Sơ đồ tính khung phẳng với các phần từ BEAM là dầm và các phần tử SHELL là sàn.
Tải trọng của tường xây được đưa vào là tải phân bố trên tiết diện dầm.
Tải trọng gió được đưa vào là tải phân bố trên các cột biên và các mái nghiêng.
Tải trọng bản thân của các phần tử BEAM và SHELL được chương trình tự động tính toán với trọng lượng riêng của BTCT là 2.5T/m3 và trọng lượng riêng của thép là 7.85T/m3.
Các tải trọng nhập vào chương trình là các tải trọng tiêu chuẩn chưa bao gồm hệ số tin cậy.
Điều kiện biên: Chân cột thép là liên kết khớp nối móng.
44 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4869 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập cán bộ kĩ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian học tập tại trường với những kiến thức chuyên ngành đã tích lũy được trong quá trình học tập, thực tập cán bộ kĩ thuật là giai đoạn quan trọng kiểm chứng những gì sinh viên đã tích lũy được trong quá trình học tập của mình. Đây là một bước trung gian đưa sinh viên đến với quá trình lao động và làm việc thực tế. Thực tập cán bộ kĩ thuật là môn học ngoài thực tế sản xuất giúp sinh viên phát huy tính độc lập, sáng tạo, khả năng vận dụng các lí thuyết đã học vào sản xuất thực tế đồng thời cũng rèn luyện nề nếp, tác phong kỉ luật lao động đạo đức người sinh viên để từng bước trở thành người cán bộ kĩ thuật sau này.
Với khoảng thời gian thực tế không nhiều nhưng lại là khoảng thời gian rất cần thiết và quan trọng đối với sinh viên trước khi làm đồ án tốt nghiệp. Trước hết đây là khoảng thời gian tạo điều kiện cho sinh viên gần gũi với quá trình thiết kế và thi công ngoài thực tế, giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quan hơn. Từ đó cũng giúp cho sinh viên định hướng được công việc sau khi ra trường. Bước đầu giúp cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế rèn luyện tác phong, kỉ luật lao động, đạo đức người sinh viên, tính nghiêm túc khi làm việc.
Được sự giúp đỡ của nhà trường cùng sự đồng ý của phòng Tư vấn Xây dựng Kiến trúc, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng THIKECO, em đã được phân công về thực tập tại Trung tâm Tư vấn Xây dựng và Kiến trúc, được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị trong phòng em đã làm quen, học tập được rất nhiều kiến thức bổ ích cả về lí thuyết cũng như thực tế sản xuất.
Em xin chân thành cảm ơn hai thầy giáo hướng dẫn trực tiếp thầy Phạm Văn Hội và thầy Hoàng Tuấn Nghĩa thuộc Bộ môn Thép-Gỗ, Trường Đại học Xây dựng, cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị trong Trung tâm Tư vấn Xây dựng Kiến trúc , Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng THIKECO, đặc biệt là hai anh Phạm Đại Lượng và Đỗ Xuân Huy đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Hà Nội ngày 26 tháng 08 năm 2013
NHẬT KÍ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: Phạm Văn Quang
MSSV : 748654
Lớp 54XD6 – Khoa xây dựng dân dụng và công nhiệp
Trường: Đại học Xây dựng
Nơi thực tập: Trung tâm Tư vấn Xây dựng và Kiến trúc
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng Thikeco
Thời gian thực tập: 20/08/2013 đến 16/09/2013.
Mục đích, yêu cầu:
Trang bị cho sinh viên các nội dung cơ bản ban đầu về nhiệm vụ của Cán bộ kỹ thuật trong thiết kế xây dựng (kỹ sư thiết kế kết cấu);
* Cụ thể như sau:
Thông qua hướng dẫn, tìm hiểu tài liệu và giới thiệu: Trang bị cho sinh viên có sự hiểu biết về cơ cấu tổ chức và năng lực hành nghề của một đơn vị (doanh nghiệp) có chức năng hành nghề hoặc đăng ký kinh doanh về lĩnh vực tư vấn và đặc biệt là tư vấn thiết kế xây dựng;
Thông qua hướng dẫn, tham gia công việc thực tế và giới thiệu: Trang bị cho sinh viên có sự hiểu biết về dây chuyền thiết kế nói chung và dây chuyền thiết kế kết cấu nói riêng được triển khai cho một công trình nói chung trong lĩnh vực tư vấn và đặc biệt là tư vấn thiết kế xây dựng;
Thực hành một hoặc một số trong các bước thiết kế ( thông qua ví dụ cụ thể) về thiết kế kết cấu theo dây chuyền thiết kế kết cấu ở trên, gồm:
Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu, lập mặt bằng hoặc sơ đồ kết cấu cho công trình;
Xác định tải trọng, chất tải lên hệ kết cấu, xác định nội lực của hệ và xử lý nội lực phục vụ thiết kế và kiểm tra các cấu kiện;
Tiến hành thiết kế các ( một số) cấu kiện đã tính toán ở trên;
Thể hiện bản vẽ thiết kế tương ứng với bước thực hiện;
Yêu cầu về nội dung báo cáo thực tập.
Nội dung báo cáo kết quả thực tập bao gồm 03 phần sau:
Trình bày nội dung tìm hiểu về Bộ máy tổ chức, chức năng, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sinh viên thực tập;
Dây chuyền thiết kế nói chung và dây chuyền thiết kế kết cấu nói riêng;
Nội dung của bước thực hành thiết kế theo các cấu kiện hoặc nhiệm vụ được giao: Bản tính, thuyết minh và bản vẽ;
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG THIKECO
TRUNG TÂM TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG THIKECO
Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng Thikeco-Bộ Công thương (tên giao dịch quốc tế là Thikeco investment consltancy for development and construction j.s.company-ministry of industry and trade).
Tên giao dịch: Thikeco
Trụ sở chính: 411 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84) (4) 3846-4681
3846-4504, 3846-4492
Fax : (84) (4) 3831-5375
(84) (4) 3846-4492
Email : thikeco@hn.vnn.vn
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 381/5B đường Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: (84) (8) 3844-8100
Fax : (84) (8) 3842-2800
Email : thikeco-sg@hcm.vnn.vn
Tiền thân là Viện Thiết kế Tổng hợp, bộ Công nghiệp, thành lập năm 1956 với chức năng chuyên môn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp và cung cấp các dịch vụ kĩ thuật liên quan. Năm 1967 Viện Thiết kế Tổng hợp tách ra thành 5 viện trong đó có Viện Thiết kế Công trình (THIKECO). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, năm 1993 chuyển thành Công ty Tư vấn Đầu tư Phát triển và Xây dựng (THIKECO), năm 2006 chuyển thành Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu Tư Phát triển và Xây Dựng Thikeco.
THIKECO là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Tư vấn Xây Dựng Việt Nam (VECAS-thành viên của hiệp hội tư vấn quốc tế FIDIC).
Đăng kí kinh doanh số 0103014376 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 27/10/2006 và thay đổi lần 4 ngày 16/10/2009.
Giấy phép hoạt động điện lực số 0674/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 20/09/2007.
Uy tín của THIKECO không những đã được các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài biết đến. THIKECO đã có quan hệ hợp tác với hơn 50 công ty và tổ chức tư vấn nước ngoài.
THIKECO có hơn 200 kĩ sư và cử nhân được đào tạo chính qui thuộc các ngành và chuyên ngành: Kiến trúc Dân dụng và Công nghiệp, Qui hoạch, Xây dựng dân dụng và công nghiêp, Công trình giao thông, Công trình thủy lợi, Chế tạo máy, Công nghệ luyện kim, Công nghệ gia công kim loại, hóa công ngiệp, Tự động hóa và điều khiển, Công nghệ thông tin , Hệ thống điện, Điện dân dụng và công nghiệp, Cấp và thải nước , Thông gió và nhiệt, Địa chất và thủy văn, Trắc đạc, Kinh tế, Tài chính kế toán, Pháp lí, Quản lí hành chính.
Chỉ đạo và giám sát hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của THIKECO là hội đồng khoa học kĩ thuật gồm các kĩ sư bậc cao, thạc sĩ tiến sĩ.
THIKECO duy trì thường xuyên việc đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình; đặc biệt chú trong tới các lĩnh vực như: Quản lí dự án, Phát triển bền vững, Bệnh học công trình, Pháp lí, Ngoại ngữ. Triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG THIKECO
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM TƯ VẤN CÔNG NGHỆ-
TIN HỌC
BAN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH
TRUNG TÂM TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ
XÂY DỰNG
TRUNG TÂM TƯ VẤN QUẢN LÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN
TRUNG TÂM TƯ VẤN QUI HOẠCH VÀ KT HẠ TẦNG
TRUNG TÂM HỢP TÁC ĐÀO TẠO
THIKECO
PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ TOÁN
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ SƠN
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY, ĐIỆN NƯỚC
CHI NHÁNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
PHÒNG KẾ HOẠCH-KĨ THUẬT
TRUNG TÂM TƯ VẤN TK CƠ ĐIÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
BAN LÃNH ĐẠO CÔNG TY HIỆN NAY:
Chủ tịch HĐQT (Tổng giám đốc) : TS.TỪ ĐỨC HÒA
Thành viên HĐQT (Phó Tổng giám đốc) : THS.LÊ THANH HÀ
Thành viên HĐQT (Phó Tổng giám đốc) : KS.HOÀNG LỰC
Thành viên HĐQT : THS.NGUYỄN TỐNG SƠN
: CN.ĐẶNG THU HÀ
Các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp:
Phòng tổ chức -hành chính
Phòng tài chính-kế toán
Phòng kế hoạch- kỹ thuật
Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh
Trung tâm tư vấn công nghệ-tin học
Ban dự án trọng điểm
Trung tâm qui hoạch và kĩ thuật hạ tầng
Trung tâm Tư vấn quản lí thực hiện dự án
Trung tâm Tư vấn kiến trúc xây dựng
Trưng tâm Tư vấn thiết kế môi trường
Trưng tâm Tư vấn thiết kế điện và điều khiển
Xí nghiệp xây dựng và lắp máy điện nước
Xí nghiệp Cơ khí và sơn
Xí nghiệp Mạ
Xí nghiệp khảo sát công trình
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu công nghiệp
Qui hoạch xây dựng vùng; quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng; quy hoạch điểm dân cư nông thôn; quy hoạch khu công nghiệp cụm công nghiệp
Lập dự án đầu tư –tư vấn thẩm định và quản lý dự án đầu tư
Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư; điều tra, thăm dò thị trường; khảo sát lựa chọn địa điểm. Lập báo cáo kinh tế-kĩ thuật, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và các báo cáo liên quan. Tư vấn thẩm định dự án đầu tư và quản lí dự án đầu tư.
Khảo sát, thiết kế công trình-tư vấn thẩm định thiết kế
Đo đạc địa hình; khảo sát, đo đạc hiện trạng công trình; khảo sát địa chất công trình; khảo sát thủy văn. Thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi. Tư vấn thẩm định thiết kế và tổng dự toán.
Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Tổng thầu xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp giao thông vận tải thủy lợi.
Tư vấn quản lí thực hiện dự án, giám sát chất lượng xây lắp công trình
Thay mặt Chủ đầu tư quản lí thực hiện dự án, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu xây lắp và thiết bị; quản lí toàn bộ hoặc toàn phần trong quá trình lắp đặt thiết bị và xây dựng công trình. Tư vấn kiểm định chất lượng thiết bị và công trình; Tư vấn giám sát chất lượng xây lắp công trình.
Chuyển giao công nghệ, kĩ thuật
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật; huấn luyện đào tạo và chuyển giao công nghệ; lập phần mềm; thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển tự động cho dây chuyển công nghệ, hệ thống thiết bị tin học.
Tư vấn quản lý môi trường
Điều tra khảo sát, nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường phục vụ dự án đầu tư phát triển. Tư vấn thiết kế xử lí nước cấp, xử lí chất thải, chuyển giao công nghệ, kĩ thuật môi trường.
Sản xuất vật liệu, chế tạo thiết bị
Sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp. Chế tạo, lắp đặt và chuyển giao công nghệ, sản xuất thiết bị điện, mạ sơn công nghiệp.
Dịch vụ thương mại
Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, sản phẩm công nghiệp. Kinh doanh, đại lí buôn bán, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị văn phòng, điện tử, thông tin.
Các công trình tiêu biểu mà THIKECO đã tham gia tư vấn, thiết kế.
CAO ỐC VĂN PHÒNG CÔNG TY CAO SU DAKLAK
TRƯỜNG DẠY NGHỀ SỐ 1
KHÁCH SẠN NHA TRANG
NHÀ KHÁCH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
ỐNG KHÓI CHOONGNAM
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO MÊ LINH
CHỨC NĂNG VÀ NHIÊM VỤ CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN KIẾN TRÚC
VÀ XÂY DỰNG
Chức năng
Là đơn vị trực thuộc Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Công ty, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công ty.
Hoạt động trong lĩnh vực điều tra khảo sát, tư vấn kiến trúc và xây dựng, lập dự toán và tổng dự toán.
Thẩm tra thiết kế, dự toán và tổng dự toán.
Tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp với lãnh đạo Công ty để giải quyết công việc liên quan đến phạm vi công việc của Công ty.
Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo kế hoạch và chất lượng.
Tư vấn thiết kế kiến trúc, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Lập dự toán và tổng dự toán. Thực hiện các công tác giám sát tác giả. Tham gia thực hiện các công tác khác liên quan đên dịch vụ tư vấn của Công ty.
Quản lí kĩ thuật các đề án thiết kế kiến trúc và xây dựng.
Huấn luyện kĩ thuật, nghiệp vụ, đề xuất đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động trong nội bộ Trung tâm.
Quản lí lao động, trang thiết bị, cơ sở vật chất Công ty giao. Tham gia công tác xây dựng cơ bản đối với cơ sở vật chất của Công ty trong phạm vi chuyên ngành Trung tâm.
Qui trình thiết kế kết cấu
QUI TRÌNH LẬP HỒ SƠ TƯ VẤN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ, QUI HOẠCH KHẢO SÁT, THIẾT KẾ
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Qui trình này xác định nguyên tắc hình thức, nội dung, trình tự lập hồ sơ tư vấn dự án đầu tư, khảo sát qui hoạch, thiết kế…mà công ty THIKECO là tác giả hoặc đồng tác giả của dự án.
Qui trình này sử dụng các định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan để hoạt đông xây dựng nêu trong điều 3 của Luật Xây dựng. Ngoài ra để rút gọn, trong qui trình này sử dụng một số thuật ngữ gọi chung như sau:
Hoạt động tư vấn để gọi chung cho các công tác lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kĩ thuật, khảo sát, qui hoạch, thiết kế và quản lí thực hiện dự án;
Sản phẩm tư vấn gọi chung cho các sản phẩm của hoạt động tư vấn, như: báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kĩ thuật, báo cáo kết quả khảo sát, các hồ sơ và báo cáo của công tác tư vấn quản lí thực tiễn dự án, đồ án qui hoạch xây dựng, thuyết minh kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật,dự toán và tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, báo cáo kết quả thẩm tra kĩ thuật, biên bản chấm thầu, v.v.;
Đơn vị( đơn vị tư vấn) để gọi chung cho các trung tâm, xí nghiệp, tổ nhóm (ví dụ: tổ tư vấn đấu thầu , nhóm công tác giám sát) thực hiện hoạt động tư vấn;
Người chủ trì để gọi chung cho chủ trì thiết kế (còn gọi là thiết kế chính), chủ trì khảo sát, chủ trì lập báo cáo, chủ trì tính toán, chủ trì thẩm tra;
Khách hàng để gọi chung cho các đối tác bên ngoài thuê công ty thực hiện hoạt động tư vấn, hoặc được công ty thuê thực hiện hoạt động tư vấn;
Hợp đồng kinh tế để gọi chung cho các hợp đồng kinh tế về hoạt động tư vấn được công ty kí kết với khách hàng;
Hợp đồng nội bộ gọi chung các hợp đồng về hoạt động tư vấn được công ty kí với các đơn vị tư vấn trong công ty;
Thuật ngữ kĩ thuật bao hàm cả các vấn đề liên quan đến phân tích kinh tế tiên lượng, khái toán, dự toán;
Công ty quản lí hoạt động tư vấn theo nguyên tắc tập trung có phân cấp hoặc ủy nhiệm, tùy thuộc qui mô tính chất và điều kiện thực hiện cụ thể của từng công trình.
Phòng Kế hoạch- Kĩ thuật (KH-KT) chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan thực hiện công tác tư vấn theo qui trình này, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong vấn đề thực hiện chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo hàng tuần cho tổng giám đốc về tình hình thực hiện từng công trình theo hợp đồng với khách hàng.
Phòng Tổ chức-Hành chính (TC-HC) có trách nhiệm phối hợp với phòng KH-KT và phụ trách các đơn vị tư vấn để đề xuất với lãnh đạo công ty điều động, sắp xếp, bố trí, quản lí nhân lực, thiết bị phục vụ việc lập và bảo mật với hồ sơ thiết kế.
Phó Tổng giám đốc và Trưởng phòng KH-KT chịu trách nhiệm chỉ đạo về mặt kĩ thuật và chất lượng hồ sơ thiết kế.
Việc ủy nhiệm người kí thay cho các chức danh như Tổng giám đốc, Trưởng phòng KH-KT, Kĩ sư trưởng, CNDA trong HSTK do Tổng giám đốc qui định riêng. Việc kí thay các chức danh khác trong HSTK.
Phòng KH-KT và Phòng TC-HC chịu trách nhiệm báo cáo Tổng giám đốc ra quyết định cử chủ nhiệm dự án (CNDA), phó CNDA. Tùy theo từng chuyên ngành, điều kiện cụ thể và theo đề nghị của trưởng phòng KH-KT, Tổng giám đốc chỉ định chuyên viên kiểm tra chuyên ngành cho HSTK.
Phòng KH-KT, chịu trách nhiệm cập nhật các văn bản pháp qui, các văn bản mới của Nhà nước và Công ty về công tác tư vấn, cũng như tài liệu kĩ thuật để phổ biến cho các đơn vị bộ phân trong công ty áp dụng.
Một số từ viết tắt và sử dụng trong qui trình
SPTV: Sản phẩm tư vấn
HSTK: Hồ sơ thiết kế
CNDA: Chủ nhiệm dự án
BĐH: Ban điều hành
TLCS: Tài liệu cơ sở
PAKT: Phương án kĩ thuật
KHSX: Kế hoạch sản xuất
PATC: Phương án thi công
YCKT: Yêu cầu kĩ thuật
BCGS: Báo cáo giám sát
NỘI DUNG QUY TRÌNH
LƯU ĐỒ QUY TRÌNH LẬP HSTV
Lập phiếu giao việc
Căn cứ nội dung thông tin liên quan đến công tác tư vấn (theo chỉ đạo của Ban điều hành công ty, hoặc kết luận của các cuộc họp, hoặc theo hợp đồng kinh tế.v.v) CNDA lập Phiếu giao việc theo biểu mẫu BM:08.01 trình phụ trách KH-KT xem xét và kí duyệt, chuyển phiếu này cho các đơn vị liên quan để tiển khai công tác tư vấn.
Cùng một công trình hoặc một hạng mục có thể có nhiều Phiếu giao việc thứ tự của các Phiếu được đánh theo qui luật [PGV]/[số hiệu công trình]/[số hiệu hạng mục-nếu cho riêng từng hạng mục]/[số thứ tự của phiếu]. Ví dụ PGV/801/No.05/07.
Phiếu giao việc phải nêu rõ các nội dung, hình thức, thời hạn thực hiện công việc, kèm theo các tài liệu cơ sở liên quan. Trường hợp cần thiết phải kèm theo phiếu yêu cầu kĩ thuật BM:08.02.
Khi chuyển sản phẩm tư vấn cho các khâu soát phải đi kèm Phiếu giao việc, tài liệu cơ sở và phiếu yêu cầu kĩ thuật (nếu có).
Phiếu giao việc và các tài liệu cơ sở phải lưu và thư viện cùng với bản gốc của HSTK. Trường hợp tài liệu cơ sở (TLCS) đã có trong thư viện thì Phiếu giao việc phải ghi số lưu trữ của tài liệu đó.
Lập phiếu yêu cầu kĩ thuật
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình hoặc hạng mục, theo yêu cầu của phòng KH-KT, các đơn vị hoặc chuyên viên kiểm tra chuyên ngành (chuyên viên cấp công ty) đề xuất nội dung thuộc chuyên ngành mình phụ trách để CNDA tổng hợp lập Phiếu yêu cầu kĩ thuật theo BM:08.02, làm cơ sở cho người thiết kế nghiên cứu giải pháp kĩ thuật phù hợp.
Kèm theo Phiếu yêu cầ kĩ thuật có thể có các biểu thống kê hoặc bản vẽ thống kê, ví dụ: bản vẽ bố trí thiết bị, định vị mương mắc cáp, khu vực yêu cầu chịu nhiệt, chịu axit, chống rung động…hoặc danh mục công suất tiêu thụ điện, yêu cầu chừa lỗ, yêu cầu để thép chờ, yêu cầu lấp giá đặc biệt cho dự toán v.v..
Cùng một công trình hoặc cùng một hạng mục có thể có nhiều Phiếu yêu cầu kĩ thuật, số thứ tự các phiếu được đánh theo quy luật [YCKT]/[số hiệu công trình]/[số hiệu hạng mục-nếu cho riêng từng hạng mục]/[số thứ tự của phiếu]. Ví dụ YCKT/801/No.05/07.
Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, phương án tài chính.
Hàng tuần các đơn vị phải lập kế hoạch sản xuất của đơn vị mình trong tuần tới theo BM:07.09 nộp về phòng KH-KT để tổng hợp và xây dựng kế hoạc sản xuất của Công ty của tuần đó theo BM:07.09A báo cáo BĐH.
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng công trình hoặc hạng mục phòng KH-KT nêu rõ trong Phiếu giao việc hình thức lập Kế hoạch tài chính (KHTC).
Phương án tài chính BM:07.10 được lập cho từng hợp đồng tư vấn do đơn vị chủ trì (hoặc CNDA) lập và được phòng KH-KT xem xet trước khi trình công ty kí duyệt làm cơ sở cho việc phân chia sản lượng cho các đơn vị tham gia thực hiện dự án này.
Nội dung KHSX, KHTC, PATC nêu trong phần 5 của qui trình này.
Phòng KH-KT là đầu mối xem xét kế hoạch sản xuất, tài chính, phương án tài chính liên quan đến việc lập hồ sơ thiết kế, trường hợp thấy chưa phù hợp mục tiêu sản xuất và kĩ thuật của công ty thì chủ động tổ chức thảo luận với các đơn vị liên quan để giải quyết. Sau khi KHSX, PATC đã lập đạt yêu cầu. Phòng KH-KT trình Tổng giám đốc phê duyệt.
CNDA lưu các tài liệu nói ở mục này trong suốt quá trình lập HSTK; sau đó phải lưu vào thư viện cùng với phiếu giao việc và bản gốc HSTK.
Tất cả các tài liệu pháp lí cơ sở ban đầu do phía Chủ đầu tư cung cấp cho ta, các công văn thư từ, biên bản họp sửa đổi thiết kế… CNDA có trách nhiệm sao lưu đóng dấu thư viện ngay từ khi các tài liệu này xuất hiện lần đầu tại công ty. Khi kết thúc dự án các tài liệu này sẽ được lưu trữ cùng với toàn bộ HSTK của dự án tại thư viện.
Biên chế hồ sơ
Việc viết thuyết minh chung và biên chế các tập HSTK do CNDA thực hiện (trường hợp thuyết minh chung cho công trình có qui mô lớn, phức tạp…CNDA báo cáo phụ trách phòng KH-KT giải quyết). Việc biên chế bản vẽ, thuyết minh, bản tính trong một tập đề án chuyên ngành thuộc đơn vị nào thì đơn vị đó thực hiện.
HSTK phải được biên chế theo hạng mục công trình ( Tổng mặt bằng được xem là một hạng mục có số hiệu là 00 hoặc No.00); trong mỗi hạng mục biên chế thành các phần theo ngành chính như: phần Xây dựng, phần Điện, phần Cấp thoát nước, phần Thông gió… trong các trường hợp đặc biệt CNDA chủ động đề xuất biên chế với phụ trách phòng KH-KT để có quyết định thích hợp.
Căn cứ TLCS và Hợp đồng kinh tế, CNDA phải đăng kí với người phụ trách thống kê của phòng KH-KT về tên và số hiệu công trình (mỗi hạng mục chỉ dùng một số liệu). Người phụ trách thống kê của phòng KH-KT có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi thông báo cho trung tâm TV Công nghệ-tin học đăng nhập DATABANK của THIKECO theo số liệu này. Các đơn vị thống nhất sử dụng tên và số hiệu theo đăng kí trong DATABANK. Nếu cần sửa đổi, điều chỉnh phải thống nhất phải thông qua CNDA và phụ trách Phòng KH-KT.
Mã hiệu ngành, qui cách đánh số bản vẽ thực hiện hệ thống DATABANK của THIKECO. Những trường hợp cần điều chỉnh phải trao đổi với phụ trách Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Tin học.
Các tờ bìa, tờ kí của tập đề án (thuyết minh, bản tính, báo cáo ) một hoặc nhiều chuyên ngành thuộc nhiều đơn vị do đơn vị có các chuyên ngành đó lập.
Các tờ bìa, tờ kí của tập đề án (thuyết minh, bản tính, báo cáo) nhiều chuyên ngành thuộc nhiều đơn vị thì phòng KH-KT chỉ định một số đơn vị lập.
Triển khai thực hiện
CNDA có trách nhiệm điều phối các hoạt động tư vấn của các đơn vị liên quan đế HSTK, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng kĩ thuật, quy cách sản phẩm. Sử dụng Phiếu điều độ thiết kế BM:08.11 để giám sát tiến độ với các đơn vị tư vấn.
Việc trao đổi về chuyên môn, kỹ thuật giữa các đơn vị do phụ trách các đơn vị chủ động tổ chức thực hiện. Trường hợp cần thiết CNDA chủ động tổ chức và chủ trì hội ý kỹ thuật với các đơn vị liên quan.
Đối với các công việc có tính định hướng như bố trí mặt bằng, phương án kiến trúc, bố trí dây chuyền công nghệ, loại hình qui mô kết cấu, chọn thiết bị , vật liệu, các đơn vị phải chủ động tham khảo ý kiến các Chuyên viên kiểm tra Chuyên ngành (chuyên viên cấp Công ty) trong quá trình lập HSTK.
Trường hợp nảy sinh vấn đề kĩ thuật phức tạp trong quá trình lập HSTK theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, của Hội đồng Khoa học Kĩ thuật, phòng KH-KT tổ chức các cuộc họp kĩ thuật để tìm giải pháp khắc phục. Các biên bản họp kĩ thuật do phòng KH-KT lưu trữ theo BM:07.01.
CNDA là đầu mối giải quyết việc trao đổi về chuyên môn, kĩ thuật, giữa THIKECO với các cơ quan bên ngoài; khi có những vấn đề cần trao đổi với các cơ quan bên ngoài các đơn vị chủ động lập các câu hỏi, nêu các đề xuất các giải pháp kĩ thuật, soạn thảo công văn, chuẩn bị tài liệu, giải trình kĩ thuật gửi cho CNDA tổng hợp giải quyết. CNDA phải thông báo kịp thời và đầy đủ cho các bên liên quan về các kết quả trao dổi thông tin cũng như các tài liệu liên quan
Lập phiếu kiểm tra cấp Công ty
CNDA có trách nhiêm tập hợp sản phẩm tư vấn và các tài liệu liên quan, đồng thời kiểm tra việc lưu trữ vào kho dữ liệu DATABANK của THIKECO; sau đó chuyển cho các chuyên viên kiểm tra chuyên ngành (chuyên viên cấp Công ty) soát xét.
Chuyên viên kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm soát xét HSTK theo chuyên ngành, rồi lập phiếu kiểm tra thiết kế cấp Công ty (theo chuyên ngành) gửi lại CNDA theo BM:08.03.
Cùng một công trình hoặc một hạng mục có thể có nhiều phiếu kiểm tra chuyên ngành cấp Công ty, số thứ tự các phiếu được đánh theo quy luật [KT-Mã ngành]/[số hiệu công trình]/[số hiệu hạng mục-nếu cho riêng từng hạng mục]/[số thứ tự của phiếu]. Ví dụ KT-XD/801/No.05/07.
Sau khi có phiếu kiểm tra chuyên ngành cấp Công ty, CNDA chuyển cho các đơn vị sửa đổi bổ sung HSTK và có ý kiến trả lời lên các phiếu kiểm tra.
CNDA tập hợp sản phẩm tư vấn và các tài liệu liên quan đã được sửa đổi, bổ sung theo các phiếu kiểm tra chuyên ngành cấp Công ty gửi lại cho chuyên viên kiểm tra chuyên ngành xác nhận, sau đó chuyển cho trưởng phòng KH-KT xem xét (kể cả các phiếu kiểm tra, các công văn và trả lời công văn).
In sản phẩm
Sau khi tất cả các khâu soát sửa HSTK đã được hoàn tất (những người kiểm tra đã kí 2 lần vào các phiếu kiểm tra), được các đơn vị thiết kế lập phiếu đặt in (đối với các tài liệu in đen, trắng khổ A3,A4 các đơn vị tự in) và lấy chữ kí của CNDA, sau đó chuyển cho trung tâm Tư vấn Công nghệ và Tin học để in.
Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Tin học chi in bản vẽ từ kho lưu trữ DATABANK trường hợp ngoại lệ phải có chấp nhận của trưởng phòng KH-KT hoặc cấp cao hơn. Kết quả in nhận tại trung tâm Tư vân Công nghệ và Tin học.
Việc yêu cầu chuyển dữ liệu, coppy dữ liệu ra đĩa mềm cũng thực hiện tương tự như đặt in, xem them mục 10 về thủ tục giao nhận thông tin.
Trung tâm Tư vân Công nghệ và Tin học vào sổ và lưu tất cả các phiếu đặt in hoặc truyền dữ liệu.
Ký chính thức lên hồ sơ
Các đơn vị nhận bản in và kí tên lên các bản vẽ, tài liệu rồi chuyển cho CNDA toàn bộ sản phẩm thiết kế cùng TLCS, các loại phiếu liên quan các bản vẽ và tài liệu đưa soát cho CNDA kí tên lên các bản vẽ sau đó trình để Kĩ sư trưởng kí.
Khi đã có chữ kí của Kĩ sư trưởng CNDA trình toàn bộ HSTK để Tổng giám đốc Công ty kí. Trường hợp phải chỉnh sửa HSTK theo yêu cầu của Tổng giám đốc thì Phòng KH-KT có trách nhiệm chuyển cho các đơn vị chỉnh sửa và trình kí lại.
Lưu trữ hồ sơ
Đồng thời với viếc sao chụp (photocopy) HSTK, CNDA phải lập phiếu lưu trữ HSTK gửi bản gốc (không đóng dấu) và thư viện cùng phiếu giao việc, phiếu yêu cầu kĩ thuật và các TLCS.
Cán bộ thư viện có trách nhiệm vào sổ nhập đóng dấu thư viện và gán số mã lưu trữ của thư viện cho các bản gốc (kèm các phiếu và TLCS); đồng thời kí và phiếu lưu trữ HSTK theo BM:08.13. Riên với bản gốc dự toán, Tổng dự toán thì phải ghi giá trị tiền vào phiếu lưu trữ HSTK.
Khi đóng dấu tài liệu kĩ thuật phải có phiếu lưu trữ HSTK và chữ kí của CNDA và của người phụ trách thư viện vào ô tương ứng.
Văn thư Công ty phải kí xác nhận vào phiếu, sau đó CNDA trả lại phiếu cho thư viện.
Văn thư Công ty không đóng dấu cho các HSTK không có chữ kí của Tông giám đốc hoặc của người được ủy quyền kí thay Tổng giám đốc.
Đối với các tài liệu liên quan đến kinh tế thì chữ kí của Tổng giám đốc hoặc ngườ được ủy quyền phải là chữ kí trực tiếp (chữ kí “tươi”). Văn thư công ty không đóng dấu cho các tài liệu liên quan đến kinh tế nếu thấy giá trị tiền ghi trên tài liệu khác với giá trị tiền ghi trong phiếu lưu trữ HSTK.
Trường hợp sau đó phải sao chụp thêm HSTK thì CNDA mượn bản gốc và phiếu lưu trữ để sao chụp và đóng dấu bản sao chụp; các thủ tục tiến hành như đã nêu trên.
Các bản sao chụp từ lần thứ hai trở đi sẽ có dấu thư viện trên các tài liệu, do đó người phụ trách thư viện phải chọn vị trí đóng dấu thích hợp với từng loại tài liệu, sao cho không ảnh hưởng nội dung tài liệu và không làm xấu tài liệu.
CNDA phải lưu vào thư viện Bộ HSTK đã có dấu thẩm định. Thủ tục và phiếu lưu hồ sơ này thực hiện như việc đối với việc lưu bản gốc HSTK. Việc sao chụp (photocopy) bộ HSTK đã có dấu thẩm định cũng thực hiện tương tự như trường hợp sao chụp thêm.
Số lượng bản HSTK lưu tại thư viện gồm: bộ bản gốc (không đóng dấu THIKECO) và một bộ bản sao nư đã gửi cho khách hàng (có đóng dấu THKECO).
Giao sản phẩm
CNDA có trách nhiệm lập phiếu giao tài liệu BM:01.05, kèm theo toàn bộ tài liệu đã hoàn chỉnh căn cứ theo Hợp đồng và chủ trương của Tổng giám đốc, chủ động xác định thời điểm và phương thức giao cho khách hàng và lấy xác nhận của người nhận.
Số lượng tài liệu gửi cho khách hàng thực hiện như sau (trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác, hoặc tùy số lượng thành viên hội đồng thẩm định các cấp).
Báo cáo khảo sát địa chất, địa hình, thủy văn, hiện trạng :05 bộ
Hồ sơ trình duyệt đồ án qui hoạch : 20 bộ
Hồ sơ thẩm định đồ án qui hoạch: không ít hơn : 03 bộ
Hồ sơ đồ án qui hoạch sau thẩm định: không ít hơn : 07 bộ
Báo cáo kinh tế-kĩ thuật, dự án (TKCS): không ít hơn : 09 bộ
Thiết kế kĩ thuật : 07 bộ
Bản vẽ thi công : 08 bộ
HSTK chỉ được giao cho bên kí hợp đồng với THIKECO hoặc đại diện của bên ký hợp đồng. THIKECO không trực tiếp giao thiết cho bên thi công công trình, trừ trường hợp họ là bên ký hợp đồng vớ THIKECO về thiết kế công trình này.
Phiếu giao tài liệu là một bộ phận của Hồ sơ nghiệm thu sản phẩm thiết kế và thanh lí hợp đồng.
Trường hợp theo Hợp đồng phải giao cho khách hàng sản phẩm chứa trong đĩa mềm, băng từ hoặc gửi qua Email thì CNDA phải báo cáo phòng KH-KT để phối hợp với Trung tâm tư vấn Công nghệ và Tin học giải quyết. CNDA phải lập phiếu giao tài liệu có xác nhận của khách hàng về việc đã nhận đủ thông tin, sau đó kèm theo Phiếu lưu trữ HSTK ghi rõ địa chỉ thông tin đã lưu trong DATABANK, lấy chữ kí xác nhận của phụ trách Trung tâm tư công nghệ và Tin học gửi các phiếu này vào thư viện. Các tài liệu giao cho khách hàng dưới dạng tệp tin (file) chỉ ở dạng để đọc (read-only); trừ trường hợp lãnh đạo Công ty có chỉ thị khác.
Nghiệm thu sản phẩm tư vấn
Đối với khách hàng, phòng KH-KT mà cụ thể là CNDA chịu trách nhiệm lập hồ sơ nghiệm thu sản phẩm tư vấn (BM:08.5B) căn cứ theo các qui định hiện hàn của Nhà nước, của Công ty và theo các điều khoản của Hợp đồng kinh tế đã kí kết.
Đối với các đơn vị trong Công ty, CNDA lập hồ sơ nghiêm thu tư vấn theo nội dung Hợp đồng nội bộ đã kí kết trong phần giao việc và các yêu cầ kĩ thuật, các thông báo kĩ thuật khác và Phương án tài chính đã được duyệt, sau đó làm thủ tục thanh toán cho các đơn vị. Xác nhận của phụ trách Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Tin học về việc lưu trữ DATABANK là một trong căn cứ để nghiệm thu sản phẩm tư vấn. Biên bản nghiệm thu nội bộ đối với sản phẩm tư vấn áp dụng theo biểu mẫu BM:08.05A; BM:07.03
Đối với các công việc đang thực hiện chưa kết thúc trọn vẹn vào thời điểm tổng kết hàng tháng, thì các đơn vị có trách nhiệm lập bản thống kê theo từng hợp đồng nội bộ về khối lượng sản phẩm và lấy xác nhận của các CNDA để thực hiện tiếp các thủ tục ghi sản lượng và tạm ứng hàng tháng cho đơn vị mình.
Các sửa đổi hồ sơ
Việc sửa đổi HSTK thực hiện tương tự các bước nêu trên. CNDA có trách nhiễm xác định ngày thống nhất cho các lần sửa đổi và lập danh mục theo dõi các bản vẽ, tài liệu được sửa đổi.
Các loại phiếu cũng như số lưu trữ thư viện được lập như đối với một HSTK hoàn chỉnh.
Nguyên tắc thực hiện sửa đổi và việc phân công người kí cho các trường hợp sửa đổi xem thêm.
Trường hợp phát hiện hồ sơ đã xuất bản có sai sót thì trung tâm chủ động trao dổi với CNDA và lãnh đạo phòng KH-KT để tìm giải pháp xử lí thích hợp.
TÌM HIỂU THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT
KẾ CƠ SỞ CÔNG TRÌNH “NHÀ SẢN XUẤT
THẺ THÔNG MINH VIETTEL”
HẠNG MỤC: NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT SỐ 2 (NO.02)
THUYẾT MINH KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
Tài liệu cơ sở và các tiêu chuẩn thiết kế.
Tài liệu cơ sở
Hồ sơ khỏa sát địa chất do Trung tâm nghiên cứu Địa kĩ thuật-Trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội lập tháng 5 năm 2012.
Thiết kế cơ sở do công ty cổ phần tư vấn Đầu tư Đại Nam lập năm 2011.
Bộ bản vẽ phương án kiến trúc và Tổng mặt bằng do Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư phát triển và xây dựng THIKECO lập tháng 11 năm 2012 và được Chủ đầu tư tháng 11/2012.
Bản vẽ mặt bằng hiện trạng Nhà máy sản xuất thẻ thông minh-Viettel do Công ty lập cổ phần và tư vân MND lập.
Các tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 356:2005 Kết cấu BTCT-Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 338:2005 Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế
TCXD 45-78 Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình
TCVN 5573:1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế
BS 5950 1:2000 Structural use of steelwork in building
BS 8110 1:1997 Structural use of concrete.
Các qui chuẩn và tiêu chuẩn khác của Quốc gia và chuyên ngành Xây dựng
Qui mô hạng mục công trình
Nhà xưởng sản xuất số 2 có các kích thước sau:
Chiều dài : 88m (gồm 11 bước cột, mỗi bước cột 8m).
Chiều rộng : 30m
Chiều cao : 5m (tính từ cao độ ±0.000 đến nách khung thép).
Các đặc điểm về hạng mục:
Mái lợp tôn, hai mái dốc, độ dốc i=0.1.
Tường bao che xâu gạch đặc M75, dày 220mm.
Các giải pháp kĩ thuật
Nền móng
Căn cứ tải trọng và điều kiện địa chất công trình, đơn vị thiết kế chọn giải pháp móng như sau:
Móng cột là móng đơn BTCT.
Chiều sâu chôn móng -2.5m tính từ cốt nền nhà xưởng.
Bê tông móng cấp độ bền B20, cốt thép CI (6≤ϕ<10), CII (ϕ≥10).
Bê tông lót cấp độ bền B7.5, dày 100mm.
Khung nhà
Kết cấu khung nhà là khung thép tổ hợp, thép kết cấu có giới hạn chảy của thép fy không nhỏ hơn 3450Kg/cm2
Bulong liên kết khung cấp độ bền 8.8.
Bulong neo chế tạo từ thép có giới hạn bền không nhỏ hơn 4000Kg/cm2.
Nền nhà
Các lớp cấu tạo điển hình của nền nhà từ trên xuống dưới như sau:
Lớp phủ bề mặt;
Bản BT cấp độ bền B15, dày 150mm, xoa nhẵn mặt;
Tấm trải polyethylene chống ẩm dày 0.2mm;
Lớp cát đệm hạt trung tạo phẳng dày 30mm;
Lớp cấp phối đá dăm loại 1, dày 250mm;
Đất san nền được đầm chặt từng lớp K=0.95.
Đất tự nhiên đầm chặt K=0.9.
Tường
Tường bao che xây gạch đặc M75 dày 220mm; tường ngăn xây gạch rỗng dày 220mm.
Giằng
Giăng đứng được bố trí dọc theo nhà kết hợp với cột và thanh chống dọc nhà tạo thành kết cấu đứng, truyền tải trọng gió tác dụng lên khung hồi xuống móng.
GIẰNG CỘT TRỤC A-B
Giằng mái làm việc với kèo mái, thanh chống dọc và xà gồ mái tạo nên một hệ giàn mái phẳng để truyền tải trọng gió đến hệ kết cấu đứng.
MẶT BẰNG BỐ TRÍ GIẰNG MÁI
Mái nhà
Mái lợp tôn, hai mái dốc, độ dốc i=0.1, cấu tạo các lớp từ trên xuống như sau:
Tôn sóng dày 0.47mm;
Lớp cách nhiệt;
Xà gồ thép;
Kèo thép;
Trần sợi khoáng
Thoát nước mái
Nước mái qua máng nước và các ống xối chảy qua hệ thống thoát nước bên ngoài.
Lớp bảo vệ cốt thép
Chiều dày lớp bảo vệ cho các cấu kiện móng, dầm móng 50mm.
Chiều dày lớp bảo vệ cho các cấu kiện dầm, cột 25mm.
Chiều dày lớp bảo vệ cho các cấu kiện lanhto, giằng tường, mái hắt là 15mm
Yêu cầu về hoàn thiện
Tường gạch
Tường xây gạch M75 trát trong và ngoài bằng vữa ximang M50, dày 15mm. sơn một lớp lót màu trắng, hai lớp sơn màu theo chỉ định trong bản vẽ thiết kế.
Kết cấu thép
Các kết cấu thép được sơn 1 lớp sơn chống gỉ, 2 lớp sơn trang trí.
Dữ liệu cơ sở
Cơ sở xác định tải trọng
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế.
Tĩnh tải
Tĩnh tải mái tôn
Các lớp mái
Tải t.chuẩn (dan/m2)
Hệ số vượt tải
Tải t.toán (dan/m2)
Tôn lớp cách nhiệt
5
1.3
6.5
Xà gồ thép
5
1.1
5.5
Giằng mái
5
1.1
5.5
Trần sợi khoáng+thiết bị treo
20
1.1
22
Tổng tải trọng
35
39.5
Tĩnh tải tường gạch đặc
Các lớp tường
Chiều dày (mm)
Trọng l.riêng (daN/m3)
Tải t.chuẩn (daN/m2)
Hệ số vượt tải
Tải t.toán (daN/m2)
*Tường gạch xây 220
Lớp gạch xây
220
1800
396
1.1
435.6
Vữa trát hai bên
30
2000
60
1.3
78
Tổng tải trọng
456
513.6
SƠ ĐỒ CHẤT TĨNH TẢI
Hoạt tải
Ho¹t t¶i m¸i
T¶i t.chuÈn
HÖ sè
T¶i t.to¸n
(daN/m2)
vît t¶i
(daN/m2)
- M¸i t«n
30
1.3
39
SƠ ĐỒ CHẤT HOẠT TẢI TRÁI
SƠ ĐỒ CHẤT HOẠT TẢI MÁI PHẢI
Tải trọng gió
Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió Wtc ở độ cao Z so với mốc chuẩn xác định theo công thức:
Wtc = Wo * k * c
Trong đó:
Giá trị áp lực gió theo bản đồ phân vùng, Wo= 95 kG/m2 (công trình được xây dựng tại Thạch Thất – Hà Nội, thuộc Vùng gió II-B).
k: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao và địa hình.
c: hệ số khí động.
Giá trị tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió Wtt ở độ cao Z so với mốc chuẩn xác định theo công thức:
Wtt = Wo * k * c * g
Hệ số độ tin cậy của tải trọng gió: g = 1.2.
Giá trị tải trọng gió tác dụng lên khung nhà, với diện truyền tải B (m) được xác định trong các bảng sau:
Trường hợp gió đẩy
SƠ ĐỒ CHẤT TẢI GIÓ ĐẨY
Trường hợp gió hút
SƠ ĐỒ CHẤT TẢI GIÓ HÚT
Phần tính khung
Dùng chương trình Staad pro version 2006 để tính thiết kế kết cấu khing phẳng và lấy phản lực dưới chân cột làm cơ sở xác định thiết kế kết cấu móng.
Các giả thiết và ghi chú
Sơ đồ tính khung phẳng với các phần từ BEAM là dầm và các phần tử SHELL là sàn.
Tải trọng của tường xây được đưa vào là tải phân bố trên tiết diện dầm.
Tải trọng gió được đưa vào là tải phân bố trên các cột biên và các mái nghiêng.
Tải trọng bản thân của các phần tử BEAM và SHELL được chương trình tự động tính toán với trọng lượng riêng của BTCT là 2.5T/m3 và trọng lượng riêng của thép là 7.85T/m3.
Các tải trọng nhập vào chương trình là các tải trọng tiêu chuẩn chưa bao gồm hệ số tin cậy.
Điều kiện biên: Chân cột thép là liên kết khớp nối móng.
Kết quả, xuất biểu đồ nội lực
Có rất nhiều các trường hợp tổ hợp tải trọng. Ta chỉ xuất ra một trường hợp tải điển hình là: Tĩnh tải (TT), Hoạt tải mái trái (HTM-T), Gió trái (GT)
BIỂU ĐỒ MOMEN
BIỂU ĐỒ LỰC CẮT
BIỂU ĐỒ LỰC DỌC
Kết quả, giá trị nội lực dưới dạng bảng tính
DẦM
TH TỔ HỢP
NÚT
Fx Mton
Fy Mton
Fz Mton
Mx MTon-m
My MTon-m
Mz MTon-m
1
12 TT+HTM-T+GIO-T
1
6.52
-1.11
0
0
0
0
2
-6.07
4.407
0
0
0
-15.01
2
12 TT+HTM-T+GIO-T
3
3.909
6.363
0
0
0
0
4
-3.46
-4.71
0
0
0
30.534
3
12 TT+HTM-T+GIO-T
2
4.99
5.604
0
0
0
15.009
6
-4.46
-1.33
0
0
0
10.873
4
12 TT+HTM-T+GIO-T
4
5.032
2.976
0
0
0
30.534
7
-4.72
-2.38
0
0
0
-10.57
5
12 TT+HTM-T+GIO-T
6
4.461
1.33
0
0
0
-10.87
5
-3.95
2.771
0
0
0
5.506
6
12 TT+HTM-T+GIO-T
7
4.718
2.381
0
0
0
10.567
5
-4.42
-1.93
0
0
0
5.506
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_quang_lam_169.doc