Qua gần hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, tôi đã
hoàn thành tương đối tốt những công việc được giao. Tuy do lần đầu làm việc, vẫn
còn những bỡ ngỡ, khó khăn, và nhiều điều thực tế khác xa so với sách vở
nhưng nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, chăm chỉ học hỏi, làm việc và sự giúp đỡ
của các anh chị, đã giúp tôi gần như hoàn thành được những mục tiêu ban đầu tôi
đã đề ra:
Hội nhập vào môi trường thực tế của ngân hàng, hiểu và nắm được hoạt
động của phòng kinh doanh trong ngân hàng – đạt 90%.
Áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế. Tìm hiểu những kiến còn
thiếu để tiếp tục trao dồi – đạt 90%.
Học hỏi và rèn luyện tác phong làm việc. Tạo mối quan hệ tốt với các anh
chị tại đơn vị thực tập, nâng cao kỹ năng giao tiếp – đạt 95%.
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966 – đạt 100%.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Long Xuyên, Phòng giao dịch Tri Tôn, Tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông –
CN Long Xuyên, PGD Tri Tôn, Tỉnh An Giang
Thời gian thực tập: từ 07/01/2013 đến 17/03/2013
Ngƣời hƣớng dẫn: Chị Huỳnh Kim Huệ
Giảng viên hƣớng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Tƣờng Minh
Sinh viên thực tập: Huỳnh Hải Phƣơng
MSSV: 104546
Lớp: KN1011
Tháng 02 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông -
CN Long Xuyên, PGD Tri Tôn, Tỉnh An Giang
Thời gian thực tập: từ 07/01/2013 đến 17/03/2013
Ngƣời hƣớng dẫn: Chị Huỳnh Kim Huệ
Giảng viên hƣớng dẫn: Thạc sỹ Nguyễn Tƣờng Minh
Sinh viên thực tập: Huỳnh Hải Phƣơng
MSSV: 104546
Lớp: KN1011
Tháng 02 năm 2013
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang i
TRÍCH YẾU
Con đƣờng dẫn tới thành công của mỗi ngƣời là khác nhau và dĩ nhiên học
đại học không phải là con đƣờng duy nhất, nhƣng là một trong những con đƣờng
tốt nhất cho phép ta đạt đƣợc đỉnh cao trong sự nghiệp. Môi trƣờng đại học là môi
trƣờng tốt để mỗi thanh niên nuôi nấng và biến hoài bão cuộc đời thành sự thật.
Trƣờng đại học Hoa Sen - nơi tôi đã theo học đƣợc ba năm đã tổ chức đợt thực tập
nhận thức để sinh viên tiếp cận với công việc thực sự, hoàn thiện hơn khả năng
bản thân.
Tuy với khoảng thời gian ngắn ngủi – chỉ gần 2 tháng nhƣng mà những gì
tôi nhận đƣợc, những kinh nghiệm tôi tích luỹ đƣợc cũng rất nhiều. Tôi đã vận
dụng những kiến thức mà tôi đã đƣợc học trên ghế nhà trƣờng vào công việc thực
tập tại ngân hàng. Tham gia kì thực tập nhận thức này, tôi mong muốn đƣợc có cơ
hội làm việc tại ngân hàng để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào công
việc thực tế, nâng cao kiến thức bản thân, tích luỹ kinh nghiệm, chuẩn bị một nền
tảng vững chắc trƣớc khi tôi tốt nghiệp ra trƣờng và bắt đầu đi làm thực sự. Với
một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp tại ngân hàng, nó đã mang lại cho tôi tác
phong công nghiệp trong công việc, rèn luyện cho tôi khả năng tập trung cao độ và
say mê với nhiệm vụ của mình. Bƣớc đầu làm quen với kì thực tập này tuy có chút
khó khăn nhƣng đã mang lại cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng…cần
thiết, làm bàn đạp cho tôi từng bƣớc bƣớc vào xã hội thật và đảm bảo mang đến
thành công ban đầu cho con đƣờng sự nghiệp của mình.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tƣờng Minh
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập. Thầy luôn trả lời nhiệt tình
và nhanh chóng những thắc mắc của tôi, thông qua đó tôi có thể hoàn thiện báo
cáo của mình một cách hiệu quả hơn.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Huỳnh Kim Huệ - ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực tập. Chị đã giúp tôi bƣớc đi từng bƣớc trong công
việc, hƣớng dẫn tôi vƣợt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực tập.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn ông Phạm Văn Triệt Em – ngƣời trực tiếp tiếp
nhận và tận tình tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể nhân viên MDB –
PGD Tri Tôn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong suốt
thời gian thực tập vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang iii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngày ....... tháng ........ năm .............
Họ tên, chữ ký, chức vụ ngƣời nhận xét
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang v
MỤC LỤC
TRÍCH YẾU .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH ............................................................. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
NHẬP ĐỀ ................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ............................................................................................................... 2
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MDB .......................................................... 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MDB .................................................... 2
1.2. Định hƣớng phát triển và lĩnh vực kinh doanh ........................................ 4
1.3. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 5
1.4. Khái quát về MDB – PGD Tri Tôn .......................................................... 6
2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP NHẬN THỨC ................................................... 13
2.1. Tìm hiểu quy trình cho vay ở MDB – PGD Tri Tôn ............................. 13
2.2. Tiếp nhận đăng ký vay vốn của khách hàng .......................................... 14
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang vi
2.3. Tiếp xúc thực tế tại địa bàn .................................................................... 15
2.4. Kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn ................................................ 17
2.5. Công việc khác ....................................................................................... 18
3. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT BẢN THÂN ................................................. 23
3.1. Thuận lợi ................................................................................................ 23
3.2. Khó khăn ................................................................................................ 24
3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm ......................................................................... 24
3.4. Định hƣớng tƣơng lai ............................................................................. 24
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ ix
PHỤ LỤC .................................................................................................................. x
THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN ....................................................................... xi
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
Bảng 1 – Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm PGD Tri Tôn.
Hình 1 – Logo MDB.
Hình 2 – Một góc nhìn của Hội Sở MDB.
Hình 3 – Cơ cấu tổ chức của MDB.
Hình 4 – Sơ đồ tổ chức MDB - PGD Tri Tôn.
Hình 5 – Kết quả hoạt động kinh doanh PGD Tri Tôn (2009 – 2011).
Hình 6 – Quy trình xét duyệt cho vay của phòng giao dịch Tri Tôn
Hình 7 – Hình ảnh minh họa hƣớng dẫn in tài liệu
Hình 8 – Hình ảnh minh họa hƣớng dẫn in tài liệu hai mặt
Hình 9 – Hình ảnh minh họa Scan tài liệu
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CN – Chi nhánh.
2. CBTD – Cán bộ tín dụng.
3. CMND – Chứng minh nhân dân.
4. KH – Khách hàng.
5. MDB – Ngân Hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Phát Triển Mê Kông.
6. NHNN – Ngân hàng nhà nƣớc.
7. NVTD – Nhân viên tín dụng.
8. PGD – Phòng giao dịch.
9. TMCP – Thƣơng mại cổ phần.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang ix
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 1
NHẬP ĐỀ
Báo cáo này thuật lại quá trình thực tập nhận thức của tôi tại phòng kinh
doanh – MDB PGD Tri Tôn tại số 31 Trần Hƣng Đạo, Thị Trấn Tri Tôn, Huyện
Tri Tôn, Tỉnh An Giang từ ngày 07/01/2013 đến ngày 17/03/2013.
Các mục tiêu đặt ra cho bản thân là:
Hội nhập vào môi trƣờng thực tế của ngân hàng, hiểu và nắm đƣợc hoạt
động của phòng kinh doanh trong ngân hàng.
Áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế. Tìm hiểu những kiến còn
thiếu để tiếp tục trao dồi.
Học hỏi và rèn luyện tác phong làm việc. Tạo mối quan hệ tốt với các anh
chị tại đơn vị thực tập, nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 2
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MDB
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MDB
Tiền thân Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát
triển Mê Kông là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
(MXBank), thành lập 12/10/1992, là một ngân hàng
thƣơng mại cổ phần nông thôn hoạt động hiệu quả
và phát triển mạnh với mạng lƣới phủ khắp các
huyện thị trong tỉnh An Giang.
Ngày 16/9/2008: MXBank đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận chuyển
đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện thuận lợi hơn
để ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động trên toàn quốc. Ngân hàng vẫn chủ
yếu tập trung đầu tƣ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế
mạnh của Ngân hàng đƣợc khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An
Giang.
Ngày 13/11/2009: MXBank đƣợc NHNN chấp thuận đổi tên thành Ngân
Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông (MDB).
Với tiềm năng phát triển mới, nâng tầm thƣơng hiệu phù hợp với chiến lƣợc
phát triển, MDB đang mở rộng mạng lƣới hoạt động trên toàn quốc, phát triển
nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh
chuyên đầu tƣ phát triển nền kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn đặc biệt tại khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngày 9/12/2010: MDB tự hào là một trong số ít các ngân hàng tăng vốn
điều lệ thành công lên 3000 tỷ đồng. Hiện nay, ngân hàng đang có đối tác chiến
lƣợc là tập đoàn đầu tƣ tài chính Fullerton Financial Holding Pte.Ltd với 100%
vốn của Temasek Holdings Pte.Ltd (một tập đoàn tài chính vững mạnh của chính
phủ Singapore).
Hình 1- Logo MDB
(Nguồn: www.mdb.com.vn)
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 3
Ngày 27/04/2011: MDB chính thức khai trƣơng và đƣa chi nhánh Hà Nội đi
vào hoạt động. Đây là chi nhánh đầu tiên của ngân hàng MDB tại khu vực phía
Bắc, làm tiền đề để phát triển mạng lƣới của ngân hàng trên toàn quốc.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
MÊ KÔNG
Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
Tên viết tắt: MDB
Vốn điều lệ: 3.750 tỉ đồng
Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng
Hội sở chính: Số 248 Trần Hƣng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang,
Việt Nam.
Điện thoại: (076) 3841706
Fax: (076) 3841006
Email: mdb@.mdb.com.vn
Website: www.mdb.com.vn
Hình 2- Một góc nhìn của Hội Sở MDB
(Nguồn: www.mdb.com.vn)
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 4
1.2. Định hƣớng phát triển và lĩnh vực kinh doanh
Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân
hàng tại Việt Nam.
Đối với khách hàng: Luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và gia tăng giá trị
mang lại cho khách hàng.
Đối với Cổ đông: Luôn mang lại giá trị hiệu quả cao cho Quý nhà đầu tƣ
lâu dài và bền vững.
Đối với nhân viên: Luôn là môi trƣờng để phát triển sự nghiệp và gắn bó
lâu dài cùng đại gia đình MDB.
Đối với cộng đồng: Luôn cùng chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác
xã hội.
Lĩnh vực kinh doanh
- Huy động vốn.
- Cấp tín dụng dƣới hình thức cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu,
tái chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác và các
hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.
- Các dịch vụ ngân hàng:
+ Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngoại hối.
+ Dịch vụ thanh toán, hỗ trợ thanh toán.
+ Dịch vụ ngân quỹ.
+ Các dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Dịch vụ thẻ.
- Internet Banking.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 5
1.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 3- Cơ cấu tổ chức của MDB (Nguồn: www.mdb.com.vn)
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 6
1.4. Khái quát về MDB – PGD Tri Tôn
MDB – PGD Tri Tôn đƣợc thành lập tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang vào
27/04/2006. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, MBD – PGD Tri Tôn đã nhận đƣợc
sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo MDB và chính quyền, cùng với sự tín nhiệm
của ngƣời dân địa phƣơng.
Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc, MDB – PGD Tri Tôn cũng gặp không ít
khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác có chi
nhánh tại địa phƣơng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, MDB – PGD Tri Tôn đã
triển khai nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ trên cả 2 mặt: hoạt động huy động vốn
và hoạt động tín dụng.
Với thế mạnh chuyên đầu tƣ phát triển kinh tế nông nghiệp, MDB – PGD
Tri Tôn đã góp phần làm tăng lợi nhuận cho MDB, ổn định cuộc sống ngƣời dân ở
khu vực nông thôn.
MDB – PGD Tri Tôn
Địa chỉ: 31 Trần Hƣng Đạo, Thị Trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
Điện thoại: (076) 3772508
Fax: (076) 3772509
1.4.1. Lĩnh vực hoạt động
MDB – PGD Tri Tôn thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Huy động vốn của các tổ chức, cá nhân để cho vay (cho vay ngắn hạn, trung
hạn) bằng đồng Việt Nam.
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân.
- Cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ, tiếp thị phát triển
khách hàng và chăm sóc khách hàng.
- Bảo lãnh các khoản vay trên địa bàn.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 7
1.4.2. Cơ cấu hoạt động tại PGD Tri Tôn
1.4.3. Chức năng phòng ban
Trƣởng phòng giao dịch: chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động
kinh doanh của phòng giao dịch. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đƣợc cấp
trên giao, hƣớng dẫn triển khai hoạt động cho cấp dƣới. Là ngƣời đại diện PGD
ký hợp đồng với khách hàng theo sự ủy quyền của Giám đốc Chi Nhánh. Có
nhiệm vụ thúc đẩy, đề ra phƣơng hƣớng hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của PGD.
Phó phòng giao dịch: hỗ trợ trƣởng phòng điều hành, quản lý PGD. Triển khai,
phân công, công tác cho nhân viên dƣới sự chỉ đạo của trƣởng phòng. Phó
phòng còn có nhiệm vụ ký thay trƣởng phòng và chịu trách nhiệm về các
nghiệp vụ đƣợc giao trƣớc trƣởng phòng.
Bộ phận tín dụng
- Thẩm định, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất, công thƣơng nghiệp và tiêu
dùng.
- Thu hồi vốn và lãi cho vay.
Hình 4- Sơ đồ tổ chức MDB - PGD Tri Tôn (Nguồn: Tư liệu PGD Tri
Tôn)
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 8
- Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng.
- Hƣớng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn.
- Một số nghiệp vụ liên quan khác.
Bộ phận tác nghiệp:
- Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, lập các thủ tục nhận và chi
trả tiền gửi tiết kiệm. Thu chi tiền mặt, bảo quản hồ sơ, lƣu hồ sơ theo quy
định.
- Làm thủ tục giải ngân theo quyết định của trƣởng phòng hay ngƣời ủy
quyền.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán; theo dõi, phản ánh tình hình hoạt
động kinh doanh, tài chính; quản lý các loại vốn, tài sản; báo cáo các hoạt
động kinh tế tài chính. Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ
quá hạn, thu lãi…
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nƣớc và nƣớc
ngoài.
Quỹ tiết kiệm Ba Chúc: là nơi giao dịch nhận tiền gửi tiết kiệm, rút tiền,
chuyển khoản, giấy tờ hoặc chứng từ có giá.
1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Tri Tôn trong 3 năm
(2009, 2010, 2011)
Sau 5 năm đi vào hoạt động, MDB – PGD Tri Tôn đã có những đóng góp
tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế tại địa phƣơng. Điển hình nhƣ việc cung
cấp nguồn vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân làm cho nền
kinh tế trên địa bàn Tri Tôn và các vùng phụ cận thông qua các gói sản phẩm,
dịch vụ tín dụng đƣợc triển khai trên toàn hệ thống MDB. Và nơi đây cũng mang
lại sự thuận lợi cho việc phát triển của MDB do nhu cầu sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ của MDB trên địa bàn ngày càng cao. Điều này đƣợc thể hiện qua kết quả
hoạt động kinh doanh của MDB – PGD Tri Tôn trong 3 năm gần đây.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 9
Bảng 1- Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm PGD Tri Tôn
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của phòng giao dịch Tri Tôn 2009-2011)
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
1.Doanh Thu 18.253 23.796 29.597 5.543 30,4 5.801 24,4
Thu từ HĐTD 17.994 23.431 28.944 5.437 30,2 5.513 23,5
Thu từ HĐDV 259 365 653 106 40,9 288 78,9
2. Chi Phí 2.898 3.790 5.964 892 30,8 2.174 57,34
Chi phí HĐTD 2.731 3.567 5.652 836 30,6 2.085 58,5
Chi phí HĐDV 167 223 312 56 33,5 89 39,9
3. Lợi nhuận 15.355 20.006 23.633 4.651 30,3 3.627 18,1
Những năm qua hoạt động kinh doanh của MDB - PGD Tri Tôn đạt đƣợc
những kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào định hƣớng phát triển chung của
huyện, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 10
Hình 5- Kết quả hoạt động kinh doanh PGD Tri Tôn (2009 – 2011)
Từ biểu đồ trên cho thấy tình hình hoạt động của ngân hàng có chiều hƣớng
gia tăng, cụ thể nhƣ sau:
Năm 2009 doanh thu đạt 18.253 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 23.796 triệu
đồng, tăng 5.543 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng khoảng 30,4%. Năm 2011
tốc độc tăng trƣởng so với 2010 là 24,4% tƣơng đƣơng 5.801 triệu đồng,
Nhìn chung doanh thu của PGD Tri Tôn đều tăng trƣởng qua các năm. Tuy
nhiên, mức tăng trƣởng doanh thu giữa năm 2010 và năm 2011 giảm từ
30,4% xuống 24,4%, đây là mức giảm đáng kể.
Tổng quan cho thấy, chi phí có chiều hƣớng gia tăng, mức chi phí hoạt
động của PGD Tri Tôn trong năm 2009 là 2.898 triệu đồng. Năm 2010 là
3.790 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 30,8%. Chi phí tăng cao vào năm
2011, so với 2010 là tăng 57,34%.
Cũng nhƣ thu nhập và chi phí, lợi nhuận luôn tăng trƣởng qua các năm.
Năm 2009, lợi nhuận là 15.355 triệu đồng, đến năm 2010 là 20.006 triệu
đồng, tăng 4.651 triệu đồng, tƣơng đƣơng 30,3% so với năm 2009. Nhƣng
Tr
iệ
u
đ
ồ
n
g
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 11
sang năm 2011 lợi nhuận đạt 23.633 triệu đồng, so với năm 2010 có tăng
nhƣng tăng không đáng kể với mức tăng là 18,1%.
Trong 3 năm 2009 – 2011, xét về số tuyệt đối thì các chỉ tiêu có tăng nhƣng
về tƣơng đối (%) thì các chỉ tiêu đang giảm rất mạnh. Điều này cho thấy tỷ
trọng tăng trƣởng của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận đang giảm.
Do đó, PGD Tri Tôn cần chú ý để có những biện pháp khắc phục kịp thời
những tình huống xấu có thể xảy ra.
1.4.5. Những sản phẩm tín dụng hiện tại
MDB cung cấp tín dụng cho các khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp
nhằm phục vụ cho các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống:
Khách hàng cá nhân:
- Cho vay sản xuất, kinh doanh và dịch vụ: MDB đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn
lƣu động, giải quyết tình trạng thiếu vốn khi đầu tƣ, mở rộng sản xuất, kinh
doanh; cung cấp những giải pháp hoàn chỉnh dành cho công việc kinh doanh
của khách hàng.
- Cho vay trả góp tiêu dùng: đáp ứng nhu cầu về vốn cho sinh hoạt tiêu dùng nhƣ
mua xe, thanh toán học phí, du lịch.....
- Cho vay nông nghiệp: hỗ trợ nhanh nguồn vốn lƣu động cho khách hàng để
thanh toán chi phí nhân công, mua nguyên vật liệu … nhằm phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
- Cho vay mua xe trả góp: khách hàng có cơ hội sở hữu chiếc xe mơ ƣớc với sản
phẩm cho vay tín chấp IMOTOR. IMOTOR là thƣơng hiệu sản phẩm cho vay
trả góp dành cho xe cơ giới. Fullerton Financial Holdings với 100% vốn đầu tƣ
của tập đoàn tài chính Temasek Holdings Pte.Ltd – một tập đoàn tài chính
vững mạnh của Chính phủ Singapore , đã rất thành công mô hình sản phẩm này
tại các nƣớc Đông Nam Á. Và nay, MDB đang tiếp bƣớc phát huy lợi thế này
tại thị trƣờng Việt Nam.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 12
Khách hàng doanh nghiệp:
- Vay ngắn hạn: tài trợ chuỗi cung ứng, giúp nhà cung cấp và nhà phân phối
thanh toán các chi phí mua hàng, bán hàng. Tài trợ vốn lƣu động ngắn hạn cho
các mục đích nhƣ: mua nguyên vật liệu thô, hàng hóa để bán trong nƣớc và
xuất khẩu, trả các chi phí hoạt động gián tiếp và trực tiếp…
- Vay trung và dài hạn: doanh nghiệp có thể vay vốn với một thời hạn nhất định
phù hợp phƣơng án mở rộng kinh doanh, dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, dịch
vụ và các dự án đầu tƣ bao gồm mua sắm máy móc, các loại xe thƣơng mại,
trang thiết bị văn phòng, xây dựng hoặc tu sửa lại cơ sở kinh doanh.
Song song với việc cho vay có tài sản đảm bảo, MDB – PGD Tri Tôn còn
cho vay không có tải sản đảm bảo, hỗ trợ tiêu dùng cá nhân đối với cán bộ - công
nhân viên dƣới hình thức trả góp.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 13
2. CÔNG VIỆC THỰC TẬP NHẬN THỨC
2.1. Tìm hiểu quy trình cho vay ở MDB – PGD Tri Tôn
Hình 6- Quy trình xét duyệt cho vay của phòng giao dịch Tri Tôn
(1) Khách hàng đăng ký vay vốn: Khách hàng có nhu cầu vay vốn phải làm thủ tục
đăng ký vay vốn, đăng ký vay vốn có thể thực hiện ngay tại phòng giao dịch của
ngân hàng hoặc đăng ký trực tiếp với cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.
(2)(3) Thẩm định: Sau khi nhận đƣợc phiếu đăng kí vay vốn hoặc có nhu cầu vay
vốn của khách hàng, CBTD phụ trách địa bàn trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và đi đến
nhà khách hàng tiến hành thẩm định. Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay
vốn, CBTD hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Trƣờng hợp KH không đủ
điều kiện vay vốn thì không xử lý hồ sơ.
(4) Lập tờ trình thẩm định: Sau khi hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn,
CBTD phụ trách địa bàn lập tờ thẩm định ghi rõ những đề xuất của mình về khách
hàng vay, tiếp theo trình lên Trƣởng Phòng.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5) (6)
(7)
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 14
(5) Trình hồ sơ vay: sau khi tiếp nhận tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng phụ
trách địa bàn, Trƣởng phòng căn cứ vào tính khả thi của phƣơng án kinh doanh, số
tiền cho vay, thời hạn hoàn trả của khách hàng đề xuất trình lên các cấp Hội Đồng
Phê Duyệt hồ sơ vay theo đúng quy định để ra quyết định ký duyệt, hay không xét
duyệt.
(6) Bộ phận tác nghiệp: sau khi nhận đƣợc các hồ sơ đã đƣợc phê duyệt cho vay,
NVTD thông báo đến khách hàng để thống nhất điều kiện tín dụng, bộ phận tác
nghiệp lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay liên lạc hƣớng dẫn
khách hàng tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân.
(7) Giải ngân: bộ phận giải ngân căn cứ vào chứng từ giải ngân, kiểm tra thủ tục
hợp lệ sau đó bộ phận giải ngân tiến hành thực hiện lệnh chuyển tiền cho khách
hàng theo Giấy lĩnh tiền mặt hoặc Ủy nhiệm chi đính kèm. Việc thực hiện chi tiền
mặt đƣợc thực hiện theo quy định.
2.2. Tiếp nhận đăng ký vay vốn của khách hàng
Kinh nghiệm:
Điều quan trọng khi nói chuyện với khách hàng chính là chuẩn bị một tâm lí,
tƣ thế sẵn sàng và biết cách phân loại khách hàng qua bề ngoài. Khi ở tƣ thế
sẵn sàng tôi sẽ tạo đƣợc thế chủ động, giúp tôi tự tin khi giao tiếp với khách
hàng. Bên cạnh đó, việc phân loại khách hàng giúp tôi có thể xác định khối
lƣợng thông tin cũng nhƣ cách nói chuyện phù hợp.
Khi giao tiếp, cần nhìn thẳng vào khách hàng, nói rõ ràng, rành mạch và
giọng nói đủ lớn để khách hàng có thể nghe những thông tin cần cung cấp.
Mặt khác, việc phân loại khách hàng đƣợc thực hiện chủ yếu từ việc quan sát
ngoại hình bên ngoài nhƣ: quần áo, tuổi tác, tác phong… Với những ngƣời
lớn tuổi nên dụng cách nói từ tốn, lễ phép, cặn kẽ và dễ hiểu. Ngƣợc lại, với
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 15
những ngƣời trẻ nên giao tiếp một cách năng động và gần gũi, thông tin cung
cấp không cần quá cặn kẽ và mang tính gợi mở.
Nếu gặp phải trƣờng hợp thông tin khách hàng cần có không nằm trong phạm
vi hiểu biết bản thân, vẫn dựa vào hai điều trên để giải quyết. Đầu tiên cần
vẫn giữ phong thái tự tin, chuyên nghiệp. Điều quan trọng là không bao giờ
nhận rằng mình không biết điều đó – nó sẽ gây ấn tƣợng không tốt cho khách
hàng. Thay vào đó cần phải đánh mạnh vào tâm lí khách hàng, đó là muốn
giải quyết vấn đề và nhận đƣợc thông tin đúng đắn. Từ đó, có thể nói với họ
rằng mình biết về điều đó, nhƣng các anh chị khác am hiểu và nắm vững hơn,
họ sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn cho khách hàng.
Đôi khi phải tự giải quyết vấn đề khi tất cả các anh chị không có mặt. Lúc đó,
nên nói khách hàng chờ đợi và gọi điện thoại cho anh chị cán bộ tín dụng để
nhận đƣợc sự giúp đỡ nhanh nhất. Đừng quên thông báo với KH về thời gian
phải đợi. Nếu đƣợc, nên đƣa cho khách hàng những tờ rơi về sản phẩm tín
dụng của ngân hàng để họ quên đi thời gian chờ đợi.
2.3. Tiếp xúc thực tế tại địa bàn
Sau khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ do khách hàng cung cấp: hộ khẩu,
CMND, giấy đề nghị vay vốn… sẽ tiến hành xử lý thẩm định những thông tin đó.
Đây là bƣớc rất quan trọng trong quy trình cho vay, các khoản vay có đƣợc hoàn
trả hay không phụ thuộc chủ yếu vào các bƣớc này. Ngoài việc sử dụng hồ sơ do
khách hàng cung cấp thì các anh chị CBTD còn phải trực tiếp gặp khách hàng, kết
hợp xuống địa điểm hoạt động của khách hàng cụ thể nhƣ: ngành nghề, tình hình
kinh doanh và khai thác thêm những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định.
Tôi đã có dịp đƣợc đi tiếp xúc thực tế với khách hàng tại địa bàn cùng các
anh chị CBTD trong những lần đi thẩm định. Khi tiếp xúc với khách hàng, tôi
lắng nghe thật kỹ và ghi chú lại những câu hỏi của anh chị CBTD dành cho khách
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 16
hàng để rút kinh nghiệm cho bản thân sau này nếu có thực hiện công tác thẩm định
sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Kinh nghiệm
Đôi khi các thông tin khách hàng cung cấp là không chính xác, vì thế nếu
nghi ngờ thì nên hỏi khách hàng nhiều vấn đề để họ phân tâm sau đó hỏi lại vấn đề
đang đặt nghi vấn. Nếu câu trả lời khác nhau thì có thể đƣa ra đánh giá về khách
hàng này. Ngoài ra, khi đến cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu chỉ nhìn bề nổi có thể
thẩm định sai. Vì đôi khi tài sản ở doanh nghiệp không thuộc sở hữu của họ. Do
đó, đòi hỏi CBTD phải hiểu biết thật sâu rộng để nhìn nhận vấn đề một cách chính
xác.
Bên cạnh đó thái độ của ngƣời thẩm định cũng rất quan trọng. Khi đi thẩm
định là cần làm rõ mọi vấn đề, vì thế cần hỏi nhiều để lấy thông tin. Có thể khi bị
hỏi nhiều khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu vì cảm giác giống nhƣ đang bị điều tra,
thẩm vấn. Do đó, cần có thái độ chân tình, cởi mở tạo không khí hòa đồng giữa hai
bên.
Sau khi thẩm định, nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn sẽ tiến
hành nhập thông tin khách hàng để lập hồ sơ vay vốn.
Nhập thông tin khách hàng
- Cách thực hiện
Đăng nhập vào phần mềm đã có sẵn trên hệ thống máy tính của ngân hàng,
nhập password đăng nhập vào hệ thống. Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ
hiển thị màn hình nhập thông tin khách hàng. Nhập theo từng mục gồm những
thông tin chung: họ tên khách hàng, số CMND, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp,
ngành nghề kinh doanh, loại hình hoạt động. Sau đó bấm lƣu và tạo mới.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 17
- Nhận xét
Lần đầu tiên tiếp xúc và sử dụng chƣơng trình quản lý khách hàng tôi gặp
phải nhiều lúng túng, do chƣa biết cách sử dụng. Sau khi đƣợc các anh chị hƣớng
dẫn, tôi có thể hiểu đƣợc cách sử dụng. Qua vài lần thực hiện việc, tôi đã thao tác
thành thạo hơn. Đây là phần mềm rất hữu ích trong việc quản lý thông tin khách
hàng, có thể truy cập qua lại các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng ở quá
khứ, giúp ngân hàng quản lý đƣợc thông tin khách hàng một cách dễ dàng và hợp
logic.
- Kinh nghiệm
Việc nhập thông tin khách hàng vào hệ thống rất quan trọng, tôi thực hiện
cẩn thận và kiểm tra lại nhiều lần để đảm báo thông tin không bị sai, đặc biệt là họ
tên khách hàng và số CMND. Vì quản lý thông tin khách hàng dựa trên số CMND
là chủ yếu nên không thể xảy ra sai sót. Sau mỗi lần nhập thông tin một khách
hàng, tôi rà soát lại độ chính xác của tất cả thông tin rồi chuyển sang nhập thông
tin khách hàng tiếp theo.
2.4. Kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bƣớc công việc
sau khi cho vay, hoặc trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện
pháp thích hợp nếu ngƣời vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn cam kết.
Việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của
khách hàng nhằm cảnh báo và xử lý các tình huống rủi ro, nhắc nhở khách hàng
thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay đƣợc tiến hành định kỳ, hoặc đột xuất
với mọi khoản vay. Theo quy định MDB, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra
các khoản vay:
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 18
Trong thời hạn 15 ngày đối với khoản vay ngắn hạn; 30 ngày đối với
khoản vay trung dài hạn kể từ ngày giải ngân.
Kiểm tra định kỳ 3 tháng một lần hoặc định kỳ khác đối với khoản vay
hạn mức và cho vay trung dài hạn.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ, cán bộ tín dụng có thể tiến hành kiểm tra
đột xuất nếu phát hiện khoản vay hoặc khách hàng có dấu hiệu bất
thƣờng.
Trong quá trình kiểm tra sẽ lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn bao gồm
những nội dung nhƣ: thời gian kiểm tra, địa điểm, thông tin khách hàng và những
ngƣời tham gia. Biên bản này phải nêu lên đƣợc kết quả kiểm tra, tình hình tài
chính của khách hàng, đề xuất của cán bộ tín dụng và đánh giá tình hình sản xuất
kinh doanh. Cán bộ kiểm tra và khách hàng sẽ cùng ký vào biên bản để xác nhận
thông tin trong biên bản kiểm tra là đúng sự thật.
Kinh nghiệm:
Sau khi đƣợc đi kiểm tra nhiều lần tôi nhận thấy cán bộ kiểm tra cần biết
cách quan sát và giao tiếp tốt. Vì việc kiểm tra đột xuất sẽ khiến khách hàng cảm
thấy nhƣ đang bị nghi ngờ, không tin tƣởng. CBTD phải khôn khéo và linh hoạt
trong xử lý tình huống. Khách hàng cho vay chủ yếu là nông dân nên khi nói
chuyện phải vui vẻ, dùng ngôn từ gần gũi, dễ hiểu; hỏi thăm tình hình sản xuất,
kinh doanh của khách hàng…. Buổi kiểm tra nhƣ một buổi trò chuyện thăm hỏi tạo
cho khách hàng có thiện cảm về cách làm việc của MDB.
2.5. Công việc khác
2.5.1. Đối chiếu chứng từ
Với sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo, hàng tháng MDB sẽ gửi
chứng từ cho Kho bạc thu hộ; đến cuối tháng Kho bạc sẽ trả lại chứng từ. Trong
quá trình thực tập tôi giao nhiệm vụ đối chiếu những chứng từ này.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 19
- Nhận xét
+ Công việc chỉ đơn giản là dò tìm và đối chiếu, tuy nhiên, số lƣợng
chứng từ lên đến hơn 70 đơn vị nên tôi cần tập trung và kiên nhẫn để
hoàn thành đƣợc nhiệm vụ này.
+ Có nhiều cách để thực hiện việc này, tuy nhiên cần chọn cách nhanh và
dễ nhất để thực hiện.
+ Việc đối chiếu chứng từ giúp tôi tăng khả năng quan sát nhanh và kiểm
tra đối chiếu chính xác các thông tin.
- Kinh nghiệm
Trên báo cáo nợ góp và uỷ nhiệm thu hoặc giấy nộp tiền có số thứ tự, nên
sắp xếp các chứng từ này theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần) của số thứ tự để có
thể nhanh chóng tìm kiếm đơn vị mong muốn, tránh việc tìm kiếm ngẫu hứng và
mất thời gian. Khi sắp xếp chứng từ nên chia nhỏ theo nhóm của số thứ tự.
2.5.2. Những công việc văn phòng
2.5.2.1. In và photo tài liệu
Trong quá trình thực tập có một số tài liệu nhƣ: giấy đề nghị vay vốn, hợp
đồng tín dụng, biên bản kiểm tra sử dụng vốn.... phải in ra hằng ngày. Vì vậy, tôi
thƣờng xuyên giúp các anh, chị in những tài liệu này.
- Cách thực hiện
In một mặt: Mở văn bản cần in => Vào File trên thanh Menu => Chọn Print
Preview để xem một trang hoản chỉnh khi đƣợc in ra => Chọn Print, một hộp thoại
hiện lên.
Trong mục Print range:
All: In toàn bộ dữ liệu.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 20
Page: Tự chọn trang cần in. Từ trang… đến trang…
Trong mục Copies: Chọn số trang cần in.
Bấm OK để hoàn tất.
Hình 7- Hình ảnh minh họa hƣớng dẫn in tài liệu.
In hai mặt: thực hiện giống nhƣ in một mặt đến khi hộp thoại nhƣ hình 8
hiện lên. Chọn Properties, sẽ có một hộp thoại hiện lên (xem hình bên dƣới)
Hình 8- Hình ảnh minh họa hƣớng dẫn in tài liệu hai mặt
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 21
Chọn mục Page Setup => Nhấp chuột vào biểu tƣợng số 2 (xem hình 7) =>
Bấm OK. Tiếp theo sẽ trở lại hộp thoại ban đầu, tiến hành nhƣ in một mặt.
Yêu cầu: In hai mặt để tiết kiệm chi phí. Trang giấy phải sạch sẽ, không bị
nhăn, chữ in rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung.
Bên cạnh in tài liệu thì tôi còn photo tài liệu cho các anh chị. Chứng từ, hợp
đồng, các mẫu đơn… là những tài liệu tôi thƣờng photo nhất. Công việc photo
cũng rất đơn giản và dễ làm, chỉ cần để tài liệu cần photo vào máy, úp mặt cần
photo xuống mặt kính và đóng máy lại. Cứ thế tiếp tục cho những trang tiếp theo.
- Nhận xét
Trƣớc đây, tôi chỉ biết sử dụng máy in in một mặt. Khi đƣợc giao in tài liệu,
hầu hết tôi đều in một mặt, nếu có yêu cầu in hai mặt thì tôi sử dụng biện pháp thủ
công là sau khi in đƣợc một mặt; tôi lấy tờ giấy ra, lật ngƣợc lại và quay mặt giấy
đã in vào trong, mặt giấy trắng hƣớng về phía mình và tiếp tục các thao tác in bình
thƣờng. Nhƣng máy in ở ngân hàng là máy in có thể in hai mặt, nhờ chị hƣớng dẫn
tôi đã biết cách chỉnh chế độ in hai mặt.
- Kinh nghiệm
Cách in hai mặt giúp tiết kiệm đƣợc một phần chi phí cho ngân hàng. Trong
thời kỳ vật giá đều đều tăng giá nhƣ hiện nay thì việc tiết kiệm là vô cùng cần
thiết. Bên cạnh đó sử dụng chế độ in hai mặt tự động sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều
thời gian và giảm thiểu sai sót so với cách in thủ công.
Khi in nên chú ý xem máy in còn giấy không, bổ sung mực in kịp lúc, phải
kiểm tra kỹ giấy trƣớc khi để vào máy in và để giấy ngay ngắn tránh tình trạng kẹt
giấy làm hỏng máy in.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 22
2.5.2.2. Scan tài liệu
- Cách thực hiện
Bƣớc 1: Để tài liệu cần scan vào
máy scan.
Bƣớc 2: Nhấp vào biểu tƣợng
chƣơng trình trên màn hình desktop.
Bƣớc 3: Chọn định dạng cần lƣu.
Bƣớc 4: Chọn khổ giấy, chế độ
scan, chất lƣợng hình ảnh, tên tập
tin và nơi lƣu tập tin.
Bƣớc 5: Chọn START, sau đó chờ
máy scan và cuối cùng chọn
FINISH.
- Nhận xét
Lần đầu đƣợc giao nhiệm vụ scan hồ sơ của khách hàng tôi đã rất lo lắng vì
trƣớc giờ tôi chƣa từng tiếp xúc với máy scan. Tuy nhiên việc scan tài liệu cũng
khá là đơn giản. Đƣợc sự hƣớng dẫn của anh chị, tôi đã biết cách scan tài liệu và
cảm thấy công việc này cũng thú vị.
- Kinh nghiệm
Khi scan tài liệu cần chú ý chỉnh chế độ scan và chất lƣợng hình ảnh phù
hợp. Thông thƣờng là chọn định dạng PDF hoặc hình ảnh để chèn vào file word.
Nên xem qua tài liệu trƣớc khi scan.
Đối với tài liệu có chất lƣợng kém, nhòe hay mờ thì nên chọn chất lƣợng
hình ảnh cao nhất để khi scan ra đảm bảo chất lƣợng hơn. Tùy theo tài liệu màu
hay trắng đen mà chọn chế độ scan thích hợp.
Hình 9- Hình ảnh minh họa Scan tài liệu
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 23
Đối với tài liệu hai mặt thì sau khi scan mặt một ở chiều nào thì lật mặt hai
theo đúng chiều ấy; tránh trƣờng hợp scan hai mặt trái chiều nhau.
Lƣu file scan ở nơi dễ tìm và đặt tên file thích hợp để sau khi scan có thể
nhanh chóng kiểm tra kết quả scan, chất lƣợng file. Trong trƣờng hợp này nên lƣu
ở desktop.
3. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT BẢN THÂN
Đây là lần đầu tiên tôi đi thực tập vì thế không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ
và vụng về trong những ngày đầu làm quen. Sau quá trình thực tập, đƣợc tìm hiểu
và cọ xát với công việc thực tế tại ngân hàng, tôi đã nhận ra những thuận lợi và
khó khăn, ƣu điểm và nhƣợc điểm của bản thân để tôi có thể phát huy và cải thiện
tốt hơn cho bản thân, chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho tƣơng lai.
3.1. Thuận lợi
Tôi đƣợc thực tập trong một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, mang lại
cho tôi tác phong công nghiệp trong công việc, rèn luyện khả năng tập trung cao
độ và say mê với nhiệm vụ của mình.
Cơ sở vật chất, văn phòng đạt tiêu chuẩn tốt, tạo không gian thoải mái để
cống hiến cho công việc. Các anh chị trong ngân hàng rất thân thiện, vui vẻ; nhiệt
tình hƣớng dẫn tôi trong công việc; không khí làm việc nghiêm túc nhƣng cũng rất
ấm áp vì mọi ngƣời quan tâm giúp đỡ nhau.
Thực tập tại MDB giúp tôi tiếp xúc với ngƣời thật việc thật, mang đến cho
tôi nhiều kinh nghiệm bổ ích và có cái nhìn chính xác hơn về ngành học cũng nhƣ
công việc của mình trong tƣơng lai.
Tôi đƣợc các anh chị nhiệt tình giúp đỡ tìm kiếm tài liệu nội bộ và hƣớng
dẫn trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này. Và đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 24
từ chị Kim Huệ - ngƣời hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập đã giúp tôi hiểu
biết thêm nhiều kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng và giúp tôi làm quen với các
công việc ở ngân hàng.
3.2. Khó khăn
Thời gian thực tập không đủ để tôi có thể thực tập tại hết các công việc của
phòng kinh doanh cũng nhƣ hiểu hết các nghiệp vụ ở ngân hàng.
Kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp gây không ít khó khăn trong quá trình
thực tập và đòi hỏi anh chị phải hƣớng dẫn tôi rất nhiều.
3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm
Thông qua kì thực tập nhận thức này, tôi đã có cơ hội nhìn nhận lại bản thân
mình một cách rõ ràng, thấy đƣợc ƣu và nhƣợc điểm của bản thân để phát huy,
trau dồi và hoàn thiện. Tôi cảm thấy dễ hòa nhập với môi trƣờng làm việc của
ngân hàng và hoàn thành các công việc tốt khi đƣợc các anh chị hƣớng dẫn. Tôi
biết lắng nghe và tiếp thu các hƣớng dẫn cũng nhƣ chia sẻ kinh nghiệm của các
anh chị. Khi có thắc mắc tôi thẳng thắn hỏi để nâng cao hiểu biết của bản thân chứ
không che giấu.
Tuy nhiên, tôi cũng còn nhiều mặt yếu cần khắc phục và học hỏi nhiều hơn.
Kỹ năng giao tiếp còn chƣa tốt, đôi khi cón lúng túng khi nói chuyện với khách
hàng. Tôi hay làm việc một cách vội vàng, chƣa cẩn thận và tỉ mỉ trong một số
việc vì thế bản thân tôi nên tập trung và thận trọng hơn khi làm việc.
3.4. Định hƣớng tƣơng lai
Tuy với khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi – chỉ gần 2 tháng nhƣng tôi đã
học hỏi và tích lũy đƣợc rất nhiều kinh nghiệm. Tôi sẽ ghi nhớ những bài học, kinh
nghiệm mà các anh chị đã chia sẻ; những bài học từ những cuộc kiểm tra, tiếp xúc
thực tế với khách hàng. Đó là những bài học quý báu cho tôi trong tƣơng lại.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 25
Với những ƣu và nhƣợc điểm vừa kể trên, trong tƣơng lai tôi sẽ lập kế
hoạch để hoàn thiện bản thân mình hơn. Đặc biệt khi yêu cầu tuyển dụng đối với
nhân viên ngân hàng ngày càng cao và phải cạnh tranh với rất nhiều bạn khác.
Kĩ năng mềm
Tôi nhận thấy kỹ năng giao tiếp của mình chƣa tốt do đó trong thời gian sắp
tới tôi sẽ học thêm những lớp dạy kỹ năng giao tiếp, để bản thân tự tin hơn trong
giao tiếp. Bên cạnh đó tôi cũng sẽ đọc thêm sách dạy về cách xử lý tình huống và
làm việc nhóm. Tận dụng những môn học có làm đề án hoặc thuyết trình để áp
dụng những điều sách dạy vào thực tế. Mở rộng mối quan hệ với mọi ngƣời, đây là
một việc rất cần thiết và giúp ích cho tƣơng lai.
Nâng cao hiểu biết chuyên môn
Vào học kì sau tôi sẽ học những môn chuyên ngành ngân hàng nên bản thân
cần tập trung cao độ và đầu tƣ nhiều vào nó. Tôi sẽ tự lập ra một thời khoá biểu
thời gian học tập, nghỉ ngơi thích hợp và khoa học để thực hiện hằng ngày. Từ việc
sử dụng thời gian hợp lý, cách ghi chép, cách ôn bài, luyện trí nhớ theo bản đồ tƣ
duy, sử dụng email và truy tìm thông tin trên mạng hiệu quả. Ngoài ra tôi sẽ sắp
xếp thời gian để đăng ký học những khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ ngân
hàng. Hằng ngày sẽ vào những trang web về tài chính ngân hàng để đọc tin tức, bắt
kịp với xu hƣớng thời đại.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang 26
KẾT LUẬN
Qua gần hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông, tôi đã
hoàn thành tƣơng đối tốt những công việc đƣợc giao. Tuy do lần đầu làm việc, vẫn
còn những bỡ ngỡ, khó khăn, và nhiều điều thực tế khác xa so với sách vở…
nhƣng nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, chăm chỉ học hỏi, làm việc và sự giúp đỡ
của các anh chị, đã giúp tôi gần nhƣ hoàn thành đƣợc những mục tiêu ban đầu tôi
đã đề ra:
Hội nhập vào môi trƣờng thực tế của ngân hàng, hiểu và nắm đƣợc hoạt
động của phòng kinh doanh trong ngân hàng – đạt 90%.
Áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế. Tìm hiểu những kiến còn
thiếu để tiếp tục trao dồi – đạt 90%.
Học hỏi và rèn luyện tác phong làm việc. Tạo mối quan hệ tốt với các anh
chị tại đơn vị thực tập, nâng cao kỹ năng giao tiếp – đạt 95%.
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966 – đạt 100%.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.mdb.com.vn
Tài liệu về cơ cấu ngân hàng, sơ đồ tổ chức ngân hàng trong tƣ liệu thông tin
nội bộ của ngân hàng.
Nguyễn Đăng Đờn, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang x
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN NGÂN HÀNG
Đại Học Hoa Sen 2013
Báo cáo thực tập nhận thức Trang xi
THÔNG TIN LIÊN HỆ SINH VIÊN
Họ tên: Huỳnh Hải Phƣơng
Lớp : KN1011
Ngành: Tài chính – Ngân hàng (chuyên ngành Kinh doanh ngân hàng)
Mã số sinh viên: 104546
Số điện thoại: 0942.111.323
Email : phuong.hh4546@sinhvien.hoasen.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104546_huynh_hai_phuong_5588.pdf