Báo cáo Thực tập công nhân công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Qua một tháng thực tập công nhân tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng cùng với sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị cán bộ kỹ thuật trong công ty, em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi và suôn sẻ. Bài cáo cáo thực tập này được hoàn thành dựa vào kiến thức tổng hợp thu được trong quá trình em học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty và qua các tài liệu tham khảo.

pdf29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công nhân công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 1 CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG I. Giới thiệu công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng Công ty Nhựa Đà Nẵng trước đây là cơ sở tư nhân và được thành lập sau gần 1 năm Đà Nẵng giải phóng (ngày 22/01/1976). Lúc mới thành lập có tên là Xí nghiệp Nhựa Đà Nẵng. Thương hiệu Danaplast đã được Thủ Tướng Chính Phủ kí duyệt ngày 04/08/2000 do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và kiểu dáng Công Nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam bảo hộ. Ngoài ra công ty còn được Bộ Thương Mại kiểm tra và bảo hộ thông qua số lượng cổ phiếu của công ty được niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng là sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ chất dẻo, kinh doanh các sản phẩm vật tư nguyên liệu và các phụ gia ngành nhựa. Trong quá trình hoạt động vừa sản xuất vừa tích luỹ cho tái đầu tư, đến nay công ty đã hoàn thiện toàn bộ từ cơ sở hạ tầng nhà xưởng, đường nội bộ trong diện tích 1.57 ha. Hiện nay công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường: Nhóm sản phẩm bao bì xi măng, túi xốp, các loại ống nước, HDPE, PVC, bao dệt PP. Công ty Nhựa Đà Nẵng đã trãi qua gần 38 năm hoạt động kinh doanh. Nay trở thành Công ty nhựa lớn của Miền Trung. Đây là kết quả của sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty và sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương. Tuy sản phẩm của Công ty vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và TP HCM nhưng đã đáp ứng một số lượng rất lớn, chiếm 50% sản phẩm bao dệt và ống nước... Với bề dày kinh nghiệm như vậy, cùng với một đội ngũ công nhân lành nghề và máy móc thiết bị hiện đại, hy vọng trong tương lai không xa sẽ đưa Công ty Nhựa Đà Nẵng phát triển hơn nữa, sản phẩm của Công ty sẽ xuất khẩu sang nhiều nước. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 2 Chương I: Sản xuất ống HDPE II. Sản xuất ống nhựa HDPE Nguyên liệu Hạt PE với nhiều loại có tỷ trọng khác nhau. 2.1 Thiết bị - Thùng chứa nguyên liệu - Bình chứa hạt PE và sấy - Máy đùn trục vít : 1 trục + Tốc độ đùn từ 2,6 đến 2,65 mét/phút. + Tốc độ quay của trục vít là 460 vòng/phút. - Máy kẻ chỉ màu - Máy làm mát chân không có paromet tạo chân không: Nhiệt độ làm mát bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh. - Thiết bị làm mát bằng nước: Nhiệt độ nước khoảng 34-37oC - In nhãn máy cuốn và đánh thành cuộn 2.2 Dây chuyền sản xuất + Quy trình công nghệ sản xuất ống nước và tấm lợp của Công ty được thực hiện trên dây chuyền tự động thực hiện theo công nghệ đùn liên tục sản phẩm. + Các loại sản phẩm ống nước: HDPE có đủ các cỡ từ 20-1200 mm tương ứng với các loại đầu lò khác nhau khi được gá lên máy. Nguyên liệu Sấy Nóng chảy tại Xilanh Đùn Làm nguội Máy in nhãn Máy kéo Đánh cuộn Thu sản phẩm Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 3 Nguyên lý hoạt động Nhựa nguyên liệu được máy hút hút lên bình chứa trên cao. Tại đây nhựa được sấy ở 80oC để loại hơi ẩm có trong nhựa. Sau đó nhựa được trút xuốngbộ phận máy đùn 1 trục vít. Máy đùn một trục vít, nhiệt độ máy đùn trục vít chia làm 5 vùng, nhiệt độ từ vùng 1 đến vùng 5 là khác nhau. Vùng 1 là 170oC, tại đây nhựa bắt đầu nóng chảy. Vùng 2 là 1850C độ nhớt của nhựa giảm đi. Vùng 3,4,5 là 1900C là nhiệt độ nhựa nóng chảy có độ nhớt phụ hợp để đùn thành ống. Trong 5 vùng này, nhựa được chảy dẻo trong xylanh và được đùn qua đầu định hình để tạo ống. Trước khi ra khỏi đầu đùn có hệ thống làm chỉ màu cho ống, là hệ thống vuông góc so với xilanh, có bình chứa nhỏ chứa các hạt màu trộn với PE trắng, hệ thống đùn trục vít có 3 vùng, vùng 1 có nhiệt độ 1750C, nhựa bắt đầu nóng chảy, vùng 2 tăng lên 1800C và vùng 3 là 1820C. Nhựa màu được đùn cùng với nhựa HDPE trên rãnh ở đầu tạo hình để kẻ đường chỉ màu cho ống. Chỉ màu được đùn thành hai đường đối xứng. +Sau khi ra khỏi đầu đùn, ống được kéo qua hệ thống chân không (Có cột Paromet tạo chân không ) để ổn định hình dạng, kích thước của ống, hệ thống chân không có 2 vùng, nhiệt độ làm mát chân không 34 đến 370C, áp lực chân không 0,18 MPa. Ống tiếp tục được làm lạnh bằng nước ở 34oC rồi được máy cuộn đánh thành cuộn. Thu sản phẩm. Đặc điểm sản phẩm Ống luồn đàn hồi hiệu được làm từ nhựa HDPE và một số hóa chất khác, đạt tiêu chuẩn BS EN 50086-2-2 nên có những ưu điểm sau: -Chống ăn mòn: không bị ăn mòn điện hóa, chịu được độ ẩm cao, chống thấm nước, chống axit ăn mòn và chịu được hầu hết các chất hóa học thông thường khác. -Chống gặm mòn: Trong thành phần cấu tạo có các hóa chất đặc biệt để diệt trừ mối mọt, chống sự cắn phá của các loại côn trùng. -Chịu va đập, dễ dàng uốn cong và chịu được lực nén cao theo tiêu chuẩn, bảo vệ dây điện an toàn. Cách điện an toàn khi lắp đặt, có khả năng chống cháy. -Trọng lượng nhẹ, đóng gói từng cuộn dễ dàng trong vận chuyển và lắp đặt. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 4 CHƯƠNG II. Sản xuất ống PVC 1.1. Nguyên liệu Nguyên liệu chính để sản xuất ống PVC là bột PVC và PVC phế phẩm. Công thức cấu tạo: PVC là nhựa nhiệt dẻo có cấu tạo vô định hình, trong công nghiệp sản xuất ở dạng bột, tỷ trọng 1,4g/cm3, chiết suất ở 200C là 1,544. Có dạng bột màu trắng, dễ tạo màu. PVC là một loại polymer bền vững về cấu trúc hoá học, chỉ khi đốt cháy mới bị phân hủy thải ra khí độc. Do vậy nhựa PVC không dùng để sản xuất sản phẩm đựng thực phẩm, mà để sản xuất sản phẩm thông dụng: ống nước cứng, ống nước mềm… PVC có khả năng chịu thời tiết tốt, độ bền chịu lão hoá cao. Tính cách điện tần số cao kém (do có thành phần dẫn điện Cl). Độc do HCl thoát ra khi PVC bị phân huỷ. PVC có tính chất thuận lợi cho việc ngăn chặn sự lan nhanh của ngọn lửa vì PVC là nguyên liệu không dễ cháy. Vì khi cháy sẽ sinh ra Cl .. Ngăn cản sự cháy. Do PVC có lượng cacbon thấp nên khi cháy ít nhiệt sinh ra, do đó hạn chế được sự lan rộng của ngọn lửa. Các khoảng nhiệt độ quan trọng của PVC: - Nhiệt độ phân hủy, Tph = 130 – 1500C. - Nhiệt độ chảy mềm, Tcm = 150 – 1600C. - Nhiệt độ hóa thủy tinh, Tg = 80 – 950C. 1.2. Phụ gia hoá chất Để tăng cường một số tính năng của sản phẩm nhựa hoặc cải thiện quá trình gia công người ta thường sử dụng phụ gia. Tác dụng của phụ gia: làm giảm thời gian nóng chảy của hỗn hợp nguyên liệu gia công, tăng độ bóng bề mặt sản phẩm, giảm độ sần sùi của bề mặt, làm hỗn hợp nguyên liệu đồng đều hơn trong gia công, tăng tính chịu cường lực của sản phẩm, ổn định màu sản phẩm do có khả năng trung hòa hơi HCl tạo ra trong quá trình lão hoá của PVC. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 5 Giới thiệu về hoá chất trong quá trình sản xuất ống nhựa ba lớp 1.2.1. Bột đá (CaCO3) Có 2 loại bột đá nặng và bột đá nhẹ Tên hoá học: Calsium carbonate Tiêu chuẩn kỹ thuật (loại bột đá nặng) - Hàm lượng CaCO3, 98.5 % - Fe2O3, 0.05% - Độ trắng, 96% - Tỷ trọng đổ đống, 0.97 g/cm3 - Độ ẩm, Max 0.15% - Độ thấm dầu lanh, 32  2 ml/100 - Độ thấm dầu DOP, 42 2 ml/100 - Độ thấm nước, 33ml/100 - pH, 7.5 - Cỡ hạt trung bình, 9.5  m Tiêu chuẩn kỹ thuật (loại bột đá nhẹ) - Hàm lượng CaCO3, 99% - Fe2O3, 0.05% - Độ trắng, 95% - Tỷ trọng đổ đống, 0.3-0.5 g/cm3 - Độ ẩm, Max 0.3-0.35 - Độ thấm dầu lanh, 52-115ml/100 - Độ thấm dầu DOP, 1.3-2.5 ml/100 - Độ thấm nước, 65ml/100 - pH, 8-9 - Cỡ hạt trung bình, 2.5-4.5  m Công dụng: bột đá có độ mịn cao và có khả năng phân tán tốt, được cho vào PVC để làm chất trợ cho quá trình gia công và cải thiện một số tính chất sản phẩm đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm. 1.2.2. Bột màu Tên hoá học: Pigment - Màu đen: oxit sắt đen - Màu vàng: vàng crom - Màu xanh: oxit crom - Màu tím: dioxazin Công dụng: tạo màu vàng cho sản phẩm Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 6 1.2.3. KN500 Tên hoá học: PVC stabilizer (chất ổn định cho PVC). - Dạng hạt màu trắng - Hàm lượng bay hơi, Max 0.5% - Hàm lượng tro (ASH), 36  1.0% - Tỷ trọng gộp, 0.4 – 0.7 Công dụng: chất ổn định nhiệt cho PVC, ổn định tổng hợp cho vỏ ống làm cho chất lượng sản phẩm ổn định. Trong PVC có hợp chất vinyl nó kết hợp với chất hoá dẻo làm vật liệu mềm dẻo hơn. Trong trường hợp cháy vinyl, thì KN500 sẽ tiếp xúc với nhiệt, chúng tạo các liên kết ngang trong polymer để hình thành lớp than trơ không phản ứng trên bề mặt vật liệu, hỗ trợ ngăn chặn khí cháy bên trong thoát ra ngoài. 1.2.4. ACR201 - Độ nhớt 3.5 – 4.5 - Tỷ trọng gộp  0.4g/ml - Hàm lượng chất bốc  1.0% - Tỷ lệ sót sàng 0.45mm  2.0% Công dụng: chất ổn định, trợ quá trình gia công, đồng thời là chất bôi trơn 1.2.5. TS Tên hóa học: Tribasic Lead Sulphate - Bột trắng - Hàm lượng chì: 80.9 – 82.9% - Độ ẩm: 0.3% max Công dụng: Chất ổn định chì, chất ổn định nhiệt và ổn định quang, khi thêm hợp chất này vào sẽ giúp cho PVC ngăn chặn được sự tách clorua hydro 1.2.6. NS Tên hóa học: Normal Lead Stearate CTPT: Pb(C17H35COO)2 - Màu trắng - Hàm lượng chì, 27.2 – 28.2% - Hàm lượng acide béo( FFA), Max 1.0% - Độ ẩm, Max 0.3% - Khối lượng phân tử: 773.2 Công dụng: Chất ổn định nhiệt và quang, chất ổn định chì 1.2.7. Qplas ( PE-Wax) Tên hóa học: parafin (Polyethylene Wax) Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 7 - Dạng viên nhỏ - Màu trắng - Điểm nóng chảy, 115  50C - Độ nhớt( ở 1400C), Max 100cps - Tỷ trọng, 0.93-0.95g/cm3 - Không có khả năng hòa tan trong nước Công dụng: Chất bôi trơn, làm bóng bề mặt ống. Gồm có chất bôi trơn trong, làm giảm độ nhớt của chất nóng chảy. Chất bôi trơn ngoài để điều chỉnh tính chất trượt của chất nóng chảy ở trong các thiết bị gia công. 1.2.8. Bột nở (EX 13) Tên hóa học: Blowing Agent - Màu trắng - Điểm phân hủy: 200  20C - Thể tích khí: 240 1 ml/g - Cỡ hạt trung bình: 12  1 m - Độ ẩm: Max 0.3% Công dụng: Tạo xốp, nhằm tăng thể tích cho nhựa 1.2.9. CPE Tên hóa học: Chlorinate polyethylene [(CH2)n-CH]-Cl - Tỷ trọng gộp: 30 g/cm3 - Độ nhớt: 24 poise/1000 - Hàm lượng Chlorine: 36% - Sự nóng chảy hợp nhất: 0.2 cal/g - Tinh thể còn dư: 2% - Hàm lượng chất bốc: max 0.2% Công dụng: làm chất hóa dẻo. Chất hóa dẻo là chất trộn với nhựa PVC để làm cho nguyên liệu có độ mềm dẻo, dễ uốn gấp, làm giảm độ dòn ở nhiệt độ thấp, làm giảm nhẹ điều kiện gia công và tăng thời gian sử dụng vật phẩm. 1.10 TC122 Tên hóa học: PVC additive (phụ gia PVC) Công dụng: chất ổn định, chất làm bóng cho vỏ và xốp 1.11 CS3 Tên hóa học: Calsium stearic CTPT: (CH3(CH2)16COO)2Ca Công dụng: chất bôi trơn, làm cứng và ổn định, dùng cho vỏ và xốp Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 8 1.12 Acid hữu cơ Tên hóa học: Stearic acid CTPT: CH3(CH2)16COOH Công dụng: chất bôi trơn, dùng cho xốp 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất ống nhựa PVC Phụ gia Bột màu Máy trộn Phụ gia Bột màu Máy Máy đùn 2 trục vít Đầu tạo hình Thùng định hình chân không Bể làm mát Hệ thống kéo xích 3 sợi Máy in chữ, số Máy cưa hành tinh Hệ thống hút bụi cắt Máng đựng ống Kho chứa Phế phẩm đã nghiền Hệ thống nong đầu ống Phế phẩm Thành phẩm KCS Bột PVC Bột đá Nghiền phế phẩm Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 9 2.2. Các giai đoạn chính trong quy trình sản xuất ống nhựa 2.2.1. Công đoạn cân nguyên liệu hóa chất Đây là công đoạn đầu tiên trong của quá trình sản xuất. Bột PVC, bột đá, các loại phụ gia, hóa chất và phế phẩm sẽ được cân định mức theo đơn phối liệu. Tùy theo yêu cầu của mỗi loại sản phẩm mà các nguyên liệu sẽ được định mức theo tỉ lệ khác nhau. Sau đây là một số đơn phối liệu cho một số loại ống * Đơn phối liệu cho ống nước Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng Bột PVC 100kg ACR 0,5kg Bột đá 25kg PAWx 0,4kg Phế phẩm 15 – 20kg Màu trắng 0,22kg KN500 3kg Màu đen 0,0053kg CPE 1,5kg Màu xanh 0,0016kg CS3 0,2kg Màu tím 0,0005kg * Đơn phối liệu cho ống viễn thông 1 lớp Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng Bột PVC 100kg ACR 1,2kg Bột đá 25kg CS3 0,2kg Phế phẩm 15 – 20kg PWAx 0.3kg TS 0,3kg Màu vàng 0,32kg KN500 2,7kg Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 10 * Đơn phối liệu cho ống viễn thông 3 lớp (Lớp xốp) Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng Bột PVC 100kg CS3 0,18kg Bột đá 25kg PWAx 0,5kg Phế phẩm 15 – 20kg Acid 0,5kg TS 2,9kg Bột nổi 0,3kg ACR 2,0kg Màu vàng 0,22kg NS 1,0kg (Lớp vỏ và lớp trong) Tên nguyên liệu Khối lượng Tên nguyên liệu Khối lượng CPE 1,01kg Acid 0,15kg KN500 2,5kg NS 0,4kg CS3 0,18kg Màu vàng 0,32kg PWAx 0,4kg 2.2.2. Công đoạn trộn nguyên liệu Bột PVC, bột đá và các phụ gia, bột màu sau khi cân định mức sẽ được đưa vào máy trộn nhằm phân tán các loại nguyên liệu đều vào nhau. Công đoạn trộn được thực hiện trên máy trộn bột cao tốc. Trình tự vận hành máy Khi cân xong, công nhân cho hết vào phễu cấp liệu (1) trừ hoá chất, lúc này công tắc ở bảng tụ điện đều đóng trừ công tắc nguồn Có hai chế độ trộn bột: chế độ tự động, chế độ tay động * Chế độ tự động: Các bước thực hiện: - Đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu. - Cài đặt các thông số: nhiệt độ trộn, thời gian trộn cho thùng trộn nóng và trộn nguội. - Bật công tắc nguồn máy sẽ tự động trộn theo thời gian và nhiệt độ đã cài đặt, kết thúc quá trình trộn, máy sẽ tự động xả bột xuống phểu chứa. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 11 * Chế độ tay động: các bước thực hiện - Đổ nguyên liệu vào phễu cấp liệu. - Chuyển đồng hồ đo nhiệt độ ở ben xả nóng và ben xả nguội sang chế độ mở. - Bật công tắc vít tải sang chế độ mở. Lúc này hai môtơ hút sẽ chuyển nguyên liệu từ phểu cấp liệu lên ben cấp liệu. - Bật công tắc vít tải sang chế độ đóng. - Khởi động mô tơ trộn nóng. - Mở van nước làm mát cho ben trộn nóng. - Chuyển ben cấp liệu sang chế độ mở. Khi này nguyên liệu từ ben cấp liệu sẽ đưa xuống ben xả nóng. Nguyên liệu trong ben xả nóng được đảo trộn đều nhờ cánh khuấy bên trong ben. - Đóng ben cấp liệu, cho hoá chất vào ben cấp liệu khi nhiệt độ trong ben trộn nóng được 90oC. - Mở ben cấp liệu khi nhiệt độ trong ben trộn nóng được 95oC Hoá chất được cấp cho mẻ trộn nhờ bước này. Khi cho hoá chất vào ben cấp liệu phải mở và đóng nắp ben cho cẩn thận. - Bật môtơ trộn nguội và mở ben xả nóng khi nhiệt độ ở thùng trộn nóng đạt được 130oC (đối với nguyên liệu tạo xốp) hoặc 140oC (đối với nguyên liệu tạo vỏ ống). - Mở 2 van nước làm mát cho ben xả nguội. Nguyên liệu từ ben trộn nóng được chuyển xuống ben trộn nguội nhằm làm giảm nhiệt độ cho nguyên liệu được nhanh hơn. - Xả bột từ ben làm nguội ra bao khi nhiệt độ trong ben giảm xuống còn 58oC. Nhiệt độ trong ben lớn hơn 58oC khi xả bột ra ngoài làm cho nguyên liệu bị vón cục. - Đã kết thúc một mẻ trộn. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 12 Hình1 : Máy trộn bột cao tốc (1) Phểu chứa. (2) Môtơ hút.(3) Phểu cấp liệu. (4) Thùng trộn nóng. (5) Ben xả nóng. (6) Thùng trộn nguội.(7) Ben xả nguội. (8) Môtơ truyền động. (9) Giá đỡ. (10) Tủ điều khiển. Thùng trộn nóng và thùng trộn nguội có hai lớp. Có một khoang trống chứa nước ở giữa hai lớp này. Vỏ ngoài của thùng được gắn một hệ thống ống làm mát nhằm làm giảm nhiệt trong quá trình trộn. Máy trộn nguội có thêm hệ thống làm mát ống xoắn ruột gà. 2.2.3. Công đoạn trộn đùn Công đoạn đùn được thực hiện trên máy đùn 2 trục vít. Nguyên liệu sẽ được nạp vào phểu nạp liệu và đi vào trục vít nhờ trọng lực và sự quay của 2 trục vít. 8 6 4 1 2 3 7 5 9 8 10 Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 13 Hình 2: Hệ thống máy đùn 2 trục vít (1) Môtơ chính (2) Môtơ hút (3) Phểu đùn (4) Trục đùn (xilanh) (5) Đầu tạo hình (6) Bệ máy (7) Tủ điện - Bột sau khi được trộn xong được cho vào phễu đựng liệu của máy đùn dọc và máy đùn ngang, bột trộn cho lớp vỏ thì đổ vào phễu đựng liệu máy đùn dọc, bột trộn cho lớp xốp thì đổ vào phễu đựng liệu máy đùn ngang, không được đổ lộn nhau sẽ không đùn được. Bật công tắc nguồn của hai máy đùn, cài nhiệt độ ở các nòng và các khuôn của hai máy đùn khi nhiệt độ ở các nòng và các khuôn đạt đến nhiệt độ cài đặt thì ta bật môtơ hút để hút nguyên liệu từ phễu đựng liệu lên phễu nạp liệu, bơm tự động hút nguyên liệu lên phễu nạp liệu, khi nguyên liệu được hút lên đầy phễu thì bơm sẽ tự động tắt, đến đủ thời gian cài đặt thì bơm sẽ tự động bật và hút nguyên liệu lên. Nguyên liệu ở phễu nạp liệu sẽ được vận chuyển xuống vùng nhập liệu nằm trong xilanh, người vận hành có thể điều chỉnh được số lượng nguyên liệu từ phễu nạp liệu xuống vùng nhập liệu bằng nút điều chỉnh vít cấp liệu ở trên bảng tụ điện, ở trong vùng này nguyên liệu đựơc cách nhiệt khỏi các vùng khác của xilanh và được làm nguội bằng nước lạnh để ngăn không cho chất dẻo bị chảy ở gần nó, tránh ảnh hưởng tới việc cung cấp vật liệu cho máy, nguyên liệu ở đây sẽ được đẩy tới vùng làm nóng chảy nhờ hệ thống đùn hai trục vít nằm trong xilanh, hai trục vít này quay được là nhờ môtơ quay nối qua bộ phận giảm tốc, hai trục vít được bao bọc bởi xilanh, giữa thành xilanh và đầu 6 7 3 5 4 2 1 Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 14 cánh vít có khe hở hẹp, như vậy giữa trục vít và xilanh không tiếp xúc với nhau, trên thành xilanh người ta đặt các điện trở gia nhiệt thành từng đoạn để ổn định nhiệt. Khi trục vít đùn, đùn nguyên liệu tới các vị trí được gia nhiệt trong đó có lắp đặt hệ thống hút chân không nhằm để hút hết không khí lẫn trong nguyên liệu và nhằm làm giảm độ ẩm của nguyên liệu trước khi tới các vị trí khuôn và đầu tạo hình, ở đây nguyên liệu được làm nóng chảy và chuyển hoá sẽ được đẩy qua các khuôn và đi đến đầu tạo hình, trên các khuôn và đầu tạo hình có đặt các điện trở gia nhiệt có thể điều chỉnh được. 2.2.4. Công đoạn định hình chân không Thùng định hình chân không a) Cấu tạo (1) Thùng chân không (2) Nắp thùng (3) Đồng hồ chân không (4) Tủ điều khiển (5) Ray máy (6) Giá đỡ ống (7) Vòi phun sương Hình 3: Hệ thống định hình chân không Ray máy giúp cho thùng chân không có thể chuyển động tới lùi. Vòi phun sương nhận nước từ bơm phun vào thùng để làm nguội ống. b) Nguyên tắc hoạt động Khi ống được kéo qua thùng chân không, tại đây ống được cố định hình dạng của sản phẩm theo đúng kích thước đến khi ống đông cứng lại. Trong bình chân không có hệ thống hút chân không nhằm định hình sản phẩm (tạo đọ tròn cho sản phẩm). Áp suất chân không trong ống là 10 – 20 kgf/cm2. Ống được làm nguội nhờ hệ thống phun sương có gắn gần thành thùng. 3 1 5 2 4 6 7 Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 15 2.2.5. Thùng làm mát Cấu tạo: (1) Thùng làm mát (2) Nắp thùng (3) Bơm (4) Vòi phun (5) Ray má (6) Bệ máy Hình 4: Thùng làm mát Nguyên tắc hoạt động Khi ra khỏi thùng chân không, ống được chuyển đến hệ thống làm mát bằng nước lạnh. Tại đây ống được làm nguội triệt để hơn nhờ hệ thống phun mưa nằm gần thành thùng. Nhờ vậy ống được cứng hơn để thực hiện các công đoạn tiếp theo như kéo, cắt ống và nó sẽ không làm trầy xước bề mặt ống. 2.2.6. Máy kéo ống (Bo kéo) Nguyên tắc hoạt động Khi ra khỏi hệ thống làm mát ống được chuyển đến hệ thống kéo ống. Bề mặt của xích kéo được gắn cao su mềm để tránh trầy xước cho ống, các sợi xích này chuyển động được nhờ động cơ. Tốc độ của xích kéo có thể điều chỉnh được sao cho phù hợp với tốc độ đùn. Các sợi xích có thể chuyển động tịnh tiến nhằm tạo độ mở thích hợp cho các đường kính ống khác nhau. 4 2 1 Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 16 2.2.7. Hệ thống in chữ và số Ống sau khi ra khỏi bo kéo sẽ được qua công đoạn in. Ở đây sử dụng hệ thống in phun. Tốc độ phun mực của đầu phun phụ thuộc vào tốc độ kéo của bo kéo, nếu tốc độ bo kéo quá lớn chữ sẽ bị nghiêng. Hình 5: Hệ thống in phun 2.2.8. Hệ thống cưa ống và khay lật ống Nguyên tắc hoạt động Hệ thống kéo ống, đưa ống nhựa qua hệ thống cưa hành tinh và đi đến khay lật ống. Khi đến khay lật ống, đầu ống sẽ chạm vào bộ cảm biến cắt ống.Vì vậy, ống được kẹp chặt bởi các má kẹp thông qua các ben hơi kẹp ống và đồng thời hai ben hơi cắt sẽ ép xát dao cắt vào thành ống. Dao cắt được gắn vào mâm cắt và chuyển động nhờ môtơ. Hệ thống mâm cắt sẽ quay tròn nhờ một môtơ, khi quay được một vòng là ống đã được cắt xong. Lúc này, ben hơi cắt và ben hơi kẹp sẽ được nhả ra. Một ben hơi đẩy lùi sẽ đưa máy cắt về vị trí ban đầu. Trong quá trình cắt ống, mâm cắt sẽ kẹp chặt ống. Nhờ vậy, mâm cắt chuyển động đồng tốc với modul kéo theo chiều ống, nhờ lực của hệ thống kéo ống. Khi cắt ống, bụi sẽ được hút ra bao gom bụi nhờ một môtơ hút. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 17 Quá trình cắt kết thúc, ống tiếp tục di chuyển trên khay lật. Đầu ống sẽ chạm vào bộ cảm biến lật, lật ống hạ xuống và ống chuyển đến bộ phận nong đầu ống. 2.2.9. Công đoạn nong đầu ống Quá trình cắt kết thúc, ống tiếp tục di chuyển trên khay lật. Đầu ống sẽ chạm vào bộ cảm biến lật, lật ống hạ xuống và ống chuyển đến bộ phận nong đầu ống. Trước khi nong đầu ống được gia nhiệt để làm mềm, sau đó đưa vào bộ phận đầu nong. Hình 6: Hệ thống nong đầu ống 2.2.10. Khâu kiểm tra thử mẫu (KCS) Sau khi ống được nong đầu ống sẽ chuyển qua khâu KCS để tiến hành kiểm tra xem ống có đạt chất lượng hay không để đưa vào kho. Kết quả thử nghiệm:  Ngoại quan (quan sát trực tiếp): - Ống có màu vàng đồng nhất - Bề mặt bên trong và bên ngoài ống trơn, bóng - Hai mặt cắt phải vuông góc với trục ống  Khối lượng ống (cân) dao động từ 9.5 - 10kg là phù hợp  Chiều dài ống (thước đo > 6m): 6000mm  5  Bề dày (thước kẹp điện tử): 5.0mm 0.2  Đường kính ngoài (thước đo): 110mm 0.2 Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 18 Phương pháp kiểm tra Dụng cụ Tiêu chuẩn cho phép Độ bền va đập Dùng búa treo ở h = 2m (6lần/6điểm/mẫu) Búa nặng 2.25kg  10% Lực chịu nén khi biến dạng đường kính 5% Dùng lực nén Máy đo lực  190: không vỡ Độ dãn dài Dùng lực kéo máy  5%: không có vết nứt Độ bền vicat Đo trực tiếp hệ thống nung nhiệt( vicat kế)  800C Độ bền hoá học ddH2SO4 30% ddHNO3 40% ddNaOH 40% ddNaCl 10% Ngâm trong dung dịch Thùng nhựa Không bị phai màu Độ hấp thụ nước Ngâm nước ở 600C trong 6giờ Thùng nhựa Không thấm nước Các khâu kiểm tra trên được tiến hành ở phân xưởng sản xuất Các khâu kiểm tra trên được gửi mẫu đo, trong phân xưởng chưa có thiết bị đo. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 19 Chương 3. Sản xuất bao PP 3.1. Dây chuyền sản xuất sợi PP 3.2. Thuyết minh dây chuyền kéo sợi PP Trộn đều hỗn hợp gồm nhựa, phế phẩm xay, chất cải biến, bột màu (nếu cần). Sau đó được bơm hút lên bộ phận sấy nhựa (mỗi lần hút 45 giây), nhiệt độ nạp liệu 650C. Giữ bô phận gia nhiệt cho phối liệu chuẩn bị đưa vào bộ phận ép đùn trục vít có bộ phận làm nguội cục bộ bằng nước nhằm không cho nhựa đóng dính hay chống lại sự bó nhựa, phần này còn có tác dụng là khi nhiệt độ tăng cao thì nước bốc hơi tạo áp lực góp phần đẩy nhựa. Thân của máy ép đùn trục vít gồm có 1 xilanh hình trụ, bên trong có 1 vít xoắn nhằm đẩy nhựa theo chuyển động của trục vít. - Nhiệt xi lanh được chia làm 5 vùng Xylanh I: 2150C Xylanh II: 2300C Xylanh III: 2450C Xylanh IV: 2500C ADAPTOR: 2550C Hỗn hợp được trộn đều và làm nóng chảy. Tại đây phối liệu đã nóng chảy hoàn toàn , tiếp tục được xoáy trong xilanh thành chuyển động thẳng. Sau đó nhựa được đẩy xuống các đầu lỗ tạo thành màng theo yêu cầu. - Đầu đùn có 5 đầu lỗ Đầu lò I: 260 Đầu lỗ II: 2550C Đầu lỗ III: 2550C Đầu lỗ IV: 2600C Nguyên liệu PP Máy đùn tạo màng Hệ thống làm mát Hệ thống kéo căng, tạo sợi Hấp sợi Các trục kéo căng sợi Dàn đánh ống sợi Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 20 Đầu lỗ V: 2650C - Màng mỏng PP được tạo thành được đi qua hệ thống làm mát bằng nước, sau đó đi qua dàn cuốn sơ bộ, dàn này có tác dụng kéo màng và làm khô màng. Tại dàn cuốn có găn các lưỡi dao để tạo sợi. Dàn cuốn sơ bộ có găn các lưỡi dao để cắt thành sợi. - Sợi sau khi tạo thành được đưa qua hệ thống hấp sợi, nhiệt độ hấp sợi 1400C, hệ thống có tác dụng kéo dãn sợi, làm cho sợi mỏng nhỏ, làm duỗi thẳng các mạch phân tử polymer, kích thước của sợi theo yêu cầu được điều chỉnh trên hệ thống kéo căng sợi trên các trục cuốn có tốc độ 750v/p. Sợi được đánh vào ống (1300v/p) để chuẩn bị cho công đoạn dệt bao. Hệ thống kéo căng sợi trên trục cuốn Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 21 3.2.1. Dây chuyền sản xuất bao 3.2.2. Thuyết minh dây chuyền sản xuất bao Những ống sợi được đặt trên hệ thống nhả sợi, hệ thống này cung cấp sợi cho máy dệt bao. Máy dệt sợi đan sợi thành dạng ống bao sau đó được cuộn vào 1 cuộn nhờ hệ thống cuốn. kích thước của tùng loại bao tùy thuộc vào loại máy dệt. + Đối với bao không cán lớp nhựa: Bao sau khi dệt xong được công nhân cắt bao theo kích cỡ quy định, có hai cách cắt bao đó là dùng dây thép gia nhiệt hoặc bằng dao cắt sau đó chuyển đến phân xưởng may bao. + Đối với bao yêu cầu cán lớp nhựa (bao đường,…): cuộn bao được chuyển đến hệ thống cán tráng, cuộn bao được đặt trên hệ thống nhả bao, được kéo căng trên hệ thống các trục với lực kéo nhả vải 30kg. Vải bao được kéo qua hệ thống cán tráng gồm 2 trục quay ngược chiều Sợi PP Máy dệt bao Hệ thống cán tráng Cắt bao May bao Kho Máy dệt được sử dụng tại nhà máy nhựa. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 22 nhau, tốc độ cán tráng 1200 RPM. Hệ thống cấp nhựa cho máy cán tráng là máy đùn trục vít, tốc độ trục vít 1050 RPM. Máy đùn trục vít gồm 5 vùng nhiệt xylanh, xylanh I: 2100C, xylanh II: 2350C, xylanh III: 2450C, xylanh IV: 2900C, ADAPTOR: 2960C. Đầu định hình gồm 5 đầu lỗ, tùy theo kích thước của từng loại bao ma sử dụng số đầu lỗ cho phù hợp. Nhiệt độ đầu lỗ được gia nhiệt 2940C. Sau đó bao được cuộn lại và quay lại cán tráng mặt 2, rối tiếp tục chuyển sang cắt bao và may miệng bao. 3.3. Dây chuyền sản xuất bao xi măng 3.4. Thuyết minh dây chuyền sản xuất bao xi măng Tương tự như quá trình sản xuất bao, nhưng ở dây chuyền này sau khi dệt sợi thành ống sau đó cắt ống thành tấm rồi cuộn lại. Cuộn vải được đưa sang hệ thống cán tráng. Hệ thống cán tráng như trên nhưng ở đây có thêm hệ thống nhả giấy KRAFT. Hệ thống cán tráng có tác dụng dán tấm giấy và vải bao lại với nhau. Nhựa cung cấp cho hệ thống là từ máy đùn trục vít như trên. Hệ thống cán tráng 2 trục dán ép 2 lớp này lại với nhau. Sau đó được đánh vào cuộn rồi chuyển sang giai đoạn sau. Giai đoạn tiếp theo cuộn bao được đặt trên hệ thống xả, vải bao được dịch chuyể, kéo căng qua các trục quay, trên các trục có một vài trục có chữ để in trên bao xi măng theo yêu cầu đơn đặt hàng. Sau đó bao được gấp tạo hình ống và dán mép bao lại và sau đó được cắt theo kích thước bao và chuyển sang phân xưởng may bao. Máy may Máy ép kiện Nhập kho Kiện bao KPK Bao KPK hoàn chỉnh Gấp miệng Cuộn bao Máy cán tráng Giấy KRAFT PP Dán Mành dệt PP Mành cán KP Giấy KRAFT Máy in- ghép tạo phôi Mực in PP Dán Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 23 Chương 4. Sản xuất túi HDPE 4.1. Nguyên liệu - Nhựa HDPE - Nhựa LLDPE 4.2. Thiết bị - Thiết bị sấy - Thiết bị đùn trục vít một trục - Nhiệt xi lanh được chia làm 3 vùng Xylanh I: 1620C Xylanh II: 1740C Xylanh III: 2820C Dây chuyền thổi màng túi HDPE 4.3. Nguyên lý hoạt động Hệ thống sản xuất túi HDPE sử dụng máy đùn trục vít một trục. Nguyên liệu được cho vào phễu nạp liệu, cung cấp hạt nhựa cho máy đùn. Xylanh máy đùn được chia 3 vùng nhiệt, xylanh I: 1620C, xylanh II: 1740C, ADAPTOR: 1820C. Nhựa được làm chảy mềm trong xylanh và được trục vít làm di chuyển trong xylanh đến đầu đùn, tốc độ đẩy nhựa 1350 rpm. Từ đầu đùn thổi màng, chất dẻo được đùn ra ở dạng ống mỏng, sau đó thối nó tới kích thước mong muốn. Không khí dùng để thổi đựơc dẫn vào bằng ống thông qua lỗ đầu đùn. Ống được đánh vào cuộn rồi sau đó đem cắt túi và dán mí bao, nhiệt độ dán mí bao khoảng 2100C. Nguyên liệu Máy đùn trục vít Gấp cuộn bao Cắt, dán bao Kho Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 24 Chương 5. Sản xuất đĩa nhựa PP 5.1. Nguyên liệu - Hạt PP nhập khẩu - Phế liệu 5.2. Thiết bị - Thiết bị sấy - Thiết bị đùn trục vít một trục - Thiết bị làm nguội bằng nước - Nhiệt xi lanh được chia làm 3 vùng Xylanh I: 1670C Xylanh II: 1960C Xylanh III: 2100C 5.3. Dây chuyền công nghệ Mô hình máy tạo đĩa Nguyên liệu Máy sấy Máy đùn trục vít Ép khuôn Sản phẩm Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 25 5.4. Nguyên lý hoạt động Hệ thống sản xuất đĩa nhựa PP sử dụng máy đùn trục vít một trục. Nguyên liệu được cho vào phễu nạp liệu, cung cấp hạt nhựa cho máy đùn. Hạt PP nguyên chất được nhập khẩu từ nước ngoài được đem cho vào thùng sấy được cài đặc ở 85oC, nhưng thực tế chỉ sấy ở 35oC. Tùy thuộc vào hàm lượng ẩm có trong nhựa mà nhiệt độ sấy này khác nhau. Xylanh máy đùn được chia 3 vùng nhiệt, xylanh I: 1670C, xylanh II: 1960C, ADAPTOR: 2100C. Nhựa được làm chảy mềm trong xylanh và được trục vít làm di chuyển trong xylanh đến đầu đùn. Từ đầu đùn chất dẻo được đùn ra đầy vào khuôn và được làm nguội bằng nước ở 190oC. Thời gian để máy ép hai khuôn vào là 4 giây, thời gian đẩy nhựa đầy khuôn là 3 giây. 19 giây là thời gian định hình sản phẩm. Cuối cùng thu sản phẩm là đĩa có hình dạng của khuôn. Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 26 Chương 6: Sản xuất dép nhựa 6.1 Nguyên liệu: - Chất tạo bọt (parofor): 2÷3% - Stearat chì (chất ổn định) 0,5÷1% - Chất hóa dẻo DOP (đioctylphtatat) 50÷100% Để giảm giá thành thành sản phẩm người ta trộn thêm CaCO 3 . Tạo quai dép thì dùng với thành phần trên, nhưng tạo đế dép thì không có chất tạo bọt, không dùng CaCO 3 . 6.2 Nguyên lý làm việc: Chế độ nhiệt Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Đầu máy Đế 120C 130C 190C 190C Quai 50C 70C 145C 155C Quá trình: Tiến hành tạo quai ép trước đế, nguyên liệu được trộn đều , cho vào phễu tiếp liệu của máy ép đùn. Tại công đoạn làm quai sau khi nhựa hóa đưa vào đầu khuôn để phun vào khuôn quay theo vòng tròn để đến đầu quay thứ hai để phun nhựa làm đế, trên khuôn tạo đế có có các lỗ thoát khí để tránh hiện tượng tạo bọt trong đế dép. Tùy theo loại dép mà người ta chỉnh vòng quay của bộ khuôn thích hợp .Bộ khuôn dép gồm 18 khuôn , một chu trình sản xuất được 9 đôi, khuôn hoạt động được nhờ vào bộ phận thích hợp .Bộ phận ép thủy lực bằng dầu làm dịch chuyển pittông . Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 27 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA HÓA --------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------------- PHIẾU NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : Ung Văn Hoàng Là sinh viên lớp : 10CNVL-H4 Khoa : Hóa Thực tập tại : Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng Thời gian : Từ 21/04/2014 đến 27/04/2014 * Nhận xét của đơn vị thực tập ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA XÍ NGHIỆP Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 28 KẾT LUẬN Qua một tháng thực tập công nhân tại Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng và Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng cùng với sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị cán bộ kỹ thuật trong công ty, em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi và suôn sẻ. Bài cáo cáo thực tập này được hoàn thành dựa vào kiến thức tổng hợp thu được trong quá trình em học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty và qua các tài liệu tham khảo. Qua quá trình thực tập đã giúp em càng hiểu thêm về các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đồng thời trang bị thêm cho mình kiến thức cần thiết để sau này ra trường làm việc. Tuy nhiên, việc đi làm ngoài thực tế đòi hỏi người sinh viên mới ra trường phải có một kiến thức tổng hợp về mặt lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế. Em là sinh viên nên tiếp nhận thực tế chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế hạn hẹp nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quý thầy cô, cán bộ hướng dẫn kỹ thuật để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng cán bộ kỹ thuật và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Đà Nẵng, ngày 28 tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực tập Ung Văn Hoàng Báo cáo thực tập công nhân GVHD: TS.Đoàn Thị Thu Loan Th.S: Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Ung Văn Hoàng-10H4 Trang 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]: Ngô Phú Trù – Kỹ thuật chế biến và gia công cao su – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1995. [2]: T.S Đoàn Thị Thu Loan – Giáo trình phân tích polymer. [3]: Th.S Phan Thị Thúy Hằng – Giáo trình kỹ thuật gia công cao su. [4]: Cán bộ hướng dẫn kỹ thuật – Tài liệu của công ty thực tập. [5]: http:// www.drc.com.vn. [6]: http:// www.google.com.vn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfuntil_thuc_tap_nha_may_nhua_da_nang_full_7139.pdf