Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH thương mại và xây lắp Nam Yên

 Mục tiêu 1: thông qua việc tìm hiểu môi trường làm việc thực tiễn của công ty, tôi đã tiếp cận được rất nhiều kiến thức thực tế từ chu trình hoạt động của một công ty vừa và nhỏ. Có những điều khác rất nhiều so với lý thuyết mà tôi đã từng học.  Mục tiêu 2: Việc không ngừng áp dụng những kiến thức đã học cũng như sự nhiệt tình giải đáp thắc mắc của chị Thúy hướng dẫn đã giúp tôi hoàn thành tốt mục tiêu áp dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế.  Mục tiêu 3: bằng những câu chào hỏi cùng những buổi trò chuyện café chung với các anh chị trong công ty, tôi đã thiết lập và mở rộng nhiều mối quan hệ mới để có thể giúp ích cho mình trong sự nghiệp tương lai sắp tới.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 12020 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH thương mại và xây lắp Nam Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập: Công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên Thời gian thực tập: Từ 07/01/2013 đến 10/03/2013 Ngƣời hƣớng dẫn: Chị Trƣơng Thị Thúy Giáo viên hƣớng dẫn: Thầy Hồ Sĩ Tuy Đức Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN MSSV: 101429 Lớp: KT1011 Tháng 3 năm 2013 Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Tên cơ quan thực tập: Công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên Thời gian thực tập: Từ 07/01/2013 đến 10/03/2013 Ngƣời hƣớng dẫn: Chị Trƣơng Thị Thúy Giáo viên hƣớng dẫn: Thầy Hồ Sĩ Tuy Đức Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN MSSV: 101429 Lớp: KT1011 Tháng 03 năm 2013 Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ii TRÍCH YẾU Sau khi hoàn thành quá trình thực tập nhận thức tại CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP NAM YÊN, tôi đã có cơ hội tìm hiểu thêm về mô hình tổ chức cũng nhƣ quá trình hoạt động của một doanh nghiệp trong thực tiễn. Hai tháng thực tập tại công ty không phải là một thời gian dài để có thể làm quen hết tất cả những nghiệp vụ chuyên môn nhƣng tôi đã tích góp thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho mình thông qua đó có thể áp dụng một số kiến thức đã học vào môi trƣờng làm việc thực tiễn. Tuy không đƣợc giao nhiều công việc chuyên ngành nhƣng tất cả những điều tôi học đƣợc trong quá trình thực tập đã giúp cho trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng giao tiếp của tôi dần đƣợc cải thiện thêm rất nhiều. Có lẽ đây cũng là một bƣớc ngoặc lớn trong quá trình học tập của tôi, là tiền đề để tôi có thể thành công trong công việc tƣơng lai của mình. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iii MỤC LỤC TRÍCH YẾU ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH .................................................... v LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. vi NHẬP ĐỀ ....................................................................................................... vi PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP ......................................... 1 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: ................................. 1 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................... 1 1.2. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................ 3 1.3. Chức năng của công ty ............................................................ 3 1.4. Nhiệm vụ của công ty .............................................................. 3 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY SẢN XUẤT VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN ......................................................................................... 4 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................... 4 2.2. Tổ chức bộ máy sản xuất ......................................................... 6 2.3. Sơ đồ bộ máy Kế toán.............................................................. 7 PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC THỰC TẬP ....................................13 1. Công việc trực điện thoại và ký giao nhận các bƣu kiện ................. 13 2. Soạn thảo văn bản .......................................................................... 14 3. Công việc Photo và in tài liệu ........................................................ 14 4. Kiểm tra chữ ký trên chứng từ ....................................................... 14 5. Công việc chuyên môn nghiên cứu: Xuất hóa đơn GTGT .............. 15 6. Công việc quan sát: Chấm công và thanh toán tiền lƣơng giữa tháng cho công nhân công trình. .......................................................................... 19 PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ....................................................21 1. NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN ........................................................ 21 2. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TY .......................................................... 21 KẾT LUẬN .................................................................................................... vii Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iv NHẬN XÉT TỪ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................. ix NHẬN XÉT TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ....................................................... x Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang v DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 6 Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................. 8 Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán - Nhật ký chung ... 11 Hình 4: Hóa đơn GTGT .................................................................................... 16 Hình 5: Hóa đơn GTGT .................................................................................... 18 Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đợt thực tập này,tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng cùng quý thầy cô tại trƣờng Đại học Hoa Sen đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học. Thầy cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích về nghề nghiệp cũng nhƣ đạo đức, cách sống giúp tôi có nền tảng để thành công trong hoạt động thực tiễn và cả tƣơng lai sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Sĩ Tuy Đức là giáo viên hƣớng dẫn thực tập đã tận tình hƣớng dẫn và trực tiếp giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này và thầy Phùng Thế Vinh: Cố vấn học tập đã hƣớng dẫn dặn dò chúng tôi trƣớc thời gian đi thƣc tập để chúng tôi có thêm lời khuyên bổ ích khi vào môi trƣờng làm việc. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tập. Trong thời gian thực tập, tôi đã làm quen với môi trƣờng thực tế của công ty. Ban giám đốc đã tạo điệu kiện cho tôi thực tập tại công ty và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán đặc biệt là chị Thúy giúp tôi tiếp cận thực tế công việc kế toán và hoàn thành báo cáo này. Báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh chị tại công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên để bài báo cáo của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vi NHẬP ĐỀ Với mục đích mở rộng cũng nhƣ áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, trƣờng đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào môi trƣờng doanh nghiệp qua hình thức thực tập nhận thức. Qua đó, sinh viên có thể tiếp cận, làm quen với môi trƣờng làm việc thực tế, học hỏi thêm đƣợc nhiều điều thực tiễn, đƣa ra những nhận thức và định hƣớng đúng đắn để phát triển chuyên ngành của mình.Tham gia đợt thực tập, tôi đã đề ra những mục tiêu để có thể tận dụng tối đa cơ hội quý báu này nhƣ sau:  Mục tiêu 1: Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên của công ty.  Mục tiêu 2: Tìm hiểu và nắm bắt cách làm việc của nhân viên phòng tài chính - kế toán.  Mục tiêu 3: So sánh những kiến thức đã học với công việc thực tế và học hỏi thêm những kiến thức mới. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP  Tên công ty: công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên.  Tên giao dịch: Nam Tranding & Engineering Company Limited.  Tên viết tắt: Nam Yen Co.,LTD.  Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.  Địa chỉ trụ sở chinh: 11 Đƣờng 18C khu phố 1, Phƣờng Bình Hƣng Hòa A, Q.Bình Tân, Tp.HCM.  Điện thoại: (08) 8809677.  Fax: 4264626.  Email: toaichinh2000@yahoo.com.  Tài khoản: 19165939 tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa.  Mã số thuế: 0304364545, cấp ngày 25/05/2006.  Vốn điều lệ: 2.000.000.000.  Tổng giám đốc: Lƣơng Công Toại Chinh.  Giá trị vốn góp: 1.800.000.000 VND.  Phần vốn góp: 90% .  Phó Giám đốc: Nguyễn Thị Ngọc Trang.  Giá trị vốn góp: 200.000.000 VND.  Phần vốn góp: 10%.  Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty: Lƣơng Công Toại Chinh. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty đƣợc thành lập từ ngày 10/05/2006 với tên là công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên theo giấp phép đăng ký kinh doanh số 4102039296 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Tp. HCM cấp ngày 10/05/2006. Vốn điều lệ là 1.5 tỷ VND với thành viên góp vốn là ông Lƣơng Công Tú Chinh và ông Lƣơng Công Toại Chinh. Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty: Lƣơng Công Tú Chinh, chức danh: Chủ tịch hội đồng Quản trị. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 2 Năm 2009, để mở rộng đầu tƣ và phát triển công ty đã thay đổi vốn điều lệ và thành viên góp vốn. Vốn điều lệ tăng lên 2 tỷ VND và thành viên góp vốn là ông Lƣơng Công Toại Chinh và bà Nguyễn Thị Ngọc Trang. Tên của công ty vẫn là công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên. Ngƣời đại diện cho pháp luật của công ty là ông Lƣơng Công Toại Chinh. Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã phát triển một cách nhanh chóng. Năm 2006 với tổng lợi nhuận sau thuế là 459.048.đ, năm 2007 đã tăng lên là 7.151.745đ và đến năm 2008 tăng vƣợt bậc với con số 49.354.638đ. Quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Các công trình tiêu biểu mà công ty đã và đang thực hiện:  Công trình đƣờng dây 22KV đã thi công và cung cấp thiết bị hệ thống cấp điện tại nhà máy hóa chất Biên Hòa. Công trình khu giảng đƣờng trƣờng Quân sự Quân Đoàn 4 đã cung cấp. Thi công hệ thống nguồn điện hạ thế tại Bình Dƣơng…  Công trình khu công nghip Long Định, Long An đã lắp đặt TBA560KA….  Công trình phát triển và mở rộng khu chăn nuôi heo tại Phƣớc Long, Củ Chi. Công trình nhà máy máy ABLE TECH tại Phú Tài, Bình Định.  Công trình cao ốc văn phòng Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn, nhà máy ARDA- khu công nghiệp Bàu Bàng Bình Dƣơng… Chỉ sau mấy năm thành lập và phát triển công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên đã đạt đƣợc những thành tựu vững chắc. Thành công của công ty không chỉ là sự vƣợt bậc của những con số vể tổng lợi nhuận sau thuế mà còn là sự góp phần đáng kể làm thay đổi bộ mặt kinh tế- xã hội đƣợc thể hiện qua nhiều công trình đã hoàn thành và đang sử dụng có hiệu quả, những công trình đang xây dựng với quy mô lớn. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 3 1.2. Lĩnh vực kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động: Mua bán, sản xuất thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, hóa chất( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), vật liệu xây dựng( không sản xuất tại trụ sở), xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thi công lắp đặt hệ thống điện đến 110kv, thi công lắp đặt hệ thống điều khiển, camera quan sát, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy, báo động, chống trộm, máy móc cơ khí, hệ thống điện( sau đồng hồ). Tƣ vấn xây dựng( trừ khảo sát, giám sát và thiết kế công trình xây). 1.3. Chức năng của công ty. Là một công ty với quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp. Công ty có chúc năng xây lắp kinh doanh, mua bán, sản xuất thiết bị điện công nghiệp và dân dụng, hóa chất(trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), vật liệu xây dựng( không sản xuất tại trụ sở), xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thi công lắp đặt hệ thống điện đến 110kv, thi công lắp đặt hệ thống điều khiển, camera quan sát, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy, báo động chống trộm, máy móc cơ khí, hệ thống điện( sau đồng hồ). Tƣ vấn xây dựng ( trừ khào sát , giám sát và thiết kế công trình xây dựng). Gia công sản xuất thiệt bị điện và gia công cơ khí( không hoạt động tại trụ sở). Kinh doanh vận chuyển bằng ô tô. 1.4. Nhiệm vụ của công ty  Quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đảm bảo đầu tƣ mở rộng sản xuất.  Tự hoạch toán kinh doanh độc lập và làm nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nƣớc theo quy định.  Tuân thủ theo chính sách của nhà nƣớc.  Đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy.  Đảm bảo việc làm và mức sống cán bộ công nhân viên trong công ty.  Thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày vào sổ sách kế toán. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 4 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, BỘ MÁY SẢN XUẤT VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN Với đặc điểm là công ty xây lắp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các thiệt bị điện, xấy lắp các công trình điện dân dụng. Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của công ty là: dây điện, dây cáp, đồng hồ, bóng đèn… 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý  Năng lực nhân sự  Tổng giám đốc- Ông Lƣơng Công Toại Chinh thực hiện quản lý điều hành các công việc của công ty.  Phòng kỹ thuật: cập nhật thông tin dự án, làm dự toán theo yếu cầu, kiểm tra thi công trình.  Phòng kiểm soát chất lƣợng: kiểm tra quy trình thi công, nghiệm thu công trình theo thời gian.  Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán đúng quy định và theo chế độ kế toán hiện hành.  Kỹ sƣ chỉ huy công trình: thực hiện quản lý công trƣờng với đội ngũ công nhân lành nghề, đồng thời phối hợp với các đội trƣởng và đội phó công trình chỉ đạo công nhân thực hiện công trình.  Dự toán công trình – Đặng Quốc Dũng phụ trách về dự toán công trình, phối hợp với chỉ huy công trƣờng. Theo dõi thực tế thi công và dự toán bản vẽ.  Công nhân công trƣờng: với đội ngũ công nhân đƣợc tuyển chọn từ các trƣờng cao đẳng, trung câp học chuyên nghiệp thƣợc chuyên ngành.  Cơ cấu tổ chức và sơ đồ bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại đơn vị theo mô hình trực tiếp chức năng, trong đó Tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật, trực tiếp điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh và các công việc liền quan đến đoàn thể. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 5 Tại công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên cơ cấu tổ chức dƣới dạng động nhằm thích nghi với ngành nghề mang tính đặc thù cao. Trong đó, các bộ phận nhƣ kế toán, kỹ thuật, kiểm soát chất lƣợng, tổ chức hành chính…gọi chung là khối văn phòng, là phần tĩnh, ít thay đổi. Riêng các bộ phận dƣới quyền của chỉ huy trƣởng, tùy theo số lƣợng công trình thi công , thời điểm giai đoạn thi công , đặc điểm quy mô, yêu cầu kỹ thuật công trình mà cơ cấu tổ chức của các đội có sự thay đổi phú hợp, thông thƣờng đƣợc tổ chức thành những đội khác nhau. Ngoài đội trƣởng, đội phó còn có các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động thì chịu sự điều động của chỉ huy trƣởng thông qua đội trƣởng công trình. Do đó, công tác kế toán bắt buộc phải theo dõi sát để tính lƣơng đúng , đủ, kịp thời. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 6 Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 2.2. Tổ chức bộ máy sản xuất. TGĐ Lƣơng Công Toại Chinh PGĐ Nguyễn Thị Ngọc Trang Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Phòng hành chính Phòng kiểm soát chất lƣợng Bộ phận dự toán Bộ phận công trình Phòng kỹ thuật Chỉ huy công trƣờng Các đội thi công Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 7 Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất đƣợc sản xuất đơn chiếc, riêng lẻ với những sản phẩm là các công trình nên công ty có hình thức tổ chức theo đơn đặt hàng. Sau khi hợp đồng đƣợc ký kết, công ty sẽ tiến hành lập bản dự toán khối lƣợng cho từng công trình thi công. Sau khi trúng thầu hoặc đƣợc chỉ định thầu, công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên(bên B) tiến hành ký kết hợp đồng với bên A. Sau khi hợp đồng đƣợc ký kết, trong đó hai bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với những điệu kiện khác nhau. Công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên( bên B) tiến hành lập bảng dự toán công trình cho từng đơn vị khối lƣợng xây lắp và căn cứ vào thời gian thực hiện công trình đã ký kết trong hợp đồng công ty tiến hành chuẩn bị công việc thi công. Việc thi công dựa theo từng hạng mục khác nhau nhƣ hạng mục hệ thống điện nƣớc phục vụ thi công, hạng mục hệ thống điện nƣớc phục vụ cho khối văn phòng… Khi công trình hoàn thành, công ty tiến hành kiểm tra chất lƣơng công trình và kỹ thuật xây lắp các công trình theo thiết kế đã đƣợc duyệt. Công ty xây lắp( bên B) phải chịu trách nhiệm trƣớc chủ đầu tƣ về kỹ thuật, chất lƣợng xây lắp công trình phải theo đúng thiết kế. Và sau đó công ty ( bên B) tiến hành bàn giao công trình cho bên A theo đúng thời gian đã ký trong hợp đồng thông qua biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. 2.3. Sơ đồ bộ máy Kế toán  Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán thực hiện hoạch toán theo đúng pháp lệnh kế toán và các chế độ kế toán nhà nƣớc quy đinh. Lập đầy đủ và kịp thời các báo cáo quyết toán đúng quy định. Lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm để cân đối kịp thời vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê công cụ, vật tƣ, tài sản định kỳ hàng năm. Kịp thời phản ánh kiểm kê tài sản đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý trong trƣờng họp thiếu hụt so với sổ sách kế toán. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 8 Phối hợp với phòng kế hoạch theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, sữa chữa, trang bị tài sản cố định. Cùng với các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho ban giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán. Tổ chức phổ biến, hƣớng dẫn kịp thời các chế độ tài chính kế toán, thuế do nhà nƣớc mới ban hành cho kế toán công ty. Báo cáo các chỉ tiêu có liên quan khi ban giám đốc cần. Hình 2: Sơ đồ bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những ngƣời làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phƣơng tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Vì công ty Nam Yên là một công ty nhỏ nên tất cả bộ KT Trƣởng Trần Thị Mỹ Linh Kế toán tổng hợp Kế toán Vật Tƣ Kế toán Công Nợ Thủ Kho Công Trình Thủ Quỹ Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 9 máy kế toán chỉ đƣợc một nhân viên kế toán đảm nhiệm với đầy đủ chức năng của hệ thống kế toán cùng với một chị thủ quỹ.  Nhiệm vụ từng phần hành kế toán. Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chúc thực hiện công tác kế toán, thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính, cuối kỳ lập báo cáo tài chính trong công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm và giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán Tổng hợp: Theo dõi và tổng hợp các thành phần kế toán trong công ty để trình lên kế toán trƣởng xét duyệt. Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện nghiệp vụ thu, chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên. Theo dõi, cập nhật kịp thời các khoản nợ thanh toán của tất cả các khách hàng. Tiến hành thanh toán lƣơng cho công nhân công trình và lƣơng văn phòng. Kế toán vật tư: Nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và phản ánh việc giao nhận hàng hóa, vật tƣ khi có sự chỉ đạo. Lập bẳng kê khai thuế hàng tháng, báo cáo thuế theo quy định. Đồng thời, có trách nhiệm hƣớng dẫn, triển khai việc ghi chép các chứng từ ban đầu của các đội trƣởng ở các công trình. Kế toán công nợ: Theo dõi thu chi tiền mặt tại quỹ cũng nhƣ ngân hàng, phối hợp với bộ phận kỹ thuật để làm tạm ứng của các công trình theo tiến độ thi công. Thủ kho công trình: Cung cấp vật tƣ theo yêu cầu của công trình, hàng tháng báo cáo tồn kho về cho kế toán vật tƣ, chấm công công nhân công trình. Thủ quỹ: Bảo quản tiền mặt, căn cứ vào phiếu thu, chi đã đƣợc phê duyệt, thực hiện công tác hạch toán thu , chi tiền mặt hàng ngày. Cuối ngày, đối chiếu với kế toán số liệu tồn quỹ tiền mặt vào sổ báo cáo tồn quỹ.  Hình thức tổ chức bộ máy kế toán. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán đơn vị đƣợc tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, tất cả các công việc nhƣ phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo kế toán và thông tin kinh tế đều đƣợc thực hiện tâp trung ở phòng kế toán của công ty. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 10 Ở các đội thi công tại công trƣờng chỉ thực hiện ghi chép ban đầu hoặc một số trung gian cần thiết theo yêu cầu và hƣớng dẫn của phòng kế toán. Các đội thƣc hiện ghi và giữ sổ sách ghi chép nhƣ sổ quản lý công nhân tại đơn vị, bảng kê chi tiêu hàng ngày tại công trƣờng, mọi chứng từ nhƣ bảng chấm công, hóa đơn mua hàng( bằng tiền tạm ứng)…định kỳ đƣợc gửi về phòng kế toán theo dõi, định khoản ghi chép. Do đơn vị áp dụng hình thức này nên có đƣợc ƣu điểm là đảm bảo sự tập trung thống nhất trong chỉ đạo công tác kế toán giúp doanh nghiệp tập trung thông tin, kiểm tra chỉ đạo sản xuất kịp thời, chuyên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ biên chế, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các thiết bị hiện đại có hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức này có một số điểm hạn chế nhƣ: kế toán không câp nhật nhanh số liệu, ở công trình hỗ trợ chƣa tốt cho việc quản lý cũng nhƣ phản hổi thi công, các đơn vị trực thuộc. Áp lực công việc dồn về phòng kế toán. Do đó, có thời điểm khi số lƣợng công trình hoàn thành nhiều kế toán làm việc vất vả, dễ sai sót.  Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Hình thức hạch toán công ty đang áp dụng: hình thức kế toán máy, tính thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ. Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán: Nhật kí chung. Điều kiện làm việc: mỗi kết toán đƣợc trang bị một máy tính để bàn, đơn vị đã áp dụng trên máy vi tính. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 11 Ghi chú: Ghi hằng ngày. Ghi định kì cuối tháng. Đối chiếu hằng ngày. Hình 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán - Nhật ký chung Trình tự ghi sổ kế toán: Hàng ngày cắn cứ vào chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp và kế toán vật tƣ sẽ tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung( công ty không dùng sổ nhật ký đặc biệt mà ghi thẳng vào sổ nhật ký chung) đồng thời ghi vào cá sổ thẻ chi tiết. Sau đó, căn cứ trên sổ nhật ký chung mà ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Sau đó, kế toán tiến hành cộng sổ phát sinh Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 12 nợ, số phát sinh có và tính số dƣ cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ Cái đƣợc sử dụng để lập bảng Cân đối tài khoản. Ngoài ra, cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập bảng tổng hợp chi tiết cảu từng tài khoản tổng hợp để đổi chiếu số liệu trên sổ Cái của từng tài khoản đó. Sau đó, kế toán trƣởng dựa vào các bảng tổng hợp của từng tài khoản đối chiếu để làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. Các phƣơng pháp kế toán mà công ty đang sử dụng Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn chuẩn mực do Nhà Nƣớc đã ban hành.  Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thức vào ngày 31/12 hàng năm.  Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên.  Phƣơng pháp tính giá trị hàng xuất kho: Nhập trƣớc xuất trƣớc.  Phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định: theo phƣơng pháp đƣờng thẳng.  Phƣơng pháp lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: Phƣơng pháp trực tiếp.  Trả lƣơng theo hình thức tuần và tháng.  Đơn vị tiền tệ đang sử dụng: Việt Nam đồng. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 13 PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG VIỆC THỰC TẬP 1. Công việc trực điện thoại và ký giao nhận các bƣu kiện. Sau khi làm quen với mọi ngƣời và tìm hiểu công ty, tôi đƣợc giao việc đầu tiên là việc trực điện thoại và giao nhận các bƣu kiện.  Đối với việc trực điện thoại. Đây là những công việc văn phòng cơ bản của một nhân viên thực tập tuy nhiên nó không hề dễ dàng đối với tôi khi tôi phải thực hiện rất nhiều cuộc giao tiếp trong công sở mà trƣớc đó tôi chƣa từng trải qua.Việc trực điện thoại bắt buộc tôi luôn trong tƣ thế sẵn sàng, khi nói chuyện thì phải nhẹ nhàng, dễ nghe, lễ phép. Khi gặp khách hàng thì ghi nhận các thông tin và hƣớng dẫn khách hàng liên hệ trực tiếp số điện thoại của các Phòng, Ban Đội chuyên môn nghiệp vụ hoặc ghi nhận những phản ánh của công nhân vào sổ để tiện việc trình Ban Giám Đốc xử lý. Các kiến thức đã học trong môn Kỹ năng giao tiếp đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc này. Tuy ban đầu còn gặp đôi chút khó khăn trong việc chuyển điện thoại cho cách Phòng, Ban nhƣng sau đó tôi đã thành thạo đƣợc công việc này. Kinh nghiệm: phải luôn sẳn sàng khi có cuộc gọi đến và bên cạnh đó phải chuẩn bị giấy bút đầy đủ để có thể ghi lại lời nhắn hay lƣu ý nào đó một cách kịp thời và đầy đủ nhất. Đặc biệt không để cảm xúc hiện tại làm ảnh hƣởng tới cuộc gọi.  Đối với việc ký nhận các bƣu kiện. Ngoài nhiệm vụ trực điện thoại , tôi còn đƣợc giao nhiệm vụ ký giao nhận các bƣu kiện.Nhận và gửi các hàng hóa. Đầu tiên là kiểm tra chất lƣợng và số lƣợng hàng hóa ghi trên bƣu kiện, cũng nhƣ hóa đơn. Sau đó, ghi lại thông tin về ngƣời gửi cũng nhƣ ngƣời nhận ngày tháng và thời gian rồi ký tên xác nhận đã nhận hàng cho nhân viên giao hàng hoặc chuyển phát. Kinh nghiệm: phải kiểm tra hàng hóa kỹ lƣỡng và phải nhớ giao hàng lại cho những ngƣời có trách nhiệm. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 14 2. Soạn thảo văn bản. Với những kỹ năng đã đƣợc học trong môn Tin học Đại cƣơng về soạn thảo văn bản, tôi có thể giúp các chị nhân viên đánh máy văn bản một cách nhanh chóng và chính xác. Những văn bản, quyết định của Ban Giám Đốc luôn có mẫu sẵn. Vì thế, việc soạn thảo văn bản trở nên khá dễ dàng. Kinh nghiệm: tôi học đƣợc là sau khi đánh văn bản, phải kiểm tra lại toàn bộ xem có sai lỗi chính tả hay không, có sai sót trong câu chữ hay không để kịp thời chỉnh sửa. 3. Công việc Photo và in tài liệu. Đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một công ty nào thì các tài liệu kế toán cũng nhƣ hóa đơn vô cùng nhiều và khi có nhu cầu photo háo đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi để kiểm tra báo cáo hay đánh máy lại một hợp đồng dựa trên nguyên mẫu cũ luôn mất nhiều thời gian. Do đó, tôi đƣợc chị Thủy giao nhiệm vụ đó để bƣớc đầu tiếp xúc với những công việc văn phòng đơn giản, làm quen với máy in và photo. Kinh nghiệm:  Không để ghim bấm hay kẹp giấy rơi vào máy.  Giấy in phải để thẳng, giấy không bị nhàu nát hay quăn góc.  Phải kiểm tra số lƣợng giấy và mực in trƣớc khi in văn bản. 4. Kiểm tra chữ ký trên chứng từ. Sau khi đƣợc chị Thúy hƣớng dẫn và thực hành các công việc in, photo, đánh văn bản thì chị Thúy giao cho tôi các tập hồ sơ THU CHI của công ty trong năm 2012. Trong các tập hồ sơ gồm các chứng từ Phiếu thu, phiếu chi, phiếu đề nghị thanh toán,…Chị Thúy nhờ tôi kiểm tra xem mỗi phiếu đã đủ chữ kí bao gồm chữ kí của Giám đốc, Kế toán trƣởng, Ngƣời lập phiếu, Thủ Quỹ, Ngƣời nhận tiền( kế toán trƣởng có thể không có bởi vì ngƣời lập phiếu cũng chính là kế toán trƣởng ), tôi kiểm tra nếu thiếu chữ kí thì dùng tờ giấy ghi chú lại và nhắc chị Thúy để chị đƣa lại cho.các anh chị bổ sung. Công việc kiểm tra này khá là quan trọng, bởi vì phòng rất nhiều chứng từ đƣợc duyệt hằng ngày, nên có thể các anh Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 15 chị sẽ không thể có mặt đủ trong văn phòng ký hết các chứng từ, khi ngƣời từ bộ phận kiểm toán xuống kiểm tra thì việc thiếu chữ kí cũng bị ghi nhận sai sót. Nên tôi rất cẩn thận khi kiểm tra từng tờ chứng từ, vừa cẩn thận quan sát và vừa phải thật cẩn thận lật từng trang để tránh rơi và mất chứng từ. Trong suốt những ngày đầu tiên thực tập, tôi liên tục kiểm tra các chừng từ Thu- Chi từ tháng 1/2012 đến 12/2012. Kinh nghiệm: Công việc này cũng khá là đơn giản,nhƣng cũng đòi hỏi tôi phải cẩn thận để không sai xót hoặc rách,rơi mất giấy. Qua đó tôi đƣợc tiếp xúc và nhìn thấy tận mắt các loại chứng từ mà trƣớc đây chỉ đƣợc thấy trên sách vở và bài giảng của giảng viên. 5. Công việc chuyên môn nghiên cứu: Xuất hóa đơn GTGT. Căn cứ vào giá trị hợp đồng và Biên bản thanh lý hợp đồng và xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Đối với một công ty thƣơng mai và xây lắp nhƣ Nam Yên thì các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là thi công và lắp đặt các công trình. Do đó việc xuất hóa đơn giá trị gia tăng vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Đây cũng là công việc hằng ngày và quen thuộc đối với một kế toán vì vậy tôi đã đƣợc chị Thúy hƣớng dẫn sau đó tự nghiên cứu và đƣợc phép làm thử một vài lần. Vì đây là công việc quan trọng đòi hỏi phải cẩn thận và nắm bắt đƣợc nhiều quy tắc trong quá trình xuất hóa đơn.  Quy trình thực hiện: Chuẩn bị cuốn hóa đơn, mỗi hóa đơn bao gồm 3 liên. Sau đó đƣợc chị Thúy cung cấp cho giá trị hợp đồng và thanh lý hợp đồng để dựa vào đó xuất hóa đơn cho công ty mua. Cuốn hóa đơn bao gồm 3 liên: liên 1 lƣu, liên 2 là liên giao cho ngƣời mua, liên 3 là liên nội bộ. Trƣớc khi tiến hành xuất hóa đơn, phải nắm rõ thông tin trên hợp đồng về công ty mua, hợp đồng kinh tế Số… Ngày…Đợt mấy (nếu có). Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 16 Hình 4: Hóa đơn GTGT Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 17 Họ tên ngƣời mua hàng ở phần này có thể để trống cũng đƣợc nhƣng tuyệt đối không ghi tên công ty vào phần này. Nếu ghi nhầm phía công ty bên mua sẽ trả lại hóa đơn. Tên đơn vị : tên đầy đủ của công ty bên mua. (CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX SÀI GÒN) Mã số thuế: dựa trên thông tin liên lạc với công ty bên mua. Địa chỉ: địa chỉ của công ty bên mua. (47 Điện Biên Phủ, Q1, TP HCM) Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Số tài khoản: có thể bỏ trống. Trong khung hàng hóa. Tên hàng hóa: ghi dựa vào hợp đồng kinh tế Số… Ngày …. (Giá trị thực hiện cung cấp vật tƣ, lắp đặt theo hợp đồng kinh tế số 03/GS/HĐKT ký ngày 28/01/2012 – đợt 1) Đơn vị tính, số lƣợng, đơn giá: bỏ trống( Vì hợp đồng trọn gói) Thành tiền: dựa vào số liệu đã đƣợc ghi trong giá trị hợp đồng kinh tế chƣa VAT (196.772.067 đồng) Thuế suất: 10%. Cộng tiền hàng là tổng cộng của cột thành tiền là giá chƣa tính VAT( 196.772 067). Tiền thuế: lấy cộng tiền hàng * với thuế suất( 19.677.207) Tổng cộng tiền thanh toán: bao gồm cộng tiền hàng và tiền thuế GTGT( 216.449.274). Số tiền viết bằng chữ: ghi đầy đủ rõ ràng đơn vị bằng chữ( hai tram mƣời sáu triệu bốn trăm bốn mƣơi chín nghìn hai trăm bảy mƣơi bốn đồng). Ngƣời bán hàng : ở phần này không nhất thiết phải là giám đốc ký và đóng dấu, ngƣời xuất hóa đơn ký cũng đƣợc tuy nhiên phải có đóng dấu treo. Lƣu ý: vì đây là công ty xây lắp có nhiều trƣờng hợp phải thi công các dự án lớn kéo dài , nên có thể bên giao thầu sẽ thanh toán thành nhiều đợt đã đƣợc ghi rõ trong hợp đồng kinh tế nên sẽ xuất hóa đơn theo nhiều đợt . Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 18 Ví dụ: đối với trƣờng hợp của công ty cổ phần VINACONEX SÀI GÒN, sau khi đã thanh toán đợt 1 vào ngày 20/04/2012 đến ngày 07/05/2012 thanh lý hợp đồngđợt cuối. Hình 5: Hóa đơn GTGT  Nhận xét bản thân: việc này gây khó khăn cho tôi rất nhiều vì tôi ý thực đƣợc tầm quan trọng của công việc. Tuy chị Thúy đã tin tƣởng giao cho tôi xuất hóa đơn tuy nhiên do lần đầu tiếp xúc tôi còn nhiều bỡ ngỡ, không quen với công việc tôi đã mắc một vài lỗi ghi nhầm số của hợp đồng kinh Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 19 tế nhƣng rất may chị Thúy đã phát hiện kịp thời nên đã gấp lại bỏ qua hóa đơn đó.  Kinh nghiệm bản thân: Chữ viết và con số phải rõ ràng đặc biệt là con số khi viết không đƣợc viết chúng quá rời nhau. Luôn cẩn thận trong việc nhập số liệu vào hóa đơn. Vì nếu sai sót sẽ rất là khó khăn khi phải thực hiện tiếp nghiệp vụ hủy hóa đƣa cho bên mua ký và xuất lại hóa đơn mới. Bên cạnh đó, khi viết hóa đơn phải viết theo đúng thứ tự ngày trong cuốn hóa đơn, không đƣợc viết hóa đơn cho ngày trƣớc ngày cuối cùng viết hóa đơn. Ví dụ: nếu tờ hóa đơn cuối cùng trong cuốn hóa đơn là ngày 20/8/2012 thì những hóa đơn tiếp theo phải đƣợc viết sau ngày 21/8/2012. Việc xuất hóa đơn theo ngày không cần phải ngay tức khắc sau khi bán hàng xong nếu vẫn chƣa thu hồi tiền. Tìm hiều thêm về thao tác ghi sai hóa đơn đã xé ra khỏi cuốn hóa đơn và bị công ty bên mua trả về. Khi công ty bên mua không chấp nhận hóa đơn hay hóa đơn ghi sai đã xé ra nhƣng phát hiện trƣớc khi giao cho bên mua thì cần phải làm thủ tục hủy hóa đơn đó. Thủ tục này bao gồm hai biên bản, một bản giao cho bên mua ký tên xác nhận và giữ, bản còn lại bên bán giữ để bổ sung vào tờ hóa đơn đã xuất sai. Sau khi hoàn tất thủ tục hủy hóa đơn thì tiếp tục xuất lại hóa đơn mới với sự chỉnh sửa theo đúng hợp đồng mua bán. 6. Công việc quan sát: Chấm công và thanh toán tiền lƣơng giữa tháng cho công nhân công trình. Lƣơng của khối văn phòng là 1 tháng 1 lần còn công nhân thi công công trình sẽ đƣợc thanh toán theo 2 lần. Lần đầu sẽ là ngày giữa tháng, lƣơng sẽ đƣợc ứng trƣớc, có bao gồm tiền công tác phí (nếu có). Lần sau là vào ngày cuối tháng. Vì đây là công ty xây dựng nên sẽ có công nhân thời vụ bên ngoài vì vậy để giúp kế toán theo dõi các khoản phải trả cho ngƣời lao động, các đội trƣởng công trình tiến hành thống kê danh sách công nhân lao động vào sổ quản lý nhân sự Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 20 của mỗi đội. Hàng ngày, quản lý công trƣờng sẽ theo dõi và chấm công từng công nhân. Sau đó, bảng chấm công đƣợc gửi về cho phòng kế toán để tập hợp và theo dõi. Kế toán căn cứ vào số liệu trên bảng chấm công và lập bảng thanh toán lƣơng cho nhân viên thi công công trƣờng. Công ty trả lƣơng cho công nhân 2 tuần 1 lần. Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lƣơng công nhân công trình, không có các khoản trích theo tiền lƣơng . Khi đến đợt trả lƣơng hay trả tiền thƣởng, thủ quỹ sẽ gọi điện thoại báo cho các đội trƣởng của các công trình. Đội trƣởng mỗi công trình sẽ lên phòng tài chính - kế toán ký tên xác nhận và nhận tiền rồi trả cho theo bảng lƣơng hay bảng tiền thƣởng đã lập và ký duyệt. Sau khi tìm hiểu sơ lƣợc về việc tính lƣơng tại công ty. Tôi đƣợc chị Thúy tin tƣởng giao nhiệm vụ chấm công và tính lƣơng giữa tháng cho các công nhân.Dựa vào bảng chấm công ngƣời quản lý công trình cung cấp, tôi đã nhập số liệu vào excel, đầu tiên là phải có mức lƣơng căn bản một ngày của các công nhân, sau đó chấm số công làm trong giờ và số công ngoài giờ( tăng ca) .Số tiền lƣơng thanh toán sẽ là (số công làm trong giờ + số công làm ngoài giờ) * lƣơng căn bản một ngày công. Lƣu ý: Đối với việc chấm công cho công nhân công trình thì đƣợc tính từ thứ năm đến thứ sáu của tuần sau nữa.Tiền lƣơng sẽ dựa vào số ngày công đã làm cộng với công làm ngoài giờ làm thêm ngoài giờ( 1 công ngoài giờ thành 1.5 công trong giờ) . Kinh nghiệm: Việc chấm công của công nhân rất phức tạp, đòi hỏi tôi phải cẩn thận, không đƣợc tính sai sót số công ngày làm. Ngoài ra , tôi còn quan sát đƣợc một số điều tại công ty: nhân viên đi làm văn phòng mang đồ công sở: quần tây, áo sơ mi, mang giầy. Giờ làm bắt đầu từ 8h kết thúc lúc 17h.Riêng thứ 7 thì nhân viên văn phòng chỉ làm nửa ngày. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 21 PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 1. NHẬN XÉT VỀ BẢN THÂN. Sau 2 tháng thực tập ở công ty TNHH Thƣơng mại và xây lắp Nam Yên , tôi có thể rút ra đƣợc các khuyết điểm và ƣu điểm của chính mình nhƣ sau: Khuyết điểm:  Lần đầu tiên tiếp xúc với các thiết bị văn phòng nhƣ máy in, máy photocopy nên các thao tác thực hiện gặp một số lỗi và vẫn còn chậm.  Những kiến thức đƣợc học ở trƣờng vẫn chƣa thực sự đƣợc áp dụng trong thời gian thực tập.  Chƣa học đƣợc nhiều các kiến thức chuyên môn của chuyên ngành kế toán. Ưu điểm:  Dễ dàng hòa đồng với các anh chị trong công ty và nhờ các anh chị chỉ bảo và hƣớng dẫn.  Biết lắng nghe và tiếp thu nhanh các kiến thức đƣợc các anh chị truyền dạy.  Luôn hoàn thành các công việc mà các anh chị giao. 2. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TY Tôi đánh giá rất cao về khả năng và thực lực của các anh chị trong công ty. Môi trƣờng làm việc thân thiện, năng động và vô cùng thoải mái nhƣng theo một nguyên tắc nhất quán đã tạo ra hai tháng thực tập trọn vẹn trong quãng thời gian sinh viên của tôi. Tuy công ty chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhƣng những gì mà tất cả các anh chị thể hiện làm cho tôi tin tƣởng công ty sẽ có thể phát triển hơn rất nhiều trong một tƣơng lai không xa. Tôi đã có những mối quan hệ tốt đẹp với các anh chị cũng nhƣ rèn luyện đƣợc cho mình phong cách làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm cao trong công việc. Ngoài ra tôi có thể áp dụng phần nào kiến thức đã học vào trong công việc và dễ dàng hiểu đƣợc sự hƣớng dẫn của các anh chị nhân Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 22 viên kế toán. Tôi rất lấy làm hài lòng vì mình đã chọn công ty này để hoàn thành đợt thực tập nhận thức này. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vii KẾT LUẬN Sau những ngày bỡ ngỡ thực tập tại công ty, giờ đây tôi đã dần quen với một số việc ở công ty, tiếp thu đƣợc một lƣợng kiến thức bổ ích cho nghề nghiệp cũng nhƣ trong cuộc sống. Đối với tôi, đây sẽ là hành trang để tôi có thể chuẩn bị tốt hơn cho đợt thực tập năm cuối cũng nhƣ làm quen với môi trƣờng làm việc thực tiễn. Trong quá trình thực tập, tuy bƣớc đầu gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi sai lầm nhƣng nhờ sự hỗ trợ hết mình của các anh chị trong công ty tôi đã dần quen với những công việc cơ bản và tự hào khi mình đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra trong quá trình thực tập nhận thức này.  Mục tiêu 1: thông qua việc tìm hiểu môi trƣờng làm việc thực tiễn của công ty, tôi đã tiếp cận đƣợc rất nhiều kiến thức thực tế từ chu trình hoạt động của một công ty vừa và nhỏ. Có những điều khác rất nhiều so với lý thuyết mà tôi đã từng học.  Mục tiêu 2: Việc không ngừng áp dụng những kiến thức đã học cũng nhƣ sự nhiệt tình giải đáp thắc mắc của chị Thúy hƣớng dẫn đã giúp tôi hoàn thành tốt mục tiêu áp dụng lý thuyết đã học vào trong thực tế.  Mục tiêu 3: bằng những câu chào hỏi cùng những buổi trò chuyện café chung với các anh chị trong công ty, tôi đã thiết lập và mở rộng nhiều mối quan hệ mới để có thể giúp ích cho mình trong sự nghiệp tƣơng lai sắp tới. Tóm lại, vì thời gian làm báo cáo có hạn cũng nhƣ thông tin đƣợc tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau nên bài báo cáo sẽ có những điều sai sót, rất mong nhận đƣợc nhiều đóng góp tích cực từ thầy cô và anh chị để báo cáo hoàn thiện hơn, rút kinh nghiệm cho báo cáo trong đợt thực tập cuối năm sắp tới. Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang viii TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu của công ty TNHH Thƣơng Mại và Xây Lắp Nam Yên 2. 3. 4. 5. yeu-on-dinh-kinh-te-vi-mo/20112/66093.vgp Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ix NHẬN XÉT TỪ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tp. HCM, Ngày……..tháng……..năm……… Chữ ký Trƣờng Đại Học Hoa Sen KT101 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang x NHẬN XÉT TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tp. HCM, Ngày……..tháng……..năm……… Ký tên và đóng dấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftranthingocduyen_101429_5648.pdf
Luận văn liên quan