Trong suốt gần 2 tháng thực tập, tôi đã hoàn thành tương đối tốt các công việc được giao.
Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các
cô chú trong phòng kế toán mà tôi đã có thể hoàn thành những mục tiêu mà mình đề ra
mặc dù không được hoàn thiện tất cả các mục tiêu mà mình đề ra nhưng tiếp thu thêm
được những kiến thức và bài học mới góp phần giúp đỡ cho tương lai của tôi sau này:
Tự tin hơn trong giao tiếp.
Làm quen được với phong cách làm việc nơi công sở.
Tiếp thu được tính kỷ luật trong công ty.
Nâng cao được mối quan hệ ngoài xã hội để giúp ích cho công việc của tôi
sau này.
Học thêm được một ngành nghề mới với những kỹ năng của nó.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi việc báo cáo
của tôi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn thêm của
các quý thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của công ty để tôi có thể thấy được
những sai sót đó, từ đó tôi có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để có thể
thực hiện tốt hơn trong đợt thực tập tốt nghiệp sau này.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9652 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Thanh Ngân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề án:
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN
THANH NGÂN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
Lớp: TC101
Giảng viên hƣớng dẫn: cô Phạm Nhật Bảo Quyên
Ngày nộp báo cáo: 06/03/2013
Tháng 03/2013
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề án:
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THANH
NGÂN
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH
Lớp: TC101
Giảng viên hướng dẫn: cô Phạm Nhật Bảo Quyên
Ngày nộp báo cáo: 06/03/2013
Tháng 03/2013
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………
Họ tên ngƣời nhận xét
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN THỰC TẬP
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………
Họ tên GVHD
Ký tên
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 3
TRÍCH YẾU
Đề án thực tập nhận thức này là xuyên suốt cả một quá trình làm việc của tôi, là một
trải nghiệm bổ ích, giúp tôi hiểu rõ về cơ cấu tổ chức một công ty TNHH và có thể vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài trực tiếp làm việc tại công ty, tôi còn
được mở rộng thêm mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, và vận dụng các kiến thức
đã học từ những bộ môn như: tài chính doanh nghiệp, nguyên lý kế toán,… thông qua các
công việc tại phòng kế toán của công ty
Sự hướng dẫn nhiệt tình cùng việc trao đổi những kinh nghiệm của các thành viên
tại công ty đã giúp tôi tích lũy cho mình thêm những kiến thức mới, phục vụ tốt cho việc
học tập hiện tại và công việc của tôi sau này.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn trường đại học Hoa Sen – nơi đào tạo tôi ngay từ
những bước chân đầu tiên vào giảng đường đại học, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia vào
đợt thực tập nhận thức bổ ích này nhằm tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn
quý báu, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn đến cô Phạm Nhật Bảo Quyên – cô phụ trách thực tập của tôi đã hướng dẫn để hoàn
thành bài báo cáo này.
Tôi đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thanh Thảo – Giám đốc công ty TNHH xuất nhập
khẩu nông sản Thanh Ngân đã đồng ý tiếp nhận tôi vào thực tập và người hướng dẫn của
tôi chú Nguyễn Trần Công Hổ – trưởng phòng kế toán cùng những sự chỉ bảo tận tình và
giúp đỡ các cô chú đã dành cho tôi.
Và xin được cảm ơn toàn thể các cô chú làm việc tại phòng kế toán đã chỉ bảo,
truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như cuộc sống trong suốt
quá trình tôi thực tập tại phòng kế toán.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 5
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU .................................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 5
DẪN NHẬP ..................................................................................................................................... 6
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................. 7
1. Giới thiệu chung ................................................................................................................ 7
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................................................ 8
CÔNG VIỆC THỰC TẬP ............................................................................................................... 11
1. Mục tiêu thực tập .............................................................................................................. 11
2. Các công việc .................................................................................................................... 11
2.1 In ấn và photo .................................................................................................................. 12
2.2 Sắp xếp hóa đơn .............................................................................................................. 14
2.3 Nhập số liệu .................................................................................................................... 15
2.4 Quan sát công việc .......................................................................................................... 17
2.5 Tài liệu tự tìm hiểu .......................................................................................................... 18
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................. 24
1. Nhận xét ............................................................................................................................ 24
2. Thuận lợi và khó khăn ....................................................................................................... 24
3. Đánh giá ............................................................................................................................ 25
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................... 27
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 6
DẪN NHẬP
Khi đi vào đợt thực tập nhận thức, tôi đã xác định cho mình các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Có cái nhìn cụ thể về quy cách tổ chức, sự phân chia trách nhiệm
giữa các phòng ban trong một công ty TNHH Xuất Nhập khẩu.
Mục tiêu 2: Thích nghi với môi trường làm việc thực tế tại phòng kế toán,
cũng như xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên trong phòng, rèn
luyện kỹ năng giao tiếp.
Mục tiêu 3: Áp dụng tốt nhất những kiến thức đã học trong nhà trường vào
thực tế làm việc.
Mục tiêu 4: Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ người hướng dẫn thực tập.
Kỳ thực tập tôi đã xin vào phòng kế toán của công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thanh Ngân.
Qua đợt thực tập nhận thức này, tôi đã hoàn thành được phần nào các mục tiêu đề
ra. Tuy chưa hoàn thiện lắm nhưng cũng giúp tôi nhận thức được công việc của một nhân
viên kế toán và có được những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử và tác phong làm việc
trong tập thể.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 7
GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
I. Giới thiệu về công ty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Ngân
1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
THANH NGÂN
Tên công ty viết bằng tiếng nƣớc ngoài: THANH NGÂN AGRICULTURAL
PRODUCT EXPORT COMPANY LIMED
Tên công ty viết tắt: THANH NGÂN APEXIMCO., LTD.
2. Giám đốc: NGUYỄN THANH THẢO
Sinh ngày: 24/2/ 1987
Số CNND: 273239113
3. Địa chỉ trụ sở chính: ấp Liên Hiệp, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Điện thoại: 064 3 704 622
Fax: 064 3 978 135
Email: tuanthaopte@yahoo.com.vn
4. Ngành, nghề kinh doanh:
STT TÊN NGÀNH MÃ NGÀNH
1 Mua bán nông sản sơ chế; Mua bán nông sản thô
chưa chế biến;
2 Mua bán lương thực, thực phẩm; 4711
3 Mua bán nhân hạt điều, dầu hạt điều, cà phê thành
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 8
phẩm, tiêu đen, tiêu trắng, bột bắp, bột mì;
4 Chế biến nông sản thô (hạt điều, hạt tiêu, hạt cà phê,
hạt bắp, mì lát); ép dầu vỏ hạt điều;
(Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ
đƣợc phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo pháp luật quy định)
5. Vốn điều lệ: 1.500.000.000 (Một tỷ năm trăm triệu đồng)
6. Công ty thành lập vào năm 2010. Với quy mô nhỏ ban đầu chỉ có 10 nhân viên và
công nhân. Nhưng sau 2 năm hình thành và phát triển thì số lượng nhân viên của
công ty đã tăng lên 10 nhân viên và 50 công nhân làm việc trong phân xưởng
chế biến nông sản mà chủ yếu là chế biến hạt điều để xuất khẩu. Nguồn cung
cấp chủ yếu của công ty là thu mua từ nông dân và các tiểu buôn. Đối tác chủ
yếu là nước láng giềng như Trung Quốc, và các cơ sở sản xuất bánh kẹo trong
nước.
II. Cơ cấu tổ chức và chức nhiệm vụ của các phòng ban công ty TNHH Xuất
Nhập khẩu Thanh Ngân:
a. Cơ cấu tổ chức của Công ty NHHH Xuất Nhập khẩu Thanh Ngân:
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 9
b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng giám đốc
- Giám đốc có công việc điều hành, phân công công việc cho các phòng ban khác.
Tìm kiếm nguồn vốn và khách hàng.
- Ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước.
* Phòng hành chánh
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của công ty.
- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên
quan đến hoạt động tại công ty.
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên
cơ sở có kế hoạch đã được duyệt.
- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ
sở vật chất trong, ngoài giờ làm việc.
KẾ TOÁN NGÂN
HÀNG
P. KẾ TOÁN – TÀI VỤ
- TIỀN LƢƠNG
PHÂN XƢỞNG P. TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN THUẾ
. I Í
I
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 10
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm.
- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động,
nghỉ phép,… tại công ty.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy
chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn công ty.
* Phòng kế toán
- Kế toán phải hoàn thành hồ sơ từ ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng.
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ bao gồm các hóa đơn đầu vào và hóa
đơn đầu ra.
Hóa đơn đầu vào phải ghi đúng và đầy đủ tên doanh nghiệp, mã số thuế, nội
dung rõ ràng, ký nhận đầy đủ của hai bên, có ngày tháng rõ ràng. Các hóa đơn có chi phí
hơn 20 triệu phải chuyển qua ngân hàng.
Hóa đơn bán hàng: không được bôi xóa, phải ghi đúng và đầy đủ tên doanh
nghiệp, mã số thuế, nội dung rõ ràng, phải có chữ ký của hai bên để kế toán lập báo cáo
thuế GTGT.
- Sau khi kiểm tra xong các hóa đơn chứng từ thì lập bảng Kê khai thuế theo
phần mền hổ trợ bảng kê khai thuế.
- Tổng hợp tiền lương
Bảng lương
Kiểm tra số tiền lương được nhân viên ký để tính thuế thu nhập cá nhân.
- Dựa vào hai hóa đơn mua – bán để lập tờ khai thuế GTGT đựa trên phần
mền hỗ trợ kê khai thuế.
- Lập tờ khai tạm tính thuế thu nhập cá nhân.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 11
CÔNG VIỆC THỰC TẬP
1. MỤC TIÊU THỰC TẬP
Mục tiêu 1: Có cái nhìn cụ thể về quy cách tổ chức, sự phân chia trách nhiệm
giữa các phòng ban trong một công ty TNHH Xuất Nhập khẩu.
Mục tiêu 2: Thích nghi với môi trường làm việc thực tế tại phòng kế toán, cũng
như xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên trong phòng, rèn luyện
kỹ năng giao tiếp.
Mục tiêu 3: Áp dụng tốt nhất những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực
tế làm việc.
Mục tiêu 4: Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ người hướng dẫn thực tập.
2. CÁC CÔNG VIỆC
BỘ PHẬN THỰC TẬP
Trưởng bộ phận: Nguyễn Trần Công Hổ
Công việc của trưởng bộ phận:
Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh.
Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế
GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.
Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 12
Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công
ty.
In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định.
Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.
Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.
Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở.
Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo.
Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.
Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.
Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra
kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng.
Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến.
Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.
Các công việc đã làm:
2.1 In ấn và photo
Trong quá trình thực tập để giúp các cô chú tại phòng kế toán mỗi khi thiếu người
hoặc mọi người đều quá bận với công việc, tôi đã có dịp tiếp xúc trực tiếp với máy in, máy
photo và máy fax.
Cách thực hiện
Đối với máy in, đầu tiên phải mở file cần in và thực hiện các bước sau:
Chọn file trên thanh menu.
Chọn Page Setup để chỉnh sửa trang in.
Chọn Print Preview để xem trang trước khi in.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 13
Chọn Print sau khi hộp thoại xuất hiện, tại mục Page range muốn in
toàn bộ dữ liệu thì chọn “All”, nếu chỉ in theo trang hiện hành chọn
“Current page”, nếu in số trang nào đó thì chọn “Page”. Sau đó, tại mục
“Copies” chọn số trang cần in.
Cuối cùng chọn “OK” để hoàn tất thao tác.
Đối với máy photo và máy fax
Khi gửi fax đi
Lật úp mặt có chữ cần fax xuống, để giấy cần fax đi vào khe chứa giấy
để fax đi.
Bấm số điện thoại nơi cần gửi fax.
Nhấn nút “START” để hoàn tất thao tác.
Khi nhận fax
Để giấy trắng vào ngăn chứa giấy
Khi có tín hiệu nhận fax thì nhấc điện thoại lên chờ cho đến khi nghe
một tiếp “bíp” thì cúp máy rồi chờ máy fax sẽ tự in fax ra.
Các vấn đề cần lưu ý trong quá trình thực hiện
Luôn kiểm tra giấy có trong máy in, máy fax.
Kiểm tra lại lỗi chính tả, đánh số trang, tab, canh hàng, cách dàn trang
trong văn bản cần in.
Trước khi in nên chọn chế độ Print Preview để xem lại văn bản đã
chuẩn bị chưa.
Phải làm tơi giấy trước khi in để tránh trường hợp kẹt giấy.
Kiểm tra giấy văn bản trong khay để tránh in văn bản sai lệch.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 14
Khó khăn ban đầu
Đây là lần đầu tiên sử dụng các thiết bị văn phòng nên tôi có đôi chút khó
khăn luôn gặp các vấn đề in ấn hoặc photocopy.
Bị kẹt giấy, máy in không được.
Chưa biết cách in hoặc photo văn bản đặc biệt như: in bìa, biên lai…
Kinh nghiệm
Trước khi in phải kiểm tra văn bản hoàn chỉnh
Khi máy in hoặc máy fax không sừ dụng được phài kiểm tra xem do kẹt giấy
hay không kết nối với máy tính được.
Kết quả đạt đƣợc
Bây giờ tôi có thể sử dụng thành thạo các thao tác trên máy in, máy fax.
2.2 Sắp xếp hóa đơn
Vì hôm đó là cuối tháng có nhiều hóa đơn cần kiểm tra và phân loại nên tôi có
cơ hội được nhìn chú Hổ sắp xếp các hóa đơn. Vì chỉ được nhìn chứ không
được trực tiếp làm nên tôi chỉ quan sát và nhận xét được là khi sắp xếp cần
phân loại các hóa đơn theo ngày tháng năm rõ ràng cái nào trước xếp trước cái
nào sau xếp sau. Hóa đơn đỏ là hóa đơn mua, hóa đơn xanh là hóa đơn bán, cần
phân loại các hóa đơn theo thời gian và theo màu của hóa đơn.
Các hóa đơn được xếp theo tháng và bỏ vào trong túi đựng hồ sơ để khi cần
kiểm tra hay đối chiếu có thể tìm nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 15
2.3 Nhập số liệu
Dựa vào các hóa đơn mà nhập số liệu để làm báo cáo thuế. Sau khi phân loại
hóa đơn mua và bán thì bộ phân kế toán tiến hành nhập số liệu và bảng excel
dựa trên phần mền hổ trợ kế toán. Trên phần mền có các khuôn mẫu sẵn chỉ cần
nhập số liệu vào cho đúng từng mục.
Cách thực hiện
Dựa trên phần mền hỗ trợ kê khai 3.1.5 do Nhà nước quy định
Nhấp chuột trái hai lần vào biểu tượng phần mền trên màn hình.
Trên màn hình hiện ra một bảng yêu cầu nhập mã số thuế của doanh
nghiệp.
Sau khi nhập mã số thuế vào thì phần mền được mở và các chức năng
được mở ra. Tuy nhiên tôi được chú hướng dẫn là chỉ được vào phần
trợ giúp sau đó chọn bảng kê bán ra nếu muốn nhập và các hóa đơn
xanh (tức hóa đơn bán hàng), hay chọn bảng kê mua vào nếu các hóa
đơn cần nhập là hóa đơn đỏ (tức hóa đơn chi phí hay hóa đơn mua
hàng). Sau khi chon bảng cần nhập thì lưu vào ở ổ đĩa D.
Nội dung cần nhập gồm có
Số thứ tự
Hóa đơn chứng từ bán (mua)
Loại hóa đơn
Số hóa đơn
Ngày tháng năm phát hành hóa đơn
Tên người mua (bán)
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 16
Mã số thuế người mua (bán)
Mặt hàng
Doanh số bán (mua) chưa thuế
Thuế Giá trị gia tăng
Ghi chú
Sau khi nhập các nội dung cần thiết vào các mục của bảng kê rồi lưu lại
để các chú làm báo cáo thuế.
Khó khăn ban đầu
Còn chưa biết cách phân loại các loại hóa đơn.
Nhập số liệu vào còn chậm vì tìm kiếm các mục trên bảng kê sao cho
trùng khớp các mục trên hóa đơn.
Cần kiểm tra cho kỹ về mã số thuế, nội dung hóa đơn, doanh số và tính
toán thuế của từng loại sản phẩm hàng hóa vì có loại sản phẩm thuế
0%, 5%, 10% và thuế xuất nhập khẩu.
Kinh nghiệm
Phân loại rõ ràng từng loại hóa đơn trước khi nhập số liệu.
Cần cẩn thận nhập số hóa đơn theo thời gian rõ ràng.
Kiểm tra lỗi chính tả trong phần nội dung của hóa đơn.
Kết quả đạt đƣợc
Sau thời gian khó khăn ban đầu về nhập số liệu thì giờ đây tôi cũng đã biết
nhập số liêu hóa đơn nhanh chóng và chính xác hơn, các cách tính thuế của
từng sản phẩm.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 17
2.4 Quan sát cách làm việc của các cô chú trong phòng
Vì đây là trong công ty có quy mô nhỏ nên văn phòng làm việc cũng tương đối nhỏ
chỉ một phòng lớn nhưng bao gồm các bộ phận. Cô Thanh – Giám đốc thì làm việc
trong phòng khác nhỏ hơn nhưng cách biệt với phòng lớn.
Thời gian tôi thực tập tại công ty là vào đầu năm nên công việc tương đối ít vì vậy
tôi không có cơ hội được được trực tiếp làm các công việc chính mà chỉ phụ giúp các
cô chú khi có việc cần.
Văn hóa của công ty: Tại công ty thì phong cách làm việc của mọi người là thoải
mái. Áp lực công việc không cao. Công ty bắt đầu làm việc vào lúc 8h và kết thúc
công việc vào lúc 16h 30p. Tuy nhiên việc đi làm đúng giờ rất quan trọng nếu đi trễ
sẽ bị khiển trách còn sau khi hoàn thành xong công việc nhân viên có thể ra về trước
khoảng 30 phút cũng không thành vấn đề. Trang phục ở công ty là màu tự do: đối với
nam là quần tây áo sơ mi đóng thùng, đối với nữ là quần tây hoặc váy áo sơ mi đóng
thùng.
Trong công ty mọi người giúp đỡ nhau để cùng hoàn thành công việc, vì số lượng
nhân viên ít nên mọi người rất gắn bó và quan tâm lẫn nhau. Như trong đợt thực tập
của tôi vừa rồi có gặp một rắc rối là bị lạc rất hóa đơn mua dầu nhớt cho máy tách hạt
điều ở nhà máy; khi chú Hổ nhập hóa đơn thì phát hiện hóa đơn mua dầu bị lạc mất,
chú tìm mãi không ra nên cô Mai và cô Thư ở bộ phận hành chính đã giúp đỡ chú tìm
hóa đơn bị lạc; cuối cùng mọi người đã tìm ra hóa đơn mua dầu đó bị lạc trong tập
hóa đơn của tháng 1. Tuy việc giúp đỡ đó là nhỏ nhưng cũng thấy được các cô chú
trong phòng rất quan tâm nhau.
Các tài liệu của công ty đều được lưu trữ trên ổ đĩa D, các máy tính trong phòng
đều được kết nối với máy chủ là máy của cô Thanh – Phòng Giám đốc. Nhờ sự kết
nối máy này mà việc quản lý nhân viên của cô dễ dàng hơn.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 18
2.5 Tìm hiểu, nghiêm cứu các tài liệu về nghề kế toán xuất nhập khẩu nông sản.
Rèn luyện kỹ năng bước vào nghề kế toán tại
lam-ke-toan/81-ren-luyen-ky-nang-buoc-vao-nghe-ke-toan.html [Ngày xem
01/03/2013]
Nhu cầu của thị trường về ngành kế toán rất cao “mỗi năm cần hàng vạn người kế toán
kiểm toán viên” – theo Rèn luyện kỹ năng bước vào nghề kế toán. Thế nhưng, để tìm việc
tốt trong lĩnh vựa này theo tôi cần nên trang bị cho mình nhiều vốn kiến thức và rèn luyện
phẩm chất nghề nghiệp. Đó là:
Thứ nhất, tích lũy kiến thức
1. Kiến thức chuyên môn
Kế toán là một nghề chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, song công việc chủ
yếu là làm việc với các con số.
Muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi giang, nên học thật tốt các môn học tự nhiên,
đặc biệt là môn toán cố gắn tự tính nhẩm thay vì phải dùng máy tính cho các bước toán
đơn giản.
Công việc kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, mà các hoạt động này diễn
ra ngày càng đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Vì vậy, theo tôi nên tập quan sát
mọi thứ một cách tinh tế để tạo thói quen và sau đó tìm hiểu và giải đáp chúng để trở
thành động lực tự học tập và nghiên cứu.
2. Khả năng ngoại ngữ
Theo tôi biết ngoại ngữ là một thế mạnh vì có thể tự tìn hiểu các tài liệu nước ngoài dễ
dàng hơn phục vụ cho công việc của tôi. Cũng như đó cũng là điểm cộng đối với ứng cử
viên khi gặp nhà tuyển dụng.
3. Kiến thức về tin học
Công việc của một nhân viên kế toán là rất vất vả nếu không có sự giúp đỡ của máy tính.
Vì vậy theo tôi rèn luyện khả năng sử dụng thành thạo máy tính với các phần mền hỗ trợ
công việc bớt vất vả và nâng cao hiệu quả làm việc.
Thứ hai, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 19
1. Trung thực để tạo dựng uy tín cho công ty cũng như cho bản thân tôi và đem lại lợi
ích cho khách hàng.
2. Khách quan tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị. Một
nhân viên kế toán thực thụ luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của tôi sẽ làm hại chính cơ
quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính tôi.
3. Chính xác “sai một ly, đi một dặm” nếu tôi mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo
sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn
làm lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn. Chính vì vậy ông việc lại đòi hỏi
tôi phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.
4. Chăm chỉ, cẩn thận
5. Năng động, sáng tạo Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài
chính đầy biến động sẽ giúp tôi không phải lúng túng trước những biến động. Đồng thời,
nó cũng có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp của tôi “đi trước một bước” trong nền kinh tế
cạnh tranh ngày càng gay gắt.
6. Khả năng quan sát, phân tĩch, tổng hợp
7. Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể
8. Khả năng diễn đạt Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch
lạc và chính xác.
9. Khả năng chịu đựng áp lực công việc
10. Yêu thích những con số
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 20
Tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam:
Khái niệm về thuế:
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập có chủ quyền đều
sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới
nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa thì pháp luật
của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực
và trên phạm vi toàn thế giới. Thuế quan ở Việt Nam có tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch,
phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951,thời
điểm này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực hiện chức năng
quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ
và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm
cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh
xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và
đời sống nhân dân. Do đó, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của
vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối
với hàng hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày
29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế
giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 21
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26 -12-1991 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu đã được Quốc
hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thông qua ngày 20 -5 1998 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999.Mới đây nhất quốc hội thông qua luật thuế xuất khẩu,
nhập khẩu ngày 14 – 6 – 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi
điều chỉnh rộng . Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt
tính chất hàng hoá là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch.
Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có hàng hoá được
phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường
trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Còn đối với các loại hàng hoá
khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tính chất gián thu
hoặc tính chất trực thu.
Thuế của các mặt hàng nông sản:
Theo chế độ hiện hành quy định tại điểm 1, Mục II, Phần A; điểm 1; điểm 2.10,
Mục II, Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về thuế GTGT thì:
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng của các tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị
gia tăng.
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua
chế biến ở khâu kinh doanh thương mại áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 22
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế
giá trị gia tăng 0%.
Các giải pháp tìm ra hƣớng đi mới cho ngành xuất khẩu nông sản của
nƣớc ta.
Phát triển cà phê “sạch”
Năm 2013, ngành cà phê sẽ chú trọng xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, khuyến khích nông dân trồng cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế 4C, UTZ gắn sản xuất có
trách nhiệm với môi trường, xã hội vì dự báo các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng sau này
sẽ chuộng mua sản phẩm “sạch”. Giá của cà phê “sạch” cao hơn so với cà phê thường từ
40 đến 50 USD/tấn. Đối với khâu chế biến, nếu DN có sức thì đầu tư công nghệ rang xay
chế biến sâu sản phẩm giá trị gia tăng cao. DN nào không đủ sức có thể nâng cấp công
nghệ chế biến cà phê nhân như đánh bóng theo yêu cầu khách hàng, góp phần tăng giá
bán, tăng sức cạnh tranh và nâng giá trị xuất khẩu.
Giữ đoàn kết giữa doanh nghiệp và nông dân
Mô hình nông dân cùng doanh nghiệp tự trữ hàng chờ giá đã có hiệu quả mấy năm
qua vì vậy năm 2013, ngành tiêu sẽ tiếp tục giải pháp này. Doanh nghiệp sòng ph ng,
minh bạch với nông dân sẽ tạo kết quả tốt cho xuất khẩu. Giữ vững sự đoàn kết nông dân
với doanh nghiệp là thành công của ngành tiêu so với các ngành hàng nông sản xuất khẩu
khác. Từ đó, việc nắm bắt thị trường, dẫn dắt giá thế giới nằm trong khả năng.
Tự nắm bắt thời cơ và cơ hội
Vấn đề quan trọng trong năm 2013 là chủ động tìm thị trường, phải sang tận nước
nhập khẩu chào bán, tìm hiểu giá cả thị trường nước ngoài để tìm đối tác trực tiếp tạo sự
hợp tác lâu dài để ký kết hợp đồng và cho đối tác thấy uy tín và chất lượng của doanh
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 23
nghiệp để tạo lòng tin và làm khách hàng thân thiết của họ. Không nên ngồi ở “nhà” chờ
mấy ông thương mại sang hỏi mua, thương lái nước ngoài sang tung hoành. Nếu doanh
nghiệp tự chủ động giải pháp này thì giá nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn vì tránh được
nhiều khâu trung gian, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ thị trường hơn mà từ đó tạo bước đi vững
chắc cho sau này.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 24
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
1. Nhận xét
Sau tám tuần thực tập tại phòng kế toán của công ty xuất nhập khẩu Thanh Ngân,
tôi đã tìm hiểu, làm quen được mô hình tổ chức tại công ty và cố gắng hoàn tất công
việc được giao. Nhưng do đây là lần đầu tiếp xúc với môi trường làm việc tại công
ty và không chuyên với chuyên ngành kế toán, nên tôi không tránh khỏi những sai
sót trong quá trình thực tập khiến các cô chú trong phòng kế toán phải chỉ dẫn nhiều
lần.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của bản thân được cải thiện rõ rệt và
vận dụng được một số kiến thức đã học ở trường để hoàn tất tốt công việc được
giao.
2. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các cô chú trong phòng kế toán,
đặc biệt là chú Hổ và cô Mai đã giúp tôi khắc phục những sai sót trong quá
trình làm việc.
Đồng thời, các cô chú còn giải thích rõ cho tôi hiểu về cách thức sử dụng
phần mền hổ trợ kế toán để sử dụng trong công việc nhập số liệu từ các hóa
đơn mua bán của công ty và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết để hoàn
thành báo cáo này.
Việc học tốt môn kỹ năng giao tiếp ở trường đã giúp tôi nhiều trong việc tạo
mối quan hệ tốt với mọi người nơi làm việc.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 25
Tôi đã áp dụng những kiến thức tích lũy được học ở trường vào thực tế nơi
thực tập.
Khó khăn
Những khó khăn đầu tiên của tôi là còn bỡ ngỡ với môi trường làm việc tại
nơi thực tập, nhận ra sự khác biệt sâu sắc giữa lý thuyết và thực tế.
Do khác chuyên ngành thực tế học ở trường nên việc áp dụng các kiến thức
đã học vào thực tế còn nhiều hạn chế nên trong khi thực hiện công việc được
giao tôi còn mắc nhiều sai sót và nhiều kiến thức cần bổ sung thêm.
Thiếu nhiều kinh nghiệm làm việc trong thực tế.
3. Đánh giá
Sau tám tuần thực tập tại phòng kế toán tại công ty, với tất cả sự cố gắng và kiến
thức đã tích lũy được, tôi đã học hỏi và quan sát công việc của mọi người xung
quanh, cũng như hoàn thành tốt những công việc được giao. Tôi đã đạt được những
mục tiêu do mình đề ra là:
Mục tiêu 1: Có cái nhìn cụ thể về quy cách tổ chức và hoạt động của một công
ty gia đình có quy mô nhỏ nhưng hoạt động có tổ chức rõ ràng phân chia
trách nhiệm cho từng phòng cũng như từng cá nhân cụ thể.
Mục tiêu 2: Thích nghi với môi trường làm việc thực tế tại phòng kế toán, cũng
như xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên trong phòng, rèn luyện
và nâng cao kỹ năng giao tiếp, biết cách cư xử sao cho đúng mực, biết tôn
trọng và lắng nghe ý kiến của mọi người để rút ra được kinh nghiệm cho bản
thân.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 26
Mục tiêu 3: Tích cực học hỏi kinh nghiệm từ người hướng dẫn thực tập, biết
được cách thức làm việc với phần mền hổ trợ kế toán và thực hiện các thao
tác cơ bản trên phần mền.
Mục tiêu 4: Áp dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế trong công ty,
nhờ vào đó mà tôi nhận ra được nhiều điều mình còn thiếu sót mà cố gắn bổ
sung thêm kiến thức khi vẫn còn ngồi tại ghế nhà trường.
Trường Đại học Hoa Sen
Báo cáo thực tập nhận thức 27
KẾT LUẬN
Trong suốt gần 2 tháng thực tập, tôi đã hoàn thành tương đối tốt các công việc được giao.
Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các
cô chú trong phòng kế toán mà tôi đã có thể hoàn thành những mục tiêu mà mình đề ra
mặc dù không được hoàn thiện tất cả các mục tiêu mà mình đề ra nhưng tiếp thu thêm
được những kiến thức và bài học mới góp phần giúp đỡ cho tương lai của tôi sau này:
Tự tin hơn trong giao tiếp.
Làm quen được với phong cách làm việc nơi công sở.
Tiếp thu được tính kỷ luật trong công ty.
Nâng cao được mối quan hệ ngoài xã hội để giúp ích cho công việc của tôi
sau này.
Học thêm được một ngành nghề mới với những kỹ năng của nó.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi việc báo cáo
của tôi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn thêm của
các quý thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán của công ty để tôi có thể thấy được
những sai sót đó, từ đó tôi có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân để có thể
thực hiện tốt hơn trong đợt thực tập tốt nghiệp sau này.
Để hoàn thành được bản báo cáo này không chỉ có sự nỗ lực của bản thân tôi mà
con có sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán của công ty Thanh Ngân
và giáo viên hướng dẫn của tôi – cô Phạm Nhật Bảo Quyên. Một lần nữa tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến phòng kế toán của công ty Thanh Ngân cùng trường Đại học
Hoa Sen đã giúp đỡ tôi trong đợt thực tập nhận thức này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocaottnt_nguyen_thi_tuyet_trinh_104611_tc101_746.pdf