Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH Tiến Nam Khang

 Mục tiêu 1: Tích lũy và học hỏi hơn từ môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp.( hoàn thành 90%)  Mục tiêu 2: Hội nhập vào môi trƣờng làm việc của Doanh nghiệp, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế ( hoàn thành 70%)  Mục tiêu 3: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định và nội quy của Doanh nghiệp (hoàn thành 90%)  Mục tiêu 4: Biết cách ứng xử, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. (hoàn thành 80%) Bên cạnh đó các mục tiêu do cá nhân tôi đặ ra cho mình tôi cũng đã cố gắng hoàn thành tốt, cụ thể là:  Mục tiêu 5: Làm hành trang kiến thức vào ngành, ngoài những kinh nghiệm học đƣợc từ nhà trƣờng tôi cần phải học hỏi các anh chị nhân viên những kiến thức mới để xây dựng cho mình một số kinh nghiệm riêng để áp dụng vào thực tế không chỉ ở những đợt thực tập mà còn về tƣơng lai sau này.( 70%)  Mục tiêu 6: Rèn luyện cho bản thân tính tự giác và chấp hành tốt các nội quy của Doanh nghiệp, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng đồng phục, hòa nhã với đồng nghiệp, lễ phép với cấp trên, lịch sự và ân cần với khách hàng.(80%)

pdf58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Công ty TNHH Tiến Nam Khang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kinh nghiệm học đƣợc từ nhà trƣờng tôi cần phải học hỏi các anh chị nhân viên những kiến thức mới để xây dựng cho mình một số kinh nghiệm riêng để áp dụng vào thực tế không chỉ ở những đợt thực tập mà còn về tƣơng lai sau này.  Mục tiêu 2: Rèn luyện cho bản thân tính tự giác và chấp hành tốt các nội quy của Doanh nghiệp, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đi làm đúng giờ, ăn mặc Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong viii đúng đồng phục, hòa nhã với đồng nghiệp, lễ phép với cấp trên, lịch sự và ân cần với khách hàng.  Mục tiêu 3: Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mang lại sự hài lòng tốt nhất đối với khách hàng, xây dựng niềm tin và tạo uy tính về sau.  Mục tiêu 4: Hoàn thành tốt các công việc đƣợc giao, tránh thiếu trách nhiệm và tự giác làm việc, không để các anh chị nhắc nhở hay góp ý.  Mục tiêu 5: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và vận dụng vốn ngoại ngữ của mình vào môi trƣờng làm việc. Tăng cƣờng học hỏi và trao đổi ngoại ngữ với khách nƣớc ngoài để nâng cao trình độ anh văn. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY Tên cơ quan: Công ty TNHH Tiến Nam Khang Số GPKD: 0305086040 Ngày cấp GPKD : 18/07/2007 Mã số thuế: 0305086040 Ngày cấp MST: 26/07/2007 Ngày bắt đầu hoạt động: 01/08/2007 Ngƣời đại diện Pháp luật : Trần Tấn Tiến Trụ sở: 204 Bàu Cát, Phƣờng 11, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 35 002 845 – (08) 62 791 748 Website: Ngành nghề hoạt động: Mua bán phụ tùng, thiết bị thang máy, thiết bị - dụng cụ - hệ thống điện (máy biến thế, mô tơ điện, ổn áp, máy phát,…), sắt thép, inox, ống thép, kim loại màu. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 2 A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Lịch sử hình thành và phát triển  Công ty còn khá non trẻ mới thành lập ngày 18 tháng 07 năm 2007. Là một trong số ít các công ty chuyên về cung cấp phụ tùng thiết bị ngành thang máy trong thành phố.  Công ty có vốn điều lệ là: 1.000.000.000 đồng (Một tỷ đồng). Năm 2009 vốn điều lệ là: 2.700.000 đồng.  Ngƣời đại diện theo pháp luật trƣớc năm 2009 là ông Lê Tấn Ly. Sau đó thay đổi lại là ông Trần Tấn Tiến. Và địa chỉ trụ sở chính cũng thay đổi từ 196 Nguyễn Bá Tòng, Phƣờng 11, Quận Tân Bình về 204 Bàu Cát, Phƣờng 11, Quận Tân Bình.  Ngoài trụ sở chính để đặt văn phòng, công ty còn thuê ba kho chứa hàng trong địa bàn Quận Tân Bình. 2. Lĩnh vực kinh doanh của Tiến Nam Khang  Các mặt hàng mà công ty hiện đang bán là: o Ray T78/B, T89/B, T114/B, TK5A o Cáp tải. o Cáp điện Thổ Nhỉ Kỳ 24R o Quạt, Governor, Doorlock, … o Tủ điện, Shoe car, Phụ kiện cửa o Đầu cửa C800, 700, 900, 1000. o Và các phụ tùng thiết bị khác của ngành thang máy. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 3 3.Tầm nhìn: Ngay từ những ngày đầu thành lập CÔNG TY TNHH Tiến Nam Khang đã không ngừng xây dựng nền móng và vƣơn lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lƣợng dịch vụ và hàng hoá. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất. Đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của các công ty đối tác, các hãng cung cấp cũng nhƣ sự hợp tác của tất cả công ty sản xuất thang máy tại Việt Nam và toàn thể nhân viên trong công ty, hiện nay Công Ty TNHH Tiến nam Khang có thêm nhiều cải tiến trong việc nâng cao cách phục vụ khách hàng, sản phẩm, phƣơng thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa… 4.Chức năng và Nhiệm vụ chính Công ty TNHH Tiến Nam Khang là nhà phân phối hàng đầu các thiết bị phụ tùng thang máy tại Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị linh kiện thang máy. Tiêu chí hàng đầu trong kinh doanh là cung cấp sản phẩm tốt nhất với chất lƣợng và dịch vụ hoàn hảo nhất. Với mong muốn đóng góp vào quá trình phát triển cho ngành thang máy trong nƣớc, công ty TNHH Tiến Nam Khang đã và đang nỗ lực để giới thiệu với các doanh nghiệp trong nƣớc những sản phẩm và công nghệ mới với các sản phẩm:  Máy kéo không phòng máy  Máy kéo có phòng máy  Bộ truyền cửa car  Bộ truyền cửa tầng  Bộ khống chế tốc độ (Governor)  Ty cáp  Thank hồng ngoại (Photocell)  Door Lock  Su trƣợt cửa  Nút nhấn  Su cabin, đối trọng  Cáp điều khiển(dây cordon)  Cáp tải (Korea)  Ray dẫn hƣớng cabin, đối trọng  Phụ kiện đầu cửa car, tầng  Thắng cơ (safety gear) Nhiệm vụ và quyền hạn: Công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính nhƣ sau: Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 4  Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu ngành nghề đã cam kết với nhà nƣớc.  Kinh doanh những ngành nghề phù hợp, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trƣờng, kinh doanh những ngành nghề khác nếu đƣợc cơ quan Nhà Nƣớc cho phép bổ sung.  Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tƣ, đơn giá tiền lƣơng trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức giá của nhà nƣớc.  Thực hiện các nghĩa vụ đối với ngƣời lao động theo đúng luật lao động và các văn bản pháp lý hƣớng dẫn thi hành luật lao động. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 5 B. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY Hình 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 6 1. Chức năng và nhiệm vụ  Ban lãnh đạo: gồm giám đốc, phó giám đốc. - Là những ngƣời có nhiệm vụ điều hàng, giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty. - Chịu trách nhiệm chính về các kế hoạch và tài chính của công ty. - Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện công việc.  Bộ phận kinh doanh: - Là phòng chuyên nghiên cứu, đề xuất, giúp việc cho ban lãnh đạo hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ. - Tổ chức ký kết và thực hiện triển khai hợp đồng. Tổ chức toàn bộ công việc bán hàng, quản lý và thu thập thông tin từ khách hàng. - Theo dõi tình hình biến động của thị trƣờng về cung cầu, giá cả, các yếu tố ảnh hƣởng đén thị trƣờng để từ đó phân tích các nguyên nhân, đề ra phƣơng án kinh doanh thích hợp.  Bộ phận kế toán: - Triển khai và thực hiện công tác kế toán của công ty theo đúng quy định của pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các pháp lệnh về kế toán, về thống kê, chế độ, thể lệ của nhà nƣớc. - Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính, báo cáo thống kê. - Có trách nhiệm lƣu trữ hồ sơ, chứng từ, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nƣớc và quy định của công ty. - Quyết toán kết quả kinh doanh theo tháng, quý, năm. Có trách nhiệm theo dõi công nợ rõ ràng, quản lý tiền tệ, thanh toán quốc tế theo nguyên tắc tài chính, thanh toán tiền lƣơng và các chế độ phụ cấp cho cán bộ nhân viên toàn công ty. - Cung cấp thông tin tài chính kịp thời cho Ban Giám đốc, đề ra quyết định quản lý. Lập báo cáo kế toán và phân tích yêu cầu của Ban Giám đốc nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, phối hợp với các phòng ban trong công tác quản lý, phối hợp với các phòng ban trong công tác kiểm tra định kỳ.  Bộ phận Kỹ thuật: Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 7 - Quản lý về kỹ thuật lắp ráp, sử dụng máy móc, thiết bị và tƣ vấn cho khách hàng. - Có trách nhiệm lắp ráp, sửa chữa các thiết bị, máy móc, hàng hoá công ty mua về để bán. Sửa chữa các thiết bị, máy móc, hàng hoá công ty đã bán cho khách hàng khi họ yêu cầu. - Tƣ vấn hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh nhƣ về mặt hàng, máy móc, thiết bị phụ tùng nào cần mua để bán.  Bộ phận giao hàng: - Chịu trách nhiệm nhận hàng và giao hàng đến đúng địa chỉ khách hàng yêu cầu. - Bảo vệ hàng của công ty đến khi hàng hoá đã giao đến tay khách hàng. - Phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện tốt các thủ tục chứng từ xuất bán, giao nhận, thanh toán tiền.  Bộ phận kho và bảo vệ: - Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty. Không để xảy ra tình trạng thất thoát. - Phối hợp với bộ phận kế toán bảo vệ hàng hoá cả về số lƣợng và chất lƣợng. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 8 C. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ tổ chức công tác kế toán Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 9 2. Chức năng và nhiệm vụ  Kế toán trƣởng:  Tổ chức công tác kế toán, điều hành hoạt động trong phòng kế toán.  Lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của nhà nƣớc để trình lên cấp trên.  Kiểm tra tất cả chứng từ, ký duyệt các hoá đơn, chừng từ, ký các báo cáo tài chính.  Chịu trách nhiệm cho vấn đề vay vốn, mở tài khoản ngân hàng.  Cung cấp các thông tin kế toán và giúp lãnh đạo phân tích hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trƣớc Ban Giám đốc về công việc thuộc phạm vi của mình.  Kế toán tổng hợp:  Là trợ lý của kế toán trƣởng trong việc dự thảo các văn bản về công tác kế toán, việc lƣu chuyển chứng từ, cung cấp số liệu giữa các phòng ban.  Tổ chức ghi chép, phản ánh các số liệu về hàng hoá, lập báo cáo kế toán.  Tính toán tiền lƣơng, thƣởng của từng nhân viên trong công ty. Tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định.  Cuối tháng căn cứ chứng từ của các bộ phận kế toán khác lập bảng cân đối phát sinh để báo cáo kết quả kinh doanh.  Bảo quản, lƣu trữ, hồ sơ tài liệu, số liệu kế toán.  Kiểm tra việc thực hiện các chế độ tài chính mà công ty đang thực hiện.  Kế toán hàng hoá:  Ghi chép các chứng từ kế toán để theo dõi tình hình hàng hoá của công ty cho ban lãnh đạo.  Theo dõi các khoản thu chi, và báo cáo khoản thu chi, tổng quỹ hàng ngày. Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thanh toán làm chứng cứ ghi vào các sổ chi tiết và tổng hợp.  Kế toán công nợ:  Ghi chép các chứng từ, sổ sách để theo dõi, cung cấp thông tin về các khoản phải thu, phải trả: các khoản nợ, thời hạn thanh toán, số nợ tồn đọng, …  Kế toán thuế:  Theo dõi các khoản nộp ngân sách, thuế nhập khẩu, thuế GTGT.  Thủ quỹ: Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 10  Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt trong két, xuất nhập tiền mặt theo các phiếu thu chi tiền mặt.  Đi ngân hàng liên hệ rút tiền, chuyển khoản.  Lập báo cáo thu chi hằng ngày. 3. Tình hình nội bộ công ty Cách thức trao đổi thông tin trong công ty TNHH Tiến Nam Khang đƣợc quy định trong tài liệu của hệ thống. Theo đó, trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin đƣợc quy định theo chức năng, nhiệm vụ. Giám đốc có trách nhiệm đảm bảo các thông tin trong nội bộ đƣợc thông suốt 4.Tổ chức công tác kế toán Công ty tổ chức kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán của công ty vừa làm công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán trong toàn công ty. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính Phƣơng pháp tính thuế GTGT khấu trừ cho tất cả các loại hàng hóa. Kỳ kế toán 1năm bắt đầu từ ngày 01tháng 01 đến ngày 31tháng 12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam. 5.Hình thức kế toán sử dụng trong Công ty .Chế độ kế toán Theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 .Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam .Kỳ kế toán: Theo từng năm bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 .Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phƣơng pháp FiFo (nhập trƣớc xuất trƣớc). .Hình thức kế toán áp dụng:Nhật ký chung: Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 11 Hình 1. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Ghi chú: : Ghi hàng cuối tháng, hoặc định kỳ : Ghi hàng ngày : Đối chiếu Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 12 Trƣờng hợp mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lƣợng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ đƣợc ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập các Báo cáo tài chính. Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó bao gồm số dƣ đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dƣ cuối kỳ. Sổ cái đƣợc ghi theo số phát sinh bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, còn số phát sinh bên Có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký- Chứng từ có liên quan. Bảng kê: đƣợc sử dụng cho một số đối tƣợng cần bổ sung chi tiết nhƣ bảng kê, ghi Nợ TK 111,TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xƣởng…. Trên cơ sở các số liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào Nhật ký – Chứng từ có liên quan. Bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thƣờng xuyên, có liên quan đến nhiều đối tƣợng cần phải phân bổ (tiền lƣơng, vật liệu, khấu hao…). Các chứng từ gốc trƣớc hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và Nhật ký - Chứng từ lên quan.  Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tƣợng hạch toán cần hạch toán chi tiết. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 13 PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Giới thiệu bộ phận thực tập : Bộ phận kế toán  Chức năng: Đây là bộ phận chính của công ty có chức năng  Công tác tài chính;  Công tác kế toán tài vụ;  Công tác kiểm toán nội bộ;  Công tác quản lý tài sản;  Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;  Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;  Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.  Nhiệm vụ:  Kết hợp chặt chẽ với bộ phận bếp, bộ phận Bar để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, mang lại sự hài lòng đến với khách hàng.  Thiết kế thực đơn sao cho phong phú, đa dạng và thƣờng xuyên thay đổi để tạo sự mới mẻ và phong phú cho khách hàng.  Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và phục vụ khách hàng.  Cung cấp đầy đủ trang thiết bị và trang trí phòng tiệc.  Thƣờng xuyên kiểm tra thái độ phục vụ của nhân viên.  Nhân viên nhà hàng thƣờng xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.  Quản lý tài chính hợp lý. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 14 2. Công việc thực tập Mỗi ngày anh An – kế toán trƣởng và cũng là ngƣời hƣớng dẫn thực tập của chúng tôi phân công lịch thực tập của mỗi cá nhân trong suốt 1 ngày. Giờ làm việc có 2 ca chính: ca sáng từ 8h30 đến 11h30, ca chiều từ 1h đến 4h. Trung bình 1 tuần sẽ có 2 ngày nghỉ. Công việc chính của sinh viên thực tập tại Tiến Nam Khang là phụ giúp anh An kiểm lại toàn bộ chứng từ trong năm qua, thỉnh thoảng tham gia vào một số công việc văn phòng khác nhƣ: photo copy, sắp xếp giấy tờ của thủ kho và văn phòng. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 15 2.1 Sắp xếp lại chứng từ 2.1.1 Phiếu chi (xem hình 1 của phụ lục ) a. Công việc : Tôi đƣợc giao công việc sắp xếp phiếu chi theo từng tháng và theo số thứ tự. Sau đó tiến hành kiểm kê lại xem tính có liên tục hay không, có thiếu chữ kí hay không. Tiếp theo, lập danh sách những phiếu nào bị thiếu thống kê vào file Excel và nộp cho anh vào cuối ngày. b. Cách thực hiện : Phiếu chi đƣợc đánh mã theo nguyên tắc sau : PCAABB.CCC Trong đó: PC là viết tắc của phiếu chi AA là 2 số cuối của năm BB là thứ tự của tháng CCC là số thứ tự của phiếu chi Ta có ví dụ nhƣ sau: phiếu chi số 123 tháng 02 năm 2013 thì sẽ có kí hiệu là PC1302.123 Sau khi nắm đƣợc nguyên tắc đặt tên của phiếu chi. Tôi bắt đầu công việc một cách rất chậm. Tôi cẩn thận phân chia tất cả phiếu chi mà ngƣời phụ trách chúng tôi giao cho. Sau đó, tôi tiến hành kiểm tra tính liên tục của các phiếu chi trong từng tháng. Ghi chú lại trên giấy rồi sau đó tiến hành nhập liệu trên Excel. c. Kinh nghiệm Các thông tin trên phiếu chi bao gồm :  Tên công ty, logo, địa chỉ,  Mẫu phiếu chi đang áp dụng ( 02-TT ban hành theo thông tƣ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006)  Tên chứng từ: phiếu chi  Ngày lập phiếu  Cách định khoản : Nợ 6422/ Có 1111  Thông tin ngƣời nhận tiền: Họ tên ngƣời nhận tiền (bắt buộc phải có), Địa chỉ (nếu có),  Lí do chi (bắt buộc)  Số tiền (bắt buộc): viết băng số và chữ  Chữ kí của : Giám Đốc ( Đóng dấu kèm theo), ngƣời lập phiếu, ngƣời nhận tiền, thủ quỹ, kế toán. Rèn luyện kĩ năng đánh máy nhanh và chính xác. Bộ chứng từ chi đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau gồm: Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, các Hóa đơn mua vào nhƣ: hóa đơn điện/nƣớc, hóa đơn DV viễn thông,.... Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 16 2.1.2 Phiếu thu (xem hình 2 của phụ lục ) a. Công việc: tƣơng tự nhƣ sắp xếp phiếu thu b. Cách thực hiện : Phiếu chi đƣợc đánh mã theo nguyên tắc sau : PTAABB.CCC Trong đó: PC là viết tắc của phiếu chi AA là 2 số cuối của năm BB là thứ tự của tháng CCC là số thứ tự của phiếu chi Ta có ví dụ nhƣ sau: phiếu thu số 234 tháng 01 năm 2013 thì sẽ có kí hiệu là PC1301.234 Sau khi nắm đƣợc nguyên tắc đặt tên của phiếu thu. Tôi bắt đầu công việc một cách rất chậm. Tôi cẩn thận phân chia tất cả phiếu chi mà ngƣời phụ trách chúng tôi giao cho. Sau đó, tôi tiến hành kiểm tra tính liên tục của các phiếu chi trong từng tháng. Ghi chú lại trên giấy rồi sau đó tiến hành nhập liệu trên Excel. c. Kinh nghiệm Các thông tin trên phiếu chi bao gồm :  Tên công ty, logo, địa chỉ,  Mẫu phiếu chi đang áp dụng ( 01-TT ban hành theo thông tƣ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006)  Tên chứng từ: phiếu chi  Ngày lập phiếu  Cách định khoản : Nợ 1111/ Có 331  Thông tin ngƣời nhận tiền: Họ tên ngƣời nhận tiền (bắt buộc phải có), Địa chỉ (nếu có),  Lí do chi (bắt buộc)  Số tiền (bắt buộc): viết băng số và chữ  Chữ kí của : Giám Đốc ( Đóng dấu kèm theo), ngƣời lập phiếu, ngƣời nhận tiền, thủ quỹ, kế toán. Rèn luyện kĩ năng đánh máy nhanh và chính xác. Có nhiều phiếu thu không có chữ ký của ngƣời nộp tiền. Kế toán trƣởng có giải thích rằng: chữ ký ngƣời nộp tiền không quan trọng lắm (không quan trọng nhƣ phiếu chi). Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 17 2.1.3 Tờ khai thuế hải quan điện tử (xem hình 3 của phụ lục) a. Công việc: Đối chiếu các thông tin của tờ khai với thông tin trên phần mềm kế toán của công ty (MISA) cụ thể :  Tên hàng hóa nhập khẩu  Số lƣợng nhập  Chữ kí  Ngày tháng trên tờ khai ... Sau đó sắp xếp theo thứ tự ( ngày tháng ) b. Cách thực hiện: trên phần mềm kế toán đã đƣợc anh An mở lên sẵn, sẽ có tất cả những thông tin mà tôi cần để tiến hành đối chiếu thông tin. Lần lƣợt kiểm tra hết tất cả. c. Kinh nghiệm: ban đầu tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thao tác trên phần mềm. Và tôi thƣờng xuyên hỏi anh An về cách sử dụng. Sau khi quen dần tôi có thể tự làm một mình. Trên tờ khai hải quan điện tử thƣờng có những thông tin nhƣ:  Tên chi cục hải quan  Tên công ty xuất khẩu  Tên công ty nhập khẩu  Số hiệu chứng từ  Ngày tháng  Thông tin về hàng hóa nhập khẩu  Số thuế cần phải nộp cho lô hàng  Hình thức thanh toán thuế  Kí tên, đóng dấu của công ty và hải quan Giúp tôi có thêm kiến thức về việc khai thuế, nộp thuế và cách trình bày thông tin trên tờ khai thuế. Tập làm quen với phần mềm kế toán thông dụng nhƣ MISA. 2.1.4 Khế ƣớc nhận nợ ( hình 4 của phụ lục ) a. Công việc: sắp xếp khế ƣớc, kiểm tra thông tin trên khế ƣớc, nhập liệu vào Nhật kí chung của công ty. Tính lãi suất xem có trùng khớp với bảng sao kê của ngân hàng hay không. b. Cách thực hiện: tiến hành sắp xếp khế ƣớc theo thứ tự thời gian. Nhập số liệu vào file Excel bao gồm các thông tin sau:  Số hợp đồng  Ngày vay Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 18  Ngày đáo hạn  Thời hạn  Số tiền  Lãi suất  Tiền lãi đã trả  Tiền vay đã trả c. Kinh nghiệm Tôi nhận thấy rằng, đối với ngân hàng khách hàng doanh nghiệp có những ƣu đãi trong việc cho vay cụ thể nhƣ sau: Khách hàng cá nhân: áp dụng mức lãi suất danh nghĩa để tính lãi vay và áp dụng hình thức tính lãi kép. Ta áp dụng công thức sau: P = X.(1 + r)N Trong đó : P là số tiền phải trả X là số nợ vay r là lãi suất N là số chu kì vay ( năm, tháng …) Khách hàng doanh nghiệp: áp dụng lãi suất thực (dƣ nợ giảm dần). tức là tính lãi đơn. Ta có công thức sau: P = X.r.n Trong đó : P là số tiền phải trả X là số nợ vay r là lãi suất n là số chu kì vay ( năm, tháng …) 2.1.5 Phiếu xuất kho ( hình 5 của phụ lục) a. Công việc: sắp xếp theo thời gian, theo từng tháng. b. Cách thực hiện: Tƣơng tự nhƣ phiếu chi, thu, phiếu xuất kho đƣơc đánh mã theo định dạng PXKAABB.CCC. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 19 Hình 2. Thống kê phiếu xuất kho trên EXCEL Sắp xếp chúng lại theo từng tháng. Sau đó nhập liệu số liệu thống kê những phiếu nào thiếu. những phiếu nào thiếu chữ kí. c. Kinh nghiệm: nâng cao kĩ năng đánh máy, rèn luyện tính cẩn thận trong công việc. 2.1.6 Hóa đơn giá trị gia tăng bán ra ( hình 6 của phụ lục) a. Công việc: sắp xếp hóa đơn theo thứ tự, kiểm tra tính liên tục của hóa đơn. Đối chiếu với hóa bảng kê chi tiết hóa đơn giá trị gia tăng bán ra (trong bộ chứng từ khai thuế) b. Cách thực hiện: hóa đơn giá trị gia tăng có 3 liên c. Liên 1 : màu trắng, là liên gốc quan trọng nhất, xếp theo từng cuốn, mỗi cuốn 50 tờ. Liên 2: màu đỏ, giao cho khách hang Liên 3: màu xanh, lƣu nội bộ. Chú ý Liên 1 và 2 bắt buộc phải có đóng dấu tròn của công ty, liên 3 thì không bắt buộc. d. Kinh nghiệm: Hóa đơn giá trị gia tăng là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong công ty. Vì thế cần phải bảo quản thật chu đáo, hạn chế thiếu, mất hóa đơn. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 20 Hóa đơn giá trị gia tăng là chứng từ sau này sẽ đối chiếu ở cơ quan thuế, vì vậy ta cần phải chú ý hạn chế in sai, in thiếu thông tin trong hóa đơn. Khi hóa đơn giá trị gia tăng bị sai sót, ta không đƣợc quyền tẩy xóa, hủy hóa đơn, mà phải giữ lại, lƣu lại cả 3 liên. Sau đó, ta lập biên bản hủy bỏ hóa đơn và đính kèm với hóa đơn. Dựa vào thông tƣ 153 nhƣ anh An đã hƣớng dẫn, tôi biết đƣợc HĐ nào sai, hóa đơn nào nên Hủy và lập lại cái khác. 2.1.7 Hóa đơn giá trị gia tăng mua vào ( hình 7 của phụ lục) a. Công việc:sắp xếp hóa đơn giá trị gia tăng mua vào, kiểm tra đối chiếu với bảng kê hóa đơn giá trị gia tăng mua vào. Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn. b. Cách thực hiện: Kiểm tra so với bảng kê của công ty xem có thừa hay thiếu hóa đơn hay không. c. Kinh nghiệm: thuế giá trị gia tăng mua vào chỉ đƣợc hoàn lại khi có chứng từ đầy đủ và đƣợc thanh toán đúng nhƣ trên HĐ, chú ý đến những thông tin sau:  Tên ngƣời mua có thể để trống.  Tên đơn vị bắt buộc ghi tên công ty  Địa chỉ ghi chính xác  Điện thoại  Mã số thuế của công ty  Giá trị đơn hàng  Số thuế Nếu sai sót ở bất kì chi tiết nào cũng có thể không đƣợc bồi hoàn thuế. Ngoài ra, các loại phí và lệ phí cũng không đƣợc bồi hoàn theo qui định. Để kiểm tra tính chính xác của tên Doanh nghiệp, địa chỉ, MST: anh An chỉ vào trang Tổng cục thuế, vào phần Tra cứu thông tin ngƣời nộp thuế, đánh vào MST để kiểm tra lại thông tin trên. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 21 Mã số thuế là một dãy các chữ số đƣợc mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng ngƣời nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả ngƣời nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng ngƣời nộp thuế và đƣợc quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. - Mã số thuế đƣợc cấu trúc là một dãy số đƣợc chia thành các nhóm nhƣ sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13 Trong đó: Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế đƣợc quy định theo danh mục mã phân khoảng tỉnh. Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 đƣợc đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là chữ số kiểm tra. Mƣời số từ N1 đến N10 đƣợc cấp cho ngƣời nộp thuế độc lập và đơn vị chính Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 đƣợc đánh theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của ngƣời nộp thuế độc lập và đơn vị chính. 2.1.8 Bộ chứng từ xuất nhập khẩu a. Công việc: sắp xếp lại bộ chứng từ xuất nhập khẩu theo tờ danh mục. Trong danh mục có ghi rõ những giấy tờ nào cần thiết. b. Cách thực hiện: Kiểm tra xem trong bộ chứng từ có thiếu giấy tờ nào hay không. Sau đó ghi chú lại. Tiếp theo sắp xếp theo thứ tự trong danh mục c. Kinh nghiệm: Biết đƣợc bộ chứng từ XNK bao gồm: tờ khai hải quan, hợp đồng, C/O, C/Q, Pảrking list, hóa đơn, Bill, bảo hiểm, draft ngân hàng, giấy nộp tiền NSNN. Hàng nhập khẩu ủy thác thì chỉ có C/O, C/Q và hoá đơn đỏ do bên NK uỷ thác xuất cho bên công ty. Khi ghi tỉ giá ngoại tệ: ghi tỉ giá lúc thanh toán đợt 1 cho nhà cung cấp, tỉ giá lúc làm tờ khai, tỉ giá lúc ngân hàng tất toán cho nhà cung cấp. 2.2 Photocopy tài liệu 2.2.1 Mô tả công việc: Sử dụng máy photocopy photo những tài liệu mà sếp yêu cầu. 2.2.2 Khó khăn: Do lần đầu sử dụng máy photo nên tôi còn chua biết cách sử dụng. Tôi mắc một số lỗi nhƣ: đặt giấy sai vị trí, photo thêm 1 bản lại bấm 121 bản …. . nhƣng sau đó tôi quen dần và bắt đầu làm việc có hiệu quả hơn. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 22 Máy photo khá nóng, đôi khi bị kẹt giấy, có lúc quên gỡ kim bấm nên bị kẹt trong máy. 2.3 Nhập liệu. 2.2.1 Mô tả công việc Đây là một công việc quan trọng, mất khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Tƣơng tác với máy tính thƣờng xuyên. Cần cẩn trọng trong mọi hoạt động. Các dữ liệu trƣớc khi đƣa vào lƣu trữ cần kiểm tra tính chính xác và tính liên tục. 2.2.2 Tiến hành công việc Tôi đƣợc giao nhiệm vụ nhập liệu các hóa đơn giá trị gia tăng bán ra của công ty các tháng 7,8,9,10,11,12. Tổng số hóa đơn vƣợt qua con số 500. Hơn nữa, mỗi hóa đơn có ít nhất 1 mặt hàng và nhiều nhất là 10 mặt hàng. Tất cả phải đƣợc nhập liệu một cách chính xác và đầy đủ vì anh An sẽ dựa vào đây để đối chiếu với bảng cân đối phát sinh của công ty. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 23 Hình 3. thống kê vào Nhật Kí Chung Ban đầu, tốc độ nhập liệu của tôi khá chậm. Lí do: tôi chƣa nắm đƣợc cách kí hiệu của các loại mặt hàng. Nhƣng khi nắm kĩ tốc độ đƣợc cải thiện rõ rệt. Các thông tin cần nhập gồm:  Ngày tháng  Số chứng từ  Mã vật tƣ  Tên công ty  Số lƣợng nhập/xuất  Đơn giá VNĐ/USD  Định khoản Nợ/Có  Thành Tiền Ví dụ mã của một số mặt hàng ở công ty :  Ray dẫn hƣớng TK5A : RTH5  Bát nối ray TK5A : PTH5 Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 24  Bộ khống chế tốc độ trên : GOT  Bộ khống chế tốc độ dƣới : GOD Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 25 TÌM HIỂU THÊM Trong quá trình thực tập, anh An cho tôi tìm hiểu thêm về các loại thuế. Tôi chọn cho mình đề tài tìm hiểu về những nét mới trong thông tƣ về thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp. Những điểm bổ sung, đổi mới đáng chú ý trong thông tƣ 123/2012/TT-BTC Chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN: Tại Thông tƣ số 130/2008/TT-BTC quy định kỳ tính thuế của doanh nghiệp đƣợc xác định theo năm dƣơng lịch. Trƣờng hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dƣơng lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Để hƣớng dẫn cụ thể việc chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN Thông tƣ số 123/2012/TT- BTC đã quy định: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo. Ví dụ 1: DN A kỳ tính thuế TNDN năm 2011 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2012 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2012) được tính từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày 31/03/2012 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN năm tiếp theo được tính từ ngày 01/04/2012 đến hết ngày 31/03/2013. Ví dụ 2: Cũng trường hợp nêu trên nhưng DN A được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo), năm 2009 bắt đầu được miễn thuế thì DN A sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau (miễn thuế năm 2009, 2010; giảm 50% thuế năm 2011, 2012, 2013). Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế theo kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN năm chuyển đổi và năm tính thuế tiếp theo (năm tài chính 2012 từ 1/4/2012 đến 31/3/2013). Trường hợp DN lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2012 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2012 kê khai nộp thuế theo mức thuế Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 26 suất phổ thông) thì DN được giảm 50% thuế TNDN năm tài chính 2012 (từ 1/4/2012 đến 31/3/2013) và năm tài chính 2013 (từ 1/4/2013 đến 31/3/2014). Cách tính thuế cho hoat động thuê và cho thuê tài sản Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau: - Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trả trước chia (:) số năm trả tiền trước. - Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước. Trƣớc: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đƣợc phân bổ cho số năm trả tiền trƣớc. Về các khoản chi đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: a) Về hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ Thông tƣ 123/2012/TT-BTC quy định: đối với doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế thì Văn bản xác nhận của chính quyền cấp xã đƣợc thay bằng văn bản xác nhận Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn. b) Hàng hoá bị hƣ hỏng do hết hạn sử dụng, bị hƣ hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên : Hàng hoá bị hƣ hỏng do hết hạn sử dụng, bị hƣ hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không đƣợc bồi thƣờng thì đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Thông tƣ 123/2012/TT-BTC bỏ quy định: “phải nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trƣờng hợp hàng hoá bị hƣ hỏng do hết hạn sử dụng, bị hƣ hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên vƣợt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phần vƣợt định mức sẽ không đƣợc tính vào chi phí đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”. c)Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): - Thông tƣ số 123/2012/TT-BTC có bổ sung: Các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề đƣợc trích khấu hao tính vào chi phí đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 27 - Thông tƣ số 123/2012/TT-BTC đã sửa đổi quy định về điều kiện đƣợc trích khấu hao đối với công trình trên đất nhƣ trụ sở văn phòng, nhà xƣởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc xây dựng trên đất thuê, đất mƣợn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nƣớc hoặc thuê đất trong khu công nghiệp), cụ thể : “- Có hợp đồng thuê đất, mƣợn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị có đất và đại diện DN phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác của hợp đồng.” Trƣớc: Hợp đồng thuê đất, mƣợn đất đƣợc công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mƣợn trên hợp đồng không đƣợc thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định. - Thông tƣ số 123/2012/TT-BTC đã sửa đổi về khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong một số trƣờng hợp TSCĐ tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: ”Trường hợp TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho SXKD nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.” Trƣớc : Doanh nghiệp phải có thông báo gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do tạm dừng của TSCĐ chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định của năm có tài sản tạm thời dừng. Thu nhập miễn thuế Tại Thông tƣ số 130/2008/TT-BTC quy định: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là ngƣời khuyết tật, ngƣời sau cai nghiện ma tuý, ngƣời nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp là thu nhập miễn thuế. Thông tƣ số 123/2012/TT-BTC có bổ sung, sửa lại nhƣ sau: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là ngƣời khuyết tật, ngƣời sau cai nghiện ma tuý, ngƣời nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 28 Qui định khác - Áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với: Phần thu nhập của doanh nghiệp có đƣợc từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản. Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Luật Xuất bản. Xuất bản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật Xuất bản và Điều 2 Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ. Trƣờng hợp các quy định của Luật Xuất bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất bản có sự thay đổi thì áp dụng theo các quy định mới tƣơng ứng, phù hợp với các văn bản này. - Áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với: Tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô quy định tại Khoản này là tổ chức đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 29 KẾT LUẬN Qua đợt thực tập nhận thức tại Tiến Nam Khang, tôi đã hoàn thành đƣợc các mục tiêu do trƣờng đề ra với những nỗ lực và cố gắng của bản thân.  Mục tiêu 1: Tích lũy và học hỏi hơn từ môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp.( hoàn thành 90%)  Mục tiêu 2: Hội nhập vào môi trƣờng làm việc của Doanh nghiệp, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế ( hoàn thành 70%)  Mục tiêu 3: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định và nội quy của Doanh nghiệp (hoàn thành 90%)  Mục tiêu 4: Biết cách ứng xử, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. (hoàn thành 80%) Bên cạnh đó các mục tiêu do cá nhân tôi đặ ra cho mình tôi cũng đã cố gắng hoàn thành tốt, cụ thể là:  Mục tiêu 5: Làm hành trang kiến thức vào ngành, ngoài những kinh nghiệm học đƣợc từ nhà trƣờng tôi cần phải học hỏi các anh chị nhân viên những kiến thức mới để xây dựng cho mình một số kinh nghiệm riêng để áp dụng vào thực tế không chỉ ở những đợt thực tập mà còn về tƣơng lai sau này.( 70%)  Mục tiêu 6: Rèn luyện cho bản thân tính tự giác và chấp hành tốt các nội quy của Doanh nghiệp, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng đồng phục, hòa nhã với đồng nghiệp, lễ phép với cấp trên, lịch sự và ân cần với khách hàng.(80%)  Mục tiêu 7: Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mang lại sự hài lòng tốt nhất đối với khách hàng, xây dựng niềm tin và tạo uy tính về sau.(80%)  Mục tiêu 8: Hoàn thành tốt các công việc đƣợc giao, tránh thiếu trách nhiệm và tự giác làm việc, không để các anh chị nhắc nhở hay góp ý.(80%)  Mục tiêu 9: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và vận dụng vốn ngoại ngữ của mình vào môi trƣờng làm việc. Tăng cƣờng học hỏi và trao đổi ngoại ngữ với khách nƣớc ngoài để nâng cao trình độ anh văn.(70%). Kết thúc đợt thực tập nhận thức này tôi đã có một định hƣớng mới cho ngành kế toán mà tôi đang theo học. Để làm việc trong môi trƣờng này ngoài những kiến thức lý thuyết học từ nhà trƣờng tôi cần có một kiến thức bao quát về nghiệp vụ, vấn đề nghiệp vụ tuy không khó nhƣng cần nhiều thời gian mới có thể am hiểu và làm tốt Sau những gì học đƣợc và làm đƣợc tại công ty tôi cảm thấy về trƣờng cần học thêm nhiều thứ nữa, vì vốn kiến thức của tôi vẫn còn hạn hẹp so với những hiêu biết của tôi về nghề nghiệp của mình. Tôi sẽ phải cố gắng học thật tốt từ những kinh nghiệm của giảng viên – những ngƣời đi trƣớc mở đƣờng cho tôi từ những kinh nghiệm thực tế mà thầy cô đã xây dựng bao năm qua. Và bản thân cần tự tìm hiểu và nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của mình từ các phƣơng tiện truyền thông và thực tế qua công việc. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 30 Tôi xin chân thành cám ơn nhà trƣờng công ty TNHH Tiến Nam Khang đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và làm việc qua đợt thực tập nhận thức này. ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN  Khuyết điểm: - Tôi chƣa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ kiến thức để có thể hoàn thành thật tốt những công việc mà anh chị trong bộ phận thực tập giao cho - Thời gian đầu tôi còn nhiều bỡ ngỡ, bất cập trong công việc. - Những gì học đƣợc ở doanh nghiệp có sai khác đối với những kiến thức tôi đƣợc học ở trƣờng. Do vậy, tôi cần phải cố gắng hòa nhập nhanh.  Ƣu điểm: - Tiếp nhận nhanh công việc - Hoàn thanh công việc trong thời gian qui định - Hòa đồng với các nhân viên trong công ty - Chịu khó lắng nghe và thực hiện nhiều công việc.  Kinh nghiệm: - Khoản thời gian đƣợc thực tập ở Tiến Nam Khang tuy rất ngắn ngủi nhƣng lại rất quan trọng đối với bản thân tôi. Ở đây, tôi học đƣợc nhiều cái mới từ tác phong làm việc, các qui định khi đi làm cho đến những kiến thức chuyên môn nhƣ: Định khoản các nghiệp vụ, sắp xếp các loại chứng từ và cả những kĩ năng mềm nữa - Với tôi, công việc nào cũng mang lại cho mình những kinh nghiệ đáng quí. Ví dụ nhƣ photo đem lại cho tôi tính cẩn thận, chi tiết, nhập liệu đem lại cho tôi khả năng đánh máy thuần thục, chính xác. - Ngoài ra, đây còn là dịp để tôi vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn tại Doanh nghiệp. Đồng thời, để hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, tôi phải trau dồi thêm kiến thức từ sách vở, các văn bản về Thuế, các tài liệu trên mạng và ngay cả ngƣời hƣớng dẫn. Hơn thế nữa, nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị trong công ty nên tôi đã tự tin hơn khi làm việc và kĩ năng giao tiếp của tôi cũng đƣợc trau dồi đáng kể. Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 31 PHỤ LỤC Hình 4. Phiếu Chi Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 32 Hình 5. Phiếu Thu Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 33 Hình 6. tờ khai thuế hải quan điện tử Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 34 Hình 7. Khế ước nhận nợ Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 35 Hình 8. Phiếu xuất kho Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 36 Hình 9. Hóa đơn GTGT bán ra Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 37 Hình 10. Hóa đơn GTGT mua vào Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 38 Danh mục bộ chứng từ xuất nhập khẩu Hình 11. Tờ khai hải quan Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 39 Hình 12. Phụ lục tờ khai hải quan Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 40 Hình 13. Hợp đồng Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 41 Hình 14. Hợp đồng (tiếp theo) Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 42 Hình 15. Giấy chứng nhận xuất xứ Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 43 Hình 16. Giấy chứng nhán hàng hóa Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 44 Hình 17. Phiếu đóng gói Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 45 Hình 18. Hóa đơn Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 46 Hình 19. Vận đơn Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 47 Hình 1: Bảo hiểm Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 48 Hình 2: Tờ Draft ngân hàng Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 49 Hình 3: Giấy nộp tiền NSNN Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức SVTH: Nguyễn Duy Phong Trƣờng Đại Học Hoa Sen GVHD: Bùi Phƣơng Uyên 50 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_ttnt_nguyen_duy_phong_101495_3738.pdf
Luận văn liên quan