Báo cáo Thực tập nhận thức tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang

Kỳ thực tập nhận thức đã trôi qua với nhiều gặt hái về kiến thức, kinh nghiệm cũng như những kĩ năng và các mối quan hệ xã hội. Tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn vì được trải nghiệm ở môi trường làm việc chuyên nghiệp tại một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Đây cũ ng là một bước đệm cần thiết để mỗi sinh viên chuẩn bị cho mình hành trang trên con đường sự nghiệp. So với các mục tiêu đã đề ra, tôi nhận thấy thời gian hai tháng tuy không dài nhưng đủ để tôi đã hoàn thành các mục tiêu mà mình đề ra:  Đã thực hiện nghiêm túc những quy định tại nơi làm việc.  Hòa nhập với môi trường công sở, học hỏi và làm quen với công việc chuyên ngành .  Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn.  Nâng cao khả năng giao tiếp và nhạy bén trong cách ứng xử.  Hoàn thành đúng chuẩn, đúng hạn báo cáo thực tập, kết thúc tốt đẹp kỳ thực tập nhận thức.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 01/03/2013 Phòng ban thực tập : Phòng Thanh toán Quốc tế Người hướng dẫn : Chị Nguyễn Thị Kim Yến Giảng viên hướng dẫn : Thầy Ngô Hữu Hùng Sinh viên thực tập : Hồ Vũ Phƣơng Uyên – MSSV 104540 Lớp : KN101 03/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Chi nhánh Văn Lang Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 01/03/2013 Phòng ban thực tập : Phòng Thanh toán Quốc tế Người hướng dẫn : Chị Nguyễn Thị Kim Yến Giảng viên hướng dẫn : Thầy Ngô Hữu Hùng Sinh viên thực tập : Hồ Vũ Phƣơng Uyên – MSSV 104540 Lớp : KN101 03/2013 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức i NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Xác nhận của cơ quan (ký tên và đóng đấu) …………….Ngày……tháng 03 năm 2013 Ngƣời hƣớng dẫn Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. …………….Ngày……tháng 03 năm 2013 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức iii NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI CHẤM BÁO CÁO .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. …………….Ngày……tháng 03 năm 2013 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức iv TRÍCH YẾU Những kiến thức đƣợc giảng dạy trên ghế nhà trƣờng là nền tảng vững chắc cho chúng tôi trong công việc tƣơng lai. Tuy nhiên nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì sẽ khó đi đến thành công. Thấy rõ đƣợc tầm quan trọng đó, trƣờng Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với môi trƣờng doanh nghiệp, ứng dụng những kiến thức đƣợc đúc kết qua quá trình học tập ở trƣờng và kiến thức trên sách vở vào môi trƣờng thực tế. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần (TMCP) Á Châu – Chi nhánh Văn Lang, tôi đã bổ sung thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời rút ra cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu. Quyển báo cáo này giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu đồng thời ghi chép lại những công việc, kinh nghiệm và nhận xét theo quan điểm cá nhân tôi sau bảy tuần thực tập tại bộ phận Thanh toán Quốc tế của ngân hàng. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức v MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................... i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................ ii NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI CHẤM BÁO CÁO ................................................... iii TRÍCH YẾU .......................................................................................................... iv MỤC LỤC .............................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỀU VÀ HÌNH ẢNH ...................................................... vii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ix 1. NHẬP ĐỀ ....................................................................................................... 1 2. NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO .......................................................................... 3 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ..................................................................................................................... 3 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu (ACB) ............... 3 1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 5 1.3 Các giai đoạn phát triển và thành tựu ......................................................... 6 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh ............................................................................... 10 1.5 Giới thiệu về nơi thực tập - Ngân hàng TMCP ACB – CN Văn Lang .... 10 1.5.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang 10 1.5.2 Mô tả chức năng của Phòng Thanh toán Quốc tế ................................. 12 2 CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ACB – CHI NHÁNH VĂN LANG ...................................... 13 2.1 Bộ phận thực tập ....................................................................................... 13 2.2 Công việc thực tập .................................................................................... 14 2.2.1 Các công việc liên quan đến nghiệp vụ: ............................................... 14 2.2.1.1 Kiểm tra hồ sơ thanh toán bằng điện trả trƣớc và trả sau: ............ 14 2.2.1.2 Bổ sung các giấy tờ cần thiết để hoàn tất bộ hồ sơ thanh toán: ... 15 2.2.1.3 Xem lại hồ sơ ................................................................................ 18 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức vi 2.2.1.4 Đem hồ sơ đi hạch toán ................................................................ 21 2.2.2 Các công việc văn phòng: ..................................................................... 21 2.2.2.1 Photo ............................................................................................. 21 2.2.2.2 Scan .............................................................................................. 22 2.2.2.3 Fax ................................................................................................ 23 2.2.2.4 Đóng mộc dấu Ngân hàng và mộc tên Giám đốc ......................... 23 3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỒ PHẦN ACB – CHI NHÁNH VĂN LANG ....................................................... 24 3.1 Thuận lợi và khó khăn .............................................................................. 24 3.1.1 Thuận lợi ............................................................................................... 24 3.1.2 Khó khăn............................................................................................... 24 3.2 Đánh giá bản thân ..................................................................................... 25 3.2.1 Ƣu điểm ................................................................................................ 25 3.2.2 Khuyết điểm ......................................................................................... 25 3.3 Kinh nghiệm tự đúc kết ............................................................................ 25 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 29 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 30 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức vii DANH MỤC BẢNG BIỀU VÀ HÌNH ẢNH Hình 1 – Logo ngân hàng ....................................................................................... 3 Hình 2 – Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Văn Lang ........................................... 11 Hình 3 – Văn phòng làm việc CN Văn Lang ....................................................... 13 Hình 4 – Màn hình thao tác đánh điện MT 103 (bƣớc 2) ..................................... 16 Hình 5 – Cửa sổ nhập dữ liệu của Hợp đồng ngoại thƣơng (bƣớc 4) .................. 17 Hình 7 – Mộc Ref ................................................................................................. 19 Hình 8 – Mộc T/T trƣớc ....................................................................................... 19 Hình 9 – Mộc Thanh toán ..................................................................................... 20 Hình 10 – Máy Scan ............................................................................................. 22 Hình 11 - Mộc Ngân hàng và mộc tên Giám đốc ................................................ 23 Sơ đồ - Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần ACB ............................ 5 Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 TMCP Thƣơng mại cổ phần 2 ACB Asia Commercial Bank 3 KSV Kiểm soát viên 4 T/T Telegraphic Transfer 5 SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications 6 HĐQT Hội đồng quản trị 7 TCBS The Complete Banking Solution 8 HĐNT Hợp đồng ngoại thƣơng 9 TKHQ Tờ khai hải quan 10 L/C Letter of Credit 11 D/A Documents against Acceptance 12 D/P Documents against Payment 13 SCB Standard Charterd Bank Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức ix LỜI CẢM ƠN Sau bảy tuần thực tập tại Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang, tôi đã có cơ hội để áp dụng những kiến thức đƣợc học vào thực tế và đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới thông qua những công việc tại ngân hàng. Để hoàn thành tốt kỳ thực tập nhận thức này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:  Quý Thầy Cô tại trƣờng Đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho tôi tiếp xúc với môi trƣờng làm việc tại doanh nghiệp và không phải bỡ ngỡ trong công việc tƣơng lai.  Thầy Ngô Hữu Hùng – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi về cách thực hiện bài báo cáo này.  Ban lãnh đạo cùng các anh chị tại Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang đã giúp tôi hòa nhập vào môi trƣờng thực tế, luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc và chỉ dạy tôi thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính.  Đặc biệt, với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Chị Hồ Thị Cẩm Giang, Chị Nguyễn Thị Kim Yến – những ngƣời đã dành thời gian quý báu để trực tiếp hƣớng dẫn tôi làm quen với công việc của một thanh toán viên bộ phận Thanh toán Quốc tế. Bài báo cáo này có thể còn nhiều thiếu sót do thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn hạn chế, tôi mong rằng sẽ nhận đƣợc những nhận xét, đóng góp ý kiến từ quý Thầy Cô cùng những Anh Chị tại Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang để bài báo cáo đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 1 1. NHẬP ĐỀ Thanh toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay là một hoạt động bắt buộc phải có trong các giao dịch mua bán xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoay thƣơng mại đó. Với chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nƣớc ta càng phải hội nhập mạnh mẽ hơn để theo kịp sự phát triển chung của xu thế kinh tế thị trƣờng hiện nay. Vì thế, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam đóng vai trò là chiếc cầu nối quan trọng trong các nghiệp vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau. Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993, Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Á Châu có thể coi là một trong những Ngân hàng có thâm niên hiện nay. Với hệ thống các Chi nhánh và Phòng Giao Dịch rộng khắp các tỉnh thành, ACB mong muốn trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong mọi giao dịch của khách hàng. Nắm bắt xu thế phát triển của đất nƣớc, ACB đã thực hiện nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế và ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ để phục vụ khách hàng một cách đơn giản, nhanh chóng với chất lƣợng tốt nhất. Là một trong những Chi nhánh xuất sắc trong hệ thống các Chi nhánh của ACB, Chi nhánh Văn Lang đã bắt đầu thực hiện Thanh toán Quốc tế từ năm 2007. Sáu năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ này, có thể nói đây là điều mà những Ngân hàng non trẻ mơ ƣớc, tôi thật may mắn vì đƣợc phân công thực tập tại đây. Trƣớc khi trải nghiệm ở môi trƣờng mới, tôi đã đề ra cho mình những mục tiêu sau:  Mục tiêu 1: Chấp hành nghiêm túc những quy định dành cho sinh viên thực tập tại ngân hàng.  Mục tiêu 2: Thích nghi với môi trƣờng công sở, học hỏi và làm quen với các công việc chuyên ngành dựa vào sự hƣớng dẫn của các anh chị tại cơ quan thực tập. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 2  Mục tiêu 3: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.  Mục tiêu 4: Nâng cao khả năng giao tiếp và nhạy bén trong cách ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng cũng nhƣ các anh chị đồng nghiệp, tạo thiện cảm cho doanh nghiệp về sinh viên Đại học Hoa Sen.  Mục tiêu 5: Hoàn thành đúng chuẩn, đúng hạn báo cáo thực tập, kết thúc tốt đẹp kỳ thực tập nhận thức. Bài báo cáo đƣợc chia làm 3 phần. Nội dung bài báo cáo sẽ đƣợc trình bày cụ thể tiếp theo sau đây. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 3 2. NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu (ACB) Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nƣớc và Pháp lệnh về ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) đã đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Hình 1 – Logo ngân hàng (Nguồn: http//www.acb.com.vn)  Sản Phẩm Dịch Vụ Chính Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tƣ, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng). Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.  Nhân Sự Nhân viên nghiệp vụ của Ngân hàng Á Châu đa số là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 87%, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo chuyên Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 4 môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998-1999, ACB đƣợc Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Philippines thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center).  Quy Trình Nghiệp Vụ Các quy trình nghiệp vụ chính đƣợc chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.  Công Nghệ ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 5 1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ - Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần ACB (www.fpts.com.vn) Ban lãnh đạo Chức danh Họ và Tên Cố vấn Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ông Trần Mộng Hùng Chủ tịch HĐQT Ông Trần Hùng Huy Phó Chủ tịch HĐQT Ông Julian Fong Loong Choon Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 6 Ông Lƣơng Văn Tự Thành viên HĐQT Bà Đặng Thu Thủy Ông Huỳnh Quang Tuấn Ông Alain Cany Ông Stewart Hall Tổng Giám Đốc Ông Đỗ Minh Toàn Phó Tổng Giám Đốc Bà Nguyễn Thị Hai Ông Bùi Tấn Tài Ông Đàm Văn Tuấn Ông Nguyễn Thanh Toại Ông Nguyễn Đức Thái Hân Ông Lê Bá Dũng 1.3 Các giai đoạn phát triển và thành tựu  Giai đoạn 1993 - 1995: - Dựa trên nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả”, giai đoạn này, ACB hƣớng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tƣ nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trƣờng chƣa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).  Giai đoạn 1996 - 2000: - ACB là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 7 - Năm 1999, ACB triển khai chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. - Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS, cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.  Giai đoạn 2001 – 2005: - Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chƣơng trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.  Giai đoạn 2006 - 2010: - ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lƣới hoạt động, đã thành lập mới và đƣa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lƣợng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lƣợt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51 (2009), và 45 (2010). - Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB cũng nhƣ tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nhƣ Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 8 hành và quản lý; với Ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. - Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chƣơng trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng mô hình chi nhánh theo định hƣớng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ giúp (help desk). - Năm 2010, ACB tăng cƣờng công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Một điểm son trong giai đoạn này là ACB đƣợc tặng hai huân chƣơng lao động và đƣợc nhiều tổ chức, tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm. Thành tựu 2006 - Huân chƣơng lao động hạng ba - Chủ tịch nƣớc - Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam 2005 - The Asian Banker - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Euromoney 2007 - Thành tựu về lãnh đạo trong ngành ngân hàng Việt Nam năm 2006 - The Asian Banker - Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động - Hội đồng Tƣ vấn Doanh nghiệp ASEAN (BAC) 2008 - Huân chƣơng lao động hạng nhì - Chủ tịch nƣớc - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Euromoney 2009 - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam -Finance Asia, Asiamoney, Global Finance, Euromoney, The Banker, và The Asset(*) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 9 2010 - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam - Finance Asia, Global Finance, Asiamoney và The Asset - Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam(**) - The Asian Banker (*) Đây là sự kiện lần đầu tiên đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam từ trƣớc đến nay. (**) Giải thƣởng ba năm một lần.  Giai đoạn 2011 tới nay: - Năm 2011, tháng Giêng, Định hƣớng Chiến lƣợc phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 đƣợc ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chƣơng trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hƣớng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chƣơng trình này gồm có: (1) Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo của ACB; (2) Tăng cƣờng năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị; (3) Tăng cƣờng trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng giám đốc; (4) Tăng cƣờng vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban kiểm toán nội bộ, và xây dựng khung quản lý rủi ro tích hợp. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (Enterprise Module Data Center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tƣ gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 10 cùng một lúc đƣợc Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lƣợng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bƣớc đầu trong định hƣớng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tƣơng lai. Trong năm, ACB đƣa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch. 1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh ACB cần tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tƣ hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lƣợng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. 1.5 Giới thiệu về nơi thực tập - Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang 1.5.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP ACB – Chi nhánh Văn Lang Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 11 CN Văn Lang là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, là kênh phân phối của ACB tại TP.HCM ngụ tại địa chỉ số 01-05 Nguyễn Oanh, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM. CN chính thức đi vào hoạt động ngày 21/10/2005, ban đầu số nhân sự là 18 ngƣời và đến hiện tại là 46 nhân viên (chỉ riêng CN); 90% nhân viên CN qua đào tạo và có trình độ đại học trở lên. Hiện nay CN Văn Lang có 6 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc là: PGD Gò Vấp, PGD Nguyễn Thái Sơn, PGD Thống Nhất, PGD Phan Văn Trị, PGD Lê Đức Thọ và PGD Thạch Đà. Cũng nhƣ các CN khác, chức năng và nhiệm vụ của Văn Lang là thực hiện tất cả các giao dịch huy động vốn, dịch vụ cho vay, thanh toán…  Điểm mạnh: Thị trƣờng Gò Vấp tập trung đông dân cƣ, phần lớn là dân nhập cƣ từ các tỉnh, xu hƣớng dân cƣ thiên về sử dụng các sản phẩm tiết kiệm, tài khoản và vay tiêu dùng. Huy động vốn tăng trƣởng khá tốt, bên cạnh đó số lƣợng tài khoản tiền gửi thanh toán và các dịch vụ thanh toán cũng tăng trƣởng tƣơng tự. Hình 2 – Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Văn Lang (Nguồn: SV tự chụp) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 12 Lƣợng khách hàng giao dịch của CN khá lớn, hiện nay CN luôn trong tình trạng đông trong các giờ cao điểm, bình quân khách hàng hiện nay đến với CN từ 200 đến 300 khách/ngày đây là một lợi thế lớn cho CN trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đội ngũ nhân viên đa phần trẻ, có kinh nghiệm làm việc khoảng 1 năm trở lên, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra của hệ thống.  Điểm yếu : Nhƣợc điểm lớn nhất của chi nhánh là mặt bằng khá chật hẹp, để có thể thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh đòi hỏi sự nỗ lực cao của cả tập thể CN. Khách hàng Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, mặc dù số lƣợng tài khoản DN mở tại chi nhánh khá nhiều nhƣng số dƣ tiền gửi không nhiều. 1.5.2 Mô tả chức năng của Phòng Thanh toán Quốc tế Ngân hàng ACB – CN Văn Lang, bộ phận Thanh toán Quốc tế thực hiện tất cả những giao dịch có liên quan đến việc thanh toán cho các giao dịch ngoại thƣơng nhƣ:  Chuyển tiền  Thanh toán nhờ thu (D/A, D/P, L/C…)  Chiết khấu chứng từ… Các giao dịch thanh toán xuất khẩu đƣợc thực hiện theo đúng tập quán quốc tế: UCP 500, UCP 600, URC 522, URR 525, Incoterms 2000 ... và các quy định, luật định trong nƣớc. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 13 Mỗi dịch vụ đƣợc áp dụng thu phí theo những mức khác nhau theo quy định của ACB. Hình 3 – Văn phòng làm việc CN Văn Lang (Nguồn: SV tự chụp) 2 CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ACB – CHI NHÁNH VĂN LANG 2.1 Bộ phận thực tập Thanh toán Quốc tế không những là một dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh, các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu với nhau mà còn là một điều kiện cơ bản cho kinh doanh quốc tế tồn tại và phát triển. Vì vậy trong những năm gần đây, các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam đang không ngừng tìm cách nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa các hình thức thanh toán để quá trình nhận-trả tiền, hàng đƣợc thông suốt, đảm bảo tính liên tục trong các nghiệp vụ ngoại thƣơng. Một số phƣơng thức thanh toán cơ bản thƣờng đƣợc áp dụng trong mua bán ngoại thƣơng hiện nay là: Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 14  Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer Remittance - viết tắt: TTR).  Thƣ tín dụng (Letter of Credit - viết tắt: L/C).  Nhờ thu trả chậm (Documents against Acceptance - viết tắt: D/A).  Nhờ thu trả ngay (Documents against Payment - viết tắt: D/P). Tuy nhiên trong bảy tuần thực tập ngắn ngủi thì tôi đã đƣợc chị Thanh toán viên hƣớng dẫn kĩ về phƣơng thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T). Đây là hình thức chuyển tiền mà lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền sẽ đƣợc gửi đến ngân hàng trả tiền dƣới hình thức một bức điện qua phƣơng tiện Telex hoặc SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications). Sau đây là phần trình bày những hiểu biết và công việc của tôi về hình thức thanh toán này. 2.2 Công việc thực tập 2.2.1 Các công việc liên quan đến nghiệp vụ: 2.2.1.1 Kiểm tra hồ sơ thanh toán bằng điện trả trƣớc và trả sau:  T/T trả trƣớc: Khi nhận một bộ hồ sơ T/T trả trƣớc từ khách hàng thì cần phải có: + Hợp đồng: 1 bản chính, 1 bản sao y. + Giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ (nếu cần mua): 1 bản. + Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện: 2 bản. Trƣớc hết tôi kiểm tra hợp đồng. Trong hợp đồng cần phải có những chi tiết sau: + Tên và địa chỉ ngƣời mua, ngƣời bán. + Số tiền bằng chữ và số tiền bằng số phải khớp nhau và không sai chính tả. + Điều kiện giao hàng: CIF, FOB…. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 15 + Phƣơng thức thanh toán + Ngày giao hàng, cảng đi cảng đến. + Chữ ký hai bên. Sau đó tôi kiểm tra giữa hợp đồng với giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện và giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ sao cho các thông tin đều khớp và chính xác đến từng chữ đặc biệt là tên của ngƣời chuyển tiền và ngƣời thụ hƣởng.  T/T trả sau: Trong một bộ hồ sơ T/T trả sau thì cần phải có: + Hợp đồng: 1 bản. + Tờ khai hải quan: 1 bản. + Invoice: 1 bản. + Giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ (nếu cần mua): 1 bản. + Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện: 2 bản. Trƣớc tiên tôi cũng kiểm tra nội dung của hợp đồng cần có những chi tiết nhƣ trong T/T trả trƣớc đã nêu ở trên. Sau đó tiến hành kiểm tra những thông tin giữa tờ khai hải quan với hợp đồng và invoice (số, ngày hợp đồng; số, ngày invoice; hình thức thanh toán; ngoại tệ thanh toán; số tiền; mộc dấu thông quan). 2.2.1.2 Bổ sung các giấy tờ cần thiết để hoàn tất bộ hồ sơ thanh toán: Khi đã hoàn thành bƣớc kiểm tra chứng từ nhận từ khách hàng, tôi chuyển sang bƣớc bổ sung các giấy tờ cần thiết (điện thanh toán, phiếu phí) để hoàn tất bộ hồ sơ thanh toán. Công việc này đƣợc xử lý bằng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên dụng của ngân hàng. Sau đây là các bƣớc thực hiện cho T/T trả sau còn đối với T/T trả trƣớc thì cũng làm theo quy trình này nhƣng bỏ qua bƣớc 5 và 6. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 16 1. Mở chƣơng trình nghiệp vụ lên. Nhìn trên thanh công cụ và chọn Create/MT103/Chứng từ thanh toán/Thanh toán. 2. Một khung cửa sổ mới sẽ hiện lên, yêu cầu nhập các thông tin nhƣ: Currency (ngoại tệ khách hàng chuyển), Mục đích (thanh toán dịch vụ hoặc hàng hóa), Hàng hóa, Mô tả (tên hàng)… Hình 4 – Màn hình thao tác đánh điện MT 103 (bƣớc 2) (Nguồn: SV tự chụp) 3. Khi hoàn tất những thông tin trên sẽ đến mục Bộ chứng từ/Query. Một khung cửa sổ mới hiện ra yêu cầu nhập Số tài khoản của khách hàng. Sau khi nhập xong hệ thống sẽ đƣa ra mã tên của khách hàng. Chọn OK. 4. Quay lại cửa sổ chính, chọn New HĐNT (hợp đồng ngoại thƣơng) và nhập các thông tin dựa trên hợp đồng do khách hàng cung cấp nhƣ: Số hợp đồng, Ngày hợp đồng, Số tiền thanh toán, Số tiền đã thanh toán ở ngân hàng khác (nếu Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 17 có)…Hoàn tất các thông tin này rồi chọn ADD và tắt cửa sổ của New HĐNT. Hình 5 – Cửa sổ nhập dữ liệu của Hợp đồng ngoại thƣơng (bƣớc 4) (Nguồn : SV tự chụp) 5. Tiếp tục quay lại cửa sổ chính, chọn New TKHQ (tờ khai hải quan) và nhập các thông tin trong tờ khai do khách hàng cung cấp nhƣ: Số tờ khai, Ngày tờ khai…Hoàn tất các thông tin này rồi chọn ADD và tắt cửa sổ của New TKHQ. Hình 6 - Cửa sổ nhập dữ liệu của Tờ khai hải quan (bƣớc 5) (Nguồn : SV tự chụp) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 18 6. Đánh số Invoice vào mục Invoice ở màn hình chính. 7. Nhìn xuống cuối cửa sổ màn hình chính sẽ có mục để đánh phí chuyển tiền và đánh điện nháp.  Đánh phí: Chọn Edit. Sau đó thực hiện bƣớc chọn loại phí (phí OUR – khách hàng chịu vừa phí trong nƣớc vừa phí nƣớc ngoài, phí SHA – phí bên nào bên đó chịu). Nhấn Create để phần mềm đƣa ra số tiền phí. Lƣu ý cần phải tính bằng máy tính lại cho chính xác vì phí phần mềm đƣa ra là 0,2% chỉ áp dụng cho T/T trả sau. Còn đối với T/T trả trƣớc thì phí là 0,25% nên phải sửa phí mà phần mềm đƣa ra rồi nhấn CAL để phần mềm ghi nhận lại phí mới. Hoàn thành các bƣớc trên rồi nhấn ADD và tắt cửa sổ đánh phí.  Đánh điện: Chọn Edit. Sau đó điển các thông tin ờ cửa sổ đánh điện nhƣ: Value Date (ngày xảy ra nghiệp vụ), Loại phí (OUR, SHA..), .Hoàn thành các bƣớc trên rồi nhấn ADD và tắt cửa sổ đánh điện. Nhƣ vậy là hoàn tất khâu bổ sung giấy tờ. Tôi in phiếu phí và điện nháp ra. Sau đó chuyển sang khâu xem lại hồ sơ. 2.2.1.3 Xem lại hồ sơ  T/T trả trƣớc: Sau khi hoàn tất các giấy tờ, tôi sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự sau: + Phiếu phí. + Giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ. + Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện. + Phiếu kiểm tra hồ sơ chuyển tiền trƣớc. + Hợp đồng. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 19 + Điện nháp. + Danh mục hồ sơ (đƣa cho khách hàng kí sau khi kiểm tra hồ sơ của khách hàng). Sắp xếp giấy tờ xong, tôi tiến hành đóng mộc tên, mộc dấu: + Đóng mộc tên của Thanh toán viên và Kiểm soát viên lên các giấy tờ cần thiết. + Đóng mộc “Ref” (Reference) lên góc phải của giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện và ghi số Ref lên (số Ref coi trên phiếu phí). Hình 7 – Mộc Ref (Nguồn: SV tự chụp) + Đóng mộc “T/T trƣớc “ vào khoảng trống kế bên chữ ký của khách hàng và ghi số tiền thanh toán. Hình 8 – Mộc T/T trƣớc (Nguồn: SV tự chụp) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 20 Sau khi hoàn thành khâu này, tôi sắp xếp chứng từ ngay ngắn, kẹp bộ hồ sơ lại và đƣa cho Thanh toán viên kiểm tra. Khi kiểm tra xong, tôi đóng mộc “Thanh toán tại Ngân hàng ACB – CN Văn Lang” lên Hợp đồng bản chính sau đó photo Hợp đồng lại và trả bản gốc cho khách hàng. Đồng thời gửi khách hàng một bản điện nháp có chữ ký và mộc “Ngân hàng ACB – CN Văn Lang”. Hình 9 – Mộc Thanh toán (Nguồn: SV tự chụp)  T/T trả sau: Sắp xếp giấy tờ theo thứ tự sau: + Phiếu phí. + Giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ. + Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện. + Tờ khai hải quan + Hợp đồng. + Điện nháp. + Danh mục giấy tờ. Tiến hành đóng mộc tên và dấu nhƣ T/T trả trƣớc nhƣng không đóng mộc “T/T trƣớc”. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 21 Tƣơng tự T/T trƣớc, tôi cũng đƣa Thanh toán viên kiểm tra và đóng mộc “Thanh toán tại Ngân hàng ACB – CN Văn Lang” lên tờ khai hải quan bản chính sau đó photo mặt có mộc dấu thanh toán và trả tờ khai hải quan bản gốc cho khách hàng. 2.2.1.4 Đem hồ sơ đi hạch toán Khi đã qua lần kiểm tra thứ nhất của Thanh toán viên và lần kiểm tra thứ hai của Kiểm soát viên thì tôi mang hồ sơ cho Giám đốc ký rồi đem qua quầy giao dịch để nhân viên giao dịch làm công việc của họ. Giao dịch viên sẽ lấy phiếu phí, giấy đề nghị ngân hàng bán ngoại tệ và giấy đề nghị chuyển tiền liên 1; ký tên lên liên 2 và gửi hồ sơ lại cho tôi. Hạch toán hồ sơ xong, tôi scan giấy chuyển tiền bằng điện đã có đầy đủ bốn chữ ký để Thanh toán viên “Up Level” lên Kiểm soát viên và cuối cùng Kiểm soát viên sẽ đẩy Job lên Hội sở để có điện chính thức. Trên đây là quy trình thanh toán chuyển tiền bằng điện mà tôi đã đƣợc hƣớng dẫn và có cơ hội để thực hành trên thực tế. 2.2.2 Các công việc văn phòng: 2.2.2.1 Photo  Mô tả: Trƣớc khi photo chứng từ, tôi xác định chứng từ cần photo có mấy mặt, cần photo bao nhiêu bản. Có 2 cách để photo:  Đặt chứng từ vào ngăn nằm trên nắp máy photo (lƣu ý phải gỡ hết kim bấm), chỉnh cho chứng từ ngay ngắn sau đó chọn trên màn hình khổ giấy cần photo (A4), chọn một mặt hay hai mặt. Sau đó nhấn nút “Start”.  Mở nắp máy photo, đặt úp mặt chứng từ cần photo tiếp xúc với mặt kính, đóng nắp máy. Sau đó, chọn khổ giấy, chọn một mặt hay hai Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 22 mặt rồi nhấn “Start”. Nếu chọn hai mặt thì sau khi máy đã quét mặt trƣớc, mở nắp, úp mặt kia lại, nhấn “Start” lần hai.  Kinh nghiệm: Biết cách sử dụng máy photo. Đôi khi máy cũng xảy ra trục trặc (kẹt giấy, làm nhàu nát chứng từ…) nên đối với những chứng từ là giấy mỏng thì không nên chọn cách photo thứ nhất mà nên chọn cách thứ hai để an toàn hơn. Khi photo nhiều chứng từ sẽ dễ bị nhầm lẫn nên cần chú ý sắp xếp rõ ràng cẩn thận để tránh sai sót (có thể lật úp những chứng từ đã photo rồi). 2.2.2.2 Scan  Mô tả: Mở chƣơng trình “Máy Scan” trên máy vi tính lên. Quay ngƣợc và lật úp mặt chứng từ vào khay, sắp xếp cho ngay ngắn. Nhấn nút “Scan” trên màn hình vi tính, lƣu file đã scan.  Kinh nghiệm: Biết sử dụng máy scan. Lƣu ý cần để chứng từ thẳng (canh sát lề trái hoặc lề phải) để scan lên chứng từ sẽ đẹp hơn. Đôi khi chứng từ bị máy scan cuốn vào làm nhàu nát thì phải tắt nguồn của máy ngay, nhẹ nhàng cẩn thận kéo chứng từ ra sau đó vuốt cho chứng từ thẳng hoặc photo lại trƣớc khi scan tiếp tục. Đối với những chứng từ là giấy mỏng thì ta cũng nên photo ra trƣớc rồi mới scan để tránh làm rách chứng từ quan trọng. Hình 10 – Máy Scan (Nguồn: SV tự chụp) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 23 2.2.2.3 Fax  Mô tả: Đặt chứng nằm ngang, ngửa mặt chữ cần fax lên trên. Sau đó, nhấn số điện thoại của công ty cần fax rồi nhấn “Start”. Đợi đến khi nghe tín hiệu phát ra từ máy thì chứng từ đó đã fax thành công.  Kinh nghiệm: Cũng nhƣ photo và scan thì khi fax cũng cần chú ý để chứng từ ngay thẳng. Nên kiểm tra số fax cẩn thận trƣớc khi fax để tránh nhầm với số điện thoại bàn. Mỗi khi fax chứng từ cần phải in “Report” ra để dễ dàng trong việc theo dõi và quản lý những chứng từ đã đƣợc fax đi. 2.2.2.4 Đóng mộc dấu Ngân hàng và mộc tên Giám đốc Sau khi đã xin chữ kí Giám đốc thì đối với một số chứng từ quan trọng (L/C, thông báo L/C…) cần phải đóng thêm mộc dấu Ngân hàng và mộc tên của Giám đốc. Những mộc này đƣợc đặt ở phòng Hành chánh. Cách đóng dấu các mộc này nhƣ sau: + Mộc tên Giám đốc đƣợc đóng ở dƣới chữ ký, hơi lệch sang phải. + Mộc dấu của Ngân hàng thì đóng lệch qua trái 1/3 của chữ ký. Và sau khi đóng dấu lên mỗi chứng từ thì phải ghi vào một cuốn sổ với các nội dung nhƣ: đã đóng dấu lên chứng từ nào, của bộ phận nào và của công ty nào. Làm nhƣ vậy để tránh việc các con dấu bị đóng lên những chứng từ không cần thiết. Hình 11 - Mộc Ngân hàng và mộc tên Giám đốc (Nguồn: SV tự chụp) Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 24 3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỒ PHẦN ACB – CHI NHÁNH VĂN LANG 3.1 Thuận lợi và khó khăn Những thiếu sót, những bỡ ngỡ ban đầu là điều không thể tránh khỏi đối với bản thân tôi nói riêng và các bạn sinh viên thực tập nói chung. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ từ phía nhà trƣờng và cơ quan thực tập thì quá trình thực tập của tôi đã diễn ra khá suôn sẻ. Tôi xin tổng kết lại một số thuận lợi và khó khăn mà tôi đã gặp phải trong thời gian qua. 3.1.1 Thuận lợi Công việc thực tập đúng với chuyên ngành đƣợc đào tạo trong trƣờng nên đây là cơ hội để tôi ứng dụng những gì đã học ở nhà trƣờng vào công việc thực tế. Môi trƣờng làm việc năng động, chuyên nghiệp. Do bộ phận ít ngƣời mà khối lƣợng công việc khá nhiều nên đã tạo điều kiện để phụ giúp các chị và tiếp xúc với công việc nhiều hơn. Các Anh Chị đều là những nhân viên tận tụy và nhiệt tình nên đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế mà sách vở chƣa truyền tải đƣợc. Quan sát các các Chị tiếp xúc với khách hàng giúp tôi học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm trong cách giao tiếp và ứng xử. 3.1.2 Khó khăn Do khối lƣợng công việc lớn nên đôi khi các Anh Chị không có nhiều thời gian để giải đáp những thắc mắc. Vì thế tôi luôn phải chú ý nhằm nắm bắt những cơ hội thuận lợi để trao đổi với họ. Vì tính chất bảo mật và phân quyền trong hệ thống thông tin trong ngân hàng nên tôi chƣa có cơ hội làm việc nhiều trên các phần mềm chuyên dụng. Các bƣớc liên quan đến phần mềm chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn (KSV, Hội sở), tôi chỉ đƣợc quan sát mà không trực tiếp xử lý. Thời gian thực tập ngắn nên chƣa tiếp xúc với nhiều loại hồ sơ. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 25 3.2 Đánh giá bản thân 3.2.1 Ƣu điểm Tôi đã thích nghi khá tốt trong môi trƣờng làm việc mới này và có đƣợc sự quan tâm cũng nhƣ cảm tình của một số anh chị làm chung. Đi làm đầy đủ và đúng giờ nhƣ một nhân viên thực thụ. Tác phong ăn mặc nghiêm túc, lịch sự. Chịu khó quan sát, chú ý lắng nghe để học hỏi kinh nghiệm. Năng động và nhiệt tình nên hoàn thành tƣơng đối tốt công việc đƣợc giao. Vui vẻ, hòa đồng với mọi ngƣời nên tạo đƣợc nhiều mối quan hệ mới và biết đƣợc cách làm việc trong một tập thể. 3.2.2 Khuyết điểm Nhiều lúc do không tập trung chú ý nên làm việc còn sai sót, quá vội vàng dẫn đến thiếu cẩn thận. Chƣa biết cách quản lý thời gian nên sắp xếp công việc không hợp lý. Vẫn còn thiếu tự tin, lúng túng trong giao tiếp khi gặp phải một số khách hàng khó tính. Trong một số trƣờng hợp không có tính dứt khoát, chƣa biết cách từ chối. Kiến thức còn hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và xử lý các công việc chuyên môn. Vốn từ chuyên ngành bằng tiếng Anh còn hạn chế. 3.3 Kinh nghiệm tự đúc kết Khoảng thời gian bảy tuần thực tập tại bộ phận Thanh toán Quốc tế – Ngân hàng ACB quả là một trải nghiệm vô cùng quý báu đối với tôi. Đó là cơ hội để tôi học hỏi, trau dồi nhiều điều bổ ích cho bản thân về nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói riêng và các giao dịch khác của ngân hàng nói chung. Đồng thời môi Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 26 trƣờng công sở cũng là một “lớp học” đã bồi dƣỡng cho tôi những kĩ năng mềm mà không lý thuyết hay sách vở nào có thể điễn đạt hết đƣợc. Cụ thể nhƣ sau:  Tác phong làm việc Giờ giấc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc của ngƣời lao động. Tuy chỉ là sinh viên thực tập nhƣng tôi luôn đề cao và tuân thủ giờ làm việc cũng nhƣ những quy định khác của doanh nghiệp nhƣ trang phục, thái độ… Tôn trọng nội quy nơi làm việc cũng là cách để tôi hòa nhập nhanh chóng vào văn hóa công sở tại ngân hàng và để lại ấn tƣợng tốt đẹp về sinh viên Đại học Hoa Sen trong mắt doanh nghiệp.  Giao tiếp nội bộ Hòa đồng, lịch sự trong giao tiếp với các anh chị ở ngân hàng là một cách để giữ mối quan hệ tốt đẹp. Có nhƣ vậy thì mới tạo đƣợc không khí làm việc cởi mở, hợp tác và hiệu quả. Tinh thần cầu tiến, thái độ khiêm tốn giúp tôi nhận đƣợc sự chỉ dạy tận tình của những nhân viên đi trƣớc giàu kinh nghiệm. Hơn hết, việc tạo lập và duy trì cho bản thân những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, bền vững sẽ là một “tài sản” quý giá trong tƣơng lai.  Giao tiếp bên ngoài Giao dịch viên là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Do vậy, thái độ niềm nở, nhiệt tình, tác phong chuyên nghiệp là những điều bắt buộc phải có trong quá trình làm việc với khách hàng. Đặc biệt, đối với những khách hàng khó tính, tôi càng phải cố gắng ý thức vai trò của mình nhằm để lại ấn tƣợng tốt nhất trong tâm trí khách hàng. Các khách hàng đến giao dịch thƣờng xuyên thì nên ghi nhớ tên của họ, tên công ty, các loại giao dịch họ thƣờng sử dụng để quy trình phục vụ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, điều này tuy nhỏ nhƣng mang đến sự hài lòng rất lớn cho khách hàng vì họ cảm thấy đƣợc quan tâm và chăm sóc tận tình.  Nghiệp vụ Nắm vững các kiến thức chuyên ngành là điều vô cùng quan trọng đối với một Thanh toán viên để có thể giải quyết công việc suôn sẻ. Chính vì thế, Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 27 tôi luôn nhắc nhở bản thân phải tập trung, chú ý quan sát nhằm học hỏi, trau dồi thật nhiều kiến thức làm nền tảng cho công việc tƣơng lai. Yếu tố ngoại ngữ cũng là một thế mạnh đối với bất kì công việc nào không riêng gì công việc ở bộ phận Thanh toán Quốc tế. Trình độ càng đƣợc nâng cao thì khả năng hiểu và giải quyết công việc càng nhanh nhạy, ít sai sót. Luôn đặt mình trong tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận trong thao tác nhƣng phải đảm bảo nhanh nhẹn, không làm chậm trễ quá trình thực hiện công việc. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 28 KẾT LUẬN Kỳ thực tập nhận thức đã trôi qua với nhiều gặt hái về kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ những kĩ năng và các mối quan hệ xã hội. Tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn vì đƣợc trải nghiệm ở môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp tại một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là một bƣớc đệm cần thiết để mỗi sinh viên chuẩn bị cho mình hành trang trên con đƣờng sự nghiệp. So với các mục tiêu đã đề ra, tôi nhận thấy thời gian hai tháng tuy không dài nhƣng đủ để tôi đã hoàn thành các mục tiêu mà mình đề ra:  Đã thực hiện nghiêm túc những quy định tại nơi làm việc.  Hòa nhập với môi trƣờng công sở, học hỏi và làm quen với công việc chuyên ngành .  Vận dụng đƣợc những kiến thức đã học vào thực tiễn.  Nâng cao khả năng giao tiếp và nhạy bén trong cách ứng xử.  Hoàn thành đúng chuẩn, đúng hạn báo cáo thực tập, kết thúc tốt đẹp kỳ thực tập nhận thức. Nhìn lại thời gian vừa qua, tôi đã nhận thức đƣợc nhiều điều mình cần phải học, phải trau dồi thêm trong tƣơng lai để trở thành một ứng viên tiềm năng trong môi trƣờng đầy cạnh tranh của lĩnh vực ngân hàng. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách PGS.TS Trần Hoàng Ngân – TS. Nguyễn Minh Kiều, Thanh Toán Quốc Tế, NXB Lao động – Xã hội, năm 2012.  Web 1. 2. 3. Đại học Hoa Sen Báo cáo thực tập nhận thức 30 PHỤ LỤC Hồ sơ chuyển tiền bằng điện trả sau của công ty Hóa chất Thiên Việt đã thanh toán tại ACB.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuc_tap_nhan_thuc_phuong_uyen_6375.pdf
Luận văn liên quan