Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre

Phân tích báo cáo tài chính là một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thông tin. Ở đây nhóm đã sử dụng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre để làm cơ sở dữ liệu cho bài phân tích. Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của công ty cho thấy tình hình sức khỏe của công ty khá tốt, điều đó được thể hiện bằng các tỷ lệ bao gồm những phạm vi được chú trọng như tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn, tỷ số đòn bẩy, khả năng sinh lợi, tỷ số thị trường. Trình tự phân tích gồm cụ thể hóa các mục tiêu và đưa ra các tỷ lệ dựa trên báo cáo tài chính năm 2011 và giải thích các số liệu và đưa ra kết luận và dự kiến đề xuất sau khi có được kết quả trên các số liệu này.

doc25 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3447 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo Tài chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre MỞ ĐẦU Phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng những kỹ thuật khác nhau để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính. Các báo cáo này cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nhà quản lý,chủ sở hữu, các nhà tài trợ từ bên ngoài, các nhà đầu tư tương lai,cơ quan chức năng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những gốc độ khác nhau. Song, nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Như vậy, để đưa ra những quyết định đúng đắn, nhà quản lý, chủ sở hữu, các nhà tài trợ từ bên ngoài, các nhà đầu tư tương lai, các cơ quan chức năng phải nắm rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là một công cụ đắc lực giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp thấy rỏ được thực trạng hoạt động tài chính, khả năng sinh lời , khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với người quản lý doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp họ nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, từ đó hoạch định chính sách phù hợp cho tương lai và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và cải thiện tình hình tài chính, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. NỘI DUNG Phân loại tỷ số tài chính: Các tỷ số tài chính thường được chia làm 5 nhóm 1.Nhóm thứ nhất:(kèm bảng 1) Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 1.1Tỷ số thanh khoản hiện thời Tỷ số thanh khoản hiện thời là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Cách tính Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, người phân tích thường so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia. Căn cứ trên báo cáo tài chính của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre năm 2011 và theo lý thuyết trên ta có: Tỷ số thanh khoản hiện thời (31/12/2011 )= 363.244.966.025 85.800.197.824 = 4,2336 =424% Tỷ số thanh khoản hiện thời (1/1/2011 )= 417.091.710.751 157.647.009.559 = 2,64573 = 265% Tỷ số thanh khoản hiện thời tại thời điểm Quý 2/2012 = 361% (Theo TT CK TP HCM) Theo kinh nghiệm, đa số cho rằng tỷ lệ này ít nhất nên là 2/1 đối với phần lớn các hoạt động kinh doanh. Như vậy theo kết quả trên cho thấy tỷ lệ tại 3 thời điểm nêu trên đều cho kết quả cao hơn mức tối thiểu cho phép tức là công ty hoàn toàn đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. 2.2Tỷ số thanh khoản nhanh Tỷ số thanh khoản nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Theo thước đo khắt khe, thì thứ tài sản lưu động duy nhất được dùng để tính tỷ số thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có. Tuy nhiên, phổ biến hơn, tài sản lưu động ở đây là tài sản lưu động không bao gồm giá trị hàng tồn kho. Công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh: Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Tỷ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư. Căn cứ dữ liệu từ báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre ta tính được như sau: Tỷ số thanh khoản nhanh (31/12/2011) = 363.244.966.025 - 107.040.945.246 85.800.197.824 = 2,986 =299% Tỷ số thanh khoản nhanh (1/1/2011) = 417.091.710.751 - 99.270.855.270 157.647.009.559 = 2,02 = 202% Tỷ số thanh khoản nhanh tại thời điểm Quý 2/2012 = 263% (Theo TTCK TP HCM) Tỷ lệ thanh toán nhanh về cơ bản đo lường mối liên hệ giữa các tài sản lưu động chứ không phải là dự trữ với phần nợ ngắn hạn. Theo kinh nghiệm, đa số cho rằng tỷ lệ này ít nhất nên là 1/1. Hai tỷ lệ cuối cùng về tính thanh khoản đo lường tốc độ chuyển các khoản phải thu và các khoản dự trữ thành những tài sản lưu động linh hoạt hơn. Theo số liệu tính toán thì đầu năm 2011 con số này là 299% đến cuối năm là 202% và theo số liệu từ TTCK thì con số này ở Q2/2012 là 263% chứng tỏ tỷ lệ này đều trên mức tối thiểu cho phép và công ty tận dụng tốt nguồn vốn ngắn hạn rất linh hoạt và tái đầu tư nhanh và việc chuyển hàng tồn kho thành tiền mặt nhanh. Điều đó cho thấy công ty có khả năng thanh toán ngay các khoản ngắn hạn. Bảng số 1 TÀI SẢN Mã số Thời điểm 31/12/2011 Thời điểm 01/01/2011 A. TAl. SAN NGAN HA.N 100 363,244,966,025 417,091,710,751 (100 = 110+120+130+140+150) - - I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 106,046,557,537 152,349,675,519 1. Tiền 111 2,104,655,537 132,349,675,519 2. Các khoản tương đương tiền 112 85,000,000,000 20,000,000,000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 64,937,483,457 32,896,659,979 1. Đầu tư ngắn hạn 121 88,498,031,579 37,010,476,092 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (23.560.548.104 ) (4.113.816.113) III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 82,487,421,630 129,920,913,127 1. Phai thu cua khach hang 131 79,490,791,050 127,532,394,162 2. Trả trước cho người bán 132 60,299,948 1,618,074,199 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 3,483,197,105 1,317,311,239 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (546.866.473) (546.866.473) IV. Hàng tồn kho 140 107,040,945,246 99,270,855,270 1. Hàng tồn kho 141 107,040,945,246 103,880,113,977 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - (4.609.258.707) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 2,732,558,137 2,653,606,856 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - 2. Thuế GtGT được khấu trừ 152 2,162,566,152 2,371,534,786 3. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước 154 - - 4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 157 - - 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 569,991,985 282,072,070 NGUỒN VỐN .A.NỢ PHẢI TRẢ (=310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 85,800,197,824 157,647,009,559 Tỷ số thanh khoản hiện thời =(100)/(310) 4.233614551 2.645731828 Tỷ số thanh khoản nhanh =[(100)-(140)]/(310) 2.986053963 2.016028445 (Trích từ báo cáo tài chính năm 2011 của Cty XNK Thủy sản Bến Tre) 2.Nhóm thứ 2 (kèm bảng 2.1;2.2) Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp. 2.1 Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Ở đây, bình quân giá trị hàng tồn kho bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. doanh thu hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng = tồn kho 2.2 Số ngày tồn kho: là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Số ngày tồn kho chính là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Nó được xác định bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay hàng tồn kho. Số ngày tồn kho lớn là một dấu hiệu của việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho 2.3 Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Có thể tính ra số vòng quay khoản phải thu bằng cách lấy doanh thu thuần (doanh thu không bằng tiền mặt) chia cho trung bình cộng đầu kỳ và cuối kỳ của giá trị các khoản phải thu. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp. 2.4 Kỳ thu tiền bình quân (hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy số ngày trong năm chia cho số vòng quay khoản phải thu. Một cách tính khác là lấy trung bình cộng các khoản phải thu chia cho doanh thu thuần (doanh thu không kể tiền mặt) bình quân mỗi ngày. Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. 2.5 Số vòng quay tài sản ngắn hạn:  là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng  tài sản ngắn hạn.Tỷ số này được tính bằng cách lấydoanh thu trong một kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân của tài sản ngắn hạn trong cùng kỳ. Giá trị bình quân tài sản ngắn hạn bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Số vòng quay tài sản ngắn hạn còn cho biết mỗi đồng tài sản lưu ngắn hạn đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. 2.6 Số vòng quay tài sản dài hạn (Hệ số quay vòng tài sản dài hạn) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Thước đo này được tính bằng cách lấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ nào đó chia cho giá trị bình quân tài sản dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ đó. Giá trị bình quân này được tính bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Số vòng quay tài sản dài hạn là nó cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản dài hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản dài hạn lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn. 2.7 Số vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần (ròng) đạt được trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân tổng tài sản) của doanh nghiệp trong cũng kỳ đó. Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu đvt Năm 2011 Năm 2010 Bình quân ngành 1) Doanh thu thuần 2011 đồng 662,822,051,719.00 685,192,287,603.00 2) Hàng tồn kho Đầu năm đồng 99,270,855,270.00 82,260,584,091.00 Cuối năm đồng 107,040,945,246.00 99,270,855,270.00 3) Hàng tồn kho bình quân đồng 103,155,900,258.00 90,765,719,680.50 4) Số vòng quay hàng tồn kho=(1)/(3) lần 6.43 7.55 5) Số ngày tồn kho =360/(4) ngày 56.03 47.69 6) Các khoản phải thu Đầu năm đồng 129,920,913,127.00 157,158,218,738.00 Cuối năm đồng 82,487,421,630.00 129,920,913,127.00 7) Các khoản phải thu bình quân đồng 106,204,167,378.50 143,539,565,932.50 8) Số vòng quay các khoản phải thu =(1)/(7) lần 6.24 4.77 9) Kỳ thu tiền bình quân = 360/(8) ngày 57.68 75.42 10) Tài sản ngắn hạn Đầu năm đồng 417,091,710,751.00 375,424,991,758.00 Cuối năm đồng 363,244,966,025.00 417,091,710,751.00 11) Tài sản ngắn hạn bình quân đồng 390,168,338,388.00 396,258,351,254.50 12) Số vòng quay tài sản ngắn hạn = (1)/(11) lần 1.70 1.73 2.08 13) Tài sản dài hạn Đầu năm đồng 184,833,509,836.00 161,579,066,015.00 Cuối năm đồng 114,863,983,946.00 184,833,509,836.00 14) Tài sản dài hạn bình quân đồng 149,848,746,891.00 173,206,287,925.50 15) Số vòng quay tài sản dài hạn =(1)/(14) lần 4.42 3.96 16) Tổng tài sản Đầu năm đồng 601,925,220,587.00 537,004,057,773.00 Cuối năm đồng 478,108,949,971.00 601,925,220,587.00 17) Tổng tài sản bình quân đồng 540,017,085,279.00 569,464,639,180.00 18) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = (1)/(17) lần 1.23 1.20 1.45 Bảng2.1: Bảng tính các chỉ số hoat đông của Công Ty CP XNK Thủy Sản Bến Tre Nguồn: Báo Cáo Tài Chính –Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Bảng 2.2: Tính hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của Công Ty CP XNK Thủy Sản Bến Tre Chỉ tiêu đvt Năm 2011 Năm 2010 Bình quân ngành 19) Vốn chủ sở hữu Đầu năm đồng 444,278,121,028.00 432,689,450,656.00 Cuối năm đồng 392,308,770,147.00 444,278,121,028.00 20) Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 418,293,445,587.50 438,483,785,842.00 21) Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu = (1)/(20) lần 1.58 1.56 3.9 Nguồn: Báo Cáo Tài Chính –Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Bảng 2.3 :Phân tích các chỉ số hoạt động của Công Ty CP XNK Thủy Sản Bến Tre Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 so với 2010 +/- % Số vòng quay hàng tồn kho lần 7.55 6.43 (1.12) (14.88) Số ngày tồn kho ngày 47.69 56.03 8.34 17.49 Số vòng quay các khoản phải thu lần 4.77 6.24 1.47 30.74 Kỳ thu tiền bình quân ngày 75.42 57.68 (17.73) (0.24) Số vòng quay tài sản ngắn hạn lần 1.73 1.70 (0.03) (0.02) Số vòng quay tài sản dài hạn lần 3.96 4.42 0.47 11.81 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lần 1.20 1.23 0.03 2.01 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu lần 1.56 1.58 0.02 1.40 Nguồn: Báo Cáo Tài Chính –Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre Nhận xét: + Số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 6.43 lần: trong năm 2011 vừa qua số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 6.43 lần, mỗi lần bình quân lưu lại trong kho là 56.03 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho giảm 1.12 lần so với năm 2010 tương ứng giảm 14,88% điều này dẫn đến hệ quả là số ngày tồn kho của công ty tăng lên 8.34 ngày hay tăng 17.49% so với năm 2010. Điều này là không tốt chứng tỏ việc luân chuyển hàng tồn kho của công ty bị chậm lại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. + Số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 là 6.24 lần tăng 1.47 lần so với năm 2010 tương ứng tăng 30.74% . Số ngày chưa thu được tiền trong năm 2011 là 57.68 ngày, giảm đi 17.73 ngày hay giảm 0.24% so với năm 2010. Do sự gia tăng số vòng quay các khoản phải thu đã làm giảm số ngày công ty cho khách hàng nợ chưa thanh toán lại, điều này chứng tỏ công ty đã có cố gắng thu hồi các khoản nợ phải thu một cách hợp lý. + Số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011 là 1.7 lần hay nói cách khác bình quân 1 đồng tài sản ngắn hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tao ra được 1.7 đồng doanh thu, giảm đi 0.03 lần hay giảm 0.02% so với năm 2010 và nhỏ hơn chỉ số của ngành thủy sản là 2.08. Điều này không tốt chứng tỏ hiểu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty đã bị giảm sút và công ty chưa phát huy hết năng lực trong viêc gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngặn hạn. Vì vậy công ty nên chú trọng các biện pháp nhằm nâng cao hiểu quả sử dụng tài sản ngắn hạn + Số vòng quay tài sản dài hạn năm 2011 là 4.42 lần tức bình quân 1 đồng tài sản dài hạn khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tao ra được 4.42 đông doanh thu, tăng so với năm 2010 là 0.47 lần hay tăng 11.81% như vậy do hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty gia tăng làm cho hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty đã được cải thiện và tăng đáng kể so với năm 2010. Điều này là rất tốt, công ty nên giữ vững và sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả cao hơn. + Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2011 là 1,58 lần, so với năm 2010 tăng 0,02 lần tương ứng với mức tăng 1.4% và tỷ số này cao hơn so với chỉ số của ngành, với chỉ sô của ngành là 1.4. Điều này là rất tốt thể hiện việc công ty đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu này. + Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 là 1.23 lần tăng 0.03 lần hay tăng 2.01% trong khi đó chỉ số ngành là 2.01. Mặc dù có sự tăng lên trong hiệu suất sử dụng tổng tài sản nhưng so với chỉ số của ngành thì công ty vẫn còn thấp, cho thấy rằng một đồng tài sản của công ty tạo ra ít doanh thu hơn so với bình quân ngành nói chung. Như vậy viêc đưa tài sản vào hoạt động sản suất kinh doanh của công ty là kém hiệu quả. Trong tương lai công ty nên chú ý cải thiện sao cho hiệu suất sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách nổ lực gia tăng doanh thu hoặc bán bớt những tài sản ứ đọng không cần thiết. 3.Nhóm thứ ba : (kèm bảng 3) Tỉ số đòn bẩy: Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. 3.1Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Tỷ số nợ trên tài sản năm 2010 = 100% x 157.647.099.559 601.925.220.578 = 29,19% Qua con số nợ trên tài sản năm 2010 là 29,19% là ta thấy được trong năm 2010 doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn vay hay là mượn nợ của các thành viên trong công ty hay các tổ chức cá nhân khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên con số này tương đối không cao lắm so với ngành mà công ty đang hoạt động. Nhưng nếu quá cao thì chứng tỏa tình hình tài chính công ty đang gặp khó khăn. Tỷ số nợ trên tài sản năm 2011 = 100% x 85.800.179.824 478.108.949.971 = 17,95% Qua năm 2011 tỷ số này lại giãm còn 17,95% giãm so với năm 2010, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty có khả quan và hoạt động có hiệu quả, giãm được tổng nợ của công ty và độ rũi ro sẽ giãm. Nhìn chung đối với công ty thuộc ngành nghề này chỉ số trên là hợp lý. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu 3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Tỷ số nợ /VCSH năm 2010 = 100% x 157.647.099.559 444.278.121.028 = 35,48% Qua năm 2010 ta nhận thấy chỉ số này cũng tương đối cao nằm ở mức 35,48%, nhìn chung công ty đã sử dụng nguồn vốn vay nhiều, chưa thật sự huy động vốn bằng các cổ đông hay các thành viên trong công ty, độ rủi ro trong việc sử dụng ngồn vốn của công ty vẫn còn cao. Tỷ số nợ /VCSH năm 2011 = 100% x 85.800.179.824+ 114.038.271 392.308.770.147 = 21,90% Quan năm 2011 thì tình hình có hơi khản quan hơn chỉ số này giãm hơn so với năm 2010 là 21,90%. Chỉ số này nhỏ thể hiện công ty ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tỷ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay 3.3 Tỷ số khả năng trả lãi: Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khó năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay. Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao. Tỷ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng trả lãi năm 2010 = 122.127.467.826 1.640.068.432 = 74,46 Tỷ số khả năng trả lãi năm 2011 = 161.930.186.158 6.970.898.077 Quan năm 2010 ta nhận thấy chỉ số của công ty >1 điều này chứng tỏa công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay tại các tổ chức tín dụng. = 23,23 Tương tự là năm 2011chỉ số của công ty >1, nhưng chỉ số này lại nhỏ hơn năm 2011, do công ty tăng dư nợ tại các tổ chức tín dụng lên. Điều này chứng tỏa công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay tại các tổ chức tín dụng. 3.4 Tỷ số khả năng trả nợ: Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay Tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Tỷ số KNTN 2010= 563.064.819.777+(-38.064.342.067-676.561.423)+106.835.420.570 1.640.068.432+61.643.813.810 = 9.97 Chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng trả nợ với các khoản nợ đã vay mượn. Tỷ số KNTN 2011= 500.891.865.561+(-44.819.640.745-906.015.223)+106.801.324.264 26.968.251.448+6.970.898.077 =16.56 Và năm 2011 cũng vây, chỉ số này lớn hơn 1 chứng tỏa công ty hoàn toàn có khả năng trả nợ với các khoản nợ đã vay mượn. Bảng 3. Các chỉ số nợ Tên các chỉ số Đơn vị Năm 2011 Năm 2010 Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 17.95 26.19 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu % 21.90 35.48 Tỷ số khả năng trả lãi 23.23 74.46 Tỷ số khả năng trả nợ 16.56 9.97 Tổng Tài sản/VCSH 1.22 1.35 4.Nhóm thứ tư : Tỷ suất lợi nhuận 4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Doanh thu thuần Năm 2010: ROS = (93.876.961.843/685.192.287.603) x 100% = 13,7% Năm 2011: ROS = (99.782.842.787/662.822.051.719) x 100% = 15,05% Thông qua tỷ số này ta có thể thấy công ty làm ăn có lời và lợi nhuận chiếm 13,07% doanh thu trong năm 2010 và chiếm 15,05% so với năm 2011 tăng 1,35% so với năm 2010. 4.2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Tỷ số sức sinh lợi căn bản = 100% x Lợi nhuận trước thuế và lãi Bình quân giá trị tổng tài sản Năm 2011: TSSSLCB = 100% x = 45 % Tỷ số này cho ta thấy khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. Tỷ số mang giá trị dương chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi 4.3 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA  là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân tổng giá trị tài sản Năm 2011: ROA = = 42% Tỷ số ROA chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Tỷ số này chứng tỏ hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp có xu hướng tốt lên. 4.4 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông (viết tắt là ROE ) là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x Lợi nhuận ròng Bình quân vốn cổ phần phổ thông = 100% * (LN ròng / Vốn chủ sở hữu) Năm 2011: ROE = 100% * (99.782.842.787 / 392.308.770.147 ) = 25% Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra 25 đồng lợi nhuận. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Ở đây ta có ROA năm 2011 lớn hơn ROE năm 2011 cho thấy đòn bầy tài chính của công ty chưa có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty chưa thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. 4.5 Tỷ số lợi nhuận giữ lại Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay Hệ số tái đầu tư, Tỷ lệ tái đầu tư) là một tỷ số tài chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận giữ lại = LN giữ lại / LN sau thuế = LN sau thuế chưa phân phối / LN sau thuế = 28.317.449.606/99.782.842.787 = 0,28 Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại 0,28 đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh. 4.6 Tỷ số tăng trưởng bền vững Tỷ số tăng trưởng bền vững là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Tỷ số tăng trưởng bền vững = 100% x Lợi nhuận giữ lại Vốn chủ sở hữu Vì lợi nhuận giữ lại bằng tỷ số lợi nhuận giữ lại nhân với tổng lợi nhuận sau thuế, nên công thức trên có thể viết lại như sau: = 100% * ( 28.317.449.606 / 392.308.770.147 ) = 7% Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu là 7% 5.Nhóm thứ năm : Tỉ số thị trường: Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 5.1EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) Công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông EPS năm 2011 = 99.782.842.787/12.451.657 =8.014 (đồng) EPS năm 2010 = 93.876.961.843/11.619.199 = 8.079 (đồng) EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác. 5.2. Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio),là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó. Công thức cụ thể như sau: Tỷ số P/E = Giá thị trường một cổ phiếu (giá hiện tại) Thu nhập bình quân trên một cổ phần (EPS) Vậy P/E năm 2011 = 35.900/8.014 = 4,5 (lần) P/E năm 2010 = 42.500/8.079 = 5,3 (lần) P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm. Tuy nhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuống thấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Vì vậy, các nhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này với công ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. 5.3.Tỷ số P/B giữa giá thị trường (Market value) và giá trị sổ sách (Book value) P/B = Giá hiện tại /Giá sổ sách (Với : Gía sổ sách = Vốn chủ sở hữu /Tổng khối lượng cổ phiếu Năm 2010=444.278.121.028/11.619.199=38.237 (đồng) Năm 2011 = 392.308.770.147/12.451.657=31.507 (đồng)) Vậy P/B năm 2010 =42.500/38.237=0,94(lần) P/B năm 2011= 35.900/31.507= 1,35 (lần) - Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá thị trường là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp; và tỷ số H/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho H/B đồng kỳ vọng. Bảng 5 Một số chỉ tiêu của cổ phiếu ABT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 1 Vốn chủ sở hữu 392,308,770,147 444,278,121,028 2 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 99,782,842,787 93,876,961,843 3 Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành bq trog kỳ 12,451,657 11,619,199 5 Giá cổ phiểu hiện tại (lấy giá ngày 31/12) 42,500 35,900 6 Giá sổ sách (Vốn Chủ Sở hữu/tổng KL cổ phiếu) 31,507 38,237 7 Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS)= 8,014 8,079 8 Hệ số giá trên thu nhập 1 cổ phiếu(P/E) 5.30 4.44 9 P/B 1.35 0.94 Kết luận Phân tích báo cáo tài chính là một nghệ thuật phiên dịch các số liệu từ các báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định có cơ sở thông tin. Ở đây nhóm đã sử dụng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre để làm cơ sở dữ liệu cho bài phân tích. Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của công ty cho thấy tình hình sức khỏe của công ty khá tốt, điều đó được thể hiện bằng các tỷ lệ bao gồm những phạm vi được chú trọng như tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và cơ cấu vốn, tỷ số đòn bẩy, khả năng sinh lợi, tỷ số thị trường. Trình tự phân tích gồm cụ thể hóa các mục tiêu và đưa ra các tỷ lệ dựa trên báo cáo tài chính năm 2011 và giải thích các số liệu và đưa ra kết luận và dự kiến đề xuất sau khi có được kết quả trên các số liệu này. Tài liệu tham khảo : Phân tích báo cáo tài chính - PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, ĐH Kinh tế quốc dân Phân tích tài chính – Fulbright. Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thống kê, tp Hồ Chí Minh(2009) của Nguyễn Minh Kiều Phân tích tài chính DN – PGS. TS Nguyễn Năng Phúc. Một số tài liệu khác./. GVHD: TS. Lê Thị Lanh HV: - Lâm Thị Khuyến - Bùi Thị Mỹ Huyền - Phạm Lê Kha - Nguyễn Quỳnh Trang - Phạm Thị Kim Xuân - Đặng Thành Tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_phan_tich_bctc_cong_ty_cp_xnk_ben_tre_293.doc
Luận văn liên quan