Sau khi kết thúc đợt thực tập nhận thức, tôi đã có dịp được tiếp cận và củng cố
lại những kiến thức nền tảng trong 2 năm học vừa qua. Không những thế, thông qua
các công việc được giao hàng ngày, tôi còn được tiếp xúc lần đầu tiên với các hóa
đơn, chứng từ; được theo dõi cách các anh chịnhân viên kếtoán quản lý các sổtài
khoản chi tiết dựa trên những hóa đơn, chứng từ được giao. Qua đó tôi nhận thấy
mình còn rất nhiều thiếu sót, và bản thân cần phải cốgắng tìm hiểu nhiều hơn nữa
cách ứng dụng những kiến thức kếtoán tổng quát mà mình học được vào những mô
hình doanh nghiệp khác nhau.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 483, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Tên cơ quan thực tập : Công ty TNHH một thành viên
QL và XD đường bộ 483.
Thời gian thực tập: Từ 15/01/2012 đến 27/02/2012
Người hướng dẫn: Ông Nguyễn Thanh Tâm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang
Lớp: KT1011
Tháng 3/2013
BAÙO CAÙO
THÖÏC TAÄP NHẬN THỨC
Trang ii
TRÍCH YẾU
Trong hơn 2 năm học tập chuyên nghành kế toán ở trường Đại học Hoa Sen,
bản thân tôi đã được làm quen và tiếp cận với những kiến thức cơ bản về vai trò của
kế toán củng như các nghiệp vụ liên quan trong hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp như: chức năng của bộ phận kế toán, các bút toán định khoản, cách xử lý các
nghiệp vụ cơ bản trong doanh nghiệp, tìm hiểu về thuế và bổn phận trách nhiệm của
mỗi doanh nghiệp trong công tác đóng thuế, hoàn thành nhĩa vụ với ngân sách nàh
nước… tất cả đều được các thầy cô giảng dạy và truyền đạt lại rất chi tiết. Tuy nhiên,
vì tôi chỉ mới tiếp thu được những kiến thức trên khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
cho nên, bản thân tôi cũng nhận thấy sẽ còn có nhiều khó khăn khi đem những kiến
thức trường học vào ứng dụng trong thực tế. Vì thế, trong đợt thực tập nhân thức này,
tôi đã có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cách áp dụng những kiến thức kế toán mà mình đã
học vào các hoạt động xử lý nghiệp cụ thể trong doanh nghiệp.
Trang iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị trong bộ
phận kế toán- tài chính đã chỉ dạy và tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các hóa đơn,
chứng từ cũng như các sổ chi tiết tài khoản, để tôi hiểu rõ hơn về cách tổ chức và làm
việc của bộ phận kế toán.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Bích Thảo, thầy Phùng Thế Vinh và các
anh chị phòng Hỗ trợ sinh viên, các anh chị trong khoa Kinh tế thương mại, đã hướng
dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức này.
Trang iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. vi
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ........................................... viii
1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ VÀ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 483. .................................................................................... 1
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. ............................................ 1
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. ................................................ 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN. .................................................................................................................... 4
1.3.1 Cơ cấu tổ chức. ......................................................................................... 4
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hình thức kế toán ghi sổ ............................................... 6
2 . NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG. ................................................... 7
2.1 Sắp xếp các phiếu ủy nhiệm chi theo từng hóa đơn, chứng từ: .......................... 7
2.2 Đưa phiếu ủy nhiệm chi lên ngân hàng để thực hiện chuyển tiền: .................... 8
2.3 Kiểm tra số liệu kê khai thuế GTGT hàng tháng: .............................................. 9
2.4 Sắp xếp hóa đơn chứng từ theo bảng kê chứng từ nhập vật tư: ....................... 12
2.5 Sắp xếp chứng từ theo bảng kê chứng từ xuất kho vật tư: .............................. 12
2.6 Xem hồ sơ về các khoản chi tiền mặt: ............................................................. 12
2.7 Sắp xếp lại chứng từ, hóa đơn của tài khoản tạm ứng: .................................... 13
2.8 Kế toán tài sản cố định và Tính khấu hao: ....................................................... 13
2.9 Lập bảng tổng hợp chấm công của các phòng, ban trong công ty. .................. 14
Trang v
3 .NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. ............................................ 14
3.1 Nhận xét chung ............................................................................................... 14
3.1.1 Về môi trường làm việc. ......................................................................... 14
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn. ........................................................................... 15
3.2 Kỹ năng và kinh nghiệm nhận được. ............................................................... 15
3.3 Định hướng trong tương lai. ............................................................................ 16
Trang vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................... 3
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 5
Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ. ........................ 7
Hình 4: Mẫu phiếu chi .................................................................................................... 8
Hình 5: Hóa đơn đỏ mẫu số 01 ..................................................................................... 10
Hình 6: Hóa đơn đỏ mẫu số 02 ..................................................................................... 11
Trang vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty những năm gần đây ....... Error! Bookmark not
defined.
Trang viii
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Trang ix
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN THỰC TẬP
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Trang x
NHẬP ĐỀ
Trong 2 năm học vừa qua, tôi đã được học tập và tiếp thu một khối lượng kiến
thức kế toán căn bản nhất, nhưng vẫn chưa từng hình dung được việc áp dụng kiến
thức sách vở vào thực tế. Vì vậy, thông qua đợt thực tập nhận thức này của trường Đại
học Hoa Sen, đây thực sự là cơ hội tốt để tôi tiếp cận với cách thức làm việc thực tế
của các kế toán viên trong môi trường doanh nghiệp, do đó tôi đã tự đề ra cho mình
những mục tiêu cần đạt được sau:
Mục tiêu 1: Tiếp cận và tìm hiểu cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu 2: Học hỏi tác phong làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc của các
anh chị đi trước.
Mục tiêu 3: Tập làm quen và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Mục tiêu 4: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ tốt với các anh
chị tại nơi thực tập.
Mục tiêu 5: Đúc kết các kinh nghiệm làm việc, hoàn thành tốt báo cáo thực tập
nhận thức.
Đây là những mục tiêu quan trọng mà tôi cần phải đạt được nhằm tích lũy cho
mình những hành trang cần thiết, phục vụ tốt cho những môn học sắp tới cũng như
quá trình thực tập tốt nghiệp và làm việc sau này.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 1
1 .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 483.
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 483 trực thuộc
Khu quản lý đường bộ IV- Tổng cục đường bộ Việt Nam, tiền thân là nhà máy đóng
tàu Quảng Bình được thành lập theo quyết định số 524 QĐ/UB ngày 23/12/1969 của
UBND Tỉnh Quảng Bình. Đến năm 1992 Công ty có quyết định số 94/QĐ/UB ngày
26/05/1992 của UBND tỉnh Quảng bình về việc chuyển giao nhà máy đóng tàu Quảng
Bình cho Khu Quản lý Đường bộ IV trực tiếp Quản lý và ngày 12/6/1992 Bộ Giao
thông Vận tải có quyết định số 1026QĐ/TCCB-LĐ giao cho Khu QLĐB IV trực tiếp
Quản lý nhà máy đóng tàu Quảng Bình. Đến ngày 13/4/1993 Bộ Giao thông Vận tải
có quyết định số 1124/QĐ/TCCB-LĐ về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước
theo Nghị định 338 và đổi tên thành “ Xí nghiệp Cơ khí và xây dựng công trình giao
thông 483”. Đơn vị là một tổ chức kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập có tư các
pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, tại Ngân hàng, được sử
dụng con dấu riêng.
Công ty có nguồn vốn kinh doanh : 10.905.853.000 VNĐ
Trong đó - Vốn cố định: 8.925.379.000 VNĐ
- Vốn lưu động: 1.980.474.000 VNĐ
Doanh nghiệp được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép hành nghề kinh
doanh xây dựng và có số đăng ký kinh doanh: 104497 tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh
Quảng Binh ngày 23/4/1993.
Theo giấy phép số 732/KHĐT ngày 31/3/1993 của Bộ Giao thông Vận tải thì
nội dung được phép hành nghề của doanh nghiệp gồm:
- Đóng mới và sửa chữa các phương tiện giao thông đường thủy, sản xuất vật
liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sắn, đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi.
- Xây dựng và sửa chữa các công trình Giao thông có quy mô vừa và nhỏ. Phạm
vi hoạt động: Khu vực miền Trung từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến
ngày 31/06/1996 Bộ GTVT có quyết định số 1556/QĐ/ TCCB-LĐ về việc thành lập
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích “Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ
483” Trực thuộc Khu Quản lý Đường bộ IV – Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Doanh
nghiêp có trụ sở chính tại Km 675+070 QLộ 1A – Xã Lộc Ninh – Thành phố Đồng
Hới.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 2
Nghành nghề kinh doanh: Thi công các công trình thủy lợi, đóng mới và sửa
chữa phương tiện thủy lợi như : phà, ca nô, tàu vận tải.
- Xây dựng và sửa chữa các công trình Giao thông có quy mô vừa và nhỏ.
Đến năm 2010 công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên
QL và XD đường bộ 483 theo Quyết định số 1124/QĐ/TCCB-LĐ ngày 12/05/2010
của Bộ giao thông vận tải. Và giao cho Khu quản lý đường bộ IV – Tổng cục đường
bộ Việt nam trực tiếp quản lý .
Công ty được Khu quản đường bộ IV giao nhiệm vụ chính là Quản lý, bảo trì
và duy tu sửa chữa thường xuyên đường Hồ Chí Minh ( nhánh tây) đoạn từ Km 00
đến KM 210 bắt đầu từ địa phận Huyện Bố trạch – Tỉnh Quảng bình đến Huyện
Hướng hóa tỉnh Quảng trị
Như vậy, Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ 483
là một doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, 100% vốn nhà nước, tổ chức sản
xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ. Được mở tài
khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng.
Một số các chỉ tiêu tài chính của Công ty qua các năm gần đây như sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty những năm gần đây.
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012
Doanh thu 1000đ 39.386.000 46.512.000 48.770.717
Ngân sách 1000đ 1.853.261 2.275.812 2.822.120
Lợi nhuận trước thuế 1000đ 291.003 356.028 413.620
Tổng số lao động Người 160 140 140
Thu nhập bình quân tháng 1000đ 3.650 4.115 4.850
Quá trình xây dựng và trưởng thành của công ty được nhà nước tặng thưởng 2
Huân chương Lao động, trong đó có một Huân chương Lao động hạng nhì năm 2000
về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm 1998-2003, ngoài ra công ty còn
nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cờ thưởng thi đua hàng năm
của Tổng cục đường bộ Việt Nam và Bộ giao thông vận tải.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 3
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Tổng số CBCNVC – LĐ : 140 người
Trong đó: - Lao động gián tiếp: 27 người.
- Lao động trực tiếp: 113 người.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty: Là người chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng thành viên công ty về việc lãnh đạo và quản lý
kinh tế, và điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Đơn vị.
CHỦ TỊCH HĐTV KIÊM GIÁM
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phó giám đốc
nội chính
Phó giám đốc phụ
trách kinh doanh
Kế toán
trưởng
Phòng tổ chức
lao động tiền
lương và hành
chính
Phòng
quản lý
giao
thông
Phòng
kế
hoạch -
kỹ
thuật
Phòng Tài
chính-kế toán
Đội công trình
I và II
Phân xưởng cơ
khí- cơ giới
5 Hạt QLĐB:
Trường Sơn, Xuân
Trạch, Zìn Zìn,
Làng Ho, Hướng
Việt
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 4
- Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm về một phần hành cụ thể theo sự
phân công của Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty và chịu trách
nhiệm trước giám đốc công ty về phần hành và trách nhiệm được giao
- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Điều hành các phòng ban liên quan thực hiện
các công việc và trực tiếp phụ trách hai động công trình I,II ; phân xưởng cơ khí- cơ
giới và 5 Hạt quản lý đường bộ.
- Phó giám đốc nội chính: Là Phó giám đốc thường trực Giúp Giám đốc chỉ đạo,
giải quyết các công việc phạm vi nội chính của Công ty và trực tiếp chỉ đạo các công
tác hành chinh. Thay Giám đốc công ty điều hành công việc khi Giám đốc công ty bị
ốm đau hoặc đi công tác dài ngày
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Làm công tác tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc
phụ trách về các nội dung: kế hoạch sản xuất (gồm có Trực tiếp chỉ đạo công việc thi
công các công trình, lập hồ sơ đấu thầu và chỉ định thầu), theo dỏi tiến độ và chất
lượng SP, điều phối vật tư thiết bị phục vụ quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Cân đối nguồn vốn đảm bảo hoạt cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, lập các báo cáo kế toán tài chính theo chế độ và yêu cầu của cơ
quan quản lý cấp trên…
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách,
điều động và sắp xếp lao động và công tác định mức chế độ tiền lương, công tác hành
chính và tạp vụ…..
Các đội công trình và phân xưởng cơ khí: Công ty có hai đội công trình làm công
tác xây dựng và sửa chữa công trình giao thông đường bộ vừa và nhỏ. Phân xưởng cơ
khí có nhiệm vụ thi công các phụ kiện phục vụ cho công việc thi công các công trình
đường bộ. Sửa chữa các phương tiện thủy như tàu biển, phà, ca nô …..
1.3 ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỘ PHẬN
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 5
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú:
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ đối chiếu
- Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính: Là người lãnh đạo phòng tài chính kế
toán hạch toán quá trình SXKD của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo công tác lập báo cáo
tài chính cho niên độ kế toán. Kế toán trưởng phân công công việc cho từng nhân viên
trong phòng tài chính kế toán, và chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước và cơ quan
pháp luật về công tác kế toán tài chính tại Công ty.
- Phó phòng tài chính kế toán: trực tiếp làm kế toán tổng hợp. Nhiệm vụ là tập hợp
các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. Thay
mặt kế toán trưởng điều hành công việc của phòng kế toán khi kế toán trưởng đi vắng
và giải quyết các vấn đề theo ủy quyền của kế toán trưởng.
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép thu chi quỹ
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng; tính toán, thanh toán các khoản theo
chế độ cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra còn theo dõi các khoản nợ tạm ứng của
công nhân viên.
Kế toán trưởng
Trưởng phòng tài chính kế toán
Phó phòng tài chính kế toán
Kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh toán
Kế toán
nguyên
vật liệu và
công cụ
dụng cụ
Kế toán
TSCĐ và
kê khai
thuế
Thủ quỹ
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 6
- Kế toán NVL và CCDC: Ghi chép số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu,
CCDC.
- Kế toán TSCĐ và kê khai thuế: Theo dõi toàn bộ TSCĐ của đơn vị, tính khấu hao
hàng tháng, quý, năm và tình hình tăng giảm TSCĐ của đơn vị; kê khai thuế GTGT
đầu vào và đầu ra, kê khai thuế thu nhập cá nhân.
- Thủ quỹ: Mở sổ theo dõi thu chi quỹ tiền mặt. Chịu trách nhiệm về nhập, xuất quỹ
tiền mặt hàng ngày của đơn vị. Cuối tháng khóa sổ thu chi quỹ tiền mặt và đối chiếu
số liệu với kế toán thanh toán.
1.3.2 Đặc điểm tổ chức hình thức kế toán ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra, xử lý, lấy số liệu ghi
trực tiếp vào sổ chi tiết và nhật ký chứng từ. Đối với các chứng từ được ghi căn cứ
vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng , sổ chi tiết
và nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu
số lượng trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết
có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của bảng kê và nhật ký chứng từ ghi trực tiếp
vào sổ cái.
Đối chiếu các chứng từ có liên quan các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết
lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Số liệu tổng
hợp cộng với sổ cái và một số chỉ tiêu trong nhật ký chứng từ, bảng kê và bảng tổng
hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo
phương pháp bình quân gia quyền; sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để
hạch toán hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: ghi nhận theo nguyên
giá. Trong Bảng Cân đối kế toán được phản ánh theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn
lũy kế, giá trị còn lại.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 7
Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày, cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2 . NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG.
2.1 Sắp xếp các phiếu ủy nhiệm chi theo từng hóa đơn, chứng từ:
¾ Nhiệm vụ được giao: Tôi được chị Hạnh ( kế toán thuế và tài sản cố định) giao
nhiệm vụ kiểm tra và sắp xếp lại các phiếu ủy nhiệm chi ( Chuyển tiền thanh toán
qua ngân hàng) theo từng nghiệp vụ phát sinh cụ thể , chứng từ của tháng , xem thử
ứng với mỗi phiếu ủy nhiệm chi, đã có đầy đủ và đúng các chứng từ cần thiết chưa.
Cuối cùng, xem và đối chiếu sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng của đơn vị với bản sao kê
tài khoản tiền gửi của ngân hàng vào ngày cuối tháng.
¾ Bài học nhận được: Trước đây, theo như những gì tôi được học thì việc chuyển
tiền trong tài khoản ngân hàng đi để thanh toán một khoản nợ hoặc thực hiện một
khoản chi tiền thì chỉ cần định khoản: Có 112 và ghi Nợ một tài khoản đối ứng ( tùy
theo mục đích sử dụng). Nhưng sau công việc mà tôi vừa được giao trên đây, lần đầu
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê chi tiết Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
NhËt ký chøng tõ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 8
tiên tôi có dịp làm quen với cách lập các phiếu ủy nhiệm chi dựa trên các chứng từ
sao cho hợp lý và có hiệu lực.
Một số chứng từ, hóa đơn được dùng làm cơ sở để viết phiếu ủy nhiệm chi như:
Giấy yêu cầu chuyển tiền từ một cá nhân, đơn vị để phục vụ một công việc ( có chữ
ký của người yêu cầu chuyển tiền thanh toán và được giám đốc phê duyệt);...v..v...;
Ngoài ra còn một số hình thức thanh toán cho bên bán bằng giấy ủy nhiệm thu qua
ngân hàng (kèm theo hóa đơn mua hàng ) .Đối với hình thức thanh toán cho bên bán
bằng ủy nhiệm thu qua ngân hàng phải được hai bên ký hợp đồng về hình thức thanh
toán thì ngân hàng mới chấp nhận thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm thu…
Hình 4: Mẫu phiếu chi
(Nguồn từ hồ sơ chứng từ gốc tài khoản tiền gửi ngân hàng)
2.2 Đưa phiếu ủy nhiệm chi lên ngân hàng để thực hiện chuyển
tiền:
¾ Nhiệm vụ được giao: Tôi được theo chị Hạnh đến ngân hàng đầu tư và PT
Quảng bình là nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi để thực hiện việc chuyển tiền , ủy
nhiệm chi được lập 2 liên, khi lập xong phải có chữ ký của kế toán trưởng và Giám
đốc công ty ( hoặc người được Giám đốc công ty và Kế toán trưởng ủy quyền), và
phải đóng dấu của đơn vị . Nhân viên giao dịch của ngân hàng tiếp nhận ủy nhiệm chi
chuyển tiền của đơn vị và tiến hành kiểm tra. Sau khi kiểm tra chử ký của Kế toán
trưởng, giám đốc và con dấu của đơn vị, nhân viên giao dịch của ngân hàng thực hiện
lệnh chuyển tiền theo các yêu cầu của đơn vị đã lập trên ủy nhiệm chi. Sau khi hoàn
tất việc chuyển tiền, bên ngân hàng đóng dấu xác nhận lên phiếu ủy nhiệm chi xác
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 9
nhận đã chuyển tiền,bên ngân hàng cũng giữ lại 1 liên của phiếu ủy nhiệm chi cón 1
liên tra cho đơn vị.
¾ Bài học nhận được: Việc thanh toán qua ngân hàng bằng cách viết phiếu ủy
nhiệm chi và chuyển tiền thông qua tài khoản ngân hàng rất an toàn, tiện lợi, nhanh
chóng và dễ quản lý.
2.3 Kiểm tra số liệu kê khai thuế GTGT hàng tháng:
¾ Nhiệm vụ được giao: Tôi được phân công nhiệm vụ phụ giúp chị Hạnh(kế toán
thuế và TSCĐ) rà soát và kiểm tra lại các số liệu thuế GTGT đầu vào , thuế GTGT
đầu ra, thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang tháng sau, thuế GTGT phải nộp
trong tháng. Kiểm tra, đối chiếu với các hóa đơn, chứng từ có liên quan.
¾ Bài học nhận được: Đơn vị hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tôi được làm quen với 2 loại hóa đơn GTGT: Mẫu số 01 là hóa đơn tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, đối với hóa đơn này, doanh nghiệp được khấu trừ thuế
GTGT; Mẫu số 02 là hóa đơn tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, đối với hóa
đơn này, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT. Hàng tháng kế toán thuế tập
hợp tất cả các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào của đơn vị ( chỉ tập hợp để kê khai
thuế các hóa đơn mẩu số 01) như hóa Đơn mua vật liệu, hóa đơn Sửa chữa thiết bị xe
máy, hóa đơn điện nước, hóa đơn chi phí tiếp khách ……vv để lập bảng kê hóa đơn,
chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào ( theo mẩu số: 01-2/GTGT ban hành kèm theo
thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ tài chính) Đồng thời tập hợp
tất cả hóa đơn , chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra của đơn vị, lập bảng kê hóa đơn,
chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (theo mẩu số: 01-1/GTGT ban hành kèm theo
thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ tài chính) . Lấy số liệu từ bảng
kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào và bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng
hóa, dịch vụ bán ra lập tờ khai thuế Giá trị gia tăng ( theo mẩu số : 01/GTGT ban
hành kèm theo thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ tài chính) . Sau
đó nộp cho cục thuế hạn chậm nhất là vào ngày 20 hàng tháng. Số liệu trên tờ khai
thuế GTGT là cơ sở để đơn vị nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 10
Hình 5: Hóa đơn đỏ mẫu số 01
(Nguồn từ hồ sơ chứng từ gốc tài khoản tiền gửi ngân hàng)
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 11
Hình 6: Hóa đơn đỏ mẫu số 02
(Nguồn từ hồ sơ chứng từ gốc tài khoản tiền gửi ngân hàng)
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 12
2.4 Sắp xếp hóa đơn chứng từ theo bảng kê chứng từ nhập vật tư:
¾ Nhiệm vụ được giao: Tôi được cô Sanh ( kế toán nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ) giao nhiệm vụ kiểm tra và sắp xếp lại các phiếu nhập kho kèm theo các hóa
đơn, chứng từ có liên quan của tháng , xem thử ứng với mỗi phiếu nhập kho, đã có
đầy đủ và đúng các hóa đơn chứng từ cần thiết chưa. Cuối cùng, xem và đối chiếu,
sắp xếp lại phiếu nhập kho ( cùng các hóa đơn chứng từ đi kèm) theo thứ tự tài khoản
đối ứng 331 như trong bảng kê chứng từ nhập vật tư của tháng.
¾ Bài học nhận được: Trong quá trình thực hiện công việc này, tôi đã được làm
quen với một số hóa đơn, chứng từ và hình dung sơ bộ về quá trình luân chuyển các
hóa đơn chứng từ qua các bộ phận và về phòng kế toán.
Khi hàng về kho , Hội đồng nghiệm thu vật tư của đơn vị tiến hành kiểm tra
chất lượng và chủng loại vật liệu đối chiếu với hóa đơn mua hàng sau đó lập biên bản
nghiệm thu vật liệu cho để cho nhập kho . Một số chứng từ liên quan đến thủ tục nhập
kho nguyên vật liệu bao gồm : Giấy yêu cầu vật tư ; Hóa đơn giá trị gia tăng ( nhận
hóa đơn từ bên bán khi đi mua vật tư); Giấy xin nhập hàng ( thủ tục để nhập kho);
Biên bản nghiệm thu vật tư; Hợp đồng kinh tế ( mua bán vật liệu ….nếu có) . Sau khi
khi kiểm tra các chứng từ liên quan kế toán lập phiếu nhập kho ( phiếu nhập kho được
lập thành 3 liên : 1 liên lưu tại gốc, 1 liên chuyển cho thủ kho, và 1 liên lưu giữ chứng
từ kế toán) và ghi chép số liệu nhập kho vào sổ chi tiết nguyên vật liệu ( sổ chi tiết
nguyên vật liệu được mở cho tùng loại vật liệu để ghi chép số liệu từng lần nhập kho
và xuất kho, và tính hàng tồn kho cuối tháng.
2.5 Sắp xếp chứng từ theo bảng kê chứng từ xuất kho vật tư:
¾ Nhiệm vụ được giao: Tôi được cô Sanh ( kế toán nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ) giao nhiệm vụ kiểm tra và sắp xếp lại các phiếu xuất kho theo bảng kê
chứng từ xuất kho vật tư .
¾ Bài học nhận được: Việc xuất vật tư trong nội bộ doanh nghiệp được tiến hành
nhanh gọn. Hàng ngày căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư phục vụ công tác sản
xuất kinh doanh của Đơn vị do phòng kế hoạch kỷ thuật lập, kế toán lập phiếu xuất
vật tư ( Phiếu xuất vật tư được lập thành 3 liên : 1 liên lưu tại gốc, 1 liên chuyển cho
thủ kho để xuất hàng , và 1 liên lưu giữ chứng từ kế toán) . Cuối tháng Kế toán và thủ
kho tiền hành đối chiếu số liệu nhập, xuất vật tư trong tháng và tồn kho cuối tháng
2.6 Xem hồ sơ về các khoản chi tiền mặt:
¾ Nhiệm vụ được giao: Sau khi giúp các anh chị trong phòng một số công việc
giấy tờ, tôi hỏi xin cô thủ quỹ cho xem một số chứng từ của tài khoản tiền mặt. Sau
đó, tôi được cô thủ quỹ giao nhiệm vụ sắp xếp lại các chứng từ liên quan theo thừng
phiếu chi tiền mặt
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 13
Gom các phiếu chi ( kèm theo các hóa đơn, chứng từ có liên quan) cho các
khoản nhỏ của tháng vào một tập để dễ quản lý, theo dõi như: chi lương tăng giờ; các
khoản chi tiếp khách; các khoản chi khoán thuê bao điện thoại.
¾ Bài học nhận được: Khác với tài khoản tiền gửi ngân hàng, việc chi tiền được
thực hiện và theo dõi qua các phiếu ủy nhiệm chi; thì đối với tài khoản tiền mặt, việc
chi tiền lại được thực hiện, theo dõi và quản lý theo phiếu chi. Trong khi việc giao
dịch tiền qua ngân hàng chủ yếu phục vụ cho việc mua vật tư tại các công trình, thì tài
khoản tiền mặt được chi chủ yếu để trả lương công nhân, cán bộ nhân viên và chi trả
một số chi phí văn phòng, chi phí khác phát sinh hàng ngày ( chi phí tiếp khách, chi
phí giấy tờ văn phòng, chi phí thuê bao điện thoại, chi phí công tác cho cán bộ đi công
tác và chi tạm ứng ..vv..)
Mổi một phiếu chi đều phải có các chứng từ gốc liên quan kèm theo như hóa
đơn tiếp khách; Bảng tổng hợp lương; Bảng kê ngày công theo phiếu ; Bảng thanh
toán lương cho các phòng Kế hoạch kĩ thuật, phòng tổ chức hành chính, phòng Quản
lý giao thông…vv..vv…; Các hóa đơn mua hàng..vv..
Riêng đối với tiền lương của các công nhân công trình, thì các chứng từ kèm
theo có nhiều phức tạp hơn vì lương được trả vừa theo theo chế độ chấm công vừa
theo chế độ giao khoán tùy theo từng hạng mục công việc, bên cạnh đó, một số công
việc còn phải được xác nhận bằng phiếu sản xuất của phòng Kế hoạch kĩ thuật, giấy
xin xác nhận công, các biên bản giao khoán ..vv..
2.7 Sắp xếp lại chứng từ, hóa đơn của tài khoản tạm ứng:
¾ Nhiệm vụ được giao: tôi được chị Hương ( kế toán vốn bằng tiền và thanh
toán) giao nhiệm vụ sắp xếp lại các hóa đơn, chứng từ theo thứ tự của Bảng biên kê
chi phí.
¾ Bài học nhận được: Khi cán bộ CNV đựợc cử đi công tác hoặc mua các mặt
hàng nhỏ lẻ thì được phòng tài chính kế toán cho tạm ứng . Sau khi hoàn thành công
việc nguời tạm ứng phải làm các thủ tục thanh toán để hoàn tạm ứng. Số tiền tạm ứng
chi không hết phải nộp lại và kế toán sẻ tiến hành lập phiếu thu để hoàn tạm ứng. Số
tiền đã chi phí phục vụ cho công việc được giao thì người tạm ứng phải làm giấy đề
nghị thanh toán kèm theo các hóa đơn chứng từ hợp pháp , hợp lệ . Các mẫu hóa đơn
chứng từ chủ yếu: Biên kê chi phí ( có xác nhận của giám đốc); Giấy đề nghị thanh
toán; Hóa đơn bán hàng ( hoặc phiếu thu); Giấy đi đường…vv…
2.8 Kế toán tài sản cố định và Tính khấu hao:
¾ Nhiệm vụ được giao : Tôi được Cô Hạnh ( kế toán tài sản cố định ) cho tiếp
cận làm quen với một số nghiệp vụ tăng , giảm và tính khấu hao của tài sản cố định.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 14
¾ Bài học nhận được: Kế toán tính khấu hao tài sản cố định của đơn vị được thực
hiên theo phương pháp đường thẳng . Tỷ lệ trích khấu hao được thực hiện theo thông
tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 . Tài sản cố định tăng tại đơn vị
là do mua sắm mới ( Nguốn mua là từ nguồn vốn khấu hao ) Quy trình mua tài sản cố
định tương tự giống như quy trình mua và nhập kho nguyên vật liệu. Tài sản cố định
giảm chủ yếu là do thanh lý ( đối với các tài sản cố định đã hết khấu hao và sử dụng
không có hiệu quả ).
2.9 Lập bảng tổng hợp chấm công của các phòng, ban trong công
ty.
¾ Nhiệm vụ được giao: Vì việc lập bảng tổng hợp chấm công là một công việc
đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng cao, cho nên sau khi quan sát cách chị Hạnh thống kê dựa
trên một số chứng từ gốc, tôi được chị nhờ tính toán lại để kiểm tra đối chiếu một lần
nữa tránh sai sót.
¾ Bài học nhận được: Quy trình có thể tóm gọn lại như sau:
Nhận tập hồ sơ lưu trữ các đơn xin nghỉ phép trong tháng của nhân viên trong
phòng.
Thống kê số ngày nghỉ, phân loại ngày nghỉ thuộc diện nào (nghỉ phép, nghỉ
bệnh, nghỉ chế độ ma chay, cưới hỏi, nghỉ không lương, nghỉ thai sản, v.v…), ghi
nhận các thông tin về thời gian nghỉ và tính toán số ngày nghỉ phép còn lại trong năm
của từng nhân viên
Nhận các bảng thống kê tổng hợp chấm công trong năm của nhân viên chi
nhánh
Thống kê và ghi nhận số ngày nghỉ phép theo từng tháng, tính toán số ngày
nghỉ phép trong năm của từng nhân viên, so sánh xem có vượt quá giới hạn cho phép
hay không và vượt bao nhiêu.
Chỉnh sửa văn bản hoàn chỉnh
Chuẩn bị in và trình Giám đốc kí
Việc làm bảng tổng hợp chấm công là công việc quan trọng vì bảng chấm công
thể hiện chính sách, sự minh bạch và tính dân chủ của một công ty. Đồng thời, việc
am hiểu và tính toán đúng số tiền lương mà nhân viên được hưởng, cũng như thi hành
những chế độ ưu đãi,chế độ nghỉ phép đúng đắn, cũng là một điều hết sức quan trọng
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
3 .NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.
3.1 Nhận xét chung
3.1.1 Về môi trường làm việc.
Vì đây là một công ty có cơ cấu tổ chức phòng ban rõ ràng và tách biệt, mỗi
phòng ban thực hiện một chức năng nhất định của mình. Bên cạnh đó, các nhân viên
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 15
trong công ty làm việc hết sức chuyên nghiệp, nghiêm túc và có trách nhiệm. Các
công việc được tiến hành rất nhanh chóng, gọn gàng và có trình tự luân chuyển logic,
đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp và nhiều điều để học hỏi.
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi:
Điều kiện làm việc ở công ty rất tốt. Thêm vào đó, tôi may mắn có cơ hội được
vào làm việc trực tiếp ngay ở bộ phận kế toán-tài chính, là bộ phận liên quan trực tiếp
đến chuyên nghành của mình, nên rất dễ làm quen và tiếp cận với các hồ sơ tài liệu
cần thiết.
Tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị trong phòng, đặc
biết là bác Nguyễn Thanh Tâm, dựa vào những kinh nghiệm trên hơn 20 năm làm việc
của mình, bác đã chỉ dạy cho tôi nhiều điều rất bổ ích.
Khó khăn:
Vì sự hiểu biết của bản thân về chuyên nghành kế toán vẫn còn rất nhiều hạn
chế, thêm vào đó là sự thiếu kinh nghiệm và non nớt trong việc ứng dụng kiến thức
vào thực tiễn, nên khi được giao một số công việc, ban đầu tôi vẫn không khỏi bỡ ngỡ
và bối rối.
Bên cạnh đó, không khí làm việc trong phòng rất nghiêm chỉnh và chuyên
nghiệp, nên thời gian đầu tôi đã rất khó để thoát khỏi cảm giác sợ sệt và hòa mình
thực sự vào công việc chung.
3.2 Kỹ năng và kinh nghiệm nhận được.
Trải qua gần 2 tháng làm việc tại công ty, tôi đã nhận được rất nhiều bài học và
kinh nghiệm quý báu, làm hành trang theo suốt quá trình học tập và làm việc về sau.
Đó là:
Kĩ năng giao tiếp, ứng xử: Tự tin trong giao tiếp, ứng xử đúng mực, hòa đồng
với tập thể để tạo bầu không khi làm việc vui vẻ, thân thiện.
Kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo; năng động và nhạy bén trong xử lí tình
huống, giải quyết vấn đề.
Kĩ năng chuyên môn công việc: Làm việc trên máy tính; thống kê, tạo lập văn
bản hành chính; sắp xếp hồ sơ; v.v…
Làm việc với sự nghiêm túc, cẩn thận, phong cách chuyên nghiệp, say mê hăng
hái trong công việc, tuân theo kỉ luật và chính sách của cơ quan, v.v...
Kĩ năng bản thân trong việc tiếp thu, học hỏi; biết nhận sai sót, rút ra kinh
nghiệm và sửa chữa sai sót.
Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế nói chung và kiến thức chuyên môn sâu
về kế toán nói riêng.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 16
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
3.3 Định hướng trong tương lai.
Ngoài việc nhận được những bài học và kinh nghiệm quý báu từ các đàn anh
đàn chị đi trước, quá trình thực tập nhận thức còn là cơ hội để tôi có thể nhận ra những
điều còn thiếu sót của bản thân. Do đó, trải qua học kì này, tôi đã tự đề ra cho mình
những kế hoạch và mục tiêu mà mình cần phải cố gắng cải thiện và đạt được trong
tương lai như sau:
Tìm hiểu thêm về công tác kế toán trong những loại hình doanh nghiệp khác
nhau.
Thường xuyên củng cố, luyện tập cho tới khi thành thạo các bút toán định
khoản cơ bản đã học.
Tìm hiểu về thuế.
Tham gia một số khóa học về các chương trình ứng dụng của máy tính.
Tham gia các lớp kỹ năng mềm để cải thiện khả năng giao tiếp, ứng xử của
mình.
Cố gắng hoàn thành tốt những môn học còn lại.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 17
KẾT LUẬN
Sau khi kết thúc đợt thực tập nhận thức, tôi đã có dịp được tiếp cận và củng cố
lại những kiến thức nền tảng trong 2 năm học vừa qua. Không những thế, thông qua
các công việc được giao hàng ngày, tôi còn được tiếp xúc lần đầu tiên với các hóa
đơn, chứng từ; được theo dõi cách các anh chị nhân viên kế toán quản lý các sổ tài
khoản chi tiết dựa trên những hóa đơn, chứng từ được giao. Qua đó tôi nhận thấy
mình còn rất nhiều thiếu sót, và bản thân cần phải cố gắng tìm hiểu nhiều hơn nữa
cách ứng dụng những kiến thức kế toán tổng quát mà mình học được vào những mô
hình doanh nghiệp khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_nguyen_thi_huyen_trang_101505_362(1).pdf