Báo cáo thực tập nhận thức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn

Trong thời gian thực tập vừa qua, tôi đã học tập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn. Tôi đã phần nào hình dung được công việc, ngành nghề của tôi trong tương lai. Qua quá trình quan sát, thực hiện các công việc được giao, tôi đã hiểu rõ cơ cấu tổ chức của một ngân hàng, quan trọng hơn hết, tôi cũng hiểu được tính chất công việc của một cán bộ tín dụng. Một công việc mà tinh thần trách nhiệm phải luôn được đề cao, tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng nghiệp vụ cũng rất cần thiết Với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của tôi trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy rằng tính nhút nhát, thụ động của mình cũng được cải thiện. Và tôi mong rằng kì thực tập nhận thức này sẽ giúp tôi thoát khỏi sự bỡ ngỡ trong kì thực tập tốt nghiệp vào cuối khóa và dễ dàng hòa nhập hơn vào công việc trong tương lai sau khi ra trường

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3416 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập nhận thức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiên bước vào giảng đường đại học, đã tạo điều kiện cho tôi tham gia vào đợt thực tập nhận thức bổ ích này nhằm tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn quý báu, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Đặng Thị Thu Hằng – cô phụ trách thực tập của tôi đã hướng dẫn để hoàn thành bài báo cáo này. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn Ban Giám Đốc và các anh chị làm việc tại Exim Bank – Chi nhánh Sài Gòn đã tiếp nhận tôi vào thực tập. Đặc biệt là các anh chị tại Phòng Tín dụng – Khách hàng doanh nghiệp đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như cuộc sống trong suốt quá trình tôi thực tập tại đây. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng biểu Bảng 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Exim bank Bảng 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Exim bank – chi nhánh Sài Gòn Bảng 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tín dụng Exim bank – chi nhánh Sài Gòn Bảng 4. Tóm tắt quy trình thực hiện hồ sơ tín dụng Hình ảnh Hình 1. Logo thương hiệu của Exim Bank Hình 2. Ngân hàng Exim Bank – chi nhánh Sài Gòn Hình 3. Phòng Tín dụng – Khách hàng Doanh nghiệp tại Exim Bank - chi nhánh Sài gòn Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BO: Back Office – Bộ phận hỗ trợ tín dụng BP: Bộ phận CBCNV: Cán bộ công nhân viên CBTD: Cán bộ tín dụng EIB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam FO: Front Office – Bộ phận quan hệ khách hàng HTK: Hàng tồn kho KDTT: Kinh doanh tiền tệ L/C: Letter of credit – Thư tín dụng NHNN: Ngân hàng nhà nước MO: Middle Office – Bộ phận thẩm định tín dụng PGD: Phòng giao dịch SG: Sài Gòn TMCP: Thương mại cổ phần TTQT: Thanh toán quốc tế TT: Telegraphic transfer – Điện chuyển tiền US: United States USD: Đô la Mỹ VN: Việt Nam VND: Việt Nam Đồng Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | vii MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................ i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP .................................................. ii TRÍCH YẾU ........................................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH .................................................................................. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ vi MỤC LỤC ....................................................................................................................... vii,viii DẪN NHẬP ............................................................................................................................. 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP ...................................................................... 2 1. Giới thiệu chung ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ................................... 2 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 2 1.2 Ý nghĩa thương hiệu ........................................................................................... 3 1.3 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 4 1.4 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam ................................................................................. 4 1.5 Những thành tựu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đạt được từ khi thành lập .................................................................................... 5 2. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu VN - chi nhánh Sài Gòn ................... 11 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ............................................................... 11 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn ............................................................................... 14 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | viii 2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .......................................................... 15 PHẤN II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP ................................................................. 20 1. Giới thiệu bộ phận thực tập ......................................................................................... 20 2. Các công việc .............................................................................................................. 21 2.1 Các công việc đã làm ........................................................................................ 21 a) Tìm hiểu các tài liệu về sản phẩm ngân hàng, chính sách tín dụng của EIB ................................................................................................................... 21 b) Học cách nghe, nói chuyện điện thoại ................................................................ 22 c) In ấn, photocopy ................................................................................................. 22 d) Sắp xếp chứng từ, hồ sơ tín dụng ....................................................................... 23 2.2 Các quy trình để cho ra bộ hồ sơ tín dụng ........................................................ 23 3. Tổng kết các kiến thức thực tế đã tiếp thu được ......................................................... 26 3.1. Kỹ năng làm việc ............................................................................................. 26 3.2. Kiến thức chuyên môn ..................................................................................... 27 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN ............................................................................... 28 1. Nhận xét ....................................................................................................................... 28 2. Thuận lợi và khó khăn ................................................................................................. 28 3. Đánh giá ....................................................................................................................... 29 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 31 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 1 DẪN NHẬP Khi đi vào đợt thực tập nhận thức, tôi đã xác định cho mình các mục tiêu sau:  Mục tiêu 1: Tiếp cận với một môi trường làm việc thực tế tại ngân hàng  Mục tiêu 2: Ứng dụng các kỹ năng mềm đã được học tại trường lớp như kỹ năng giao tiếp, ứng xử và các kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tế  Mục tiêu 3: Làm quen các công việc của một nhân viên ngân hàng và học tập tác phong làm việc của những anh chị nhân viên trong ngân hàng  Mục tiêu 4: Đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình thực tập Với chuyên ngành được học là Tài chính – Ngân hàng, tôi đã được tiếp nhận thực tập tại Phòng tín dụng – Khách hàng doanh nghiệp của Eximbank chi nhánh Sài Gòn Qua đợt thực tập nhận thức này, tôi đã hoàn thành được phần nào các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên do thời gian còn hạn hẹp nên các kiến thức tiếp thu được vẫn còn hạn chế. Tôi cũng đã nhận thức được công việc của một nhân viên Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tại ngân hàng và có được những kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử cũng như tác phong làm việc trong tập thể. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU 1. GIỚI THIỆU CHUNG NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – EXIM BANK: Tên công ty: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Tên viết tắt: EXIM BANK Tên nước ngoài: Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank. Trụ sở chính: Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, Tòa nhà Vincom Center - số 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM 1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 3 hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. 1.2. Ý nghĩa thương hiệu Hình 1: Logo thương hiệu EXIM BANK Nguồn: eximbank.com.vn Màu xanh dương của Logo là màu xanh của biển trời, màu xanh của sự thân thiện, khát vọng thành công và hội nhập Nhìn tổng thể, logo của Eximbank trông giống như một con thuyền đang căng buồm lướt sóng với mong muốn con thuyền Eximbank sẽ mãi vững mạnh và ngày càng phát triển hướng tới việc tiếp cận tầm cao của lĩnh vực ngân hàng tài chính Ngân hàng hiện đại. Logo Eximbank với chữ viết tắt EIB tạo thành một vòng tròn giống như quả địa cầu nêu lên ý nghĩa Eximbank mong muốn trở thành một ngân hàng có quan hệ đại lý rộng khắp với các ngân hàng trên thế giới. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 4 1.3. Cơ cấu tổ chức: Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EXIM BANK Nguồn: Tự vẽ 1.4. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam  Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;  Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư;  Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;  Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá;  Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;  Thanh toán quốc tế; đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá;  Dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, VisaDebit;  Dịch vụ ngân quỹ; Phó Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Giám Đốc Điều Hành Ban Kiểm Soát Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 5  Dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh;  Dịch vụ tư vấn tài chính;  Các dịch vụ ngân hàng khác. 1.5. Những thành tựu cùa Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam đạt được từ khi thành lập:  Trước năm 2005:  Năm 1991 và năm 1992 được Ngân hàng Nhà Nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển cho các đơn vị Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu.  Năm 1993, Vietnam Eximbank được chọn để thực hiện chương trình viện trợ của chính phủ Thụy Sĩ, và bản thân Ngân hàng cũng nhận được một phần viện trợ từ chương trình này.  Năm 1995, Vietnam Eximbank là thành viên Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP) o Được Ngân hàng Nhà Nước chọn là Ngân hàng đầu mối tham gia chương trình hàng đổi hàng với Indonesia theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Thương Mại Việt Nam với Phòng Thương Mại và Công Nghiệp nước cộng hòa Indonesia. o Đã thành lập phòng kinh doanh ngoại hối (dealing room) sử dụng hệ thống giao dịch Reuters. o Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 6 hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới. o Đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member) o Đã tham gia vào hệ thống SWIFT (Tổ chức viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu) từ năm 1995.  Năm 1998 được CHASE MANHATTAN BANK (US) New York tặng giải thưởng “1998 Best Services Quality Award”.  Tháng 11/2003, triển khai hệ thống thanh toán nội hàng trực tuyến toàn hệ thống.  Năm 2005:  Tháng 3/2005, kết nối thành công hai hệ thống thanh toán thẻ nội địa Vietcombank - Eximbank.  Tháng 6/2005, là Ngân hàng duy nhất được chọn làm đại diện cho khối Ngân hàng TMCP vinh dự được Thống đốc NHNN Việt Nam trao tặng bằng khen và phần thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu thầu trái phiếu chính phủ tại NHNN.  Tháng 9/2005, nhận cúp vàng Top ten sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói do Cục sở hữu trí tuệ và Hội sở hữu trí tuệ công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin & tư vấn quản lý QVN cùng báo điện tử Saigon News hợp tác tổ chức. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 7  Tháng 11/2005, Eximbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit.  Năm 2006:  Tháng 01/2006, đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng)  Tháng 01/2006, đã vinh dự nhận giải cúp vàng thương hiệu Việt trong cuộc bình chọn CÚP VÀNG TOPTEN THƯƠNG HIỆU VIỆT (lần thứ 2) do Mạng Thương Hiệu Việt kết hợp cùng Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam hợp tác tổ chức.  Tháng 04/2006, Eximbank đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2005” do độc giả của Thời Báo Kinh tế Việt nam bình chọn. Quy trình đánh giá và lựa chọn được Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.  Năm 2007:  Tháng 1/2007, đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng).  Tháng 4/2007, Eximbank đạt giải thưởng “Thương Hiệu Mạnh Việt Nam 2007” do đọc giả của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn. Qui trình đáng giá và Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 8 lựa chọn được Thời Báo Kinh Tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến Thương Mại tổ chức.  Tháng 5/2007, Eximbank nhận được bằng chứng nhận do Ngân hàng HSBC trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng).  Tháng 5/2007, Eximbank chính thức trở thành thành viên của tổ chức IFC (Công ty tài chính Quốc tế toàn cầu)  Tháng 10/2007, Eximbank được Ban tổ chức Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam trao tặng danh hiệu "Thương Hiệu Vàng”.  Tháng 11/2007, Eximbank đạt giải “Top Trade Servicer” do Báo Thương Mại trao tặng về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hoạt động.  Năm 2008:  Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế.  Tháng 2/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 9  Tháng 4/2008, Eximbank đạt danh hiệu “Thương Hiệu Mạnh 2007” do báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Thương Mại. Trong 4 năm liên tiếp Eximbank đã được người tiêu dùng trên cả nước bình chọn.  Tháng 7/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Banker trao tặng.  Năm 2009:  Tháng 03/2009, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .  Tháng 04/2009, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng "Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.  Tháng 5/2009, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.  Năm 2010:  Tháng 02/2010, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2009 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .  Tháng 03/2010, Eximbank vinh dự nhận giải thưởng Vàng “Thanh toán quốc tế và quản lý tiền mặt” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng.  Tháng 4/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất” do độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 10  Tháng 5/2010, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.  Tháng 6/ 2010, Eximbank đoạt giải thưởng thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2010.  Tháng 7/2010, Eximbank đạt giải thưởng "Báo cáo thường Niên Xuất sắc nhất năm 2010” do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và báo Đầu tư Chứng khoán trao tặng.  Năm 2011:  Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award) năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .  Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm 2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao tặng danh hiệu này cho Eximbank.  Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.  Năm 2012:  Tháng 3/2012 Eximbank đạt Giải Báo cáo thường niên Xuất Sắc 2011 do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trao tặng.  Tháng 4/2012 Giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam” được Thời Báo kinh tế Việt Nam bình chọn liên tiếp trong nhiều năm. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 11  Ngày 19/05/2012 ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank vinh dự được bình chọn trong Top “50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là chương trình khảo sát chuyên sâu và xếp hạng doanh nghiệp thường niên do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức nhằm tìm kiếm 50 doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.  Tháng 7/2012, Eximbank vinh dự được tạp chí The Banker – tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính quốc tế chọn vào Bảng xếp hạng 1000 ngân hàng hàng đầu thế giới.  Tháng 8/2012 Eximbank tiếp tục được tạp chí AsiaMoney – một tạp chí tiếng Anh uy tín tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”. Đây là một động lực lớn để Eximbank tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. 2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÀI GÒN 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (EIB Sài Gòn) EIB Sài Gòn ban đầu tên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tôn Thất Đạm được thành lập theo quyết định số 18/EIB/HĐQT - 03 về việc thành lập chi nhánh cấp II do Hội đồng quản trị EIB kí ngày 08/05/2003. Đến ngày 29/07/2008 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn theo quyết định số 252/2008/EIB – QĐ – HĐQT Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 12 • Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Export Import Commerical Joint –stock Bank – Sai Gon Bank. • Tên viết tắt: Eximbank Sài Gòn • Địa chỉ: 28-30 Huỳnh Thúc Kháng, Q.1, TP.HCM • ĐT: (84-8)39143152 • FAX: (84-8)39143150 • Telex: 812690 EIBVI • Swift: EBVIVNNXTTD • Website: www.Eximbank.com Nhiệm vụ chủ yếu của Eximbank Sài Gòn là mở rộng phạm vi hoạt động của Eximbank; phục vụ các chương trình kinh tế xã hội góp phần tích cực nâng cao chất lượng đời sống; phục vụ và hổ trợ các chương trình kinh tế góp phần trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Tuy hoạt động độc lập nhưng Eximbank Sài Gòn vẫn thực hiện nghĩa vụ đối với Hội sở Trung Ương. Cụ thể: • Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ điều lệ của Ngân hàng các quy định và chỉ thị của Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc Eximbank Việt Nam • Chấp hành thống nhất các quy tắc và nghiệp vụ kinh doanh: tín dụng, thanh toán quốc tế...và chế độ hạch toán báo cáo. • Về kết quả kinh doanh, sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với nhà nước chuyển lợi nhuận kinh doanh về hội sở Trung ương. Ra đời trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với sự điều tiết của cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà Nước đã tạo cho chi nhánh môi trường kinh tế hoạt động với nhiều cơ hội và thách Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 13 thức. Với gần bảy năm hoạt động dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, sự lãnh đạo sát sao và sự hỗ trợ to lớn về mọi mặt của hội sở Trung ương, cũng như sự tín nhiệm của các cổ đông và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo và CBCNV của Eximbank Sài Gòn đã tích cực trong công tác đưa chi nhánh ngày càng lớn mạnh, chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Chỉ trong một thời gian ngắn ra đời và đi vào hoạt động, Exim Bank Sài Gòn đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình, chứng tỏ sức mạnh tiềm năng bằng những kết quả đạt đuợc hết sức cụ thể trong từng nghiệp vụ của mình. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đã được xác định ngay từ khi mới thành lập là mở rộng quy mô, phục vụ các chương trình kinh tế, góp phần tới đa hóa giá trị cho cổ đông. Để đáp ứng mục tiêu đó Eximbank Sài Gòn đã tổ chức bộ máy nhân sự vừa gọn nhẹ nhưng lại vừa đảm bảo đạt hiệu quả cao phù hợp với quy mô và địa điểm hoạt động của chi nhánh. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 14 Hình 2. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 15 Bảng 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức các phòng ban tại Chi nhánh Sài Gòn Nguồn: Tự vẽ 2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám đốc chi nhánh: Bao gồm một Giám đốc và hai Phó Giám đốc, chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt đông kinh doanh của chi nhánh đối với khách hàng và ban lãnh đạo ngân hàng. Ban giám đốc chi nhánh quản lý tất cả các phòng ban; đề ra PGD Trường Sơn Các Phòng giao dịch PGD Võ Văn Tần BP. Ngân quỹ PGD Thảo Điền Phòng Hành chính – Ngân quỹ BP. Hành chính Phòng Tín dụng Phòng Dịch vụ khách hàng Ban Giám Đốc BP TTQT BP Kế toán BP Thẻ KH Cá nhân KH Doanh nghiệp BP KDTT PGD ĐaKao PGD Bến Chương Dương PGD Nguyễn Công Trứ PGD Phan Xích Long Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 16 những nhiệm vụ phương hướng; trực tiếp đứng ra ký kết các hợp đồng giao dịch với khách hàng, với các tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trực tiếp với các cơ quan cấp trên. Phòng hành chính – Ngân quỹ:  Bộ phận Hành chính:  Phân phối tài liệu, văn phòng phẩm, dụng cụ làm việc tới các phòng ban  Đóng dấu và quản lý con dấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Exim Bank.  In ấn, phô tô văn bản, tài liệu theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo  Phân loại, ghi chép, sắp xếp công văn giấy tờ giao dịch và lưu trữ một cách khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu…  Tiếp đón, hướng dẫn và phục vụ các cá nhân, tổ chức đến giao dịch tại Ngân hàng.  Chuẩn bị và thực hiện công tác phục vụ khi có các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, đào tạo… theo yêu cầu của lãnh đạo.  Bộ phận Ngân quỹ:  Thực hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ.  Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi: chữ ký, chứng minh thư nhân dân, số tiền...  Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ thực tế.  Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lạt/bó tiền theo quy định  Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nộp/lĩnh tiền, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các nghiệp vụ liên quan. Nhập số liệu vào máy, cân quỹ cuối ngày. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 17 Phòng Tín dụng: Bao gồm Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân  Nắm bắt thị trường, định hướng để lựa chọn phương thức đầu tư; cũng như lựa chọn khách hàng.  Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp; hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ; kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, các thủ tục, điều kiện vay vốn.  Thẩm định các dự án đầu tư và phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn; kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay. Phòng Dịch vụ khách hàng:  Bộ phận thẻ: cung cấp những thông tin cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ như: làm thẻ ATM mới; hướng dẫn cách sử dụng thẻ; hướng dẫn các trình tự làm thẻ…  Bộ phận Kinh doanh tiền tệ:  Tham gia xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước, các sản phẩm quản lý tiền tệ.  Triển khai kế hoạch bán hàng các sản phẩm thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu, TT), tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước (tài trợ nhà cung cấp, tài trợ nhà phân phối), quản lý tiền tệ …và các sản phẩm khác liên quan  Thực hiện hỗ trợ các phòng giao dịch triển khai các hoạt động thanh toán toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước, các sản phẩm quản lý tiền tệ.  Bộ phận Thanh toán quốc tế:  Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của phòng Doanh nghiệp Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 18  Mở thư tín dụng, chuyển cho Kiểm soát viên kiểm soát và cấp có thẩm quyền phê duyệt.  Kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu, làm thông báo cho khách hàng trình cấp có thẩm quyền duyệt sau đó chuyển cho phòng Doanh nghiệp. Liên hệ với phòng Doanh nghiệp khi bộ chứng từ đến hạn thanh toán  Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ có sai sót, huỷ L/C, hay các vấn đề liên quan đến L/C khi có phát sinh. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phát điện đi.  Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế. Ghi sổ chứng từ chuyển tiền và thanh toán L/C. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế phát sinh. Lưu các hồ sơ có liên quan.  Bộ phận Kế toán:  Kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán: Tiết kiệm, chuyển khoản, thu đổi ngoại tệ, tài khoản (cá nhân, các tổ chức kinh tế)…phát sinh trong ngày  Kiểm soát các chứng từ trên hệ thống  Thực hiện các công việc kế toán cuối ngày, tháng, năm, đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khoá sổ sách kế toán  Giải thích hướng dẫn, thu thập thông tin từ khách hàng để nâng cao chất lượng công tác kế toán nói riêng và công việc của cả phòng nói chung. Các Phòng giao dịch:  Tiếp nhận và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, nhiệm vụ trực tiếp từ Ban Giám đốc Chi nhánh theo từng thời kỳ. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 19  Nhìn chung Phòng giao dịch sẽ thực hiện các nghiệp vụ giống như tại Chi nhánh nhưng sẽ giới hạn tại một số nghiệp vụ tùy theo năng lực và đặc thù của từng Phòng giao dịch Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 20 PHẦN II: NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC TẬP 1. GIỚI THIỆU BỘ PHẬN THỰC TẬP: Tôi đã được tiếp nhận thực tập tại Phòng Tín dụng – Khách hàng doanh nghiệp. Hình 3. Phòng Tín dụng – Khách hàng Doanh nghiệp tại EIB – Sài Gòn Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 21 Cơ cấu tổ chức của phòng tín dụng gồm: Bảng 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Tín dụng tại EIB Sài Gòn Nguồn: Tài liệu Mô hình ba bộ phận của EIB  Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của phòng Tín dụng, bao gồm việc chỉ đạo các công việc trực thuộc các bộ phận (FO, MO, BO) và đảm bảo tính độc lập của từng bộ phận khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận trong việc giải quyết hồ sơ cho khách hàng  Phó phòng: Hỗ trợ công việc cho trưởng phòng, thực hiện thay công việc cho Trưởng phòng trong phạm vi công việc được Trưởng phòng phân công và được Giám đốc chi nhánh chấp thuận. Trong trường hợp này, Phó phòng không được phụ trách công việc của Trưởng bộ phận FO, MO, BO.  Bộ phận FO: Bộ phận quan hệ khách hàng, bao gồm:  Trưởng bộ phận FO: Quản lý, điều hành công việc chung của bộ phận. Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, đánh giá Trưởng phòng Phó phòng BO MO FO Kiểm soát viên Trưởng bộ phận BO Trưởng bộ phận MO Trưởng bộ phận FO Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 22 khách hàng nhằm cấp tín dụng an toàn, hiệu quả. Giám sát việc sử dụng vốn vay và hoàn vốn của khách hàng  FO: Thực hiện kế hoạch phát triển khách hàng; phát triển nợ tín dụng và các sản phẩm khác theo phân công của lãnh đạo; tư vấn sản phẩm, dịch vụ của Eximbank phù hợp với nhu cầu của khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các yêu cầu khác của khách hàng; làm đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng; thông tin kịp thời cho khách hàng về tiến trình giải quyết các đề nghị của khách hàng; có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện các điều kiện tín dụng, các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ gốc, lãi của khách hàng theo đúng kỳ hạn; Tổ chức triển khai các chính sách chăm sóc khách hàng của Eximbank.  Bộ phận MO: Bộ phận thẩm định tín dụng, bao gồm:  Trưởng bộ phận MO: Quản lý, tổ chức thực hiện công tác thẩm định. Kiểm tra nội dung định giá tài sản bảo đảm, giám sát việc triển khai đảm bảo tính chính xác, tuân thủ, kịp thời, nhanh chóng hiệu quả  MO: Tổ chức thực hiện thẩm định khách hàng, hồ sơ tín dụng của khách hàng; Thực hiện công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm theo thẩm quyền thẩm định giá của Chi nhánh; Lập báo cáo thẩm định tín dụng; Đề xuất việc cấp tín dụng, các điều kiện tín dụng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm soát việc tuân thủ điều kiện tín dụng, việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 23 Đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan, đánh giá lại khách hàng sau khi cấp tín dụng.  Bộ phận BO: Bộ phận hỗ trợ tín dụng, bao gồm:  Trưởng bộ phận BO: Kiểm soát việc thực hiện lưu trữ hồ sơ gốc, giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm và các chứng từ có giá theo quy định. Kiểm soát việc hạch toán giải ngân, thu nợ, thu phí, nhập tài sản bảo đảm, phát hành bảo lãnh vào hệ thống chính xác, đầy đủ của cán bộ hỗ trợ tín dụng.  BO: Dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình các cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng, văn bản tín dụng theo quy định của Eximbank; Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm; Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân hoặc phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng; Yêu cầu đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kiến nghị các bộ phận có liên quan đánh giá lại khách hàng khi có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích, khả năng trả nợ bị suy giảm; Thực hiện các bút toán giải ngân thu nợ, hạch toán xuất, nhập ngoại bảng tài sản đảm bảo; Thực hiện chức năng thống kê báo cáo tín dụng, lưu trữ và quản lý toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng. 2. CÁC CÔNG VIỆC 2.1. Các công việc đã làm: a) Tìm hiểu các tài liệu về sản phẩm ngân hàng, chính sách tín dụng của EIB: Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 24 Tuần đầu tiên tôi đã được đọc 2 loại tài liệu đó là: Quy định về tín dụng và các sản phẩm tín dụng hiện có tại ngân hàng. Quy định về tín dụng giúp tôi hiểu chính xác nội dung từng quy định để áp dụng cho các nghiệp vu một cách đúng đắn Các sản phẩm tín dụng giúp tôi thấy được sự đa dạng với các mức lãi suất, hạn mức tín dụng khác nhau đối với VNĐ và ngoại tệ  Nhận xét: Vì chưa học chuyên sâu các môn chuyên ngành nên có một số từ ngữ khó hiểu. Tuy nhiên sau khi được anh hướng dẫn thực tập giải thích thì tôi đã hiểu rõ hơn nội dung trong hai loại tài liệu này b) Học cách nghe và nói chuyện qua điện thoại: Vì tính chất công việc của một nhân viên tín dụng đòi hỏi tiếp xúc rất nhiều với khách hàng nên hằng ngày có rất nhiều cuộc điện thoại gọi đến. Những người gọi điện đến chính là cấp trên, nhân viên của các phòng ban khác hoặc là khách hàng, vì vậy để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự thì khi bắt điện thoại cần “Dạ” trước khi “Alo”. Khi gọi điện cho khách hàng cần giới thiệu mình tên gì, đến từ bộ phận nào của ngân hàng.  Nhận xét: Thông qua việc học cách nghe, gọi điện thoại giúp tôi ứng dụng được kỹ năng giao tiếp đã được học ở trường lớp. Bên cạnh đó, tôi cũng đã biết cách chuyển máy nội bộ cho các nhân viên trong phòng làm việc. c) In ấn, Photocopy: Công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng chưa bao giờ thực hiện qua nên tôi có chút lúng túng. Tuy nhiên, sau sự chỉ bảo tận tình của anh hướng dẫn tôi đã có thể thuần thục các thao tác in, photo một mặt, hai mặt, A4, A3 Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 25  Nhận xét: Nhờ thực hiện các công việc đơn giản này mà tôi đã biết cách sử dụng các loại máy in khác nhau. Biết cách xử lý khi máy in kẹt giấy, biết cách bỏ thêm giấy khi máy photo hết giấy. d) Sắp xếp chứng từ, hồ sơ tín dụng  Sắp xếp chứng từ: Trong một ngày cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các bút toán như: Giải ngân, thu nợ (gốc + lãi vay), tất toán… Tôi đã được giao công việc là sắp xếp chứng từ theo ngày. Mỗi bút toán sẽ bao gồm Giấy báo và Phiếu hạch toán. Riêng đối với bút toán giải ngân thì sẽ đính kèm thêm một bản Hợp đồng tín dụng kiêm khế ước nhận nợ  Sắp xếp hồ sơ tín dụng: Một bộ hồ sơ tín dụng gồm có 3 phần:  Hồ sơ cấp tín dụng  Các giấy tờ thế chấp  Hồ sơ pháp lý Việc sắp xếp hồ sơ tín dụng thể hiện sự logic, gọn gàng. Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm các giấy tờ đã lưu, sắp xếp các giấy tờ bổ sung thêm hoặc đính kèm.  Nhận xét: Đối với việc sắp xếp chứng từ thì cũng khá đơn giản nên tôi không gặp khó khăn nhiều. Tuy nhiên các chứng từ cần phải sắp xếp theo thứ tự, kiểm tra đầy đủ các số khế ước, chữ ký của cán bộ tín dụng và kiểm soát viên nên cần tính cẩn thận để không xảy ra sai sót gì. Đối với việc xếp hồ sơ tín dụng, trong lần đầu tiên tôi đã rất lúng túng vì vẫn chưa hình dung rõ được cấu trúc của một bộ hồ sơ tín dụng. Sau vài lần, tôi đã quen dần và sắp xếp chúng đúng theo từng từng phần một cách nhanh chóng hơn 2.2. Các quy định trình tự thực hiện để cho ra bộ hồ sơ tín dụng Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 26 Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của các bộ phận ở mỗi giai đoạn Kết quả của mỗi giai đoạn Thẩm định tín dụng và quyết định cấp tín dụng – Khách hàng đi vay cung cấp thông tin. – Bộ phận quan hệ khách hàng (FO) tiếp xúc phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. – Bộ phận thẩm định tín dụng (MO) tổ chức thẩm định hồ sơ về mặt tài chính và phi tài chính do khách hàng cung cấp – Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) nhập thông tin hồ sơ tín dụng phê duyệt vào hệ thống Kore bank của ngân hàng – Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau. Soạn thảo, ký kết hợp đồng, văn bản tín dụng – Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang. – Các thông tin bổ sung phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ… – Bộ phận thẩm định tín dụng (MO) và Hỗ trợ tín dụng (BO) soạn thảo hợp đồng, văn bản tín dụng – Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) thực hiện thủ tục công chứng, phong tỏa, đăng ký giao dịch bảo đảm và hạch toán ngoại bảng tài sản thế chấp – Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay. Thực hiện giải – Các tài liệu thông tin từ giai đoạn – Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân – Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 27 ngân, phát hành thư bảo lãnh trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định. – Các thông tin bổ sung. tích. – Bộ phận quan hệ khách hàng (FO) tiếp nhận đề nghị giải ngân của khách hàng – Bộ phận hỗ trơ tín dụng (BO) lập Báo cáo giải ngân, Hồ sơ giải ngân hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng. – Tiến hành các thủ tục pháp lý, bổ sung chứng từ mục đích sử dụng vốn theo nội dung được phê duyệt trên Báo cáo giải ngân Kiểm tra sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ vay – Các thông tin từ nội bộ ngân hàng. – Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng. – Các thông tin khác. – Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) theo dõi khoản vay, đánh giá lại khách hàng định kỳ – Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. – Lưu trữ biên bản đánh giá lại tài sản bảo đảm, hạch toán ngoại bảng tài sản bảo đảm sai khi đánh giá lại Thu hồi nợ vay , giải chấp tài sản bảo đảm – Các hồ sơ lưu trữ từ giai đoạn trước – Thông tin tài khoản của khách hàng trên hệ thống Korebank của ngân hàng – Các thông tin khác – Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) theo dõi tài khoản của khách hàng và bộ phận quan hệ khách hàng (FO) đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn – Bộ phận quan hệ khách hàng (FO) và bộ phận thẩm định tín dụng (MO) thu hồi các khoản nợ trước hạn, xem xét nguyên nhân các khoản nợ quá hạn và phương án xử lý – Trưởng bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) và kiểm soát viên phê duyệt bút toán thu nợ – Lập các thủ tục để giải chấp tài sản cho khách hàng. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 28 trình Trưởng phòng Tín dụng và Giám đốc chi nhánh xử lý Bảng 4: Tóm tắt quy trình thực hiện hồ sơ tín dụng Nguồn: Tài liệu Mô hình ba bộ phận của EIB 3. Tổng kết các kiến thức thực tế đã tiếp thu được: 3.1. Kỹ năng làm việc: - Cách thức xem nợ đến hạn của khách hàng trên hệ thống Korebank của ngân hàng. Hệ thống này dùng để quản lý, xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng; thực hiện các giao dịch; xem các thông tin của ngân hàng như lãi suất, biểu phí, tỷ giá… - Nắm được các quy trình cơ bản để hoàn thành một bộ hồ sơ tín dụng cũng như cách trình bày một tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp. - Rèn luyện được tính cẩn thận từ việc sắp xếp hồ sơ, chứng từ. Tính kiên trì, chịu khó lắng nghe những chỉ bảo từ các anh chị - Cách nói chuyện qua điện thoại, tiếp xúc với cấp trên, khách hàng - Nắm được các công việc cơ bản của một nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp. 3.2. Kiến thức chuyên môn:  Tìm hiểu về biểu đồ tương quan giữa các khoản phải thu + HTK và vay ngắn hạn Biểu đồ này thể hiện sự cân đối trong nguồn vốn kinh doanh và mục đích vay vốn của khách hàng  Đường vay ngắn hạn nằm dưới đường Các khoản phải thu và HTK: thể hiện sự cân đối trong tài chính và mục đích vay vốn phù hợp Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 29  Đường vay ngắn hạn nằm trên đường Các khoản phải thu và HTK (chênh lệch quá nhiều): thể hiện mục đích vay vốn không phù hợp  Cách thức nhận biết nợ quá hạn và phân loại các nhóm nợ: Khi đến hạn mà khách hàng không được gia hạn nợ hoặc định lại kỳ hạn nợ thì CBTD báo cáo với Hội đồng tín dụng xem xét chuyển sang nợ quá hạn. Nếu đồng ý, CBTD sẽ thông báo cho khách hàng bằng văn bản và thông báo cho bộ phận kế toán. Cách phân loại các nhóm nợ: Để đảm bảo quản lý chặt chẽ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, nợ quá hạn được phân chia theo thời hạn như sau:  Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.  Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Đây cũng được xem là khoản nợ tốt của ngân hàng.  Nhóm 2: Nợ cần chú ý.  Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.  Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.  Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.  Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 30  Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.  Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.  Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.  Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.  Các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý.  Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.  Có cái nhìn tổng quan về các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và phân biệt được từng nhu cầu vay vốn cụ thể được áp dụng. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp chủ yếu:  Sản phẩm cho vay vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng  Sản phẩm cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu  Sản phẩm cho vay trung dài hạn tài trợ dự án đầu tư phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, nhà xưởng…  Sản phẩm cho vay thấu chi  Sản phẩm cho vay theo hình thức bao thanh toán.  Sản phẩm cho vay dưới hình thức bảo lãnh bao gồm: Phát hành thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thuế, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 31 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 1. Nhận xét Với thời gian thực tập tuy có hạn hẹp nhưng tôi đã học tập rất nhiều từ các anh chị từ cách ứng xử, tác phong làm việc cho đến các kiến thức liên quan đến chuyên ngành tín dụng. Tôi cảm thấy rất hài lòng với những việc mà tôi đã làm thời gian qua dù lúc đầu tôi có đôi chút lúng túng và sai sót nhưng về sau tôi đã hoàn thành các công việc được giao một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng cảm thấy rất vui và may mắn vì nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo ân cần, tận tình từ các anh chị trong tròng Tín dụng – Khách hàng doanh nghiệp tại Exim bank – Chi nhánh Sài Gòn. Những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy trong kì thực tập này sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập sắp tới và kì Thực tập tốt nghiệp vào năm 4 của tôi 2. Thuận lợi và khó khăn  Thuận lợi: • Môi trường làm việc tiện nghi, thoải mái • Nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các anh chị • Tích lũy được các kinh nghiệm cho kì thực tập cuối khóa và các công việc trong tương lai • Ứng dụng được các kiến thức đã học giúp công việc được giao hoàn thành tốt hơn  Khó khăn: • Thời gian thực tập khá hạn hẹp Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 32 • Vì chỉ là sinh viên năm 3 nên các kiến thức chuyên ngành vẫn chưa trang bị đầy đủ nên bước đầu còn bỡ ngỡ và chưa tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mà các anh chị truyền tải • Vẫn còn nhút nhát, hạn chế trong việc chủ động mở rộng kiến thức 3. Đánh giá Sau bảy tuần thực tập tại Phòng Tín dụng Exim bank - chi nhánh Sài Gòn, với tất cả sự cố gắng và kiến thức đã tích lũy được, tôi đã học hỏi và quan sát công việc của anh chị xung quanh mình, cũng như hoàn thành tốt những công việc được giao. Tôi đã đạt được những mục tiêu do mình đề ra là:  Mục tiêu 1: Tiếp cận với một môi trường làm việc thực tế tại ngân hàng  Mục tiêu 2: Ứng dụng các kỹ năng mềm đã được học tại trường lớp như kỹ năng giao tiếp, ứng xử và các kiến thức chuyên ngành đã học vào thực tế  Mục tiêu 3: Làm quen các công việc của một nhân viên ngân hàng và học tập tác phong làm việc của những anh chị nhân viên trong ngân hàng  Mục tiêu 4: Đúc kết những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình thực tập Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 33 KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập vừa qua, tôi đã học tập được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn. Tôi đã phần nào hình dung được công việc, ngành nghề của tôi trong tương lai. Qua quá trình quan sát, thực hiện các công việc được giao, tôi đã hiểu rõ cơ cấu tổ chức của một ngân hàng, quan trọng hơn hết, tôi cũng hiểu được tính chất công việc của một cán bộ tín dụng. Một công việc mà tinh thần trách nhiệm phải luôn được đề cao, tính cẩn thận, tỉ mỉ trong từng nghiệp vụ cũng rất cần thiết Với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của tôi trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy rằng tính nhút nhát, thụ động của mình cũng được cải thiện. Và tôi mong rằng kì thực tập nhận thức này sẽ giúp tôi thoát khỏi sự bỡ ngỡ trong kì thực tập tốt nghiệp vào cuối khóa và dễ dàng hòa nhập hơn vào công việc trong tương lai sau khi ra trường Trường Đại học Hoa Sen KN1011 _____________________________________________________________________ Báo cáo thực tập nhận thức Trang | 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Website chính thức của Exim Bank: eximbank.com.vn Mô hình ba bộ phận của Exim Bank Quy định về tín dụng của Exim Bank Các sản phẩm tín dụng tại Eximbank – chi nhánh Sài Gòn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf104521_nguyen_trang_my_dung_135.pdf
Luận văn liên quan