MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện xã hội.
1.1.2. Lịch sử hình thành
1.1.3. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên
1.1.4. Quy mô và sự phát triển của công ty
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong công ty
1.3.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên
1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
1.5.1. Thuận lợi.
1.5.2. Khó khăn
PHẦN 2:CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.1.1. Sản phẩm của công ty.
2.1.2. Công nghệ sản xuất.
2.2. Hoạt động marketing của công ty.
2.2.1. Phân tích thị trường của công ty
2.2.2. Các hoạt động marketing trong công ty.
2.3. Quản trị nhân sự.
2.3.1. Cơ cấu lao động của công ty.
2.3.2. Tuyển dụng lao động.
2.3.3. Sử dụng và quản lý lao động của công ty.
2.3.4. Phương pháp trả lương, thưởng của công ty.
2.4. Tài chính doanh nghiệp.
2.4.1. Tài sản và nguồn vốn của công ty.
2.4.2. Các hệ số về khả năng thanh toán.
2.4.3. Các chỉ số về hoạt động.
2.4.4. Các chỉ tiêu sinh lời.
2.4.5. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
3.1. Hoạt động marketing.
3.2. Quản trị nhân sự.
3.3. Tình hình tài chính.
3.4. Một số đề xuất, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN 4: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN GIẦY PHÚC YÊN
KẾT LUẬN.
LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế thế giới trải qua một năm 2009 đầy khó khăn và biến động. Nhưng đến nay cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được Chính phủ các nước kiểm soát. Đây là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Năm 2010 với mức tăng trưởng GDP dự kiến khoảng 6.5 - 7% so với năm 2009. Cùng với tăng trưởng kinh tế, các hoạt động thương mại và đầu tư cũng từng bước phục hồi và phát triển, tạo điều kiện tốt cho ngành xuất khẩu của Việt Nam.
Da giầy là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Hiện nay ngành da - giầy Việt Nam đứng trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế về da - giầy và đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước ( chỉ đứng sau dệt may và dầu thô). Với kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 4.767 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tiếp tục tăng khoảng 17% so với năm 2009 đạt 5.57 tỷ USD. Khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, cùng với các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu của Chính phủ, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà sản xuất da giầy.
Theo xu thế chung đó công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên tận dụng được cơ hội và sử dụng tốt những lợi thế của mình để đi lên và phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp xuất sắc của tỉnh Vĩnh Phúc.
Dưới đây em xin giới thiệu về khái quát về công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó có thể đánh giá một cách đúng đắn về các hoạt động kinh doanh của công ty, những tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng. Để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty, các phòng ban, các bộ phận đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo Lã Thị Thanh Thủy đã hướng dẫn em tận tình trong quá trình viết báo cáo thực tập này.
43 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6636 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập Công ty cổ phần giầy Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ØCơ cấu vốn điều lệ:
Vốn điều lệ : 5.000.000.000VNĐ (Năm tỷ đồng chẵn)
Trong đó:
Tỷ lệ cổ phần của nhà nước : 20%
Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong nhà máy : 80%
Trị giá một cổ phần là: 100.000VNĐ.
ØGiá trị thực tế của nhà máy Giầy Phúc Yên tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hóa (Quyết định số 1943/QĐ-TCKT ngày 26 tháng 7 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 28.887.221.881 VNĐ. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Nhà máy là 1.420.997.914 VNĐ.
ØVốn bổ sung của công ty Da Giầy Việt Nam cho Nhà máy Giầy Phúc Yên là 1.005.000.000 VNĐ (Quyết định số 90 QĐ/TCKT ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Công ty Da Giầy Việt Nam).
1.1.4. Quy mô và sự phát triển của công ty
Năm 2005: Công ty có 4 dây chuyền công nghệ, 2 nhà xưởng và 2.500 công nhân.
Năm 2006: Công ty đầu tư 25.000.000.000 đồng xây dựng thêm 2 nhà xưởng với diện tích 8.000km2, tuyển thêm hơn 200 công nhân.
Năm 2007: Công ty nhập khẩu 2 dây chuyền công nghệ mới với trị giá 915.000 USD/1 dây chuyền.
Năm 2009: công ty xây dựng 2 trạm biến áp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty.
Hiện nay mỗi năm công ty xuất khẩu khoảng 2.500 đến 2.800 đôi giày thẻ thao và dép.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Da Giầy nói riêng. Nền kinh tế lớn như Châu Âu cũng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này và nó có tác động tới sản lượng xuất khẩu của công ty. Bởi đây là thị trường chính của công ty. Số lượng đơn hàng giảm sút nhưng hoạt động của công ty vẫn phải duy trì, đứng trước tình trạng trên Hội đồng quản trị cùng Ban Giám đốc công ty đã đề ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên như : giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (quỹ này được lập do sự hợp tác của công ty và đối tác phía Đài Loan là công ty Đông Trị), công ty Đông Trị Đài Loan là đối tác của công ty đã hơn 10 năm nên khi công ty lâm vào tình trạng khó khăn họ đã hết lòng chung tay giúp công ty để nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Về phía người lao động, họ cũng nhận thức được những khó khăn mà công ty gặp phải nên họ cũng thông cảm và chia sẻ khó khăn với công ty bằng việc chấp hành nghiêm chỉnh những quyết định của Hội đồng quản trị công ty như giảm giờ làm. Tuy sản lượng năm 2009 chỉ đạt 2.119.725 đôi, giảm khoảng 25% so với năm 2008 (sản lượng năm 2008 đạt 2.826.300 đôi) nhưng công ty đã tạo được niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và với người lao động là đảm bảo việc làm cho họ.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.
Kết cấu ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
ØSản xuất các mặt hàng da, giầy dép, các loại sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên phụ liệu khác;
ØXuất nhập khẩu các nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị phụ tùng, các loại hàng hóa khác phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty;
ØDich vụ đào tạo, dạy nghề cho lao động ngành giầy;
ØDịch vụ thông tin, quảng cáo.
Với những ngành nghề kinh doanh được đăng kí như vậy, nhưng công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên chủ yếu là sản xuất giầy thể thao có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của nước ngoài, ngoài ra công ty còn sản xuất một số loại dép khác theo đơn đặt hàng.
Hiện nay ngành Da Giầy thế giới tiếp tục có xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt hướng vào các nước có môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị ổn định và an toàn như Việt Nam sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho Công ty nhưng bên cạnh đó ngành Da Giầy cũng gặp không ít khó khăn như phải cạnh tranh với các Doanh nghiệp Da Giầy Trung Quốc, từ ngày 1/1/2009 EU chính thức loại mặt hàng Da giầy Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãI thuế quan, và luật chống bán phá giá. Với những khó khăn của ngành Da Giầy nói chung và sự canh tranh ngày càng khốc liệt công ty cần phải có một số biện pháp như: tổ chức bộ máy quản lý làm việc một cách hiệu quả hơn, tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, chủ động đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tạo dựng những mối quan hệ tốt với bạn hàng, xác định rõ phương hướng nhiệm vụ chiến lược trong kinh doanh để hoàn thành mục tiêu của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên theo cơ cấu trực tuyến - chức năng để tránh cồng kềnh, quá tải, bộ máy quản lý được phân công phù hợp cho các bộ phận. Bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ chuyên môn, bộ phận quản lý trực tiếp các phân xưởng. Ban Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của toàn công ty, các phòng ban nghiệp vụ giúp Giám đốc điều hành, quản lý công ty.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG KĨ THUẬT MẪU
PHÒNG TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT
PHÒNG TCHC-LĐTL
PHÂN XƯỞNG THÀNH HÌNH
PHÂN XƯỞNG MAY
PHÂN XƯỞNG ĐẾ
PHÂN XƯỞNG IN
PHÂN XƯỞNG CHẶT
1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong công ty:
ØHội đồng quản trị:
- Quyết định chiến lược phát triển của công ty và phương án đầu tư của công ty.
- Kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần từng loại được quyền chào bán.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
ØChủ tịch Hội đồng quản trị.
- Lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
- Chuẩn bị chương trình, nội dung tài kiệu phục vụ cho cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.
- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
ØGiám đốc:
- Quyết định mọi vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty.
- Được quyền quyết định các hợp đồng mua, bán, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 10% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty.
ØBan kiểm soát:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
ØPhó Giám đốc:
- Là người được ủy quyền giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
ØPhòng tài vụ - kế toán:
- Là bộ phận tham mưu quan trọng giúp Giám đốc nắm rõ thực lực tài chính của công ty trong quá khứ, hiện tại và tương lai và là nơi cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu về tài chính giúp Giám đốc ra các quyết định về tài chính.
- Phân tích đánh giá hoạt động tài chính của công ty dể tìm ra các biện pháp sử dụng nguồn tài chính một cách có hiệu quả nhất.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp về tính trung thực của báo cáo tài chính cũng như những chứng từ tài chính - kế toán.
ØPhòng tổ chức hành chính - lao động tiền lương:
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm về công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dáp ứng yêu cầu không ngừng về khả năng quản lý của hệ thống chất lượng, góp phần nâng cao năng lực hoạt động và hiệu quả tổ chức của công ty.
- Thiết lập các chính sách về nguồn lực dựa trên quyết định sản xuât kinh doanh của công ty như: Tổ chức tuyển dụng đội ngũ CBCNV, Soạn thảo hợp đồng tuyển dụng, Phân tích, đánh giá đội ngũ lao động toàn công ty, Phối hợp và ra các quy chế về tiền lương, thưởng, phụ cấp…
ØPhòng xuất nhập khẩu:
- Giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động của công ty vì toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu và toàn bộ sản phẩm của công ty đều xuất khẩu.
- Thông qua nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng có chức năng củng cố và phát triển với đối tác của công ty, với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới, cảI thiện vị trí của công ty, cũng như góp phần vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Xử lý các tài liệu liên quan đến xuất nhập khẩu, giúp Giám đốc giải quyết kịp thời, chính xác các vấn đề phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
- Thừa ủy quyền của Giám đốc thực hiện các giao dịch với đối tác và làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức kinh tế Việt Nam có liên quan đến hoạt đông xuất nhập khẩu của công ty.
- Thực hiện các thủ tục hành chính, kinh tế, pháp lý liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cho đối tác và khách hàng nước ngoài.
ØPhòng tiến độ sản xuất:
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch nhập, xuất nguyên vật liệu và trực tiếp điều hành các phân xưởng sản xuất chính.
- Lập tiến độ sản xuất phù hợp với yêu cầu của đơn hàng, trên cơ sở năng lực sản xuất thực tế của công ty.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tiến độ đã đề ra.
- Nghiên cứu yêu cầu của đơn hàng như: Thời gian giao hàng, độ phức tạp của sản phẩm để xác định năng suất lao động bình quân 1giờ làm việc của công ty có thể sản xuất được.
ØPhòng kỹ thuật mẫu:
- Hỗ trợ Giám đốc theo dõi kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối của quy trình công nghệ để có hướng xem xét, thiết kế mẫu cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng.
- Thực hiện công tác thống kê chất lượng, phân tích, diễn biến chất lượng nguyên vật kiệu, vật tư được đưa vào sản xuất.
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng, đề xuất với Giám đốc và các đơn vị liên quan các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh sự quản lý, chỉ đạo, giám sát của ban Giám đốc, các phòng ban trực thuộc bộ máy của công ty có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, giúp Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất giầy phức tạp, liên tục, trải qua nhiều giai đoạn. công ty tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất khép kín, khoa học, gồm 5 phân xưởng sản xuất chính: phân xưởng chặt, phân xưởng in, phân xưởng đế, phân xưởng may (May A, may B), phân xưởng gò ( thành hình). Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng, giữa các phân xưởng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Phân xưởng chặt: chuyên pha chế, cắt da, giả da, mếch, mút thành các chi tiết mũ giầy.
- Phân xưởng in: chuyên in nhãn má trang trí lên mũ giầy.
- Phân xưởng may: có nhiệm vụ bồi da với mếch và mút sau đó chuyển sang hoàn chỉnh mũ giầy.
- Phân xưởng đế: chuyên lồng mũ giầy vào phom giầy, quét keo vào đế chân mũ giầy rồi đưa vào lưu hóa gò thành đôI giầy.
- Phân xưởng thành hình: chuyên rập ô rê, luồn dây giầy để hoàn thiện đôi giầy, phân loại và đóng gói sản phẩm.
Sau khi sản phẩm được hoàn thành sẽ được chuyển đến phân xưởng đóng thùng, sản phẩm được kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ nhập kho và được xuất bán.
Ngoài ra công ty còn có các bộ phận như: kho nguyên vật liệu chính, các kho bán thành phẩm, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm và một số bộ phận khác phục cho hoạt động sản xuất.
1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng một số chỉ tiêu chủ yếu
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2008
Năm 2009
Thay đổi
%
1.Sản lượng
Đôi
2.826.300
2.119.725
706.575
- 25
2.Doanh thu
VNĐ
9.362.897.196
7.612.534.289
-1.750.362.907
-18.69
3.Chi phí
VNĐ
7.701.998.834
6.398.913.366
-1.303.085.468
-16.9
4.Lợi nhuận
VNĐ
1.660.898.362
1.213.620.923
-447.277.439
-26.90
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Sản lượng của công ty năm 2009 giảm 706.575 đôi, tương ứng với tỷ lệ giảm 25.00%.
- Doanh thu của công ty năm 2009 giảm 1.750.362.907 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ giảm 18.69%.
- Chi phí sản xuất của công ty giảm được 1.303.085.468 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 16.9%.
- Lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm 447.277.439 VNĐ, tương ứng với tỷ lệ 26.90%.
Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 dẫn tới số lượng đơn đặt hàng của công ty giảm đi khá nhiều.
1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
1.5.1. Thuận lợi.
ØYếu tố khách quan:
- Việt Nam được xếp hạng là 1 trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ 2 sau trung Quốc. Và là đứng thứ 3 trong nước về kim ngạch xuất khẩu.
- Việt Nam là nước có môi trường đầu tư hấp dẫn và có nguồn lao động dồi dào.
- Những chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện phát triển cho ngành Da Giầy như: quy định về giảm và gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa(C/O) để làm giảm chi phí cho doanh nghiệp…Chính phủ cũng đã có chiến lược phát triển cho ngành Da Giầy giai đoạn 2010-2015 với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 11,4 triệu USD.
Ø Yếu tố chủ quan:
- Công ty có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa được dễ dàng và nhanh chóng.
- Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm, theo dõi, hiểu và đánh giá đúng tình hình của công ty để có hướng chỉ đạo giải quyết kịp thời.
- Công tác quản lý, tổ chức hoạt động khá hiệu quả và khoa học.
- Đội ngũ lao động của công ty có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
1.5.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên công ty còn gặp phải một số khó khăn như sau:
Ø Yếu tố khách quan:
- Sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty Da Giầy Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho số lượng các đơn đặt hàng giảm sút.
- Từ ngày 1/1/2009 EU chính thức loại mặt hàng Da giầy Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan.
- Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung lao động dồi dào nhưng năng suất lao động của công nhân Việt Nam chưa cao.
Ø Yếu tố chủ quan:
- Để đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có chi phí đầu tư khá lớn.
- Hiện nay giá xăng dầu lên không ổn định và vẫn ở mức cao làm cho giá cước vận tảI tăng à chi phí của công ty tăng lên à làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty.
- Vấn đề đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những khó khăn của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên.
PHẦN 2
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2.1.1. Sản phẩm của công ty.
- Đặc điểm của công ty là chuyên gia công giầy theo đơn đặt hàng nên mẫu mã sản phẩm phụ thuộc vào phía đối tác.
- Hiện nay công ty sản xuất chủ yếu là giầy thể thao và dép xuất khẩu ra nước ngoài.
- Cơ cấu sản phẩm của công ty:
+ 70% là giầy thể thao xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
+ 30% là dép xuất khẩu sang một số nước ở Nam Mỹ và Châu á.
2.1.2. Công nghệ sản xuất.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
NGUYÊN VẬT LIỆU
KCS
KCS
KCS
KCS
ĐẾ
CHẶT
KCS
KCS
PHÂN HÀNG
KCS
IN
KHO BÁN TP
KCS
MAY
XUẤT
TP
KCS
KCS
KHO TP
KCS
ĐÓNG GÓI
2.2. Hoạt động marketing của công ty.
2.2.1. Phân tích thị trường của công ty.
2.2.1.1. Thị trường của công ty:
- Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên chủ yếu xuất khẩu giầy sang thị trường EU và Nam Mỹ.
- Sản lượng giầy, dép xuất khẩu của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tống sản lượng xuất khẩu của cả nước.
- Trong những năm gần đây, công ty đã cố gắng đa dạng thị trường xuất khẩu của mình. Từ việc tập trung xuất khẩu vào các nước EU (Năm 2005 hơn 80% sản lượng xuất sang EU) nay đã chuyển dần sang một số nước Châu Á và Nam Mỹ, đây là những thị trường bớt khó tính hơn EU (Năm 2008 xuất sang EU chỉ còn 70%).
2.2.1.2. Khách hàng.
- Do công ty chỉ nhận gia công giầy, dép cho công ty Đông Trị Đài Loan nên khách hàng của công ty chính là công ty Đông Trị.
- Những thông tin phản hồi của khách hàng sẽ do nhân viên phòng xuất nhập khẩu tiếp nhân và chuyển tới các bộ phân có liên quan để kịp thời giải quyết.
2.2.1.3. Đối thủ cạnh tranh.
- Hiện nay Việt Nam có hơn 150 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giầy và chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tương đối gay gắt.
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là các doanh nghiệp giầy trong nước chuyên nhận gia công xuất khẩu như: Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long, công ty Cổ phần Giầy Hà Nội, công ty Cổ phần Hàng Kênh - Hải Phòng…
- Và thêm vào đó phải kể tới Trung Quốc - một đối thủ lớn của ngành Da - Giầy Việt Nam.
- Hiện nay ngành Da - Giầy Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước trong khu vực như: Ấn Độ, Indonesia…
2.2.2. Các hoạt động marketing của công ty.
2.2.2.1. Chiến lược sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt hàng đầu tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, công ty đã áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, không để các sản phẩm lỗi có mặt trên thị trường.
Phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng thì công ty mới tạo được niềm tin cho phía đối tác.Hiện nay sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.
2.2.2.2. Chiến lược giá.
Đây là chiến lược quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào để nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Đặc điểm của công ty là chuyên nhận gia công hàng giầy dép xuất khẩu nên chiến lược giá mà công ty áp dụng chính là hạ thấp chi phí để đưa ra giá nhận gia công rẻ, cạnh tranh với các công ty khác.
2.2.2.3. Kênh phân phối.
Do đặc điểm của công ty là chuyên nhận gia công theo đơn đặt hàng nên sản phẩm của công ty được bán trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài.
2.2.2.4. Chiến lược xúc tiến bán.
Công ty tham gia các hội trợ triển lãm Da - Giầy quốc tế tại Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để công ty gặp gỡ các doanh nghiệp trong ngành, trao đổi tìm hiểu và nắm bắt thông tin, giới thiệu các công nghệ mới nhất, sự phát triển của ngành Da và Giấy thế giới nhằm tìm kiếm đối tác, xúc tiến xuất khẩu.
2.3. Quản trị nhân sự.
2.3.1. Cơ cấu lao động.
Để tìm hiểu về tình hình lao động của công ty ta có thể tìm hiểu cơ cấu lao động theo: độ tuổi, theo giới tính, trình độ học vấn.
ØCơ cấu lao động theo giới tính:
Bảng cơ cấu lao động công ty theo giới tính
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Số người
Tỷ trọng (%)
Nam
236
9.29
258
10.82
189
8.56
Nữ
2.305
90.71
2.144
89.18
2.020
91.44
Tổng
2.541
100
2.404
100
2.209
100
Qua bảng trên ta thấy:
- Tỷ lệ nam và nữ chênh lệch khá lớn, điều này là do tính chất sản xuất kinh doanh của công ty nên lao động nữ là chủ yếu.
- Số lượng lao động có xu hướng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nên quy mô sản xuất của công ty đã bị thu hẹp hơn trước.
ØCơ cấu lao động công ty theo độ tuổi:
Đội ngũ lao động trực tiếp của công ty chủ yếu là lao động trẻ, có tuổi đời từ 19 đến 36. Đây có thể coi là một điểm mạnh của công ty.
ØCơ cấu lao động theo trình độ học vấn:
Trình độ
Số người
Năm 2008
Năm 2009
Đại học, cao đẳng
50
54
Trung cấp
24
25
THPT
2.330
2.129
Những người có trình độ Đại học, cao đẳng chủ yếu là nhân viên văn phòng (lao động gián tiếp), năm 2009 số ngưới có trình độ đai học tăng lên. Còn lao động trực tiếp (công nhân trực tiếp sản xuất) của công ty là lao động phổ thông, đây cũng là đặc điểm chung của các công ty Da - Giầy Việt Nam.
2.2.3. Tuyển dụng lao động.
ØĐây là hoạt động quan trọng của bất kì công ty nào. Và vấn đề cần quan tâm ở đây là làm sao để tuyển đúng người vào đúng vị trí, phát huy được hết khả năng của họ nhằm mang lại lợi ích cho công ty.
ØPhòng tổ chức sẽ lập bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho từng phòng ban, bộ phận. Căn cứ vào những yêu cầu đó để đưa ra quyết định tuyển dụng.
ØKhi công ty có nhu cầu tuyển dụng do: mở rộng quy mô sản xuất, nhân viên thôi việc…Công ty sẽ tìm kiếm các ứng viên qua các kênh sau:
- Tuyển dụng nội bộ: những nhân viên trong công ty ai có đủ năng lực, trình độ chuyên môn như yêu cầu đều có thể ứng tuyển.
- Do nhân viên giới thiệu: bạn bè, người thân…
-Trên các phương tiện truyền thông: đài phát thanh của tỉnh, của thị xã, các trung tâm tư vấn & giới thiệu việc làm trong tỉnh…
ØSau đây là một số tiêu chí cơ bản để tuyển dụng nhân viên của công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên:
- Đối với nhân viên quản lý, văn phòng:
+ Tốt nghiệp Đại học chính quy hoặc tại chức.
+ Có trình độ ngoại ngữ.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất:
+ Tốt nghiệp THPT.
+ Tuổi không vượt quá 28.
+ Có sức khỏe tốt.
ØQuy trình tuyển dụng:
- Khi có kế hoạch tuyển dụng, phòng tổ chức tiến hành thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành tiếp nhận hồ sơ.
-Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng tổ chức tiến hành phân loại xem hồ sơ nào đạt yêu cầu rồi tổ chức phỏng vấn.
- Sau khi có kết quả phỏng vấn, công ty thông báo kết quả cho các ứng viên, những người trúng tuyển sẽ được làm thử việc trong vòng 2 tháng, hết thời gian thử việc nếu đáp ứng được yêu cầu của công việc sẽ được kí hợp đồng chính thức với công ty.
Nhận xét:
Quy trình tuyển dụng của công ty là hợp lý và đúng quy định của nhà nước, đảm bảo được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3.3. Việc sử dụng và quản lý lao động trong công ty.
- Tính đến tháng 9/2009 số lượng CBCNV của công ty là 2.209 người. Được phân bổ như sau:
STT
Tên đơn vị
Số người
1
Phân xưởng chặt
181
2
Phân xưởng in
180
3
Phân xưởng đế
179
4
Văn phòng phân xưởng may
10
5
Phân xưởng may
928
6
Văn phòng px hoàn thiện
6
7
Phân xưởng thành hình
402
8
Các tổ KCS
94
9
Các kho
45
10
Phân xưởng kĩ thuật mẫu
100
11
Ban Giám đốc
2
12
Phòng tài vụ-kế toán
3
13
Phòng xuất nhập khẩu
7
14
Phòng TCHC-LĐTL
8
15
Phòng tiến độ sản xuât
4
16
Ban cơ điện
10
17
Tổ bốc xếp hàng
13
18
Tạp vụ & vệ sinh
21
19
Tổ bảo vệ
13
20
Trạm y tế
3
Tổng
2.209
- Do mỗi phân xưởng thực hiện một công đoạn khác nhau của quả trình sản xuất giầy nên công việc có mức độ phức tạp khác nhau, môi trường làm việc cũng khác nhau nên công nhân sản xuất được quản lý theo từng phân xưởng. Mỗi phân xưởng được chia làm các tổ, đội khác nhau theo từng mã giầy. Mỗi phân xưởng có một danh sách lao động dùng để theo dõi lao động của phân xưởng mình.
Mặt khác, công ty còn theo dõi lao động theo thời hạn của hợp đồng lao động. Trong hợp đồng nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với công ty cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của công ty đối với từng lao động. Hợp đồng lao động do phòng tổ chức quản lý.
- Đánh giá kết quả sử dụng lao động: Phòng tổ chức chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả làm việc của người lao động từ đó đưa ra các kiến nghị như: có cần bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn gì hay không, bố trí lao động như vậy đã hợp lý chưa… Và xếp loại lao động theo thứ hạng: A, B, C, đây cũng là căn cứ để công ty xác định mức thưởng cho người lao động.
* Công tác đào tạo của công ty Cổ phần giầy Phúc Yên:
ØĐối công nhân trực tiếp sản xuất:
- Ngoài việc tổ chức đào tạo ngay tại phân xưởng (người có kinh nghiệm kèm người mới vào) công ty còn kết hợp với đối tác Đài Loan hàng năm đưa một số công nhân sang Đài Loan bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề.
- Cứ sau 3 năm làm việc tại công ty, công ty sẽ tổ chức thi tay nghề để nâng bậc thợ. Công tác này vừa giúp công nhân nâng được trình độ tay nghề vừa cải thiện được hệ số lương của họ. Đây là biện pháp mang lại hiệu quả khá tốt cho công ty. Theo thống kê của phòng tổ chức thì tính đến năm 2009 công ty đã tổ chức thi nâng bậc thơc cho 800 lao động.
ØĐối với nhân viên văn phòng:
- Công ty tạo điều cho những nhân viên có nhu cầu đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Hàng năm công ty cũng cử một số cán bộ ở một số vị trí khác nhau sang Đài Loan để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
2.3.4. Phương pháp trả lương, thưởng của công ty.
2.3.4.1. Phương pháp trả lương.
Chế độ tiền lương đang được áp dụng tại công ty bao gồm lương cấp bậc và lương chức vụ. cụ thể như sau:
ØChế độ lương chức vụ:
Áp dụng đối với nhân viên làm các công việc hành chính. Được tính toán dựa vào chức vụ cũng như thời gian cống hiến của người đó với công ty. Ngoài ra công ty còn căn cứ vào chức năng riêng của từng phòng ban và chuyên môn riêng của từng cán bộ trong các bộ phận để áp dụng các mức lương khoán cho từng người.
Mức lương cơ bản = Lương cơ bản * Hệ số cấp bậc
Với mức lương cơ bản là 730.000 đồng/tháng.
ØTiền lương cấp bậc:
Được thực hiện đối với công nhân sản xuất, căn cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân khi họ thực hiện một công việc nhất định. Cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành đã được xác nhận về số lượng và chất lượng của KCS để nhân với đơn giá sản phẩm của từng bộ phận , phân xưởng để tính ra quỹ lương cho từng phân xưởng.
Lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố: thang lương, mức lương và trợ cấp cấp bậc kỹ thuật. Mức tiền lương cơ bản được tính dựa vào hệ số lương cư bản áp dụng cho ngành nghề may - da giầy, cụ thể như sau:
Thợ bậc 1: Hệ số 1.2
Thợ bậc 2 : Hệ số 1.44
Thợ bậc 3: Hệ số 1.67
Thợ bậc 4: Hệ số 1.8
Thợ bậc 5: Hệ số 1.98
Thợ bậc 6: Hệ số 2.16
Thợ bậc 7: Hệ số 2.34
Thợ bậc 8: Hệ số 2.52
Thợ bậc 9: Hệ số 2.7
Thợ bậc 10: Hệ số 2.9
Thợ bậc 11: Hệ số 3.49
Thợ bậc 12: Hệ số 4.2
Thợ bậc 13 : Hệ số 4.4
Mức tiền lương cơ bản = Hệ số * 730.000đồng
Cứ sau 3 năm công ty tổ chức thi tay nghề để nâng bậc thợ cho CBCNV. Đối với công nhân mới, thời gian học việc là 2 tháng, mức tiền lương trợ cấp trong thời gian học nghề là 500.000 đồng/tháng.
ØTiền làm thêm giờ:
Toàn bộ số sản phẩm làm ra trong thời gian làm thêm giờ được trả theo đơn giá sản phẩm đã thống nhất. Ngoài đơn giá sản phẩm đó ra còn được trả thêm cho mỗi giờ làm thêm như sau:
Số tiền làm thêm ngày thường = Số giờ làm thêm * 2.000đồng/giờ
Số tiền làm thêm ngày chủ nhật= Số giờ làm thêm*3.000đồng/giờ
2.3.4.2. Phương pháp trả thưởng.
Dựa trên tình hình sản xuất thực tế và tính chất đặc thù của công ty. Công ty có một số quy định về trả thưởng trong lương và các khoản phụ cấp trách nhiệm, đứng máy, môi trường, ca đêm như sau:
ØTiền thưởng trong lương:
Tiền thưởng trong lương hàng tháng của từng phân xưởng được dựa vào sản lượng sản xuất bán thành phẩm của từng phân xưởng đó sản xuất trong tháng theo bảng tổng hợp sản lượng của công ty do phòng tiến độ lập vào cuối tháng. Mức tiền thưởng tùy thuộc vào sản lượng và đánh giá xếp hạng lao động (hạng A, B, C, D do phòng tổ chức đánh giá).
ØTiền vượt khoán sản lượng:
Nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động trong tháng công ty có đề ra mức tiền vượt khoán.
Tiền vượt khoán này được chia đều bằng nhau cho toàn bộ số người hưởng lương trong công ty có ngày đi làm tương đối đầy đủ.
ØCác khoản tiền phụ cấp:
- Tiền trách nhiệm đối với các cán bộ có chức danh được quy định cố định như sau:
+ Phó giám đốc: 400.000 đồng/tháng.
+ Trưởng các phòng ban, quản đốc các phân xưởng: 300.000 đồng/tháng.
+ Phó phòng ban, phó quản đốc các phân xưởng: 270.000 đồng/tháng.
+ Tổ trưởng, tổ phó các tổ sản xuất: 240.000 đồng/tháng.
+ Nhóm trưởng: 140.000 đồng/tháng.
+ Phó nhóm trưởng, công nhân lĩnh vật liệu: 120.000 đồng/tháng.
+ Nhân viên văn phòng làm việc có tính chất lượng: 80.000 đồng/tháng.
ØTiền phụ cấp đứng máy, môi trường:
+ Công nhân đứng máy chặt, đứng máy gò mũi giầy, gò eo giầy, gò gót giầy. Công nhân in, mài đế, quản lý kho keo, lái xe nâng: được hưởng 30.000 đồng/tháng.
+ Trong các trường hợp đặc biệt, tùy theo hình thể các loại giầy khó trong tháng mà số công nhân thực hiện các thao tác trên được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/tháng.
ØTiền phụ cấp ca đêm: cứ mỗi công ca đêm được hưởng phụ cấp là 10.000 đồng/công.
Để phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, tính chất sản xuất của công ty, công ty đã áp dụng hình thức trả lương kết hợp. Đó là hình thức trả lương theo thời gian dựa trên số sản phẩm sản xuất ra trong tháng. Cụ thể là số công làm việc trong tháng và hệ số xếp loại tay nghề hưởng lương sản phẩm được giới hạn trong quỹ lương của từng đơn vị.
Sau đây em xin lấy 1 ví dụ về bảng lương tháng 9/2009 của một số vị trí trong công ty:
STT
Họ và tên
Chức vụ
Lương tháng (đồng)
1
Lê Đình Dũng
P.Giám đốc
4.690.000
2
Nguyễn Thị Hải Yến
Kế toán trưởng
3.500.000
3
Nguyễn Chí Toàn
Trưởng phòng XNK
3.750.000
4
Lê Thị Hải
Thủ quỹ
2.700.000
5
Hoàng Văn Nam
NV phòng tổ chức
2.450.000
6
Lại Thị Hồng
Y tá
1.700.000
7
Vương Văn Khánh
NV phòng XNK
2.500.000
8
Đặng Lưu Thành
Bảo vệ
2.000.000
9
Đinh Văn Hưng
Lái xe
2.300.000
2.4. Tài chính doanh nghiệp.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Thay đổi
Số tiền
%
1. Tổng doanh thu
9.362.897.196
7.612.534.289
-1.750.362.907
-18.69
2. Doanh thu thuần
9.362.897.196
7.612.534.289
-1.750.362.907
-18.69
3. Giá vốn hàng bán
2.690.829.021
2.152.663.217
-538.165.804
-19.99
4. Lợi nhuận gộp
6.672.068.175
5.459.871.072
-1.212.197.103
-18.17
5. Doanh thu tài chính
86.300.388
70.450.817
-15.849.571
-18.37
6. Chi phí tài chính
1.394.679.677
708.025.579
-686.654.098
-49.23
- Trong đó: Chi phí lãi vay
1.361.836.823
685.174.247
-676.662.576
-49.69
7. Chi phí quản lý DN
3.149.157.737
3.204.135.079
54.977.342
1.8
8. Lợi nhuận trước thuế
2.214.531.149
1.618.161.231
-596.369.918
-26.90
9. Thuế thu nhập DN
553.632.787
404.540.308
-149.092.479
-26.90
10. Lợi nhuận sau thuế
1.660.898.362
1.213.620.923
-447.277.439
-26.90
Nhìn vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy:
Doanh thu thuần của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm 1.750.362.907 VNĐ tương ứng với tỷ lệ giảm 18.69%. Giá vốn hàng bán là giảm 19.99%, tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn doanh thu điều này chứng tỏ giá bán sản phẩm của công ty đã tăng.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 18.37%.
Chi phí tài chính giảm 686.654.098 VNĐ do chi phí lãi vay năm 2009 giảm 49.69%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 54.977.342 VNĐ, chi phí quản lý của công ty tăng trong khi doanh thu có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt, cần có biện pháp khắc phục để quản lý tốt hơn nhằm tiết kiệm chi phí.
Lợi nhuận của công ty giảm 26.9% do doanh thu của công ty giảm 18.69%.
Kết luận:
Nhìn chung năm 2009 doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng công ty đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất và làm ăn có lãi.
2.4.1. Tài sản và nguồn vốn của công ty.
BẢNG CÂN ĐÔI KẾ TOÁN
ĐVT : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Thay đổi
Số tiền
%
TỔNG TÀI SẢN
50.031.848.880
49.592.739.647
-439.109.240
-1.2
A. Tài sản ngắn hạn
9.515.128.079
8.596.945.341
-981.182.738
-9.7
I. Tiền & các khoản tương đương tiền
6.135.498.080
5.470.328.341
-665.169.986
-10.9
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
3.098.720.150
2.915.896.952
-182.823.198
-6.1
III. Hàng tồn kho
9.157.248
10.570.198
1.412.950
15.43
IV. Tài sản ngắn hạn khác
271.752.601
200.150.097
-71.602.504
-26.3
B. Tài sản dài hạn
40.516.720.801
40.995.794.306
497.073.500
1.1
I. Tài sản cố định
40.017.850.791
40.495.324.017
477.473.220
1.2
- Nguyên giá
57.983.175.810
58.177.253.910
194.078.100
0.4
- Giá trị hao mòn lũy kế
17.965.325.020
17.681.929.893
-283.395.130
-1.6
II. Tài sản dài hạn khác
498.870.010
500.470.289
1.600.279
0.3
TỎNG NGUỒN VỐN
50.031.848.880
49.592.739.647
-439.109.240
-1.2
A. Nợ phải trả
35.976.157.670
33.254.938.410
-2.721.219.260
-7.6
I. Nợ ngắn hạn
7.017.156.724
6.490.065.145
-.527.091.579
-7.5
II. Nợ dài hạn
28.959.009.556
26.764.873.265
-2.194.136.290
-6.9
B. Vốn chủ sở hữu
14.055.691.210
16.337.801.240
2.282.110.020
15.0
I. Vốn chủ sở hữu
13.357.571.340
15.757.602.568
2.400.031.220
17.9
II. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
698.119.870
580.198.672
-117.921.198
-16.8
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008 và năm 2009, cụ thể như sau:
ØTài sản:
Tổng tài sản của công ty năm 2009 giảm đi 439.109.240 đồng so với năm 2008, tương ứng với tỷ lệ giảm 1.2%. Cho thấy quy mô tài sản của công ty đã giảm đi, trong đó: tài sản ngắn hạn giảm 9.7%, tài sản dài hạn tăng 1.1%.
- Tài sản ngắn hạn giảm do các yếu tố sau:
+ Tiền & các khoản tương đương tiền giảm 665.169.986 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 10.9%.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 182.823.198 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 6.1%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty khá tốt, công ty cần phát huy.
+ Hàng tồn kho của công ty năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 1.412.950 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15.43%. Điều này cho thấy công tác tiêu thụ hàng tồn kho của công ty chưa tốt, cần tìm biện pháp khắc phục.
+ Tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm 71.602.504 đồng tương ứng với tỷ lệ 26.3%.
- Tài sản dài hạn tăng do:
+ Nguyên giá tài sản cố định tăng 194.078.100 đồng tương ứng với 0.4%. Năm 2009 công ty đầu tư xây dựng 2 trạm biến áp để đảm bảo an toàn cho sản xuất.
+ Tài sản dài hạn khác tăng 0.3%. Mức độ tăng của tài sản dài hạn không cao là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên công ty không mở rộng quy mô sản xuất.
ØNguồn vốn:
Nguồn vốn của công ty giảm 439.109.240 đồng tương ứng với tỷ lệ 1.2%. Trong đó: nợ phải trả của công ty giảm 2.721.219.260 đồng ứng với tỷ lệ giảm 7.5%, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 2.282.110.020 đồng ứng với tỷ lệ 15%.
Nợ phải trả giảm do nợ ngắn hạn giảm 7.5% do năm 2009 sản lượng sản xuát của công ty giảm, nhu cầu nhập nguyên vật liệu cũng giảm nên công ty giảm được các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên năm 2009 tiền công trả cho người lao động tăng 10% do tiền lương cơ bản tăng.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên so với năm 2008 là2.400.031.220 đồng, ứng với tỷ lệ là 17.9%.
Nhận xét:
Qua những số liệu trên ta có thể thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2009 nhìn chung là giảm so với năm 2008, khả năng huy động vốn của công ty chưa tốt, cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
2.4.2. Các hệ số về khả năng thanh toán.
Bảng chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Cách tính
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
D
%
Hệ số thanh toán hiện hành
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
1.36
1.49
0.13
9.5
Hệ số thanh toán nhanh
Tiền & các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
0.87
0.9
0.03
3.5
Hệ số thanh toán lãi vay
LNtt + lãi vay
Lãi vay phải trả
2.63
3.31
0.68
25
Tình hình tài chính của mỗi công ty đều được thể hiện một cách rõ nét qua khả năng thanh toán của công ty đó. Tình hình tài chính của công ty được coi là tôt, khả quan khi có hệ số thanh toán cao và ngược lại nếu hệ số này thấp thì tinhf hình tài chính của công ty không tốt.
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết công ty có 1.49 đồng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2009 tăng 9.5% so với năm 2008, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty đã tốt hơn.
Hệ số thanh toán nhanh cho biết công ty có 0.9 đồng vốn bằng tiền & các khoản tương đương tiền để thanh toán ngya cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này của công ty năm 2009 đã tăng so với năm 2008, khả năng thanh toán của công ty tương đôi tốt.
Hệ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay, năm 2009 hệ số này tăng so với năm 2008.
2.4.3. Các chỉ số về hoạt động.
Bảng các chỉ tiêu về hoạt động
Chỉ tiêu
Cách tính
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
D
%
Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
3.02
2.61
-0.41
-13.5
Kì thu tiền bình quân
360
Số vòng quay các khoản phải thu
119
138
19
15.5
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
1.022.5
720.2
-302.3
-29
Vòng quay toàn bộ tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
0.18
0.15
-0.03
-15.6
Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 2.81 giảm 0.21 vòng so với năm 2008.
Vòng quay khoản phải thu giảm làm cho kì thu tiền bình quân tăng 9 ngày. Điều này cho thấy công ty thu hồi các khoản phải thu chậm hơn năm 2008.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm nhiều sao với năm 2008, giảm 302.3 vòng tương ứng với giảm 29%. Hàng trong kho của công ty khá nhiều dẫn tới hiện tượng đọng vốn.
Vòng quay toàn bô tài sản của công ty năm 2009 tăng 5.6% so với năm 2008. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty chưa thật hiệu quả.
2.4.4. Các chỉ tiêu sinh lời.
Bảng các chỉ tiêu sinh lời
Chỉ tiêu
Cách tính
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
D
%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
LNst
Doanh thu thuần
0.17
0.16
-0.01
-10
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
LNst
Tổng tài sản
0.03
0.02
-0.01
-33
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
LNst
Vốn chủ sở hữu
0.05
0.04
0.01
20
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết cứ 1 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 tỷ suất này giảm 10% so với năm 2008, đây là dấu hiệu không tốt cho công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2009 tỷ suất này giảm so với năm 2008 từ 0.03 xuống 0.02.
2.4.5. Phân tích tình hình hao mòn tài sản cố định.
Phân tích hao mòn TSCĐ để đánh giá thực trạng sử dụng TSCĐ của công ty rồi từ đó có thể đưa ra những chính sách sử dụng, quản lý, bảo dưỡng cho hợp lý, hiệu quả.
Bảng phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Thay đổi
Số tiền
%
1. Nguyên giá TSCĐ
57.983.175.810
58.177.253.910
194.078.100
0.4
2. Giá trị HMLK
-17.965.325.020
-18.081.929.893
-116.604.870
0.6
3. Giá trị còn lại
4.001.785.790
4.009.532.017
7.746.227
0.2
Qua bảng trên ta thấy được: Nguyên giá TSCĐ của công ty năm 2009 đã tăng 0.4% so với năm 2008, tổng gía trị HMLK năm 2009 giảm 116.604.870 đồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng 0.6%. Giá trị còn lại tăng 7.746.227 so với năm 2008. Ta có thể thấy mức độ hao mòn TSCĐ của công ty là không lớn.
PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên, kết hợp với việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn tại công ty, em xin có một số nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
3.1. Hoạt động marketing.
Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên là một công ty chuyên nhận gia công giầy cho đối tác Đài Loan. Về hoạt động marketing của công ty thực sự chưa phát triển và chưa được chú trọng. Trong thời gian tới công ty nên có phương hướng đầu tư cho công tác này hơn nữa để có thể mở rộng thị trường.
3.2. Quản trị nhân sự.
Đây là một hoạt động hết sức quan trọng của bất kì công ty nào vì phải quản lý tốt đội ngũ lao động thì mới đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hện mục tiêu của công ty.
Hiện nay số lượng lao động của công ty là 2.209 người, đây là một số lượng tương đối lớn. Việc sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản. Do tính chất của công việc, lương không cao, phần đông lao động là nữ nên hay xảy ra tình trạng nghỉ việc khi có điều kiện tìm được công việc tốt hơn hoặc nghỉ do bận sinh con, chăm sóc gia đình vì thế vấn đề quản lý lao động ở công ty luôn gặp rất nhiều khó khăn.Trong tình hình hiện nay, nếu chuyển dần được việc tuyển lao động liên tục để thay thế sang việc nâng cao tay nghề, gia tăng hiệu suất để nâng cao thu nhập cho công nhân để họ yên tâm gắn bó với công ty thì sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng cũng như đảm bảo tính ổn định của sản xuất.
3.3. Tình hình tài chính.
Từ việc phân tích các chỉ tiêu tài chính ở trên ta thấy được tình hình tài chính của công ty năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008. Tỷ suất LN/DT giảm 10% so với năm 2008, số vòng quay HTK giảm 29%. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên các kết quả đó là có thể chấp nhận được.
3.4. Một số đề xuất, giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty cần có những chính sách sắp xếp, quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ hơn nữa. Phải luôn quan tâm, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, họ là những người có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cần phải có sự đầu tư thích đáng cho họ để phát huy hết khả năng của họ và giữ chân những cán bộ giỏi lại công ty.
- Là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên đội ngũ công nhân là những người quyết định doanh thu cho công ty, để có được đội ngũ lao đông có tay nghề cao, tinh thần trách nhiệm với công việc công ty phải có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho họ và cùng với đó là công ty phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý.
- Tăng cường đoàn kết nội bộ trong công ty trên cơ sỏ phát huy dân chủ, thực hiện tốt kỷ cương tạo ra bầu không khí phấn khởi, phát huy hết năng lực của mỗi người vì sự phát triển của công ty.
- Với yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng sản phẩm công ty nên đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại đáp ứng được với tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó phải thực hiện nghiêm chỉnh công tác quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm tại tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
PHẦN 4
THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY PHÚC YÊN
4.1. Nhận định chung.
Lĩnh vực nhân sự là một lĩnh vực rất nhạy cảm và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không phải riêng doanh nghiệp nào. Vì nó quyết định đến năng suất lao động, khối lượng lao động của doanh nghiệp.
Số lượng lao động của Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên hiện nay là 2.209 lao động . Đây là một số lượng lao động lớn . Do đó việc sử dụng và quản lý lao động sao cho có hiệu quả cũng là một vấn đề không hề đơn giản.
Bộ phận lao động trực tiếp được Công ty sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên trình độ tay nghề còn vẫn hạn chế. Do tính chất của công việc, lương không cao, phần đông lao động là nữ (Thống kê tháng 11 năm 2009 công ty có 214 nam) nên hay xảy ra tình trạng nghỉ việc khi có điều kiện tìm được công việc tốt hơn, hoặc nghỉ do bận sinh con, chăm sóc gia đình vì thế vấn đề quản lý lao động ở công ty luôn gặp rất nhiều khó khăn. Với kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hơn 14 năm, nhìn chung cách quản lý lao động tại công ty đã đạt những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên trong tình hình mới, nếu chuyển dần được việc tuyển lao động liên tục để thay thế sang việc nâng cao tay nghề, gia tăng hiệu suất để nâng cao thu nhập cho công nhân để họ yên tâm gắn bó với công ty thì sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng cũng như đảm bảo tính ổn định của sản xuất.
Bộ phận lao động gián tiếp vẫn chưa khai thác hết được năng suất lao động. Với số lượng hơn 50 cán bộ có bằng đại học, trong đó cán bộ có bằng khối ngành kinh tế là 35 người thì với tình hình chung của các doanh nghiệp trên địa bàn, công ty đã thu hút được 1 nguồn nhân lực hợp lý cho mình. Và nếu đầu tư thêm cho việc đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên, Công ty sẽ có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn có kiến thức cập nhật, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực để thực hiện các công việc của Công ty.
4.2.Thực trạng tình hình lao động tại công ty.
4.2.1. Cơ cấu lao động.
- Xét về độ tuổi: công ty có đội ngũ lao động trẻ có tuổi đời trung bình từ 19 đến 36.
- Xét về giới tính:
Do tính chất hoạt động sản xuất của công ty mà lao động của công ty chủ yếu là lao động nữ. Chính vì vậy việc quản lý cũng gặp phải khá nhiều khó khăn khi những lao động nữ này nghỉ sinh con công ty phải bố trí, sắp xếp công việc cho hợp lý.
Xét về trình độ:
Đội ngũ nhân viên văn phòng của công ty phấn đấu hết năm 2010 số người có bằng đại học đạt 80% tổng số cán bộ khối văn phòng. Để đạt được mục tiêu này công ty phải có những chính sách hỗ trợ giúp nhân viên hoàn thành chương trình đào tạo đang theo học như: bố trí những người làm việc thay khi nhân viên phải đi học, công ty cũng phải sắp xếp không để quá nhiều đi học cùng lúc tránh ảnh hưởng tới công việc. Và những nhân viên được đi học cũng phải đảm bảo tuy đi học nhưng phải hoàn thành tốt công việc được giao, không để ảnh hưởng tới chất lượng côn việc.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì chủ yếu là những người mới học hết chương trình phổ thông. Việc đánh trình độ tay nghề của họ chính chủ yếu dựa vào bậc thợ.
4.2.2. Tuyển dụng và đào tạo lao động.
Ø Công tác tuyển dụng.
Đây là hoạt động hết sức quan trọng của mỗi công ty. Làm tôt công tác tuyển dụng sẽ tạo tiền đề tốt cho công ty trong việc phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng tổ chức có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải dự báo nhu cầu tuyển dụng cho công ty. Mọi hoạt động của công tác tuyển dụng do phòng tổ chức bố trí và săp xếp.
Ø Công tác đào tạo.
Với khối văn phòng thì công ty tạo điều kiện cho họ hoàn thành chương trình đào tạo đại học để nâng cao chất lượng lao động.
Với công nhân trực tiếp sản xuất thì khuyến khích họ nâng cao tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra.
Ngoài việc tổ chức đào tạo tại chỗ công ty cũng có chính sách đưa lao động sang Đài Loan học việc, với thời gian mỗi đợt là hơn 1 tháng. Chi phí này cũng khá tốn kém nên mỗi năm công ty chỉ cử được 2 đoàn đi với tổng số người là 20 người bao gồm cả khối văn phòng và công nhân. Chi phí mỗi năm gần 200 triệu đồng.
4.2.3. Vấn đề lương, thưởng và các khoản phụ cấp của công ty.
4.2.3.1. Lương.
Các công ty da giầy luôn ở trong tình trạng công nhân sản xuất được hưởng mức lương khá thấp, vì nước ta thu hút được nhiều công ty nước ngoài là do giá nhân công rẻ. Hiểu được ván đề này công ty đã cố gắng nâng cao thu nhâp bình quân đầu người của công ty từ 1.906.508 đồng năm 2008 lên 2.031.159 đồng năm 2009.
Chế độ tiền lương đang được công ty áp dụng là trả lương theo chức vụ đối với khối văn phòng và theo cấp bậc đối với công nhân sản xuất.
4.2.3.2. Thưởng.
Tiền thưởng dành cho người lao động được xây dựng dựa vào kết quả tổng hợp đánh giá, xếp loại lao động của phòng tổ chức do các phân xưởng gửi về, xếp loại lao động theo các mức A, B, C, D.
Tiền thưởng còn được xác định theo sản lượng sản xuất của từng phân xưởng trong tháng, ở các mức sản lượng khác nhau thì tiền thưởng là khác nhau, cụ thể như sau:
- Nếu sản lượng trong tháng đạt được 180.000 đôi trở xuống thì mức tiền thưởng là:
Loại A: 54.000 đồng/người.
Loại B: 43.000 đồng/ người.
Loại C: 32.000 đồng/ người.
Loại D: 22.000 đồng/ người.
- Nếu sản lượng đạt từ 180.001 đến 220.000 đôi thì mức tiền thưởng là:
Loại A: 59.000 đồng/ người.
Loại B: 48.000 đồng/ người.
Loại C: 36.000 đồng/ người.
Loại D: 24.000 đồng/ người.
- Nếu sản lượng đạt 220.001 đến 260.000 đôi thì mức thưởng là:
Loại A: 65.000 đồng/ người.
Loại B: 55.000 đồng/ người.
Loại C: 39.000 đồng/ người.
Loại D: 32.000 đồng/ người.
- Nếu sản lượng đạt 260.001 đôi trở lên thì mức thưởng là:
Loại A: 72.000 đồng/ người.
Loại B: 58.000 đồng/ người.
Loại C: 44.000 đồng/ người.
Loại D: 39.000 đồng/ người.
Ngoài ra để khuyến khích sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động trong tháng công ty có đề ra mức vượt khoán như sau:
Mức khoán(đôi)
Thực tế(đôi)
Vượt mức(đôi)
Giá tiền 1 đôi(đồng)
Tiền vượt mức
180.001
190.000
10.000
500
5.000.000
190.001
200.000
10.000
550
5.500.000
200.001
210.000
10.000
600
6.000.000
210.001
220.000
10.000
750
7.500.000
220.001
230.000
10.000
800
8.000.000
230.001
240.000
10.000
900
9.000.000
240.001
250.000
10.000
1.000
10.000.000
250.001
260.000
10.000
1.200
12.000.000
Với những quy định cụ thể sẽ giúp phòng tổ chức dễ dàng hoàn thành công tác trả thưởng cho nhân viên và tránh được những hành vi thiếu trung thực trong công tác xét duyệt.
4.2.3.3. Các khoản phụ cấp.
Công ty cũng có những quy định cụ thể cho các chức vụ như: tiền trách nhiệm cho các cán bộ có chức danh, tiền phụ cấp đứng máy & môi trường cho công nhân một số phân xưởng, tiền phụ cấp làm ca đêm.
Những khoản tiền này tuy không nhiều nhưng cũng giúp động viên phần nào tinh thần cho CBCNV công ty.
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nói chung và ngành xuất khẩu giầy nói riêng như: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lưu văn hóa, trí tuệ, củng cố và tăng cường các thể chế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế. Song, hội nhập cũng mang lại không ít thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. trước tình hình chung như vậy công ty cổ phần giầy Phúc Yên luôn cố gắng, tập thể CBCNV công ty nỗ lực hết mình để đưa công ty đi lên và phát triển.
Thời gian thực tập là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên, nó giúp sinh viên tiếp cận tình hình thực tế đang diễn ra tại các doanh nghiệp hiện nay. Và cũng giúp sinh viên có điều kiện so sánh giữa những kiến thức học được trên giảng đường với những hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. Đồng thời, thời gian tham gia tác nghiệp tại cơ sở thực tập cũng đánh giá được khả năng nắm bắt, thích nghi, và năng lực hoàn thành các công việc, nhiệm vụ cụ thể của sinh viên.
Sau gần 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần Giầy Phúc Yên, em đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đó sẽ là hành trang quan trọng giúp cho em sau này bước vào cuộc sống sẽ thấy tự tin và trưởng thành hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Lã Thị Thanh Thủy, giúp em hoàn thành báo cáo này! Đồng thời em rất mong những đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập Công ty cổ phần giầy Phúc Yên.doc