Báo cáo Thí nghiệm kĩ thuật bảo quản hoa

Tham khảo cánh làm hoa khô của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt (Đà Lạt, Lâm Đồng) - Phương pháp sấy Hot-air drying on racks (sấy khô bằng khí nóng). Nguyên lý chung: treo hoa phía bên trong 1 đường hầm, đẩy không khí nóng vào trong, không khí nóng làm khô hoa và đẩy không khí ẩm ra ngoài phía bên kia của đường hầm. Cần cột hoa vào 1 sợi dây và treo ngược trong quá trình sấy để đảm bảo cành hoa không bị cong, giữ được hình dạng tự nhiên và vẻ đẹp của hoa. Hoa có xu hướng nở ra dưới tác động của nhiệt độ trong quá trình sấy, cánh hoa dễ bị rơi ra khi hoa khô hoàn toàn. Vì vậy, chỉ sử dụng hoa còn non, hoa sẽ nở to hơn trong quá trình sấy thì sản phẩm hoa khô sẽ đạt yêu cầu. Hoa được sử dụng để làm hoa khô phải đảm bảo không còn hơi nước, hơi sương đọng trên cánh hoa để tránh gây hư hỏng hoa. Có thể tẩm mùi thơm cho hoa phù hợp với sở thích của người tiêu dùng.

pdf42 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thí nghiệm kĩ thuật bảo quản hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NÔNG LÂM NGÀNH CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH BÁO CÁO THÍ NGHIỆM KĨ THUẬT BẢO QUẢN HOA GVHD: TS. LÊ NHƯ BÍCH SVTH: TRẦN THỊ TRIỀU TIÊN MSSV: 1212146 LỚP: CHK36 Đà Lạt, tháng 11 năm 2014 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 2 B. NỘI DUNG .................................................................................................................. 3 BÀI 1: KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA TIỀN XỬ LÝ HÓA CHẤT TRƯỚC KHI BẢO QUẢN LẠNH KHÔ VÀ LẠNH ƯỚT HOA LAY ƠN Ở NHIỆT ĐỘ 4OC ......................... 3 1. Tóm tắt ................................................................................................................ 3 2. Giới thiệu............................................................................................................. 3 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .................................................................. 3 4. Kết quả ................................................................................................................ 4 5. Kết luận ............................................................................................................... 7 6. Thảo luận ............................................................................................................ 7 BÀI 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM CHRYSAL CLEAR UNIVERSAL ... 9 1. Tóm tắt ................................................................................................................ 9 2. Giới thiệu............................................................................................................. 9 4. Kết quả ...............................................................................................................10 5. Kết luận ..............................................................................................................13 BÀI 3: BẢO QUẢN HOA NHẠY CẢM ETHYLENE ....................................................15 1. Tóm tắt ...............................................................................................................15 2. Giới thiệu............................................................................................................15 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .................................................................17 4. Kết quả ...............................................................................................................18 5. Kết luận ..............................................................................................................20 6. Thảo luận ...........................................................................................................21 BÀI 4: BẢO QUẢN HOA KHÔ .....................................................................................22 1. Tóm tắt ...............................................................................................................22 2. Giới thiệu............................................................................................................22 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .................................................................23 4. Kết quả ...............................................................................................................23 5. Kết luận ..............................................................................................................28 6. Thảo luận ...........................................................................................................29 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................30 D. DỮ LIỆU OUTPUT....................................................................................................31 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 So sánh thời gian sống của hoa lay ơn cắm trong nước cất và hóa chất ....... 7 Bảng 2.1. So sánh thời gian sống của mỗi loại hoa trong nước cất và hóa chất ........ 13 Bảng 2.3. So sánh thời gian sống của các loại hoa trong nước cất và hóa chất ......... 13 Bảng 3.1. Thời gian sống của hoa cẩm chướng trong nước cất và hóa chất .............. 20 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hoa lay ơn sau 1 ngày cắm trong hóa chất và nước cất............................... 5 Hình 1.2. Hoa lay ơn được đưa cắm vào bình để theo dõi thời gian sống ................... 6 Hình 1.3. Hoa lay ơn cắm trong hóa chất và nước cất sau 9 ngày .............................. 6 Hình 2.1. Mặt trước và mặt sau của sản phẩm Chrysal Clear Univesal....................... 9 Hình 2.2. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng ngày thứ nhất ................................ 11 Hình 2.3. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 5 ngày ..................................... 11 Hình 2.4. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 10 ngày ................................... 12 Hình 2.5. Cành hoa cắm trong nước cất bị thối rữa .................................................. 12 Hình 3.1. Sự hình thành ethylene của hoa cẩm chướng ở các giai đoạn phát triển .... 16 Hình 3.2. Sự hình thành ethylene cuả hoa cẩm chướng sau thu hoạch ...................... 16 Hình 3.3. Sản phẩm Chrysal AVB ........................................................................... 17 Hình 3.4. Hoa cẩm chướng được chia thành 3 nghiệm thức khác nhau để theo dõi thời gian sống .......................................................................................................... 18 Hình3.5. Hoa cẩm chướng cắm trong hóa chất sau 5 ngày ....................................... 19 Hình 3.6. Hoa cẩm chướng cắm trong nước cất sau 10 ngày .................................... 19 Hình 3.7. Hoa cẩm chướng héo và tàn được rút ra khỏi bình ................................... 20 Hình 4.1. Hạt Silicagel ............................................................................................ 22 Hình 4.2. Hoa ngâm trong cồn được đậy kín ............................................................ 23 Hình 4.3. Hoa ngâm trong cồn 96o sau 1 ngày.......................................................... 24 Hình 4.4. Ngâm hoa trong thuốc nhuộm .................................................................. 24 Hình 4.5. Hoa sau khi ngâm được vớt ra để mang đi sấy ......................................... 25 Hình 4.6. Hoa sau khi sấy khô ................................................................................. 26 Hình 4.7. Hoa được phủ silicagel trong thùng nhựa kín ........................................... 26 Hình 4.8. Hoa trong thùng chứa silicagel sau 6 ngày ............................................... 27 Hình 4.9. Hoa cắm trong glicerin hoa khô ............................................................... 27 Hình 4.10. Hoa cắm trong glicerin sau 5 ngày ......................................................... 28 Hình 4.11. Hoa cắm trong thùng chứa silicagel sau khi lấy ra khỏi dung dịch glicerin ............................................................................................ 28 2 A. MỞ ĐẦU Hoa được coi là biểu tượng vẻ đẹp của cuộc sống. Không chỉ được sử dụng để trang trí, hoa còn được xem như những món quà để biểu lộ tình cảm giữa người với người. Mỗi loại hoa mang trên mình một ý nghĩa riêng, có hoa tượng trưng cho tình yêu, loại hoa khác lại tượng trưng cho tình bạn, hay sự chúc phúc, Nhưng đẹp cuả hoa chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, hoa nhanh chóng lụi tàn, héo úa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giống, điều kiện sinh trưởng, sâu bệnh, giai đoạn thu hoạch, cách thức thu hoạch, ảnh hưởng nhiều đến thời gian sống và chất lượng của hoa cắt cành. Sau khi cắt khỏi gốc hay rời khỏi cây mẹ, sự sống của hoa cắt cành giảm vì mất nguồn nước và chất dinh dưỡng. Trong quá trình bảo quản, vi khuẩn xâm nhập vào cành hoa làm tắc mạch dẫn thân, làm giảm khả năng hút nước, sản sinh khí ethylene và chất độc thúc đẩy sự già hóa của hoa. Ethylene tạo ra trong môi trường do thuốc lá, khí động cơ đốt trong, các hoạt động công nghiệp khi tiếp xúc không chỉ ảnh hưởng đến hoa mà còn kích thích hoa sản sinh mạnh mẽ ethylene. Điều kiện bảo quản (nhiệt đô, ánh sáng, độ ẩm,) không phù hợp với từng loại hoa, dung dịch nước cắm hoa nhiễm bẩn gây già hóa, tổn thất hoa. Bài thực hành giúp tìm hiểu một số phương pháp bảo quản hoa tươi và hoa khô để cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian sống của hoa cắt cành. 3 B. NỘI DUNG BÀI 1: KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA TIỀN XỬ LÝ HÓA CHẤT TRƯỚC KHI BẢO QUẢN LẠNH KHÔ VÀ LẠNH ƯỚT HOA LAY ƠN Ở NHIỆT ĐỘ 4OC 1. Tóm tắt Lay ơn thuộc loại hoa nhiệt đới, nếu không được bảo quản trong điều kiện thích hợp sẽ gây ra các hiện tượng như hoa nở sớm, mau héo và rụng nụ sớm; màu sắc hoa không đẹp, vàng lá. Nước sử dụng bị nhiễm khuẩn cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ hoa. Xử lý hóa chất ( Pulsing) cho hoa trước khi bảo quản nhằm duy trì chất lượng tốt nhất cho hoa, chống lại các yếu tố của môi trường. Việc xử lý hóa chất cho hoa lay ơn với Bạc thiosulphate (STS), Gibberelin (GA3), và đường trong quá trình bảo quản lạnh giúp giảm các tác hại trên. Bài thực hành giúp so sánh tác dụng của xử lý hóa chất và không xử lý hóa chất trước bảo quản lạnh khô - ướt ở nhiệt độ 4oC của hoa lay ơn. Mặc dù thời gian sống của hoa được nạp hóa chất dài hơn nhưng không đáng kể. 2. Giới thiệu Tiền xử lý hóa chất ( Pulsing) là xử lý nạp hóa chất hoa trước khi bảo quản nhằm duy trì chất lượng tốt nhất cho hoa, giúp hoa chống lại các yếu tố của môi trường (tăng đường kính hoa, duy trì màu sắc lá và cánh hoa). Bảo quản lạnh ở 4oC cho hoa có nguồn gốc nhiệt đới như hoa lay ơn là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Bảo quản khô giúp dự trữ hoa trong thời gian dài, hoa được bảo quản trong hộp, thùng hoặc túi polyethylene, tiết kiệm được không gian cho phòng lạnh bảo quản. Bảo quản ướt giúp dự trữ hoa trong thời gian ngắn hơn, hoa được cắm vào dung dịch bảo quản bao gồm các chất dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng, chất kháng khuẩn, kháng nấm, chất kháng ethylen... trong suốt quá trình bảo quản. 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm - 40 cành hoa lay ơn được mua tại chợ Đà Lạt vào lúc sáng sớm. - Bình cắm hoa, bao gói, thùng carton bảo quản lạnh, kéo, thước, xô. - Hóa chất: STS, đường, GA3, nước cất. a. Pha hóa chất - Pha 6 lít dung dịch STS gồm: AgNO3 (0.079g/l): 0.474g Na2S2O3.5H2O (0.462 g/l): 2.772g Cho 2 hóa chất trên vào 2 xô nước ( mỗi xô chứa 3 lít nước cất), khuấy đều rồi cho 2 xô hóa chất trên vào 1 xô lớn. 4 - Bổ sung 36g GA3 (6g/l) và 420g đường (70g/l) vào 6 lít dung dịch trên. Chú ý: khi pha dung dịch AgNO3 phải mặc quần áo bảo vệ, gồm găng tay, kính bảo vệ mắt. sau khi pha và sử dụng hóa chất, cần rửa sạch tay và mặt. b. Chuẩn bị nguyên vật liệu Lọ và xô cắm hoa được rửa sạch và diệt khuẩn bằng thuốc tẩy Javel. Nước dùng cho pha hóa chất và cắm hoa lay ơn là nước cất. Không dùng nước máy vì các kim loại nặng, Clo, gây nhiễm bẩn nước cắm hoa làm cuống hoa nhanh hỏng, thối rửa. Hoa được chia thành các nghiệm thức khác nhau: - Nhóm 1 gồm 9 cành hoa lay ơn, thực hiện nghiệm thức: hoa xử lý nạp hóa chất, bảo quản khô ở nhiệt độ 4oC. - Nhóm 2 gồm 18 cành hoa lay ơn, thực hiện nghiệm thức: hoa không xử lý nạp hóa chất, bảo quản khô và ướt ở nhiệt độ 4oC. - Nhóm 3 gồm 9 cành hoa lay ơn, thực hiện nghiệm thức: hoa xử lý nạp hóa chất, bảo quản ướt ở nhiệt độ 4oC. Hoa cắt lại gốc (khoảng 15 cm) rồi cắm ngay vào nước cất hoặc hóa chất để tránh bọt khí xâm nhập vào các mô mạch gây tắc mạch dẫn thân, tăng khả năng hút nước của cành.mSau bảo quản lạnh 1 tuần lấy hoa ra khỏi kho lạnh, theo dõi độ tươi, sự nở của hoa, độ vàng của lá sau khi bảo quản. 4. Kết quả Sau 1 ngày nạp hóa chất, hoa lay ơn nở, ngọn hoa có hiện tượng cong hướng địa nên không thể bảo quản lạnh ở 4oC. 5 Hình 1.1. Hoa lay ơn sau 1 ngày cắm trong hóa chất và nước cất Vì vậy đối với nghiệm thức không xử lý hóa chất, hoa lay ơn được cắm trong bình nước cất; hoa ở nghiệm thức còn lại được cắm trong bình đựng hóa chất để ở nhiệt độ phòng (khoảng 20 - 25oC) và theo dõi thời gian cắm. Hóa chất Nước cất 6 Hình 1.2. Hoa lay ơn được đưa cắm vào bình để theo dõi thời gian sống Sau 1 thời gian cắm, hoa nở to, bắt đầu tàn và héo. Nước cắm hoa vẫn đục, chuyển sang màu vàng nâu hoặc xanh rêu do sự phát triển của vi sinh vật.( Hình 1.4) Hình 1.3. Hoa lay ơn cắm trong hóa chất và nước cất sau 9 ngày Hóa chất Nước cất Hóa chất Nước cất 7 Hoa lay ơn được rút ra khỏi bình khi toàn bộ các hoa nhỏ trên cành đã nở (trừ một vài hoa trên ngọn không nở được vì chưa phát triển tối ưu), 1 hoặc 2 hoa phía cuối cành héo rũ xuống (Hình 1.5). Bảng 1.1 So sánh thời gian sống của hoa lay ơn cắm trong nước cất và hóa chất Hóa chất (ngày) Đối chứng (ngày) 8.67 ± 0.76 8.00 ± 1.03 Sig 0.00 0.00 Theo Bảng 1.1, thời gian sống của hoa lay ơn được cắm trong hóa chất (8.67 ngày) so với hoa được cắm trong nước cất (8.00 ngày) có sự chênh lệch nhưng không nhiều; 2 nghiệm thức trên có sự khác biệt (p ≤ 0.05). 5. Kết luận Hoa lay ơn nở lớn sau 1 ngày bảo quản ở nhiệt độ thường trong nước cất và hóa chất. Như vậy tốc độ nở nhanh của hoa có thể do hoa được thu hoạch trễ, hoặc mỗi giống hoa lay ơn có nhiệt độ bảo quản và nồng độ hóa chất khác nhau nên nồng độ được tính toán lúc ban đầu không phù hợp với giống hoa được thử nghiệm. Nồng độ đường và hóa chất phải phù hợp với từng giống hoa lay ơn, nếu quá ít hay quá nhiều sẽ gây ra những tác động không mong muốn như lá bị tổn thương, cành hóa nâu, kích thích nở hoa nhanh hơn bình thường, Dựa trên lý thuyết, việc xử lý nạp hóa chất cho hoa trước bảo quản giúp làm chậm quá trình già hóa của hoa. Vì STS là một chất diệt khuẩn giúp ngăn ngừa tác động của ethylene, diệt khuẩn trong mô cây; đường cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa, giúp duy trì các quá trình sinh lý và hóa sinh sau khi hoa bị cắt khỏi cây, giúp tăng sự cân bằng nước bằng cách điều hòa sự thoát hơi nước, tăng sự hút nước; GA3 thúc đẩy nở hoa lay ơn ở giai đoạn nụ, chống vàng lá, Nhưng đối với thực nghiệm được tiến hành ở trên, việc xử lý nạp hóa chất cho giống hoa lay ơn (được mua tại chợ Đà Lạt) chỉ giúp tăng tuổi thọ hoa thêm khoảng hơn nửa ngày (8.67 – 8.00 = 0.67 ngày). Tốc độ già hoá, màu sắc hoa, hầu như không có sự khác biệt. Như vậy việc xử lý hóa chất cho giống hoa lay ơn này là không cần thiết vì không mang lại lợi ích kinh tế (tốn phí mua dụng cụ, hóa chất, nhân công). 6. Thảo luận Hoa lay ơn rất dễ bị cong hướng địa nên trong quá trình bảo quản cần đặt hoa thẳng đứng để cành không bị cong xuống. Quá trình thực hành chưa quan tâm đến ethylene của môi trường khí xung quanh tác động đến chất lượng và tuổi thọ của hoa lay ơn. Hoa Lay ơn không quá nhạy cảm với Ethylene nhưng đây là nguyên nhân làm cho hoa bị nở sớm, làm cho hoa mau héo và 8 gây rụng nụ sớm. Vì vậy, muốn giữ hoa tươi lâu và đạt chất lượng tốt thì trong quá trình bảo quản nên sử dụng biện pháp ức chế Ethylene như không bảo quản hoa lay ơn với các loại hoa khác, 9 BÀI 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SẢN PHẨM CHRYSAL CLEAR UNIVERSAL 1. Tóm tắt Các loại hoa khác nhau sau khi thu hoạch yêu cầu phải bảo quản ở các điều kiện khác nhau để giảm tối đa hoa hụt hoa. Tuy nhiên trong các sản phẩm cắm hoa trang trí thường kết hợp các loại hoa khác nhau giúp tăng tính thẩm mỹ, dẫn đến giảm chất lượng và thời gian sống của hoa. Sử dụng sản phẩm Chrysal Clear Univesal có thành phầm là chất diệt khuẩn, chất kháng ethylene và các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều giống hoa khác nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. Nhờ đó, cải thiện chất lượng hoa, kéo dài tuổi thọ của hoa thêm 12.9- 40.2% (đối với hoa mõm sói, hoa hồng và cẩm chướng trong điều kiện cụ thể của bài thực hành). 2. Giới thiệu Chrysal Clear Univesal là một sản phẩm của công ty Chrysal (Hà Lan) dùng cho tất cả các loại hoa.Sản phẩm Chrysal Clear Univesal cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho giỏ/bình hoa cắm nhiều giống khác nhau giúp cải thiện nở hoa, màu sắc và chất lượng lá; làm giảm độ pH của nước; tan nhanh chóng và không tạo mùi hôi trong nước; giảm hao hụt hoa. Univesal thích hợp cho tất cả các loại nước; có thể dễ dàng gắn vào bó hoa, hoặc là tự đông hoặc bằng tay; không cần phải thay nước hoặc cắt lại cành trong thời gian cắm trong bình; tăng tuổi thọ trung bình 60%. Hình 2.1. Mặt trước và mặt sau của sản phẩm Chrysal Clear Univesal 10  Khuyến nghị: - Bảo quản trong điều kiện khô, mát và tối, tốt nhất từ 5oC- 25oC. - Thời gian sử dụng: 18 tháng khi được bảo quản ở điều kiện thích hợp. - pH của dung dịch pha sẵn để sử dụng: 4- 5.5. - Liều dùng: gói cho 0.5 lít và 1 lít nước. - Không sử dụng trong bình kim loại (Zn, Cu, Fe) hoặc bình pha lê. - Nếu cần thiết có thể đổ thêm vào bình dung dịch chứa Chrysal Clear Universal. - Dung dịch còn lại có thể đổ vào hệ thống thoát nước chung. Giới thiệu các loại hoa được sử dụng để tiến hành thí nghiệm: - Hoa mõm sói: hầu hết các giống hoa mõm sói nhạy cảm với ethylene, hoa tổn thương trong vòng 24 giờ nếu ethylene hiện diện trong không khí ở nồng độ 0,5 ppm hoặc nhiều hơn. Hoa già nhạy cảm với ethylene hơn so với hoa non trên cùng một gốc.(1997) - Hoa hồng: hoa hồng dễ bị nhiễm nấm Botrytis ngay từ khi chưa cắt cành khỏi cây mẹ, gây thiệt hại đến chất lượng hoa. Nhện đỏ cũng ảnh hưởng đến hoa hồng cắt cành, chúng sống ở dưới mặt lá chích hút nhựa khiến lá có màu vàng, khô và rụng. - Hoa cấm chướng rất nhạy cảm với ethylene nhưng lại sản sinh nhiều ethylene, đặc biệt là giai đoạn sau thu hoạch. (chi tiết ở bài 3). 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm Hoa mõm sói, hoa hồng, hoa cẩm chướng tia, mỗi loại 30 cành, mua tại chợ Đà Lạt. Bình cắm hoa: 3 nhóm 4 bình/ nhóm = 12 bình. Bình cắm hoa, kéo. Nước cất, sản phẩm Chrysal Clear Universal. a. Pha hóa chất Sản phẩm Chrysal Clear Universal ở dạng gói ( gói/ 1 lit nước). Cần pha 6l dung dịch: cho 6 gói chrysal clear universal vào 6 lít nước cất và khuấy đến khi hòa tan hoàn toàn. b. Quy trình Hoa trước khi cắm cần cắt lại gốc, tuốt lá gần gốc,tỉa lá xấu, lá hư. Không tách gai hoa hồng để tránh sự hình thành các vết thương cơ giới, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhiễm vào cành hoa. Mỗi nhóm chia hoa thành 2 lô, mỗi lô gồm 2 – hoa mõm sói, 5 hoa hồng, 5 hoa cẩm chướng tia. Lô đối chứng cắm trong bình nước cất để ở nhiệt độ phòng, 1 lô cắm trong dung dịch Chrysal Clear Universal để ở nhệt độ phòng. Theo dõi thời gian sống của hoa so với đối chứng. Tính trung bình và SE thời gian sống của hoa 4. Kết quả 11 Hình 2.2. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng ngày thứ nhất Hình 2.3. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 5 ngà Nước cất Nước cất Universal Universal 12 Hình 2.4. Hai lô hoa bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 10 ngày Hoa được cắm trong nước cất có tốc độ già hóa nhanh, một số cánh hoa bị đốm nâu, cháy, lá rụng nhiều (Hình 2.3). Nước cất sử dụng để cắm hoa chuyển sang màu nâu (Hình 2.4) do sự phát triển của vi sinh vật gây thối rữa cành (Hình 2.5). Hình 2.5. Cành hoa cắm trong nước cất bị thối rữa Nước cất Universal 13 Hoa cắm trong dung dịch Universal có tốc độ già hóa chậm hơn, hoa không có biểu hiện bệnh hay bị cháy, lá ít rụng hơn (Hình 2.3). Nước cắm hoa hầu như không chuyển màu hoặc (Hình 2.4) hơi vẫn đục cho thấy trong dung dịch không có hoặc có rất ít vi sinh vật tồn tại và phát triển. Bảng 2.1. Thời gian sống của mỗi loại hoa cắm trong nước cất và hóa chất Hoa Nước cất Chrysal Clear Universal Mõm sói 3.566a ± 1.400 5.000b ± 1.481 Hoa hồng 7.533a ± 1.121 8.500b ± 1.154 Cẩm chướng 10.067a ± 1.121 13.357b ± 1.154 (Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 hàng thì có sự khác biệt về mặt thống kê với p≤ 0.05) Bảng 2.2. Thời gian sống của các loại hoa khác nhau trong nước cất và hóa chất Hoa Nước cất Chrysal Clear Universal Mõm sói 3.566a ± 1.400 5.000a ± 1.481 Hoa hồng 7.533b ± 1.121 8.500b ± 1.154 Cẩm chướng 10.067c ± 1.121 13.357c ± 1.154 (Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột thì có sự khác biệt về mặt thống kê với p≤ 0.05) Theo Bảng 2.1 và Bảng 2.2, dung dịch Chrysal Clear Universal giúp kéo dài thời gian sống của hoa mõm sói thêm 1.43 ngày (40.2%), hoa hồng thêm 0.97 ngày (12.9%) và hoa cẩm chướng thêm 3.29 ngày (32.7%). Cả 3 loại hoa được bảo quản trong dung dịch Universal có thời gian sống dài hơn hoa được cắm trong nước cất; các nghiệm thức trên có sự khác biệt (p ≤ 0,05). Như vây, sản phẩm Chrysal Clear Universal giúp tăng tuổi thọ cho các loại hoa khác nhau chứ không chỉ tăng tuổi thọ riêng cho một loại hoa nào. 5. Kết luận Sản phẩm Chrysal Clear Univesal có thể dùng cho tất cả các loại hoa. Thành phần của Univesal có chất diệt khuẩn, chất kháng ethylene và các chất dinh dưỡng giúp cải thiện nở hoa, tăng chất lượng hoa và giảm rụng lá; ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi sinh vật; giảm hao hụt và kéo dài thời gian sống cho hoa. Với 3 loại hoa được thử nghiệm ( mõm sói, hoa hồng và cẩm chướng), thời gian sống của hoa tăng 12.9- 40.2%. 14 Nước cắm hoa chứa dung dịch Univesal hầu như không chuyển màu và không có mùi hôi khó chịu, ngoài ra không cần thay nước cắm hoa thường xuyên. Vì vậy nên sử dụng sản phẩm Chrysal Clear Universal cho các sản phẩm hoa cắt cành, giúp tăng chất lượng và tuổi thọ cho bình hoa/giỏ hoa; dung dịch còn lại có thể đổ vào hệ thống thoát nước chung, không gây hại cho môi trường. 15 BÀI 3: BẢO QUẢN HOA NHẠY CẢM ETHYLENE 1. Tóm tắt Cẩm chướng là 1 loại hoa nhạy cảm với ethylene. Ethylene có thể làm hoa bị héo, tàn, rụng toàn bộ hoa, nụ hoặc cánh hoa, làm thui chột nụ; làm vàng và rụng lá, thúc đẩy nhanh quá trình già hóa, giảm thời gian sống của hoa.Trong dung dịch STS và sản phẩm Chrysal AVB có thành phần là chất diệt khuẩn, bạc,.. có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm mốc,ngăn ngừa sự hình thành và tác dụng của ethylene lên hoa, làm tăng tuổi thọ của hoa cẩm chướng. Sử dụng dung dịch STS và sản phẩm Chrysal AVB giúp kéo dài thời gian sống của hoa cẩm chướng từ 20 – 28.5% (trong điều kiện cụ thể của phòng thí nghiệm). 2. Giới thiệu Tuổi thọ và chất lượng hoa cẩm chướng bị ảnh hưởng nhiều bởi khí ethylene từ môi trường (ethylene ngoại sinh) và ethylene tự hình thành trong hoa (ethylene nội sinh). Ethylene làm tăng tốc độ hô hấp, ức chế quá trình nở, làm hoa dị dạng, nhanh tàn, cánh hoa bạc màu, rụng hoa và lá.Ethylene làm giảm tuổi thọ hoa cẩm chướng cắt cành, làm hoa rơi vào trạng thái ‘ngủ’, không nở hoa, cánh hoa bị cuộn lại, nhanh héo. Ethylene từ môi trường được tạo ra do tự nhiên ( thực vật hoặc vi sinh vât, khí núi lửa) hoặc do công nghiệp, khí gas, khói thuốc lá. Tất cả các chất thải, khói và ánh sáng huỳnh quang trong quá trình vận chuyển và bảo quản đều dẫn tới việc gia tăng lượng khí ethylene trong môi trường. Ethylene khi xâm nhập vào thực vật lập tức sẽ tự sản sinh ra nhiều hơn. Ethylene được sản sinh trong quá trình sinh trưởng của thực vật hoặc khi có mặt ethylene ngoại sinh từ màng không bào để đáp ứng các tổn thương vật lý, sự xâm nhiễm của vi sinh vật, do lạnh, mất nước. Đó là phản ứng tự vệ của thực vật đối với các tác nhân xâm nhập. Cẩm chướng rất nhạy cảm với ethylene ( bị tác động ở nồng độ 1 – 3 ppm trong 24h tiếp xúc); nhưng lại sản sinh nhiều ethylene. Trong hoa cẩm chướng, ethylene được hình thành theo 4 pha. Ở giai đoại nụ và non hình thành ethylene rất ít. Khi hoa trưởng thành, ethylene gia tăng đột ngột sau vài ngày cắt do tổn thương vật lý. Hoa bắt đầu héo thì lượng ethylene giảm dần. Ethylene được hình thành tại đế hoa, vòi nhụy và cánh hoa, trong đó phần đế hoa hình thành ethylene trước. 16 Hình 3.1. Sự hình thành ethylene của hoa cẩm chướng ở các giai đoạn phát triển Hình 3.2. Sự hình thành ethylene cuả hoa cẩm chướng sau thu hoạch STS là chất kháng ethylene và tiệt khuẩn trong mô cây, được sử dụng trong bảo quản các loại hoa nhạy cảm với ethylene, giúp hạn chế các tác động của ethylene đối với hoa. Chrysal AVB – 1 sản phẩm của công ty Chrysal (Hà Lan) là chất xử lý với thành phần hoạt chất chính là bạc. Chrysal AVB giúp bảo vệ hoa cắt cành khỏi các tác động của ethylene và kéo dài tuổi thọ bình của hoa. Sản phẩm Chrysal AVB thân thiện môi 17 trường. Xử lý bằng Chrysal AVB là bắt buộc ở Hà Lan cho tất cả các loại hoa nhạy cảm với ethylene. Hình 3.3. Sản phẩm Chrysal AVB 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm Hoa cẩm chướng đơn: 81 cành được mua tại chợ Đà Lạt. Bình cắm hoa: 3 nghiệm thức  3 bình = 9 bình. Nước cất, 2l dung dịch STS 0.5 mM, Chrysal AVB: 1 ml/l. a. Pha hóa chất Pha dung dịch STS 0.5 mM trong nước cất gồm AgNO3 và Na2S2O3.5H2O. Cách pha tương tự thí nghiệm trong bài 1. Pha dung dịch Chrysal AVB: pha 6 ml AVB trong 6 lít nước cất. b. Chuẩn bị nguyên liệu Hoa cẩm chướng phải cho vào nước trước khi bảo quản. Hoa được cắt lại gốc (khoảng 10 cm) bằng kéo sắt, vết cắt xiên và phẳng để hoa hấp thụ nước tốt hơn; không ngắt hoặc vặn xoắn cành. 18 Chia hoa thành 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lô, mỗi lô 3 cành cẩm chướng . Đem 3 lô cắm trong nước cất, 3 lô cắm trong STS, 3 lô cắm trong Chrysal AVB, các nghiệm thức đều để ở nhiệt độ phòng. Theo dõi thời gian sống và sự hư hỏng của hoa so với đối chứng. Tính trung bình và SE thời gian bảo quản sống của hoa. Hình 3.4. Hoa cẩm chướng được chia thành 3 nghiệm thức khác nhau để theo dõi thời gian sống 4. Kết quả 19 Hình 3.5. Hoa cẩm chướng cắm trong hóa chất sau 10 ngày Hình 3.6. Hoa cẩm chướng cắm trong nước cất sau 10 ngày Hoa được cắm trong nước cất có tốc độ nở nhanh hơn ( hình 2.4) so với hoa cắm trong hóa chất STS và AVB (hình 2.3). Hoa được rút ra khỏi bình khi hoa nở quá to và tàn, hoặc nụ không nở nhưng héo (Hình 2.4). AVB STS Nước cất 20 Hình 3.7. Hoa cẩm chướng héo và tàn được rút ra khỏi bình Bảng 3.1. Thời gian sống của hoa cẩm chướng trong nước cất và hóa chất Thời gian sống (ngày) Sig Nước cất STS Chrysal AVB 17.89 ± 1.352 23.00 ± 0.385 21.44 ± 0.222 Phép so sánh Nước cất và STS 0.005 Nước cất và Chrysal AVB 0.022 STS và Chrysal AVB 0.229 Theo Bảng 3.1, tuổi thọ của hoa cắm trong các dung dịch nước cắm có sự chênh lệch khá lớn. - Trong nước cất, hoa sống được 17.89 ngày thấp hơn nhiều ( khoảng 5.1 ngày) so với hoa cắm trong STS ( 23.00 ngày); nghiệm thức có sự khác biệt (p ≤ 0.05). - Hoa cắm trong Chrysal AVB có thời gian sống 21.44 ngày - cao hơn tuổi thọ của hoa cắm trong nước cất khoảng 3.6 ngày; nghiệm thức có sự khác biệt (p ≤ 0.05). - Hoa trong dung dịch STS có thời gian sống lâu hơn hoa trong dung dịch AVB khoảng 1.6 ngày, nhưng nghiệm thức trên không có sự khác biệt (p > 0.05) nên thời gian sống của hoa trong 2 dung dịch trên là tương đương nhau. 5. Kết luận Như vậy trong điều kiện của bài thực hành ( nhiệt độ phòng, ánh sáng đèn huỳnh quang, độ ẩm thấp, thoáng khí,), dung dịch STS và sản phẩm Chrysal AVB giúp kéo dài thời gian sống của hoa cẩm chướng (nhạy cảm với ethylene) từ 20 – 28.5%. 21 Trong dung dịch STS và sản phẩm Chrysal AVB có thành phần là chất diệt khuẩn, bạc,.. có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm mốc,ngăn ngừa tắc mạch dẫn thân, giảm thối rữa cành, ngăn ngừa sự hình thành và tác dụng của ethylene lên hoa; giúp làm chậm quá trình già hóa, tăng tuổi thọ của hoa cẩm chướng. Khuyến khích sử dụng STS hoặc Chrysal AVB trong bảo quản hoa nhạy cảm với ethylene để tăng chất lượng, giảm tổn thất, kéo dài thời gian sống của hoa. Với quy mô sản xuất nhỏ hoặc hộ gia đình có thể sử dụng sản phẩm Chrysal AVB vì tính tiện lợi, nếu sử dụng dung dịch STS phải tốn thời gian pha hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 6. Thảo luận Trên thực tế, thời gian cắm hoa cẩm chướng có thể dài hơn so với thực nghiệm. Vì tuổi thọ của hoa còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giống, mùa trong năm, điều kiện phòng bảo quản, Ở điều kiện của bài thực hành, hoa còn chịu ảnh hưởng của thành phần khí trong phòng thí nghiệm như ethylene được tiết ra từ các loại hoa khác (do bảo quản cẩm chướng chung với hoa lay ơn, mõm sói, hoa hồng); số lượng người ra vào phòng thí nghiệm nhiều, 22 BÀI 4: BẢO QUẢN HOA KHÔ 1. Tóm tắt Vì thời gian sống của hoa tươi thấp, một số loại hoa có thời gian sống trên 15 ngày, một số chỉ cắm được 2- 3 ngày. Hoa tàn héo không chỉ mất vẻ thẩm mỹ mà còn gây mùi hôi thối do sự phát triển của vi sinh vật và nấm mốc phân giải các chất hữu cơ. Vì vậy, ngày nay hoa khô đang được ưa chuộng. Hoa khô được xử lý đúng cách có thể kéo dài thời gian sống lên đến vài năm mà vẫn giữ được vẻ mềm mại tự nhiên như hoa tươi. Hoa khô được sử dụng trong trang trí như tranh hoa khô, chậu hoa khô. Có nhiều phương pháp bảo quản hoa khô khác nhau, bảo quản bằng silicagel, borax và glycerin giúp giữ được màu sắc, hình dáng tự nhiên của hoa nên đã được áp dụng nhưng chi phí cao và khó thực hiện với số lượng hoa lớn. Ngày nay các doanh nghiệp thường sản xuất hoa khô bằng phương pháp sấy kết hợp phun, nhuộm màu cho hoa. 2. Giới thiệu Có nhiều phương pháp bảo quản hoa khô như phơi khô, sử dụng các chất làm khô, lò vi sóng, ép, nhuộm màu, xử lý bóng và các phương pháp bảo quản hoa khô đặc biệt khác. Bài thực hành tiến hành thử nghiệm bảo quản hoa khô bằng phương pháp sử dụng các chất làm khô gồm silicagel và glicerin. Silicagel (SiO2.nH2O)là những tinh thể màu xanh, ở dạng hạt cứng và xốp (có vô số khoảng trỗng li ti trong hạt) nên có khả năng chứa 40% lượng ẩm. Silicagel hút ẩm bão hòa chuyển sang màu xám xanh hoặc xám hồng; cần sấy silicagel ở nhiệt độ 250 – 275 oC để tái sử dụng. Hình 4.1. Hạt Silicagel Cách làm là đặt hoa vào một hộp kín có chứa silicagel. Phải bảo quản trong hộp kín để tránh hiện tượng silicage hút ẩm từ không khí xung quanh vào, hoa dễ bị héo không đạt được hiệu quả. Với cách này, chất hút ẩm hấp thụ nước rất nhanh và giúp duy trì màu sắc của hoa, thời gian làm khô là khoảng 2 tới 3 ngày hoặc hơn tùy loại, hoa giữ được lâu. 23 Glycerin được sử dụng để loại nước,có tác dụng làm khô hoa và làm mềm cánh hoa; cành và lá có thể bị nâu nhưng lá vẫn giữ nguyên độ mềm dẻo. Glycerin giúp giữ hoa trong tình trạng không héo, màu sắc tự nhiên và cánh hoa mềm mại. 3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm a. Vật liệu Hoa hồng các loại Glycerin 10% Cồn Phẩm màu thực phẩm Thùng nhựa đựng hoa khô b. Quy trình Hoa hồng sau khi cắt ngắn (độ dài cành 5 –7 cm) được chia thành 3 lô. Lô 1: Ngâm hoa vào cồn 96o trong 1 ngày để làm chết tế bào hoa. Sau đó lấy hoa ra để trong không khí 30 giây, rồi ngâm vào dung dịch glycerin 10% và cồn 45o với tỷ lệ 1:1 trong 3 giờ, vớt hoa ra cho vào màu thực phẩm ngâm trong 5 giờ. Hoa sau khi ngâm màu được sấy trong lò sấy ở nhiệt độ 60o trong 2 giờ. Lô 2: Cho hoa vào thùng nhựa chứa silicagel, tiếp tục phủ lên 1 lớp silicagel khác , đậy kín thùng nhựa rồi để yên trong 6 -7 ngày. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh làm dập, gãy cánh hoa, sao cho giữ được nguyên dáng của hoa hồng ban đầu. Lô 3: Cắm hoa trong glycerin 10%, theo dõi sự thay đổi của hoa. So sánh 3 phương pháp trên. 4. Kết quả Lô 1 Hình 4.2. Hoa ngâm trong cồn được đậy kín 24 Hình 4.3. Hoa ngâm trong cồn 96o sau 1 ngày Sau khoảng 30 phút ngâm trong cồn, hoa trắng mất màu trước; sau 1 ngày, hoa đỏ mất màu nhưng không nhiều (Hình 4.3) do cồn có tác dụng tẩy màu. Khi ngâm hoa trong dung dịch cồn 96o, có sự chênh lệch nồng độ bên trong và ngoài tế bào cánh hoa, nồng độ cồn cao khiến nước trong tế bào hoa vận chuyển ra bên ngoài để cân bằng các nồng độ các chất bên trong và ngoài tế bào, làm cánh hoa mất nước và cứng lại. Hoa sau đó lấy ra để trong không khí 30 giây, rồi ngâm vào dung dịch glycerin 10% và cồn 45o với tỷ lệ 1:1 trong 3 giờ, glicerin giúp làm mềm cánh hoa trở lại. Hoa ngâm trong thuốc nhuộm trước khi là khô nhằm tăng cường màu sắc tự nhiên cho hoa khô. Màu cam Màu đỏ 25 Hình 4.4. Ngâm hoa trong thuốc nhuộm Hình 4.5. Hoa sau khi ngâm được vớt ra để mang đi sấy Hoa lấy ra khỏi thuốc nhuộm được sấy ở 150oC để đẩy nhanh tốc độ thoát hơi nước tự do. Sau đó điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy xuống 60oC, nhiệt độ vừa phải giúp hoa khô đều mà không bị cháy cánh hoa. Màu xanh Màu vàng 26 Hình 4.6. Hoa sau khi sấy khô Sản phẩm hoa khô sau khi sấy chưa khô hoàn toàn, một số cánh hoa bên ngoài khô nhưng cánh hoa không thẳng và mịn, màu sắc hoa không đều. Cành hoa không khô nên gây ra hiện tượng gục cổ.( Hình 4.6) Lô 2 Hình 4.7. Hoa được phủ silicagel trong thùng nhựa kín 27 Hình 4.8. Hoa trong thùng chứa silicagel sau 6 ngày Hoa khô bảo quản trong silicagel giúp các cánh hoa khô đều nhưng một số cánh bị mất dạng, gợn sóng do trọng lượng của số lượng lớn hạt silicagel; hoa trắng và hồng vẫn giữ được màu sắc tự nhiên, hoa đỏ hơi ngả sang màu đen.( Hình 4.8). Lô 3 Hình 4.9. Hoa cắm trong glicerin Hoa cắm trong dung dịch sau 5 ngày, glicerin độ nở của hoa hầu như không thay đổi, cánh hoa mềm mại, ít hư hỏng.( Hình 4.10). 28 Hình 4.10. Hoa cắm trong glicerin sau 5 ngày Hoa được lấy ra cắm vào thùng đựng silicagel trong 3 –5 ngày. Làm theo phương pháp này, hoa giữ nguyên được hình dạng và màu sắc, cánh hoa không quá khô cứng. Hình 4.11. Hoa cắm trong thùng chứa silicagel sau khi lấy ra khỏi dung dịch glicerin 5. Kết luận Bảo quản hoa khô theo phương pháp thứ nhất phải trải qua rất nhiều công đoạn như ngâm hoa trong cồn, glicerin, thuốc nhuộm, sấy nhưng sản phẩm cho ra không giữ được hình dạng và màu sắc ban đầu, hoa chỉ khô bề mặt bên ngoài, bên trong vẫn còn ẩm. Có thể do thuốc nhuộm không phù hợp hoặc được pha không đúng chuẩn dẫn đến cánh hoa không đều màu (có chỗ đậm chỗ nhạt). Nhiệt độ sấy, máy sấy 29 không phù hợp làm hoa bị cháy hoặc không khô. Nhưng chi phí cho phương pháp này không quá cao và có thể áp dụng để làm hoa khô số lượng lớn. Sản phẩm hoa khô được bảo quản bằng silicagel giữ được màu sắc tự nhiên của hoa nhưng cánh hoa giòn, dễ gãy vụn dưới tác dụng của lực cơ học nhẹ; một số cánh hoa bị biến dạng do silicagel. Các hạt silicagel bị sót lại trong nhụy hoa, khó lấy ra. Phương pháp xử lý hoa bằng glicerin sau đó cắm hoa vào thùng chứa silicagel là phương pháp tối ưu nhất, cánh hoa giữ nguyên được hình dạng và màu sắc nhưng vẫn mềm mại chứ không bị khô cứng. Phương pháp bảo quản hoa khô thứ hai và ba tốn vì giá silicagel trên thị trường tương đối đắt. silicagel có thể tái sử dụng nhưng chỉ thích hợp để làm hoa khô số lượng ít. 6. Thảo luận Tham khảo cánh làm hoa khô của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa Việt (Đà Lạt, Lâm Đồng) - Phương pháp sấy Hot-air drying on racks (sấy khô bằng khí nóng). Nguyên lý chung: treo hoa phía bên trong 1 đường hầm, đẩy không khí nóng vào trong, không khí nóng làm khô hoa và đẩy không khí ẩm ra ngoài phía bên kia của đường hầm. Cần cột hoa vào 1 sợi dây và treo ngược trong quá trình sấy để đảm bảo cành hoa không bị cong, giữ được hình dạng tự nhiên và vẻ đẹp của hoa. Hoa có xu hướng nở ra dưới tác động của nhiệt độ trong quá trình sấy, cánh hoa dễ bị rơi ra khi hoa khô hoàn toàn. Vì vậy, chỉ sử dụng hoa còn non, hoa sẽ nở to hơn trong quá trình sấy thì sản phẩm hoa khô sẽ đạt yêu cầu. Hoa được sử dụng để làm hoa khô phải đảm bảo không còn hơi nước, hơi sương đọng trên cánh hoa để tránh gây hư hỏng hoa. Có thể tẩm mùi thơm cho hoa phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Mô hình minh họa quá trình làm hoa khô của công ty 30 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Perishables Handling #92, November 1997. Thu hoạch và bảo quản hoa áp dụng công nghệ Israel. Công ty TNHH Dinh Dưỡng Hoa Việt. TTCN Khuyến Nông TP.HCM. TS. Lê Như Bích (2008). Bài giảng tóm tắt học phần Kỹ thuật bảo quản hoa. Trường Đại học Đà Lạt. 31 D. DỮ LIỆU OUTPUT BÀI 1: Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent Layon_hoachat 18 100,0% 0 0,0% 18 100,0% Layon_nuoccat 18 100,0% 0 0,0% 18 100,0% Report Layon_hc Layon_nc Std. Error of Mean ,18078 ,25883 Grouped Median 8,6667 7,8235 Minimum 7,00 6,00 Maximum 9,00 9,00 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Layon_hoachat 18 8,6667 ,76696 ,18078 Layon_nuoccat 18 7,8333 1,09813 ,25883 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Layon_hoachat 47,942 17 ,000 8,66667 8,2853 9,0481 Layon_nuoccat 30,264 17 ,000 7,83333 7,2872 8,3794 BÀI 2: 32 Means Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent momsoi_nc 9 100,0% 0 0,0% 9 100,0% momsoi_uni 8 88,9% 1 11,1% 9 100,0% Report momsoi_nc momsoi_uni Mean 3,56 5,00 N 9 8 Std. Deviation 1,509 3,117 T-Test One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean momsoi_nc 9 3,56 1,509 ,503 momsoi_uni 8 5,00 3,117 1,102 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper momsoi_nc 7,068 8 ,000 3,556 2,40 4,72 momsoi_uni 4,537 7 ,003 5,000 2,39 7,61 Means Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent hoahong_nc 15 100,0% 0 0,0% 15 100,0% hoahong_uni 14 93,3% 1 6,7% 15 100,0% Report hoahong_nc hoahong_uni Mean 7,5333 8,5000 33 N 15 14 Std. Deviation 2,44560 1,78670 T-Test One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean hoahong_nc 15 7,5333 2,44560 ,63145 hoahong_uni 14 8,5000 1,78670 ,47752 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper hoahong_nc 11,930 14 ,000 7,53333 6,1790 8,8877 hoahong_uni 17,800 13 ,000 8,50000 7,4684 9,5316 Means Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent camchuong_nc 15 100,0% 0 0,0% 15 100,0% camchuong_uni 14 93,3% 1 6,7% 15 100,0% Report camchuong_nc camchuong_uni Mean 10,0667 13,3571 N 15 14 Std. Deviation 1,70992 2,53004 T-Test One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean camchuong_nc 15 10,0667 1,70992 ,44150 camchuong_uni 14 13,3571 2,53004 ,67618 One-Sample Test 34 Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper camchuong_nc 22,801 14 ,000 10,06667 9,1197 11,0136 camchuong_uni 19,754 13 ,000 13,35714 11,8963 14,8179 Means Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent HoaChat * Hoa 36 92,3% 3 7,7% 39 100,0% Nuoccat * Hoa 39 100,0% 0 0,0% 39 100,0% Report Hoa HoaChat Nuoccat momsoi Mean 5,0000 3,5556 Std. Error of Kurtosis 1,481 1,400 Maximum 9,00 6,00 Minimum 2,00 2,00 hoahong Mean 8,5000 7,5333 Std. Error of Kurtosis 1,154 1,121 Maximum 10,00 10,00 Minimum 5,00 3,00 chuongkep Mean 13,3571 10,0667 Std. Error of Kurtosis 1,154 1,121 Maximum 16,00 16,00 Minimum 10,00 9,00 Total Mean 9,6111 7,5897 Std. Error of Kurtosis ,768 ,741 Maximum 16,00 16,00 Minimum 2,00 2,00 Oneway ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. HoaChat Between Groups 383,841 2 191,921 32,864 ,000 Within Groups 192,714 33 5,840 35 Total 576,556 35 Nuoccat Between Groups 238,547 2 119,274 30,050 ,000 Within Groups 142,889 36 3,969 Total 381,436 38 Post Hoc Tests Multiple Comparisons Dependent Variable (I) Hoa (J) Hoa Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound H o a C h a t Tukey HSD momsoi hoahong -3,50000 * 1,07103 ,007 -6,1281 -,8719 chuongkep -8,35714 * 1,07103 ,000 -10,9852 -5,7291 hoahong momsoi 3,50000 * 1,07103 ,007 ,8719 6,1281 chuongkep -4,85714 * ,91338 ,000 -7,0984 -2,6159 chuongkep momsoi 8,35714 * 1,07103 ,000 5,7291 10,9852 hoahong 4,85714 * ,91338 ,000 2,6159 7,0984 LSD momsoi hoahong -3,50000 * 1,07103 ,003 -5,6790 -1,3210 chuongkep -8,35714 * 1,07103 ,000 -10,5362 -6,1781 hoahong momsoi 3,50000 * 1,07103 ,003 1,3210 5,6790 chuongkep -4,85714 * ,91338 ,000 -6,7154 -2,9989 chuongkep momsoi 8,35714 * 1,07103 ,000 6,1781 10,5362 hoahong 4,85714 * ,91338 ,000 2,9989 6,7154 N u o c c a t Tukey HSD momsoi hoahong -3,97778 * ,84001 ,000 -6,0310 -1,9245 chuongkep -6,51111 * ,84001 ,000 -8,5644 -4,4579 hoahong momsoi 3,97778 * ,84001 ,000 1,9245 6,0310 chuongkep -2,53333 * ,72747 ,004 -4,3115 -,7552 chuongkep momsoi 6,51111 * ,84001 ,000 4,4579 8,5644 hoahong 2,53333 * ,72747 ,004 ,7552 4,3115 LSD momsoi hoahong -3,97778 * ,84001 ,000 -5,6814 -2,2741 chuongkep -6,51111 * ,84001 ,000 -8,2147 -4,8075 hoahong momsoi 3,97778 * ,84001 ,000 2,2741 5,6814 chuongkep -2,53333 * ,72747 ,001 -4,0087 -1,0579 chuongkep momsoi 6,51111 * ,84001 ,000 4,8075 8,2147 hoahong 2,53333 * ,72747 ,001 1,0579 4,0087 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. Homogeneous Subsets HoaChat 36 Hoa N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 Tukey HSD a,b momsoi 8 5,0000 hoahong 14 8,5000 chuongkep 14 13,3571 Sig. 1,000 1,000 1,000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 11,200. b. The group sizes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed. Nuoccat Hoa N Subset for alpha = 0.05 1 2 3 Tukey HSD a,b momsoi 9 3,5556 hoahong 15 7,5333 chuongkep 15 10,0667 Sig. 1,000 1,000 1,000 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 12,273. b. The group sizes are unequal. The harmonic mean of the group sizes is used. Type I error levels are not guaranteed. BÀI 3: Means Case Processing Summary Cases Included Excluded Total N Percent N Percent N Percent binh1 * nhom 9 100,0% 0 0,0% 9 100,0% binh2 * nhom 9 100,0% 0 0,0% 9 100,0% binh3 * nhom 9 100,0% 0 0,0% 9 100,0% mean * nhom 9 100,0% 0 0,0% 9 100,0% Report nhom binh1 binh2 binh3 mean STS Mean 22,67 23,00 23,33 23,00 Minimum 21 21 23 22 37 Maximum 24 24 24 24 Std. Error of Mean ,882 1,000 ,333 ,385 AVB Mean 24,00 18,33 22,00 21,44 Minimum 24 15 21 21 Maximum 24 20 24 22 Std. Error of Mean ,000 1,667 1,000 ,222 Nuoccat Mean 14,67 20,00 19,00 17,89 Minimum 12 20 15 16 Maximum 20 20 21 20 Std. Error of Mean 2,667 ,000 2,000 1,352 Total Mean 20,44 20,44 21,44 20,78 Minimum 12 15 15 16 Maximum 24 24 24 24 Std. Error of Mean 1,668 ,884 ,915 ,861 ONEWAY binh1 binh2 binh3 mean BY nhom /STATISTICS DESCRIPTIVES /MISSING ANALYSIS /POSTHOC=BTUKEY LSD ALPHA(0.05). Oneway Descriptives N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound binh1 STS 3 22,67 1,528 ,882 18,87 26,46 21 24 AVB 3 24,00 ,000 ,000 24,00 24,00 24 24 Nuoccat 3 14,67 4,619 2,667 3,19 26,14 12 20 Total 9 20,44 5,003 1,668 16,60 24,29 12 24 binh2 STS 3 23,00 1,732 1,000 18,70 27,30 21 24 AVB 3 18,33 2,887 1,667 11,16 25,50 15 20 Nuoccat 3 20,00 ,000 ,000 20,00 20,00 20 20 Total 9 20,44 2,651 ,884 18,41 22,48 15 24 binh3 STS 3 23,33 ,577 ,333 21,90 24,77 23 24 AVB 3 22,00 1,732 1,000 17,70 26,30 21 24 Nuoccat 3 19,00 3,464 2,000 10,39 27,61 15 21 Total 9 21,44 2,744 ,915 19,34 23,55 15 24 mean STS 3 23,00 ,667 ,385 21,34 24,66 22 24 38 AVB 3 21,44 ,385 ,222 20,49 22,40 21 22 Nuoccat 3 17,89 2,341 1,352 12,07 23,70 16 20 Total 9 20,78 2,582 ,861 18,79 22,76 16 24 ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. binh1 Between Groups 152,889 2 76,444 9,690 ,013 Within Groups 47,333 6 7,889 Total 200,222 8 binh2 Between Groups 33,556 2 16,778 4,441 ,066 Within Groups 22,667 6 3,778 Total 56,222 8 binh3 Between Groups 29,556 2 14,778 2,891 ,132 Within Groups 30,667 6 5,111 Total 60,222 8 mean Between Groups 41,185 2 20,593 10,171 ,012 Within Groups 12,148 6 2,025 Total 53,333 8 Post Hoc Tests Multiple Comparisons Dependent Variable (I) nhom (J) nhom Mean Difference (I-J) Std. Error Sig. 95% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound binh1 LSD STS AVB -1,333 2,293 ,582 -6,94 4,28 Nuoccat 8,000 * 2,293 ,013 2,39 13,61 AVB STS 1,333 2,293 ,582 -4,28 6,94 Nuoccat 9,333 * 2,293 ,007 3,72 14,94 Nuoccat STS -8,000 * 2,293 ,013 -13,61 -2,39 AVB -9,333 * 2,293 ,007 -14,94 -3,72 binh2 LSD STS AVB 4,667 * 1,587 ,026 ,78 8,55 Nuoccat 3,000 1,587 ,108 -,88 6,88 AVB STS -4,667 * 1,587 ,026 -8,55 -,78 Nuoccat -1,667 1,587 ,334 -5,55 2,22 Nuoccat STS -3,000 1,587 ,108 -6,88 ,88 AVB 1,667 1,587 ,334 -2,22 5,55 binh3 LSD STS AVB 1,333 1,846 ,497 -3,18 5,85 39 Nuoccat 4,333 1,846 ,057 -,18 8,85 AVB STS -1,333 1,846 ,497 -5,85 3,18 Nuoccat 3,000 1,846 ,155 -1,52 7,52 Nuoccat STS -4,333 1,846 ,057 -8,85 ,18 AVB -3,000 1,846 ,155 -7,52 1,52 mean LSD STS AVB 1,556 1,162 ,229 -1,29 4,40 Nuoccat 5,111 * 1,162 ,005 2,27 7,95 AVB STS -1,556 1,162 ,229 -4,40 1,29 Nuoccat 3,556 * 1,162 ,022 ,71 6,40 Nuoccat STS -5,111 * 1,162 ,005 -7,95 -2,27 AVB -3,556 * 1,162 ,022 -6,40 -,71 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. Homogeneous Subsets binh1 nhom N Subset for alpha = 0.05 1 2 Tukey B a Nuoccat 3 14,67 STS 3 22,67 AVB 3 24,00 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000. binh2 nhom N Subset for alpha = 0.05 1 Tukey B a AVB 3 18,33 Nuoccat 3 20,00 STS 3 23,00 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000. binh3 nhom N Subset for alpha = 0.05 1 40 Tukey B a Nuoccat 3 19,00 AVB 3 22,00 STS 3 23,33 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000. mean nhom N Subset for alpha = 0.05 1 2 Tukey B a Nuoccat 3 17,89 AVB 3 21,44 STS 3 23,00 Means for groups in homogeneous subsets are displayed. a. Uses Harmonic Mean Sample Size = 3,000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_ky_thuat_bao_quan_hoa_5073.pdf