Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty may mặc Quảng Việt

Thực sự hai tháng vừa qua đã đem lại ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp tương lai của tôi sau này khi mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập nhận thức này. Đối với tôi, đây sẽ là hành trang để tôi có thể chuẩn bị tốt hơn cho đợt thực tập năm cuối c ũng như làm quen với môi trư ờng làm việc thực tiễn. Trong quá trình thực tập, tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai lâm cũng như bỡ ngỡ khi bước đầu làm việc thực tế nhưng nhờ sự hỗ trợ hết mình của các anh chị trong công ty tôi đã dần quen với những công việc cơ bản và tự hào khi mình đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong quá trình thực tập nhận thức này.  Mục tiêu 1: Thông qua việc tìm hiểu môi trường làm việc thực tiễn của công ty, tôi đã tiếp cận được rất nhiều kiến thức thực tế từ chu trình hoạt động của một công ty vừa và nhỏ. Có những điều khác rất nhiều so với lý thuy ết mà tôi đã từng học.  Mục tiêu 2: Việc không ngừng áp dụng những kiến thức đã học cũng như sự nhiệt tình giải đáp th ắc mắc của chị Yến hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành tốt mục tiêu áp dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế.  Mục tiêu 3: Bằng những câu chào hỏi cùng những buổi uống nước chung với các anh chị trong công ty, tôi đ ã thiết lập và mở rộng nhiều mối quan hệ mới để có thể giúp ích cho mình trng sự nghiệp tương lai sắp tới

pdf27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6345 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty may mặc Quảng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Công ty May mặc Quảng Việt Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 04/03/2013 Người hướng dẫn : Nguyễn Thị Huy Thảo Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH TRÚC MSSV : 101450 Lớp : KT1011 TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 3/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI NGÀNH KẾ TOÁN ---oOo--- BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập : Công ty May mặc Quảng Việt Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 04/03/2013 Người hướng dẫn :Nguyễn Thị Huy Thảo Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH TRÚC MSSV : 101450 Lớp : KT1011 TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 3/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ - THƯƠNG MẠI NGÀNH KẾ TOÁN ---oOo--- Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức ii NHẬN XÉT TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. TP. HCM, ngày…..tháng…...năm….. Chữ kí của người chấm báo cáo Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức iii TRÍCH YẾU Sau khi hoàn thành quá trình thực tập nhận thức tại CÔNG TY MAY MẶC QUẢNG VIỆT, tôi đã có cơ hội tìm hiểu thêm về mô hình tổ chức cũng như quá trình hoạt động của một doanh nghiệp trong thực tế. Qua đó, giúp tôi học được thêm rất nhiều điều bổ ích. Khoảng thời gian hai tháng thực tập tại công ty không phải là một thời gian dài để có thể làm quen hết tất cả những nghiệp vụ nhưng tôi đã tích góp thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho mình thông qua đó có thể áp dụng một số kiến thức đã học vào môi trường làm việc. Tuy không được giao nhiều công việc chuyên ngành nhưng những điều tôi học được trong quá trình thực tập đã giúp cho kiến thức cũng như khả năng giao tiếp của tôi dần được cải thiện. Quá trình thực tập nhận thức này có thể nó là rất quan trong trong quá trình học tập của tôi. Những kinh nghiệm tôi đạt được sẽ là hành trang trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của tôi sau này. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức iv MỤC LỤC NHẬN XÉT TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................................................. ii TRÍCH YẾU .............................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv LỜI CÁM ƠN ..............................................................................................................v NHẬP ĐỀ .................................................................................................................. vi 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP ................................................................1 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..............................................1 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................1 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.................................................................................1 1.1.3. Chức năng của công ty .............................................................................1 1.1.4. Nhiệm vụ của công ty ...............................................................................1 1.1.5. Mục tiêu của công ty ................................................................................2 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ........................................3 1.2.1. Sơ đồ bộ máy của công ty.........................................................................3 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...................................................3 1.2.3. Sơ đồ bộ máy Kế toán ..............................................................................5 2. GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC THỰC TẬP ............................................................8 2.1. Công việc photocopy, in ấn tài liệu ..............................................................8 2.2. Công việc nhập liệu đăng ký Hải quan trên mạng .......................................8 2.3. Công việc tự nghiên cứu ............................................................................ 11 2.3.1. Tự nghiên cứu về các văn bản về xuất nhập khẩu ................................... 11 2.3.2. Tự nghiên cứu về quá trình lưu chuyển chứng từ .................................... 13 2.4. Công việc quan sát..................................................................................... 16 2.4.1. Quy định về đồng phục........................................................................... 16 2.4.2. Quy định về hộp mail chung ................................................................... 16 3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................................................... 17 3.1. NHẬN XÉT VỀ TỔNG QUAN ................................................................ 17 3.2. ĐÁNH GIÁ: .............................................................................................. 17 KẾT LUẬN ............................................................................................................. viii TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... ix NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................................x Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức v LỜI CÁM ƠN Quá trình thực tập nhận thức của tôi tuy chỉ kéo dài 2 tháng, nhưng đối với tôi là một quá trình khó khăn và đầy thử thách. Bên cạnh đó cũng mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu từ quý Công ty, các Anh, các Chị, thầy cô và bạn bè. Đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Công ty May mặc Quảng Việt vì đã đồng ý tiếp nhận tôi cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Xin cám ơn chị Thảo và các anh chị đồng nghiệp khác đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu về công ty cũng như thực hiện công việc thực tập của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Đinh Thanh lan đã hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức vi NHẬP ĐỀ Luôn ý thức được rằng “Học phải đi đôi với hành”, tôi không ngừng cố gắng áp dụng những lý thuyết đã được truyền đạt vào thực tiễn vì đối với tôi để có thể thành công tôi phải trải nghiệm. và điều may mắn là một sinh viên hoa sen tôi được tạo nhiều cơ hội hơn để có thể áp dụng vào thực tế một cách nhuần nhuyễn những bài học trên giảng đường từ đó tiếp xúc với môi trường làm việc của một doanh nghiệp một cách sớm nhất và đầy đủ nhất thong qua chương trình thực tập nhận thức dành cho sinh viên năm hai như chúng tôi. Với việc luôn đề cao vai trò thực hành trong cuộc sống, thông qua quá trình thực tập tôi luôn xác định cho mình những mục tiêu rõ ràng để sau khi hoàn thành đợt thực tập này tôi có thể củng cố nhiều hơn bài học lý thuyết cũng như mở rộng về sự trải nghiệm những kiến thức mới từ thực tiễn.  Mục tiêu 1: tiếp cận với môi trường doanh nghiệp thong qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về mô hình doanh nghiệp cũng như lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức,…  Mục tiêu 2: cố gắng bằng mọi cách áp dụng tất cả những kiến thức từ lý thuyết vào trong thực tiễn một cách trọn vẹn nhất có thể.  Mục tiêu 3: tạo thêm nhiều mối quan hệ mới đôí với các anh chị trong công ty để có thể đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như là trong sự nghiệp tương lai. Tuy được đào tạo là một sinh viên chuyên ngành kế toán nhưng trong đợt thực tập với nhiều hạn chế trong kiến thức chuyên môn nên tôi không được giao nhiều nhiệm vụ về chuyên ngành. Tuy nhiên không cảm thấy bất lợi vì điều đó, tôi quí trọng những gì học được từ các anh chị về một số công việc thực tiễn khác. Quả thật nó cũng rất có ích cho tôi sau này. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 1 1. GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP  Tên công ty: Công ty may mặc Quảng Việt  Tên giao dịch: KWANG VIET GARMENT CO, LTD.  Giấy phép kinh doanh số: 1459/GP - Cấp ngày: 26/12/1995  Địa chỉ giao dịch: 65 Nguyễn Du, Quận 1, TP.HCM.  Địa chỉ cơ sở sản xuất: Lô 10, khu phố 2, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM.  Điện thoại: (848) 38245016  Mã số doanh nghiệp: 01459/GCNÐC11-BKH-HCM 300767575-1 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, Nhà nước ta đã không ngừng đưa ra các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngày 26 tháng 12 năm 1995, công ty may mặc Quảng Việt với 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập. Công ty hoạt động theo hình thức công ty Trách nhiệm Hữu hạn và có tư cách pháp nhân Việt Nam. Công ty có thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày công ty được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp phép đầu tư. 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh Công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công hàng may mặc với đặc thù là gia công hàng may mặc cho Công ty Mẹ tại Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp theo hình thức nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm. Hiện nay, công ty đang thực hiện gia công cho rất nhiều đơn hàng thuộc các nhãn hiệu thời trang thể thao nổi tiếng như: ADIDAS, NIKE, REEBOK, PUMA, VF – THE NORTH FACE,… với nhiều loại sản phẩm như: áo jacket, quần dài nam, áo sơ mi, áo gió, các loại đồ thể thao,… Đặc biệt là áo khoác mùa đông và áo khoác long vịt cao cấp cho các thị trường có nhiều tiềm năng như: Mỹ, Canada, Châu Âu,… Công ty xuất khẩu các sản phẩm gia công của mình qua các thị trường như Châu Á, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Châu Âu,… 1.1.3. Chức năng của công ty  Nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân viên để chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng, thời gian và chứng từ.  Công ty còn nhập khẩu các máy móc, thiết bị chuyên dụng, phục vụ công tác sản xuất; nhập khẩu các nguyên phụ liệu may mặc phục vụ cho việc gia công hàng may mặc xuất khẩu. 1.1.4. Nhiệm vụ của công ty  Trong hoạt động kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng với ngành nghề đã đăng ký. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 2  Đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hòa nhập với môi trường cộng đồng, đảm bào việc sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường.  Liên kết với các đơn vị cơ quan trong nước, tiến tới sử dụng ngày càng nhiều nguyên phụ liệu trong nước trong việc sản xuất sản phẩm, đảm bảo giảm các chi phí do phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ đó giá thành sản phẩm sẽ giảm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.  Công ty chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động cũng như sản phẩm mà công ty làm ra về chất lượng và đăng ký bản quyền sản phẩm.  Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình lên Tổng Công ty ở Đài Loan và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra hàng năm.  Nghiêm chỉnh chấp hành các hợp đồng gia công và các văn bản mà Tổng Công ty ở Đài Loan ký kết với khách hàng.  Đảm bảo các quyền lợi về lương bổng, quan tâm chú ý tới đời sống của nhân viên và công nhân. Bên cạnh đó, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trong và ngoài nước cùng ngành.  Công ty phải luôn chấp hành các quy định của Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.1.5. Mục tiêu của công ty Mục tiêu của công ty là xây dựng, quản lý và điều hành một công ty sản xuất hàng may mặc cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia công sang các nước. Công ty luôn phấn đấu tang 20% mỗi năm về số lượng và 30% về kim ngạch xuất khẩu. Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong công ty. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 3 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY Hiện nay công ty có hơn 6500 nhân viên từ độ tuổi 18 đến 35. Trong đó đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ đại học, cao học và trung cấp nghề có năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng lãnh đạo và giao tiếp tốt với khách hàng. Đội ngũ công nhân có năng lực tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông, có tay nghề cao với tinh thần siêng năng, chăm chỉ, khéo léo đã tạo ra những sản phẩm uy tín, chất lượng cao. Công nhân vào làm việc tại công ty được tuyển dụng từ:  Thi tuyển trực tiếp tại công ty qua phỏng vấn và thử việc.  Được tiếp nhận từ trung tâm dạy nghề của Huyện Củ Chi. Sau thời gian thử việc 3 tháng, nếu đạt yêu cầu, người lao động sẽ được công ty ký hợp đồng lao động 1 năm với mức lương cao hơn do Nhà nước quy định tại Bộ luật Lao động 10-15%. Công ty thực hiện chế độ làm việc 8 giờ/ngày. Nếu hàng nhiều và gấp thì thực hiện tang ca theo thỏa thuận lao động giữa Bộ phận Công đoàn nhà máy với Ban Giám đốc, luôn phù hợp với luật Lao động và công nhân được chế độ về lương tang ca. Từ đó đảm bảo được các chế độ xã hội cho công nhân về lương và giờ làm việc,… 1.2.1. Sơ đồ bộ máy của công ty 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc là đại diện của công ty, chịu trách nhiệm về tòn bộ kết quả hoạt động của công ty, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vời nhà nước. là người trực tiếp tuyển chọn nhân viên rồi thông qua đó phân công quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. bên cạnh đó, giám đốc cũng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.  Phòng Tài chính - kế toán là bộ phận giám sát các nguồn thu chi, giúp cho nguồn tài chính của công ty, cân đối tài sản và nguồn vốn. chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra và áp dụng các chế độ kế toán trong công ty, quan hệ với các ngân GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tổ chức hành chính Phòng Xuất khẩu Phòng Nhập khẩu PHÓ GIÁM ĐỐC Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 4 hàng và khách hàng, tính toán cũng như nộp đầy đủ thuế thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Ngoài ra bộ phận này còn chịu trách nhiệm cho việc quản lý về mặt tài chính, cũng như là thống kê và kế toán.  Phòng tổ chức hành chính là bộ phận giám sát có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phòng có chức năng tổ chức tổng hợp, thu thập, xử lý thông tin về tình hình và kết quả trên các lĩnh vực hoạt động của Công ty; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, đề án công tác và kiểm tra đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch đó. Giúp Ban Giám đốc tổ chức thực hiện các mặt công tác pháp chế, hành chính, nhân sự, lao động - tiền lương,…  Phòng Nhập khẩu là phòng làm thủ tục khai báo Hải quan cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc chuyên dùng các loại phục vụ công tác gia công hàng may mặc. Phòng được chia làm 2 bộ phận: chứng từ và giao nhận hàng hóa. o Bô phận chứng từ: có nhiệm vụ liên hệ với hãng tàu và Công ty tại Đài Loan để thu nhập các chứng từ cần thiết cho việc lập tờ khai Hải quan nhập khẩu. o Bộ phận giao nhận hàng hóa: có nhiệm vu đăng ký tờ khai Hải quan tại chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư TP.HCM, để nhập nguyên phụ liệu may và máy móc thiết bị. Bộ phận này sẽ giải quyết và hoàn tất các loại thuế nhập khẩu do Nhà nước quy định.  Phòng Xuất khẩu có trên 20 nhân viên, cũng giống như phòng Nhập khẩu, phòng Xuất khẩu cũng được chia ra 2 bộ phận là chứng từ và giao nhận hàng hóa. o Bộ phận chứng từ: nhân viên ở bộ phận nắm chắc các nghiệp vụ về chứng từ thanh toán, chứng từ nhập khẩu tại các nước nhập hàng, từ đó lên kế hoạch phân bổ thời gian và công việc với nhu cầu giao hàng. Tất cả được thực hiện qua các công đoạn:  Lưu cước tàu vận chuyển.  Chọn kho hàng để gửi hàng.  Hoàn tất giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin - CO) phù hợp.  Hoàn tất vận đơn (Bill of Landing – BL) và các chứng từ vận tải chính xác theo hướng có lợi cho người nhập khẩu và khách đặt hàng.  Lập tờ khai Hải quan xuất khẩu. o Bộ phận giao nhận hàng hóa: đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu tại Chi cục Quản lý hàng đầu tư, Cục Hải quan TP.HCM và bộ phận có trách nhiệm hoàn tất các khoản thuế và lệ phí theo quyết định của Hải quan. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 5 1.2.3. Sơ đồ bộ máy Kế toán Bộ máy kế toán là tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ trong phòng kế toán:  Kế toán trưởng: Thực hiện các quy đinh của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kết toán. Quản lý điều hành bộ máy kế toán theo quy đinh của luật kết toán.Lập báo cáo tài chính và chiệu trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo đã được lập.  Kế toán tổng hợp : Phân tích tình hình tài chính hoạt động SXKD của công ty trong từng thời kỳ để báo cáo tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn.Nhận và báo cáo công việc kế toán tổng hợp cho trưởng bộ phận. ngoài ra kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ , kiểm tra báo cáo VAT đầu ra và đầu vào, kiểm tra tất cả báo cáo về tài chính.  Kế toán thanh toán : Theo dõi tất cả những khoản thanh toán trong SXKD của công ty với khách hàng bên ngoài. Lưu giữa và tổng hợp các chứng từ thu chi của công ty. Cập nhật và theo dõi lượng tồn quỹ. Nhận và báo cáo công việc kế toán tổng hợp cho trưởng bộ phận.  Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ và phối hợp với các bộ phận liên quan tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ cho công ty. Nhận và báo cáo công việc kế toán doanh thu , công nợ phải thu cho trưởng bộ phận. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KT Thanh Toán, Tiền lương BHXH KT Hàng Hóa KT Công Nợ Thủ Quỹ Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 6  Kế toán tiền lương và BHXH: Tình toán và hạch toán tiền lương, BHXH, BHTT, kinh phí công đoàn, các khoản khấu trừ vào lương, Nhận và báo cáo công việc kế toán tiền lương cho trưởng bộ phận.  Kế toán vật tư , hàng hóa: Theo dõi về giá trị xuất nhập vật tư, công nợ phải trả. Nhận và báo cáo công việc kế toán vật tư ,kho và công nợ phải trả cho trưởng bộ phận. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ về việc lưu trữ chứng từ bao gồm: hóa đơn mua hàng kém với đơn đặt hàng và hợp đồng.  Thủ quỹ: Thực hiện thu, chi . quản lý tiền mặt ,Kiểm kê hàng ngày , Nhận và báo cáo công việc cấp phát tiền mặt và các loại giấy tờ có liên quan cho trưởng bộ phận. thực hiện đối chiều với kế toán thanh toán vào cuối mỗi ngày, tuần , tháng và cuối kỳ kế toán. Hình thức kế toán áp dụng:  Chính sách kế toán: - Niên độ kế toán: 01/01 -31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ là: VNĐ (Việt Nam Đồng) - Văn bản áp dụng: theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp - ngày 20/03/2006  Hệ thống chứng từ: - Lao động tiền lương : Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương , Bảng phân bổ tiền lương vào BHXH. - Vật tư hàng hóa: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu báo hàng hóa còn lại cuối kỳ. - Tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giây đề nghị thanh toán; Giấy đề nghị tạm ứng ; Giấy thanh toán tạm ứng. - Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.  Hệ thống báo cáo tài chính: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phuơng pháp trực tiếp) - Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09 – DN)  Hệ thống tài khoản: Trong quá trình kinh doanh , công ty kinh doanh các mặt hàng nhất định nên các tài khoản được sử dụng trong các báo cáo kế toán của công ty không quá đa dạng và quá phức tạp. 111,112,333,131,133,331,511,531,532,911,421,156,138,211,214,311,334,338,4 11,421,632,641,642,811,911  Hình thức ghi sổ: hình thức nhật ký chung với đặc trưng cơ bản Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 7 dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 8 2. GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC THỰC TẬP 2.1. Công việc photocopy, in ấn tài liệu Đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào thì các tài liệu cũng như hàng hóa vô cùng nhiều vì vậy việc photo chứng từ nhằm lưu lại để khi cần thiết dễ dàng tìm thấy là vô cùng quan trọng. Ở các bộ phận xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đăng ký tờ khai Hải quan trên mạng xong, cần in bản đăng ký đó ra, photo ra cái bản sao để lưu trữ và nộp kèm hồ sơ. Do đó, tôi được giao nhiệm vụ photo và in các chứng từ, đó là bước đầu tiếp xúc với những công việc văn phòng đơn giản.  Nhận xét bản thân: Vì là lần đầu tiếp xúc với máy photocopy nên tôi có phần rất thích thú với công việc này. Mọi khi đi photo tài liệu học ở trường, thấy người ta cứ bấm lia lịa, mở nắp lên rồi đậy xuống, thao tác rất nhanh, xem bộ rất đơn giản. Tuy rằng không phải lúc nào cũng có máy để sử dụng thường xuyên, nhưng tôi rất muốn biết đôi chút thao tác trên đó để có gì sau này muốn photo tài liệu thì có thể tự làm, không cần nhờ đến người khác vì đây là 1 việc cơ bản trong văn phòng. Lúc đầu tôi còn rất bỡ ngỡ, không biết nên để bản gốc chứng từ vô khay nào và để mặt nào là đúng, việc canh lề để trang giấy khi in ra không bị lệch cũng khiến tôi gặp nhiều khó khăn, vì khi photo ra nhiều khi bị lệch và mất 1 phần ở góc trên. Bên cạnh đó, vì chưa thạo việc nên tôi bị tốn thời gian khá nhiều, trong khi công việc đòi hỏi tốc độ khá nhanh. Nhưng dầncũng quen và tôi nhận ra công việc đó cũng khá đơn giản. Vì việc sử dụng giấy tờ của công ty luôn có định mức sẵn, và mỗi nhân viên có giới hạn về sử dụng giấy trắng khi in và photo, nên tôi thấy rất có lỗi khi sử dụng chúng để thực hành, làm hao tốn tài sản công ty như thế.  Kinh nghiệm bản thân:  Để số lượng giấy vừa đủ tránh tình trạng kẹt giấy cũng như luôn kiểm tra số lượng giấy trong khay trước khi photo. Cần lưu ý trong khay nào còn giấy để bấm nút chọn, vì trong 1 máy photo người ta thường để giấy trắng trong nhiều khay.  Canh giấy thẳng trong khay để tránh photo bị lệch văn bản. Canh lề giấy đúng theo góc cạnh của thước để văn bản photo ra không bị mờ hay mất phần góc ở đầu.  Kiểm tra số lượng tài liệu đầy đủ sau khi photocopy để tránh bị thất lạc.  Kiểm tra máy in còn mực hay không và có bị kẹt giấy hay không.  Sắp xếp các giấy tờ được photo theo thứ tự nhất định, những gì liên quan thì bấm chúng lại thành 1 bộ và lưu trữ để thuận tiện cho việc tra cứu sau này. 2.2. Công việc nhập liệu đăng ký Hải quan trên mạng Ở bộ phận xuất khẩu và nhập khẩu, tôi được giao nhập liệu trên mạng cho 1 lô hàng để xin tờ khai hải quan điện tử. Công việc này tôi được các anh, chị hướng dẫn Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 9 rất tận tình và chi tiết, vì nó đòi hỏi phải chính xác và thận trọng. Công việc khai báo Hải quan diễn ra trên mạng, nên nếu sau khi đăng ký mới phát hiện nhập dữ liệu sai thì sẽ thiệt hại rất lớn đối với công ty.  Nhận xét bản thân: Việc nhập dữ liệu đối với tôi khá khó khăn vì các thuật ngữ về ngoại thương và xuất nhập khẩu, cũng như có khá nhiều bước thực hiện trên máy, sử dụng phần mềm của hải quan. Muốn có được dữ liệu để khai báo thì phải qua rất nhiều bộ phận tập trung giấy tờ lại thành 1 bộ, rất nhiều giấy tờ chứng từ khác nhau. Và trên mỗi tờ phải biết được thông tin tất yếu mà mình cẩn nằm ở đâu để nhập số liệu. Tuy nhiên, do được các anh chị nhiệt tình chỉ dẫn nên tôi đã được làm quen thêm với những thuật ngữ mới và hoàn thành tốt công việc được giao. Việc đăng ký tờ khai Hải quan điện tử diễn ra trên mạng, nên mọi chi tiết trong tờ khai phải thật chính xác, vì nếu khai sai phải hủy tờ khai, đến cuối kỳ sẽ có rất nhiều việc phức tạp cần phải làm để giải quyết. Còn nếu nhập thông tin không chính xác, tuy có những thứ không ảnh hưởng đến sự lưu chuyển hàng hóa nhưng công ty sẽ phải bồi thường cho bên đối tác nếu họ bắt lỗi. Điều đó đã khiến tôi trở nên cẩn thận và tập trung cao độ hơn. Tờ khai của mình có được thông qua hay không là còn tùy thuộc vào phía hải quan. Nhưng cũng may mấy tờ khai mà tôi được thực hành đềi được xét duyệt 1 cách dễ dàng, không có cái nào bị kiểm tra chặt chẽ. Vì nếu kiểm tra sẽ phải nộp kèm theo rất nhiều chứng từ liên quan, thậm chí còn bị khui hàng ra để kiểm tra. Bản thân tôi được tiếp xúc với hầu hết các bộ phận trong công ty từ xuất nhập khẩu, khách hàng, định mức, chứng nhận xuất xứ đến làm báo cáo thì thấy khâu nhập khẩu là phức tạp và khó nhất, cần nhiều kiến thức chuyên ngành để tinh toán các số liệu để làm tờ khai. Các anh chị ở đây đã truyển đạt cho tôi rất nhiều kinh nghiệm bổ ích không những trong công việc mà còn cách đối nhân xử thế, giao tiếp, tạo quan hệ trong công ty. Những bộ phận khác tuy không khó mấy, nhưng cũng không hề đơn giản, vì số lượng đơn hàng của từng ngày không phải ít, cứ ngày này qua tháng nọ nên nếu không biết cách xử lý và làm thành thạo thì công việc sẽ lộn xộn, chất thành núi và trở nên rất phức tạp và khó khăn khi tìm kiếm lại chứng từ trong từng bộ hồ sơ.  Kinh nghiệm bản thân:  Biết thêm nhiều hơn về hệ thống khai báo điện tử Hải quan.  Học thêm kiến thức về lĩnh vực xuất nhập khẩu.  Được tiếp xúc với các chứng từ thực tế, vốn ngôn ngữ chuyên ngành cũng được cải thiện, hiểu rõ hơn về các thông tin quan trọng cần chú ý trên các giấy tờ.  Phân biệt được tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu. Thời gian trước đây, hai tờ khai có 2 màu riêng biệt là màu hồng và màu xanh lá. Tuy nhiên Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 10 thông tư mới của hải quan đã sửa đổi và thời gian gần đây, hai tờ khai này được in trên giấy A4 màu trắng bình thường.  Tờ khai Hải quan điện tử chỉ có giá trị trong 15 ngày, nên phải canh thời gian khai cho hợp lý. Không nên lập quá sớm vì mặc dù biết ngày đến là ngày nào nhưng có thể chuyến hàng sẽ bị hoãn lại vài ngày, khai trước quá lâu đến khi đó sẽ phải khai lại tờ mới. Do đó nên trừ hao, chỉ nên khai trước ngày đi khoảng 1 tuần trở xuống nhưng đừng khai quá cận kề vì có thể xảy ra rủi ro, tờ khai không được thông qua.  Tờ khai nhập khẩu thì 3 luồng: xanh là chấp nhận, vàng là phải nộp kèm giấy tờ liên quan, đỏ tức là bị mở thùng ra xét hàng. Tờ khai xuất khẩu thì chỉ có 2 luồng xanh là thông qua, đỏ là phải nộp kèm chứng từ.  Học được nhiều kinh nghiệm ứng xử trong công ty, giao tiếp với mọi người. Hiểu được rằng môi trường trong công ty không giống như trên ghế nhà trường, không thể làm việc 1 cách cô lập, phải biết khéo léo cư xử sao cho vừa lòng mọi người nhưng không ảnh hưởng đến việc của mình. Kiến thức trên trường lớp là 1 lẽ, nhưng bước chân vào công ty đều phải được chỉ dạy hướng dẫn lại từ đầu, những điều học được sẽ còn nhiều hơn và sát thực tế hơn. Ở trường làm sai thì còn có thể học lại làm lại, nhưng ở công ty thì làm sai vài lần đồng nghĩa với việc nên làm đơn xin nghỉ việc trước khi bị gửi thư đuổi việc.  Kiểm tra kỹ lưỡng nội dung đơn đặt hàng của khách khi nhận và phải phải hồi lại khách hàng nếu có sai xót.  Tùy vào trường hợp, khu vưc mà chọn loại mẫu tờ khai CO hợp lý.  Khi lập báo cáo và lưu hồ sơ hàng ngày hàng tuần phải phân rõ ra bộ nào đã chuyển hàng, bộ nào chưa, để có thể tìm kiếm lại kẹp thêm chứng từ vào dễ dàng, không bị mất nhiều thời gian, đồng thời có thể cho nhưng bộ phận khác mượn xem khi cần thiết. Khi chuyển cho bộ phận kế toán nên ghi chép rõ ràng và cho người kí nhận đã chuyển mấy bộ hồ sơ để sau này tránh thất lạc và 2 bên đẩy trách nhiệm cho nhau. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 11 2.3. Công việc tự nghiên cứu 2.3.1. Tự nghiên cứu về các văn bản về xuất nhập khẩu  Bộ chứng từ Xuất-nhập khẩu sẽ bao gồm: 1. Bill of Lading (Vận đơn đường biển) Có 5 loại: Straight bill of lading Order bill of lading Bearer bill of lading Surrender bill of lading Air waybill 2. Invoice (Proforma Invoice hoặc Commercial Invoice) Proforma Invoice (Hoá đơn chiếu lệ) Commercial Invoice (Hoá đơn thương mại) Là chứng từ mà người bán lập ra để tính giá trị lô hàng mà người mua phải trả. Ngoài ra, còn là cơ sở cung cấp số liệu thống kê việc thực hiện hợp đồng của người bán. Nội dung: Thường gồm các chi tiết như: ngày, tháng lập hóa đơn, tên và địa chỉ người bán và người mua, tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá trị. Ngoài ra có thể ghi rõ thêm: số lượng kiện hàng, loại bao bì, ký mã hiệu, ngày gửi hàng, điều kiện giao hàng (FOB hay CIF), điều kiện thanh toán (L/C hay D/P hay T/T). 3. Packing List (Bảng kê danh sách hàng hoá đóng thùng chi tiết) Packing List Sample 01 Packing List Sample 02 Packing List Sample 03 Nhân viên chứng từ sẽ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng (thùng, kiện) được vận chuyển trong một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho kiểm đếm hàng trong mỗi kiện khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau. Gồm các chi tiết sau: tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hợp đồng, số lượng hàng đựng trong kiện, 4. Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc) - Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu xác nhận. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 12 - Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch. Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá. 5. Insurance Certificate (Chứng từ bảo hiểm lô hàng) Nếu hợp đồng mua bán được ký theo điều kiện CIF hay CIP thì người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hoá. Bộ hồ sơ mua bảo hiểm gồm: + Giấy yêu cầu mua bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở bằng đường biển + Hợp đồng thương mại (một bản sao y) + Vận đơn đường biển (một bản sao) + Bản kê chi tiết hàng hoá/ phiếu đóng gói (một gốc) + Hoá đơn thương mai (một gốc) 6. Shipping Documents(Chứng từ giao hàng) 7. Other Documents (if any) (Các chứng từ linh tinh khác (nếu có)) Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hàng hoá đã xông khói) Phytosanitary Certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) Booking Note (Giấy lưu cước phí) Bill of Lading Terms and Conditions (Các điều khoản của Vận đơn đường biển) Export Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá xuất khẩu) Import Clearance Form (Tờ kê khai hàng hoá nhập khẩu) Sale Contract (Hợp đồng mua-bán hàng hoá)  Bộ hồ sơ CO bao gồm:  CO form B, A: -Phiếu ghi chép hồ sơ -Tờ khai hải quan gốc -CO (1 gốc+ 3 copy) -Invoice FOB -Bill Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 13 -Tờ khai hải quan photo -Định mức -Bảng kê định mức  CO form AK, E, AI, AJ, D, AANZ: -Đơn xin cấp CO… -Tờ khải xuất khẩu (sao y) -CO (tùy form mà sẽ có thêm bản Duplicate, Triplicate, Quaduplicate) - Invoice -Packing list -Bill -Quy trình sản xuất -Bảng định mức -Bàng kê nguyên phụ liệu -Tờ khai nhập khẩu (sao y) 2.3.2. Tự nghiên cứu về quá trình lưu chuyển chứng từ  Quy trình khai hải quan điện tử Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv. Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 14 Bước 3: nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi. - Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới; - Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh nghiệp mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb). - Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho doanh nghiệp số tờ khai. Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính : xanh, vàng, đỏ: - Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa . Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa. - Nếu tờ khai được phân luồng vàng: o Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh; o Luồng vàng giấy : thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dầu doanh nghiệp, kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa hay không. - Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa. Bước 5: nhận hàng Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các thủ tục nhận hàng như bình thường. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 15  Quy trình nhập khẩu hàng hóa và chứng từ 1. Hàng xếp lên tàu: Khi hàng đã thực sự được xếp lên tàu thì Ngân hàng nước ngoài nơi nhận L/C sẽ có đầy đủ bộ chứng từ gốc cho lô hàng đó bao gồm các giấy tờ sau: -Bill of lading; Invoice;Manifest;C/O; Packing List -B.1:Bộ chứng từ gốc sẽ được gửi cho Ngân hàng ở Việt Nam là ngân hàng mở L/C và sau này sẽ là ngân hàng nhận thế chấp. -Bộ chứng từ gốc photo sẽ được gửi cho Doanh nghiệp chủ hàng ở Việt Nam. -Doanh nghiệp đã hoàn thành việc nộp 5-10% giá trị hợp đồng khi mở L/c trước đó và tiếp tục nộp 20% giá trị hợp đồng khi Ngân hàng taị Việt Nam nhận được bộ chứng từ gốc. -B.2:Ngân hàng Việt Nam chuyển tiền cho ngân hàng nước ngoài sau khi kiểm tra bộ chứng từ và theo L/C: nếu giá FOB chuyển tiền ngay khi nhận được Bộ chứng từ;nếu giá CNF chuyển tiền ngay sau khi có thông báo của ngân hàng của nước ngoài và xác nhận nhận hàng của chủ hàng(lúc này tàu đã cập cảng) . Lúc này DN chủ hàng ký giấy nhận nợ theo yêu cầu của ngân hàng Việt Nam. 2.Tàu gần đến cảng VN: -B.3:Khi tàu gần đến cảng Việt Nam, đại lý tàu biển sẽ thông báo tàu đến cho Cảng nhập khẩu và cho Doanh nghiệp chủ hàng, chuyển Bill ký hậu( do thuyền phó ký khi tàu đến cảng xác nhận đã thanh toán tiền vận chuyển) cho ngân hàng Việt Nam khi tàu cập cảng. -B.4:Ngân hàng Việt Nam sẽ chuyển Bill ký hậu cho doanh nghiệp chủ hàng. -B.5:Doanh nghiệp chủ hàng sẽ chuyển Bill ký hậu cho đại lý và nhận DO(delivery order) từ đại lý tàu biển. 3.Tàu cập cảng: -B.6:Doanh nghiệp chủ hàng chuyển DO cho cảng nhập khẩu và Cảng nhập khẩu sẽ xác nhận Doanh nghiệp chủ hàng là chủ sở hữu của Lô hàng. -B.7:Ngân hàng nhận thế chấp Việt Nam sẽ ký hợp đồng ba bên giữa: Doanh nghiệp chủ hàng; cảng nhập khẩu;ngân hàng nhận thế chấp về việc lưu giữ, xuất hàng ra khỏi cảng trước khi chuyển bộ chứng từ cho Doanh nghiệp chủ hàng.Sau này ngân hàng sẽ giữ Hợp đồng 3 bên và tờ khai hải quan. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 16 -B.8:Ngân hàng thế chấp chuyển bộ chứng từ gốc cho doanh nghiệp chủ hàng để doanh nghiệp mở tờ khai hải quan. -B.9: Doanh nghiệp mở tờ khai Hải Quan dựa trên bộ chứng từ do ngân hàng thế chấp cấp.Hải quan Cảng sẽ thực hiện các bước sau: +Người mở tờ khai khai báo các thông tin lô hàng theo mẫu tờ khai Hải Quan +Hải Quan xác minh lô hàng đúng như khai báo và tính thuế. +DN nộp thuế, chuyển phiếu thu cho Hải quan và nhận lại tờ khai đã đóng dấu thông quan. -B.10: Doanh nghiệp chuyển tờ khai thông quan cho ngân hàng nhận thế chấp. Sau đó hàng được lưu giữ tại cảng hoặc tại kho là do thoả thuận của Ngân hàng và doanh nghiệp.Nếu để ở cảng thì mỗi lần xuất hàng Doanh nghiệp phải có lệnh giải chấp của ngân hàng phát hành thì mới lấy được hàng ra khỏi cảng. 2.4. Công việc quan sát 2.4.1. Quy định về đồng phục Công ty May mặc Quảng Việt là công ty nước ngoài đặt trụ sở ở Việt Nam nên môi trường làm việc rất năng động. Các nhân viên được mặc đồ tự do, tuy nhiên trang phục phải phù hợp với môi trường làm việc, phải lịch sự và nhã nhặn.  Ý kiến cá nhân: Tôi thấy quy định về đồng phục của công ty rất hay. Vì là công ty may mặc nên tạo một môi trường thoải mái và sáng tạo là điều rất cần thiết. Nhân viên được tự do mặc đồ cho phù hợp với môi trường làm việc từ đó năng suất làm việc cò thể được nâng cao hơn.  Đề xuất, kiến nghị: Bên cạnh việc quy định về đồng phục tự do, tôi kiến nghị công ty nên làm bảng tên nhỏ đính lên áo cho từng nhân viên, để thuận tiện trong việc giao tiếp với khách hàng và trong công việc. Để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa mọi nhân viên, tôi đề xuất ý kiến nên làm bộ áo đồng phục có nhãn hiệu, logo công ty năng động và lịch sự cho nhân viên và chọn 1 ngày trong tuần mặc áo đó. 2.4.2. Quy định về hộp mail chung Trong công ty may mặc Quảng Việt, tất cả những chỉ thị, yên cầu của cấp trên với cấp dưới, của đồng nghiệp với nhau và cả của khách hàng đều được thực hiện qua hộp mail chung. Việc sử dụng hộp mail để giao tiếp và liên lạc là một cách để cam kết Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức 17 chính xác nhất về những điều kiện đã được đôi bên thỏa thuận, nhằm tránh việc lật lọng trong giao tiếp bằng lời nói. Những mail trong hộp thư như là bằng chứng để đôi bên thực hiện trách nhiệm với những công việc được giao.  Ý kiến cá nhân: Đây là 1 quy định rất hữu ích thể hiện sự rạch ròi, rõ ràng công khai và trách sai xót trong công việc, tuy nhiên không được phần riêng tư cho lắm nếu như khách hàng muốn giao tiếp riêng với bộ phận hay người nào đó. Sẽ rất lộn xộn nếu như ở công ty có việc gì cũng đưa hết lên mail, không những người liên quan mà cả những người khác đều phải đọc. Số lượng công việc và đơn đặt hàng mỗi ngày quá nhiều nhưng lại không phân vùng cho bộ phận nào mà, như vậy sẽ dễ rối, không thể biết mail đó đọc rồi hay chưa. 3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1. NHẬN XÉT VỀ TỔNG QUAN Qua một thời gian ngắn được thực tập tại công ty, với sự nổ lực và cố gắng hết mình, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích từ các anh chị trong công ty. Hơn thế nữa tôi có thể cảm nhận được sự đoàn kết trong các phòng ban của công ty khi mà trong bất kỳ một quy trình bán hàng hay mua hàng nào của công ty tất cả các phòng ban đều hoạt động theo một chu trình rất chặt chẽ; mỗi nơi đều có một nghiệp vụ riêng lẻ nhưng không độc lập với các bộ phận khác trong công ty, tất cả các hoạt động này dù đơn giản hay phức tạp đều nằm trong một quy trình thống nhất, nhịp nhàng. Nhưng quan trọng hơn hết tất cả các quy trình đều liên quan tới thu chi và do đó càng thể hiện rõ nhiệm vụ vô cùng quan trọng của kế toán trong các quy trình công ty. 3.2. ĐÁNH GIÁ: Tôi đánh giá rất cao bằng lòng biết ơn chân thành nhất của mình tới khả năng và thực lực của các anh chị trong công ty. Môi trường làm việc thân thiện, năng động và vô cùng thoải mái nhưng theo một nguyên tắc nhất quán đã tạo ra hai tháng thực tập trọn vẹn trong quãng thời gian sinh viên của tôi. Tuy công ty chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhưng những gì mà tất cả các anh chị thể hiện làm cho tôi tin tưởng công ty sẽ có thể phát triển hơn rất nhiều trong một tương lai không xa. Tôi đã có những mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị cũng như rèn luyện được cho mình phong cách làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công việc. Ngoài ra tôi có thể áp dụng phần nào kiến thức đã học vào trong công việc và dễ dàng hiểu được sự hướng dẫn của các anh chị nhân viên kế toán. Tôi rất lấy làm hài lòng vì mình đã chọn công ty này để hoàn thành đợt thực tập nhận thức này. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức viii KẾT LUẬN Thực sự hai tháng vừa qua đã đem lại ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp tương lai của tôi sau này khi mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập nhận thức này. Đối với tôi, đây sẽ là hành trang để tôi có thể chuẩn bị tốt hơn cho đợt thực tập năm cuối cũng như làm quen với môi trường làm việc thực tiễn. Trong quá trình thực tập, tuy bước đầu gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai lâm cũng như bỡ ngỡ khi bước đầu làm việc thực tế nhưng nhờ sự hỗ trợ hết mình của các anh chị trong công ty tôi đã dần quen với những công việc cơ bản và tự hào khi mình đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong quá trình thực tập nhận thức này.  Mục tiêu 1: Thông qua việc tìm hiểu môi trường làm việc thực tiễn của công ty, tôi đã tiếp cận được rất nhiều kiến thức thực tế từ chu trình hoạt động của một công ty vừa và nhỏ. Có những điều khác rất nhiều so với lý thuyết mà tôi đã từng học.  Mục tiêu 2: Việc không ngừng áp dụng những kiến thức đã học cũng như sự nhiệt tình giải đáp thắc mắc của chị Yến hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành tốt mục tiêu áp dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế.  Mục tiêu 3: Bằng những câu chào hỏi cùng những buổi uống nước chung với các anh chị trong công ty, tôi đã thiết lập và mở rộng nhiều mối quan hệ mới để có thể giúp ích cho mình trng sự nghiệp tương lai sắp tới. Tóm lại, vì thời gian làm báo cáo có hạn cũng như thông tin được tìm hỉu từ nhiều nguồn khác nhau nên bài báo cáo sẽ có những điều sai sót, rất mong nhận được nhiều đóng góp tích cực từ thầy cô và anh chị để báo cáo hoàn thiện hơn, rút kinh nghiệm cho báo cáo trong đợt thực tập cuối năm sắp tới. Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức ix TÀI LIỆU THAM KHẢO  Bộ Công Thương  Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP  TCTK, IMF, Vietstock  Số liệu của tổng cục Thống kê, 2009     nhap-khau-2009.htm     dinh-kinh-te-vi-mo/20112/66093.vgp  494001/ Đại học Hoa Sen Báo cáo Thực tập nhận thức x NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________ ________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thanh_truc_101450_0419.pdf
Luận văn liên quan