Mục tiêu 1: qua đợt thực tập này, tôi đã làm quen và tạo đƣợc mối quan hệ với
các anh chị trong công ty, tìm hiểu đƣợc môi trƣờng làm việc thực tế và các hoạt
động của công ty.
Mục tiêu 2: qua các công việc tôi đƣợc giao nhƣ kiểm tra, đối chiếu hóa đơn
GTGT với tờ khai thuế GTGT, lập tờ khai thuế GTGT, ghi sổ nhật ký chung, tôi đã
nhìn thấy và làm quen đƣợc với một số chứng từ, sổ sách kế toán mà trƣớc đây
trong trƣờng tôi chỉ thấy biểu mẫu của sổ sách mà không đƣợc nhìn thấy các định
khoản nghiệp vụ phát sinh thực tế.
Mục tiêu 3: tôi đã vận dụng đƣợc các kiến thức về tin học, kế toán tài chính để
thực hiện các công việc đƣợc giao. Qua đó, tôi nhận thấy việc ghi sổ Nhật ký
chung cũng giống với các định khoản tôi đã đƣợc học ở trƣờng. So sánh đƣợc cách
thức tổng hợp sổ sách có khác với những gì tôi biết là không đi từ những sổ chi tiết
mà tổng hợp lên sổ Nhật ký chung hay bảng kê tổng hợp mà đi từ các sổ sách tổng
hợp xuống sổ chi tiết sẽ dễ và ít sai sót hơn
36 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập nhận thức tại Công ty TNHH xây dựng thương mại Xuân và Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
......................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày …….. tháng …….. năm ….….
Chữ ký và đóng dấu
iii
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày …….. tháng …….. năm ….….
Chữ ký
iv
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà trƣờng và quý thầy cô trƣờng đại học Hoa Sen
đã tận tình giảng dạy để cho tôi có đƣợc các kiến thức cơ bản về ngành kế toán, tạo điều kiện
cho tôi có đợt thực tập nhận thức này để vận dụng những kiến thức đã học vào môi trƣờng
làm việc thực tiễn và có cơ hội học tập, bổ sung thêm các kiến thức chuyên ngành thực tế bổ
trợ cho việc học tập tại trƣờng và kinh nghiệm làm việc cho đợt thực tập tốt nghiệp cũng nhƣ
nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Tôi cũng chân thành cảm ơn thầy Phùng Thế Vinh - cố vấn học tập đã hƣớng dẫn cho
tôi những điều cần thiết để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức này. Bên cạnh đó,
tôi cũng chân thành cám ơn cô Lê Thị Bích Thảo – giáo viên hƣớng dẫn đã trực tiếp hƣớng
dẫn, hỗ trợ cho tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty TNHH xây dựng thƣơng mại Xuân
và Phú đã tạo cơ hội cho tôi đƣợc thực tập tại quý công ty với sự hƣớng dẫn tận tình của các
anh chị trong công ty.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trƣơng Vĩnh Điệp - kế toán trƣởng
của công ty, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn cho tôi trong đợt thực tập nhận thức này đã tận tình
hƣớng dẫn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến chuyên ngành kế toán và giúp đỡ tôi hoàn
thành báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
v
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU .............................................................................................................................. 1
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY ........................................................................ ii
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN ................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii
NHẬP ĐỀ .................................................................................................................................. 1
1. TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI XUÂN VÀ PHÚ ... 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty ................................................................. 2
1.2. Ngành, nghề kinh doanh .......................................................................................... 2
1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty ..................................................................... 2
2. MÔ TẢ PHÒNG BAN THỰC TẬP .............................................................................. 3
2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán ................................................................................. 3
2.2. Chế độ kế toán áp dụng ........................................................................................... 4
2.2.1. Hệ thống sổ sách kế toán .................................................................................. 4
2.2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng tại đơn vị .............................................................. 5
2.2.3. Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị ............................................................... 5
2.2.4. Phƣơng pháp kế toán áp dụng .......................................................................... 5
2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính ............................................................................... 6
2.2.6. Trình tự ghi sổ kế toán ..................................................................................... 6
3. CÔNG VIỆC ĐƢỢC GIAO KHI THỰC TẬP.............................................................. 7
3.1. Công việc văn phòng ............................................................................................... 7
3.1.1. Photocopy ......................................................................................................... 7
3.1.2. In tài liệu........................................................................................................... 8
3.2. Công việc chuyên môn ............................................................................................ 9
3.2.1. Kiểm tra đối chiếu hóa đơn đầu ra, đầu vào với tờ khai thuế GTGT ............... 9
3.2.2. Lập tờ khai thuế GTGT .................................................................................... 9
3.2.3. Nhập thông tin NVL vào Bảng kê nhập – xuất – tồn NVL ............................ 10
3.2.4. Tạo hàm excel để liên kết Nhật ký chung và các Sổ cái tài khoản liên quan . 10
3.2.5. Ghi sổ Nhật ký chung các hóa đơn đầu vào, đầu ra ....................................... 12
3.2.6. Các công việc quan sát đƣợc .......................................................................... 17
vi
3.2.6.1. Nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng ........................................................... 17
3.2.6.2. Quy trình xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu ......................................... 17
4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ...................................................................... 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ ix
PHỤ LỤC................................................................................................................................... x
Phụ lục 1: Các chứng từ sử dụng tại đơn vị ........................................................................... x
Phục lục 2: Một số mẫu sổ Nhật ký chung và Sổ cái tại đơn vị .......................................... xii
Phụ lục 3: Một số hóa đơn và các giấy tờ khác của công ty ............................................... xiv
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH
Hình 1: Sổ cái tài khoản 1111 sau khi trích lọc ẩn các dòng trống .......................................... 11
Hình 2: Hóa đơn GTGT mua NVL đầu vào của công ty ......................................................... 13
Hình 3: Hóa đơn GTGT đầu ra của công ty ............................................................................. 15
Hình 4: Trang web nộp tờ khai thuế qua mạng........................................................................ 17
Hình 5: Bảng kê nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu .................................................................... x
Hình 6: Ủy nhiệm chi của ngân hàng Đông Á ........................................................................... x
Hình 7: Phiếu chi của công ty ................................................................................................... xi
Hình 8: Phiếu thu của ngƣời bán .............................................................................................. xi
Hình 9: Mẫu sổ Nhật ký chung ................................................................................................ xii
Hình 10: Mẫu sổ cái quỹ tiền mặt ............................................................................................ xii
Hình 11: Mẫu sổ cái tài khoản 1331 ...................................................................................... xiii
Hình 12: Bảng cân đối số phát sinh ....................................................................................... xiii
Hình 13: Hóa đơn GTGT đầu vào .......................................................................................... xiv
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BHXH: bảo hiểm xã hội.
2. BHYT: bảo hiểm y tế.
3. GTGT: giá trị gia tăng.
4. NVL: nguyên vật liệu.
5. TNHH: trách nhiệm hữu hạn.
6. TSCĐ: tài sản cố định.
7. XDTM: xây dựng thƣơng mại.
1
NHẬP ĐỀ
Với mục đích tạo cơ hội cho sinh viên sớm tiếp cận với thực tế môi trƣờng doanh
nghiệp, trƣờng đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên có đợt thực tập nhận thức
trong quá trình học để làm quen, hòa nhập với môi trƣờng làm việc thực tiễn. Do đợt thực tập
này dành cho các sinh viên cuối năm hai hoặc đầu năm ba nhƣ tôi nên kiến thức chuyên
ngành còn hạn hẹp vì chƣa đƣợc học hết các môn chuyên ngành về kế toán. Tuy nhiên, với
những kiến thức tôi đã học đƣợc tại trƣờng cũng đã giúp tôi có những kiến thức cơ bản về kế
toán để có thể tham gia đợt thực tập này. Khi tham gia thực tập, tôi đã tự đặt ra những mục
tiêu cho bản thân để có thể học hỏi thêm kiến thức và hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức.
Mục tiêu 1: Tiếp cận đƣợc với môi trƣờng làm việc thực tế, xây dựng đƣợc
mối quan hệ với các anh chị nhân viên của công ty.
Mục tiêu 2: Làm quen với các chứng từ, sổ sách của công ty, tìm hiểu về công
việc thực tế của phòng kế toán.
Mục tiêu 3: Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào các công việc đƣợc
giao, học hỏi đƣợc những kiến thức thực tiễn và so sánh đƣợc điểm giống và khác
nhau giữa cách làm thực tế với kiến thức đã học.
Với các mục tiêu đã đặt ra, tôi sẽ trình bày quá trình thực hiện các mục tiêu của tôi
qua những công việc tôi đƣợc giao và những kiến thức tôi đã học hỏi đƣợc trong đợt thực tập
này thông qua báo cáo gồm 4 phần chính:
1. Tổng quan công ty TNHH xây dựng thƣơng mại Xuân và Phú.
2. Mô tả phòng ban thực tập.
3. Công việc đƣợc giao khi thực tập.
4. Nhận xét, đánh giá bản thân.
2
1. TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI
XUÂN VÀ PHÚ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
- Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng thƣơng mại Xuân và Phú đƣợc thành lập vào
ngày 27 tháng 04 năm 2008, giấy phép kinh doanh số 4102060536 do Sở Kế Hoạch và
Đầu Tƣ TPHCM cấp với vốn điều lệ là 700.000.000 đồng, mã số thuế 0305667045.
- Trụ sở công ty đặt tại số 85/8 Nguyễn Văn Quỳ, phƣờng Tân Thuận Đông, quận 7,
TPHCM.
o Điện thoại: 08.62622493
o Email: xuanphu_99@yahoo.com
o Fax: 08.62622426
o Giám đốc: ông Nguyễn Ngọc Sang
1.2. Ngành, nghề kinh doanh
- Hoạt động chính của Công ty TNHH xây dựng thƣơng mại Xuân và Phú là:
- Thi công xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp.
- Trang trí nội – ngoại thất.
- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nƣớc, điều hòa không khí.
- Hoàn thiện công trình xây dựng.
1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
- Công ty gồm có 9 nhân viên văn phòng:
o Giám đốc: 1 ngƣời
o Phòng kinh doanh: 4 ngƣời
o Phòng kế toán: 3 ngƣời
o Trƣởng giám sát công trình: 1 ngƣời
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
TRƢỞNG GIÁM
SÁT CÔNG TRÌNH
3
- Giám đốc: ông Nguyễn Ngọc Sang là ngƣời đứng đầu công ty và là ngƣời trực tiếp
điều hành mọi hoạt động của công ty, tổ chức lãnh đạo tập thể cán bộ công nhân viên
thực hiện tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả, đồng thời chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật và tập thể ngƣời lao động của công ty. Giám đốc có quyền phân
công, bãi nhiệm cấp dƣới, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của công ty và quyết định kỷ
luật, khen thƣởng tập thể hoặc cá nhân có thành tích xuất sắc, lãnh đạo chung và chỉ đạo
các phòng ban.
- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, đƣa ra các ý tƣởng, bản
vẽ xây dựng công trình, lập kế hoạch và thời gian thực hiện, lập bảng dự toán nguyên vật
liệu cho công trình và hợp đồng kinh tế…
- Phòng kế toán: là bộ phận giám sát các nguồn thu chi, thống kê, kế toán, quản lý
nguồn tài chính của công ty, cân đối tài sản và nguồn vốn, chịu trách nhiệm cho việc
kiểm tra và áp dụng các chế độ kế toán trong công ty, quan hệ với các ngân hàng, tính
toán cũng nhƣ nộp đầy đủ thuế thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc.
- Trƣởng giám sát công trình: là ngƣời có trách nhiệm điều hành, giám sát thi công
các công trình mà công ty đã ký kết hợp đồng, đảm bảo tiến độ thi công, chất lƣợng công
trình theo hợp đồng đã ký kết. Xem xét, đề nghị xuất kho nguyên vật liệu cho công trình,
đề nghị tuyển thêm hoặc bãi nhiệm nhân công xây dựng tại công trình, quản lý nhân
công và ra quyết định về thi công công trình tại công trình xây dựng. Trƣởng công trình
hiện nay là ông Nguyễn Ngọc Nam.
2. MÔ TẢ PHÒNG BAN THỰC TẬP
2.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
Phòng kế toán là bộ phận không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Đây là nơi
thu thập, lƣu trữ, xử lý các chứng từ, tài liệu liên quan đến công tác kế toán tài chính của
công ty, quản lý sổ sách chứng từ, hóa đơn đầu ra, đầu vào của công ty để theo dõi tình hình
tài chính công ty nhằm giúp ban giám đốc đƣa ra quyết định đầu tƣ, hoạt động kinh doanh
của công ty và là nơi phản ánh rõ nhất tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính
của công ty. Vì công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân và Phú là một công ty có quy mô vừa nên
bộ phận kế toán chỉ gồm 3 ngƣời.
4
- Kế toán trƣởng: là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất ở phòng kế toán, giữ vai trò
quản lý điều hành toàn bộ phòng kế toán. Nắm vững kế hoạch phát triển công ty, tổ chức
phổ biến và hƣớng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán do Nhà nƣớc ban hành. Kiểm
tra việc ghi chép, lập báo cáo từng phần của kế toán. Thực hiện công việc tập hợp chi phí
tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh vào cuối kỳ báo cáo tháng, quý, năm
dựa vào số liệu trên các chứng từ, hóa đơn, sổ chi tiết … Lập bảng cân đối số phát sinh,
báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về báo cáo đã đƣợc lập.
- Kế toán viên – Tiếp tân: kế toán viên chịu trách nhiệm nhận các hóa đơn hợp lệ hằng
ngày đƣợc gửi đến công ty, lƣu trữ hóa đơn và theo dõi, ghi chép hàng ngày những
nghiệp vụ phát sinh trên các sổ chi tiết nhƣ: sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết kế toán tiền
lƣơng, theo dõi nguyên vật liệu nhập vào – xuất ra, theo dõi khấu hao tài sản cố định,
công cụ dụng cụ …
- Kế toán công nợ - Thủ quỹ: là ngƣời có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp, ghi sổ các
khoản phải thu, phải trả của khách hàng, phải trả của cơ quan nhà nƣớc, BHXH, BHYT,
KPCĐ … Lập thủ tục thu chi tài chính, các chứng từ thanh toán, phiếu thu, phiếu chi, lập
báo cáo tình hình công nợ hằng tuần, đối chiếu với kế toán quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng để lập báo cáo thu chi hằng tháng. Thực hiện thu chi theo các chứng từ đã duyệt và
lƣu trữ các chứng từ liên quan.
2.2. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài
Chính. Niên độ kế toán từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.
2.2.1. Hệ thống sổ sách kế toán
- Nhật ký chung.
- Sổ cái tiền mặt.
- Sổ chi tiết doanh thu.
- Sổ cái phải thu khách hàng.
- Sổ cái nguyên vật liệu.
- Sổ cái tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng (Á Châu, Đông Á).
KẾ TOÁN TRƢỞNG
KẾ TOÁN VIÊN - TIẾP TÂN KẾ TOÁN CÔNG NỢ - THỦ QUỸ
5
- Sổ cái thuế giá trị gia tăng phải nộp, sổ cái thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ.
- Các loại sổ cái và sổ chi tiết khác liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại
doanh nghiệp.
2.2.2. Hệ thống chứng từ sử dụng tại đơn vị
- Hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào.
- Lao động, tiền lƣơng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lƣơng công nhân viên, nhân
công công trình, Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng (BHXH, BHYT …).
- Nguyên vật liệu: Giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu, Bảng kê nhập – xuất – tồn
nguyên vật liệu, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định,
Thẻ tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định.
- Công nợ, tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm chi (séc
thanh toán), giấy nộp tiền, giấy đề nghị thanh toán …
2.2.3. Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung.
Hình thức khai báo thuế: sử dụng phần mềm Hỗ Trợ Kê Khai Thuế và nộp tờ khai
thuế qua mạng.
Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy tính, dùng phần mềm excel để thiết kế sổ
thay cho kế toán tay. Mỗi file excel là số liệu kế toán tài chính của công ty trong 1 tháng và
cuối năm kế toán trƣởng sẽ dựa trên số liệu các file của tháng trong năm để lập báo cáo tài
chính.
Excel đƣợc thiết kế theo hình thức ghi sổ là nhật ký chung, cách ghi sổ là nhập liệu và
định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh và theo
nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó vào sổ nhật ký chung và dùng các hàm trong excel để truy
xuất dữ liệu tự động sang các sổ cái tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ phát sinh và
bảng cân đối số phát sinh.
2.2.4. Phƣơng pháp kế toán áp dụng
Phƣơng pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu: phƣơng pháp bình quân gia quyền. Vì
công ty TNHH XDTM Xuân và Phú là công ty xây dựng với quy mô vừa và nhỏ, số lƣợng
nguyên vật liệu nhập vào và xuất ra liên tục nên phƣơng pháp bình quân gia quyền sẽ giúp
cho bộ phận kế toán công ty tính giá xuất kho và kiểm soát nguyên vật liệu nhập – xuất – tồn
kho dễ dàng và ít sai sót hơn.
Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu tồn kho: kiểm kho.
Phƣơng pháp hạch toán nguyên vật liệu: kê khai thƣờng xuyên.
6
Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ: sử dụng phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá của TSCĐ.
2.2.5. Hệ thống báo cáo tài chính
Công ty TNHH XDTM Xuân và Phú sử dụng bộ báo cáo tài chính theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo
cáo tài chính.
2.2.6. Trình tự ghi sổ kế toán
Mỗi ngày kế toán viên có trách nhiệm nhận các hóa đơn, chứng từ, kiểm tra xem các
hóa đơn, chứng từ có hợp lệ không rồi tổng hợp lƣu vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán đã
đƣợc kiểm tra. Sau đó kế toán trƣởng sẽ căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ ghi sổ đã đƣợc
kiểm tra lƣu vào bảng tổng hợp chứng từ kế toán để ghi sổ nhật ký chung và ứng dụng hàm
excel số liệu sẽ tự xuất ra các sổ cái tài khoản liên quan các nghiệp vụ phát sinh và tự động
cập nhật số phát sinh trong kỳ vào Bảng cân đối số phát sinh. Các chứng từ, hóa đơn sau khi
đƣợc ghi vào sổ nhật ký chung sẽ đƣợc dùng để ghi vào sổ chi tiết, thẻ, bảng kê kế toán có
liên quan.
7
Cuối tháng, kế toán trƣởng sẽ dựa vào nhật ký chung để đối chiếu, kiểm tra số liệu
trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để xác định kết quả kinh doanh và cập nhật số dƣ đầu kỳ
để hoàn chỉnh Bảng cân đối số phát sinh. Trên bảng cân đối số phát sinh thì số dƣ đầu kỳ bên
Nợ phải bằng số dƣ đầu kỳ bên Có, phát sinh trong kỳ bên Nợ bằng số phát sinh trong kỳ bên
Có, số dƣ cuối kỳ bên Nợ bằng số dƣ cuối kỳ bên Có và phát sinh lũy kế bên Nợ bằng phát
sinh lũy kế bên Có. Số dƣ của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ
của từng tài khoản tƣơng ứng trong bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối năm, kế toán trƣởng sẽ dựa vào các số liệu trên bảng cân đối số phát sinh để lập
báo cáo tài chính.
3. CÔNG VIỆC ĐƢỢC GIAO KHI THỰC TẬP
3.1. Công việc văn phòng
3.1.1. Photocopy
Hầu hết công việc đầu tiên và đơn giản nhất đƣợc giao cho sinh viên thực tập là
photocopy. Tuy đây là công việc văn phòng đơn giản nhƣng với bản thân tôi lần đầu tiên trực
tiếp sử dụng máy photocopy vẫn không khỏi những thao tác vụng về. Nhƣng sau nhiều lần
đƣợc cô Điệp và các chị trong phòng kế toán hƣớng dẫn tôi đã có kinh nghiệm và thao tác tốt
hơn với máy photocopy.
Để photo một văn bản hay một hóa đơn, cần thực hiện theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Nhấn nút Power để khởi động máy photocopy, sau đó nhấn phím Copy để
máy ở chế độ sẵn sàng công việc photo.
Bƣớc 2: Kiểm tra giấy photo trƣớc khi tiến hành photo. Nếu máy hết giấy thì đèn báo
ở khay giấy sẽ sáng lên, khi đó cần kéo khay giấy ra và bỏ thêm giấy vào, còn khi đèn báo
sáng nhấp nháy là báo hiệu máy sắp hết giấy, nên kiểm tra số lƣợng hoặc bỏ thêm giấy vào
trƣớc khi photo.
Bƣớc 3: Đặt giấy cần photo vào mặt kiếng của máy photo. Sau đó đóng nắp lại, bấm
nút Start và chờ kết quả.
Nhận xét của bản thân: do lần đầu tiếp xúc với máy photo nên tôi không tránh
khỏi những khó khăn trong việc photo nhƣ photo ngƣợc, sai mặt khi photo hai mặt,
bản photo không đẹp, kẹt giấy photo. Nhƣng đƣợc sự chỉ dẫn của các chị trong
công ty dần dần tôi đã khắc phục đƣợc và có thể thao tác thành thạo.
Kinh nghiệm bản thân: khi máy photo hết giấy không nên để giấy quá đầy vào
khay sẽ dễ làm máy bị kẹt giấy khi photo. Canh giấy thẳng trong khay và canh
8
thẳng giấy cần photo trên mặt kiếng để tránh photo bị lệch văn bản, méo mó không
đẹp. Kiểm tra số lƣợng tài liệu sau khi photo để tránh bị thất lạc.
3.1.2. In tài liệu
Các thao tác để in một văn bản bằng file word:
Bƣớc 1: khởi động máy in và mở file văn bản cần in
Bƣớc 2: Vào File trên thanh Menu, chọn Print hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + P.
- Tại mục Copies: là chọn số bản in ra.
- Mục Setting: Print All Pages là in toàn bộ các trang của file word. Print
Current Page là in trang hiện tại đang mở. Print Custom Range là in từ trang lựa
chọn (ví dụ: muốn in từ trang 3 đến hết file thì chọn Print Custom Range rồi tại
khung Pages nhấn số trang là 3. Nếu muốn in từ trang 3 đến trang 7 thì tại khung
Pages gõ 3-7 để in).
Bƣớc 3: chọn in một mặt hoặc in hai mặt. Print One Sided là in một mặt và Manually
Print on Both Sides là in hai mặt. Sau đó nhấn nút Print và chờ kết quả.
Kinh nghiệm bản thân: công việc này tuy dễ nhƣng nếu không cẩn thận kiểm
tra khâu mực in trƣớc khi in cũng sẽ gặp một số vấn đề khó khăn khi tiến hành
công việc. Trƣớc khi in phải kiểm tra lại toàn bộ văn bản xem có đúng văn bản cần
in không, có còn sai lỗi chính tả hoặc lỗi font chữ hay lỗi gì khác để tránh khi in bị
sai sót làm lãng phí. Phải đặt đủ giấy in và để giấy ngay ngắn để tránh bị kẹt giấy
khi in.
3.1.3. Soạn thảo văn bản
Nhận văn bản, hợp đồng mẫu từ tay nhân viên kinh doanh, ghi chú lại những chỗ cần
cập nhật lại theo đúng yêu cầu của bản hợp đồng. Sau đó bắt đầu đánh lại văn bản, hợp đồng
trên word, chỉnh sửa cho đẹp, hoàn chỉnh cho giống với mẫu văn bản, hợp đồng rồi đƣa lại
cho nhân viên kinh doanh kiểm tra lại.
Nhận xét bản thân: công việc soạn thảo văn bản, chỉnh file word không còn xa
lạ, khó khăn với tôi vì ở trƣờng tôi đã làm rất nhiều báo cáo và chỉnh sửa word
theo chuẩn ISO 5966 của trƣờng quy định nên công việc này tôi thực hiện rất dễ
dàng.
Kinh nghiệm bản thân: tuy công việc này dễ thực hiện nhƣng phải hết sức cẩn
thận với nội dung văn bản khi đánh máy, đặc biệt là hợp đồng phải đúng với
yêu cầu của khách hàng (các điều khoản, đơn giá, số lƣợng nguyên vật liệu,
giá trị hợp đồng …), nếu không có thể làm sai cả bản hợp đồng. Trƣớc khi in
9
văn bản, hợp đồng phải kiểm tra lại kỹ nội dung và lỗi chính tả, chỉnh sửa,
định dạng font, size chữ một cách rõ ràng, đẹp mắt và khoa học.
3.2. Công việc chuyên môn
3.2.1. Kiểm tra đối chiếu hóa đơn đầu ra, đầu vào với tờ khai thuế GTGT
Khi kiểm tra các hóa đơn đầu ra, đầu vào, là đầu tiên phải kiểm tra tên công ty, mã số
thuế công ty có đúng hay không. Tiếp theo phải đối chiếu với tờ khai thuế giá trị gia tăng đã
nộp hàng tháng để xem ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm phát hành, tên công ty,
mã số thuế công ty, số tiền và số thuế GTGT trên tờ khai thuế và hóa đơn có khớp với nhau
hay không. Nếu sai thì để riêng ra và báo với kế toán trƣởng để xử lý. Sau khi kiểm tra xong
thì sắp xếp các hóa đơn theo trình tự ngày tháng năm phát hành rồi lƣu vào bảng tổng hợp
chứng từ gốc.
Kinh nghiệm bản thân: đây là công việc chuyên môn đầu tiên tôi đƣợc giao tại
công ty sau nhiều lần kiểm tra hóa đơn tôi rút ra đƣợc kinh nghiệm là trƣớc khi tiến
hành kiểm tra phải sắp xếp hóa đơn theo thứ tự ngày tháng năm phát hành hóa đơn
thì sẽ dễ kiểm tra và tiến hành công việc nhanh hơn. Khi kiểm tra đối chiếu tất cả
hóa đơn đầu ra, đầu vào của cả năm 2012 với tờ khai thuế hàng tháng trong năm
phải lƣu ý số hiệu hóa đơn, số tiền, số thuế GTGT phải khớp với nhau. Lƣu ý dò
trên tờ khai xem có hóa đơn nào bị thất lạc hay không, có bị khai báo trùng hóa
đơn hoặc ghi sai thông tin trên tờ khai thuế phải báo với kế toán trƣởng để lƣu ý
làm tờ khai bổ sung chỉnh sửa tờ khai thuế GTGT.
3.2.2. Lập tờ khai thuế GTGT
Sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế để lập tờ khai thuế GTGT. Các bƣớc tiến hành
nhƣ sau:
Bƣớc 1: mở phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế và nhập mã số thuế của công ty vào để
đăng nhập vào phần mềm.
Bƣớc 2: chọn loại tờ khai thuế GTGT là Tờ khai GTGT khấu trừ (01/GTGT). Sau đó
sẽ xuất hiện khung chọn kỳ tính thuế. Nhập tháng và năm của kỳ tính thuế vào và chọn phụ
lục kê khai là PL 01-1/GTGT và PL 01-2/GTGT. Chọn tờ khai lần đầu đối với lần đầu kê
khai thuế hoặc tờ khai bổ sung đối với lần kê khai bổ sung, chỉnh sửa cho tờ khai lần đầu đã
nộp.
Bƣớc 3: nhập thông tin các hóa đơn đầu ra cần khai báo vào bảng kê hóa đơn, chứng
từ hàng hóa, dịch vụ bán ra và thông tin của các hóa đơn đầu vào cần khai báo vào bảng kê
hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Sau khi nhập hoàn tất thì kiểm tra lại thông tin
10
toàn bộ hai bảng kê và nhấn nút Ghi. Phần mềm sẽ tự tính thuế và hiện số thuế phải nộp hoặc
số thuế đƣợc khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT.
Kinh nghiệm bản thân: khi nhập bảng kê cần nhập chính xác các thông tin
theo hóa đơn đầu ra và đầu vào, phải sắp xếp theo thứ tự ngày tháng năm phát
hành hóa đơn. Sau khi nhập xong phải chú ý kiểm tra kỹ số hóa đơn, số tiền nhập
trên tờ khai, % thuế GTGT xem có đúng với hóa đơn hay không.
Nhận xét bản thân: công việc này cũng tƣơng đối dễ với tôi vì khi học môn
Thuế tại trƣờng tôi cũng đã đƣợc làm bài tập về sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai
thuế để lập tờ khai thuế GTGT. Vì thế chỉ cần cẩn thận thì tôi đã hoàn thành công
việc tốt và dễ dàng.
3.2.3. Nhập thông tin NVL vào Bảng kê nhập – xuất – tồn NVL
Công việc này là nhập các nguyên vật liệu đƣợc mua vào trên hóa đơn đầu vào để
theo dõi, quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu.
Khi nhập vào cần phân chia giá trị của nguyên vật liệu theo tên gọi của nó để quản lý.
Ví dụ trên một hóa đơn đầu vào mua kính trắng của công ty có các loại kính trắng cƣờng lực
5 ly, kính trắng cƣờng lực 7 ly, kính trắng cƣờng lực 8 ly … đƣợc ghi cùng trong một hóa
đơn thì khi nhập vào bảng theo dõi nhập – xuất – tồn kho NVL phải phân chia từng loại kính
trắng cƣờng lực 5 ly, 7 ly, 8 ly … và nhập đúng số lƣợng, số tiền (giá trị) của các loại kính
đó. Chỉ nhập số tiền không nhập thuế GTGT. Sau khi nhập hết các hóa đơn đầu vào của
nguyên vật liệu thì dùng hàm sum để tính tổng số NVL nhập vào và so sánh với số phát sinh
Nợ trong kỳ của tài khoản 152 trên Bảng cân đối số phát sinh để xem có khớp hay không.
Nếu không khớp cần kiểm tra lại số tiền của từng NVL trên Bảng theo dõi nhập – xuất – tồn
NVL so với hóa đơn hoặc xem lại các định khoản phát sinh của tài khoản 152 trong Nhật ký
chung xem số tiền có khớp với hóa đơn mua vào hay không để tìm sai sót, xác định lỗi từ
Bảng theo dõi nhập – xuất – tồn kho NVL hay từ Nhật ký chung để điều chỉnh kịp thời.
Kinh nghiệm bản thân: công việc này tƣơng đối đơn giản, cũng giống nhƣ là
nhập văn bản nhƣng đòi hỏi phải cẩn thận khi nhập số tiền (giá trị của NVL) vì khi
nhập sai sẽ phải dò lại từng NVL đã nhập vào để tìm sai sót mà chỉnh sửa rất mất
thời gian vì đây là công ty xây dựng nên NVL nhập vào trong kỳ cũng rất nhiều.
3.2.4. Tạo hàm excel để liên kết Nhật ký chung và các Sổ cái tài khoản liên quan
Để đỡ tốn thời gian cho việc ghi Nhật ký chung xong phải ghi lại các tài khoản phát
sinh vào Sổ cái các tài khoản liên quan thì việc dùng các công thức hàm excel để trích lọc dữ
liệu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiết kiệm thời gian viết các Sổ cái. Để thực hiện công việc
này, tôi sử dụng hàm IF, OR là những hàm đơn giản đã đƣợc học trong môn Bảng tính ở
11
trƣờng để trích lọc các dữ liệu từ Nhật ký chung sang các Sổ cái liên quan các nghiệp vụ phát
sinh.
Ví dụ đối với sổ cái tài khoản 1111, tôi trích lọc, đối chiếu từng dòng theo file excel
của Sổ cái tài khoản 1111 với Nhật ký chung. Những dòng có dữ liệu (định khoản) có liên
quan đến tài khoản 1111 sẽ đƣợc lọc ra và xuất hiện trên Sổ cái tài khoản 1111, những dòng
có giá trị không liên quan đến tài khoản 1111 thì bên Sổ cái tài khoản 1111 sẽ đƣợc để trống.
Cuối cùng sau khi đối chiếu hết từng dòng của Nhật ký chung với Sổ cái tài khoản 1111 tôi
dùng phƣơng pháp trích lọc trong excel (Data/Filter) để ẩn những dòng trống (không có giá
trị liên quan đến tài khoản 1111).
Hình 1: Sổ cái tài khoản 1111 sau khi trích lọc ẩn các dòng trống
Với cách làm này, tôi có thể áp dụng cho tất cả các loại Sổ cái liên quan đến các
nghiệp vụ phát sinh. Khi có nghiệp vụ phát sinh nào liên quan đến một tài khoản mới chƣa
đƣợc mở sổ thì có thể dễ dàng mở Sổ cái tài khoản mới, copy mẫu và các công thức từ Sổ cái
tài khoản 1111, sửa đổi số tài khoản của Sổ cái mới (131, 152, 153, …) thì có thể đối chiếu
các dữ liệu từ Nhật ký chung liên quan đến Sổ cái tài khoản đó. Cuối cùng dùng phƣơng pháp
trích lọc nhƣ Sổ cái tài khoản 1111 để ẩn những dòng trống và có một Sổ cái tài khoản hoàn
chỉnh.
Kinh nghiệm bản thân: khi bắt đầu công việc có hơi khó khăn với tôi khi phải
tìm mối liên kết giữa Nhật ký chung và Sổ cái để làm các hàm đối chiếu, trong đó
12
để làm hàm đối chiếu tài khoản đối ứng và số tiền có hơi rắc rối vì nó không giống
với các dữ liệu nhƣ số hóa đơn, diễn giải, … chỉ có một cột giá trị đối với một
nghiệp vụ phát sinh. Với cột tài khoản đối ứng và hai cột số tiền (một bên Nợ, một
bên Có) thì có hai cột giá trị đối với một nghiệp vụ phát sinh và tài khoản đối ứng
với Sổ cái tài khoản cần tìm có thể nằm bên Nợ hoặc Có. Vì vậy, tôi đã tham khảo
cách làm hàm đối chiếu trên internet và hoàn thành đƣợc công việc. Với công việc
làm hàm liên kết giữa các Sổ cái và Nhật ký chung cũng giúp tôi hiểu thêm về sự
liên kết các dòng dữ liệu, giá trị của các Sổ kế toán trong công ty.
3.2.5. Ghi sổ Nhật ký chung các hóa đơn đầu vào, đầu ra
Ghi sổ Nhật ký chung là công việc quan trọng nhất trong việc ghi chép sổ sách kế
toán vì Nhật ký chung là sổ dùng để trích lọc tự động ra các Sổ cái và đƣợc dùng để làm
Bảng cân đối số phát sinh. Do đó, nếu sổ Nhật ký chung có sai sót thì có thể kéo theo sự sai
sót của Sổ cái và Bảng cân đối số phát sinh. Trong đợt thực tập nhận thức này, tôi may mắn
đƣợc cô Điệp hƣớng dẫn cách ghi Sổ Nhật ký chung cho các hóa đơn đầu ra, đầu vào của
công ty.
13
Đối với các hóa đơn đầu vào (ví dụ hóa đơn GTGT mua NVL):
Hình 2: Hóa đơn GTGT mua NVL đầu vào của công ty
- Cột ngày, tháng ghi sổ là ghi ngày tháng ghi các hóa đơn vào sổ Nhật ký chung. Ví
dụ: ngày ghi sổ là ngày 15/06/2012.
- Cột số hiệu, ngày tháng trong ô chứng từ là ghi số hiệu của chứng từ và ngày tháng
phát hành chứng từ. Ví dụ: Số hiệu: 4493. Ngày tháng: 14/06/2012.
- Cột diễn giải: ghi nội dung của hóa đơn. Ví dụ: Mua thanh nhôm YH04.
- Cột số hiệu tài khoản đối ứng là định khoản nghiệp vụ phát sinh. Ví dụ trong trƣờng
hợp hóa đơn mua NVL này, công ty mua và đã thanh toán bằng tiền mặt thì tài khoản
NVL tăng lên sẽ ghi bên cột Nợ là tài khoản 152, bên cột Có là tài khoản tiền mặt giảm.
- Cột số tiền là 7,272,800 – số tiền ở cột Thành tiền (chƣa có thuế GTGT) trong hóa
đơn.
Cách ghi trên chỉ vừa mới ghi sổ tăng giá trị NVL và giảm số tiền mua NVL chƣa bao
gồm thuế GTGT. Để ghi sổ hoàn tất một hóa đơn GTGT đầu vào cần ghi sổ Nhật ký chung
phần thuế GTGT đầu vào, đó là thuế GTGT công ty đƣợc khấu trừ khi sử dụng NVL vào sản
xuất, kinh doanh.
14
- Tại các cột ngày, tháng ghi sổ; ngày, tháng chứng từ sẽ ghi giống với định khoản tăng
NVL.
- Cột số hiệu sẽ ghi số phiếu chi (đƣợc đánh theo phiếu chi đầu tiên của năm tài chính
cho đến hết năm). Ví dụ số phiếu chi cho tiền thuế GTGT mua NVL là 45 thì tại cột này
sẽ ghi PC45.
- Cột diễn giải ghi nội dung của nghiệp vụ phát sinh: ví dụ: thuế GTGT đƣợc khấu trừ.
- Cột tài khoản đối ứng sẽ định khoản cho nghiệp vụ đó. Ví dụ: Nợ 1331 – Thuế GTGT
đƣợc khấu trừ, Có 1111 – tài khoản tiền mặt.
- Cột số tiền sẽ ghi số tiền thuế GTGT trên hóa đơn GTGT đầu vào. Ví dụ NVL trên
công ty mua với thuế GTGT là 10% thì cột số tiền sẽ ghi 727,280 (là dòng Tiền thuế
GTGT trên hóa đơn).
Khi hoàn tất ghi sổ, định khoản hóa đơn thì trên Nhật ký chung sẽ là:
S
T
T
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số tiền Số
hiệu
Ngày tháng
A B C D Nợ Có
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 15/06/2012 4493 14/06/2012 Mua thanh nhôm 6428 1111 7,272,800
2 15/06/2012 PC45 3/2/2012
Thuế GTGT đƣợc
khấu trừ
1331 1111 727,280
15
Đối với hóa đơn đầu ra của công ty:
Hình 3: Hóa đơn GTGT đầu ra của công ty
Cách ghi sổ cũng tƣơng tự với hóa đơn GTGT đầu vào ở phần ghi tăng doanh thu và
thuế GTGT phải nộp. Tuy nhiên, do công ty tôi thực tập là công ty hoạt động chính về xây
dựng nên thƣờng các hóa đơn đầu ra của công ty đều có nội dung là thanh toán theo hợp đồng
đã thi công. Do đó ngoài việc định khoản tăng doanh thu cũng phải tập hợp các chi phí NVL
đã xuất ra công trình, lƣơng công nhân làm việc ngoài công trình, chi phí sản xuất chung (nếu
có) để ghi vào sổ Nhật ký chung. Tóm lại, với một hóa đơn đầu ra mà khách hàng chƣa thanh
toán sẽ ghi vào sổ gồm các định khoản:
Định khoản tăng doanh thu (5111) và tăng tài khoản phải thu khách hàng (131).
Định khoản tăng thuế GTGT phải nộp cho nhà nƣớc (3331).
Định khoản giảm tài khoản NVL tồn trong kho (152) và tăng chi phí NVL trực tiếp
sản xuất (621).
Định khoản tăng chi phí nhân công trực tiếp (622) và tăng tài khoản phải trả ngƣời lao
động (3341).
Định khoản tăng chi phí sản xuất chung (627) nếu có.
16
S
T
T
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số tiền Số
hiệu
Ngày tháng
A B C D Nợ Có
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
1 20/01/2012 0003 16/01/2012
Doanh thu từ công ty
Vietnam Land SSG
131 5111 22,540,000
2 20/01/2012 16/01/2012
Thuế GTGT phải
nộp
131 3331 2,254,000
3 20/01/2012 PX02 16/01/2012
Xuất NVL theo hóa
đơn 0003
621 152 15,129,538
4 20/01/2012 BL 16/01/2012
Lƣơng công nhân
theo công trình
622 3341 5,000,000
Nhận xét bản thân: đây là công việc cho tôi cơ hội có thể vận dụng những kiến
thức đã học về các ghi nhận mua nguyên vật liệu, các chi phí, hóa đơn GTGT đầu
vào, đầu ra đã đƣợc học ở trƣờng. Tuy nhiên khi bắt đầu công việc có khó khăn là
do đây là lần đầu tiên tôi thực sự tiếp xúc với sổ sách kế toán để ghi chép nên đôi
khi còn lóng ngóng với việc định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Mặc dù các
nghiệp vụ này cũng đã đƣợc học và làm bài tập ở trƣờng nhƣng không giống với
khi học là đƣợc nêu sẵn là mua NVL, mua công cụ dụng cụ hay chi phí quản lý
kinh doanh, chi phí tiếp khách, … mà khi cầm hóa đơn tôi phải nhận biết đƣợc hóa
đơn này sẽ liên quan đến phát sinh nghiệp vụ kinh tế ở tài khoản nào để mà ghi
nhận vào sổ Nhật ký chung. Đôi lúc do chƣa có kinh nghiệm tôi cũng sơ sót ghi sai
tài khoản, định khoản thiếu hoặc định khoản sai tài khoản các nghiệp vụ phát sinh
nhƣng nhờ có sự hƣớng dẫn tận tình của cô Điệp tôi cũng đã dần làm quen và khắc
phục đƣợc những lỗi đó.
Kinh nghiệm bản thân: trƣớc khi tiến hành ghi sổ Nhật ký chung bất kỳ hóa
đơn nào cũng phải đọc trƣớc toàn bộ nội dung của hóa đơn đó để nhận biết hóa
đơn sẽ liên quan đến phát sinh của các tài khoản nào để định khoản cho đúng, tránh
định khoản sai hoặc thiếu sót sẽ làm sai sổ Nhật ký chung. Sau khi ghi sổ xong
phải kiểm tra kỹ lại các cột: số hiệu hóa đơn, ngày tháng phát hành hóa đơn, số
hiệu các tài khoản đối ứng và số tiền xem có đúng với số liệu trong hóa đơn hay
không. Nếu sai thì phải chỉnh sửa lại cho đúng.
17
3.2.6. Các công việc quan sát đƣợc
3.2.6.1. Nộp tờ khai thuế GTGT qua mạng
Việc nộp tờ khai thuế GTGT sẽ do kế toán trƣởng nộp. Các bƣớc nộp tờ khai thuế
GTGT nhƣ sau:
Bƣớc 1: hoàn tất tờ khai thuế GTGT bằng phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế. Rồi xuất
file ra dƣới định dạng file .pdf và lƣu vào máy.
Bƣớc 2: tiếp theo đăng nhập vào trang web kekhaithue.gdt.gov.vn để nộp tờ khai
thuế. Tên đăng nhập là mã số thuế của công ty.
Hình 4: Trang web nộp tờ khai thuế qua mạng
Bƣớc 3: sau khi đăng nhập thành công, chọn thẻ nộp tờ khai rồi nhấn nút Chọn tệp tờ
khai – chọn file tờ khai dƣới định dạng PDF đã lƣu ở bƣớc 1 rồi nhấn Open.
Bƣớc 4: ký điện tử tờ khai thuế GTGT. Để ký điện tử phải có thiết bị do cơ quan quản
lý thuế cấp, thiết bị này giống nhƣ một USB. Cắm thiết bị đó vào cổng USB của máy tính rồi
nhấn nút Ký điện tử. Khi đó, trên trang web sẽ xuất hiện khung cửa sổ yêu cầu nhập mã pin
của thiết bị ký điện tử. Nhập vào rồi nhấn nút Chấp nhận và chờ kết quả.
Bƣớc 5: sau khi ký tờ khai xong bấm nút Xác nhận để gửi tờ khai lên hệ thống của cơ
quan thuế. Sau đó có thể kiểm tra lại bằng cách chọn thẻ tra cứu để xem lại kết quả nộp tờ
khai.
3.2.6.2. Quy trình xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu
Quy trình nhập kho nguyên vật liệu:
Sau khi mua hàng về, phòng kế toán sẽ dựa vào phiếu xuất kho và hóa đơn giá trị gia
tăng của ngƣời bán để lập phiếu nhập kho gồm 3 liên. Sau đó phiếu nhập kho (3 liên) sẽ đƣợc
18
chuyển cho thủ kho để nhập kho, ký xác nhận đã nhập kho nguyên vật liệu và giữ lại 1 liên để
lƣu. 2 liên còn lại của phiếu nhập kho thì 1 liên sẽ đƣợc chuyển cho ngƣời nhận hàng và 1
liên còn lại chuyển về cho phòng kế toán lƣu trữ. Một phiếu nhập kho hợp lệ phải bao gồm
đầy đủ các chữ ký của ngƣời lập phiếu, ngƣời giao hàng, thủ kho, kế toán trƣởng hoặc thủ
trƣởng đơn vị.
Quy trình xuất kho nguyên vật liệu:
Nhân viên kế toán sẽ dựa vào Bảng tổng hợp dự toán NVL (kèm trong hợp đồng kinh
tế) và phiếu đề nghị xuất kho để lập phiếu xuất kho NVL gồm 3 liên. Phiếu xuất kho (3 liên)
sẽ đƣợc chuyển cho thủ kho để ký xác nhận, xuất kho NVL và thủ kho sẽ giữ lại 1 liên để
lƣu. Hai liên còn lại của phiếu xuất kho thì 1 liên sẽ đƣợc chuyển cho ngƣời giao hang và 1
liên còn lại đƣợc chuyển về phòng kế toán để lƣu trữ. Tƣơng tự nhƣ phiếu nhập kho, một
phiếu xuất kho hợp lệ phải bao gồm đầy đủ các chữ ký của ngƣời lập phiếu, ngƣời nhận hàng,
thủ kho, kế toán trƣởng hoặc thủ trƣởng đơn vị.
4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Sau đợt thực tập vừa qua, tôi đã có cơ hội để trả nghiệm môi trƣờng làm việc và tìm
hiểu thực tế về công việc kế toán. Qua đó, tôi cũng đã đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm cũng
nhƣ nhìn nhận đƣợc những hạn chế của bản thân trong cách làm việc ở môi trƣờng thực tế nói
chung và đặc biệt là trong các công việc kế toán nói riêng.
Ưu điểm:
- Dễ dàng hòa nhập với môi trƣờng làm việc, tạo đƣợc mối quan hệ thân thiện
với các anh chị trong công ty.
- Tiếp thu nhanh các kiến thức mà cô hƣớng dẫn và các anh chị trong công ty
chỉ bảo.
- Ứng dụng đƣợc những kiến thức cơ bản đã đƣợc học vào công việc thực tế
(làm hàm excel, lập tờ khai thuế GTGT …).
- Luôn cố gắng và hoàn thành các công việc đƣợc giao, năng nổ, hứng thú với
các công việc kế toán.
Khuyết điểm:
- Lần đầu làm việc thực tế nên có nhiều việc còn bỡ ngỡ, chậm chạp và có nhiều
sai sót (nhất là khi ghi sổ các hóa đơn đầu vào, đầu ra của công ty).
- Đôi lúc còn quên những tài khoản kế toán đã học nên mắc lỗi khi làm việc.
- Chƣa có cơ hội làm quen nhiều với sổ sách, bảng kê, chứng từ kế toán khi học
ở trƣờng nên khi tiếp xúc với công việc thực tế vẫn còn chậm.
19
Sau những điều hạn chế tôi tự nhận ra ở bản thân sau lần thực tập nhận thức này, tôi
nhận thấy bản thân cần cố gắng trao dồi thêm kiến thức về chuyên ngành kế toán, phải tự tìm
cơ hội để đƣợc thực tập nhiều hơn với công việc thực tế để có nhiều kinh nghiệm hơn, tạo cơ
hội tốt cho bản thân trong đợt thực tập tốt nghiệp kế tiếp và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
20
KẾT LUẬN
Hai tháng thực tập vừa qua thật sự đã đem đến cho tôi những trải nghiệm thú vị trong
môi trƣờng làm việc thực tế và những kiến thức bổ ích trong chuyên ngành kế toán của tôi.
Qua sự chỉ dẫn tận tình của cô Điệp và các anh chị trong công ty tôi đã dần làm quen đƣợc
với công việc, vƣợt qua đƣợc những trở ngại, khó khăn ban đầu khi chƣa có kinh nghiệm để
hoàn thành đƣợc những công việc đƣợc giao và thực hiện đƣợc những mục tiêu mà tôi đã tự
đề ra trong đợt thực tập này.
Mục tiêu 1: qua đợt thực tập này, tôi đã làm quen và tạo đƣợc mối quan hệ với
các anh chị trong công ty, tìm hiểu đƣợc môi trƣờng làm việc thực tế và các hoạt
động của công ty.
Mục tiêu 2: qua các công việc tôi đƣợc giao nhƣ kiểm tra, đối chiếu hóa đơn
GTGT với tờ khai thuế GTGT, lập tờ khai thuế GTGT, ghi sổ nhật ký chung, tôi đã
nhìn thấy và làm quen đƣợc với một số chứng từ, sổ sách kế toán mà trƣớc đây
trong trƣờng tôi chỉ thấy biểu mẫu của sổ sách mà không đƣợc nhìn thấy các định
khoản nghiệp vụ phát sinh thực tế.
Mục tiêu 3: tôi đã vận dụng đƣợc các kiến thức về tin học, kế toán tài chính để
thực hiện các công việc đƣợc giao. Qua đó, tôi nhận thấy việc ghi sổ Nhật ký
chung cũng giống với các định khoản tôi đã đƣợc học ở trƣờng. So sánh đƣợc cách
thức tổng hợp sổ sách có khác với những gì tôi biết là không đi từ những sổ chi tiết
mà tổng hợp lên sổ Nhật ký chung hay bảng kê tổng hợp mà đi từ các sổ sách tổng
hợp xuống sổ chi tiết sẽ dễ và ít sai sót hơn.
Nhìn chung, qua đợt thực tập nhận thức này tôi đã học hỏi đƣợc rất nhiều kiến thức
làm việc thực tế, đƣợc trải nghiệm với các công việc thực tế tại phòng kế toán và hoàn thành
đƣợc các mục tiêu tôi đã đặt ra. Thực tập nhận thức mà trƣờng đại học Hoa Sen tổ chức thực
sự mang lại nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên học hỏi.
ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tài liệu hƣớng dẫn báo cáo thực tập.
2. Các tài liệu công ty TNHH xây dựng thƣơng mại Xuân và Phú.
3. Website:
4. Website:
x
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chứng từ sử dụng tại đơn vị
Hình 5: Bảng kê nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu
Hình 6: Ủy nhiệm chi của ngân hàng Đông Á
xi
Hình 7: Phiếu chi của công ty
Hình 8: Phiếu thu của ngƣời bán
xii
Phục lục 2: Một số mẫu sổ Nhật ký chung và Sổ cái tại đơn vị
Hình 9: Mẫu sổ Nhật ký chung
Hình 10: Mẫu sổ cái quỹ tiền mặt
xiii
Hình 11: Mẫu sổ cái tài khoản 1331
Hình 12: Bảng cân đối số phát sinh
xiv
Phụ lục 3: Một số hóa đơn và các giấy tờ khác của công ty
Hình 13: Hóa đơn GTGT đầu vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- t_101500_1926.pdf