Báo cáo Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính tại Ernst Young

Sự cần thiết của đề tài: Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén và khi đó chỉ có 2 công ty được Bộ Tài chính thành lập với 15 nhân viên kiểm toán. Bây giờ nhìn lại 15 năm ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập chúng ta càng thấy hết vai trò và vị trí của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân. Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam. Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế. Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh mục tiêu chính là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, thông qua quá trình kiểm toán, còn có thể đưa ra những kiến nghị giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung. Với xu thế hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Họ không những phải nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chi phí và chất lượng dịch vụ cung ứng cũng đặt ra cho họ nhiều trăn trở. Nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán được xem là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đó. Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 “ Quy trình phân tích” ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho kiểm toán viên Việt Nam mạnh dạn áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán của mình. Trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toán Ernst & Young, em nhận thấy thủ tục phân tích được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong quy trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Do đó em chọn đề tài này với mong muốn có một hiểu biết sâu sắc hơn về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. Mục tiêu của đề tài: § Thủ tục phân tích: khái niệm, kỹ thuật phân tích, trình tự áp dụng và vai trò của thủ tục phân tích. § Thủ tục phân tích áp dụng tại công ty kiểm toán Ernst & Young : kỹ thuật phân tích, trình tự áp dụng. § Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán của khách hàng cụ thể. § Nhận xét, đánh giá và kiến nghị cần thiết. Phương pháp nghiên cứu: § Thu thập và nghiên cứu tài liệu. § Kết hợp trao đổi với kiểm toán viên và quan sát cách thực hiện § Tham gia thực hiện kiểm toán các khách hàng của Công ty kiểm toán Ernst & Young. Phạm vi của đề tài: § Do hạn chế về thời gian thực tập, em xin trình bày thủ tục phân tích trong ba giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và kết thúc cuộc kiểm toán. Riêng giai đoạn thực hiện chỉ trình bày các khoản mục thể hiện rõ nhất thủ tục phân tích là Doanh thu, Chi phí, Nợ phải thu, Hàng tồn kho và Giá vốn hàng bán.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính tại Ernst Young, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị bình quân của cà phê tăng 337$/tấn tương ứng với tỷ lệ tăng 23%. Qua tìm hiểu, kiểm toán viên xác định một số nguyên nhân của sự gia tăng trong giá thành đơn vị bình quân gồm: Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 53  Do ảnh hưởng bởi xu hướng gia tăng của thị trường cà phê quốc tế là thị trường London và thị trường Newyork.  Năm 2007, thị trường cà phê có sự sụt giảm nhanh chóng trong nguồn cung cấp cà phê; đặc biệt ở các quốc gia sản xuất chính (trong đó có Việt Nam - một trong những nước cung cấp cafe Robusta lớn nhất trên thế giới - sản xuất và xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới)  Sau sự tụt giá cà phê kéo dài từ năm 2006 đến đầu năm 2007 làm số lượng cà phê cung cấp có sự giảm sút đáng kể, với tỷ lệ giảm là 21%. Trong khi nguồn cung cấp cà phê bị giảm sút thì nhu cầu cà phê trên thế giới vẫn tiếp tục tăng đã khuyến khích các nhà kinh doanh mua cà phê, từ đó đẩy giá cà phê tăng cao.  Do giá cà phê tăng nhanh (ví dụ giá Robusta là 1.907USD năm 2007 và 1.215 USD năm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 30%), đặc biệt là trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp ngày càng thận trọng trong quá trình mua và dự trữ hàng tồn kho để bảo quản và bán lại ở thị trường LIFFE nhằm thu lợi nhuận từ thặng dư trong giá bán. Đây là nguyên nhân chính giải thích cho việc giá trị hàng tồn kho tăng 66% so với năm 2006.  Năm 2006, do sự sụt giảm trong giá cà phê, doanh nghiệp giảm số lượng cà phê dự trữ. Điều này cũng góp phấn tạo ra chênh lệch trong lượng cà phê tồn cuối kỳ giữa hai năm 2007 và 2006.  Dựa vào phân tích vòng quay hàng tồn kho, kiểm toán viên nhận thấy không có sự thay đổi đáng kể trong số vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho bình quân. Vì vậy, kiểm toán viên không tiến hành điều tra thêm. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 54 3. Phân tích giá vốn hàng bán Khách hàng: KH Chi tiết: PHÂN TÍCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN F-03 Năm: 31.12.2007 US$ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU Số dư đầu kỳ [a] 2,922,804 Mua vào trong kỳ [b] 24,866,532 (*) Số dư cuối kỳ [c] 4,822,739 ---> Chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất = [a] + [b] - [c] 22,966,597 [1] CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI SHTK Diễn giảI Giá trị 62201000 Lương cơ bản 52,241 62201080 Lương ngoài giờ 5,230 62201050 Thưởng và các phúc lợi khác 8,860 62202000 Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 7,667 62202400 Dự phòng trợ cấp mất việc 4,885 62203000 Dịch vụ thuê ngoài 14,584 62701000 Túi Jute 56,153 62702000 Túi Bulk cho xuất khẩu 10,880 62703000 Nguyên vật liệu Auxiliary 10,365 62704800 Lương nhân viên quản lý sản xuất 2,580 62705000 Nhiên liệu 10,830 62706000 Chi phí điện nước cho nhà kho 819 Tổng chi phí chuyển đổi 185,095 [2] Tổng giá vốn hang bán = [1] + [2] 23,151,692 Theo khách hang F-04-01 23,135,481 Chênh lệch 16,211 Tỷ lệ phần trăm chênh lệch 0.070% M Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 55 (*) Đối chiếu tổng hàng mua phát sinh trong năm - Từ ngày 01.01.07 đến ngày 30.09.07 16,234,467 - Từ ngày 01.10.07 đến ngày 31.12.07 8,676,197 Tổng cộng 24,910,664 Điều chỉnh do sự chênh lệch giữa giá không cố định và cố định (41,766) Giá trị sau điều chỉnh (theo EY) 24,868,898 Theo khách hang 24,866,532 Chênh lệch 2,367 M M Bỏ qua vì không trọng yếu  Phân tích chi phí sản xuất chung trong giá vốn hàng bán  Qua thảo luận với kế toán trưởng của KH và nghiên cứu hồ sơ kiểm toán năm trước, kiểm toán viên ghi nhận rằng tồn tại một số chi phí liên quan đến quá trình sản xuất như chi phí thuê đất (nhà kho), chi phí khấu hao nhà cửa, chi phí duy trì và sửa chữa... nhưng kế toán đã phân bổ vào chi phí ngoài sản xuất. Điều này làm giảm giá vốn hàng bán.  Xem xét lại toàn bộ các tài khoản chi phí sản xuất đồng thời tiến hành phân loại lại một phần chi phí ngoài sản xuất thành chi phí sản xuất. Ví dụ: chi phí thuê đất được cộng trở lại vào giá vốn hàng bán 40% trong tổng chi phí.  Kiểm toán viên đã dựa vào tỷ lệ phân bổ trong lần kiểm toán năm trước để phân loại lại các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 56 Khách hang: KH Chi tiết: KIỂM TRA LẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT - PHẦN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Năm: 31.12.2007 F-04-1 US$ Chi phí sản xuất theo phân loại của khách hang SHTK Diễn giải Số tiền Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 61101000 Mua nguyên vật liệu Robusta 22,467,390  61102000 Mua nguyên vật liệu Arabica 2,376,969 61109500 Túi Jute cũ 22,173 61109999 Hàng tồn kho cuối kỳ (1,916,146) Chi phí chuyển đổi 62201000 Lương cơ bản 52,241  62201080 Lương ngoài giờ 5,230 62201050 Thưởng và các phúc lợi khác 8,860 62202000 Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 7,667 62202400 Dự phòng trợ cấp mất việc 4,885 62203000 Dịch vụ thuê ngoài 14,584 62701000 Túi Jute 56,153 62702000 Túi Bulk cho xuất khẩu 10,880 62703000 Nguyên vật liệu Auxiliary 10,365 62704800 Lương nhân viên quản lý sản xuất 2,580 62705000 Nhiên liệu 10,830 62706000 Chi phí điện nước cho nhà kho 819 Tổng giá vốn hàng bán 23,135,481 Trong đó: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 's = 22,950,386 - Chi phí chuyển đổi 's = 185,095 Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 57 Cộng thêm chi phí sản xuất sau khi được kiểm toán viên phân loại lại SHTK Diễn giải Giá trị Tỷ lệ Phân bổ vào CPSX 64206000 Chi phí thuê đất 100,424 40% 40,170 64206150 Điện nước cho văn phòng 37,684 50% 18,842 64207000 Khấu hao nhà cửa 23,617 40% 9,447 64207200 Khấu hao máy móc thiết bị 75,991 100% 75,991 64207250 Khấu hao các thiết bị của kho 1,949 100% 1,949 Tổng 146,399 Kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh cho thiếu sót trong chi phí sản xuất Nợ TK Giá vốn hang bán 146,399 Có TK Chi phí hoạt động 146,399  Phân tích chi phí tiền lương trong giá vốn hàng bán Kiểm toán viên ước tính chi phí tiền lương trong kỳ như sau:  Dựa vào bảng lương, tính toán lương thực nhận và tổng lương: Lương thực nhận = Lương cơ bản + Lương ngoài giờ + Thưởng – Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (6% lương cơ bản) Tổng lương = Lương thực nhận + BHXH & BHYT (6% lương cơ bản) + Phải trả thuế thu nhập cá nhân + BHXH & BHYT (17% lương cơ bản)  Dựa trên số phát sinh của chi phí lương trong các tài khoản 622, 642, tính toán lại tổng chi phí lương: Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 58 Tổng chi phí lương = Tổng lương + Chi phí thưởng và dự phòng trợ cấp mất việc +Trích trước chi phí thuế thu nhập cá nhân phải trả  So sánh tổng chi phí lương theo tính toán của kiểm toán viên và số liệu do khách hàng ghi nhận nhằm xác định các chênh lệch.  Phân bổ chi phí lương vào giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh với chi phí đã được khách hàng phân bổ. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 59 Khách hàng: KH Chi tiết: KIỂM TRA LẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT - CHI PHÍ LƯƠNG Năm: 31.12.2007 F-04-2 US$ Bảng tổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo KH 62201000 Chi phí nhân công 52,241 62202000 Bảo hiểm xã hội & y tế 5,230 62201050 Quỹ thưởng – phúc lợi 8,860 (1) 62201080 Tiền lương tăng ca 7,667 62202400 Phụ cấp 4,885 (1) Tổng cộng 78,884 64201000 Tiền lương nhân viên VP 143005.57 64201080 Tiền lương tăng ca 991.69 64201250 Bảo hiểm cho nhân viên VP 2156.06 64201280 Dịch vụ y tế cho nhân viên VP 0 64201400 Trợ cấp cho nhân viên 2377.07 (1) 64201200 Thuế thu nhập cá nhân 17699.93 64201050 Thưởng cho nhân viên 22647.99 (1) Tổng cộng 188,878 Tổng lương theo KH 267,762 Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 60 Bảng tổng hợp các khoản phải cho công nhân viên theo EY F04-2 Phòng ban Phân bổ BHXH & BHYT 6% Lương thực nhận Phải trả Thuế TNCN BHXH & BHYT 17% Tổng lương Nhân viên QLDN 54,223,359 1,018,357,732 23,730,293 153,632,897 1,249,944,281 Kho GVHB 16,275,946 341,117,474 - 46,115,256 403,508,676 Phòng Mill GVHB 24,646,135 467,854,998 1,120,000 72,550,071 566,171,204 Chi nhánh Daklak QLDN 641,156 40,341,713 - 1,816,612 42,799,481 Nhân viên đại diện GVHB 31,737,275 578,160,000 9,302,220 89,922,320 709,121,815 Phòng BO QLDN - 501,023,080 52,728,700 - 553,751,780 Tổng 127,523,871 2,946,854,997 86,881,213 364,037,156 3,525,297,237 Tương đương US$ (Tỷ giá USD/VND: 16,030) US$ 219,919 Cộng với: Chi phí thưởng và dự phòng trợ cấp mất việc ∑(1) US$ 38,770 Trích trước chi phí Thuế TNCN phải trả US$ 10,000 Tổng chi phí lương (US$) 268,689 Theo khách hàng (US$) 267,762 Chênh lệch (US$) 927 M Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 61 Kiểm toán viên đề nghị điều chỉnh Nợ TK Giá vốn hàng bán 48,143 Có TK chi phí quản lý doanh nghiệp 48,143 Kết luận: Ngoại trừ các bút toán điều chỉnh như trên, khoản mục hàng tồn kho được trình bày trung thực và hợp lý. KIỂM TRA VIỆC PHÂN BỔ CHI PHÍ LƯƠNG (US$) F04-2 Chi phí GVHB QLDN Tổng Thưởng và dự phòng trợ cấp mất việc 18,463 20,307 38,770 Trích trước chi phí Thuế TNCN phải trả 4,762 5,238 10,000 Chi phí lương 104,729 115,190 219,919 Tổng chi phí lương theo EY 127,954 140,735 268,689 Theo khách hàng 78,884 188,878 267,762 Chênh lệch 49,070 (48,143) 927 M Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 62 3.2.3Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: 3.2.3.1 Hướng dẫn của EY: Trong giai đoạn này, thông thường kiểm toán viên sử dụng phương pháp phân tích xu hướng để rà soát lại lần cuối nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích trong giai đoạn này chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Để minh họa việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn này, người viết sử dụng hồ sơ kiểm toán của khách hàng KH4. 3.2.3.2Minh họa bằng hồ sơ kiểm toán:  Một số thông tin về khách hàng KH4 là công ty 100% vốn nước ngoài.Hoạt động chính của công ty là sản suất và tiêu thụ phụ tùng xe ôtô. Theo quy định trong giấy phép kinh doanh, KH4 phải có 70% lượng hàng sản xuất xuất khẩu ra nước ngoài.  Thủ tục phân tích Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(xem bảng 11-phụ lục trang 7) Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên rút ra một số nhận xét về các biến động bất thường sau:  Doanh thu thuần năm 2007 tăng 4.057.428 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13% so với năm trước là do có sự gia tăng trong giá bán:  Giá bán tăng từ 23.000 đồng 1 đơn vị sản phẩm lên 26.000 đồng 1 đơn vị sản phẩm làm cho doanh thu tăng 4.181.000 ngàn đồng.  Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ giảm nhẹ, giảm từ 1.361.412 sản phẩm năm ngoái xuống còn 1.356.630 sản phẩm năm nay ( tăng 0,4%) làm cho doanh thu giảm 123.572 ngàn đồng.  Giá vốn hàng bán tăng 3.765.131 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17% so với năm trước chủ yếu do giá mua nguyên vật liệu tăng. Nguyên Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 63 vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm là nhôm và thép. Trong năm, giá nhôm và thép trên thế giới biến động mạnh làm cho giá nguyên vật liệu tăng 20% dẫn đến giá vốn hàng bán tăng 3.856.354 ngàn đồng. Ngoài ra, do sản lượng tiêu thụ giảm nhẹ góp phần làm cho giá vốn hàng bán giảm 91.223 ngàn đồng.  Do giá vốn hàng bán tăng không tương ứng với doanh thu làm cho lợi nhuận gộp tăng 292.297 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ tăng 3% so với năm trước.  Chênh lệch chi phí quản lý doanh nghiệp năm nay so với năm trước chủ yếu là do trong năm doanh nghiệp có tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 146.000 ngàn đồng.  Doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, giảm 3.450.489 ngàn đồng chủ yếu do doanh nghiệp chưa ghi nhận lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản vay dài hạn với công ty mẹ.  Chi phí hoạt động tài chính ghi nhận phí ngân hàng cho dịch vụ chuyển tiền thanh toán nhà cung cấp ở nước ngoài hay nhận tiền thanh toán của khách hàng qua chuyển khoản, kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận khoản này là chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết luận: các biến động bất thường là do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh chứ không do gian lận hay sai sót. Phân tích Bảng Cân Đối Kế Toán(xem bảng12-phụ lục trang 8)  Tiền tăng 466.849 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24% trong đó: Tiền thu từ hoạt động kinh doanh 5.254.677 ngàn đồng. Tiền thuần dùng cho việc thu mua tài sản cố định sau khi trừ giá trị thanh lý là -771.050 ngàn đồng. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 64 Thanh toán khoản nợ dài hạn cho công ty mẹ 4.016.778 ngàn đồng.  Nợ phải thu giảm 2.752.229 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32% nhờ doanh nghiệp sử dụng chính sách thu nợ chặt chẽ giúp quản lý tốt hơn việc thu hồi nợ, đặc biệt là các khách hàng lớn luôn trả đúng hạn.  Chi phí trả trước dài hạn tăng chủ yếu do chi phí thuê văn phòng chưa được phân bổ cho tháng 12/07, kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh và ghi nhận tiền thuê nhà là chi phí quản lý doanh nghiệp.  Phải trả người bán giảm mạnh, giảm 2.946.408 ngàn đồng chủ yếu do doanh nghiệp cố gắng thanh toán đúng hạn nhằm được hưởng chiết khấu.  Khoản khách hàng ứng trước giảm nhẹ so với năm trước vì năm nay công ty không có các hợp đồng dài hạn cần ứng trước tiền.  Vay dài hạn giảm 1.038.821 ngàn đồng, chủ yếu do trong năm, công ty đã thanh toán một phần khoản nợ dài hạn cho công ty mẹ và chưa ghi nhận bút toán điều chỉnh năm ngoái do đánh giá lại khoản vay bằng EUR.  Dự phòng trợ cấp thôi việc giảm 28.461 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9% so với năm trước do năm nay doanh nghiệp thực hiện giảm biên chế.  Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong năm nay do đánh giá lại khoản vay dài hạn bằng EUR tại ngày 31/12. Kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp thực hiện bút toán điều chỉnh, ghi nhận khoản doanh thu tài chính. Nhìn chung, tài sản và nguồn vốn năm hiện hành không biến động nhiều so với năm ngoái ngoài một số biến động lớn ở khoản phải trả cho người bán và nợ phải thu. Những biến động này đã được giải thích hợp lý thông qua các thử nghiệm cơ bản, do đó, báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 65 CHƯƠNG 4 ----------------------------------------------------- NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 66 4.1Nhận xét về việc áp dụng thủ tục phân tích trong thực tế: Thông qua việc tham khảo một số hồ sơ kiểm toán, em có một số nhận xét về việc áp dụng các thủ tục phân tích trong thực tế như sau: 4.1.1Ưu điểm: a/Về môi trường làm việc: Công ty kiểm toán Ernst & Young rất chú trọng đến việc bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên, cụ thể như tổ chức các khóa học sau mỗi mùa kiểm toán, đưa nhân viên tham gia lớp học ACCA, đặc biệt nhân viên mới dù có kinh nghiệm hay chưa khi gia nhập công ty đều phải trải qua các khóa học từ cấp thấp nhất đến nâng cao cho đúng bằng chức vụ họ đang đảm nhiệm. Nhờ vậy, EY đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao trình độ và kỹ năng kiểm toán. Một yếu tố rất quan trọng để có thể áp dụng hiệu quả thủ tục phân tích. Công ty cũng tạo điều kiện cho các kiểm toán viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau bằng cách không sắp xếp các tổ nhóm cố định mà để manager hay senior tự lập nhóm cho mỗi khách hàng khác nhau. Vì vậy, các kiểm toán viên mới vào có thể học hỏi kinh nghiệm của nhiều cấp trên khác nhau. b/Về thủ tục phân tích áp dụng trong 3 giai đoạn: Thủ tục phân tích ở EY được trình bày đầy đủ các nội dung: - Các bảng biểu phân tích, tính toán. - Sự thuyết minh về phương pháp phân tích, cách tính toán, các giả thiết… - Kết luận rút ra từ thủ tục phân tích. - Những giảI thích cho các chênh lệch trọng yếu. - Nguồn thông tin làm cơ sở cho việc phân tích Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 67 Quy trình phân tích của EY rất đầy đủ và chi tiết, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của VAS và IAS. Dựa trên hướng dẫn chung của VAS và IAS, EY đã xây dựng một qui trình phân tích hoàn chỉnh. Ngoài ra, chương trình kiểm toán cũng quy định kiểm toán viên khi áp dụng các thủ tục phân tích trước hết phải xác định mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được để tránh trùng lắp với các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu, đồng thời phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để xem xét độ tin cậy của thông tin sử dụng trong phân tích.  Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: thủ tục phân tích được áp dụng đã giúp kiểm toán viên có thể nhanh chóng có những hiểu biết ban đầu về doanh nghiệp, xác định những vùng có thể có rủi ro, từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi cho các thủ tục kiểm toán khác. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: hướng dẫn trong chương trình kiểm toán chung cho phép kiểm toán viên linh hoạt sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu kiểm toán và bản chất của khoản mục cần kiểm toán. Đồng thời ở mỗi phần hành trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đều có những hướng dẫn riêng giúp kiểm toán viên định hướng công việc phân tích cần làm cho từng khoản mục. Đa số khách hàng của công ty là những doanh nghiệp có quy mô lớn, vì vậy đôi khi không thể chỉ áp dụng thử nghiệm chi tiết vì số nghiệp vụ phát sinh trong năm quá nhiều, kiểm toán viên phải áp dụng thủ tục phân tích để ước lượng khoản mục cần kiểm hoặc phát hiện các biến động bất thường. Nhờ vậy, tiết kiệm được thời gian, rèn luyện kỹ năng áp dụng thủ tục phân tích của kiểm toán viên. Theo VSA 520, đoạn 11 “Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 68 hai”. Riêng đối với EY, thủ tục phân tích được áp dụng như một bước bắt buộc trong quy trình kiểm toán để khoanh những vùng cần lưu ý và giải thích cho những biến động bất thường. Đây là điểm trội hơn trong quy định của EY so với VSA nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ cung cấp. Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán: công ty cũng quy định tiến hành thủ tục phân tích để soát xét lại tổng thể báo cáo tài chính trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Song song với việc đảm bảo tính hợp lý chung của toàn bộ báo cáo tài chính được kiểm toán, công ty cũng đưa ra một số nhìn nhận về rủi ro tiềm tàng cần lưu ý cho kiểm toán năm tiếp theo và xem xét liệu giả định hoạt động liên tục có bị vi phạm không. 4.1.2Nhược điểm:  Mặc dù việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo tài chính được quy định rõ trong kế hoạch và chương trình kiểm toán, tuy nhiên trong thực tế, kiểm toán viên rất ít khi tiến hành đầy đủ bởi tính chất phức tạp của việc phân tích và thời gian kiểm toán hạn chế. Phương pháp phân tích chủ yếu được tiến hành là phân tích xu hướng, kiểm toán viên chỉ xem xét các biến động lớn so với năm trước, tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung để giải thích cho các biến động này chứ chưa đi vào phân tích bản chất của các biến động cũng như mối liên hệ với các khoản mục khác. Các phương pháp phân tích như phân tích tỷ suất, xây dựng mô hình dự đoán, thu thập và nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính ít được áp dụng. Qua ví dụ minh họa về thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị và kết thúc kiểm toán cho thấycông ty không qui định kiểm toán viên phải tính toán các tỷ số tài chính mà chỉ đơn thuần giải thích các biến động trên Bảng CĐKT và BCKQHĐKD. Trong khi đó phương pháp tỷ suất được xem là đáng tin cậy vì nó phản ánh mối liên hệ giữa nhiều khoản mục, giúp kiểm toán viên đánh giá chính xác hơn khả năng hoạt động liện tục của doanh nghiệp. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 69  Kiểm toán viên thường nghiêng về thực hiện các thử nghiệm chi tiết hơn là áp dụng các thủ tục phân tích mặc dù thủ tục phân tích tỏ ra có ưu thế vượt trội hơn hẳn khi vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa có thể giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Qua tìm hiểu về thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, người viết nhận thấy ngoại trừ các bước phân tích trong chương trình kiểm toán của EY bắt buộc phải thực hiện thì các kiểm toán viên có xu hướng thực hiện phương pháp kiểm tra chi tiết vì công việc này tương đối dễ thực hiện và mức độ tin cậy rõ ràng .  Các kiểm toán viên không quen xây dựng các ước tính và dự đoán cho các số liệu cần kiểm toán mà chỉ tìm cách giải thích cho các chênh lệch phát hiện được. Và khi giải thích các chênh lệch, kiểm toán viên thường yêu cầu đơn vị giải thích mà không tìm thêm các thông tin bổ sung từ các nguồn thông tin khác độc lập. Thông tin phi tài chính được sử dụng chủ yếu là các thông tin do KH cung cấp. Công ty không quy định sử dụng các thông tin từ các nguồn độc lập khác như thông tin ngành, thông tin thị trường… nhằm nâng cao độ tin cậy của các thủ tục phân tích. Thông thường chỉ đối với những khách hàng lớn thì manager hoặc senior sẽ tìm kiếm thông tin này. 4.1.3Nguyên nhân của các tồn tại trên: Thông tin hỗ trợ cho thủ tục phân tích chưa đầy đủ và đáng tin cậy Đây là khó khăn dễ nhận thấy trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có một tổ chức chuyên nghiệp cung cấp các dữ liệu thống kê một cách đáng tin cậy. Công tác thống kê chưa được coi trọng đúng mức, do đó các số liệu thống kê vẫn chưa được tập hợp một cách đầy đủ và có hệ thống. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 70 Các cơ quan nhà nước như Tổng cục thống kê, Bộ Tài Chính,… vẫn chưa công bố đầy đủ các số liệu bình quân ngành, khu vực. Thị trường chứng khoán ra đời được xem là nơi cung cấp các thông tin tài chính kịp thời và chính xác nhất, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen với việc công bố thông tin tài chính thật của mình, điều này làm hạn chế việc thu thập thông tin phục vụ cho quy trình phân tích.  Hoạt động kiểm soát nội bộ chưa được thiết kế và vận hành hữu hiệu tại các công ty Việt Nam: Một trong những thông tin hỗ trợ cho việc phân tích đó là dự toán của doanh nghiệp. Thông tin đó sẽ có giá trị hơn khi được cung cấp từ một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Mặc dù việc lập dự toán và xây dựng tốt hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường cạnh tranh hiện nay được xem là một lợi thế giúp doanh nghiệp kiểm soát hoạt động, nhưng do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vấn đề dự báo và thống kê chưa được xem trọng, do đó việc cung cấp dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động còn hạn chế.  Thời gian thực hiện kiểm toán: Vào mùa kiểm toán, khối lượng công việc của kiểm toán rất lớn nên thời gian cho phép tiếp xúc với khách hàng ít. Đồng thời, về phía khách hàng cũng đòi hỏi kiểm toán viên đưa ra bút toán điều chỉnh gấp để có báo cáo tài chính hợp hội đồng quản trị và hoàn thành các kế hoạch khác của công ty. Vì vậy, áp lực thời gian phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nói chung, cũng như thủ tục phân tích nói riêng.  Hạn chế vốn có của bản thân thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích chỉ có tính định hướng giúp xác định vùng rủi ro nhằm tập trung thử nghiệm chi tiết chứ không được sử dụng độc lập để cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao như thử nghiệm chi tiết. Ngoài Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 71 ra, các thủ tục phân tích không phản ánh được biến động bất thường khi các thông tin được phân tích tác động ngược chiều và bù trừ lẫn nhau.  Năng lực của kiểm toán viên: Thủ tục kiểm toán đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp nên chủ yếu được thực hiện bởi kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Hơn nữa việc thực hiện các thủ tục phân tích dựa vào hướng dẫn chung chung của chương trình kiểm toán là rất khó khăn, đặc biệt là với các trợ lý kiểm toán. Cuối cùng là sự phù hợp giữa chi phí và lợi ích đạt được: Muốn tăng độ chính xác của thủ tục phân tích đòi hỏi phải áp dụng phương pháp phân tích phức tạp và thu thập đầy đủ các thông tin. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi công ty tốn nhiều thời gian và chi phí dẫn đến lợi nhuận đạt được từ cuộc kiểm toán không cao, đôi khi không có lợi nhuận. 4.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Ernst and Young: 4.2.1Kiến nghị 1: Áp dụng thêm các tỷ số tài chính I. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Thông qua phân tích Bảng Cân Đối Kế Toán và Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, kiểm toán viên cần đánh giá được khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Vì vậy, cần áp dụng thêm các tỷ số sau đây : a.Tỷ số khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán là một dấu hiệu quan trọng để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Có nhiều tỷ số thể hiện khả năng thanh toán nhưng ở đây em xin trình bày 2 tỷ số thường được sử dụng vì dễ thực hiện và phù hợp với mục tiêu kiểm toán trong giai đoạn này Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 72 1.Tỷ số thanh toán hiện hành: tỷ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, nó cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa của tỷ số này là nhằm đánh giá tài sản lưu động có khả năng đảm đương được các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải vay thêm. Tỷ số này được chấp nhận hay không tùy thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh hoặc so sánh với các năm trước để thấy sự tiến bộ hoặc giảm sút. Thông thường yêu cầu tối thiểu là phải lớn hơn 1, còn lớn hơn hoặc bằng 2 thì được xem là lành mạnh. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả(ví dụ: có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng). Một công ty nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao, mà hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để khắc phục yếu điểm của tỷ số thanh toán hiện hành trên, người ta dung tỷ số thanh toán nhanh Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 73 2.Tỷ số thanh toán nhanh: tỷ số này được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “Tài sản có tính thanh khoản”, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa của tỷ số này là khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty mà không cần phải vay thêm và không cần phải bán hàng trong kho. Thông thường, theo nguyên tắc cơ bản thì tỷ lệ này là 1:1. Kiểm toán viên so sánh tỷ số năm nay với năm trước. Nếu tỷ số này tăng và thỏa mãn tỷ lệ cơ bản, điều này thể hiện khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao kiểm toán viên cần chú trong đến khoản mục phải thu khách hàng vì có thể có rủi ro đối với khoản mục này. (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu) 3.Một số tỷ số khác: Ngoài ra, kiểm toán viên có thể áp dụng thêm các tỷ số sau đây để đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của khách hàng. Tiền mặt+Chứng khoán ngắn hạn+Khoản phải thu Thời gian đủ khả năng thanh toán = (interval measure) Trung bình chi phí hoạt động hàng ngày Với: Trung bình chi phí hoạt động hàng ngày = (Giá vốn hàng bán+Các chi phí khác)/365 Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 74 Số người bán chịu Số ngày bình quân thanh toán nợ = x 365 Số hàng mua vào Nếu số ngày bình quân thanh toán nợ có vẻ ngắn khác thường, thì có thể con số của những người bán chịu đã bị ghi bớt đi. Sở dĩ có thể xảy ra như vậy là vì những đợt mua hàng trong vài ngày cuối năm chưa được vào sổ hay do những khoản thanh toán được thực hiện vào đầu kỳ kế toán sau đã được mang sang. Từ đó, kiểm toán viên cần có sự chú ý hơn khi kiểm toán khoản mục phải trả. b.Tỷ số đòn bẩy tài chính: Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Khi công ty vay tiền, công ty luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định. Trong thời kỳ khó khăn, các công ty có đòn bẩy tài chính cao có khả năng không trả được nợ. Qua tỷ số đòn bẩy tài chính kiểm toán viên có thể thấy được rủi ro về tài chính của công ty từ đó có cơ sở cho việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục. Ở đây, em xin trình bày 3 tỷ số phù hợp với mục tiêu kiểm toán trong giai đoạn này . 1.Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay Tổng nợ Tỷ số nợ = Tổng tài sản Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 75 Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính gồm: các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Nếu tỷ số này tăng so với năm trước kiểm toán viên cần chú ý đến các tài khoản phải trả ngắn hạn và dài hạn nhằm phát hiện những khoản nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này tăng cũng có thể do doanh nghiệp vay dài hạn để chuẩn bị đầu tư mới do đó kiểm toán viên cần phỏng vấn để có thể biết được kế họach tương lai của doanh nghiệp. 2.Tỷ số nợ phải trả quá hạn trên tổng nợ phải trả Nợ phải trả quá hạn Tỷ số nợ phải trả quá hạn = Tổng nợ phải trả Nhằm biết tình trạng nợ nần và những rủi ro mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp đang có nghĩa vụ phải trả. Từ đó đánh giá sơ bộ tình trạng tài chính của doanh nghiệp và liệu xem doanh nghiệp còn khả năng thanh toán. Khi gặp tình trạng khách hàng có nợ tồn quá hạn, kiểm toán viên cần lưu ý đến khả năng “hoạt động liên tục”. 3.Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Lãi trước thuế và lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 76 Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Tỷ số này dung để độ mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản. II.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: 1.Khoản mục doanh thu và chi phí: Có thể áp dụng nhóm tỷ số về doanh lợi sau đây để nhận diện những vùng rủi ro tiềm ẩn trong khoản mục doanh thu và chi phí Tỷ lệ lãi gộp: cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Tỷ lệ lãi gộp = Doanh thu thuần Doanh lợi trên tài sản: cho biết khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào đơn vị. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi trên tài sản = Tổng tài sản Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu: cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư vào đơn vị. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 77 2.Khoản mục nợ phải thu: Khoản mục này được các kiểm toán viên phân tích bằng phương pháp tỷ suất rất tốt. Tuy nhiên, em cũng đề nghị thêm một tỷ số để giúp phát hiện rủi ro nợ khó đòi và khả năng báo cáo tăng lên đáng kể do gian lận. Số khách nợ Tỷ số luân chuyển khách nợ = x 365 Doanh số bán chịu Nếu tỷ số này giảm so với năm trước hoặc nhỏ hơn so với tỷ số các đối thủ cạnh tranh thì kiểm toán viên phải nghi ngờ về khả năng nợ khó đòi chưa được điều chỉnh. Nói cách khác, kiểm toán viên có thể xem xét bảng phân tích thời hạn thanh toán của các khoản nợ hay một bảng kê những số dư nợ quá hạn đã lâu. Thay vì dựa vào những con số của công ty khách hàng, tốt hơn hết là kiểm toán viên nên chuẩn bị một bảng phân tích độc lập. Hiện tượng giảm tốc độ luân chuyển không nhất thiết hàm ý là rủi ra nợ khó đòi tăng. Công ty có thể đã quyết định chấp nhận những điều kiện tín dụng hấp dẫn hơn để tăng doanh số bán. 3.Khoản mục hàng tồn kho: Kiểm toán viên có thể áp dụng thêm tỷ số luân chuyển hàng tồn kho: Hàng tồn kho Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho = x 365 Giá thành của hàng đã bán Mọi xu hướng biến động của tỷ số này đều đáng lưu ý. Nếu số ngày bình quân để bán một danh điểm hàng tồn kho tăng lên, thì có thể là con số Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 78 hàng tồn kho đã bị ghi trội do số hàng tồn kho bị hư hỏng hay lạc hậu đã được định giá theo chi phí và không được giảm bớt giá trị ròng trên sổ sách. Cần phải thẩm định các kết quả phân tích tuổi của nguyên vật liệu, vật tư đang gia công và các thành phẩm. 4.2.2Kiến nghị 2: Sử dụng phân tích tỷ lệ để xử lý những mối quan hệ trong báo cáo tài chính Với phương pháp này, các báo cáo tài chính được thiết kế theo dạng tỷ lệ phần trăm so với qui mô chung. Các khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế Toán được tính theo tỉ lệ tổng tài sản, các khoản mục trong báo cáo thu nhập được thể hiện tỷ lệ theo doanh thu. Bằng cách xem xét biến động tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục và mối quan hệ giữa chúng, kiểm toán viên có thể phát hiện ra những sự thay đổi bất thường. Ví dụ, nếu tỷ suất lãi gộp thấp hơn nhiều so với tỷ suất đó của các năm trước, thì kiểm toán viên cần xem xét khả năng là các con số doanh số bán hàng bị sai. Có thể sự gian lận hay sai sót đã dẫn đến hạ thấp doanh số bán, đưa thêm những khoản chi phí giả vào chi phí bán hàng hay tính toán sai con số hàng tồn kho cuối kỳ. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp giảm đơn giá bán nhằm bán rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh. Sau đây là một ví dụ minh họa cho phương pháp phân tích theo tỷ lệ chung Công ty Thành Công Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 79 Bảng Cân Đối Kế Toán 2001 2000 1999 TÀI SẢN Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tiền 1.335 15.3% 1.341 17.7% 1.295 17.0% Chứng khoán ngắn hạn 250 2.9% 200 2.6% 228 3.0% Các khoản phải thu 1.678 19.2% 1.386 18.3% 1.371 18.0% Hàng tồn kho 1.703 19.5% 1.439 19.0% 1.437 18.9% Tài sản lưu động khác 280 3.2% 156 2.1% 150 2.0% Cộng:tài sản lưu động 5.246 59.9% 4.522 59.9% 4.481 58.8% Tài sản cố định 3.435 39.2% 2.961 39.2% 3.056 40.1% Nguyên giá 6.816 78.4% 6.041 80.0% 6.011 78.9% Hao mòn lũy kế (3.426) -39.1% (3.080) -40.8% (2.955) -38.8% Tài sản cố định khác 73 0.8% 72 1.0% 79 1.0% Tổng cộng tài sản 8.754 100% 7.555 100% 7.616 100% NGUỒN VỐN Các khoản phải trả 1.564 17.9% 1.228 16.3% 1.234 16.3% Thuế phải trả 482 5.5% 336 4.4% 380 5.0% Nợ ngắn hạn khác 202 2.3% 178 2.4% 152 2.0% Cộng nợ ngắn hạn 2.248 25.7% 1.742 23.1% 1.775 23.3% Vay dài hạn 1.208 13.8% 1.192 15.8% 1.748 23.0% Nợ dài hạn khác 271 3.1% 230 3.0% 228 3.0% Cộng nợ phải trả 3.727 42.6% 3.164 41.9% 3.751 49.3% Vốn chủ sở hữu 674 7.7% 674 8.9% 674 8.8% Lợi nhuận giữ lạI 4.353 49.7% 3.717 49.2% 3.191 41.9% Cộng vốn chủ sở hữu 5.027 57.4% 4.319 58.1% 3.865 50.7% Tổng cộng nguồn vốn 8.754 100% 7.555 100% 7.616 100% Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 80 Báo cáo thu nhập 2001 2000 1999 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 9.734 100% 8.028 100% 7.841 100% Giá vốn hàng bán 6.085 62.5% 4.843 60.3% 4.648 59.3% Lãi gộp 3.649 37.5% 3.185 39.7% 3.139 40.7% Chi phí kinh doanh -Chi phí bán hàng 1.030 10.6% 891 11.1% 868 11.1% -Chi phí quản lý 602 6.2% 527 6.6% 500 6.4% Tổng cộng chi phí 1.632 16.8% 1.418 17.7% 1.368 17.4% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 2.017 20.7% 1.767 22.0% 1.825 23.3% Thu nhập và chi phí khác (3.426) (3.080) 3.080 Thu nhập lãi vay 90 0.9% 84 1.0% 86 1.1% Chi phí lãi vay 345 3.5% 314 3.9% (342) -4.4% Lãi khác (255) -2.6% (230) -2.9% (256) -3.3% Lãi trước thuế 1.762 18.1% 1.537 19.1% 1.569 20.0% Thuế thu nhập(34%) 599 6.2% 523 6.5% 533 6.8% Lãi ròng 1.163 11.9% 1.014 12.6% 1.036 13.2% Thu nhập của một cổ phiếu 2,88 2,51 2,56 Số cổ phiếu đang lưu hành(ngàn CP) 404 404 404 Từ các báo cáo tài chính thiết lập theo tỉ lệ so với qui mô chung giúp chúng ta có những phân tích cụ thể và một số nguyên nhân giải thích sự thay đổi trong các khoản mục. Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 81 a/Phân tích khái quát Bảng Cân Đối Kế Toán: Tổng tài sản năm 2001 tăng so với năm 2000(8.574>7.555 triệu đồng), tuy nhiên tỉ lệ đầu tư tài sản cố định gần như không đổi (39.2%) (không kể đầu tư khác), tương tư tỉ lệ tài sản lưu động so với tổng tài sản vẫn là 60%. Nhưng trong tài sản lưu động, khoản phải thu và hàng tồn kho tăng, tương ứng là (19.2>18.3%) và (19.5>19%) trong khi tỉ lệ tiền mặt giảm(15.3<17.7%). Điều này có thể giải thích từ nguyên nhân tăng trưởng doanh thu hoặc có thể mở them sản phẩm mới và tăng chính sách bán chịu,v.v… Đối với nguồn vốn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu(tự tài trợ) giảm (57.4<58.1%), dẫn đến tỷ lệ nợ tăng(42.6>41.9%). Điều thú vị là vốn góp của chủ sở hữu không đổi(674 triệu), lợi nhuận giữ lại có tăng(49.7>49.2%), được giải thích là do tốc độ tăng nhanh hơn của tài sản xuất phát từ tăng trưởng qui mô hoạt động. b/Phân tích khái quát báo cáo thu nhập Doanh thu công ty Thành Công tăng trưởng liên tục qua ba năm (9.734>8.028>7.841 triệu đồng). Tuy nhiên tỉ lệ giá vốn hàng bán cũng tăng( 62.5 > 60.3 > 59.3%), từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, mặc dù công ty phấn đấu tiết kiệm chi phí (cũng có thể giảm chi phí bình quân do tăng trưởng doanh thu), tỉ lệ tổng chi phí so với doanh thu của năm 2000 là 17.7%, con số này của năm 2001 chỉ còn 16.8%, nhưng do tỷ lệ giá vốn hàng bán tăng đã làm cho suất sinh lời của doanh thu giảm(11.9<12.6<13.2%) Có thể nói, công ty Thành Công đã cố gắng duy trì một chính sách cổ tức đều đặn(cũng là một phương cách tạo 488 triệu, đạt tỉ lệ 48% trên lợi nhuận ròng(=488 + 1014 triệu đồng), năm 2001 tỉ lệ này là 45%(=527 + 1163 triệu đồng). Tất nhiên chia cổ tức cao không luôn có nghĩa là dấu hiệu của một công ty phát triển, mà có khi ngược lại. Một công ty đang trên đà tăng Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 82 trưởng thường thiếu vốn, để duy trì đòn cân tài chính (tỉ lệ nợ trên tài sản) các công ty này thường chia cổ tức.( Lưu ý rằng chia cổ tức là hình thức trả vốn lại cho các cổ đông). 4.2.3Kiến nghị 3: Phân tích thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, công ty chỉ yêu cầu phân tích Bảng Cân Đối Kế Toán và Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, chưa bắt buộc phân tích Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ (BCLLTT). Trong khi đó, BCLLTT lại có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng tạo ra tiền, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ vì vậy rất hữu ích, nó cho biết liệu công ty có khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền không. Do đó, BCLLTT góp phần lớn trong việc tăng cường hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc phân tích BCLLTT có thể khắc phục nhược điểm của các tỷ số về khả năng thanh toán thanh toán. Các tỷ số thanh toán mang tính thời điểm vì cơ sở dữ liệu là Bảng CĐKT được lập vào một ngày nhất định. Để cải thiện và tạo hình ảnh đẹp vào ngày báo cáo, các nhà quản trị có thể trang điểm để trong có vẻ hấp dẫn hơn. Ví dụ: ngưng nhập hàng vào các ngày cuối kỳ, thu tạm thời các khoản nợ bộ… Để khắc phục yếu điểm trên, kiểm toán viên có thể dựa vào BCLCTT để tính chỉ tiêu ngân lưu trả nợ ngắn hạn Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh Ngân lưu trả nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 83 Ý nghĩa là công ty có tạo được dòng ngân lưu từ hoạt động chính của mình để trả nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này bằng 40% được xem là tình hình thanh toán lành mạnh. Nhưng lưu ý rằng, “tình hình thanh toán lành mạnh” khác với “tình hình kinh doanh thuận lợi”, các công ty đang tăng trưởng doanh thu, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì luôn thấy thiếu tiền. Dư tiền, tức mắc “bệnh phát phì”, vì đơn giản là không có gì để đầu tư thêm nữa. Ngoài ra, có thể áp dụng tỷ số sau đây Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh Ngân lưu trả nợ chung = Tổng nợ phải trả Ý nghĩa: Khả năng trả nợ đo bằng dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh. Tỉ lệ này thường bằng 20% thì được xem là tình hình tài chính lành mạnh. Việc phân tích BCLCTT càng đặc biệt hữu ích đối với doanh nghiệp hoạt động trong năm có kết quả lỗ, vì một loạt các chỉ tiêu phân tích về tỷ suất sinh lời không thực hiện được. Trên đây chỉ trình bày vài chỉ tiêu và những lợi ích của việc phânt tích BCLCTT mà em biết, tuỳ theo kinh nghiệm và khả năng của kiểm toán viên mà có thể áp dụng thêm nhiều tỷ số khác và nhận diện các rủi ro dựa vào các chỉ tiêu trên BCLCTT. Với tất cả những lợi ích mà việc phân tích BCLCTT mang lại, cùng với đòi hỏi nâng cao chất lượng kiểm toán trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, công ty nên bổ sung thêm phân tích BCLCTT. Điều nàykhông đòi hỏi Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 84 tốn kém quá nhiều thời gian và chi phí nhưng lại cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho cuộc kiểm toán. 4.2.4Một số đề nghị chung khác  Thiết lập ngân hàng dữ liệu phục vụ cho phân tích: Công ty thường lưu trữ hồ sơ khách hàng bằng file giấy và khi cần sẽ tìm trong kho để lấy thông tin của khách hàng trước khi thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, việc này rất tốn thời gian nên nếu có thể công ty nên xây dựng một chương trình riêng trên mạng nội bộ cho phép truy cập hồ sơ của khách hàng một cách nhanh chóng. Đồng thời chương trình này cần cập nhật các thông tin kinh tế và các dữ liệu thống kê có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Phân bổ thời gian hợp lý để có thể kiểm tra giữa niên độ những khách hàng lớn hoặc có rủi ro kiểm soát cao: Công việc này nhằm khắc phục hạn chế về thời gian và sự không hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Khác với khái niệm trước đây: kiểm toán nửa năm làm, nửa năm nghỉ ngơi; hiện nay công việc của kiểm toán viên đang dần được sắp xếp dàn đều cho cả năm. Điều này xuất phát từ việc ngày càng có nhiều công ty cổ phần với niên độ năm tài chính khác nhau, ngoài ra còn bởi lý do công ty sắp xếp kiểm giữa niên độ( tức kiểm từ 6 11tháng trước đợt kiểm toán cuối cùng). Bên cạnh, khi kí hợp đồng kiểm toán cần xem xét lại nguồn nhân lực sẵn có, thời gian thực hiện, thời gian giao báo cáo để có thể sắp xếp lịch trình cho phù hợp, đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: Trong quá trình kiểm toán, dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình về doanh nghiệp, EY nên chú trọng hơn việc hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thêm hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin kế toán. Kiểm toán viên thường cung cấp cho ban lãnh đạo một danh sách những vấn đề đã gặp phải trong quá trình kiểm toán dưới dạng “thư quản lý”. Nhờ vậy, công việc kiểm Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 85 toán trong năm kế tiếp sẽ dễ dàng và ít rủi ro hơn do hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho việc áp dụng thủ tục phân tích. Nâng cao độ chính xác của các thủ tục phân tích: Bằng cách áp dụng các phương pháp toán học vào thủ tục phân tích như phương pháp phân tích hồi quy sẽ cung cấp bằng chứng với độ chính xác cụ thể. Tuy phương pháp này phức tạp và đòi hỏi một lượng lớn thông tin từ thống kê nhưng do với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ngày nay thì việc áp dụng phương pháp này sẽ ngày càng dễ dàng thực hiện hơn. Nhờ sự phát triển nhanh các máy vi tính, nhất là những máy xách tay nên có thể trang bị cho các tổ kiểm toán những hệ thống phần mềm mạnh tạo điều kiện để áp dụng những mô hình hồi quy thống kê. Ngoài ra, nếu có thể công ty nên thiết kế một chương trình kiểm soát độ tin cậy của thông tin sử dụng bằng cách tính điểm theo hệ số và qui định số điểm tối thiểu mà thông tin đó phải đạt được để sử dụng vào thủ tục phân tích.Ví dụ đặt ra các câu hỏi như sau:  Nguồn gốc của thông tin độc lập bao nhiêu phần trăm?  Độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp khoảng bao nhiêu phần trăm. Từ đó đánh giá độ chính xác của thông tin có nguồn từ hệ thống kiểm soát nội bộ.  Thông tin có được kiểm tra từ các thủ tục kiểm toán khác không?  Mức độ phù hợp của thông tin với khoản mục và mục tiêu kiểm toán?...  Tăng cường mở các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kiểm toán viên, đặc biệt chú trọng về phân tích tài chính: Các kiểm toán viên chủ yếu được đào tạo chuyên sâu về kế toán, do đó luôn có khuynh hướng chứng minh sự đúng đắn của số liệu hơn là xem xét sự hợp lý của số liệu trong mối quan hệ với các thông tin phi tài chính. Điều cần Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 86 làm hiện nay là, bên cạnh đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, công ty cần trang bị cho kiểm toán viên những kiến thức bổ trợ khác như kiến thức về kế toán quản trị, kế toán chi phí, phân tích hoạt động kinh doanh.  Có cơ chế khuyến khích việc áp dụng thủ tục phân tích thay cho các thử nghiệm chi tiết trong một số trường hợp cụ thể: Trên cơ sở quy trình phân tích chuẩn, công ty nên có những quy định cụ thể nhằm khuyến khích các kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích song song với việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết, từ đó sẽ tạo cho kiểm toán viên có thói quen phân tích và tổng hợp số liệu, rèn luyện óc phán đoán cũng như sự nhạy bén khi đánh giá một vấn đề.  Xây dựng một đội ngũ kiểm toán viên chuyên về một loại hình doanh nghiệp nhất định: Nếu kiểm toán viên không thể nắm đặc điểm hoạt động của từng ngành nghề, họ sẽ không có đủ tự tin để phân tích sự hợp lý của khoản mục mình đang kiểm toán. Việc chuyên môn hóa một lĩnh vực nhất định được xem là giải pháp hữu hiệu để đổi mới cách thức tiến hành kiểm toán của kiểm toán viên, quan tâm đến xem xét tổng thể vấn đề, xem nó hợp lý trong mối quan hệ với các yếu tố khác hay không, hơn là chỉ tập trung chứng minh sự đúng đắn của số liệu bằng các thử nghiệm chi tiết. Hiện nay, Ernst & Young đã chia làm hai nhóm: kiểm toán khối ngân hàng và khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, về khối doanh nghiệp, có một số ngành có đặc điểm hoạt động riêng như ngành xây dựng, công nghệ thông tin….Do không thể nắm bắt đầy đủ đặc điểm hoạt động của ngành nên kiểm toán viên còn e dè trong việc thực hiện thủ tục phân tích khi kiểm toán. Về việc phân công nhân viên cho cuộc kiểm toán: Để hạn chế suy nghĩ lối mòn, tức duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán, công ty thường không phân công nhân viên đã kiểm toán năm Thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young GVHD:TS Phan Đức Dũng SVTH:Lê Thị Thùy Linh Trang 87 này tiếp tục kiểm toán khách hàng đó ở năm sau. Tuy nhiên, việc làm này làm cho kiểm toán viên mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu khác hàng cũng như lựa chọn vận dụng thủ tục phân tích cho phù hợp. Vì vậy, em có đề nghị như sau: nhân viên có thể được bố trí kiểm toán lại khách hàng cũ ở kỳ kiểm toán giữa niên độ, trường hợp kiểm toán viên quản lý nhóm nhận thấy có nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ sắp xếp để nhân viên khác thực hiện ở kì kiểm toán cuối niên độ. Như vậy, nhân viên mới sẽ tránh được cái nhìn phiến diện và suy nghĩ theo lối mòn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Ernst & Young!.pdf
Luận văn liên quan