Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty Cổ phần Tôn Đông Á

Công ty CP Tôn Đông Á là một trong những công ty lớn, tiên phong và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sắt thép. Sự phát triển của Công ty CP Tôn Đông Á là một sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên từ tất cả các phòng ban bao gồm Phòng Kế toán – Tài chính. Qua quá trình 2 tháng được học tập và làm việc thực thụ như một nhân viên kế toán tại công ty, trong một môi trường kế toán được tổ chức chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả đã giúp cho tôi cũng cố được kiến thức và học hỏi một số kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, nhờ đó có một cái nhìn cơ bản hơn về công tác kế toán tại một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự hổ trợ nhiệm tình của các anh chị Phòng Kế toán – Tài chính Công ty Tôn Đông Á.

pdf52 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6747 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hướng dẫn Tp Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm ….. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page iii TRÍCH YẾU Báo cáo thực tập nhận thức này là sự tự tìm hiểu, hòa nhập của sinh viên khi thực tập tại môi trường doanh nghiệp. Lý thuyết và thực tế là hai mặt bổ sung cho nhau, kiến thức trên sách vở là những gì đã được đúc kết qua thời gian dài, giúp người học hiểu được cách thức, phương pháp. Trên thực tế, để thực điều này còn đòi hỏi phải áp dụng kết hợp kiến thức giữa nhiều môn học khác nhau cũng như kĩ năng giao tiếp cá nhân, kĩ năng làm việc nhóm. Với phương châm “Tinh thần học thực, Chất lượng chuẩn mực” trường Đại học Hoa Sen đang tạo điều kiện cho sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học được từ trên ghế nhà trường vào thực tiễn. Chính phương châm này đã và đang giúp cho sinh viên của trường tự hòa nhập vào môi trường làm việc, nhằm mục đích đào tạo những con người “vững lý thuyết, tốt thực hành” trong tương lai, đảm bảo chất lượng sinh viên đầu ra của nhà trường. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng đến: - Chủ tịch Hội Đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty CP Tôn Đông Á, ông Nguyễn Thanh Trung - Kế toán trưởng, bà Hoắc Tú Hương - Người hướng dẫn: chị Nguyễn Thị Thanh Tâm - Cùng các anh chị Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Nhân sự - Hành Chánh đã tạo điều kiện cho tôi có được cơ hội cọ sát với thực tế trong môi trường doanh nghiệp bên cạnh với những kiến thức được học tập tại trường, tôi đã có thêm những kiến thức, kĩ năng thực tiễn. Các anh chị Phòng Kế Toán – Tài chính Công ty CP Tôn Đông Á đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn tôi hoàn thành công việc được giao. Từ đó giúp tôi hoàng thành báo cáo này. Về phía nhà trường Đại học Hoa Sen, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến: - Ban giám hiệu trường Đại học Hoa Sen - Giảng viên điều phối, thầy Ngô Hữu Hùng - Giảng viên hướng dẫn, cô Nguyễn Phương Quỳnh đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp và hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page v MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP.................................................... i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................ ii TRÍCH YẾU ................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iv MỤC LỤC ........................................................................................................ v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... x LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Nhập đề ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 1 3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 1 4. Kết cấu đề tài .......................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH THÉP VIỆT NAM .......................... 2 1. Tổng quan ngành thép Việt Nam năm 2012 ....................................... 2 2. Triển vọng ngành thép năm 2013 ......................................................... 4 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CP TÔN ĐÔNG Á ....................... 6 1. Giới thiệu chung về Công ty (Nguồn Tôn Đông Á) ............................ 6 2. Quá trình hình thành và phát triển (Nguồn: Tôn Đông Á) ............... 8 3. Lĩnh vực hoạt động (Nguồn: Tôn Đông Á) ....................................... 10 4. Tôn chỉ hoạt động (Nguồn: Tôn Đông Á) .......................................... 12 5. Sơ đồ tổ chức (Nguồn: Tôn Đông Á) .................................................. 13 6. Các danh hiệu đã đạt được (Nguồn: Tôn Đông Á) ........................... 14 7. Tình hình hoạt động ............................................................................ 15 Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page vi 7.1. Báo cáo tài chính năm 2011 (Nguồn: Tôn Đông Á) .......................... 15 7.1.1. Bảng cân đối kế toán ........................................................................... 15 7.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .............................................. 16 7.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................. 17 7.2. Phân tích các hệ số .............................................................................. 18 7.2.1. Hệ số khả năng thanh toán ................................................................. 18 7.2.2. Tỷ số kết cấu vốn .................................................................................. 18 7.2.3. Tỷ suất hoạt động ................................................................................. 19 7.2.4. Tỷ suất lợi nhuận ................................................................................. 19 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN TẠM ỨNG ......................................................................................................................... 20 1. Mục đích ............................................................................................... 20 2. Phạm vi áp dụng .................................................................................. 20 3. Hệ thống chứng từ ............................................................................... 21 4. Mô tả ..................................................................................................... 22 4.1. Quy trình tạm ứng ............................................................................... 22 4.2. Quy trình thanh toán tạm ứng ............................................................ 24 CHƯƠNG 4: CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY .............................................. 27 1. Sơ đồ tổ chức tại Phòng Kế toán – Tài chính .................................... 27 2. Các công việc thực tập ......................................................................... 28 2.1. Sắp xếp phiếu thu, phiếu chi ............................................................... 28 2.2. Sắp xếp phiếu nhập kho, xuất kho ...................................................... 29 2.3. Sắp xếp hóa đơn giá trị gia tăng ......................................................... 30 2.4. Sắp xếp các giấy báo nhận tiền từ ngân hàng .................................... 31 2.5. Ghi nhận sổ giao chứng từ kế toán..................................................... 32 2.6. Đóng mộc các hóa đơn bán hàng........................................................ 32 2.7. Đục lỗ và đóng bì các hóa đơn ............................................................ 33 2.8. Kiểm kê sổ phụ tài khoản không kì hạn ngân hàng .......................... 34 3. Bài học ................................................................................................... 34 Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page vii 4. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm việc .................................. 35 4.1. Thuận lợi .............................................................................................. 35 4.2. Khó khăn .............................................................................................. 35 CHƯƠNG 5: CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.............................................. 36 1. Mục tiêu của Công ty (Nguồn: Tôn Đông Á) .................................... 36 2. Kiến nghị chung ................................................................................... 37 3. Kiến nghị bộ phận Kế toán – Tài chính ............................................. 38 KẾT LUẬN .................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40 Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BĐS: bất động sản - BTGĐ: Ban Tổng Giám Đốc - CP: cổ phần - CB-CNV: cán bộ - công nhân viên - CƯVT: Cung Ứng Vật Tư - HĐQT: Hội đồng quản trị - KCN: Khu công nghiệp - KTT: Kế toán trưởng - KTVBT: kế toán vốn bằng tiền - LME: thị trường Thép London (London Metal Exchange) - NV: Nhân viên đề nghị - TP: Thành phố - TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - TQ: Thủ quỹ - VAT: thuế giá trị gia tăng (Value add tax) - VSA: Hiệu hội Thép Việt Nam (Vietnam Steel Association) Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Diễn biến giá phôi thép LME 2012 .................................................. 3 Biểu đồ 2: Số tồn kho và tiêu thụ của các công ty trong VSA ........................ 3 Biểu đồ 3: Thị phần thép xây dựng 2012 .......................................................... 4 Bảng 1: Các danh hiệu đã đạt được ................................................................ 14 Bảng 2: Bảng cân đối kế toán 2011 .................................................................. 15 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 .................................... 16 Bảng 4: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2011 ........................................................ 17 Bảng 5: Hệ số khả năng thanh toán 2009-2011 .............................................. 18 Bảng 6: Tỷ số kết cấu vốn 2009-2011 .............................................................. 18 Bảng 7: Tỷ số hoạt động 2009-2011 ................................................................. 19 Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận 2009-2011 .............................................................. 19 Bảng 9: Lưu đồ tạm ứng ................................................................................... 22 Bảng 10: Lưu đồ thanh toán tạm ứng ............................................................. 24 Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Logo Công ty CP Tôn Đông Á ............................................................. 6 Hình 2: Hình ảnh trụ sở chính của công ty ...................................................... 6 Hình 3: Hình ảnh chi nhánh Đà Nẵng .............................................................. 7 Hình 4: Sản phẩm tôn mạ kẽm ........................................................................ 10 Hình 5: Sản phẩm tôn mạ màu ........................................................................ 11 Hình 6: Sản phẩm hộp kim nhôm kẽm ........................................................... 11 Hình 7: Sơ đồ tổ chức Công ty CP Tôn Đông Á ............................................. 13 Hình 8: Sơ đồ tổ chức Phòng Kế toán – Tài chính ......................................... 27 Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Nhập đề Hội nhập với môi trường doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức từ trên ghế nhà trường. Làm quen với môi trường doanh nghiệp và áp dụng các kiến thức đã học cũng như học hỏi kinh nghiệm, tác phong, cách tổ chức và sắp xếp công việc chính là bước đầu trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì lẽ đó thực tập nhận thức là bước đệm đầu cho quá trình hội nhập doanh nghiệp và định hướng tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, báo cáo nhận thức này là một bản ghi chép thiện hiện các công việc thực tập hội nhập công ty, mà còn là bản báo cáo sơ bộ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu 1: Làm quen với môi trường doanh nghiệp - Mục tiêu 2: Áp dụng các kiến thức và kĩ năng được học vào công việc - Mục tiêu 3: Học hỏi kinh nghiệm làm việc, tìm hiểu công tác kế toán tại doanh nghiệp thực tập. Từ đó đúc kết kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. - Mục tiêu 5: Nhận xét và đề xuất. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá - Quan sát - Tham khảo ý kiến 4. Kết cấu đề tài Báo cáo thực tập nhận thức sẽ bao gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan về ngành thép Việt Nam - Chương 2: Giới thiệu về Công ty CP Tôn Đông Á - Chương 3: Quy trình tạm ứng và thanh toán tạm ứng - Chương 4: Công việc tại công ty - Chương 5: Các kiến nghị, đề xuất Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH THÉP VIỆT NAM 1. Tổng quan ngành thép Việt Nam năm 2012 Chịu ảnh hưởng chung từ nền kinh tế, ngành thép Việt Nam trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành thép đều đang có xu hướng xấu hơn so với năm 2011. Lợi nhuận giảm mạnh mặc dù doanh thu đa phần các công ty đều tăng. Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với việc cung vượt quá cầu dẫn đến các vấn đề như tiêu thụ khó, tồn kho lớn, cạnh tranh nội bộ ngành. Trong năm qua ngành thép đã có những bước chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm. Tổng sản lượng tiêu thụ ước tính tăng khoảng 3% so với năm 2011. Trong dó, sản phẩm thép xây dựng được coi là có nhu cầu tiêu thụ cao nhất (trên 50%) ước tính sụt giảm 10% trong năm 2012 cao hơn nhiều so với mức giảm 2% của năm trước. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc phá sản. Tuy nhiên lượng tiêu thụ các loại thép khác như ống thép, thép cán nguội, tôn mạ kẽm, lạnh, màu tăng 20% - 40%. Nguồn cung thép xây dựng tăng liên tục và vượt xa cầu. Do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt đầu tư công và trầm lắng của thị trường bất động sản, tiêu thụ thép xây dựng bình quân đạt khoảng 350.000 triệu tấn/tháng. Theo VSA, tổng công suất của các nhà máy sản xuất thép trong nước tính đến thời điểm này đạt khoảng 17 triệu tấn/năm, trong khi khả năng tiêu thụ tiềm năng hàng năm chỉ đạt khoảng 10 triệu tấn các loại. Đồng nghĩa với việc các nhà máy đang chạy bình quân khoảng 50% công suất thiết kế. Nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng mạnh. Tính đến tháng 11/2012 nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt 2.15 triệu tấn (gần 1/3 tổng nhập khẩu thép của Việt Nam) tăng 44.5% so với cùng kì năm 2011. Giá thép Trung Quốc rẻ hơn giá thép nội địa nên đây cũng là một yếu tố cạnh tranh mạnh đối với các doanh nghiệp trong nước. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 3 Tiêu thụ khó khăn, tồn kho tăng cao. Theo số liệu của VSA đến đầu tháng 10, riêng thép xây dựng tồn kho của các thành viên VSA đã vượt 328.000 tấn, cao hơn nhiều so với mức thông thường 200 - 250.000 tấn. Trong năm 2012, đã có lúc lượng hàng tồn kho lên tới 400.000 tấn tương đương với giá trị 6.000 tỷ đồng. Tồn kho lớn làm tăng chi phí tài chính, và chậm vòng luân chuyển vốn của các công ty, dẫn đến thua lỗ, mất thanh khoản. Biểu đồ 1: Diễn biến giá phôi thép LME 2012 Biểu đồ 2:Số tồn kho và tiêu thụ của các công ty trong VSA Miếng bánh thị phần đang được phân chia lại. Mặc dù tổng lượng tiêu thụ giảm, nhưng các công ty đầu ngành thép là Pomina và Hòa Phát vẫn tiếp tục tăng công suất và chiếm thêm thị phần từ các công ty nhỏ. Bên cạnh đó lượng thép nhập khẩu chính ngạch và nhập lậu từ Trung Quốc cũng góp phần đẩy các công ty nhỏ trong ngành thép vào tình trạng rất khó khăn. Đa số các công ty thép đều vận hành dưới 50% công suất, đặc biệt là các công ty có thị phần và công suất thấp dưới 100.000 tấn/năm. Đã có khoảng 30% công ty thép tư nhân phải ngừng hoạt động, nhiều các tên tuổi lớn sản xuất và thương mại thép của các năm trước như Vạn Lợi, Đình Vũ, Thái Sơn, Tân Tây Đô,… cũng dừng hoạt động hoặc đổi chủ sở hữu. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 4 Biểu đồ 3: Thị phần thép xây dựng 2012 2. Triển vọng ngành thép năm 2013 Triển vọng ngành thép năm 2013. ngành thép là ngành sản xuất quan trọng, có liên quan trực tiếp với triển vọng các ngành Xây dựng, Bất động sản, cũng như giá cả nguyên liệu đầu vào của thị trường thế giới. Do vậy ngành thép có mức độ nhạy cảm với biến động kinh tế trong nước cũng như nước ngoài rất cao. Dự kiến ngành thép xây dựng Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm suy giảm tiêu thụ trước khi có cơ hội phục hồi, mức tăng trưởng dự kiến là âm 5% trong năm 2013. Tuy nhiên kết quả thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: - Hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, và hỗ trợ cho BĐS, xây dựng - Diễn biến Tỷ giá USD/VND; - Giá đầu vào: thép phế, quặng, than cốc, thép cán nóng và điện; - Chính sách đối với các sản phẩm thép nhập khẩu (chủ yếu là từ Asean và Trung Quốc) - Chính sách hỗ trợ thép trong nước (đề xuất giảm VAT, ưu tiên thép nội trong đầu tư công,..) Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 5 Triển vọng công ty thép năm 2013. Sau hai năm tăng trưởng toàn ngành âm gần 12%, năm 2013 dự kiến sẽ tiếp tục là một năm có sự phân hóa mạnh mẽ hơn nữa trong số các doanh nghiệp thép Việt Nam. Đa số doanh nghiệp quy mô nhỏ và trung bình sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng mất thị phần, tồn kho lớn, gây thua lỗ, mất thanh khoản thậm chí phá sản. Bên cạnh đó những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất, khả năng quản trị tốt hơn sẽ có cơ hội chiếm thêm thị phần. Tuy nhiên, miếng bánh thị trường nhỏ đi, trong khi cạnh tranh cao, khiến ngay cả các doanh nghiệp dẫn đầu ngành thép xây dựng thì biên lợi nhuận ngày cảng mỏng và lợi nhuận sẽ không được cải thiện so với năm 2012. Thép tấm, tôn mạ và thép ống, vẫn có cơ hội tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu vẫn đang tăng lên đối với các sản phẩm thép này. Do vậy các doanh nghiệp thuộc ngành thép tấm, tôn mạ và thép ống vẫn có cơ hội duy trì tốc độ tăng trưởng tương đương 2012. Nguồn: BSC Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CP TÔN ĐÔNG Á 1. Giới thiệu chung về Công ty (Nguồn Tôn Đông Á) - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN ĐÔNG Á - Người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Thanh Trung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc - Tên giao dịch tiếng Anh: TONDONGA Corporation - Tên viết tắt: TDA Corp. - Vốn điều lệ: 200.700.000.000 (Hai trăm tỷ, bảy trăm triệu đồng) - Logo công ty: Hình 1: Logo Công ty CP Tôn Đông Á Nguồn: Tôn Đông Á - Trụ sở chính: Hình 2: Hình ảnh trụ sở chính của công ty Nguồn Tự chụp Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 7 Số 5, Đường Số 5, KCN Sóng Thần 1, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Bình Dương Điện thoại: 0650. 3732575 Fax: 0650. 3790420 Email: info@tondonga.com.vn Website: www.tondonga.com.vn - Văn Phòng Đại Diện: 18 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh. - Văn Phòng Đại Diện tạm thời: A1-17 Khu Villa Sai Gon Pearl, Số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. - Chi nhánh Đà Nẵng: Hình 3: Hình ảnh chi nhánh Đà Nẵng Nguồn: Tôn Đông Á Địa chỉ: Lô M đường số 4A, KCN Liên Chiểu, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 8 2. Quá trình hình thành và phát triển (Nguồn: Tôn Đông Á) Công ty Tôn Đông Á, được thành lập vào cuối năm 1998 và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 1999. Vào đầu năm 2009, Tôn Đông Á đã bước sang một bước ngoặt lớn là chuyển đổi từ hình thức Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn sang Công ty Cổ phần để phù hợp với tình hình phát triển của Công ty và hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Tôn Đông Á là đơn vị chuyên sản xuất tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh) phục vụ cho ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng, Công ty có nhà máy đặt tại Số 5, đường Số 5, khu Công nghiệp Sóng Thần 1, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với tổng diện tích nhà xưởng hơn 35.000m2. Nhà máy Tôn Đông Á hiện có 2 dây chuyền mạ kẽm, 3 dây chuyền mạ màu và 1 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF với tổng công suất thiết bị 250.000 tấn/năm đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2008. Vào đầu năm 2006, dây chuyền mạ màu đầu tiên của Tôn Đông Á đã lắp đặt hoàn chỉnh theo công nghệ của Hàn Quốc và đưa vào hoạt động sản xuất. Đến năm 2009, Công ty Tôn Đông Á tiếp tục đưa dây chuyền mạ màu thứ 2, dây chuyền được thiết kế, lắp đặt, vận hành bởi chính đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Tôn Đông Á. Dây chuyền được thiết kế theo công nghệ tiên tiến, các thiết bị chính của dây chuyền được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu. Dây chuyền có thể sản xuất với dãy sản phẩm có độ dày từ 0.12 – 0.8 mm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản. Vào quý 3 năm 2010, dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF đã chính thức đi vào hoạt động để Tôn Đông Á có thể tham gia vào thị trường tôn mạ với các sản phẩm tôn lạnh, tôn lạnh màu chất lượng cao phục vụ tốt cho các nhu cầu xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay và trong tương lai theo sư phát triển của đất nước. Vào đầu năm 2011 dây chuyền mạ màu thứ 3 ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của Khách hàng. Việc ra đời 3 dây chuyền mạ màu và dây chuyền mạ Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 9 hợp kim nhôm kẽm công nghệ NOF đã đánh dấu một bước phát triển mới của Tôn Đông Á nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao và đa dạng của thị trường. Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đã xây dựng và phát triển một mạng lưới phân phối rộng khắp trải dài từ Bắc vào Nam, và đã xuất khẩu ổn định vào các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và các nước Châu Phi, Trung Đông. Tôn Đông Á đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2008 về lĩnh vực sản xuất và cung ứng tôn mạ kẽm, tôn mạ màu, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm từ năm 2006 và được duy trì hàng năm. Ngoài ra, Tôn Đông Á cũng đã nhận được các giải thưởng cao quí như Giải Vàng Giải thưởng Chất Lượng Quốc Gia do thủ tướng chính phủ trao tặng; giải thưởng Sao Vàng Đất Việt - Top 100; danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do Người tiêu dùng bình chọn; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Cúp vàng Hội chợ VietBuild cùng các giải thưởng khác… Điều này đánh dấu bước phát triển thương hiệu Tôn Đông Á cũng như chất lượng của sản phẩm Tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và tôn mạ hợp kim nhôm kẽm của Tôn Đông Á đã được nhiều khách hàng chấp nhận. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 10 3. Lĩnh vực hoạt động (Nguồn: Tôn Đông Á) Sản xuất kinh doanh thép cán nóng – cán nguội, thép lá mạ kẽm, mạ lạnh, lạnh màu, thép ống các loại. Tôn mạ kẽm Tôn Đông Á được sản xuất theo công nghệ mạ nhúng nóng liên tục. Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G3302:1998. Sản phẩm có khả năng chống ăn mòn cao trong môi trường tự nhiên. Hình 4: Sản phẩm tôn mạ kẽm Nguồn Tông Đông Á Tôn mạ màu được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản: JIS G3312:1998 (Tôn kẽm mạ màu) và JIS G3322:1994 (Tôn lạnh mạ màu). Sản phẩm đẹp với những màu sắc đa dạng, có tính năng chịu sự khắc nghiệt của môi trường tốt, độ bền vượt trội. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 11 Hình 5: Sản phẩm tôn mạ màu Nguồn: Tôn Đông Á Sản phẩm Tôn mạ hợp kim nhôm - kẽm Tôn Đông Á (Tôn lạnh) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại NOF – công nghệ mà các nước phát triển hiện nay trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Châu Âu, Mỹ….đang sử dụng. Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS G3321:1998. Sản phẩm có độ bền và khả năng chống ăn mòn cao trong môi trường tự nhiên. Hình 6: Sản phẩm tôn mạ hộp kim nhôm kẽm Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 12 4. Tôn chỉ hoạt động (Nguồn: Tôn Đông Á) Với phương châm "Chất lượng - Uy tín - Phát triển vững bền", công ty Cổ phần Tôn Đông Á có những chính sách thường xuyên nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh tái đầu tư dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính đa dạng, phong phú của sản phẩm qua đó khẳng định vị thế của thương hiệu Tôn Đông Á trên thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới các thị trường xa hơn. Tôn Đông Á luôn thực thi cam kết với các đối tác, khách hàng và nguời tiêu dùng về mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ với giá thành cạnh tranh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường và tạo nên uy tín cho thương hiệu. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 13 5. Sơ đồ tổ chức (Nguồn: Tôn Đông Á) Hình 7: Sơ đồ tổ chức công ty cp Tôn Đông Á Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 14 6. Các danh hiệu đã đạt được (Nguồn: Tôn Đông Á) Bảng 1: Các danh hiệu đã đạt được Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 15 7. Tình hình hoạt động 7.1. Báo cáo tài chính năm 2011 (Nguồn: Tôn Đông Á) 7.1.1. Bảng cân đối kế toán Bảng 2: Bảng cân đối kế toán 2011 Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 16 7.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 17 7.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng 4: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 18 7.2. Phân tích các hệ số 7.2.1. Hệ số khả năng thanh toán Bảng 5: Hệ số khả năng thanh toán 2009-2011 Nguồn: Tôn Đông Á Theo số liệu thống kê chung trên trang điện tử cổ phiếu 68 về ngành thép, mức khả năng thanh toán hiện hành chung của ngành là 1.11 trong năm 2011. Ta có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty trong năm 2011 là 1.27 thấp hơn mức giới hạn hợp lý nhưng khá tốt so với các công ty cùng ngành. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức thấp dù đã cải thiện nhiều so với năm 2010 (từ 0.05 lên 0.32) nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho lớn chiếm 70,21% tài sản ngắn hạn. 7.2.2. Tỷ số kết cấu vốn Bảng 6: Tỷ số kết cấu vốn 2009-2011 Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 19 Nhìn chung nhóm chỉ số kết cấu vốn của công ty rất tốt, nằm trong khoảng giới hạn hợp lý và không trên lệch nhiều so với kết cấu chung của các công ty cùng ngành. 7.2.3. Tỷ suất hoạt động Bảng 7: Tỷ số hoạt động 2009-2011 Nguồn: Tôn Đông Á Nhóm tỷ suất hoạt động của công ty trong năm 2011 có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2010 các chỉ số vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng tài sản đều nằm ở mức khá tốt so với mặt bằng chung của ngành. 7.2.4. Tỷ suất lợi nhuận Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận 2009-2011 Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 20 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh trong 3 năm. ROS giảm từ 7.16% năm 2009 xuống 1.88% năm 2011 mặc dù doanh thu qua các năm tăng nguyên nhân là do giá vốn nguyên vật liệu tăng cao. ROA giảm từ 15.67% năm 2009 xuống 5.37% năm 2011 cho thấy tình hình sử dụng tài sản của công ty đang giảm sút do các khoản đầu tư lớn chưa được khai thác hết công suất. Bên cạnh đó, ROE cũng giảm từ 41.14% năm 2009 xuống 15.65% năm 2011, nguyên nhân do công ty tiếp tục đầu tư đất 12ha Đồng An 2 và chưa có những phản ứng linh hoạt trước tình hình kinh tế. Tuy nhiên chỉ số ROA, ROE nhìn chung ở mức tương đối tốt so với mặt bằng chung của ngành năm 2011 là 3% (ROA) và 11% (ROE). CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TẠM ỨNG VÀ THANH TOÁN TẠM ỨNG 1. Mục đích - Tăng cường công tác quản lý tiền mặt, quản lý công nợ tạm ứng nhằm sử dụng tiền vốn đúng mục đích việc. - Xác định rõ trách nhiệm quyền hạn trong trình tự tạm ứng và quyết toán tiền tạm ứng. - Lưu trữ chứng từ chặt chẽ và có hệ thống phục vụ cho việc theo dõi, thanh quyết toán đúng đối tượng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này chi phối tất cả CB-CNV trong công ty, thuộc: - Phòng Kế toán – Tài chính - Phòng Kinh doanh 1, Kinh doanh 2 - Phòng Kế hoạch Xuất nhập khẩu - Phòng Nhân sự - Hành chánh Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 21 - Phòng Đầu tư – Pháp chế - Ban Quản Đốc 1, 2, 3 - Phòng Kỹ thuật - Phòng Dự án - Phòng KTP, KNL - VT - Phòng Cung ứng vật tư 3. Hệ thống chứng từ - Phiếu đề nghị tạm ứng (1 liên): lưu tại Phòng Kế toán – Tài chính - Phiếu thanh toán tạm ứng (1 liên): lưu tại Phòng Kế toán – Tài chính - Phiếu chi, phiếu chi tạm ứng (3 liên): o Liên 1: lưu tại Phòng Kế toán – Tài chính o Liên 2: nhân viên tạm ứng, người nhận tiền o Liên 3: thủ quỹ - Phiếu thu (3 liên): o Liên 1: lưu tại Phòng Kế toán – Tài chính o Liên 2: người nộp tiền o Liên 3: thủ quỹ Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 22 4. Mô tả 4.1. Quy trình tạm ứng Bảng 9: Lưu đồ tạm ứng Nguồn: Tôn Đông Á Quy trình tạm ứng được mô tả trên lưu đồ tạm ứng bao gồm các công đoạn: - Công đoạn 1: Đề xuất Mô tả: Trong quá trình kinh doanh phát sinh các nghiệp vụ kinh tế yêu cầu phải có tiền vốn để thực hiện, NV đề xuất cho tạm ứng tiền để thực thi nhiệm vụ, trình Trưởng/Phó phòng ban duyệt. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 23 Chuẩn chấp nhận: Ghi đúng, ghi đủ các yêu cầu trong biểu mẫu có sẵn, có ký tên của NV và Trưởng/Phó phòng. Trách nhiệm: Nhân viên, Trưởng/Phó phòng Biễu mẫu áp dụng: Phiếu đề nghị tạm ứng - Công đoạn 2: Quyết định Mô tả: Xem xét và quyết định cho tạm ứng. Chuẩn chấp nhận: Ký duyệt tạm ứng. Trách nhiệm: KTT, BTGĐ Biễu mẫu áp dụng: Phiếu đề nghị tạm ứng - Công đoạn 3: Thực hiện Mô tả: Viết phiếu chi tạm ứng, biên nhận. Chuẩn chấp nhận: Ghi rõ nội dung kinh tế phát sinh, họ tên người tạm ứng tiền. Trách nhiệm: KTVBT Biểu mẫu: Phiếu chi tạm ứng - Công đoạn 4: Thực hiện Mô tả: Căn cứ vào phiếu chi tạm ứng, chi tiền cho nhân viên. Chuẩn chấp nhận: Người nhận tiền ký nhận và ghi rõ họ tên, số tiền đã nhận. Trách nhiệm: TQ Biểu mẫu: Phiếu chi tạm ứng Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 24 - Công đoạn 5: Thực hiện Mô tả: Lưu đầy đủ hồ sơ tạm ứng tiền. Hoạch toán vào tài khoản kế toán, ghi chép sổ sách đúng đối tượng. Chuẩn chấp nhận: Hồ sơ lưu đầy đủ, có thứ tự, dễ tìm kiếm khi cần thiết. Trách nhiệm: KTVBT, TQ 4.2. Quy trình thanh toán tạm ứng Bảng 10: lưu đồ thanh toán tạm ứng Nguồn: Tôn Đông Á Quy trình thanh toán tạm ứng được mô tả trên lưu đồ bao gồm các công đoạn: Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 25 - Công đoạn 1: Đề nghị Mô tả: Khi thực hiện xong nghiệp vụ kinh tế, nhân viên tập hợp tất cả chứng từ phát sinh có liên quan, làm phiếu thanh toán tạm ứng để trừ số tiền mà nhân viên đã tạm ứng. Trình Trưởng/Phó phòng ký xác nhận. Chuẩn chấp nhận: Chứng từ đầy đủ, rõ ràng, có thứ tự thời gian. Trách nhiệm: NV Biễu mẫu áp dụng: Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu đề nghị tạm ứng. Các hóa đơn, chứng từ liên quan. - Công đoạn 2: Kiểm tra, đối chiếu Mô tả: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu tổng số tiền đề nghị thanh toán với các chứng từ hóa đơn, biên nhận kèm theo. Chuẩn chấp nhận: Chứng từ đầy đủ, rõ ràng, có thứ tự thời gian. Trách nhiệm: KTVBT Biễu mẫu áp dụng: Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu đề nghị tạm ứng. Các hóa đơn, chứng từ liên quan. - Công đoạn 3: Ký duyệt Mô tả: Kiểm tra xem xét, ký duyệt Chuẩn chấp nhận: Chứng từ đầy đủ, rõ ràng, có thứ tự thời gian. Trách nhiệm: KTT, BTGĐ Biễu mẫu áp dụng: Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu đề nghị tạm ứng. Các hóa đơn, chứng từ liên quan - Công đoạn 4: Thực hiện Mô tả: Viết phiếu thu nếu số tiền đã ứng lớn hơn số tiền được duyệt chi. Viết phiếu chi nếu số tiền đã ứng nhỏ hơn số tiền được duyệt chi. Chuẩn chấp nhận: Ghi rõ ràng, đúng số tiền đã duyệt. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 26 Trách nhiệm: KTVBT Biểu mẫu áp dụng: Phiếu thu, phiếu chi - Công đoạn 5: Thực hiện Mô tả: Thu lại tiền của NV hoặc chi thêm tiền cho NV. Chuẩn chấp nhận: Thu chi bù trừ nhau không nhầm lẫn. Trách nhiệm: TQ Biểu mẫu áp dụng: Phiếu thu, phiếu chi - Công đoạn 6: Thực hiện Mô tả: Lưu đầy đủ hồ sơ tạm ứng tiền. Hạch toán vào tài khoản kế toán, ghi chép sổ sách đúng đối tượng. Chuẩn chấp nhận: hồ sơ lưu đầy đủ, có thứ tự, dễ tìm kiếm khi cần thiết. Trách nhiệm: KTVBT, TQ Biểu mẫu áp dụng: Phiếu thu, phiếu chi. Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu đều nghị tạm ứng. Các hóa đơn. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 27 CHƯƠNG 4: CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY 1. Sơ đồ tổ chức tại Phòng Kế toán – Tài chính Hình 8: Sơ đồ tổ chức Phòng Kế toán – Tài chính Nguồn: Tôn Đông Á Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 28 Phòng Kế toán – Tài chính Công ty CP Tôn Đông Á được chia làm 2 bộ phận: Bộ phận KT – TC 1: nằm tại Trụ Sở Chính của Công ty tại Bình Dương. Bộ phận KT – TC 2: nằm tại Văn Phòng Đại Diện của công ty tại TP.HCM. 2. Các công việc thực tập Trong quá trình thực tập tại Công ty CP Tôn Đông Á trong 2 tháng, tôi được Công ty sắp xếp vào vị trí một thực tập sinh trong Phòng Kế toán – Tài chính của công ty tại trụ sở chính. Tôi được phân công thực tập tại công ty 3 buổi/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 5 và thứ 6 với thời gian từ 8h cho tới 16h30. Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi được tiếp xúc với các công việc như sau: 2.1. Sắp xếp phiếu thu, phiếu chi Phiếu thu, phiếu chi là chứng từ thu, chi tiền mặt khi phát sinh một nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tiền mặt. Phiếu thu, phiếu chi cũng là một dạng hóa đơn thể hiện một quá trình giao dịch đã hoàn thành đối với khoản tiền đó. Vì vậy phiếu thu, phiếu chi thể hiện quá trình giao dịch tiền mặt, sau đó phải có hoá đơn tài chính kèm theo, là hình thức giúp cho các bên hiểu là mình đã thanh toán và bên khách hàng đã trả tiền. Một số khoản mục chính trên phiếu thu: Ngày tháng năm, số, nợ, có, họ tên người nộp, địa chỉ, lý do, số tiền, chứng từ gốc và chử ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, người lập phiếu, người nộp, thủ quỹ. Một số khoản mục chính trên phiếu chi: Ngày tháng năm, số, nợ, có, họ tên người nhận tiền, địa chỉ, lý do, số tiền và chử ký của kế toán trưởng, thủ quỷ, người lập phiếu, người nhận tiền. Công việc thực hiện: - Lọc các loại phiếu thu chi (liên 1) khác nhau như phiếu thu, phiếu chi tạm ứng, phiếu chi vận chuyển, phiếu chi trả vốn vay. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 29 - Sắp xếp phiếu thu, phiếu chi theo thứ tự giảm dần trên mục số của phiếu. Khó khăn: - Số lượng phiếu hàng tháng tương đối lớn. - Các loại phiếu được để chung với nhau nên việc phân loại ra riêng tốn nhiều thời gian. - Số trên phiếu thường đi kèm kí hiệu nên có thể bị nhầm lẫn khi sắp xếp. Kinh nghiệm học hỏi: - Các phiếu thu và phiếu chi trong công ty đa phần đều ghi lại các tài khoản kế toán cho việc cập nhật vào sổ cái và sẽ được sắp xếp và lưu trữ để đối chứng khi có sai xót hoặc kiểm kê lại. - Đối với các phiếu hủy, cần phải đính kèm 3 liên. 2.2. Sắp xếp phiếu nhập kho, xuất kho Phiếu nhập kho, xuất kho dùng để theo dõi tình hình tài sản của doanh nghiệp, và cung cấp thông tin về nguồn tài sản tăng, giảm làm cơ sở để định kỳ vào các sổ chi tiết, thẻ kho,... như sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, TSCĐ; bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn,... Các khoản mục chính trên phiếu nhập kho: ngày tháng năm, logo công ty, số, các thông tin hàng nhập, bảng kê khai hàng nhập, chử kí người lập phiếu, người giao hàng, thủ kho, kế toán trưởng. Các khoản mục chính trên phiếu nhập kho: ngày tháng năm, số, tên và địa chỉ người giao, nhập tại kho, bảng liệt kê hàng nhập, kí tên của người lập phiếu, người giao hàng, thủ kho, Phòng CƯVT, kế toán trưởng. Các khoản mục chính trên phiếu xuất kho: ngày tháng năm, số, tên và địa chỉ liên lạc của công ty xuất, các thông tin hàng xuất, bảng kê khai hàng xuất, chử ký của người nhận hàng, người lập phiếu, thủ kho, kế toán bán hàng, kế toán trưởng. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 30 Công việc thực hiện: - Sắp xếp phiếu nhập kho theo thứ tự giảm dần trên mục số. - Sắp xếp phiếu xuất kho theo thứ tự giảm dần trên mục số. - Phân loại phiếu xuất kho, nhập kho theo từng tháng riêng biệt. Khó khăn: Số lượng phiếu nhập kho và phiếu xuất kho rất lớn (trên 1000 phiếu hàng tháng) nên việc sắp xếp cần phải được thực hiện cẩn thận, có bất kì sai sót hay nhầm lẫn phải thông báo cho các anh chị kịp lúc. Kinh nghiệm học hỏi: - Phiếu xuất kho và nhập kho là một chứng từ quan trọng nên các khoản mục phải được ghi chép cẩn thận. - Đối với phiếu nhập kho phải được đính kèm với phiếu xuất kho của bên bán và phiếu cân hàng. - Hàng hóa ghi trên phiếu phải được kiểm tra, đối chiếu kỹ lưỡng. - Trong bảng kê khai hàng hóa của phiếu xuất kho và nhập kho đều được đánh dấu loại bỏ khoảng trống còn thừa bằng bút bi để tránh tình trang kê khai chồng thêm, ghi thêm. 2.3. Sắp xếp hóa đơn giá trị gia tăng Hóa đơn Giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT) (hay còn gọi là Hóa đơn tài chính hay Hóa đơn đỏ) là hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Trên hóa đơn VAT sẽ ghi rõ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hàng hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế VAT, thuế suất VAT và giá trị thuế VAT. Hóa đơn VAT còn được gọi là hóa đơn đỏ do liên giao cho khách hàng thường có màu đỏ hoặc hồng. Hóa đơn đặt mua theo mẫu TT 153/, xuất hóa đơn VAT khi bán hàng, kê khai việc sử dụng hóa đơn VAT và lưu giữ các liên còn lại của hóa đơn VAT. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể đăng ký xin phép với Bộ Tài Chính để có thể tự in hóa đơn VAT. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 31 Công việc thực hiện: - Sắp xếp hóa đơn VAT mua vào theo thứ tự giảm dần số bên góc phải được các anh chị đánh dấu bằng bút chì. - Sắp theo số hóa đơn VAT bán ra theo thứ tự giảm dần trên mục số của hóa đơn. Khó khăn: - Số lượng hóa đơn rất lớn. - Một số hóa đơn VAT mua vào do được đánh thứ tự bằng tay nên có thể bị sai số, thiếu hoặc mờ. Kinh nghiệm học hỏi: - Các hóa đơn giá trị gia tăng khi muốn hủy cần phải đính kèm thêm các liên khác và phải có biên bản ghi rõ lý do hủy. - Các khoản mục trên hóa đơn phải được điền rõ ràng, đầy đủ, với chữ ký và ghi rõ họ tên của các bên. 2.4. Sắp xếp các giấy báo nhận tiền từ ngân hàng Các hoạt động chuyển tiền ngân hàng đều được phía ngân hàng ghi nhận và gửi về công ty và được đóng gói trong bì thư cẩn thận. Bao gồm các giấy tờ: Giấy báo nhận tiền, bảng sao kê tài khoản, hóa đơn VAT. Công việc thực hiện: cắt, gở bì thư và sắp xếp các giấy tờ riêng biệt từ phía ngân hàng theo thứ tự ngày tháng năm. Khó khăn: Giấy tờ từ phía ngân hàng được đóng gói kỹ lưỡng trong bì thư và bấm kẹp bên ngoài nên việc cắt, gở phải được thực hiện cẩn thận tránh tình trạng cắt trúng giấy tờ bên trong. Kinh nghiệm học hỏi: - Biết cách sử dụng dụng cụ gở kẹp. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 32 - Rèn luyện tính cẩn thận. 2.5. Ghi nhận sổ giao chứng từ kế toán Sổ giao chứng từ kế toán được dùng để ghi lại thông tin giao nhận các chừng từ mà phòng kế toán nhận được từ các phòng ban khác. Công việc thực hiện: Kiểm kê và ghi nhận vào các giấy tờ mà phòng ban khác gửi đến theo ngày nhận, loại giấy tờ nhận, số của chứng từ nhận, các chứng từ còn thiếu. Khó khăn: - Số lượng chứng từ lớn. - Một số chứng từ bị nhàu nát nên việc sắp xếp phải được thực hiện cẩn thận. - Đôi khi một số chứng từ được bấm vào nhau không theo thứ tự nên rất dễ bị ghi nhận nhầm là thiếu. Kinh nghiệm học hỏi: Các chứng từ nhận được từ các phòng ban khác phải được ghi nhận đối chiếu cẩn thận. 2.6. Đóng mộc các hóa đơn bán hàng Hóa đơn bán hàng (thông thường) là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Công việc thực hiện: - Đóng mộc “bán hàng qua điện thoại” cho các hóa đơn bán hàng được khách hàng đặt qua điện thoại. - Đóng mộc họ tên cho các hóa đơn giá trị gia tăng đã được các anh chị ký. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 33 Khó khăn: - Lưu ý loại hóa đơn nào hủy đến tránh đóng mộc nhầm. - Dễ đóng sai vị trí mộc họ tên. - Mộc đóng dể bị thiếu chử do đóng không đều. Kinh nghiệm: - Tất cả các hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn xuất khẩu hàng,… đều phải có chữ kí và ghi rõ họ tên của 2 bên (trừ trường hợp bán hàng qua điện thoại). - Để các giấy tờ cần đóng mộc nơi phẳng và tránh bị tì trên vật khác để khi đóng mộc không bị mất chữ. 2.7. Đục lỗ và đóng bì các hóa đơn Tất cả các hóa đơn, chứng từ liên nội bộ và lưu trữ đều được tổng hợp và lưu trữ trong các bì xanh tối thiểu 5 năm theo yêu cầu của các cơ quản quản lý. Công việc thực hiện: Sau khi sắp xếp các chứng từ, công việc tiếp theo phải làm là đục lỗ và lưu trữ các chứng từ vào những bì xanh theo tháng và thứ tự đã sắp xếp từ trước. Khó khăn: - Việc đục lỗ các chứng từ cần phải thực hiện cẩn thận nhằm tránh rách giấy hoặc các giấy tờ được đục không đều nhau dễ dẫn tới tình trạnh rách, hỏng trong quá trình lưu trữ. - Số lượng hóa đơn, chứng từ lớn. - Dễ nhầm lẫn trong việc lưu trữ vị trí các hóa đơn, chứng từ. Kinh nghiệm: - Biết sử dụng máy đục lỗ, bì xanh, kẹp giấy. - Biết cách lưu trữ các hóa đơn, chứng từ. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 34 2.8. Kiểm kê sổ phụ tài khoản không kì hạn ngân hàng Sổ phụ ngân hàng là chứng từ đối chiếu giữa các nghiệp vụ của công ty với ngân hàng. Ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng của công ty phát sinh trong tháng. Công việc thực hiện: - Đối chiếu các thông tin trên sổ phụ tài khoản không kì hạn với giấy báo có, ủy nhiệm chi, hóa đơn VAT. - Một tờ a4 được ngân hàng in 2 giấy báo có, cắt giấy báo có thành từng bản riêng biệt. - Sắp xếp và đóng các chứng từ theo thứ tự: sổ phu tài khoản, giấy báo có, ủy nhiệm chi, hóa đơn VAT. Khó khăn: - Việc cắt giấy báo có cần được lưu ý cẩn thận, tránh tình trạng cắt mất chữ và nội dung trên giấy. - Một số giấy tờ thiếu hoặc dư hoặc gửi không cùng thời điểm nên dễ sắp xếp sai vị trí. - Tránh để chung các sổ phụ ghi nhận đơn vị ngoại tệ. Kinh nghiệm: - Có cơ hội quan sát các mẫu đơn sổ phụ tài khoản, giấy báo có, ủy nhiệm chi. - Biết sử dụng dụng cụ gở kẹp. - Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẫn thận. 3. Bài học Qua quá trình thực tập 2 tháng tại Công ty CP Tôn Đông Á, tôi học hỏi được một số kiến thức cơ bản cho việc hòa nhập doanh nghiệp của bản thân như sau: - Khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp tại công ty tôi phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 35  Tác phong chỉnh tề. Áo sơ mi trắng, quần tây đen, giầy tây cùng với thẻ thực tập sinh là những trang bị nên có khi thực tập tại công ty.  Đi làm đúng giờ. Thời gian làm việc bắt đầu từ 8h cho đến 16h30, tôi được phân công làm việc 3 ngày trong tuần là thứ 2, 5, 6.  Nghiêm túc trong công việc được giao. Ngoài ra, có bất cứ yêu cầu hoặc nghỉ phép đều phải được thông báo trước ít nhất 1 ngày cho chị Hương - Kế toán trưởng.  Các công việc không biết phải hỏi người phụ trách không được tự ý làm việc theo cá nhân.  Tuân thủ các quy tắc do Công ty đề ra. - Có cơ hội tiếp xúc quy trình thanh toán tạm ứng của công ty. - Biết cách sắp xếp, lưu trữ một số hóa đơn, chứng từ. - Biết cách sử dụng một số công cụ thường sử dụng trong môi trường doanh nghiệp như máy đục giấy, bì xanh. - Biết được thuế suất thuế nhập khẩu của nguyên liệu chính như kẽm thỏi (0%), thép lá (7%), chế phẩm (3%). 4. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm việc 4.1. Thuận lợi - Môi trường làm thông thoáng, thoải mái, thân thiện và hoà đồng; - Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi tạo điều kiện tốt để nhân viên được làm việc với trạng thái tinh thần thoải mái và thuận lợi. - Có cơ hội để ứng dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học tại trường lớp. - Học tập được nhiều kĩ năng, kiến thức mới, văn hoá ứng xử và kinh nghiệm làm việc thực tế tại văn phòng. - Rèn luyện thêm tính kiên trì, nhẫn nại và cẩn thận trong mọi công việc. 4.2. Khó khăn - Lần đầu tiếp xúc môi trường doanh nghiệp nên quá trình thích ứng với môi trường mới cũng chiếm một thời gian đáng kể. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 36 - Chưa có kinh nghiệm thực tập trước đó. - Vì đợi thực tập nằm trong khoảng thời gian công ty đang hoàn thiện sổ sách cho báo cáo tài chính cuối năm nên các anh chị rất bận rộn. - Kiến thức học được vẫn còn rời rạc, chưa có sự tập trung cụ thể vào một chuyên môn riêng. CHƯƠNG 5: CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Mục tiêu của Công ty (Nguồn: Tôn Đông Á) Với phương châm "Chất lượng - uy tín - phát triển vững bền", Công ty Cổ phần Tôn Đông Á luôn luôn tập trung vào nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh tái đầu tư dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính đa dạng, phong phú của sản phẩm qua đó khẳng định vị thế của thương hiệu Tôn Đông Á trên thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới các thị trường xa hơn. Tôn Đông Á luôn thực thi cam kết với các đối tác, khách hàng và nguời tiêu dùng về mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ với giá thành cạnh tranh nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường và tạo nên uy tín cho thương hiệu. - Lấy con người làm nền tảng cho sự phát triển; - Luôn cải tiến trong mọi hoạt động theo hướng nâng cao hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cho sản phẩm; - Luôn đề cao sự trung thực, tinh thần đòan kết và sức mạnh tập thể; - Lấy lợi nhuận hợp pháp - đạo đức kinh doanh làm nền tảng cho mọi thu nhập của công ty; - Chia sẻ thành công với cộng đồng. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 37 2. Kiến nghị chung Công ty đang có một nguồn lực rất lớn từ việc khai thác và đi vào sử dụng hệ thống ERP do đó việc triển khai một cách triệt để có thể giúp công ty tinh giảm thời gian xử lý công việc giữa các phòng ban, tăng tính chính xác, hiệu quả quản lý và năng suất công việc. Cách giảm chi phí không cần thiết, tìm nguồn hàng nguyên liệu, vật tư với giá cả cạnh tranh sẽ giúp công ty giảm thiểu chi phí vì đây là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ký kết các hợp đồng phái sinh như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn để phòng tránh rủi ro và cố định giá chi phí nguyên vật liệu trước những biến động của thị trường. Các chính sách mua trước trả tiền sau cũng sẽ giúp công ty có thêm một lượng vốn ngắn hạn cho các hoạt động của công ty. Tăng cường kênh bán hàng, mở rộng thị phần ra các tỉnh thành và các nước trong khu vực, áp dụng các chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm tăng doanh thu và giảm lượng hàng tồn kho của công ty. Quản lý chặt chẽ công nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Có các chính sách, quy định cụ thể với các khoản phải thu. Đối với các khoản nợ khó đòi có thể bán các khoản nợ đó cho các công ty thu hồi nợ. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, xây dựng một môi trường làm việc với việc đặt văn hóa doanh nghiệp lên hàng đầu, quan tâm đến đời sống công nhân viên là cách giúp cho công ty tăng cường năng lực sản xuất, thu hút nhân tài và cải thiện hình ảnh. Thường xuyên có các hoạt động từ thiện xã hội, khuyên góp xây nhà tình thương, ưu tiên công việc làm cho các cư dân trong khu vực là cách hướng đến mục tiêu chia sẽ thành công với cộng đồng. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 38 3. Kiến nghị bộ phận Kế toán – Tài chính Công ty đang thay đổi một số quy trình khi triển khai hệ thống ERP do đó nâng cao việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên và lần lượt cho tất cả các nhân viên trong phòng ban để tránh các sai sót có thể xảy ra. Việc nâng cấp máy tính cho phòng ban cũng một vấn đề giúp tăng hiệu quả công việc vì hệ thống máy tính trong Phòng Kế toán – Tài chính thỉnh thoảng hư hỏng, ngừng hoạt động. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 39 KẾT LUẬN Công ty CP Tôn Đông Á là một trong những công ty lớn, tiên phong và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sắt thép. Sự phát triển của Công ty CP Tôn Đông Á là một sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên từ tất cả các phòng ban bao gồm Phòng Kế toán – Tài chính. Qua quá trình 2 tháng được học tập và làm việc thực thụ như một nhân viên kế toán tại công ty, trong một môi trường kế toán được tổ chức chặt chẽ, linh hoạt và hiệu quả đã giúp cho tôi cũng cố được kiến thức và học hỏi một số kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, nhờ đó có một cái nhìn cơ bản hơn về công tác kế toán tại một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự hổ trợ nhiệm tình của các anh chị Phòng Kế toán – Tài chính Công ty Tôn Đông Á. Xin chân thành cảm ơn Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc cùng toàn thể Ban Lãnh Đạo Công ty. Xin chúc Công ty Tôn Đông Á ngày càng phát triển mạnh và bền vững. Đại học Hoa Sen – Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Page 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Website: tondonga.com.vn  Báo cáo thường niên năm 2011 công ty CP tôn Đông Á  Website: cophieu68.com  Website: danketoan.com  Báo cáo Triển vọng Ngành năm 2013 – Công ty TNHH Chứng khoán Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf104691_vu_hoang_minh_khoi_0205.pdf
Luận văn liên quan