Báo cáo Thực tập sản xuất tại giàn 5 mỏ bạch hổ

1. Các vấn đề chung: 2. Cấu tạo giàn khoan và các block trên giàn 3. Các phương pháp khai thác đang dùng trên giàn 3.1 Vận hành giếng khai thác tự phun 3.2 Vận hành giếng khai thác bằng Gaslift 4. Thiết bị miệng giếng 5. Sơ đồ công nghệ khai thác của giàn 5 và toàn mỏ 6. Các vấn đề về bình tách, bình 100 m ,bình đo . 7. Cấu tạo và vận hành tủ điều khiển TSK 8. Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của các loại máy bơm sử dụng trên giàn 9. Cấu tạo nguyên lý làm việc trạm GUP- 100 10.Cấu tạo, tính năng kỹ thuật và cách vận hành máy nén khí 11. Sơ đồ công nghệ của hệ thống bơm ép nước vỉa 12. Cấu tạo, các thành phần của thiết bị lòng giếng

doc99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2992 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập sản xuất tại giàn 5 mỏ bạch hổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác dầu khí. - Trạm thủy lực ГУП-100 có chức năng đóng mở từ xa 16 van dập giếng loại ZM-80Гx350 (hoặc các van tương đương) nhằm: • Thực hiện việc bơm dập giếng khi xãy ra sự cố hoặc dập giếng theo kế hoạch. • Thực hiện việc chuyển đổi công nghệ khi cần thiết (gọi dòng, rửa giếng, xử lý axít …). 9.1.2 Thông số kỹ thuật của trạm thủy lực ГУП-100 Trạm thủy lực ГУП-100 bao gồm 02 cụm chức năng: 01 bộ nguồn thủy lực ГУП- 100 và 01 hệ thống phân phối các van điều khiển đóng mở các van dập giếng. • Bộ nguồn thủy lực ГУП-100 1. Kích thước: 1100x1600x1400 (mm) 2. Bình tích năng thủy lực (2 bình): Duy trì áp suất hoạt động của trạm (60-80 Bar) + Hãng sản xuất: HEDAC (Đức) + Loại bình: Loại màng, nạp khí nitơ + Model: SB330-100A1/112-210A + Dung tích: 100 L + Áp suất làm việc cho phép: 210 Bar 3. Bộ khóa chặn và van an toàn (Safety & Shut off Block): + Hãng sản xuất: HEDAC (Đức) + Model: 32M-1-2-T210A + Lưu lượng xả của van an toàn: 200L/phút + Áp suất làm việc cho phép: 210 Bar 4. Bơm bánh răng: + Hãng sản xuất: COMMERCIAL INTERTECH (Đức) + Serial: α + Model: P11A193BEAQ11-24 + Áp suất làm việc cho phép: 276 Bar + Lưu lượng: 11 cm3 /vòng (15,5L/phút khi vận tốc động cơ là 1415 V/Ph) + Tốc độ quay min: 500V/ph + Tốc độ quay max: 3600V/ph 5. Bơm tay: Dùng khi sự cố mất nguồn điện + Hãng sản xuất: CAPAPPA (Ý) + Model: PMS 25-VP + Áp suất làm việc cho phép: 300 Bar + Lưu lượng của hành trình kép: 25 cm3 6. Van một chiều: + Hãng sản xuất: PARKER (Mỹ) + Model: C600-SV + Áp suất làm việc cho phép: 207 Bar + Lưu lượng: 30 L/ph 7. Van an toàn: Bảo vệ bơm và bình tích năng + Hãng sản xuất: PARKER (Mỹ) + Model: RA101S30V-6P + Lưu luợng định mức: 112,5 L/ph + Dãy áp suất đặt: 7-210 Bar 8. Lọc dầu thủy lực: + Hãng sản xuất: PARKER (Mỹ) + Model: 12 AT + Lưu lượng: 60 L/ph 9. Động cơ điện + Hãng sản xuất: BROOK HANSEN + Công suất động cơ: 3 KW + Tốc độ quay: 1415 V/ph + Điện áp: 3 pha, 380V, 50 Hz + Độ cách điện IP: 65 10. Đồng hồ áp suất tiếp điểm điện: Làm nhiệm vụ đóng tắt tự động bơm bánh răng nhằm duy trì áp suất trạm thủy lực ГУП-100 ở dãy áp suất đặt trước. + Hãng sản xuất: KOBOLD (Đức) + Model: MAN-01-M2-3-E-E-3-0/160-41M-01D, BM2 + Dải áp suất đặt: 10 Bar – 160 Bar + Độ cách điện IP: 65 • Hệ thống phân phối các van điều khiển 1. Kích thước: 800x5000x2100 (mm) 2. Van điều khiển + Hãng sản xuất: PARKER (Mỹ) + Model: D1VL 1CN + Loại van: Điều khiển cần, 4 cửa, 3 vị trí cố định + Áp suất làm việc cho phép: 345 Bar + Lưu lượng cực đại: 83L/ph 3. Van cầu: + Van cầu Ф10: - Áp suất làm việc cho phép: 200 Bar - Model: 47 30 1017 + Van cầu Ф20: - Áp suất làm việc cho phép: 200 Bar - Model: 47 31 20 28 9.1.3 Sơ đồ nguyên lý của trạm thủy lực ГУП-100 9.2 VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG TRẠM THỦY LỰC ГУП-100 9.2.1 Công tác chuẩn bị + Kiểm tra trạng thái đóng, mở các van: - Van đường ra của bơm bánh răng (10), hai van cầu Ф20 (15), hai van cầu Ф20 ở hai cụm “Safety & shut off block” phải ở vị trí mở. - Van tuần hoàn (09), hai van cầu Ф10 (van xả bình tích áp) ở hai cụm safety & shut off block phải ở vị trí đóng. - Các van cầu Ф10 (17) trên “ Hệ thống phân phối các van điều khiển” phải ở vị trí mở. - Tay gạt các van điều khiển (16) ở vị trí trung gian ( thẳng đứng) nhằm cách ly đường cấp nhớt cao áp và cơ cấu chấp hành (van dập giếng). + Kiểm tra mức nhớt thủy lực trong bồn nhớt (14), đảm bảo thấp nhất bằng mức hiển thị trên bồn nhớt. + Kiểm tra áp suất bình tích áp (01), nếu áp suất bình tích áp nhỏ hơn 20 Bar thì phải nạp lại bằng khí nitơ ( Pmax=54 Bar). + Kiểm tra vị trí đặt dãy áp suất trên đồng hồ tiếp điểm điện ( 60-80 Bar). + Kiểm tra sự cấp điện cho trạm thủy lực bằng cách quan sát đèn hiển thị màu đỏ POWER trên bảng điều khiển. + Kiểm tra tình trạng các van dập giếng ở block 1, 2. Đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ khi van dập giếng thay đổi trạng thái đóng hoặc mở. 9.2.2 Khởi động hệ thống a. Vận hành hệ thống tự động + Bước 1: Trên bảng điều khiển gạt công tắc từ vị trí STOP sang vị trí AUTO, đèn chỉ thị màu xanh sánh lên, bơm bánh răng (03) hoạt động, áp suất bình tích áp tăng dần. + Bước 2: Quan sát đồng hồ tiếp điểm điện (12), khi áp suất bình tích áp đạt 80 Bar bơm sẽ tự dừng, khi áp suất giảm xuống 60 Bar bơm sẽ khởi động lại. + Bước 3: Gạt “Tay gạt van điều khiển” trên hệ thống phân phối các van điều khiển về vị trí mở (OPEN) hoặc đóng (CLOSE) như mong muốn. Chú ý: Để khắc phục hiện tượng lọt khí vào đường ống dẫn nhớt thủy lực đến van dập giếng cần xả khí bằng cách ấn vào nút tròn màu đen trên đồng hồ áp suất (18) rồi vặn ngược chiều kim đồng hồ. + Bước 4: Kiểm tra trạng thái van dập giếng (19) ngoài block 1, 2. Nếu van dập giếng chưa mở (hoặc đóng) cần kiểm tra lại tình trạng pít tông-xi lanh của van dập giếng sau đó lập lại bước 3. b. Vận hành không có hệ thống tự động Công tác chuẩn bị tương tự như khi “Vận hành hệ thống tự động”. + Bước 1: Trên bảng điều khiển gạt công tắc từ vị trí STOP sang vị trí MANUAL, đèn chỉ thị màu xanh sánh lên, bơm bánh răng (03) hoạt động, áp suất bình tích áp tăng dần. Khi áp suất trong hệ thống đạt 100 Bar nhớt thủy lực sẽ xả qua van an toàn (06) về bồn chứa nhớt (14). + Bước 2: Gạt “Tay gạt van điều khiển” trên hệ thống phân phối các van điều khiển về vị trí mở (OPEN) hoặc đóng (CLOSE) như mong muốn. + Bước 3: Kiểm tra trạng thái van dập giếng (19) ngoài block 1, 2. Nếu van dập giếng chưa mở (hoặc đóng) cần kiểm tra lại tình trạng pít tông-xi lanh của van dập giếng sau đó lập lại bước 3. Chú ý: Không nên cho hệ thống vận hành ở chế độ này trừ trường hợp bất khả kháng như hỏng đột xuất hệ thống điều khiển tự động hoặc đồng hồ tiếp điểm điện vì ở chế độ này nhớt thủy lực luôn xả về bồn với áp suất P=100 Bar sẽ làm nóng nhớt nên hiệu suất làm kín và khả năng làm việc của hệ thống sẽ giảm. 9.2.3 Kiểm tra trong quá trình vận hành - Trạm thủy lực ГУП-100 luôn ở chế độ làm việc tự động nhằm thực hiện nhanh chóng việc mở van dập giếng khi xảy ra sự cố cần phải dập giếng. - Những người chịu trách nhiệm vận hành trạm thủy lực ГУП-100 hàng ngày phải kiểm tra tình trạng của trạm: • Kiểm tra mức nhớt trong bồn. • Kiểm tra áp suất bình tích áp. • Kiểm tra tình trạng bơm bánh răng. - Kiểm tra sự rò rỉ nhớt thủy lực trên trạm thủy lực ГУП-100 và hệ thống đường ống dẫn thủy lực đến các van dập giếng. - Ghi chép các thông số hệ thống vào sổ thông số. 9.2.4Dừng hệ thống trạm ГУП-100 Hệ thống trạm ГУП-100 chỉ dừng trong các trường hợp sau: - Bảo dưỡng trạm theo lịch. - Bảo dưỡng động cơ điện theo lịch. - Sự cố rò rỉ nhớt thủy lực của trạm hoặc các ống dẫn đến van dập giếng. + Bước 1: Trên bảng điều khiển gạt công tắc từ vị trí AUTO sang vị trí STOP, đèn chỉ thị màu vàng ở vị trí AUTO tắt, bơm bánh răng (03) ngừng hoạt động. + Bước 2: Đóng 02 van cầu Ф20 ở 02 cụm safety & shut off block để duy trì áp suất trong bình tích áp. + Bước 3: Mở van xả (09) để xả áp xuất đường cấp thủy lực. + Bước 4: Đóng 02 van cầu (15) để cách ly bộ nguồn thủy lực và hệ thống phân phối van điều khiển. • Chú ý: Trường hợp sửa chữa nhỏ: Khắc phục rò rỉ nhớt thủy lực trên đường ống dẫn hoặc thay van dập giếng, thực hiện như sau: + Bước 1, 2, 3: Như qui trình dừng nói trên. + Bước 4: Gạt “Tay gạt” của van điều khiển (16) của van dập giếng bị rò nhớt hoặc cần thay thế qua lại vị trí CLOSE và OPEN vài lần để đảm bảo xả hết áp suất và nhớt trong đường ống dẫn thủy lực. + Bước 5: Đóng 02 van cầu Ф10 (17) của đường ống dẫn thủy lực bị rò rỉ hoặc đường ống dẫn thủy lực của van dập giếng cần thay thế. + Bước 6: Tiến hành khắc phục sự rò nhớt hoặc thay van dập giếng. 9.3 KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ CÁC TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP 9.3.1Dừng hệ thống trạm ГУП-100 khi có sự cố Người chịu trách nhiệm vận hành trạm thủy lực ГУП-100 phải nhanh chóng thực hiện việc dừng trạm thủy lực theo đúng qui trình được mô tả ở mục 4 khi phát hiện ra sự rò rỉ nhớt thủy lực, rò rỉ các van dập giếng, vở đường ống thủy lực … 9.3.2 Nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục sự cố Nguyên nhân dừng sự cố trạm ГУП-100 chủ yếu là do: - Mức nhớt trong bồn thủy lực quá thấp. - Rò rỉ nhớt thủy lực. - Rò rỉ van dập giếng. - Vở đường ống thủy lực. - Hỏng đột xuất bơm bánh răng. - Mất điện sự cố. • Việc khắc phục các sự cố ( rò rỉ nhớt thủy lực, rò rỉ van dập giếng, vở đường ống thủy lực) trước tiên cần phải tuân thủ theo mục .4 “Dừng hệ thống trạm ГУП-100”. Sau khi khắc phục sự cố tuân thủ theo mục 2 “Vận hành bình thường trạm thủy lực ГУП-100”. • Riêng sự cố hỏng bơm bánh răng hoặc mất điện tại thời điểm cần mở hoặc đóng van dập giếng thì phải sử dụng bơm tay (04). Bơm tay có tác dụng duy trìáp suất trạm thủy lực để đóng hoặc mở van dập giếng với áp suất làm việc cho phép là 300 Bar, lưu lượng một hành trình kép là 25 cm3. 9.3.3 Khởi động lại hệ thống ГУП-100 sau sự cố Quy trình khởi động lại hệ thống phải tuân thủ mục 2 “Vận hành bình thường trạm thủy lực ГУП-100”. 10.Cấu tạo, tính năng kỹ thuật và cách vận hành máy nén khí 10.1.NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TRẠM MNK GA-75FF Máy nén khí GA-75 là các máy nén khí kiểu trục vít đơn cấp làm việc với độ ổn định cao, độ ồn nhỏ, đáp ứng được yêu cầu cung cấp khí điều khiển các thiết bị khai thác và các yêu cầu khác trên các công trình biển cũng như các công trình khác có nhu cầu khí nén. Lưu lượng 11,3 m3/phút Áp suất làm việc tối đa 10 Bar Áp suất làm việc thông thường 08 Bar Nhiệt độ môi trường xung quanh lớn nhất 400C Áp suất không khí đầu vào(AS tuyệt đối) 01 Bar Nhiệt độ điểm sương 030C Nhiệt độ đầu ra máy nén (90÷100)0C Dầu bôi trơn Energol RC-R68 Kiểu động cơ 380v/3pha/50Hz Công suất động cơ 75 Kw 10.1.1 HỆ THỐNG NÉN KHÍ: 1) Mạch lưu thông của khí nén: Khi máy nén khí E làm việc,không khí từ môi trường được hút vào qua phin lọc khí AF,mở van đường vào IV,vào MNK và được nén lại.Khí nén và dầu bôi trơn từ MNK qua van ngược CV vào bình gom-tách dầu bôi trơn AR.Ở đây, khí nén được tách ra, đi qua phin lọc OS,qua van áp suất cực tiểu Vp vào khoang tản nhiệt Ca và được làm mát một phần trước khi đi vào khoang làm khô khí 9.Còn dầu bôi trơn được phin lọc OS giữ lại và được gom ở phần dưới bình tách AR.Khí nén,sau khi được làm lạnh và tách condensate (chất lỏng lẫn trong khí nén) ở khoang 9,qua cửa AO đi vào bình chứa và được phân phối đến các thiết bị tiêu thụ. Van ngược CV có tác dụng ngăn sự thổi ngược của khí nén khi MNK dừng. Van áp suất cực tiểu Vp,kết cấu giống van ngược,có tác dụng giữ cho áp suất trong bình tách không tụt xuống thấp hơn mức áp suất cực tiểu định trước và ngăn sự hồi ngược trở lại của khí nén. 2) Cơ cấu nạp,ngắt tải của MNK: +)Ngắt tải: Nếu lượng khí tiêu thụ nhỏ hơn lượng khí được sản xuất trên đường ra của MNK thì áp suất trên đường ra sẽ tăng lên.Khi áp suất này đạt tới áp suất ngắt tải,van điện từ(kiểu cuộn dây) Y1 ngắt sự tác động của từ lực(do tác động của áp lực khí làm ngắt điện cuộn dây của Y1,làm mất từ lực).Piston của van điện từ Y1 bị đẩy trở lại do lực lò xo,mở thông khoang chứa khí điều khiển với khí trời.Lúc này, áp lực điều khiển trong khoang piston van nạp tải LP và van ngắt tải UV giảm xuống do cũng được thông với khí trời.Piston van nạp tải LP, nhờ tác dụng của lò xo, bị đẩy lên trên,kéo van đường vào IV đóng lại,ngăn không cho không khí đi vào MNK. MNK sẽ chạy ở chế độ không tải và sản lượng khí ở đầu ra = 0. Khí điều khiển từ bình tách AR qua ống mềm 8 được dồn hết về cơ cấu ngắt tải UA thông với khoang trước cửa hút của MNK.Vì vậy, áp lực khí điều khiển được duy trì cân bằng ở mức thấp trong suốt quá trình ngắt tải. +)Nạp tải: Khi áp suất trên đường ra của MNK giảm xuống đến mức áp suất nạp tải đã định(theo chương trình đã cài đặt), cuộn dây của van điện từ Y1 sẽ được đóng cấp điện,làm xuất hiện từ lực, ngược hướng lực tác dụng của lò xo, đẩy piston lên, đóng cửa thông với khí trời, đồng thời mở khí điều khiển từ bình tách AR đi vào van nạp tải LP và van ngắt tải UV.Van ngắt tải UV đóng đường khí điều khiển về cơ cấu ngắt tải UA.Piston van nạp tải LP bị đẩy xuống,do áplực khí điều khiển, làm mở van đường vào IV,cung cấp khí cho MNK.Nó sẽ làm việc ở chế độ có tải và khí nén trên đường ra sẽ tiếp tục được cung cấp. 10.1.2 HỆ THỐNG BÔI TRƠN : Ban đầu,cần phải có một lượng dầu bôi trơn nhất định trong MNK và trong bình tách AR.Mức dầu bôi trơn trong bình được chỉ báo bởi cơ cấu kiểm tra mức GL. Lượng dầu trong bình tách phải nằm trong giới hạn chỉ báo từ vạch có màu xanh lá cây đến các vạch có màu cam.Khi cơ cấu kiểm tra mức chỉ báo ở vùng có màu đỏ là giới hạn cảnh báo nguy hiểm,hệ thống đang thiếu dầu bôi trơn. Khi MNK làm việc ở chế độ có tải (Load),dầu bôi trơn trộn lẫn khí nén qua van ngược CV, đi vào bình tách AR.Tại đây,một phần lớn các phần tử dầu bôi trơn trong hỗn hợp dầu khí được tách ra nhờ lực ly tâm và trọng lực.Phần còn lại của dầu bôi trơn được phân tách nốt nhờ bộ lọc OS của phin lọc trong bình tách.Chúng được gom lại ở phần dưới của bình tách.Nhờ áp lực khí nén,dầu bôi trơn từ bình tách AR đi qua các phin lọc dầu OF và van chặn Vs đến máy nén khí E để bôi trơn cho các bộ phận.Van chặn Vs chỉ được mở nhờ áp lực khí nén trên đường ép khi MNK làm việc. Khi MNK ngừng làm việc van chặn Vs đóng lại,ngăn không cho dầu bôi trơn từ bình tách hồi về tràn ngập MNK. Có một lượng rất nhỏ dầu bôi trơn có thể lọt qua các phần tử lọc,lắng đọng ở phần đáy bộ lọc OS và được dẫn qua đường thu hồi dầu đọng 14 về MNK, cũng nhờ áp lực khí nén trong bình tách . Một phần dầu bôi trơn từ bình tách AR còn được dẫn đến khoang làm mát dầu Co. Khi nhiệt độ dầu bôi trơn thấp hơn 40ºC van bypass BV đóng lại, chặn đường dầu từ khoang làm mát Co về.Van bypass BV chỉ mở ra khi nhiệt độ dầu bôi trơn của hệ thống tăng đến 40ºC, để bổ sung lượng dầu đã được làm nguội ở Co,nhằm giảm nhiệt độ cho dầu bôi trơn .Khi nhiệt độ dầu tăng đến xấp xỉ 55ºC thì van bypass sẽ đóng chặn đường dầu từ bình tách AR đến thẳng OF,buộc toàn bộ dầu bôi trơn phải đi qua khoang làm mát Co để được làm nguội. Chú ý: Dầu bôi trơn sử dụng cho các MNK trục vít kiểu GA-75FF của hãng ATLAS COPCO được khuyến nghị sử dụng là loại Atlas Copco Roto-injectfluid .Chúng thường được chứa trong các can có dung tích 20 lít (có số thứ tự đặt hàng-Ordering number-là :2901 0522 00) hoặc các thùng phi có dung tích 209 lít (Ordering number :2901 0522 01). Đây là loại dầu bôi trơn có chất lượng tốt, chuyên dụng cho các máy nén khí trục vít.Chúng đảm bảo điều kiện làm việc tối ưu cho các hệ thống của MNK. Ngoài ra ,theo hướng dẫn của ATLAS COPCO,các loại dầu khoáng chất lượng cao,có chứa các phụ gia ức chế sự ôxy hoá,chống tạo bọt,chống mài mòn cũng có thể sử dụng đ ược cho MNK trục vit nếu tương ứng với nhiệt độ môi trường và ISO 3448,chúng phải đạt các chỉ tiêu về độ nhớt như sau: -Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 25ºC: cấp độ nhớt: ISO VG 68 ; chỉ số độ nhớt nhỏ nhất :95 -Nhiệt độ trong khoảng từ 25ºC đến 0ºC: cấp độ nhớt: ISO VG 46; chỉ số độ nhớt nhỏ nhất :95 Cần phải lưu ý:Trước khi thay thế dầu bôi trơn Atlas Copco Roto-injectfluid bằng các loại dầu khoáng khác cần phải xả hết dầu cũ ,rửa sạch toàn bộ hệ thống và thay toàn bộ các phần tử lọc dầu bôi trơn. 10.1.3 HỆ THỐNG LÀM MÁT : Các trạm MNK kiểu GA 55÷GA 90 CW của hãng ATLAS COPCO có 2dạng làm mát :-làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước. +)Làm mát bằng nước : Khí nén và dầu bôi trơn được dẫn qua khoang nước làm mát trong các đường ống phụ riêng biệt, để làm mát.Khoang nước làm mát có các đường ống cấp và thoát cho nước lưu thông .Ngoài ra chúng còn được lắp đặt các cơ cấu bảo vệ. +)Làm mát bằng không khí : Như đối với kiểu GA-75FF,hệ thống làm mát bao gồm các khoang làm mát khí nén Ca và khoang làm mát dầu bôi trơn Co độc lập. Không khí làm mát được cung cấp bởi quạt gió FN.Quạt gió FN được dẫn động bằng động cơ điện M2,bố trí như sơ đồ nguyên lý đã giới thiệu. 10.1.4 HỆ THỐNG LÀM KHÔ KHÍ : Khí nén sau khi đi qua khoang làm mát Ca, được làm nguội một phần ở đây.Sau đó,chúng đi vào khoang cách ly 9.Từ khoang trao đổi nhiệt với không khí(l ạnh)13, khí nén được làm lạnh dần và bắt đàu sự ngưng tụ hơi nước.Khi vào đến khoang trao đổi nhiệt với dàn lạnh máy lạnh 15,khí nén được làm lạnh tiếp nhờ sự bay hơi của môi chất làm lạnh thu bớt nhiệt của chúng.Tại đây,khí nén được làm lạnh đến ngang nhiệt độ bay hơi của môi chất làm lạnh.Hơi nước trong khí nénngưng tụ lại càng nhiều hơn.Khí nén đã được làm lạnh từ 15 đi qua bình tách condensate 4 (còn gọi là bẫy condensate) và các chất ngưng tụ (condensate) trong chúng được tách ra. Condensate được xả tự động qua cơ cấu xả tự động 5 hoặc qua van xả condensate bằng tay 6. Khí nén sau khi đi qua khoang trao đổi nhiệt 13 vẫn còn hơi ấm.Chỉ sau khi đi qua khoang trao đổi nhiệt với dàn lạnh máy lạnh 15 và bình tách condensate 4 mới trở thành khí lạnh và khô.Tuy nhiên,chúng vẫn còn tiếp tục được tách và xả condensate ở bên ngoài tại bình áp lực chứa khí nén và các phin lọc-tách condensate thông qua các cơ cấu xả tự động. 10.1.5 HỆ THỐNG MÁY LẠNH : Hệ thống máy lạnh có nhiệm vụ làm khô khí nén,bao gồm: quạt gió 1 được dẫn động bởi động cơ điện M 4 ;máy nén khí lạnh M 3;d àn ngưng tụ(dàn nóng) 2;dàn lạnh(dàn bay hơi) 15;bình gom 10;phin lọc kiểu khô 12;van bypass đường gas nóng 11; ống mao dần(zicler) 7;rơle bảo vệ áp suất cao S3; chuyển mạch điều khiển quạt máy lạnh S2… Máy nén khí lạnh M 3 có nhiệm vụ nén môi chất làm lạnh dạng gas nóng đến áp suất cao, chuyển chúng qua dàn ngưng tụ(dàn nóng) 2 và ở đó chúng được quạt gió 1 làm mát để có thể ngưng tụ ở mức cao nhất thành môi chất làm lạnh dạng lỏng.Sau đ ó, môi chất làm lạnh(dạng lỏng) đi qua phin lọc kiểu khô 12 đến ống mao dẫn 7.Môi chất làm lạnh đi qua ống mao d ẫn 7 ở áp suất bay hơi.S ự bay hơi này của môi chất làm lạnh kết thúc ở dàn lạnh trong khoang trao đổi nhiệt 15. Ở đó,khi bay hơi, chúng thu nhiệt của khí nén cho đến khi áp suất hơi bão hoà. Phần môi chất làm lạnh đã hấp thu nhiệt ở dàn lạnh được máy nén khí M 3 hút về thành một vòng tuần hoàn. 10.1.6 -HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VẬN HÀNH: 1. Chuẩn bị vận hành: - Kiểm tra tình trạng cụ thể của máy nén trong sổ nhật kí trước khi đưa vào vận hành. - Nếu máy đã ngưng hoạt động quá 06 tháng ta phải cải thiện tình trạng bôi trơn của phần máy nén bằng cách tháo các bulông và nâng bộ phận không tải lên, sau đó rót vào máy nén 3/4lít dầu (dầu bôi trơn sử dụng cho máy nén) qua khe hở vừa được tạo ra. Sau đó lắp lại bộ phận không tải như cũ. - Kiểm tra mức dầu bôi trơn. Vạch chỉ mức dầu phải nằm trong vùng màu xanh lá cây của nút chỉ thị mức. Trong trường hợp vạch chỉ nằm trong vùng màu đỏ thì phải tiến hành bổ xung thêm dầu cho tới khi đạt yêu cầu. - Kiểm tra và làm sạch bẫy bụi của phin lọc không khí đầu vào. - Kiểm tra núm chỉ thị trên thân phin lọc đầu vào. Nếu phần màu đỏ thò hết ra ngoài thì cần phải thay thế phin lọc mới. Sau khi thay phin mới phải đặt lại nút chỉ thị bằng cách nhấn núm chỉ thị cho nó tụt vào trở lại, sau đó khi chạy máy cần đặt lại thời hạn thay thế phin lọc theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 4000giờ. - Kiểm tra sự hiện diện của các dây tiếp địa. Không vận hành máy khi không có các dây này. - Báo cho thợ trực điều độ điện để phân bố tải hợp lý cho hệ thống điện. .2. Khởi động máy: 􀂾 Mô tả các nút điều khiển trên bảng điều khiển của máy. -Các nút điều khiển của các loại máy trên là tương tự nhau chỉ khác là cách bố trí trên bảng điều khiển mà thôi. Dưới đây là bảng điều khiển của máy GA-75: CÁC PHÍM CHỨC NĂNG,NÚT BẤM VÀ ĐÈN TÍN HIỆU Bước 1: Bật công tắc nguồn. Đèn (6) báo nguồn bật sáng và màn hình hiện lên chữ “Compressor off”. Bước 2: Mở van đầu ra. Bước 3: Kiểm tra các thông số cài đặt. Bước 4: Đóng van xả condensate. Bước 5: Nhấn nút khởi động (2). Máy nén bắt đầu chạy và đèn (8) sẽ tự động bật sáng sau 10 giây. Máy nén bắt đầu hoạt động tự động thay đổi giữa 2 chế độ “auto loaded” và “auto unloaded” 3. Trong quá trình vận hành: - Kiểm tra mức nhớt bôi trơn trong quá trình vận hành: Vạch chỉ mức phải nằm trong vùng màu xanh lá cây. Nếu trong trường hợp vạch chỉ thị cho biết nhớt bôi trơn đang ở mức thấp thì phải nhấn nút (1) dừng máy và chờ trong vài phút, xả áp suất trong hệ thống bình tách nhớt và bổ xung nhớt cho đạt tới mức yêu cầu. - Kiểm tra núm chỉ thị trên thân phin lọc đầu vào. Nếu phần màu đỏ thò hết ra ngoài thì cần phải thay thế phin lọc mới. Sau khi thay phin mới phải đặt lại nút chỉ thị bằng cách nhấn núm chỉ thị cho nó tụt vào trở lại, sau đó khi chạy máy cần đặt lại thời hạn thay thế phin lọc . - Kiểm tra sự hiện diện thường xuyên của đèn (8) cho biết máy hoạt động tự động. - Kiểm tra màn hình hiển thị. Nếu nó chỉ ra các yêu cầu về bảo dưỡng hoặc thay thế đối với các thành phần hợp thành của máy thì nên dừng máy và làm công việc bảo dưỡng hoặc thay thế cần thiết, sau đó cần cài đặt lại thời hạn cho lần kế tiếp theo khuyến cáocủa nhà sản xuất,dưới đây là bảng thông số cài đặt thời gian sử dụng cho các loại phin lọc cho từng loại máy nén: * Chú ý: Mỗi khi có một cảnh báo, yêu cầu bảo dưỡng, bộ phận cảm biến bị lỗi hoặc thông tin quá tải motor được hiện lên thì khoảng trống giữa các phím chức năng F1- F2-F3 được điền đầy bằng các dấu (**) nhấp nháy. Khi có hơn một thông tin cần được hiện lên thì các thông tin sẽ hiện lên kế nhau cứ sau mỗi 03 giây - Kiểm tra các thông tin về các điều kiện của máy nén bằng cách nhấn F2-“more” trên màn hình hiển thị chính: + Tình trạng điều khiển của máy nén: Tự động hay bằng tay. + Tình trạng thời gian start/stop của máy. + Áp suất lớn nhất khi chuyển sang chế độ không tải (Off line). + Áp suất đầu ra máy nén. + Nhiệt độ đầu ra máy nén. Nhiệt độ này thông thường vào khoàng (90÷100)0C tùy thuộc vào nhiệt độ khí đầu vào. Thiết bị bảo vệ quá nhiệt này được đặt trong khoảng (100÷110)0C. + Nhiệt độ điểm sương. Nhiệt độ điểm sương được cài đặt trong khoảng (03÷15)0C, song do các máy của chúng ta làm việc trong môi trường độ ẩm cao nên ta nên đặt ở khoảng (03÷04)0C. + Áp suất chênh áp trong và ngoài phin tách nhớt (GA-75). + Tình trạng bảo vệ quá tải motor chính, motor quạt làm mát. + Tổng số giờ hoạt động và tổng số giờ mang tải. - Kiểm tra sự hoạt động của van xa condensate tự động. - Điều khiển bằng tay: Thông thường, máy nén hoạt động ở chế độ tự động. Khi đó đèn báo (8) luôn sáng. Nếu yêu cầu máy nén có thể được xả tải bằng tay. Trong trường hợp này, máy nén được bật sang chế độ không tự động, máy nén vẫn chạy không tải trừ khi nó được mang tải lại bằng tay. Xả tải bằng tay: Nhấn nút “Unld”-(5). Đèn báo tình trạng điều khiển (8) sẽ tắt. Tin nhắn “Manual Unloaded”- xả tải bằng tay xuất hiện. Đóng tải bằng tay: Nhấn nút “Load”-(5). Đèn báo tình trạng điều khiển (8) sẽ sáng. Lệnh : “Load” không tác động tới việc đóng tải cho máy nén, nhưng nó đưa máy nén trở lại trạng trạng thái làm việc tự động. - Nghe ngóng phát hiện những tiếng động bất thường để có nghững hành động kịp thời khắc phục. 4.Dừng máy: - Dừng máy ở chế độ bình thường - Nhấn nút “Stop”-(1), đèn báo tình trạng điều (8) khiển tắt. Tin nhắn “Programmed stop” xuất hiện. Máy nén chạy không trong 30 giây rồi dừng. - Dừng máy nén trong trường hợp khẩn cấp, nhấn nút “Emergency stop”-(S3),đèn “general alarm”-(7) sẽ nhấp nháy. Sau khi khắc phục các lỗi, khi khởi động lại cần giải phóng nút dừng khẩn cấp và nhấn nút “reset” trước khi khởi động lại. Tin nhắn “All conditions are OK” xuất hiện, nhấn nút “Manu” sau đó Nhấn “Main”,các bước còn lại thực hiện như (2). Chú ý:Nếu motor được dừng bằng tay, nó sẽ không khởi động lại được bằng tay trong 05 phút sau lần dừng cuối cùng. - Đóng van đầu ra, ngắt công tắc nguồn. - Mở van xả condensate 10.2 VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ INGERSOLL-RAND T30-7100 10.2.1- NỘI DUNG a. Mô tả về thiết bị/hệ thống: Máy nén khí Ingersoll-Rand -Model 7100; Type 30- gọi tắt: T30-7100- là loại máy nén khí kiểu piston tác dụng đơn, 2 cấp bố trí kiểu chữ V.Sau mỗi cấp,khí nén đều được làm mát bởi bộ phận làm mát trung gian(cấp I) và két tản nhiệt(cấp II).Máy nén khí T30-7100 được dẫn động bởi động cơ điện 3~/380V/50Hz; N= 10÷11,2 Hp (khoảng 7,5÷8,5 kW, tùy theo từng loại động cơ cụ thể); n=1425÷1450 vòng/phút, thông qua bộ truyền động gồm các puly và dây đai.Các thông số,đặc tính kỹ thuật cơ bản của của máy nén khí T30- 7100 được nêu trong bảng dưới đây: Thông thường, trên các giàn cố định (hoặc các BK), các máy nén khí Ingersoll-Rand T30-7100 được liên kết thành trạm với 3 máy (giàn cố định) hoặc 2 máy(trên các BK) mắc theo kiểu song song, như “SƠ ĐỒ TRẠM MÁY NÉN KHÍ INGERSOLL-RAND T30-7100” b. Vận hành bình thường thiết bị/hệ thống •Công tác chuẩn bị: - Kiểm tra tình trạng của thiết bị trước khi cho phép thiết bị vào vận hành. - Liên lạc với ГРЩ cho phép đưa thiết bị vào hoạt động. - Kiểm tra để đảm bảo sự hoàn hảo của các dây tiếp địa, các thiết bị điện, thiết bị điều khiển, thiết bị đo, kiểm tra (đ/c điện, tủ điều khiển, các đồng hồ đo,kiểm tra, các đèn tín hiệu…) và máy nén khí cùng các cơ cấu bảo vệ (các van an toàn, các vành chắn, vỏ bảo vệ…) trên trạm . - Kiểm tra sự rò rỉ dầu bôi trơn,khí nén trên các vị trí mối nối, tình trạng bề mặt của các bộ phận làm mát sau cấp 1 và cấp 2, tình trạng của dây đai…. - Đặt các công tắc điều khiển 13 và công tắc nguồn 14 trên bảng điều khiển về vị trí “OFF” để tiến hành kiểm tra dầu bôi trơn cho các máy nén khí. Mức dầu bôi trơn của máy nén khí phải nằm trong khoảng giới hạn trên và giới hạn dưới của nút thăm dầu. - Kiểm tra van khóa của các máy nén khí và hệ thống. Các van chặn 3, 4, 5a, 6a (khi sử dụng bộ làm khô khí AIR DRYER A- hoặc 5b, 6b khi sử dụng bộ làm khô khí AIR DRYER B) và 10, 11 (hoặc 7a, 8a- khi sử dụng bộ van giảm áp A; hoặc 7b, 8b- khi sử dụng bộ van giảm áp B; hoặc 7a, 7b, 9a, 9b- khi sử dụng cả 2 bộ van giảm áp A, B) phải ở vị trí mở để nén khí vào bình và cung cấp khí nén cho các thiết bị tiêu thụ khác nhau. Các van xả tự động của các cơ cấu xả condensate tự động phải ở vị trí mở. Các van xả tay phải ở vị trí đóng. •Chế độ vận hành tự động của trạm máy nén khí: Để đưa trạm máy nén khí vào chế độ vận hành tự động, sau các bước chuẩn bị nêu trên, cần phải: - Đặt công tắc điều khiển tuần tự 15 trên bảng điều khiển vào vị trí “AUTO” (hoặc SEQUENCE 1; SEQUENCE 2; SEQUENCE 3- Xem “BẢNG CHỈ DẪN ĐIỀU KHIỂN TRÌNH TỰ LÀM VIỆC TRẠM MÁY NÉN KHÍ INGERSOLLRAND T30-7100” -Bảng Điều khiển trạm MNK T30-7100 - Mã tài liệu I-CK- 077/F03). - Bật công tắc nguồn 14 của các máy nén khí A,B,C trên bảng điều khiển về vị trí “ON” để cấp điện cho các máy nén khí. Ấn nút điều khiển 11 (LAMP TEST) để kiểm tra sự hoạt động hoàn hảo của các đèn tín hiệu cảnh báo(Xem “BẢNG CHỈ DẪN ĐÈN TÍN HIỆU, CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN, CÔNG TẮC” -Bảng Điều khiển trạm MNK T30-7100 - Mã tài liệu: I-CK-077/F03). - Bật công tắc điều khiển 13 của các máy nén khí A,B,C trên bảng điều khiển về vị trí “AUTO”. Ấn nút 12 (Alarm Cancel) để ngắt các tín hiệu cảnh báo- nếu có- Ấn nút 10 (RESET) để đưa trạm MNK vào chế độ làm việc đã được cài đặt trước.(Xem “BẢNG CHỈ DẪN ĐÈN TÍN HIỆU, CÁC NÚT ĐIỀU KHIỂN, CÔNG TẮC”-Bảng Điều khiển trạm MNK T30-7100 - ). Lúc này các máy nén khí sẽ tự động khởi động ở chế độ chạy không tải, sau đó sẽ chuyển sang chạy ở chế độ mang tải theo những trình tự nhất định đã được thiết lập ở bộ điều khiển tuần tự và áp lực khí nén ở trong bình chứa. •Vận hành các máy nén khí ở chế độ điều khiển bằng tay: Đối với trạm máy nén khí Ingersoll-Rand T30-7100, thông thường, việc vận hành chúng ở chế độ điều khiển bằng tay chỉ để giải quyết những tình huống khẩn cấp hoặc nhằm mục đích kiểm tra. Chế độ vận hành này bắt buộc người trực tiếp điều khiển phải nắm vững đặc tính kỹ thuật của các máy nén khí và thông số làm việc của hệ thống khí nén để tránh gây ra những sai sót, hư hỏng. Các bước chuẩn bị để đưa các máy nén khí vào vận hành ở chế độ điều khiển bằng tay cũng giống như chế độ vận hành tự động, sau đó: - Bật công tắc nguồn 14 của các máy nén khí A,B,C trên bảng điều khiển về vị trí “ON” để cấp điện cho các máy nén khí. Ấn nút điều khiển 11 (LAMP TEST) để kiểm tra sự hoạt động hoàn hảo của các đèn tín hiệu cảnh báo. - Bật công tắc điều khiển 13 của các máy nén khí A,B,C trên bảng điều khiển về vị trí “HAND” để xác lập chế độ điều khiển bằng tay cho chúng. - Để chạy máy nén khí A (hoặc máy nén khí B,C-hoặc lần lượt cả 3 máy) hãy bấm nút 8 (START) trên bảng điều khiển của COMPRESSOR A (hoặc B,C hoặc lần lượt cả 3 máy). - Lưu ý: Trong suốt cả quá trình vận hành các máy máy nén khí ở chế độ điều khiển bằng tay, người vận hành luôn phải theo dõi áp lực khí nén ở bình chứa. Khi áp suất khí trong bình đạt đến giới hạn trên (thường đặt ở mức 8 ÷ 9 kG/cm2) phải lập tức ấn nút 9 (STOP) để dừng máy, tránh sự tăng áp quá mức cần thiết. •Kiểm tra trong quá trình vận hành: - Ở chế độ vận hành tự động: Trong khoảng thời gian mới đưa trạm vào làm việc, cần phải theo dõi liên tục sự hoạt động của các MNK ở các chế độ chạy không tải, chạy có tải ít nhất từ 1 ÷ 2 chu kỳ làm việc ổn định. Kiểm tra,theo dõi nhiệt độ, áp suất trên đường ra (thông qua các đồng hồ đo sau két tản nhiệt cấp 2), sự tăng áp và tốc độ tăng áp của khí nén trong bình, các tín hiệu cảnh báo bằng đèn,chuông. Kiểm tra sự làm việc của các van an toàn cấp I, II và bình bằng cách xả cưỡng bức bằng tay để xem chúng có bị kẹt, dính hoặc bị hở không. Theo dõi tiếng ồn, độ rung của MNK bằng cách lắng nghe, quan sát , nếu phát hiện có sự bất thường phải lập tức dừng máy và báo với kỹ sư Cơ khí. Mọi sự bất thường của trạm MNK đều phải được ghi nhận vào sổ trực ca. +)Kiểm tra hàng ngày: Người chịu trách nhiệm về vận hành trạm MNK phải ít nhất một lần/ngày xả condensate cho bình chứa và các MNK thông qua van xả tay trong cơ cấu xả condensate. Phải Theo dõi tiếng ồn, độ rung, sự làm việc của các dây đai truyền động, các đèn tín hiệu cảnh báo, các đèn báo nguồn… của trạm MNK. Nếu phát hiện có sự bất thường phải lập tức dừng máy, báo với kỹ sư Cơ khí, và mọi sự bất thường của trạm MNK đều phải được ghi nhận vào sổ trực ca. +)Kiểm tra hàng tuần: Người chịu trách nhiệm về vận hành trạm MNK phải thực hiện tất cả các công việc kiểm tra hàng ngày. Sau đó lần lượt kiểm tra các van an toàn cấp I, II và mức dầu bôi trơn cho các MNK bằng nút thăm lắp ở lỗ rót dầu . Trước khi kiểm tra mức dầu bôi trơn, phải ngắt nguồn điện, treo bảng “Cấm đóng điện”,dừng máy ít nhất 15÷20 phút,để dầu bôi trơn hồi về và lắng lại.Nếu mức dầu thấp hơn giới hạn dưới,phải bổ sung thêm dầu bôi trơn cùng chủng loại đang sử dụng.Mác dầu bôi trơn, theo hướng dẫn của nhà sản xuất là: Shell Tellus C-220 hoặc có thể thay thế bằng các loại dầu có tính năng tương tự như VTREA-100 (theo hướng dẫn của phòng Cơ-Điện XNKT). Nếu phát hiện có sự bất thường phải lập tức dừng máy, báo với kỹ sư Cơ khí, và mọi sự bất thường của trạm MNK đều phải được ghi nhận vào sổ trực ca. - Ở chế độ vận hành các máy nén khí bằng điều khiển bằng tay: Thực hiện như các lưu ý trong hướng dẫn “Vận hành các máy nén khí ở chế độ điều khiển bằng tay”. •Dừng thiết bị/hệ thống: - Ở chế độ vận hành tự động: Chuyển công tắc điều khiển 13 của các máy nén khí A,B,C trên bảng điều khiển về vị trí “OFF”. Chuyển các công tắc nguồn 14 về vị trí “OFF” để cắt điện nguồn của các máy nén khí - Ở chế độ vận hành các máy nén khí bằng điều khiển bằng tay: Ấn nút điều khiển 9 (STOP) để dừng máy. Chuyển công tắc điều khiển 13 của máy nén khí trên bảng điều khiển về vị trí “OFF”. Chuyển công tắc nguồn 14 về vị trí “OFF” để cắt điện nguồn của máy nén khí. c. Kiểm soát sự cố và các tình huống khẩn cấp • Dừng thiết bị/hệ thống khi có sự cố: Khi xuất hiện những sự cố bất thường đối với máy nén khí, người chịu trách nhiệm vận hành cần phải lập tức dừng máy như hướng dẫn trong mục “Dừng thiết bị/hệ thống”. Những sự cố thường gặp được nêu trong mục hướng dẫn “Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố” sau đây: • Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố: Việc sửa chữa, khắc phục các sự cố do các bộ phận Cơ khí, Tự Động Hoá &Động Lực, Điện tiến hành phải tuân thủ theo các quy trình riêng của chuyên ngành, nhưng phải được cập nhật vào lý lịch Thiết bị và sổ trực ca của bộ phận chịu trách nhiệm về vận hành. • Khởi động lại thiết bị/hệ thống sau sự cố: Tuân thủ theo các bước như hướng dẫn ở mục: “ b. Vận hành bình thường thiết bị/hệ thống” 10.3 VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ 4BY I-5/9 Sơ đồ trạm nén khí cung cấp khí nguồn nuôi 10.3.1. Miêu tả thiết bị Máy nén không khí 4BY I-5/9 dùng để tạo ra nguồn khí nén áp suất dư khoảng 8KG/cm2 để cung cấp cho các hoạt động sản xuất trên giàn khoan cố định như : -Cung cấp nguồn khí nén dự phòng cho hệ thống điều khiển. -Cung cấp nguồn khí nén phục vụ cho việc bơm ép nước cung cấp nước sinh hoạt trên giàn. -Cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị khoan (như cho phanh tời, li hợp máy bơm khoan…). -Các thông số cơ bản của hệ thống: 10.3.2. Vận hành bình thường thiết bị 1) Công tác chuẩn bị - Xem sổ theo dõi vận hành để biết tình trạng thiết bị, liên lạc bộ phận cơ điện cho phép đưa thiết bị vào vận hành. - Kiểm tra làm sạch bên ngoài trạm máy, xem xét tình trạng rò rỉ nhớt, nước làm mát, sự chắc chắn của mối ghép. - Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn và mức dầu bôi trơn trong các-te phải nằm giữa vạch MIN & MAX, bổ xung nếu cần thiết. - Quay bánh đà vài vòng bằng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy nén. - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện, dây tiếp địa của động cơ điện. - Mở hết các van đường ra tới bình chứa. - Kiểm tra van an toàn, áp suất đặt van an toàn cấp 1: 2,1±0,1kG/cm2 áp suất đặt van an toàn cấp 2: 9±0,2kG/cm2 - Đóng nguồn cho tủ điều khiển bằng cách chuyển công tắc về vị trí : “ВКЛЮЧЕНО”. - Kiểm tra các đèn trên tủ điều khiển bằng cách nhấn nút: “ПРОВЕРКА СИГНАЛИЗАЦИЙ”. - Sau khi kiểm tra xong, những người có trách nhiệm ký vào: “Phiếu chuẩn bị đưa thiết bị vào vận hành”. 2) Khởi động thiết bị • Khởi động máy nén ở chế độ tự động: - Chuyển công tắc ở chế độ khởi động trực tiếp: “ПЕРЕПУСК” về chế độ điều khiển qua thiết bị bảo vệ tự động: “РЕГУЛИРОВАНИЕ ОСТАНОВКОЙ” - Chuyển công tắc về vị trí làm việc tự động: “АВТОМАТИЧЕСКО ”, máy nén sẽ khởi động nếu áp suất đường ra thấp hơn giá trị đặt nhỏ nhất. - Khi áp suất không khí nén cao hơn giá trị đặt nhỏ nhất cần thiết thì phải xả bớt áp suất xuống tới giá trị đặt nhỏ nhất cho phép, máy sẽ khởi động ở chế độ tự động. • Khởi động máy nén ở chế độ bằng tay: -Chuyển công tắc sang chế độ vận hành bằng tay: “РУЧНОЕ” -Nhấn nút khởi động: “ПУСК ”, máy sẽ khởi động. • Kiểm tra trong quá trình vận hành: -Kiểm tra thường xuyên mức nhớt bôi trơn -Kiểm tra phin lọc khí xem còn nhớt hay không, bổ xung nếu cần thiết. -Kiểm tra các đèn tín hiệu. -Kiểm tra áp suất làm việc của máy nén qua các đồng hồ. Cấp 1: 1,7÷2,2 kG/cm2 Cấp 2: ≤ 8 kG/cm2 - Kiểm tra độ kín của các bề mặt lắp ghép. - Không ít hơn hai lần trong ngày phải xả phần lỏng ngưng trong bình chứa. - Kiểm tra tình trạng làm việc của quạt gió với bộ truyền đai, khi cần thì dừng máy và căn chỉnh lại, độ võng của dây đai khi tác dụng một lực 4kG cần phải trong giới hạn: 15÷20 mm. - Kiểm tra và nghe tiếng kêu của máy khi làm việc, dừng máy nén trong trường hợp xuất hiện tiếng gõ không bình thường hoặc máy quá nóng, tìm nguyên nhân khắc phục. 3) Dừng thiết bị: - Để dừng máy nén đang vận hành ở chế độ tự động ta chuyển công tắc về chế độ vận hành bằng tay: “РУЧНОЕ” và nhấn nút dừng máy: “СТОП” hoặc giảm mức đặt áp suất cao xuống cho đến khi dừng máy. - Để dừng máy nén đang vận hành ở chế độ bằng tay ta chỉ việc nhấn nút dừng máy: “СТОП”. - Lưu ý: Nếu dừng máy lâu dài, báo bộ phận điện cắt điện động cơ máy nén, đóng van đường ra máy nén (để tránh khí rò rỉ ngược về máy nén gây hư hỏng dầu bôi trơn), và quay trục khuỷu máy nén không ít hơn 2 lần/ tuần. 10.3.3. Kiểm soát sự cố và các tình huống khẩn cấp • Dừng thiết bị khi có sự cố: - Khi có sự cố, nếu máy nén đang vận hành ở chế độ tự động ta chuyển công tắc về chế độ vận hành bằng tay: “РУЧНОЕ” và nhấn nút dừng máy: “СТОП”. - Nhấn nút dừng máy: “СТОП” nếu máy nén đang vận hành ở chế độ bằng tay . • Các hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục các sự cố: • Khởi động lại thiết bị sau sự cố Sau khi khắc phục sự cố xong, để đưa máy nén vào làm việc ta tiến hành các bước kiểm tra và vận hành thiết bị theo trình tự mục: 10.3.2 11. Sơ đồ công nghệ của hệ thống bơm ép nước vỉa 11.1 Hệ thống xử lý nước bơm ép trên các giàn cố định. a. Giới thiệu chung: Các bộ phận chính của hệ thống xử lý nước trên các giàn cố định mỏ Bạch Hổ - Máy bơm ngầm ( Bơm hút nước biển ). - Bơm tăng áp. - Bình xử lý hóa phẩm khử oxy. - Máy bơm piston hoặc bơm chìm ép nước. b. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị: - Máy bơm hút nước biển: Là máy bơm chìm nhiều tầng được thả xuống biển ở độ sâu 15 – 30m. Công suất làm việc: N = 30 – 60 (kw). Áp suất làm việc: P = 6 – 8 (at). Lưu lượng: Q = 120 – 350 (m3/h). - Máy bơm tăng áp: Là loại máy bơm ly tâm chìm nhiều tầng. Công suất làm việc: N = 100 – 160 (kw). Áp suất làm việc: P = 30 (at). Lưu lượng: Q = 100 (m3/h). - Bình xử lý hóa phẩm khử oxy: Thể tích phụ thuộc vào lưu lượng nước đi qua Thời gian xảy ra phản ứng khử oxy tử: (3.3 – 4) phút. Áp suất làm việc từ: (4 – 7) at. - Máy bơm chính: Máy bơm chìm ép nước. Áp suất làm việc: P = 140 (at). Lưu lượng: Q = 2000 (m3/ngày). Lọai bơm UESPK 16-2000-1400 (Nga). Bơm piston: ATM-200,Q1616AB. Áp suất làm việc: P = 220 (at). Lưu lượng: Q = 500 (m3/ngày). c. Tình trạng sử dụng các thiết bị bơm ép trên giàn khoan cố định: Một vấn đề đáng chú ý nhất ở đây là tình trạng sử dụng lưu lượng. Mật độ sử dụng lưu lượng rất thấp làm tổn hao năng lượng lớn trong quá trình bơm ép. Trường hợp này do các nguyên nhân sau: - Nước không được xử lý tốt. - Vùng cận đáy giếng bị nhiễm bẩn. - Cấu trúc: thiết bị lòng giếng bơm ép không phù hợp, sự khác nhau giữa độ tiếp xúc nhánh của giếng và công suất thiết bị. . . Biện pháp nâng cao hiệu quả bơm ép. - Thay thế thiết bị lòng giếng bằng thiết bị mới phù hợp. - Xử lý vùng cận đáy giếng, thiết bị xử lý nước, tăng cường độ tiếp cận giếng - Thay thế thiết bị máy bơm có lưu lượng phù hợp với độ tiếp cận giếng. d. Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Máy bơm điện ly tâm ngầm hút nước biển và đẩy đến bình xử lý hóa phẩm khử oxy. Trong một số trường hợp cần sử dụng bơm tăng áp để tăng áp suất dòng chảy đẩy nước bơm ép đi đến hệ thống. Sau đó dòng chảy đi đến máy bơm ép chính bơm ép xuống biển theo hai đường. Trước khi nước biển dẫn đén bơm piston, bơm chất ức chế dễ ăn mòn hòa lẫn với nước qua máy bơm ép bơm thêm hóa phẩm diệt khuẩn vào dòng nước. Nước biển sau khi qua quá trình xử lý được bơm ép xuống vỉa nhờ máy bơm ép chính. 11.2 Các phương pháp xử lý đối với nước bơm ép. Bảng 1.2 Phương pháp xử lý nước bơm ép. Nguyên nhân Tác hại Xử lý cơ học Xử lý hóa học Vi sinh Ăn mòn Tắc nghẽn vỉa Chua hóa vỉa Phin lọc tinh Hypocorit Chất diệt khuẩn Chất rắn lơ lửng Ăn mòn Tắc nghẽn vỉa Phin lọc thô Phin lọc tinh Polyectrolyte Chất keo tụ Hypocorit Oxy hòa tan Ăn mòn Tắc nghẽn vỉa Tháp chân không Chất khử oxy Chất chống tạo bọt Ăn mòn Ăn mòn Tháp chân không Chất chống ăn mòn Chất diệt khuẩn Sa lắng Tắc nghẽn vỉa Chất chống sa lắng 11.3 Tiêu chuẩn nước đã qua hệ thống xử lý. Bảng 1.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với nước bơm ép ở mỏ Bạch Hổ. Hiệu suất lọc các tạp chất cơ học có đường kính > 2 μm 98% Hiệu suất lọc các tạp chất cơ học có đường kính > 1 μm 96% Các tạp chất cơ học (tổng hàm lượng các chất rắn lơ lửng) < 3 mg/l Hàm lượng oxi hòa tan - Sau khi xử lý cơ học - Sau khi xử lý hóa chất < 0,050 mg/l < 0,015 mg/l Độ ăn mòn 0,1 mm/năm Hàm lượng vi khuẩn khử sunfat Không có Độ pH 4,5 – 8,2 11.4 QUI TRÌNH DỪNG VÀ KHỞI ĐỘNG ĐƯỜNG ỐNG VẬN CHUYỂN NƯỚC ÉP VỈA • Miêu tả hệ thống : Hệ thống đường ống là dùng để vận chuyển nước bơm ép vỉa ở dạng áp suất cao (từ 230 – 250 Barg) từ giàn MSP-PPD 40000 ( PPD-30000, PPD-5000 MSP-8, MSP-9) đến các giàn MSP và các BK thuộc mỏ “Bạch Hổ”. Đọan đường ống nối giữa 2 giàn-MSP với nhau hoặc là giàn-MSP với giàn-MSP-PPD; hoặc giữa BK với MSP và BK với MSP-PPD có cấu tạo như sau: Phần ống ngầm được hiểu là đường ống nằm dưới đáy biển, còn hai đọan ống đứng (được gọi là ống đến và ống đi) có chiều cao 70 m mỗi đọan có các đường kính khác nhau: 356*24mm, 273*18mm … Đọan đường ống nối từ ống đứng của hệ thống PPD vào các giàn cố định MSP và các giàn nhẹ BK(1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) có các đường kính khác nhau ( 273*18, 219*24, 168*13mm) là để kết nối với các giếng bơm ép nước vỉa. Qui trình dừng đường ống vận chuyển bơm ép nước vỉa theo kế hoặch “thay ống đứng vì độ ăn mòn”; hoặc dừng đường ống bơm ép nước vỉa trong các trường hợp sự cố như: Nứt mối hàn, gãy ống đứng do va chạm với tàu và đường ống ngầm bị biến dạng do neo tàu móc lên thì phải tiến hành các bước theo lưu đồ dưới đây: 11.4.1. Dừng đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa. Dừng đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa nghĩa là dừng sự vận chuyển nước bơm ép vỉa giữa các giàn MSP hoặc giữa giàn MSP với BK và giữa các BK. 1) Lưu đồ: 2) Mô tả lưu đồ dừng Bước 1: Nhận lệnh • Giàn trưởng MSP đầu và cuối đường ống nhận lệnh dừng đường ống vận chuyển nước ép vỉa từ hệ thống bơm ép duy trì áp suất vỉa (mà gọi tắt là PPD) từ Lãnh đạo XNKT thông qua Phòng kỹ thuật sản xuất bằng các dạng “OTM” hoặc kế hoạch rút gọn (Qui trình OTM, Điện tính) đã được phê duyệt. Bước 2: Hướng dẫn an toàn và phân công việc • Sau khi nhận được lệnh “Dừng đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa”, Trưởng (phó) giàn phải tiến hành tập hợp các bộ phận liên quan (Đốc công, Kỹ sư công nghệ, Kỹ sư cơ khí …) để phổ biến và triển khai Kế hoạch và hướng dẫn an toàn về công tác chuẩn bị dừng đường ống PPD cho bộ phận liên quan và những người tham gia công việc phải ký vào sổ hướng dẫn an tòan. Bước 3: Công việc chuẩn bị • Trên CTB, nơi có ống đứng đi và đến, Đốc công cùng với Kỹ sư cơ khí phải tiến hành kiểm tra tình trạng đóng, mở các van chặn loại (10”*2500), 8’’*2500 trên các đường ống PPD. • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các van xả nhanh nếu có. • Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của các đồng hồ áp lực trên đường ống PPD. • Trên CTB nơi có ống đứng đi và đến, khi mà công việc chuẩn bị gặp khó khăn không thể dừng đường ống PPD được (vì lí do là van bị kẹt hoặc là van đã bị rò trước đó …) thì lập tức Đốc công khai thác báo cáo lại vấn đề này cho lãnh đạo giàn MSP để có biện pháp xử lí tiếp theo. • Khi công tác chuẩn bị dừng đường ống PPD đã được chuẩn bị xong.Các kết quả đã chuẩn bị phải được ghi vào phiếu “Phiếu chuẩn bị dừng dường ống PPD”. Bước 4: Thông báo • Sau khi các công việc chuẩn bị xong, trưởng (phó) giàn MSP(BK) phải thông báo cho giàn PPD-40000 và các giàn MSP (BK) mà có liên quan đến sự vận chuyển nước ép vỉa biết về thời giàn bắt đầu dừng đường ống PPD để khắc phục sự cố theo kế hoặch đã phê duyệt. Bước 5: Dừng đường ống vận chuyển nước ép vỉa • Dừng đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa theo kế hoạch, các CTB nơi có đường ống PPD đi và đến phải đóng các van chặn (8’’-2500), sau đó tiến hành xả áp suất về không (0). • Tiến hành khắc phục sự cố theo OTM: “Các biện pháp tổ chức- kỹ thuật” đã được phê duyệt. • Khi bắt đầu thực hiện công việc, lãnh đạo giàn phải chịu trách nhiệm về tiến độ công việc. Nội dung công việc đã làm trong ngày phải báo cáo ngắn gọn qua Báo cáo hàng ngày. Phòng KTSX ghi nhận và xem xét nếu cần hỗ trợ chỉ đạo về kỹ thuật, bổ sung vật tư để công việc tiến hành đảm bảo an toàn, đúng tiến độ. Bước 6: Kết thúc công việc • Trưởng (phó) CTB phải kiểm tra lại công việc dừng đường ống bơm nước ép vỉa và các công việc đã tiến hành khắc phục sự cố đường ống phù hợp với kế hoạch “Các biện pháp tổ chức-kỹ thuật dừng đường ống PPD” và báo cáo kết thúc công việc cho Lãnh đạo XNKT, giàn MSP-40000 và các giàn MSP (BK) có liên quan. Kết thúc công việc dừng đường ống bơm nước ép vỉa và lưu hồ sơ. 11.4.2 Khởi động đường ống bơm nước ép vỉa đưa vào vận hành Các công việc tiến hành “Khởi động đường ống vận chuyển nước ép vỉa”được tiến hành cũng tương tự như công việc “Dừng đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa ” ở bước 5 của lưu đồ “Dừng đường ống” được thay bằng “Khởi động đường ống” và chú ý các bước như sau: • Đường ống vận chuyển nước ép vỉa đưa vào vận hành sau khi sửa chữa được tiến hành tương tự như lưu đồ từ bước 1 cho đến bước 6 còn bước 5 là : Khởi động đường ống vận chuyển nước ép vỉa ( có nghĩa là van chặn 8’’*2500 chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở ). • Khởi động đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa phải thực hiện theo các bước của “Biện pháp tổ chức-kỹ thuật” đã phê duyệt. • Khởi động đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa chỉ được tiến hành sau khi đã thử áp lực theo biểu mãu P-KX-P0/F03 và phải đạt được các chế độ bơm ép thử dường ống theo thiết kế . • Trong thời gian khởi động đường ống vận chuyển nước bơm ép vỉa, Đốc công khai thác Dầu khí (Kỹ sư công nghệ) phải theo dõi thông số áp suất ở hai đầu ống đứng và ghi vào Sổ trực công nghệ 2giờ/1 lần. • Sau khi vận hành ổn định thì ghi thông số áp suất 12giờ/1 lần. • Hàng tuần phải kiểm tra tình trạng sự dao động của ống đứng và các cụm kẹp cứng trên ống dứng và ghi vào Sổ trực công nghệ. 12. Cấu tạo, các thành phần của thiết bị lòng giếng Thiết bị trong lòng giếng trong khai thac bằng phương pháp tự phun gồm có Thiết bị lòng giếng trong khai thác bằng phương pháp Gaslift gồm có Thiết bị trong lòng giếng trong khai thác bằng bơm ly tâm điện chìm gồm có hệ thống cáp tải điện năng, băng kẹp cáp, van ngược, máy bơm chìm, thiết bị bảo vệ động cơ điện, thiết bị bảo vệ thủy lực, thiết bị tách khí, thiết bị cảm ứng đo áp suất và nhiệt độ. 12.1 Hệ thống cáp tải điện năng. Hệ thống cáp tải điện năng đóng vai trò truyền tải năng lượng điện 3 pha từ bề mặt đến động cơ điện chìm. Các loại cáp tải điện năng này cần phải thỏa mãn một số yêu cầu kỹ thuật chính như: có đường kính nhỏ, dẫn điện tốt, có lớp cách điện tốt để thích hợp với điều kiện áp suất, nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn hóa học mạnh, có vỏ bọc bền vững nhằm tránh bào mòn cơ học. Để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trên hầu hết cáp điện dùng trong tổ hợp bơm ly tâm điện chìm đều có tối thiểu các lớp vỏ bọc chính như lớp vỏ ngoài bằng kim loại không rỉ, lớp chất liệu dẻo cố định, lớp cách điện và lõi đồng. Lớp vỏ bọc ngoài kim loại làm bằng thép không rỉ hay chất liệu tương đương nhằm giữ cho phần ruột bên trong khỏi các tác động cơ học. Lớp chất liệu dẻo cố định dùng để cố định lõi đồng và lớp chất liệu cách điện theo đúng hình dạng yêu cầu. Lớp cách điện dùng để cách điện lõi đồng với môi trường bên ngoài. Lớp cách điện này phải chịu được các tác động của môi trường như áp suất, nhiệt độ và các hóa chất hoạt tính bề mặt. Hình 2.10 Cáp điện. Lõi đồng bao gồm 3 dây đồng được chế tạo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cao về dẫn tải điện 3 pha. Thực tế trong số trường hợp có thể sử dụng các kim loại khác đẻ có độ dẫn điện cao thay cho lõi đồng. Hiện nay có hai loại cáp điện là cáp tròn và cáp dẹt. Nếu có cùng đường kính lõi đồng thì cáp tròn có khả năng cách điện tốt hơn so với cáp dẹt vì bề dày của lớp cách điện và lớp cố định dầy hơn nhiều so với cáp dẹt. Điều này cho phép sử dụng chất liệu cách điện thường và giảm đáng kể giá thành cua cáp. Tuy nhiên do đường kính cáp tròn lớn hơn nhiều so với cáp dẹt nen khả năng sử dụng kém linh hoạt hơn so với cáp dẹt. Lớp cách điện cho cáp dẹt đòi hỏi loại đặc biệt nên giá thành khá đắt so với cáp tròn. Do đó cần phải tính đến hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng cáp. Loại cáp này chỉ dùng để dẫn điện từ tủ điều khiển đến gần máy bơm ly tâm điện chìm. Loại cáp từ động cơ điện đi qua thiết bị bảo vệ máy bơm được chế tạo đặc biệt nhằm giảm thiểu tối đa đường kính phần này mà vẫn đảm bảo các thông số kỹ thuật về điện. Bảng 2.7 Thông số kỹ thuật một số loại cáp điện. Ký hiệu Số lõi và tiết diện cáp Đường kính ngoài cáp (mm) Mật độ tuyến tính dòng điện qua cáp KΠBK 3x10 3x16 3x25 3x35 27 29.6 32.4 34.8 1016 1269 1622 1691 KΠBK - 3 3x10 3x16 3x25 3x35 27.8 30.4 33.2 35.6 1016 1269 1622 1691 KΠBK - Π 3x10 3x16 3x25 3x35 27 29.6 32.4 34.8 1016 1269 1622 1691 KΠBK – Π3 3x10 3x16 3x25 3x35 27.8 30.4 33.2 35.6 1016 1269 1622 1691 12.2 Băng kẹp cáp. Băng kẹp cáp làm bằng kim loại không rỉ dùng để kẹp chặt cáp điện vào thân cột OKT. Chiều dài tiêu chuẩn của băng kẹp cáp thường là 0,54m khoảng cách giữa các băng kẹp là 5m. 12.3 Van ngược. Van ngược dùng để ngăn dòng chảy ngược của chất lỏng nằm trên máy bơm xuống khi tổ hợp máy bơm ly tâm ngừng hoạt động. Van ngược này thường được đặt trên tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm khoảng 20-30m. Nếu không có van ngược hay van ngược bị rò rỉ thì khi tổ hợp máy bơm ngừng hoạt động thì chất lỏng sẽ chảy ngược lại tạo ta chuyển động quay ngược chiều. Chuyển động này có thể làm động cơ điện, cáp điện cháy hay làm gãy trục trục quay. Nếu không lắp van ngược thì phải có thiết bị trễ để động cơ chỉ khởi động được sau khi toàn bộ cột chất lỏng chảy ngược xuống hết. Trong trường hợp lắp van ngược trên tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm để hạn chế dầu tràn gây ô nhiễm môi trường thì phải kéo cột OKT chứa đầy chất lỏng lên, nhất thiết phải lắp van thải trên van ngược. Nhờ có van thải này mà toàn bộ cột chất lỏng chứa trong cột ống được thải ngược trước khi kéo cột ống và tổ hợp máy bơm ly tâm điện ngầm lên bề mặt. 12.4 Máy bơm và động cơ điện. Máy bơm chìm là loại máy bơm nhiều cấp hoạt động theo nguyên tắc ly tâm. 12.5 Thiết bị cảm ứng đo áp suất và nhiệt độ. Thiết bị đo áp suất và nhiệt độ được đặt ngay dưới động cơ điện. Thiết bị này thực hiện một số nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình theo dõi kiểm tra các thông số làm việc của tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm. Nhiệm vụ của thiết bị là đo và truyền liên tục lên bề mặt các thông số về nhiệt độ và áp suất của dòng sản phẩm tại vị trí đặt tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm. Kiểm tra trạng thái làm việc của thiết bị điện phát hiện các hư hỏng hiện tượng bất thường của các thiết bị này. Hình 2.11 Thiết bị cảm ứng đo áp suất và nhiệt độ. 4. Hướng dẫn vận hành máy ppu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập sản xuất tại giàn 5 mỏ BẠCH HỔ.doc