Báo cáo Thực tập nhà máy dệt Nam Định

Quá tải có thể là do công suất đặt do máy không đủ nên gây ra sự quá tải thường xuyên ở mức độ nào đó. Trường hợp này máy bị quá tải trong thời gian dài thường gây ra sự phá huỷ cách điện an toàn điện từ trong ra ngoài. Ở phía ngoài do tản nhiệt tốt nên nên màu sắc cuộn dây vẫn tươi nhưng bên trong cách điện bị dòn, chuyển thành màu sẫm, lúc này các thông số về cơ, lý, hóa bị thay đổi theo xu hướng xấu đi. Để khắc phục sự cố này ta cần tính toán và giảm tải để MBA không làm việc trong tình trạng quá tải.

doc37 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5190 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhà máy dệt Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, vì thế công nghệ ngày càng cải tiến và phát triển phù hợp với xu thế thời đại. Trong đó, ngành điện tử và ngành tự động hóa phát triển cao với những vi mạch, vi xử lí, PLC được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra hàng loạt sản phẩm chất lượng cao đáp ứng ngày một tốt hơn cho người tiêu dùng. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên việc ứng dụng các ngành khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất cần thiết. Hiện nay, trong công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định, một số xưởng đã được ứng dụng tự động hóa nên đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng rất tốt, đã sử dụng một số thiết bị hiện đại của các nước như: Nhật Bản, Hồng Công, Nga…vào trong quá trình sản xuất. Với sự tận tình và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, trong suốt kỳ thực tập vừa qua, em đã lĩnh hội nhiều kiến thức về chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử và nền khoa học tiên tiến. Và cũng thật may mắn cho em là trong đợt thực tập này, đúng là lúc công ty vừa xây dựng một phân xưởng may lớn. Em đã được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Em đã thấy được sự khác nhau giữa thực tế và lí thuyết đã được học. Được làm quen với máy móc, trang thiết bị mới hiện đại, tiên tiến nhằm mở mang kiến thức nâng cao tay nghề, tích lũy cho mình các kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế của nghành điện tử và điện. Trong đợt thực tập vừa qua, cũng là dịp giúp em và các bạn được ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết cụ thể các bài toán thực tế trong nhà máy. Được rèn luyện tác phong công nghiệp của một người công nhân. Sau lần thực tập cuối khóa tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Định với hiểu biết còn hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo, thầy hướng dẫn Nguyễn Quốc Việt chỉ bảo cho em được hiểu biết hơn nữa để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2009 Sinh viên Nhật Kí Thực Tập Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi-Nam Đinh, dưới sự hướng dẫn tận tình của các bác, các chú và các anh các chị ở tổ điện. Em đã hoàn thành tốt đợt thực tập của mình, và công việc mà em đã được thực hiện trong thời gian thực tập ở công ty là: - Ngày mùng 5/3: học nội quy về an toàn điện của công ty - Ngày mùng 6/3: thăm quan quá trình hoạt động của toàn bộ nhà máy - Ngày mùng 7/3: sửa chữa đấu nối bóng đèn huỳnh quang, và bố trí điện thắp sáng cho hội trường - Ngày mùng 10/3- 11/3: sửa chữa máy bơm, và xem quá trình vận hành của các động cơ xưởng - Ngày 12/3: xem và sửa chữa bình nóng lạnh - Ngày 13/3: xem cách đấu nối và sửa chữa điện trong phân xưởng dệt - Ngày 16-17/3: tháo rỡ các thiết bị điện :điện thắp sáng, quạt , bàn là và các đường điện chạy trong phân xưởng may - Từ ngày 18/3 trở đi: lắp ráp toàn bộ mạng lưới điện cho phân xưởng may. Giới thiệu nội dung Phần 1:Giới thiệu về nhà máy Phần 2: Học về nội dung an toàn lao động Phần 3:Tìm hiểu về phòng ban Phần 4: Tóm tắt hệ thống điện cung cấp của nhà máy Phần 5: Tìm hiểu quá trình công nghệ của nhà máy. Phần 1: Giới thiệu về nhà máy Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi có trụ sở chính là: 115 đường Văn Cao- Thành Phố Nam Định- Tỉnh Nam Định. Công ty cổ phần Dêt Kim Thắng Lợi tiền thân là nhà máy Dệt Kim Thắng Lợi được nhà nước cho phép thành lập ngày 16/02/1971 theo Quyết định số 231/QĐUB của UBND tỉnh Nam Hà. Dịa điểm đầu tiên là ổ thị xã Phủ Lý. Mục đích thành lập của Nhà máy là để giải quyết chính sach hậu phương quân đội, thu hút các đồng chí thương bệnh binh đã hoàn thành nghĩa vụ trở về hậu phương, bộ đội chuyển ngành tiếp tục tham gia sản xuất xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Năm 1975 do yêu cầu nhà máy chuyển địa điểm về Thành Phố Nam Định . Sản phẩm sản xuất chính của nhà máy là áo lót dệt kim phục vụ cho bộ đội và nhân dân tiêu dùng. Do nhà xương lúc này chắp vá tạm bợ, các khâu sản xuất chưa hoàn chỉnh. Nên nhà máy đã huy động quỹ khuyến khích và phát triển sản xuất lắp đặt thêm dây truyên thiết bị kiêm có nấu tẩy để hoàn chỉnh công nghệ sản xuất. Tháng 5/1993 nhà máy đựoc đổi tên thành Công Ty Dệt Kim Thắng Lợi. Từ đây công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ngành dệt may cũng như trực tiếp xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty Dệt Kim Thắng Lợi đã mạnh dạn chuyển đổi cho phù hợp với thời kì mở của và hàng hoá công ty chuyển hướng mở rộng thị trường ra các nước như: Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc…Mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về vốn và tiêu thụ sản phẩm, máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu. Trình độ công nhân viên thấp kém, thị trường trong nước và Quốc tế bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt, thị trường xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề vì sự tan ra của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước những khó khăn đó, để tồn tại và phát triển công ty đã thực hiện hàng loạt các biện pháp tích cực như bố trí lại bộ máy quản lý cho gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh dcủa công ty. Mặt khác công ty được ngân hàng cho vay vốn với lãi xuất thấp đã đầu tư vào mua máy móc thiết bị mới hơn, hiện đại hơn của một số nước phát triển như máy dệt SINGER của Hàn Quốc, máy trần, máy xén, máy đính cúc thùa khuy của Nhật Bản… Năm 1991 Công ty huy động toàn bộ vốn tự có để mua thêm máy dêt cổ, dệt gấu để may các áo thể thao cao cấp. Năm 1992 Công ty được phép xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của maình sang thi trường EC và Đông Âu. Để có được sản phẩm chất lượng cao hơn nữa, Công ty đã quyết định đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, và đội ngũ lãnh đạo của Công ty. Do đó sản phẩm của công ty dần chiếm lĩnh được thị trường, và người tiêu dùng đã nhận thấy được sản phẩm của Công ty là tốt và phù hợp với điều kiện của mình. Đến 4/1999 trước những nhu cầu ngày càng cao của thị trường Công ty co nhu cầu vốn cao hơn để tao điều kiện nâng cao sản xuất, và có thể mua được nhiều máy móc hiên đai hơn. Ban lãnh đạo đã quyết định cổ phần hoá Công ty, và đổi tên thành Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng lợi. Ở giai đoạn này bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty được rút gọn cho phù hợp với tốc độ quay nhanh của thị trường. Đông thời cũng khuyến khích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá trong sản xuất do đó sản phẩm của công ty vẫn đạt chất lương tốt, giá thành hạ nên nên hợp với như cầu ngày càng trở nên thực tế hơn của thị trương hiện nay. Như vậy, hơn ba mươi năm qua công ty luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và nhà nước đã giao cho, luôn là lá cờ đầu của tỉnh Nam Định. Công ty làm ăn tốt đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao động, và đảm bảo nâng cao mức sống cho người lao động. Phần 2: Nội dung an toàn lao động, an toàn điện I. Nội quy an toàn lao động của công ty 1. Thời gian làm việc - Làm việc theo ca: + C1 : 6h – 14h + C2 : 14h – 22h + C3 :22h - 6h - Là những công nhân vận hành trông coi máy dệt để sản xuất ra sản phẩm - Làm theo tầm: từ 7h – 15h là những làm ở nhà máy may và phân xưởng dệt - Làm giờ hành chính sáng từ 7h – 11h, chiều 13h – 17h 2. Trật tự nơi làm việc - Nghiêm cấm sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá … vào công ty làm việc. - Trong giờ làm việc phải chấp hành một số cơ bản sau: + Nơi làm việc phải gọn gàng sạch sẽ, ngăn lắp + Không đưa người không có nhiệm vụ vào nơi làm việc + Không mang chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại vào công ty + Không uống bia rượu, đánh cờ bạc gây mất trật tự nơi làm việc II. Học An Toàn Điện Các nguyên nhân phát sinh tai nạn về điện, mức độ nguy hiểm và các biện pháp đề phòng 1.Các nguyên nhân: Điện có thể gay tai nạn cho con người theo 2 cách - Do Có dòng điện chạy trực tiếp qua cơ thể con người - Do phóng điện qua con người + Cách thứ nhất được thể hiện qua trường hợp sau: do trực tiếp chạm vào dây mang điện áp nguy hiểm. Do chạm vào bề mặt kim loại, thiết bị điện bình thường được cách điện nhưng 1 lý do nào đó cách điện bị hỏng khi cham vỏ. Do đứng trong vùng điện áp bước, đứt dây. + Cách thứ 2: được thực hiện qua các trường hợp sau: Do hồ quang điện sinh ra khi thao tác đóng cắt vận hành thiết bị điện sai quy định, sai quy trình hoặc do thiết bị đóng cắt, dây dẫn phụ tải bị chạm chập hoặc do đứng trong vùng điện áp cao khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách cho phép hoặc sét đánh. 2.Mức độ nguy hiểm a. Đối với mạng trung tính nối đất - Do điện qua người khi chạm phải 1 pha, dòng điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, để hạn chế dòng điện qua người khi bất ngờ xảy ra sự cố ta phải nâng cao các biện pháp an toàn điện như chân đi bằng giày dép cách điện, ủng cách điện, xỏ găng tay cách điện và sử dụng phòng hộ lao động. - Nếu chạm phải 2 pha dòng điện qua cơ thể gấp 1,7 lần so với 1 pha do vậy cực kì nguy hiểm tới tính mạng của con người. b. Mạng trung tính không nối đất - Chạm phải 2 pha mức độ nguy hiểm giống trường hợp trên - Chạm phải 1 pha thì có thể gây nguy hiểm cho con người do tất cả các chất cách điên không thể lý tưởng 3. Các biện pháp cơ bản về an toàn Trong công nghiệp dệt người ta đưa ra 6 biện pháp cơ bản về an toàn như sau: - Biện pháp cách ly - Dùng tín hiệu âm thanh, ánh sáng - Dùng các phương tiện bảo vệ dùng điện thế an toàn dưới 36V qua biến áp cách ly cho thiết bị cầm tay. - Nối đất bảo vệ. - Dùng khóa liên động. - Nó được bảo vệ. + Mạng trung tính nối đất: Khi xảy ra sự cố chạm vỏ dòng điện rất lớn( tùy theo công suất của động cơ). Nó sẽ làm nhảy Aptomat hoặc đứt cầu chì để loại động cơ sự cố ra khỏi dòng điện để không gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy việc lựa chọn thiết bị rất cần thiết và rất quan trọng. + Mạng trung tính không nối đất: Trong trường hợp sự cố không thể làm cho aptomat tác động. Do đó điện trở nối đất sẽ có tác dụng làm giảm điện áp trên cơ cơ thể con người tới mức độ an toàn nhất. - Các quy định về vận hành sửa chữa điện + Đối với thợ điện nhà máy dệt Chỉ những người được đào tạo qua trường lớp về điện từ 18 tháng trở lên có sức khỏe tốt không mắc các bệnh như thần kinh, huyết áp. Có xác nhận của cơ quan y tế và đã qua xác hạch kiểm tra an toàn đã được bố trí làm việc. - Tất cả mọi người phải tuân thủ các quy định sau: + Phải sử dụng đầy đủ phòng hộ lao động được cấp phát như quần áo, dầy dép bảo hộ lao động. + Khi cần phải sửa chữa một khu vực nào đó phải cắt điện, phải treo biển cấm đóng điện. Trường hợp cấp thiết phải nối đất lưu động. Khi làm xong công việc người treo biển phải tháo biển đóng cấp điện trở lại. + Khi vận hành hệ thống điện cần phải đúng quy trình thao tác để an toàn cho người và thiết bị. Khi cắt từ dưới lên khi đóng từ trên xướng. + Khi làm việc trên cao bắt buộc phải dùng dây an toàn, dây an toàn phải đảm bảo đã kiểm tra, kiểm định. + Khi sử dụng thang phải có 2 người. Nếu 1 người thì phải cố định thang. + Chỉ làm những công việc đã được phân công, khi làm việc xong phải dọn dẹp sạch sẽ. + Phải sử dụng đầy đủ dụng cụ cách điện như kìm cách điện, bút thử điện, tuavit. + Không được hút thuốc trong sản xuất, không sử dụng điện trong việc riêng tư, khi ra về phải đóng cắt điện. Không được trực tiếp nâng vật nặng quá 20kg trở lên. + Không được cởi trần, mặc quần đùi, áo may ô trong sản xuất. + Không được vi phạm tài sản vật tư của nhà máy. Phần 3: Tìm hiểu về phòng ban 3.1. Hệ thống tổ chức bộ máy ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH XÍ NGHIỆP MAY XÍ NGHIÊP DỆT PHÒNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban * Quyền han của các cổ đông Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của Công ty. Đại hội gồm: - Đại hội cổ đông thành lập Công ty - Đai hội cổ đông thường liên - Đại hội cổ đông bất thường Đại hội cổ đông do ban cổ phần hoá Công ty Dệt Kim Thắng Lợi triệu tập * Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị (HĐQT) - HĐQT là cơ quan cao nhất do đại hội cổ đông bầu ra - HĐQT có từ 5-7 thành viên do hội đồng cổ đông quyết định -HĐQT gồm có : 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch do các thành viên HĐQT bầu ra với đa số phiếu, thể thức bỏ phiếu kín * Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát - Ban kiểm soát của Công ty do Đại hội cổ đông của Công ty bầu ra và bãi miễn, số lượng thành viên 3 người. Kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty. Giám sát HĐQT và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ Công ty Giám sát việc quản lý tài sản hoàn trả vốn hoặc tài sản cho các chủ nợ, hoặc cổ đông khi giải thể phá sản hoặc nhượng lại. * Chức năng của Giám đốc - Giám đốc điều hành do HĐQT cử, bổ nhiệm .. - Giám đốc co thể là chủ tịch hoặc hội viên HĐQT của Công ty hoặc người ngoài Công ty. - Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo phép luật, điều lệ Công ty và nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của HĐQT. -Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty chịu trách nhiệm trước HĐQT, đại hội cổ đông, trước Pháp luật về các giao dịch, quan hệ trong điều hành hoạt động của Công ty. - Kí kết các văn bản báo cáo, hợp đồng, chứng từ..của Công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước HĐQT và đai hội cổ đông về nhưng sai phạm nghiệp vụ gây tổn thất cho Công ty. * Phòng tổ chức hành chính - Quản lý nhân sự toàn Công ty, bố trí sắp xếp cho phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thi hành các chế độ chính sách của Nhà nước ban hành và thực hiện công tác xét thưởng kỉ luật cho Công ty. - Cung cấp tài liệu và lưu trữ hồ sơ. - Phòng tổ chức quản lý tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự như đề bạt, tăng lương bố trí công việc. * Phòng sản xuất kinh doanh - Dựa vào hợp đồng đã soạn thảo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung, dài hạn cho Công ty. Từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, phù hợp với kế hoạch sản xuất của Công ty. - Hướng dẫnqu trình công nghệ, xây dựng định mức kỹ thuật, kinh tế theo dõi giám sát và áp dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, các sáng kiên cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất. - Trong phòng điều hành sản xuất cần có tổ cơ khí, nhiệm vụ là phục vụ toàn bộ sản xuất, sửa chữa máy móc theo yêu cầu, tổ chức đại tu, cung cấp ánh sáng cho sản xuất. - Tìm kiếm xây dựng hợp đồng. * Phòng tài chính kế toán - Quản lý toàn bộ số vốn của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan chức năng, lập kế hoạch tài chính cho quý, năm và lập chế độ báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. - Cung cấp các thông tin kinh tế về tài chính của Công ty để Giám đốc biết và giả quyết. - Thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ. - Lưu trữ toàn bộ chứng từ, sổ sách liên quan đến nghiệp vụ kinh tế của Công ty. - Xây dựng giá thành sản xuất. * Xí nghiệp dệt, xí nghiệp may + Xí nghiệp dệt: - Phân xưởng dệt: Sợi mua về và đưa vào dệt thành vải mộc, vải dệt ra từng cuộn co trọng lượng theo quy định của Công ty là 12-13 kg. Phân xưởng còn bố trí tổ mạng để kiểm tra lại vải, nếu có lỗi thi mạng lại… - Phân xưởng tẩy : Vải từ phân xưởng dệt được đưa sang và được thực hiện từng công đoạn theo quy trình. Vải mộc được tẩy hoặc in hoa sẽ trở thành vải thành phẩm. + Xí nghiệp Cắt may. Hàng ngày tổ cắt nhận được vải từ kho, vải được phân theo từng loại. Khi cắt song loại nào phải phân ra và để riêng ra từng loại. 3.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh, quy trình công nghệ - Mô hình sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất khép kín từ nguyên vật liệu đầu vào là sợi và sản phẩm đầu ra là sản phẩm quần áo dệt kim. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÍ NGHIỆP DỆT XÍ NGHIỆP MAY KHO THÀNH PHẨM NGUYÊN VẬT LIỆU TỔ ĐIỆN CƠ KHÍ Phần 4: Tóm tắt hệ thống điện cung cấp của nhà máy Hệ thống cung cấp điện Trạm 1 Trạm 2 Trạm 3 Phân xưởng dệt Phân xưởng may Nhà nén khí Phân xưởng tẩy Phân xưởng cắt Bảo vệ 35KW Biến áp trung gian 6KW * Trạm 1 cung cấp điện cho phân xưởng dệt gồm có 4 tủ - Tủ 1 cung cấp điên cho máy dệt loai nhỏ - Tủ 2 cung cấp điện cho máy dệt Singer loại 120 kim - Tủ 3 cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt của phân xưởng dệt - Tủ 4 cung cấp điện cho phòng mạng vải gồm có máy lộn vải, hệ thống chiếu sáng, và hệ thống quạt * Trạm 2 cung cấp điện cho phân xưởng tẩy và nhà nén khí - Nhà nén khí có một tủ điện cung cấp cho máy nén khí và chiếu sáng - Phân xưởng tẩy có 3 tủ + Tủ 1 cung cấp điện cho lò nhuộm và dây truyền giặt và vắt, hệ thống chiếu sáng + Tủ 2 cung cấp điên cho máy vắt và hệ thống chiếu sáng + Tủ 3 cung cấp điện cho máy xấy và máy lộn vải, hệ thống chiếu sáng * Trạm 3 cung cấp điện cho phân xưởng may, phân xưởng cắt và bảo vệ - Phân xưởng may có một tủ cung cấp điện cho dây truyền may, hệ thống chiếu sáng, bàn là, và hệ thống quạt - Phân xưởng cắt có 1 tủ cung cấp điên cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt - Phòng bảo vệ có một tủ I. Sự cố và xử lí sự cố hệ thống 35KV * Hệ thống đường dây 35KV đều dùng 2 loại bảo vệ - Bảo vệ khoảng cách có hướng đạt 3 cấp thời gian - Bảo vệ thứ tự không có hướng đạt 3 cấp thời gian - Khi bảo vệ đường dây tác động sẽ cắt hệ thống đường dây ra khỏi nguồn và phát tín hiệu đèn báo - Bảo vệ cho máy cắt 35KV dùng 2 loại bảo vệ là bảo vệ khoảng cách và bảo vệ thứ tự - Bảo vệ thanh góp 35KV là bảo vệ sự lệch an toàn thanh góp gồm 2 bộ phận bảo vệ cho 2 phân đoạn 35KV, bảo vệ dự bị đường dây và thanh góp 35KV. Bảo vệ sự cố đường dây - Hiện tượng các đồng hồ dao động mạnh - Kích thích các dụng cụ tác động - Có tín hiệu đèn báo, rơ le tác động - Đồng hồ dòng điện công suất có đường dây chỉ về 0 - Điện áp máy phát và đồng hồ tần số tăng cao - Có thể có hiện tượng tác động vào van an toàn * Xử lí sự cố - Phục hồi các tín hiệu đèn còi - Kiểm tra các tín hiệu tác động của đường dây, giữ ổn định các thông số của nhà máy, điều chỉnh tần số 50 Hz II. Sự cố và xử lí sự cố 6 KV - Bảo vệ kháng điện và thanh góp - Bảo vệ hơi của máy biến áp - Bảo vệ nguồn dự bị - Bảo vệ đóng nguồn dự bị 6 KV - Sự cố hiện tượng các đồng hồ của máy dao động mạnh kích thích tác động - Tín hiệu đèn báo nhấp nháy - Tín hiệu đèn báo chưa phục hồi - Đèn xanh máy cắt nhấp nháy, còi kêu - Đồng hồ công suất dòng chỉ về 0 - Sự cố phụ tải 6 KV máy cắt không cắt vuông góc sự cố trên thanh góp * Xử lí - Phục hồi các tín hiệu đèn, còi, chuông - Kiểm tra tình trạng tác động bảo vệ - Giữ ổn định thông số các máy - Kiểm tra tự động đóng cửa nguồn dự bị - Giảm công suất theo yêu cầu tuabin - Kiểm tra mức cách điện giữa các pha - Khi xử lí xong sự cố, đưa về hoạt động bình thường và theo dõi thêm III.Sự cố và xử lí sự cố 380 V - Bảo vệ - Bảo vệ phụ tải công suất nhỏ - Bảo vệ ngắn mạch (Cầu chì) - Bảo vệ chống quá tải cho động cơ (rơ le nhiệt). Trang bị khóa điện tử khi mất điện sẽ tự động rời khỏi hệ thống vận hành - Bảo vệ phụ tải công suất lớn - Thiết bị bảo vệ khởi động có đặt các bảo vệ cắt nhanh - Bảo vệ quá dòng dùng máy cắt có thời gian - Bảo vệ chống chạm đất 1 pha - Bảo vệ thanh góp, không có bảo vệ riêng mà dùng rơ le bảo vệ các nguồn cấp điện lên thanh góp để bảo vệ thanh góp - Máy biến áp công tác dùng bảo vệ thứ tự không đặt ở trung tính hạ áp để bảo vệ phần hạ áp và thanh góp - Bộ tự động đóng nguồn dự bị lấy nguồn từ trạm điện qua máy biến áp cung cấp dự phòng cho phân xưởng * Sự cố - Sự cố phụ tải 380V, áp tô mát không cắt - Nếu có điện áp lưới, việc phòng điện cho lưới trên đường dây phải có lệnh của cấp trên khi chưa nhận được lệnh thấy có điện lưới trên 172V thì được khôi phục bình thường - Khi chưa có lệnh của cấp trên nếu không có điện lưới thì cấm phóng điện theo đường dây - Hệ thống 35 KV có hệ thống dự phòng khi có sự cố hay tự sửa máy phát thì dùng nguồn dự phòng IV. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng, một số sự cố và cách khắc phục trong các máy biến áp 1. Sơ đồ mạch điện chiếu sáng Tính toán chọn thiết bị bảo vệ và công suất tiêu thụ của hệ thống chiếu sáng Sử dung phương pháp tính gần đúng - Chiếu sáng nhà kho độ rọi P0 = 7W/m2. => Công suất chiếu sáng là: Pcs= P0.S = 7x (50x20) =7000W Ta chọn bóng đền có công suất 40W có 36 bóng đèn và dùng bóng có đèn máng - Tính toán chọ càu chì Với Ucs =220V, Pcs =7000W => I =35A Vậy ta chọn dây cầu chì của mạng chiếu sáng có dòng tác động là 40A Chọn dây dẫn loại dây đôi có tiết diện 3mm2 Chọn cầu dao 2 pha có đế cách điện bằng sứ loại 40A 20m Sơ Đồ Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Phân Xưởng Dệt HÖ thèng cung cÊp ®iÖn Tr¹m 1 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 6 KV Tủ 1 Tủ 2 Tủ 3 Tủ 4 Hệ thống cung cấp điện của một phân xương dệt của công ty cổ phần Dệt kim Thắng Lợi- Nam Định, gồm có 4 tủ để sử dụng phân phối cho hệ thống máy dệt, hệ thống chiếu sáng, hệ thống quạt và hệ thống thông gió của phân xưởng. Tất cả các tủ điện đều được lấy từ nguồn trạm biến áp 1 Trong tủ điện gồm có: * Tủ 1 gồm có 6 áptômát : cung cấp điện cho hệ thống máy dệt loại nhỏ từ P1 đến P24. * Tủ 2 gồm có 4 áptômát: cung cấp điện cho máy dệt Singer loaị 120 kim từ P25 đến P41 * Tủ 3 gồm có 4 áptômát: - Áptômát 1-2 làm nhiệm cụ cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt của máy dệt kim loại nhỏ - Áptômát 3-4 làm nhiệm vụ cung điện cho hệ thống chiếu sáng và hệ thống quạt thông gió của máy dệt kim loại Singer * Tủ 4 gồm có 6 áptômát cung cấp điện cho hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống quạt làm mát, hệ thông quạt thông gió, và hệ thống máy lộn vải. 2. Các sự cố trong máy biến áp công suất nhỏ và cách khắc phục a. Máy bị quá nhiệt do quá tải Quá tải có thể là do công suất đặt do máy không đủ nên gây ra sự quá tải thường xuyên ở mức độ nào đó. Trường hợp này máy bị quá tải trong thời gian dài thường gây ra sự phá huỷ cách điện an toàn điện từ trong ra ngoài. Ở phía ngoài do tản nhiệt tốt nên nên màu sắc cuộn dây vẫn tươi nhưng bên trong cách điện bị dòn, chuyển thành màu sẫm, lúc này các thông số về cơ, lý, hóa bị thay đổi theo xu hướng xấu đi. Để khắc phục sự cố này ta cần tính toán và giảm tải để MBA không làm việc trong tình trạng quá tải. b. Máy quá nhiệt do nhiệt độ môi trường quá cao Nhiệt độ môi trương quá cao có thể do máy đặt ở nơi quá kín, điều kiện thông gió kém cần tiến hành đo nhiệt độ của khu vực MBA một khoảng 10- 20 cm. Nếu nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ môi trường 4 -5o C thì cần phải có biện pháp thông gió. Trong trường hợp cần thiết có thể đặt quạt thông gió cưỡng bức. c. Tiếng kêu không bình thường - Xà ép gông bị lỏng : trường hợp này do sơ suất của nhà chế tạo, sửa chữa và quá trình làm việc của máy bị rung do êcu bắt xà ép gông bị lỏng ra. Tiếng kêu trong trường hợp này không đều thỉnh thoảng xen lẫn âm thanh có tần số cao. Xiết lại các bulông ép đến trị số lực quy định. - Các mối ghép giữa trụ và gông bị hở quá mức do lỗi của nhà sản xuất hoặc trong lần sửa chữa khác làm không cẩn thận. Trong trường hợp này cung xảy ra với các biến áp mà lõi thép được ép rời gông và trụ. Khe hở nói trên có thể là do khâu cắt tôn, có thể do gông ép không chính xác. d. Điện áp đặt vào máy biến áp tăng quá mức Khi điên áp tăng quá mức mạch từ bão hoà, từ thông tăng mạnh gây tiếng kêu có tần số thấp và giảm nhanh khi ta giảm điên áp. Trường hợp này ta cần giảm điện áp làm việc cho máy. 3. Các dạng sự cố trong máy điện quay và cách khắc phục a. Sự phát tia lửa điện dưới chổi than. Chổi than dùng để dẫn điện từ stato sang roto, hay ngược lại thông qua vành góp hay vành trượt cụm chổi than vanh góp có mặt trong tất cả các loại máy điện mọt chiều hay xoay chiều co cổ góp. Chức năng của chúng trong mỗi máy có thể khác nhau, nhưng các hiện tương điện từ trong chúng khác nhau không nhiều vì vậy ta có thể có một cách hiểu biết nhìn nhận và khắc phục sự cố là như nhau. b. Chổi than đánh tia lửa mạnh Máy phát được kích từ kém, động cơ rất khó khởi động, khi làm việc với tốc độ không ổn định dây quấn phần ứng bị đốt nóng cục bộ. Nguyên nhân có thể do chập một vài phiến góp do không tách ra hết khi hàn dây quấn vào cổ góp. Cần quan sát kĩ trên các phiến góp và những chỗ dây quán bắt đầu đi vào phiến góp để tìm chỗ chập nối và tách ra. c. Máy bắt đầu phát tia lửa điên khi mang tải - Bình thường khi không có tải dưới chổi than không có tia lửa điện. Khi bắt đầu mang tải máy bắt đầu phát tia lửa điện, tải càng lớn thì tia lửa điện càng mạnh, đến quá mức cho phép. - Chổi than giá chổi than đặt không đúng chỗ, kiểm tra lại vị trí chổi than d. Có một chổi than đánh lửa mạnh hơn các chổi than khác - Có thể kẹt chổi, khoảng cách từ hộp chổi đến mặt cổ góp quá lớn lò xo chổi đó bị yếu. - Một cực từ phụ bị chập vòng dây hoặc một cực từ phụ bị ngắn mạch, mất tác dụng bù từ trường. Kiểm tra tìm sự cố trong cuộn cực từ phụ gần chổi than đánh lửa. e. Chổi than đánh lửa mạnh, tiếng ồn mạnh khác thường Toàn máy bị rung lên, trên bề mặt phiến góp có nhiều vết phóng điện. Cổ góp không tròn hoặc không phẳng, cổ góp mài mòn không đều giữa các phiến góp có sự phóng điện do cách điện hỏng hoặc muội than kẹt giữa các phiến góp. Nếu các hiện tượng trên không hết và chỉ đánh lửa khi cổ góp nóng thì nó là hiện tượng do cổ góp đã bị biến dạng dư mát ổn định cần thay đổi cổ góp mới. f. Chổi than đánh lửa tạo thành một vành lửa trên bề mặt cổ góp Chổi than không đúng vị trí, thứ tự cực tính của cực từ chính và phụ không đúng. Ngắn mạch trong mạch ngoài. Hãy kiểm tra vị trí chổi than, cực tính cắt cực từ mạch ngoài. g. Dây quấn bị nóng quá mức cho phép nhưng không đều, ngoài ra không có hiện tượng nào bất bình thường khác , máy bị quá tải. Cần giảm hoặc tăng cường làm mát hoặc phải thay máy khác. Đem máy làm việc ngắn hạn hoặc ngắn hạn lặp lại làm việc trong chế độ dài hạn. Máy bị hỏng quạt thông gió hoặc đường gió làm mát bị tắc hoặc diện tích làm mát bị phủ một lớp cách nhiệt. Hiện tượng này thường xảy ra với các động cơ làm việc trong nhà máy sợi hoặc nhà máy gỗ… có nhiều sợi và bột bán bên ngoài vỏ máy. Kiểm tra quạt thông gió và đường gió làm mát. h. Dây quấn rôto bị quá nhiệt. Rôto máy điện một chiều bị nóng dẫn đến dòng tải tăng điện áp nguồn bình thường. Rất có thể do máy điện một chiều này không phải loại kích từ hỗn hợp nên khi tải tăng dẫn đến tốc độ cũng tăng, máy càng bị quá tải. i. Dây quấn phần ứng máy điện xoay chiều bi nóng cục bộ V. Một số sơ đồ mạch điện cụ thể 1. Sơ đồ tủ điện nhỏ điều khiển cho một máy - Sơ đồ động lực: Sơ đồ mạch điện động lực gồm KT là tiếp điểm mở thuận, KN là tiếp điểm mở ngược, cầu chì CC bảo vệ ngắn mạch, áptomát bảo vệ quá tải và dùng để đóng cắt. Đ/c Áptômát Cầu chì KT KN 2. Sơ đồ động lực quạt thông gió * Nguyên lí: Ấn cầu dao CD ở mạch động lực, ấn nút ấn thường mở MT khi đó khởi động từ K có điện đóng tiếp điểm duy trì K ở mạch điều khiển lại, đồng thời đóng tiếp điểm KT ở mạch động lực lại và động cơ được khởi động. Đồng thời vòi phun nước bắt đầu hoạt động, quạt gió thổi vào phân xưởng qua các đường ống dẫn đã được định trước. 3. Sơ đồ mạch điên của máy điện quay a. Đặc điểm về trang bị điện * Trang bị điện ở máy điện quay - Động cơ điện không đồng bộ ba pha D1 kiểu A051 công suất 4,5KW, tốc độ 1450 vòng/phút để quay trục chính đặt ở phía tría của trục máy. - Động cơ bơm nước kiểu D2 công suất 0,125KW tốc độ 2800 vòng/phút để bơm nước làm mát. - Những máy kiểu cũ còn có thêm động cơ D3 bơm dầu bôi trơn máy, công suất 0,1KW, tốc độ 2800 vòng/phút. - Mạh điện điều khiển bao gồm các thiết bị sau: + Rơle điện áp Ru + Khởi động từ quay trái, quay phải 1K, 2K + Khởi động từ cho bơm dầu 3K + Biến áp đèn soi TP b. Nguyên lý làm việc - Chuẩn bị cho máy làm việc + Đóng công tác AT điện từ nguồn sẽ được đưa vào các má trên của khởi động từ, hệ thống điều khiển và biến áp an toàn. Để tay gạt ở vị trí giữa ( điểm 0) tiếp điểm 1-2 sẽ kín, rơle điện áp Ru sẽ hoạt động ( mạch 1-Ru có điện ) tiếp điểm Ru đóng lại để tự khoá. + Do mỗi khi mất điện lưới, nếu nguời thợ quên không đưa tay gạt về vị trí giữa ( điểm 0) lúc đó có điện trở lại, máy cũng tự động chạy để đảm bảo an toàn. + Những máy có bơm dầu riêng thì lúc này khởi động từ 3K của bơm dầu sẽ hút đóng điện cho động cơ bơm dầu và đóng tiếp điểm 4-3 A3 để chuẩn bị cho mạch điều khiển động cơ truyền động chính. Nếu muốn chạy bơm nước chỉ việc bật công tắc CT. - Quay phải: kéo tay gạt lên phía trên, tiếp điểm 3-4 đóng đông cơ bơm dầu vẫn hoạt động bình thường nhờ tiếp điểm Ru vẫn chưa đóng. Khởi động từ 1H co điện ( mạch 3-4-1K-2K-RN-3K ) đóng điện cho động cơ chính quay phải, tiếp điểm 1K của nó mở ra đề phòng 2K của nó khỏi tác động nhầm. - Ngừng máy: kéo tay gạt về vị trí giữa 0, tiếp điểm 3-4 sẽ mở ra, khởi động từ 1K mất điện nhả ra nên động cơ D1 ngừng lại, động cơ bơm dầu vẫn hoạt động vì 7-8 vẫn đóng - Quay trái: kéo tay gạt xuống phía dưới, tiếp điểm 5-6 kín khởi động từ 2K có điện, các tiếp điểm của khởi động từ đảo trạng thái động cơ trục chính sẽ quay trái vì ở mạch động lực thứ tự của 2 pha cũng đảo ngược nhau. 4. Sơ đồ động lực của hệ thống nén khí 1 2 3 4 5 6 7 AT CD AT - Áptomát từ 1 đến 5 đóng cắt hệ thống nén khí - Áptomát 6 điều khiển đóng cắt hệ thống đèn - Áptomát 7 điều khiển hệ thống chiết ẩm cho hệ thống nén khí Sơ đồ khối hệ thống nén khí 5. Hệ thống điều khiển đông cơ không đông bộ ba pha hai chiều quay dung nút ấn đơn * Một số kí hiệu - CC : là cầu chì bảo vệ quá tải - CD : cầu dao đóng cắt điện - KT : khởi động từ thuận - KN : khởi động từ ngược - RN : rơle thời gian - MT : nút nhấn thuận - MN : nút nhấn ngược Đ/C RN KN KT CD CC 3 pha CC D MT KN KT KN KT MN RN KN KT 3 Pha * Nguyên lý hoạt động Khi đóng cầu dao sẽ có dòng điện cấp cho động cơ. Ta nhấn nút nhấn MT sẽ có dòng điện chạy qua tiếp điểm KN và cấp cho khởi động từ thuận KT, và dòng điện qua role trung gian.Dòng điện này được duy trì nhờ tiếp điểm KT, nếu không có tiếp điểm nay khi ta nhấn và bỏ tay ra thì cũng không còn điện áp duy trì cho đông cơ hoạt động. Nếu muốn động cơ quay ngược lại ta nhấn nút MN lúc này sẽ có điện áp qua khởi động từ KN đồng thời lúc này tiếp điểm KN sẽ mở ra và ngắt điện cấp cho khởi động từ quay thuận KT, và khởi động từ quay ngược được duy trì nhờ tiếp điểm KN. VI. Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa một số khí cụ điện 1. Công tắc hành trình Công tắc hành trình và công tắc điểm cuối dùng để đóng ngắt, chuyển đổi mạch điện điều khiển trong các mạch điện điều khiển, trong các chuyển động điện tự động theo tín hiệu hành trình, ở các cơ cấu chuyển động cơ khí nhằm tụư động điều khiển hành trình làm việc hay tự động ngắt điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn. Tuỳ theo cấu tạo công tắc hành trình và công tắc điểm cuối có thể chia thành: kiểu ấn, kiểu đòn, kiểu trụ và kiểu quay. Các công tắc hành trình trên nguyên tắc cơ khí và việc đóng cắt thông qua tiếp điểm. Để tránh sự va đập cơ khí làm hỏng các kết cấu máy và gây tiếng ồn. Hiện nay người ta thương dùng các công tắc hành trình không tiếp xúc dựa trên nguyên lý cảm ứng, quang điện, cáp quang, điện dung… 2. Nút nhấn - Nút nhấn còn gọi là nút bấm, là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa các thiết bị điện từ khác nhau, chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu, liên động bảo vệ…ở mạch điều khiển điện áp một chiều điện áp đến 440Vvà mạch xoay chiều đến 5000V tần số 50,60 Hz - Nút ấn thường dùng để khởi động, dừng, và đảo chiều quay động cơ bằng cách đóng ngắt các cuộn dây hút của các công tắc tơ, khởi động từ mắc ở mạch động lực của động cơ. 3. Những hư hỏng thường gặp trong các khí cụ điện - Cháy xém ở đầu ra hoặc đầu vào mạch cực - Cháy rỗ tiếp điểm do hồ quang - Cách điện đánh thủng hoặc bị rò - Công tắc tơ bị kêu - Áptomát không đóng được hoặc đóng được nhưng nhảy ngay - Độ tin cậy của rơle bị giảm - Tủ điều khiển hoặc phân phối bị cháy do chập 4. Kiểm tra hư hỏng - Việc kiểm tra hư hỏng của từng thiết bị tự động và điều khiển nhờ mạch dò, theo sơ đồ dã được kiểm tra trước. Trước khi kiểm tra cần phải tháo cáp liên hệ với bên ngoài và để hở mạch những liên hệ bên trong bảng mà có thể tạo thành mạch vòng với đèn thử, sơ đồ lắp phải chính xác. - khi kiểm tra lắp phải chú ý đến vị trí của khối tiếp điểm của thiết bị, tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở của rơle. Vị trí các tiếp điểm phải tương ứng với sơ đồ ở tình trạng không có điện của thiết bị hoặc rơle. Khi tiếp điểm làm việc tương ứng, các tiếp điểm phải chuyển mạch. - Sau khi kiểm tra việc lắp, phải đo điện trở cách điện các phần dẫn điện với mát, và giữa các mạch điều khiển, tín hiệu, đo lường và bảo vệ. Khi kiểm tra lắp ráp nếu trấy chỗ nào chưa đúng nhưng vẫn trong phạm vi chô phép so với thiết kế thì cung cần ghi vào sơ đồ lắp 5. Bảo dưỡng áptomát - Kiểm tra làm sạch tiếp điểm chính, hộp dập hồ quang - Kiểm tra làm sạch các chi tiết cách điện bằng giẻ tẩm xăng và bằng giẻ khô, không nên dùng các vật cứng để làm sạch - Kiểm tra làm sạch các tiếp điểm phụ và tiếp điểm điều khiển ( nếu có) - Kiểm tra làm sạch mạch điều khiển, mạch tín hiệu và mạch tự động - Kiểm tra làm sạch, siết chặt các pulông của đường dây dẫn điện đến các sứ băng cơlê thích hợp tránh dùng kìm vặn - Thử đóng áptomát bằng hệ thống mạch tự động hay bằng nút bấm điều khiển ở khoảng cách. - Kiểm tra và làm sạch cơ cấu đóng lắp lại tự động, đồng thời kiểm tra khoảng thời gian giữa lúc mở và đóng lại - Kiểm tra hành trình tiếp điểm động, kiểm tra bộ phận truyền động và kiểm tra áp lực lò xo. Phần 5. Tìm Hiểu Quá Trình Công Nghệ Của Nhà Máy Động cơ trong dây truyền sản xuất hầu hết là động cơ không đồng bộ ba pha với nhiều loại công suất khác nhau tuỳ theo yêu cầu công nghệ. Hệ thống truyền động cơ được điều khiển bởi hệ thống truyền phản hồi và phức tạp hơn nhờ các linh kiện điện tử, bán dẫn qua khởi động từ rơle nhiệt khởi động động cơ. Mặt khác để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha rất thông dụng : Từ công thức n =60f/p Trong đó : n :là số vòng quay của động cơ f: là tần số p: số cực đôi của động cơ Muốn n thay đổi ta thay đổi p hoặc f mà mỗi động cơ có số cực đôi không đổi vì vậy chỉ thay đổi tần số, bằng cách sử dụng biến áp tần. Phương pháp này có sự ổn định rất cao cho hệ thống chuyển động, hơn nữa phương pháp này còn đạt dược nhiều các thông số bảo vệ như: dòng điện khởi động, điện áp, gia tốc, thời gian… chính vì vậy đây là phương pháp điều khiển động cơ rất an toàn đối với những động cơ có công suất lớn. 1 . Tìm hiểu về tự động hóa với PLC Tự động hóa là quá trình công nghệ, là một thành tựu khoa học, là ngôn ngữ PLC. Dây chuyền sản xuất được thiết lập tự động hóa hoàn toàn với chương trình có sẵn của PLC. Với công nghệ tự động hóa ngày nay, người ta đã bỏ bớt đi rất nhiều chi phí không cần thiết và nhân công lao động. Trước kia, một bộ PLC giá rất đắt, khả năng hoạt động bị hạn chế và quy trình rất phức tạp. Vì những lí do đó mà nó chỉ được dùng cho các nhà máy và thiết bị đặc biệt, có sự thay đổi thiết kế cần phải tiến hành ngay cả trong giai đoạn lập bảng nhiệm vụ và luận chứng. Gần đây, do giá thành giảm liên tục, kèm theo khả năng lập trinh của PLC, dẫn đến kết quả là sự phát triển rộng rãi của việc áp dụng kỹ thuật của PLC. Bây giờ nó đã thích nghi cho 1 phạm vi rộng các loại thiết bị và máy móc. Các bộ PLC đơn khối có 24 kênh đầu vào và 16 kênh đầu ra là thiết bị với những máy tiêu chuẩn đơn hệ thống ra tải bỏ tải và những trang thiết bị liên hợp. Xử lý tư liệu tự động là không cần thiết phải dùng PLC. Hơn nữa các biểu đồ mạch tiêu chuẩn đã đủ cho việc xử lý tư liệu. Sự hấp dẫn của thị trường PLC đã khẳng định cho những đơn giản nói trên là vì nó có độ tin cậy cao loại bỏ được nhu cầu nối dây, ghép các rơ le vào các bộ thời gian. Những bộ PLC với nhiều khả năng ứng dụng và lựa chọn được dùng cho những nhiệm vụ phức tạp hơn, cho nên người ta mong muốn có một loại PLC có thể được lập trình qua 1 panen kích cỡ chung và dùng 1 quy trình lập trình chung. Minh họa dưới đây cho thấy nhu cầu điều khiển điện tử và phạm vi điều khiển các loại máy móc thiết bị. a. Sơ đồ mạch máy hệ thống PLC: b. Sơ đồ cầu thang máy * Đang chạy xuôi đảo chiều ngược luôn Stop1 Stop2 Cánh cửa trên Cánh cửa dưới 1 1 2 2 ĐN ĐT ĐN ĐT ĐN Tự ngắt 4 công tắc phía trên Tự ngắt phía dưới(1 công tắc) 36V * Tắt mới đảo chiều được Stop1 Stop2 Cánh cửa trên Cánh cửa dưới ĐN ĐT ĐN ĐT ĐN Tự ngắt 4 công tắc phía trên Tự ngắt phía dưới(1 công tắc) 36V 2 . Hệ thống tự động khống chế nhiệt độ Sơ đồ : * Nguyên tắc hoạt động - Hoạt động này dùng hai transistor BSY51 và BSY52 để điều khiển T1, T2 đóng mở điện vào điện trở Rt cản lò sấy . - Mạch có thể đạt độ chính xác điều chỉnh nhiệt độ là ± 10C ở các thiết bị nhiệt độ làm việc đến 600 C. Transistor Q1 và Q2 cung với các điện trở R0; R1; R2; R3; R4 tạo thành một mạch cầu cân bằng, trong đó điện trở R0 là nhiệt điện trở ( cảm biến) được lắp vào chỗ vcần điều khiển nhiệt độ và một nhánh cầu diốt D1 và tụ C1 để cấp nguồn cho cầu cân bằng. - Khi nhiệt độ còn nguội chưa đạt đến giá trị chỉnh định thì cầu vẫn cân bằng và Q1 và Q2 chưa mở. - Ở nửa chu kì dương của U nguồn, tụ C2 chưa nạp qua R6- C2  - cực G của T1 nên nó dẫn và có dòng điện qua tải Rt. Lúc T1 dẫn thì C3 được nạp ( đường nạp D3 - R5- C3 –T1) sang nửa chu kì âm, T1 khoá T2 lại dẫn ( do tụ C3 phóng qua R6 – cực G của T2 nên nó mở) vậy cả hai nửa chu kỳ đều có dòng điện qua tải Rt của lò điện - Khi nhiệt độ đạt đến giá trị chỉnh định thì cầu mất cân bằng làm Q1 và Q2 mở. T1 bị mất xung điều khiển ( tụ C2 được nạp qua đường C7 – C2 – Q2) sẽ đóng lại và tự động cắt điện vào điện trở sinh nhiệt R1 ( lúc này T2 cũng không có xung điều khiển vì C3 không nạp và cũng đứng lại ở chu kì sau. Lời Kết Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi- Nam Định, em đã được tiếp xúc và tìm hiểu về các trang thiết bị, máy móc hiện đại với hệ thống tự động hoá và PLC. Tự động hoá và PLC đã và đang đi sâu vào vào trong các lĩnh vực của cuộc sống và quá trình sản xuất. Các ứng dụng của PLC vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều, nó đã làm tăng về số lượng sản phẩm. Trong quá trình thực tập tai công ty cùng với sự hăng say, tìm tòi, sáng tạo của bản thân. Kết hợp với sự hướng dẫn tận tình của các bác, các chú và các anh chị ở xưởng điện của công ty dã củng cố thêm kiến thức cho em, và cho em có thêm kiến thức về ngành điện tử và điện tự động hoá công nghiệp. Công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi –Nam Định với các trang thiết bị được nhập từ các nước phát triển có nền kkhoa học kỹ thuật cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công…với dây truyền công nghệ hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng. Qua đợt thực tập ở công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi- Nam Định em đã hiểu biết thêm về nền khoa học tiên tiến trên thế giới và khoa học nước nhà. Kiến thức là vô tận, bao la như biển cả mà sự hiểu biết của em thì lại rất nhỏ bé nên được học tập và rèn luyện kỹ năng kiến thức là một quá trình lâu dài. Với kiến thức học ở trường và quá tình thực tập ở công ty, cung với sự hướng dẫn của các bác các chú và các anh chị trong xưởng điện đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Song kiến thức còn hạn chế kinh nghiệm thực tế chưa có nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo, cùng với các bác các chú và anh chị ở xưởng điện của công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi –Nam Định để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các bác, các chú và anh chị trong xưởng điện của công ty cổ phần Dệt Kim Thắng Lợi- Nam Định, đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! Nhận xét của Công ty ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Nhận xét của Giáo Viên ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyenThiDuyen.doc
  • docLE SY THANH VINATEX.doc
  • docTrinhThanhCong.doc