MỤC LỤC VIẾT TẮT
GVHD: Giảng viên hướng dẫn
SVTH: Sinh viên thực hiện
HĐQT: Hội đồng quản trị
CP: Cổ phần
GT: Giá trị
TLBQ: Tiền lương bình quân
TB: Trung bình
KH: Kế hoạch
ĐVT: Đơn vị tính
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
Trđ: Triệu đồng
Lđ: Lao động
IRR: (internal rate of return) Tỷ suất thu lợi nội bộ
NPV: (Net present value) giá trị hiện tại thuần
B/C: Tỷ số lợi ích chi phí
ISO: Tiêu chuẩn chất lượng ISO
SXKD: Sản xuất kinh doanh
MMTB: máy móc thiết bị
ATLĐ: An toàn lao động
ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QLNN: Quản lý nhà nước
HC: Hành chính
DS: Danh sách
BC: Báo cáo
ĐT: Đào tạo
QT: Qui trình
đ/c: Đồng chí
KCN: Khu công nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khung cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường là hướng đi và mục đích nhằm tới của các nước thì không một nền kinh tế nào tự bó gọn mình trong phạm vi một quốc gia. Đối với Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã ngày càng trở nên năng động, mở rộng hội nhập quốc tế. Không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Điều đó đã đặt ra môi trường cạnh tranh không ngừng và ngày càng khắc nghiệt hơn giữa các doanh nghiệp. Do đó, với mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong từng bước đi của mình, không ngừng nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng thị trường, tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất cũng như công tác kế toán.
Để có thể đuổi kịp với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta cần phải đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý kinh tế có trình độ có chuyên môn, có đầu óc nhanh nhạy và sáng tạo, ý thức được điều này mọi sinh viên chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ kinh tế. Ngoài ra những kiến thức cơ bản được học trên ghế nhà trường chúng ta cần phải xem xét tìm hiểu thực tế để bổ sung và trau dồi vốn kiến thức thực tế của mình.
Thực tế là bước khởi đầu của sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tế với phương châm “Học đi đôi với hành” và “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Trong thời gian này sinh viên có thể tự mình áp dụng kiến thức đã học và thực tế công ty thực tập để khẳng định khả năng của mình trước khi đi làm, nhà trường đã tạo cho sinh viên cơ hội trực tiếp để sinh viên tiếp xúc thực tế từ đó giúp sinh viên áp dụng và nắm vững hơn những kiến thức trên nhà trường
Qua liên hệ, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo của công ty cổ phần kết cấu théo Thái Nguyên em đã có 4 tuần thực tập môn học tại công ty. Tại đây em đã được tiếp xúc và làm quen với công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Biết được quá trình hình thành và phát triển của công ty, hiểu được tình hình sản xuất, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý hành chính, marketing.
Qua thời gian thực tế tại công ty em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của anh chị cán bộ công nhân viên các phòng tổ chức – hành chính, phòng kế hoạch thị trường, phòng kế hoạch kĩ thuật, trong công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ngô Thị Hương Giang, em đã hoàn thành thời gian đi thực tế của mình với bài báo cáo thực tế theo các nội dung chính sau:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình lập kế hoạch và chiến lược phát triển của công ty.
Phần II: Phân tích công tác nhân sự của công ty
Phần III: Hoạt động marketing của doanh nghiệp
Phần IV: Nội dung về quản trị sản xuất và cung ứng dịch vụ
Phần V: Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hiểu biết có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, quý cơ quan để em có thể hoàn thành tốt yêu cầu và mục đích đề ra của đợt thực tế.
Em xin trân thành cảm ơn.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3496 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập môn học tại Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu Giám đốc đồng ý thì ký kết phê duyệt và cho tiến hành thực hiện.
Nếu cần chỉnh sửa thì trưởng phòng hành chính cùng các bộ phận chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động của Công ty trong năm đó.
Báo cáo kết quả đào tạo
Việc thực hiện quá trình đào tạo của cá nhân hoặc tổ chức có thể theo mô hình đào tạo tại chỗ hoặc bên ngoài. Song quá trình đào tạo phải được kiểm tra thông qua sự đánh giá kết quả đào tạo.
Sau một tuần kể từ khi kết thúc quá trình đào tạo, các cá nhân được đào tạo có trách nhiệm Báo cáo kết quả đào tạo cho Phòng hành chính kèm theo các Văn bằng, chứng chỉ ( nếu có) và tài liệu đào tạo.
Đánh giá kết quả
Ban lãnh đạo, phụ trách bộ phận hoặc cán bộ được phân công sẽ tiến hành xem xét theo dõi và đánh giá kết quả đào tạo, quá trình ứng dụng,…của cá nhân bằng phương pháp trắc nghiệm hoặc kiểm tra nghiệp vụ, năng suất lao động thực tế. So sánh kết quả công việc với việc thực hiện công việc trước đó. Sau 2 tháng trưởng bộ phận cần có Bảng đáng giá hiệu quả của công tác đào tạo gửi Giám đốc.
Lập văn bản kết quả đánh giá kiểm tra và thu nhận các Chứng chỉ liên quant để làm cơ sở cho quá trình lưu hồ sơ CBCNV sau này.
Lưu hồ sơ
Các bộ phận được phân công thực hiện các công việc liên quant có trách nhiệm ghi vào Sổ theo dõi quy trình đào tạo.
Đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để điều chỉnh nguồn nhân lực như tiền lương, đề bạt, đào tạo… Đồng thời cũng là cách thức để kiểm tra tình hình chấp hành công việc của nhân viên và đánh giá sự phù hợp giữa người nhân viên với vị trí công việc. Thông qua đánh giá thực hiện công việc thì có thể phát hiện những thiếu xót trong quá trình thiết kế công việc. Chính vì vậy mà công việc đánh giá thực hiện công việc là một phần không thể thiếu trong quá trình quản trị nguồn nhân lực của công ty.
Các chỉ tiêu đánh giá :
Trong một quy trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên thì việc lựa chọn đúng đắn các chỉ tiêu đánh giá là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quy trình đánh giá. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá như vậy nên Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc bằng 2 nhóm chỉ tiêu chủ yếu bao gồm:
Các chỉ tiêu về công việc :
Chất lượng công việc: Hiệu quả, nhanh và chính xác khi thực hiện công việc được giao. Chất lượng của công việc được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn đặt ra cho mỗi vị trí công tác.
Kiến thức công việc: Khả năng nắm bắt đúng mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của công việc. Khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm làm việc để vận dụng vào công việc thực tế.
Thời gian làm việc: Được đánh giá dựa trên thẻ chấm công hàng ngày.
Các chỉ tiêu về hành vi và tác phong lao động:
Tính cần cù: Nhân tố đánh giá này dựa trên hồ sơ thực tế về thời gian làm việc, nghỉ ốm, vắng mặt, nghỉ việc riêng, làm thêm giờ.
Sự hợp tác: (Tinh thần đồng đội) Được hiểu là sự giúp đỡ lẫn nhau, ủng hộ nhiệt tình, thiện chí đối với đồng nghiệp cùng hoặc khác bộ phận.
Thái độ làm việc: Có cách xử sự phù hợp đối với công việc, cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng. Nó biểu hiện qua sự sẵn sàng nhận công việc mới, làm thêm giờ, đi công tác, tôn trọng cấp trên, có chí tiến thủ và ý thức trách nhiệm với công việc.
Tính chủ động: Mức độ năng động của nhân viên được thể hiện qua những sáng tạo trong công việc bình thường hàng ngày, có sáng kiến cải tiến công việc, sản phẩm hoặc đưa ra các giải pháp về tổ chức cho công ty được hoàn thiện hơn.
Sự tin cậy: Đánh giá dựa trên tính trung thực, sự chín chắn và lòng trung thành
Phục tùng chỉ dẫn và quy định: Nhân viên có trách nhiệm tuân theo các chỉ dẫn và quy định của công ty. Bất kỳ một lỗi nào vi phạm quy định cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc đánh giá.
Quy trình đánh giá
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc trong công tác quản lý nguồn nhân lực, vì vậy mà công ty đà chú trọng đến việc xây dựng và duy trì tốt hệ thống đánh giá có hiệu quả dựa trên việc áp dụng phương pháp bảng điểm đồ thị và được thực hiện theo một quy trình có hệ thống được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Thông báo các chỉ tiêu đánh giá cho toàn thể nhân viện trong công ty: Khi tiến hành đánh giá nhân viên thì người đánh giá sẽ thông báo các chỉ tiêu đánh giá để cho toàn bộ nhân viên biết.
Bước 2: Tổ chức quá trình đánh giá ở các phòng, bộ phận và tổ đội: lựa chọn phương pháp đánh giá, hướng dẫn đánh giá, sau đó tiến hành đánh giá ở các cấp.
Bước 3: Theo dõi và giải quyết kịp thời các vướng mắc, các phát sinh trong quá trình đánh giá, tiến hành điều chỉnh kip thời khi cần thiết: Khi có những vướng mắc hay những lỗi gặp phải trong quá trình đánh giá thì trưởng các bộ phận, phòng ban phải có những biệp pháp kịp thời để điều chỉnh và báo cáo với giám đốc để công tác đánh giá đạt được hiệu quả.
Bước 4: Thông báo kết quả và tổ chức đối thoại với các nhân viên: Khi thời hạn đánh giá kết thúc thì người đánh giá phải có trách nhiệm thông báo kết quả đánh giá cho toàn bộ nhân viên và trình giám đốc xem xét phê duyệt.
Bước 5 : Tổng kết, kết luận cuối cùng và rút kinh nghiệm: Khi kết thúc quá trình đánh giá thì người có trách nhiệm đánh giá và trưởng các phòng ban phải tiến hành tổng kết để xem xét khen thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt và yêu cầu kỷ luật đối với cá nhân bị đánh giá kém. Đồng thời rút kinh nghiệm sau quá trình đánh giá.
Kết quả đánh giá
Sau khi vận dụng một quy trình đánh giá khoa học và được thực hiện một cách nghiêm túc và khách quan với hệ thống chỉ tiêu rõ ràng, chính xác và được xác định đúng đắn thì công ty đã thu được kết quả như sau:
Kết quả đào tạo như sau:
Năm
Tiêu chí đào tạo
2009
2010
2011
Tổng số lao động
45
73
73
Nam
Trong độ tuổi:
1960-1970
1971-1980
1981-1990
39
10
11
18
50
8
22
20
50
8
22
20
Nữ
Trong độ tuổi:
1960-1970
1971-1980
1981-1990
6
6
23
7
7
9
23
7
7
9
Số lượng đạt yêu cầu
Tất cả số Lđ đều đạt yêu cầu sau quá trình đào tạo.
Tất cả số Lđ đều đạt yêu cầu sau quá trình đào tạo
Tất cả số Lđ đều đạt yêu cầu sau quá trình đào tạo
(Nguồn phòng tổ chức hành chính cung cấp năm 2011)
Bảng kết quả đào tạo CBCNV các năm 2009, 2010, 2011
Qua bảng số liệu, có thế thấy công ty có quy trình đào tạo khá hợp lí và bài bản, lao động đều đạt yêu cầu đặt ra trước khi đc đào tạo.
Đợt 1 : Từ ngày 01/02/2009 đến ngày 31/07/2009 :
Tổng sổ nhân viên
Vượt xa yêu cầu
Trên yêu cầu
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
136
14.7%
58.8%
22%
4.5%
Số lượng
20
80
30
6
Đợt 2: Từ ngày 01/06/2010 đến ngày 31/12/2010 :
Tổng sổ nhân viên
Vượt xa yêu cầu
Trên yêu cầu
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
150
20%
53.3%
26.7%
0%
Số lượng
30
80
40
0
Kết luận
Sau khi nghiên cứu việc sử dụng lao động và trả lương trong công ty ta thấy:
Về cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động được công ty rất chú trọng và thực hiện một cách hợp lý, phù hợp với ngành nghề mình kinh doanh
Công ty cần chủ động sắp xếp tổ chức lao động để sử dụng quản lý có hiệu quả hơn. Việc quản lý giờ công. ngày công đựoc thực hiện một cách chặt chẽ kết hợp với việc thực hiện an toàn lao động do vậy hầu như không có chi phí thiệt hại trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật quản lý lao động bằng khoán sản phẩm ở hầu hết các công việc, đã nâng cao hiệu quả sử dụng lao động xong vẫn còn hiện tượng dư lao động dẫn đến lãng phí lao động.
Công ty cần có kế hoạch sử dụng lao động phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình tránh gây lãng phí nguồn nhân lực. Công ty cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động.
Về quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Công ty đã chủ động tuyển dụng lao động mới khi thấy có nhu cầu xuất hiện, không gây chậm chễ cho công việc với yêu cầu đòi hỏi bổ sung thêm số lượng lao động cần thiết thì mới thực hiện được công việc một cách đúng theo yêu cầu
Công ty cũng đã chủ động sắp xếp tổ chức lao động để sử dụng quản lý có hiệu quả hơn.
Quy trình tuyển dụng và đào tạo của công ty đươc thực hiện rất bài bản, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Năng lực của lao động sau khi được đào tạo được kiểm chứng cụ thể, tất cả đều có tiến bộ rõ rệt, đáp ứng đúng với yêu cầu của công việc cần được đào tạo và yêu cầu do công ty đề ra
Đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá công việc bằng phương pháp cho điểm là cách làm phổ biến hiện nay với ưu điểm đơn giản dễ làm, đánh giá được tương đối chính xác cho từng lao động trong công ty.
Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng, giúp đánh giá đúng khả năng, chất lượng công việc của lao động trong công ty.
Tuy nhiên khi ứng dụng vào thực tế thì công việc cũng chưa thực sự được đánh giá một cách khách quan cho lắm, còn mang nhiều tính “cả nể” “dĩ hoà vi quý”. Điều này sẽ làm cho chất lượng lao động và công việc chưa phát huy được tối đa..
Về tiền lương:
Công tác tổ chức tiền lương của công ty đã được thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động, thực hiện đúng các quyết định định mức của công ty. Phân phối tiền lương, tiền thưởng cần có quy chế rõ ràng, công khai, tính toán khoa học hợp lý, đảm bảo đúng nguyên tắc để khuyến khích được người lao động trong sản xuất, công tác.
Công ty nên quản lý chặt chẽ về giờ công dùng cho các sự cố để tránh tình trạng quản lý không chặt chẽ ảnh hưởng đến việc quyết toán và gây thâm hụt quỹ lương của công ty. Công ty nên xây dựng chính sách lương thưởng cụ thể và nên phát huy nguồn tiền thưởng sẽ kích thích sự hăng say trong công việc và năng suất lao động tăng cao hơn. Ở hầu hết các Công ty thì đây là chính sách tác động trực tiếp vào người lao động và là nhân tố quyết định đến tinh thần làm việc cũng như tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do vậy muốn năng suất lao động tăng nhanh thì các công ty cần có chính sách lương thưởng rõ ràng và phù hợp.
CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty
Trong lĩnh vực marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, do đó có thể nói nghiên cứu thị trường là một trong những tác động đầu tiên trong quy trình marketing. Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng. Nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp công ty đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, lãng phí nhân lực cũng như vật lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, từ khi cổ phần hoá công ty đã có sự chú trọng và phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nhờ đó mà trong những năm gần đây công ty đã đạt được những mục tiêu đã đề ra và từng bước giới thiệu thương hiệu CP kết cấu thép Thái Nguyên với bạn bè năm châu, xâm nhập vào thị trường thép thế giới.
Khách hàng theo khu vực thị trường.
Là các cá nhân,tổ chức có nhu cầu xây dựng thiết kế các công trình,hạng mục thuộc lĩnh vực xây dựng ví dụ: san lấp mặt bằng, xây lắp điện, xây dựng các công trình cầu đường....hoặc có nhu cầu mua bán nguyên vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận khu vực miền bắc.
Thị trường mục tiêu
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá vì vậy nhu cầu thép là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó đã có nhiều công ty sản xuất kết cấu thép được thành lập và đang phát triển mạnh.
Với thị trường trong tỉnh Thái Nguyên cũng có rất nhiều công ty kết cấu thép được xây dựng được thành lập trong những năm gần đây như: công ty cổ phần, và một số công ty tư nhân trong tỉnh.
Thị trường mục tiêu của công ty hiện nay là thị trường trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh khác ở miền Bắc như: Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Cạn, Hà Nội, Hải Dương… với các công trình như sau:
+ Xưởng cơ khí của Trường đại học công nghiệp Thái Nguyên
+ Nhà mấy Gạch Đồng Tâm miền Bắc – KCN Đồng Tâm – Hải Dương.
+ Nhà máy thức ăn gia súc CJ KCN phố Nối – Hưng Yên.
+ Nhà máy sản xuất xe máy T&T Hưng Yên.
+ Nhà máy sản xuất bia Hùng Vương KCN Thụy Vân – Việt Trì.
Đối thủ cạnh tranh
Ngoài những đối thủ cạnh tranh hiện tại trên công ty còn gặp phải những đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các công ty trực tiếp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng đang có xu hướng đảm nhiệm luôn việc sản xuất và thiết kế các công trình.
Vì vậy các công ty này chỉ phải bỏ ra chi phí thấp hơn so với các công ty khác nên có thể cạnh tranh dễ dàng trong ngành thép hiện nay.
- Trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên:
+ Nhà máy kết cấu thép Sông Công: chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí, nhà thép tiền chế, cột điện cao hạ thế, cột vi ba truyền hình.
+ Chi nhánh kết cấu thép số 5: chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí.
Các doanh nghiệp này có bề dày kinh nghiệm và năng lực sản xuất tương đương nhau, các sản phẩm và giá cả có mức độ cạnh tranh tương đương. Do đã từng là thành viên thuộc Tổng công ty cổ phần kết cấu thép Xây Dựng cùng với các thương hiệu là: “KẾT CẤU THÉP ĐÔNG ANH”, “COMESS 5”, “HANOI STEEL”, “CỐP PHA THÉP VIỆT – TRUNG” được cùng nhau khẳng định thương hiệu của mình và có tên tuổi trong ngành và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, dịch vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ sau bán hàng.
- Ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Có rất nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm kết cấu thép thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung như: Công ty CP kết cấu thép hà Nội, Nhà máy kết cấu thé cơ khí Đông Anh, Công ty cổ phần kết cấu thép Đại Dũng (tp. Hồ Chí Minh). Trong đó, công ty CP kết cấu thép cơ khí Đông Anh là đơn vị có năng lực cạnh tranh mạnh, năng lực sản xuất tốt hơn, năng lực thiết bị mạnh, được đầu tư lớn như: thiết bị gia công phôi tự động CNC, máy hàn dính tự động, máy hàn dầm tự động, thiết bị kiểm tra mối hàn tự động bằng siêu âm, thiết bị kiểm tra độ dày sơn…
Tóm lại, các Nhà máy này đều có sự đầu tư phân xưởng, nhập thêm máy móc thiết bị động lực, và phương tiện vận tả để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa của công ty được thuận lợi hơn. Đồng thời, các công ty có cùng một thị trường tiêu thụ sản phẩm nên việc cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần là điều không thể tránh khỏi. Đó vừa là thách thức vừa là động lực để Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Hoạt động phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường:
Trên thị trường xây dựng hiện nay nhu cầu về các loại xây dựng đang ngày càng phong phú và đa dạng nhưng tiềm lực của các công ty xây dựng là có giới hạn nên không thể đảm nhiệm hết các nhu cầu đó.
Chính vì vậy ban lãnh đạo của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên đã có những hoạch định chiến lược cho việc phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu mà công ty cần hướng tới nhằm có thể khai thác tốt nhất đoạn thị trường trên.
Cơ sở phân đoạn thị trường:
Ban lãnh đạo của công ty đã xác định đoạn thị trường có quy mô tăng trưởng cao luôn hứa hẹn mức tiêu thụ và lợi nhuận cao trong tương lai.Song quy mô và mức tăng trưởng cao chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.Hoạt động trên những đoạn thị trường đó sẽ là trở ngại lớn đối với nhứng doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ở đoạn thị trường này công ty có thể cạnh tranh dễ dàng được với các đối thủ cùng ngành vì những đối thủ lớn lại thường tập trung vào những gói thầu có giá trị cao hơn.
Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Dựa vào cơ sở phân đoạn trên công ty đã quyết định tập trung chủ yếu vào các gói thầu xây dựng trực thuộc cấp huyện,xã,làm đường bê tông cho các địa phương trong tỉnh và xây dựng các nhà máy ngoài tỉnh
VD: Sản xuất thi công khu liên hiệp Gang thép Thái nguyên, các nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy ximang, các nhà máy chế biến thực phẩm, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài như Nhà máy kết cấu thép Zamil, Nhà máy sản xuất Honda, nhà máy sản xuất ôtô Toyota, Thiết bị phi tiêu chuẩn của các nhà máy thức ăn gia xúc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường vi mô
Các lực lượng bên trong công ty:
Nguồn lực của công ty: Với đội ngũ nhân viên trẻ, có tính chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm được đào tạo tại các trường đại học có chất lượng trên cả nước. Nhưng bên cạnh đó là thiếu sự chuyên môn hóa trong từng công việc, các nhân viên vẫn kiêm nhiệm nhiều công việc vì thế có ảnh hưởng tới hiệu quả của công việc thực hiện. Trình độ chuyên môn của nhân viên tác động rất lớn tới năng suất làm việc cũng như tác động tới quá trình hoạt động của công ty. Một công ty có đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình sáng tạo trong công việc, có đầy đủ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết thì công ty đó phát triển mạnh và bền vững.
Ban lãnh đạo công ty luôn cố gắng tạo lập một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái nhằm phát huy sức sáng tạo, tính chủ động, năng lực của các bộ phận bằng cách đổi mới cơ chế quản lý bằng cơ chế khoán quản lý, áp dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh cũng như quản lý con người. Đồng thời Công ty đã đề ta những chủ trương, biện pháp, phương hướng trong thời gian tới, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, tập hợp được một lực lượng nhân viên đoàn kết, làm tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương và đơn vị bạn. Công ty đã xây dựng cho mình phong cách làm việc riêng thông qua bảng nội quy, quy chế; tạo sự công bằng hợp lý cho người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần; xây dựng được một tập thể vững mạnh đoàn kết.
Các lực lượng bên ngoài công ty:
* Các nhà cung ứng nguyên vật liệu
Nền kinh tế trong và ngoài nước đang trong thời kì khủng hoảng ảnh hưởng nhiều đến giá cả nguyên vật liệu xây dựng, giá cả không ổn định dễ gây ra rủi ro cho những công ty khi tham gia đấu thầu các công trình xây dựng.
Hiện nay giá các nguyên vật liệu đang tăng cao gây ảnh hưởng đến nhu cầu của các khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty cụ thể như: mặt hàng thép trong một tháng trở lại đây đã chứng kiến 2 lần tăng giá với mức tăng khoảng 200.000 - 400.000 đồng/tấn.
Giá thép cuộn 6 giao tại nhà máy chưa bao gồm thuế VAT đã tăng từ 9,69 triệu đồng/tấn lên 10,04 triệu đồng/tấn, giá thép tròn 10 tăng từ 10,36 triệu đồng/tấn lên 10,61 triệu đồng/tấn...
Giá cả nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá các gói thầu tăng theo gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty khi được nhận thầu công trình.
Cty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thường lựa chọn các nhà cung ứng nguyên vật liệu dựa vào yêu cầu chất lượng các công trình cần thực hiện.
Nếu yêu cầu chất lượng công trình đòi hỏi cao công ty sẽ lựa chọn các nhà cung ứng có nguồn nguyên vật liệu đảm bảo để có được chất lượng công trình như nhà thầu mong muốn.
* Đối thủ cạnh tranh:
Như đã thấy ở trên ngoài công ty cổ phần kết cấu thép thái nguyên hoạt động trong lĩnh vực ngành thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có nhiều công ty lớn cạnh tranh cùng ngành và một số công ty khác trong tỉnh.
Ngoài ra công ty còn tham gia vào lĩnh vực mua bán nguyên vật liệu xây dựng nên sẽ phải cạnh tranh với các công ty chuyên sản xuất nguyên vật liệu xây dựng trong tỉnh Thái Nguyên.
Sự tác động của đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố tác động lớn tới quá trình hoạt động của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty có đặc điểm là nhỏ lẻ, hoạt động chưa chuyên nghiệp, quy mô nhỏ nhưng trong quá trình phát triển các đối thủ này là mối đe dọa tới hoạt động của công ty. Đặc điểm của các đối thủ cạnh tranh là nhiều và trải khắp mọi nơi. Các đối thủ này có thể năng động tìm kiếm các đơn hàng và trong tương lai các đối thủ này có ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty.
* Trung gian Marketing
Do đặc thù của công ty là sản xuất sản phẩm theo dự án, các đơn đặt hàng nên công ty không sản xuất hàng loạt sản phẩm. Việc giới thiệu Marketing sản phẩm luôn gắn liền với quá trình đảm bảo thực hiện tốt các đơn đặt hàng, các khách hàng của công ty là nhưng nhà trung gian Marketing hoàn hảo nhất.
Các sản phẩm của công ty được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng luôn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Khách hàng là người tiêu dùng và đồng thời cũng là người quảng cáo thương hiệu cho công ty.
* Khách hàng:
Là những người tiêu dùng sản phẩm của công ty có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Số lượng khách hàng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm khả năng phục vụ của công ty. Khách hàng là người kiểm định chất lượng của sản phẩm, là mục tiêu hoạt động của công ty. các sản phẩm luôn hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng thảo mán nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. "Khách hàng là thượng đế".
3.2.2 Các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp
. Nhân khẩu
- Tốc độ đô thị hoá : tốc độ và trào lưu muốn trở thành dân cư đô thị và “ miễn cưỡng” trở thành dân cư đô thị của xã hội Việt Nam trong những năm đổi mới trở thành cơ hội kinh doanh phát đạt cho ngành thép hiện nay.
Khoa học kỹ thuật:
- Tốc độ phát triển của khoa học kĩ thuật quá nhanh cũng là một trở ngại đối với công ty. Như máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và hiện đại điều đó đòi hỏi công ty phải theo kịp để cạnh tranh với các công ty khác.
Chính trị,văn hoá,pháp luật
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh chính vì vậy việc xây dựng cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu của nước ta.Chính phủ đã có nhiều hỗ trợ đối với ngành thép hiện nay. Để tận dụng được các hỗ trợ trên ban điều hành của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên đã đưa ra các chính sách nhất quán,phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt được sự hỗ trợ cao nhất từ phía Nhà Nước.
Về pháp luật: đi đôi với việc hỗ trợ cho ngành thép,Chính phủ đã bổ sung các điều luật,các văn bản pháp quy để hạn chế những mặt tiêu cực trong ngành thép.Từ đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên cần nắm rõ về các luật trong ngành mà Nhà Nước đã ban hành.
Về văn hóa:văn hoá có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định của các nhà quản trị. Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành kinh doanh nhưng ngược lại nó có thể mang tính chất cấm kị mà nhà kinh doanh nên tránh.
Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp
Chính sách sản phẩm:
Trước thời kỳ kinh tế thị trường ban quản trị của công ty đã nhận thức rõ những lợi ích mang lại từ sản phẩm có chất lượng. Công ty đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ vài năm gần đây. Sản phẩm của công ty đã được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế. Hoạt động thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất. Một sản phẩm của công ty sản xuất ra đảm bảo các yếu tố của một sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng và uy tín cao.
Căn cứ để lựa chọn phương pháp định giá các gói thầu:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào được tính theo đơn giá Thép cơ bản của Nhà nước.
- Giá bỏ thầu phải thấp hơn giá trần mà nhà thầu đưa ra.
- Giá trúng thầu phải phù hợp với định mức kinh tế mà nhà thầu chấp nhận được
Chính sách giá
Do đặc thù sản phẩm của công ty, công ty sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng về chủng loại, kích cỡ, mẫu mã vì thế công ty thực hiện chính sách giá theo từng đơn đặt hàng. Giá sản phẩm là yếu tố quyết định tới hành vi mua của khách hàng. Để có uy tín với khách hàng công ty thường xuyên tổ chức khuyến mại giảm giá hàng bán cho những khách hàng lớn và chủ đạo. Giá cả có tính chất tác động tới quyết định mua hàng của khách hàng. Một sản phẩm phù hợp với giá của nó luôn là điểm ưu tiên của khách hàng khi chọn lựa sản phẩm cho mình. Nhận thức được điều đó, Công ty đã đưa ra những sản phẩm phù hợp với giá cả phù hợp đáp ứng đầy đủ cho khách hàng, cùng với nó là những hoạt động chăm sóc khách hàng và hậu mãi chu đáo. Ví dụ: Công ty áp dụng các chính sách bán hàng ưu tiên cho khách hàng tuyền thồng của công ty là sẽ giảm giá 5% khi khách hàng đặt hàng với giá trị lớn.
Các hoạt động phân phối
Hoạt động phân phối của công ty cần thoả mãn các điều kiện sau:
Yêu cầu về thị trường
Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh
Tổng chi phí phân phối
Sự linh hoạt của kênh
Do đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh nên những sản phẩm của công ty không sản xuất hàng loạt và cung cấp tới các đại lý. Vì vậy để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng công ty thực hiện việc đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất đảm bảo tiến độ. Hệ thống nhân viên phân phối năng động, nhiệt tình, sáng tạo hy vọng mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đúng tiến độ và thời gian dự định
Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên có nhiệm vụ nhận và thực hiện các gói thầu xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng đô thị trong tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Do khoảng cách về địa lý nên công ty điều động công nhân đi làm theo công trình...nhờ đó mà công ty có thể đảm nhiệm các gói thầu nhanh góp phần làm tăng doanh thu cho công ty.Vì vậy, mô hình kênh phân phối sản phẩm của Công ty rất đơn giản.Đó là mô hình kênh phân phối trực tiếp:
Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên=>Người tiêu dùng.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Mục tiêu của hoạt động xúc tiến hỗn hợp:
Nhằm quảng bá hình ảnh công ty tới công chúng ngày càng rộng rãi.Mặt khác công ty cần dựa vào năng lực hiện có và uy tín về chất lượng các công trình mà công ty đã thực hiện ngày càng được nâng cao sẽ giúp cho việc hình ảnh của công ty được nhiều doanh nghiệp và các tổ chức biết đến.
Các công cụ xúc tiến hỗn hợp mà công ty đã sử dụng bao gồm:
-Quảng cáo:bao gồm mọi hình thức truyền tin chủ quan và gián tiếp như qua các phương tiện truyền thông (truyền thanh,truyền hình), báo chí,internet....
-Tuyên truyền:là các hoạt động nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty trong xã hội hiện nay.
Ví dụ: Mở ra các chương trình từ thiện kêu gọi giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài công ty, xây dựng nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng....
- Bán hàng cá nhân: đây chính là hoạt động giới thiệu về nhiệm vụ và năng lực của công ty từ chính các thành viên trong công ty tới các cá nhân,tổ chức nhằm mục đích quảng bá công ty và thu nhận những thông tin phản hồi từ phía các cá nhân và tổ chức.
Kết luận
Nhìn chung tình hình tiêu thụ của công ty năm sau cao hơn năm trước, nhờ vào kế hoạch sản xuất của công ty các sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Với các khách hàng quen thuộc của công ty, các sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường và được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên giá bán của sản phẩm còn tương đối cao so với giá bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Công tác Marketing của công ty chưa được chú trọng, công ty không có hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường, hệ thống xúc tiến bán hàng chưa được chú ý, sản phẩm của công ty chưa được quảng bá rộng rãi trên thị trường. Công ty bán hàng chủ yếu thông qua hợp đồng ký kết với khách hàng dựa trên các hợp đồng ký kết với khách hàng, công ty lập kế hoạch sản xuất đưa xuống các phân xưởng sản xuất để tiến hành sản xuất. Vì vậy công tác Maketing của doanh nghiệp nhìn chung còn yếu kém về nhiều mặt.Trong cơ chế cạnh tranh khắc nghiệt, môi trường sản xuất kinh doanh luôn luôn biến động đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải vận động hàng ngày, hàng giờ để thích ứng với sự thay đổi đó, ta thấy doanh nghiệp cũng đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, sử dụng một số chiến lược như: chiến lược về giá, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược xúc tiến yểm trợ, lựa chọn kênh phân phối để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước như tiến hành phân đoạn thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất mà công ty đạt được vẫn chưa cao vì hiện nay công ty vẫn chưa đầu tư nhiều vào hoạt động Marketing. đội ngũ Maketing của công ty chưa chuyên nghiệp, ít kinh nghiệm, không năng động, vì vậy việc duy trì và mở rộng thị trường vẫn chưa thực sự mạnh mẽ điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ và thị phần của công ty. Các dịch vụ sau bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập uy tín cho công ty. Công ty nên sử dụng người bán hàng trực tiếp thì thông tin phản hổi từ phía khách hàng sẽ nhanh hơn qua đó thuận lợi cho việc nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Công ty chưa đi sâu vào công tác thị trường và bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm mới của công ty cũng chưa được chú ý tới vì công tác này thực tế ở công ty chỉ là hoạt động đơn giản, truyền thống, có đơn đặt hàng thì làm, chủ yếu là khách hàng truyền thống của công ty, bên cạnh đó công ty nên đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ đó có thể thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất (quản lý tốt hơn, tiết kiệm các loại chi phí từ đó giảm giá thành của sản phẩm để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường) và quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt hiệu quả hơn.
PHẦN IV: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Phương pháp dự báo của doanh nghiệp.
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học.
Hiện tại công ty sử dụng cả hai phương pháp dự báo:
Phương pháp dự báo định tính.
Phương pháp dư báo định lượng.
Phương pháp dự báo định tính.
Lấy ý kiến của ban điều hành.
Khi tiến hành dự báo nhu cầu cho năm sau thì công ty đã tiến hành lấy ý kiến của các nhà quản trị cấp cao như giám đốc, phó giám đốc, những người phụ trách các công việc, bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp như trưởng phòng kế hoạch kĩ thuật, trưởng phòng kế hoạch thị trường,… là những người có trình độ và kinh nghiệm qua nhiều năm. Dựa vào kinh nghiệm, trình độ của mình và thông qua những chỉ tiêu như doanh thu, số lượng,… mà ban điều hành đưa ra được những dự báo về cầu tiêu thụ cho tương lai.
Lấy ý kiến của người bán hàng.
Ngoài lấy ý kiến của ban điều hành thì công ty còn lấy ý kiến của người bán hàng. Họ là những người tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, do đó họ hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Do đó người bán hàng có thể đưa ra được những dự báo lượng hàng tiêu thụ tại khu vực mình phụ trách. Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau, giúp công ty đưa ra được dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm của công ty.
Phương pháp dự báo định lượng.
Phương pháp trung bình giản đơn: Để dự báo cho nhu cầu năm sau thì công ty sử dựng phương pháp dự báo trung bình giản đơn. Tức là công ty chủ yếu dựa vào số liệu của năm trước để dự báo nhu cầu cho năm sau, từ đó có thể đưa ra những dự báo về sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu cho năm sau.
Nội dung của phương pháp trung bình giản đơn: Số dự báo của kì (t+1) bằng bình quân kì t trước đó.
Nội dung của phương pháp trung bình giản đơn:
Công thức:
Ft =
Trong đó:
Ft : Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t
Ai : Là nhu cầu thực tế của giai đoạn i
n : Là số giai đoạn quan sát ( sô giai đoạn có nhu cầu thực)
Quản lý dự trữ.
Dự trữ là việc lưu giữ những hàng hoá hay nguyên liệu trong kho của chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Đối với những doanh nghiệp khác nhau thì sử dụng những phương pháp dự trữ khác nhau để nhằm tránh những biến động giá trên thị trường làm ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nguyên vật liệu của nhà máy vừa chủ động sản xuất nhưng cũng không bị ứ đọng vốn trong việc dự trữ nguyên vật liệu để có thể tối đa hoá lợi nhận của nhà máy. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm vốn lưu động và cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn. Từ yêu cầu trên công tác quản lý dự trữ luôn được nhà máy quan tâm: phòng kế hoạch dựa trên kế hoạch sản xuất năm và từng quý theo các dự án sẽ lập kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu. Tuy nhiên công ty CP Kết Cấu Thép là công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi có đơn đặt hàng công ty sẽ chuyển cho phòng kế hoạch kĩ thuật xử lí số liệu và tính toán theo yêu cầu của khách hàng rồi tính ra nguyên vât liệu cần thiết cần cho sản xuất chuyển sang phòng kế toán mua nguyên vật liệu về sản xuất. Khi sản xuất ra thành phẩm thì chuyển và lắp rắp trực tiếp cho khách hàng chính vì vậy mà lượng dự trữ nguyên vật liệu cũng như thành phẩm là không đáng kể. Dự trữ thành phẩm của công ty chủ yếu là dự trữ để lưu công trình. Khi lắp đặt công trình cho khách hàng thì công ty thường có bảo hành công trình cho khách hàng. Tùy theo mỗi giá trị công trình khác nhau thì công ty có bảo hành khác nhau thường là 10% giá trị công trình và bảo hành trong 12 tháng. Chính vì vậy dự trữ thành phẩm của công ty chủ yếu là dự trữ bảo hiểm cho công trình.
Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất.
Phòng kế hoạch của công ty từ những dự kiến về sản lượng tiêu thụ với một số điều kiện đưa ra để lập các phương án sản xuất.
Các nguyên liệu dùng cho sản xuất của công ty.
Bảng 9: Các loại nguyên liệu dùng trong sản xuất của công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên
STT
Tên nguyên vật liệu chính
Kí hiệu
Số lượng
Đơn vị tính
II
Nguyên vật liệu chính
11
Thép tấm
6; 10; 12; 14; 16; 20 (ly)
22619; 213245; 34081,14726; 12331; 2955
Kg
22
Thép góc
L40*3
1.288
Kg
33
Thép hình U dập
U160*64*5
352
Kg
44
Xà gỗ
C150*50*20*2
55
Thép tròn
D12
123
Kg
66
Bu lông
M12*30
II
Nguyên vật liệu phụ
11
Que hàn
3.270
Kg
22
Dây hàn
3.946
Kg
33
Thuốc hàn
4.537
Kg
44
Ga
55
Oxi
66
Sơn chống rỉ
1.546
Kg
77
Sơn màu
5.025
Kg
Cách xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu
Dựa vào yêu cầu:
- Chất lượng của sản phẩm và khả năng công nghệ của thiết bị.
- Dựa vào tính toán thiết kế của bản vẽ.
- Mức tiêu hao vật tư của kỳ trước.
- Kế hoạch sản xuất của công ty theo năm, tháng.
- Trên cơ sở đó công ty xây dựng định mức cho các vật tư chính.
- Đối với các vật tư, dụng cụ phục vụ sản suất không có định mức (khó định mức), thì các bộ phận căn cứ vào các yêu cầu thực tế sử dụng để mua vừa đủ và một số vật tư có số tồn tương đối ít và không có kế hoạch dự trữ dài hạn.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu.
Sản phẩm của công ty là các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí rất đa dạng với các kích cỡ khác nhau. Để tạo ra được những sản phẩm này công ty phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau với khối lượng lớn. Các loại nguyên vật liệu chính cấu thành nên sản phẩm là các loại thép tấm, thép hình chữ U, thép góc.
Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn kết cấu nên giá thành sản phẩm. Chỉ cần một biến động nhỏ về giá nguyên vật liệu cũng dẫn tới sự biến động lớn của giá thành sản phẩm một cách đáng kể. Mặt khác chất lượng của các loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đó công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nhà máy. Việc tính toán, hạch toán một cách chính xác đầy đủ tình hình nhập xuất vật liệu góp phần quan trọng trong việc xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu đảm bảo tính chính xác giá thành sản phẩm.
Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất
Trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện các dịch vụ, chúng ta cần tiến hành nhiều công việc khác nhau. Điều này đòi hỏi sự điều hành, sắp xếp sao cho khoa học, hợp lý, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi.Điều độ sản xuất nhằm mục tiêu đảm bảo các công việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất, cụ thể là thời gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất đồng thời giữ được mức độ phục vụ khách hàng tốt nhất
Điều độ là một quá trình ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động, các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ. Kỹ thuật điều độ được sử dụng trong mua bán và sản xuất, trong vận chuyển và phân phối, trong xử lý thông tin và truyền thông. Chức năng của điều độ trong một công ty là sử dụng các kỹ thuật toán học hay một số các phương pháp định lượng khác để phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên có hạn phục vụ công việc. Một sự phân phối tài nguyên thích hợp sẽ cho phép công ty đạt được mục tiêu tối ưu mong muốn. Nguồn tài nguyên (resources) có thể là các máy móc trong phân xưởng, các đường băng trong sân bay, các công nhân ở công trường xây dựng hay các đơn vị xử lý trong môi trường tính toán... Các công việc (task) có thể là các sự vận hành trong phân xưởng, các lần cất cánh hay đáp xuống tại một sân bay, các giai đoạn trong một dự án xây dựng hay các chương trình máy tính được thi hành tương ứng với các nguồn tài nguyên. Mỗi công việc có thể có một mức độ ưu tiên, một thời gian có thể bắt đầu sớm nhất và một ngày tới hạn riêng biệt. Các mục tiêu trong điều độ sản xuất có thể có nhiều dạng khác nhau, ví dụ như cực tiểu thời gian hoàn thành các công việc hay cực tiểu các công việc trễ hạn.
Công tác lập kế hoạch điều độ sản xuất :Dự án lắp đặt hệ thống máy tính IEC.
Phòng kế hoạch và kỹ thuật của công ty lập kế hoạch và điều độ sản xuất theo ca kíp liên tục đối với bộ phận rắp ráp của công ty.
Doanh nghiệp quan tâm đến sự mua sắm thiết bị, lắp đặt và kiểm tra một hệ thống máy tính lớn. Dự án báo gồm một số các công việc riêng biệt, bao gồm sự định giá và chọn lựa phần cứng, phát triển phần mềm, tuyển dụng và huấn luyện nhân viên, kiểm tra hệ thống và gỡ lỗi hệ thống. Cần lưu ý là giữa các công việc tồn tại một mối quan hệ ưu tiên: một số công việc có thể bắt đầu đồng thời, trong khi đó một số khác chỉ có thể được bắt đầu sau khi một số công việc tiên quyết trước nó đã được hoàn thành. Mục tiêu đặt ra là hoàn thành toàn bộ dự án trong thời gian ngắn nhất, trong ngữ cảnh này kỹ thuật điều độ không chỉ cung cấp một quá trình chắt chẽ để quản lý dự án mà còn cung cấp một sự ước lượng tốt về thời gian hoàn thành dự án, tìm ra được các công việc tới hạn.
PHẦN V: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Đánh giá và nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp
Qua quá trình thực tế tại Nhà máy chè xuất khẩu Tân Cương – Thái Nguyên thuộc công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên, em đã có được những hiểu biết nhất định, những kiến thức cơ bản về các khâu quản trị trong nhà máy.
Tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty đã giúp cho em có nhiều thông tin bổ ích, có được sự nhìn nhận đầy đủ và hoàn thiện hơn về cách thức bố trí tổ chức quản lý, các phương pháp cần thiết để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của công ty.
Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên tuy mới được đổi mới nhưng đã không ngừng mở rộng và phát triển quy mô tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm quản lý và nhất trí cao trong công việc. Sự thành công này sẽ là tiền đề cho sự phát triển và đạt được vị trí vững chắc trong nền kinh tế thị trường, tạo được niềm tin của nhiều bạn hàng trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động và phát triển, Nhà máy cũng không thể tránh khỏi những hạn chế như:
* Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý còn đơn giản, tầm quản trị rộng trong khi chủng loại sản phẩm kinh doanh nhiều, thị trường rộng, khách hàng đa dạng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả làm việc.
* Về quản trị nhân lực: Chưa khuyến khích được tinh thần làm việc hết mình của nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng.
Cơ cấu lao động theo trình độ cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng còn nhỏ. Lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ lớn do đó ảnh hưởng đến việc đào tạo cán bộ nguồn cho nhà máy.
* Về công tác Marketing: Kênh phân phối chưa đa dạng.
* Về quản trị sản xuất cung ứng nguyên vật liệu: Tình trạng thất thoát, tổn thất nguyên vật liệu và thành phẩm vẫn xảy ra.
Những khó khăn
+ Cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng so với cả trong nước và nước ngoài. Trong nước đã có thêm nhiều cơ sở tư nhân sản xuất với giá rẻ rất hấp dẫn các nhà sản xuất vỏ bao. Do lãi vay ngân hàng lớn giá thành cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
+ Một số hạng mục nhất thiết phải đầu tu nâng cấp như hệ thống kiểm soát chất lượng, đầu tư xây dựng nhà xưởng mới sẽ làm tăng chi phí.
+ Công nợ của khách hàng đối với công ty còn cao, tỷ lệ nợ xấu chưa giảm, gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tài chính của cônng ty.
+ Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua.
Ngoài các chỉ tiêu trên ta thấy chỉ tiêu tài chính của nhà máy còn nhiều vấn đề. Nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của công ty. Đây là biểu hiện không tốt kèm theo sự sụt giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động dẫn đến sự giảm sút hiệu quả sản suất kinh doanh của công ty. Ngoài ra giá thành sản phẩm của công ty đã có chiều hướng gia tăng vì vậy công ty cần sớm đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Những thuận lợi
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý vững vàng giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, trẻ được đào tạo chính quy đáp ứng được nhiệm vụ.
Thị trường công ty rộng khắp lâu năm, hầu hết có mặt trên các tỉnh thành. Sản phẩm có uy tín chất lượng cao trên thị trường được nhà nước công nhận và cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
Bằng nhiều biện pháp tổ chức sản suất kinh doanh hợp lý tận dụng được năng lực máy móc thiết bị và con người, tiết kiệm tốt trong chi phí sản suất kinh doanh, tận dụng điều kiện tự nhiên và xã hội. Những năm qua công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hoạt động sản suất kinh doanh có lãi đời sống cán bộ công nhân viên chức được ổn định.
Đảm bảo an ninh chính trị trong Công ty, cá biệt vẫn còn CBCNV vi phạm vào các nội quy quy định của công ty, HĐQT công ty thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của đảng và nhà nước và điều lệ Công ty cổ phần cho người lao động.
Về công tác tiêu thụ sản phẩm - cung ứng vật tư thiết bị
Trong những năm vừa qua công ty có mức tăng trưởng cao và khá ổn định. Công ty đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tiêu thụ như: Điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo nguyên nhiên liệu, vật tư, phụ tùng bị kiện phục vụ cho SX ổn định, giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi nhất.
- Về công tác KH - điều hành sản xuất
+ Tình hình SXKD năm 2010 yêu cầu tiến độ cấp hàng của nhiều hợp đồng kinh tế và nhiều chủng loại sản phẩm, công tác KH và điều hành sản xuất đã xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất từng ngày, tuần, tháng trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết, tác nghiệp sản xuất hàng ngày cụ thể chính xác, kịp thời, đảm bảo cung cấp các mặt hàng đủ số lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ giao hàng cho các hợp đồng của khách hàng.
+ Kết hợp tốt khâu phối hợp điều hành từ phòng ban tới các phân xưởng, các buổi sáng hàng tuần tổ chức họp giao ban để chủ động bám sát, giải quyết nhanh gọn những vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất. Điều hành tác nghiệp kiên quyết do vậy đã hạn chế ách tắc trong SX, không trì trệ ở bất cứ khâu nào khi mệnh lệnh sản xuất đã được phát ra.
- Công tác quản lý thiết bị – kỹ thuật chất lượng
Công tác quản lý thiết bị:
Trong nhịp độ SX của Công ty sản lượng ngày càng tăng, trong khi thiết bị công nghệ phục vụ cho sản xuất đã đầu tư nhưng chưa đồng bộ, do vậy Công ty đã chỉ đạo các phòng chức năng chủ động tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình trạng thiết bị, bảo dưỡng định kỳ, phát hiện kịp thời hư hỏng để sửa chữa kịp thời phục vụ cho sản xuất được ổn định, hầu hết các thiết bị đều hoạt động đáp ứng cho sản xuất việc quản lý, bảo dưỡng thiết bị là yêu cầu cần thiết.
Công tác kỹ thuật chất lượng:
Duy trì thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, trước khi đưa vào sản xuất phải nghiên cứu điều chỉnh các bài phối liệu cho phù hợp,với tất cả các loại sản phẩm đã được kiểm tra chặt chẽ từ tất cả các khâu của dây chuyền công nghệ trong hoạt động sản xuất.
- Công tác quản lý tài chính
Do số hợp đồng được ký kết ngày càng nhiều, đầu tư xây dựng, sửa chữa phát triển nhanh. Nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, đầu tư và đời sống xã hội đòi hỏi rất lớn. Với vốn điều lệ của Công ty chỉ có hạn, công ty đã quay vòng vốn liên tục, thu hồi vốn nhanh, tổ chức thu hồi công nợ, bán hàng gắn với thu tiền, huy động vốn bằng vốn khấu hao xây dựng cơ bản, vay vốn của các cổ đông, hạn chế vay vốn ngân hàng... Để phục vụ cho SXKD và đầu tư xây dựng cơ bản. Đảm bảo tiền lương cho người lao động và chia cổ tức cho các cổ đông.
Thực hiện công tác quản lý tài chính đúng theo quy định của nhà nước và điều lệ công ty và chuẩn mực của ngành kế toán tài chính.
- Công tác tổ chức- chăm lo đời sống xã hội:
+ Sau khi công ty chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần Công ty ban hành các quy chế, quy định về công tác quản lý, sắp xếp lại tổ chức của một số bộ phận trong Công ty cho phù hợp với điều kiện thực tế SXKD và điều lệ của Công ty cổ phần.
+ Quan tâm đến công tác môi trường mặt bằng vệ sinh công nghiệp được duy trì thường xuyên, tổ chức huấn luyện và kiểm tra quy trình an toàn cho công nhân lao động trực tiếp.
+ Công ty tổ chức đi du lịch cho cán bộ công nhân viên trong công ty vào những ngày lễ tết trong năm.
- Công tác đoàn thể:
+ Phối hợp tham gia cùng chuyên môn tổ chức các phát động thi đua hoàn thành sản xuất tại các bộ phận sản xuất cũng bộ phận quản lý trong công ty, để hoàn thành kế hoạch đề ra.
+ Chăm lo cho các gia đình chính sách, gia đình CBCNV lao động gặp khó khăn, trong công ty giúp họ yên tâm sản xuất.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao để chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và ngày thành lập Công ty, tạo không khí vui vẻ cho CBCNV
Đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
*Về cơ cấu tổ chức: Sử dụng phân công công việc một cách có hiệu quả.
• Nâng cao công tác tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ:
- Công tác tổ chức sản xuất:
Phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong công ty nhất là các phòng quản lý lập kế hoạch sản xuất với các phân xưởng làm sao cho sản xuất luôn thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo và nâng cao hơn nữa uy tín của công ty.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Nhà máy nên có chính sách quản lý dự trữ tốt hơn để tránh việc tổn thất, thất thoát nguyên vật liệu cũng như thành phẩm.
Nguyên vật liệu là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu không chỉ dừng lại ở việc phát động phong trào sử dụng nguồn nguyên vật liệu hiệu quả trong công ty mà cần có những quy định cụ thể bắt buộc đối với người lao động, có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Việc xây dựng quy định, quy chế sử dụng nguyên vật liệu phải dựa vào điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị, các định mức kinh tế kỹ thuật của từng khâu sản xuất. Đảm bảo chất lượng nhưng tiết kiệm được tối đa nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Có chính sách tuyển dụng hợp lý để làm cho cơ cấu lao động dịch chuyển theo chiều hướng nâng cao về trình độ tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực.
Công ty cần hình thành nên một cơ cấu lao động tối ưu, phải đảm bảo đầy đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý sao cho cân đối với năng lực, nguyện vọng của mỗi người trên cơ sở toàn đội ngũ lao động.
Bên cạnh đó công ty cần phải xác định rõ mức lao động cụ thể cho từng công việc từng bậc thợ. Trên cơ sở định mức lao động công ty có thấy từng lao động có hiệu quả hay không để khuyến khích những lao động hoàn thành và vượt mức được giao, hạn chế những lao động không đạt định mức nhằm nâng cao năng suất lao động. Mặt khác công ty hiện đang mở rộng sản xuất do đó cần phải điều chỉnh lại cơ cấu lao động và sắp xếp lại lao động cho hợp lý. Cần thiết lập hệ thống thông tin nội bộ thu thập những ý kiến đóng góp phê bình của người lao động để qua đó có thể giải quyết kịp thời những mâu thuẫn phát sinh đó.
Giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm:
Hiện nay công ty đang áp dụng những biện pháp sau để hạ giá thành sản phẩm:
- Tập trung thu mua, khai thác thị trường trong nước, sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền để thay thế nhằm giảm chi phí sản xuất.
- Dự báo những vật tư kỹ thuật chiến lược để có kế hoạch chủ động nhập khẩu để phục vụ sản xuất kịp thời, thiết lập những nhà cung ứng tin cậy.
Về hoạt động marketing: Xây dựng thêm các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tế và tìm hiểu thực tế điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên và tập thể cán bộ công nhân viên công ty, đặc biệt là có sự hướng dẫn tận tình của cô Ngô Thị Hương Giang và sự chỉ bảo của cô chú ở phòng TCHC. Em đã hoàn thành đợt thực tế và nhận thức được một số yêu cầu và mục đích đề ra.
Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên là một đơn vị kinh tế hoạt động độc lập, nhiệm vụ của công ty là sản xuất các sản phầm thép kết cấu với mục đích tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên công ty, đóng góp nghĩa vụ đầy đủ cho nhà nước và thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi.
Từ những năm bắt đầu cổ phần hóa thì việc sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định, hàng năm có giá trị tổng sản lượng và doanh thu tương đối lớn, lợi nhuận cũng tăng tương đối, thu nhập của cán bộ công nhân viên đạt mức khá.
Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tế môn học của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn và em có thể làm tốt hơn trong bài khoá luận sắp tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập môn học tại Công ty CP Kết cấu thép Thái Nguyên( SV khoa Quản trị - LớpDNCN - ĐH Kinh tế thái nguyên).doc