Báo cáo Thực tập nhận thức Công việc tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội (MB) - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

 Nhìn nhận lại kiến thức đã học và áp dụng nó vào công việc nhằm thấy được mối quan hệ giữa việc học lý thuyết và áp dụng thực tế: Trong quá trình làm việc, tôi thấy nghiệp vụ của Ngân hàng Quân Đội nói riêng (ví dụ như lập báo cáo đề xuất tín dụng cá nhân, cập nhật hệ thống T24, đánh giá khả năng tài chính cá nhân,vv) và hệ thống Ngân hàng nói chung rất đa dạng nên kiến thức được học trong trường chưa thật sự đáp ứng được trong công việc.  Chủ động trao đổi với nhân viên tại nơi thực tập nhằm học hỏi, tiếp thu phong cách làm việc của họ: Với thời gian thực tập gần hai tháng, tôi chưa thể tiếp thu được hoàn toàn phong cách làm việc của các anh/chị trong phòng, đặc biệt phòng tín dụng cá nhân, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, năng động và xử lý tình huống nhanh, hiệu quả. Bởi lẽ muốn tiếp nhận có chọn lọc và tạo thói quen cho mình cần một khoảng thời gian dài

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10926 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức Công việc tín dụng cá nhân tại ngân hàng quân đội (MB) - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.............................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. Ký tên Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang iii TRÍCH YẾU Sau hai năm được tiếp thu những kiến thức đại cương và một số lý thuyết về chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng từ nhà trường, tôi có cơ hội được thực tập để tiếp xúc và hiểu hơn về môi trường làm việc thực tế. Mục đích của việc thực tập giúp tôi được cọ xát với công việc, nghiệp vụ thực tế của Ngân hàng, và áp dụng những kiến thức đã học được vào công việc. Đồng thời, cũng giúp tôi khám phá ra bản thân mình còn thiếu sót kiến thức, kỹ năng nào để lên kế hoạch khắc phục nhược điểm đó và trau dồi thêm những ưu điểm để phục vụ cho công việc sau này. Bên cạnh việc chủ động tìm hiểu thông tin công việc, tôi được các anh chị nhân viên trong phòng ban nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập nhận thức để đạt được kết quả như mong đợi. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang iv MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ...................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................................... ii TRÍCH YẾU ................................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................ 2 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội .......................................... 2 1.1. Thông tin cơ bản về Ngân hàng .................................................................................... 2 1.2. Quá trình thành lập và phát triển ................................................................................... 3 1.3. Vị thế của Ngân hàng .................................................................................................... 4 1.4. Thị trường hoạt động ..................................................................................................... 6 1.5. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ............................................. 7 2. Giới thiệu về NHTMCP Quân đội chi nhánh Hồ Chí Minh ................................................. 8 2.1. Quá trình thành lập và phát triển ................................................................................... 8 2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MB chi nhánh Hồ Chí Minh ....................................... 9 PHẦN II: CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẬP ............................................................................... 13 1. Nhập dữ liệu về chi phí của đại lý do cá nhân làm chủ ...................................................... 13 2. Xem xét lịch sử, quan hệ tín dụng của khách hàng cá nhân ............................................... 14 3. Nhập thông tin khách hàng vào Đề xuất phương án vay .................................................... 16 5. Lập danh sách khách hàng nhận quà dịp Tết 2013 ............................................................. 18 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang v 6. Nhập số liệu của doanh nghiệp vào hồ sơ lưu trữ của Ngân hàng ..................................... 19 7. Cập nhật cơ sở dữ liệu Khách hàng .................................................................................... 20 8. Cập nhật Báo cáo đề xuất Bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp ................................... 21 9. Các công việc khác ............................................................................................................. 22 PHẦN III: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP .......................................................... 25 1. Nhận xét chung ................................................................................................................... 25 2. Kinh nghiệm đúc kết từ quá trình thực tập ......................................................................... 26 3. Kỹ năng đạt được ................................................................................................................ 26 4. Kế hoạch sau khi thực tập ................................................................................................... 27 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. ix PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ x Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang vi DANH MỤC HÌNH ẢNH - BẢNG BIỂU Hình 1: Tăng trưởng tín dụng 9T2012 của một số NH Hình 2: Mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong 9T/2012 Hình 3: Tỷ lệ nợ xấu của một số NH Hình 4: Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh TP HCM Hình 5: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng MB chi nhánh Hồ Chí Minh Hình 6: Giao diện trang thông tin tín dụng (CIC) Hình 7: Bản báo cáo chi tiết về khách hàng vay thế nhân CIC cung cấp Hình 8: Bảng CĐKT trong form mẫu Xếp hạng tín dụng nội bộ – KH doanh nghiệp Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh TP HCM Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng Thương mại TMCP: Thương mại cổ phần NH: Ngân hàng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HCM: Hồ Chí Minh TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh HĐQT: Hội đồng quản trị BCĐKT: Bảng cân đối kế toán CN: Chi nhánh GĐ CN: Giám đốc chi nhánh KHCN: Khách hàng cá nhân KHDN: Khách hàng doanh nghiệp CMND: Chứng minh nhân dân TCTD: Tổ chức tín dụng Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang viii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn những người đã giúp tôi hoàn thành tốt bản báo cáo cũng như công việc thực tập nhận thức tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) – Chi nhánh TP HCM. Lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn gửi tới trường Đại học Hoa Sen, nơi tôi được học những kiến thức đại cương và chuyên ngành của mình. Ngoài ra, tôi còn được trường và các thầy cô giảng dạy tạo điều kiện và hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) – Chi nhánh TP HCM đã tiếp nhận và hỗ trợ tôi trong quá trình thực tập tại đây. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Tô Thị Tú Trang – giáo viên trực tiếp hướng dẫn và toàn thể anh chị phòng Khách hàng cá nhân đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình trong toàn bộ quá trình thực tập. Trong suốt thời gian thực hiện thực tập và làm báo cáo không tránh khỏi xảy ra sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của mọi người để báo cáo được hoàn thiện hơn. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ những kiến thức đại cương được giảng dạy tại trường, tôi và các bạn sinh viên cùng trang lứa có được những kiến thức mang tính lý thuyết và ít tính ứng dụng. Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế, trường Đại học Hoa Sen tạo cơ hội cho chúng tôi được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp để áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học từ ghế nhà trường. Vì vậy, tôi đặt ra một số mục tiêu cho đợt thực tập này như sau:  Mục tiêu 1: Nhìn nhận lại kiến thức đã học và áp dụng nó vào công việc nhằm thấy được mối quan hệ giữa việc học lý thuyết và áp dụng thực tế.  Mục tiêu 2: Trau dồi và phát triển kỹ năng mềm trong môi trường doanh nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề và kỹ năng làm việc đội nhóm.  Mục tiêu 3: Tiếp xúc và tuân thủ quy định, tác phong làm việc tại nơi thực tập.  Mục tiêu 4: Chủ động trao đổi với nhân viên tại nơi thực tập nhằm học hỏi, tiếp thu phong cách làm việc của họ. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội 1.1. Thông tin cơ bản về Ngân hàng  Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần  Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint- Stock Bank  Tên viết tắt: MB  Logo Ngân hàng:  Vốn điều lệ: 10.000.000.000.000 VND (Mười ngàn tỷ VND)  Trụ sở chính: Số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội  Điện thoại: (84 – 4) 6277 7222  Fax: (84 – 4) 3762 1509  Website: www.mbbank.com.vn  Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0100283873 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 30/09/1994, thay đổi lần thứ 32 ngày 03/10/2012 và giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 kèm theo Quyết định 194/QĐ- NH5 ngày 14 tháng 9 năm 1994 của NHNN VN.  Ngành nghề kinh doanh:  Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;  Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật;  Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật;  Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật;  Mua bán, gia công, chế tác vàng;  Hoạt động trung gian tiền tệ khác;  Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Ngân hàng chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 3 1.2. Quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Commercial Join Stock Bank), tên viết tắt là MB được thành lập năm 1994 theo quyết định thành lập số 00374/GP – UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, Ngân hàng chính thức đi vào hoạt dộng theo giấy phép số 0054/NH – GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công. Ngân hàng không những đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ hiệu quả các thành phần kinh tế đóng góp vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ năm 1994 – 2004, Ngân hàng có trụ sở chính ở 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ 2005 đến nay, Ngân hàng Quân đội chuyển trụ sở chính tới số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Với số vốn điều lệ khi thành lập 20 tỷ VNĐ, chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng 25 nhân sự, đến nay số vốn điều lệ đã tăng đạt 10.000 tỷ VNĐ cùng gần 5000 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại MB. Hiện nay MB đã có năng lực tài chính và khẩ năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNN Việt Nam quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong tương lai. Hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những Ngân hàng TMCP trong nước có quy mô lớn. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 4 1.3. Vị thế của Ngân hàng Tính đến tháng 6/2012, theo báo cáo của NHNN Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, 1 Ngân hàng chính sách (Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam), 35 Ngân hàng TMCP, 4 Ngân hàng liên doanh, 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 49 văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài và hệ thống khoảng 915 quỹ tín dụng nhân dân, 12 công ty cho thuê tài chính và 18 công ty tài chính. Từ đó, cho thấy số lượng các ngân hàng là khá nhiều so với nền kinh tế Việt Nam, tác động gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Theo báo cáo của Bộ phận nghiên cứu-phân tích của công ty chứng khoán Vietcombank, kết quả kinh doanh Q3/2012 của hầu hết các ngân hàng thấp hơn hai quý trước và so với cùng kỳ, đặc biệt thu nhập lãi giảm sút khi lãi suất cho vay giảm mạnh và tín dụng tăng trưởng thấp. MBB và VCB là hai ngân hàng duy trì được mức lợi nhuận tốt và ổn định. Bên cạnh đó, các sự kiện ngày 21/8 (ACB, EIB và STB) tác động tiêu cực tới lợi nhuận Q3 của các ngân hàng liên quan. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, MB ngày càng khẳng định được vị trí của mình –là một trong mười Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam – là Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây thể hiện qua các chỉ tiêu kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, vốn điều lệ, lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu thấp. Hình 1: Tăng trƣởng tín dụng 9T/2012 của một số NH (đơn vị tính: %) Nguồn: Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank 8 12 3 -1 -4 1 1 14 12 8 8 3 0 2 -5 0 5 10 15 BIDV MBB VCB STB CTG ACB Ngành 6T2012 9T2012 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 5 Hình 2: Mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trong 9T/2012 Nguồn: Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank Hình 3: Tỷ lệ nợ xấu của một số NH Nguồn: Công ty TNHH chứng khoán Vietcombank 75.50% 66.50% 66.30% 63.80% 43.20% 26.50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% MMB VCB CTG STB BIDV ACB BIDV VCB TCB CTG MBB ACB STB Q1.2012 3% 2.80% 2% 1.70% 1.50% 1.20% 0.60% Q2.2012 3.20% 3.50% 1.90% 2.50% 1.50% 1.40% 1.10% Q3.2012 2.80% 3.20% 3.10% 2.60% 1.60% 1.80% 1.20% 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% 4% 4% Q1.2012 Q2.2012 Q3.2012 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 6 1.4. Thị trƣờng hoạt động 1.4.1. Mạng lƣới chi nhánh của Ngân hàng Về cơ cấu tổ chức, MB có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 1 chi nhánh tại Lào, 1 chi nhánh tại Campuchia, 194 chi nhánh và các điểm giao dịch tại 30 tỉnh và thành phố trên cả nước, giúp MB có thể tiếp cận và cung cấp các dịch vụ tài chính của mình nhanh và thuận tiện cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Mạng lƣới chi nhánh của công ty con, đối tác chiến lƣợc và khách hàng Bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng thông qua mạng lưới của mình, MB còn hợp tác mạng lưới rộng khắp của các công ty thành viên, của các đối tác và cổ đông chiến lược thông qua các dịch vụ và sản phẩm đồng thương hiệu, các chương trình bán chéo sản phẩm để phân phối các dịch vụ, sản phẩm của MB, và đặc biệt hơn là thông qua các nền tảng viễn thông và công nghệ. Mạng lƣới các Công ty thành viên  Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS): gồm 1 Trụ sở chính tại Hà Nội, 3 chi nhánh tại Hà Nội, HCM, Hải Phòng và 3 phòng giao dịch tại Hà Nội và HCM.  Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB (MB Capital): Trụ sở chính tại Hà Nội;  Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (AMC): Trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện tại Thành phố Đà Nẵng;  Công ty cổ phần Địa ốc MB (MB Land): Trụ sở chính tại Hà Nội;  Công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X: Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tác chiến lƣợc MB hiện nay đã có mối quan hệ hợp tác chiến lược với một số đối tác quan trọng như Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngoài ra, MB còn ký nhiều thỏa thuận hợp tác toàn diện với các tập đoàn và tổng công ty lớn như Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Xăng dầu Quân Đội và các tập đoàn tư nhân khác. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 7 1.5. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Nguồn: Bản Cáo Bạch Ngân hàng TMCP Quân Đội Cơ quan Kiểm tra nội bộ Ban Kiểm soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Văn phòng HĐQT CEO Khối kiểm tra Kiểm sóa nội bộ Khối Tổ chức Nhân Sự Khối Tài chính Kế toán Văn phòng CEO Văn phòng triển khai chiến lược Khối quản trị rủi ro Khối đầu tư Khối thẩm định Ban Xây dựng Cơ bản Phòng chính trị Các Ủy ban cấp cao 1. Ủy ban về vấn đề Nhân sự 2. Ủy ban ALCO 3. Ủy ban Quản trị rủi ro 4. Ủy ban Tín dụng Khối khách hàng lớn Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Khối mạng lưới và phân phối Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ Khối vận hành Khối Công nghệ thông tin Khối khách hàng cá nhân Chi nhánh Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 8 2. Giới thiệu về NHTMCP Quân đội chi nhánh Hồ Chí Minh 2.1. Quá trình thành lập và phát triển Ngân hàng Quân đội chi nhánh Hồ Chí Minh được thành lập theo chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4113012868 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/07/1996, là điểm giao dịch đầu tiên của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh. MB chi nhánh Hồ Chí Minh có địa điểm giao dịch tại 18B Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ mộ cách chuyên nghiệp, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng, chi nhánh đã và đang góp phần không nhỏ và hoạt động kinh doanh của cả hệ thống. Bên cạnh đó, qua hơn 16 năm thành lập và phát triển MB chi nhánh Hồ Chí Minh đã tạo được những bước đi vững chắc, đáng tin cậy tại thị trường tài chính ngân hàng khu vực phía Nam. Hình 4: Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh TP HCM Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 9 2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MB chi nhánh Hồ Chí Minh 2.2.1. Cơ cấu tổ chức Các phòng giao dịch bao gồm: PGD Thống Nhất, PGD Trường Chinh, PGD Tân Hương, PGD Tân Sơn Nhất, PGD Âu Cơ, PGD Độc Lập. Hình 5: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng MB chi nhánh Hồ Chí Minh (Nguồn: Bộ phận quản lý tín dụng Ngân hàng MB chi nhánh Hồ Chí Minh) 2.2.2. Chức năng của các phòng nghiệp vụ Ban giám đốc:  Giám đốc chi nhánh:  Chịu trách nhiệm đạt được các mục tiêu hoạt động của CN.  Chỉ đạo, điều phối tổng thể mọi hoạt động của toàn Chi nhánh.  Lãnh đạo trực tiếp kinh doanh KH doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Định hướng, quản trị nhân sự CN, quản trị rủi ro.  Quản lý không quá 8 đầu mối nhân sự.  Phó Giám đốc chi nhánh Phụ trách Kinh doanh bán lẻ  Tham mưu, giúp việc cho GĐ CN trong hoạt động quản trị CN.  Lãnh đạo trực tiếp kinh doanh KHCN.  Quản lý lực lượng bán hàng KHCN.  Quản lý trực tiếp một số các PGD theo phân giao của GĐ CN. Giám Đốc PGĐ phụ trách kinh doanh PGĐ phụ trách vận hành PPhongf Phòng tổ chức hành chính PPcvcvho ngf Phòng khách hàng cá nhân PPcvcvho ngf PPcvcvho ngf PPcvcvho ngf Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng quản lý tín dụng Phòng kế toán dịch vụ PPhongf Các phòng giao dịch Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 10  Phó Giám đốc chi nhánh Phụ trách Vận hành  Tham mưu, giúp việc cho GĐ CN trong hoạt động quản trị CN.  Tổ chức triển khai các quy trình vận hành trong CN đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.  Chỉ đạo lực lượng vận hành: Phòng Dịch vụ khách hàng, phòng Hỗ trợ.  Chỉ đạo thực hiện công tác báo cáo số liệu tại chi nhánh. Phòng tổ chức hành chính  Thi tuyển lao động theo qui chế, điều động cán bộ công nhân viên từ nơi khác đến và đi nơi khác, điều động lao động nội bộ cho MB Chi nhánh TP HCM.  Theo dõi, quản lí tài sản, máy móc của Ngân hàng, điều động đội xe, nhận công văn từ Hội sở.  Tổng hợp số liệu, hoạt động chung của chi nhánh báo cáo cho Ban Giám Đốc. Phòng quản lý tín dụng  Quản lí, thẩm định, phê duyệt tín dụng đối với phòng KHCN và KHDN, đưa ra báo cáo thẩm định trình lên cấp trên. Phòng kế toán dịch vụ  Hạch toán các hoạt động của chi nhánh.  Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt.  Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lí các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.  Thực hiện tất cả các giao dịch bằng tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng.  Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền.  Quản lí các ấn chỉ có giá: séc, hối phiếu…  Thu hồi, đổi tiền lẻ, tiền rách, tiền không đủ tiêu chuẩn.  Hạch toán lương hàng tháng cho nhân viên.  Thực hiện lưu giữ hồ sơ tín dụng. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 11 Phòng khách hàng cá nhân  Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng cá nhân, thiết lập duy trì và mở rộng với các khách hàng mới và cũ; tiếp thị sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; trực tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng.  Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ; làm báo cáo đề xuất tín dụng chuyển đến các phòng ban liên quan để thực hiện chức năng quản lí khoản vay theo qui định của MB.  Huy động vốn từ cá nhân và doanh nghiệp theo kế hoach của MB chi nhánh TPHCM. Phòng khách hàng doanh nghiệp  Duy trì, mở rộng quan hệ với các khách hàng là doanh nghiệp; phân tích doanh nghiệp theo qui trình nghiệp vụ; đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan.  Giải quyết các yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp: cấp bảo lãnh, hạn mức tín dụng… 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong năm 2010, 2011 và 9 tháng đầu năm 2012 Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh TP HCM (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010; 2011; Q1,2,3/2012 của MB Hồ Chí Minh) Chỉ tiêu 2010 (trđ) 2011 (trđ) Q1, 2, 3/2012 (trđ) Tổng tài sản 3,224,211 3,996,614 4,909,954 Thu nhập lãi thuần 103,503 149,211 137,911 Lợi nhuận trƣớc thuế 67,296 75,009 77,869 Lợi nhuận sau thuế 51,328 54,724 56,278 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 12 Trong bối cảnh hoạt động Ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các định chế tài chính trong và ngoài nước, nhận biết được tình hình đó, MB đã chủ động nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng ấy và nỗ lực không ngừng để đạt được những kết quả khả quan. Trong giai đoạn 2010-2011, năm 2011 tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của MB tăng 23,96% so với năm 2010, ngoài ra lợi nhuận trước thuế tăng 11,46% so với năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận trước thuế của MB ước lượng được 77,869 triệu đồng, tăng 3,8% so với năm 2011. 2.2.4. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại NH Quân Đội – CN TPHCM Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng  Tiếp nhận hồ sơ KH  Lập báo cáo đề xuất tín dụng  Lập báo cáo thẩm định tín dụng  Thẩm định TSBĐ  Xét duyệt Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các Văn kiện tín dụng  Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục phê duyệt  Ký các Văn kiện tín dụng Giai đoạn 3: Giải ngân  Nhận và lập hồ sơ cho phòng Hỗ Trợ  Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi Tín dụng Gian đoạn 5: Xử lý tín dụng xấu Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 13 PHẦN II: CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẬP 1. Nhập dữ liệu về chi phí của đại lý do cá nhân làm chủ Nội dung công việc: Sắp xếp các hóa đơn mua hàng của đại lý mua bán thuốc hỗ trợ nông nghiệp (do cá nhân làm chủ đứng ra vay tiêu dùng cá nhân) theo thứ tự thời gian. Nhập tên sản phẩm, thành tiền từng thời điểm vào file excel. Các bƣớc thực hiện: 1. Tiếp nhận bộ hồ sơ của khách hàng cá nhân cung cấp. 2. Sắp xếp hóa đơn theo thứ tự ngày tháng tăng dần. 3. Tiến hành nhập tên sản phẩm mà doanh nghiệp mua từ đại lý phân phối và thành tiền của mỗi sản phẩm với các cột đã tạo:  Số thứ tự  Ngày tháng năm  Tên sản phẩm  Thành tiền 4. Nhập công thức hàm Sum trong excel để tính giá trị tổng thành tiền của ngày hôm đó. 5. Lần lượt nhập liệu cho từng hóa đơn đã sắp xếp. Kết quả: Hỗ trợ việc lập bảng tính chi phí, doanh thu của đại lý do cá nhân làm chủ, làm cơ sở xem xét tình hình tài chính của khách hàng. Nhận xét: Tôi đã áp dụng được kiến thức từ môn học “Tin học đại cương” vào quá trình nhập liệu: cách tạo sheet, làm đen viền khung, tính hàm sum. Tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:  Trước khi nhập liệu, cần kiểm tra thông số Date, time của máy tính cá nhân có đúng định dạng là: dd/mm/yyyy chưa, nếu chưa chỉnh sang định dạng chuẩn Việt Nam (dd/mm/yyyy) để thích hợp với cách ghi của đa số hóa đơn được giao dịch trong lãnh thỗ Việt Nam.  Lưu ý định dạng của ô nhập thành tiền là: Currency (cách thức chỉnh định dạng: click chuột phải vào ô muốn chỉnh chọn Format Cell  Ở khung Category chọn Currency, khung Symbol, chọn None, khung Decimal, nhập 0). Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 14  Nhập dữ liệu từ trên xuống hết cho một cột thay vì nhập hết từng hàng một để tiết kiệm thời gian di chuyển con trỏ chuột. 2. Xem xét lịch sử, quan hệ tín dụng của khách hàng cá nhân Nội dung công việc: Tìm hiểu cách truy cập và xem một bản báo cáo chi tiết khách hàng vay thể nhân thông qua cổng thông tin tín dụng (CIC) Các bƣớc thực hiện: 1. Truy cập vào địa chỉ: 2. Đăng nhập với username và password của Ngân hàng (Lưu ý: việc đăng nhập để truy xuất thông tin tín dụng của một đơn vị phải mất một khoản phí nhất định, 60,000VNĐ/ lần yêu cầu thông tin) 3. Click mục “Sản phẩm” -> Click “Hỏi tin quan hệ tín dụng” -> Click “Tìm kiếm khách hàng”, điền thông tin cần thiết của khách hàng ( Loại khách hàng:pháp nhân/ thể nhân, địa bàn, mã số CIC, tên khách hàng, số Đăng kí kinh doanh, số CMND) ->Tìm kiếm, chờ CIC gửi đơn trả lời theo yêu cầu của Ngân hàng Hình 6: Giao diện trang thông tin tín dụng (CIC) (Nguồn: www.cic.org.vn) Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 15 4. Ngoài ra, nếu lịch sử Ngân hàng đã tìm kiếm và đã có câu trả lời của CIC trước đó, có thể truy cập vào mục “ Trả lời các bản hỏi tin trước đó” để lấy thông tin mà không cần phải đăng kí tìm khách hàng. 5. Sau khi đã có thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng, đọc và xem xét các mục trong bản báo cáo chi tiết về khách hàng vay, bao gồm các mục sau:  Thông tin chung về khách hàng.  Quan hệ khách hàng: Diễn biến dư nợ 1 năm gần nhất, Danh sách Tổ chức tín dụng đang quan hệ, lịch sử nợ xáu 5 năm gần nhất.  Danh sách TCTD tra cứu thông tin quan hệ tín dụng của khách hàng (trong 1 năm gần nhất)  Thông tin khác về khách hàng. Hình 7: Bản báo cáo chi tiết về khách hàng vay thế nhân CIC cung cấp Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 16 Kết quả: Biết được cách chuyên viên tín dụng truy xuất thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng thông qua trang thông tin tín dụng (CIC) Nhận xét: Lần đầu tiếp xúc với trang thông tin tín dụng tôi không khỏi bở ngỡ bởi lượng thông tin và sản phẩm đa dạng được cung cấp bởi CIC. Tuy nhiên, tôi cũng đã có được cái nhìn cơ bản về quy trình truy xuất thông tin tín dụng của khách hàng mà Ngân hàng quan tâm, và rút ra được kinh nghiệm sau:  Vì hỏi thông tin tín dụng trên CIC là dịch vụ có tính phí nên cần cân nhắc kĩ mức độ cần thiết khi quyết định truy xuất thông tin.  Ngoài ra, cần tìm hiểu thêm trong lịch sử hỏi thông tin của Ngân hàng đã có truy xuất khách hàng đó chưa để tận dụng những thông tin sẵn có.  Khi đã có bản báo cáo chi tiết về khách hàng vay, cần xem xét kĩ và khách quan thông tin cộng với những hồ sơ, tài liệu khách hàng cung cấp và tài liệu nội bộ. 3. Nhập thông tin khách hàng vào Đề xuất phƣơng án vay Nội dung: Nhập thông tin khách hàng thông qua trình duyệt của mạng nội bộ: htttps://cra.mbbank.com.vn Các bƣớc thực hiện: 1. Truy cập vào địa chỉ web: htttps://cra.mbbank.com.vn, đăng nhập với username và password của chuyên viên phòng khách hàng cá nhân. 2. Thu thập hồ sơ khách hàng đã cung cấp. 3. Click vào trường “Xử lý phương án vay” -> chọn “Đề xuất phương án vay” 4. Trong khung “Đề xuất phương án vay”, chọn trường “Thông tin khách hàng”, nhập thông tin khách hàng như số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi công tác hiện tại thông qua hồ sơ khách hàng cung cấp. Kết quả: Nhập thông tin khách hàng cá nhân làm cơ sở để đánh giá phương án cấp hạn mức thẻ tín dụng và truy xuất khi cần thiết. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 17 Nhận xét: Sau khi tiếp xúc với trình duyệt Đề xuất phương án vay của Ngân hàng, tôi hiểu thêm được các thông tin cần thiết của khách hàng cá nhân cần có để làm cơ sở cho việc đánh giá hạn mức tín dụng, tuy chưa được tiếp xúc với các điều khoản và cách cấp hạn mức tín dụng nhưng tôi rút ra được kinh nghiệm sau:  Tính cẩn thận, chính xác trong quá trình nhập liệu, nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến quá trình đánh giá cấp hạn mức tín dụng về sau.  Nhớ ấn “Lưu” sau khi kết thúc thao tác nhập liệu một khách hàng. 4. Công việc tính thu nhập ròng một tháng của cá nhân đi vay vốn Nội dung công việc: Nhập số tiền đầu vào mỗi tháng của khách hàng (có thu nhập bằng việc cho thuê kho bãi) vào excel và thực hiện tính tổng thu nhập của khách hàng trong một tháng, trừ đi chi phí vốn. Các bƣớc thực hiện: 1. Nhận bộ hồ sơ xin vay vốn do khách hàng cấp 2. Đọc các Hợp đồng cho thuê được đính kèm trong bộ hồ sơ vay vốn 3. Trích xuất vào excel số tiền cho thuê mà khách hàng thảo thuận với các đối tác. 4. Tính tổng thu nhập bằng hàm sum excel, trừ cho chi phí vốn (ước lượng 50.000 triệu đồng để khách hàng duy trì sử dụng đất) suy ra thu nhập ròng của khách hàng. Kết quả: Được tiếp xúc với bộ hồ sơ khách hàng cá nhân cung cấp cho Ngân hàng, cách tính thu nhập ròng để làm cơ sở xem xét tình hình tài chính của khách hàng. Nhận xét: Bộ hồ sơ của khách hàng bao gồm nhiều mục như thông tin pháp lý, tình trạng hôn nhân, tài chính và tài sản đảm bảo. Nên việc tra cứu thông tin đòi hỏi chuyên viên tín dụng phải biết được thứ tự sắp xếp của bộ hồ sơ, ngoài ra cần xem xét có chọn lọc số tiền mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 18 5. Lập danh sách khách hàng nhận quà dịp Tết 2013 Nội dung công việc: Lập danh sách khách hàng có quan hệ tiền gửi với Ngân hàng MB chi nhánh TP HCM nhận quà dịp Tết 2013 thông qua truy xuất thông tin về họ tên, địa chỉ, điện thoại khách hàng từ phần mềm T24. Các bƣớc thực hiện:  Tạo mới file excel với tên “Danh sách khách hàng nhận quà dịp Tết 2013”, tạo các cột: Họ tên khách hàng, Địa chỉ, Quận/huyện, Số điện thoại.  Đăng nhập phần mềm T24 với tài khoản của Ngân hàng, chọn Trade chọn Corporate Customer  Nhập mã code của khách hàng vào ô Code, nhấn nút Tìm kiếm.  Đối chiếu với dữ liệu từ phần mềm T24, nhập lại các thông tin liên quan đến khách hàng theo các cột đã tạo sẵn.  Sau khi đã nhập thông tin cho tất cả khách hàng, thực hiện sắp xếp theo từng Quận/huyện thành từng nhóm bằng công cụ Sort trong phần mềm Excel. Kết quả:  Nắm được cách truy xuất thông tin khách hàng thông qua phần mềm T24.  Các nội dung cần thiết trong danh sách khách hàng phục vụ việc tặng quà Tết.  Cách sắp xếp dữ liệu dựa vào những điều kiện cho trước. Nhận xét: Ngân hàng cũng là tổ chức thực hiện dịch vụ nên chăm sóc khách hàng là một điều không thể thiếu. Gần vào thời điểm tết, việc lập danh sách khách hàng làm cơ sở cho việc đi tặng quà, thể hiện sự trân trọng tới khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy, danh sách khách hàng phải được thực hiện cẩn thận, tránh sai sót về chính tả tên khách hàng, sai địa chỉ nhà, sai số điện thoại. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 19 Trong quá trình thực tập, ngoài đa phần thời gian được làm công việc tại phòng Khách hàng cá nhân, tôi còn được làm một số công việc liên quan tới khách hàng doanh nghiệp, như: 6. Nhập số liệu của doanh nghiệp vào hồ sơ lƣu trữ của Ngân hàng Nội dung công việc: Số liệu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp TNHH Nhật Anh bao gồm: Cân đối kế toán, tình hình hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhưng chỉ được giao nhập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vào Excel. Các bƣớc thực hiện:  Lấy bộ hồ sơ của khách hàng doanh nghiệp từ tủ lưu trữ tài liệu của Ngân hàng, tra cứu BCĐKT hợp nhất đã kiểm toán của năm cần nhập.  Copy file excel mẫu nhập dữ liệu từ mạng nội bộ vào folder của công ty TNHH Nhật Anh, paste file excel đó và đổi tên thành “Tình hình kinh doanh năm 2011”  Tiến hành nhập số liệu: đối chiếu từng chỉ tiêu ở BCĐKT rồi nhập vào từng chỉ tiêu tương ứng trong file excel. Kết quả: Tạo được cơ sở dữ liệu năm 2011 cho doanh nghiệp, làm cơ sở truy xuất, tham khảo về sau. Nắm được cách nhập liệu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận xét: Công việc nhập số từ BCĐKT tôi đã được trải qua trong quá trình học môn “Phân tích báo cáo tài chính”, nhưng khi làm ở Ngân hàng thì không khỏi bở ngỡ bởi số lượng thông tin rất nhiều và cách phân bổ tài liệu trong bộ hồ sơ khách hàng và trong mạng nội bộ. Sau quá trình làm công việc này tôi rút ra được kinh nghiệm sau:  Cân nhập cẩn thận, chính xác từng giá trị.  Chú ý đến đơn vị tính: BCĐKT đã công bố của doanh nghiệp thường đơn vị là “VND”, trong khi file excel của Ngân hàng đơn vị là “triệu VND”. Cần quy đổi, làm tròn thành đơn vị triệu VND.  Nên xem mã chỉ tiêu trong file excel để đối chiếu thuận tiện, dễ dàng hơn khi xem tên từng chỉ tiêu. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 20 Hình 8: Bảng CĐKT trong form mẫu Xếp hạng tín dụng nội bộ - KHDN Nguồn: Ngân hàng Quân Đội (MB) 7. Cập nhật cơ sở dữ liệu Khách hàng Nội dung công việc: Cập nhật thông tin khách hàng doanh nghiệp TNHH Nhật Anh vào phần mềm “CSSY 3.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ” của Ngân hàng. Các bƣớc thực hiện: 1. Truy cập phần mềm CSSY 3.2 với username và password của chuyên viên trong phòng Khách hàng doanh nghiệp. 2. Vào mục “Chấm điểm-Xếp hạng”, chọn “Khách hàng doanh nghiệp” -> nhập mã CIF T24 của doanh nghiệp (ở đây là: 1267506), nhấn Enter 3. Xuất hiện tên doanh nghiệp (ở đây là công ty TNHH Nhật Anh), nhập thông tin của doanh nghiệp như địa chỉ, thời hạn vay, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh từ hồ sơ Đề xuất tín dụng của Ngân hàng. 4. Copy mã CIF (hệ thống tự sinh), vào mục “Khách hàng”-> “Cập nhật”-> paste mã CIF vào trường CIF và nhấn Enter. Chọn năm tài chính là 2011, loại báo cáo: Cấn đối tài chính. Sau đó phần mềm sẽ xuất hiện dòng chữ “Báo cáo tài chính chưa có” Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 21 5. Tiến hành cập nhật báo cáo tài chính bằng cách nhấn “Import”. Xuất hiện bảng Import, chọn ngày báo cáo (ở đây là 24/11/2011), nhập mã CIF, chỉ đường dẫn tới file excel đã được nhập số liệu về tình hình kinh doanh của công ty TNHH Nhật Anh năm 2011. Kết quả: Cập nhật cơ sở dữ liệu về báo cáo tài chính công ty TNHH Nhật Anh trong phần mềm CSSY 3.2 Nhận xét: Việc đánh giá xếp hạng một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc cập nhật cơ sở dữ liệu. Sau khi bước đầu tiếp cận với công việc cập nhật một phần nhỏ trong cơ sở dữ liệu, tôi rút ra được kinh nghiệm sau:  Kết hợp với thông tin từ hồ sơ doanh nghiệp cung cấp và cả trên website doanh nghiệp để hỗ trợ cho việc cập nhật thông tin kịp thời và chính xác.  Nên ghi lại số CIF của doanh nghiệp trong phần mềm CSSY 3.2 vào một cuốn sổ nhỏ để tiện theo dõi khi cần thiết. 8. Cập nhật Báo cáo đề xuất Bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp Nội dung công việc: Cập nhật thông tin các mục trong Bản báo cáo đề xuất bão lãnh cho công ty Cổ phần thang máy Thiên Nam vào thời điểm 23/1/2013 căn cứ vào đơn đề nghị cấp bảo lãnh của công ty. Các bƣớc thực hiện: 1. Tạo mới file word với tên Báo Cáo Đề Xuất theo form mẫu của Ngân hàng. 2. Đọc kỹ Đơn đề nghị cấp bảo lãnh của công ty gửi cho Ngân hàng và Hợp đồng thi công thầu thang máy giữa công ty với khách hàng của công ty. 3. Căn cứ vào bản Đơn đề nghị cấp bảo lãnh để cập nhật thông tin trong Báo cáo đề xuất bảo lãnh mới, theo một số mục chính sau: 4. Mục bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh, Mục đích bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh, Thời gian bảo lãnh, Mẫu bảo lãnh. Phần này dựa vào thông tin được cung cấp trên Đơn đề nghị cấp bảo lãnh 5. Quan hệ với MB: Dư nợ hiện tại, Cam kết L/C hiện tại, Số dư bảo lãnh hiện tại, Doanh số tiền gửi. Phần này dựa trên truy xuất thông tin từ phần mềm T24 của Ngân hàng. Cách truy xuất dữ liệu như sau: Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 22  Đối với mục Dư nợ hiện tại: Đăng nhập T24  Chọn mục Loan Enquiries  Sao kê dư nợ theo khách hàng Enquiries Action Save as CSV (xuất file excel).  Đối với mục Cam kết L/C hiện tại: Chọn mục Trade Finance Enquiries Import  Save as CSV.  Đối với mục Số dư bảo lãnh: Chọn mục Limit  Enquiries Customer Position  Nhập mã T24 của khách hàng vào trường Customer NO. Click Find  save as CSV. Nhận xét: Sau khi nhận được Đơn đề nghị cấp bão lãnh của doanh nghiệp, chuyên viên tín dụng doanh nghiệp tiến hành thực hiện Báo cáo đề xuất, đề lên cho trưởng phòng tín dụng doanh nghiệp xem xét tính khả thi, sau đó chuyển lên cho Tổng giám đốc chi nhánh ký duyệt lần cuối. Quá trình cho thấy việc cấp bảo lãnh tiến hành theo từng bước từ thấp lên cao, đòi hỏi chuyên viên tín dụng cần thực hiện Bản báo cáo đề xuất bảo lãnh một cách cẩn thận và chính xác. Bản báo cáo đề xuất bảo lãnh gồm nhiều phần:  Phương án đề xuất bảo lãnh của khách hàng: thể hiện số tiền doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh, mục đích và đối tượng pháp lý của doanh nghiệp.  Kết luận chính về khách hàng, phần này đóng vai trò rất quan trọng diễn giải thông tin, mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng và tạo cơ sở để xem xét bảo lãnh. Gồm: Thông tin chung; Hoạt động kinh doanh; Doanh thu, nguồn thu nhập, trả nợ; Quan hệ với MB; Đánh giá về phương án phát hành.  Đề xuất của đơn vị kinh doanh: thể hiện số tiền kí quỹ/ phí mà doanh nghiệp phải chịu khi thực hiện hợp đồng bảo lãnh. 9. Các công việc khác Ngoài những công việc chính nêu trên tôi còn thực hiện một số công việc phụ khác giúp tôi có thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng sống cho bản thân, như: 9.1.In và photo tài liệu  In tài liệu: Trong phòng Khách hàng cá nhân có hai máy in (máy được kết nối mạng nội bộ). Khi muốn in tài liệu tôi làm những bước sau: Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 23  Bước 1: Mở file muốn in bằng phần mềm MS Word, Excel, PDF Reader tùy theo loại file cần in.  Bước 2: Ấn tổ hợp phím tắt Ctrl+P, xuất hiện hộp thoại in, chọn máy in ở mục Printer, chọn in một mặt (One sided) hay hai mặt (Both sided), in dọc (Portrait Orientation) hay ngang ( Landscape Orientation), in toàn bộ (All), in trang hiện tại (Current page).  Bước 3: Tiến hành in bằng cách nhấn nút Print.  Photo tài liệu: Mỗi một tầng làm việc chỉ có một máy in, máy in gần phòng Khách hàng cá nhân có hướng dẫn cụ thể bằng hình ảnh nên sử dụng tương đối đơn giản. Tôi sử dụng chủ yếu để photo một số giấy tờ như hồ sơ pháp lý của khách hàng, danh sách khách hàng, bản thông báo phổ biến sản phẩm khách hàng cá nhân. Khi muốn photo tài liệu tôi làm những bước sau:  Bước 1: Kiểm tra tủ đựng giấy của máy photo xem giấy khổ A4 trắng còn hay hết, nếu hết bổ sung thêm giấy.  Bước 2: Để tờ giấy cần photo vào mặt kiếng của máy photo, hai cạnh góc vuông bên trái trùng với cạnh góc vuông của máy photo. Đóng nắp máy lại.  Bước 3: Nhấn nút Start (nếu chỉ in một mặt), nhấn nút Duplex ( nếu in hai mặt). Trong trường hợp in hai mặt, máy sẽ copy mặt đầu tiên trước, sau đó tôi mở nắp và lật mặt sau lại để máy tiến hành photo cả hai mặt. Nhận xét:  Trước khi thực tập, tôi chỉ nắm được cách in tài liệu. Sau khi thực tập, tôi đã có thể nắm được cơ bản cách photo tài liệu bằng máy photo văn phòng và xử lí một số tình huống máy bị kẹt giấy, hay thay đổi kích thước bản photo.  Việc in ấn, photocopy là rất thiết yếu trong môi trường doanh nghiệp. Vì vậy cần học cách sử dụng và khắc phục một số lỗi cơ bản của máy photocopy. Bên cạnh đó, cần lưu ý tới việc sử dụng tiết kiệm giấy in, giấy photo. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 24 9.2. Chuẩn bị quà tặng cho khách hàng Nhân dịp Tết 2013, Phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp có chương trình tặng quà tri ân khách hàng. Quà tặng cho khách hàng cá nhân là bộ ấm chén sứ cao cấp Minh Long, khách hàng doanh nghiệp là một chai rượu ngoại. Quà được dán logo MB của Ngân hàng (vào mặt trước hộp), và bấm thêm card visit của Giám đốc chi nhánh (đối với khách hàng VIP), chuyên viên (đối với khách hàng thường). Hộp quà được bỏ vào túi xốp của Ngân hàng. Nhận xét: Việc tặng quà vào dịp lễ tết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quan hệ với khách hàng. Vì vậy, khâu lên danh sách tặng quà và gói quà cần được thực hiện cẩn thận. 9.3. Gặp khách hàng Tôi may mắn khi được cùng các anh/chị trong phòng đi ra ngoài gặp khách hàng để giao thẻ ATM, tặng quà Tết. Nhận xét: Việc gặp khách hàng là cách gián tiếp thể hiện hình ảnh của Ngân hàng tới khách hàng, nên cần chú trọng tới tính chuyên nghiệp trong ăn mặc, cư xử tự tin và biết lắng nghe khách hàng. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 25 PHẦN III: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1. Nhận xét chung 1.1.Về môi trƣờng làm việc Tôi cảm nhận được không khí làm việc thân thiện, hòa đồng, hăng hái và phong cách làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm của mỗi nhân viên trong phòng Khách hàng cá nhân nói riêng cũng như chi nhánh TP HCM nói chung, điều đó được thể hiện qua từng công việc tôi tiếp xúc và trao đổi với các anh/chị. Tôi nghĩ mình cần phải cố gắng học hỏi những tác phong tích cực ấy. Bên cạnh đó, tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ các anh/chị trong phòng, đặc biệt là chị Thanh – người hướng dẫn thực tập tôi, đã tạo cho tôi động lực và điều kiện được tiếp xúc với công việc, được trải nghiệm và học hỏi nhiều điều mà trong trường Đại học không dạy. Vì vậy, sau hai tháng làm quen với môi trường doanh nghiệp, với vai trò là sinh viên thực tập tôi cho rằng môi trường làm việc tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)- chi nhánh TP HCM chuyên nghiệp và lý tưởng. 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập  Thuận lợi  Giờ giấc (8 giờ- 12 giờ) và vị trí địa lí (gần nhà).  Môi trường, điều kiện làm việc chuyên nghiệp.  Nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình từ các anh/chị trong phòng ban tiếp nhận thực tập.  Chủ động áp dụng những kiến thức, kỹ năng mềm học được tại trường Đại học Hoa Sen vào công việc được giao.  Khó khăn  Với bản tính còn thụ động, phong cách ăn mặc sơ sài, không chuyên nghiệp và suy nghĩ chưa chu đáo nên bước đầu tôi gặp khó khăn khi hòa nhập với môi trường Ngân hàng, nơi đòi hỏi hình ảnh mang tính chuyên nghiệp, chủ động. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 26  Các quy định và tính kỉ luật trong Ngân hàng khắt khe làm tôi phải cố gắng hết mình để tuân theo những quy tắc, nề nếp của chi nhánh.  Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ Ngân hàng của tôi chưa tốt để có thể bắt kịp với nhịp độ công việc. 2. Kinh nghiệm đúc kết từ quá trình thực tập Qua gần 8 tuần thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – chi nhánh TP HCM đã giúp tôi trau dồi được nhận thức về môi trường doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế. Một sô kinh nghiệm tôi rút ra được là:  Trước tiên, cần thiết lập mục tiêu phát triển bản thân trong quá trình thực tập. Mình cần học hỏi điều gì và bằng cách nào, kết quả dự kiến.  Mỗi cá nhân luôn phải cố gắng hoàn thiện về kĩ năng nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp để tạo lòng tin đối với đồng nghiệp và khách hàng.  Cần có tinh thần học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên và những người xung quanh.  Gạt bỏ cái tôi, luôn hòa đồng với tập thể, chủ động tạo sự gắn kết giữa cá nhân với đồng nghiệp, cấp trên nhưng vẫn giữ được lập trường của mình.  “Nhập gia tùy tục”, khi bạn đã là một phần của doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc kỉ luật, quy định của doanh nghiệp bạn đang công tác. 3. Kỹ năng đạt đƣợc Trong quá trình thực tập, tôi may mắn được các anh/chị giao phó một số công việc cơ bản và nhờ hỗ trợ nghiệp vụ. Với kiến thức hiện tại chưa đủ để đáp ứng công việc nhưng tôi đã cố gắng hết mình để hoàn thành và điều quan trọng là học được một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này:  Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Tự tin trong giao tiếp, biết cách ứng xử hòa hợp, đúng mực với mọi người. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 27  Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khi gặp khó khăn trong công việc, suy nghĩ và kết hợp những thứ có sẵn (kiến thức, tài liệu) hoặc chủ động hỏi người có nghiệp vụ tốt hơn để hoàn thành công việc hiệu quả và đúng hạn.  Kỹ năng chuyên môn: Không ngừng trau dồi thêm kiến thức về nghiệp vụ thông qua các văn bản nghị quyết, buổi giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, kỹ năng tin học văn phòng rất cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả.  Kỹ năng làm việc nhóm: Một số công việc đòi hỏi sự thảo luận, hỗ trợ giữa các nhân viên với nhau nên bản thân mình cần chủ động tìm hiểu thông tin, đề xuất phương án và thống nhất cách giải quyết với đồng nghiệp.  Kỹ năng ứng xử trong tiệc tùng: Làm việc trên bàn nhậu đã và đang là phong cách làm việc của người Việt Nam, đặc biệt các công việc như Tín dụng, Bán hàng, kinh doanh. Tôi hiểu được vai trò quan trọng của viêc này cũng như cách xã giao kết hợp tiệc tùng với công việc. 4. Kế hoạch sau khi thực tập Với những trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế học hỏi được từ quá trình thực tập nhận thức, tôi thiết lập cho mình một số hướng đi tiếp theo trong tương lai với mục đích phát triển bản thân và tăng khả năng cạnh tranh trên con đường xin việc sau khi tốt nghiệp Đại học:  Chăm chỉ học tập nhằm cải thiện kết quả trong hai năm cuối, chủ động tìm tòi, học hỏi từ sách vở về nghiệp vụ Ngân hàng và kinh nghiệm của giảng viên đứng lớp.  Tham dự các buổi hội thảo, chuyên đề liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng, cũng như hội thảo về nhu cầu, điều kiện nguồn nhân lực ngành này.  Dành thời gian đi làm thêm để nâng cao kỹ năng xã hội, phát triển bản thân giúp suy nghĩ, cách ứng xử hòa đồng hơn với mọi người và mở rộng mối quan hệ.  Tham gia một số khóa học ngắn hạn nghiệp vụ Ngân hàng cần thiết nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao khả năng cạnh tranh khi xin việc.  Ngoài ra, đăng ký học văn bằng hai về Luật kinh tế nhằm nắm rõ quy định, điều luật trong thời buổi kinh tế Việt Nam hiện nay. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang 28 KẾT LUẬN Đối với tôi, thời gian thực tập tại Ngân hàng Quân Đội (MB) – chi nhánh TP HCM là sự trải nghiệm, cơ hội đáng quý để nhận thức được môi trường ngân hàng năng động. Qua đó tôi học được nhiều điều mới mẻ, bổ ích và đồng thời nhận ra nhiều điều cá nhân tôi còn hạn chế để từ đó xác định được cách cải thiện chúng ngày một tốt hơn. Tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập nhưng với sự kiên nhẫn, chủ động tìm hiểu và sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ các anh/chị trong phòng Khách hàng cá nhân đã giúp tôi hoàn thành tốt công việc được giao, cũng như hoàn thành các mục tiêu mà tôi đã đề ra trong kì thực tập nhận thức này. Tuy nhiên, vẫn còn hai mục tiêu tôi nhận thấy chưa thực hiện tốt là:  Nhìn nhận lại kiến thức đã học và áp dụng nó vào công việc nhằm thấy được mối quan hệ giữa việc học lý thuyết và áp dụng thực tế: Trong quá trình làm việc, tôi thấy nghiệp vụ của Ngân hàng Quân Đội nói riêng (ví dụ như lập báo cáo đề xuất tín dụng cá nhân, cập nhật hệ thống T24, đánh giá khả năng tài chính cá nhân,vv) và hệ thống Ngân hàng nói chung rất đa dạng nên kiến thức được học trong trường chưa thật sự đáp ứng được trong công việc.  Chủ động trao đổi với nhân viên tại nơi thực tập nhằm học hỏi, tiếp thu phong cách làm việc của họ: Với thời gian thực tập gần hai tháng, tôi chưa thể tiếp thu được hoàn toàn phong cách làm việc của các anh/chị trong phòng, đặc biệt phòng tín dụng cá nhân, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, năng động và xử lý tình huống nhanh, hiệu quả. Bởi lẽ muốn tiếp nhận có chọn lọc và tạo thói quen cho mình cần một khoảng thời gian dài. Tôi rất hy vọng và mong muốn trường Đại học Hoa Sen tạo điều kiện cho sinh viên có thêm những cơ hội thực tập, tiếp xúc và làm việc, hòa nhập với môi trường doanh nghiệp hơn nữa. Nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu của doanh nghiệp với khả năng của sinh viên. Qua bài báo cáo này, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các anh chị trong phòng Khách hàng cá nhân để tôi nhận thấy được những sai sót nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời củng cố lại kiến thức để thực hiện những bài báo cáo sau được tốt hơn. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang ix TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu bằng văn bản của phòng Khách hàng cá nhân, Ngân hàng Quân Đội - Chi nhánh TP HCM  Tài liệu điện tử bản cáo bạch của Ngân hàng Quân Đội năm 2012, bản phân tích chứng khoán công ty chứng khoán Vietcombank.  Trang: www.mbb.com.vn  Trang: www.hoasen.edu.vn Trường Đại học Hoa Sen KN1011 Trang x PHỤ LỤC Phụ lục bao gồm văn bản tham khảo:  Đơn Thông tin khách hàng cung cấp (khách hàng cá nhân)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf104624_tran_dang_dang_quan_0817.pdf
Luận văn liên quan