Trong đợt thực tập nhận thức này tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt
những công việc được giao. Mặc dù tôi đã gặp một số vấn đề khó khăn về
chuyên môn, song với tinh thần phấn đấu và nhờ sự chỉ dẫn tận tình của cô chú,
anh chị trong công ty nên tôi đã thu lại một số thành quả khá khả quan:
Quan sát được cách thức hoạt động và tổ chức của công ty.
Nâng cao kĩ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp
trong công ty.
Học hỏi được một số kinh nghiệm và lời khuyên của các cô chú, anh chị
đi trước.
Vận dụng được một số kiến thức đã được học từ môn Nguyên lí kế toán
vào môi trường thực tế.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH một thành viên cấp nước Tân Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập : CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC TÂN HÒA
Thời gian thực tập : 07/01/2012-06/3/2013
Người hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
Giảng viên hướng dẫn : BÙI PHƯƠNG UYÊN
Sinh viên thực hiện : PHAN CHÂU NGỌC
Lớp : KT1011
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập : CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC TÂN HÒA
Thời gian thực tập : 07/01/2012-06/03/2013
Người hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
Giảng viên hướng dẫn : BÙI PHƯƠNG UYÊN
Sinh viên thực hiện : PHAN CHÂU NGỌC
Lớp : KT1011
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang i
TRÍCH YẾU
Trải qua tám tuần thực tập tại công ty TNHH MTV cấp nước Tân Hòa,
tôi cảm thấy thực sự may mắn vì đã được nhà trường tạo điều kiện cho việc tiếp
cận và tìm hiểu về môi trường làm việc thực tế. Qua đó giúp tôi hiểu được cơ
cấu hoạt động của một công ty trên thực tế và cải thiện khả năng giao tiếp của
một sinh viên chưa hề có kinh nghiệm đi làm như tôi. Tôi hiểu được rằng nững
thứ tôi vừa học được chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc sống nơi do đó để có
thể là một nhân viên chuyên nghiệp sau này tôi còn phải học hỏi rất nhiều. Tôi
hy vọng với những thông tin được đề cập đến trong báo cáo này sẽ phần nào
khái quát lên quá trình làm việc cũng như là bài học của bản thân tôi để tôi và
các bạn sinh viên có thể cùng nhau chia sẻ. .
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã giúp tôi hoàn
thành tốt bài báo cáo cũng như việc thực tập nhận thức tại công TNHH MTV
cấp nước Tân Hòa.
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được gửi đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Hoa Sen, Khoa Kinh tế thương mại đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi
sớm tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, trau dồi kiến thức và tự tin để đối
mặt với đợt thực tập tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn cô Bùi Phương Uyên- GV
hướng dẫn đã giúp tôi thực hiện báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH MTV cấp nước
Tân Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt công việc thực tập, tôi
đặc biệt cảm ơn chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cùng toàn thể anh chị của phòng
Tài chính- Kế toán vì đã tiếp nhận và trực tiếp hướng dẫn thực tập chuyên môn
cho tôi trong suốt tám tuần qua.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang iii
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
NHẬP ĐỀ .................................................................................................................. 1
1 TỔNG QUAN CÔNG TY THỰC TẬP ................................................................ 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 2
1.2 Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................... 2
1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ........................................................................ 3
2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY .................................... 5
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty .............................................................. 5
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán .................................. 5
2.1.2 Tổ chức các phần hành kế toán và chức năng của mỗi phần hành............ 5
3 CÁC TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ................. 10
3.1 Kế toán doanh thu........................................................................................ 10
3.1.1 Nội dung của doanh thu ........................................................................ 10
3.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu ................................................................ 10
3.1.3 Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản ...................................... 11
3.1.4 Chứng từ, sổ sách, trình tự luân chuyển chứng từ .................................. 11
4 CÔNG VIỆC THỰC TẬP .................................................................................. 12
4.1 Quan sát phần mềm kế toán Bravo soft ........................................................ 12
4.2 Fax và Photocopy ........................................................................................ 13
4.3 Kiểm tra tài khoản và số tiền trên hòa đơn thu tiền nước do ngân hàng cung
cấp sao cho trùng khớp với sổ phụ (statement) ...................................................... 15
4.4 Làm gọn các chứng từ ................................................................................. 17
4.5 Kiểm kê, dò phiếu xuất - nhập tái xuất nhập vật tư ...................................... 18
4.6 Kiểm kê, dò phiếu thu chi tiền mặt theo ngày .............................................. 23
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang iv
4.7 Nhập tài khoản thu bằng tiền gửi ngân hàng qua phần mềm bravo ............... 28
5 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ....................................................... 33
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... v
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ............................................................... vi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................. vii
THÔNG TIN LIÊN HỆ ........................................................................................... viii
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1-Giao diện của Bravo ..................................................................................... 12
Hình 2-Máy photocopy và máy fax ........................................................................... 14
Hình 3-Chứng từ giao dịch do ngân hàng Agribank cung cấp ................................... 15
Hình 4-Sổ phụ ghi chép các hộ đóng tiền nước qua ngân hàng ................................. 15
Hình 5-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng ngân hàng ....................................................... 16
Hình 6-Chứng từ - sổ sách ........................................................................................ 17
Hình 7- Bảng kê phiếu xuất tồn ................................................................................ 19
Hình 8- Bảng kê phiếu nhập ..................................................................................... 20
Hình 9- Bảng kê phiếu xuất ...................................................................................... 21
Hình 10-Mẫu phiếu xuất kho .................................................................................... 21
Hình 11-Mẫu phiếu nhập kho ................................................................................... 22
Hình 12- Phiếu thu tiền mặt ...................................................................................... 23
Hình 13- Chứng từ đi kèm phiếu thi tiền mặt ............................................................ 24
Hình 14- Phiếu chi tiền mặt ...................................................................................... 25
Hình 15- Chứng từ đi kèm với phiếu chi tiền mặt ..................................................... 26
Hình 16-Sổ kế toán chi tiết tiền mặt .......................................................................... 27
Hình 17-Giao diện nhập thông tin nhập chứng từ ngân hàng ..................................... 29
Hình 18-Giao diện nhập thông tin nhập chứng từ ngân hàng ..................................... 30
Hình 19-Đánh số thứ tự chứng từ giao dịch .............................................................. 30
Hình 20-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng xuất từ Bravo Soft ........................................ 31
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 1
NHẬP ĐỀ
Luôn tạo điều kiện tối đa để sinh viên dễ dàng thích ứng với môi trường
thực tế tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp, trường Đại học Hoa Sen nhiều năm
qua vẫn luôn áp dụng triệt để phương châm “học đi đôi với hành” thông qua
việc tổ chức đợt thực tập nhận thức trong tám tuần tại doanh nghiệp. Trải qua
đợt thực tập này, tôi cũng như các bạn sinh viên khác đã được học hỏi rất nhiều
điều, kinh nghiệm hữu dụng của những người đi trước, từ đó không phải bỡ ngỡ
khi bắt đầu tham gia vào môi trường doanh nghiệp sau này.
Tôi xác định các mục tiêu cho mình trong đợt thực tập này như sau:
Thứ nhất: Tôi muốn quan sát tìm hiểu về cách thức tổ chức và hoạt động
tại doanh nghiệp.
Thứ hai: Tôi muốn tạo dựng được mối quan hệ rộng và học hỏi thêm
những kinh nghiệm từ những người đi trước.
Thứ ba: Tôi muốn kiểm nghiệm lại bản thân đã nhớ được những gì và áp
dụng như thế nào sau 2 năm học giữa kiến thức đã được đào tạo và thực
tế công việc đòi hỏi.
Chuyên ngành của tôi là kế toán, để có thể trở thành một kế toán giỏi thì
trước hết phải là một nhân viên tốt, hoàn thành các công việc được giao. Và tôi
không e ngại khi quyết định lựa chọn bộ phần kế toán tài chính của công ty
TNHH MTV cấp nước Tân Hòa. Bởi vì, tôi nghĩ rằng đây là một bộ phần khá
quan trọng của công ty và liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp của tôi trong
tương lai, bộ phận phản ánh đầy đủ một cách trung thực, khách quan, chính xác
sự biến động của toàn bộ tài sản tiền vốn công ty.
Tuy khi mới bắt đầu công việc còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kỹ năng chuyên
môn nhưng nhờ có sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong bộ phận đã
tạo cho tôi động lực cố gắng hết sức để hoàn thành các công việc được giao.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 2
1 TỔNG QUAN CÔNG TY THỰC TẬP1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV cấp nước Tân Hòa được chuyển đổi từ Chi nhánh cấp
nước Tân Hòa – Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) theo quyết định số
3745/QĐ-UBND ngày 24/8/2010. Từ ngày 31/8/2005 đến 01/11/2010 là chi nhánh
cấp nước Tân Hòa. Từ ngày 01/11/2010 đến nay chuyển đổi thành Công ty TNHH
MTV cấp nước Tân Hòa theo quyết định trên.
Công ty TNHH MTV cấp nước Tân Hòa được đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản chuyên dùng tại
ngân hàng, có phạm vi hoạt động theo sự phân cấp, ủy quyền của Tổng công ty và tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình ngoài thẩm quyền được
phân cấp.
Công ty TNHH MTV cấp nước Tân Hòa được tổng công ty phân bổ lại vốn,
tài sản theo phân cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo chỉ tiêu và kế
hoạch định kỳ hàng quý, hàng năm. Công ty TNHH MTV cấp nước Tân Hòa đảm bảo
cung cấp nước cho khách hàng trên địa bàn được phân công theo khung giá quy định
của Tổng công ty đã được UBND thành phố ký duyệt ban hành.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất.
- Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng, công nghiệp
- Xây dựng công trình cấp nước
- Thiết kế, lập dự án, thẩm tra thiết kế các công trình cấp nước dân dụng và công
nghiệp.
- Tái lập mặt bằng đối với công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác
1 Nguồn: Theo tài liệu của công ty
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 3
1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm qua và
phương hướng phát triển của đơn vị trong thời gian tới.
Sau khi được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ chi nhánh cấp nước Tân Hòa
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty có các ngành nghề kinh
doanh cơ bản như sau:
- Cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất.
- Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng, công nghiệp
- Xây dựng công trình cấp nước
- Thiết kế, lập dự án, thẩm tra thiết kế các công trình cấp nước dân dụng và công
nghiệp.
- Tái lập mặt bằng đối với công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác
PGĐ KINH DOANH PGĐ KỸ THUẬT
Đội
quản
lý
đồng
hồ
nước
Đội
thu
tiền
Ban
kiểm
tra,
kiểm
soát
Tổ
kiểm
tra
mạng
lưới
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Kế
toán
tài
chính
Phòng
kế
hoạch
vật tư
tổng
hợp
Ban
Quản
lý dự
án
Đội thi
công
tu bổ
Phòng
Kỹ
thuật
công
nghệ
Phòng
giảm
nước
không
doanh
thu
CHỦ SỞ HỮU
Hội đồng thành viên
Ban kiểm soát
GIÁM ĐỐC
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 4
Dựa vào ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và định hướng phát triển trong
tương lại, xác định hoạt động của công ty trong thời gian tới là tiếp tục phát triển các
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu và đầu tư
tại công ty, hoàn thành các nhiệm vụ do chủ sở hữu giao, phục vụ nhu cầu xã hội,
đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động và đảm bảo thực hiện các chức năng cơ bản đã hoạch định.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 5
2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và các phần hành kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức: công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung
Tổ chức nhân sự bộ phận kế toán: Phó trưởng phòng KTTC, Thủ quỹ, kế
toán thanh toán, kế toán xây dựng cơ bản, kế toán vật tự - tài sản cố định, kế
toán doanh thu – thuế, kế toán ngân hàng, kế toán tổng hợp.
2.1.2 Tổ chức các phần hành kế toán và chức năng của mỗi phần hành
* Phó trưởng phòng KTTC
- Phụ trách và điều hành công tác của Phòng và chịu trách nhiệm trước Ban
giám đốc về hoạt động của phòng
- Xem, kiểm tra ký tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến tài chính của công
ty
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
PHÓ TRƯỞNG
PHÒNG KTTC
THỦ
QUỸ
KẾ
TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ
TOÁN
D.THU +
THUẾ
KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ
TOÁN
XÂY
DỰNG
KẾ
TOÁN
VẬT
TƯ
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 6
- Xem công văn và triển khai phân công công việc cho từng thành viên
- Thực hiện báo cáo khẩn của ban giám đốc
- Cân đối nguồn vốn, lập kế hoạch tài chính cho công ty, tham mưu ban giám
đốc trong việc xây dựng đơn giá hợp đồng dịch vụ
- Ký và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý số liệu trên các báo cáo
của công ty. Thực hiện các báo biểu về tài chính kế toán theo quy định của nhà nước,
phối hợp và giải quyết các vấn đề liên quan với các cơ quan quản lý nhà nước khi có
yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ cho các kế toán bộ phận
- Chịu trách nhiệm phối hợp với các phòng ban đội trong công ty nhằm thực
hiện tốt mọi hoạt động SXKD của công ty.
* Thủ quỹ
- Vào các buổi sáng ngày 10, 20, 30 phụ trách phát tiền lương cho cán bộ,
công nhân viên.
- Hàng ngày thực hiện thu chi trong ngày của công ty và công đoàn
- Đi tổng công ty nhận tiền khi có nhu cầu và tăng cường thu tiền khách hàng
tại sàn giao dịch.
- Thực hiện kiểm tra việc giao nhận tiền với ngân hàng mỗi ngày do thu ngân
viên đội thu tiền nộp về công ty. Giao tiền cho ngân hàng vào cuối ngày (tiền nước,
phí BVMT và tiền ĐHN)
- Thu tiền khách hàng tại sàn giao dịch: gắn mới, dời, bồi thường và phí đóng
mở nước
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 7
- Báo cáo số tiền nhận được hàng ngày về tiền nước, thuế, phí thoát nước cho
tổng công ty cấp nước Sài Gòn
- Hàng ngày cuối giờ cập nhật ký quỹ tiền nước, quỹ công đoàn
- Kiểm kê tồn quỹ tiền mặt cuối mỗi ngày
- Kiểm tra và báo cáo tồn quỹ tiền mặt của công ty
- Nhận và giữ hóa đơn GTGT của phòng KTTC mau từ cục thuế về (mở sổ
cập nhận nhận và giao hóa đơn).
* Kế toán ngân hàng
- Theo dõi tài khoản chuyên thu và tài khoản chuyên chi
+ Tài khoản chuyên thu dùng để theo dõi và quản lý khoản tiền công ty Tân
hòa thu hộ Tổng cộng ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, gồm: tiền nước và phí
BVMT
+ Tài khoản chuyên chi dùng để theo dõi và quản lý tiền gửi dùng cho hoạt
động SXKD của công ty Tân Hòa
- Hạch toán trên báo Có và báo Nợ của ngân hàng, theo dõi tiền nước thu hộ
tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, in sổ và lưu chứng từ (tài khoản chuyên
thu)
- Lập ủy nhiệm chi cho các khoản chi liên quan hoạt động SXKD của công ty
- Cập nhật, hạch toán chứng từ thu chi ngân hàng, in sổ và lưu chứng từ tải
khoản chuyên chi
- Giao dịch với ngân hàng
- Theo dõi các hợp đồng tiền gửi
- Kiểm tra chứng từ ngân hàng, hạch toán và in sổ TGNH vào cuối mỗi ngày
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 8
- Kiểm tra hồ sơ thanh toán công tác lắp đặt ĐHN và tái lập mặt đường.
* Kế toán doanh thu + thuế
- Theo dõi các hợp đồng của công ty thực hiện cho đơn vị ngoài
- Theo dõi, báo cáo kê thu tiền gắn mới, dời, bồi thường, kiểm định ĐHN và
ghi đóng mở nước đã thu của khách hàng
- Đối chiếu với thủ quỹ và trình ký bảng kê thu tiền khách hàng gắn mới, dời,
bồi thường và phí đóng mở nước số tiền thu được vào cuối mỗi ngày
- Báo cáo thuế GTGT đã bán ra và thuế GTGT mua vào
- Theo dõi và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Kiểm tra đăng ngân tiền nước, giải trách tiền nước chuyển khoản và phí
BVMT của đội thu tiền
- Thực hiện báo cáo đối với cơ quan thuế
* Kế toán thanh toán
- Kiểm tra tất cả các hồ sơ đề nghị thanh toán (trừ hồ sơ XDCB) chuyển
KTNH lập ủy nhiệm chi nếu thanh toán chuyển khoản
- Lập phiếu thu, phiếu chi tiền mặt chuyển cho thủ quỹ thi, chi tiền mặt
- Theo dõi công nợ tạm ứng, giải trách và đối chiếu với kế toán tổng hợp.
- Theo dõi công nợ tạm thu khách hàng gắn ĐHN chưa có bảng giá
- Đối chiếu sổ sách và kiểm kê quỹ tiền mặt với thủ quỹ.
* Kế toán xây dựng cơ bản
- Theo dõi, báo cáo quyết toán vốn XDCB
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 9
- Kiểm tra hồ sơ XDCB cho nhà thầu
- Theo dõi công nợ nhà thầu và quyết toán công trình XDCB
- Báo cáo tình hình giải ngân công trình XDCB với tổng công ty
- Theo dõi chi phí thiết kế, chi phí quản lý dự án, lập hồ sơ tăng TSCĐ
- Quyết toán vật tư xuất và công trình XDCB.
* Kế toán vật tư – TCSĐ
- Nhận và kiểm tra chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho từ phòng
KHVTTH
- Theo dõi vật tư, CCDC và TSCĐ tại công ty
- Theo dõi và thực hiện công tác kiểm kê vật tư, CCDC, TSCĐ của công ty
theo quy định: 06 tháng/1 lần
- Hạch toán chứng từ nhập, xuất, in sổ chi tiết vật tư, lưu chứng từ
- Mở sổ theo dõi TSCĐ, thẻ TSCĐ và tính trách khấu hao TSCĐ.
* Kế toán tổng hợp
- Thực hiện các báo cáo với tổng công ty
- Kiểm tra chứng từ và bảng lương
- Thực hiện các báo cáo tài chính
- Đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết
- In, lưu, hệ thống sổ sách kế toán
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 10
3 CÁC TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP2
3.1 Kế toán doanh thu
3.1.1 Nội dung của doanh thu
Doanh thu bán hàng của Công ty TNHH MTV Cấp Nước Tân Hòa chủ yếu là
doanh thu cung cấp dịch vụ nước sạch, doanh thu gắn đồng hồ nước. Công ty áp
dụng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do đó doanh thu của công ty là
doanh thu không bao gồm thuế GTGT.
Doanh thu dịch vụ nước sạch: công ty chủ yếu đại diện Tổng Công ty Cấp Nước
Sài Gòn (công ty mẹ) thực hiện dịch vụ cung cấp nước sạch cho người dân thông
qua hợp đồng dịch vụ cung cấp nước sạch. Theo đó, công ty thực hiện giao dịch với
khách hàng (đại diện công ty mẹ ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ cấp nước với
khách hàng, cung cấp nước, đọc số, thu tiền, quản lý mạng lưới, đồng hồ nước, sửa
bể, thay đồng hồ nước, phát triển khách hàng, giảm lượng nước thất thoát….)
Doanh thu gắn đồng hồ nước: nhận thi công gắn đồng hồ nước cho các hộ dân, di
dời, nâng cao đồng hồ nước theo yêu cầu của người dân.
Công ty không phát sinh các nghiệp vụ làm giảm doanh thu nên:
doanh thu thuần = doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Công ty không có chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm
giá hàng bán
3.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã
chuyển giao cho người mua.
Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
2 Nguồn: Công ty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 11
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Công ty xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
3.1.3 Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản
- TK 5112 “doanh thu ĐHN”.
- TK 5113 “doanh thu dịch vụ cung cấp dịch vụ nước sạch”.
- TK 3331: thuế GTGT hàng bán ra.
- TK 131 : phải thu khách hàng.
3.1.4 Chứng từ, sổ sách, trình tự luân chuyển chứng từ
Đối với doanh thu dịch vụ cung cấp nước sạch:
Chứng từ
- Hợp đồng dịch vụ
- Biên bản thống nhất khối lượng công việc hoàn thành
- Hóa đơn GTGT.
- Phiếu thu, giấy báo có
- Sổ sách: sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 5113.
- Trình tự luân chuyển chứng từ:
Hàng tháng, Đội Thu Tiền sẽ chuyển biên bản thống nhất khối lượng công việc
hoàn thành (cơ sở để xác định dịch vụ đã hoàn thành) được hai bên ký kết cho phòng
kế toán, kế toán căn cứ khối lượng nước sạch cung cấp cho khách hàng trong phạm
vi địa bàn công ty quản lý trên biên bản làm cơ sở ghi nhận doanh thu xác định giá
trị dịch vụ hoàn thành , xuất hóa đơn GTGT (liên 1: lưu, liên 2: giao cho khách
hàng, liên 3: chuyển kế toán doanh thu).
Sau đó, kế toán doanh thu tiến hành ghi nhận doanh thu, hạch toán công nợ phải
thu khách hàng và lập công văn đề nghị thanh toán gởi cho khách hàng (Tổng Công
Ty Cấp Nước Sài Gòn).
Giá trị dịch vụ hoàn thành = khối lượng nước sạch cung cấp x đơn giá hợp đồng
dịch vụ được ký kết.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 12
4 CÔNG VIỆC THỰC TẬP
4.1 Quan sát phần mềm kế toán Bravo soft
Hình 1-Giao diện của Bravo
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Phần mềm được xây dựng theo phân hệ
BRAVO được xây dựng theo từng phân hệ (module)nhằm mục đích trợ giúp
và quản lý các hệ thống quy trình quản lý SXKD của doanh nghiệp trên phần
mềm (Quản lý và hoạch định tài nguyên doanh nghiệp). Các phân hệ lớn của
BRAVO bao gồm:
Quản lý Quan hệ khách hàng
Quản lý Vốn bằng tiền
Quản lý Mua hàng
Quản lý Bán hàng
Quản lý Hàng tồn kho
Quản lý Tài sản
Quản lý Chi phí – Giá thành
Quản lý Nhân sự – Tiền lương
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 13
Kế toán tổng hợp – Quản trị doanh nghiệp
Các phân hệ này được thiết kế thành một thể thống nhất có tính liên kết, kế
thừa dữ liệu nhưng cũng có thể hoạt động độc lập. Trong mỗi phân hệ lớn trên sẽ
gồm việc nhiều công đoạn và chức năng nhỏ khác.
Nhận xét bản thân
Lúc đầu tôi có phần bỡ ngỡ với các loại tài khoản được sự dụng trong phần
mềm nhưng nhờ có sự hướng dẫn tận tình của các anh chị nên tôi cảm thấy tự
tin với phần mềm Bravo vốn còn xa lạ đối với tôi.
Mới đầu không quen với cách sử dụng Bravo nên tôi cũng có phần không biết
các cách nhập liệu và dễ bị nhầm lẫn với các danh mục trong phần mềm.
Đôi lúc không hiểu tôi cảm thấy chán nản nhưng tôi tự nhủ để có thể trở thành
một người xếp giỏi thì trước tiên phải trải qua những khổ cực và kiên trì.
Kinh nghiệm có được
Phải nắm rõ các loại tài khoản kế toán liên quan đến số liệu cần nhập, tránh
nhập sai ngày tháng, tên khách hàng, số tài khoản, ...
Làm việc phải cẩn thận, đặc biệt là với các con số bởi vì chỉ cần sơ suất sẽ gây
ra hậu quả lớn đối với bản thân và người xung quanh.
4.2 Fax và Photocopy
Công việc này khá đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn tuy nhiên là một sinh
viên đang thực tập nhận thức trong văn phòng thì đòi hỏi tôi phải thành thạo việc Fax
và Photocopy các báo cáo, công văn, tài liệu, …
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 14
Hình 2-Máy photocopy và máy fax
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Cách thực hiện:
Fax: đặt úp đứng khổ giấy A4 sau đó bấm số điện thoại cần Fax đến và bấm
Start.
Photocopy: chỉnh chế độ photocopy đối với khổ giấy A4 hay A3 (thường thì
A4), sau đó chọn số lượng copy bao nhiêu bản và bấm Start.
Nhận xét bản thân
Lúc đầu tôi có phần bỡ ngỡ vì chưa sử dụng máy Fax và máy photocopy bao
giờ nhưng nhờ có sự chỉ dẫn tận tình của anh chị trong công ty mà tôi cảm thấy
tự tin hơn rất nhiều và thành thạo trong công việc này.
Kinh nghiệm có được
Để tránh bị kẹt giấy, giấy A4 phải được sắp xếp ngay ngắn trước khi photo.
Trước khi photo phải chú ý thứ tự các văn bản tránh gây lẫn lộn, sắp sai thứ tự
hay in ngược chiều.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 15
4.3 Kiểm tra tài khoản và số tiền trên hòa đơn thu tiền nước do ngân hàng cung
cấp sao cho trùng khớp với sổ phụ (statement)
Hình 3-Chứng từ giao dịch do ngân hàng Agribank cung cấp
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Hình 4-Sổ phụ ghi chép các hộ đóng tiền nước qua ngân hàng
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 16
Hình 5-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng ngân hàng
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Công việc này đòi hỏi tôi phải cẩn thận và tập trung bởi trong việc kiểm tra số
tài khoản ngàn hàng của hộ đóng tiền nước sao cho khớp với sổ phụ bởi vì dãy số tài
khoản dài và đôi khi số tiền trùng khớp nhau, nếu không đế ý sẽ nhập sai tên hộ đóng
tiền nước, làm mất uy tín của công ty và gây ra hệ lụy về sổ sách kế toán, thực hiện
công việc bằng cách bằng cách:
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 17
Tra số tiền có cho khớp giữa sổ phụ và hóa đơn.
Tra số tài khoản trùng nhau để chắc chắn không bị nhầm lẫn giữa các khách
hàng đóng tiền.
Nhận xét bản thân
Đây là lần đầu được kiểm tra các hóa đơn nên tôi cảm thấy rất căng thẳng vì sợ
mình có sai sót gây ảnh hưởng đến công việc của các anh chị, do đó tôi đã kiểm
đi kiểm lại nhiều lần để hạn chế mức sai sót tối thiểu, vì vậy tôi đã làm công
việc này tốt tuy nhiên vẫn còn chậm.
Kinh nghiệm có được
Việc thực hiện công việc này thường xuyên đã giúp cho tôi có thêm sự kiên
nhẫn và cẩn thận hơn.
Giúp tôi hiểu được làm việc hành chánh đặc biệt là kế toán thì phải có trình tự
trước sau một cách cụ thể không thể bỏ sót bước nào nếu không sẽ vi phạm
pháp luật.
4.4 Làm gọn các chứng từ
Hình 6-Chứng từ - sổ sách
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 18
Công việc này thoạt nhìn thấy không liên quan đến nghiệp vụ kế toán
nhưng tôi nhận thấy nó rất cần thiết. Việc ghi chép số liệu cho thật chính xác rất
quan trọng nhưng việc lưu giữ hồ sô, chứng từ cũng quan trọng trong không
kém. Những kim bấm đó thoạt nhìn không gây ảnh hưởng nhưng với số lượng
lớn chứng từ thì nó chiếm 1 diện tích khá lớn. Nên việc dùng đá hay vật nặng
đập dập những cây kim lại giúp ta tiết kiệm được khá nhiều diện tích và làm cho
chứng từ dc bảo quản thẳng nếp và ngay ngắn hơn.
Nhận xét bản thân
Lúc đầu vì chưa quen nên không cẩn thận có thể đập vào tay
Kinh nghiệm có được
Tôi nhận thấy rằng là một nhân viên kế toán thì không chỉ biết làm
nghiệp vụ kế toán mà đôi khi còn phải có những phương pháp bổ trợ giúp
cho công việc tốt đẹp hơn.
Một người kế toán không chỉ cẩn thận với những con số mà con phải cẩn
thận với cả những tờ giấy chứa những con số ấy.
4.5 Kiểm kê, dò phiếu xuất - nhập tái xuất nhập vật tư
Đây là công việc phản ánh đúng đắn các khoản vật tư được xuất nhập của
công ty như ống nước, đồng hồ nước,…
Phiếu xuất – nhập – tái xuất nhập kho thường được đánh thao số thứ tự
trùng khớp với báo cáo xuất nhập kho.
Sắp xếp đúng trình tự và định khoản cái tài khoản nợ có để nhập liệu vào
phần mềm kế toán.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 19
Hình 7- Bảng kê phiếu xuất tồn
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 20
Hình 8- Bảng kê phiếu nhập
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 21
Hình 9- Bảng kê phiếu xuất
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Hình 10-Mẫu phiếu xuất kho
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 22
Hình 11-Mẫu phiếu nhập kho
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 23
4.6 Kiểm kê, dò phiếu thu chi tiền mặt theo ngày
Đối với thu tiền mặt, ta nhập các nội dung:
Họ tên người nộp tiền
Ngày tháng.
Số chứng từ.
Đơn vị.
Nội dung thu.
Nhập số tiền thu (đối với việc thu tiền mặt thì tài khoản NỢ là
111).
Mã chứng từ kèm theo.
Sau đó dùng giấy để in chứng từ xếp thành 3 liên, kẹp giấy in kê ở giữa
rồi để vào máy in kim và bắt đầu in để xuất phiếu thu. Cuối cùng Giám đốc,
Trưởng P.KTTC, người nộp tiền, người lập phiếu, thủ quỹ kí tên.
Hình 12- Phiếu thu tiền mặt
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 24
Hình 13- Chứng từ đi kèm phiếu thi tiền mặt
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 25
Đối với chi tiền mặt, ta nhập các nội dung cũng tương tự như nhập phiếu thu,
tuy nhiên có sự khác biệt ở chỗ nhập số tiền chi thì tài khoản Có sẽ là 111.
Sau đó dùng giấy để in chứng từ xếp thành 2 liên, kẹp giấy in kê ở giữa
rồi để vào máy in kim và bắt đầu in để xuất phiếu chi. Cuối cùng người Giám
đốc, Trưởng P.KTTC, thủ quỹ, người lập phiếu, người nhận tiền kí tên.
Hình 14- Phiếu chi tiền mặt
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 26
Hình 15- Chứng từ đi kèm với phiếu chi tiền mặt
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Cuối mỗi ngày sau khi xuất sổ kế toán chi tiết tiền mặt xong, KT tiền mặt
sẽ kiểm kê số liệu của phiếu thu chi cho khớp với sổ chi tiết tiền mặt rồi
Kế toán thanh toán, Thủ quỹ, Trưởng P.TCKT và Giám đốc kí tên.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 27
Hình 16-Sổ kế toán chi tiết tiền mặt
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 28
Nhận xét bản thân
Đây là công việc khá quan trọng nên tôi chỉ được quan sát cách thiết lập
phiếu thu chi, tuy nhiên tôi cũng có thể tự tin rằng nếu được giao thực
hiện công việc này thì tôi hoàn toàn có thể làm tốt.
Công việc được giao của tôi là kiểm kê, dò xét phiếu thu chi sao cho
khớp với sổ kê vài cuối mỗi ngày. Đảm bảo không có sai sót về tài khoản,
hay thứ tự sắp xếp.
Kinh nghiệm có được
Công việc này giúp tôi hiểu được qui trình thu chi của 1 công ty được
thiết lập chặt chẽ và chi tiết như thế nào. Đồng thời tôi còn có cơ hội tiếp
xúc với nhiều đơn vị, khách hàng của công ty khi đến nộp tiền hay các
anh chị trong công ty khi đến nhận tiền.
4.7 Nhập tài khoản thu bằng tiền gửi ngân hàng qua phần mềm bravo
Công việc này nhằm để cập nhật thông tin khách hàng đóng tiền nước qua
ngân hàng sau đó xuất thành sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, rồi Kế toán, Trưởng
P.TCKT và Giám đốc kí tên để tiến hành việc lưu kho giấy tờ.
Cách tiến hành
Mở giao diện Bravo chọn sổ kê chi tiết tài khoản tài khoản ngân
hàng
Nhập ngày tháng, số chứng từ, tên công ty, tên tai khoản, …
Đối với nhập liệu tài khoản khách hàng đóng tiền nước qua ngân hàng, ta
sử dụng:
Nợ 112120 (tiền gửi ngân hàng)
Có 138833 (tiền nước khách hàng nộp)
In sổ kê chi tiết tiền gửi ngân hàng.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 29
Đánh số thứ tự trên chứng từ giao dịch cho khớp với sổ kê.
Kế toán kí tên rồi trình Trưởng phòng KTTC và Giám đốc kí.
Tiến hành lưu kho.
Hình 17-Giao diện nhập thông tin nhập chứng từ ngân hàng
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 30
Hình 18-Giao diện nhập thông tin nhập chứng từ ngân hàng
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Hình 19-Đánh số thứ tự chứng từ giao dịch
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 31
Hình 20-Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng xuất từ Bravo Soft
(Nguồn: Tự chụp trong quá trình thực tập)
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 32
Nhận xét bản thân
Đây là lần đâu tiên tôi được sử dụng phần mềm Bravo nên tôi cũng cảm
thấy rất hồi hộp và sợ mình có sai sót trong việc nhập liệu, nhưng nhờ có
sự hướng dẫn của anh chị tôi đã cảm thấy tự tin hơn.
Kinh nghiệm có được
Việc được sử dụng giúp phần mềm Bravo giúp tôi phần nào cũng có kinh
nghiệm để làm quen với nó.
Thao tác nhập liệu các con số của tôi còn chậm dẫn đến tiến độ công việc
chưa được nhanh. Vì vậy để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp,
tôi cần cải thiện khả năng nhập liệu số nhiều hơn nữa.
Qui trình này giúp tôi hiểu được sự tỉ mỉ, nghiêm ngặt và thận trọng đến
từng chi tiết trong công việc kế toán.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 33
5 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Ưu điểm
˗ Công việc thực tập giúp tôi làm quen với môi trường làm việc trong
công ty, có nề nếp và những qui định khắt khe cho nhân viên. Nhưng
tôi cảm thấy không vì thế mà mất đi sự than thiện, hòa đồng, giúp đỡ
lẫn nhau trong công việc. Các anh/chị ở đây ai cũng thân thiện, vui vẻ
và dễ mến, giúp cho không khí trong phòng KTTC không những
không căng thẳng mà còn làm cho mọi người có hứng khởi khi làm
việc. Điều này góp một phần không nhỏ vào hiệu suất làm việc của
mọi người.
˗ Tôi sẵn sang học hỏi nếu điều đó tôi không biết và nếu có thắc mắc thì
mạnh dạn hỏi lại các anh/chị. Kế toán là một công việc đòi hỏi sự thận
trọng tuyệt đối, xảy một ly có thể đi một dặm. Vậy nên nếu có bất kì
thắc mắc gì thì tốt nhất là lên hỏi lại, tránh gây hệ lụy sau này.
Khuyết điểm
˗ Còn nhiều nghiệp vụ kế toàn tôi chưa thể nắm hết
˗ Phòng KTTC còn nhiều bộ phận nhưng quá trình thực tập 8 tuần
không đủ đáp ứng để tôi có thể hiểu cặn kẽ hết toàn bộ công việc của
phòng KTTC.
˗ Vì chưa hề có kinh nghiệm trong công việc văn phòng nên đôi lúc tôi
còn bỡ ngỡ và tiến độ công việc chưa được cao.
Bài học kinh nghiệm
˗ Muốn trở thành một kế toàn viên giỏi thì phải học cách trở thành một
người thận trọng và tỉ mỉ.
˗ Công việc kế toán liên quan đến những con số khiến cho việc kiểm kê
phải thật kĩ lưỡng, đôi lúc có sự trùng hợp và số tiền nếu không chú ý
kĩ sẽ dẫn đến việc sai về tài khoản, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiệm trọng.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 34
˗ Công việc KTTC của một phòng ban thường được chia làm nhiều bộ
phận nhỏ, điều này giúp hạn chế tồi đa việc sai sót và thường khi bàn
giao từ bộ phận này qua bộ phận kia phải trùng khớp nên dễ dàng
nhận thấy sai sót nếu có.
Hướng phát triển bản thân
˗ Cần phải trau dồi kiến thức chuyên ngành nhiều hơn để có thể nắm rõ
các qui trình và các loại tài khoản.
˗ Thực hành thêm việc nhập liệu một cách chính xác và nhanh gọn nhất
có thể.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 35
KẾT LUẬN
Trong đợt thực tập nhận thức này tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt
những công việc được giao. Mặc dù tôi đã gặp một số vấn đề khó khăn về
chuyên môn, song với tinh thần phấn đấu và nhờ sự chỉ dẫn tận tình của cô chú,
anh chị trong công ty nên tôi đã thu lại một số thành quả khá khả quan:
Quan sát được cách thức hoạt động và tổ chức của công ty.
Nâng cao kĩ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp
trong công ty.
Học hỏi được một số kinh nghiệm và lời khuyên của các cô chú, anh chị
đi trước.
Vận dụng được một số kiến thức đã được học từ môn Nguyên lí kế toán
vào môi trường thực tế.
Thế nhưng vẫn còn một số việc như: chưa đủ thâm niên công tác và kinh
nghiệm thực tiễn nên thao tác làm việc vẫn chưa đạt hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung, qua đợt thực tập này tôi cũng phần nào nhận biết được môi
trường làm việc thực tế. Tôi nghĩ rằng mình sẽ trưởng thành hơn, chính chắn
hơn sau những lần như vây. Và điều quan trọng bây giờ là tôi nên cố gắng vun
đắp và tạo cho bản thân một nền kiến thức vững chắc để từ đó làm bàn đạp cho
bước khởi đầu thực tập tốt nghiệp sắp tới thật hoàn hảo.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang v
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sơ lược về công ty của công ty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa.
Tài liệu nội bộ công ty TNHH MTV Cấp nước Tân Hòa.
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang vi
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Trân trọng,
Tp.Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2013
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang vii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Trường Đại học Hoa Sen Khoa Kinh tế thương mại
Báo cáo thực tập nhận thức Trang viii
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Họ và tên người thực hiện: Phan Châu Ngọc
Sinh viên trường: Đại học Hoa Sen
Lớp: KT 1011
Mã số sinh viên: 101465
Điện thoại: 0933.357.020
Email: chaungoc.0910@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_chau_ngoc_101465_5802.pdf