ra, Chủ nhiệm dựán phối hợp với các phòng lập kế hoạch thực hiện chi tiết nhằm kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện tại bộ phận. Kế hoạch nay do Chủ nhiệm dựán quản lý và cập nhật liên tục trong suốt quá trình thực hiện dựán. Bước 4: Thẩm định Sau khi lập kế hoạch thiết kế, Chủ nhiệm dựán trình kế hoạch lên Giámđốc và khách hàng để thẩm định các yêu cầuđã đặt ra về chất lượng, thời gian thực hiện. Bước 5 : Thi công Sau khi thông qua dựán, Chủ nhiệm dựán chuyển kế hoạch và bản thiết kế đến đội thi công để tiến hành thi công công trình Bước 6: Nghiệm thu, bàn giao công trình Sau khi thi công hoàn tất, Phòng khách hàng cùng với khách hàng nghiệm thu công trình, bàn giao công trình đểđưa vào sử dụng. Bước 7: Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ Sau khi bàn giao công trình, khách hàng thanh toán hợp đồng, hợp đồng sẽđược lưu lại để làn cơ sở pháp lý khi có khiếu kiện xảy ra. 2.2.2. Mô tả công việc cụ thể tại phòng khách hàng Sơ đồ 2.2 : Quy trình cụ thể tại phòng kế khách hàng Bước 4: Ký kết hợp đồng Bước 6: Thanh toán Bước 3: Gửi báo giá Bước 5: Thi công công trình Bước 2: Gặp gỡ khách hàng Bước 1: Tìm kiếm khách hàng Bước 1: Tìm kiếm khách hàng Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tư vấn thiết kế. Đây là một ngành đang được chú trọng hiện nay, vì vậy công ty có lượng khách hàng khá lớn so với các công ty khác hoạt động cùng ngành, một trong những lí do cơ bản là do công ty có uy tín trên thị trường đã lâu và do mối quan hệ rộng rãi của công ty với các đối tác, điều này đã mang đến cho công ty một lượng khách hàng lớn và thường xuyên. Bước 2: Gặp gỡ khách hàng Đây cũng là một bước quan trọng, sau khi tìm được khách hàng nhân viên phòng khách hàng và phòng thiết kế của công ty phải cử người gặp gỡ khách hàng để biết được yêu cầu của khách hàng và nhận yêu cầu của khách hàng. Sau đó sẽ tiến hành khảo sát vị trí xây dựng. Bước 3: Gửi báo giá Sau khi khảo sát vị trí để xây dựng công trình, phòng thiết kế sẽ đưa ra bảng kê số lượng các vật tư phụ cần thiết để lắp đặt thiết bị đó và từ đó phòng khách hàng sẽ đưa ra bảng báo giá về chi phí xây dựng, lắp đặt đó tới khách hàng. Bước 4: Ký kết hợp đồng Khi đã có bảng báo giá và thông tin về thiết bị, cũng như nhận được sự tư vấn của phòng thiết kế, khách hàng sẽ quyết định nên hay không nên lựa chọn xây dựng để từ đó ký kết hợp đồng với công ty để cung ứng thiết bị. Bước 5: Thi công công trình Đội thi công công trình tiến hành xây dựng dựa trên bản thiết kế công trình Bước 6: Thanh toán Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên là một công ty hoạt động theo hình thức thắt chặt tín dụng, vì vậy khi hợp đồng được ký kết khách hàng phải thanh toán trước một khoản hay nói cách khác là đặt cọc tiền trước và số tiền còn lại sẽ được thanh toán ngay khi bàn giao công trình, công ty sẽ đưa ra chiết khấu thanh toán để khuyến khích thanh toán sớm 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên. 2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2010 và 2011 của Công ty. Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 và năm 2011 của Công ty Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối -1 -2 (3)=(1)–(2) (4)=(3)/(2) Doanh thu 13.532.460.907 2.443.254.820 11.089.206.087 453,87 Giảm trừ doanh thu -  - - - Doanh thu thuần 13.532.460.907 2.443.254.820 11.089.206.087 453,87 Giá vốn hàng bán 12.369.567.008 2.107.725.997 10.261.841.011 486,87 Lợi nhuận gộp 1.162.893.899 335.528.823 827.365.076 246,59 Doanh thu tài chính 2.606.179 568.796 2.037.383 358,19 Chi phí tài chính - - - - trong đó: chi phí lãi vay - - - - Chi phí bán hàng - - - - Chi phí QLDN 413.840.191 169.762.874 244.077.317 143,78 Lợi nhuận thuần 751.659.887 166.334.745 585.325.142 351,90 Thu nhập khác - -  - - Chi phí khác - - - - Lợi nhuận khác - - - - Lợi nhuận trước thuế 751.659.887 166.334.745 585.325.142 351,90 Thuế TNDN 210.464.768 46.573.729 163.891.039 351,90 Lợi nhuận sau thuế 541.195.119 119.761.016 421.434.103 351,90 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Về Doanh thu: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 với tỉ lệ tỷ lệ tăng là 453,87% , từ 2.443.254.820đồng năm 2010 lên 13.532.460.907đồng năm 2011. Đây là một sự tăng trưởng đáng khích lệ cả về quy mô và tỷ lệ, là kết quả của một năm kinh doanh có hiệu quả của Công ty qua việc hoàn thành một số công trình xây dựng cơ bản như: Cải tạo , nâng cấp đường, hệ thống tiêu thoát nước các tuyến ngõ thuộc khối IV phường Phúc Lợi- Quận Long Biên, xây dựng hạ tâng chợdân sinh Lĩnh Nam,xây dựng công trình cấp nước khu tái định cư quận Hoàng Mai. Sự tăng lên của Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ là một trong những yếu tố góp phần làm tăng doanh thu thuần của Công ty trong năm 2012. - Các khoản giảm trừ doanh thu:trong cả hai năm 2010 và 2011, các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty đề bằng 0. Cóđượcđiều này là do tất cả các công trình Công ty xây dựng đềuđảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian thực hiện. Yếu tố này cùng với sự tăng lên của Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ sẽ giúp cho doanh thu thuần của Công ty tăng lên và tăng sự tin cậy của khách hàng đối với Công ty. - Doanh thu thuần: năm 2011doanh thu thuầncủa Công ty tăng từ 2.443.254.820đồng năm 2010 lên 13.532.460.907đồng năm 2011, tương ứng tăng 453,87%. Mức tăng doanh thu thuần cóđược là do doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng và các khoản giảm trừ doanh thu giảmđáng kể so với năm trước. Doanh thu thuầntăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của công ty tiến triển thuận lợi, góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Về Chi phí: - Giá vốn hàng bán:Cũng qua quá trình phân tích, ta có thểthấy rằng năm 2011 giá vốn hàng bán tăng 486,87% so với năm 2010. Nguyên nhân là do Công ty đang phải đối mặt với sự tăng giá của nguyên vậtliệuxây dụng như xi măng, sắt thép. Mức tăng của Giá vốn hàng báncao hơn mức tăng của doanh thu sẽlợi nhuận của Công ty bị sụt giảm trong tương lai. Do đó, Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý giá cả của nguyên liệu đầu vào, tìm thêm nhà cung cấp có chi phí thấp hơn nhưng vẫn phảiđảm bảo yêu cầu về chất lượng. - Chi phí quản lýdoanh nghiệp:năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng244.077.317 đồng, tưong ứng với mức tăng còn143,78% so với năm 2010. Điều này là do cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty còn nhiều tồn tại bất họp lý. Do đó Công ty cần phải xem xét lạ cơ cấu tổ chức nhằm cắt bỏ những tồn tại bất hợp lý để gia tăng lợi nhuận. Về Lợi nhuận: - Lợi nhuận gộp: năm 2011tăng 246,59% (tăng 827.365.076 đồng) so với lợi nhuận gộp của năm trước. - Lợi nhuận thuần: từ hoạt động kinh doanh năm 2011585.325.142đồng ứng với tỷ lệ 351,90. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp có cao nhưng lợi nhuận thuần của công ty vầtăng trưởng mạnh cả về giá trị và tỷ lệ, Điều đó cho thấy sự cố gắng rất lớn của Công ty trong việc gia tăng lợi nhuận năm. - Lợi nhuận sau thuế:năm 2011541.195.119đồng tăng351,90% so với con số 119.761.016đồng của năm trước. Tuy chi phí quản lý và giá vốn hàng bán tăng cao, nhưng nhờsự điều hành của Công ty trong năm 2011 cũng đã thể hiện đường lối kinh doanh đúng đắn khi Công ty làm ăn vẫn có lãi đạt. Sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của năm 2011 sẽảnh hưởng tích cực đến sự trích lập các quỹ, chi trả cổ tức cho các cổđông và phần lợi nhuận để lại để bổ sung nguồn vốn kinh doanh của năm sau. Đểđối phóvới những yếu tố bất ngờ của thị trường trong tương laiCông ty cần phát huy và cải thiện hơn nữa khả năng kiểm soát các nguồn thu chi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2010 và 2011 của Công ty Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2) TỔNG TÀI SẢN 4.231.162.428 2.040.564.652 2.190.597.776 107,35 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.938.342.951 1.975.238.851 1.963.104.100 99,39 I. Tiền và các khoản tương đương với tiền 1.030.578.401 351.106.347 679.472.054 193,52 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 945.411.086 1.352.063.792 (406.652.706) (30,08) 1. Phải thu của khách hàng 446.930.447 1.238.896.400 (791.965.953) (63,93) 2. Trả trước cho người bán 478.993.439 107.602.392 371.391.047 345,15 3. Phải thu nội bộ -  - - - 4. Các khoản phải thu khác 19.487.200 5.565.000 13.922.200 250,17 III. Hàng tồn kho 1.958.766.343 272.068.712 1.686.697.631 619,95 1. Hàng tồn kho 1.958.766.343 272.068.712 1.686.697.631 619,95 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - IV. Tài sản ngắn hạn khác 3.587.121 0 3.587.121 - 1. Thuế GTGT được khấu trừ -  - - - 2. Tài sản ngắn hạn khác 3.587.121 3.587.121 - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 292.819.477 65.325.801 227.493.676 348,24 I. Tài sản cố định 237.999.987 39.923.334 198.076.653 496,14 1. Tài sản cố định hữu hình 237.999.987 39.923.334 198.076.653 496,14 - Nguyên giá 300.747.571 46.069.076 254.678.495 552,82 - Giá trị hao mòn lũy kế (62.747.584) (6.145.742) (56.601.842) 920,99 II. Tài sản dài hạn khác 54.819.490 25.402.467 29.417.023 115,80 1. Tài sản dài hạn khác 54.819.490 25.402.467 29.417.023 115,80 TỔNG NGUỒN VỐN 4.231.162.428 2.040.564.652 2.190.597.776 107,35 A. NỢ PHẢI TRẢ 2.535.527.430 886.124.773 1.649.402.657 186,14 I. Nợ ngắn hạn 2.535.527.430 886.124.773 1.649.402.657 186,14 1. Vay và nợ ngắn hạn 550.000.000 300.000.000 250.000.000 83,33 2. Phải trả người bán 334.688.855 318.073.234 16.615.621 5,22 3. Người mua trả tiền trước 1.280.058.000 1.280.058.000 - 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 370.780.575 110.171.539 260.609.036 236,55 5. Phải trả người lao động -  - - - 6. Chi phí phải trả -  157.880.000 157.880.000 100,00 II. Nợ dài hạn -  - - - 1. Vay và nợ dài hạn - - - - 2. Dự phòng phải trả dài hạn -  - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.695.634.998 1.154.439.879 541.195.119 46,88 I. Vốn chủ sở hữu 1.695.634.998 1.154.439.879 541.195.119 46,88 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000.000 1.000.000.000 0 0,00 2. Quỹ đầu tư phát triển -  - - - 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 154.439.879 34.678.863 119.761.016 345,34 4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 541.195.119 119.761.016 421.434.103 351,90 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Tình hình tài sản: Giá trị tổng tài sản trong năm 2011 tăng 107,35% so với năm 2010 từ 2.040.564.652 đồng lên 4.231.162.428 đồng. Cụ thể như sau: - Về tiền mặt và các khoản tương tương đương: Năm 2011 Công ty đã tăng lượng tiền mặt và các khoản tương đương 679.472.054 đồng ứng với tỷ lệ 193,52% so với 2010. Đó là do Công ty muốn đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty khi có việc cần phải chi gấp. Song, hệ quả của sự gia tăng này là có thể làm tăng chi phí trong việc dự trữ tiền mặt, làm ứ đọng vốn. Do đó, Công ty nên cân nhắc đến tình hình kinh tế thị trường thực tại để có những phương án dữ trữ tiền mặt chứng khoán ngắn hạn hợp lý. - Các khoản phải thu ngắn hạn: năm 2011 của Công ty giảm 406.652.706 đồng tương ứng với tỷ lệ 30,08% so với năm trước. Trong đó + Khoản phải thu khách hành: năm 2011 giảm 791.965.953 đồng, tương đương mức giảm 63,93%. Đó là kết quả của chính sách thắt chặt tín dụng cho khách hàng dẫn tới hạn chế việc bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Nhưng chính sách này cũng gây ra khó khăn cho Công ty trong việc kích khách hàng tìm đến với các sản phẩm, dịch vụ của Công ty. + Trả trước cho người bán: năm 2011 tăng mạnh 371.391.047 đồng, tương ứng với mức tăng 345,15%. Mức tăng này là do Công ty đã chủ động ứng trước cho nhà cung cấp vật liệu xây dụng nhăm đối phó với tình trạng giá tăng cao do lạm phát, đồng thời đảm bảo nguồn vật tư cần thiết cho các công trình mà Công ty đang thi công. - Hàng tồn kho: tỷ lệ hàng tồn kho năm 2011 tăng 619,95 % so với năm 2010, tăng 1.686.697.631 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã tăng lượng vật tư xây dựng phục vụ cho các công trình mà Công ty đang thi công. Sự tăng lên này gây ra một sự lo ngại nhất định vì nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữvà thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro bởi vì doanh nghiệp có khả năng đánh mất những hợp đồng xây dựng trong tương lai hoặc không vật tư cần thiết để xây dựng công trình do giả cả vật tư tăng cao. Do đó Công ty nên có những quyết định kịp thời dựa trên kết quả phân tích tình hình tiêu thụ năm nay và dự báo năm sau để có thể tránh được những tổn thất không đáng có. Năm 2011 Công ty điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn khiến cho giá trị tài sản dài hạn trong năm tăng từ 39.923.334đồng lên thành 237.999.987đồng. Đó là do trong năm 2011, Công ty có đầu tư thêm các máy móc phục vụ cho công tác xử lý mặt bằng thi công cũng như máy móc phục vụ cho quá trình xây dựng. Tình hình nguồn vốn: Năm 2011 Công ty huy động thêm được 2.190.597.776 đồng nguồn vốn làm tăng tổng nguồn vốn lên 4.231.162.428 đồng. Điều đó giúp cho Công ty có điều kiện sử dụng nó vào nhiều hoạt động kinh doanh, tăng tính linh hoạt của hoạt động của Công ty. Ta thấy trong năm 2011, Nợ phải trả của Công ty tăng thêm 1.649.402.657 đồng, tăng 185,14% so với năm trước. Nó thể hiện việc Công ty phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài. - Nợ ngắn hạn:tăng 186,14%, từ 886.124.773 đồng năm 2010 lên 2.535.527.430 đồng trong năm 2011. Việc sử dụng nợ ngắn hạn với tỷ lệ cao là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay vì lãi suất của các khoản vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất các khoản vay dài hạn và Công ty không phải trả lãi cho những nguồn tài trợ từ khoản nợ tích luỹ và các hình thức tín dụng thương mại. Việc huy động thêm nguồn vốn này với tỉ lệ cao đã khiến cho Công ty có khả năng mở rộng hơn nữa thị trường + Vay và nợ ngắn hạn: năm 2011 của Công ty tăng tăng 83,33% từ 300.000.000 đồng lên 550.000.000 đồng. Điều này là do công ty muốn đẩy mạnh việc sản xuất, nên vay thêm vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình này. + Phải trả người bán: tăng 5,22% từ 318.073.234 đồng năm 2010 lên mức334.688.855 đồng năm 2011. Khoản tăng này là do hàng hóa, nguyên vật liệu mua về nhập kho vẫn còn nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp cho gia tăng, điều này cho thấy mối quan hệ của Công ty với nhà cung cấp đang phát triển rất tốt. Được hưởng nhiều khoản tín dụng từ người bán sẽ rất tốt cho doanh nghiệp để có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty, hưởng tín dụng thương mại nghĩa là Công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu Công ty có thể tận dụng thời hạn tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp. + Người mua trả tiền trước: tăng1.280.058.000 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do khách hàng đã ứng trước một phần giá trị hợp đồng để Công ty mua nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho quá trình thi công công trình. + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước giảm 236,55% so với năm trước. Cụ thể năm 2010 Công ty phải nộp 110.171.539 đồng thì đến năm 2011 con số này tăng lên là 370.780.575 đồng. Sự suy gia tăng này là do tổng lợi nhuận kế toán năm 2011 của Công ty tăng lên so với năm trước. - Nguồn vốn chủ sở hữu: năm 2011 của Công ty tăng46,88% từ 1.154.439.879 đồng lên mức1.695.634.998 đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2011 tăng 351,90% so với năm 2010, cùng với đó là khoản gia tăng của các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu( tăng 119.761.016 đồng, úng với mức tăng 345,34% 2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính. 2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2000 Chênh lệch 1. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn 93,08 96,80 (3,72) Tổng tài sản 2. Tỷ trọng Tài sản dài hạn Tổng tài sản dài hạn 6,92 3,20 3,72 Tổng tài sản 3. Tỷ trọng Nợ Tổng nợ 59,93 43,43 16,50 Tổng nguồn vốn 4. Tỷ trọng vốn CSH Tổng vốn CSH 40,07 56,57 (16,50) Tổng nguồn vốn Nhận xét: - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn cho biết mức độ đầu tư của đồng vốn kinh doanh vào tài sản ngắn hạn. Năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 93,0% tổng tài sản,giảm3,72% so với năm 2010 (96,80%); có nghĩa là năm 2011, 1 đồng nguồn vốn kinh doanh của công ty hình thành nên 0,9308 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này là do trong năm 2011, Công ty đãgiảm khoản phải thu khách hàng (giảm 63,93%), diều này cho thấy Công ty đang thắt chặt các khoản tín dụng cấp cho khách hàng - Tỷ trọng tài sản dài hạn của Công ty năm nay có sự gia tăng so với năm trước. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 6,92% năm 2011,tăng 3,72% so với năm 2010 (3,20%). Điều này do Công tyđã đầu tư mua sắm TSCĐphục vụ qua trình thi công, xây dựng công trình. - Tỷ trọng nợ: cho biết 1 đồng tài sảnđược tài trợ từ bao nhiêu đồng nợ. Tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn của Công ty là 59,93% năm 2011, tăng 16,5% so với năm 2010. Như vậy ta thấy năm 2011, để tạo ra 1 đồng tài sản Công typhải huy động đến 0,5993 đồng nợ, trong khi năm 2010 chỉ cần 0,4343 đồng nợ. Như vậy ta có thể thấy năm 2011, Công ty phải huy động vốn với chi phí cao hơn nên rủi ro tài chính cũng cao hơn, do đó Công ty nhất thiết phải có chiến lược quản lý, sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn. - Tỷ trọng vốn CSH:cho biết 1 đồng nguồn vốn của Công ty được hình thành từ bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Ta có thể thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm từ 56,57% năm 2010 xuống còn 40,07% năm 2011. Như vậy vào năm 2011, 1 đồng vốn của doanh nghiệpđược hình thành từ 0,4007đồng vốn CSH còn năm 2010 con số này là 0,5657đồng. Đólà do nợ phải trả của năm 2011 tăng lên 16,50% so với năm 2010 dẫn đến sự tự chủ về tài chính của Công ty cũng bị giảm sút. 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn 1,55 2,23 (0,68) Tổng nợ ngắn hạn 2. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH-Hàng tồn kho) 0,78 1,92 (1,14) Tổng nợ ngắn hạn 3. Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền 0,41 0,40 0,01 Tổng nợ ngắn hạn Nhận xét: - Khả năng thanh toán ngắn hạn: Ý nghĩa của chỉ tiêu này là doanh nghiệp có thể dùng bao nhiêu đồng TSNH để thanh toán cho các khoản nợ NH khi đến hạn. Năm 2010, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là 2,23 lần nhưng đến năm 2011, hệ số này giảm chỉ còn 1,55 lần. Nghĩa là năm 2011, 1 đồng nợ NH của Công ty đượcđảm bảo bằng 1,55 đồng TSNH, giảm 0,68 đồng so với năm 2010. Đó là do tuy giá trị TSNH của năm 2011 tăng thêm 1.963.104.100đồng (tăng 99,39%)nhưng nợ ngắn hạn cũng tăng 1.649.402.657đồng (tăng 186,14%) so với năm 2010.Mặc dù vậyđây vẫn là kết quả tốt,hẹ số này vẫn lớn hơn 1. Nó chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của Công ty được bảo đảm, khẳng định uy tín của Công ty trên thị trường. - Khả năng thanh toán nhanh Hệ số này chỉ ra: Khi các khoản nợ NH đến hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Như vậy năm 2011, 1 đồng nợ NH đượcđảm bảo bằng 0,78 đồng TSNH có khả năng thanh khoản cao, giảm1,14đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho của năm 2011 tăng cao với tỷ lệ 619,95% cùng với các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng 186,14% so với năm 2010. Điều này cho thấy năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của Công ty không tốt bằng năm trước. - Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời năm 2010 là 0,4 lần, năm 2011 là 0,41 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng tới193,52%, cao hơn mức tăng củanợ ngắn hạn là184,14%. Hệ số này khá thấp. Điều này dẫn đến mối lo ngại Công ty phải đối mặt với rủi ro không thanh toángấp cho nhà cung cấp, hoặc những khoản vốn tức thời. 2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản Bảng 2.5 . Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần 3,20 1,20 2,00 Tổng tài sản Nhận xét: Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vậynăm 2011, tại Công ty bình quân 1 đồng TS tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra 3,2 đồng doanh thu thuần, tăng 2đồng so với năm trướcđó. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011khá thuận lợi khi mà việc mua sắm thêm TSCĐ đãđem lại những thành công bướcđầu. Tuy nhiên do giá vốn của Công ty trong năm 2011vẫn rất cao khiến cho lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng còn thấp. Vì thế Công ty còn phải chúý đến giá vốn hàng bán, tìm thêm nhà cung cấp để cắt giảm chi phí tới mức tối thiểu. 2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế 12,79 5,87 6,92 Tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế 4,00 4,90 (0,90) Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên VCSH Lợi nhuận sau thuế 31,92 10,37 21,54 VCSH Nhận xét: - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Chỉ tiêu này cóý nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là 4,90% và đến năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 4,00%. Điều đó có nghĩa là nếu 1 đồng doanh thu thuầntạo ra 0,049 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010 thì đến năm 2011 chỉ còn tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận sau thế. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn còn cao khiến cho lợi nhuận của Công ty vẫn còn thấp. Những nhân tố này là nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chưa cao, trong khi tốcđộ tăng của doanh thu lại lớn điều này dẫn dến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho thấy: 1 đồng TS của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2010,nếu 1 đồng đầu tư cho TS sinh lời 0,0587đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2011, con số này là 0,01279 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,0692 đồng so với năm 2010.Điều này cho thấy những sự đầu tư về tài sản củaCông tyđã mang lại những hiệu quả nhấtđịnh - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu chỉ ra: 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, năm 2011, 1 đồng VCSH tạo 0,3192 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,2154 đồngso với năm trước. Việc tỷ suất sinh lời trên vốn CSH năm 2011 tăng mạnh như vậycho thấy việc sử dụng và quản lýnguồn vốn tự có này đãđem lại hiệu quảđáng kể. Do đó, Công ty cần có kế hoạch giữ vũng mức tăng trưởng trong tương lai. 2.5. Tình hình người lao độngCông ty. 2.5.1. Cơ cấu lao động và thu nhập. Công ty có năng lực cán bộ kỹ thuật được đào tạo chính quy, có trình độ cao, co năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành thi công, xây lắp, thương xuyên được đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước thông qua chương trình đào tạo. Bảng 2.7: Trình độ lao động Trìnhđộ Số lượng Tỷ trọng (%) Sau đại học 1 1 Kỹ sư các nghề 9 11 Cử nhân kinh tế 5 6 Trung cấp kỹ thuật 3 4 Lao động trực tiếp 70 82 Tổng cộng 85 100 (Nguồn: Phòng Hành chính) 2.5.2. Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi. - Chế độ tiền lương: lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty là 4.000.000 đồng người/tháng.Như vậy thu nhập bình quân tháng của doanh nghiệp cũng khá cao, là động lực khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn. - Quỹ phúc lợi: Bao gồm khoản phụ cấp, trợ cấp cho người ốm đau, mất việc làm, chế độ chính sách đãi ngộ của công ty luôn công bằng với tất cả các nhân viên, công nhân trong công ty. - Quỹ BHXH, BHYT: đóng theo quy định của pháp luật cho mọi cá nhân trong công ty. - Chế độ đãi ngộ cán bộ, nhân viên: Công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thông qua việc gửi một số cán bộ đi tham gia các lớp học về bồi dưỡng về kinh tế tài chính, luật pháp, các lớp học tại chức, các khóa học về nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ ... 2.5.3. Định hướng phát triển nhân sự. - Công ty luôn chủ trương nguồn nhân lực là nòng cốt, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển. Vì thế Công ty luôn chú trọng thu hút nhân tài, những cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Năm 2011, Công ty quyết định nâng quỹ lương, khen thưởng lên 20% và dành kinh phí lớn cho việc thu hút, đào tạo cán bộ công nhân viên. - Công ty định hướng phát triển nhân sự dài hạn thông qua kế hoạch đào tạo dài hạn với những chính sách cụ thể để trang bị cho nhân viên những kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng làm việc chuyên nghiệp như: chương trình đào tạo “Xây dựng đội ngũ”, chương trình kỹ năng quản lý, chương trình đào tạo “Kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng trình bày, kỹ năng thương lượng và giải quyết vấn đề"… - Để đáp thích nghi với môi trường hội nhập WTO, nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty chú trọng trang bị kỹ năng ngoại ngữ nhằm mục đích tiếp cận lực lượng khách hàng dồi dào có quốc tịch nước ngoài. Công ty có kế hoạch là đến năm 2011 sẽ triển khai thực hành giao tiếp tốt tiếng anh trong văn phòng. PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh. 3.1.1. Thuận lợi. Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi mối quan hệ giao thương giờ đây được mở rộng không chỉ trong nước, mà còn là các thị trường lớn của các nước trên thế giới.Môi trường đầu tư kinh doanh hiện nay của Việt Nam đang được cải thiện dần, tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước. 3.1.2. Khó khăn. - Khó khăn trong việc phát triển thị trường ở khu vực: hiện nay đã có một số cơ sơ mới làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Ngoài việc tìm khách hàng mới công ty phải có các chính sách để giữ khách hàng cũ, khách hàng lâu năm của mình. - Khó khăn trong việc tận dụng tối đa các nguồn lực: ngoài các lao động trực tiếp, công ty còn có các lao động thuê ngoài làm hợp đồng, làm theo thời vụ, vì vậy công tác quản lý nhân viên cũng khó khăn hơn - Nhược điểm trong công tác tổ chức hạch toán của công ty: trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn áp dụng chế độ kế toán mới thay cho chế độ kế toán cũ, việc áp dụng cơ chế mới ở công ty còn dè dặt, hạn chế, đôi khi còn cứng nhắc. Công tác hạch toán vẫn làm thủ công chưa áp dụng kế toán trên máy. Do việc hạch toán thủ công nên kế toán phải mất nhiều thời gian hơn trong việc ghi, hoàn thành các chứng từ. 3.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty và biện pháp khắc phục. 3.2.1. Ưu điểm. - Qua nhiều năm kinh nghiệm, đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Có được thành tựu như vậy là do những đóng góp không nhỏ của hạch toán kế toán trong các khía cạnh sau: - Về bộ máy kế toán: được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Về tổ chức công tác kế toán, nhìn chung chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ. Cách thức hạch toán của Công ty nói chung đã khá hữu hiệu phù hợp với chế độ kế toán cải cách - Công ty đã thu hút được nhiều nhân tài trong lĩnh vực hoạt động của mình, bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, được đào tạo chính quy và có sức sáng tạo - Đi đôi với công tác khuyến khích tăng năng xuất lao động qua hình thức khoán, Công ty còn chú trọng đến chế độ khen thưởng kịp thời nhằm động viên tinh thần lao động của cán bộ nhân viên . - Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước. Những điểm làm được trên đây là do kết quả công sức lao động của toàn thể cán bộ nhân viên công ty. 3.2.2. Tồn tại. - Đôi khi công ty gặp khó khăn về nguồn vốn, do không thể quay vòng kịp thời, phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ nguồn vay cá nhân khi mà hạn mức cho vay của ngân hàng đã hết. - Chưa tối ưu hoá được các chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí tài chính. - Không đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao - Về việc tổ chức quản lý chi phí còn chưa chặt chẽ toàn diện nên vì thế giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó. Thể hiện chi phí giá vốn của công ty rất cao so với doanh thu thuần. 3.3. Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Đối với những sản phẩm mang tính chất xây lắp, xây dựng cơ bản, Công ty nên hạch toán theo kế toán xây dựng cơ bản, để tăng tính quản trị trong doanh nghiệp . - Sản phẩm xây lắp của Công ty cũng giống như sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp khác là chi phí vật tư chiếm tỉ trọng lớn vì vậy tiết kiệm vật tư là rất cần thiết . Tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén v...v... mà thực chất là phải giảm hao hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Hoạt động xây, lắp được giao khoán toàn bộ cho các đội thi công vì thế công ty nên có một phòng kiểm định chất lượng công trình để đánh giá hiệu quả và độ trung thực của các đội. - Công ty nên trang bị một phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc phải ghi chép nhằm tránh những sai sót, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác kế toán, đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo. - Công ty nên nhờ ngân hàng bảo lãnh để không bị đọng vốn ở chỗ chủ đầu tư trong thời gian bảo hành, nhằm tăng khả năng xoay vòng vốn. - Công ty nên tìm thêm các nhà cung cấp thiết bị trên thị trường để có thể lựa chọn, so sánh các mức giá nhằm giảm chi phí giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận. - Công ty cần tự đầu tư hoặc hợp tác với các công ty khác để nâng cao hiệu suất sử dụng dây chuyền sản xuất . DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ KH Khách hàng TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VND Việt Nam đồng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỤC LỤC PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG LONG BIÊN 1 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 1 1.1.1. Vài nét về Công ty 1 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổp phần tư vấn và xây dựng Long Biên 1 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 2 1.3. Chức năng của từng bộ phận 2 1.3.1. Giám đốc 2 1.3.2. Phó giám đốc: 2 1.3.3. Phòng Tài chính - Kế toán 3 1.3.4. Phòng Khách hàng 3 1.3.5. Phòng hành chính 3 1.3.6. Xưởng gia công và lắp dựng 3 1.3.7. Phòng thiết kế 3 1.3.8. Đội thi công công trình 3 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG LONG BIÊN 5 2.1. Khái quát ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 5 2.2. Quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên 6 2.2.1. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty 6 2.2.2. Mô tả công việc cụ thể tại phòng khách hàng 8 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên. 10 2.3.1. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận năm 2010 và 2011 của Công ty. 10 2.3.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 13 2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính. 16 2.4.1 Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn. 16 2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán 17 2.4.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 19 2.5. Tình hình người lao động Công ty. 20 2.5.1. Cơ cấu lao động và thu nhập. 20 2.5.2. Công tác đào tạo và các chính sách phúc lợi. 20 2.5.3. Định hướng phát triển nhân sự. 21 PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 22 3.1. Đánh giá chung về môi trường kinh doanh. 22 3.1.1. Thuận lợi. 22 3.1.2. Khó khăn. 22 3.2. Những ưu điểm, tồn tại của Công ty và biện pháp khắc phục. 22 3.2.1. Ưu điểm. 22 3.2.2. Tồn tại. 23 3.3. Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 23 Kết luận Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường muốn đứng vững đều phải quan tâm đến công tác tài chính, đảm bảo cho mình có được một nền tài chính vững mạnh, đủ sức chống chọi với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Vì vậy, vấn để đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành công tác phân tích tài chính đối với doanh nghiệp mình. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình. Mong muốn của em là phân tích tài chính của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên làm cơ sở giúp cho Công ty có điều kiện hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên, vì khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những kết quả nghiên cứu đạt được chỉ là bước khởi đầu. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa và các anh, chị phòng kế toán-tài chính trong Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Long Biên, các anh, chị phòng kế toán- tài chính của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn …………………đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbctt_cong_ty_tu_van_xay_dung_long_bien_2381.docx