Qua quá trình thực tập, tôi đã hoàn thành tương đối tốt các mục tiêu đã đề ra.
Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tinh thần ham học hỏi và sự chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình của đàn anh đàn chị trong công ty, tôi đã phần nào hoàn
thành các mục tiêu đề ra ban đầu:
Học hỏi thêm nhiều kiến thức và kĩ năng làm việc thực tiễn trong văn phòng
nói riêng và công ty nói chung.
Tạo được niềm tin và mối quan hệ tốt với các nhân viên trong công ty.
Hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp, học hỏi và nắm bắt được
hoạt động của phòng tuyển dụng.
Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế tại doanh nghiệp và
hoàn thành công việc được giao
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966
Tuy bước đầu gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc làm quen công việc nhưng nhờ sự
kiên nhẫn, luôn cầu tiến và quan trọng hơn là sự nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn của các nhân viên nên tôi đã hoàn tất nhanh chóng các công việc được
giao.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3624 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập nhận thức tại VPBank Consumer Finance, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: VPBank Consumer Finance
Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013
Người hướng dẫn: Chị Văn Thụy Tuyền An
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Nam
Sinh viên thực tập: Đỗ Ngọc Minh
MSSV: 104503
Lớp: KN101
Tháng 03 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƢƠNG MẠI
BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: VPBank Consumer Finance
Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013
Người hướng dẫn: Chị Văn Thụy Tuyền An
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Nam
Sinh viên thực tập: Đỗ Ngọc Minh
MSSV: 104503
Lớp: KN101
Tháng 03 năm 2013
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang i
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng ……. năm …….
Họ tên và chữ ký người hướng dẫn
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng ……. năm …….
Họ tên và chữ ký giảng viên
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iii
TRÍCH YẾU
Việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng song để chuẩn
bị cho việc nhận biết và hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp lại là mối quan tâm
hàng đầu đối với nhiều sinh viên, vì thế việc thực tập nhận thức mà Trường Đại Học
Hoa Sen tổ chức là bước đầu trang bị giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường
làm việc thực tế tại doanh nghiệp để không còn bỡ ngỡ để sau này khi tốt nghiệp,
bước chân vào đời sẽ tự tin hơn do mình đã có một hành trang vững chắc. Tham gia
kì thực tập nhận thức này, tôi mong muốn được có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp
để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế, tìm ra những điều
tôi còn thiếu để tiếp tục bổ sung nó cho thật tốt, đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm,
chuẩn bị một nền tảng vững chắc trước khi tôi tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi
làm thực sự. Ngoài việc trực tiếp tích lũy kinh nghiệm từ việc làm tại doanh nghiệp,
tôi còn tham khảo thêm sách báo, internet và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị
đồng nghiệp và quản lý. Qua quá trình thực tập tại đây, tôi đã học hỏi được rất
nhiều kinh nghiệm, rèn luyện cho bản thân sự tự tin cũng như sẵn sàng hội nhập với
môi trường làm việc tại doanh nghiệp sau này.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iv
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thanh Nam đã
tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày chuẩn bị cho kỳ thực tập này và trả lời kịp
thời nhanh chóng những thắc mắc, hướng dẫn cho tôi những khó khăn trong quá
trình thực tập, thông qua đó tôi có thể hoàn thiện báo cáo của mình một cách hiệu
quả hơn.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Văn Thụy Tuyền An, người trực
tiếp hướng dẫn tôi bước đi từng bước trong công việc, từ những công việc nhỏ nhất
cho đến công việc lớn nhất mà tôi đã thực hiện.
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn toàn thể nhân viên phòng Nhân sự nói chung và
ban Tuyển dụng nói riêng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc
trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP ........................................................................ i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................. ii
TRÍCH YẾU ........................................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. vii
NHẬP ĐỀ .............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 2
1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank ............... 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 2
1.2. Sản phẩm, dịch vụ chính ............................................................................ 3
1.3. Sứ mệnh ...................................................................................................... 3
1.4. Giá trị cốt lõi .............................................................................................. 4
1.5. Mạng lưới hoạt động .................................................................................. 5
1.6. Công nghệ .................................................................................................. 5
1.7. Nhân sự ...................................................................................................... 6
2. Giới thiệu chung về VPBank Consumer Finance (Khối Tín Dụng Tiêu Dùng
của Ngân Hàng VPBank) ......................................................................................... 6
2.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 6
2.2. Vai trò của khối .......................................................................................... 8
2.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 9
2.4. Sản phẩm kinh doanh và đặc điểm sản phẩm ............................................ 9
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vi
2.5. Lợi ích chung sản phẩm VPBCF.............................................................. 10
3. Giới thiệu bộ phận thực tập ............................................................................. 10
4. Công việc thực tập .......................................................................................... 11
4.1. Nhập dữ liệu ............................................................................................. 11
4.2. Sắp xếp lịch và gọi điện thoại mời ứng viên tham gia phỏng vấn ........... 14
4.3. Sắp xếp, phân loại hồ sơ lưu kho ............................................................. 16
4.4. Kiểm tra thông tin tín dụng (CIC) của khách hàng .................................. 19
4.5. Cắt, dán giấy ............................................................................................. 24
4.6. Tìm kiếm ứng viên trên mạng .................................................................. 25
4.7. Các công việc khác ................................................................................... 29
5. Nhận xét chung về quá trình thực tập ............................................................. 32
5.1. Thuận lợi và khó khăn của bản thân ........................................................ 32
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 33
5.3. Kinh nghiệm đúc kết sau quá trình thực tập ............................................ 33
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ viii
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. ix
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Hội sở VPBank ............................................................................................. 2
Hình 2 - Logo của khối Tín Dụng Tín Dụng VPBank .............................................. 7
Hình 3 - Trụ sở VPBCF – Ree Tower ......................................................................... 7
Hình 4 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Consumer Finance ....................................... 9
Hình 5 - Bàn làm việc và hồ sơ ................................................................................. 11
Hình 6 - Quá trình nhập liệu từ file excel ................................................................. 12
Hình 7 - Thùng giấy để chứa hồ sơ ........................................................................... 13
Hình 8 - Danh sách cuộc gọi mời tham gia phỏng vấn ............................................. 15
Hình 9 - Hồ sơ tuyển dụng ........................................................................................ 17
Hình 10 - Quá trình sắp xếp hồ sơ ứng viên để lưu kho ........................................... 18
Hình 11 - Trang chủ www.cib.vn.............................................................................. 19
Hình 12 - Quá trình tìm kiếm mã CIC ...................................................................... 20
Hình 13 - Không tìm thấy mã CIC ............................................................................ 20
Hình 14 - Cách vào mục “Cảnh báo KH tức thời”.................................................... 21
Hình 15 - Kiểm tra thông tin nợ vay của KH ............................................................ 22
Hình 16 - Lưu thông tin đã tìm kiếm ........................................................................ 23
Hình 17 - Bao phong bì ............................................................................................. 24
Hình 18 - Những mảnh nhỏ tên ứng viên ................................................................. 24
Hình 19 - Quá trình hoàn thành 1 bao phong bì ........................................................ 25
Hình 20 - Tìm kiếm ứng viên trên mạng dành cho nhà tuyển dụng ......................... 26
Hình 21 - Cách chọn lọc thông tin ứng viên ............................................................. 27
Hình 22 - Tìm kiếm thông tin của ứng viên .............................................................. 27
Hình 23 - Danh sách ứng viên đã tìm kiếm .............................................................. 28
Hình 24 - Máy photocopy của công ty ...................................................................... 29
Hình 25 - Cách dán “Sign here” ................................................................................ 30
Hình 26 - Phòng làm việc sau khi được trang trí ...................................................... 31
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 1
NHẬP ĐỀ
Bài báo cáo này là một sự tường thuật lại quá trình thực tập nhận thức của tôi
tại Bộ phận Tuyển Dụng (HR) – Công ty VPBank Consumer Finance từ ngày
7/1/2013 đến 10/3/2013 bằng cách trình bày lại các công việc mà bản thân đã thực
hiện trong suốt thời gian làm việc tại đây.
Với kỳ thực tập này tôi đã tự đặt ra cho mình một số mục tiêu sau:
Hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp, học hỏi và nắm bắt được
hoạt động của phòng kinh doanh
Tạo được các mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, rèn luyện và thực hành
các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, giải quyết xung đột…
Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế tại doanh nghiệp và
hoàn thành công việc được giao
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 2
NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng -
VPBank
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc
doanh Việt Nam (VPBANK) được
thành lập theo Giấy phép hoạt động
số 0042/NH-GP của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời
gian hoạt động 99 năm.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới
thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do
nhu cầu phát triển, theo thời gian
VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều
lệ. Vốn điều lệ hiện nay của VPBank
là 5.770 tỷ đồng.
Địa chỉ liên lạc:
Trụ sở chính: Số 72 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 043.9288869
Fax: 043.9288867
Website: www.vpb.com.vn.
Email: customercare@vpb.com.vn
Hình 1 - Hội sở VPBank
(nguồn : www.vpb.com.vn)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 3
Chiếc lược phát triển:
Đến năm 2017 trở thành một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam;
Trở thành một trong 3 Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Công ty trực thuộc
Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)
Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)
Cổ đông chiến lược: OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation
Tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng có lịch sử hoạt động hơn 100 năm tuổi;
Là một trong những định chế tài chính lớn nhất Singapore và trong khu vực;
Tổng tài sản lên đến 183 tỷ USD
Với hơn 500 chi nhánh, văn phòng đại diện tại 15 quốc gia, vùng lãnh thổ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần VPBank: 14,88%
1.2. Sản phẩm, dịch vụ chính
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại
tệ.
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.
Kinh doanh ngoại tệ
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
1.3. Sứ mệnh
Đối với khách hàng: lợi ích của khách hàng là trên hết;
Đối với nhân viên: xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, quan tâm đến
lợi ích của người lao động
Đối với cổ đông: chú trọng đến lợi ích của cổ đông;
Đối với cộng đồng: đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 4
1.4. Giá trị cốt lõi
a. Khách hàng là trọng tâm
Luôn trân trọng khách hàng.
Hiểu nhu cầu khách hàng để tư vấn các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất
mong đợi của khách hàng.
Tập trung mọi nguồn lực để phục vụ khách hàng, thể hiện trong cả hành
động cụ thể và khi xây dựng chính sách.
b. Tham vọng
Không hài lòng với hiện tại, luôn đặt ra các mục tiêu thách thức.
Mọi mục tiêu không thể đều có thể đạt được với một lộ trình thực hiện cụ
thể.
Chủ động áp dụng các sáng kiến để xây dựng nền tảng cho tăng trưởng bền
vững trong tương lai.
c. Hiệu quả
Coi trong cả kết quả lẫn cách thức hành vi tạo ra kết quả.
Liên tục cải thiện quy trình, tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiếu lãng phí.
Tôn vinh mọi sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ ưu việt với chất lượng
vượt trội và chi phí thấp hơn.
d. Phát triển con ngƣời
Phát triển con người vì sự thịnh vượng lâu dài của VPB.
VPB là điểm đến của những nhân tài tiềm năng và điểm dừng chân của
những nhân tài có tham vọng.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 5
Xây dựng lộ trình phát triển và thăng tiến sự nghiệp phù hợp cho mỗi cá
nhân để đạt được đỉnh cao tiềm năng và sự nghiệp mơ ước là trách nhiệm
của các cấp quản lý.
e. Tin cậy
Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.
Xây dựng sự tin cậy dựa trên nguyên tắc các bên đều có lợi.
Trung thực và khách quan trong mọi hoạt động.
f. Tạo sự khác biệt
Là doanh nghiệp kiểu mẫu vì một Việt Nam thịnh vượng.
Là đối tác được tin dùng, là nhà tuyển mộ được coi trọng.
Chia sẻ thành công với mọi thành viên trong tổ chức và cộng đồng.
1.5. Mạng lƣới hoạt động
Có mặt tại 33 tỉnh, thành phố trên cả nước (màu xanh trên bản đồ thể hiện sự
hiện diện của VPBank)
Mạng lưới: 201 điểm giao dịch. Hơn 200 máy ATM trên toàn quốc
Số lượng CBNV: 3.652 (CBNV)
Hơn 500 đại lý chi trả Western Union.
1.6. Công nghệ
Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi - Corebanking của Temenos giúp cho thời
gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật.
Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV,
cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao
dịch thẻ của khách hàng
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 6
1.7. Nhân sự
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh
Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và
mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên
tương ứng.
Đến hết 31/12/2011, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là:
hơn 3.000 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80%
CBNV có trình độ đại học và trên đại học.
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân
hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao
chất lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các
khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
nhân viên
2. Giới thiệu chung về VPBank Consumer Finance (Khối Tín
Dụng Tiêu Dùng của Ngân Hàng VPBank)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập: 2/11/2010.
Trụ sở chính: Tòa nhà REE - Số 9 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4,
TPHCM.
Sản phẩm kinh doanh: cho vay tín chấp tiêu dùng cá nhân và gia đình.
Điểm bán hàng: tổ chức tại các cửa hàng bán sản phẩm tiêu dùng trên cả
nước.
Số lượng nhân viên: hơn 1.700 nhân viên.
Mạng lưới hoạt động: cung cấp dịch vụ thành công cho hơn 2.000 đại lý trên
toàn quốc.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 7
Hình 2 - Logo của khối Tín Dụng Tín Dụng VPBank
(nguồn: www.google.com.vn)
Hình 3 - Trụ sở VPBCF – Ree Tower (nguồn : www.google.com.vn)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 8
2.2. Vai trò của khối
VPBCF (VPBank Consumer Finance) ra đời nhằm:
Hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân
Góp phần tăng trưởng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng;
Tạo việc làm cho đội ngũ nguồn nhân lực và tính tiện lợi cho khách hàng của
ngân hàng;
Góp phần gia tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống tài chính ngân
hàng
Gia tăng lợi ích và hiệu quả sử dụng vốn;
Triển khai chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động
Mở rộng thị trường
Tăng trưởng khách hàng
Nâng cao vị thế của VPBank;
Góp phần thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động
cho vay bán lẻ tại Việt Nam.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 9
2.3. Cơ cấu tổ chức
Hình 4 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Consumer Finance
(Nguồn: www.vpb.com.vn)
2.4. Sản phẩm kinh doanh và đặc điểm sản phẩm
2.4.1. Vay tín chấp xe máy trả góp (TW Auto Loan)
Tuổi trung bình từ : 20 - 55 tuổi.
Điện thoại nhà, công ty, di động.
Kinh nghiệm làm việc
Thủ tục đăng kí : CMND & Hộ Khẩu ( Bản chính để đối chứng )
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 10
2.4.2. Vay tín chấp tiêu dùng cá nhân (Personal Loan)
Tuổi trung bình từ : 21 - 65 tuổi.
Điện thoại cố định tại nhà nhà & công ty, di động.
Kinh nghiệm làm việc.
Thủ tục đăng kí : CMND & Hộ Khẩu (Bản chính để đối chứng); Giấy chứng
nhận làm việc và các yêu cầu khác (tùy theo từng sản phẩm cho vay tiền mặt
khác nhau).
2.5. Lợi ích chung sản phẩm VPBCF
Thủ tục đơn giản
Giải quyết nhanh
Phương thức thanh toán linh hoạt
Khoản vay lớn
Thời hạn vay dài
Không cần bảo lãnh
Không phí quản lý khoản vay
Không cần thế chấp tài sản
3. Giới thiệu bộ phận thực tập
Phòng Tuyển dụng (HR) của Khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank.
Đứng đầu phòng Nhân sự là giám đốc nhân sự : bà Phan Diệu Hà
Phòng Nhân sự có ba bộ phận : Tuyển dụng, Lương thưởng và phúc lợi, Đào
tạo.
Bộ phận Lương thưởng và phúc lợi, Đào tạo gồm có trưởng phòng – bà
Nguyễn Việt Kim Giang, trưởng nhóm và nhân viên của bộ phận
Bộ phận Tuyển dụng gồm có : trưởng phòng – bà Văn Thụy Tuyền An,
trưởng nhóm – bà Nguyễn Thị Thanh Loan, và nhân viên.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 11
4. Công việc thực tập
4.1. Nhập dữ liệu
Đây là công việc đầu tiên và chính yếu mà tôi làm hằng ngày trong suốt thời
gian thực tập ở FE Credit. Tôi sẽ nhập dữ liệu thông tin của các ứng viên đã nộp hồ
sơ tuyển dụng vào file excel để tạo nguồn ứng viên cho khối Tín Dụng Tiêu Dùng
VPBank.
4.1.1. Quy trình công việc
Bước 1. Nhận hồ sơ thông tin ứng viên đã tuyển dụng từ người hướng dẫn và
file excel.
Hình 5 - Bàn làm việc và hồ sơ (Nguồn : tự chụp)
Bước 2. Khởi động máy vi tính, mở file excel
Bước 3. Nhập tất cả thông tin ứng viên vào file excel theo từng mục trong hồ
sơ ứng viên (gồm có : họ và tên, vị trí dự tuyển, địa điểm làm việc, giới tính, dân
tộc, ngày sinh, nơi sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 12
tạm trú, điện thoại cố định, điện thoại di động, địa chỉ email, trình độ, chuyên
ngành, kinh nghiệm làm việc 1, kinh nghiệm làm việc 2, kinh nghiệm làm việc 3,
ghi chú).
Hình 6 - Quá trình nhập liệu từ file excel (Nguồn: tự chụp)
Bước 4. Sau khi nhập hết hồ sơ thông tin ứng viên đã tuyển dụng Lưu lại
file excel Gửi file excel này qua email cho người hướng dẫn Xếp gọn hồ sơ
này vào thùng giấy, đem lưu kho.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 13
Hình 7 - Thùng giấy để chứa hồ sơ (Nguồn: tự chụp)
4.1.2. Kết quả
Tôi đã nhập xong phần hồ sơ mà người hướng dẫn giao cho trong một ngày.
Ý thức được tầm quan trọng của công việc nhập dữ liệu thông tin của các
ứng viên đã nộp hồ sơ tuyển dụng vào file excel để tạo nguồn ứng viên cho
khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank, tôi rất cẩn thận trong việc nhập số điện
thoại, họ tên, địa chỉ, cũng như là những lời nhận xét của người phỏng
vấn,…
Tôi đã hoàn thiện thêm kĩ năng excel, biết thêm được một số phím tắt, cũng
như có thể đánh máy nhanh hơn.
4.1.3. Ghi chú
Trong quá trình nhập dữ liệu, sẽ được học hỏi thêm một số kinh nghiệm có
thể giúp ích cho việc ghi phiếu “Thông tin ứng viên” khi xin việc làm trong tương
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 14
lai. Biết cách ghi phiếu “Thông tin ứng viên” đầy đủ, ngắn gọn mà súc tích. Hiểu
thêm một số nhận xét của nhà tuyển dụng khi tuyển chọn nhân viên (Ví dụ: ứng
viên ít kinh nghiệm,cách ăn mặc, thái độ, tác phong, cách giao tiếp khi phỏng vấn
đều được người phỏng vấn ghi lại kĩ càng để về xem xét ứng viên đó có thích hợp
với công việc không hoặc sẽ được gợi ý chuyển qua làm công việc khác. Trước khi
phỏng vấn, tùy từng công việc mà ứng viên sẽ làm một bài kiểm tra tiếng Anh, tin
học ngắn gọn).
Ngoài ra, khi nhập dữ liệu, tôi còn hoàn thiện thêm kỹ năng tin học, biết
thêm một số phím tắt, cách trình bày một bảng thông tin ứng viên (gồm có số thứ
tự, họ tên, vị trí ứng tuyển, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân,
ngày cấp chứng minh nhân dân, nơi cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú,
địa chỉ tạm trú, điện thoại cố định, điện thoại di động, trình độ học vấn, chuyên
ngành, địa chỉ email, kinh nghiệm làm việc 1, 2, 3, ghi chú thêm).
4.2. Sắp xếp lịch và gọi điện thoại mời ứng viên tham gia phỏng vấn
Trong thời gian thực tập thì gọi điện thoại cũng là công việc chính của tôi sẽ
thực hiện xuyên suốt thời gian này, mặc dù công việc này được thực hiện ít hơn
việc nhập dữ liệu. Trong môi trường doanh nghiệp, việc trả lời điện thoại không còn
đơn giản như tôi từng nghĩ. Nó thể hiện tính chuyên nghiệp và phong cách làm việc
của cả công ty.
Để thực hiện công việc này, lúc đầu tôi quan sát và lắng nghe cách người
hướng dẫn gọi điện thoại thông báo cho ứng viên tham gia phỏng vấn. Sau đó ghi
nhớ những lời căn dặn của người hướng dẫn, và thực hiện công việc này.
4.2.1. Quy trình thực hiện
Bước 1. Sắp xếp lịch phỏng vấn
Trước khi gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn, tôi phải sắp xếp lịch
phỏng vấn của họ. Mỗi ứng viên sẽ được phỏng vấn trong khoảng 15 phút, nên phải
linh hoạt sắp xếp để gọi ứng viên đến phỏng vấn từ 9h sáng đến 11h30 sáng, và từ
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 15
2h chiều đến 5h chiều. Nếu ứng viên đồng ý tham gia phỏng vấn, phải ghi chú lại
thời gian đã hẹn ứng viên vào lịch này rồi đưa cho người hướng dẫn.
Hình 8 - Danh sách cuộc gọi mời tham gia phỏng vấn
Bước 2. Gọi điện thoại
Khi gọi điện thoại cho ứng viên, điều đầu tiên là phải giới thiệu tên người
gọi, công ty. Ví dụ: “Có phải số điện thoại của Nguyễn Văn A không ? Chào A, anh
là Minh, đến từ phòng Nhân sự của khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank”.
Sau đó, sẽ giới thiệu về công việc mà công ty đang cần tuyển và mời họ tham
gia phỏng vấn. Ví dụ: “Công ty anh đang tuyển nhân viên cho vị trí thẩm định tại
nhà, làm thời vụ ba tuần. Không biết A có quan tâm đến công việc này không ?”
Nếu ứng viên thắc mắc về công việc và mức lương, tôi sẽ nói với họ rằng : “Chúng
ta có thể trao đổi nhiều hơn trong buổi phỏng vấn vào ngày mai”
Nếu ứng viên đồng ý tham gia phỏng vấn, sẽ cung cấp cho họ thời gian, địa
điểm phỏng vấn và tên người sẽ phỏng vấn họ. Ví du: “Ngày mai vui lòng A sắp
xếp để đến phỏng vấn vào lúc 9h tại Lầu 2, số 9 đường Đoàn Văn Bơ, phường 12,
quận 4, TPHCM nhé. Sau khi gửi xe, vui lòng A lên lầu 2 để gặp chị B để phỏng
vấn. Cảm ơn A. Hi vọng được gặp A trong buổi phỏng vấn vào ngày mai. Chào A”.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 16
Nếu ứng viên từ chối phỏng vấn, chỉ cần nói: “Cảm ơn A đã dành chút thời gian để
nói chuyện. Chào A”.
4.2.2. Kết quả
Hoàn thành tốt các cuộc gọi để mời ứng viên đến tham gia buổi phỏng vấn.
Ghi chú lại đầy đủ thời gian mà ứng viên có thể đến phỏng vấn vào lịch và
đưa cho người hướng dẫn.
4.2.3. Ghi chú
Việc sắp xếp lịch phỏng vấn cho các ứng viên tuyển dụng phải được cân
nhắc kĩ càng, tránh sự nhầm lẫn giữa các ứng viên.
Đây là cơ hội để tôi áp dụng những kiến thức được học trong môn kĩ năng
giao tiếp trong trường đại học vào thực tiễn. Nâng cao khả năng giao tiếp, đặc biệt
giao tiếp qua điện thoại cũng như cách xử lý tình huống thỏa đáng. Công việc này
thể hiện tác phong chuyên nghiệp. Nó là một yếu tố quan trọng mà mỗi doanh
nghiệp phải khẳng định để tạo dựng thương hiệu của mình. Để trở thành một nhân
viên, một người chủ giỏi trong tương lai thì cần phải thực hiện tốt công việc này.
Luôn giữ thái độ thân thiện, nhiệt tình. Phát âm rõ ràng, giọng điệu nhẹ
nhàng, từ tốn, âm lượng vừa phải để đối phương nghe rõ.
4.3. Sắp xếp, phân loại hồ sơ lƣu kho
Đây là công việc mà tôi chỉ làm 3 lần. Sau khi nhập dữ liệu hồ sơ từ bảng
thông tin ứng viên, có rất nhiều hồ sơ ở nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau. Công
việc của tôi là phân loại hồ sơ thành từng nhóm, đóng vào thùng, đem lưu kho.
4.3.1. Quy trình thực hiện
Bước 1. Nhận các hồ sơ đã rớt phỏng vấn, không tiếp nhận, đã có việc từ
người phụ trách, sau đó đem đi phân loại.
Bước 2. Sắp xếp hồ sơ thông tin ứng viên ở các vị trí ứng tuyển khác nhau:
data entry (nhập dữ liệu), document checker (kiểm tra tài liệu), direct sale (nhân
viên bán hàng trực tiếp), telesale (nhân viên bán hàng qua điện thoại), underwriter
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 17
(thẩm định), field underwriter (thẩm định tại nhà), credit consultant (tư vấn tín
dụng), collector (thu hồi nợ), field collector (thu hồi nợ qua điện thoại), sale admin
(nhân viên hành chánh kinh doanh, thư ký văn phòng), chăm sóc khách hàng,…
thành từng mục riêng. Sau đó ghi chú lại tên các vị trí tuyển dụng lên bề mặt các bộ
hồ sơ đã phân loại.
Hình 9 - Hồ sơ tuyển dụng (Nguồn: tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 18
Bước 3. Đóng vào thùng, dán băng keo, đem lưu kho.
Hình 10 - Quá trình sắp xếp hồ sơ ứng viên để lƣu kho (Nguồn: Tự chụp)
4.3.2. Kết quả
Các tập hồ sơ được sắp xếp và phân loại đúng vị trí
Tôi hiểu thêm được một phần công việc và trách nhiệm của nhân viên hành
chánh
Tôi học hỏi được cách sắp xếp và phân loại hồ sơ lưu kho.
4.3.3. Ghi chú
Lần đầu tôi được giao công việc rất quan trọng như sắp xếp & phân loại hồ
sơ lưu kho, do bản thân chưa có kinh nghiệm về công việc này nên đã xảy ra khá
nhiều vấn đề trong lúc làm việc, nhưng nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn của chị Bích
Chi (nhân viên phòng HR) nên tôi có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 19
4.4. Kiểm tra thông tin tín dụng (CIC) của khách hàng
Việc kiểm tra thông tin tín dụng giúp công ty biết được tình trạng vay nợ của
khách hàng.
4.4.1. Quy trình thực hiện
Bước 1. Đăng nhập tài khoản vào trang web www.cib.vn
Hình 11 - Trang chủ www.cib.vn (Nguồn: www.cib.vn)
Bước 2. Tìm kiếm mã CIC
Từ những số CMND được tổng hợp trong file excel mà người phụ trách đưa
cho tôi, tôi tiến hành tìm kiếm mã CIC.
Vào mục “Cảnh báo tín dụng” ở trang chủ Tìm kiếm khách hàng Chọn
mục thể nhân và gõ số CMND của khách hàng Xuất hiện mã CIC.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 20
Hình 12 - Quá trình tìm kiếm mã CIC (Nguồn: www.cib.vn)
Ở bước này, sau khi nhập số CMND, trang web không hiện mã CIC, nghĩa là
khách hàng chưa có nợ xấu. Bộ phận TSA (cộng tách viên bán hàng qua điện
thoại) sẽ tiến hành gọi điện thoại cho họ để tư vấn các sản phẩm, dịch vụ công ty.
Hình 13 - Không tìm thấy mã CIC (Nguồn: www.cib.vn)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 21
Bước 3. Kiếm tra thông tin vay nợ của khách hàng sau khi đã có được mã
CIC.
Vào mục “Cảnh báo tín dụng” ở trang chủ Sản phẩm cảnh báo S37 –
Cảnh báo khách hàng tức thời Thông tin về nợ của khách hàng.
Nếu có thông tin về nợ của khách hàng, cụ thể là “Khách hàng hiện đang
quan hệ tại 1 tổ chức tín dụng, không có nợ cần chú ý và không có nợ xấu tại thời
điểm cuối tháng 31/12/2012” không gọi điện để tư vấn sản phẩm.
Hình 14 - Cách vào mục “Cảnh báo KH tức thời” (Nguồn : www.cib.vn)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 22
Hình 15 - Kiểm tra thông tin nợ vay của KH (Nguồn: www.cib.vn)
Bước 4. Nhập dữ liệu
Sau khi tìm kiếm mã CIC và thông tin tín dụng của khách hàng Nhập liệu
vào file excel. Sau đó nộp lại cho người phụ trách.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 23
Hình 16 - Lƣu thông tin đã tìm kiếm (Nguồn: tự chụp)
4.4.2. Kết quả
Kiểm tra thành công các thông tin tín dụng của khách hàng.
Báo cáo chính xác về thông tin của khách hàng vào file excel.
4.4.3. Ghi chú
Kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng thông qua mã CIC là một công
việc quan trọng, từ đó giúp công ty có thể tư vấn về các dịch vụ, sản phẩm một cách
hiệu quả, mang đến những điều tốt nhất cho khách hàng của mình. Vì đây là lần đầu
tôi kiểm tra thông tin tín dụng, còn gặp nhiều bỡ ngỡ, thao tác chưa quen, mạng
Internet ở công ty khá chậm, nên tôi kiểm tra khá lâu. Tôi có xin phép người phụ
trách cho tôi được mang thông tin khách hàng (số CMND) về nhà kiểm tra để công
việc hoàn thành đúng tiến độ được giao.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 24
4.5. Cắt, dán giấy
Tôi phải cắt tên ứng viên ra thành từng mảnh nhỏ, dán lên bề mặt phong bì
bên trong có đính kèm thư mời làm việc hoặc hợp đồng lao động. Công việc này
tưởng chừng sẽ diễn ra nhanh chóng nhưng việc bóc, tách bằng keo và dán lên
phong bì làm tôi mất nhiều thời gian hơn.
4.5.1. Quy trình thực hiện
Bước 1. Nhận công cụ hỗ trợ : kéo, phong bì, danh sách tên ứng viên có đính
sẵn băng keo ở mặt sau.
Hình 17 - Bao phong bì (Nguồn: tự chụp)
Bước 2. Cắt tên ứng viên ra thành từng mảnh nhỏ.
Hình 18 - Những mảnh nhỏ tên ứng viên (Nguồn: tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 25
Bước 3. Chuẩn bị hợp đồng hoặc thư mời làm việc, sau đó bỏ vào phong bì.
Bước 4. Bóc, tách lớp băng keo trên bảng tên ứng viên và dán lên bề mặt
phong bì, sau đó niêm phong lại và gửi người phụ trách.
Hình 19 - Quá trình hoàn thành 1 bao phong bì (Nguồn: tự chụp)
4.5.2. Kết quả
Hoàn thành tốt và nhanh chóng việc cắt dán decal
Cơ hội để tôi rèn luyện tính kiên nhẫn, sự tập trung và tính cẩn thận trong
từng công việc
4.5.3. Ghi chú
Vì có rất nhiều danh sách tên ứng viên, nên tôi phải cắt thật nhanh bằng cách gấp
đôi tờ danh sách tên ứng viên, cắt 1 lần sẽ được 2 mảnh. Công việc bóc, tách lớp
băng keo không dễ dàng, tốn khá nhiều thời gian, nhưng không vì thế mà tôi làm
qua loa và sơ sài.
4.6. Tìm kiếm ứng viên trên mạng
Tìm kiếm các ứng viên đăng tin tuyển dụng trên mạng khi công ty đang thiếu
người, yêu cầu tuyển nhân viên/ cộng tác viên vào các vị trí như: TSA (cộng tác
viên bán hàng qua điện thoại), DSA (cộng tác viên bán hàng trực tiếp), Credit
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 26
consultant (cộng tác viên tư vấn tín dụng),… thông qua việc tìm kiếm ứng viên trên
các trang web tìm việc làm.
4.6.1. Quy trình thực hiện
Bước 1. Vào trang web
Bước 2. Vào mục Cho nhà tuyển dụng Ở phần ngành nghề, chọn lĩnh vực
Ngân hàng, địa điểm làm việc tại TPHCM Tìm kiếm.
Hình 20 - Tìm kiếm ứng viên trên mạng dành cho nhà tuyển dụng
(Nguồn: tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 27
Bước 3. Chọn lọc những ứng viên chưa có kinh nghiệm (mới tốt nghiệp ra
trường), hoặc có kinh nghiệm dưới ứng viên và tuổi đời còn trẻ (từ 22 tuổi đến 25
tuổi)
Hình 21 - Cách chọn lọc thông tin ứng viên (Nguồn: tự chụp)
Bước 4. Lưu họ tên, số điện thoại, địa chỉ của những ứng viên đã tìm được
vào file excel Gửi mail cho người phụ trách.
Hình 22 - Tìm kiếm thông tin của ứng viên (Nguồn : tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 28
Bước 5. Người phụ trách kiểm duyệt danh sách ứng viên này Gọi điện
thoại để giới thiệu công việc mà công ty đang cần tuyển và mời họ đến phỏng vấn.
Hình 23 - Danh sách ứng viên đã tìm kiếm (Nguồn: tự chụp)
Bước 6. Ghi chú lại thời gian mà tôi đã hẹn ứng viên đến phỏng vấn vào file
excel
4.6.2. Kết quả
Tìm kiếm được 40 ứng viên mà người phụ trách yêu cầu.
Gửi danh sách ứng viên cho người phụ trách.
Hoàn tất 40 cuộc gọi mời ứng viên đến tham gia phỏng vấn.
Ghi chú lại thời gian phỏng vấn vào lịch phỏng vấn
4.6.3. Ghi chú
Đa phần ứng viên khi được gọi để mời tham gia phỏng vấn chưa biết cụ thể
về công việc mà công ty cần tuyển, tôi sẽ giải thích ngắn gọn về công việc họ sẽ
làm. Những thắc mắc khác sẽ được trao đổi thêm khi họ tham gia phỏng vấn.
Việc tìm kiếm ứng viên trên mạng đòi hỏi phải có sự tập trung, cẩn thận. Vì
nếu thiếu sự tập trung, ta sẽ bỏ sót những ứng viên tiềm năng.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 29
4.7. Các công việc khác
Ngoài những công việc chính nêu trên tôi còn thực hiện những công việc phụ
khác, giúp tôi trau dồi thêm những kiến thức cũng như những kỹ năng sống cho bản
thân như:
4.7.1. Photocopy tài liệu
Photo hợp đồng, thư mời làm việc, chứng minh nhân dân,… là công việc tôi
thường làm trong quá trình thực tập tại FE Credit. Công việc này dễ làm, đòi hỏi sự
nhanh nhẹn. Tôi chỉ cần được hướng dẫn một lần là có thể làm được.Sau khi được
hướng dẫn sử dụng máy photocopy của công ty, tôi đã biết được cách sử dụng máy
(nút mở máy, nút điều chỉnh mực in, nút điều chỉnh số tờ giấy cần photo), cách lắp
giấy photo vào máy, cách nạp mực khi máy photo hết mực. Đối với việc photo
CMND, để tiết kiệm giấy, tôi sẽ đặt lên máy 2, 3 thẻ CMND để photo cùng lúc. Sau
đó, cắt lại các tờ CMND cho phù hợp. Đối với các loại giấy tờ khác, sau khi photo
sẽ dùng kim bấm đính lại.
Hình 24 - Máy photocopy của công ty (Nguồn : tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 30
4.7.2. Dán “Sign here”
Dán các tờ “Sign here” vào nơi cần xin chữ kí và đóng mộc đỏ của giám đốc,
để giám đốc có thể kí nhanh hơn với hàng trăm hợp đồng lao động. Vì có rất nhiều
hợp đồng cần phải dán “Sign here”, đòi hỏi tôi phải bóc và dán “Sign here” thật
nhanh để hoàn thành công việc. Sau khi nhận được chữ kí và mộc đỏ của giám đốc,
để tiết kiệm cho công ty, tôi sẽ gỡ các tờ “Sign here” này ra, để dành dán vào những
lần sau.
Hình 25 - Cách dán “Sign here” (Nguồn : tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 31
4.7.3. Trang trí phòng
Trang trí cho phòng làm việc đẹp hơn để đón Tết Âm Lịch 2013. Công việc
của tôi là phụ các chị trong phòng Nhân sự cắt kẽm, băng keo, sau đó đính vào
những bông hoa mai, bao lì xì, đèn lồng, và leo lên cầu thang gắn vào trần nhà. Tôi
cảm nhận được không khí Tết đến rất gần với mình, mặc dù hôm đó chỉ mới là ngày
20 Âm Lịch. Sự cười nói rộn ràng của mọi người trong phòng và không khí Tết
đang đến rất gần giúp xua tan mệt mỏi trong tôi.
Hình 26 - Phòng làm việc sau khi đƣợc trang trí (Nguồn: tự chụp)
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 32
5. Nhận xét chung về quá trình thực tập
5.1. Thuận lợi và khó khăn của bản thân
5.1.1. Thuận lợi
Vị trí địa lí : thuận lợi trong việc di chuyển (mất khoảng 10 phút đến công
ty), nằm trong khu vực trung tâm thành phố.
Được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện
đại, đầy đủ tiện nghi tạo điều kiện tốt để nhân viên được làm việc với trạng
thái tinh thần thoải mái và thuận lợi.
Có cơ hội để ứng dụng vào thực tiễn những kiến thức đã học tại trường lớp
(kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, kỹ năng quản lý thời gian khoa học trong
công việc,…).
Học tập được rất nhiều kiến thức mới, văn hoá ứng xử và kinh nghiệm làm
việc của một nhân viên tại văn phòng.
Rèn luyện thêm tính kiên trì, nhẫn nại và cẩn thận trong mọi công việc.
Tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình, cũng như khuyến khích
động viên rất nhiều từ các anh chị nhân viên trong phòng ban Tuyển dụng
(HR). Họ là những nhân viên rất thân thiện, lịch sự và luôn vui vẻ
Tôi được các anh chị nhiệt tình giúp đỡ tìm kiếm tài liệu và hướng dẫn, góp
ý trong quá trình hoàn thành báo cáo
5.1.2. Khó khăn
Lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và
thực tế, tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu và cần thời gian để làm
quen với công việc mới này.
Vì là sinh viên thực tập, nên tôi không có thẻ nhân viên Hạn chế sự ra vào
giữa các tầng lầu trong công ty.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 33
Vẫn chưa được tiếp xúc, cọ xát nhiều với những công việc liên quan đến kiến
thức chuyên ngành. Tôi làm việc dưới hình thực phụ giúp nhân viên thư ký
trong phòng Tuyển dụng.
5.2. Kiến nghị
Tuy thời gian thực tập của tôi tại VPBank Consumer Finance không dài (2
tháng), nhưng nơi đây đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm tốt đẹp về sự thân thiện,
chuyên nghiệp. Qua những gì tôi đã học được tại trường cùng với kinh nghiệm làm
việc tại công ty, tôi xin nêu một vài ý kiến như sau:
Trước sảnh của công ty, tôi đề nghị cần bổ sung thêm nhiều bàn ghế hơn để
ứng viên có chỗ ngồi khi đến phỏng vấn.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp của công ty cũng tạo nên nhiều áp lực
cho nhân viên. Đều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần cũng như thái độ
của mỗi nhân viên. Do đó, ban lãnh đạo có thể xây dựng nên những chương
trình làm việc nhóm, hoạt động ngoài trời, tổ chức những buổi tiệc để giảm
bớt áp lực công việc cũng như tạo tinh thần thoải mái, hăng say làm việc của
nhân viên.
Công ty cần thành lập website riêng của công ty để quảng bá hình ảnh,
thương hiệu riêng của mình.
Hiện nay, ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, chưa có văn phòng của khối Tín
Dụng Tiêu Dùng, gây nên sự khó khăn trong việc trao đổi, liên hệ công việc
của nhân viên. Thiết nghĩ, cần lập thêm nhiều chi nhánh văn phòng để nhân
viên có thể làm việc thoải mái hơn, giảm bớt áp lực công việc.
5.3. Kinh nghiệm đúc kết sau quá trình thực tập
Thời gian gần 8 tuần thực tập tại khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank đã giúp
tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm mang tính thực tiễn cao, có thể giúp tôi hoàn
thiện bản thân, giúp ích cho việc học tập hiện tại và công việc tương lai. Một trong
những kinh nghiệm đúc kết mà tôi rút ra được đó là:
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 34
Khi bạn là một phần của công ty, bạn phải luôn tuân thủ các quy tắc kỉ luật,
chính sách của công ty đề ra, đó là điều quan trọng cơ bản.
Luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiền từ những đồng nghiệp, những người xung
quanh.
Luôn hòa đồng, tôn trọng, giúp đỡ nhau để tạo sự đoàn kết & mối quan hệ
đồng nghiệp vững chắc.
Cần đặt ra mục tiêu phát triển cho bản thân
Khi bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, ý thức làm việc phải
luôn tự giác, luôn giữ thái độ làm việc tích cực. Tuân đúng theo các quy định
do công ty đề ra, đi làm đúng giờ, nghỉ phép phải xin phép
Khi giao tiếp với các anh chị trong cơ quan, phải luôn giữ thái độ tôn trọng,
lịch sự. Khi nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong cơ quan phải biết
nói “cám ơn”.
Khi trình những giấy tờ cho Trưởng phòng/ Giám đốc ký thì phải sắp xếp
gọn gàng theo thứ tự, nên chỉ rõ ràng những chỗ cần Giám đốc ký. Khi giao
tiếp với những người ngoài công ty, chúng ta cũng cần phải có thái độ lịch
sự. Khi có khách đến công ty, phải chào hỏi để tỏ thái độ lịch sự.
Khi gọi điện đến cho khách hàng, điều đầu tiên nhất là phải giới thiệu mình
là từ công ty nào gọi đến, cần gặp ai. Luôn giữ thái độ thân thiện, nhiệt tình.
Phát âm rõ ràng, giọng điệu nhẹ nhàng, từ tốn, âm lượng vừa phải để đối
phương nghe rõ. Trong quá trình giao tiếp với khách hàng phải nói chuyện
nhỏ nhẹ, từ tốn, ngắn gọn nhưng súc tích, cố gắng truyền đạt mục đích của
mình cho khách một cách dễ hiểu nhất.
Nếu có mắc phải lỗi do sơ suất trong công việc thì phải biết nhận trách
nhiệm, xin lỗi và rút kinh nghiệm.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 35
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập, tôi đã hoàn thành tương đối tốt các mục tiêu đã đề ra.
Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tinh thần ham học hỏi và sự chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình của đàn anh đàn chị trong công ty, tôi đã phần nào hoàn
thành các mục tiêu đề ra ban đầu:
Học hỏi thêm nhiều kiến thức và kĩ năng làm việc thực tiễn trong văn phòng
nói riêng và công ty nói chung.
Tạo được niềm tin và mối quan hệ tốt với các nhân viên trong công ty.
Hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp, học hỏi và nắm bắt được
hoạt động của phòng tuyển dụng.
Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế tại doanh nghiệp và
hoàn thành công việc được giao
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966
Tuy bước đầu gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc làm quen công việc nhưng nhờ sự
kiên nhẫn, luôn cầu tiến và quan trọng hơn là sự nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn của các nhân viên nên tôi đã hoàn tất nhanh chóng các công việc được
giao.
Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên tôi chưa hoàn
thành báo cáo này một cách hoàn hảo và chỉnh chu nhất. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được những sự góp ý, đánh giá sâu sắc và chân thành của Quý Công ty cũng như
của Quý thầy cô để tôi có thể nhìn thấy được những sai sót cũng như những mặt hạn
chế và lỗ hổng trong quá trình học tập, làm việc của chính mình. Từ đó, tôi có thể
rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho bản thân, góp
phần làm hành trang quý giá cho bài Báo cáo Thực tập tốt nghiệp cũng như cho sự
nghiệp của mình sau này. Đồng thời, tôi rất hi vọng và mong muốn trường Đại học
Hoa Sen có thể cho sinh viên chúng tôi có thêm được những cơ hội thực tập, được
tiếp xúc và làm việc, hòa nhập với môi trường doanh nghiệp hơn nữa.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu giới thiệu tổng quan về công ty VPBank Consumer được lưu hành nội bộ.
Trường Đại Học Hoa Sen 2013
Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ix
PHỤ LỤC
Thông tin ứng viên.
Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân và đăng ký dịch vụ.
Giấy đăng ký sử dụng bộ sản phẩm trả lương cho cán bộ, công nhân viên
VPBank – VPS.
Tờ khai đăng ký thuế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104503_do_ngoc_minh_6502.pdf