Báo cáo Thực tập nhận thức tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm

1. Thuận lợi  Các công việc được giao đều là những công việc cơ bản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều chuyên môn và kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho tôi trong lần đầu tiên tiếp xúc với môi trư ờng doanh nghiệp.  Nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là nhân viên Bộ phận Tín Dụng nơi tôi thực tập. Tất cả các thắc mắc của tôi 21 Báo cáo thực tập nhận thức đều được trả lời nhanh chóng và rõ ràng. Tôi luôn được hướng dẫn chi tiết trong các công việc được giao, các tài liệu tôi cần tôi đ ều được tiếp cận một cách đầy đủ.  Bản thân tôi rất thích ngành Ngân Hàng nên có động lực lớn trong công việc thực tập.  Môi trường làm việc hiện đại và năng động, điều kiện cơ sở vật chất hoàn hảo.

pdf32 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Ông Ích Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập nhận thức: NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm Sinh viên thực hiện: HUỲNH NGỌC MAI THY MSSV: 102035 TPHCM, THÁNG 3 NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ & THƯƠNG MẠI NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Báo cáo thực tập nhận thức: NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB Chi nhánh Ông Ích Khiêm Giảng viên hướng dẫn: Cô PHẠM NHẬT BẢO QUYÊN Sinh viên thực hiện: HUỲNH NGỌC MAI THY MSSV: 102035 Thời gian: 07/01/2013 đến 09/03/2013 TPHCM, THÁNG 3 NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ & THƯƠNG MẠI NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG i Báo cáo thực tập nhận thức TRÍCH YẾU Trong quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm cho công việc trong tương lai, thực tập nhận thức chính là một cơ hội quý báu cho tôi cũng như các bạn sinh viên của trường Đại học Hoa Sen có thể tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, áp dụng những lý thuyết đã được học vào thực tế. Trong khoảng thời gian 2 tháng ngắn ngủi được thực tập nhận thức tại Ngân Hàng cổ phần thương mại Á Châu – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, mục tiêu của tôi là thích ứng và hòa nhập tốt vào môi trường làm việc hiện đại và năng động tại đây. Bài báo cáo này được tôi viết bằng kinh nghiệm và cảm nhận trong quá trình học hỏi và quan sát của bản thân trong thời gian 2 tháng thực tập, đồng thời, cũng ghi lại những nhận xét, đánh giá về năng lực và những công việc của bản thân trong suốt thời gian 2 tháng. ii Báo cáo thực tập nhận thức LỜI CÁM ƠN Để thực hiện thành công báo cáo thực tập nhận thức này, tôi xin gửi lởi cảm ơn chân thành đến: o Cô Trương Thị Phương Thảo – Phó Giám đốc Tín Dụng Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Ông Ích Khiêm đã tiếp nhận và giao cho tôi những công việc của Ngân hàng trong thời gian tôi thực tập tại đây. o Chị Hoàng Thị Trúc Phương đã trực tiếp hướng dẫn tôi khi thực tập tại Ngân hàng và cung cấp cho tôi các tài liệu cần thiết để viết báo cáo này. o Cô Phạm Nhật Bảo Quyên – Giảng viên hướng dẫn thực tập nhận thức của tôi trong kỳ thực tập 12.1B này. iii Báo cáo thực tập nhận thức NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM BÁO CÁO ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... iv Báo cáo thực tập nhận thức NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... v Báo cáo thực tập nhận thức NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... vi Báo cáo thực tập nhận thức MỤC LỤC TRÍCH YẾU ................................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP....................................................................iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... iv NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÁO CÁO................................................. v MỤC LỤC ................................................................................................................. vi DẪN NHẬP.............................................................................................................. vii NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO ....................................................................................... 1 I. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU: ............. 1 1. Giới thiệu tổng quan: ............................................................................ 1 2. Lịch sử hình thành và phát triển: .......................................................... 1 3. Mạng lưới phân phối: ........................................................................... 2 4. Sản phẩm – Dịch vụ: ............................................................................ 3 5. Các thành tích đạt được: ....................................................................... 4 6. Chính sách nhân sự: ............................................................................. 4 7. Cơ cấu tổ chức ngân hàng: ................................................................... 5 II. CÔNG VIỆC THỰC TẬP: .............................................................................. 6 1. Công việc 1:Giải ngân .......................................................................... 9 2. Công việc 2:Thoả thuận thay đổi lãi suất + Viết thư bảo lãnh ............. 14 3. Công việc 3:Lưu hồ sơ ....................................................................... 18 4. Các công việc lặt vặt khác: ................................................................. 19 III. CÔNG VIỆC CHÍNH QUAN SÁT ĐƯỢC: .................................................. 20 IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN: .................................................................... 20 1. Thuận lợi: ........................................................................................... 20 2. Khó khăn: .......................................................................................... 21 3. Tự đánh giá bản thân: ......................................................................... 21 V. KẾT LUẬN: .................................................................................................. 21 vii Báo cáo thực tập nhận thức DẪN NHẬP Khi đi vào đợt thực tập nhận thức, tôi đã xác định cho mình các mục tiêu sau: o Làm quen và hoà nhập với môi trường làm việc thực tế. o Ứng dụng các lý thuyết đã học trên trường vào môi trường làm việc thực tế o Hoàn thành tốt công việc được giao. o Nâng cao kỹ năng giao tiếp. o Tự tin vào bản thân mình. Với chuyên ngành của mình là Tài chính – Ngân hàng, tôi đã xin vào thực tập tại vị trí nhân viên trợ giúp tín dụng của phòng Tín Dụng Ngân Hàng Á Châu – Chi nhánh Ông Ích Khiêm. Qua đợt thực tập nhận thức này, tôi đã hoàn thành được phần nào các mục tiêu đề ra. Tuy chưa hoàn thiện lắm nhưng cũng giúp tôi nhận thức được công việc của một nhân viên tín dụng ngân hàng và có được những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử và tác phong làm việc trong tập thể. 1 Báo cáo thực tập nhận thức NỘI DUNG BÁO CÁO I. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1. Giới thiệu tổng quan Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu:  Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.  Tên tiếng Anh: Asia Commercial Bank  Tên thương hiệu: ACB.  Ngày chính thức đi vào hoạt động kinh doanh: 04/06/1993  Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2011, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng )  Hội sở chính: Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885 Email: acb@acb.com.vn Trang web: www.acb.com.vn 2. Lịch sử hình thành và phát triển Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác x. tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 94/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tầm nhìn Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một 2 Báo cáo thực tập nhận thức ngân hàng mới thành lập như ACB. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa. 3. Mạng lưới phân phối Gồm 343 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:  Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch.  Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 20 chi nhánh và 78 phòng giao dịch.  Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 13 chi nhánh và 32 phòng giao dịch.  Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch.  Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu): 5 chi nhánh và 30 phòng giao dịch.  Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động.  969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Công ty trực thuộc  Công ty chứng khoáng ACB (ACBS).  Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).  Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).  Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC). Công ty liên kết  Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). 3 Báo cáo thực tập nhận thức  Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).  Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). Công ty liên doanh  Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). Cổ đông nước ngoài (Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors Ltd. (Jardine Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered APR Ltd., Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd., Red River Holding, PXP Vietnam Fund, Vietnam Lotus Fund Ltd., T.I.M Vietnam Institutional Fund, KITMC Vietnam Growth Fund 2, KITMC Worldwide Vietnam, KB Vietnam Focus Balance Fund, Vietnam Emerging Equity Fund Ltd., Greystanes Ltd., Spinnaker G.O Fund Ltd., Spinnaker G.E.M Fund Ltd., Spinnaker G.S Fund Ltd., J.P.Morgan Securities Ltd. và J.P.Morgan Whitefriars Inc. Thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, MasterCard, CUP (China UnionPay). Thẻ thanh toán đồng thương hiệu: Citimart, Standard Chartered, Vietbank, Đại Á Bank. Bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng: Prudential, AIA. Kiểm toán độc lập: Ernst & Young (trước đây), hiện nay là PricewaterhouseCoopers (PWC). Xếp hạng Tín nhiệm Quốc tế: Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T. 4. Sản phẩm – Dịch vụ  Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. 4 Báo cáo thực tập nhận thức  Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.  Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.  Kinh doanh ngoại tệ và vàng.  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. 5. Các thành tích đạt được  Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng.  Cờ thi đua của Chính Phủ.  Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước.  2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức.  Giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gòn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát.  “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn.  “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”.  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney).  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007. Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”. 6. Chính sách nhân sự Tính đến ngày 31/08/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 10.309 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do 5 Báo cáo thực tập nhận thức Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center). Tính đến 30/6/2009 tổng số lượng cán bộ nhân viên của ACB là 6.813 người, trong đó phân loại: Theo Cấp Quản Lý Cán bộ quản lý: 213 người Nhân viên: 2.509 người Theo Trình Độ Học Vấn Trên Đại học: 94 người Đại học: 5.817 người Cao đẳng, Trung cấp: 902 người Mức Lương Bình Quân Năm 2006: 5.763.862 đồng/tháng Năm 2007: 8.456.000 đồng/tháng Năm 2008: 8.668.000 đồng/tháng 7. Cơ cấu tổ chức ngân hàng: Hình 1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn. (Tài liệu được cung cấp bởi ACB và qua trang www.acb.com.vn) 6 Báo cáo thực tập nhận thức II. CÔNG VIỆC THỰC TẬP Sơ đồ phòng Tín Dụng Các sản phẩm Tín Dụng cho doanh nghiệp o Tài trợ vốn lưu động  Cho vay sản xuất kinh doanh trong nước.  Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp.  Thấu chi tài khoản. o Tài trợ xuất khẩu  Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng tù hàng xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T).  Tài trợ thu mua dữ liệu.  Tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói.  Trài trợ xuất nhập khẩu trước khi giao hàng.  Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, D/A, D/P.  Cho vay bảo đảm bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất nhập khẩu theo phương thức D/A, D/P, L/C. o Tài trợ nhập khẩu  Tài trợ nhập khẩu.  Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập. o Tài sản cố định – dự án:  Tài trợ tài sản cố định/ dự án.  Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua. Giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Nhân viên quan hệ khách hàng Phòng hỗ trợ tín dụng Kiểm soát viên tín dụng Loan CSR doanh nghiệp Loan CSR cá nhân 7 Báo cáo thực tập nhận thức o Dịch vụ bảo lãnh  Bảo lãnh trong nước.  Bảo lãnh ngoài nước. o Cho vay đầu tư  Cho vay ứng tiền trước ngày T. Vị trí thực tập của tôi là Loan CSR (Nhân viên dịch vụ khách hàng doanh nghiệp). o Yêu cầu công việc: Tốt nghiệp ĐH hệ tập trung dài hạn, chính quy các trường ĐH công lập trong nước hoặc ĐH nước ngoài (được quốc tế công nhận), chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Tiếng Anh trình độ B trở lên, thành thạo tin học văn phòng. Sức khoẻ tốt, ngoại hình dễ nhìn. Nam cao từ 1.67m, Nữ cao từ 1.55m trở lên, độ tuổi không quá 32. Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí tương đương. o Mô tả công việc:  Nghiệp vụ giao dịch, tiền gửi: Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác cho khách hàng Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ thanh toán.  Nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các thủ tục về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho khách hàng Quản lý hồ sơ và khoản cấp tín dụng đã được thực hiện của khách hàng.  Quản lý bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng. Một quy trình tín dụng căn bản o Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khả năng sử dụng vốn vay khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) 8 Báo cáo thực tập nhận thức o Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. o Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. o Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. o Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năng thu nợ. o Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng 1. Công việc 1: Làm hồ sơ giải ngân. Quy trình giải ngân: Sơ đồ giải ngân (1) Nhân viên quan hệ khách hàng (R) tiếp thị với Khách hàng hay Khách hàng tụ tìm đến Ngân Hàng: Khách hàng cung cấp bộ hồ sơ cho R bao gồm:  Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của từng ngân hàng.  Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.  Hồ sơ pháp lý  CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/ xác nhận độc thân... của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh.  Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập DNTN...(nếu có).  Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, chứng minh thu nhập: Hợp đồng mua, bán hàng, biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ ... (nếu có). Nếu hồ sơ bị từ chối R sẽ thông báo từ chối cho vay với Khách hàng. Nếu đồng ý sẽ tiến hành các bước tiếp theo. (2) Cung cấp hồ sơ cho pháp lý, soạn hợp đồng đi công chứng. Khi công chứng xong, pháp lý trả hồ sơ (Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng Tín Dụng, Tài sản bản chính và 1 sớ giấy tờ khác) và chuyển toàn bộ cho Loan CSR. (3) Loan CSR kiểm tra hồ sơ sau đó thao tác trên máy (nhập giá trị tài sản , nhập tổng hạn mức tín dụng), lưu tài sản trong kho. Khi hoàn thành xong hồ sơ, Khách hàng có nhu cầu vay sẽ liên lạc trực tiếp với R hay Loan CSR. Khách hàng doanh nghiệp Loan CSR Kiểm soát Tín Dụng Teller + Dịch vụ khách hàng R 3 4 3 2 1 5 10 Báo cáo thực tập nhận thức Giải ngân: Loan CSR soạn Khế ước nhận nợ + Giấy đề nghị giải ngân (Khách hàng lên ký tên đóng dấu). Khi Khách hàng đưa hồ sơ giải ngân, Loan CSR sẽ kiểm tra hồ sơ, thao tác trên máy tạo tài khoản vay. (4) Hồ sơ giải ngân sẽ chuyển lên kiểm soát viên tín dụng kiểm. Nếu được chấo nhận sẽ tiến hành giải ngân. (5) Hồ sơ được chấp nhận sẽ chuyển lên Teller (giao dịch viên) giải ngân (chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán VND của Khách hàng). Đồng thời chuyển Allotment (Giấy đề nghị tính tiền thu nợ tự động) cho quầy dịch vụ khách hàng.  Đây là công việc tôi tiếp xúc thường xuyên nhất trong đợt thực tập. Công việc cụ thể là khi khách hàng yêu cầu giải ngân, tôi quan sát chị hướng dẫn thao tác trên máy, nhập liệu hồ sơ. Khi các giấy tờ được in ra, tôi có nhiệm vụ nhập mã khế ước và ngày tháng năm cũng như lãi suất cho vay bằng thủ công. Đôi khi tôi phải điền thêm số tiền giải ngân cũng như hạn mức tín dụng. Công việc này đòi hỏi sự chính xác và cẩn thận vì nếu sai giấy tờ phải in lại, gây mất thời gian trở ngại cho công việc của. Sau đó tôi sắp xếp hồ sơ bao gồm:  Mục lục văn bản.  Tờ trình thẩm định khách hàng (giới thiệu về khách hàng, nhu cầu của khách hàng, quan hệ của khách hàng với Ngân Hàng gồm quan hệ lãi suất, tín dụng, kiến nghị …).  Khế ước nhận nợ (1 khách hàng giữ, 1 teller giữ, 1 để lưu).  Allotment (1 bộ phận dịch vụ khách hàng, 1 để lưu).  Giấy đề nghị giải ngân.  Phiếu kiểm soát giải ngân.  Uỷ nhiệm chi hay Hoá đơn của khách hàng hay đối với các hồ sơ giải ngân bên Thanh toán quốc tế là Hoá đơn ký kết thương mại (Signed commercial invoice), Phiếu đóng gói (Packing list), Vận đơn đường biển (Bill of Lading) … 11 Báo cáo thực tập nhận thức Figure 1- Khế ước nhận nợ Figure 2- Giấy đề nghị giải ngân 12 Báo cáo thực tập nhận thức Figure 3 – Allotment Figure 4 – Phiếu đóng gói (Packing list) Figure 6 - Hoá đơn ký kết thương mại Figure 5 – Vận đơn đường biển (Bill of landing) 14 Báo cáo thực tập nhận thức Figure 7 - Uỷ nhiệm chi Khi Kiểm soát viên tín dụng ký xác nhận, tôi sẽ chuyển hồ sơ lên Phó giám đốc tín dụng hoặc Giám đốc ký tên. Tiếp đó tôi sẽ đi đóng dấu, chuyển cho Teller 1 khế ước nhận nợ + uỷ nhiệm chi và chuyển 2 tờ Allotment cho bộ phận dịch vụ khách hàng lấy chữ ký (giữ lại 1 tờ Allotment để lưu). Khi đã hoàn thành tôi sẽ tiến hành lưu hồ sơ. 2. Công việc 2: Làm hồ sơ thương lượng lãi suất cho vay + Lập thư bảo lãnh. a) Làm hồ sơ thương lượng lãi suất cho vay (thay đổi lãi suất) Đây là công việc thường xuyên mà tôi được tiếp xúc trong quá trình thực tập. Khi hoàn thành quá trình giải ngân, lãi suất được ấn định là 6 tháng bao gồm 3 tháng lãi suất không thay đổi và 3 tháng lãi suất thả nổi. Mỗi ngày, chị Phương sẽ cập nhật lãi suất cho vay và tiến hành thao tác trên máy. Tôi có nhiệm vụ tìm tờ Thương lượng thay đổi lãi suất (1 bản giao cho khách hàng, 1 bản lưu) + Phiếu đánh giá khách hàng theo tên công ty và điền thông tin vào giấy tờ. Sau 15 Báo cáo thực tập nhận thức đó, chị Phương sẽ in Thư báo thay đổi lãi suất cho khách hàng. Tiếp đó, tôi sắp xếp hồ sơ và chuyển đến Kiểm soát viên Tín Dụng và lấy chữ ký Phó giám đốc Tín Dụng hoặc Giám đốc rồi đi đóng dấu. Cuối cùng tôi lưu hồ sơ và gửi trả khách hàng Thư báo thay đổi lãi suất. Figure 8 - Thư báo thay đổi lãi suất b) Lập thư bảo lãnh Thư bảo lãnh trong nước Khách hàng có nhu cầu bảo đảm nghĩa vụ đối với bên mời thầu khi tham gia dự thầu, bảo đảm việc thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm do mình cung cấp như đã cam kết với khách hàng hay bảo đảm việc hoàn trả tiền ứng trước theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng… Ngân Hàng sẽ cung cấp dịch vụ bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cam kết của khách hàng đối với công việc của mình. Các loại bảo lãnh 16 Báo cáo thực tập nhận thức  Bảo lãnh dự thầu.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.  Bảo lãnh thanh toán.  Bảo lãnh bảo hành.  Bảo lãnh vay vốn.  Bảo lãnh hoàn thanh toán.  Bảo lãnh thanh toán thuế.  Các loại bảo lãnh khác Tiện ích  Gia tăng mức độ tin cậy của đối tác trong việc thực hiện hợp đồng, các giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm.  Gia tăng cơ hội tham gia đấu thầu và thắng thầu cho khách hàng.  Bảo lãnh do ACB phát hành được nhiều ngân hàng và đơn vị trong và ngoài nước chấp nhận.  Thời gian phát hành thư bảo lãnh nhanh chóng, trong ngày làm việc (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quy mô lớn).  Biểu phí hợp lý và cạnh tranh.  Thủ tục đơn giản.  Quý khách sẽ được tư vấn và hướng dẫn tận tình, chu đáo bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Thư bảo lãnh ngoài nước Khách hàng là các tổ chức chuyên cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho đối tác nước ngoài cần một Ngân Hàng đứng ra bảo đảm uy tín để thực hiện các cam kết trong giao dịch kinh tế đã thỏa thuận với khách hàng. Ngân Hàng sẽ cung cấp dịch vụ bảo lãnh dưới hai hình thức: Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) và thư bảo lãnh (Bank guarantee). o Tiện ích  Gia tăng mức độ tin cậy của đối tác trong việc thực hiện hợp đồng, các giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm…  Gia tăng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vay vốn của các tổ chức nước ngoài. 17 Báo cáo thực tập nhận thức  Bảo lãnh do ACB phát hành được nhiều ngân hàng và đơn vị trong và ngoài nước chấp nhận.  Thời gian phát hành thư bảo lãnh nhanh chóng, trong ngày làm việc (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quy mô lớn).  Biểu phí hợp lý và cạnh tranh.  Thủ tục đơn giản.  Quý khách sẽ được tư vấn và hướng dẫn tận tình, chu đáo bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. o Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ACB thực hiện trả thay khi nhận được yêu cầu thanh toán phù hợp từ Bên nhận bảo lãnh/Bên bảo lãnh. Riêng bảo lãnh thanh toán thuế, ACB sẽ thực hiện trả thay vào ngày cuối cùng của thời hạn bảo lãnh khi khách hàng không cung cấp chứng từ chứng minh đã nộp tiền thuế và tiền phạt chậm trả (nếu có) hoặc thông báo miễn thuế của Cơ quan hải quan trong suốt thời hạn bảo lãnh. Nhận yêu cầu thực hiện trả thay từ Bên nhận bảo lãnh: o Thời gian: Trong giờ giao dịch của ACB vào các ngày trong thời hạn bảo lãnh. o Địa điểm: Yêu cầu thực hiện trả thay và các chứng từ kèm theo (nếu có) của Bên bảo lãnh (trường hợp ACB phát hành bảo lãnh đối ứng) hoặc Bên nhận bảo lãnh (trường hợp ACB phát hành các loại bảo lãnh khác) phải được xuất trình bằng văn bản tại quầy giao dịch của chính đơn vị phát hành cam kết bảo lãnh đó. o Kiểm tra sự phù hợp: Kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung văn bản yêu cầu bảo lãnh, các chứng từ kèm theo (nếu có) với cam kết bảo lãnh, các hồ sơ khách hàng cung cấp ban đầu.  Nếu phù hợp, ACB thực hiện trả thay theo cam kết bảo lãnh.  Nếu không phù hợp, ACB thông báo từ chối thực hiện trả thay bằng văn bản. Thông báo với khách hàng trước khi thực hiện trả thay. Thực hiện trả thay theo cam kết bảo lãnh:  Thời điểm: ACB thực hiện trả thay theo cam kết bảo lãnh sau khi kiểm tra và nhận định yêu cầu thực hiện trả thay là phù hợp.  Phương thức: Chỉ thực hiện thanh toán chuyển khoản cho Bên nhận bảo lãnh theo thông tin chi tiết về tài khoản do Bên nhận bảo lãnh cung cấp. Các bước thực hiện:  Bước 1: ACB đơn phương trích số tiền ký quỹ, số dư trên sổ tiết kiệm, số dư trên tài khoản và/hoặc xử lý vàng, ngoại tệ mặt, giấy tờ có giá do ACB phát 18 Báo cáo thực tập nhận thức hành được cầm cố đảm bảo cho khoản bảo lãnh để chuyển khoản thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh/Bên bảo lãnh.  Bước 2: Nếu số tiền thực hiện tại Bước 1 chưa đủ để thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh, ACB đơn phương trích tiền từ (các) tài khoản của khách hàng tại ACB để chuyển khoản thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh.  Bước 3: Nếu số tiền thực hiện tại Bước 1 và Bước 2 chưa đủ để thực hiện số tiền yêu cầu trả thay của Bên nhận bảo lãnh, ACB thực hiện trả thay.  Bước 4: Ngay trong ngày thực hiện trả thay, ACB thực hiện:Gửi thông báo cho vay bắt buộc đến khách hàng, vàGhi nợ cho vay bắt buộc đối với khách hàng, với chi tiết:Số tiền cho vay bắt buộc : Số tiền ACB đã trả thay.Lãi suất cho vay bắt buộc : Theo quy định tại Điều 13.  Bước 5: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc xử lý thu hồi nợ cho vay bắt buộc. Tuy công việc này tôi không được trực tiếp làm hồ sơ, nhưng được quan sát chị Phương thao tác trên máy tôi có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức của nghiệp vụ này, hơn nữa tôi trau dồi thêm vốn kiến thức Tiếng Anh đối với các Thư bảo lãnh song ngữ. Sau khi chị Phương thao tác trên máy và nhập liệu, tôi sắp xếp hồ sơ và chuyển đến cho Kiểm soát viên, xin chữ ký Phó giám đốc Tín Dụng hay Giám đốc. Thư bảo lãnh được lập thành 2 bản gồm 1 bản giao cho khách hàng và 1 bản để lưu. 3. Công việc 3: Lưu hồ sơ. Đây là công việc tôi làm thường xuyên nhất và cũng là công việc chính trong bộ phận tôi được giao nhiệm vụ thực tập. Đây là công việc hầu như trên hồ sơ, giấy tờ cần phải có một sự sắp xếp, lưu trữ khoa học, do vậy tôi được chị Phương chỉ dẫn kỹ càng vị trí các hồ sơ của từng doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan. Sau vài ngày, tôi đã nắm rõ vị trí của các hồ sơ, khi chị Phương tìm kiếm hồ sơ, giấy tờ của khách hàng nào tôi cũng có thể tìm ra. Bên cạnh đó, hằng ngày những giấy tờ cần bổ sung thông tin, chữ ký, sửa đổi, do vậy công việc của tôi là sắp xếp và lưu hồ sơ vào các vị trí quy định. Đây là công việc đòi hỏi tính ngăn nắp, cẩn thẩn, có trí nhớ tốt vì đa phần phải làm việc thường xuyên với giấy tờ, việc thất lạc hay mất giấy tờ gây khó khăn và làm tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hay làm lại. Bên cạnh đó, phần lớn hồ sơ là bảo mật cho khách hàng nên việc lưu trữ giữ vai trò quan trọng nên tôi không được tiếp cận với hồ sơ khách hàng nếu không được sự cho phép. Vì vậy trong quá trình lưu hồ sơ, tôi phải kiểm tra cẩn thận các mã số khách hàng, có 19 Báo cáo thực tập nhận thức ngày tháng năm để sắp xếp cho chính xác, giúp cho công việc tìm kiếm lần sau không gặp khó khăn hay thất lạc. 4. Các công việc lặt vặt khác  Photocopy các tài liệu được yêu cầu.  Trình ký hồ sơ.  Sắp xếp các giấy tờ, hồ sơ, chứng từ.  Phụ giúp tìm kiếm hồ sơ và vận chuyển hồ sơ. 5. Nhận xét và kinh nghiệm  Nhận xét  Qua công việc phụ giúp chị Phương tôi cảm nhận được đây là công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và trình độ chuyên môn cao, đó là tính kiên trì, nhanh nhẹn, thao tác nhanh trên máy, nắm vững các kỹ năng về Tin học văn phòng như Microsoft Word, Excel, Access, cách viết mail  Bên cạnh đó, đa phần là làm việc với hồ sơ, giấy tờ nên sự ngăn nắp, kiên nhẫn, cẩn thận, có trí nhớ tốt rất cần thiết trong suốt quá trình lập hồ sơ, thực hiện dịch vụ đến lưu trữ hồ sơ.  Các mẫu biểu trong công việc rất nhiều đòi hỏi nhân viên làm việc phải am hiểu thật kỹ càng các mục, các quy tắc, vị trí ký nháy, ký thường, ký có đóng mộc dấu …  Kinh nghiệm o Tiếp cận được các quy trình Tín Dụng trong Ngân Hàng: đó là quy trình giải ngân, viết thư bảo lãnh, thương lượng (thay đổi) lãi suất cho vay, lưu hồ sơ … o Tiếp xúc trực tiếp với các chứng từ Tín Dụng Ngân Hàng bao gồm: khế ước nhận nợ, tờ trình thẩm định khách hàng, giấy đề nghị giải ngân, allotment, thư bảo lãnh … o Tiếp xúc với các công việc văn phòng như: thao tác trên máy tính, máy in, máy fax, máy photocopy … là những công việc quan trọng và cần thiết đối với một nhân viên văn phòng. 20 Báo cáo thực tập nhận thức o Tiếp xúc với quá trình xin chữ ký và đóng dấu mộc. o Hoà đồng với môi trường thực tế của doanh nghiệp. III. CÔNG VIỆC CHÍNH QUAN SÁT ĐƯỢC 1. Công việc 1: Giao dịch với khách hàng  Các giao dịch viên của ngân hàng giao dịch theo yêu cầu của khách hàng. Các nhu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhất. Nhân viên giao dịch sẽ hỏi khách hàng muốn thực hiện giao dịch gì, sau đó hướng dẫn cho khách hàng những việc cần làm và cuối cùng là kết thúc giao dịch  Nhận xét: đối với giao dịch viên, mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của khách hàng, bên cạch đó đây là công viêc đòi hỏi sự chính xác, cẩn thận và khả năng giao dịch nhanh chóng, tránh làm khách hàng phải đợi lâu. 2. Công việc 2: Tư vấn khách hàng  Khi khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn thì khi đó sẽ có nhân viên ngân hàng đến tư vấn cho khách hàng.  Các tư vấn thường chủ yếu là về tiền gửi và lãi suất. Các khách hàng gửi khoản tiền lớn thường đòi hỏi lãi suất cao hơn quy định, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng về lãi suất và kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng.  Nhận xét: đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, khả năng thuyết phục và kỹ năng giao tiếp của nhân viên tư vấn. Mục tiêu cao nhất là thu hút được tiền gửi của khách hàng, mang lợi ích về cho ngân hàng và làm hài lòng khách hàng. IV. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 1. Thuận lợi  Các công việc được giao đều là những công việc cơ bản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều chuyên môn và kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho tôi trong lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp.  Nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là nhân viên Bộ phận Tín Dụng nơi tôi thực tập. Tất cả các thắc mắc của tôi 21 Báo cáo thực tập nhận thức đều được trả lời nhanh chóng và rõ ràng. Tôi luôn được hướng dẫn chi tiết trong các công việc được giao, các tài liệu tôi cần tôi đều được tiếp cận một cách đầy đủ.  Bản thân tôi rất thích ngành Ngân Hàng nên có động lực lớn trong công việc thực tập.  Môi trường làm việc hiện đại và năng động, điều kiện cơ sở vật chất hoàn hảo. 2. Khó khăn  Công việc của nhân viên trong Bộ phận Tín Dụng đều đòi hỏi chuyên môn cao về Tín Dụng và một số vấn đề đến Thanh Toán Quốc Tế do chương hoàn thành chương trình học trên trường nên tôi không thể tiếp cận với các công việc này mà chỉ được làm những công việc cơ bản.  Lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, môi trường mới khác xa với môi trường sư phạm của nhà trường. 3. Tự đánh giá bản thân  Tôi luôn thực hiện và hoàn thành đầy đủ các công việc được giao nên trong quá trình thực tập không phải nhận lời phàn nàn nào về công việc của mình.  Do thường xuyên quan tâm và tìm hiểu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nên tôi có sự chuẩn bị khá tốt cho bản thân. Hiểu rõ được các công việc của nơi thực tập, tiếp thu nhanh chóng sự hướng dẫn của nhân viên tại đây.  Tôi đã giao tiếp nhiều với nhân viên tại nơi thực tập cũng như với khách hàng nên đã tự tin hơn nhiều về khả năng giao tiếp của mình.  Đối với kì thực tập lần này, tôi tự tin rằng mình đã hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu mà tôi đã đặt ra. V. KẾT LUẬN  Sau 2 tháng thực tập nhận thức, tôi đã có dịp làm quen với trường làm việc thực sự. Đợt thực tập này đã giúp tôi tự tin hơn vào bản thân, thu thập được nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bản thân để có thể làm việc tốt sau khi tốt nghiệp. Đợt thực tập đã mang lại cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế quý báu ngoài những điều mà tôi đã được học ở trường. 22 Báo cáo thực tập nhận thức  Tôi cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm được nhưg bên cạnh đó tôi cần phải trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức về Tín Dụng nói riêng và về Ngân Hàng nói chung.  Đợt thực tập còn là khoảng thời gian quý báu, không chỉ giúp tôi làm quen công việc mà còn cho tôi điều kiện làm quen với mọi người trong phòng Nghiên cứu thị trường. Các anh chị đều rất hòa đồng, vui tính và cũng đã giúp đỡ sinh viên thực tập rất nhiều.  Việc học hỏi được trong đợt thực tập nhận thức lần này giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc trang bị kiến thức lẫn kỹ năng cho công việc tương lai tôi muốn theo đuổi. 23 Báo cáo thực tập nhận thức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf102035_huynh_ngoc_mai_thy_4099.pdf
Luận văn liên quan