Báo cáo Thực tập kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần thương mại Đại Dương

Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, CCDC của công ty là một tất yếu. Nhất là trong việc chuyển đổi môi trường kinh tế, việc tổ chức kế toán cũng đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời, đồng bộ những tư liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành các định mức ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư. Qua một thời gian ngắn được thực tập tại đơn vị, em đã có được những hiểu biết sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương. Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ phòng kế toán của công ty nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn, cán bộ công ty và các bạn sinh viên.

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 13867 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần thương mại Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc cuối kỳ: Theo phương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho hoặc ở thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính. Phương pháp nhập trước - xuất trước: Theo phương pháp này, giả thiết số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho. Do đó, vật tư tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp này có cách tính ngược với phương pháp nhập trước - xuất trước. Việc áp dụng phương pháp nào để tính trị giá vật tư xuất kho là do doanh nghiệp tự quyết định. Song, cần đảm bảo sự nhất quán trong niên độ kế toán và phải thuyết minh trong Báo cáo tài chính. 1.2.4. Chứng từ sử dụng Theo chế độ kế toán ban hành, theo quyết định số 186-TC/CĐKT ngày 14/03/1995 của Bộ tài chính thì các chứng từ kế toán về vật liệu, CCDC gồm: Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT) Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03-VT) Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hóa (mẫu 08-VT) Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02-BH) Ngoài ra, tùy thuộc vào những tình hình, đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu 04-VT) Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT) 1.2.5. Sổ kế toán chi tiết vật liệu, CCDC Tùy thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: Sổ (thẻ) kho Sổ đối chiếu luân chuyển Sổ số dư Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, CCDC 1.3.1. Phương pháp thẻ song song - Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn vật liệu, CCDC về mặt số lượng. Mỗi chứng từ nhập, xuất vật tư được ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư. Cuối tháng, thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất tính ra số tiền tồn kho về mặt số lượng theo từng danh điểm vật tư. - Ở phòng kế toán: Kế toán vật tư mở thẻ kế toán chi tiết vật tư cho từng danh điểm vật tư tương ứng với thẻ kho mở tại kho. Hàng ngày, hay định kỳ khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết vật tư và tính ra số tiền. Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan. Cuối tháng tiến hành cộng sổ và đối chiếu với thẻ kho. Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán phải căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tư. Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kế toán tổng hợp. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ở kho: Mở thẻ kho (sổ chi tiết) để theo dõi số lượng từng danh điểm vật liệu, CCDC (thẻ song song). Ở phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép, phản ánh tổng số VL, CCDC luân chuyển trong tháng (tổng nhập, tổng xuất trong tháng) và tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu, CCDC theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ đối chiếu luân chuyển mở dùng cho cả năm và mỗi tháng chỉ ghi chép một lần vào cuối tháng trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất của từng thứ VL, CCDC ở từng kho theo từng kho theo từng người chịu trách nhiệm vật chất được ghi vào một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số liệu VL, CCDC trên sổ đối chiếu luân chuyển với thủ kho và số tiền của từng loại sổ kế toán tổng hợp. Phương pháp sổ số dư Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho phát sinh theo từng vật tư quy đinh. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất vật tư. Ngoài ra, thủ kho còn phải ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng theo từng danh điểm vật tư vào sổ số dư, ghi xong gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền. Tại phòng kế toán định kỳ, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và đánh giá theo từng chứng từ, tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ, vào bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho vật tư. Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư đầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm vật tư. Số dư này được dùng để đối chiếu với cột số tiền trên sổ số dư. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, CCDC Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị sản xuất công nghiệp xây lắp và các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn, chất lượng cao. Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hóa trên các tài sản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế. Từ đó xác định lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác theo công thức: Giá trị VL TK = Giá trị VL tồn ĐK + Tổng giá trị VL tăng + Giá trị VL tồn Sơ đồ tăng giảm NVL, CCDC: TK 111, 112, 331 TK 152, 153 TK 154, 621, 642, 241 Nhập kho NVL, CCDC mua về Xuất dùng cho SXKD, XDCB Thuế GTGT TK 133 TK 3333 Xuất CCDC có giá trị lớn TK 142, 242 Thuế nhập khẩu phải nộp dùng cho nhiều kỳ Chiết khấu TM, giảm giá, TK 111, 112, 331 TK 3332 trả lại hàng mua Thuế tiêu thụ đặc biệt TK 133 Thuế GTGT TK 632 NVL xuất bán Phần II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM ĐẠI DƯƠNG 2.1. Tổng quan chung về Công ty CPTM Đại Dương 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần thương mại Hải Dương thành lập năm 2007 theo giấy phép Số 0403000104 do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 05/02/2004, với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 19,6 tỷ đồng. Giám đốc: Đồng Thế Triệu Hiện nay, trụ sở công ty nằm tại Thôn Mật Sơn, Đường Điện Biên Phủ, Xã Chí Minh, Huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203585888 Fax: 03203588450 Tổng số lao động trong công ty là 95 người. Tiền thân của công ty là HTX dịch vụ vận tải Chí Linh được thành lập vào ngày 24/02/1992. Buổi ban đầu có 03 xã viên và 18 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng với ngành nghề chính là kinh doanh than và làm dịch vụ vận tải. Số lượng trung bình xuất bán hàng năm đạt 16.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 5 tỷ đồng/năm và khách hàng chủ yếu của HTX lúc này là: Nhà máy xi măng Hoàng Thạch – Kinh Môn - Hải Dương, Nhà máy gạch Hợp Thịnh – Vĩnh Phúc, Nhà máy ắc quy Vĩnh Phúc... Ngày 18/09/1995, HTX lại chuyển hướng dần sang kinh doanh vật liệu xây dựng và làm dịch vụ vận tải, san lấp mặt bằng, với tổng số vốn điều lệ là 4,8 tỷ đồng. HTX đã kết hợp với một số đơn vị đóng trên địa bàn để làm các công trình như đường quốc lộ 18A từ Đông Triều – Quảng Ninh về thị trấn Sao Đỏ (nay là Phường Sao Đỏ - Thị xã Chí Linh), làm bục quay cầu Chui đến Sài Đồng – Gia Lâm – Hà Nội... Năm 1998, HTX dịch vụ vận tải Chí Linh đã chuyển đổi thành HTX cây phong cảnh Chí Linh, với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải và làm cây phong cảnh, vừa làm kinh tế, vừa làm công tác phong trào. Nhờ công tác vận động, khuyến khích của các thành viên trong công ty, phong trào cây phong cảnh của huyện Chí Linh đã trở nên rất sôi động, với tổng số gần 400 hội viên tham gia và 70% các xã, phường đều có Hội sinh vật cảnh. HTX dịch vụ thương mại Đại Dương ra đời theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0068/CL do phòng Tài chính thương mại và khoa học huyện Chí Linh cấp ngày 24/06/2000 với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác và chế biến đất sét trắng, với tổng số vốn điều lệ là 12,1 tỷ đồng. Ngày 07/08/2002, HTX dịch vụ thương mại và VLXD Đại Dương đã được UBND tỉnh quyết định cho thuê 19.669 m2 đất thuộc địa phận thôn Mật Sơn, xã Chí Minh, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để xây dựng trụ sở giao dịch và xưởng sản xuất, chế biến đất sét trắng ổn định, lâu dài. Tháng 9/2002, HTX đã chính thức khởi công xây dựng toàn bộ công trình với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ đồng, có 28 đơn vị tham gia thi công và sau 19 tháng đã hoàn thành. Ngày 20/04/2004, Công ty cổ phần thương mại Đại Dương đã tổ chức long trọng lễ khánh thành xây dựng toàn bộ công trình. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động SXKD và tổ chức quản lý của công ty Trong suốt 7 năm qua, từ khi công ty chuyển sang hoạt động khai thác và sản xuất đất sét để làm nguyên liệu của ngành công nghiệp gốm sứ và gạch men, khai thác đất đồi để san lấp mặt bằng và làm đường giao thông, các sản phẩm, dịch vụ của công ty ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, bóc thải đất đồi đến đâu, san lấp mặt bằng đến đấy, còn lớp đất sét khai thác, chế biến đến đâu tiêu thụ hết đến đó và đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Công ty không những cung cấp đất sét cho nhu cầu sản xuất xây dựng, gốm sứ mà còn là nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp như tắm trắng… Ngoài ra, công ty còn đẩy mạnh lĩnh vực khai thác và cung cấp đất đồi san lấp công trình cho rất nhiều dự án tỉnh Hải Dương. Do tính chất của mặt hàng kinh doanh của công ty chủ yếu là đất sét trắng nên quy trình sản xuất và chế biến sản phẩm không đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất phức tạp như những mặt hàng khác, mà chỉ đơn thuần là sử dụng đội xe vận tải vận chuyển đất đá đến xưởng sản xuất, sau đó máy xúc sẽ đảm nhiệm việc tản đất ra phơi. Công ty có nhiệm vụ thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác, thực hiện nghĩa vụ với người lao động; tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên; thực hiện chế độ thống kê, kế toán, BC định kỳ theo quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng… 2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty sản xuất theo quy trình sản xuất liên tục. Kết cấu sản xuất kinh doanh của công ty: - Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận sản xuất ra đất sét và cao lanh các loại, bao gồm những công đoạn: + Chuẩn bị NVL, trộn phối liệu theo đúng qui trình kỹ thuật. + Chế biến: gồm các việc đập, nghiền, lọc, ép, phay, phơi khô, đóng bao. - Bộ phận sản xuất phụ: + Trực cơ cho toàn bộ hệ thống máy móc của phân xưởng, thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất phát hiện kịp thời những hư hỏng của máy móc thiết bị báo cáo cho cán bộ quản lý và thợ sửa chữa thay thế. + Có kế hoạch quy trình bảo dưỡng máy móc thiết bị theo quy định hàng ngày, hàng tuần và thời gian làm việc của máy móc. + Đảm nhận cung cấp điện, nước cho quá trình sản xuất chính. + Hệ thống điện: Do Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương cung cấp qua đường dây 35KV. Ngoài ra, công ty có trạm biến áp 560KVA và máy phát điện 400KVA phòng sự cố mất điện đột xuất cho các bộ phận làm việc đặc biệt quan trọng, đảm bảo sản xuất luôn ổn định. - Bộ phận cung cấp, vận chuyển: Đảm nhận toàn bộ việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và vận chuyển sản phẩm đến chân công trình, khách hàng. * Quy trình chế biến: - Sản phẩm bán cho các khách hàng sử dụng xây lò nung gốm sứ sản xuất gạch ốp lát, quy trình như sau: Đất, cao lanh nguyên khai Phơi Đập nhỏ Xuất bán Đóng bao Lọc tạp chất - Sản phẩm bán cho cơ sở dùng vào việc làm khuôn phục vụ bao nung và sản xuất gốm sứ, quy trình qua hệ thống nghiền khô: Đất, cao lanh nguyên Phay Phơi Đập nhỏ Xuất bán Đóng bao Nghiền Lọc tạp chất - Sản Đập nhỏ Phơi Đất nguyên khai phẩm bán cho khách hàng dùng để sản xuất các mặt hàng gốm sứ, làm men cao cấp phải qua hệ thống nghiền ướt, dây chuyền sản xuất: Đất, cao lanh nguyên khai Nghiền tinh Bể quấy Bể lọc Xuất bán Đóng bao Phơi khô Phay Đập Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ, liên tục. Công việc thực hiện vừa máy móc, vừa thủ công. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một đơn vị mới được thành lập và chuyển đổi từ dịch vụ vận tải sang sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sản phẩm của công ty lại bao gồm các loại như: đất sét trắng, đất hoa đào nên chủ yếu là làm theo phương thức thủ công và cơ giới. Bởi vậy mà quy mô sản xuất của công ty ở dạng vừa và nhỏ. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sơ đồ sau: CHỦ TỊCH HĐQT ( KIÊM GIÁM ĐỐC) Phó GĐ phụ trách sản xuất Phó GĐ phụ trách TC hành chính Phó GĐ phụ trách kinh doanh Phòng KH kinh doanh Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng KH-SX Phân xưởng 1 Phân xưởng 3 Phân xưởng 2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, có nhiệm vụ lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trực tiếp ra các quyết định quản lý. Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. - Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng kế toán, phòng kinh doanh theo sự ủy quyền của Giám đốc, có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng kế hoạch sản xuất, phòng vật tư theo sự ủy quyền của Giám đốc, có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. - Phó giám đốc phụ trách hành chính: giúp việc cho Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện tốt các công việc được Giám đốc phân công và phụ trách chỉ đạo phòng hành chính có quyền chủ động đưa ra các mệnh lệnh quản lý, không phải xin ý kiến Giám đốc trước khi thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty. Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngắn và dài hạn. Căn cứ vào các chỉ tiêu đã được phê duyệt để chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư trong công ty, quản lý thu mua vật tư đầu vào. - Phòng Kế toán – Tổng hợp: chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty, chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, kiểm toán với chức năng nhiệm vụ được quy định tại quy chế tài chính của công ty. Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán nội bộ trong công ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty. Thực hiện công tác luân chuyển công văn, giấy tờ, công tác định mức tiền lương, chế độ của người lao động. Đồng thời, có trách nhiệm giúp Giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyển dụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính tiền lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho người lao động trong công ty. - Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty, có trách nhiệm tổng điều độ sản xuất, xây dựng các chỉ tiêu định mức, thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình SX diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống máy móc, nhà xưởng của công ty, xây dựng kế hoạch sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cho toàn công ty, thiết kế khuôn mẫu phục vụ sản xuất, lên kế hoạch dự trù vật tư cho toàn công ty, trực tiếp quản lý kho vật tư, kho sản phẩm. - Phân xưởng 1: có trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch SX đất sét - Phân xưởng 2: có trách nhiệm điều hành sản xuất cao lanh - Phân xưởng 3: có trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch SX gạch chịu lửa, sản xuất khuôn mẫu, trực cơ và sủa chữa máy móc cho toàn công ty 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty bao gồm: 01 Đồng chí trưởng phòng (Kế toán trưởng) 01 Đồng chí kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ 01 Đồng chí kế toán vật tư 01 Đồng chí thủ quỹ kiêm kế toán tiền mặt 01 Đồng chí kế toán tiền gửi ngân hàng 01 Đồng chí thống kê tổng hợp kiêm kế toán tiền lương S¬ ®å bé m¸y kÕ to¸n cña c«ng ty Trưởng phòng (Kế toán trưởng) Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán Kế toán tập hợp CPSX và tính Z sản phẩm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán TSCĐ kiêm vật tư Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: - Trưởng phòng kế toán (Kế toán trưởng): có nhiệm vụ quản lý, điều hành bao quát chung công tác kế toán. Kiểm tra chế độ hạch toán ban đầu, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, ghi chép số liệu kế toán, định kỳ báo cáo kết quả cho Giám đốc. - Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các số liệu có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty để phản ánh vào các sổ sách và tập hợp lên các báo cáo kế toán theo định kỳ. - Kế toán TSCĐ kiêm vật tư: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tình hình tăng, giảm tài sản, vật tư, vật liệu, tính giá vật liệu xuất kho, tính khấu hao và theo dõi thời gian khấu hao, thanh lý tài sản. Viết phiếu nhập, phiếu xuất vật tư và phản ánh vào sổ sách có liên quan. Lập bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ nguyên vật liệu, phản ánh và ghi chép đầy đủ vào sổ cái các tài khoản 152, 153, 211. Hàng tháng tổng hợp báo cáo cụ thể tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật tư để trình Kế toán trưởng và đề ra kế hoạch cụ thể. - Kế toán tiền lương: tập hợp bảng công của các bộ phận, tính toán và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định chính xác, cụ thể. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán * Hình thức kế toán Xuất phát từ đặc điểm yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung và đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Việc công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán này có một số ưu, nhược điểm như sau: Ưu điểm: Kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho công tác phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng kỹ thuật tính toán hiện đại. Nhược điểm: việc ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến thời gian lập và gửi báo cáo kế toán. Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Ghi chú: ghi hàng ngày ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiế Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết * Một số nội dung khác thuộc chính sách kế toán mà công ty áp dụng - Niên độ kế toán tại doanh nghiệp: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 dương lịch. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kê khai TX. - Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. - Đơn vị tiền sử dụng: Việt Nam đồng. 2.2. Tình hình SXKD của doanh nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu đồng 25.268.980.650 28.742.325.140 31.682.326.543 2 Sản lượng hiện vật - Đất sét tấn 40.520 55.700 72.950 - Đất đồi m3 400.000 328.300 480.123 - Quặng tấn 2.002 3232 5.485 - Cao Lanh tấn 5.260 6.257 8.625 3 Lợi nhuận TT đồng 3.253.215.510 4.537.410.520 6.125.467.350 4 Lợi nhuận sau thuế đồng 2.342.315.167 3.403.057.890 4.594.100.513 5 Giá trị TSCĐ BQ đồng 15.513.620.700 19.795.640.800 22.850.613.450 6 Vốn lưu động BQ đồng 8.472.519.785 10.520.642.712 13.742.615.320 7 Số lao động BQ người 85 80 95 8 Tổng số chi phí SX đồng 18.965.325.679 23.012.695.120 25.556.859.193 Số liệu tham khảo tại phòng kế hoạch tổng hợp 2.3. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương 2.3.1. Khái quát về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một đơn vị mới được thành lập và chuyển đổi từ dịch vụ vận tải sang sản xuất kinh doanh. Mặt khác, sản phẩm của công ty lại bao gồm các loại như: đất sét trắng, đất hoa đào nên chủ yếu là làm theo phương thức thủ công và cơ giới. Bởi vậy mà quy mô sản xuất của công ty ở dạng vừa và nhỏ. Dây chuyền công nghệ không quá phức tạp nhưng vật liệu, CCDC dùng để phục vụ sản xuất tương đối nhiều. Thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng. Lúc đầu công ty chỉ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, sau đó sản phẩm của công ty đã có mặt trên cả nước. Giờ đây, uy tín về chất lượng của công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và nước ngoài. Nhóm khách hàng của công ty là những công ty sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, phục vụ cho nhu cầu làm đẹp… Hiện nay, Công ty cổ phần thương mại Đại Dương đã cung cấp nhiều mặt hàng đất sét, cao lanh, quặng… làm nguyên liệu cho rất nhiều nhà máy gốm sứ và gạch Granite trong cả nước như: Công ty TNHH ToTo Việt Nam, Công ty TNHH sứ Inax Việt Nam, CTCP sứ Cosani… Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, sử dụng tốt các loại vật liệu, công ty đã chia vật liệu theo các nhóm như sau: - Các loại vật liệu phục vụ cho sản xuất bao gồm: Nguyên vật liệu chính bao gồm: đất sét trắng, quặng Fenpats, cao lanh Tấn Mài. Nhóm nhiên liệu bao gồm: xăng A92, dầu điezen. - Công cụ dụng cụ gồm: dụng cụ quản lý, dụng cụ bảo hộ lao động, bao bì vận chuyển. * Công ty tính giá của nguyên vật liệu, CCDC nhập kho theo công thức: Giá t/tế của VL nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + CP v/c, bốc dỡ (nếu có) Ví dụ: Ngày 02 tháng 02 công ty mua một số nguyên liệu theo hóa đơn số 0022364 của Mỏ đất sét Chịu lửa. Khi nguyên liệu về, căn cứ vào hóa đơn số 22364, công ty tiến hành kiểm nhận và lập biên bản kiểm nhận. Căn cứ vào số hàng thực tế đã kiểm nhận, thủ kho viết phiếu nhập kho. Đơn vị............ Địa chỉ............ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 01 tháng 02 năm 2011 Số:42 Nợ: 152 Có: 111 Mẫu số: 01- VT QĐ Số: 15/2006/QĐ–BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Họ, tên người giao hàng: Đỗ Thị Hoa Theo HĐ Số: 0022364 ngày 01 tháng 02 năm 2011 của Mỏ đất sét Chịu Lửa. Nhận tại kho: Nguyên vật liệu STT Nội dung Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 01 Đất sét trắng Tấn 450 450 181.000 81.450.000 Cộng 450 81.450.000 Cộng thành tiền (bằng chữ): Tám mươi mốt triệu bốn trăm năm mươi nghìn đồng chẵn. * Công ty áp dụng phương pháp tính giá vật liệu, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đơn giá xuất BQ = 18.000.000 + 81.450.000 + 54.300.000 = 180.882 đất sét trắng 100 + 450 + 300 Đơn giá xuất BQ = 79.496.000 + 32.302.000 + 31.267.200 = 522.136 cao lanh 152 + 62 + 60 Đơn giá xuất BQ = 8.147.300 + 10.202.350 + 7.753.900 = 421.025 Fenpats 18 + 25 +19 Đơn giá BQ = 9.600.000 + 3.000.000 = 9692 dụng cụ quản lý 1000 + 300 Đơn giá BQ = 4.750.000 = 190.000 dụng cụ bảo hộ LĐ 25 Đơn giá BQ = 3.000.000 + 1.240.000 = 6.057 bao bì vận chuyển 500 + 200 Đơn vị.......... Địa chỉ.......... PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 02 năm 2011 Số: 59 Nợ: 154 Có: 152 Mẫu số: 02-VT QĐ Số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Họ tên người nhận hàng: Bùi Văn Tâm Địa chỉ: Tổ trưởng tổ sản xuất Lý do xuất kho: Xuất cho sản xuất Xuất tại kho: Nguyên vật liệu STT Nội dung Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 01 Đất sét trắng Tấn 400 400 180.882 72.352.800 Cộng 400 72.352.800 Cộng thành tiền (bằng chữ): Bảy mươi hai triệu ba trăm năm mươi hai nghìn tám trăm đồng chẵn. 2.3.2. Tổ chức kế toán vật liệu Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương, ta đi tìm hiểu tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu của công ty trong tháng 02 năm 2011 như sau: Dư đầu tháng: Nguyên vật liệu: 105.643.300 - Đất sét trắng: 18.000.000 (100 tấn) - Cao lanh: 79.496.000 (152 tấn) - Quặng Fenpats: 8.147.300 (18 tấn) II. Phát sinh trong tháng: Trong tháng có phát sinh một số nghiệp vụ nhập vật liệu như sau: 1. Ngày 01/02 công ty mua 450 tấn đất sét trắng theo Hóa đơn số 0022364 của Mỏ đất sét chịu lửa. Đơn giá 181.000 đồng/tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Đã trả bằng tiền mặt. Hàng đã nhập kho theo phiếu NK số 42. Nợ TK 152: 81.450.000 Nợ TK 133: 8.145.000 Có TK 111: 89.595.000 2. Ngày 08/02 nhập kho 62 tấn cao lanh Tấn Mài mua của Công ty cổ phần Thạch Sơn theo PN số 43. Đơn giá 521.000 đồng/tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Đã thanh toán bằng chuyển khoản. Nợ TK 152: 32.302.000 Nợ TK 133: 3.230.200 Có TK 112: 35.532.200 3. Ngày 20/02 nhập kho 25 tấn quặng cục Fenpats mua của Xí nghiệp KTDV khoáng sản và hóa chất Phú Thọ theo phiếu nhập số 45. Đơn giá 408.094 đồng/tấn. Thuế GTGT 10%. Đã thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 152: 10.202.350 Nợ TK 133: 1.020.235 Có TK 111: 11.222.585 4. Ngày 23/02 nhập kho 19 tấn quặng cục Fenpats mua của Công ty CP Việt Trì VIGLACERA theo phiếu nhập số 46. Đơn giá 408.100 đồng/tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Đã trả bằng tiền mặt. Nợ TK 152: 7.753.900 Nợ TK 133: 775.390 Có TK 111: 8.525.990 5. Ngày 24/02 nhập kho 300 tấn đất sét trắng mua của mua của Mỏ đất sét chịu lửa theo phiếu nhập số 47. Đơn giá 181.000 đồng/ tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Đã trả bằng chuyển khoản. Nợ TK 152: 54.300.000 Nợ TK 133: 5.430.000 Có TK 112: 59.730.000 6. Ngày 26/02 nhập kho 60 tấn cao lanh Tấn Mài mua của Công ty CP xây dựng mỹ thuật Gia Thịnh theo phiếu nhập số 48. Đơn giá 521.120 đồng/tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Chưa thanh toán cho người bán. Nợ TK 152: 31.267.200 Nợ TK 133: 3.126.720 Có TK 331: 34.393.920 B. Nghiệp vụ xuất vật liệu Ngày 06/02 xuất 400 tấn đất sét trắng cho sản xuất theo phiếu xuất số 59: Nợ TK 154: 72.352.800 Có TK 152: 72.352.800 Ngày 10/02 xuất 85 tấn cao lanh Tấn Mài cho sản xuất theo phiếu xuất số 60: Nợ TK 154: 44.381.560 Có TK 152: 44.381.560 3. Ngày 10/02 xuất 18 tấn quặng Fenpats cho sản xuất theo PX số 61: Nợ TK 154: 7.578.450 Có TK 152: 7.578.450 4. Ngày 24/02 xuất 350 tấn đất sét trắng cho sản xuất sản phẩm theo PX số 64: Nợ TK 154: 63.308.700 Có TK 152: 63.308.700 5. Ngày 28/02 xuất 69 tấn cao lanh Tấn Mài cho sản xuất sản phẩm theo PX số 65: Nợ TK 154: 36.027.384 Có TK 152: 36.027.384 Khi nguyên liệu về, căn cứ vào HĐ số 22364, công ty tiến hành kiểm nhận và lập biên bản kiểm nhận. Căn cứ vào số hàng thực tế đã kiểm nhận, thủ kho viết phiếu NK. Cuối tháng, kế toán tổng hợp vào bảng kê nhập, xuất VL. BẢNG KÊ NHẬP Kho: Nguyên vật liệu Tháng 02 năm 2011 STT Chứng từ Nội dung Tổng số Ghi Nợ TK111,112,331 SH NT 1 42 1/2 Nhập đất sét trắng 81.450.000 81.450.000 2 43 8/2 Nhập Cao lanh TM 32.302.000 32.302.000 3 45 20/2 Nhập quặng Fenpats 10.202.350 10.202.350 4 46 23/2 Nhập quặng Fenpats 7.753.900 7.753.900 5 47 24/2 Nhập đất sét trắng 54.300.000 54.300.000 6 48 26/2 Nhập Cao lanh TM 31.267.200 31.267.200 Tổng cộng 217.275.450 217.275.450 BẢNG KÊ XUẤT Kho: Nguyên vật liệu STT Chứng từ Nội dung Tổng số Ghi Nợ TK154 ghi Có TK152 SH NT 1 59 6/2 Xuất đất sét trắng 72.352.800 72.352.800 2 60 10/2 Xuất cao lanh Tấn Mài 44.381.560 44.381.560 3 61 22/2 Xuất quặng Fenpats 7.578.450 7.578.450 4 64 24/2 Xuất đất sét trắng 63.308.700 63.308.700 5 65 28/2 Xuất cao lanh Tấn Mài 36.027.384 36.027.384 Tổng cộng 223.648.894 223.648.894 SỔ KHO Tên hàng: Đất sét trắng Mã số: 1521_Đ ĐVT: Tấn Chứng từ Diễn giải Số lượng Chú ý, xác nhận SH NT Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 100 Số phát sinh 42 01/02 Nhập đất sét trắng 450 59 06/02 Xuất đất sét trắng 400 56 24/02 Nhập đất sét trắng 300 70 24/02 Xuất đất sét trắng 350 Cộng phát sinh 750 700 Tồn cuối tháng 100 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Kho: nguyên vật liệu Tài khoản: 152 Tháng 02 năm 2011 TT Tên vật tư Số tiền Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 1 - Đất sét trắng 18.000.000 135.750.000 135.661.500 18.088.500 2 -Cao lanh TM 79.496.000 63.569.200 80.408.944 62.656.256 3 -QuặngFenpat 8.147.300 17.956.250 7.578.450 18.525.100 Cộng 105.643.300 217.275.450 223.648.894 261.269.856 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: .....01....... Ngày 28 tháng 02 năm 2011 TRÍCH YẾU SỐ HIỆU TÀI KHOẢN SỐ TIỀN GHI CHÚ NỢ CÓ Tổng hợp mua NVL - Mua Đất sét trắng 1521- Đ 111 135.750.000 - Mua Cao lanh Tấn Mài 1521- C 111,331 63.569.200 - Mua quặng Fenpats 1521- Q 111,112 17.956.250 - Thuế GTGT đầu vào được KT 133 111,112,331 21.727.545 Cộng: 239.002.995 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số:...02... Ngày 28 tháng 2 năm 2011 TRÍCH YẾU SỐ HIỆU TKĐƯ SỐ TIỀN GHI CHÚ NỢ CÓ Tổng hợp xuất NVL cho SX - Xuất Cao lanh cho sản xuất 154 1521- Đ 135.661.500 - Xuất quặng cho sản xuất 154 1521- C 80.408.944 - Xuất Đất sét cho sản xuất 154 1521- Q 7.578.450 Cộng: 223.648.894 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28 tháng 02 năm 2011 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số tiền Số hiệu Ngày tháng CT 01 28/2 239.002.995 02 28/2 223.648.894 Cộng 462.651.889 SỔ CÁI Tên tài khoản 152 – Nguyên liệu vật liệu NTGS CTGS DIỄN GIẢI SHTK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Số dư đầu tháng 105.643.300 28/2 01 01/2 Mua đất sét trắng của mỏ 111 81.450.000 28/2 02 06/2 Xuất đất cho sản xuất 154 72.352.800 28/2 01 08/2 Mua Cao lanh Tấn Mài 111 32.302.000 28/2 02 10/2 Xuất Cao lanh cho sản xuất 154 44.381.560 28/2 01 20/2 Mua quặng Fenpats 111 10.202.350 28/2 02 22/2 Xuất quặng 154 7.578.450 28/2 01 23/2 Mua quặng Fenpats 112 7.753.900 28/2 01 24/2 Mua đất sét trắng của mỏ 111 54.300.000 28/2 02 24/2 Xuất Đất cho SX 154 63.308.700 28/2 01 08/2 Mua cao lanh Tấn Mài 331 31.267.200 28/2 02 10/2 Xuất cao lanh cho SX 154 36.027.384 Cộng phát sinh tháng 217.275.450 223.648.894 Số dư cuối tháng 261.269.856 2.3.3. Thực trạng kế toán CCDC Công tác kế toán CCDC tại công ty cũng tương tự như kế toán NVL. I. Dư đầu tháng - Công cụ dụng cụ: 17.350.000 Dụng cụ quản lý: 9.600.000 (1000 chiếc) Dụng cụ bảo hộ lao động: 4.750.000 (250 bộ) Bao bì vận chuyển: 3.000.000 (500 chiếc) II. Phát sinh trong tháng Trong tháng có phát sinh 1 số nghiệp vụ nhập CCDC như sau: 1. Ngày 12/02 nhập kho 200 chiếc bao bì của Công ty TNHH Vân Hải theo phiếu nhập số 44. Đơn giá 6200 đồng/ chiếc. Thuế GTGT được khấu trừ. Đã trả bằng tiền mặt: Nợ TK 153: 1.240.000 Nợ TK 133: 124.000 Có TK 111: 1.354.000 2. Ngày 27/02 nhập kho 300 chiếc dụng cụ quản lý mua của công ty thiết bị văn phòng Hòa Hợp theo phiếu nhập số 49. Đơn giá 10.000 đ/tấn. Thuế GTGT được khấu trừ 10%. Đã trả bằng tiền mặt. Nợ TK 153: 3.000.000 Nợ TK 133: 300.000 Có TK 111: 3.300.000 Nghiệp vụ xuất CCDC 1. Ngày 13/02 xuất 750 dụng cụ quản lý cho bộ phận quản lý của công ty theo phiếu xuất số 62. Phân bổ 2 lần. + Nợ TK 142: 7.269.000 Có TK 153: 7.269.000 + Nợ TK 627: 3.634.500 Có TK 142: 3.634.500 2. Ngày 19/02 xuất 400 bao bì vận chuyển cho phân xưởng sản xuất theo phiếu xuất số 63. Phân bổ 1 lần. Nợ TK 627: 2.422.800 Có TK 153: 2.422.800 SỔ CÁI Tháng 02 năm 2011 Tên tài khoản: Công cụ dụng cụ Số hiệu: TK153 NTGS Chứng từ ghi sổ DIỄN GIẢI SHTK ĐƯ Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 17.350.000 28/2 03 28/02 Mua bao bì vận chuyển 111 1.240.000 28/2 04 28/02 Xuất dụng cụ quản lý 142 7.269.000 28/2 03 28/02 Xuất bao bì vận chuyển 627 2.422.800 28/2 04 28/02 Mua dụng cụ quản lý 111 3.000.000 Cộng phát sinh tháng 4.240.000 9.691.800 Số dư cuối tháng 11.898.200 * Nhận xét: Công ty đã áp dụng hệ thống chứng từ, sổ sách được tập hợp đầy đủ và lưu trữ tốt dảm bảo đúng mẫu và đúng theo quy định của Bộ tài chính. Việc ghi chép được tiến hành cập nhật thường xuyên, được kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ, sổ sách, các sổ tổng hợp, chi tiết, báo cáo kế toán. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kết hợp với việc sử dụng chứng từ, sổ sách, chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán Nhà nước và đảm bảo với hoạt động của đơn vị mình, thuận lợi cho việc hạch toán NVL, CCDC được kịp thời chính xác. Về quản lý vật liệu, CCDC, công ty đã lập sổ theo dõi chi tiết, tài khoản kế toán chi tiết cho từng loại vật tư cụ thể để biết được chính xác trị giá nguyên vật liệu, CCDC tồn kho, tạo thuận lợi cho công tác kiểm kê, kế toán. Việc bố trí, tổ cức quản lý CCDC theo các kho cũng được thực hiện khá tốt: Kho nguyên vật liệu chính, CCDC (do đồng chí Đồng Thị Hà quản lý) bao gồm các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như: đất sét trắng, xỉ than, cao lanh các loại. Kho đựng dầu, xăng, bao bì, phương tiện vận tải (do đồng chí Nguyễn Văn Cường quản lý) phục vụ cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm đến nơi sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh những mặt tích cực, công tác kế toán của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán máy nên việc hạch toán kế toán còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng ghi chép lớn, dễ sai sót, nhầm lẫn. Giá vật liệu, CCDC xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ nên không phản ánh được tình hình biến động của giá vật tư. Vật liệu xuất kho cho sản xuất sản phẩm không được hạch toán cụ thể cho từng đối tượng từng phân xưởng sản xuất nên không xác định được khối lượng thực tế vật liệu xuất kho cho từng bộ phận SX. Việc lập chứng từ thường được tổng hợp và tiến hành vào cuối tháng nên khối lượng công việc nhiều, ảnh hưởng đến tính chính xác của kế toán. Phần III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẠI DƯƠNG Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại Đại Dương, em đã hiểu được phần nào về hoạt động thực tiễn trong công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét, đóng góp như sau: 3.1.Nhận xét chung 3.1.1. Những ưu điểm Công ty cổ phần thương mại Đại Dương là một đơn vị mới đi vào hoạt động nên quy mô của công ty còn nhỏ, việc quản lý không qua phức tạp, cồng kềnh như các doanh nghiệp lớn. Do đặc điểm kinh doanh chủ yếu là mặt hàng đất sét trắng, quy trình chế biến đơn giản nên công ty không phải thuê ngoài gia công chế biến. Nguồn nguyên liệu ở gần, hàng tháng không phải hạch toán hàng mua đang đi đường, công tác kế toán giảm nhẹ được tính phức tạp 1 phần. Địa điểm cung cấp nguyên liệu gần, định mức nguyên vật liệu hợp lý, mặt khác công ty đã xây dựng được hệ thống nhà kho và sân phơi khang trang, rộng rãi có thể chứa được tới 8.000 tấn vật liệu, đảm bảo cung cấp vật liệu cho sản xuất và tiêu thụ trong bốn tháng, đặc biệt trong mùa mưa. Việc này đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty không bị gián đoạn, không chịu sự chi phối của thời tiết. Công ty còn tổ chức tốt việc tổ chức quản lý, bảo quản kho nguyên vật liệu, CCDC khoa học, tạo điều kiện cho việc hạch toán vật tư xuất kho. Việc tính giá thành đơn giản, chỉ bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung, không có chi phí thuê ngoài khác. Đồng thời, quy trình chế biến sản phẩm của công ty không có sản phẩm dở dang nên việc tính giá thành đơn giản hơn. Hiện nay công ty đã có đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề thành thạo. Cán bộ nhân viên phòng ban kế toán làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy tổ chức sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với trình độ của từng người. Quy trình làm việc của công ty được quy định rõ ràng, phân công lao động phù hợp với năng lực của từng cá nhân. Mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một phần hạch toán kế toán cụ thể, phát huy được tính chủ động và khả năng của cá nhân. Với trình độ nghiệp vụ cao, ý thức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công việc, bộ phận kế toán của công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thêm vào đó, công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ cả trong sản xuất và thu thập thông tin. Hệ thống chứng từ sổ sách được tập hợp đầy đủ và lưu trữ tốt đảm bảo đúng mẫu và đúng theo quy định của Bộ tài chính. Việc ghi chép được tiến hành cập nhật thường xuyên, được kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ chi tiết với các sổ tổng hợp, báo cáo kế toán. Chấp hành tốt chế độ báo cáo tài chính, kế toán thống kê. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, đây là hình thức kế toán được nhiều công ty áp dụng, công ty đã sử dụng chứng từ sổ sách, chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước và đảm bảo với hoạt động của đơn vị mình, thuận lợi cho việc hạch toán NVL, CCDC được kịp thời, chính xác. 3.1.2. Những nhược điểm - Về phía công ty: Vì là đơn vị mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, quy mô hoạt động và thị trường tiêu thụ còn nhỏ. Chi phí cho xây dựng cơ bản nhiều, vốn lưu động còn hạn chế kéo theo những khó khăn trong kinh doanh. - Đối với công tác kế toán: Phòng kế toán vẫn còn làm việc theo phương pháp thủ công, chưa sử dụng phần mềm kế toán máy, bởi vậy khối lượng ghi chép lớn, dễ sai sót, nhầm lẫn. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên gia quyền cả kỳ dự trữ, nó không thể hiện được tình hình biến động về giá cả của các loại vật tư trên thị trường. Thêm vào đó, công ty có 4 mặt hàng sản xuất, đó là: đất sét trắng, xỉ than, cao lanh nên khối lượng ghi chép rất lớn. Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song được công ty áp dụng tuy đơn giản, dễ làm nhưng trùng lặp, khối lượng ghi chép lớn, chủng loại nhiều, khó khăn cho việc quản lý và kiểm tra. Việc lập các chứng từ ghi sổ bộ máy kế toán thường tổng hợp và tiến hành vào cuối tháng, vì vậy mà khối lượng công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác kế toán. Việc hạch toán vật liệu xuất kho cho sản xuất công ty không phản ánh theo đối tượng cụ thể của từng phân xưởng sản xuất, mà dựa vào đặc điểm sản xuất sản phẩm nên đưa luôn sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán: Nợ TK 154 Có TK 152 Như vậy, kế toán đã không phản ánh đầy đủ theo trình tự và không xác định được khối lượng thực tế vật liệu xuất kho cho từng bộ phận sản xuất. 3.1.3. Nguyên nhân Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán của công ty xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, về phía Nhà nước, các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như các chế độ kế toán chưa hoàn toàn hợp lý, còn tồn tại những vướng mắc. Trình tự kế toán còn rườm rà, mang tính tổng quát, thiếu cụ thể, chi tiết, mang nặng tính lý thuyết nên khó áp dụng trong thực tiễn. Thứ hai, về phía công ty, công ty chưa cập nhật được những chế độ kế toán mới một cách thường xuyên. Thêm vào đó, công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán máy, công việc kế toán còn mang tính thủ công, không tránh được những sai sót, nhầm lẫn là những hạn chế tồn tại sẵn có trong hình thức này. Việc sử dụng các loại sổ sách của công ty đã tương đối đầy đủ, nhưng chưa theo dõi được hết tình hình biến động cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, công ty chưa quan tâm nhiều đến công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ kế toán, chưa tổ chức được việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên kế toán của đơn vị mình. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kế toán của công ty. 3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại công ty 3.2.1. Đối với công tác quản lý Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra bình thường và ngày càng phát triển thì bên cạnh việc lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất đầy đủ và không bị thiếu hụt, gián đoạn. Bộ phận nghiên cứu thị trường cần tìm hiểu kỹ hơn, đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho công ty như tổ chức các chương trình điều tra, thu thập ý kiến, nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, sản phẩm mà công ty tham gia sản xuất, quảng cáo, tiếp thị để đưa thương hiệu của công ty đến với người tiêu dùng. Do công ty còn là một doanh nghiệp trẻ nên vốn lưu động còn hạn chế, trong khi nhu cầu sử dụng vốn là rất lớn, vì vậy cần có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và thay đổi phương thức thanh toán để công ty không bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn như hiện nay. Để đảm bảo cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đi tiêu thụ, công ty nên đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định, phương tiện vận chuyển. 3.2.2. Đối với công tác kế toán Công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói chung của công ty đã tương đối hoàn thiện và được quản lý chặt chẽ. Sự kết hợp giữ các khâu đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch cung cấp vật tư kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để công tác kế toán được hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, cập nhật đầy đủ thông tin hơn, các chế độ kế toán của Nhà nước thường xuyên được thay đổi để thích hợp hơn với hoạt động của các doanh nghiệp, phát huy được tối đa hiệu quả của kế toán với doanh nghiệp. Việc quan tâm, cập nhật những chế độ kế toán giúp doanh nghiệp nắm được rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, đồng thời cũng đảm bảo chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước. Công ty nên áp dụng phần mềm kế toán máy. Việc sử dụng phần mềm kế toán máy giúp ích rất nhiều cho công việc kế toán trong công ty. Nó làm giảm bớt khối lượng ghi chép, làm cho công việc kế toán đơn giản, dễ dàng hơn, hạn chế được những sai sót không đáng có trong việc đối chiếu các sổ sách với nhau. Nếu có sai sót xảy ra thì việc điều chỉnh số liệu cũng nhanh chóng, thuận tiện hơn. Việc hạch toán vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất cần phản ánh đúng trình tự và không nên làm tắt, như vậy sẽ quản lý được chính xác con số nhập, xuất vật tư, qua đó cũng đánh giá được chất lượng hoạt động của từng phân xưởng sản xuất. Việc lập chứng từ ghi sổ có thể lập theo từng tuần, hoặc 15 ngày lập một lần căn cứ vào chứng từ gốc, không nên lập vào cuối tháng để đảm bảo cho việc ghi chép và thực hiện đúng theo quy trình, số liệu phản ánh một cách chính xác, đầy đủ và không bị thiếu sót, khối lượng công việc vào cuối tháng được giảm bớt. VD: Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 22364 và phiếu nhập kho số 42, kế toán lập chứng từ ghi sổ: Đơn vị: Công ty cổ phần thương mại Đại Dương Số: 01 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 07 tháng 02 năm 2011 TRÍCH YẾU SHTK SỐ TIỀN GHI CHÚ NỢ CÓ Mua nguyên vật liệu 152 111 81.450.000 Thuế GTGT đầu vào được KT 133 111 8.145.000 Cộng 89.595.000 Kèm theo 02 chứng từ gốc. Khi hạch toán vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất, phản ánh đúng theo trình tự kế toán: Nợ TK 621 Có TK 152 Căn cứ vào đó ghi chứng từ ghi sổ, từ đó, cuối tháng tổng hợp và kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán: Nợ TK 154 Có TK 621 Phương pháp tính giá thực tế vật liệu xuất kho đã phản ánh chính xác giá trị thực tế vật liệu xuất kho nhưng nó chỉ phù hợp khi công ty chỉ sản xuất một mặt hàng hoặc kế toán vật liệu chỉ kiêm một mặt hàng sản xuất riêng để khối lượng ghi chép được giảm nhẹ và ít bị nhầm lẫn. Để tránh sự gian lận, thất thoát trong việc xuất vật tư cho sản xuất đồng thời giúp cho việc theo dõi được chặt chẽ, chính xác thì bên sản xuất phải có giấy đề nghị xuất vật tư. Khi xuất vật tư, thủ kho cần phải ghi chép vào sổ lĩnh vật tư, đồng thời lập phiếu xuất kho. Sổ tổng hợp chi tiết vật liệu mà công ty áp dụng chỉ phản ánh về mặt giá trị trên cơ sở tổng hợp số liệu dòng cộng của các cổ chi tiết vật liệu. Để cho việc theo dõi được chặt chẽ hơn về mặt số lượng và giá trị của tình hình nhập – xuất – tồn, công ty nên áp dụng mẫu sổ tổng hợp chi tiết như sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Kho: Nguyên vật liệu Tài khoản: 152 Tháng 02 năm 2011 STT Tên, quy cách vật liệu Tồn đ ầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 01 Đất sét trắng 100 18.000.000 750 135.750.000 750 135.655.860 100 18.094.150 02 Cao lanh 152 79.496.000 122 63.569.200 154 80.424.337 120 62.640.863 03 Quặng 20 8.147.300 44 17.956.250 18 7.339.860 46 18.763.690 Cộng 272 105.643.300 916 217.275.450 922 223.420.047 266 99.498.703 3.3. Ý kiến đóng góp trong việc học tập và giảng dạy tại nhà trường Với những kiến thức đã thu nhận được sau ba năm học tập dưới sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của các thày cô trong trường, em đã có được những nền tảng cơ bản về kỹ năng ngành kế toán – kiểm toán. Đặc biệt, trong một tháng được nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các đơn vị sản xuất kinh doanh thực tế đã giúp em củng cố kiến thức lý luận, kỹ năng nghề nghiệp đã được trang bị ở nhà trường, bổ sung kiến thức thực tế về ngành nghề được đào tạo. Điều quan trọng nhất để đạt được hiệu quả cao trong học tập cũng như trong quá trình thực tập, đòi hỏi sinh viên phải nắm được những kiến thức lý luận cơ bản về ngành kế toán – kiểm toán. Việc tiếp thu những kiến thức này phần lớn là do sự cố gắng trong quá trình học tập của mỗi cá nhân. Khi học tập kiến thức chuyên ngành kế toán – kiểm toán đòi hỏi có sự kiên trì, tính chính xác, khoa học, hợp lý. Nắm vững những kiến thức của các môn học cơ sở chính là nền tảng cho việc tiếp thu được tốt nhất kiến thức chuyên ngành. Các môn chuyên ngành kế toán cần học tập một cách nghiêm túc, thường xuyên để có thể xử lý một cách thành thạo các nghiệp vụ kinh tế. Bộ môn thực hành kế toán là một môn giúp ích rất nhiều cho sinh viên, giúp sinh viên chuyên ngành kế toán có điều kiện tiếp xúc, làm việc thực tế với sổ sách, chứng từ có thể gặp trong thực tế khi làm việc. Đó cũng có thể được coi là quá trình thực tập xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các thày, cô bộ môn. Thêm vào đó, xu hướng áp dụng phần mềm kế toán máy vào công tác kế toán tại các đơn vị thực tế ngày càng phổ biến, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng về tin học, tiếng anh bổ trợ cho môn học này. Hiện nay, trong trường cũng đã mở các lớp học tiếng anh và tin học có cấp chứng chỉ đào tạo, giúp cho sinh viên nâng cao tình độ học tập của mình. Cùng với nỗ lực học tập của sinh viên thì việc giảng dạy cũng đóng vai trò không nhỏ trong hiệu quả học tập của sinh viên. Trên thực tế, lượng sinh viên theo học chuyên ngành kế toán – kiểm toán khá đông, trong khi đó, số lượng giáo trình cho sinh viên lại hạn chế. Các môn học bổ trợ có thể học qua slide giáo viên cung cấp, nhưng với những môn chuyên ngành, khối lượng kiến thức rất lớn, không thể ghi chép được hết, bởi vậy gây khó khăn rất nhiều cho việc học tập của sinh viên. Nhà trường nên quan tâm, đầu tư hơn nữa đến kho sách thư viện, tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện học tập tốt nhất. Số lượng trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đã được quan tâm và đưa vào sử dụng nhiều, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, thực hành của sinh viên. Đa số các giáo viên trong trường đã thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chế độ chính sách, phổ biến kịp thời đến sinh viên ngay trong quá trình giảng dạy, đảm bảo thống nhất, hợp lý để sinh viên tiếp thu được kiến thức mới nhất, cập nhật nhất để phù hợp với quy định kế toán hiện hành, tránh phải điều chỉnh, gây khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức. Với những môn chuyên ngành, những nội dung về chế độ, các khái niệm cơ bản, giáo viên có thể trình bày ngắn gọn, hoặc để sinh viên tự nghiên cứu, thêm vào đó, nên dành nhiều thời gian hướng dẫn sinh viên trong việc hạch toán, xử lý các nghiệp vụ, ghi chép sổ sách, chứng từ. Như vậy sẽ giúp sinh viên hiểu được bản chất của môn học, có khả năng áp dụng với thực tiễn, tránh đi sâu vào lý thuyết quá nhiều. Hiện nay, nhà trường đã và đang tiến hành đổi mới trong cách quản lý và phương thức giảng dạy. Điều này nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cũng như học tập của nhà trường, tuy nhiên việc đổi mới này cần được xem xét trong tình hình cụ thể, khi đưa vào thực tiễn nên tiến hành từng bước, tránh thay đổi đột ngột, đốt cháy giai đoạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. KẾT LUẬN Là một doanh nghiệp trẻ nhưng Công ty cổ phần thương mại Đại Dương đã chứng tỏ được khả năng phát triển, cạnh tranh trên thị trường và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Để đạt được điều đó là kết quả của sự cố gắng không ngừng của đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty. Trong đó không thể không nhắc đến những đóng góp của bộ máy kế toán trong công ty, của công tác hạch toán, đánh giá các thông tin tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của công ty ở mọi khâu trong quá trình sản xuất nhằm cung cấp thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán vật liệu, CCDC của công ty là một tất yếu. Nhất là trong việc chuyển đổi môi trường kinh tế, việc tổ chức kế toán cũng đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiện toàn để cung cấp kịp thời, đồng bộ những tư liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành các định mức ngăn ngừa hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư. Qua một thời gian ngắn được thực tập tại đơn vị, em đã có được những hiểu biết sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh nói chung, và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng của Công ty cổ phần thương mại Đại Dương. Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ phòng kế toán của công ty nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn, cán bộ công ty và các bạn sinh viên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập chuyên đề kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần thương mại Đại Dương.doc
Luận văn liên quan