Báo cáo thực địa miền Trung

Phần lớn khách du lịch cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ sinh thái ở khu bảo tồn. Khách du lịch vẫn có ý định đến đây thêm lần nữa nếu có cơ hội đến Nha Trang. Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun có cảnh đẹp, nước biển trong xanh. Dịch vụ xem san hô bằng tàu đáy kính rất được hoan nghênh, thu hút nhiều khách du lịch. Nhưng hoạt động du lịch ảnh hưởng khá lớn đến công tác bảo tồn. Cần phải hạn chế số lượng khách du lịch đến đảo hơn nửa để đảm bảo môi trường trên đảo.

docx60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực địa miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xám sẫm, phong hóa xám vàng, đôi chỗ có màu xám đen do chứa nhiều vật chất hữu cơ. KHÍ HẬU Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng do ở độ cao trên 900m, khí hậu có những nét độc đáo: nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt ngày đêm lớn, nắng nhiều, ẩm độ không khí thấp, mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có các đợt hạn ngắn. Mùa khô kéo dài từ tháng 12® 4. CHẾ ĐỘ THỦY VĂN Hệ thống sông Đa Nhim bao gồm sông chính là sông Đa Nhim và 2 nhánh Đa Tam, Đa Queyon. Mật độ sông suối khá dày( 0,52-1,1km/km2), lưu lượng dòng chảy khá (trung bình dao động từ 23-28 lít/s/km2), có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm tới 80% tổng lượng nước năm, mùa khô chỉ còn 20%. Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt rất thấp (từ 0,25-9,1 lít/s/km2), kiệt nhất vào tháng 3. Để sử dụng nguồn nước mặt cho sản xuất cần phải tập trung xây dựng các hồ chứa. Nếu chỉ giữ được 30% lượng nước trong mùa mưa thì có thể đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của huyện Đức Trọng. Hình 2.9: Đập của hồ chứa thủy điện Đại Ninh GIỚI THIỆU HỒ THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH Hồ thủy điện Đại Ninh nằm ở địa bàn xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có diện tích khoảng 4.000 ha, cao trình nước lúc đạt đỉnh tới 879,5 m. Hồ thủy điện này cung cấp thủy lực chạy hai tổ máy hòa lưới điện quốc gia. Kết nối nguồn nước giữa sông Đa Nhim và sông Đa Queyon, hồ chứa nước thủy điện Đại Ninh có diện tích hứng nước 1.156 km2 được hình thành qua 2 đập chính cao gần 60 mét, 4 đập phụ, hai đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ, dẫn nước từ sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng tạo thành hồ chứa với tổng dung tích 360 triệu m3 nước tại cao trình mực nước dâng bình thường 879,5 m. Nước từ hồ chứa Đa Nhim và Đa Queyon sẽ được dẫn về Nhà máy Thủy điện Đại Ninh qua một đường hầm áp lực dài 11,2 km xuyên trong lòng núi và đường ống thép áp lực dài 1,8 km, đường kính 3,2 mét, với lưu lượng nước thiết kế qua tất cả các tua bin là 55 m3/giây phục vụ cho hai tổ máy phát điện tổng công suất lắp đặt là 300 MW (mỗi tổ máy 150 MW), cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh. NHẬN XÉT Nhận biết được các thềm sông, vật liệu trầm tích. Thảm thực vật tại đây chủ yếu là nhân tạo như các cây bắp, cà phê, chuối… ĐIỂM KHẢO SÁT 4: LANG BIANG Thời điểm: 8h sáng thứ 3 ngày 19/7/2011 Tọa độ đỉnh núi (1201’57’’; 108024’47,3’’), h = 1927. Điều kiện thời tiết: thời tiết đẹp, thuận lợi cho việc leo núi. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Langbiang cách thành phố Đà Lạt 12km thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. ĐỊA HÌNH – ĐỊA MẠO Hình 2.10 Hiện tượng rửa trôi tại đỉnh Lang Biang Lanbiang gồm 2 đỉnh: Radar (cao 1900m) và Langbiang (2169m), sườn khá dốc (có đoạn 40 – 45º). Tại đỉnh Radar quan sát được dòng sông uốn khúc trước khi nối vào hồ Đan Kia. Với điều kiện ở đỉnh Langbiang, quá trình tích lũy sắt, nhôm sẽ không tạo mỏ. Tầng dưới có màu tương đối đồng nhất từ trên xuống dưới. Do độ dốc địa hình, các vật liệu thô sẽ bị rửa trôi, chủ yếu là Silic. Quá trình này gọi là quá trình Sialite. Chính quá trình này đã hình thành nên một loại đất tương đối đặc biệt cho vùng núi cao. Đó là đất tích mùn Sialite núi cao. KHÍ HẬU Có khí hậu quanh năm mát mẻ, độ ẩm tương đối trung bình năm khu vực Đà Lạt dao động từ 77 đến 91%.Tổng lượng bốc thoát hơi nước tiềm tàng trung bình hàng năm trong vùng đạt 1056 mm, tức 3,5mm/ngày. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 18.20C. Chế độ mưa mang tính chất á xích đạo, lượng mưa trung bình đạt 1800mm. Hướng gió thay đổi theo mùa. Từ tháng 5-9 gió có hướng tây tây nam là chủ yếu, từ tháng 10-4 hướng gió đông đông nam chủ yếu. THỦY VĂN Hình 2.11: Một phần Hồ Dan Kia và dòng chảy nhìn từ đỉnh Lang Biang Nhìn từ trên đỉnh nhìn xuống thì ta thấy HỒ Dan Kia. Hồ nguyên là thung lũng xâm thực, sau đó được chặn lại để lấy nước. Vì Đà Lạt hiếm nước ngầm nên cần tạo các hồ nhân tạo để sử dụng làm nước cấp cho TP hoặc cho tưới tiêu và các hoạt động khác. Dòng chảy vào hồ khi đổ về phía gần hồ thì uốn khúc rất đẹp. SINH VẬT Hình 2.12: Rừng thông tại Lang Biang Hệ động thực vật thay đổi theo độ cao do chế độ nhiệt, chủ yếu thích hợp với vùng khí hậu lạnh. Hệ sinh thái tại đỉnh khảo sát là rừng thưa thuần loại lá kim. Thực vật: thuộc ngành hạt trần gồm các họ thông, kim giao, đỉnh tùng, lõa tùng…thảm mục khô ít mùn nên đất không tốt, hệ thực vật sống cùng thông rất nghèo nàn chủ yếu là ngải hoa. Động vật: có nhiều loài đặc hữu hẹp như chim Mi Langbiang, khứu đầu đen, khứu má sám, …số lượng loài quý hiếm chiếm hơn 2/3 so loài quý hiếm trong toàn vùng. NHẬN ĐỊNH SƠ BỘ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN Hoạt động du lịch, xây dựng đường nhựa xuyên rừng làm thay đổi cảnh quan, phân nhỏ chia cắt sinh cảnh, tiếng ồn do khách du lịch khiến cho các loài động vật nhỏ phải di chuyển đến khu vực khác. Xói mòn, thay đổi cấu trúc đất kéo theo ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động du lịch làm tăng lượng chất thải. Khai thác các loài sinh cảnh như phong lan, các cây thuộc loài đỗ quyên... không được kiểm soát. Thay thế rừng bản địa bằng rừng thuần loại khiến cho độ đa dạng sinh học giảm. Các giải pháp: Trồng thêm những loại cây lâu năm nhằm tạo thêm độ che phủ cho đất, tạo độ phì cho đất. Thay đổi loại hình du lịch nhằm giảm sự phân hóa sinh thái bằng cách thực hiện leo núi theo đoàn Bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm do các loại hình du lịch. Bảo tồn các động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tuyên truyên, giáo dục ý thức người dân xung quanh cùng nhau bảo vệ rừng. NHẬN XÉT Nhiệt độ thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm không khí mát mẻ. Địa hình dốc nên hiện tượng rửa trôi xói mòn diễn ra mạnh. Thảm thực vật thay đổi từ thấp lên cao, càng lên cao lá của thực vật càng nhỏ, sự đa dạng loài giảm. Việc xây dựng đường nhựa thuận tiện cho du lịch nhưng chia cắt môi trường sống của nhiều loài động vật lớn. Lượng khách du lịch lớn làm tăng lượng rác thải, cần tăng cường công tác vệ sinh. ĐIỂM KHẢO SÁT 5: PHÂN VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI Hình 2.13 Viện Sinh Học Nhiệt Đới Thời điểm: 15h ngày 19/7/2011 Điều kiện: thời tiết mát mẻ. GIỚI THIỆU Phân Viện Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách trung tâm thành phố Đà Lạt gần 10km trên đường đi Suối Vàng. Phân Viện Sinh học có chức năng nghiên cứu hoá học, nghiên cứu vi sinh, nghiên cứu thực vật và công nghệ sinh học nuôi cấy mô...Ngoài ra, Phân Viện Sinh học còn hoạt động như một bảo tàng nhằm giới thiệu những loài đặc hữu tại Tây Nguyên và Lâm Đồng gồm bảo tàng động vật và vườn thực vật phục vụ tham quan và du lịch. TÍNH ĐA DẠNG CỦA VIỆN Viên có bộ sưu tập hoa lan phong phú được trình bày trong hệ thống giàn gỗ với chừng 900 chậu địa lan nội ngoại, 1300 giò, chậu, bảng phong lan các loại cùng với nhiều loài thực vật khác. Phân Viện Sinh học hiện đang chăm sóc giữ gìn nguồn gen của gần 200 loài lan rừng khác nhau như nguồn dự phòng cho phát triển kinh tế địa phương mai sau. Những loài này được tìm thấy ở các rừng Lâm Đồng và vùng phụ cận mà trong số đó nổi bật các tên như: Thanh lan, Thanh đạm, Tuyết ngọc...là những giống loài quý hiếm, hoặc như Hài đỏ được xếp vào những loài đẹp nhất thế giới. Hình 2.17: Bộ sưu tập San Hô Hình 2.15: Lan tại viện sinh học nhiệt đới Hình 2.14 Lan Đuôi Chó Hình 2.16: Bộ sưu tập Côn Trùng Bộ sưu tập động vật ở Tây Nguyên và của cả nước được trưng bày tại 7 phòng gồm 378 mẫu thú của 58 loài, 242 mẫu chim của 94 loài, 42 mẫu lưỡng thê bò sát của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi nhà của 22 loài và hơn 200 hộp mẫu của các loài côn trùng được sắp xếp theo từng loài, lớp, bộ, họ đi từ động vật phát triển cấp thấp đến cấp cao, từ động vật biển như: san hô, cua, ốc; loài lưỡng thê như trăn, rắn; động vật nuôi như gà, vịt, bò, cừu; lớp côn trùng; lớp chim; lớp thú rồi đến loài vật có não bộ phát triển ở bậc cao gần với con người như họ khỉ, hầu hay linh trưởng...  Hình 2.18: Bộ sưu tập bướm Hình 2.17: Bộ Gặm nhấm Một danh sách đỏ cũng được Bảo tàng giới thiệu, từ các loài đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay sao, Sói đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai... đến các loài sẽ nguy cấp ( có thể bị đe doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá vuốt, Kỳ đà nước, Vọc vá chân đen, Lửng lợn... GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI HỌ CẦY Hình 2.19: Cầy vằn bắc Đặc điểm phân biệt chiều dài đuôi bằng hoặc dài hơn chiều dài thân. Thường là động vật nhỏ, mềm mại, thường sống ở trên cây, mõm nhọn rộng. Thích sống ở các cánh rừng, savan, vùng núi, đặt biệt là rừng mưa nhiết đới, nước ta nhất là Tây Nguyên có rất nhiều. Sinh sản một năm đẻ 1-2 lứa mang bầu 60-81 ngày. Là động vật ăn tạp, ăn thực vật rễ cây, có loài ăn côn trùng, ăn thịt. Đặt biệt có loài vẩy đốm có thức ăn ưa thích là cà phê, nên có loại đặt sản là cà phê cức chồn. Cầy là một loài đánh giá là nguy cấp. Cầy một trong nguồn cung cấp xạ cả cầy đực và cái đều tiết mùi rất nặng mùi ở tuyến quanh hậu môn. Thu gom chất tiết này để hãm màu tổng hợp trong nghành nước hoa nhưng hiện nay dã hạn chế do vì chyển sang hãm màu tổng hợp vì láy nguồn nay rất hạn chế, đắt tiền Có các loài như cầy mực, cầy hương, cầy dông sập cây tai trắng…. ¾ loài ở vùng tây nguyên này hầu như đều nằm trong sách đỏ việt nam Bộ móng vuốt Bộ gốc chẵn: họ trâu bò, lợn, ,hươu xạ, hươu nai Bộ guốc lẻ: tê giác, ngựa Bộ móng vuốt trong tự nhiên cung cấp một nguồn protein động vật rất lớn Hình 2.19: Hươu Vàng và Hươu Sao Họ trâu bò: sừng rỗng, gắng liền với khối sọ nếu như gãy sừng một lần trong đời thì sẽ không mọc lại tuyến lệ tiêu giảm cả đực cái đều có sừng. Ở con đực và con cái đều có sừng Họ hươu nai: sừng đặc không gắng liền với hộp sọ vì vậy có sự thay sừng hằng năm, sau một năm sừng rụng ứng dụng nuôi hươi nai để lấy nhung, lên khoảng 20cm thì dinh dưỡng cựu kì cao. Họ tê giác: sừng dạng sợi li ti, cấu tạo như móng tay va tóc. Thức ăn là chồi non, sinh sản trong điều kiện cực thuận chu tình sinh sản khoảng 2-3 nam sinh một lần tê giác Java hiện nay rất ít được tìm thấy ở vùng Cát Lộc ở Bảo Lộc, tuy nhiên số lượng hiện nay còn rất ít và rất khó để nhân giống. NHẬN XÉT Nhận thấy sự đa dạng của các loài động thực vật. Qua việc quan sát các môi hình và được giới thiệu về đặc điểm, tập tính nhiều loài động vật, các loài đặt hữu ở Tây Nguyên và đặc biệt là một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. ĐIỂM KHẢO SÁT 6: HỒ XUÂN HƯƠNG Thời gian: 19h thứ 3 ngày 19/7/2011 Điều kiện: trời tối, lạnh. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG (HXH) HXH rộng 38ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm ngay trung tâm TP Đà Lạt ở độ cao 1477m. lưu vực của hồ 26,5km2. Nằm trong khoảng11056’ đến 12000’N và 108026’ đến 108030’E Từ xưa, hồ Xuân Hương có chức năng là nơi tích nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố, nhưng do chất lượng nước hồ không đáp ứng tiêu chuẩn nên hiện nay nguồn nước của hồ được sử dụng cho việc tưới sân golf với diện tích tưới là 50 ha. Ngoài ra, Hồ Xuân Hương còn có tác dụng tạo cảnh quan, đây là địa điểm du lịch nổi tiếng của các du khách khi đặt chân đến Đà Lạt, được Bộ Văn Hoá Thông Tin công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia. TIỂU VÙNG KHÍ HẬU ĐÀ LẠT Đà Lạt vẫn có một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9°C, biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.258 giờ một năm. Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Lượng mưa trung bình năm1.739 mm. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HXH QUA KHẢO SÁT Bảng tổng kết thông qua hoạt động phát phiếu điều tra thu thập thông tin về nguồn thải và hiện trạng môi trường HXH Vấn đáp viên ( số lượng : 5) Độ tuổi 30 - 60 2 >60 3 Thời gian sống >45 năm 5 Câu hỏi Câu trả lời Số phiếu Phần trăm Rác thải chủ yếu ở HXH 1. rác hữu cơ 3 60% 2. rác vô cơ 5 100% Nguồn gây ô nhiễm chính 1/ Hoạt động du lịch 2 40% 2/ nông nghiệp 3 60% 3/ nhà hàng, khách sạn 3 60% 4/ sinh hoạt 1 20% 5/ khác: sân golf, chợ đêm quanh HXH 2 40% Nhận xét về mùi 1/ bình thường 1 20% 2/ hơi hôi 1 20% 3/ rất hôi 3 60% Giai đoạn ô nhiễm nhất 1/ cách đây vài năm (khoảng 10 năm) 5 100% 2/ hiện tại 0 00% Các hoạt động của chính quyền địa phương 1/ nạo vét hồ 5 100% 2/ thay nước trong hồ 1 20% 3/ thu gôm rác quanh hồ 1 20% 4/ đổ bê tông bờ hồ 1 20% Môt số ý kiến của người dân: Chính quyền địa phương chưa xử lý kịp thời những nơi xảy ra ô nhiễm HXH những năm sau khi thống nhất (1975) có thể dùng cho nhiều mục đích sinh hoạt (tắm, giặt, và nước uống,…) Hình 2.20: Rác thải xả xuống hồ Vài năm trở lại đây chất lượng nước trong hồ được cải thiện nhiều nhờ các biện pháp xử lý ở địa phương (bê tông hóa bờ hồ, thay nước, nạo vét hồ,...). Một số ý kiến đóng góp cải thiện chất lượng nước trong HXH: Đặt nhiều thùng rác hơn xung quanh HXH. Phạt nặng những người thiếu ý thức. Cấm đánh bắt thủy sản trên HXH. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và khách du lịch. ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN Do ảnh hưởng của các hoạt động sinh hoạt và kinh tế (nông nghiệp, nhà hàng, khách sạn, sân goft, khách du lịch,…) chất lượng nước trong hồ ngày càng đi xuống. Đặc biệt là vào khoảng 10 năm trước. Những năm gần đây, chất lượng nước trong hồ ngày càng được cải thiện nhờ những hoạt động quản lý hồ của chính quyền địa phương (bê tông hóa bờ hồ, nạo vét hồ, thu gom rác quanh hồ, thay nước định kỳ,…). Ngày nay, HXH vẫn là hồ nhân tạo vừa nổi tiếng vừa đẹp và sạch ở Đà Lạt, Lâm Đồng. là một điểm dùng chân không thể bỏ qua khi du khách gần xa đến Đà Lạt ĐIỂM KHẢO SÁT 7: CÔNG TY CẤP NƯỚC SUỐI VÀNG Thời gian khảo sát: 8h – 10h Thứ tư 20/7/2011 Tọa độ: (1200’29’’N; 108025’25’’E) Hình 2.21: Công ty cấp thoát nước Suối Vàng Điều kiện thời tiết: Trời mát, không nắng. GIỚI THIỆU Công trình cấp nước sạch Đan Kia được khởi công xây dựng từ năm 1980 và hoàn thành vào năm 1984 Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại do Đan Mạch tài trợ, nhà máy này xử lý nước mặt từ hồ Đan Kia. Sau đó bơm nước sạch đến bể chứa đồi Tùng Lâm có dung tích  5.000m3 và từ đó đến các bể chứa có sẵn của thành phố. Công suất của nhà máy là 25000-26000m3/ngày. Nước sạch được cung cấp cho khoảng 2/3 dân số của TP này. Hồ Đan Kia có diện tích lưu vực là 245 ha, sức chứa là 21 triệu m3. Mực nước cao nhất là 1421,80 m so với mực nước biển, mực nước thấp nhất là 1413,80m CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH ĐAN KIA Hình 2.22: Hồ Dan Kia Công trình cấp nước sạch Đan Kia bao gồm: Trạm bơm cấp 1(5 máy bơm), trạm bơm cấp 2 (6 máy bơm), đồng hồ nước thô, đồng hồ nước sạch, hệ thống van giảm áp, 1 trạm biến áp và 1 đường ống chuyển tải nước thô giữa trạm bơm nước thô đến nhà máy xử lý. Nhà máy xử lý nước sạch với công suất 25.000m3/ngày, đặt tại vị trí gần bờ hồ gồm: bể trộn và phân phối, 3 bể lắng gia tốc, 6 bể lọc nhanh phổ thông (lọc hở) có mái che, 1 bể chứa nước sạch 3.000m3, trạm bơm nước sạch với 6 tổ máy và một trạm biến áp; Đường ống chuyển tải nước sạch dài 7.200m từ trạm bơm nước sạch đến bể chứa Tùng Lâm Bể chứa nước sạch đặt tại đồi Tùng Lâm với cao trình đáy bể là 1560m Đường ống chuyển tải từ bể chứa Tùng Lâm về thành phố Đà Lạt gồm 2, tiếp theo phân thành 2 nhánh: nhánh 1 gồm 5,4km, phân tiếp thành 2 nhánh (cấp nước cho các bể Hùng Vương, Gougal và Dinh 1) và nhánh 2 gồm 1km và 2km (cấp nước cho các bể Resimaire và Calypso). QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG Hình 2.23 sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước nhà máy Dan Kia Đầu tiên nước từ hồ Dan Kia được đưa vào hệ thống trạm bơm cấp I qua 5 máy bơm (3 bơm hoạt động, 2 bơm dự phòng, mỗi máy có công suất 450m3/h) và ống truyền tải đặt dưới lòng đất; qua đồng hồ nước để xác định lượng nước thô đầu vào. Sau đó, nước sẽ được đưa đến bể hòa trộn và phân phối trước (bể có chức năng hòa trộn các hóa chất và phân phối đều lượng nước cho ba bể lắng), tại bể này nước được châm hóa chất gồm có: Phèn, vôi và Clo với liều lượng thích hợp. Nước từ bể hòa trộn và phân phối trước được phân phối đều qua 3 bể lắng gia tốc accelator. Dưới tác dụng máy khoấy trộn thì quá trình keo tụ tạo bông sẽ xảy ra ở bể lắng và nước tràn qua máng có răng cưa. Nước từ bể lắng được đưa vào bể hòa trộn và phân phối sau. Thông thường bể hòa trộn và phân phối trước được thiết kế xây dựng liền kề bể hòa trộn và phân phố sau. Tại bể hòa trộn và phân phối sau này lại tiếp tục châm vôi, Clo. Sau đó nước được đưa về nhà lọc và phân phối đều về các bể lọc nhanh. Nhà lọc là nơi có chứa 6 bể lọc nhanh, mỗi bên là 3 bể lọc. Quy trình xử lý nước có thể xem là đã kết thúc ở đây bởi vì nước qua xử lý lúc này đã là nước sạch. Nước sạch này được đưa về bể chứa 3.000m3, được hệ thống trạm bơm cấp 2 đưa qua đồng hồ nước sạch, van giảm áp rồi tiếp tục đưa ra bể chứa ở đài chứa Tùng Lâm có sức chứa là 5.000m3 và cuối cùng theo hệ thống ống dẫn nước để phân phối cho mạng lưới cấp nước toàn thành phố. Bùn thải và nước thải trong suốt các quá trình xử lý nước tại bể lắng bùn và bể lọc nhanh được đưa về bể lắng thải. Sau khi xử lý lắng sơ bộ sẽ trở lại hồ Dan Kia. SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ LẮNG ACCELATOR Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể lắng Accelator Bể lắng accelator có một máy khoấy rất lớn ở giữa bể. Lực khoấy của máy tạo nên một sự chuyển động vòng quanh của nước, con đường đi này hình thành một lớp gọi là lớp màng bông cặn. Vì vậy accelator được xếp vào loại bể lắng có lớp cặn lơ lửng. Nguyên lý hoạt động: Hình 2.24: sơ đồ nguyên lý hoạt động của Bể Lắng Accelator Hình 2.25: Bể Lắng Accelator Hạt sét tạo nên độ đục của nước. Khi kết hợp với ion nhôm trong phèn nhôm thì hình thành nên bông cặn. Những bông cặn nhỏ kết dính với nhau tạo thành bông cặn lớn hơn. Khi bông cặn có trọng lực đủ lớn thì nó lắng xuống đáy bể tạo thành lớp bùn cặn, khi lớp bùn cặn này dày lên, thì tiến hành hút bùn để bể lắng hoạt động tốt. Quá trình hình thành bông cặn như vậy gọi là quá trình keo tụ tạo bông. Đầu tiên nước thô vào từ đường số 1(nước từ bể phân phối trước qua). Nước từ bể hòa trộn và phân phối trước đã được châm phèn và châm vôi. Tiếp theo, là đến vùng số 2 gọi là vùng sơ cấp. Tại đây dưới lực xoáy của máy tạo nên hạt bông cặn lớn, những hạt này có kích thước lớn nên lắng xuống dưới bể và hình thành lớp bùn rất dày và đặc. Những hạt bông cặn nhỏ không có khả năng lắng sẽ tiếp tục kết dính để hình thành hạt lớn hơn. Theo đường đi của nước chúng sẽ trào ra ngoài ra vùng số 5(vùng lắng). Khi nó đủ kích thước thì sẽ lắng xuống, hạt nhỏ không lắng được thì trào lên trên và giữ lại ở lớp cặn lơ lửng, hình thành lớp màng bông cặn giúp ta tiết kiệm hóa chất. Nước sau quá trình lắng trào qua máng răng cưa và được đưa về bể hòa trộn và phân phối sau SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỂ LỌC Sơ đồ nguyên lý hoạt động bể lọc Hình 2.27 Bể lọc Hình 2.26 Sơ đồ nguyên lý hoạt động: bể lọc Bể lọc được cấu tạo là một bể lọc nhanh, phía dưới có các lớp vật liệu lọc: cát lọc (cát thạch anh), phía dưới là vật liệu đỡ là đá sỏi, và dưới cùng là các lớp cát được sắp xếp với kích cỡ các hạt khác nhau, chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,1 m có diện tích 45m2. Có các hệ thống nước vào, ra, các mắt lọc, báo động mực nước trong bể lọc,nếu như mắt lọc quá cao thì chứng tỏ bể lọc ở đây lọc nước không tốt. Hệ thống nước đầu vào đặt trên bể lọc để cho nước xuống, còn hệ thống nước ra đặt ở đáy bể Nguyên lý hoạt động: Theo nguyên tắc trọng lực. Những chất cặn mà qua khỏi bể lắng sẽ được giữ lại tại bể lọc bởi một lớp vật liệu lọc. Nước được phân phối đều lên bề mặt qua hệ thống số 6 (ống phun nước vào đặt giũa bể lọc) phun đều nước lên bể lọc. Cặn theo nguyên tắc trọng lực sẽ lắng xuống đáy bể và bị cản bởi lớp cát. Dưới đáy bể được đặt hệ thống ống nước ra số 9 là ống dẫn nước ra sau quá trình lọc.Ngoài ra bể lọc còn có các hệ thống số 7(thổi khí), số 8(ống rửa lọc ngược). Hình 2.28 Bể rửa ngược với 5 con mắt đọc Hệ thống đầu dò cảm ứng bao gồm 5 con mắt lọc, được đặt ở những độ cao khác nhau để kiểm tra hoạt động của bể lọc. Nước dâng lên con mắt lọc ngắn nhất nghĩa là mực nước của bể này là cao nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến mực nước dâng cao là do vận tốc lọc chậm, có nghĩa là bể này hoạt động kém đi. Có 2 lý do làm vận tốc lọc của bể kém đi là: Quá trình làm việc nhiều khiến lớp cặn đóng nhiều trên bề mặt vật liệu lọc. Điều này cản trở sự thấm của nước qua vật liệu lọc. Do van đưa nước ra không được mở hết cỡ dẫn đến khả năng rút nước không đủ. Như vậy cũng không đảm bảo cho vận tốc lọc. Chú ý: Khi chúng ta kiểm tra, nếu van này vẫn mở bình thường, mà mực nước vẫn dâng lên cao, nước này đổi màu so với bể khác thì có nghĩa là có nhiều chất bẩn hơn. Khi đã khẳng định là vật liệu lọc đã bị cặn lắng che phủ thì ta cần thực hiện rửa lọc. Nguyên tắc rửa lọc: dựa vào lực nước và không khí để xới tung lớp cát lên, đẩy cạn lọc ra ngoài. Bên cạnh bể lọc có bố trí hai máng rửa ngược để phục vụ cho việc rửa lọc. BỂ LẮNG THẢI Bể lắng thải là một bể lắng ngang. Bể chứa thải là bể chứa chất cặn của quá trình rửa ngược ở bể lọc và bùn thải của bể lắng. Nước thải sau khi đưa về đây thực hiên quá trình lắng. Phần nước được xử lý sơ bộ và đưa trở lại hồ. Phần bùn cặn sẽ có một bộ phận chuyên trách việc xử lý. Hình 2.30 Nước sạch để sử dụng Hình 2.29 Bể lắng thải NHẬN XÉT Thông qua việc tìm hiểu các quy trình, các hệ thống lọc nước. TP vốn nguồn tài nguyên nước ngầm không dồi dào nên việc dẫn nước và tạo ra nguồn nước sạch để sử dụng là rất cần thiết. Việc xây dựng hồ chứa nước, nhà máy cấp thoát nước vô cùng quan trọng. Hơn nữa việc kiểm soát môi trường tương đối tốt, không ảnh đến chất lượng môi trường xung quanh. ĐIỂM KHẢO SÁT 8:NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI ĐÀ LẠT Thời điểm: 14h chiều thứ 4 ngày 20/7/2011 Tọa độ: (11°57'6"N; 108°25'16"E) Điều kiện: trời nắng, trong xanh GIỚI THIỆU CHUNG Đà Lạt là nơi đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải sinh hoạt. Dự án vệ sinh Đà Lạt hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch được triển khai từ năm 2003 với tổng số vốn đầu tư 321 tỉ đồng. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 12 – 2005. Nhà máy xử lý nước thải được thiết kế với công suất 7.500m3/ngày đêm, được xây dựng với diện tích 7,5ha tại hạ lưu suối Cam Ly-cuối đường Kim Đồng. Thông qua hệ thống tuyến cống thu gom: tự chảy, 7 trạm bơm nâng nhờ địa hình dốc. Tại đây, nước thải được xử lý bằng công nghệ xử lý cơ học và sinh học trước khi xả ra hạ lưu suối Cam Ly. Hệ thống cống nước thải được xây dựng mới, tách biệt với hệ thống thoát nước có sẵn, chiều dài  khoảng 43km. Trạm bơm chính với công suất 500m3/giờ. Tuyến ống áp lực chuyển tải nước thải từ trạm bơm chính về nhà máy xử lý nước thải có chiều dài 2,2km. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÍ Q 5 từ nhà điều hành Sân phơi bùn Bể lọc nhỏ giot SCR Bể lắng cát Toàn bộ lượng bùn Nước ra Nước vào Q2 Bùn hoạt tính Q3 Nước tách bùn Đồng hồ lưu lượng Trạm bơm QMPS Bể Imhoff Bể lắng cấp 2 Hình 2.31 sơ đồ quy trình xử lý nước thải Nhà máy bao gồm những hạng mục chính như sau: hệ thống chắn rác gồm các lưới thô 60mm và mịn 4 mm, máy cuốn và ép rác tự động; bể lắng cát gồm 3 ngăn, kích thước chung 19,4m x 3,5m x 1,5m; 2 bể lắng hai vỏ, với kích thước mỗi bể: 25,8m x 7,4m x 11,05m; 2 bể lọc sinh học nhỏ giọt với đường kính mỗi bể 22m, chiều cao 5,95m; 2 bể lắng thứ cấp với đường kính mỗi bể 31m, chiều cao 2,5m; trạm bơm tuần hoàn với kích thước: 9,8m x 4,5m x 5,3m; 3 hồ sinh học và khử trùng với diện tích 2,5 ha; 2 sân phơi bùn có mái che diện tích 4.000m2, gồm 20 ô, kích thước mỗi ô: 34,2m x 6,4m; hệ thống đường ống kỹ thuật đường kính từ Ø150 đến Ø700; máy phát điện dự phòng công suất 60 kVA và trạm biến áp 160 kVA; phòng điều hành; văn phòng làm việc và xưởng. QUY TRÌNH VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG LƯỚI CHẮN RÁC Lưới chắn có tác dụng loại bỏ các chất không tan (que, giấy, giẻ, túi nilong…) và một phần các dạng keo trong nước thải. Đồng thời, bảo vệ hệ thống bơm, van, đường ống và các công trình phía sau. Hình 2.32 Thùng đựng rác thô Cấu tạo: Ngăn lưới chắn. Lưới chắn rác: chắn lại các loại rác thô lớn, dễ cào dọn bằng tay. Máy cuốn rác bậc thang: vận hành bằng cơ loại bỏ các phần tử nhỏ hơn không phân huỷ được ra khỏi nước thải, bảo vệ vật liệu lọc sinh học không bị dơ bẩn. Việc khởi động và dừng lưới chắn rác bậc cấp được điều khiển theo thời gian bởi một thiết bị cảm biến mực nước trong mương lưới chắn rác. Khi rác đọng nhiều trên lưới bậc thang, mực nước dâng cao, cảm biến sẽ báo động và truyền tín hiệu đến lưới bậc thang, lưới bậc thang tự khởi động thu rác và chuyển đến một băng chuyền (vít tải) hình xoắn ốc. Tại đây rác được tách nước và đưa đến thùng chứa. Hình 2.33 Bể imhoff Lưới chắn rác mịn: được cào bằng tay, được sử dụng khi máy cuốn rác bậc thang ngừng hoạt động. BỂ IMHOFF (BỂ LỌC 2 VỎ) Loại bỏ các tạp chất lơ lửng còn lại, có 8 ngăn lắng. Phần sâu nhất là 10.9m, đỉnh cao hơn mặt đất 1m BỂ LẮNG CÁT Loại bỏ các hạt không hòa tan có vận tốc lắng chìm cao, đường kính lớn hơn 0.1mm; tránh sự mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu trong ống, kênh mương dẫn…giảm số lần rửa bể phân hủy cặn. Ngăn lắng cát được xây dựng dụng hở và bằng bêtông với chiều dài 17,8 m và chiều rộng 1 m/mương. Ngăn gồm có ba mương lắng sạn cát, mỗi ngăn đều có cửa chặn. Vận hành luân phiên 2 ngăn trong khi ngăn thứ ba để dự phòng. Hình 2.34: Bể lọc sinh học cao tải BỂ LỌC SINH HỌC CAO TẢI (BỂ LỌC NHỎ GIỌT) Hệ thống xử lí hiếu khí sử dụng các vi sinh vật bám vào môi trường lọc và phân hủy các chất hữu cơ để loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi nước thải. Cấu tạo: Hệ thồng phân phối nước với: hệ thống cần là dàn ống tự quay, ống đứng dẫn nước vào đặt ở tâm bể, đỉnh ống lắp khớp quay hình cầu đưa nước ra 4 ống nhánh đặt nằm ngang song song với bán kính bể. Trên ống nhánh lắp vòi phun nước xuống mặt bể lọc. áp lực của các vòi nước biến thành lực làm cho dàn ống nhánh quay quanh trục. Vật liệu lọc: khối nhựa plastic dạng tổ ong. Quạt cấp khí: cung cấp đầy đủ oxy cho quá trình xử lí hiếm khí; 2 cánh quạt thổi khí ở đáy bể, công suất 5000m3/h. Hoạt động bằng trọng lực và áp lực (tạo chuyển động xoay) của nước chảy qua các vòi ở cần phân phối nước. Bể phải luôn được giữ ấm để đảm bảo sự sống cho vi sinh vật trên bể lọc và tuổi thọ của bể. BỂ LẮNG THỨ CẤP Lắng cặn bùn (màng vi sinh vật) được hình thành và bong tróc trong quá trình xử lí sinh học hiếu khí ở bể lọc sinh học cao tải, làm trong nước thải trước khi xả ra các hồ sinh học. Có hình tròn với thiết bị gạt bùn vận hành bằng cơ ở đáy bề và mặt bể để thu gom bùn và váng bọt. Trung tâm của bể lắng xây dựng đường ống dẫn nước vào, hố nước vào và hố tập trung bùn ở đáy bể. Máng nước thải có vị trí sát tường của bể lắng. SÂN PHƠI BÙN Làm khô bùn được xả ra từ bể imhoff Có 2 sân phơi, tổng diện tích 4000m2, mỗi sân có 10 ô hình chữ nhật, mỗi ô có 2 ngăn xả bùn được phân phối bởi đường ống trên thành mỗi ô. Bên dưới có hệ thống thu nước tách bùn. Hình 2.35 sân phơi bùn Bùn từ bể imhoff xả xuống qua hệ thống đường ống phân phối tới ngăn phơi. Nước tách bùn sẽ thấm qua lớp cát ở đáy ngăn phơi, chảy theo đường ống nhánh về ống trung tâm và chảy về hố bơm bùn để bơm về đầu vào xử lí lại. Sau khi khô (28 ngày) được ủi về cuối ngăn và tiếp tục xả bùn. HỒ SINH HỌC Hình 2.36 Hồ sinh học Làm sạch vi khuẩn gây bệnh và hữu cơ trước khi thải vào suối Cam Ly. Gồm 3 hồ liền nhau, tổng diện tích mặt thoáng khoảng 2.2ha và dung tích khoảng 40.000m3, thời gian lưu lại khoảng 5 – 10 ngày. Mỗi hồ được xây dựng công trình hệ thống vào ra cùng với đập tràn chống sóng bằng betong,… Tại hồ sinh học còn xảy ra các quá trình song song xử lý hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí. Hồ 1 được cung cấp oxy nhờ 2 guồng quay gắn vào môtơ công suất 2HP. Ngoài ra, ở hồ 2 và hồ 3 có thả bèo (lục bình) để góp phần xử lý nitơ trước khi xả ra suối Cam Ly. NHẬN XÉT Tham quan, học tập tại nhà máy, hiểu được quy trình xử lý nước thải. Nhà máy sau khi đi vào hoạt động đã phát sinh một số vấn đề về mùi, chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nên đã ngưng hoạt động, ĐIỂM KHẢO SÁT SỐ 9: CÁ HỒI Ở GIANG LY (LÂM ĐỒNG) Thời gian: 8h sáng ngày 21/7/2011 Hình 2.37 khu vực nuôi cá hồi Điều kiện: thời tiết mát mẻ, không nắng GIỚI THIỆU Trại cá hồi Giang Ly chỉ cách trung tâm Đà Lạt chừng 55 km, nằm trên tỉnh lộ 723 nối thành phố Đà Lạt với TP Nha Trang. Nhận thấy điều kiện tự nhiên, nguồn nước có thể thích hợp cho cá hồi vân sinh trưởng và phát triển, năm 2006, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và III triển khai đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh trên địa bàn. Tháng 4/2006, đợt nuôi cá hồi vân đầu tiên đã được thực hiện tại thôn Klong Klanh, xã Đạ Chái, huyện Lạc Dương. Cá hồi vân, tên tiếng Anh: Rainbow trout, tên khoa học: Oncorhynchus mykiss, có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương khu vực Bắc Mỹ, được di nhập vào nuôi ở nhiều nước châu Âu từ những năm 1890 Thành phần dinh dưỡng chính trong 100 g thịt cá gồm 30,2 g chất rắn, 17,5 g protein, 10,2 g chất béo, 0,1 g đường, ngoài ra còn chứa nhiều axít béo omega-3, axít này dễ hòa tan vitamin A, D và nước hòa tan vitamin B12. Ở ngoài tự nhiên, khi còn nhỏ, cá hồi vân ăn ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật phù du; khi trưởng thành, chúng ăn giáp xác (ốc, trai...), côn trùng nước và cá con. Cá hồi vân nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên. Bệnh trên cá hồi gồm có bệnh nấm trắng: có đốm trắng ở mang thân lúc giai đoạn làm giống do điều kiện nguồn nước, do bể CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CÁ. Điều kiện nhiệt độ nước 19-20oC rất tốt cho Cá hồi Điều kiện tốt nhất thường do nguồn nước và thức ăn. Diện tích trung bình mỗi hồ là 400-500 m3. Mật độ thường thường 5-7 con/m3 Thường PH >8. Trung bình 3-5 ngày thì vệ sinh ao 1 lần. Ở mỗi ao có đặt các miếng bạt màu đen để giảm ánh sáng trong ao QUY TRÌNH DẪN NƯỚC VÀO HỒ NUÔI, CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHU VỰC NUÔI CÁ. Hình 2.38 Hệ thống ao nuôi các hồi Cá được nuôi trong ao lót bạt với nguồn nước suối lạnh lưu thông liên tục được lấy từ rừng già. Nước tự nhiên đưa về là dẫn vô 1 ao sau đó dùng trực tiếp cho các ao nuôi cá Nguồn nước lấy từ suối tự nhiên. Ở mỗi cuối ao ta có 1 ống xả đáy để khi ao hồ dơ hoặc bẩn có thể xả đáy vệ sinh chất thải rong rêu hay đất cát trong hồ. Vì vậy phía các ao đầu nguồn nước có điều kiện tốt hơn.Nguồn nước lấy từ ao trên rồi xuống ao dưới tận dụng lại nguồn nước ngay từ đầu làm hệ thống ống thông qua ao này ao kia. QUY TRÌNH NUÔI Ban đầu, phải nhập trứng về rồi ấp trứng nở, sau đó ươm giống và cuối cùng là đưa ra hồ nuôi thương phẩm. Hiện nay ở Lâm Đồng mới chỉ thực hiện được 2 công đoạn, đó là ươm giống và nuôi thương phẩm. Quá trình nuôi từ con giống mà để thả ra được hồ thương phẩm từ 2,5 - 3 tháng cho ra từ 25-40g/con nuôi từ 25g-1kg thì mất khoảng 7 đến 8 tháng nữa trung bình 1 quy trình nuôi là 1 năm cho ra cá thương phẩm là từ 900g đến 1,2kg Cuối các ao nuôi cá có 1 hồ chứa để chứa chất bẩn hoặc phân cá lắng lại không xử lý (do chất thải của cá rất loãng) rồi đưa ra ngoài Giống cá hồi phải nhập trứng từ nước ngoài về ươm ấp chủ yếu là Phần Lan, Đức Cho ăn 7h – 10h – 17h đối với cá hồi thương phẩm còn cá hồi giống thì cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NUÔI CÁ HỒI Cá hồi vân là đối tượng hoàn toàn mới, công nghệ nuôi và địa bàn mới nên việc nhân rộng và phát triển giống cá này trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để có giải pháp thích hợp: + Nguồn thức ăn và con giống phải nhập ngoại nên giá thành cao và không chủ động. + Chưa có quy hoạch cho việc phát triển các đối tượng cá nước lạnh tại Lâm Đồng. + Việc xúc tiến giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, phát triển công nghệ chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn (cá hồi hun khói, cá phi lê…). + Vấn đề đào tạo nhân lực nắm chắc kỹ thuật nuôi (khá phức tạp) và vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khá cao. + Vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái tại các thủy vực nuôi cá. NHẬN XÉT Quan sát, học tập, tìm hiểu thêm một mô hình kinh tế mới. Tìm hiểu hệ thống dẫn nước cung cấp nước cho nuôi trồng cá hồi, tìm hiểu điều kiện môi trường sống của cá hồi. Hiện nay cá hồ mang lại hiệu quả kinh tế cao có thể nhân rộng để phát triển kinh tế cho nhiều khu vực có điều kiện thích hợp nuôi trồng. Cuối các ao nuôi cá có 1 hồ chứa để chứa chất bẩn hoặc phân cá lắng lại không xử lý (do chất thải của cá rất loãng) rồi đưa ra ngoài. Khi nuôi với mô hình lớn, thờ gian keo dài chất thải của cá cần phải được xử lý triệt để để tránh ô nhiệm môi trường nước. ĐIỂM KHẢO SÁT 10: VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP- NÚI BÀ Thời điểm khảo sát: 10h sáng ngày 21/7/2011 Tọa độ vị trí khảo sát: Điều kiên: GIỚI THIỆU Vườn quốc gia (VQG) Bidoup là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và là 1 trong 28 trung tâm da dạng sinh học thế giới. Diện tích vùng lõi là 70.038,45 ha trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha; Phân khu dịch vụ, hành chính: 7.502 ha; Diện tích khác: 6.100,45 ha. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Thuộc địa bàn huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, Khí hậu: đặc trưng nhiệt đới gió mùa Tây nguyên là lượng bức xạ mặt trời cao, mưa nhiều với mùa khô rõ rệt tuy nhiên mùa khô thực sự chỉ kéo dài trong 2 tháng (tháng 1-2). Qui luật phân hoá nền nhiệt ẩm theo đai cao và hướng phơi chi phối điều kiện khí hậu trong khu vực. Thuỷ văn: thượng nguồn hai hệ thống lưu vực sông Krông-Nô (đổ về Mê Kông) và sông Ða Nhim (đổ về Ðồng Nai). Mạng lưới thuỷ văn khu vực rất phát triển với mật độ sông suối dày, phân bố khá đều trên toàn bộ 2 lưu vực. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG, ĐỊA HÌNH. Hình 2.39 Đá tại điểm khảo sát Địa chất: tương đối đồng nhất, chủ yếu là hệ macma axít. Ngoài ra còn có đá biến chất, phiến thạch và đá vôi. Thổ nhưỡng: có nhiều loại đất như đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá macma axít; đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá biến chất, phiến; đất mùn alit núi cao; đất dốc tụ; đất phù sa sông suối Hình 2.41 Sạt lở trên đường qua núi bà Hình 2.40 Thung lũng chữ V Địa hình: mang đặc trưng của núi trung bình, hướng chủ đạo là Bắc Nam lệch Động Tây. Núi có dạng khối tảng với sư phân bậc địa hình không rõ nét. Mức độ chia cắt sâu trung bình nhưng chia cắt ngang mạnh tạo nên các bề mặt đỉnh mềm mại, gợn sóng. Tại điểm khảo sát, Thung lũng hẹp và dốc. Chủ yếu hình chữ V. đây gần như là đỉnh chia nước, một bên về Lâm Đồng, một bên là Khánh Hòa. Khoảng 8h sáng hoặc chiều 3-4 sương mù dày đặc gây nguy hiểm cho giao thông. Hiện tượng địa chất môi trường: chủ yếu là trượt đất Sạt lở rất nhiều, nhất là những nơi bờ phong hóa nhiều có đất hoặc sét. Vào mùa mưa hiện tượng sạt lở đất sảy ra nhiều nên thường làm kè bê tông bằng đá, nhất là những nơi vỏ kè betông thường có lổ để thoát nước từ vỏ phong hóa nếu không có lổ này sẽ đẩy cả kè đi. Vào mùa mưa cần thì phải chú ý đến trượt lở. Hình 2.41 Thảm thực vật tại điểm khảo sát BIDOUP ĐA DẠNG SINH HỌC Loài thực vật: Cho đến nay tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà đã có 1.468 loài, bao gồm Họ Lan (Orchidaceae): 250 loài. Họ Cúc (Asteraceae): 78 loài; Họ Ðậu (Fabaceae): 65 loài; Họ Cỏ  (Poaceae):  58 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 45 loài; Họ Dẻ (Fagaceae): 41 loài; …. Loài động vật: Tuy chưa có số liệu đầy đủ và chính xác nhưng sơ bộ về số lượng loài xếp theo thứ tự như sau: hơn 398 loài trong đó 52 loài quý hiếm, 36 xếp vào sách đỏ VN. Về Thú: Bao gồm các họ: họ Cầy (Viverridae); họ Chuột (Muridae); họ Khỉ (Cercopithecidae); họ Mèo (Felidae); họ Sóc cây (Sciuridae); họ Chồn (Mustelidae); họ Hươu nai (Cervidae); họ Gấu (Ursidae… Về Chim: có họ Khướu (Timaliidae); họ Trĩ (Phasianidae); họ Cu cu (Cuculidae); họ Chào mào (Pycnonotidae);… Đặc biệt có những loài đặc hữu hẹp như: Mi Langbian (Crocius Langbianus), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Khướu má xám (Garrulax yersini), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti). Về Bò sát: Có họ Rắn nước (Columbridae); họ Nhông (Agamidae); họ Rắn hổ (Alapidae); họ Tắc kè (Gekkonidae);… Về Ếch Nhái: có các họ: họ Ếch nhái (Ranidae); họ Nhái bầu (Microhyla); họ Cóc nhà (Bufonidae); họ Ếch cây (Rhacophonidae) … THÔNG ĐỎ Thông đỏ có tên khoa học là Taxus Wallichiana Zucc, thuộc họ Taxaceae là loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế và khoa học rất cao. Cây thông đỏ sinh trưởng rất chậm, phân bố hẹp. Cây thông đỏ 100 tuổi đường kính ngang thân là 35cm. Lá và vỏ cây thông đỏ có hàm lượng hoạt chất 10-DB III để sản xuất Taxol, nguyên liệu chính điều chế thuốc chữa trị ung thư như: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, xử lý hắc tố...Thông đỏ là loài chỉ mới gặp ở Lâm Đồng với số cây ước tính chỉ trên 250 cây. Trong sách đỏ Việt Nam 2007, thông đỏ được xếp vào cấp VU-loài sẽ nguy cấp, còn trong nghị định  32/2006/NĐ-CP của chính phủ, thông đỏ được xếp vào nhóm IA – nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Hiện nay đã tìm được một quần thể thông đỏ rất lớn tại Lạc Dương- Lâm Đồng có khoảng 150 cây với chiều cao trung bình 20m, đường kính 47cm. Trong đó, cây lớn nhất có chu vi đo tại vị trí cao 1,3 m là 4,6 m. Ngoài ra, Ban quản lý đã thu được nhiều mẫu cành có mang nón cái và các cây tái sinh phân bổ rải rác trong khu vực, nâng tổng diện tích thông đỏ tại Lâm Đồng lên 118ha. Ngoài quần thể này, trước đó đã điều tra, khảo sát một quần thể gồm 24 cây thông đỏ lớn tại khu vực xã Lát (huyện Lạc Dương. Hiện nay, thông đỏ có thể nhân giống được. Loài này quý vì chúng ta cho thể chiết xuất litrit với giá thị trường là 1.5 triệu USD/kg. Thông đỏ Việt Nam có hàm lượng litrit cao gấp 4 lần so vói trung quốc, gấp 40 lần Mỹ, và 100 lần so với Mesico. CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP Lợi ích của chi trả môi trường rừng góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, đáp ứng phần nào nhu cầu lâm sản cho cộng đồng và các công trình chung của cộng đồng như gỗ làm nhà rông, nhà cộng đồng để hội họp,… Lâm sản được khai thác từ rừng và sử dụng nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tài nguyên rừng (sử dụng rừng bền vững). Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp cây nông nghiệp, được các dự án hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi các sản phẩm từ rừng, do đó tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Nhiều cộng đồng đang quản lý rừng không có sự hỗ trợ của nhà nước về kinh phí, nhưng rừng vẫn được quản lý tốt. NHẬN XÉT Rừng quốc gia Bidoup có sự đa dạng sinh học cao hơn so với Langbiang, thảm thực vật phong phú với nhiều loài cây lá rộng đặt trưng. Sự khác nhau về điều kiện thời tiết như nhiệt độ cao hơn. Cấu trúc địa chất ít phong hóa. Ngoài ra, thông đỏ là môt loài đặt hữu rất có giá trị cần được bảo vệ, nghiên cứu để nhân giống. Việc chi trả dịch vụ môi trường ở đây đang góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống người dân địa phương. KHÁNH HÒA ĐIỂM KHẢO SÁT SỐ 11: SÔNG CÁI Thời gian 13h chiều ngày 21/7/2011 Tọa độ: (12017’2’’N; 108058’41’’ E) Điều kiện: trời trong, nắng nóng. GIỚI THIỆU Hình 3.1 một khúc của sông Cái Sông Cái (Nha Trang) bắt nguồn từ vùng núi Chư Giao (M'Drăk, Đăk Lăk) ở độ cao 900 m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam ở thượng lưu và trung lưu, đổi hướng gần tây - đông ở hạ lưu, đổ ra biển Đông tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa dài 79 km. Diện tích lưu vực 1.904 km2, cao trung bình 548 m, độ dốc trung bình 22,8%, mật độ sông suối 0,82 km/km2. Có 15 phụ lưu với chiều dài trên 10 km. Tổng lượng nước cả năm 1,79 km3, tương ứng với độ sâu dòng chảy 940 mm, môđun dòng chảy 29,8 l/s.km2. Mùa lũ từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm khoảng 73% lượng dòng chảy cả năm, môđun mùa lũ 240 l/s.km2. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 27% lượng nước cả năm, môđun dòng chảy mùa cạn 10 - 18 l/s.km2. ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN Hình 3.2 bãi bồi ở một khu vực của sông Cái Do địa hình gây ra tâm mưa lớn ở Bảo Lộc lượng hơi ẩm mất đi đến Đà Lạt nên lượng mưa tại khu vực Đà Lạt chỉ đạt 1600mm. Sau đó gió mùa Tây Nam đẩy hơi ẩm (lúc này lượng hơi ẩm mất đi khá lớn) vượt qua dãy Trường Sơn xuống Trường Sơn Đông lúc này hơi ẩm chỉ đạt 70 – 80mm lương mưa còn khoảng 1400mm Nha trang thì còn 1200. Chế độ thủy văn sông Cái Nha Trang thuộc khu vực hạ lưu. Bờ sông bên lỡ bên bồi sông bắt đấu uốn khúc xuất hiện hiện tượng sạt lỡ hai bên lộ ra chủ yếu là đá phun trào bãi bồi thường nằm trong chế độ lũ. MẶT CẮT Hình 3.3 mặt cắt địa hình khu vực sông Cái khảo sát NHẬN XÉT Nhận biết được chế độ thủy văn, quan sát được địa hình hai bờ sông bên bồi bên lở, thảm thực vật nhân tạo gồm có mía, bắp. Nhận biết sự thay đổi liên tục của các hạt sa cấu ở gần sông. Trên bờ sông: cát vụn thô Cách sông khoảng từ >50 mét, cát pha => trồng mía Cách sông khoảng 200m: đất phù sa hạt mịn ĐIỂM KHẢO SÁT 12: VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG Hình 3.4 Viện hải dương học Thời điểm: 15h chiều ngày 21/7/2011 Điều kiện: thời tiết nóng bức, nhiều nắng GIỚI THIỆU Viện Hải dương học nằm tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Viện Hải dương học là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á. CÁC MẪU VẬT, SINH VẬT Hình 3.5 Bộ xương Cá Voi dài 26m, cao 3m Bảo tàng sinh vật biển có trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính. Có thể chiêm ngưỡng hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Hình 3.6 Cá mao tiên- biểu tượng của viện Hải Hương Học Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ dài gần 26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Đây thực sự là một nơi vô cùng thú vị, bổ sung rất nhiều cho môn học, cũng như nhận thức về những gì đang diễn ra ở thế giới xung quanh. Cuộc sống thiên nhiên thật sự còn vô vàng những điều thú. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI Hình 3.7 Cá Mập Vây Đen CÁ MẬP VÂY ĐEN Cá mập là một trong những loài rất dữ. Cá mập rất thính với mùi máu và mùi nước tiểu. Khi nghe thấy mùi thưc ăn cách xa 3-4 km thì cá mập bơi rất nhanh tới chỗ con mồi với vận tốc khoảng 50 km/h. Hiện nay, giác mạc của cá mập có thể thay thế giác mạc của người, thịt của cá mập có thể dùng để chữa bệnh ung thư. Hình 3.8 Rùa Xanh và Đồi Mồi RÙA XANH VÀ ĐỒI MỒI Đều được gọi chung là Rùa Biển. Tuổi thọ của Rùa Biển thường rất cao trên 100 tuổi. Rùa cái luôn trở về nơi nó sinh ra để đẻ trứng. Giới tính của rùa con phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Số lượng trứng rùa rất nhiều nhưng tỉ lệ sống sót rất thấp. Hiện tại rùa biển đang nằm trong sách đỏ.Hình 3.9 Cá Mặt Quỷ CÁ MẶT QUỶ Hay còn gọi là Cá Đá. Thường khó nhận biết trong tự nhiên. Trên lưng nó có 13 cái gai chứa độc nếu bị gai đâm thì rất nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐÃ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG TẠI VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC NHA TRANG Xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo tôm giống (1979). Kết quả này được phổ biến và ứng dụng rộng rãi ngay từ những năm 1980, Kết quả này đã góp phần làm cho tỉnh Khánh Hòa trở thành trung tâm cung cấp giống tôm nuôi chủ yếu cho cả nước và thúc đẩy nghề nuôi tôm xuất khẩu phát triển. Từ những năm 1990 đến nay, các nghiên cứu về đa dạng sinh học, hiện trạng khai thác tài nguyên và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên đã được chú trọng. Đã khảo sát và soạn thảo các luận chứng thiết lập các khu bảo tồn biển ở Nam Việt Nam (Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Cau, Hòn Mun, Cù Lao Chàm). Trong số đó, một số khu bảo tồn biển như Hòn Mun (nay là vịnh Nha Trang), Cù Lao Chàm, Phú Quốc đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn tham gia xây dựng các mô hình quản lý và phục hồi hệ sinh thái với sự tham gia của cộng đồng hoặc doanh nghiệp. Việc giám sát rạn san hô cũng được tiến hành đều đặn và cung cấp dẫn liệu cho quản lý thích ứng ở các địa phương. NHẬN XÉT Được quan sát tận mắt những sinh vật biển mà trước đây chỉ được nhìn thấy thông qua đài báo, tivi, sách vở. Thông qua giới thiệu, nhận thấy sự đa dạng sinh vật biển. Nhìn tận mắt các mẫu hóa thạch, học tập tìm hiểu một số tập tính sinh học của nhiều loài động vật biển. Ngoài ra còn được giới thiệu về một số hoạt động đánh bắt, lễ hội của ngư dân biển. Tăng thêm kiến thức và ý thức hơn trong việc bảo việc bảo tồn đa dạng sinh vật biển. ĐIỂM KHẢO SÁT 13: KHU BẢO TỒN BIỂN (KBTB) HÒN MUN Thời điểm: 8h sáng ngày 22/7/2011 Điều kiện: trời trong xanh, mát mẻ GIỚI THIỆU VỀ KHU BẢO TỒN BIỂN HÒN MUN Hòn Mun cách cảng Cầu Cá 10 km (khoảng 45 phút đi tàu). Được gọi là Hòn Mun vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao, vách dựng hiểm trở tạo thành hang động, đặc biệt đá ở đây đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. KBTB Hòn Mun nằm trong Vịnh Nha Trang bao gồm các đảo như Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung, Hòn Rơm, Hòn Nọc và vùng nước xung quanh. Diện tích khoảng 160km2 bao gồm khoảng 38 km2 mặt đất và khoảng 122 km2 vùng nước xung quanh các đảo. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐI ĐÔI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Hình 3.10 bản đồ khu bảo tồn biển HÒN MUN Từ năm 2001, Khu bảo tồn biển Hòn Mun dự án bảo tồn biển chính thức ra đời. Mục đích của dự án: “Bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa” và đạt được các mục tiêu “giúp các cộng đồng dân cư tại các đảo nâng cao đời sống và cộng tác để bảo vệ, quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại KBTB Hòn Mun” Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài. Hình 3.11 San hô ở Hòn Mun Công tác bảo tồn: quy định những khu vực hạn chế và cấm đánh bắt thủy hải sản, tổ chức nhiều hoạt động hổ trợ, chuyển đổi nghề đối với người dân địa phương để giảm áp lực của con người đối với biển. Dự án sau 10 đã đạt được sự ủng hộ của người dân địa phương. Các dạng san hô sau một thời gian phục hồi và được đưa vào phát triển du lịch: xem các rạng san hô bằng tàu đáy kính; lặn xem san hô; tắm biển….. Hằng năm, còn có sự đóng góp của các cá nhân tổ chức vào các hoạt động phục hồi, chăm sóc rạn san hô như nhặt rác dưới đáy biển, giáo dục, tuyên truyền bảo vệ. Ngoài ra, kinh phí thu được từ hoạt động du lịch sẽ trích ra vào việc bảo tồn, chăm sóc san hô. NHỮNG TỔNG KẾT TỪ PHIẾU KHẢO SÁT Bảng tổng kết: mức độ hài lòng và sẵn sàng chi trả của khách du lịch khi đến với khu bảo tồn Hòn Mun. Tổng số phiếu: 11 Câu hỏi Trả lời Số phiếu Phần trăm số phiếu Độ tuổi khảo sát >50 3 27.27% 40- 50 2 18.18% 20-40 6 54.55% Số lần đến Hòn Mun Lần đầu 6 54.55% >2 5 45.45% Cảnh vật ở khu bảo tồn Đẹp 9 81.82% Bình thường 1 9.09% Tệ 1 9.09% Mức độ hài lòng về khu du lịch Hài lòng 5 45.45% Chưa hài lòng lắm 6 54.55% Không hài lòng 1 9.09% Rất không hài lòng 0 0.00% Mức độ xem xét đến Hòn Mun lần nữa nếu đến Nha Trang Không 5 45.45 Có thể cân nhắc 4 36.36% Chắc chắn 2 18.18 Mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái Sẵn sàng 5 45.45% Cân nhắc 3 27.27% Không 3 27.27% Những điều hài lòng: Cảnh vật đẹp, nước trong và sạch. Dịch vụ ngắm san hô bằng tàu đáy kính rất đẹp và thú vị. Những điều còn chưa hài lòng: Dịch vụ du lịch rất ít và chưa tốt. Khách tham quan quá đông làm không khí ngột ngạt, nhân viên phục vụ chưa tốt. Quá ít thùng rác ở khu bảo tồn. Nhà vệ sinh bẩn, hôi. KẾT LUẬN Phần lớn khách du lịch cảm thấy hài lòng và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ sinh thái ở khu bảo tồn. Khách du lịch vẫn có ý định đến đây thêm lần nữa nếu có cơ hội đến Nha Trang. Khu Bảo Tồn Biển Hòn Mun có cảnh đẹp, nước biển trong xanh. Dịch vụ xem san hô bằng tàu đáy kính rất được hoan nghênh, thu hút nhiều khách du lịch. Nhưng hoạt động du lịch ảnh hưởng khá lớn đến công tác bảo tồn. Cần phải hạn chế số lượng khách du lịch đến đảo hơn nửa để đảm bảo môi trường trên đảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuc_dia_tong_hop_1__0969.docx
Luận văn liên quan