Báo cáo Thực tập bộ môn công nghệ dệt may và thời trang

LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, ngày càng thoả mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời sống xã hội. Do đó, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, và nhu cầu làm đẹp của con người cũng tăng lên. Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc và thời trang phát triển, không những đáp ứng nhu cầu mặc trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, không ngừng đổi mẫu mã và kiểu cách để cho ngành mình luôn mới mẻ trong con mắt của mọi người và phù hợp vời thị hiếu của thị trường. Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động có tay nghề đông đảo, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong ngành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện thực tiễn yếu kém của ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của mình – là một ngành công nghiệp mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng, hằng năm giá trị của ngành đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân. Qua hơn 6 tuần thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí, với sự nỗ lự của bản thân, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên công ty, và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo Phạm Thanh Thảo, bản thân em đã tiếp nhận thêm được một số kiến thức nhất định về thực tiễn sản xuất bổ ích và có ích cho công việc của mình sau này. Tuy nhiên, bản báo cáo thực tập của em được thực hiện gấp gáp và còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong bộ môn công nghệ May & thời trang để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn công nghệ May & thời trang đã tạo điều kiện giúp chúng em có nơi thực tập tốt nghiệp cuối khoá, cán bộ công nhân viên công ty May TNHH Minh Trí đã giúp đỡ tận tình trong thời gian chúng em thực tập, và cô giáo Phạm Thanh Thảo đã hướng dẫn cụ thể để chúng em hoàn thành đợt thực tập này. ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG 1. Mục đích Nhằm củng cố những kiến thức lý thuyết, giúp cho sinh viên làm quen với công việc chuyên môn của cán bộ kỹ thuật ở công ty May. 2. Yêu cầu Sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy công ty. Có ý thức hoc hỏi, quan sát đánh giá, đề xuất giải pháp về những tồn tại của thực tế. Báo cáo thu hoạch các nội dung thực tập đầy đủ, đúng thời hạn. 3. Nội dung Phần 1: Tìm hiểu hệ thống tổ chức, quản lý, kinh doanh của công ty 1. Giới thiệu chung về công ty (quá trình phát triển, năng lực hiện tại, nhiệm vụ, phương thức sản xuất kinh doanh của công ty) 2. Tìm hiểu mô hình tổ chức quản lý và điều hành sản xuất (tổ chức các phòng ban, quy mô phân cấp, và trách nhiệm cho từng cấp, bộ phận) 3. Đánh giá chung của cá nhân về quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh của công ty. Những tồn tại và giải pháp đề xuất Phần 2: Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp 1. Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất. - Phương pháp thủ tục giao nhận vật tư - Phương pháp kiểm tra, phân loại, bảo quản, cung ứng vật tư - Yêu cầu chất lượng đối với nguyên phụ liệu - Thiết bị, phương tiện sử dụng 2. Quá trình trải, cắt vải chuẩn bị bán thành phẩm cho may - Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt vải - Các thiết bị , phương tiện sử dụng để trải và cắt vải - Tổ chức tác nghiệp trải và cắt vải - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đánh số, kiểm tra đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt. 3. Quá trình may - Quá trình tổ chức sản phẩm trên dây chuyền - Công tác quản lý chất lượng may - Thiết bị may sử dụng trong công ty 4. Quá trình hoàn tất sản phẩm may - Yêu cầu kỹ thuật công đoạn hoàn tất sản phẩm - Các thiết bị, phương tiện sử dụng để hoàn tất sản phẩm - Các chế độ công nghệ xử lý hoàn tất sản phẩm. Phần 3: Tìm hiểu và thực hành nghiệp vụ kỹ thuật tại công ty 1. Nội dung tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho một mã hàng mới nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng (yêu cầu, các bước tiến hành, phương pháp và phươngtiện thực hiện) 2. Nội dung tài liệu kỹ thuật - công nghệ cho một mã hàng mới nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng (yêu cầu, các bước tiến hành, phương pháp và phươngtiện thực hiện 3. Nội dung tài liệu tổ chức - điều hành sản xuất cho một mã hàng mới nói chung (Yêu cầu, các bước chuẩn bị, cách thức thực hiện, theo dõi tiến độ, quản lý chất lượng, giao nhận vật tư, điều phối) 4. Tìm hiểu công tác sáng tác thiết kế mẫu ở công ty (nếu có) Phần 4: Tìm hiểu chuyên đề Sinh viên tự chọn một trong các hướng chuyên đề sau đây: - Sáng tác thời trang - Thiết kế sản phẩm - Kỹ thuật mới - Công nghệ mới - Vật liệu - Quản lý sản xuất

docx50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 37132 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập bộ môn công nghệ dệt may và thời trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa chính xác ở từng công đoạn sản xuất, gây mất thời gian trong việc sửa lỗi, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và thời gian giao hàng. PHẦN II: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Quá trình công nghệ sản xuất may trong công ty được mô phỏng bởi mô hình sau: Tiếp nhận NPL TK Mẫu & chuẩn bị sản xuất Cắt Thêu, in (nếu cần) May Giặt (nếu cần) Hoàn tất Kiểm tra kim gãy (nếu yêu cầu) Đóng gói Công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất. Kho nguyên - phụ liệu Hinh 2: Kho nguyên liệu Kho nguyên - phụ liệu được tổ chức đảm bảo yêu cầu về diện tích mặt bằng, yêu cầu cấp phát vật tư, nguyên - phụ liệu cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu quy cách chủng loại, số lượng, chất lượng khi cấp phát. Kho có chức năng bảo quản vật tư, hàng hoá, nguyên - phụ liệu. Nguyên - phụ liệu trong kho đảm bảo an toàn, không bị mối mọt, ẩm ướt, và đặc biệt phải đảm bảo công tác phong cháy chữa cháy. Quy mô kho nguyên - phụ liệu của công ty ở cấp phân xưởng, cung cấp nguyên - phụ liệu, vật tư cho toàn bộ qua trình sản xuất cũng như các quá trình kỹ thuật liên quan như công tác chế thử mẫu. Diện tích mặt bằng kho nguyên - phụ liệu được cụ thể bằng bảng sau: Diện tích Nhà máy 1 Nhà máy 2 Nhà máy 3 Kho nguyên - phụ liệu 1200 m² 400 m² 3400 m² Việc cấp phát hàng hoá, vật tư, nguyên - phụ liệu ra khỏi kho phải có hoá đơn xuất kho của phòng kinh doanh –XNK, theo để nghị của phòng kỹ thuật. Sổ sách được báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần. Lực lượng lao động kho nguyên - phụ liệu được chia thành 3 tổ: tổ tiếp nhận nguyên - phụ liệu, tổ kiểm tra và tổ cấp phát nguyên - phụ liệu. Hinh 3: Kho phụ liệu Phương pháp, thủ tục giao nhận nguyên - phụ liệu, vật tư Tổ tiếp nhận nguyên - phụ liệu: thủ kho căn cứ vào phiếu báo nhập NPL, tổ chức tiếp nhận, tháo dỡ cuộn, kiện nguyên liệu từ phương tiện vận chyển. Tiến hành kiểm tra sơ bộ về số lượng, chất lượng và chủng loại xem có đúng yêu cầu hay không, sau đó lưu kho và có biên bản hàng nhập kho. Đối với phụ liệu thì tiến hành đo đếm sơ bộ trước khi nhập vào kho. Nguyên - phụ liệu nhập kho đươc sắp đặt gọn gàng, theo đúng thứ tự và vị trí quy định. Tất cả nguyên - phụ liệu, vật tư, phụ tùng khi được nhập vào kho phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo yêu cầu chất lượng mới nhập. Đối với nguyên liệu vải, khi hàng về kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho tạm thời, nhập hàng theo đúng số lượng chủng loại đã ghi trong danh mục yêu cầu. Tổ đo vải tiến hành đo thực tê chiều dài từng cây vải, xem có đúng chiều dài ghi trên cuộn hay không? Thủ kho đối chiếu vào phiếu sử dụng nguyên vật liệu cẩn thiết của mỗi đơn hàng để tiếp nhận và làm thủ tục nhập kho. Tem trên mỗi cuộn vải nhập kho có ghi các thông tin sau: Tên vải: Số thứ tự: Màu: Mã hàng: Lô hàng: Khổ vải: Trọng lượng thực tế: Trọng lượng (g/m²): Đối với vải đóng kiện, là vải được gấp lại theo chiều dài nhất định, để dỡ kiện, phải bật đầu kiện, mà ở đó có ghi lý lịch của kiện hàng. Qua lý lịch đó, thủ kho sẽ đối chiếu số lượng tấm có trong kiện có đúng thực tế không? Phương pháp kiểm tra nguyên - phụ liệu, vật tư Tổ kiểm tra: Nguyên - phụ liệu sau khi nhập kho theo thủ tục nhập kho tạm thời được các nhân viên trong tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra. Để chính thức nhập kho đối với nguyên - phụ liệu đạt yêu cầu chất lượng, hoặc là xử lý, trả lại cho khách hàng những lô hàng không đạt, hoặc có thể thương lượng với khách hàng để để ra biện pháp giải quyết. Lô hàng sau khi kiểm tra sơ bộ được dán tem có các thông tin sau: - Tên vải: Số thứ tự: Cán vải 1: ví dụ: k1, k2… Cán vải 2: Số điểm lỗi: Màu: Mã hàng: Lô hàng: Khổ vải: Trọng lượng thực tế: Trọng lượng (g/m²): Xếp loại: Người kiểm tra: Kiểm tra nguyên liệu: Nguyên liệu được kiểm tra bằng máy kiểm vải và phải kiểm tra 100% số cuộn, kết quả kiểm tra được ghi vào biểu mẫu kiểm tra. Tổ đo vải tiến hành đo thực tế từng cây vải: đo khổ rộng, chiều dài của từng cây. Khổ rộng được đo trực tiếp bằng thước, còn chiều dài của cuộn vải được xác định bằng máy. Máy kiểm vải là một hệ thống các cuộn rulo quay. Đặt cây vải vào một trục rulo, kéo đầu cuộn vải để quấn vào một trục rulo khác. Máy có bề mặt rộng để vải trải qua, thông qua đó kiểm tra được các lỗi của cuộn vải. Khi phát hiện các lỗi, nhân viên kiểm tra sẽ đánh dấu bằng phấn vào vị trí lỗi. Có đồng hồ gắn con lăn quay khi vải trải qua để đo chiều dài của cuộn vải. Kết thúc kiểm tra mỗi cuộn vải, nhân viên kiểm tra viết lại vào biên bản kiểm tra chiều rộng khổ vải, chiều dài thực tế so với chiều rộng khổ và chiều dài ghi trên nhãn mác của cuộn vải, đồng thời ghi số lỗi phát hiện được của cuộn vải đó. Khi vận hành máy kiểm tra vải, nhân viên kiểm tra phải chú ý theo dõi liên tục các lỗi trên bề mặt vải. Người vận hành máy có thể tự sửa chữa những lỗi thông thường và lau chùi máy cẩn thận khi két thúc công việc. Nhân viên kiểm tra và thủ kho báo cáo tình hình lô hàng nhập kho, sự thừa hay thiếu nguyên liệu, kịp thời đáp ứng đầy đủ trong các trường hợp phát sinh trong quá trình sản xuất. Hinh 4: Máy kiểm vải Kiểm tra vải dệt kim: Lấy mẫu vải: lấy mẫu vải dệt kim theo màu sắc, chủng loại từng đợt nhập về kho, tỷ lệ lấy mẫu là 10%, lấy ngẫu nhiên theo từng 10 đơn vị (cuộn). Nếu kiểm tra 10% vải không đạt yêu cầu thì lấy tiếp 10% theo nguên tắc trên, hoặc có thể lấy theo số lượng mà khách hàng yêu cầu. Vải được kiểm tra trọng lượng trên cân, kiểm tra về độ đồng đều các lõi sợi trên máy đo vải. Những vị trí hoặc khu vực có lỗi thì đánh dấu bằng phấn. Các chỉ tiêu kiểm tra: kiểm tra trên bàn rộng 2-3 m², dựa vào phương thức điểm để đánh giá lõi một cuộn vải theo biểu mẫu sau: Stt Các lỗi trên vải Mức độ I 0.5 điểm II 1 điểm III 2 điểm 1 Lỗi dọc cuộn vải (tính theo chiều dài) Loang, ố, vàng do hoá Loang màu, màu đậm nhạt không đều Vàng biên cứ 30cm =0.5điểm cứ 30cm =1điểm cứ 30cm =2điểm 2 Lỗi tính theo diện tích Dỗ lốm đốm, thủng, rách Lỗi sợi, bỏ mũi 0.5-1cm² =0.5điểm 1-3cm² =1điểm > 3cm² =2điểm 3 Lỗi do tẩy trắng hoặc nhuộm màu Chênh mau so với màu chuẩn Không đạt báo lại cho k.hàng Căn cứ vào số điểm đã tổng kếtkhi kiểm tra để đánh giá: - Loại 1: 0 – 25 điểm/cây (20-23kg) - Loại 2: 25.1 – 35 điểm/cây (20-23kg) - Loại 3: trên 35 điểm/cây (20-23kg) nếu khối lượng nhỏ hơn hoặc lớn hơn khối lượng trên thì điểm quy định trong phạm vi (-5;+5) điểm. Kết luận chất lượng: - Loại 1: cho sản xuất - Loại 2: thoả thuận khách hàng - Loại 3: trả lại khách hàng Đánh giá kết quả: toàn bộ kết quả kiểm tra lô hàng được đưa vào biểu mẫu tổng hợp. Nếu 90% số mẫu đạt yêu cầu của lô hàng thì cho sản xuất. Trong trường hợp số mẫu không đạt vượt quá 10%, nếu là hàn gia công thì báo lại cho khách hàng chờ ý kiến giải quyết, nếu là hàng FOB, hàng nội địa thì khiếu nại nhà cung cấp. Kiểm tra vật liệu dựng, mex: dựng, mex được lấy mẫu theo màu sắc và chủng loại của từng đợt nhập về kho, tỷ lệ lấy mẫu là 5%, lấy mẫu ngẫu nhiên, đều theo tưng 10 đơn vị (cuộn hoặc met) Kiểm tra số lượng: Dựng, mex được kiểm tra về số ượng và khổ trên máy đo vải hoặc trực tiếp trên bàn cắt và đo bằng thước đã hiệu chỉnh. Rộng khổ cứ 5m đo một lần, kết quả kiểm tra ghi lai vào biểu mẫu. Kiểm tra chất lượng: - Màu sắc: kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng Galuk, là sự so sánh với mẫu ở bảng hướng dẫn NPL của khách hàng trng trường hợp hàng gia công, hoặc là mẫu mà đã được khách hàng hoặc phòng kỹ thuật công ty duyệt trước khi ký hợp đồng trường hợp là hang FOB, hàng nội địa. - Kiểm tra độ bám của mex qua nhiệt: thông số mex dựa vào thông số của khách hàng hoặc bên trung gian cung cấp, bao gồm: nhiệt độ ép, lự ép, thời gian ép. - Kiểm tra độ bám của mex qua giặt: cứ 500 sản phẩm qua máy ép thì lấy mẫu 1 lấn. Cách lấy mẫu: cắt 2 mảnh vải cùng loại đang chạy trên máy ép dài 20cm, rộng 10cm, được ép cùng loại mex trong cùng điều kiện sản xuất. Sau đó, đem hai mẫu đem giặt trên máy giặt, nhiệt độ trung bình 40ºC có xà phòng trong vòng 45 phút (3 lần). Nếu không thấy bong, rộp thì đạt yêu cầu. Trường hợp chưa có các thông số ép thì phòng kỹ thuật cũng thử theo phương pháp trên, nhưng thay đổi các thông số ép để tìm ra thông số phù hợp nhất và thông báo cho bộ phận ép thực hiện. Trong trường hợp đã thử nhiều thông số khác nhau, thử qua giặt vẫn bị bong, rộp thì mex đó không đạt yêu cầu. Đánh giá kết quả sau khi kiểm tra: Toàn bộ kết quả kiểm tra của lô hàng được điền vào biểu mẫu tổng hợp. Nếu 90% số mẫu đạt yêu cầu thì được đưa vào sản xuất, còn trong trường hợp số mẫu không đạt yêu cầu vượt quá 10%, nếu là hàn gia công thì báo lại cho khách hàng chờ ý kiến giải quyết, nếu là hàng FOB, hàng nội địa thì khiếu nại nhà cung cấp. Các tiêu chí kiểm tra dựng, mex: Danh mục kiểm tra Các chỉ tiêu so sánh Hàng gia công Hàng bán dứt(FOB) Hàng nội địa Độ dài Theo chứng từ của khách Theo hợp đồng mua hàng Theo hợp đồng mua hàng Khổ vải Theo tài liệu của khách Theo hợp đồng mua hàng Theo hợp đồng mua hàng Cấu trúc: Mật độ Chi số Theo tài liệu kỹ thuật của khách Theo hợp đồng Theo hợp đồng Màu sắc Theo mẫu trong bảng hướng dẫn của khách Theo mẫu trong bảng hướng dẫn của khách Theo mẫu công ty đặt và duyệt Lỗi sợi Theo mức độ mà khách hàng quy định Theo ý kiến chấp nhận của khách hàng Theo TCVN đối với ngành dệt mức TC XK Độ bám dính của mex, dựng Khách hàng duyệt Thử qua 3 lần giặt máy, trong thời gian 2 tiếng – không bong, rộp Thử qua 3 lần giặt máy, trong thời gian 2 tiếng – không bong, rộp Độ co mex qua nhiệt Theo tài liệu của khách <=1% <=1% Thông sô ép: Nhiệt độ (°C) Lực ép (kg) thời gian ép hoặc tốc độ ép Theo tài liệu của khách Theo thông số nhà cung cấp Theo thông số nhà cung cấp Kiểm tra phụ liệu: Đối với các phụ liệu như: khoá, nhãn, mác, chỉ, cúc, túi đóng gói…được kiểm tra trực tiếp bằng cách đo, đếm. Công việc lấy mẫu các loại phụ liệu dựa vào màu sắc, chủng loại theo tỷ lệ 5% mỗi loại của từng đợt nhập kho về, hoặc lấy ngẫu nhiên theo từng 10 đơn vị. Đối với chỉ: số lượng đếm theo từng cuộn, theo từng chủng loại. Chất lượng: thử lực căng của chỉ bằng cách may thử trên máycông nghiệp, không bị đứt, xước thì đạt tiêu chuẩn; màu sắc – so sánh với bảng màu chuẩn, độ bền màu thử bằng cách may vào vải cùng thông số, màu sắc.; chi số chỉ so với mẫu đã được công ty hoặc khách hàng duyệt. Đối nhãn, khoá và các phụ kiện khác: số lượng: đếm theo chiếc, 100% số lượng nhập. Chất lượng: thông số kích thước: kiểm tra bằng cách đo bằng thước đã hiệu chuẩn; độ bền màu: kiểm tra bằng cách dính hoặc may phụ kiện vào vải trắng cùng chủng loại và là qua nhiệt độ, giặt xà phòng trong 45 phút, so sánh các tiêu chí; màu sắc, hình dáng, logo: kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên so với mẫu chuẩn. Các nguyên tố vi lượng: nếu các khách hàn yêu cầu kiểm tra các nguyên tố vi lượng: Niken, kim loại nặng…, phòng kế hoạch – XNK cần gửi đi kiểm tra, xác nhận tại các trung tâm nghiên cứu, kiểm nghiệm theo yêu cầu của khách. Đối với bông, dựng: hình thức bên ngoài: theo mẫu mà phòng kỹ thuật cung cấp hoặc khách hàng ký nhận. Trọng lượng được kiểm tra bằng cân điện tử, hoặc cắt 1m² đặt lên cân đã hiệu chỉnh mức chính xác đến mg. Kết quả kiểm tra được ghi vào báo cáo kiểm tra theo biểu mẫu tổng hợp. Yêu cầu chất lượng đối với nguyên - phụ liệu Công ty xây dựng và áp dụng các thủ tục văn bản quy chuẩn về xếp dỡ, vận chuyển lưu kho, bao gói và giao nhận, nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa các trường hợphư hỏng , mục nát nguyên - phụ liệu khi lưu kho. Lưu kho và bảo quản: chỉ những hàng hoá, vật tư đã qua kiểm tra và xác nhận là đạt yêu cầu mới làm thủ tục nhập kho. Nguyên - phụ liệu là vải, mex phải được xếp cách ly với mặt đất, cách ly với tường, đặt ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh mối mốc để tiện cho việc cấp phát cho các đơn vị sản xuất. Sắp xếp nguyên - phụ liệu phải đảm bảo nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất sau, đảm bảo dễ lấy và cấp phát nhanh. Trong quá trình lưu kho và bảo quản nguyên - phụ liệu nếu phát hiện không đảm bảo chất lượng thì thủ kho báo cáo cho bộ phận kiểm tra chất lượng để có biện pháp xử lý, khắc phục. Xếp dỡ và vận chuyển: dụng cụ và phương tiện xếp dỡ phải phù hợp với mục đích sử dụng, được kiểm tra định kỳ để tránh làm đổ vỡ gây hư hỏng nguyên - phụ liệu. Xử lý nguyên - phụ liệu không đạt yêu cầu: - Nguyên - phụ liệu do khách hàng cung cấp: nhân viên phòng quản lý đơn hàng liên lạc với khách hàng để đưa ra biện pháp giài quyết, ghi nhận theo mẫu. Nếu nhân viên kho nguyên - phụ liệu kiểm tra thấy nguyên - phụ liệu không phù hợp thì báo ngay cho các đơn vị liên quan để nhanh chóng có biện pháp xử lý. - Nguyên - phụ liệu do công ty mua: phụ trách phòng kỹ thuật xem xét đưa ra hướng giải quyết. Phân loại, bảo quản nguyên - phụ liệu Sau ki kiểm tra, xác nhận chính xác (số lượng, chất lượng) lô hàng, nguyên - phụ liệu được phân loại. Đối với nguyên - phụ liệu không đạt yêu cầu, không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định thì thủ kho sẽ lập biên bản cho nơi cung cấp để được giải quyết. Đối với nguyên - phụ liệu không đạt yêu cầu, được phân loại theo kích cỡ, số lượng. Trường hợp xem xét lại: các nguyên - phụ liệu đã qua kiểm tra, thử nghiệm và đo lường nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn đạt, cần lấy mẫu lần 2 để quyết định. Nguyên - phụ liệu từ lúc tạm nhận đến lúc kiểm tra và đo đếm xong phải luôn được để trên hàng và lô theo khu vực quy định, phân loại nguyên - phụ liệu theo mẫu. Ngoài ra, nguyên - phụ liệu còn được phân loại theo màu sắc, hoa văn, các loại khác màu tránh để chồng lên nhau, tránh để vải trắng và vải màu trên cùng một giá. Vải cùng loại được đặt cách ly với mặt đất0.5m, giá cách tường 1m. Mã hàng nào sản xuất trước thì đặt nguyên - phụ liệu của mã hàng đó gần cửa hơn, chuyển sâu vào trong để kiểm tra, kiểm định. Nguyên - phụ liệu được phân loại theo các khu như sau: Stt Trạng thái NPL Khu vực NPL chưa ký hiệu nhận biết Ký hiệu nhận biết 1 Chưa kiểm tra Vạch màu đỏ Dạng phiếu k. tra Chưa đóng dấu 2 Kiểm tra đạt Vạch màu xanh nt Đóng dấu “đạt kết quả” 3 Kiểm tra ko đạt Vạch màu đen nt Đóng dấu “ko đạt kết quả” 4 Xem xét lại Vạch màu vàng nt Chưa đóng dấu Cấp phát nguyên - phụ liệu Tổ cấp phát nguyên - phụ liệu: những nguyên - phụ liệu sau khi kiểm tra, phân loại phải ở trạng thái bao gói như ban đầu. Khi được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch, dựa vào bảng hướng dẫn NPL, thủ kho chuẩn bị NPL của đơn hàng đó chuẩn bị giao cho phân xưởng may theo đúng số lượng, chủng loại đảm bảo cho quá trình sản xuât. Thủ kho thống kê lại tình hình thừa thiếu nguyên - phụ liệu của các mã hàng để kịp thời điều độ, giúp quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Khi cấp hết nguyên - phụ liệu theo lệnh sản xuất, thư ký kho viết phiếu kho đối với mỗi mã hàng nhất định thành 3 bản: 1 bản cho phòng kế toán, 1 bản cho đơn vị nhận, 1 bản lưu kho. Thiết bị và phương tiện sử dụng Hệ thống vận chuyển bán thành phẩm cũng như nguyên - phụ liệu được thực hiện bằng tay. Cụ thể, được thực hiện bằng các xe đẩy thô xơ, quá trình vận chuyển nguyên - phụ liệu nhập kho từ tầng 1 của nhà xưởng lên tầng 3 có hệ thống thang máy. Quá trình trải, cắt vải, chuẩn bị BTP cho may. Yêu cầu kỹ thuật công đoạn trải vải, công đoạn cắt Công đoạn trải vải: là công đoạn tạo ra bàn vải đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật đúng chiều dài và chiều rộng, khớp với sơ đồ giác, và đảm bảo số lớp vải đủ theo kế hoạch sản xuất. Thường quá trình trải vải diễn ra khi tổ trải vải nhận được kế hoạch sản xuất, khi đó, nhân viên tổ trải trải vải dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên - phụ liệu, các tiêu chuẩn và quy trinh trải - cắt của mã hàng đó. Đối với các mã hàng truyền thống của công ty, là các mặt hàng từ vải dệt kim, có độ co giãn lớn cho nên phải tháo dỡ vải ra khỏi cuộn để tở vải thời gian là 24 giờ (để hồi canh). Yêu cầu trải vải êm phẳng, không bị trùng ngang, mặt phải của lớp vải trải phải ở phía trên, đặt mép của hai lớp vải liên tiếp trùng nhau. Vải trải xong, đặt sơ đồ cắt lên trên mặt, chú ý kiểm tra lại kích thước của bàn vải sao cho độ dư đầu bàn và độ dư đầu sơ đồ không quá lớn. Bàn vải phải đảm bảo ba cạnh đứng thành: hai đầu mẫu và nét bằng. Không để độ dủ ở hai đầu bàn vải quá lớn, quá tiêu chuẩn cho phép tối đa là 2-3cm. Hinh 5: Máy tở vải - hồi canh Đối với vải dệt kim kẻ, khi trải vải cần ghim mép vải với lớp giấy lot dưới của mặt bàn sao cho thẳng kẻ, mặt vải không bị nhăn, sole. Chú ý trải các lớp tiếp theo cũng thẳng kẻ, trong khi trải luôn luôn so kẻ, ghim thẳng kẻ. Sau khi trải xong một lớp, người ta dùng những đoạn dây ở phía trên để gióng kẻ hay là có đèn dọi kẻ để đảm bảo thẳng kẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nói trên, phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về thao tác trên bàn trải, trải vải thành nhiều lớp, sau mỗi lớp cần đặt mẫu sơ đồ lên trên để điều chỉnh cho khớp. Ví dụ, bàn trải có 50 lá vải, sau 10 lá thì dừng lại đặt mẫu sơ đồ lên để kiểm tra, sau đó lại trải tiếp 20 lá rồi dặt mẫu sơ đồ, cuối cùng trải nốt 20 lá còn lại. Kết thúc quá trình trải vải, nhân viên phải đo lại đầu tấm để thanh toán với kho nguyên liệu, đồng thời kiểm tra lại chất lượng bàn vải. Công đoạn cắt: quá trình cắt dùng 2 loại máy cắt là: máy cắt phá (di động) - để cắt các chi tiết lớn và máy cắt gọt (cố định) - để cắt chính xác các chi tiết nhỏ. Để đảm bảo cắt các chi tiết một cách chính xác, cần chú ý các bước sau: Kiểm tra mẫu sơ đồ cắt trước khi trải vải, Kiểm tra bàn cắt: chiều dài, chiểu rộng bàn vải Kiểm tra sô lượng lớp vải sau khi trải, Độ đứng thành của ba cạnh, Kiểm tra độ êm phẳng của bàn vải Kiểm tra các tập bán thành phẩm sau khi cắt phá Các yêu cầu đối với vải cắt dọc kẻ: Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Xác định đường kẻ làm đườngtâm, căng dây trải vải, máy dọi để đảm bảo đường kẻ làm đường tâm. Đối với tay áo cắt đối nhau, kẻ thân trước và thân sau đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân, nếu chạy kẻ ta phải xếp lại… Các yêu cầu đối với vải cắt ngang kẻ: Chọn những cây vải có chu kỳ kẻ đều nhau để cắt trên một mặt bằng. Gấu áo cắt thẳng theo kẻ không gấp. Sau khi cắt phá, cắt chỉnh lại thân sau và tay áo sao kẻ điểm nách ở thân sau vào tay áo trong một cây. Điểm nách áo có cùng một một loại kẻ để đảm bảo sườn áo hai thân đối kể. Tay áo cắt đối nhau. Vị trí cắt túi, nẹp trên sao cho kẻ phải bằng trùng với kẻ thân. nẹp cắt thêm 2-3cm so với chiều dài nẹp Các thiết bị, phương tiện sử dụng để trải vải và cắt Số lượng bàn cắt của công ty: Nhà máy I &II Nhà máy III Tổng 09 08 17 Kích thước bàn cắt vải: Nhà máy Dài x rộng x cao Số lượng Nhà máy I & II 14.4 x 2.60 x 0.8 01 9.6 x 2.6 x 0.8 01 16.8 x 2.0 x 0.8 04 6.0 x 2.0 x 0.8 01 7.2 x 2.0 x 0.8 02 Nhà máy III 14.4 x 2.0 x 0.8 04 14.4 x 2.4 x 0.8 02 Số lượng máy cắt: Tên hãng Nhà máy I & II Nhà máy III Máy cắt phá KM-BK900 02 01 Máy cắt gọt KM-KS-AUV10/EASTMAN 22 16 Hinh 6: Máy cắt phá - đẩy tay: KM – BK900 Hinh 7: Máy cắt gọt - cố định: KM – KS – AUV10/EASTMAN Tổ chức tác nghiệp trải vải, cắt Công đoạn trải vải: Để tránh bị xô lệch vải khi cắt, người ta trải một lớp giấy lót ở dưới. Vải được trải về một phía bàn, thường là đầu bàn bên trái. Khi trải cần xác định đúng vị trí đầu bàn, cuối bàn vải, xác định đúng vị trí cắt, để một lớp êm phẳng rồi mới tiếp tục trải các lớp tiếp theo. Để đảm bảo, sau khi trải lớp vải đầu tiên, người ta dùng băng dính ghim mép vải với lớp giấy để không bị co lại trong quá trình trải tiếp theo. Xác định được số lớp vải trên một bàn cắt (thường có một người chuyên theo dõi kiểm tra). Căn cứ vào số lượng mã hàng, kế hoạch sản xuất, tính chất của vải mà ta xác định được số lớp trên một bàn. Ngưởi trải vải vừa trải vải vừa quan sát để loại bỏ những đoạn vải không đảm bảo chất lượng và đánh dấu số thứ tự các lớp vải đã trải ở một đầu bàn, đồng thời đánh sô thứ tự vào các đầu tấm để tiện cho việc theo dõi, cắt đổi những chi tiết nằm ở vị trí vải có lỗi. Hinh 8: Quá trình trải vải Công đoạn cắt: Sơ đồ cắt được đặt lên trên bàn vải đã trải xong, sao cho sơ đồ đặt cân đối với bàn vải. Quy trình cắt bán thành phẩm được tiến hành theo các bước: Dùng máy cắt phá để cắt các chi tiết theo sơ đồ cắt gắn ở trên, vì bàn vải lơn nên người ta thường cắt ở dìa, biên vải trước, sau đó cắt các chi tiết lớn trước, dùng máy cắt di động đẩy tay cắt phá các chi tiết nhỏ ( chưa cần độ chính xác). Cắt các chi tiết như thân trước, thân sau, tay áo hoặc các đường thẳng đòi hỏi chính xác, khi cắt cần đảm bảo không bị xô lệch giữa cac lớp vải. Sau khi cắt phá xong, người ta dùng kẹp để kẹp các chi tiết bán thành phẩm, trên mỗi tập vẫn còn gắn mảnh giấy sơ đồ để tránh nhầm lẫn giữa các chi tiết bán thành phẩm. Hinh 9: Công đoạn cắt phá Tiếp theo công nhân cắt gọt sẽ nhận các tập chi tiết bán thành phẩm sau quá trình cắt phá để cắt gọt. Lưỡi dao của máy cắt gọt có dạng vòng nên máy cắt gọt đặt cố định. Công nhân dùng tay đẩy các tập chi tiết để cắt lại theo đúng đường chu vi trên giấy sơ đồ cắt còn kẹp lại. Đối với hàng kẻ, người ta không dùng phương pháp cắt gọt, mà sau khi cắt phá xong theo từng mảng tiếp theo họ dùng kéo để sửa từng lá một để đảm bảo các chi tiết cùng đúng và chính xác đường kẻ. Chi tiết cắt xong phải đảm bảo đúng số lượng và đầy đủ các ký hiệu, tránh nhầm lẫn. Hinh 10: Công đoạn cắt gọt Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đánh số Sau khi bán thành phẩm đã được cắt gọt chính xác sẽ được chuyển sang bàn đánh số đồng thời kèm theo việc kiểm tra lỗi trên bán thành phẩm. Kiểm tra lỗi bằng cách kiểm tra từng chi tiết, nếu chi tiết bán thành phẩm nào bị lỗi như thủng, rách cần loại bỏ. Sau khi kiểm tra xong, công nhân đánh số cần tiến hành đánh số các tập chi tiết bán thành phẩm theo thứ tự đã quy định đối với mỗi mã hàng nhất định. Công việc đánh số cần đảm bảo chính xác sao cho khi may lắp ráp các chi tiết của một sản phẩm phải cùng nằm trên cùng một lá vải, không bị sai màu. Quy định vể đánh số: chiều cao chữ số đã được quy định trong tiêu chuẩn, số thứ tự bắt đầu là ký hiệu bàn cắt và được đánh vào mặt phải của lá vải. Các chữ số đánh dấu phải chính xác, rõ ràng cho đến khi lắp ráp và kiểm tra sau này. Kiểm tra, đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt Công đoạn cắt là một khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, cũng như tình hình kinh tế. Chính vì thế, chất lượng bán thành phẩm cắt phải luôn được theo dõi một cách chặt chẽ, và nhân viên KCS của công ty sẽ đảm trách nhiệm vụ này, với sự kiểm tra trong suốt quá trình trải vải và cắt vải. Nhân viên KCS sẽ kiểm tra 100% các tập chi tiết bán thành phẩm, trong mỗi tập sẽ kiểm tra 5% số lượng lá vải. Quá trình kiểm tra phải có lá đầu và lá cuối, đối với mã hàng có thêu, in, ép mex thì nhân viên KCS phải lấy mẫu vải và kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Chỉ khi nào có dẫu chất lượng thì mới được chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Đồng bộ bán thành phẩm sau khi cắt có mục đích: tập hợp các chi tiết của mỗi mã hàng để chuẩn bị cho công đoạn may. Sau khi được đánh số xong, các tập chi tiết bán thành phẩm phải được bó, buộc gọn, các tập chi tiết đó được để vào nơi quy định theo vị trí của từng lô hàng. Cuối cùng được chuyển ra chuyền may theo lịch tác nghiệp. Sau khi kết thúc quá trình cắt vải, nhân viên tổ cắt thực hiện hạch toán bàn cắt để kiểm tra số lượng vải đã cắt, và số lượng vải thừa ra để báo cáo lên kho của công ty. Quá trình may. Hình thức tổ chức sản xuất trên dây chuyền Quy trình công nghệ sản xuất được diễn ra theo trình tự sau: chuẩn bị kỹ thuật → chuẩn bị bán thành phẩm → tổ chức sản xuất trên dây chuyền. Trong đó, quá trình chuẩn bị kỹ thuật là quá trình nhận kế hoạch sản xuất mà bắt đầu là việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến mã hàng, sau đó là công việc kiểm tra và đối chứng các thông số kỹ thuật của mã hàng, để từ đó có căn cứ để triển khai cho các hoạt động sản xuất sau này. Để tiến hành may mẫu thử của mã hàng đó, nếu các chỉ tiêu kỹ thuật của mẫu thử phù hợp với các yêu cầu của khách hàng thì bắt đầu triển khai sản xuất đại trà, bắt đầu là giác sơ đồ,trải cắt vải và chuẩn bị bán thành phẩm để chuẩn bị đưa vào sản xuất trên dây chuyền may. Sau khi nhận đủ nguyên - phụ liệu dùng cho cả mã hàng, dựa vào bảng định mức thời gian, tình hình nhân lực, thiết bị máy móc thực tế, tổ trưởng sẽ tự rải chuyền, phân công lao động hợp lý, sắp xếp vị trí máy móc, thiết bị, sắp xếp chỗ làm việc cho công nhân, một cách hợp lý theo quy trình công nghệ may, công việc rải chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Hơn thế nữa, phải phổ biến các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn các phương pháp công nghệ cụ thể cho từng người công nhân. Kết hợp với việc giám sát, kiểm tra chất lượng từng khâu, từng công đoạn trên dây chuyền để đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của mã hàng quy định và kịp thời phát hiện ra những lỗi mắc phải và đề ra biện pháp khắc phục một cách nhanh nhất. Nhân viên kỹ thuật và nhân viên kiểm tra chất lượng KCS phải luôn bám sát chuyền, thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn thao tác của công nhân cho phù hợp, đồng thời giải đáp, hướng dẫn cách thức thực hiện đối với mỗi bước công nghệ. Trong suốt quá trình sản xuất, tổ trưởng bao quát toàn bộ dây chuyền, cập nhật năng suất của từng cá nhân, của chuyền, để phân công và điều động một cách hợp lý, tránh hiện tượng ùn tắc hoặc chờ hàng trên chuyền. Quá trình vận chuyển bán thành phẩm trong chuyền may được thực hiện thủ công, là sự vận chuyển bằng tay, và tổ trưởng hoặc một người nào đó được sự phân công của tổ trưởng là người đảm nhận công việc phân phát bán thành phẩm đến các vị trí làm việc. Khi gặp các vấn đề về máy móc, thiết bị thì có đội cơ máy kịp thời chỉnh sửa hoặc thay thế tại vị trí làm việc đó. Ngoài ra, đội cơ máy còn có nhiệm vụ chuẩn bị, sắp xếp, bố trí chuyền may trước khi rải chuyền. Các thông số của chuyền may tại công ty: Nhà máy I Nhà máy II Nhà máy III Số chuyền may 12 06 12 Máy móc, thiết bị trên mỗi chuyền 36 máy đối với chuyền sx mã hàng áo T-shirt/ Polo shirt 30-36 máy đối với chuyền sx các mã hàng khác Số công nhân trên mỗi chuyền 40 công nhân trên một chuyền sx mã hàng áo T-shirt/ Polo shirt 35-40 công nhân trên một chuyền sx các mã hàng khác Sản phẩm cuối chuyền được thu gom và chuyển sang bộ phận thu hoá. Bộ phận thu hoá tiếp nhận sản phẩm và dựa vào các bảng quy cách và tiêu chuẩn chất lượng để tiến hành kiểm tra sản phẩm. Sản phẩm thoat chuyền phải đảm bảo 100% qua thu hoá. Cán bộ thu hoá là người có trình độ, nắm trắc kỹ thuật, làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm, kiểm tra đúng theo quy định. Khi phát hiện ra các vị trí không đảm bảo yêu cầu thì đánh dấu bằng phấn hoặc có ký hiệu để chỉ ra vị trí lỗi. Sau khi khắc phục xong các lỗi, cần đặt sản phẩm đúng nơi quy định để tránh kiểm tra lặp lại. Công tác quản lý chất lượng may Trong quá trình may, công tác quản lý chất lượng rất quan trọng. Các công nhân may công đoạn của mình chỉ nhận những bán thành phẩm đã đạt yêu cầu từ công đoạn trước. Đồng thời tổ trưởng thường xuyên đi lại để kiểm tra, đôn đốc. Bên cạnh đó còn có kỹ thuật chuyền hướng dẫn công nhân may sao cho dúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Chuyền phải hoạt động sao cho 3 sản phẩm đầu tiên ra chuyền càng sớm càng tốt để kiểm tra mức độ hợp lý của chuyền và kỹ thuật của công nhân. Khi các sản phẩm tiếp theo ra khỏi chuyền, bộ phận thu hoá đầu chuyền làm nhiệm vụ kiểm tra và cắt đầu chỉ, làm sạch sơ bộ sản phẩm. Những phần nào của sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì gửi trả lại cho công nhân thực hiện công đoạn đó để sửa lại nhưng phải có sự hướng dẫn của tổ trưởng hoặc kỹ thuật chuyền. Công tác quản lý chất lượng được đảm bảo xuyên suốt và liên tục trong trình sản xuất. Ngoài sự giảm sát của tổ trưởng, kỹ thuật chuyền, thu hoá đầu chuyền sản phẩm còn được kiểm tra chất lượng của nhân viên KCS trước khi đóng gói Nhân viên KCS nhận sản phẩm từ các thu hoá đầu chuyền để kiểm tra chất lượng cũng như những yêu cầu kỹ thuật nếu sản phẩm của chuyền nào không đảm bảo thì trả lại cho chuyền đó để sửa hoặc tìm phương án khác phục. Sau khi qua nhân viên KCS sản phẩm được chuyển tới bộ phận hoàn thiện và bao gói. Trang thiết bị, máy móc kỹ thuật may sử dụng Danh sách trang thiết bị, máy móc kỹ thuật may sử dụng được thống kê bởi bảng sau: Loại máy Nhà máy I Nhà máy II Nhà máy III Hãng S.lượng Hãng S.lượng Hãng S.lượng Máy vắt sổ Juki/Siruba/ Pegasus 145 Juki/Siruba/ Pegasus 61 Juki/Siruba/ Pegasus 132 Máy 1 kim Juki/Brother/Sicama 266 Juki/Brother/ Sicama 147 Juki 465 Máy 2 kim Juki Juki 08 Juki 22 Máy thùa khuyết Juki 08 Juki 05 Juki 08 Máy đính cúc Juki 07 Juki 05 Juki 18 Máy di bọ Juki 02 Juki 04 Juki 01 Máy mũi xích Juki 04 Juki 02 Máy khoá mũi Pegasus/Yamato /Kingtex/kansai 100 Pegasus/Yamato /Kingtex/kansai 41 Pegasus 81 Máy mũi ẩn 15 05 Các loại khác Juki/Brother/ Sicama 11 Juki/Brother/ Sicama 05 Juki/Brother /Sicama 16 Tổng 558 276 745 Danh sách máy thêu: Nhà máy I: Tên máy Kýhiệu Số màu Số đầu kim /máy Bề mặt thêu Nguồn gốc Tajima TMFD-G915 9 15 450x275S Japan Tajima TMFD-G920 9 20 450x275W Japan Tajima TMFD-G918 9 16 450x330S Japan Tajima X 1809 9 18 330x670W Germany Nhà máy III: Tên máy Kýhiệu Số màu Số đầu kim /máy Bề mặt thêu Nguồn gốc Tajima TFKN-918 9 18 550x330S Japan Danh sách máy ép mex: Nhà máy I Nhà máy II Nhà máy III Tổng Hãng Sl Hãng Sl Hãng Sl Veit 02 Veit 01 Veit 01 04 Quá trình hoàn tất sản phẩm may. Quá trình hoàn tất sản phẩm may Quá trình hoàn tất sản phẩm may là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là công đoạn khôi phục lại chất lượng sản phẩm sau khi thoát chuyền: phục hồi lại chất lượng mặt vải, đường may… đồng thời là quá trình hoàn thiện sản phẩm: là gấp, đòng gói sản phẩm… Cơ cấu tổ chức công đoạn hoàn tất sản phẩm: Nhà máy I & II Nhà máy III Tổ trưởng 01 01 Tổ phó 01 01 Công nhân là, gấp 89 73 Công nhân đóng túi nylon 04 03 Công nhân đóng kiện 09 06 Nhân viên thu hoá 04 04 Nhân viên hoá tẩy 03 03 Yêu cầu kỹ thuật công đoạn hoàn tất sản phẩm Quá trình tẩy: Quá trình tẩy là việc dùng hoá chất để làm sạch các vết bẩn xuất hiện trên bề mặt sản phẩm trong quá trình sản xuất. Căn cứ vào các vết bẩn và tính chất cơ lý của nguyên liệu tạo nên sản phẩm mà sử dụng các loại hoá chất cho phù hợp. Các dạng vết bẩn thường gặp: dầu máy – do trong quá trình sản xuất, công nhân không cẩn thận để giây dầu vào sản phẩm, dùng chất tẩy là xà phòng thông thường để tẩy; rỉ máy – máy trước khi sử dụng không lau chùi đã giây vào sản phẩm, dùng chổi quét nhẹ hoặc chất tẩy javel đối với các vết bẩn nặng. Kết thúc quá trình tẩy đảm bảo sản phẩm không còn vết bẩn, trong nhiều trường hợp sản phẩm bẩn do bị rời xuống sàn thì phải tiến hành giặt, phơi hoàn chỉnh. Trong quá trình sản xuất chú ý vệ sinh sàn, không đi giày, dép vào trong xưởng… Quá trình là hoàn thành: Trước khi là hoàn thành, sản phẩm phải qua khâu thu hoá. Sau khi sản phẩm thoát chuyền, công nhân thu hoá tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn và quy định của phong kỹ thuật cung cấp. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện lỗi trên sản phẩm cần đánh dấu và trả lại cho bộ phận may gây lỗi kịp thời chỉnh sửa hợp lý. Nhân viên thu hoá khi thu mã hàng nào phải kiểm tra theo phiếu công nghệ của mã hàng đó, tránh nhầm lẫn giữa các mã hàng với nhau. Khi kiểm tra, cần kiểm tra cả về kích thước của sản phẩm, kiểm tra màu sắc nguyên - phụ liệu, số lượng các chi tiết, đặc biệt là các lỗi trên mặt vải… Bộ phận thu hoá có trách nhiệm nhặt hết chỉ xờm, xơ. Sau khi kiểm tra hàng loạt sản phẩm cần bó gọn lại theo từng mã hàng nhất định, mỗi bó khoảng 20 chiếc. Sau đó, chuyển sang là gấp để hoàn thiện. Hinh 11: Quá trình là hoàn tất Tổ phó tổ là sẽ nhận hàng, kiểm tra chính xác số lượng, ghi chép lại vào biên bản nhận hàng. Sau đó, sắp xếp lao động triển khai là ủi phù hợp để kịp tiến độ giao hàng. Tổ trưởng cần xem xét kỹ lưỡng và hướng dẫn cụ thể cho công nhân các tiêu chuẩn và quy cách là gấp do phòng kỹ thuật gửi xuống. Là xong, sản phẩm được treo lên giá móc trước khi gấp. Hinh 12: sản phẩm treo trước khi gấp Quá trình gấp sản phẩm: Gấp là khâu định hình cho bao gói, tuỳ vào từng loại mã hàng, từng loại sản phẩm mà quy cách gấp, đóng gói khác nhau. Có thể, có loại không gấp mà treo móc rồi cho vào bao nylon… Các sản phẩm gấp thì chú ý các mép gấp phải vuông vắn, sản phẩm gấp phải êm phẳng, không nhăn. Sản phẩm được gắn các loại nhãn, mác, thẻ bài theo quy cách trước khi cho vào bao nylon. Chú ý đến size cỡ của sản phẩm, tránh trường hợp gắn nhầm size cho sản phẩm, cho sản phẩm vào bao nylon khác size… Hinh 13: Quá trình gấp, đóng gói sản phẩm Cuối cùng, sản phẩm được đóng thùng dựa theo các Packing List do phòng kỹ thuật cung cấp. Các thùng sau khi đóng phải đảm bảo đúng, đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm đóng gói bên trong, đủ trọng lượng. Trên bề mặt mỗi thùng có ghi đây đủ các thông tin của mã hàng, sản phẩm. Hinh 14: Thông tin ghi trên thùng catton Các thiết bị và phương tiện sử dụng Danh sách thiết bị và phương tiện sử dụng trong công đoạn hoàn tất sản phẩm: Loại TB Nhà máy I & II Nhà máy III Hãng Sl Hãng Sl Bàn để là, gấp Vietnam 34 Vietnam 4dãy Bàn để là chân không Veit/KT-7236 32 Veit/KT-7236 28 Bàn là hơi Veit/BSS-600 32 Veit/BSS-600 36 Nồi hơi FultonFB-030- -A/FTD-D-100/8 04 FultonFB-030- -A/FTD-D-100/8 02 Bàn là thường Silver star 20 Silver star 10 Máy dò kim Japan 02 Japan 01 Máy đóng thùng Taiwan 01 Taiwan 01 Máy kiểm tra vải KTK-KT-90RK 01 KTK-KT-90RK 01 PHẦN III: TÌM HIỂU VÀ THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY Nội dung tài liệu thiết kế – kỹ thuật cho một mã hàng nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng. Tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho một mã hàng nói chung Khi có một mã hàng mới, toàn bộ tài liệu của đơn hàng sẽ được phòng quản lý đơn hàng tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý trước khi chuyển sang phòng kỹ thuật. Để sau đó, cùng phối hợp với nhân viên phòng kỹ thuật phân tích các thông tin và các yêu cầu kỹ thuật của mã hàng. Có các dạng đơn hàng như sau: Đơn đặt hàng có kèm theo sản phẩm mẫu và bảng thông số kích thước sản phẩm Đơn đặt hàng có kèm theo mẫu, bẳng thông số kích thước của mẫu, bộ mẫu cắt cỡ trung bình. Đơn đặt hàng có kèm theo sản phẩm mẫu Đơn đặt hàng không kèm theo tài liệu kỹ thuật gì, không co sản phẩm mẫu Đơn đặt hàng kèm theo sản phẩm mẫu, bảng tiêu chuẩn kỹ thuật, tất cả các bộ mẫu cắt của các cỡ vóc trong lô hàng Với mỗi mã hàng, trưởng phòng kỹ thuật phân loại, giao nhiệm vụ cho nhân viên của mình thực hiện: nghiên cứu vật liệu sử dụng đối với mã hàng đó, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng, thiết kế mẫu, may mẫu đối, giác sơ đồ… Quá trình thiết kế mẫu có thể qua các bước sau: sáng tác mẫu chào hàng → thiết kế mẫu mỏng chế thử → thết kế mẫu chuẩn (mẫu cứng) → thiết kế mẫu sơ đồ cắt → xây dựng định mức nguyên - phụ liệu → xây dựng phương pháp công nghệ gia công → xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật. Trường hợp đơn hàng có bảng thông số tiêu chuẩt kỹ thuật, sản phẩm mẫu và bộ mẫu cắt, thì phòng kỹ thuật tiến hành cắt và may mẫu đối. Kiểm tra, đối chứng thông số kích thước sản phẩm so với sản phẩm mẫu. Thông tin tại chỗ cho khách hàng, yêu cầu chỉnh sửa cho phù hợp. Sau những phản hồi của khách hàng, cho đến khi mẫu đối được chấp nhận thì mới tiến hành các bước công việc tiếp theo. Sáng tác mẫu chào hàng: trường hợp đơn hàng chỉ có đơn đặt hàng thì phòng kỹ thuật phải sáng tác mẫu chào hàng sản phẩm. Công việc sáng tác sao cho phù hợp thời trang và mục đích sử dụng. Mẫu sáng tác nếu được chấp nhận dưới hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với số lượng cụ thể, thời gian giao hàng thì được tiến hành triển khai sản xuất. Thiết kế mẫu mỏng: Mẫu mỏng là mẫu giấy kèm theo đơn hàng. Trong nhiều đơn hàng, trong đơn hàng khách hàng đã gửi bẳng tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mỏng, khi đó ta không cần phải thiết kế mẫu mỏng thay vào đó là kiểm tra kích thước xem đã phù hợp chưa? Còn đối với những mã hàng chỉ có đơn đặt hàng, ta có các bước quy trình thiết kế mẫu mỏng như sau: Xác định các số đo cần thiết Lập bảng tính toán các thông số, kích thước cần thiết Tính toán độ dư các đường may Thí nghiệm xác định độ co của vải do tác động của các yếu tố: độ ẩm, nhiệt độ, các tính chất cơ lý trong điều kiện sản xuất Lập bảng xác định kích thước mẫu mỏng Thiết kế mẫu chuẩn (mẫu cứng) – nhân mẫu: Mẫu chuẩn hay mẫu cứng là mẫu đã được thực hiện qua các bước chế thử, được dập trên bìa cứng hoặc trên loại giấy chuyên dùng để cắt mẫu đến mẫu cứng. Thiết kế mẫu chuẩn từ mẫu trung bình. Nhân mẫu: là quá trình thiết kế mẫu chuẩn của các cỡ số còn lại. Cơ sở nhân mẫu: căn cứ vào bộ mẫu đã qua chế thử và khách hàng đã đồng ý; dựa trên mẫu cứng của cỡ số trung bình; dựa vào độ chênh lệch của các số đo của chi tiết khi chuyển từ cỡ này sang cỡ khác. Quy trình nhân mẫu: xác định trục làm chuẩn hoặc điểm lam chuẩn, xác định các điểm trên chi tiết dịch chuyển như thế nào theo hai hướng của trục tọa độ vuông góc Oxy. Độ dịch chuyển của các điểm đó được tính toán trong thiết kế định hình các chi tiết sản phẩm. Nếu nhảy từ cỡ nhỏ sang cỡ lớn hơn thì cá kích thước ngang dịch chuyển theo phương hướng ra ngoài chi tiết tính tại vị trí làm chuẩn, còn kích thước dọc thì dịch chuyển xuống phía dưới. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, công việc thiết kế mẫu mỏng và nhảy mẫu được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhờ hệ thống thiết kế và giác sơ đồ GGT – Gerber Garment Technology. Lúc này, công việc nhân mẫu chỉ đơn thuần là nhập số liệu nhảy tại các điểm trên chi tiết, từ mẫu thiết kế ban đầu, máy tính sẽ làm nốt công việc còn lại là đưa ra các mẫu nhảy của các cỡ số còn lại. Trên mẫu cứng của mỗi chi tiết có ký hiệu đầy đủ thông tin: tên mã hàng, mã số đơn hàng, chiều dọc canh sợi, cỡ số. Thiết kế sơ đồ cắt: nhằm mục đích cung cấp mẫu cắt cho tổ cắt, để dựa vào đó đề ra phương hướng trải vải cho phù hợp và cắt vải tiết kiệm. Sơ đồ cắt hay còn gọi là mẫu giác sơ đồ, là sự sắp xếp các chi tiết của một sản phẩm hoặc một vài sản phẩm cùng mẫu mã lên trên một khổ giấy tượng trưng cho khổ vải sao cho đảm bảo tính chất, độ lệch canh sợi cho phép. Sự sắp xếp ở đây là sự sắp xếp các mẫu cứng của các chi tiết và sự sắp xếp đảm bảo mức tiêu hao nguyên phụ liệu là thấp nhất. Các hình thức giác sơ đồ: Hình thức giác đối đầu: các mẫu cứng của các chi tiết trong quá trình sắp xếp chỉ cần đúng canh sợi, trong phạm vi độ lệch canh sợi cho phép, không cần chú ý đến hướng đặt. Đảm bảo giác kín sơ đồ. Hình thức này áp dụng đối với loại vải một màu hoặc trang trí theo lối không có hướng nhất định, không có tuyết. Hình thức giác đuổi: các mẫu cứng của các chi tiết khi sắp xếp ngoài việc căn đúng đường canh sợi, còn phải xác định đúng hướng đặt của các chi tiết, sao cho đúng chiều của hình trang trí trên mặt vải, xuôi theo chiều tuyết… Hình thức giác sơ đồ vừa đối xứng vừa đuổi: các chi tiết là các bộ phận đối xứng trên cơ thể, các mẫu cứng của các chi tiết khi sắp xếp phải đảm bảo kết cấu của hình trang trí cũng có tính đối xứng. Phương pháp này áp dụng đối với những loại vải có hình trang trí có hướng và lặp lại theo chu kỳ nhất định, các loại vải kẻ… Các loại sơ đồ cắt: để hạ mức tiêu hao nguyên liệu xuống mức thấp nhất, để triệt tiêu các hao phí phát sinh trong quá trình trải, cắt công việc thiết kế sơ đồ cắt có vai trò hết sức quan trọng, cho nên để đảm bảo nămg suất thì phải giảm số lượng sơ đồ xuống mức thấp nhất. Trong thực tế sản xuất, thường sử dụng 3 loại sơ đồ cắt: Sơ đồ đơn: là sơ đồ chỉ sử dụng để giác các chi tiết của một loại sản phẩm, để cắt những tấm vải ngắn hai đầu tấm. Sơ đồ ghép: là sơ đồ ghép phối hợp các chi tiết của từ 2 sản phẩm trở lên, có thể là sản phẩm cùng cỡ hoặc khác cỡ nhưng phải cùng mã hàng, có cùng tính chất vải. Sơ đồ phối hợp cả sơ đồ đơn và sơ đồ ghép: để trong quá trình trải vải, ta có thể sử dụng được những tấm vải có độ dài khác nhau, trên cùng một bàn cắt và đảm bảo kế hoạch sản xuất. Chẳng hạn một lô hàng có 1080 sản phẩm của các cỡ như sau: Cỡ 36 37 38 39 40 Bàn cắt (lớp vải trải) Số lượng 120 240 360 240 120 x x 120 lá vải x x 240 lá vải x x 120 lá vải x 120 lá vải Để đảm bảo kế hoạch sản xuất thì có 4 sơ đồ cắt là: - Sơ đồ 1: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 36 và 40 - Sơ đồ 2: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 37 và 38 - Sơ đồ 3: phối hợp các chi tiết của 2 cỡ 38 và 39 - Sơ đồ 4: chỉ giác các chi tiết của cỡ 39 Tài liệu thiết kế - kỹ thuật cho mã hàng J1KE46Q Nội dung tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một mã hàng nói chung, cho một mã hàng cụ thể nói riêng. Tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho một mã hàng nói chung Thông tin cơ bản về đơn hàng: Tên mã hàng, khách hàng Người xây dựng tài liệu, ngày xây dựng tài liệu Ngày sản xuất, ngày giao hàng Loại vải, mã vải Nội dung chính: Mô tả mẫu: được mô tả một cách đơn giản bằng hình vẽ và thuyết minh, giúp nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng và phân biệt với các sản phẩm cùng sản xuất. Các loại mẫu: mẫu cứng, mẫu giác sơ đồ, mẫu cắt gọt, mẫu may, mẫu là, mẫu đánh dấu, mẫu kiểm tra. Bảng thông số kỹ thuật bán thành phẩm: bảng thống kê những kích thước chính có liên quan chặt chẽ đến kích thước sản phẩm. Đi kèm với bảng thông số kỹ thuật bán thành phẩm là hình vẽ hướng dẫn đo. Hướng dẫn sử dụng vật liệu: thống kê các loại vật liệu sử dụng: vải chính, vải lót, vải phối… Định mức vật liệu: Quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình trải, cắt: định mức cấp phát vải theo sơ đồ cắt Định mức cấp phát vải theo sơ đồ cắt Tiêu chuẩn cắt Hướng dẫn công nghệ cắt Quy trình dán dựng, thêu, in Quy trình may: Hướng dẫn sản xuất mã hàng Bảng hướng dẫn công nghệ may Quy trình hoàn tất, đóng gói: Tiêu chuẩn là, gấp Tiêu chuẩn đóng gói, nhập kho Tổng kết thiết bị: thống kê các máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ quá trình sản xuất. Xây dựng nhãn hướng dẫn sử dụng Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: tiêu chuẩn ngoại quan, tiêu chuẩn kích thước, tiêu chuẩn công nghệ. Tài liệu kỹ thuật – công nghệ cho mã hàng J1KE46Q Mô tả sản phẩm: áo nữ cộc tay, viền cổ tim bằng vải Borib, may dúm ở cổ áo, lót thân trước, phần cổ lớp lót có chạy bô đê đấm. Mã hàng: J1KE46Q PO#: JT64156 + JT64172 + JT64178 Loại vải: 55% Cotton, 35% Rayon, 10% Poly, P/D Jersey, 30/1, SPG-156 Cabana Shodow Stripe. Kế hoạch: 186652 chiếc PHẦN IV: CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU KỸ THUẬT VỀ MÁY VẮT SỔ VẢI DỆT KIM Mũi may vắt sổ được hình thành do các chỉ của kim cùng với các chỉ của móc tạo thành những móc xích khóa nhau ở mặt dưới, mặt trên và các cạnh mép nguyên liệu đồng thời bọc lấy mép nguyên liệu, làm cho mép vải được xén không bị sổ ra. Ký hiệu các đường may vắt sổ: Đường may Ký hiệu Mô tả Đường may vắt một chỉ 501 Đường may vắt hai chỉ 502 503 Đường may vắt ba chỉ 504 505 Đường may vắt bốn chỉ 506 507 512 514 Đường may vắt có đường may riêng biệt 2K4C - 515 401+503 Đường may vắt 2K5C - 516 401+504 Đường may vắt 2K5C có đường may thắt nút - 517 501+504 I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ DÒNG MÁY VẮT SỔ TỐC ĐỘ CAO MO-6700 Hinh 15: Máy vắt sổ MO-6700S Hinh 16: Máy vắt sổ MO-6700D Dòng máy vắt sổ MO-6700 được đánh giá khác biệt so với các máy vắt sổ thông thường thể hiện ở đặc điểm: nó có tốc độ cao, cơ cấu trục kim và móc trên đã được thiết kế lại không cần bôi trơn. Việc tẩy vết dầu hoặc may lại sản phẩm đã được giảm đi đáng kể. Công nghệ đầu khô tiên tiến như bề mặt của các bộ phận chính được xử lý đặc biệt và phương thức bôi mỡ góp phần làm tăng độ bền cho máy. Máy không bị bắn dầu sau một thời gian dài sử dụng. Phân loại dòng máy MO-6700: theo loại chính là MO-6700D và MO-6700S, máy vắt sổ MO-6700S được trang bị thêm cơ chế giật chỉ kim và giật chỉ móc nên máy đáp ứng tốt cho các loại vải từ mỏng đến dày với sức căng chỉ thấp. Hơn thế nữa, máy có thiết bị giấu mũi bán tự động. Thông số kỹ thuật máy vắt sổ MO-6700D: Loại máy MO-6704D MO-6714D MO-6716D Dạng mũi may Vắt sổ 1 kim Vắt sổ 2 kim Vắt sổ có đường bảo vệ Ký hiệu 504 514 516 Tốc độ may tối đa 6.000v/ph Chiều dài mũi may 0.8 - 4 mm 1.5 – 4 mm Cự ly kim (mm) --- 2.0, 3.2 3.2, 4.8, 4.8+2.0, 3.2+2.0 Bờ rộng vắt sổ (mm) 1.6, 3.2, 4.0, 4.8 2.0, 3.2, 4.0, 4.8 3.2, 4.0, 4.8, 6.4 Tỷ số sai biệt cầu răng cưa của bàn cào dưới May nhún 1:2 (tối đa 1:4), may căng 1:0.7 (tối đa 1:0.6) Hành trình trục kim 24.5 mm Góc nghiêng trục kim 20° Cơ cấu kim P. pháp trụ kim và móc trên chuyển động lên xuống Kim DC X27 (ngoại trừ vài model phụ) Độ nâng chân vịt tối đa 7 mm (ngoại trừ vài model phụ) Áp suất nâng chân vịt tối đa 49 N (5kg) Phương pháp điều chỉnh đường may Bằng nút ấn Phương pháp điều chỉnh bằng bàn đạp khác biệt Bằng cấp độ ( mức điều chỉnh nhỏ) Trọng lượng đầu máy 28 kg Sự bôi trơn Tự động Cơ cấu trụ kim và móc trên không cần bôi trơn Dầu bôi trơn Dầu máy JUKI 18 (như ISO VG 18) Làm mát kim Tùy chọn Tản nhiệt đầu kim Tùy chọn Phụ tùng, đồ gá Mã Cách thức ký hiệu tên máy: Kiểu đường may USA Mã Vắt sổ 1 kim 504 04 Vắt sổ 1 kim giấu mũi 505 05 ĐM 2K bọc giả 512 12 Vắt sổ 2 kim 514 14 ĐM 2K bọc 516 16 ĐM 3K bọc 43 Đường may mũi xích 2K 45 Kiểu Mã Đầu máy khô D MO67 D / Cự ly kim (mm) Bờ rộng vắt sổ (mm) Chân vịt Mã --- 1.6 2 rãnh 0A4 --- 1.6 1 rãnh 0A5 --- 3.2 2 rãnh 0D4 --- 4.0 2 rãnh 0E4 --- 4.8 3 rãnh 0F6 2.0 2.0 3 rãnh BB6 2.0 3.2 3 rãnh BD6 2.0 4.0 3 rãnh BE6 3.2 4.0 2 rãnh DE4 3.2 4.0 3 rãnh DE6 3.2 4.8 2 rãnh DF4 4.8 4.8 2 rãnh FF4 4.8 4.8 3 rãnh FF6 4.8 6.4 3 rãnh FH6 4.8+2.0 3.2 3 rãnh 1D6 3.2+2.0 3.2 3 rãnh 2D6 Vật liệu Ứng dụng Máy đặc biệt Mã Kỹ thuật – công nghệ: Trụ kim và móc trên được thiết kế lại để khôn phải tra dầu Công nghệ khô là công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như ứng dụng trong việc xử lý bề mặt cho các ổ trục chính, so sánh với phương pháp tra dầu cổ điển thì công nghệ khô được công nhận là bền hơn. Hinh 17: Trụ kim và móc trên Máy vắt sổ MO-6714D-30P và MO-6716D-30P, có thể vắt sổ được lớp vật liệu dày, gồm nhiều lớp: máy được cung cấp đầy đủ thiết bị để có thể chỉnh lại các trục căng chỉ, và những phụ tùng cung cấp để đạt được hiệu quả là chống nhăn mép vật liệu khi vắt sổ những vật liệu khó may hoặc những vật liệu tổng hợp mới. Với hệ thống máy này đảm bảo tạo ra được các đường vắt sổ chất lượng và đẹp mà không cần phải điều chỉnh nhiều và phức tạp. Vị trí đưa vật liệu vào máy cũng như tính toán thời gian đưa vật liệu vào được lựa chọn sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất khi may các loại vật liệu nhẹ. Máy được thiết kế tiêu chuẩn với bộ ép chân vịt, thay cho kiểu thiết kế mà lực ép chân vịt yếu. Hơn thế nữa, nó còn được chú ý đến bởi khả năng lượn cong những chỗ nhỏ mà cần sự hỗ trợ của tay. Chân vịt giúp cho hệ thống điều khiển vật liệu di chuyển một cách trơn chu và mềm mại. Cơ cấu tạo ra những vòng chỉ mũi xích kép ổn định: Hinh 18: Tạo các vòng chỉ mũi xích kép Danh sách phân loại máy: Máy vắt sổ 1 kim: Máy vắt sổ 2 kim: Máy vắt sổ các đường chốt, chặn: Thông số kỹ thuật máy vắt sổ MO-6700S: Loại máy MO-6704S MO-6714S MO-6716S Dạng mũi may Vắt sổ 1 kim Vắt sổ 2 kim Vắt sổ có đường bảo vệ Ký hiệu 504 514 516 Tốc độ may tối đa 7.000v/ph Chiều dài mũi may 0.8 - 4 mm 1.5 – 4 mm Cự ly kim (mm) --- 2.0, 3.2 3.2, 4.8, 4.8+2.0, 3.2+2.0 Bờ rộng vắt sổ (mm) 1.6, 3.2, 4.0, 4.8 2.0, 3.2, 4.0, 4.8 3.2, 4.0, 4.8, 6.4 Tỷ số sai biệt cầu răng cưa của bàn cào dưới May nhún 1:2 (tối đa 1:4), may căng 1:0.7 (tối đa 1:0.6) Hành trình trục kim 24.5 mm Góc nghiêng trục kim 20° Cơ cấu kim P. pháp trụ kim và móc trên chuyển động lên xuống Kim DC X27 (ngoại trừ vài model phụ) Độ nâng chân vịt tối đa 7 mm (ngoại trừ vài model phụ) Áp suất nâng chân vịt tối đa 63.7 N (6.5kg) Phương pháp điều chỉnh đường may Bằng nút ấn Phương pháp điều chỉnh bằng bàn đạp khác biệt Bằng cấp độ ( mức điều chỉnh nhỏ) Trọng lượng đầu máy 28 kg Sự bôi trơn Tự động Dầu bôi trơn Dầu máy JUKI 18 (như ISO VG 18) Làm mát kim Tùy chọn Tản nhiệt đầu kim Tùy chọn Phụ tùng, đồ gá Mã Cách thức ký hiệu tên máy: Kiểu đường may USA Mã Vắt sổ 1 kim 504 04 Vắt sổ 1 kim giấu mũi 505 05 ĐM 2K bọc giả 512 12 Vắt sổ 2 kim 514 14 ĐM 2K bọc 516 16 ĐM 3K bọc 43 Đường may mũi xích 2K 45 Kiểu Mã Tiêu chuẩn S MO67 S / Cự ly kim (mm) Bờ rộng vắt sổ (mm) Chân vịt Mã --- 1.6 2 rãnh 0A4 --- 1.6 1 rãnh 0A5 --- 3.2 2 rãnh 0D4 --- 4.0 2 rãnh 0E4 --- 4.8 3 rãnh 0F6 2.0 2.0 3 rãnh BB6 2.0 3.2 3 rãnh BD6 2.0 4.0 3 rãnh BE6 3.2 4.0 2 rãnh DE4 3.2 4.0 3 rãnh DE6 3.2 4.8 2 rãnh DF4 4.8 4.8 2 rãnh FF4 4.8 4.8 3 rãnh FF6 4.8 6.4 3 rãnh FH6 4.8+2.0 3.2 3 rãnh 1D6 3.2+2.0 3.2 3 rãnh 2D6 Vật liệu Ứng dụng Máy đặc biệt Mã Kỹ thuật – công nghệ: Máy được trang bị cơ chế giật chỉ kim và giật chỉ móc, nên máy thích ứng tốt cho các loại vải từ mỏng đến dày với sức căng chỉ thấp. Máy tạo nên những đường may mềm mại, chặt chỉ và đáp ứng linh hoạt với sự co dãn của vải với tốc độ may tối đa đạt 7.000 v/ph Hinh 19: Đảm bảo vừa đẹp vừa cải tiến chất lượng đường may với tốc độ cao Hinh 20: Tăng khả năng tin cậy Hinh 21: Phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống Danh sách phân loại máy: Máy vắt sổ 1 kim: Máy vắt sổ 2 kim: Máy vắt sổ các đường chốt, chặn: II. TÌM HIỂU VỀ MÁY VẮT SỔ MO-7614D-BE6-44H/SC-915KS/IP100D Đây là máy vắt sổ 2 kim dùng để vắt sổ các đường tạo nếp nhăn, nếp dồn. Đồ gá đi kèm có chân vịt có chức năng dồn – G39 III. KẾT LUẬN Ngoài dòng máy MO-7600, hãng YUKI- Nhật Bản còn nhiều chugr loại và dòng máy khác, với nhiều tính năng và tiện ích khác. Tuy nhiên, do điều kiện nước ta còn nghèo, điều kiện ở một số công ty may còn hạn chế cho nên việc đầu tư trang thiết bị, mãy móc kỹ thuật còn hạn chế. Qua thực tế thực tập tại công ty may TNHH Minh Trí, em thấy công ty đã đầu tư trang thiết bị cũng khá hiện đại. Trên đây, em chỉ trinh bày một phần nhỏ trong tổng thể các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật của công ty, để coa một cái nhìn sâu sắc hơn về máy vắt sổ tiến hành đối với vải dệt kim.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBAO CAO THUC TAP TOT NGHIEP (khoa cong nghe det may DHBK).docx
Luận văn liên quan