Báo cáo Thực tập kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Intimex

LỜI NÓI ĐẦU Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế các nước đang là những vấn đề nổi bật đặt ra cần giải quyết đối với tất cả các nước trong xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện nay. Các công cụ để quản lý nền kinh tế có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong đó kế toán là công cụ để quản lý nền kinh tế, không thể thiếu trong kinh tế thị trường hiện nay. Trong những năm vừa qua, quá trình xây dựng, phát triển kinh tế và quản lý kinh tế của mỗi nước, xuất phát từ đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình, môi trường kinh doanh, hoạch định các chính sách kinh tế, đặc trưng nền kinh tế của từng giai đoạn, để có sự lựa chọn các công cụ quản lý thích hợp, tương ứng với nền kinh tế, nhất là sự biến đổi của nền kinh tế trong kinh tế thị trường Chẳng hạn sự phát triển của thị trường chứng khoán làm nẩy sinh một nhu cầu tương ứng là phải đưa ra những thông tin kế toán chính xác, với mục tiêu thuế khóa thì báo cáo tài chính là cơ sở cho việc thu thuế. Các công ty đa quốc gia đầu tư quy mô lớn vào các nước đang phát triển, phải có một hình thức thông tin kế toán thích hợp nhằm làm giảm thiểu nguy cơ rủi ro, để đạt hiệu quả cao Kế toán là một bộ phận không thể thiếu được trong mọi loại hình doanh nghiệp, kế toán không những là một công cụ quản trị tài chính rất hữu hiệu mà nhờ có công tác kế toán giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tìm ra được định hướng, tìm ra chính sách phát triển doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Mọi sinh viên năm cuối các trường ĐH- CĐ nói chung và sinh viên trường Kinh Tế Quốc Dân nói riêng đều phải trải qua thời gian thực tập tại các công ty, doanh nghiệp trước khi ra trường. Qua thời gian thực tập này có thể giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức mà mình đã được học vào thực tế. Từ đó giúp cho mỗi sinh viên có thể nâng cao được năng lực thực hành của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập, trong thời gian thực tập tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex, em đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu về nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán tại công ty. Báo cáo tổng hợp là những hiểu biết chung của em về tình hình hoạt động, sản xuất- kinh doanh cũng như đặc điểm công tác kế toán tại Công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm ba phần chính đó là: * Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. * Phần 2: Một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. * Phần 3: Nhận xét về công tác kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Trương Anh Dũng và Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu : 1 Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. 1.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 a. Lịch sử hình thành 3 b. Quá trình phát triển 4 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5 a. Mục đích 5 b. Lĩnh vực hoạt động 5 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10 1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất 15 a. Hàng nông sản 15 b. Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 16 c. Sản xuất hàng may mặc 18 1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 19 1.2.2. Hình thức ghi sổ 21 1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 22 Phần 2: Một số phần hành kế toán áp dụng tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex 2.1. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 25 2.1.1. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán 25 a. Nếu mua chịu hoặc là mua hàng trả chậm 25 b. Nếu ứng trước tiền mua hàng 26 2.1.2. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua 27 a. Trường hợp bán chịu cho khách hàng 27 b. Trường hợp khách hàng ứng tiền trước 28 2.2. Hạch toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu 28 2.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 29 2.3.1. Hạch toán hàng nhập khẩu 29 2.3.1.1. Hạch toán hàng nhập khẩu trực tiếp 30 a. Phương pháp tính giá hàng nhập khẩu 30 b. Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu 30 c. Phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu 30 2.3.1.2. Hạch toán hàng nhập khẩu uỷ thác 31 a. Khi công ty nhận nhập khẩu uỷ thác 31 b. Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác nhập khẩu 32 2.3.2. Hạch toán hàng xuất khẩu 33 2.3.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 33 2.3.2.2. Xuất khẩu uỷ thác 33 a. Khi công ty nhận xuất khẩu uỷ thác 33 b. Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác xuất khẩu 34 Phần 3: Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex Kết luận 38

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4770 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp trước khi ra trường. Qua thời gian thực tập này có thể giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức mà mình đã được học vào thực tế. Từ đó giúp cho mỗi sinh viên có thể nâng cao được năng lực thực hành của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực tập, trong thời gian thực tập tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex, em đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu về nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán tại công ty. Báo cáo tổng hợp là những hiểu biết chung của em về tình hình hoạt động, sản xuất- kinh doanh cũng như đặc điểm công tác kế toán tại Công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm ba phần chính đó là: * Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. * Phần 2: Một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. * Phần 3: Nhận xét về công tác kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Trương Anh Dũng và Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHÂU INTIMEX. Quá trình hình thành và phát triển Lịch sử hình thành công ty. Theo đề nghị của Bộ Thương Mại( nay là Bộ Công Thương ), Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 217/TTg ngày 10/06/1979 thành lập công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ Thương Mại. Việc thành lập công ty này nhằm mở rộng việc trao đổi hàng hoá nội thương, hợp tác xã với nước ngoài, bổ xung nguồn hàng xuất nhập khẩu chính ngạch, tăng them mặt hàng lưu thông trong nước để phục vụ tốt hơn cho sản xuất trong nước và góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân. Ngày 10/08/1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã chính thức được thành lập, gọi tắt là công ty xuất nhập khẩu nội thương. Đây là trung tâm xuất nhập khẩu, cải thiện cơ cấu quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lí đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đến ngày 22/10/1985, do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội Thương, thông qua nghị định số 225/HĐBT đã chuyển công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ Nội Thương thành Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã. Ngày 08/03/1993, căn cứ vào nghị định 38/HĐBT và theo đề nghị của Tổng Giám Đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định tổ chức lại công ty thành hai công ty trực thuộc bộ: Công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã Hà Nội Công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã TPHCM Ngày 20/03/1995, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định hợp nhất công ty thương mại dịch vụ Việt Kiều và công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã Hà Nội trực thuộc Bộ. Đồng thời chuyển công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã TPHCM thành chi nhánh của công ty tại TPHCM. Đến 08/06/1995, công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại và lấy tên giao dịch đối ngoại là: Foreign Trade Enterprice gọi tắt tên giao dịch là Intimex. Công ty được hình thành từ ba công ty: Công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương , Hợp tác xã Hà Nội và Tổng công ty bách hoá Hà Nội trực thuộc Bộ Thương Mại. Đến ngày 01/08/2002 đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu InTiMex, lấy tên đối ngoại là : Intimex Export Import Corporation. Quá trình phát triển. Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động đến nay đã tròn 28 năm, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn do tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến đổi. Công ty xuất nhập khẩu Intimex nguyên là Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội  thương được thành lập năm 1979. Trải qua quá trình phát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2000 đến nay được đổi thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác đáng tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo - Hà Nội - Việt Nam. Công ty có 6 chi nhánh tại: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và chi nhánh tại Matxcova - Liên Bang Nga. Tại Hà Nội, Công ty còn có một Trung tâm Thương mại với hệ thống các siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, một xí nghiệp may xuất khẩu, một xí nghiệp thương mại dịch vụ. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản, nuôi trồng và chế biến hải sản cùng với nhiều trung tâm thương mại trên khắp các miền đất nước. Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Hàng năm Công ty đều được Bộ thương mại tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Ngoài ra Công ty còn nhận được rất nhiều bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn thương mại và du lịch Việt Nam, UBND Thành Phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Đặc biệt, tháng 9 năm 2004, Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã vinh dự được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt, một giải thưởng tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Mục đích. Thông qua hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất dịch vụ, du lịch, khách sạn, hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết khai thác vật tư, nguyên liệu nhằm đẩy mạnh sản xuất tạo ra hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Lĩnh vực hoạt động. Là một doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, công ty Intimex được tổ chức kinh doanh trên các lĩnh vực. Thương mại: xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh nội địa Công ty Xuất nhập khẩu Intimex được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo, lạc nhân... Intimex luôn tự hào là đơn vị đi đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê với tổng sản lượng 108.000 tấn năm 2006. Đây là con số xuất khẩu kỷ lục đưa Intimex từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ nhất trong xuất khẩu cà phê trên toàn quốc song song với vị trí đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu đen với tổng số 9.858 tấn xuất khẩu trong năm 2006 . Công ty Xuất nhập khẩu Intimex có đội ngũ cán bộ chuyên đi thu mua trực tiếp hoặc qua trung gian và có một số nhà máy chế biến nông sản để phục vụ cho nhu cầu thu mua và chế biến hàng nông sản xuất khẩu. Công ty cũng thường xuyên liên doanh, liên kết với các nhà thu mua và sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng nông sản. Bên cạnh một loạt các nhà máy chế biến nông sản đã và đang được đầu tư xây dựng với các sản phẩm có chất lượng cao như cà phê, hạt tiêu, tinh bột sắn..., Intimex cũng có một hệ thống dự trữ nông sản  riêng. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex rất đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và có chất lượng cao, tiêu biểu như các mặt hàng tiêu dùng, linh kiện xe máy, linh kiện điện tử, thiết bị điện, điện thoại và vật tư công nghiệp. Công ty thường xuyên nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng qua các nhà phân phối trong nước của một số hãng nổi tiếng như: CocaCola, Unilever, P&G, LG, Debon... hoặc nhập khẩu trực tiếp với rất nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaixia, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khối EU, Mỹ... Một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty XNK Intimex trong thời gian tới là phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp mạng lưới kinh doanh mua bán nội địa. Để thực hiện điều này, công ty đã và đang phát triển một hệ thống siêu thị Intimex tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc này đã góp phần mở thêm đầu ra, tiêu thụ sản phẩm của các ngành sản xuất, dịch vụ đang ngày càng phát triển của trung ương, Hà Nội và các địa phương, nâng cao văn minh thương mại trên địa bàn thủ đô và các tỉnh thành. Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex mà cụ thể là Trung tâm thương mại Intimex là đại lý phân phối hóa mỹ phẩm cho các đầu mối bán buôn và bán lẻ tại các tỉnh phía Bắc, ngoài ra chúng tôi cũng nhận phân phối hóa mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống... cho các siêu thị. Dịch vụ: kiều hối, viễn thông. Công ty Intimex là một trong những đơn vị đầu tiên được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép làm dịch vụ chi trả kiều hối và đã hoạt động liên tục từ năm 1989 đến nay. Thông qua dịch vụ kiều hối của công ty, các kiều bào ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Đài Loan... dễ dàng chuyển tiền về giúp thân nhân ở Việt Nam và thoải mái lựa chọn hình thức lãnh tại 22 Lê Thái Tổ, ngân hàng hoặc tận nhà. Tiền được chuyển có thể là đôla Mỹ hoặc đồng Việt Nam với số lượng không hạn chế và thời gian chuyển nhanh nhất. Ngoài ra Intimex còn có các dịch vụ khác như: nhận đặt hàng và chuyển phát phiếu mua hàng đến gia đình, thân nhân tại Việt Nam. Trong dịch vụ này, kiều bào ở nước ngoài sẽ gửi tiền thông qua dịch vụ kiều hối Intimex, thân nhân ở Việt Nam có thể nhận hàng, quà hoặc phiếu mua hàng tùy theo mệnh giá kiều bào đã lựa chọn. Để đẩy mạnh và phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex đã và đang phát triển mạng lưới kinh doanh các dịch vụ viễn thông mở đầu là thành lập Trung tâm dịch vụ Viễn thông Intimex tại Hà Nội. Trung tâm dịch vụ Viễn thông Intimex hiện nay là một trong những đại lý uỷ quyền cấp một đầu tiên của Viettel mobile về thuê bao, hoà mạng điện thoại di động 098, điện thoại cố định 178. Intimex cũng đã chính thức ký hợp đồng  với Viettel kinh doanh các dịch vụ: - Truy nhập Internet gián tiếp 1278. - Truy nhập Internet băng thông rộng ADSL, Internetphone, Internetcard - Truy nhập Internet trực tiếp Leased Line - Dịch vụ điện thoại Internet: PC to Phone Hiện nay Trung tâm đã mở các đại lý uỷ quyền cấp 2 về dịch vụ viễn thông tại một số tỉnh thành phố trên cả nước như: Lào Cai, Thái Bình, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... Sản xuất, gia công hàng may mặc, nông sản, thuỷ hải sản Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới việc nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, đặc biệt là chất lượng hàng nông sản một trong những chiến lược hàng đầu của Công ty xuất nhập khẩu Intimex nhằm chuyển hướng xuất khẩu nguyên liệu thô sang hàng hoá nông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao. Công ty đã triển khai xây dựng một số nhà máy: Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn xuất khẩu tại Thanh Chương - Nghệ An; Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Hưng Ðông - Nghệ An; Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu tại Khu công nghiệp Bình Chuẩn - Bình Dương; Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Hồ Chí Minh; Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Đồng Nai. Năm 2003,  Công ty đã tiến hành triển khai đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại một số tỉnh như: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An...nhằm chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu và chế biến, nâng cao giá trị xuất khẩu của mặt hàng thuỷ sản.       Quyết định số: 3197/QĐ-BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương Mại, đã phê duyệt phương án cổ phần hoá và thành lập Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, tên giao dịch bằng tiếng Anh: Intimex Ha Noi production and trade joint-stock company, tên viết tắt: INTIMEX HA NOI. Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa với hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, EU, LB Nga, Canada... Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh tại công ty. (ĐVT: đồng) BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CÔNG TY ( ĐVT: đồng ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Quý 3/2006(*) Nguồn vốn kinh doanh 45.827.135.529 45.983.947.653 36.466.699.292 Nợ ngắn hạn 565.488.727.392 472.094.455.609 204.829.258.759 Nợ DH 95.643.416.432 103.547.857.612 107.112.868.910 Tổng số lao động (người) 1.059 1.100 1.191 Thu nhập bình quân (người/tháng) 1.421.225 1.463.397 1.299.080 Doanh thu bán hàng & Cung cấp dịch vụ 3.902.969.967.145 3.931.331.805.436 1.118.868.666.681 Giá vốn hàng bán 3.795.510.710.539 3.802.308.304.609 1.064.476.777.512 LN trước thuế 2.871.784.722 188.849.418 -8333.925.681 LNST/NVKD 1.65% 0.76% -18.01% Nộp NSNN 185.016.945.787 265.184.114.026 132.316.195.763 Trong đó Chỉ tiêu 2004 2005 Quý 3/2006(*) Thuế GTGT 92.198.411.421 194.021.119.989 102.626.694.595 Thuế XK 91.221.610.137 65.962.775.435 28.110.483.692 Thuế khác 1.596.924.229 5.199.888.602 1.579.017.476 Ghi chú *: Cột số liệu tính đến ngày 30/9/2006 không bao gồm số liệu của các công ty con cổ phần năm 2006. MỘT SỐ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN Chỉ tiêu 2004 2005 Qúy 3/2006 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1.Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,00 1,01 0,95 2.Hệ số thanh toán nhanh 0,58 0,6 0,52 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Nợ/ Tổng TS 95,29 % 94,03 % 91,33 % Nợ / VCSH 2.026,52 % 1.584,1 % 1.053,89 % Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay HTK 10,47 13,94 6,83 DT thuần / Tổng TS 3,98 5,02 2,54 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời LNST / DT thuần 0,02 % 0,01 % - 0,75 % LNST / VCSH 1,65 % 0,75 % -21,87 % LNST / Tổng TS 0,08 % 0,04 % -1,89 % Lợi nhuận từ HĐKD / DT thuần -0,08 % -0,05 % -0,78 % 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG KINH DOANH CÁC CHI NHÁNH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN Phòng Hành Chính Quản Trị Phòng Kinh Doanh 1 Chi Nhánh InTiMex Nghệ An Xí Nghiệp KDTH Đồng Nai Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng Tổ Chức Cán Bộ Phòng Kinh Tế Tổng Hợp Phòng Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Phòng Kinh Doanh 2 Phòng Kinh Doanh 3 Phòng Kinh Doanh 6 Chi Nhánh InTiMex Đồng Nai Chi Nhánh InTiMex Đà Nẵng Chi Nhánh InTiMex Hải Phòng Nhà Máy Thủy Sản Hoằng Trường Xí Nghiệp Thủy Sản Thanh Hoá Trại Điệp Vân Đồn-Quảng Ninh Dự Án Nuôi Tôm Diễn Kim-Nghệ An Trung Tâm Thương Mại Trung Tâm Viễn Thông Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY INTIMEX NĂM 2008 Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu InTiMex Công Ty CP Sản Xuất và Thương Mại InTiMex Hà Nội Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu InTiMex TPHCM Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ta thấy công ty tổ chức theo mô hình tổ chức quản trị theo trực tuyến chức năng. Các phòng ban chức năng chỉ tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp trong việc hình thành các chủ trương và ra các quyết định đồng thời đôn đốc cấp dưới thực hiện các quyết định của GĐ. Mọi quyết định quản lý do GĐ tuyên bố và hoàn toàn chịu trách nhiệm về mình. Các đơn vị cấp dưới chỉ nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp còn ý kiến của các phòng ban chức năng chỉ có tính chất tư vấn và hướng dẫn về nghiệp vụ. * Nhiệm vụ của các phòng ban: - Văn phòng công ty giúp ban GĐ chỉ đạo quản lý công tác hành chính, quản trị và công tác thi đua tuyên truyền, văn thư lưu trữ trong tổng công ty. - Phòng hành chính quản trị, phòng tổ chức cán bộ công ty: Quản lý các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên, quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi, công văn đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng của công ty, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức lao động để giải quyết chính sách về lương, đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng kinh tế tổng hợp: Có chức năng tham mưu và hướng dẫn các nghiệp vụ công tác như: kế hoạch thống kê, đối ngoại pháp chế, kho vận và một số công việc chung của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là nghiên cứu đề xuất các định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm phối hợp với các phòng XNK. Tổ chức thực hiện các phương án kế hoạch của công ty, tham dự đấu thầu, hội chợ, triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại. - Phòng tài chính kế toán: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính, thực hiện và chấp hành các quy định về sổ sách kế toán và thống kê, bảng biểu theo quy định của nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm đáp ứng, hỗ trợ cho công ty kinh doanh có hiệu quả cao. - Ban tin học: Ứng dụng các thành tựu CNTT vào thực tiễn công việc, sửa chữa các sự cố và hỏng hóc về máy tính cho toàn công ty bảo mật hệ thống thông tin cơ quan. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh XNK: có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là xây dựng kế hoạch dinh doanh XNK, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt. Được phép uỷ thác và nhận làm uỷ thác kinh doanh XNK với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và nhận hàng ký gửi. Tô chức liên doanh, liên kết trong kinh doanh XNK hàng hoá, kinh doanh thương mại dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện kế hoạch được giao. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin chứng từ cho phòng kế toán để phòng kịp thời hạch toán các nghiệp vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh trong công ty. * Các chi nhánh 1.Chi nhánh Intimex Nghệ An 2.Chi nhánh Intimex Đồng Nai 3.Chi nhánh Intimex Đà Nẵng 4.Chi nhánh Intimex Hải Phòng * Các đơn vị trực thuộc 1.Xí Nghiệp KDTH Đồng Nai 2.Nhà Máy Thủy Sản Hoằng Trường 3. Xí Nghiệp Thủy Sản Thanh Hoá 4.Trại Điệp Vân Đồn-Quảng Ninh 5. Dự Án Nuôi Tôm Diễn Kim-Nghệ An 6. Trung Tâm Viễn Thông 7. Trung Tâm Thương Mại * Các công ty cổ phần 1. Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Intimex 2. Công ty CP Sản Xuất và Thương Mại Hà Nội 3. Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Intimex TPHCM. Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên được Tổng GĐ công ty quy định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý, tổ chức cán bộ của Bộ Thương Mại. Thủ trưởng các đơn vị thành viên chịu sự chỉ đạo của Tổng GĐ công ty có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và pháp luật nhà nước. 1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất. Hiện tại công ty sản xuất ba loại mặt hàng chính là: Nông sản, Thuỷ hải sản, may mặc. a. Hàng nông sản một trong những chiến lược hàng đầu của Công ty xuất nhập khẩu Intimex nhằm chuyển hướng xuất khẩu nguyên liệu thô sang hàng hoá nông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao. Công ty đã triển khai xây dựng một số nhà máy: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Intimex Nghệ An Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nông sản xuất khẩu Intimex Hưng Đông- Nghệ An Ðể tiếp tục chương trình tồn trữ hàng nông sản, Công ty đã hoàn thiện xong Kho chế biến nông sản Hưng Ðông-Nghệ An với tổng diện tích 6.500m2 trong đó diện tích kho tàng nhà xưởng là 1.000m2. Công suất: Lạc: 4.000 tấn/năm Cà phê: 4.000 tấn/năm Công ty cổ phần Intimex TPHCM Mục tiêu của công ty: Chế biến, nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, tồn trữ sản phẩm đã qua chế biến để xuất khẩu. Sản phẩm chính - Cà phê: 35.000 tấn/năm - Hạt tiêu: 5.000 tấn/năm Diện tích mặt bằng đất sử dụng: 9.255m2 Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu nông sản xuất khẩu Intimex Bình Dương. Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê xuất khẩu Intimex Buôn Ma Thuật. Công ty xuất nhập khẩu Intimex không chỉ đứng đầu về số lượng xuất khẩu cà phê mà còn luôn chú trọng nâng cao chất lượng cà phê ra thị trường quốc tế, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã qua tinh chế. Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê Xuất khẩu Intimex Buôn Ma Thuột được thành lập và đi vào hoạt động với chức năng thu mua nguyên  liệu, chế biến, kinh doanh các mặt hàng cà phê đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho kinh doanh nội đia và xuất khẩu với chất lượng cao mang thương hiệu Intimex ra thị trường nước ngoài, làm tăng sức cạnh tranh cả về giá và chất lượng cho cà phê Việt Nam, chinh phục cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, EU. b.Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Cùng với việc tiếp nhận Nhà máy thuỷ sản đông lạnh Hoằng Trường - Thanh Hoá, Xí nghiệp Nuôi tôm xuất khẩu Thanh Hoá, công ty đang tiến hành triển khai một số dự án nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản, nghiên cứu các dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu tại một số tỉnh thành trên toàn quốc: dự án nuôi tôm tại Diễn Kim - Diễn Châu - Nghệ An, dự án nuôi điệp tại Vân Ðồn - Quảng Ninh, dự án nuôi tôm trên cát tại Hoằng Trường - Thanh Hoá. Nhà máy thuỷ sản Hoằng Trường. Nhà máy thuỷ sản Hoằng Trường mới được sát nhập vào công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex với các chức năng nuôi trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng thuỷ hải sản. Nhà máy sẽ trực tiếp nuôi trồng, thu mua, sản xuất và chế biến các loại thuỷ hải sản với đầy đủ các khâu kiểm tra chất lượng và đóng gói sản phẩm. Ngoài ra nhà máy cũng nhận xuất khẩu uỷ thác, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thuỷ hải sản trên thị trường nội địa. Sản phẩm chính: Black Tiger Shrimps, Squid, Red Horshead Fish, Squid, Golden Threadfin Bream.Diện tích mặt bằng sử dụng: 12.000m2 . Với thiết bị và công nghệ làm lạnh, chế biến, đóng gói hiện đại nhà máy đi vào hoạt động hiệu quả với sản lượng 2500 tấn/ năm . Quy trình chế biến Black Tiger Shrimps ( Tôm Sú ) Quy trình chế biến Squid Xí nghiệp nuôi tôm Intimex Thanh Hoá. Xí nghiệp nuôi tôm Intimex Thanh Hoá vào công ty nhằm tăng cường công tác nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản ra thị trường nước ngoài và cung ứng cho thị trường nội địa . Sản phẩm chính: Sản xuất giống tôm, nuôi tôm thương phẩm . Diện tích mặt bằng sử dụng: 7.000m2 . Ở Sầm Sơn, 10 ha nuôi tôm thử nghiệm ở Cầu Ghép . c. Sản xuất hàng may mặc . Hoạt động của công ty là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa với hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm và đại lý. Tổng diện tích: 6.000m2 trong đó nhà xưởng sản xuất là 1.500m2 Qui mô sản xuất: 6 dây chuyền may hàng dệt kim xuất khẩu đồng bộ và tương đối hiện đại. Năng xuất đạt được khoảng 1.5 triệu đến 2 triệu sản phẩm/ năm. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm và khoảng trên 340 công nhân lao động lành nghề. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu: Mỹ, EU, LB Nga, Canada... ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. Tổ chức bộ máy kế toán. Là một tổng công ty lớn có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khắp nơi trên đất nước, công tác tài chính của công ty phải được tổ chức một cách phù hợp và đem lại hiệu quả quản lý tài chính cao. Các đơn vị trực thuộc của công ty đều có bộ máy kế toán riêng, làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đơn vị trực thuộc theo sự phân cấp quản lý trong công ty, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi lên phòng kế toán tài chính của công ty. Phòng KTTC của công ty thực hiện việc tổng hợp số liệu dựa trên báo cáo kế toán của đơn vị trực thuộc và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng công ty, lập báo cáo quyết toán của công ty, kiểm tra chế độ kế toán công ty. Đối với những đơn vị phụ thuộc quy mô nhỏ hoặc ở gần văn phòng công ty sẽ không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí một số nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập, xử lý chứng từ sau đó gửi về phòng kế toán công ty, những đơn vị này thực hiện mang tính chất tập trung. Phòng tài chính kế toán của công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng công ty, các nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị trực thuộc không có tổ chức bộ máy kế toán riêng, tổng hợp báo cáo kế toán của đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng, lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp. Để phù hợp với đặc điểm phân cấp và quản lý tài chính tại công ty XNK Intimex, hiện nay phòng tài chính kế toán của công ty có 17 kế toán và một thủ quỹ được tổ chức hợp lý với mô hình sau. Sơ Đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty Trưởng Phòng Phó Phòng 1 Phó Phòng 2 Nhóm Kế Toán 1 Nhóm Kế Toán 2 Nhóm Kế Toán 3 Nhóm Kế Toán 4 Nhóm Kế Toán 5 Thủ Quỹ Phòng Kế Toán Các Chi Nhánh Đơn vị Trực Thuộc * Trách nhiệm của từng người trong bộ máy kế toán: - Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung công tác hạch toán kế toán chung của toàn công ty. - Phó phòng 1: Phụ trách báo cáo tổng hợp quyết toán của toàn công ty, theo dõi về tài chính toàn công ty. - Phó phòng 2: Theo dõi về thuế toàn công ty, theo dõi chi phí và TSCĐ toàn công ty. - Nhóm kế toán 1: Theo dõi hàng nhập khẩu, hàng nội địa. - Nhóm kế toán 2: Theo dõi về hàng xuất khẩu, tính giá thành sản xuất. - Nhóm kế toán 3: Theo dõi về tài khoản tiền gửi và tiền vay ngoại tệ. - Nhóm kế toán 4: Theo dõi về tài khoản tiền gửi và tiền vay VND. - Nhóm kế toán 5: Theo dõi tiền mặt, tiền tạm ứng, vật rẻ tiền mau hỏng. - Thủ quỹ: Được giao nhiệm vụ làm thủ quỹ công ty theo dõi lượng tiền thực có tại công ty, lượng tiền thu vào chi ra. 1.2.2. Hình thức ghi sổ kế toán. Sơđồ 3: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán chứng từ Phòng kế toán công ty- Báo cáo kế toán toàn công ty Báo cáo kế toán tại các đơn vị thành viên Báo cáo kế toán riêng của công ty Chứng từ Kiểm tra Ghi sổ Hiện nay công ty sử dụng hệ thống kế toán máy, ứng dụng phần mềm kế toán Fast với hình thức và chu trình theo hình thức Nhật ký chung. Hàng ngày từ các chứng từ gốc, sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đầy đủ thủ tục phê duyệt, kế toán từng phần hành sẽ nhập chứng từ của mình vào máy tính. Máy tính sẽ tự động đưa ra các thông tin này vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Các chứng từ về tiền mặt như phiếu thu, phiếu chi tiền mặt hàng ngày được thủ quỹ ghi vào sổ, sau đó kế toán tiền mặt nhập số liệu vào phần hành kế toán tiền mặt. Cuói tháng căn cứ vào số liệu đã được máy tính xử lý ở từng phần hành kế toán tổng hợp sẽ tiến hành tổng hợp trên máy tính và chương trình sẽ tự động cho ra số tổng hợp, sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, các báo cáo kế toán. Sơ đồ 4: Mô hình phần mềm kế toán của công ty. Chứng từ gốc Kế toán kiểm tra và phân loại chứng từ Nhập chứng từ vào máy tính Đưa các thông tin đầu ra Máy xử lý và đưa ra sản phẩm Sổ cái, sổ tổng hợp Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán 1.2.3.Chính sách kế toán áp dụng tại DN. Công ty áp dụng chế độ kế toán mới ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC của Bộ Tài chính thay thế Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT, áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006, đồng thời tuân theo Quy trình hạch toán kế toán được ban hành kèm theo Quyết định số 3518/QĐ – TKKTTC ngày 24/12/2004, dựa trên Quy chế tài chính do Hội đồng quản trị thông qua ngày 4/12/2003. Theo chế độ kế toán này, tại Công ty được áp dụng cụ thể như sau: Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty được tính theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam - Đối với ngoại tệ: hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. - Đối với số dư các tài khoản có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính: đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên Ngân hàng tại thời điểm ngày 31/12. Hệ thống chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ mà Công ty sử dụng khá đầy đủ và hợp pháp, được chia thành hai loại: Những chứng từ bắt buộc theo mẫu quy định của Bộ Tài chính, gồm: - Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn dịch vụ - Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng… Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho Doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ Tài chính. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty hoàn toàn phù hợp với chế độ, ứng với mỗi khoản mục đều có một tài khoản chi tiết riêng. Các tài khoản đều được chi tiết đến tài khoản cấp 2, cấp 3 một cách hợp lý và logic. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý, và để phù hợp với đặc điểm quản lý và công tác hạch toán thì công ty cũng hạch toán chi tiết đến từng phòng ban trong công ty. Ứng với mỗi phòng ban trong công ty thì việc hạch toán lại chi tiết đến cho từng khách hàng. Hệ thống sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách tại Công ty tương đối đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính, có hệ thống sổ chi tiết riêng cho từng khoản mục và từng đối tượng, kết cấu sổ cũng khá hợp lý. Hệ thống báo cáo kế toán Công ty lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính. Thời điểm lập báo cáo tài chính là vào cuối niên độ kế toán. Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp tính thuế GTGT, doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, sè thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng ph¶i nép ®­îc x¸c ®Þnh b»ng sè thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng ®Çu ra trõ (-) sè thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng ®Çu vµo ®­îc khÊu trõ. Phương pháp hạch toán HTK Phương pháp hạch toán tổng hợp HTK được áp dụng trong doanh nghiệp là theo hình thức kê khai thường xuyên (KKTX). Đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành kiểm kê lại tổng số HTK trong DN. PHẦN II MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY XNK INTIMEX Công ty XNK Intimex là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu do đó việc phát sinh các nghiệp vụ thanh toán, mua bán hang xuất, nhập khẩu diễn ra rất thường xuyên. Trong bài viết dưới đây của mình, em xin trình bày ba phần hành đó là: Thanh toán với người mua - người bán, hạch toán thuế xuất nhập khẩu, hạch toán các nghiệp vụ xuất khẩu - nhập khẩu hang hoá. 2.1. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán. 2.1.1. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán. Việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán tại công ty XNK Intimex cũng như các doanh nghiệp, đơn vị khác đều tuân theo một số nguyên tắc chủ yếu như sau: Các nghiệp vụ thanh toán với người bán phát sinh trong quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty. Khi sự vận động của vật tư và tiền tệ không cùng một thời điểm thì sẽ xuất hiện khoản phải thu, phải trả người bán. Các khoản phải thu, phải trả người bán được chi tiết cho từng nhà cung cấp, không được bù trừ khoản phải thu, phải trả giữa các đối tượng khác nhau ( trừ khi có sự thoả thuận giữa các đối tượng với doanh nghiệp ). Các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc là ngoại tệ thì vừa phải theo dõi được bằng đơn vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành VND theo tỷ giá hối đoái thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá khi lập báo cáo kế toán năm. Để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, kế toán sử dụng TK 331 “ phải trả người bán ”. Kết cấu của tài khoản này hoàn toàn giống với chế độ quy định. Nếu mua chịu hoặc là mua hàng trả chậm Mua vật tư, TSCĐ Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133 Có TK 331- Chi tiết cho từng nhà cung cấp Mua vật tư, dịch vụ sử dụng ngay cho quá trình sản xuất Nợ TK 627, 641, 642, 241,… Nợ TK 133 Có TK 331 - Chi tiết cho từng nhà cung cấp Cty sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 2413 - sủa chữa lớn Nợ TK 133 Có TK 331 - Chi tiết cho từng nhà cung cấp Khi tiến hành thanh toán cho người bán Nợ TK 331 - Chi tiết cho từng nhà cung cấp Có TK 111, 112, 311, 341 Khi nhà cung cấp chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại… Nợ TK 331- Chi tiết cho từng nhà cung cấp Có TK 152, 153 Có TK 515 b. Trường hợp ứng trước tiền mua hàng. Khi ứng tiền mua hàng cho nhà cung cấp để mua hàng Nợ TK 331- Chi tiết cho từng nhà cung cấp Có TK 111 Có TK 112- Chi tiết đến từng ngân hàng Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước Nợ TK 152, 153, 156… Nợ TK 211, 213 Nợ TK 241 Nợ TK 133 Có TK 331 - Chi tiết cho từng nhà cung cấp Phần chênh lệch giữa giá trị hàng nhập và số tiền ứng trước Nếu ứng trước < trị giá hàng mua Nợ TK 331- trả nợ phần còn thiếu Có TK 111, 112 Nếu ứng trước > giá trị hàng nhập Nợ TK 111, 112 Có TK 331- Phải thu nhà cung cấp 2.1.2. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua ( khách hàng). Các nghiệp vụ thanh toán với người mua được phát sinh khi thời điểm mua hàng và thời điểm thanh toán diễn ra không cùng một thời điểm. Việc hạch toán được tổ chức hạch toán chi tiết từng khoản phải thu, phải trả theo từng người mua, và không được bù trừ khoản phải thu, phải trả giữa các đối tượng khác nhau. Các khoản phải thu, phải trả có gốc là ngoại tệ thì vừa theo dõi được bằng đơn vị nguyên tệ, vừa quy đổi thành VND theo tỷ giá tại thời điểm hạch toán. Để hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua, kế toán sử dụng tài khoản 131 “ phải thu khách hàng”. Kết cấu của tài khoản này hoàn toàn giống với chế độ quy định. Trường hợp bán chịu cho khách hàng. Khi bán chịu hàng hoá, dịch vụ, vật tư cho khách hàng Nợ TK 131- Chi tiết cho từng khách hàng Có TK 511 Có TK 3331 Khi chấp nhận giảm giá, chiết khấu cho khách hàng Nợ TK 521 Nợ TK 532 Nợ TK 635 Nợ TK 3331 Có TK 131- Chi tiết cho từng khách hàng. Khi khách hàng trả nợ Nợ TK 111, 112- Chi tiết từng ngân hàng Nợ TK 311- Thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn Có TK 131- Chi tiết cho từng khách hàng Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng Nợ TK 531 Nợ TK 3331 Có TK 131- Chi tiết cho từng khách hàng b. Trường hợp khách hàng ứng trước tiền. Khi nhận tiền ứng trước Nợ TK 111, 112 Có TK 131- Chi tiết từng khách hàng Khi giao hàng cho khách hàng Nợ TK 131 - chi tiết từng khách hàng Có TK 511 Có TK 3331 Phần chênh lệch giữa số tiền ứng và trị giá hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi và thanh quyết toán trên tài khoản 131. 2.2. Hạch toán thuế xuất - nhập khẩu. Với đặc trưng là một công ty chuyên về xuất nhập khẩu, do vậy thuế xuất- nhập khẩu trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Tất cả các loại hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước đều thuộc đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu. Thuế xuất - nhập khẩu được tính căn cứ vào số lượng từng mặt hàng xuấtt, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng. Thuế xuất, nhập khẩu phải nộp = số lượng mặt hàng chịu thuế ghi trong tờ khai hàng hoá Giá tính thuế Thuế xuất *** * Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu ( tính theo giá FOB ) Giá tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu ( tính theo giá CIF ) Thời điểm tính thuế xuất, nhập khẩu là lúc đăng ký tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu, trị giá hàng xuất, nhập khẩu bằng ngoại tệ được quy đổi thành VND theo tỷ giá mua bán bình quân do ngân hàng công bố ở thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá để xác định giá tính thuế. - Khi xác định được số thuế xuất nhập khẩu phải nộp Nợ TK 511 Có TK 333 (3333) - Khi xác định được thuế nhập khẩu phải nộp Nợ TK 151 : Hàng nhập đang đi đường Nợ TK 152, 156 : Hàng nhập đã nhập kho Nợ TK 211, 241 : Hàng nhập khẩu là TSCĐ Có TK 3333. - Trong trường hợp mà hàng xuất khẩu thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được…DN được hoàn thuế xuất khẩu. Nợ TK 111, 112: Nếu được hoàn lại bằng tiền. Nợ TK 3333 : Chi tiết thuế XK ( Trừ vào số phải nộp ) Có TK 511: Hoàn lại trong niên độ kế toán Có TK 711: Hoàn lại vào niên độ kế toán sau. - Với hàng tạm nhập – tái xuất, hàng thực nhập ít hơn so với tờ khai…DN được hoàn thuế nhập khẩu. Nợ TK 111, 112 : Hoàn lại bằng tiền Nợ TK 3333: Chi tiết thuế NK ( Trừ vào số phải nộp ) Có TK 152, 156: Nếu hàng còn trong kho Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng tái xuất Có TK 711 : Nếu đã kết chuyển GVHB - Khi nộp thuế xuất, nhập khẩu Nợ TK 333 ( 3333 ) Có TK 111, 112 2.3. Hạch toán các nghiệp vụ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá. 2.3.1. Hạch toán hàng nhập khẩu. 2.3.1.1. Hạch toán hàng nhập khẩu trực tiếp. a. Phương pháp tính giá hàng nhập khẩu Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên: Giá thực tế hàng Giá mua hàng Thuế Thuế TT ĐB Chi ph í nhập khẩu = nhập khẩu + Nhập khẩu + hàng NK + mua hàng Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu Công ty thanh toán theo hình thức mở thư tín dụng ( L/C ). c. Phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu Với những ngân hàng mà công ty đã có ngoại tệ gửi ở đó thì công ty chi tiết tiền gửi ngân hàng để mở thư tín dụng TK 1122 – Mở Chi tiết Với những ngân hàng mà công ty không có ngoại tệ gửi ở đó thì công ty vay ngân hàng để mở thư tín dụng, khi đó cần ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định Khi ký quỹ Nợ TK 144 : Tỷ giá thực tế ngày giao dịch Có TK 1112, 1122: Tỷ giá xuất ngoại tệ Có TK 515 ( Nợ 635 ) : Số chênh lệch Khi ngân hàng cho mở LC Nợ TK 1122 : Chi tiết mở LC Có TK 311 Khi tiếp nhận hàng nhập khẩu Nợ TK 156 ( 1561 ): Tỷ giá hạch toán Nợ TK 151 : Tỷ giá thực tế Nợ TK 152, 153, 211: Tỷ giá thực tế Có TK 331: Giá mua ( tỷ giá thực tế ) Có TK 3333, 3332 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế GTGT Giá tính thuế Thuế Thuế TTĐB phải nộp = ( nhập khẩu + nhập khẩu + nhập khẩu ) * Thuế xuất VAT Khi nộp các loại thuế trên vào ngân sách Nợ TK 3333 Nợ TK 3332 Nợ TK 3331 Có TK 1111, 1121 Khi hàng nhập khẩu đi đường về + Nếu nhập hàng Nợ TK 156, 1561: Hàng về nhập kho Nợ TK 157: Hàng gửi bán thẳng không qua kho Nợ TK 632: Hàng kiểm nhận bán ngay tại cảng Có TK 151 + Nếu nhập vật tư, thiết bị Nợ TK 152, 153, 211 Có TK 151 Thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu cho người bán Nợ TK 331- Tỷ giá lúc mua hàng Có TK 1122- Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ Có TK 515 ( Nợ TK 635 ) - Số chênh lệch Các chi phí phát sinh liên quan đến nhập hàng nhập khẩu Nợ TK 152, 153, 1562, 211 Nợ TK 133 ( nếu có ) Có TK 111, 112, 331 2.3.1.2. Hạch toán hàng nhập khẩu uỷ thác. a. Khi công ty nhận nhập khẩu uỷ thác. - Ghi số tiền nhận ứng trước của đơn vị giao uỷ thác để mở thư tín dụng ( L/C ). Nợ TK 111, 112- Tỷ giá thực tế Có TK 131- Chi tiết đơn vị giao uỷ thác- Tỷ giá thực tế - Khi hàng nhập khẩu về cửa khẩu Nợ TK 152, 156- Tạm nhập kho Nợ TK 131- Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu Có TK 331- Nhà cung cấp hàng nhập khẩu. - Phản ánh số thuế phải nộp hộ đơn vị giao uỷ thác Nợ TK 152, 156 Nợ TK 131- Chi tiết đơn vị uỷ thác nhập khẩu Có TK 333 ( 3332, 3333, 33312 ) - Ghi số thuế nộp hộ Nợ TK 333 ( 3332, 3333, 33312 ) Có TK 111, 112, 144 - Khi trả tiền cho nhà cung cấp nước ngoài Nợ TK 331- Nhà cung cấp nước ngoài Có TK 112, 144 - Ghi doanh thu phí uỷ thác nhập khẩu Nợ TK 111, 112, 131- Tổng giá thanh toán Có TK 511- Phí uỷ thác nhập khẩu Có TK 33311 Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác nhập khẩu. - Khi ứng trước tiền uỷ thác mua hàng Nợ TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác Có TK 1112, 1122 - Khi chuyển tiền cho đơn vị nhận uỷ thác mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng Nợ TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác Có TK 1112, 1121 - Ghi giá trị hàng nhập khẩu do đơn vị nhận uỷ thác giao trả Nợ TK 152, 156, 211… Nợ TK 133 Có TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác - Phản ánh các khoản phí uỷ thác phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác Nợ TK 152, 156, 211… Nợ TK 133 Có TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác - Phản ánh số tiền thanh toán cho bên nhận uỷ thác Nợ TK 331- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác Có TK 111, 112 2.3.2. Hạch toán hàng xuất khẩu 2.3.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Các loại hàng hoá xuất khẩu của công ty đều được xuất khẩu theo giá FOB - Khi mang hàng đi xuất khẩu Nợ TK 157 : Giá vốn Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng đi xuất khẩu Có TK 151 : Hàng đi đường chuyển thẳng đi xuất khẩu Có TK 156 ( 1561 ) : Xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu - Khi hàng xuất khẩu bán được Bút toán 1: Nợ TK 632 Có TK 157 Bút toán 2: Nợ TK 1122, 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511 - Thuế xuất khẩu phải nộp = Giá tính thuế * thuế xuất Nợ TK 511 Có TK 3333 - Khi được khách hàng thanh toán hàng xuất khẩu Nợ TK 1122 Có TK 131 Có TK 515 ( Nợ 635 ): Số chênh lệch 2.3.2.2. Xuất khẩu uỷ thác a. Khi công ty nhận xuất khẩu uỷ thác. Để hạch toán uỷ thác xuất khẩu cho các công ty khác công ty sử dụng các tài khoản 131, 1388, 331, 338 ( 3388 ), 511, 003. Việc hạch toán các tài khoản này được chi tiết cho từng đối tượng và tuân thủ theo quy định chung của chế độ kế toán hiện hành. Phương pháp hạch toán - Khi nhận hàng xuất khẩu của đơn vị giao uỷ thác Nợ TK 003 - Ghi số tiền hàng xuất khẩu uỷ thác phải thu hộ từ khách hàng nước ngoài cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu: Bút toán 1: Nợ TK 131 Có TK 331- Chi tiết đơn vị uỷ thác Bút toán 2: Có TK 003 - Ghi số thuế phải nộp hộ cho bên uỷ thác. Nợ TK 331- Chi tiết đơn vị uỷ thác Có TK 338 ( 3388 ) - Phản ánh các khoản chi hộ cho bên uỷ thác Nợ TK 1388- Chi tiết đơn vị uỷ thác Có TK 111, 112. - Nộp hộ thuế xuất khẩu, TTĐB cho đơn vị ủy thác Nợ TK 3388 Có TK 111, 112 - Phí hoa hồng uỷ thác phải thu từ bên uỷ thác Nợ TK 131- Chi tiết đơn vị uỷ thác Có TK 511 Có TK 33311 - Thanh toán bù trừ vào tiền bán hàng với số phí chi hộ cho đơn vị uỷ thác Nợ TK 331- Chi tiết cho đơn vị uỷ thác Có TK 1388 - Thanh toán cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền còn lại cho mỗi thương vụ XK Nợ TK 331- Chi tiết đơn vị uỷ thác xuất khẩu Có TK 111, 112 b.Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác xuất khẩu Phương pháp hạch toán - Xuất kho sản phẩm hoặc mua hàng hoá đê giao uỷ thác xuât khẩu Nợ TK 157- Chi tiết hàng xuất khẩu theo HĐXK Nợ TK 133 Có TK 155, 156- Xuất kho để gửi xuất khẩu uỷ thác Có TK 111, 112, 331, 311 - Khi hàng xuất khẩu đã bán được Nợ TK 632 Có TK 157 - Ghi doanh thu bán hàng xuất khẩu uỷ thác phải thu của đơn vị nhận uỷ thác XK Nợ TK 131- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu Có TK 511 - Ghi số thuế phải nộp cho hàng xuất khẩu Nợ TK 511 Có TK 333 ( 3333, 3332 ) - Tiền thuế phải nộp đã được bên nhận uỷ thác xuất khẩu nộp hộ Nợ TK 333 ( 3333, 3332 ) Có TK 3388- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu - Thanh toán tiền thuế đã được nộp hộ tại bên nhận uỷ thác Nợ TK 3388- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu Có TK 111, 112 - Phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản được bên nhận uỷ thác chi hộ theo hợp đồng uỷ thác và chứng từ chi hợp lệ phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu Nợ TK 641- Phí uỷ thác xuất khẩu Nợ TK 133 Có TK 3388- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu - Thanh toán bù trừ các khoản phải trả cho bên nhận uỷ thác xuất khẩu Nợ TK 3388- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu Có TK 131- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu. - Nhận tiền bán hàng xuất khẩu uỷ thác còn lại Nợ TK 111, 112 Có TK 131- Chi tiết đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu Phần III NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một trong những Doanh nghiệp lớn hàng đầu của Việt Nam, với ngành nghề kinh doanh rất đa dạng. Trải qua một thời gian dài phát triển công ty cũng đã đạt được những thành tích to lớn, luôn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Công Thương cả về quy mô và tốc độ phát triển. Có được những thành tích to lớn như vậy đó chính là thành quả của sự phấn đầu không ngừng của CBCNV toàn công ty nói chung, của bộ máy quản lý và Tài chính- Kế toán nói riêng. Sau một thời gian thực tập tổng hợp tại phòng Tài chính- Kế toán của công ty, em xin có một số nhận xét và đóng góp như sau. Ưu điểm: Qua sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ta cũng có thể nhận thấy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức rất chi tiết và chặt chẽ. Các nhân viên phòng Kế toán- Tài chính có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, luôn có tinh thần, trách nhiệm làm việc rất cao. Là một tổng công ty lớn có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khắp mọi nơi trên đất nước, công tác tài chính của công ty đã được tổ chức một cách rất chặt chẽ. Chính điều đó cũng đã giúp cho công ty hạch toán cũng như quản lý tình hình tài chính của công ty đạt được hiệu quả cao. Việc ứng dụng phần mềm kế toán máy vào thay cho kế toán thủ công đem lại hiệu quả công việc rất cao, giảm thiểu thời gian, không những thể nhờ việc ứng dụng phần mềm kế toán máy vào mà việc hạch toán đã được chi tiết đến từng phòng ban, khách hàng, tính chất của nghiệp vụ…điều đó đã giúp cho việc quản lý tài sản cũng như việc công cung cấp thông tin một cách nhanh chóng khi cần thiết phục vụ đắc lực cho việc quản lý. Hệ thống chứng từ kế toán, số hiệu tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán công ty áp dụng đúng theo chế độ đã ban hành của Bộ Tài Chính. Ngoài những hệ thống chứng từ chung theo đúng chế độ quy định thì công ty cũng sử dụng thêm hệ thống chứng từ kèm theo do công ty tự lập ra phục vụ cho công tác quản lý được chặt chẽ hơn, những chứng từ này cũng được dùng làm căn cứ ghi sổ. Hệ thống sổ sách cũng được chi tiết cho từng khoản mục và cho từng đối tượng, điều này giúp cho các kế toán viên theo dõi và quản lý các phần hành một cách có hiệu quả nhất. Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó phương pháp hạch toán như hiện nay là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Hình thức thanh toán mà công ty chủ yếu áp dụng là thanh toán qua ngân hàng, điều này không những giảm thiểu được thời gian thanh toán mà còn đảm bảo an toàn và tiết kiệm được chi phí, giúp cho công tác kiểm soát được tốt hơn. Nhược điểm Là một tổng công ty nhà nước lớn với các chi nhánh rộng khắp trên cả nước, luôn là lá cờ đầu của Bộ Công Thương cho nên công ty luôn nhận được sự quan tâm của Bộ. Vấn đề hạch toán, kế toán và quản lý tài chính của công ty luôn được xem là rất quan trọng, mọi nhược điểm đều được quan tâm, chỉnh sửa, cập nhật một cách kịp thời. Tuy vậy, sau một thời gian thực tập, tìm hiểu công tác kế toán tại công ty thì em thấy còn một vài điểm cần được khắc phục: Ví dụ như, việc áp dụng phần mềm kế toán đã giúp cho công tác hạch toán, kế toán trở nên rất chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Việc phân chia cho mỗi nhân viên một phần hành riêng tạo nên sự chuyên môn hoá cao, và tạo ra hiệu quả cao trong công việc, tuy vậy thì vẫn chưa có chính sách đảm bảo rằng mỗi kế toán viên chỉ được xem, theo dõi và cập nhật những tài liệu, số liệu do mình quản lý. Điều này rất dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn, sai lệch số liệu. Nhìn chung thì bộ máy kế toán của công ty là tốt, các phần hành được chi tiết, tạo lên sự chuyên môn hoá cao, góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty như hiện nay. KẾT LUẬN Trải qua một thời gian hoạt động dài, công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã có những bước phát triển một cách toàn diện và vững chắc, đã gặt hái được nhiều thành công trên thị trường, là một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Bộ Công Thương. Xong, bên cạnh đó cũng còn gặp phải nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty phải không ngừng phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần giúp công ty giữ vững được vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và là lá cờ đầu của Bộ Công Thương. Công tác kế toán với bất kỳ một loại hinh doanh nghiệp nào cũng đóng một vai trò rất quan trọng, là nhân tố quan trọng góp phần tạo lên sự thành công của công ty. Tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex cũng không là một ngoại lệ, vai trò của công tác hạch toán, kế toán đóng góp một vai trò rất quan trọng, không những giúp cho công ty quản lý tình hình tài sản, quản lý tình hình tài chính của công ty mà còn góp phần tạo ra những đường lối, chính sách, phương hướng phát triển trong tương lai… Trải qua một thời gian thực tập tại phòng Tài chính- Kế toán của công ty Xuât Nhập Khẩu Intimex em đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh cũng như công tác hạch toán, kế toán tại công ty trên cơ sở đó viết ra Báo cáo tổng hợp này. Với những ý kiến, nội dung đưa ra trong bài Báo cáo của mình chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán của công ty để những nội dung, ý kiến mà em đã nêu ra được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang Lời nói đầu : 1 Phần 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu Intimex 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 a. Lịch sử hình thành 3 b. Quá trình phát triển 4 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 5 a. Mục đích 5 b. Lĩnh vực hoạt động 5 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 10 1.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất 15 a. Hàng nông sản 15 b. Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản 16 c. Sản xuất hàng may mặc 18 1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 19 1.2.2. Hình thức ghi sổ 21 1.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 22 Phần 2: Một số phần hành kế toán áp dụng tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex 2.1. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán 25 2.1.1. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán 25 a. Nếu mua chịu hoặc là mua hàng trả chậm 25 b. Nếu ứng trước tiền mua hàng 26 2.1.2. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua 27 a. Trường hợp bán chịu cho khách hàng 27 b. Trường hợp khách hàng ứng tiền trước 28 2.2. Hạch toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu 28 2.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá 29 2.3.1. Hạch toán hàng nhập khẩu 29 2.3.1.1. Hạch toán hàng nhập khẩu trực tiếp 30 a. Phương pháp tính giá hàng nhập khẩu 30 b. Phương thức thanh toán hàng nhập khẩu 30 c. Phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu 30 2.3.1.2. Hạch toán hàng nhập khẩu uỷ thác 31 a. Khi công ty nhận nhập khẩu uỷ thác 31 b. Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác nhập khẩu 32 2.3.2. Hạch toán hàng xuất khẩu 33 2.3.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 33 2.3.2.2. Xuất khẩu uỷ thác 33 a. Khi công ty nhận xuất khẩu uỷ thác 33 b. Khi công ty giao uỷ thác cho đơn vị khác xuất khẩu 34 Phần 3: Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex Kết luận………….. 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập kế toán tại công ty xuất nhập khẩu Intimex.DOC
Luận văn liên quan