Báo cáo Thực tập công nhân

Đối với công trình khi thi công thì khâu đảm bảo an toàn lao động luôn được chú ýđúng mức, ở đây công trình đang thi công ở phần móng và phần hoàn thiện nhưng vấn đề an toàn lao động cũng cần được lưu ý. Mỗi người công nhân đều được thường xuyên học tập và nhắc nhở về các quy cách an toàn lao động tại công trường. Vật liệu luôn được thu gọn trên mặt bằng thi công công trường. Do giai đoạn thi công trong thời gian này chủ yếu là cột móng và hoàn thiện, khối lượng chủ yếu là thi công bê tông và vữa coppha khi gia công hay tháo dở được thu dọn để tránh ách tắc lối đI lại của công nhân trên công trường.

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
—&œ– Báo cáo thực tập công nhân Mục luc Lời Nói Đầu Đối với các trường khoa học kĩ thuật nói chung , và trường đại học vinh nói riêng ( đặc biệt là khoa xây dựng) , việc học lý thuyết đi đôi với thực hành, thí nghiệm. Học đi đôi với hành Nên công tác thực hành ở các nghành kỹ thuật đối với sinh viên là rất quan trọng. Qua công tác thực hành khoảng cách giữa thực tế công việc và lý thuyết trừu tượng được giảm bớt. Công tác thực tập công nhân giúp sinh viên có cái nhìn khía quát về công việc trên công trường, trực tiếp tham gia một số công việc của người công nhân. Bên cạnh đó.quá trình thực tập, sinh viên được làm việc, học hỏi kinh nghiệm của những người thợ lành nghề, giàu kinh nghiệm thực thế. Sinh viên được làm quen với các trang thiết bị máy móc, các dụng cụ làm việc. Nếu sinh viên không dược va chạm thực tế trong quá trình học thì sau khi ra trường thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. Qua quá trình thực tập, em đã được học và thực hành các nghề chính của người công nhân trên công trường.Các thầy đã giúp em nắm bắt được khá nhiều công việc của người công nhân xây dựng trên công trường. Việc thực tập giúp em có những hình ảnh thực về những lý thuyết mơ hồ mà mình được học, từ những cái nhìn thấy từ thực tế giúp em khẳng định và làm chắc hơn vốn kiến thức minh còn mơ hồ. việc thực tập giúp em bổ sung thêm nhiều kiến thức trên thực tế, liên hệ giữa lý thuyết học được và thực tế trên công trường. Điều đó cực kì quan trọng cho hành tranh vào nghề sau này của chúng em . Mặc dầu đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian thực tập có hạn nên em chưa có thời gian đi sâu và tìm hiểu kĩ vào thực tế nên báo cáo này không thể tránh được những sai sót về mặt chuyên môn Ngoài ra, công tác thực tập giúp em hiểu biết về những biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong khi làm việc. Em xin chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn đã tạo điều kiện và trực tiếp hướng dẫn trong thời gian em thực tập. Vinh, ngày 12 tháng 04 năm 2010 Sinh viên Hoàng Mạnh Linh A – Nghề Nề I. Các công việc và yêu cầu cần nắm : - Nắm được các yêu cầu về các vật liệu xây : vữa xây, gạch xây. + Vữa xây : nắm được yêu cầu đối với các loại vữa xây, vữa trát, tỷ lệ của các loại vữa xây, cách sử dụng các loại vữa xây đối với tường chịu lực, tường không chịu lực, xây móng, trát tường, trần, xây những nơi ẩm ướt,… + gạch xây : dựa vào chất lượng chia làm 3 loại gạch : loại A (chính phẩm), loại B, loại C (thứ phẩm). Dựa vào cấu tạo hình học : gồm 2 loại : gạch đặc và gạch lỗ : gạch 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ. Nắm được các yêu cầu về sử dụng từng loại gạch, ví dụ tường chịu lực thi dùng gạch đặc. Nói chung phân biệt , hiểu biết về các yêu cầu đối với vật liệu xây dựng - Các nguyên tắc xây : + xây tường 110, 220,… các kiểu bắt mỏ, bổ trụ cho tường. + phương pháp trát tường - Biết công dụng, tính năng của từng dụng cụ xây, trát. - Yêu cầu đảm bảo an toàn lao động trong công tác xây, trát. II. Dụng cụ làm việc : Dây lèo : gồm lèo đứng, lèo ngang, lèo xiên. Dùng để xác định các cạnh và mặt bên khối xây. Dây xây : căng ở mép biên ngoài của lớp gạch dung để chỉnh phẳng cho lớp gạch cục bộ trong từng lớp xây của mặt bên khối xây. Dọi : Dùng để xác định, điều chỉnh, kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây. Dao xây : dung để chặt gạch. Ban xây : dùng để dải vữa, gõ chỉnh gạch. Bàn xoa : dùng để trát tường, trần. Xẻng, bàn vét : xúc, dải vữa, trộn vữa. Ni vô (dạng ống hay thước ) dùng để đánh thăng bằng các lớp gạch Xô : dùng để đựng vữa khi vận chuyển gần. Hộc chứa vữa : đựng vữa trước lúc xây tại nơi xây Hộc đong vật liệu : là hộp chữ nhật đóng bằng gỗ, để đong đếm thể tích vật liệu Thước cữ : để điều chỉnh độ dày của các lớp xây Cột lèo : kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây Thước tầm : dùng để kiểm tra độ phẳng của mặt bên khối xây Thước thợ : dùng để bắt góc khối xây Xe rùa : dùng để vạn chuyển vật liệu và vữa Máy trộn : dùng để trộn vữa Máy tời, ròng rọc : dùng để vận chuyển vật liệu lên cao III. Vật liệu. Gạch : cường độ nén tiêu chuẩn : 75kg/cm2, kích thước tiêu chuẩn là 220x105x65 mm Gồm 2 loại : - Gạch đặc (gạch không lỗ ) : chia làm 3 loại : loại A (chính phẩm), loại B, loại C (thứ phẩm) - Gạch rỗng : có nhiều loại : loại 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ … Gạch lỗ tròn, gạch lỗ vuông Cát : lựa chọn cát có chất lượng và kích thước hạt phù hợp với các loại khối xây và công việc theo tiêu chuẩn cấp phối liên tục. cát theo công việc đối tượng trong xây dựng có như cát để trát tường, trần nhà thì phải có chất lượng tốt hạt nhỏ, ít tạp chất, cát để xây làm vữa xây thì to hơn, có thể có nhiều tạp chất nhìn chung la yêu cầu không cao như cát trát tường và trần… + Cát núi : Hạt to, sắc cạnh và lẩn nhiều tạp chất nên ít dùng. + Cát sông: Hạt nhỏ, ít sắc cạnh và được sử dụng thông thường để vữa xây trát và vữa bê tông. + Cát biển : Nhỏ hạt và sạch nhưng nhiểm mặn nên ít sử dụng. _ Theo màu sắc thì cát được chia làm 3 loại : + Cát vàng : Màu hơi vàng, đường kính hạt to, có nhiều ở vùng núi, được dùng để sãn xuất vữa bê tông và vữa chống thấm. + Cát đen : màu xám, cở hạt nhỏ hơn cát vàng, có nhiều ở các sông,ở các vùng đồng bằng được dùng để sãn xuất vữa xây tá ốp lát. + Cát trắng : Màu trắng sạch có nhiều ở vùng duyên hải miền trung được sử dụng để xây trát và làm nguyên liệu sãn xuất thuỷ tinh, kính. - Theo đường kính cở hạt được chia làm 4 loại: + Cát to : có đường kính cở hạt lớn hơn 0,5mm và nhỏ hơn 5mm. + Cát vừa : có đường kính cở hạt từ 0,35 _ 0,5mm + Cát nhỏ : có đường kính cở hạt từ 0,15 _ 0,35mm + Cát bụi có đường kính cở hạt nhở hơn 0,15mm Vữa xõy : cú 3 loại - Vữa vụi – cỏt : có mác thấp, mác chỉ đạt tối đa 25% - Vữa xi măng – cát : có mác từ 50%-100%, phụ thuộc tỉ lệ xi măng-cát - Vữa tam hợp : xi măng – vôi – cát : có mác nhỏ hơn 80% phụ thuộc tỉ lệ vôi,cát, xi măng có trong vữa tạo thành - Trộn vữa + tỷ lệ : mác 50% xi măng :cát = 1:6 Mác 80% xi măng:cát = 1:4 - Vữa hoàn thiện : Là loại vữa để trang trí mặt ngoài cho công trình. - Vữa chịu axit: Là loại vữa để trát, lát, láng, ốp, bảo vệ các công trình làm việc trong môi trường chịu tác dụng của axit hoặc hơi axit. - Vữa chịu nhiệt: là loại vữa dùng để xây trát các bộ phận của công trình chịu nhiệt như xây thành lò nung, xây bếp, xây ống khói….vữa chịu nhiệt thường là vữa axit_ sa mốt, chất kết dính là xi măng pooclang hoá dẻo, cốt liệu là bột sa mốt. - Vữa chống thấm : Là loại vữa dùng để trát, láng bao bọc các bộ phận công trình chiụ nhiệt. Vữa chống thấm thường dùng là vữa xi măng mác cao ( từ 75_100….) hoặc là vữa chứa chất phụ da chống thấm. Phương pháp pha trộn : Để cho dể xây, trát cần sàng cho kỷ cát trước khi đem trộn với xi măng. Sau khi trộn cát, xi măng ta cần trộn đúng tỷ lệ đã định. Sau đó tạo thành lòng chảo ở giữa rồi đổ nước vào giữa, ta để ngấm nước xong một tí sau đó đảo đều. Ta có 1 mẻ vừa dẻo lại có cường độ cao. Yêu cầu chung đối với các vật liệu xây dựng + Vôi phải sạch khô + Xi măng phải bột, không đóng cục, đảm bảo hạn sử dụng và mác thiết kế + cát không được lẫn tạp chất + Gạch có kích cỡ đồng đều, không cong vênh 4. Đá hộc : thường dùng làm móng Yêu cầu phải đặc chắc, có cường độ nén cao, không bị phong hóa hoặc chống phong hóa tốt, không bị nứt nẻ sâu, kích thước phù hợp yêu cầu đối tượng xây IV. Tiến hành xây tường. Chuẩn bị vữa xây : - Vữa xây là vật liệu kết dính, liên kết gạch đá thành khối xây. Nó có tác dụng dẫn truyền và phân phối ứng suất trong khối xây. - Vữa xi măng thường dùng là vữa xi măng – cát – nước. Vữa phải có cường độ theo yêu cầu thiết kế, có khả năng giữ nước tốt, có độ dẻo theo quy định, có độ đồng đều theo thành phần hạt, màu sắc sau khi trộn xong. - Từ mác vữa theo thiết kế phải tính toán ra tỉ lệ các vật liệu để trộn vữa. 2. Cách trộn vữa : - Đong cát và xi măng theo tỉ lệ cấp phối, đổ thành đống hình chóp rồi dùng xẻng đảo khô hỗn hợp xi măng cát. Đảo cho đến lúc quan sát bằng mắt thường ta thấy hỗn hợp có màu sắc đều nhau. Trước khi xây, ta dùng bàn vét cào hỗn hợp thành viền tròn rồi đổ nước vào giữa để trộn hồ. lượng nước vừa đủ và không để chảy ra ngoài. Cách xây tường 110 mm. * Nguyên tắc xây : - Lực tác dụng lên khối xây phải vuông góc với mặt phẳng chịu lực để các lớp gạch xây không trượt lên nhau, tức là mặt nằm của viên gạch phải thẳng góc với phương tác dụng của lực nén. - Gạch phải đặt thẳng hàng trong một mặt phẳng. - Các mạch vữa đứng song song với mặt ngoài khối xây, các mạch vữa ngang vuông góc với mặt ngoài khối xây. Chiều dày mạch vữa ngang từ 8-12 mm, mạch vữa đứng 10mm - Mạch đứng ở các hàng phải bố trí lệch đi 1/2 để tránh hiện tượng trùng mạch. - Các bề mặt tiếp giáp trong khối này phải là những bề mặt vuông góc với nhau b. cách xác định vị trí tường. + Dọn sạch mặt bằng + Xác định tim tường + Căng dây lèo, dùng quả dọi, kiểm tra và chỉnh lèo thẳng đứng theo 2 phương vuông góc. + Bắt mỏ ở 2 đầu tường đã căng dây lèo, mỏ bắt cao 3-4 hàng gạch + Căng dây ngang theo mép gạch của hàng thứ nhất, hai đầu dây cố định ở hàng gạch. Dây phải căng và không ăn vào mạch vữa. + Dây căng cách mặt bên viên gạch bằng một khoảng chiều dài dây. c. Cách dải vữa và đặt gạch. + Dùng bay lên vữa, chiều dày của dải vữa ngang khoảng 15mm, diện dải phải lớn hơn chiều dày viên gạch. Dày bay vét gọn hai bên dải vữa để nó có tiết diện hình thang. + Cầm viên gạch dúi mạnh vào dải vữa vừa dải của mạch nằm ngang theo hướng dọc theo hàng gạch, một góc nghiêng 5-100 so với mặt bằng, để đẩy vữa từ mạch vữa nằm lên mạch vữa đứng. + Dùng cán bay hoặc dao xây gõ nhẹ lên bề mặt viên gạch để viên gạch nén chặt lớp vữa, điều chỉnh bề dày vữa ngang, vữa dọc và điều chỉnh cho mép ngoài viên gạch trùng với dây lèo ngang. + Xây đến đâu vét sạch vữa thừa, đồng thời bảo quản các mạch vữa, vừa phải no kín, vừa phải đều nhau + để tăng khả năng chịu lực của tường 110 mm, người ta thường xây kèm vào tường các trụ cách nhau 2,5 – 3m d. Cách bắt góc, bổ trụ tường 110mm * Cách bắt góc : * Cách bổ trụ : - Lớp gạch 1 : đặt ngang 2 viên gạch theo chiều dài tường - Lớp gạch 2 : đặt viên gạch dọc ăn vào 1/4 viên gạch ở hàng phía dưới để tránh hiện tượng trùng mạch. 2. Các phương pháp xây tường. a. Xây theo từng hàng : Xây toàn bộ chiều dài tường xong xây hàng này xong xây hàng khác. + Ưu điểm : hàng gạch đều thẳng, đảm bảo độ bằng phẳng của hàng gạch + Nhược điểm : Tốn công di chuyển vị trí xây nên ít dùng trong xây dựng Xây để mỏ : Dùng để xây tiếp chiều dài tường có các cách + Mõ nanh. Đối với mõ nanh thì hàng trên thụt vào so với hàng dưới nữa viên gạch và đan xen nhau, tại chổ để mõ thì vẫn đặt gạch nhưng chỉ có 1 mạch vữa phía trên, khi xây tường tiếp bắt vào phần mõ ta bỏ viên gạch có 1 mạch vữa ra và chèn viên gạch mới vào để nối liền mạch tường. + Mõ hốc : Dùng để xây tường nối tiếp vào chổ bất kỳ vị trí nào trên tường đang xây dựng. Mõ hốc thường sử dụng với tường 220, chổ có mõ hốc người ta thường đặt một nữa viên gạch để xây tiếp được dể dàng sau này. Ưu điểm : Không tốn không gian tường xây nối tiếp vẫn đảm bảo không trùng mạch vữa. Nhược điểm : Phải điều chỉnh gạch ở hàng trên và hàng dưới để tránh trùng mạch. + Mõ dật : Là loại mõ có hàng trên lùi so với hàng dưới 1 nữa viên gạch, mà khi xây nối tường chỉ việc xây đè lên là được. Khi xây bất kỳ tường ở vị trí nào ở trên tường ta dùng mõ giật. Ưu điểm : Dể thi công việc xây dựng tường nối tiếp sau này dể dàng hơn đồng thời sự so le của gạch cũng làm tăng khả năng chịu lực của tường tránh hiện tượng gạch bị vở khi mõ chờ xây tiếp. Nhược điểm : Tốn một diện tích khá dài để mõ dật, tường xây càng cao thì mõ giật càng phải để dài( tốn nhiều diện tích ) Yêu cầu kỷ thuật :Khối xây đúng kỹ thuật là khối xây phải vuông vắn thành sắc cặn mạch bên phẳng và mạch vữa phải đủ đầy. Phương pháp xây trụ tường : Hàng gạch của tường phải được cấy vào trụ và các viên gạch xây trụ phải đan vào nhau. 3. Cách xây tường 220mm Tường 220mm bao gồm 2 tường 110 đặt song song liền kề và được liên kết lại với nhau, giữa chúng có mạch vữa dọc liên kết, để tránh trùng mạch đứng, cần phải có các lớp ngang để khóa mạch này và liên kết 2 phần tường 110 với nhau. Có 3 cách xếp các lớp ngang trong khối xây. H1: Tường bao V. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với công tác nề. - Khi xây không được phép đứng trên bờ tường để xây, đi lại trên tường mới xây. - Không được tựa thang vào tường mới xây để lên xuống - Không để dụng cụ, vật liệu lên bờ tường đang xây - Chuyển vật liệu lên độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị cẩu chuyển - khi xây tới độ cao cách nền nhà hoặc mặt sàn tầng độ cao 1,5m phải bắc dàn giáo hoặc giá đỡ. - Không xây khi trời có mưa, gió - Khi làm trên mái có độ dốc lớn hơn 25m công nhân phải đeo dây an toàn - Công nhân lên xuống hố móng phải dùng thang tựa hoặc làm bậc lên xuống khi trời mưa phải đề phòng trượt ngã - Vận chuyển vật liệu lên xuống hố móng phải bằng phương pháp cơ giới hoặc bằng các dụng cụ cai tiến như : máng, rảnh có mặt phẳng nghiêng hoặc thùng. Vật liệu trong thùng phải thấp hơn thành thùng ít nhất là 10cm. Không được đứng trên đổ vật liệu từ trên xuống dưới đáy móng - Làm các công việc trong phạm vi móng các công trình cũ phải theo đúng thiết kế thi công, đồng thời phải có cán bộ kỹ thuật thi công hoặc đội trưởng giám sát - Trong quá trình xây dựng, nếu hố móng bị ngập nước, phải dùng bơm hút hết nước trước khi tiếp tục làm việc. Cấm mọi người ở dưới hố móng trong thời gian nghỉ giải lao. - Khi xây hố móng ở độ sâu trên 2m, hoặc xây móng dưới chân đo lúc mưa to phải ngừng ngay công việc. VI .Hoàn thiện khối xây dựng Thao t¸c tr¸t : Lªn v÷a : cã thÓ lªn v÷a b»ng bai. LÊy v÷a vµo bµn xoa g¹t v÷a vµo mÆt d­íi cña bai, áp bai vào bề mặt cần trát, ấn nhẹ và đưa tay lên phía trên. Lên vữa bằng tay vữa sẽ bám dính tốt với bề mặt cần trát nhưng năng suất không cao. Chú ý : Giữ đều khoảng cách mép dưới bàn xoa vào mặt tường để lớp dày có độ dày tương đối đều nhau. Dùng bàn là lột lên vữa nhanh hơn, nhưng phải dùng tay để thao tác. - Cán phẳng : Vữa trát cần được cán phẳng bằng thước tấm. Trước khi cán cần dấp cho thước ướt nước hai tay cầm, Đặt 2 đầu thước lên hai dải mốc ở phía dưới khu vực đã trát và đưa thước lên phía trên, trong quá trình cán vữa dư ra sẽ dồn lại trên bề mặt thước. Dựng nghiêng thước dùng bàn xoa gạt nhẹ xuống hộc vữa để dùng lại. - Xoa nhẳn : Làm sạch và tạo ẩm cho bàn xoa, áp bàn xoa vào lớp vữa đã cán và xoa tròn, có thể xoa cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. Vữa xoa vừa ép 1 lực nhất định lên bàn xoa. Lực ép này khác nhau tuỳ theo vị trí trên bề mặt lớp vữa trát. Đầu tiên xoa rộng sau xoa hẹp dần. Xoa nhiều lần, lần sau xoa nhẹ tay hơn lần xoa trước, tới khi mặt trát bóng là được. Quét sơn : để tiến hành sơn tường chúng ta cần phải làm vệ sinh trước và tạo độ phẳng cho tường rồi mới tiến hành sơn. Nguyên tắc của sơn là phải sơn dọc sơn ngang. B. NGHỀ SẮT Mục đích Công tác cốt thép là một trong 3 dây chuyền trong công tác thi công kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Thường dây chuyền cốt thép đi sau dây chuyền ván khuôn, nhưng cũng tuỳ thuộc vào loại kết cấu và biện pháp kỹ thuật, mục đích của nghề thép giúp chúng ta : Nắm được các loại thép thông thường trong xây dựng ( kích thước, cường độ, chủng loại ). Các dụng cụ và các cách sử dụng các dụng cụ gia công thép. Phương pháp gia công thép theo bản vẽ ( lấy kích thước, nắn thẳng, uốn thép ) Cách buộc thép móng, thép cột, dầm sàn, cách nối thép và một số chi tiết kết cấu khác . Dây chuyền thép bao gồm các công đoạn : lấy từ kho, nắn thẳng, gia công nguội đo, cắt, nối, uốn, đặt vào khuôn. Các quá trình đó có thể cơ giới hoá 50% nếu thi công đúc kết tại chổ. Phân nhóm theo TCVN Theo tiêu chuẩn nhà nước về “ thép cán nóng, thép cốt bê tông TCVN 1651-75” dựa vào tính chất hoá học, phân nhóm cốt thép thành 4 nhóm : C-I, C-II, C-III, C-IV. Có các đặc trưng khác nhau cho trong bảng 2.2 Các đường kính danh nghĩa của cốt thép gồm : 6. 7. 8. 10. 12. 13. 14. 16. 18. 20. 22. 25. 28. 32. 36. 40 mm. Cốt nhóm C-I được sãn xuất thanh loại tròn nhẵn, cốt nhóm C-II, C-III, C-IV Là các loại có gờ. Phân nhóm theo theo các tiêu chuẩn khác Theo tiêu chuẩn của 1 số nước, cốt thépđược chia thành các nhóm sau : Cốt thép cán móng nhóm A-I, A-II, A-III, A-IV. Tương tự như cách phân chia của TCVN, ngoài ra còn có thêm cốt cán nóng nhóm A-V. Cốt thép qua gia công nhiệt AT-IV, AT-V, AT-VI. Cốt thép kéo nguội A-IIB, A-IIIB. Dây thép cường độ cao B-II và Bp-II. Một vài nước đặt tên gọi cốt thép theo giới hạn chảy ví dụ như A55, A65 I. Yêu cầu cần nắm : - Phân biệt được một số loại thép và các trường hợp cần sử dụng - Làm quen với các dụng cụ gia công thép. Thực hành nắn thẳng, đo, cắt, uốn cốt thép. - Tìm hiểu các cách lắp dựng cốt thép vào khuôn - Nắm bắt được các biện pháp đảm bảo an toàn trong công tác cốt thép. II. Dụng cụ Thước : dùng để đo kích thước cốt thép. Vam : dùng để nắn các loại thép. Có 2 loại vam tay nhỏ và vam tay lớn Kìm động lực : dùng để cắt thép từ 6-12mm Móc : dùng để buộc cốt thép Búa tay : dùng để nắn thẳng cốt thép Thép buộc : là sợi thép phi 1 dẻo dùng để buộc các thép lại với nhau Bàn uốn : có đóng đinh để cố định cốt thép khi uốn Cưa sắt : dung để cưa sắt có đường lính lớn Bàn chải thép : làm sạch thép bị gỉ dét Máy cắt thép : dùng để cắt thép có đường kính lớn Máy làm thẳng thép: dung làm thẳng thép H2: Máy cắt thép III. Phân loại thép trong xây dựng Theo hình dáng bên ngoài. + Thép thanh hay thép tròn trơn + Thép thanh hay thép tròn có gờ Theo phương pháp chế tạo + Thép thanh cán nóng + Thép sợi kéo nguội 3. Phân loại theo cường độ chịu lực + Nhóm AI Rk = 2100 kg/cm2 + Nhóm AII Rk = 2700 kg/cm2 + Nhóm AIII Rk = 3400-3600 kg/cm2 + Thép dự ứng lực ( thép cường độ cao ) Rk = 10.000 kg/cm2 – 18.000 kg/cm2 4. Phân loại theo chức năng và trạng thái làm việc trong kết cấu : + Phép chịu lực + Phép cấu tạo, …. IV. Gia công cốt thép. 1. Nắn thẳng : Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng - Đối với thép cuộn (phi nhỏ hơn 10mm) dùng tời để nắn thẳng cốt thép. - Với thép có phi lớn hơn 10mm, được uốn thành hình chữ U vì lý do vận chuyển. Vì vậy, trước khi thi công uốn, cắt thì thanh thép cần phải được nắn thẳng. Dùng sức người để bẻ 2 nháy U cho thẳng rồi dùn Vam, búa để sửa cho thật thẳng. 2. Cạo gỉ : - Dùng bàn chải sắt cạo hết gỉ trên bề mặt, sau đó dùng giẻ lau sạch. Đối với những thép thanh có thể dùng sức người tuốt đi tuốt lại qua cát hạt to 3. Đo lấy mức : - Trước khi cắt thép, uốn thép thì phải được đo và phải được làm dấu để sau khi gia công đảm bảo hình dáng, kích thước theo thiết kế. - Dùng thước đo và đánh dấu trên thanh thép bằng phấn trắng hay sơn. 4. Cắt cốt thép - Trước khi cắt thép, phải căn cứ vào chủng loại, nhóm thép …., hình dạng kích thước, đường kính, số lượng thanh và phải tính toán chiều dài của đoạn thép cần tính. Lưu chú : cốt thép khi bị uốn sẽ bị giãn dài, độ dãn dài phụ thuộc vào góc uốn. 5. Uốn thép Cốt thép sau khi cắt xong cần uốn theo hình dạng và kích thước như thiết kế Dùng Vam để uốn các thép có phi nhỏ bằng 8mm Đối với thép có đường kính lớn hơn dùng bàn uốn để uốn. Bàn uốn có thể xoay bằng sức người hay dùng tời. Có thể dùng ban uốn cố định hoặc kết hợp các Vam để uốn thép * Khi khối lượng thép thi công lớn hay trong các nhà máy bê tông cốt thép chế tọa sẵn, thanh thép được nắn thẳng, cạo rỉ, đo cắt bằng máy tự động. 6. Hàn, nối cốt thép. Nối cốt thép để đảm bảo chiều dài các thanh thép theo yêu cầu của thiết kế và tận dụng những đoạn thép ngắn. Có 2 cách nối thép là : nối buộc và nối hàn * Nối buộc : áp dụng đối với các thanh thép có phi bé hơn hoặc bằng 16mm hoặc những thanh thép đã được gia cường nguội. Mối nối chỉ chịu lực khi bê tông đạt được cường độ thiết kế + Yêu cầu : - Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích đối với cốt thép chịu lực là thép trơn và không quá 50% đối với thép có gờ. Trong các mối nối cần buộc tại 3 vị trí đầu, giữa, cuối. Cần uốn thép để 2 thanh thép làm việc đồng trục * Nối hàn : được áp dụng với thép có phi lớn hơn hoặc bằng 16mm. Nối hàn thì thép có khả năng chịu lực ngay sau khi nối - Các phương pháp nối hàn + Hàn đối đầu : được dùng rộng rãi trong xây dựng vì chất lượng thép hàn tốt, tiết kiệm giá thành, năng suất cao. Hai thanh thép cần nối được đặt vào 2 đầu đối nhau. Khi đóng mạ điện đầu của 2 thanh thép bị nóng đỏ. Cơ cấu của máy ép chặt 2 đầu của 2 thanh thép dính vào nhau. + Hàn hồ quang : dùng trong các trường hợp Nối các thanh thép cán nóng có d > 8mm. Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận và liên kết mối nối trong lắp ghép V. Lắp dựng cốt thép. Cốt thép sau khi gia công được lắp đặt vào khuôn tuỳ thuộc vào từng loại kết cấu mà ta có phương pháp kỹ thuật lắp ghép khác nhau. Để cốt thép lắp đặt vào khuôn chịu lực như thiết kế ta phải đáp ứng các yêu cầu là : Đặt đúng chủng loại cốt thép thiết kế theo quy định. Khoảng cách giữa các thanh phảI bảo đảm mức tối thiểu để cốt liệu không bị kẹt vào giữa thanh thép gây ra rổng bê tông. Lớp bảo vệ cốt thép chống gỉ do không khí, độ ẩm trong môi trường độc hại phải tuân theo quy phạm về bê tông cốt thép, nếu trong thiết kế có chỉ dẩn thì phải làm theo thiết kế. để tạo lớp bê tông bảo vệ người ta thường dùng các con kê . Khi lắp đặt cốt thép vào khuôn ta có thể dùng 3 cách : Đặt từng thanh : Cốt thép được dựa vào khuôn, từng thanh sau đó mới liên kết chúng lại. Đặt từng phần :Cốt thép được buộc từng phần sau đó đưa vào ván khuổnồi mới liên kết từng phần đó lại với nhau. Đặt toàn bộ : Cốt thép được liên kết lại với nhau thành hình hoàn chỉnh sau đó mới lắp đặt vào ván khuôn. C. Nghề Cốt Pha I. Mục đích . - Nắm được cách ghép cốt pha móng băng, móng trụ, lắp sàn đổ bê tông, cách ghép cốt pha cột, dầm, sàn, lắp dựng sàn thao tác …. - Nắm được những yêu cầu kỹ thuật trong công tác cốt pha, ván khuôn. - Biết cỏch thỏo gỡ vỏn khuụn. - Cốt thép sau khi gia công được lắp đặt vào khuôn tuỳ thuộc vào từng loại kết cấu mà ta có phương pháp kỹ thuật lắp ghép khác nhau. Để cốt thép lắp đặt vào khuôn chịu lực như thiết kế ta phải đáp ứng các yêu cầu là : Đặt đúng chủng loại cốt thép thiết kế theo quy định. Khoảng cách giữa các thanh phảI bảo đảm mức tối thiểu để cốt liệu không bị kẹt vào giữa thanh thép gây ra rổng bê tông. Lớp bảo vệ cốt thép chống gỉ do không khí, độ ẩm trong môi trường độc hại phải tuân theo quy phạm về bê tông cốt thép, nếu trong thiết kế có chỉ dẩn thì phải làm theo thiết kế. để tạo lớp bê tông bảo vệ người ta thường dùng các con kê . Khi lắp đặt cốt thép vào khuôn ta có thể dùng 3 cách : Đặt từng thanh : Cốt thép được dựa vào khuôn, từng thanh sau đó mới liên kết chúng lại. Đặt từng phần :Cốt thép được buộc từng phần sau đó đưa vào ván khuổnồi mới liên kết từng phần đó lại với nhau. Đặt toàn bộ : Cốt thép được liên kết lại với nhau thành hình hoàn chỉnh sau đó mới lắp đặt vào ván khuôn. Khuôn bê tông và bê tông cốt thép thường được cấu tạo từ một hệ thống thành phần như hệ ván khuôn, hệ dàn giáo, hệ văng chống định vị, hệ sàn công tác. II. Dụng cụ Thước dây : dùng để đo kích thước Qua dọi : dùng để kiểm tra, điều chỉnh theo phương thẳng đứng Dây căng : dùng để căn chỉnh chõn giỏo được thẳng hàng và độ cao các điểm trên giàn giáo. Ống nivô : kiểm tra, điều chỉnh thăng bằng của sàn, giàn giáo. Bỳa : dựng trong ghộp dỡ vỏn khoum Xà gỗ : đỡ ván khuôn Mũ bảo hiểm, dây an toàn : giúp thương tích ở mức thấp nhất khi có tai nạn Cưa : dùng để cắt ván khuôn hay xà gỗ Đục, Khoan : tạo lỗ khi cần Bào : tạo mặt gỗ nhẵn Rũng rọc, tời : vận chuyển xà gỗ, vàn khuụn lờn cao. III. Thành phần cấu tạo và cỏch lắp dựng giàn giỏo 1. Thành phần cấu tạo a. giàn giỏo : Khung giáo làm bằng thép ống hàn thành khung phẳng hình tam giác vuông. Kích thước khung giáo như sau : Rộng 1.2m, cao 1.5m . dầm là 3cm thì cần dùng các xà ngang đở ván khuôn sàn, nếu khoảng cách lớn cần dùng Giằng giáo liên kết các khung thành hệ kết cấu không gian bất biến hình. Chúng phân thành 2 loại : giằng ngang dài 1.2m và giằng chéo dài 1.5m. Chốt lên kết đầu các khung giáo ở với nhau. Khoá chốt liên kết giũa khung giáo với chốt để chống tuột chốt khỏi khung Kích giáo để điều chỉnh độ cao và toàn bộ bệ giáo. Dàn giáo xây : Thường dùng dàn giáo kê bằng thép tròn với ống thép tròn và ống thép có đường kính 50mm. Các bộ phận của dàn giáo gồm giáo tổ hợp và giáo hoàn thiện. - Giáo tổ hợp là loại giáo dựng lên nhờ việc tổ hợp các cụm giáo lại vơí nhau . - Giáo hoàn thiện : + ống nối : dùng để liên kết các giáo với nhau và liên kết các tầng giáo. + Kích chân : Dùng liên kết giáo với đất, đồng thời có ren để điều chỉnh độ cao của giáo . + Kích đầu : dùng để gác xà gồ và điều chỉnh độ cao của xà gồ, được đặt ở phía trên của giá . + Thanh giằng : dùng để liên kết các cột giáo, có 2 loại với chiều dài khác nhau là 1.25m và 1.75m. b, Ván khuôn: Các kiểu ván khuôn dùng cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép phải chọn tuỳ ý theo công nghệ sãn xuất phụ thuộc vào kết nối, kích thước và hình dáng bên ngoài của kết cấu, ván làm khuôn phải lột sạch võ có chiều dày như nhau, chiều rộng không quá 20mm . Chiều dày theo tính toán nhưng ít nhất là 20mm, không quá 50mm. Khuôn được ghép ngay hiện trường, yêu cầu ván khuôn phải đảm bảo độ bền ổn định, đúng hình dạng, kích thước bản vẽ thiết kế, dựng nhanh để tháo. Cấu tạo 1 số loại khuôn : + Khuôn cột : Gồm các ván khuôn cột, gông cao chừng 30 - 35cm, khoảng giữa các gông là 60cm . + Khuôn dầm : Đặt theo chiều ván, ván dày 4cm được kẹp giữa 2 ván dày 3cm. Mặt trên ván thành bằng với chiều cao dầm bê tông và phải bào thẳng cạnh. Ván thành được chống giữ bằng gông ngoài hoặc nén bằng dây thép hợp với văng chống tạm ở trong. + Khuôn sàn sườn dày 2,5 – 3 cm, khi khoảng giữa dầm là 3cm thì cần dùng các xà ngang đở ván khuôn sàn, nếu khoảng cách lớn cần dùng giàn gỗ thay cho xà ngang. + Ván khuôn sắt : Được ghép từ các ván khuôn sắt định hình, có chiều dày 1.5m, chiều rộng có kích thước : 10, 15, 20, 25, 30cm. Mỗi tấm vá đều có hệ sườn chịu lực. 2. Cách lắp dựng giàn giáo a. Cách tổ hợp giáo giáo có thể được theo hình vuông hoặc hình tam giác. Đặt bệ kích chân ( gồm đế và kích ) thành từng cụm 4 kích chân ( mạng vuông ) hay 3 kích chân ( mạng tam giác ). Khoảng cách giữa 2 kích chân trong mỗi cụm là 1,2m. Liên kết các bộ kích chân trong mỗi cụm kích chân với nhau bằng các giằng ngang thành hình vuông hoặc hình tam giác và giằng chéo sao cho các thanh giằng của mỗi cụm tạo thành một miếng cứng nằm trong mặt phẳng nằm ngang giằng lên các cột chống tổ hợp. Dùng dây căng hoặc máy kinh vĩ để gióng thẳng hàng các kích chân b. Lắp dựng dàn giáo - Tính chiều cao của dàn giáo, từ đó chọn loại giáo và cách tổ hợp giáo - Dọn sạch mặt bằng dùng thước đo, đánh dấu vị trí đặt kích chân. - Lắp 3 hay 4 khung tam giác vào từng bệ kích chân trong mỗi cụm điều chỉnh các bộ phận cuối của tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh - Lồng khớp nối vào mối nối 2 khung liền kề và làm chặt bằng chốt giữ khớp nối - Dùng ốc ni vô hoặc máy thủy bình kết hợp điều chỉnh độ cao đai ốc chân để căn bằng mặt sơ bộ mặt trên từng khung thứ nhất. - Sâu đó, tiếp tục chồng các khung tam giác thành từng phần tương tự tầng thứ nhất cho đến khi đạt yêu cầu. IV. Công tác làm ván khuôn 1. Công dụng của ván khuôn, cột chống - Ván khuôn làm khuôn mẫu tạm thời nhằm tạo ra những hình dạng kết cấu theo yêu cầu thiết kế kiến trúc. - Chịu các tải trọng (thẳng đứng, nằm ngang) do trọng lượng vữa bê tông ướt, các hoạt tải sinh ra trong quá trình thi công - Quyết định tính chất bề mặt của kết cấu - Cột chống nhận tất cả các tải trọng từ trên ván khuôn truyền xuống và truyền xuống nền, đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định - Chống lại các lực xô ngang, tải trọng gió và đỡ sàn thao tác 2. Phân loại ván khuôn a. Theo vật liệu + Ván khuôn gỗ (được ghép từ các tấm gỗ) + Ván khuôn kim loại : được chế tạo định hình, thường được chế tạo từ thép CT3, bề mặt là thép mỏng có sườn và khung cứng xung quanh + Ván khuôn bê tông cốt thép : được chế tạo bằng bê tông lưới thép, đổ bê tông xong thì để luôn trong công trình làm lớp trang trí bề mặt, loại này ít dùng + Ván khuôn hỗn hợp thép gỗ : bề mặt ván khuôn bằng gỗ, sườn xung quanh bằng bê tông cốt thép Ngoài ra, còn có các loại ván khuôn đặc biệt, chuyên dụng như : ván khuôn cao su, chất dẻo, chất nhựa, ván khuôn tre, nứa ( ít dùng) b. Theo cấu tạo và kỹ thuật tháo lắp khi thi công + Ván khuôn cố định : là loại ván khuôn chỉ sử dụng được một lần được gia công tại hiện trường dùng cho các kết cấu có hình dạng đặc biệt. Loại này không kinh tế vì tốn công chế tạo, tốn vật liệu. + Ván khuôn luân lưu : được tạo thành bằng cách đã tổ hợp những tấm gia công trước. Khi ra công trình thì ghép lại, khi tháo dỡ giữ nguyên hình dạng. Cách này khá kinh tế do ván khuôn được sử dụng nhiều lần. + Ván khuôn di động : có thể di động theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang c. Phân loại theo đối tượng kết cấu sử dụng ván khuôn + Ván khuôn móng, cột, dầm, sàn, tường,… 3. Yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn + Gỗ dùng làm ván khuôn phải tốt, không bị cong vênh, nứt nẻ,… + Gỗ có độ ẩm thích hợp để giảm bớt biến dạng trong thời gian sử dụng + Đảm bảo vững chắc không bị biến hình khi chịu tải trọng trong quá trình thi công + Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước theo yêu cầu thực tế + Đảm bảo dựng nóc nhanh, dễ tháo gỡ không làm hư hỏng ván khuôn tác động đến bê tông + Đảm bảo bề mặt ván khuôn kín, phẳng + Không gây khó khăn khi lắp đặt cốt thép khi đổ, đầm bê tông Cách lắp ván khuôn, sàn - Ván khuôn sàn gồm những tấm khuôn thường có kích thước rộng 450-600mm, dài 2600-2900mm, dày 20-25mm đặt trực tiếp lên dầm đỡ - Hệ thống đỡ ván khuôn gồm xà gỗ, sườn, cột chống. Khoảng cách giữa các xà gỗ, khoảng cách giữa các cột chống đỡ, xà gỗ phải được tính toán chính xác đảm bảo năng suất chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của xà - Gác xà gỗ chính lên các kích đầu, nếu chiều dài xà gỗ chính ngắn hơn chiều dài giáo thì phải gác nối với nhau. - Gác xà gỗ phụ gác lên xà gỗ chính, khoảng cách giữa các xà gồ phụ là 70cm, cứ 2 lần cách 70 cm thì có 1 lần cách 40cm - Điều chỉnh cân bằng xà gồ - Lấp các tấm ván khuôn, ván khuôn được đặt lên trên xà gồ phụ sao cho đầu nối giữa 2 ván khuôn phải nằm trong nhịp 40 của xà gồ phụ Ván khuôn dầm Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó ván khuôn dầm được cấu tạo và lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn. Ván khuôn dầm gồm có ván khuôn thành dầm và ván khuôn đáy dầm. Khoảng cách giữa các cột chống phải được tính toán chính xác. Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép gồm 2 mảnh ván thành và một mảnh đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa ván thành, chiều dày ván thành 3-4cm . * Phương pháp lắp ván khuôn dầm chính - Xác định tim dầm chính - Rải ván rót để đặt chân cột - Đặt cột mốc hình chữ T. Đặt 2 cột chống sắt tường hoặc sắt cột, cố định 2 cột chống chính theo đường tim dầm, đặt nêm và định vị các cột chống. - Rải ván đáy dầm lên xà đỡ cột lên cột chống T và cố định 2 đầu bằng giằng - Đặt tiếp cột chống T theo thiết kế - Kiểm tra tim dầm và điều chỉnh nêm để đáy dầm đúng cao độ 6. Ván khuôn cột - Cột bê tông cốt thép có các tiết diện vuông,chữ nhật, tròn,…. Ván khuôn cột được cấu tạo thành cột không nắp, không đáy, được gia cố và cố định bằng các nẹp, gông, cột chống,… - Khi chiều cao cột lớn, để tránh phân tầng trong quá trình đổ bê tông, ta mở cưả để đổ bê tông trong khoảng nhỏ hơn 1,5m kể từ chân cột, và được bịt kín để đổ đoạn chân cột tiếp theo V. Tháo gỡ ván khuôn 1. Thời gian tháo dỡ ván khuôn theo thiết kế cho từng bê tông sàn, dầm - Ván khuôn được tháo dỡ sau khi bê tông đạt được cường độ cần thiết - Với ván khuôn thành đứng không chịu lực được tháo dỡ khi cường độ bê tông dủ để đảm bảo các góc và bề mặt không bị sứt mẻ hay sụt lở nghĩa là cường độ bê tông ≥ 25kg/cm2. - Với bê tông khối lớn có kích thước cạnh nhỏ nhất ≥ 2,5m và chiều dày lớn hơn 0,8m thì phải căn cứ vào nhiệt độc chênh lệch cho phép trong và ngoài khối bê tông để xác định thời gian tháo gỡ ván khuôn nhằm tránh xảy ra khe nứt. - Với ván khuôn chịu tải trọng của khối bê tông đã đổ thì thời hạn tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ theo thí nghiệm 2. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo gỡ ván khuôn - Khi tháo gỡ ván khuôn phải có biện pháp tránh va chạm hoặc chấn động mạnh, làm hư hỏng cạnh ngoài, sứt mẻ góc cạnh. - Khi tháo dỡ bộ phận đặt tạm thời trong bê tông để tạo những lổ hỗng như chốt gỗ, ống tre,… phải có biện pháp chống dính trước như bôi dầu thực vật hay xoay vài lần trước khi bê tông đông cứng. - Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ các ván khuôn chịu lực, thì phải tháo trước ván khuôn ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bê tông. Nếu chất lượng bê tông quá kém, sứt nẻ nhiều lổ rỗng,.. thì chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã được xử lý. - Tháo dỡ những dàn giáo và những ván khuôn ở những kết cấu phức tạp như các bản, vòm, dầm có nhịp lớn hơn hoặc bằng 0.8m, phải tiến hành theo quy định : + Tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến chủ yếu + Trước khi tháo dỡ cột chống phải tháo nêm, hộp cát ở chân cột chống + Trình tự tháo dỡ các cột chống, mức độ hạ thấp các nêm phải thực hiện theo hướng dẫn trong thiết kế thi công VI. An toàn lao động Dựng cốt pha ở độ cao ≤ 6m được dùng giã dỡ để đứng thao tác ≥ 6m phải dùng sàn thao tác Cốt pha ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu, lắp tránh va chạm vào kết cấu đã lắp đặt trước Không đặt và chất xếp các tấm cốt pha, các bộ phận của cốt pha lên chiếu nghỉ của cầu thang, ban công, các mặt dốc, các lối đi gần lổ hỗng hoặc các mép ngoài của công trình Khi tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý, phải có đề phòng ván khuôn rơi hoặc kết cấu công trình bị sập bất ngờ. Nơi tháo ván khuôn phải có rào ngăn, biển báo. Không được để cốt pha đã tháo trên sàn thao tác hoặc ném cốt pha từ trên cao xuống. Cốt pha dùng để đỡ các kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng các yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt. Chỉ được đặt cốt pha của tầng trên khi đã cố định cốt pha của tầng dưới Dựng lắp cốt pha theo các kết cấu vòm và vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ. Khoảng cách từ cốt pha đến sàn công tác phải > 1,5m. Ở vị trí cốt pha nghiêng phải làm sàn công tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất 40cm. Khung treo phải liên kết chắc chắn. Chỉ được đặt khuôn treo vào khung sau khi các bộ phận của khung đã liên kết. Trược khi đổ bê tông, cacns bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốt pha nếu có hư hỏng thì phải sữa chữa ngay. Khu vực thi công đùng cốt pha trượt phải có rào ngăn và biển báo D. NGHỀ BÊ TÔNG I .Mục đích Nắm được các loại vật liệu sử dụng bê tông thông thường ( xi măng, cát, đá ) và yêu cầu của các loại vật liệu này. Nắm được các loại mác bê tông, cách pha trộn theo đúng yêu cầu thiết kế. Nắm được các loại dầm bê tông về công năng sử dụng, năng suất và phạm vi sử dụng. II Quy trình đổ bê tông Chuẩn bị vật liệu cho bê tông : xi măng, cát, đá, nước. Xác định thành phần cấp phối cho từng loại mác bê tông. Trộn bê tông Vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ Bảo dưởng bê tông Tháo dở ván khuôn Tất cả công việc trên được tiến hành trong thời gian rất ngắn. Một trong các quá trình công tác chuẩn bị không tốt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Đặc điểm của máy trộn bê tông. Máy trộn bê tông JZC : 350 Dung tích bê tông (l) : 350 Năng suất trộn (m3/h ) : 10,5 Công suất động cơ ( kw ) : 5,5 Kích thước lớn nhất của vật liệu ( mm ) : 80 Kích thước ( mm ) 2590x2190x2675 III Phân loại bê tông Có nhiều tiêu chí để phân loại bê tông : • Theo khối lượng thể tích : + Bê tông đặc biệt nặng có khối lượng thể tích lớn hơn 2500 kg/m3 + Bê tông nặng có khối lượng thể tích từ 1800 ữ 2500 kg/m3 + Bê tông thường có khối lượng thể tích từ 500 ữ 1800 kg/m3 + Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích nhỏ hơn 500 kg/m3 • Theo loại chất kết dính bê tông : + Bê tông xi măng + Bê tông silicat + Bê tông thạch cao + Bê tông atphan + Bê tông pôlime • Theo công dụng của bê tông : Gồm : bê tông xây dựng, bê tông đường, bê tông chịu lực, bê tông dùng trong công trình đặc biệt. Tuổi của bê tông (số ngày cứng hoá ) ứng với mác thiết kế theo cường độ chịu nén thông thường là 28 ngày. Với bê tông chế tạo bằng máy xi măng pooclang mác trung bình thì có thể tính được cường độ bê tông theo công thức Rb(n) = Rb(28).lg(n)/lg(28) N: là tuổi bê tông ( ngày đêm ) , n ≥ 3 H3: mỏy trộn bờ tụng IV Các tính chất của hổn hợp bê tông Các tính chất cơ bản của hổn hợp bê tông là : + Tính dể đổ + Khả năng giử nước + Cường độ và biến dạng Tính dính và tính đồng nhất Tính dể đổ được xác định bằng chỉ tiêu độ lưu động ( độ sụt và độ cứng ) Độ lưu động của hổn hợp bê tông : Các cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn : Bảng phân loại bê tông tính dể đổ : Độ sụt của bê tông được xác định bằng dụng cụ hình nón, dùng que sắt ỉ = 16 Chọc 25 cái tiếp đó đổ đầy phểu rồi chọc tiếp 25 cái nữa, dùng quai nhấc phểu lên, khối bê tông sẽ bị sụt xuống. Dùng thước thép đo độ sụt ( cm ) bằng khoảng cách từ đáy của phểu đến đỉnh của khối bê tông vừa thao tác bên cạnh. Cường độ bê tông : Cường độ bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu t cơ bản hiện nay là hoạt tính xi măng, tỷ lệ nước xi măng, chất lượng cốt liệu . Rb28 = Arx.(x/n – 0,5 ) khi x/n < 2,5 Rb28 = Arx.(x/n – 0,5 ) khi x/n ≥ 2,5 Với Rx : là mác xi măng A là hệ số thực nghiệm : Tốt : A = 0,65 Trung bình : A = 0,6 Kém : A = 0,55 ( Hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào chất lượng cốt liệu ) V.Mác của bê tông Để biểu thị chất lượng bê tông người ta dùng khái niệm mác hay số hiệu. Tuỳ theo tính chất và nhiệm vụ của kết cấu mà quy định mác theo các đặc trưng khác nhau. Mác theo cường độ chịu nén. Mác theo cường độ chịu kéo . Mác theo khả năng chống thấm. VI Những yêu cầu đối với vữa bê tông - Vữa bê tông phải được trộn đều, đảm bảo đủ thành phần cấp phối. - Thời gian trộn, vận chuyển, đổ dầm bê tông phải ngắn nhất. - Vữa sau khi trộn phải đảm bảo yêu cầu của thi công. VII Các phương pháp trộn bê tông Việc trộn bê tông chủ yếu bằng 2 phương pháp là trộn thủ công và trộn bằng máy. Trộn bằng phương pháp nào cũng cần đạt các yêu cầu sau : Vữa phải trộn đều . Trộn đủ thành phần, đúng cấp phối. Thời gian trộn đúng thời gian cho phép. VIII. Đổ bê tông Khi đổ bê tông cần chú ý : Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra, nghiệm thu hệ thống sàn thao tác đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật hay chưa. Trước khi đỏ phải tưới nước sạch sẽ ván khuôn, cốt thép. Kiễm tra máy móc thiết bị, dụng cụ trước khi đổ như : máy tời, dây điện, các thiết bị an toàn… Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ liên tục trong 1 ca, 1 kíp Độ lớn cốt liệu không quá 1/3 đường kính ống dẫn. Nguyên tắc và biện pháp đổ : - Kiểm tra nghiệm thu cốt thép, ván khuôn, dàn giáo, sàn thoa tác, ký biên bản. - Khi đổ chiều cao rơi tự do của bê tông không vượt quá 1,5m - Dùng vòi voi, máng nghiêng, lổ chờ sẵn để đổ - Khi đổ bê tông kết cấu xây dựng phải đổ từ trên xuống - Khi đổ ta phải đổ từ xa rồi đến gần - Khi đổ bê tông khối lượng lớn, có kết cấu dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp - Những cột bê tông đổ hư thì phải ngưng đổ, tháo một mặt coffa và cào sạch bê tông bên trong ra ngoài, chỉnh lại cốt thép, đóng mặt coffa còn lại, tiến hành cột rồi mới đổ bê tông lại. IX Đầm bê tông Mục đích của việc đầm bê tông là đảm bảo cho bê tông đồng nhất, chắc đặc, không có hiện tượng rổng bên trong, rổ bên ngoài, tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép. Trong đầm bê tông thường sử dụng hai phương pháp đầm là : Đầm bằng thủ công : phương pháp này sử dụng cho khối lượng bê tông ít, đòi hỏi chất lượng bê tông không cao, công cụ chủ yếu là đầm gang, xà beng, thanh thép. Đầm bằng cơ giới : Là đầm dùi bằng động cơ điện hoặc động cơ điêzen để phòng khi không có điện. Khi đầm thì toàn bộ bề mặt của bê tông phải được đầm tránh để lại lổ rỗng trong lòng bê tông. Đối với sàn khu vệ sinh thì phải đổ thấp hơn cốt của nền nhà và phải đầm chặt hơn để tránh hiện tượng thấm nước. Tất cả các loại bê tông sau khi đổ xong phải được bảo dưởng trong 1 thời gian dài. X Bảo dưởng bê tông Bảo dưởng bê tông là tạo điều kiện tốt nhất cho bê tông phát triển cường độ. Điều kiện đó là môi trường và chế độ bảo vệ. Môi trường để bê tông bảo dưởng tốt là nhiệt độ, độ ẩm, và chế độ chống va đập mạnh khi bê tông chưa đạt cường đô. Bảo dưởng bê tông bao gồm cả về mùa đông lẩn mùa hè. Về mùa hè ta phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho bê tông. Nếu nhiệt độ quá cao ta phải tưới nước thường xuyên hơn đồng thời dùng bao tải, rơm, mụn cưa để đắp rải lên bê tông. Về mùa đôngdo nhiệt độ thấp làm cho quá trình ninh kết chậm lại. Do đó phương pháp bảo dưởng là đắp bao tải, rơm, mụn cưa lên để giử nhiệt độ. XI Tháo dở ván khuôn Sau khi bê tông đã đạt được một cường độ nhất định thì ta tiến hành tháo dở khuôn. Thời gian tháo dở ván khuôn phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, loài xi măng. Thời gian tháo cho mùa hè khác với mùa đông, thời gian tháo cột khác với thời gian tháo dầm sàn, nó được thực hiện theo quy định ban hành. Tháo ván khuôn chịu lực cho phép khi bê tông đạt cường độ theo tỷ lệ phần trăm so với cường độ thiết kế như sau : Đối với tấm, sàn, vòm thì nhịp dưới : 20m : 50% Đối với dầm, dàn thì nhịp dưới 8m : 70% Đối với sàn, vòm nhịp 2-6m : 70% Đối với dầm, sàn, nhịp lớn hơn 8m : 100% Nói chung khi tháo khuôn cần nghiên cứu kỹ thuật truyền lực trong hệ ván khuônđã lắp để tháo dở an toàn. Thông thường người ta tháo dở ván khuôn theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau, lắp sau thì tháo trước . Ván khuôn chịu lực thì tháo sau. Khi dở ván khuông để đà và vụn rơi tự do mà phải hạ từng bộ phần, bộ phận còn lại phải ổn định. XII. Biến dạng nhiệt Đây là biến dạng thể tích do nhiệt độ thanh đổi. Giá trị trung bình của hệ số giản nở vì nhiệt của bê tông vào khoảng 1x105 / độ. XIII An toàn lao động + Thi công coppha dàn giáo . -Phải đảm bảo chân cột chống coppha tỳ lên nơi chắc chắn, nếu tỳ lên nền đất thì phải tỳ lên lớp ván lót hay thanh dầm phân bố lực. -Phải giằng chống hệ dàn giáo ổn định, các mối nối phải liên kết chắc chắn. -Bất kỳ vị trí nào cũng phải đảm bảo cột dàn giáo thật thẳng đứng. -Không được gò ép các thanh giằng mà phải điều chỉnh độ thẳng đứng và độ ngang của dàn giáo cho đến khi lắp thanh giằng để dàng. -Đặt hệ giằng chéo trong mặt phẳng ngang của dàn giáo không gian. -Chiều cao các dàn giáo trụ lớn hơn 3 lần chiều rộng nhỏ nhất thì phải giằng chúng lại với nhau. -Kiểm tra tốc độ và vị trí đổ bê tông sao cho tảI trọng lên coppha không quá tải trọng thiết kế. -Việc tháo dở dàn giáo, coppha sàn sau đó đặt lại cây chống đở đưới phải hết sức thận trọng. Tiến hành tháo dở trong từng vùng chịu lực hạn chế và chống đở ngay tức thì. Không đặt các tải trọng thi công khác lên trên bê tông chưa cứng rắn hoàn toàn. +Thi công cốt thép Máy gia công cốt thép đặt ở vị trí gần với vật liệu, do công nhân chuyên nghiệp sử dụng. Nơi đặt tời kéo căng các cuộn thép phải được che chắn, cách xa đường đi lại, trước khi kéo phải kiểm tra dây cáp thép kéo và kiểm tra nối dây cáp với đầu dây nối cắt thép . Võ các động cơ, máy điện phải được tiếp đất. Kiểm tra lại võ cách điện của thanh kẹp giữa que hàn và của đường day điện trước khi hàn. Đóng mở mạch điện hàn bằng cầu giao che kín. Người thợ hàn phải được trang bị quần áo, găng tay phòng hộ, mặt nạ kính đen bảo vệ mắt khỏi tia hàn. Phải sơ tán vật liệu dể cháy. Trước khi thi công hàn trên cao, không tiến hành khi mưa giông, che mưa cho thiết bị hàn. Phải có quạt, ánh sáng đầy đủ thông gió khi tiến hành hàn trong hầm và khu vực kín. +Lắp đặt cốt thép phải chú ý: - Lắp đặt cốt thép cho cấu kiện như cột, tường thì 2m trên cao phải có 1 sàn thao tác, rộng trên 1m, có lan can cao 0,8m. Côngnhân không được đứng trên khung thép để buộc và hàn. - Đi lên cốt thép theo đường ván gỗ, rộng khoảng 0,3 – 0,4m đặt trên các giác niễng. - Không được xếp quá nhiều cốt thép trên sàn. - Khi vị trí đặt cốt thép hay bên dưới đường dây dẫn điện thì phải có biện pháp chống người cột thép đụng vào dây điện. +Thi công bê tông Dàn giáo, sàn công tác : Khi thi công phải luôn kiểm tra, xem xét giàn giáo ổn định, chắc chắn hay không, nếu không thì phải sửa cẩn thận rồi mới tiến hành thi công, sàn công tác cao phải có tay vịn. Bê tông : Công nhân điều khiển máy vận thăng phải nhìn thấy chổ tiếp vận bên dưới và chổ tháo dỡ bên trên cao, sử dụng bộ đàm cho việc liên lạc. Trước mỗi ca đổ phải thử máy bơm và vòi voi đảm bảo không xảy ra sự cố,đảm bảo thông tin liên lạc giữa chỉ huy đổ và vận hành máy bằng bộ đàm. Sử dụng các loại đầm rung phải đi ủng và sử dụng găng tay cao su. Sau khi đầm phải làm sạch đầm khỏi hồ bằng cách lau khô. Không sử dụng nước. Khi di chuyển để đầm phải tắt máy đầm không kéo lề đùi bằng cán mềm lúc di chuyển. +Công tác xây Khi làm việc trên dàn giáo thì vị trí thay đổi theo vị trí xây và làm việc ở độ cao khá lớn nên cần phải đảm bảo an toàn và thuận lợi cho công tác. Cao trình người thợ xây không thấp quá 2 hàng gạch so với cao trình sàn. Dàn giáo phải có lan can ít nhất 0,8m và đóng vào phía trong. Đảm bảo không xếp vật liệu quá tải lên sàn và phải theo quy địnhvề khối lượng và sơ đồ bố tr KINH NGHIỆM RÚT RA SAU KHI THỰC TẬP Đối với công trình khi thi công thì khâu đảm bảo an toàn lao động luôn được chú ýđúng mức, ở đây công trình đang thi công ở phần móng và phần hoàn thiện nhưng vấn đề an toàn lao động cũng cần được lưu ý. Mỗi người công nhân đều được thường xuyên học tập và nhắc nhở về các quy cách an toàn lao động tại công trường. Vật liệu luôn được thu gọn trên mặt bằng thi công công trường. Do giai đoạn thi công trong thời gian này chủ yếu là cột móng và hoàn thiện, khối lượng chủ yếu là thi công bê tông và vữa coppha khi gia công hay tháo dở được thu dọn để tránh ách tắc lối đI lại của công nhân trên công trường. Nói chung vấn đề an toàn lao động trên công trường luôn được đảm bảo tốt không có vấn đề gì xảy ra ngiêm trọng. Ra công trình em được làm quen với thực tế ở công trình, đọc và hiểu được môtị số ít bản vẽ kỹ thuật. Phương án tính toán kết cấu các biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công. Để liên hệ với lý thuyết đã học ở trường với thực tế sãn xuất ở các cơ sở làm quen với tác phong làm việc của người cán bộ kỹ thuật xây dựng. Qua thời gian thực tập công nhân tuy ngắn nhưng đã giúp em học hỏi và tiếp thu được nhiều điều bổ ích cho mình : Có ý thức học tập và tìm hiểu được nhiều vấn đề luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ công trường giao cho. Có quan hệ tốt với cán bộ công nhân tại quá trình học tập Khiêm tốn học hỏi tư cách đạo đức tác phong làm việc của người cán bộ kỹ thuật tại công trường. Khi đén công trường đã chấp hành đầy đủ nội quy của công trường và nhà trường đã đề ra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuctapcongnhan_48_4016.doc