KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất . Nó là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là pahts triển kinh tế, CNH,HĐH, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.
Thực hiện đường lối đổi mới đất nước của Đảng, trong thời gian qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã vận dụng khéo léo, chú trọng đếo đầu tư phát triển KTTN, xem đây là một thành phần kinh tế trọng tâm, có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng. Sự phát triển KTTN đã góp phần huy động và sử dụng triệt để các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đã tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Điều đó đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, không những thế nó còn góp phần tăng thêm ngân sách của huyện, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên bước đường đổi mới, phát triển thì bên cạnh những kết quả đạt được thì thành phần KTTN ở HUYỆN còn có nhiều điểm hạn chế cần phải được khắc phục để đưa thành phần kinh tế này trở thành một thành phần kinh tế phát triển năng động, có đóng góp chính trong đời sống của nhân dân
38 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3643 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập công tác đảng về phát triển kinh tế tư nhân tại cấp huyện lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩm gắn liền với chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Những thành tựu kinh tế quan trọng đạt được qua 20 năm đổi mới đất nước là bằng chứng minh động, xác nhận một cách thuyết phục sự khởi sắc của nền kinh tế nói chung và triển vọng tiềm tàng của KTTN nói riêng. Bởi vậy, có thể nói, đối với nước ta, phát triển KTTN là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây có thể coi là một trong những nhiệm vu quan trọng của côgn cuộc đổi mới của đất nước trong những năm tới.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực KTTN trong tất cả các lĩnh vực, các ngành sản xuất, kinh doanh đã đẩy lùi dần tình trạng độc quyền, làm cho sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, các quy luật kinh tế thị trường phát huy được tác dụng đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã hội. Thông qua việc phát triển KTTN mà quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là quyền làm chủ về kinh tế pahts huy. Trong Nghị quyết Đại hội lần thức IX, Đảng ta khẳng định: tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng. minh bạch, thông thoáng và tuận lợi hơn, ổn định chính sách, đảm bảo quyền của mọi người dân được kinh doanh tự do trong những ngành nghề mà nhà nước không cấm.
Như chúng ta đã biết, lý luận của chủ nghĩa Mác chỉ nhấn mạnh việc xóa bỏ chế độ tư hữu, chứ không phải xóa bỏ mọi hình thức sở hữu thực tế của mỗi cá nhân trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, ý thức về quyền sở hữu thực tế của mỗi cá nhân con người chỉ cảm thấy thực sự có động lực khi họ hoạt động “cho mình”, tức là vì lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của chinh bản thân mình, sau đó mới vì các mục đích khác. Do đó, quyền sở hữu được coi là quyền tự nhiên của con người trong xã hội có giai cấp.
1.2.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thứ nhất, KTTN góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân
Theo kết quả của đợt tổng điểu tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người. Dân số nước ta thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao gần 65% tổng dân số cả nước ( 2009). Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 45 triệu người. Do vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động là bài toán khó đặt ra cho vấn đề phát triển kinh tế- xã hội. Trong thời gian qua khu vực KTTN đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp vào GDP 46,97%, trong đó có phần đóng góp quan trọng của KTTN, giải quyết việc làm trên 5 triệu việc làm mới, bình quân 800000 lao động/ năm, chiếm 50% số lao động tăng thêm của cả nước. Đặc biệt là KTTN đã giải quyết được lực lượng chưa có việc làm và cso thể giải quyết lực lượng lao động dôi dư từ các có quan doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể. Sỡ dĩ, KTTN có vai trò này vì nó có mặt len lỏi và xuất hiện ở khắp các lĩnh vực, mọi ngành kinh doanh. Vì thế ở bất cứ lĩnh vực nào KTTN cũng thu hút một lực lượng lao động lớn tham gia.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ tạo ra các cơ hội làm việc cho người lao động, nhất là lao động có trình độ thấp chưa qua đào tạo tăng thêm thu nhập cho họ đồng thời gớp phần cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.
Mặc dầu hiện nay tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,3% ( 2008) và thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đã tăng lên 85,6 % nhưng trung bình hiện nay với khoảng gần 2 triệu lao động mới bổ sung hằng năm thì sức ép tạo vệc làm mới còn rất lớn. Trong điều kiện kinh tế nhà nước mới chỉ giải quyết được khoảng 10 % lực lượng lao động cả nước thì 90% còn lại các thành phần kinh tế khác sẽ phải đảm nhận, trong đó, KTTN sẽ đóng vai trò quyết định.
Thứ hai, KTTN đống góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trong những năm qua, với chủ trương, chính sách đứng đắn cảu Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nói chung, KTTN nói riêng phát triển mạnh mẽ trong hầu hết các ngành, lĩnh vực của kinh tế quốc dân. Nhờ đó, với sự năng động và nhạy bén của mình KTTN không chỉ tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế mà còn có mức đóng góp khá lớn và ổn định trong GDP của cả nước. Hằng năm, tỷ trọng đóng góp của KTTN vào tổng sản phẩm trong nước khá lớn. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thống kê năm 2004 cho thấy khu vực KTTN có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Nó chiếm 49 % GDP của toàn quốc, 27% sản xuất công nghiệp của cả nước.
Thứ ba, KTTN góp phần mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tại hội thảo “ kết quả dạt được trong phát triển khu vực KTTN một cách tiếp cận chiến lược” diễn ra ngày 10/11/2004 của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) các chuyên gia đã khẳng định phát triển KTTN là con đường hợp lý nhất để thúc đẩy nền kinh tế của Viết Nam cũng nhưu sự phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ thúc đẩy đầu tư tài chính; phát huy nguồn lực con người và khả năng sáng tạo của doanh nhân; tạo ra nhiều việc làm và những cơ hội mới cho người lao động; tăng thu nhập xã hội (do giá tiêu dùng giảm nếu nhiều doanh nghiệp tham gia phân phối hàng hóa trên thị trường). Bởi thế, tạo ra một nền KTTN sôi động và có sức mạnh cạnh tranh, đây cũng chính là con đường thoát khỏi nghèo đói Việt Nam.
Phát huy nội lực của các doanh nghiệp tư nhân đã tham gia tích cực vào việc mở rộng xuất khẩu. Nhất là các hàng thủ công truyền thống, chế biến nông – lâm – thủy hải sản, da giày, may mặc … Theo thống kê của Bộ trưởng thương mại thành phần KTTN đang đóng góp 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm đã góp phần chặn đứng, đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại nhập. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động tốt đã tạo được chố đứng vững chắc uy tín trên thị trường, sản phẩm hàng hóa được người tiêu dùng tín nhiệm, cạnh tranh được với các hàng hóa nước ngoài và có uy tín, thương hiệu trên thị trường thế giới như: cà phê Trung Nguyên, nước mắn Phú Quốc …
Sự phát triển của KTTN còn góp phần mở mang nghành nghề và lưu thông hàng hóa. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương và của cả nước; đổng thời sự xuất hiện của KTTN đã chấm dứt chuỗi thời gian “một mình một chợ” của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế, đã có nhiều dịch vụ mới xuất hiện trong các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chỉ đạo như phần mềm, internet,bất động sản.. Thậm chí nhiều doanh nghiệp tư nhân còn vượt qua các doanh nghiệp nhà nước trong cùng một lĩnh vực và đào tạo uy tín trên thị trường trong nước và khu vực như: Công ty Hòa Phát, Kinh Đô, Trung Nguyên …
Thứ tư, KTTN huy động ngày càng nhiều nguôn vốn trong xã hội vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Dễ có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo nên nhiều việc làm cho người lao động thì các doanh nghiệp tư nhân phải tăng thêm nguồn vốn đầu tư. Do đó, KTTN còn làm tốt vai trò huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Do vậy, KTTN bắt nguồn từ lý thuyết phát triển con người, có cội nguồn từ cá nhân, khi được sự thừa nhận và tạo điều kiện của nhà nước sẽ kích thích các cá nhân mỗi gia đình bằng nguồn vốn tự có của bản thân tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh, làm giàu cho đất nước và cho bản thân mình. Theo thống kê, trong những năm gần đây tổng vốn dấu tư của khu vực KTTN đã không ngừng tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội. Ở nhiều địa phương, vốn đầu tư cảu các daonh nghiệp đã góp phần quan trọng thậm chì là nguồn vốn đầu tư chủ yếu.
Thứ năm, KTTN góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Không chỉ chú trọng đến sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, cho doanh nghiệp tư nhân mà đứng đầu là các doanh nhân đã tích cực tham gia và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hóa, trường học, đường xá, nhà tình nghĩa giúp đỡ trẻ em nghèo, các gia đình có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt thiên tai. Mỗi lần bị thiên tai bão lụt thì đội ngũ doanh nhân Viêt Nam lại phát huy vai trò của mình trong việc khắc phục những hậu quả thiên tai gây nên. Đây là những cử chỉ nhân ái của các doanh nhân.
Như vậy, sự phát triển của KTTN đã góp phần quan trọng vòa sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội, như huy động được nhiều
Nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, tạo ra sư cạnh tranh bình đẳng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội … Sự biến đổi của quan hệ sở hữu khiến quan hệ quản lý và phân phối cũng thay đổi, do vậy, quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt và phù hợp với trình độ phát triển cảu lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, ngành trong cả nước. Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì những lý do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, sự phát triển của KTTN đã đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN
CẨM XUYÊN - HÀ TĨNH. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh trong thời gian qua
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh
* Điều kiện tự nhiên
Huyện Cẩm Xuyên nằm về phía đông của Tỉnh Hà Tĩnh. Toàn huyện có 25 xã và 2 thị trấn. Diện tích tự nhiên 63.554,37 ha; Trong đó đất nông nghiệp chiếm 12.985,53ha.
Dân số trong huyện có: 153.518 người với 38.455 hộ bao gồm 12.921 người sống ở khu vực đô thị chiếm 8,64% và 136.597 người sống ở khu vực nông thôn chiếm 91,36%. Mật độ trung bình: 239 người/km2. Dân số vùng giáo: 14.068 người chiếm 9,4%. Số người trong độ tuổi lao động có 68.765 người chiếm 45,99%, trong đó lao động nông thôn chiếm 76,27% còn lại 23,73% là lao động tham gia các lĩnh vực khác.Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A đi qua 11 xã và 1 thị trấn với chiều dài 25 Km. 5 xã vùng ven biển với chiều dài 18Km, trong đó có bãi biển Thiên Cầm là khu nghỉ mát đang được quy hoạch thành khu du lịch Quốc gia có diện tích 1570ha, trong đó có 2 khách sạn được xếp hạng 3 sao, có nhiều phòng nghỉ đủ điều kiện đón khách Quốc tế. Là huyện có nhiều công trình thuỷ lợi lớn như: Hồ Kẽ Gỗ 340 triệu M3 nước, Hồ Sông Rác 110 triệu m3 nước, Hồ Thượng tuy và và nhiều hồ đập nhỏ khác; có 4 con sông chính gồm: Sông ngàn Mọ, sông Rác, Sông Gia Hội và Sông Quèn. Với diện tích tự nhiên 63.554,37 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 12.985,53ha. Phía Đông Bắc giáp biển Đông, phía Tây- Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh, phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
Cẩm Xuyên có cấu trúc tự nhiên( cảnh quan, địa hình, khí hậu thời tiết ..) trong suốt lịch sử và hiện đại là một cấu thành bền vững, là huyện thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía phía Đông Nam của Tỉnh Hà Tĩnh, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa.Thời tiết trong một năm luôn thay đổi thất thường. Nhìn chung, địa hình Cẩm Xuyên phức tạp và đa dạng, với một diện tích 628,9km2, hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình. Có đủ các loại: Núi đồi, sông suối, đồng bằng, ao hồ…
a. Núi đồi: Chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên, được phân bố về phía nam huyện. Bắt đầu từ xã Cẩm Thạch- Cẩm Mỹ- Cẩm Quan và xã Cẩm Thịnh- Cẩm Lạc – Cẩm Minh. Cùng với hệ thống đó là hệ thống các sơn khối lẻ, nằm chen giữa đồng bằng và ven bờ biển, đó là Núi Thành( xã Cẩm Thạch), núi Nhược Thạch ở xã (Cẩm Quang), núi Troóc xã Cẩm Huy, núi trộn( Cẩm Dương), núi Hội(thị trấn Cẩm Xuyên), núi Thiên Cầm( thị trấn Thiên Cầm) và một số núi thuộc xã Cẩm Lĩnh( Ba Côi, Núi Chai…).
b. Hệ thống sông- Hồ- Bàu: Vùng đất huyện Cẩm Xuyên ngoài núi đồi thì sông- hồ (gồm khe, suối , hói đồng, bàu nước..) chằng chịt và dày đặc trên địa bàn. Thì các con sông hầu hết bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, chảy từ nam ra bắc, độ dốc khá cao, dòng chảy ngắn và hẹp. Ngoài 3 hệ thống sông chính là Ngàn Mọ- Quèn- Rác chảy theo hai hướng Nam- Bắc. Sông ngòi trong vùng tựa như mạng nhện rất thuận tiện cho giao thông trong vùng. Đặc điểm nổi trội của sông hói trong vùng chính là tính ổn định của dòng chảy khá bền vững, hiện tượng bên lở bên bồi ít xảy ra.
- Ngoài hệ thống sông lớn và các khe suối đổ nước vào các hồ nước lớn : Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, sông Rác…thì trên vùng đất Cẩm Xuyên, từ khi khai thiên lập địa đến nay, tồn tại hàng trăm khe, hói, quanh co dài ngắn và hàng trăm bàu nước hồ to, nhỏ, nông sâu. Đó là hệ thống thoát nước cục bộ rất tự nhiên, làm cho làng mạc, ruộng đồng bớt ngập úng khi mưa và cũng là nguồn nước tự nhiên cho sinh hoạt quanh năm của dân chúng. Thêm vào đó, diện tích mặt nước này nuôi dưỡng một lượng thủy sản đáng kể, cung cấp một cách thường xuyên trong những bữa ăn của nhân dân .Một số sông hồ điển hình: Hồ Kẻ Gỗ( xã Cẩm Mỹ), hồ sông Rác (xã Cẩm Minh), hồ Thượng Tuy (xã Cẩm Sơn), Bàu Rấy (xã Cẩm Duệ), Bàu Dài( xã Cẩm Thạch) vv..
c. Hệ thống đồi và cồn cát: Hệ thống đồi thấp trên đất Cẩm Xuyên thuộc chân Hoành Sơn Tây, thuộc các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ , Cẩm Quang, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh. Nhưng dưới tác động của con người như khai thác gỗ và khai hoang để canh trồng, làm cho đất bị xói mòn, biến thành đồi trọc.
d. Đồng bằng: Địa hình đồng bằng của Cẩm Xuyên chỉ chiếm 2/5 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm thành một vệt dài chạy từ tây sang đông. Được phân chia thành nhiều loại và được phân bố khắp nơi trên địa bàn các xã.
e Biển đảo: Biển nằm về phía đông bắc huyện Cẩm Xuyên, kéo dài từ các xã Thạch Hội đến các xã Cẩm Hoà, qua xã Cẩm Dương, thị trấn Thiên Cầm, Xã Cẩm Nhượng sang xã Cẩm Lĩnh có chiều dài 28km.
Nói đến biển thì không thể không nói đến vùng đất Cẩm Nhượng, với một vị trí cực kỳ quan trọng. Cẩm Nhượng là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn Mọ và sông Rác. Có Hòn Booc, Hòn én, Đá Ngang nay là điểm thu hút được đông đảo khách du lịch ở nhiều nơi.
*Nguồn nhân lực
Đến năm 2006, lao động huyện có 67.957 người chiếm 44.18% dân số. Trong đó lao động Nông nghiệp chiếm 82.34%, còn lại 17.66% là lao động tham gia các lĩnh vực khác.
Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng cơ cấu lao động chưa cân đối, chủ yếu sản xuất lĩnh vực Nông nghiệp, còn các lĩnh vực khác như: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, Thương mại- Du lịch- Dịch vụ chưa phát triển
*Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống dịch vụ điện: Các xã, thị trấn đều có điện. Hệ thống điện được xây dựng từ những năm 90. Hiện nay đã triển khai dự án điện nông thôn (Re2) cho 11/27 xã, thị trấn. Hệ thống điện chiếu sáng Thị trấn Thiên Cầm và Thị trấn Cẩm Xuyên duy trì thường xuyên.
b. Đường giao thông: Tổng số đường bộ: 873Km, trong đó đường nhựa+ bê tông = 426Km chiếm 48,8%, đường đất: 447Km chiếm 51,2%. Trong đó QL= 25Km, đường tỉnh: 32 Km, đường huyện: 98Km, đường xã: 718Km.
c. Nước sinh hoạt: Toàn huyện có 2 nhà máy nước, 1 nhà máy nước tại Cẩm Quan phục vụ nước cho Thị Trấn Cẩm Xuyên và xã Cẩm Quan với công suất: 2000 m3/ ngày đêm và nhà máy nước Cẩm Nhượng phục vụ cho xã Cẩm Nhượng 600 m3/ ngày đêm. Các xã còn lại chưa có nguồn nước máy để sinh hoạt. Hiện nay, huyện đang lập dự án nước sạch cho các xã, thị trấn còn lại.
d. Giáo dục: 100% số xã, thị trấn có các trường học 2- 3 tầng, trong đó có một số xã có 2-3 trường tầng như: Cẩm Nhượng, Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Phúc, Cẩm Dương, Cẩm Thăng, Cẩm Hoà, Cẩm Yên, Cẩm Huy, Thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Bình, Cẩm Quang, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Hà, v.v…
Có 3 trường phổ thông trung học, 1 trường bán công Trung học, 1trường dân lập, 1 trường Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường dạy nghề. Hiện nay, đang có phương án chuyển trường bán công sang trường công lập.
e. Y tế: Tuyến huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám khu vực.
Tuyến xã: 27 xã, thị trấn có trạm xá kiên cố, trong đó các xã: Cẩm Nhượng, Cẩm Trung,Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Yên có trạm xá 2 tầng.
f. Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ: Trung tâm văn hoá huyện có khu Trung tâm văn hoá Hà Huy Tập có nhà thi đấu, có sân vận động kết hợp với quảng trường.
Các xã, thị trấn có 333/ 334 số thôn đã có hội quán thôn, nhiều thôn đã có cổng làng, sân bóng chuyền. Nhìn chung bộ mặt nông thôn đã từng bước khới sắc,đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đựơc nâng cao.
g. Khu công nghiệp: Khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên với diện tích 51,7ha: Hiện nay đang kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư.
2.1.2 Tình hình phát triển nền KTTN ở huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong thời gian qua
* Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong năm qua
Trong những năm thực hiện đổi mới do Đảng ta khởi xướng; Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tự lực tự cường, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn, qua đó phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành vượt qua nhiều khó khăn để đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế xã hội hôm nay.
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế đất nước, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, Cẩm xuyên sẽ tiếp tục chuyển dịch nhanh, mạnh, vững chắc. Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, ưu tiên phát triển Thương mại- du lịch, dịch vụ. Có chính sách mời gọi và thu hút đầu tư trên tất cả các lĩnh vực : Kinh tế, xã hội và thu hút nhân tài về địa phương; không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, góp phần cùng thành công của đất nước nói chung và tỉnh Hà tĩnh nói riêng.
Với nguồn nhân lực về lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn hết sức dồi dào, cùng với lợi thế hết sức to lớn về nguồn tài nguyên - khoáng sản, các sản vật, sản phẩm truyền thống ; tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng; cùng với việc xây dựng cụm CN-TTCN bắc Cẩm Xuyên. Dự báo trong những năm tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện sẽ tăng lên đáng kể nhờ sự thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn và khách du lịch đến với Cẩm Xuyên ngày một nhiều hơn tạo được những dấu ấn quan trọng. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, tạo cho Cẩm Xuyên một sự ổn định vững chắc và từng bước có diện mạo mới, làm cho vùng đất ở cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Tĩnh trở nên năng động và đầy triển vọng…
Tiếp tục xác định phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là hướng chủ đạo trong cơ cấu kinh tế chuyển hướng du lịch - dịch vụ của một huyện thuần nông, Đảng bộ Cẩm Xuyên tập trung chỉ đạo xây dựng, từng bước hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH được tập trung đầu tư, mạng lưới đường giao thông nông thôn từng bước được nâng cấp, hoàn chỉnh. Đến năm 2009, Cẩm Xuyên đã có 405km đường liên thôn, liên xã được “cứng hoá”; mạng lưới thông tin liên lạc từng bước được hiện đại hóa, tỷ lệ điện thoại cố định trên dân số đạt khoảng 8,3 máy/100 dân. Nhiều dự án được triển khai thực hiện như: Trường Đại học Hà Tĩnh; đường ven biển Thạch Khê – Vũng Áng; Trung tâm văn hoá Hà Huy Tập; đường liên xã Vịnh – Thành – Quang, đường Cẩm Nam - Cẩm Phúc; hệ thống cấp nước sinh hoạt sử dụng tín dụng Hungari, dự án điện nông thôn REII, kè chống sạt lở bờ sông Hội, đê Cẩm Trung - Cẩm Vịnh…
Doanh thu thương mại dịch vụ và du lịch năm 2009 đạt 370 tỷ đồng (tăng trung bình hàng năm trên 20%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Bên cạnh các doanh nghiệp lớn đang tiến hành đầu tư sản xuất trên địa bàn, hơn 1.700 cơ sở sản xuất nhỏ và vừa, các làng nghề truyền thống chế biến hải sản ở Cẩm Nhượng, sản xuất rượu truyền thống ở Cẩm Yên, Cẩm Bình.., hàng năm giải quyết việc làm cho trên 4 ngàn lao động.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Huyện ủy tổ chức 76 cuộc kiểm tra và 21 cuộc giám sát TCCSĐ cấp dưới. Công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm được UBKT các cấp xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Qua kiểm tra, UBKT Huyện ủy và đảng ủy cơ sở đã xử lý kỷ luật 271đảng viên và 16 tổ chức đảng. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) và đảng viên được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ TCCSĐ đạt trong sạch vững mạnh hàng năm đạt 77,01%, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 68,5%; kết nạp đảng viên mới 309 đảng viên; Đảng bộ huyện nhiều năm liền đạt TSVM và trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
2.1.3. Những đóng góp tích cực của nền KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh
Thứ nhất, phát triển KTTN thu hút một lượng lao động lớn góp phần giải quyết việc làm cho lao động hạn chế tình trạng thất nghiệp.
Với diện tích tự nhiên 63.554,37 km2 với số dân năm 2010 là 153.518 người, huyện Cẩm Xuyên là một huyện có dân số tương đối đông lại là một huyện bán sơn địa, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp thâm canh lúa nước nhưng cũng chỉ được 2 vụ lúa và hao màu ngắn ngày. Vì vậy, lao động dư thừa nhất là sau những vụ thu hoạch, phần lớn ở các xã các vùng quê nhàn rỗi khoogn có việc làm buộc họ phải đi làm thêm tại các vùng lân cận hoặc đi làm ăn xa ở các thành phố HCM. Hà Nội, …
Ở các xã trên địa bàn xuất hiện những thanh niên trong độ tuổi lao động THCS, THPT rất ít người được đi học tiếp vòa các trường đại học, cao đẳng. Rồi những người đàn ông là trụ cột của gia đình cũng rời bỏ quê hương đi làm ăn xa bỏ lại sau lưng những tiềm năng của quê hương chưa được khai thác.
Nhưng khi KTTN phát triển đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, tận dụng được tối đa những lao động dư thừa tại chỗ, giữ chân được nhiều tài năng của huyện ở lại.
Theo thống kê huyện năm 2009 tổng lao động làm việc ngoài quốc doanh là 1572 người so với năm 2008 đã tăng lên rất nhiều. Trong đó năm 2009 doanh nghiệp tư nhân đã thu hút hơn 1450 lao động.
Số lao động được phân bố ở các ngành kinh tế, trong đó doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cụ thể sau:
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Số lao động làm việc trong nghành là 505 người. Đây là ngành thu hút đông đảo lực lượng lao động tạo ra nhiều việc làm nhất cho người dân, đởi đặc thù của nghành này là cần nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ.
Lĩnh vực xây dựng: Số lao động đang làm việc trong ngành chiếm 467 người. Đây là ngành thu hút lực lượng lao động khá lớn chủ yếu là lao động nam
Lĩnh vực thương nghiệp: lao động tham gia trực tiếp trong lĩnh vực này là 310 người.
Lĩnh vực vận tải bưu điện: Số lao động haojt động trong lĩnh vực này khoảng 23 người.
Lĩnh vực du lịch – dịch vụ: số lao động hoạt động trong lĩnh vực này khoảng 145 người.
Thứ hai, KTTN góp phần nâng cao mức thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống của nhân dân
Việc huy động vốn của các doanh nghiệp tư nhân sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho các cá nhân trong xã hội. Có việc làm sẽ mang lại thu nhập cho người lao động và nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, phát triển KTTN góp phần tăng trưởng GDP của huyện
Với đặc điểm năng động, nhạy bén, bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh gọn nhẹ, hiệu quả kinh tế cao gắn liền với lợi ích của bản thân người sản xuất nê khả năng huy động các nguồn vỗn nhàn rỗi, phân tán trong dân cư của KTTN cao. Trên cơ sở đó, KTTN đã huy động được các nguốn nhân lực vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất tiếp tục phát triển, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách của huyện, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Thứ tư, phát triển KTTN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH-HĐH
Việc phát triển KTTN làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH – HDH cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch và chú trọng đầu tư vào công nghiệp – thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Thứ năm, phát triển KTTN đã huy động một khối lượng vốn lớn trong dân cư, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ nòng cốt là kinh tế hộ gia đình tự chủ về nguồn vốn, nguyên vật liệu để đầu tư vòa sản xuất kinh doanh. Nếu kinh tế hàng hóa nhiwwuf thành phần phát triển bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty tư nhân đã huy động được lượng vốn lớn nhàn rỗi trong dân cư vòa đầu tư sản xuất làm giàu cho gia đình, cá nhân góp phần cải thiện bộ mặt của nông thôn trên địa bàn.
Năm 2009 huy động được vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của toàn huyện gần 81 tỷ đồng. Trong đó KTTN là 63, 3 tý đồng. Với những đóng góp trên sự tồn tại và phát triển của KTTN trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta nói chung và ở huyện Cẩm Xuyên nói riêng là một tất yếu.
2.1.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển KTTN trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên
Thứ nhất, về quy mô số lượng
Với quy mô nhỏ, nguồn vốn ít nên các doanh nghiệp tư nhân và các cán bộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ không có điều kiện để đầu tư khoa học công nghệ. Dẫn tới năng suất lao động không cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp.
Thứ hai, về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn lao động ở các doanh nghiệp tư nhân cong nhiều hạn chế. Xuất phát từ nhiều quan niệm về việc làm của đại bộ phận nhân dân thích làm trong doanh ngiệp nhà nước, công ty nước ngoài. Do vậy, nhũng người có trình độ, có kiến thức khao học kĩ thuật đã qua đào tạo chuyên môn đã không trở về quê hương để làm việc. Hiên nay trong các doanh nghiệp tư nhân chử yếu là lao động có trình đọ thấp chưa qua đào tạo. Các doanh nghiệp, công ty hay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ lao động phần lớn là người nhà, anh em. Do vậy, khi làm việc không đảm bảo chất lượng
Thứ ba, công nghệ sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của KTTN còn nhiều hạn chế
Do thiếu vốn nên các doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư vào công nghệ khao học kỹ thuật. Bên cạnh đó năng lục và trình độ quản lý của các ông chủ doanh nghiệp chỉ giống như người đững mũi chịu sào
Thứ tư, khó khăn về thị trường tiêu thụ
Đây là vấn đề liên quan tới đấu ra của sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ phục vụ trong huyện hoặc xã nhỏ mà chưa có biện pháp maketting mở rộng thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Và khó khăn trong hệ thống phân phối cũng nhưu vận chuyển hàng.
Thứ năm, vấn đề mặt bằng kinh doanh
Hấu hết các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ chủ yếu dựa vào đất ở của gia đình. Mà đất gia đình thường chật hẹp, khó mở rộng. Diện tích hẹp cũn khó xử lí rác thải.
Thứ sáu, vấn đề về môi trường pháp lí và tâm lý xã hội
Môi trường pháp lí chưa hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các daonh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh, nhiều chính sách được thiết kế thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, thiếu minh bạch, bộ máy hành chính và đội ngũ công chức còn nhiều yếu kém, cái cách hành chính còn chưa đạt kết quả như mong muốn, tính tùy tiện trong cách ứng xử cũng như trogn ban hành chính sách của một bộ phận cán bộ chính quyền không những làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nhân mà còn gây ức chế, thui chột ý chí kinh doanh.
Trên đây là những hạn chế của Huyện Cẩm Xuyên mà chúng ta cần khắc phục.
2.2 Những phương hướng cơ bản nhắm thúc đẩy sự phát triển của KTTN ở huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong thời gian tới
2.2.1 Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trước pháp luật giữa KTTN và các thành phần kinh tế khác
Một khi đã thừa nhận KTTN là một bộ phận quan trọng của nên kinh tế quốc dân và xem sự phát triển của thành phần kinh tế này là chiến lược lâu dài trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thì điều tất yếu là phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, bình đẳng kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân chủ hộ gia đình, kinh tế tiểu thương, tiểu chủ, từ sự chỉ dạo chung của cả nước đối với mỗi địa phương, huyện, thành phố. Bên cạnh đó, thì huyện Cẩm Xuyên cũng có những quan điểm chỉ đạo riêng, cụ thể, trong đó tập trung chủ yếu vào cải tạo môi trường đầu tư kinh doanh, cơ chế chính sách.
Cần tạo môi trường pháp lí, môi trường kinh tế bình đẳng, giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là KTTN. Việc tạo ra sân chơi chung cho các thành phần kinh tế chính là thực hiện sự tôn trọng đảm bảo quyền tự do kinh doan, bình đẳng cho KTTN, cũng như các thành phần kinh tế khác.
Cùng với việc tạo ra môi trường pháp lí, kinh tế, cần óc những biện pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để KTTN có thể thụ hưởng những ưu đãi của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế tài và thực hiện một cách nghiêm minh những quy định đó trong việc xử lý vi phạm của các đơn vị KTTN đêt ừ đó giảm sự tiêu cực trong sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế này.
2.2.2 Khuyến khích KTTN hợp tác liên kết với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để mở rộng quy mô nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay, KTTN ở huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh là loại hình sản xuất kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển của vùng kinh tế phát triển. Mà kinh tê tư nhân muốn tồn tại và phát triển thì các chủ thể của KTTN tất yêu phải hợp tác kinh doanh với nhau. Đồng thời, phải liên doanh liên kết với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để mở rộng quy mô, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế xã hội của vùng phát triển.
Muôn thúc đẩy kinh tế phát triển thì Nhà nước, các Ban ngành, chính quyền các cấp cần ban hành những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hỗ trợ các thành phần kinh tế nói chung, KTTN, doanh nghiệp tư nhân nói riêng tăng cường mở rộng quy mô của doanh nghiệp hoặc liên doanh với nhau, liên doanh với nước ngoài. Muốn vậy cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Đối với các hộ cá thể, tiểu chủ hướng họ liên kết với nhau theo mô hình Hợp tác xã và dần dần thúc đẩy họ tạo thành một sức mạnh để có quy mô và sản xuất ngày càng lớn hơn.
2.2.3. Khuyến khích, tạo điều kiến để KTTN phát triển trong tất cả các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.Ưu tiên phát triển Nông - Lâm - Nghiệp và dịch vụ nhỏ
Trong nền kinh tế hiện nay nhu cầu thị yếu của con người ngày càng cần sự đa dạng trong các loại sản phẩm. Vì vậy, yêu cầu các thành phần kinh tế đa dạng hơn các ngành nghề và sản xuất ra nhiều mặt hàng phong phú. Tuy nhiên, không thể phát triển một cách tràn lan mà phải cần dựa vào điều kiện thực tế của vùng để có những quy hoạch phát triển phù hợp. Sự phát triển kinh tế ở huyện Cẩm Xuyên trong thời gian qua đã cho thấy sự phát triển đa dạng các ngành nghề cũng như ưu thế trong các ngành sản xuất Nông nghiệp, dịch vụ nhỏ của KTTN là hướng đi đúng đắn. Do vậy, cần khuyến khích hơn nữa KTTN trong tất cả các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Việc phát triển KTTN theo hướng này sẽ huy động và sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của KTTN, để thành phần kinh tế này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của huyện. Ở Cẩm Xuyên cần khuyến khích cần tập trung phát triển các ngành nghề sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, xóa bỏ các rào cản lưu thông hàng hóa, thúc đẩy các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển, nhất là các dịch vụ phục vụ cho sản xuất Nông – Lâm – Ngư. Từ đó sẽ đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông một cách thông suốt, góp phần giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị kinh tế,
Thứ hai, khuyến khích hỗ trợ cho các hộ nông dân đầu tư phát triển Nông – Lâm – Ngư nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế trang trại để chuyển mình sang sản xuất hàng hóa, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung trung có khối lượng sản phẩm lớn làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp là thế mạnh của vùng.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp xây dựng có bản trong các nghành mà huyện có thế mạnh. Có như vậy mới phát huy tối đa tất cả những nguồn lực về tư nhiên cugnx như nguồn lực con người của vùng.
2.3. Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển KTTN ở huyện Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh trong thời gian tới
2.3.1. Hỗ trợ đâò tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý khoa học và công nghệ
Lao động và khao học công nghệ là những yếu đầu vào vô cùng quan trọng, quyết định năng suất chất lượng hiệu quả kinh tế. Do hạn hẹp về quy mô ngân sách nên các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ chưa làm tốt công tác thu hút nhân tài cũng như chưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Hiện nay, trình độ khoa học ở các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ ở Cẩm Xuyên chủ yếu hiện nay là chưa qua đào tạo. Phần lớn là họ tự học việc và có một số ít là được đâò tạo qua sơ cấp hoặc trung cấp. Chính điều này đã hạn chế việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nếu giải quyết tốt vấn đề này thì doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ mới có thể đứng vững trên thị trường và duy trì hoạt động sản xuất. Để làm tốt được điều này cần phải :
Nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động. Cần phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề và khuyến nông ở huyện, có chính sách hỗ trợ về tài chính để khuyến khích mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho những người đã và đang làm việc ở các doanh nghiệp.
Đối với người chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ huyện cần tập trung mở lớp bồi đưỡng về năng lực quản lý, kiến thức kinh doanh, về kinh tế thị trường để họ nhạy bén và nắm bắt các thông tin của thị trường cũng như cách quản lí của doanh nghiệp.
Ở phòng khuyến nông huyện cần xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nông – lâm – ngư nghiệp có đủ trình độ năng lực chuyên môn và có tâm huyết nhiệt tình xuống tận cơ sở để giúp đỡ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản. Cẩm Xuyên là vùng có rất nhiều thế mạnh về ngành nông – lâm – thủy sản. Do vậy, phải biết phát huy tối đa ưu thế này của vùng.
Hàng năm huyện nên tổ chúc những đợt tham quan học tập cho chủ doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ điển hình ở các mô hình tiên tiến của tỉnh, các mô hình tiên tiến, làm ăn giỏi trong các tỉnh thành để học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh, sản xuất, trong cách quản lý về phổ biến cho các doanh nghiệp, các chủ hộ kinh tế.
Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, các chủ trại nên gắn kết với cơ sở khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cần kết hợp đào tạo người lao động có trình độ đi đôi với việc đầu tư, đổi mwois khao học kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Có như vậy thìm wois nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tốt.
Định kỳ các quỹ, hàng năm nên tổ chức những đợt tổng kết, đánh giá những doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ, nhứng tấm gương điển hình trong làm ăn giỏi để biểu dương, khuyến khích họ. Từ đây sẽ tạo ra được một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ có những bước tiến vượt bậc hươn nữa trong kinh doanh.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng làm cho KTTN của vùng phát triển.
2.3.2. Đổi mới quản lý và nâng cao năng lực quản lý của chính quyền huyện
- Việc tăng cường quản lý của Nhà nước đối với KTTN đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó không những tọa hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khắc phục được tình trạng hoạt động tự phát, những hoạt động tiêu cực như: kinh doanh trái phép, trốn thuế, buôn lậu hàng giả, hàng nhái, vi phạm luật sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Hiện nay, ở nước ta về quản lý, thủ tục hành chính đang còn nhiều bất cấp, quá chồng chéo và rườm rà gây khó khăn cho các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần KTTN. Do vậy, muốn phát huy thế mạnh của thành phần kinh tế này thì cần phải đổi mới quản lý và nâng cao nâng lực quản lý của chính quyền huyện. Cần phải thục hiện theo các hướng sau:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế nhằm ngăn chặn các biểu hiện sai phạm trong sản xuất kinh doanh, đồng thời bảo vệ và khuyến khích những cơ sở làm ăn đúng pháp luật. Trong quá trình kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, phải đảm bảo đúng chức năng, thẩm quyền và quy định đúng pháp luật, tránh tình trạng dựa vào quyền lực của mình mà kiểm tra tràn lan, tùy tiện gây phiền hà sách nhiễu đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến ý chí của họ.
Cần phải phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các hệ thống quản lý Nhà nước từ xã đến huyện, tỉnh nhằm khắc phục được tình trạng “bỏ trống trận địa”, sự chồng chéo, trùng lặp trong quản lý nhưu hiện nay.
Tích cực cải tiến thủ tục hành chính về việc thành lập doanh nghiệp trên cơ sở thường xuyên tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước ta. Áp dụng đúng đắn luật doanh nghiệp trong việc cấp giáy đăng kí kinh doanh theo cơ chế một cửa, một dấu, rà soát, bãi bỏ những giấy phép, chứng chỉ hành nghề không cần thiết gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới đăng kí kinh doanh.
Thực hiện cái tiến lề lối làm việc của các cán bộ. Cần phải gần dân và thân dân hơn, phải quan tâm đến đời sống của họ, để từ đó hiểu những tâm tư nguyện vọng của họ. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hệ thống các cơ quan quản lý theo tinh thần phục vụ nhân dân, tạo mọi điều kiện để cho các cá nhân làm ăn sản xuất kinh doanh trong những nghành nghề mà pháp luật kinh doanh như: cấp giấy phép đầu tư, vay vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …
Huyện nên hàng năm tổ chức tổng kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó để tôn vinh những doanh nhân giỏi. Đồng thời, kêu gọi lòng hảo tâm của các doanh nghiệp tư nhân tích cực tham gia ủng hộ các chương trình lớn của chính phủ trên địa bàn như : xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre dột nát, ủng hộ gia đình thương binh liệt sĩ …
2.3.3. Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp cũng như mọi cơ sỏ sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trường là nhân tố vô quan trọng, quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì vấn đề đó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trong thực tế, KTTN lâu nay vẫn chưa được đối xử một cách binhf đẳng, công bằng với các thành phần kinh tế khác. Trong đó, những thông tin về chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án của đất nước, của ngành, của vùng, của huyện không được các cấp ủy Đảng, cơ quan, chính quyền cung cấp đầy đủ, chính xác. Điều này, thiệt thòi cho các doanh nghiệp tư nhân để họ có thể tham gia vào việc đấu thầu các dự án cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước mà đặc biệt là việc vạch ra nhũng chủ trương, giải pháp, hướng đi để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.
Vì vậy, cùng với việc giải quyết vấn đề về vốn, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật cần thực hiện hệ thống giải pháp sát thực và có tính khả thi nhằm hỗ trợ các đơn vị KTTN nắm bắt thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Huyện Cẩm Xuyên cần phải tạo điều kiện để những thông tin cần thiết về pháp luật, chính sách, dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện một cách minh bạch rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp được biết, hiểu được và tham gia đầy đủ.
Cùng với việc xây dựng, củng cố nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn từ trung tâm đi các xã, huyện còn cần phải đầu tư phát triển hệ thống chợ, xây dựng các thị tứ, thị trấn để mở rộng mạng lưới lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện. Thực hiện ở mỗi xã đều có một chợ, nâng cấp, mở rộng các chợ đầu mối. Vì chợ là nơi diễn ra mọi hoạt động trao đổi mua bán.
Quy hoạch cái tạo và xây dựng các thị xã, thị trấn, thị tư, các tụ điểm dân cư, hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Ưu thế của các thị trấn, thị tứ, các tụ điểm dân cư là có thể thực hiện việc mua bán hàng hóa thường xuyên đáp ứng thời vụ và thu mua sản phẩm cúa các hộ, không bị giới hạn bởi các ngày giờ.
Phát triển hệ thống thông tin bưu chính viễn thông, các chủ doanh nghiệp tư nhân hay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ cần phải tiếp cận và làm quen với kĩ thuật sử dụng thành thạo internet hay tiếp cận tìm hiểu các phương tiện truyền thông đại chúng để nắm bắt được xu thế phát triển của xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này, vô cùng quan trọng vì từ đó để có chiến lược phát triển doanh nghiệp theo hướng xuất mặt hàng gì? Ở thời gian nào? Mẫu mã, giá cả như thế nào để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất khác.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, bản thân các hộ cá thể, tiểu chủ phải có sự nỗ lực lớn để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, mẫu mả kiểu dáng phù hợp với tâm lý, sở thích của người tiêu dùng.
Chú trọng khuyến khích hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản gồm : bảo quản, chế biến, nông sản thục phẩm … tạo điều kiện để bao tiêu và mở rọng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp.
2.3.4 Đổi mới chính sách vốn và tín dụng kết hợp với huy động vốn trong dân nhằm thúc đẩy phát triển KTTN
Vốn là yếu tố hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Có vốn mới thành lập được doanh nghiệp. mới mở rộng được quy mô doanh nghiệp, thuê lao động, đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở vật chất … trên cơ sở đó mới có thế nâng cao năng suất, chât lượng va hiệu quả kinh tế. Nhưng hiện nay, trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân hay các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn huyện chủ yếu đang hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn tự có của bản thân gia đình mà chưa nhận được sự hỗ trợ thỏa đáng kịp thời từ phía các ngân hàng chính sách xã hội của huyện. Do đó, khi hỏi các doanh nghiệp tư nhân hiện nay khó khăn lớn nhất của họ trong sản xuất kinh doanh là gìthì yếu tố họ nêu lên đầu tiên là vấn đề thiếu vốn, nhất là nguồn vốn tập trung và dài hạn để sản xuất quay vòng. Chính vì không có vốn hoặc thiếu vốn nên việc đổi mới kĩ thuật, nâng cao trình độ công nghệ rất khó khăn, hạn chế đến chất lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh trên thị trường. Tự bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh, cá thể, tiểu chủ và các chỉ doanh nghiệp tư nhân khó có thể giải quyết được vấn đề này. Cho nên, bên cạnh sự nỗ lực của các hộ, các doanh nghiệp cần có sự tác động tích cực của nhà nước. các chính quyền địa phương. Hiện nay, chính sách tài chính mà ngân hàng áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều bất cập và còn một số điểm chưa công bằng so với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước. Chủ doanh nghiệp tư nhân cho rằng ngân hàng chưa thức sự mở của đối với KTTN. Nhiều chính sách ngân hàng đối với KTTN còn quá cao và thủ tục còn rườm rà nên chưa đạp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn. Hơn nữa, thời hạn giải quyết cho vay quá lâu làm ảnh huwongr tới công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chạy đi vay vốn từ phía tư nhân và phải chịu một mức lãi suất rất cao. Nguyên nhân mà các ngân hàng khó khăn khi giải quyết các chính sách tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân vay vốn để sản xuất cũng xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp là có hiện trạng không có tài sản đế thế chấp tương ứng với số tiền đi vay. Hiện trạng xù nợ ngân hàng, tình trạng nợ xấu của các doanh nghiệp, công ty ma giữa các tài sản cá nhân và các tài sản pháp nhân. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho các ngân hàng và các chủ doanh nghiệp tư nhân, hộ tư nhân cá thể tiểu chủ chưa tìm được tiếng nói chung cho việc vay vốn tín dụng. Để giải quyết được vấn đề này cần sự nỗ lực từ hai phía.
Phía ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Nhà nước cần phải cái tiến chế độ, thủ tục vay theo hướng đơn giản, rõ ràng hươn và rút ngắn thời gian duyệt cho các doanh nghiệp vay vốn không để lỡ dở việc kinh doanh cảu các doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng phải thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với daonh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp cảu các thành phần kinh tế khác. Đảm bảo để KTTN được tiếp cận và ảnh hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế hộ gia đình, cá thể tiểu chủ và các doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện cho họ có cơ hội được đầu tư vào công trình, hạn ngạch vủa nhà nước.
Về phía doanh nghiệp phải công khai minh bạch trong làm ăn, chủ doanh nghiệp phải hiểu đầy đủ chính xác thủ tục hoc vay vốn cảu ngân hàng để có thể đàm phán tốt với cán bộ tín dụng.
Để huy động tốt tiềm năng vốn trong dân đầu tư vào haotj động sản xuất kinh doanh cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau:
Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ trên địa bàn thành lập hiệp hội KTTN của huyện. Trong đó, quan trọng là hình thành quỹ bảo hiểm tương hỗ các doanh nghiệp mỗi khi có rủi ro trong kinh doanh. Như vậy, tạo được sự đoàn kết mối liên hệ giúp đỡ nhau giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với nhau làm tăng thêm sức mạnh của KTTN và sự đóng góp của thành phần kinh tế này trong tương lai.
Cần có chính sách khuyến khích dân làm giàu, bảo vệ và hỗ trợ cho các hoạt động làm giàu một cách hợp pháp. Từ đó có thể huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong cộng đồng vào đầu tư sản xuất.
Cần cải thiện lề lối làm việc, đơn giản hóa các thủ tuc hành chính, giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh của các hộ tiểu chủ. Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương, nhất là các cơ quan, các cá nhân, viên chức có trách nhiệm trưc tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh daonh cảu các doanh nghiệp, các hộ cá thể, tiểu chủ. Xử lí kịp thời nghiêm minh nhũng biểu hiện của tệ quan liêu cũng như những hành vi sai nguyên tắc chế độ của những người thi hành công vụ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động KTTN để cho mọi người dân thức hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tránh tình trạng chiếm dụng vốn trong khu vực kinh tế này.
Tóm lại, kih tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Cẩm Xuyên nói riêng và cả nước nói chung. Khu vực kih tế tư nhân phải được hưởng những điều kiện thuận lợi, những quyền bình đẳng tư các cơ quan công quyền và từ môi trường kinh doanh thông thoáng phù hợp với đường lối cũng như xu thế của thơi kỳ hội nhập.
Để thực hiện được điều này, ngoài sự hỗ trợ từ phía ủy ban huyện, Đảng và Nhà nước về ban hành các chủ trương chính sách cho phù hợp đến sự phát triển KTTN, đến sự trong sạch thông thoáng của cơ quan công quyền, còn phải kể đến sự nỗ lưc vươn lên của mỗi bản thân các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ. Có như vậy mới phát huy được tiềm năng, sức mạnh to lớn của thành phần kinh tế này.
KẾT LUẬN
Tại Đại hội X, Đảng ta đã khẳng định rằng: “KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đâị hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập quốc tế. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngahf nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước …
Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của KTTN và sự tồn tại khách quan của thành phần kinh tế này. Trong những năm qua ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh đã rất chú trọng đầu tư phát triển thành phần kinh tế này và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: sự phát triển của KTTN đã góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế xã hội của vùng, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới vừa tăng của cải vật chất cho vùng, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thj trường, làm tăng sức cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển KTTN ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh vẫn còn nhiều điểm hạn chế như : trình độ lao động, vốn, công nghệ sản xuất thị trường tiêu thụ … Vùng còn có rất nhiều tiềm năng kinh chưa được khai thác hết.
Do vậy, để thúc nền KTTN ở huyện phát triển hơn nữa cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thành phần kinh tế này phát huy hơn nữa vai trò to lớn của mình là “chổ dựa thiết yếu” , “có vai trò quan trọng, lầ một trong những động lực của nền kinh tế”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình kinh tế Mác - Lênin (dùng cho các khối không chuyên), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2006.
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật, Hà Nội, 2007.
Nguyễn Thị Diệp, Kinh tế cá thể tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ kinh tế, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
Phòng thống kê huyện Cẩm Xuyên, Những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội huyện Cẩm Xuyên từ năm 2006 tới nay.
UBND huyện Cẩm xuyên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Cẩm Xuyên năm 2009.
Trang Web:
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập công tác đảng về phát triển kinh tế tư nhân tại cấp huyện lý luận và thực tiễn.doc